Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Quá trình sinh con diễn ra như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Quá trình sinh con là một hành trình đau đớn nhưng thật kỳ diệu vì sau 9 tháng 10 thiên thần nhỏ cuối cùng cũng chào đời. Vậy quá trình sinh con diễn ra như thế nào và mẹ bầu cần lưu ý những gì? Bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Điều gì xảy ra trong quá trình sinh con?

Điều gì xảy ra trong quá trình sinh con?
Điều gì xảy ra trong quá trình sinh con?

Trong quá trình sinh con, bạn sẽ được hỗ trợ bởi bác sĩ và các nữ hộ sĩ. Nếu bạn sinh mổ, bé sẽ được đưa ra khỏi tử cung. Nhưng nếu bạn sinh thường thì bé sẽ được lấy ra thông qua đường âm đạo của  người phụ nữ.

Nếu bạn sinh thường, quá trình này diễn ra phức tạp hơn sinh mổ. Bạn có thể lựa chọn tư thế thoải mái nhất để nằm sinh bé. Tuy nhiên, các sản phụ thường chọn tư thế nằm ngửa. Dựa vào sự hướng dẫn của bác sĩ để rặn bé đúng thời điểm để tiết kiệm năng lượng. Thời gian sinh bé sẽ mất đến vài phút đến vài tiếng. Sẽ mất nhiều thời gian nếu bé là con đầu lòng của bạn.

2. Quá trình sinh con diễn ra như thế nào?

2.1. Giai đoạn 1: Chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ thường bắt đầu từ 37 tuần đến 42 tuần của thai kỳ. Đối với một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp giục sinh. Tức là cho thuốc vào tử cung và thúc đẩy nhưng con co thắt. Chuyển dạ báo hiệu cơ thể người phụ nữ sắp sang quá trình sinh con. Do vậy, sẽ xuất hiện những cơn co thắt bởi cổ tử cung đang thắt chặt. Những cơn thắt này khiến cho bụng của sản phụ cứng và gây ra đau đớn. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu thoát và mở ra hay còn được gọi là “giãn ra”. Thời điểm bé muốn ra sẽ bắt đầu sẽ di chuyển từ tử cung vào âm đạo. Mẹ bầu sẽ có cảm giác sắp đi đại tiện. Thời gian chuyển dạ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Sức mạnh của cơn gò
  • Diện tích tiểu khung chậu
  • Kích thước thai nhi
  • Số lượng thai nhi
  • Ống sinh dục của thai nhi
Quá trình chuyển dạ
Quá trình chuyển dạ

2.2. Giai đoạn 2: Sinh nở

Bước gần đến giai đoạn 2 những cơn co thắt mạnh dần cứ 5 phút một lần, mỗi lần 60 giây và dồn dập hơn trong suốt 1 tiếng. Trong thời điểm này, cổ tử cung sẽ mở ra nhanh và giãn hoàn toàn khoảng 10cm. Có những sản phụ thời gian sinh bé kéo dài 2h. Khi cổ tử cung mở hoàn toàn, sản phụ sẽ cảm thấy đau dữ dội ở âm đạo và đáy xương chậu.

Đối với những sản phụ sinh con lần đầu, quá trình sinh con diễn ra lâu hơn. Bí quyết cho mẹ bầu là cần phải nhịn cơn rặn để dồn sức lực để đẩy bé di chuyển xuống âm đạo nhanh hơn. Nếu phụ sản gặp khó khăn trong quá trình đẩy bé xuống dưới. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ giữa âm đạo và trực tràng để mở rộng cho ra ngoài dễ dàng hơn.

2.3. Giai đoạn 3: Sau sinh

Giai đoạn 3 kéo dài khoảng 5 đến 10 phút. Sau khi sinh, tử cung của mẹ bắt đầu co thắt lại và tách nhau thai ra khỏi thành tử cung. Bạn sẽ cần phải rặn thêm lần nữa để đưa nhau thai ra ngoài. Nhưng việc này chỉ cần một cú đẩy ngắn nên mẹ bé chỉ bị đau nhẹ. Ngay sau đó, tử cung sẽ quay trở lại và săn chắc hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem tử cung của mẹ đã có độ đàn hồi chưa. Nếu chưa, mẹ bé cần được mát xa và xoa bóp. Mẹ hãy cho bé bú sữa ngay khi chào đời càng sớm càng tốt. Vì sẽ giúp cho mẹ bé kích thích được hocmon để tử dung co bóp và đàn hồi trở lại.

Quá trình sau sinh
Quá trình sau sinh

3. Mẹ bầu cần lưu ý sau quá trình sinh con những gì?

Gần tới ngày sinh mẹ bầu thường lo lắng và hoang mang đặc biệt là lần đầu làm mẹ. Vậy nên, tìm hiểu và chuẩn bị kiến thức giúp mẹ bầu vững tin hơn khi bước vào quá trình sinh nở.

  • Sau khi sinh bé, nếu mẹ bé bị rách tầng sinh môn nên chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Ưu tiên sử dụng nước ấm và vỗ nhẹ bằng khăn.
  • Sử dụng thuốc giảm đau sau khi sinh có thể bớt đau. Tuy nhiên mẹ bé đang cho bé bú cần suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng.
  • Sau khi sinh, lần đầu đi vệ sinh cực kỳ đau đớn. Nếu mẹ bé cảm thấy không thể đi được cần báo gấp với bác sĩ.
  • Mẹ bé có thể sẽ không đi đại tiện sau vài ngày khi sinh. Nhưng tuyệt đối không để cho bị táo bón. Do vậy, mẹ nên ăn nhiều chất xơ để tốt cho sức khỏe.
  • Sau quá trình sinh con, mẹ có thể bị són tiểu khi hoạt động mạnh hoặc khi cười. Tuy nhiên mẹ bé đừng quá lo lắng hãy tập những bài trị vật liệu.
  • Chảy máu khi sinh xảy ra với tất cả các bà mẹ khi sinh bé. Ban đầu máu sẽ ra rất nhiều, mẹ nên sử dụng miếng băng vệ sinh để thấm hút. Ngoài ra, có thể giúp giữ gìn vệ sinh.
  • Sau khi sinh bụng sẽ rất to như thời kỳ mang thai 5-6 tháng. Mẹ bé nên kết hợp những bài tập và chế độ ăn hợp lý.

Kết luận

Như vậy những chia sẻ của Góc của mẹ có thể giúp mẹ bầu nắm bắt và hiểu rõ hơn quá trình sinh con. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, do vậy bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để có lựa chọn phù hợp. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Quá trình sinh con diễn ra như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý những gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Bà đẻ có ăn được tim lợn không? Đọc ngay 4 điều quan trọng mẹ ơi! 
Nhiều người mách mẹ bỉm nên thêm tim lợn vào thực đơn để bổ sung dồi dào dinh dưỡng, nào thịt gà, thịt bò, cá hồi, chân giò…. Nhà đang có sẵn món tim lợn nhưng cơ thể sau sinh còn nhạy cảm nên mẹ băn khoăn không biết bà đẻ có được ăn tim […]
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ hiệu quả chỉ sau 1 tuần áp dụng  
Mẹ mới sinh mổ xong, bụng vẫn to như lúc mang thai, vết mổ lớn cũng làm mẹ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương pháp lấy lại vóc dáng phù hợp. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 3 cách làm xẹp bụng sau sinh mổ an toàn, hiệu […]
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
7 cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú an toàn – dễ thực hiện 
Mẹ bị sốt ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và giảm chất lượng nguồn sữa nên muốn tìm cách hạ sốt cho mẹ đang cho con bú khoa học để mau chóng khỏe lại, con yêu được ti thỏa thích mà không lo ngại gì. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ cung […]
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Sau sinh ăn rau má được không? Rất tốt cho sức khỏe mẹ ơi!
Nghe nhiều người “mách nước” ăn rau má giúp thanh lọc cơ thể, dưỡng da tốt nhưng không biết sau sinh ăn rau má được không, muốn tìm hiểu kỹ càng rồi mới ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ […]
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Sử dụng viên đặt hậu môn hỗ trợ giảm đau sau sinh mổ: nên hay không?
Vậy là sau những tháng ngày đợi chờ mẹ cũng đã được bồng bế con yêu trên tay, nhưng chưa cảm nhận hết được sự thiêng liêng đó thì cơn đau đã kéo đến tìm mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục sau quá trình sinh mổ, phụ nữ thường phải đối mặt với […]
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không? Tùy trường hợp mẹ ơi!
Mẹ vừa sinh em bé, nghe mọi người “mách” uống nước dừa tươi giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và về dáng nhanh nên muốn bổ sung vào thực đơn của mình. Thế nhưng mẹ vẫn băn khoăn, muốn tìm hiểu rõ phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không và cách uống […]
Giỏ hàng 0