Với những ai làm mẹ, hẳn đều phân vân khi lựa chọn bình sữa cho bé. Nhất là trong việc chọn mua bình sữa thuỷ tinh hay bình sữa bằng nhựa. Bởi trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại với chất liệu, kiểu dáng, thương hiệu khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp mẹ đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất. Đọc ngay mẹ nhé!
Mục lục
1. Bình sữa thuỷ tinh
1.1. Ưu điểm
- Không có hóa chất: Bình sữa làm từ chất liệu thuỷ tinh, không chứa hóa chất độc hại. Do đó mẹ không cần phải lo lắng về việc hóa chất ở bình ngấm vào sữa của bé
- Dễ dàng lau chùi hơn: Bình sữa thuỷ tinh chống sặc dễ lau chùi hơn nhiều so với nhựa. Vì chúng ít có khả năng bị xước bên trong, giữ lại cặn sữa và gây ra mùi hôi. Các vết trầy xước nhỏ ở thành bình có thể tạo thành môi trường cho vi khuẩn phát triển
- Vệ sinh toàn diện: Mẹ có thể làm sạch bình sữa thủy tinh trong nhiệt độ cao mà không lo bình bị nứt, ảnh hưởng đến chất lượng của bình.
- Mùi vị sữa tốt hơn: Bình sữa bằng nhựa có thể ảnh hưởng mùi vị của sữa. Với chất liệu bằng thủy tinh, bình sữa có thể duy trì “độ tinh khiết” của sữa.
- Tương thích với máy hút sữa thông thường: Khi sử dụng bình sữa thủy tinh mẹ có thể không cần mua bình riêng để phù hợp với máy hút sữa. Nhiều bình sữa thủy tinh ngày nay có thể dùng được với máy hút sữa thông thường
- Bền: Bình sữa thủy tinh bền hơn loại nhựa, trừ khi bình bị vỡ.
1.2. Nhược điểm
- Đắt hơn: Bình sữa thủy tinh có xu hướng đắt hơn. Bởi vật liệu tốn kém hơn và quá trình để làm cho ra sản phẩm tốn nhiều thời gian hơn
- Ít lựa chọn hơn: Không có quá nhiều lựa chọn cho bình sữa thủy tinh hơn là bình sữa bằng nhựa. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể tìm được bởi nhiều hãng trong và ngoài nước đã sản xuất loại bình sữa thuỷ tinh chất lượng cho bé.
- Nặng: Bình sữa thủy tinh thường nặng hơn, có thể khiến bé khó cầm khi bé lớn hơn.
- Dễ vỡ hơn bình nhựa. Bình sữa thuỷ tinh có thể dễ vỡ hơn bình bằng nhựa. Tuy nhiên để tránh tình trạng này, nhiều hãng cho ra đời loại bình thuỷ tinh khó vỡ hơn. Trừ trường hợp cố tình làm vỡ hoặc khi trẻ ném quá mạnh, quá cao thì khả năng bình bị vỡ khá là thấp. Ngoài ra, hiện nay các hãng cũng sử dụng chất liệu cát cao cấp để tạo ra bình sữa thuỷ tinh. Nếu vỡ, chúng có thể tan ra thành những miếng tròn/ nhỏ. Thay vì những mảnh thuỷ tinh sắc nhọn như những sản phẩm thuỷ tinh thông thường khác. Điều này giúp làm giảm khả năng mẹ/ bé bị thương khi không may chạm vào.
2. Bình sữa bằng nhựa
2.1. Ưu điểm
- Sẵn có: Mẹ dễ dàng tìm mua bình sữa bằng nhựa tại các nhà cửa hàng, siêu thị,…
- Dễ dàng đo lường: Với chất liệu trong suốt và các vạch đo rõ ràng, bình sữa giúp mẹ dễ dàng đong đo được lượng sữa bé uống.
- Ít tốn kém hơn: Bình sữa nhựa thường có chi phí thấp hơn so với thủy tinh. Vì vật liệu rẻ hơn và sản xuất nhanh hơn.
- Dễ cầm: Bởi làm từ nhựa nên bình sữa khá nhẹ, giúp bé dễ dàng cầm và giữ chặt bình hơn
- Không bị vỡ: Bình nhựa có thể dùng không lâu bằng thủy tinh, nhưng chúng tương đối khó vỡ. Mẹ không phải lo lắng nếu bình bị vỡ..
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên thì bình sữa từ nhựa cũng có những nhược điểm sau:
2.2.1. Nhiều hóa chất hơn
Mặc dù gần như tất cả các bình sữa làm từ nhựa hiện không có BPA, nhưng chúng vẫn chứa các hóa chất khác có hoạt tính estrogen. Các mẹ nên cẩn thận hơn khi mua bình sữa bằng nhựa. Bởi không ít sản phẩm được từ hoá chất không an toàn cho bé. Một số bình nhựa thậm chí chứa nhiều hóa tính estrogen hơn so với nhựa chứa BPA.
Đặc biệt khi bình nhựa được làm nóng ở nhiệt độ cao, các hoạt chất estrogen xâm nhập vào cơ thể thông qua các chất lỏng (sữa, nước,…) tiếp xúc với nhựa. Những hóa chất này có khả năng gây ra các rủi ro cho sức khỏe. Chẳng hạn như tăng cân và thậm chí là ung thư (1) .
2.2.2. Khó vệ sinh hơn
Nhựa dễ bị trầy xước, tạo ra những vết xước nhỏ trong thành bình. Đây là nơi vi khuẩn phát triển và làm cho việc làm sạch bình trở nên khó khăn hơn. Nhất là khi các mẹ không sử dụng dụng cụ rửa bình sữa chuyên dụng.
2.2.3. Khó tiệt trùng
Nhựa không thể chịu được nhiệt độ quá cao như thủy tinh nhiệt có thể. Vì vậy nên nếu với phương pháp làm sạch như đun nóng bình sữa/ đổ nước sôi vào bình đối với bình nhựa có thể không khả thi. Bởi nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng của bình.
2.2.4. Dễ có mùi
Các sản phẩm đựng thực phẩm, không chỉ bình sữa mà chai/ lọ khác làm từ nhựa đều dễ có mùi sau một thời gian sử dụng. Bình nhựa sau một thời gian dùng, có thể khiến cho mùi sữa có mùi lạ, không được như ban đầu.
2.2.5. Ít bền hơn
Bình sữa bằng nhựa không dùng được lâu như thủy tinh. Chúng có nhiều khả năng bị trầy xước bên trong thành bình, nứt hoặc mùi.
3. Bình sữa làm bằng inox, silicone
Bên cạnh việc lựa chọn bình sữa thuỷ tinh hay bình nhựa thì cũng có những lựa chọn khác cho mẹ tham khảo. Đó là bình sữa inox hoặc silicone. Bình sữa làm từ hai chất liệu này cũng có những điểm ưu và nhược điểm khác nhau.
Trên đây là những phân tích về chất liệu bình sữa, giúp mẹ có cái nhìn tổng quan hơn. Bởi trẻ sơ sinh khá khó tính, nên mẹ cũng có thể mua hai loại khác nhau để bé dùng thử và quan sát phản ứng của bé. Tìm ra bình sữa tốt nhất có thể không thực sự khả quan. Tuy nhiên, tìm và lựa chọn được bình sữa phù hợp với mỗi bé thì là điều có thể.
Xem thêm: