Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Ăn trong mơ là gì? Gợi ý cách “dream feed” chuẩn không cần chỉnh

Mẹ từng nghe về phương pháp ăn trong mơ, thấy nhiều mẹ bỉm đánh giá là giúp con ngủ giấc sâu, ít tỉnh dậy giữa đêm, mẹ chăm bé cực nhàn. Mẹ muốn “kiểm chứng” một chút để áp dụng cho bé yêu đúng cách, mang lại hiệu quả tốt nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hiểu rõ phương pháp này qua bài viết dưới đây để biết cách thực hiện chuẩn khoa học, giúp bé cưng ngày càng khỏe mạnh và cao lớn mẹ nhé! 

Ăn trong mơ là gì mẹ nhỉ?
Ăn trong mơ là gì mẹ nhỉ?

1. Ăn trong mơ là gì mà nghe lạ thế mẹ nhỉ?

Ăn trong mơ (dream feed) không phải là bé mơ thấy mình đang ăn mà là để chỉ hoạt động mẹ cho bé ăn trong lúc bé đang ngủ. Khi được bổ sung năng lượng đầy đủ từ hoạt động ăn trong mơ, bé không bị đói và có một giấc ngủ sâu đến tận sáng, mẹ cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn. Dream feed được bắt đầu và kết thúc với sự chủ động của mẹ chứ không phải bé yêu, nhưng kết quả cuối cùng là mẹ và bé đều được lợi (Theo Market Paperback)

 

Dream feed là phương pháp mẹ cho con ti sữa ngay trong giấc ngủ say
Dream feed là phương pháp mẹ cho con ti sữa ngay trong giấc ngủ say

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Giúp mẹ phân biệt ăn trong mơ và ăn đêm

Nhiều mẹ dễ nhầm lẫn ăn trong mơ với phương pháp ăn đêm do cả hai phương pháp đều là cho bé ăn vào buổi đêm. Tuy nhiên, đây là 2 phương pháp khác nhau mẹ nhé. Ăn trong mơ là mẹ cho con ăn khi con vẫn đang trong giấc ngủ, không làm gián đoạn thời gian nghỉ ngơi của bé. Ngược lại, ở phương pháp ăn đêm, mẹ phải đánh thức bé dậy, khi bé tỉnh thì mẹ mới cho bé bú sữa. 

Mẹ thường áp dụng cho bé ăn đêm khi bé mới sinh, dưới 3 tháng tuổi nhằm tránh tình trạng bé quên ti nên đói giữa đêm. Còn ăn trong mơ hiệu quả nhất khi bé yêu từ 3 tháng đến 10 tháng tuổi bởi lúc này bé cần giấc ngủ sâu, đánh thức bé giữa đêm khiến bé khó ngủ trở lại đôi khi quấy khóc cả nhà mình đều mất ngủ. Vì thế, cho bé ăn trong mơ là lựa chọn tốt nhất giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con.

Ăn đêm và ăn trong mơ là 2 phương pháp khác nhau 
Ăn đêm và ăn trong mơ là 2 phương pháp khác nhau

3. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ

Tuy nhiên, ăn trong mơ vẫn là phương pháp mới, chưa quá phổ biến, nghe lại có vẻ hơi “ vô lý” nhưng tìm hiểu và áp dụng đúng cách, phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm bất ngờ đó ạ. Sau đây là các ưu nhược điểm của “dream feed” để mẹ tham khảo.

Ưu điểm  Nhược điểm
Bé có giấc ngủ dài và ngon hơn, ít tỉnh giấc giữa đêm vì được mẹ nạp sữa cho khi đang ngủ, bé không bị đói Bé có thể thức giấc khi mẹ cho bú và khó ngủ lại
Bé không bị trào ngược nếu mẹ bế bé ti đúng cách Bé dễ bị sặc sữa, nôn trớ khi bú và đầy hơi, khó tiêu nếu mẹ cho bé ti không đúng cách
Mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi Mẹ khó cân đối được lượng ăn hợp lý, bé dễ ti sữa quá nhiều

3.1. Ưu điểm của phương pháp ăn trong mơ

Kể từ khi ra đời cho đến nay, phương pháp ăn trong mơ đã gây ấn tượng mạnh và được nhiều mẹ bỉm áp dụng nhờ những ưu điểm nổi bật sau đây:

1- Bé không bị trào ngược

Trào ngược là triệu chứng thường gặp ở bé sơ sinh, do lúc này bé chưa ngồi được nên sữa đi vào dạ dày dễ bị trào ra miệng bé, đây là phản ứng bình thường mà hầu như bé nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, điều này khiến bé khó chịu, bị dính bẩn ra người, mẹ mất công cho bé ăn và tốn thời gian để pha sữa mới cho bé ăn.

Với dreamfeed, vì bé yêu đang ngủ nên não cũng đi vào trạng thái “nghỉ ngơi”, việc bé bú sữa là phản xạ tự nhiên được não duy trì ở mức độ thấp, do đó tốc độ bú sữa của bé chậm hơn, lượng sữa đi vào dạ dày cũng ít hơn, hạn chế tối đa tình trạng bé bị trào ngược.

Mẹ không lo bé bị trào ngược nhờ dream feed đúng cách
Mẹ không lo bé bị trào ngược nhờ dream feed đúng cách

2- Bé ngủ sâu và ngon hơn

Bé sơ sinh ngủ nhiều hơn người lớn rất nhiều, trung bình bé ngủ từ 14 – 17 tiếng một ngày. Giấc ngủ đêm của bé thường bắt đầu lúc 7h tối cho đến 5h sáng ngày hôm sau (theo National Sleep Foundation). Ở giữa giấc ngủ đêm, bé thường tỉnh dậy vì đói và khó ngủ trở lại. Việc mẹ cho bé ăn trong mơ giúp bé vừa ti vừa ngủ, giấc ngủ của con không bị gián đoạn, bé no bụng và ngủ thật say mỗi đêm.

3- Mẹ ngủ ngon hơn

Bé sơ sinh, cần được nạp sữa vào cơ thể ít nhất 3 giờ/lần trong suốt 24h đồng hồ trong ngày. Như vậy, mỗi đêm mẹ sẽ phải cho bé bú 3 – 4 lần, mẹ không được ngủ giấc sâu, phải liên tục thức dậy cho con ti sữa. 

Bằng cách áp dụng dream feed, mẹ chỉ cần cho con ti sữa một cữ trước khi mẹ đi ngủ (khoảng 10 – 11h đêm) và sau đó, thức dậy một lần duy nhất lúc 2 – 4h sáng để cho con ti thêm một cữ nữa, rồi ngủ đến sáng. Nhờ vậy mà mẹ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, chủ động lịch trình cho con ti sữa, tránh tình trạng bé bật dậy khóc đòi sữa giữa đêm, mẹ cuống cuồng vừa dỗ vừa lọ mọ pha sữa cho con.

Mẹ ngủ ngon hơn hẳn và tinh thần sảng khoái vào sáng hôm sau
Mẹ ngủ ngon hơn hẳn và tinh thần sảng khoái vào sáng hôm sau

4- Bé tập quen ngủ giấc dài, không tỉnh dậy giữa đêm

Bởi vì được mẹ cho tu ti no say rồi nên con sẽ không tỉnh dậy khóc vì đói giữa đêm. Nhu cầu ti sữa của bé luôn đảm bảo được đáp ứng đủ để ngủ một giấc thật sâu từ 6 – 8h, không cần thức giấc “oe oe” đòi mẹ nữa. 

3.2. Nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ

Phương pháp ăn trong mơ có nhiều ưu điểm đáng kể, giúp mẹ và bé có giấc ngủ ngon mỗi đêm, tinh thần minh mẫn vào sáng sớm. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm mẹ cần biết trước khi áp dụng phương pháp này cho con nhé.

Nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ mẹ cần biết
Nhược điểm của phương pháp ăn trong mơ mẹ cần biết

1- Bé bị tỉnh giấc và quấy phá

Khi mẹ bế bé lên và cho bé ti sữa, nhiều khả năng bé sẽ tỉnh giấc do cảm nhận được tác động từ bên ngoài trong khi ngủ. Lúc nào bé dễ tính, con sẽ ngủ lại ngay sau đó nhưng đôi khi bé sẽ tỉnh hẳn, không ngủ lại được và quấy khóc suốt đêm. Vì thế, khi cho con ăn trong mơ, thao tác của mẹ phải thật nhẹ nhàng, tránh làm bé tỉnh giấc mẹ nhé.

2- Mẹ cho con ăn quá sớm

Cho con ăn trong mơ giúp mẹ có một giấc ngủ dài và sâu hơn, không cần phải tỉnh dậy nhiều lần cho con bú. Tuy nhiên, nhiều mẹ trở nên ỉ lại, thay vì cho con ăn trong mơ một lần lúc 10 – 11h và lần hai lúc 2 – 4h sáng thì mẹ áp dụng dream feed thật sớm, lúc 8 – 9h và 11 – 12h để đi ngủ, khỏi phải thức dậy cho con bú.

Nhiều trường hợp bé chưa tiêu hóa hết thức ăn từ bữa tối khiến bé khó tiêu, nôn ói ra sữa. Cho bé bú quá sớm cũng khiến bé quen, sau này mẹ khó đưa bé trở lại lịch trình uống sữa khoa học.

Làm sao để bé không quấy khóc khi ăn trong mơ?
Làm sao để bé không quấy khóc khi ăn trong mơ?

3- Bé ti không điểm dừng

Bởi đang ngủ nên bé hoàn toàn không có ý thức về việc mình đã ti đủ lượng sữa chưa, đã no hay chưa mà cứ mút theo phản xạ thôi. Mẹ nào thiếu kinh nghiệm, không căn đong đủ lượng sữa sẽ khiến bé hấp thụ quá lượng chất cần thiết, dạ dày tiêu hóa không kịp, gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu. Vì thế, mẹ đừng quên chuẩn bị đúng – đủ lượng sữa mà con cần mỗi đêm, tránh việc cho con ti sữa quá nhiều không tốt cho sức khỏe mẹ nhé. 

Bảng chuẩn lượng sữa cho bé sơ sinh
Bảng chuẩn lượng sữa cho bé sơ sinh

4- Bé bị sặc sữa, đầy hơi, thậm chí viêm tai giữa

Vì đang ngủ nên mẹ khó vỗ cho bé ợ hơi, bé thường bị đầy hơi. Con cũng dễ bị sặc sữa do lượng sữa đi vào nhiều quá hoặc nhanh quá. Tệ hơn, cấu trúc tai bé chưa hoàn chỉnh, miễn dịch còn yếu, bé có thể bị viêm tai giữa do sặc sữa gây ứ nghẹn vòi nhĩ, vi khuẩn dễ xâm nhập.

Thông thường, mẹ bỉm bận rộn, cần tỉnh táo để làm việc vào sáng sớm sẽ áp dụng phương pháp dream feed này. Tuy nhiên, em bé cần có thể trạng tốt, bé ngủ sâu và ít bị giật mình mới có thể sử dụng phương pháp ăn trong mơ này, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé yêu. 

Mẹ cần hiểu rõ trước khi áp dụng ăn trong mơ cho con yêu
Mẹ cần hiểu rõ trước khi áp dụng ăn trong mơ cho con yêu

Mẹ muốn cho con ăn theo phương pháp này thì nên cho bé làm quen dần dần, bắt đầu bằng 1 – 2 bữa dreamfeed/tuần và tăng lên khi con đã quen nhé. Đặc biệt, mẹ cần cho con ti sữa đúng tư thế để bé không bị nôn trớ khi ăn trong mơ.

Lưu ý cho mẹ: Mẹ mới biết đến phương pháp ăn trong mơ và chưa thực hiện bao giờ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài bản và được làm mẫu trước khi áp dụng cho bé yêu nhé. Như vậy sẽ đảm bảo hiệu quả tốt, tránh làm sai ảnh hưởng đến bé cưng đó ạ.

4. Gợi ý lịch trình cho bé ăn trong mơ hiệu quả

Thời gian để mẹ bắt đầu bữa dreamfeed cho con thường là khoảng 10h tối, khi bé yêu đã tiêu hóa bớt thức ăn, cũng là thời điểm bố mẹ chuẩn bị đi ngủ. Cụ thể, mẹ tham khảo lịch trình chuẩn chuyên gia này để cho con ăn trong mơ thật hiệu quả nhé.

Thời gian Lịch trình hoạt động
6 giờ tối Mẹ cho bé uống sữa
6 giờ 30 tối Mẹ ru bé ngủ
7 giờ tối Bé đi ngủ
10 giờ tối Mẹ cho bé ăn trong mơ
10 giờ 30 tối Giờ đi ngủ của mẹ
2 – 4 giờ sáng Bé thức dậy để ti sữa
6 – 8 giờ sáng Cả nhà thức dậy chào ngày mới

Lịch trình cho con ngủ có dream feed

Theo lịch trình ăn trong mơ, mẹ chỉ cần thức dậy duy nhất một lần vào 2 – 4h sáng để cho bé yêu ti sữa thôi, mẹ vẫn ngủ được giấc dài từ 10h tối đến 2h sáng và từ 2h sáng đến 6h sáng hôm sau. Với giấc ngủ dài như vậy, mẹ không bị mỏi mệt, thiếu ngủ, tinh thần cũng thoải mái, tích cực hơn. 

Em bé cũng vậy, bé tập quen với việc ngủ giấc thật dài thay vì cứ tỉnh liên tục sau 3 – 4h để bú sữa. So với lịch trình ngủ bình thường, không có dream feed thì khác hẳn đó mẹ ạ.

Thời gian Lịch trình hoạt động
6 giờ 30 chiều Cho bé ăn trước khi ngủ
7 giờ tối Bé đi ngủ
10 giờ 30 tối Mẹ đi ngủ
12 giờ 30 tối Bé dậy ti sữa
1 giờ sáng Bé ngủ trở lại và mẹ ngủ tiếp
3 giờ 30 sáng Bé dậy bú sữa lần nữa
4 giờ sáng Bé tiếp tục ngủ
6 giờ 30 sáng Bé dậy ti sữa
7 giờ sáng Bé ngủ lại hoặc thức dậy cho ngày mới

Lịch trình ngủ bình thường của mẹ và bé, không có dream feed

Rõ ràng, nếu không có dream feed, bé sẽ dậy đòi sữa 4 – 5 lần/đêm, cả mẹ và bé đều không ngủ sâu xíu nào, khó tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, uể oải và cáu kỉnh. Đặc biệt, với lịch trình ngủ bình thường, sau khi tỉnh dậy và uống sữa, mẹ cần dỗ dành và ru thì bé mới ngủ lại, nếu không bé sẽ quấy khóc và nháo suốt đêm. 

Như vậy, nếu áp dụng đúng, dream feed giúp bé ngủ sâu hơn và vẫn hấp thụ đủ dưỡng chất, mẹ cũng có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, tránh stress và trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm.

Dream feed giúp mẹ và bé yêu ngủ ngon, vui khỏe để bắt đầu ngày mới
Dream feed giúp mẹ và bé yêu ngủ ngon, vui khỏe để bắt đầu ngày mới

5. Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn trong mơ

5.1. Ăn trong mơ có khiến mẹ mất sữa?

Câu trả lời là không mẹ nhé. Cho bé ti sữa đêm gửi dấu hiệu đến não bộ rằng mẹ cần sản xuất thêm sữa cho bé bú, vì thế bộ não sẽ đẩy mạnh hoạt động tạo ra sữa để đáp ứng đủ cho bé yêu. 

Ăn trong mơ không khiến mẹ bị mất sữa, thậm chí còn kích thích tạo sữa nhiều hơn
Ăn trong mơ không khiến mẹ bị mất sữa, thậm chí còn kích thích tạo sữa nhiều hơn

Xem thêm: Mẹ hết sữa phải làm sao? 05 cách gọi sữa về

5.2. Khi nào nên cho bé “cai” ăn trong mơ?

Khi bé lớn hơn, bé ngủ lâu hơn mà không cần phải ti sữa vào giữa đêm. Chẳng hạn, khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, mẹ thử ngừng cho bé ăn trong mơ xem nhé. Nếu bé vẫn ngủ ngon, không tỉnh dậy quấy khóc đòi sữa nghĩa là mẹ đã cai thành công rồi. Còn nếu bé thức giấc, mẹ vẫn tiếp tục cho con ăn trong mơ nhưng giảm dần lượng sữa và cuối cùng là bỏ qua bữa ăn trong mơ cho bé. 

Mẹ nên cai dream feed khi bé được 6 tháng tuổi trở lên
Mẹ nên cai dream feed khi bé được 6 tháng tuổi trở lên

5.3. Có cần vỗ ợ hơi sau khi bé ăn trong mơ không?

Mẹ không cần vỗ ợ hơi cho bé, đỡ mất thời gian nếu sử dụng loại bình sữa phù hợp. Mẹ tham khảo bình sữa chống sặc và đầy hơi cao cấp để khỏi cần lo bé bị sặc sữa, nôn trớ khi bú nữa mẹ nhé. Bình sữa có thiết kế ống chống sặc và đầy hơi siêu dài sẽ giúp đẩy bọt khí xa miệng chai, hạn chế việc bé nuốt phải bọt khí, nhờ thế mà con bú thật giỏi, chẳng sợ nôn ói nữa. 

Bình sữa Mamamy chống sặc và đầy hơi cho bé siêu hiệu quả
Bình sữa Mamamy chống sặc và đầy hơi cho bé siêu hiệu quả

Nếu mẹ cho bé ti sữa mẹ thay vì bình sữa thì cũng không cần lo đâu ạ. Phương pháp dream feed này đã giúp giảm thiểu tối đa tình trạng đầy hơi ở bé rồi, mẹ chỉ cần xoa nhẹ lưng cho bé dễ ngủ là có thể đi nghỉ ngơi rồi ạ.

Mamamy hiện đang có những ưu đãi siêu hấp dẫn, số lượng có hạn trên website, nhanh tay đặt hàng ngay mẹ ơi!

5.4. Làm thế nào nhận biết mẹ áp dụng ăn trong mơ chưa hiệu quả?

Đây là câu hỏi phổ biến do mẹ lo lắng không biết mình đã làm đúng cách chưa, liệu ăn trong mơ có hiệu quả với bé nhà mình hay không. Nếu bé gặp phải các tình trạng sau:

  • Bé thức dậy 2 – 3 giờ sau khi ăn trong mơ
  • Bé đi ngoài nhiều và hăm tã
  • Bé nôn ói sữa 
  • Bé quậy phá và khóc suốt đêm 

Đây là dấu hiệu cho thấy ăn trong mơ đang không hiệu quả với bé, mẹ nên dừng lại, để bé tỉnh dậy tự nhiên khi đói và cho bé ti sữa vào lúc đó mẹ nhé.

Dấu hiệu nhận biết bé đang ăn trong mơ không hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết bé đang ăn trong mơ không hiệu quả

Như vậy mẹ đã hiểu ăn trong mơ là gì, ưu nhược điểm cũng như cách áp dụng phương pháp này cho bé yêu. Mẹ tránh nhầm lẫn ăn trong mơ với các phương pháp khác và thực hành khéo léo để đạt hiệu quả tốt, giúp bé thêm bụ bẫm và đáng yêu mẹ nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời nhất. Chúc mẹ và bé ăn trong mơ thành công và có những giấc ngủ thật ngon mỗi đêm!

Xem thêm: Các phương pháp ăn dặm đảm bảo bé thích mê

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ăn trong mơ là gì? Gợi ý cách “dream feed” chuẩn không cần chỉnh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cữ bú cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học – Để mẹ khỏi lăn tăn
Cữ bú cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học – Để mẹ khỏi lăn tăn
Mẹ bỉm mới có bé đầu tiên, chưa có kinh nghiệm nên không biết một ngày nên cho bé bú mấy cữ, mỗi cữ uống bao nhiêu sữa. Mẹ lo rằng con bú không đủ sữa sẽ thấp còi và chậm phát triển. Để “gạt bỏ” nỗi lo này, Góc của mẹ tổng hợp thông […]
Bé bú mẹ hay bú bình: Cách tập song song cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình
Bé bú mẹ hay bú bình: Cách tập song song cho bé vừa bú mẹ vừa bú bình
Hầu hết các mẹ đều phải đi làm lại khi bé từ 4 -6 tháng tuổi. Mẹ không thể ở suốt bên cạnh cho con bú mỗi ngày. Đồng thời sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng nhất của trẻ trước 6 tháng tuổi. Do đó, việc cho bé bú song song vừa trực […]
Bảng tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi
Bảng tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi
Ở mỗi giai đoạn phát triển, lượng sữa bé cần dung nạp không giống nhau. Mẹ cần căn chỉnh dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, cân nặng để trả lời câu hỏi lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? chuẩn xác nhất. Nếu mẹ vẫn còn phân vân […]
Giỏ hàng 0