Mẹ bỉm sữa ngày càng quan tâm tới bình sữa chống sặc và đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Bình giúp con ăn ngon miệng hơn. Để có thể lựa chọn bình phù hợp với bé, mẹ hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Tiêu chí chọn bình sữa chống sặc và đầy hơi cho bé
1.1. Chất liệu bình sữa
Bình sữa cho bé được làm từ những nguyên liệu phổ biến như thuỷ tinh, silicone, nhựa. Mỗi nguyên liệu đều có ưu nhược điểm khác nhau để mẹ lựa chọn.
Chất liệu nhựa giúp bình sữa nhẹ, được bán phổ biến với giá cả đa dạng. Tùy loại nhựa, mẹ cần tìm hiểu xem, khi ở nhiệt độ cao, bình có giải phóng BPA không. Bình nhựa cũng dễ xước, tạo ổ vi khuẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Nếu chất liệu không tốt, bình sữa nhựa cần được thay thế thường xuyên.
Trong hình dung của nhiều cha mẹ, bình sữa chất liệu thuỷ tinh vừa nặng tay lại dễ rơi vỡ. Nhưng hiện nay, nhiều hãng đã cải tiến những điểm này. Bình sữa thuỷ tinh khó vỡ hơn, bé có thể tự cầm mà vẫn an toàn. Bình bền hơn và có tuổi thọ dài hơn so với nhiều bình bằng nhựa. Thêm nữa, thủy tinh được làm từ cát tự nhiên nên an toàn. Và không giải phóng BPA khi hâm nóng ở nhiệt độ cao.
Chất liệu silicone giúp bình sữa nhẹ, trơn mềm, không vỡ, không chứa BPA. Nhưng giá thành cao hơn bình sữa nhựa và thuỷ tinh.
1.2. Hình dạng bình sữa
Bình sữa có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ dạng thấp, tròn, cổ rộng. Để lựa chọn bình sữa chống sặc cho bé, mẹ nên lựa chọn bình sữa cổ rộng. Đây cũng là hình dạng bình sữa đang được các mẹ yêu thích.
Bình sữa cổ rộng được thiết kế phần cổ lên đến 5-6cm.
Điểm cộng của bình sữa cổ rộng:
- Pha sữa nhanh hơn
Thiết kế cổ rộng phù hợp với tất cả các loại thìa đong sữa. Kể cả những loại thìa to không đi kèm hộp sữa. Mẹ sẽ tốn ít thời gian hơn khi cho bột sữa vào bình. Bột sữa cũng được tiết kiệm hơn khi không bị rơi vãi ra ngoài.
- Dễ dàng vệ sinh
Bình sữa cổ rộng dễ dàng đưa các dụng cụ vệ sinh bình sữa vào trong. Có thể cọ rửa từng ngõ ngách từ miệng bình đến đáy bình. Giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn trong việc vệ sinh bình sữa. Đồng thời đảm bảo bình sữa được làm sạch tối đa.
- Được bé yêu thích hơn
Bình sữa có thiết kế cổ rộng luôn đi kèm với núm ti có cổ rộng thiết kế gần giống bầu ngực mẹ, tạo cảm giác thân thuộc. Điều này giúp bé làm quen khi chuyển từ bú ti mẹ sang bú bình. Bầu núm ti đi kèm bình sữa cổ rộng cũng vừa vặn với cấu tạo miệng của bé. Giúp lưỡi bé không chạm vào phần nắp vặn của bình và đảm bảo vệ sinh hơn.
1.3. Hệ thống thông hơi
Với bình sữa chống sặc, mẹ nên chọn loại bình sữa có hệ thống thông hơi. Nhiều bình sữa trên thị trường có hệ thống lỗ khí, van chống sặc giúp bé không hít phải bọt khí khi ăn. Hệ thống này được tính hợp cùng với núm vú để tăng cường khả năng chống sặc, đầy hơi cho bé.
1.4. Núm vú
1 – Chất liệu núm vú
Núm vú thường được làm từ cao su hoặc silicone. Núm vú cao su thường mềm hơn nhưng không sử dụng được lâu và có một số bé bị dị ứng với loại này. Núm vú silicone dùng được lâu hơn, dễ vệ sinh và giúp bé dễ ti hơn.
2 – Hình dạng núm vú
Núm vú truyền thống có hình dạng như hình quả chuông hoặc hình vòm. Núm vú chỉnh nha được thiết kế để phù hợp với vòm miệng và nướu của bé.
Còn ngày nay, núm vú chống sặc và đầy hơi được thiết kế có ống chống sặc, chống đầy hơi. Bọt khí sinh ra khi bé bú được ống thoát khí đẩy ngược về đáy chai, tối ưu việc bé không nuốt phải bọt khí. Bé được thưởng thức trọn vẹn hương vị của sữa và bụng không bị khó chịu, nặng nề.
Trên núm vú có vết cắt hình chữ thập. Ở trạng thái bình thường, lỗ sữa ở dạng khép kín nên sữa khó bị chảy ra ngoài. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị sặc sữa cho bé. Tùy vào lực mút mạnh hay nhẹ mà lượng sữa chảy ra nhiều hay ít.
Nguyên tắc hoạt động của lỗ sữa hình chữ thập này sẽ giúp bé có cảm giác giống hệt như khi bú mẹ. Nhờ đó, bé có thể vừa ti bình mà không bỏ bú mẹ.
1.5. Kích thước và số lượng bình sữa chống sặc
Số lượng bình sữa mẹ mua cho bé dao động từ 4-12 chiếc, tuỳ thuộc vào việc mẹ cho bé chủ yếu bú bình hay bú mẹ. Về dung tích bình, mẹ có thể bắt đầu từ loại 120ml. Sau đó chuyển sang loại 240ml hoặc 260ml khi bé được 4 tháng hoặc khi bé có nhu cầu ăn nhiều hơn.
2. Lưu ý quan trọng cho mẹ khi chọn mua bình sữa
Những mối lo ngại về hoá chất trong bình sữa cho trẻ em, đặc biệt là bisphenol A (BPA) đã khiến nhiều thương hiệu lớn cho ra đời bình sữa từ thuỷ tinh, silicone,… để thay thế nhựa. Năm 2012, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cấm sử dụng BPA trong việc sản xuất tất cả các bình sữa cho trẻ em.
Vì vậy, mẹ nên có những biện pháp để giảm việc tiếp xúc với các hoá chất trong sản phẩm nhựa:
- Tránh/ hạn chế các sản phẩm dùng cho bé để đựng thức ăn/ đồ uống bằng nhựa.
- Tránh sử dụng nhựa có: mã tái chế 3 (phthalates), 6 (styrene), and 7 (bisphenols). Trừ khi nhựa được dãn nhãn là sản phẩm xanh, có tên là Biobase.
- Nhiệt có thể giải phóng các hóa chất từ nhựa nên mẹ không đun sôi chai nhựa, làm nóng trong lò vi sóng hoặc rửa trong máy rửa chén.
- Thường xuyên kiểm tra bình sữa để đảm bảo núm vú không dính, không đổi màu hay có vết nứt có thể chứa vi khuẩn không tốt cho sức khỏe bé. Khi núm vú bị nứt có thể dễ bị bé cắn hoặc nhai nuốt, vô tình trở thành mối nguy hiểm cho bé.
Để an toàn nhất, mẹ nên dùng các loại bình sữa thủy tinh, silicon để thay thế bình nhựa. Tham khảo Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy mẹ nhé!
Trên đây là những chia sẻ của Mamamy về cách lựa chọn bình sữa chống sặc phù hợp cho bé. Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích được các mẹ trong khoảng thời gian chăm sóc con.
Xem thêm:
- Bình sữa và núm ti chống sặc là giải pháp lựa chọn hàng đầu các mẹ
- Bình sữa chống sặc và đầy hơi MAMAMY: Lựa chọn tối ưu cho bé
- Tại sao bình sữa cổ rộng hiện đang dần được các mẹ ưu ái hơn bình sữa cổ hẹp?