Con ti bằng bình sữa thông thường hay bị sặc và quấy khóc, thậm chí sợ ti bình khiến mẹ rất xót xa. Mẹ đau đầu tìm kiếm bình sữa chống sặc cho con nhưng chưa biết cách chọn như thế nào phù hợp nhất với bé? 3 tiêu chí chọn bình sữa chống sặc dưới đây sẽ giúp mẹ lựa chọn bình sữa tiện lợi nhất và đảm bảo sức khỏe cho con trong quá trình bé tu ti đó ạ.
Mục lục
1. Chọn núm ti có ống chống sặc và đầy hơi dài
Sặc sữa là hiện tượng thường gặp ở những bé mới tập ti bình. Cũng giống như khi mẹ bị sặc nước, việc sặc sữa khiến bé bị kích ứng mũi, đau nhức mũi và quấy khóc, khó chịu. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bé sẽ sợ ti bình, thậm chí biếng ăn và chậm lớn khiến mẹ rất lo lắng.
Bình sữa có ống chống sặc và đầy hơi dài với khả năng dẫn bọt khí ra xa miệng bình, thoát về phía đáy bình giúp bé không bị hít khí thừa, đảm bảo an toàn cho bé mỗi khi tu ti. Không còn tình trạng bé đang bú bị sặc, nôn trớ, quấy khóc, mẹ cũng yên tâm cho bé tu ti hơn!
Ngoài ra, núm ti có ống chống sặc và đầy hơi của các thương hiệu nổi tiếng còn được thiết kế với các đường gân ma sát giúp bé ngậm chặt núm và hỗ trợ tưa lưỡi cho bé rất hiệu quả. Con ti vừa được trải nghiệm ti sữa an toàn, lại vừa giữ vệ sinh răng miệng, còn chần chừ gì mà không đầu tư cho con mẹ nhỉ?
2. Chọn bình sữa chống sặc thiết kế lỗ sữa hình chữ thập
Núm ti có lỗ sữa hình tròn không kiểm soát được dòng chảy của sữa. Khi bé đã no hoặc đang mỏi miệng, không mút nữa thì sữa vẫn nhỏ giọt, thậm chí chảy thành dòng khiến bé bị sặc, trớ. Lâu dần con sẽ sợ ti bình, biếng ăn, chậm lớn khiến mẹ lo lắng.
Ngược lại, thiết kế lỗ sữa có vết cắt hình chữ thập mô tả chính xác cơ chế tiết sữa của bầu sữa mẹ, bé có cảm giác chân thực, dễ làm quen với việc ti bình hơn. Tùy vào lực mút mạnh hay nhẹ của con mà sữa chảy ra nhiều hay ít, con dễ dàng kiểm soát được lượng sữa uống, giảm hiện tượng bị sặc do sữa ra quá nhiều.
Với lỗ sữa có vết cắt hình chữ thập, dù bình sữa có bị nghiêng, dốc ngược hay bé vô tình làm rơi bình thì sữa cũng không hề bị chảy ra ngoài, cực đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm:
- Bình sữa, núm ti dùng được bao lâu thì nên thay?
- Hướng dẫn chọn bình sữa thủy tinh 120ml cho bé dưới 3 tháng tuổi
- Bình sữa cổ rộng và cổ hẹp – Đâu là lựa chọn tốt nhất cho mẹ?
3. Các yếu tố khác mẹ cần quan tâm khi chọn bình sữa chống sặc
3.1. Núm ti silicon mềm mại
Núm ti bình sữa hiện nay được sản xuất từ hai chất liệu là cao su và silicone. Mỗi loại đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi bé.
Núm ti cao su thường mềm, linh hoạt hơn và dễ được lòng những bé khó tính, mới tập ti bình, cho bé cảm giác chân thực như đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, núm ti cao su kém bền, có mùi khó chịu, chịu nhiệt kém và dễ bị biến dạng khi tiệt trùng ở nhiệt độ cao.
Tuy không mềm mại bằng núm cao su nhưng núm silicone không chứa chất độc hại, được coi là chất liệu cao cấp và an toàn bậc nhất hiện nay. Núm ti silicon có độ bền cao hơn, không mùi, ít bị biến dạng ở nhiệt độ cao. Hơn nữa, loại núm ti này còn hạn chế việc con cắn rách núm khi bú, đặc biệt phù hợp khi bé bắt đầu mọc răng, hay cắn, nhai núm.
3.2. Chọn đúng kích thước dòng chảy của núm ti
Bé ở giai đoạn khác nhau sẽ có nhu cầu ăn sữa và lực hút sữa khác nhau, tương ứng với kích thước dòng chảy của núm ti khác nhau. Vì thế, mẹ tránh chọn bình sữa chống sặc có lỗ sữa quá rộng, sữa ra quá nhanh khiến bé bị sặc, cũng không nên chọn lỗ sữa quá hẹp khiến bé bị mỏi miệng khi ti.
Mỗi thương hiệu sẽ có cách ký hiệu size núm ti theo chữ S,M, L, hoặc đánh số 1,2,3… Thông thường, bé mới sinh chỉ dùng núm vú cỡ S, tương ứng size số 1, tốc độ chảy chậm từ 2-3 giọt trong 1 giây. Bé 2-3 tháng thường dùng cỡ M, tương ứng size số 2. Cỡ L (hoặc size số 3) dùng cho bé lớn hơn, có nhu cầu bú nhanh.
Khi chọn núm ti cho bé, mẹ nên đọc kỹ thông số kích thước hoặc nhờ nhân viên bán hàng tư vấn để chọn được kích thước phù hợp cho bé nhà mình.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe của con, khi sử dụng núm ti, mẹ lưu ý một số điều sau:
- Kiểm tra núm ti thường xuyên và thay mới sau 1-2 tháng, hoặc thay ngay khi có biểu hiện rách hỏng: bé sơ sinh phát triển liên tục và thay đổi nhu cầu ăn qua từng tháng tuổi. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra núm ti của bình sữa chống sặc thường xuyên mỗi khi vệ sinh bình và pha sữa cho con, nếu phát hiện núm ti bị rách, xước… mẹ thay núm mới cho con luôn mẹ nhé!
- Chuẩn bị 1-2 núm ti dự phòng tại nhà: Một ngày bé tu ti đến 5 – 6 cữ, sau mỗi cữ ăn, bình sữa và núm ti nên được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ. Do đó, mẹ cân nhắc chuẩn bị thêm núm ti dự phòng để con được ti đủ cữ, tránh trường hợp đến cữ ăn của con mà núm ti chưa kịp khô hoàn toàn mẹ nhé!
3.3. Chọn chất liệu thủy tinh an toàn cho bé
Chất liệu bình phải thật sự an toàn, tránh gây hại cho con trong quá trình sử dụng. Hiện nay, nhựa và thủy tinh là hai loại bình được sử dụng phổ biến nhất bởi dễ tìm mua mà giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, chất liệu nhựa tiềm ẩn nguy cơ giải phóng BPA, phthalates, các vi nhựa và các chất độc hại, là nguyên nhân khiến bé bị dị tật bẩm sinh, viêm gan, tiểu đường, vô sinh, ung thư… Do đó, mẹ hiện đại có xu hướng chọn bình sữa chống sặc thủy tinh đảm bảo an toàn nhất cho con bởi những ưu điểm sau:
- Độ an toàn cao: Bình thủy tinh được làm từ cát – nguyên liệu tự nhiên, không nhiễm BPA, không chứa chì và độc hại nên rất an toàn với sức khỏe của bé. Đặc biệt, bình sữa thủy tinh rất khó làm giả bởi quy trình tạo ra thủy tinh từ cát rất tinh xảo, phức tạp và công phu.
- Khả năng chịu nhiệt tốt: Bình sữa thủy tinh của các thương hiệu uy tín có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 600 độ, chịu được thay đổi nhiệt độ bất thường lên tới 150 độ C, vượt xa bình nhựa rồi mẹ nhỉ. Mẹ yên tâm tiệt trùng, hâm nóng sữa hoặc sử dụng nước ấm pha sữa cho con mà không lo bình bị móp méo, mất thẩm mỹ.
- Khả năng chống bám cặn tốt: Thủy tinh là vật liệu cứng, có tính lì, hạn chế tối đa tình trạng trầy xước, bám cặn, cản trở vi khuẩn phát triển bên trong bình sữa của bé yêu. Với bình sữa thủy tinh, mẹ cũng đỡ vất vả hơn khi vệ sinh bình sữa cho con đó ạ.
- Đảm bảo chất lượng sữa: Bình thủy tinh có khả năng giữ nhiệt sữa trong vòng 1 tiếng, vượt trội hơn bình nhựa từ 2 đến 3 lần. Bé được ti dòng sữa ấm nóng ngọt lành, mẹ cũng an tâm về sức khỏe của con hơn mẹ nhỉ!
3.4. Chọn dung tích bình theo nhu cầu ăn của bé
Theo các chuyên gia, bình sữa chống sặc quá lớn so với lượng ăn của con gây nên sự chênh lệch lớn giữa dung tích bình và lượng sữa có trong bình, từ đó khiến không khí thừa đi vào cơ thể, làm bé bị đầy hơi, nôn trớ. Ngược lại, bình sữa nhỏ hơn nhu cầu ăn của bé sẽ khiến mẹ vất vả khi phải pha sữa cho con thành nhiều lần, con bị ngắt cữ giữa chừng rất khó chịu mẹ ạ.
Vậy chọn bình sữa có dung tích thế nào thì phù hợp với nhu cầu ăn của con. Mẹ tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé!
- Bé từ 3 – 6 tháng ti 120 – 240ml/lần, mẹ nên chọn bình dung tích 120ml hoặc tối đa 240ml.
- Bé từ 6 – 9 tháng ti 180 – 240ml/lần, mỗi cữ cách nhau 3 – 4h. Mẹ nên chọn bình dung tích tối đa 240ml.
- Bé từ 9 – 12 tháng ti 210ml – 240ml/lần, mỗi cữ cách nhau 6 – 8h. Mẹ nên chọn bình dung tích 240ml, hoặc tối đa 350ml với những bé ăn nhiều hơn.
3.5. Cân nhắc giữa thiết kế cổ rộng dễ vệ sinh và cổ hẹp dễ cầm nắm
Bình sữa thường thiết kế theo hai dạng cổ rộng và cổ hẹp, phù hợp với từng độ tuổi của bé và nhu cầu vệ sinh của mẹ. Mỗi sản phẩm đều có những ưu, nhược điểm riêng. Cùng so sánh để hiểu hơn mẹ nhé!
- Bình cổ rộng: Đúng như tên gọi, bình sữa cổ rộng có đường kính miệng bình lớn, mẹ dễ dàng đưa cọ vào cọ rửa sạch mọi ngóc ngách trong bình. Hơn nữa, việc cho bột sữa vào trong bình cũng rất đơn giản, sữa không bị rơi vãi ra ngoài, cực tiết kiệm thời gian cho mẹ và đảm bảo vệ sinh cho con.
- Bình cổ hẹp: Được thiết kế với cổ bình và thân bình cao, hẹp, nhỏ. Nhưng lại giúp bé cầm vừa tay, con dễ dàng tự ti bình hơn. Tuy nhiên, bình cổ hẹp sẽ làm mẹ khó khăn khi rửa bình sữa và pha sữa cho con đó ạ.
Tùy vào từng độ tuổi của con, mẹ sẽ có những lựa chọn khác nhau để con thoải mái nhất khi ti bình. Để giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn bình sữa phù hợp với con, dưới đây là một số gợi ý cho mẹ tham khảo.
1 – Bé từ 0 đến dưới 6 tháng tuổi: Thời điểm này, việc ti bình của bé vẫn cần phù thuộc vào mẹ, bé chưa tự cầm bình ti được. Vì thế, mẹ nên chọn bình sữa cổ rộng để tiện lợi khi pha sữa và dễ dàng vệ sinh hơn mẹ nhé.
2 – Bé từ 6 tháng đến 9 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, bé đã quen dần với việc ti bình và có thể cầm nắm đồ vật lớn, nhưng các ngón tay con vẫn còn nhỏ và yếu ớt. Vì vậy, mẹ lựa chọn bình cổ hẹp để con làm quen với việc cầm bình sữa, không làm rơi bình khi đang ti.
3 – Bé trên 9 tháng tuổi: Bé đã trở nên cứng cáp hơn và khả năng điều khiển tay tốt, ngón tay cầm đồ vật chắc chắn hơn rồi. Mẹ dùng bình sữa cổ rộng sẽ phù hợp với bé, mà mẹ cũng không cần tốn quá nhiều thời gian để vệ sinh và pha sữa.
4. Thương hiệu bình sữa chống sặc nào đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng?
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bình sữa khác nhau, nhưng không phải thương hiệu nào cũng đáp ứng tiêu chí về khả năng chống sặc, các yếu tố chất liệu, độ an toàn và chất lượng như trên đâu mẹ nhé! Vậy thương hiệu nào đảm bảo chất lượng? Câu trả lời cho mẹ có ngay đây ạ!
Bình sữa của Mamamy – sản phẩm được tin dùng bởi hàng triệu mẹ Việt, nhờ những đặc điểm nổi bật và công năng tuyệt vời này:
1 – Chống sặc và đầy hơi: Với thiết kế ống chống sặc và đầy hơi siêu dài độc quyền, giúp đẩy bọt khí ra xa miệng chai, tối ưu việc bé không nuốt phải bọt khí. Kết hợp cùng với thiết kế lỗ sữa chữ thập khiến sữa chỉ chảy khi có lực hút, con ti ngon lành mà không sặc, không đổ sữa ra ngoài. Từ đó, con trải nghiệm ti bình một cách thích thú và an toàn hơn.
2 – Đảm bảo an toàn cho bé: Chất liệu thủy tinh từ cát tự nhiên cao cấp, qua dây chuyền sản xuất hiện đại, công phu, cho ra thành phẩm bình sữa có khả năng chịu được nhiệt lên tới 600 độ C, không rơi vỡ ở độ cao 60cm, không chứa chì, không giải phóng BPA ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vừa an toàn, chất lượng mà con lại dễ dàng cầm bình vì trọng lượng bình sữa chỉ bằng nửa quả táo thôi mẹ ạ!
3 – Núm ti chất liệu silicon siêu mềm, không mùi: Mamamy lựa chọn chất liệu núm ti silicon – loại chuyên dùng cho thực phẩm, đảm bảo không chứa chất độc hại, độ bền cao và mùi hương dễ chịu. Con thoải mái nhai cắn mà núm không hề nhanh rách như núm ti cao su, cực tiết kiệm cho mẹ.
4 – Thiết kế cổ rộng tiện lợi cho mẹ: Khi lựa chọn bình sữa Mamamy, mẹ không còn lo lắng sữa rơi ra ngoài khi pha, đặc biệt những lúc con khóc quấy đòi sữa cần phải pha nhanh. Bên cạnh đó, bình cổ rộng giúp mẹ vệ sinh nhanh hơn, sạch hơn, dễ dàng đưa cọ đến từng ngóc ngách trong bình, loại bỏ sạch sẽ những cặn bám và vi khuẩn gây hại cho con.
5 – Dễ tìm, dễ mua: Bình sữa Mamamy phổ biến trên thị trường nên mẹ dễ dàng mua với nhiều hình thức khác nhau như tại các cửa hàng mẹ và bé, tại các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc (Vinmart, Big C, Co.op Mart, Aeon Mall) hoặc mẹ có thể mua online trên Website, Fanpage, Lazada, Shopee của Mamamy.
5. Lưu ý khi sử dụng bình sữa chống sặc
Bú bình đúng cách sẽ giúp con ăn ngon, tránh đầy hơi, sặc sữa, rối loạn tiêu hóa và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, nếu mẹ để bé bú khi đang nằm nghiêng hoặc nằm ngửa rất dễ làm bé bị sặc sữa, nuốt nhiều hơi trong quá trình bú hơn, khiến bé bị đầy bụng.
Mẹ lưu ý khi cho con ti bình, nên bế bé cao đầu, ở tư thế thoải mái, không để bé bị gập cổ hoặc ngửa cổ, khiến bé bú khó khăn hơn, hoặc làm bé bị sặc sữa lên mũi. Khi cho bé ti xong, mẹ đừng quên vỗ ợ hơi cho bé nhé bằng cách bế bé theo tư thế thẳng, áp ngực vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai rồi vỗ nhẹ lưng để con thoải mái hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cho bé bú bình đúng cách để phát triển tốt nhất!
Ngoài ra, khi vệ sinh phần ống chống sặc, mẹ nhớ nhẹ tay để đảm bảo ống không bị biến dạng, giảm hiệu quả sử dụng mẹ nhé!
Chắc hẳn qua bài viết này, mẹ đã chọn được bình sữa chống sặc ưng ý cho con rồi đúng không ạ. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ về Hotline 0946956269 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!