Có người khuyên mẹ nên thay bình ti cho con 2 tháng/lần nhưng mẹ thấy bình sữa vẫn mới, phân vân bao lâu đổi bình sữa 1 lần, không biết nên dùng tiếp hay thay bình khác cho con. Bài viết này, Góc của mẹ sẽ bật mí dấu hiệu cần thay bình sữa cho con, giúp mẹ có câu trả lời chính xác nhất cho băn khoăn: Bao lâu thì thay bình sữa 1 lần! Mẹ theo dõi nhé!
1. Bình sữa dùng được bao lâu – Khuyến cáo của các nhà sản xuất
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, tuổi thọ thời gian bao lâu thì thay bình sữa phụ thuộc chủ yếu vào loại bình và tần suất sử dụng bình:
1 – Tần suất sử dụng: Nếu mẹ chỉ sử dụng một bình sữa duy nhất và sử dụng khoảng 6 lần/ngày, mẹ nên thay bình sữa cho bé sau 4 – 6 tháng để đảm bảo sức khỏe cho bé. Hạn sử dụng của bình sữa sẽ tăng lên khoảng 9 – 12 tháng nếu mẹ sử dụng ít lần hơn (2 – 3 lần/ngày).
2 – Chất liệu: Các bình sữa có chất liệu khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau phụ thuộc vào khả năng chịu nhiệt, độ dẻo dai, đàn hồi và sức bền. Hiện nay có 3 loại chất liệu bình sữa được ưa dùng như bình sữa bằng nhựa, thuỷ tinh, inox. Mỗi loại lại có “hạn sử dụng” riêng đó mẹ. Mẹ xem nhà mình đang dùng bình chất liệu gì, đối chiếu với thông tin dưới đây để biết đã đến lúc thay bình cho con chưa nhé:
- Bình sữa nhựa: Nếu sử dụng bình sữa chất liệu nhựa PP, mẹ cần thay bình chậm nhất 6 tháng một lần. Nhựa PP chịu nhiệt tốt nhưng sau thời gian dài sử dụng, bình sẽ bị xuống cấp, khi tiếp xúc với nước nóng (khi mẹ tiệt trùng bình sữa) có thể giải phóng chất độc gây hại cho hệ thần kinh của bé. Nếu sử dụng bình nhựa PPSU, mẹ có thể kéo dài thời gian thay bình đến 12 tháng một lần.
- Bình sữa thuỷ tinh, bình sữa inox: Bình sữa thuỷ tinh, bình inox dễ lau rửa, không chứa hoá chất độc hại, loại bình này tồn tại được vô thời hạn (trừ trường hợp rơi vỡ, sứt mẻ,…). Do đó, mẹ chỉ cần thay bình khi bình bị hỏng hoặc dung tích bình không còn phù hợp với bé.
3 – Độ tuổi phù hợp: Trong giai đoạn đầu đời, bé lớn nhanh, nhu cầu sữa cũng tăng nhanh theo độ tuổi. Các nhà sản xuất khuyến cáo mẹ sử dụng bình sữa có dung tích phù hợp với độ tuổi và cữ bú để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé. Dung tích bình sữa quá nhỏ so với cữ bú khiến bé bị đói hoặc bị ngắt quãng mỗi lần ăn, dễ gây chán ăn. Bình quá lớn tạo khoảng trống cho bọt khí – là nguyên nhân bé nôn trớ, quấy khóc đó ạ!
2. Dấu hiệu nhận biết thời điểm thay bình sữa
Thời gian thay bình sữa ở trên mẹ chỉ nên tham khảo, còn để xác định chính xác bình sữa bao lâu thay 1 lần mẹ nên dựa vào các dấu hiệu thay đổi của bình sữa. Dưới đây là những dấu hiệu bao lâu đổi bình sữa 1 lần cần thay ngay, mẹ theo dõi để đảm bảo an toàn cho bé yêu nhé!
2.1. Bình sữa có dấu hiệu bị nứt, sứt mẻ
Các vết nứt này là do va đập trong quá trình rửa bình hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong khi tiệt trùng. Điều này không an toàn, đặc biệt là khi bé sử dụng bình thuỷ tinh nên mẹ không cần quan tâm đến bình sữa sử dụng trong bao lâu rồi để thay mà nên thay ngay cho bé.
2.2. Bình sữa bị trầy xước hoặc mòn
Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi việc bình sữa bị trầy xước hoặc mòn. Những vết trầy này là nơi trú ngụ của các loại vi khuẩn, vi trùng có hại rất khó để làm sạch đây cũng là một trong các lý do mẹ không cần quan tâm đến bao lâu thì thay bình sữa. Bởi nếu mẹ pha sữa bằng bình này, vi khuẩn sẽ theo sữa đi vào dạ dày của bé, gây ra các bệnh về đường tiêu hoá như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá,… Vì vậy, mẹ thay bình sữa ngay khi thấy bình bị trầy xước hoặc mòn nhé!
2.3. Bé đến tuổi cần tăng dung tích bình sữa
Mẹ đã từng có suy nghĩ mua một bình sữa dung tích lớn vừa tiết kiệm vừa sử dụng được trong thời gian dài bao lâu thì thay bình sữa chưa? Suy nghĩ này không đúng đâu ạ, việc sử dụng bình quá lớn pha lượng sữa nhỏ dễ gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, trào ngược và nôn trớ, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa non nớt của bé đó ạ!
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bình với dung tích khác nhau (120, 160, 200, 240ml) được khuyên dùng với những tháng tuổi khác nhau, mẹ để ý tháng tuổi của con để biết khi nào nên thay bình sữa nhé!
- Bé từ 0 – 3 tháng tuổi nên chọn bình sữa dung tích 50 – 120ml.
- Bé từ 4 – 12 tháng tuổi, sử dụng bình có dung tích 120 – 180ml.
- Bé trên 1 tuổi chọn bình có dung tích 180 – 250ml.
2.4. Bình sữa có mùi lạ
Bình sữa có mùi lạ khiến bé chán ăn, sợ bú. Nguyên nhân do sự tích tụ của vi khuẩn làm sữa có mùi hôi và chua, khiến chất lượng sữa giảm sút, bé dễ gặp các bệnh về đường tiêu hoá. Mẹ thử một số biện pháp khử mùi cho bình sữa như: khử mùi bình sữa bằng nước sôi, baking soda hoặc dấm, mẹ cũng có thể sử dụng máy tiệt trùng sữa hay nước rửa bình sữa chuyên dụng để khử mùi cho bình. Sau khi thực hiện các cách trên, nếu không hết mùi, mẹ thay bình khác cho con nhé!
2.5. Bình sữa bị đổi màu
Bình sữa thường bị đổi màu sau một thời gian sử dụng do quy trình cọ rửa chưa đúng cách khiến vi khuẩn tạo mảng bám gây ra những vết ố vàng trên thành bình. Mẹ sử dụng nước rửa chuyên dụng hoặc chanh cắt lát, dấm trắng và ngâm trong 3 giờ đồng hồ để đánh bật vi khuẩn. Trong trường hợp đã áp dụng những cách làm sạch trên mà mảng ố không biến mất, mẹ cần nhanh chóng mua bình sữa mới thay thế cho bé nhé mà đừng quá quan trọng vấn đề bình sữa bao lâu thay 1 lần ạ.
3. Dấu hiệu nhận biết thời điểm thay núm ty của bình sữa
Theo các bác sĩ nhi khoa bao lâu đổi bình sữa 1 lần mẹ cũng cần quan tâm đến núm ty nữa, núm ty bình sữa của bé cần thay thế 1 – 2 tháng/lần bởi sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu ăn, khả năng vận động cơ hàm, răng miệng và những vấn đề về vệ sinh. Tuy nhiên, ngoài thay thế núm ty theo chu kỳ, mẹ cần quan tâm tới những dấu hiệu cho thấy núm ty đang xuống cấp:
1 – Sữa chảy thành dòng hoặc chảy không đều: Núm ti có tác dụng điều chỉnh dòng chảy của sữa, mẹ nên dốc thử ra tay trước khi cho bé sử dụng. Nếu sữa chảy quá nhiều và thành dòng chứng tỏ các lỗ trên núm đã quá to, bé ti dễ sặc sữa, ngược lại các lỗ bị tắc cản trở dòng chảy của sữa, mà bé sơ sinh thì “khó tính” lắm, đang đói ti mãi sữa chẳng chịu ra, con dễ quấy khóc, mẹ thêm lo lắng đó ạ.
2 – Núm ti đổi màu: Thông thường, núm ti mới sẽ có màu trắng. Dùng được một thời gian,khi núm ti đã ngả vàng, cọ rửa mãi không được chính là dấu hiệu cho thấy chất lượng núm ti đã xuống cấp, cần được thay thế.
3 – Núm ti bị giãn: Núm ti bị giãn có thể do chất liệu biến tính gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Mẹ thường xuyên đánh giá tính đàn hồi của núm ti bằng cách kéo chóp núm hoặc ấn nhẹ đầu ti lõm xuống, nếu chất lượng núm ti còn tốt, núm sẽ đàn hồi lại hình dạng ban đầu. Nếu không, mẹ cần nhanh chóng thay đổi núm ti cho bé.
4 – Núm ti bị dính lại hoặc phồng ra: Khi mẹ nhận thấy bé đang hút sữa khó khăn bởi phần cao su quá phồng hoặc bị dính lại khiến sữa khó chảy ra cũng chính là dấu hiệu cho thấy núm ti không còn đủ chất lượng.
5 – Núm ti bị tưa nứt hay trầy xước: Những vết này ảnh hưởng tới tốc độ chảy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Mẹ thay ngay cho bé khi thấy các dấu hiệu trên mẹ nhé!
6 – Khi núm vú không còn phù hợp với độ tuổi của bé: Núm ti và bình sữa đều được thiết kế phù hợp theo độ tuổi và khả năng bú của bé. Tăng size núm vú giúp đảm bảo tốc độ bú cũng như giúp bé không cảm thấy bức bối vì sữa không ra khiến bé chán ăn, lười bú bình.
Xem thêm:
- Bình bú có ống hút loại nào tốt nhất cho bé yêu?
- Mẹ nên dùng bình bú thủy tinh hay bình nhựa cho bé?
- Bình sữa 1 tuổi loại nào tốt và an toàn cho bé yêu?
4. Kinh nghiệm sử dụng bình sữa lâu dài
Mẹ đã biết bao lâu thì thay bình sữa hay bình sữa sử dụng trong bao lâu rồi đúng không ạ, tiếp theo là phần chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng bình sữa hiệu quả. Mẹ thường nghĩ bình sữa cũng như chiếc bát ăn hằng ngày dễ dàng đánh bay vết bẩn. Tuy nhiên sữa chứa hàm lượng chất béo cao lại bám dính rất chặt trên thành bình, vệ sinh chưa đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, có khi dùng mấy ngày đã thấy xuất hiện những dấu hiệu cần thay mới rồi.
Góc của mẹ sẽ chia sẻ cách vệ sinh bình sữa và kinh nghiệm sử dụng bình sữa lâu dài cho mẹ ngay dưới đây:
1 – Vệ sinh thường xuyên và ngay lập tức bình sữa sau khi cho bé bú. Tuy nhiên, một ngày với nhiều việc không tên khiến mẹ bỉm không phải lúc nào cũng tráng rửa kịp thời. Máy tiệt trùng bình sữa là một giải pháp tuyệt vời cho mẹ với khả năng khử trùng vi khuẩn, làm sạch tất cả các bộ phận, dụng cụ của bình sữa nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu. Đầu tư một chiếc máy sẽ cực tiện cho mẹ lại an toàn cho con đó ạ!
2 – Kinh nghiệm 2: Mẹ nào đang dùng bình nhựa thì đừng bỏ qua kinh nghiệm này nhé. Mẹ tránh ngâm bình nhựa quá lâu trong nước nóng khi tiệt trùng bởi dễ gây nứt, vỡ, giảm tuổi thọ sử dụng bình. Thời gian lý tưởng để tiệt trùng và đảm bảo độ bền của nhựa là 5 – 7 phút. Hoặc tiện nhất, mẹ ưu tiên sử dụng bình sữa chất liệu thuỷ tinh để vô tư tiệt trùng bình nhé.
5. Kinh nghiệm chọn bình sữa cho bé
3 kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp mẹ chọn được bình sữa phù hợp nhất với bé yêu nhà mình đấy ạ!
1 – Chọn chất liệu bình phù hợp: An toàn là ưu tiên hàng đầu khi chọn sản phẩm cho bé mẹ nhỉ? Đấy là lý do mẹ nên ưu tiên sử dụng bình thuỷ tinh để tốt nhất cho sức khỏe của con. Tuy nhiên, bình thuỷ tinh nặng hơn bình nhựa một chút. Nếu muốn chọn bình nhựa để con dễ cầm nắm hơn, mẹ chú ý chọn loại bình không chứa chất độc BPA (ký hiệu BPA free trên bao bì) để đảm bảo nhất cho sức khoẻ của con nhé!
2 – Chọn dung tích tương ứng với độ tuổi của bé: Chọn dung tích bình phù hợp vừa giúp mẹ nhàn hơn khi cho con bú, vừa giúp bé tránh bị sặc sữa, nôn trớ (do bình quá to),… Mẹ chọn bình 50 – 120ml với bé 0 – 3 tháng tuổi, bình 120 – 1800ml với bé 3 – 12 tháng tuổi, bình 180 – 250ml cho bé trên 1 tuổi. Khi bé lớn hoặc bé bú bình tốt, mẹ sử dụng bình dung tích 300 – 330ml.
3 – Chọn bình theo khả năng cầm nắm của bé: Với bé sơ sinh chưa thể tự cầm bình bú, mẹ lựa chọn bình cổ rộng sẽ tiện lợi pha sữa và vệ sinh bình hơn. Với bé trên 6 tháng tuổi, bé đã cầm nắm tốt, mẹ lựa chọn bình cổ hẹp – có phần thân bình nhỏ giúp bé dễ cầm và không làm rơi bình khi đang hút sữa.
Mong rằng với những chia sẻ trên, Mamamy.vn – Góc của mẹ đã có câu trả lời “bao lâu thì thay bình sữa” cũng như giúp mẹ nhận thấy những dấu hiệu bình sữa xuống cấp cần được thay thế để bình sữa không còn là nỗi lo của mẹ. Nếu mẹ còn bất kỳ những thắc mắc nào về bình sữa sử dụng trong bao lâu, hãy để lại bình luận ngay bên dưới để được giải đáp ngay lập tức.
Xem thêm: Nên đổi size núm cho bé khoảng 1 đến 2 tháng 1 lần