Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Sinh đôi – niềm vui và trách nhiệm nhân đôi

Mang thai là niềm hạnh phúc vô cùng to lớn ở bậc phụ huynh. Đặc biệt sự hạnh phúc đó lại nhân đôi khi mẹ bầu sinh đôi. Tuy nhiên, trong sự may mắn cũng có rất nhiều nguy cơ. Chính vì vậy mẹ hãy theo dõi xuyên suốt bài viết này để hiểu rõ hơn về cả hai.

1. Khác biệt trong sinh đôi

1.1 Sinh đôi cùng trứng

Xuất hiện sau khi 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng và phân chia thành hai phôi. Từ đó phát triển thành hai cá thể riêng lẻ nhưng giống nhau về giới tính và ngoại hình.

1.2 Sinh đôi khác trứng

Xuất hiện sau khi 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng. Tuy quá trình phát triển là cùng lúc nhưng tỷ lệ phần trăm giống nhau của 2 bé là 50%. Đây có thể 1 trai 1 gái hoặc sẽ có sự khác biệt ở làn da, ngoại hình, khuôn mặt.. Theo kết quả nghiên cứu sinh đôi khác trứng thường nhiều hơn sinh đôi cùng trứng.

Sinh đôi khác trứng
Sinh đôi khác trứng

2. Dấu hiệu mẹ bầu đang mang thai đôi

  • Tăng cân nhanh hơn và nhiều hơn thai thường: do cơ thể mẹ đang mang thai đôi.
  • Bụng lớn hơn các mẹ mang thai bình thường.
  • Mệt mỏi. Cân nặng tăng nhanh, cơ thể cần chất dinh dưỡng để chuyển hóa năng lượng cho mẹ và 2 bé. Lúc này cơ thể cần gấp 3 lần lượng sắt để duy trì khiến cơ thể mẹ bầu suy nhược hơn.
  • Đau lưng: xương chậu, các vùng xung quanh và lưng là nơi chịu tác động trực tiếp từ quá trình mang thai.
  • Mất ngủ. Những khó chịu của cơ thể gây nên tình trạng mất ngủ cho mẹ bầu.
  • Rơi vào trầm cảm. Khi chịu tác động bên ngoài, quá nhiều stress lên bản thân bạn sẽ rất dễ rơi vào trầm cảm. Nhưng tỷ lệ trầm cảm lại càng tăng lên chiếm 1 phần 3, khi trở thành người mẹ.
  • Vấn đề tiêu hóa. Hệ tiêu hóa phải xử lí các chất trong cơ thể, đôi lúc suy yếu và không xử lí kịp gây ra tình trạng khác
  • Tim đập nhanh. Sự thay đổi huyết áp và lưu lượng máu trong thời gian mang thai do phải bơm một lượng máu lớn để cung cấp cho tử cung lượng oxy bão hòa trong máu.
thai đôi
Thai đôi

3. Làm thế nào để nhận biết thai đôi?

Thông thường khi khám lâm sàng bác sĩ sẽ nghe tim thai để xác định số bào thai. Nếu chỉ có 1 bé, tim sẽ đập đều và chỉ có 1 nhịp. Nếu nhiều hơn 1 nhịp thì có thể mẹ đã mang thai đôi. Còn về siêu âm bác sĩ sẽ xác xác định số phôi thai để nhận biết. Một số trường hợp, khả năng mang thai đôi có thể không được rõ ràng cho đến khi mẹ bầu sinh bé.

Một số lưu ý về cân nặng cho mẹ bầu:

Cân nặng mẹ bầu sẽ tăng trung bình từ 16-21 kg. Từ tuần thai 13 đến 27, mẹ mang thai đôi sẽ tăng từ 0,5 đến 0,7 kg/tuần. Và trong những tuần thai cuối 33-43, mẹ mang thai đôi sẽ tăng từ 0,5 đến 1 kg. Phần lớn là nước ối, chất béo dự trữ,.. giúp phát triển bé từ bên trong.

Cân nặng mẹ bầu sẽ tăng trung bình từ 16-21 kg.
Cân nặng mẹ bầu sẽ tăng trung bình từ 16-21 kg.

4. Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh đôi

  • Sử dụng thuốc tránh thai. Theo nghiên cứu sử dụng thuốc tránh thai trên 6 tháng và có bầu sau đó có tỷ lệ mang thai đôi gấp 2 lần bình thường.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Khi chạm mốc 30 tuổi trở lên hoặc đã là mẹ trên 3 con có khả năng giải phóng nhiều hơn 1 trứng trong 1 chu kỳ khiến tỷ lệ sinh đôi cao hơn.
  • Người da màu có lượng gen mạnh như Châu Phi có xu hướng sinh đôi không cùng trứng nhiều hơn giữa Châu Á và Châu Âu.
Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh đôi
Nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh đôi

5. Mang thai đôi có nguy cơ xấu về sức khỏe không?

  • Nguy cơ sinh non (trước 32-37 tuần) ảnh hưởng đến vấn đề về sức khỏe, trí tuệ, tiêu hóa, khiếm khuyết, nhỏ con, chậm phát triển,…
  • Nguy cơ trầm cảm sau khi sinh đôi có tỷ lệ cao hơn vì mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực hơn khi phải mang bầu không chỉ 1 mà 2 bé.
  • Nguy cơ về hội chứng truyền máu song sinh khi lượng máu truyền giữa 2 thai nhi không đồng đều. Điều này dẫn đến mất cân bằng kích thước và thiếu oxy, chất dinh dưỡng. Trong khi đó thai nhi còn lại sẽ nhận nhiều chất dinh dưỡng,.. hơn mức bình thường. Do đó hệ tuần hoàn luôn luôn phải làm việc dẫn đến quá tải dẫn đến suy giảm chức năng tim mạch. Gây nguy hiểm cho cả 2 bé.
  • Nguy cơ sa dây rốn là tình trạng dây rốn sa xuống cổ tử cung và ở trong ống sinh. Sa rốn gây chèn ép giữa thành xương chậu nằm bên trái hoặc phải thai nhi gây suy thai cấp. Nếu không kịp thời xử lý đưa thai ra ngoài, trẻ có thể mất.
  • Lượng sữa sau sinh không đủ hoặc phải tiết ra quá nhiều cho 2 bé, gây thiếu hụt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe của mẹ.
Lượng sữa sau sinh không đủ hoặc phải tiết ra quá nhiều cho 2 bé, gây thiếu hụt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe của mẹ.
Lượng sữa sau sinh không đủ hoặc phải tiết ra quá nhiều cho 2 bé, gây thiếu hụt hoặc gặp vấn đề về sức khỏe của mẹ.

6. Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ mang song thai

  • Canxi: bảo vệ xương yếu dễ gãy, duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Và là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất sữa mẹ sau khi sinh, giảm nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu, ngăn ngừa cao huyết áp.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: uống nước khoáng, ăn các loại rau củ chứa nhiều vitamin A,D,C… giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe xanh cho thai nhi.
  • Thịt đỏ: sắt là chất không thể thiếu cho cơ thể có trong thịt heo, bò, cừu,.. tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt,.. dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.

Tìm hiểu thêm: BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ TỐT CHO CẢ MẸ VÀ CON

Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ mang song thai
Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ mang song thai

Theo dõi sức khỏe thường xuyên 6 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời nếu có bệnh lý. Đặc biệt nên có kế hoạch cùng bác sĩ theo dõi trước khi có ý định mang thai để trẻ có nền móng sức khỏe tốt nhất và phát triển một cách toàn vẹn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sinh đôi – niềm vui và trách nhiệm nhân đôi”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

75 tên đệm hay cho tên Quý theo bảng chữ cái mới lạ – ý nghĩa
75 tên đệm hay cho tên Quý theo bảng chữ cái mới lạ – ý nghĩa
Tên Quý vốn đã rất đẹp, rất ý nghĩa và được nhiều mẹ ưa chuộng đặt tên cho con. Nhưng nếu mẹ biết kết hợp tên đệm hay cho tên Quý sẽ tăng thêm phần quý trọng, thể hiện cuộc sống giàu sang, vinh hiển về sau. Bài viết dưới đây gợi ý tới mẹ […]
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
55 tên đệm hay cho tên Hòa hay – nhiều ý nghĩa mới nhất 2023
Hòa là tên gọi thể hiện sự an lành, bình yên, con có cuộc đời tươi đẹp, nhưng mẹ không biết nên đặt tên đệm hay cho tên Hòa như thế nào để vừa ý nghĩa vừa đẹp. Đừng lo quá mẹ nhé, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó […]
80 tên đệm hay cho tên Giang phù hợp bé trai lẫn bé gái
80 tên đệm hay cho tên Giang phù hợp bé trai lẫn bé gái
Giang là tên gọi mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, ngụ ý con sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, nhưng mẹ phân vân không biết nên đặt tên đệm hay cho tên Giang như thế nào để vừa nịnh tai vừa mang nhiều ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả […]
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
45+ cách đặt tên pháp danh cho con gái đạo Phật ngụ ý tốt lành
Pháp danh là tên gọi của người Phật tử, thể hiện lý tưởng và nguyện vọng của người tu hành. Do đó, đặt tên pháp danh cho con gái thể hiện mong ước con có cuộc sống thanh tịnh, hạnh phúc, tránh được mọi sự ưu phiền. Nếu mẹ còn loay hoay chưa tìm được […]
Đặt tên cho con gái tuổi Sửu: Gợi ý 100+ tên gọi hay nhất năm 2023 
Đặt tên cho con gái tuổi Sửu: Gợi ý 100+ tên gọi hay nhất năm 2023 
Ông bà ta luôn có quan niệm rằng những người tuổi Sửu luôn chăm chỉ, chịu khó, dễ bảo.  Bên cạnh yếu tố tuổi thì cái tên cũng quyết định một phần vận mệnh của con. Góc của Mẹ xin mời mẹ tham khảo 100+ cách đặt tên cho gái tuổi Sửu an nhàn, sung […]
70 tên mệnh Thủy cho bé trai & bé gái thu hút tài lộc & điềm lành
70 tên mệnh Thủy cho bé trai & bé gái thu hút tài lộc & điềm lành
Mẹ hiểu được tầm quan trọng của ngũ hành, nên muốn đặt tên cho bé chuẩn phong thủy để con gặp nhiều may mắn, thu hút tài lộc. Tuy nhiên, mẹ chưa biết đặt tên mệnh Thủy cho bé trai và bé gái như thế nào, những biểu tượng, màu sắc gì hợp với con. […]
Giỏ hàng 0