Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có phải là dấu hiệu của tiêu chảy không? Đây là câu hỏi của rất nhiều bố mẹ khi gặp phải tình trạng này. Vậy bài viết dưới đây sẽ lý giải điều trên. Bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

  • Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thì phân của bé sẽ dạng lỏng và mềm. Phân sẽ có màu vàng hoặc cam đôi khi có màu xanh và không bị nặng mùi. Tần suất đi ngoài của trẻ mỗi ngày là 8-10 lần. Nhưng cũng có ngày trẻ không đi ngoài.
  • Đối với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa hộp thì phân bé sẽ đặc hơn. Màu của phân cũng đa dạng hơn như vàng, cam, xanh và nâu. Mỗi ngày bé sẽ đi ngoài 1-2 lần.
Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu sút cân, mệt mỏi…thì bố mẹ cần cân nhắc.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là dấu hiệu của tiêu chảy?

Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng không thể khẳng định trẻ có bị tiêu chảy hay không. Do vậy, bố mẹ cần quan sát một số biểu hiện sau của trẻ để phán đoán chính xác nhất:

  • Bé có dấu hiệu nôm mửa
  • Bé đi ngoài có tần suất nhiều hơn những ngày trước
  • Mùi phân của bé có mùi tanh và hôi
  • Trong phân có chất nhầy máu
  • Trẻ quấy khóc do đau bụng
  • Sắc mặt bé nhợt nhạt
  • Bé đi ngoài có bọt, tóe nước
  • Bé bị sốt…

Nếu bé có những vẫn vui chơi, ăn uống bình thường sắc mặt tươi thì không thể khẳng định bé bị tiêu chảy được.

3. Nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy nhưng phổ biến nhất vẫn là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc virut. Ngoài ra trở sơ sinh bị tiêu chảy là do bé thay đổi sữa. Môi trường sống sạch sẽ vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy bố mẹ cần giữ không gian sống sạch sẽ. Đặc biệt vệ sinh tay chân cho bé thường xuyên để bé không bị tiêu chảy. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng chưa khẳng định được trẻ có tiêu chảy hay không. Nhưng điều quan trọng bố mẹ luôn cần phòng tránh để giảm bớt rủi ro bị tiêu chảy của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến bé bị tiêu chảy

4. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng đến gặp bác sĩ?

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng có những biểu hiện được liệt kê ở trên. Ta có thể khẳng định trẻ bị tiêu chảy. Tuy nhiên, bé bị tiêu chảy như thế nào thì mới cần đi bác sĩ. Dưới đây sẽ liệt kê những biểu hiện của trẻ sơ sinh tiêu chảy cần gặp bác sĩ:

  • Bé tiêu chảy kèm theo nôn mửa
  • Trong phân của bé có chất nhầy hoặc máu
  • Bé đau bụng dấn đến quấy khóc liên tục
  • Bé sốt cao liên tục và trên 38.5 độ C
  • Mắt bé lờ đờ, cơ thể mệt mỏi và nhợt nhạt
Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng đến gặp bác sĩ?

5. Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng?

Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhưng lại vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vậy nên thay vì chữa bệnh, bố mẹ nên phòng ngừa ngay từ đầu để tránh những rủi ro không hay.

5.1 Vệ sinh chân tay cho trẻ

Sau khi bố mẹ đưa trẻ ra ngoài trời hoặc tiếp xúc với các đồ vật thì nên vệ sinh tay cho trẻ. Đặc biệt là trước khi trẻ bú mẹ cũng cần phải được rửa tay sạch sẽ. Bởi vì trong quá trình bú trẻ thường đưa tay cầm hay nắm ti mẹ. Do vậy, vi khuẩn có thể gián tiếp theo đi vào đường ruột của trẻ. Ngoài ra, người lớn trong gia đình khi hắt hơi nên che miệng và rửa sạch tay khi bế bé. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng là do bú sữa mẹ, khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì phân sẽ đặc hơn.

5.2 Vệ sinh bình sữa cho bé

Bình sữa cho bé là vật dụng hằng ngày trẻ sử dụng do vậy phải được rửa sạch sẽ. Chỉ rửa thôi cũng chưa đủ mà phải rửa sử dụng nước nóng để tiệt trùng cho trẻ. Ngoài ra, bình sữa không thể sử dụng quá nhiều lần, bố mẹ nên thay cho bé mới khi thời hạn bình cũ của bé quá dài. Ngoài ra, bố mẹ có thể sắm máy tiệt trùng để bình sữa của trẻ luôn sạch sẽ.

Bố mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng?

5.3 Vệ sinh đồ chơi cho trẻ

Trẻ sơ sinh rất tò mò về thế giới xung quanh và những đồ vật nhiều màu sắc. Do vậy, nếu bạn đưa cho bé đồ gì trẻ sẽ cầm nắm và có thể đưa lên miệng. Hành động này xảy ra thường xuyên đối với tất cả các trẻ nhỏ. Vậy nên, ngay cả đồ chơi và vật dụng của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Nếu bố mẹ không cẩn trọng giữ gìn đồ chơi cho trẻ rất dễ gây ra trẻ sơ sinh đi lỏng và bị tiêu chảy.

5.4 Cung cấp cho trẻ nước uống trái cây với lượng hợp lý

Cung cấp vitamin cho trẻ là giúp trẻ phát triển tốt nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ. Do vậy, mỗi ngày trẻ chỉ cần nạp đủ 120ml nước trái cây. Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng bác sĩ không khuyến khích uống nhiều nước trái cây. Ngoài ra, trên thị trường trái cây được bán tràn lan và không được kiểm duyệt. Do vậy, bố mẹ cần lựa chọn kỹ lưỡng trước khi cho trẻ uống. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, có thể gây tiêu chảy và những hệ lụy. Trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng chưa thể nhận định có tiêu chảy hay không? Nhưng nếu trẻ có những biểu hiện bố mẹ cần đưa bé gấp đến bệnh viện.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp được thắc mắc và lo lắng của bố mẹ. Bài viết trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng và những điều bố mẹ cần lưu ý có thể trở thành cẩm nang cầm tay đồng hành cùng bố mẹ trong quá trình chăm bé.

Bé 8 tuần tuổi bú ít phải làm sao? Đây là câu hỏi của rất nhiều bố mẹ khi chăm sóc bé trong giai đoạn này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách khắc phục. Bố mẹ cùng đón xem nhé!

1. Những thay đổi của bé trong giai đoạn 8 tuần tuổi

Nhiều bố mẹ chắc cũng tự hỏi rất nhiều rằng tại sao bé 8 tuần tuổi bú ít? Thời điểm bé nạp rất nhiều sữa là 6 tuần tuổi. Ngoài ra, giai đoạn trước đó bé gần như rất ngoan và dễ nuôi. Tuy nhiên, khi bước sang 8 tuần tuổi bé bắt đầu thay đổi:

  • Bé hay khóc, ngủ ít
  • Bé cáu gắt
  • Bé bú ít hoặc không chịu bú
Những thay đổi của bé trong giai đoạn 8 tuần tuổi
Những thay đổi của bé trong giai đoạn 8 tuần tuổi

Nếu bé của bé có những biểu hiện trên và không biết tại sao thì dưới đây chính là lý do nhé!

2. Nguyên nhân bé 8 tuần tuổi bú ít

2.1. Giả thuyết 1 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít

Theo các chuyên gia, giai đoạn bé 8 tuần tuổi bú ít và hay cáu gắt là mốc phát triển bình thường của trẻ. Bởi vì, đây là giai đoạn hậu sinh của người mẹ, hormone của mẹ thay đổi dẫn đến nguồn sữa có sự đổi thay. Giai đoạn này, mẹ bé dễ bị trầm cảm sau sinh nhất vì thế nhiều bé có những biểu hiện khác thường. Bé hay cáu gắt, ngủ ít và bú ít nhưng giai đoạn này sẽ qua nhanh thôi. Ngoài ra, khi bé khóc và cáu gắt thì bé sẽ dành thời gian nghỉ ngơi đôi khi 1 ngày. Bố mẹ có thể tranh thủ thời gian này để tận hưởng không gian yên bình.

Giả thuyết 1 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít
Giả thuyết 1 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít

2.2. Giả thuyết 2 giải thích bé 8 tuần tuổi bú ít

Có giải thuyết lại giải thích rằng giai đoạn bé 8 tuần tuổi bú ít thì khứu giác của trẻ rất nhạy cảm, bé có thể rất cần mùi của mẹ. Do đó, bé thích được bồng bé và dỗ dành khi khóc. Đặc biệt, lúc này trẻ rất tò mò với thế giới xung quanh. Trẻ dễ dàng bị thu hút chú ý với những vật màu sắc và phán đoán âm thanh phát ra rất chuẩn.

Nhìn chúng, bố mẹ không nên quá lo lắng vì những thay đổi bất thường của trẻ. Chỉ cần với một số mẹo dưới đây có thể giúp bé mẹ dễ dàng chăm bé.

3. Cách khắc phục bé 8 tuần tuổi bú ít

Dù biết rằng biểu hiện bất thường của trẻ trong giai đoạn 8 tuần tuổi này là bình thường. Nhưng chằng bố mẹ nào có thể làm ngơ được với các thiên thần nhỏ của mình. Vậy nên, nếu bố mẹ phải trải qua vấn đề trên thì hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé:

  • Bố mẹ nên đánh thức bé nhẹ nhàng khi bé mới bú đã ngủ
  • Bố mẹ phải đi làm thì nên mua máy vắt sữa (loại có pin sạc rất tiện) để cho bé bú. Dùng cách này có thể kích sữa mẹ ra nhiều hơn và tránh được nhiều bệnh liên quan đến vú. Đặc biệt sữa cạn là dòng sữa dinh dưỡng nhất, bé bú sẽ no hơn.
  • Trường hợp bé không chịu bé thì bố mẹ cần kiên nhẫn đút bằng thìa cho trẻ
Bố mẹ nên đánh thức bé nhẹ nhàng khi bé mới bú đã ngủ
Bố mẹ nên đánh thức bé nhẹ nhàng khi bé mới bú đã ngủ

Ngoài ra, vấn đề trẻ bú ít ở 2 tháng tuổi hay 4 tháng tuổi bú ít đều có thể áp dụng cách trên để khắc phục.

4. Cách khắc phục bé 8 tuần tuổi ngủ ít

Ngoài vấn đề bé 8 tuần tuổi bú ít thì vấn đề khóc hờn khi ngủ gây ra cho bố mẹ rất nhiều phiền phức. Dưới đây là những lưu ý để giảm bớt căng thẳng của trẻ:

  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, có thể ru hay bế bé một chút rồi đặt xuống.
  • Không ru bé ngủ đung đưa hoặc dùng võng vì sẽ gây nghiện cho trẻ.
  • Khi bé nằm ngủ mẹ có thể xoa lưng hoặc dỗ bé để bé không cảm thấy bị bỏ rơi
  • Phòng sử dụng điều hòa thì nên quấn cho trẻ chiếc chăn mỏng để bé ngủ ngon hơn. Có thể dụng chăn kén cho trẻ để bé ngủ ngon hơn.
Bố mẹ nên cho bé phơi nắng sáng rất tốt cho da và hệ xương của trẻ
Bố mẹ nên cho bé phơi nắng sáng rất tốt cho da và hệ xương của trẻ

Bố mẹ nên cho bé phơi nắng sáng rất tốt cho da và hệ xương của trẻ. Để tránh các bệnh còi xương, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm 400 đơn vị vitamin D3. Mẹ bé sau sinh cũng cần tăng chất lượng sữa và chất dinh dưỡng trong sữa cần bổ sung 3 ly sữa dành cho bà bầu mỗi ngày.

5. Khắc phục trẻ 8 tuần tuổi quấy khóc

Giai đoạn này còn được gọi là Witch-hour – khung giờ quái quỷ. Nếu bố mẹ đang trải qua giai đoạn này, thì hãy thử sử dụng những mẹo dưới đây để xoa dịu bé:

  • Cho bé vào trong xe đẩy hoặc bế bé ra ngoài chơi. Đây là cách gây phân tán sự chú ý của trẻ để giảm tiếng khóc ngay lập tức
  • Tắm và mát xa cho bé
  • Tăng cữ ăn của bé lên
  • Bố mẹ cần thật kiên nhẫn với trẻ

Đây là giai đoạn khó khăn của bố mẹ và trẻ nhưng sẽ rất nhanh trẻ sẽ dần quen với môi trường.

6. Tiêm chủng đầu tiên cho bé 8 tuần tuổi

Khi bé 8 tuần tuổi bố mẹ phải đối mặt với các vấn đề như bé 8 tuần tuổi bú ít, ngủ ít, quấy khóc….Nhưng vấn đề đó tạm được gác qua một bên khi có việc cần ưu tiên hơn. Đó chính là tiêm chủng đầu tiên sau vacxin. Đừng quên mang theo sổ theo dõi sức khỏe của trẻ để bác sĩ ghi tên thuốc và thời gian tiêm tiếp theo. Bố mẹ cần lưu ý ngày tiêm lần tiếp để sắp xếp thời gian dẫn bé đi tiêm. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng thì nên đi cùng chồng, người nhà hoặc bạn bé để được hỗ trợ.

Tiêm chủng đầu tiên cho bé 8 tuần tuổi
Tiêm chủng đầu tiên cho bé 8 tuần tuổi

Kết luận

Trên đây là những thông tinh hữu ích chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục bé 8 tuần tuổi bú ít và các vấn đề liên quan. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức xoa dịu khó khăn trong giai đoạn 8 tuần này. Chúc bé luôn mạnh khỏe!

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã sử dụng lời ru tiếng hát để giúp trẻ nhỏ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Thời nay, tiếng hát được truyền tải bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon. Điều này những giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn mà còn thông minh hơn. Tại sao lại như vậy, bố mẹ cùng Mamamy tìm hiểu dưới bài viết dưới này nhé!

1. Âm nhạc có thực sự mang lại nhiều lợi ích cho trẻ?

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Thử tưởng tượng mà xem nếu thiếu âm nhạc thế giới này buồn tẻ biết bao nhiêu. Chính vì vậy có thể khẳng định ngay rằng âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Nếu bố mẹ ở đây có con thức dậy vào lúc đêm thì thuộc 56% ông bố bà mẹ trên thế giời cùng hoàn cảnh. Tin vui là theo các chuyên gia ở Anh âm nhạc có thể giúp bé ngủ ngon và thông minh hơn. Vậy thì chẳng có lý do gì mà từ chối đem âm nhạc đến với các bé nhỉ?

Theo các chuyên gia ở Anh âm nhạc có thể giúp bé ngủ ngon và thông minh hơn
Theo các chuyên gia ở Anh âm nhạc có thể giúp bé ngủ ngon và thông minh hơn

2. Tại sao âm nhạc có thể giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ?

Âm nhạc có thể chạm tới cảm xúc của trẻ nhanh hơn bất cứ ngôn ngữ nào. Do vậy, trẻ sơ sinh thường rất thích thú với những giai điệu vui tươi, ngọt ngào. Quả thực là như vậy, âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn. Mẹ thay vì mở nhạc thì có thể hát ru cho trẻ bằng những bài hát nhẹ nhàng. Khi bé bắt đầu mơ màng vào giấc ngủ thì mẹ có thể hạ dần âm giọng xuống.

3. Âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon như thế nào?

Theo các chuyên gia, âm nhạc có thể tác động đến trẻ bằng 2 cách:

  • Tim đập chậm lại
  • Giảm đau
Việc chọn âm nhạc với nội dung nhẹ nhàng, trầm bổng sẽ hữu ích với trẻ hơn
Việc chọn âm nhạc với nội dung nhẹ nhàng, trầm bổng sẽ hữu ích với trẻ hơn

Việc bố mẹ cố gắng đọc sách và nhồi nhét kiến thức cho trẻ sẽ chẳng hữu hiệu. Việc chọn âm nhạc với nội dung nhẹ nhàng, trầm bổng sẽ hữu ích với trẻ hơn. Bởi vì âm nhạc có thể dễ dàng chạm tới trái tim của trẻ. Giúp trẻ giảm căng thẳng và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

4. Nhạc có thể giúp trẻ thông minh hơn

Chưa có nhiều nghiên cứu về sự liên kết của trẻ và âm nhạc cho trẻ sơ sinh. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng đối với sinh viên và các bé 5 tuổi nghe nhạc có thể tăng điểm số bài kiểm tra lên. Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ đẻ với các ngôn ngữ khác khi nghe nhạc. Đặc biệt, với thai nhi 35 tuần có thể nhớ và phân biệt các loại âm thanh khác nhau. Khi trẻ được 2 tháng tuổi có thể nhớ các giai điệu ngắn. Chính vì vậy, mà nhiều ông bố bà mẹ sử dụng âm nhạc cho bé từ ngay trong bụng. Âm nhạc không chỉ giúp trẻ thông mình hơn mà nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon.

5. Những cách đưa âm nhạc vào đời sống của trẻ

Để phát huy hết tính năng của âm nhạc bố mẹ cần có phương pháp nghe cho trẻ. Việc trẻ ham chơi và có nhu cầu tò mò về thế giới xung quanh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bố mẹ cần hạn chế thời gian giải trí của trẻ để dành thời gian cho âm nhạc. Dưới đây là một số cách hữu hiệu nhất mà bố mẹ có thể đưa âm nhạc vào đời sống trẻ.

5.1. Khi ngủ nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn

Thói quen nghe nhạc trước khi ngủ, nhạc cho bé ngủ ngoan hơn. Vẫn bản nhạc ấy, lời ru ấy hằng ngày khiến trẻ mặc định sẵn việc đi ngủ. Chỉ cần bật bài nhạc đó lên trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ như một thói quen. Tuy nhiên, bố mẹ nên chọn những bài nhẹ nhàng, hoặc nhịp điệu chậm dần. Ngoài ra, bố mẹ không nên cho trẻ nghe nhạc qua đêm sẽ kích thích não bộ của trẻ.

5.2. Bố mẹ tạo âm nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon và thông minh hơn

Bố mẹ đừng quá lo lắng về chất giọng và nhịp điệu của mình. Bé không phải là người phán xét âm nhạc bé chỉ cảm nhận với cái nhìn mới lạ. Bố mẹ không nhất thiết chỉ hát ru mà còn có thể lồng ghép các bài thiếu nhi, bài đếm số,…kèm theo những hành động nhảy để thu hút sự bé. Chắc chắn rằng chỉ với những điều trên có thể khiến nhạc cho bé ngủ ngon và thông minh hơn.

Bố mẹ đừng quá lo lắng về chất giọng và nhịp điệu của mình
Bố mẹ đừng quá lo lắng về chất giọng và nhịp điệu của mình

5.3. Bé tự tạo âm nhạc cho riêng mình

Giai đoạn sơ sinh, trẻ hứng thú các nhạc cụ như đàn piano, trống…Tuy nhiên tại độ tuổi này bố mẹ không nên quá xem trọng. Hầu hết các bé chỉ tò mò chứ chưa sẵn sàng để thành thạo loại nhạc cụ nào. Vì vậy, có thể thấy rõ nhất tài năng của trẻ ở độ tuổi từ 5-7 tuổi. Nhưng chúng ta không thể từ chối được sự hữu ích của nhạc cho bé ngủ ngon và thông minh hơn.

6. Loại âm nhạc nào tốt nhất cho sơ sinh

Mục đích ban đầu cho trẻ sơ sinh nghe nhạc là nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, nhạc cho bé ngủ ngon. Cho trẻ nghe nhạc không phải là định hướng cho trẻ thành nhạc sĩ, ca sĩ hay một ai đó về âm nhạc. Hãy để trẻ tự do lựa chọn âm nhạc mà mình yêu thích. Tuy nhiên, bố mẹ có thể gợi ý cho trẻ các bài hát ru, nhạc thiếu nhi vui tươi, bài hát âm hưởng nhẹ nhàng…Bố mẹ không nên chọn các bài nhạc rock hoặc rap sẽ không thực sự phù hợp với trẻ. Hãy nghĩ đến trẻ với tất cả những gì vui tươi, nhẹ nhàng và trong sáng.

Kết luận

Với những thông tin trên bố mẹ đã có được lựa chọn phù khi lựa chọn nhạc cho bé ngủ ngon chưa? Mong rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức mới trong hành trang chăm sóc trẻ. Theo dõi Mamamy để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé! Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Mẹ đang tìm sữa công thức cho trẻ sơ sinh? Nhưng thị trường hiện nay có quá nhiều loại, khiến mẹ phân vân và khó chọn. Góc Của Mẹ sẽ giải quyết vấn đề này của mẹ bằng 3 tiêu chí vàng dưới đây. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Sữa công thức cho bé sơ sinh là gì?

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là loại sữa được đặc chế theo công thức riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là loại sữa được dùng để thay thế sữa mẹ khi mẹ không đủ sữa cho bé bú. Bởi thành phần sữa được được “sao chép” gần giống với sữa mẹ nhất. 

Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là loại sữa được đặc chế theo công thức riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là loại sữa được đặc chế theo công thức riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hiện tại sữa công thức cho bé sơ sinh được chia thành 3 dạng chính gồm:

  • Sữa bột: Đây là dạng phổ biến nhất đối với các dạng sữa dành cho bé. Với giá thành hợp lý lại không tốn quá nhiều diện tích để bảo quản. Đồng thời giúp hạn chế rác thải, thân thiện với môi trường. Đối với sữa bột, ba mẹ có thể dễ dàng thay đổi liều lượng theo nhu cầu của bé. Thay vào đó, phụ huynh sẽ mất nhiều giai đoạn hơn để pha sữa cho bé.
  • Sữa dạng đặc: Đây là dạng sữa cần pha thêm với nước trước khi cho bé dùng. Mẹ nên xem kỹ hướng dẫn của từng loại để pha đúng tỷ lệ. Sữa dạng đặc thường có giá cao hơn so với sữa bột. Bởi cách sử dụng của nó sẽ đơn giản và tiện lợi hơn sữa bột.
  • Sữa dùng ngay: Đúng với cái tên của nó, mẹ có thể cho bé dùng ngay mà không cần trải qua các giai đoạn pha chế. Do sự tiện lợi cho ba mẹ và sẵn sàng đáp ứng cho bé mỗi khi cần nên giá của dạng sữa này là đắt nhất trong ba dạng sữa. Tuy vậy, sữa dạng dùng ngay thường sẽ để lại rất nhiều rác thải sau mỗi lần sử dụng. 

2. TOP 3 tiêu chí vàng khi chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Hiện nay, thị trường có khá nhiều các loại sữa công thức khiên ba mẹ dễ bị choáng ngợp và rơi vào trường hợp không biết nên mua loại nào. Sau đây là 3 tiêu chí quan trọng ba mẹ nên bỏ túi mỗi khi chọn sữa công thức cho con. 

3 tiêu chí quan trọng ba mẹ nên bỏ túi mỗi khi chọn sữa công thức cho con
3 tiêu chí quan trọng ba mẹ nên bỏ túi mỗi khi chọn sữa công thức cho con

2.1 Độ tuổi của trẻ

Các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh sẽ có từng thành phần dưỡng chất khác nhau để phục vụ cho từng giai đoạn phát triển của bé. Ở mỗi giai đoạn phát triển bé sẽ cần được cung cấp một số nguồn dinh dưỡng nhất định. Các nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra các loại sữa cho từng giai đoạn. Do đó, khi lựa chọn sữa cho con, ba mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại sữa đúng với độ tuổi của con. 

2.2 Nhu cầu của trẻ

Với thành phần và công thức sữa khác nhau, các loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh thường đáp ứng được cho từng nhu cầu của mỗi bé. Vì không sữa công thức nào giống loại sữa nào, tất cả đều hướng đến đối tượng nhất định. Như sữa dành cho trẻ sinh non, sữa dành cho bé khó tiêu, sữa tăng cường hệ miễn dịch…. Ba mẹ có thể tham khảo một số thông tin sau cho từng đối tượng:

  • Trẻ sinh non:

Ba mẹ nên chọn sữa chứa nhiều khoáng chất, Calo, Protein và chất béo giúp cơ thể dễ hấp thụ. Trẻ sinh non, nhẹ cân ba mẹ nên tư nhận tư vấn từ bác sĩ.

  • Trẻ dưới 6 tháng bị nhẹ cân:

Chọn sữa công thức loại I có thành phần và hương vị gần giống với sữa mẹ nhất. Ưu tiên thành phần giúp hỗ trợ tiêu hóa và dễ hấp thu để bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé.

  • Trẻ bị dị ứng, khó hấp thụ:

Ba mẹ có thể chọn sữa có công thức thủy phân. Sữa thủy phân là sữa ít gây dị ứng cho bé nhất. Đồng thời sẽ giúp bé dễ dàng tiêu hóa, hấp thụ và bảo vệ cả hệ miễn dịch cho trẻ.

  • Trẻ khó tiêu hóa:

Đối với trường hợp này, ba mẹ nên chọn các loại sữa không có thành phần Lactose. Đây là loại sữa sẽ giúp bé giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, khó tiêu. 

Các loại sữa chứa nhóm chất dinh dưỡng Choline, DHA, ARA, Prebiotic…sẽ giúp bé phát triển về thể chất cũng như trí tuệ
Các loại sữa chứa nhóm chất dinh dưỡng Choline, DHA, ARA, Prebiotic…sẽ giúp bé phát triển về thể chất cũng như trí tuệ
  • Trẻ có nhu cầu tăng canxi nhưng không tăng cân nặng:

Các loại sữa không chất béo sẽ là lựa chọn lý tưởng cho nhóm đối tượng này. 

  • Trẻ phát triển trí não:

Các loại sữa chứa nhóm chất dinh dưỡng Choline, DHA, ARA, Prebiotic…sẽ giúp bé phát triển về thể chất cũng như trí tuệ.

2.3 Chất lượng của sữa

Khi chọn mua sữa công thức cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên chọn các loại có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cẩn thận kiểm tra hàng thật giả trước khi mua vì hàng nhái giả đang tràn lan trên thị trường rất nhiều. Ngoài ra, ba mẹ nên ưu tiên các loại sữa có chứng nhận và kiểm chứng khoa học của các tổ chức y tế. Hoặc các sản phẩm đã được đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO, ICE, GMP.

3. Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Sữa dạng bột là loại sẽ mất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện nhất
Sữa dạng bột là loại sẽ mất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện nhất

Để xác định chính xác công thức pha sữa chung cho trẻ sơ sinh thì rất khó. Vì mỗi loại sữa khác nhau đều có cách dùng khác nhau. Như với sữa dùng ngay, mẹ không cần pha chế gì cả, chỉ cần mở ra là bé có thể dùng ngay. Đối với sữa dạng đặc, mẹ chỉ cần pha với tỷ lệ nước theo hướng dẫn trên bao bì là có thể cho bé dùng. Sữa dạng bột là loại sẽ mất nhiều giai đoạn và thời gian thực hiện nhất. Nhưng nhìn chung cách pha sữa bột cho trẻ sẽ có 5 bước sau:

  • Bước 1: Vệ sinh bình sữa và tiệt trùng bình sữa trước khi pha
  • Bước 2: Xác định đúng lượng sữa bột cần dùng và lượng nước tương ứng. Ở bước này, mẹ nên tham khảo hướng dẫn về lượng sữa và lượng nước trên bao bì.
  • Bước 3: Cho bột sữa và nước nóng khoảng (37 độ C) vào bình. Mẹ có thể lắc đều hoặc quậy đều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
  • Bước 4: Thử nhiệt độ của sữa, xác định nhiệt độ vừa phải mới cho bé dùng.

4. Sữa công thức để được bao lâu?

Sữa công thức pha xong để được bao lâu? Thời gian sử dụng sữa công thức cho bé pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi, do trong đó có nước bọt của trẻ, sữa có thể bị nhiễm khuẩn và không thuận tiện cho việc bảo quản.

Cha mẹ cũng không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono có thể gây ra bệnh rất nguy hiểm như viêm màng não hay nhiễm trùng máu….

5. Lưu ý khi dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Bảo quản sữa cẩn thận theo như hướng dẫn in trên bao bì.
Bảo quản sữa cẩn thận theo như hướng dẫn in trên bao bì.

Khi cho bé dùng sữa công thức, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Xác định rõ hạn sử dụng của sữa. Vì sữa sau khi mở hộp chỉ dùng được trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Bình sữa luôn cần được giữ vệ sinh trước và sau mỗi lần dùng.
  • Không dùng nước quá nóng để pha sữa. Không hâm sữa bằng lò vi sóng.
  • Bảo quản sữa cẩn thận theo như hướng dẫn in trên bao bì.

Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng ở một vài trường hợp đặc biệt bé cần được bổ sung và dùng sữa ngoài, thì sữa công thức là lựa chọn lý tưởng nhất. Hy vọng với các thông tin trên đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về sữa công thức cho trẻ sơ sinh cũng như các tiêu chí chọn sữa cho phù hợp. 

Nguồn tham khảo: Sữa công thức: Những điều cần biết

Sinh nhật là một cột mốc đáng nhớ trong hành trình khôn lớn của con. Để khuấy động bầu không khí, tạo nên một buổi sinh nhật vui vẻ và ấm áp, mẹ hãy tham khảo một vài trò chơi sinh nhật sau đó thảo luận với con và cùng thực hiện. Đó có thể là trò chơi trong nhà, ngoài trời, cá nhân hay trò chơi sinh nhật đồng đội. Chúng không chỉ giúp con vui vẻ mà còn hình thành nhiều kỹ năng sau này.

1. Trò chơi làm bánh sinh nhật

Bánh sinh nhật chắc chắn là thứ không thể thiếu trong ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt này rồi
Bánh sinh nhật chắc chắn là thứ không thể thiếu trong ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt này rồi

Bánh sinh nhật chắc chắn là thứ không thể thiếu trong ngày kỷ niệm vô cùng đặc biệt này rồi. Thay vì phải nghĩ xem nên chơi trò gì trong ngày sinh nhật sao không cùng với con thực hiện chính những chiếc bánh để dành tặng cho bản thân. Có thể hình ảnh sẽ không hoàn hảo như khi mua ở ngoài cửa hàng. Nhưng những kỷ niệm thì chắc chắc chắn sẽ khiến con nhớ mãi.

Dĩ nhiên là mẹ sẽ không để con tự làm một mình rồi. Mẹ vẫn là người thực hiện chính để con phụ giúp bên cạnh. Mua sẵn các loại kẹo trang trí để mọi việc diễn ra nhanh chóng hơn. Thay vì nướng bánh to hãy thực hiện các cốc bánh nhỏ và để con thỏa sức trang trí theo sở thích của mình.

2. Trò chơi sinh nhật trong nhà

Làm bánh sinh nhật là việc trước khi bữa tiệc diễn ra. Còn trong khi tổ chức tiệc thì chúng ta có những trò chơi sinh nhật nào thú vị nào? Mỗi một không gian sẽ lại có những gợi ý về trò chơi khác nhau để mẹ lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Trò chơi sinh nhật trong nhà
Trò chơi sinh nhật trong nhà

Trước hết hãy cùng xem các gợi ý về trò chơi trong nhà.

  • Trò chuyển quà: Xếp trẻ ngồi thành vòng tròn sau đó bật nhạc và di chuyển món quà đã được chuẩn bị. Nhạc dừng ở đâu thì bạn đó được bóc món quà.
  • Trò giả tượng: Bật một bài hát và dừng tắt liên tục. Khi nhạc dừng thì tất cả các con phải dừng lại bất động theo đúng như tư thế mà mình đang thực hiện.
  • Thử sự nhanh nhẹn của bé bằng nhạc và ghế: Xếp ghế theo hình vòng tròn và bật nhạc để các con di chuyển xung quanh. Nhạc tắt ai không ngồi được xuống ghế sẽ bị loại.
  • Trò mẹ bảo: Yêu cầu các bé phải thực hiện theo hiệu lệnh của người quản trò. Bé nào thực hiện chậm nhất sẽ bị loại.

Để đảm bảo trò chơi trong nhà được an toàn hãy bố trí một khu vực riêng tránh xa các loại đồ vật dễ vỡ và nguy hiểm như cốc, bát đĩa…

3. Trò chơi trong tiệc sinh nhật cho bé ngoài trời

Nếu có điều kiện tổ chức sinh nhật hoành tráng ngoài trời sao không thử những trò chơi được gợi ý dưới đây:

  • Salad trái cây
  • Sói ơi mấy giờ rồi
  • Tìm kiếm đồ vật
  • Vịt và ngỗng
  • Đua rắn
  • Đua giữ trứng trong thìa
  • Thuyền trưởng đang đến
  • Mua hàng
Trò chơi trong tiệc sinh nhật cho bé ngoài trời
Trò chơi trong tiệc sinh nhật cho bé ngoài trời

Đặc điểm của những trò chơi này là hầu hết sẽ không phân loại thắng thua. Nhưng chắc chắn là tiếng la hét sẽ lớn. Chính vì vậy mà chúng được khuyến khích là nên chơi ở ngoài trời.

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý kiểm tra và chuẩn bị một khu vực chơi thật an toàn. Tránh xảy ra những việc nguy hiểm. Đồng thời nhờ đến sự trợ giúp của các phụ huynh khác. Nếu không một mình bạn chắc chắn là sẽ kiêm không xuể được tất cả đâu. Bởi chơi ngoài trời là một khoảng không rất rộng lớn và sẽ có những bé hiếu động, không nghe lời.

Ngoài những gợi ý phía trên cha mẹ cũng có thể suy nghĩ và sáng tạo ra thêm nhiều trò chơi sinh nhật khác nữa để kích thích sự phát triển của con và hoạt động và tư duy. Đồng thời kéo được sự tham gia của tất cả các bạn vào trò chơi.

4. Chọn trò chơi tùy theo từng lứa tuổi

Những trò chơi phía trên bạn hoàn toàn có thể tham khảo để tổ chức cho con mình. Nhưng tùy theo từng lứa tuổi mà đưa ra những sự lựa chọn cho thật hợp lý.

Chọn trò chơi tùy theo từng lứa tuổi
Chọn trò chơi tùy theo từng lứa tuổi

Sinh nhật đầu tiên của con nhưng lại chủ yếu là người lớn tham dự. Để đảm bảo rằng các con không nhàm chán và quấy khóc đòi về, bạn cũng có thể tổ chức một vài trò chơi như:

  • Chơi đất nặn
  • Chơi hạt
  • Máng nước

Tuy nhiên cần lưu ý là cha mẹ hãy chơi cùng con để đảm bảo không có nguy hiểm. Đồng thời khu vực vui chơi đặt xa khu vực tiệc để đảm bảo an toàn.

Đối với các sinh nhật sau của con, mẹ đã có thể lựa chọn các loại trò chơi được gợi ý ở trên. Tuy nhiên cần lưu ý là khi trẻ 2 tuổi cha mẹ không nên cho con chơi một mình mà vẫn cần phải có sự giám sát. Đồng thời không để con tham gia các trò chơi có tính cạnh tranh cao. Nếu trẻ không thích chơi thì cũng là chuyện hết sức bình thường ở lứa tuổi này.

Từ 3 tuổi trở đi con đã có thể chơi được một mình. Nhưng cũng vì thế mà cần phải có sự sắp xếp, bố trí thật tốt trước khi cho các con chơi.

Trên đây là những gợi ý mà các mẹ có thể tham khảo khi tìm kiếm trò chơi sinh nhật dành cho con. Hãy tạo nên một bữa tiệc thật ý nghĩa và hạnh phúc, đúng với lứa tuổi của con. Tránh xa sự tác động của các thiết bị thông minh để con tư duy và phát triển toàn diện.

Việc học của con người không chỉ có trên sách vở, trong nhà trường. Quan trọng là bạn học được gì ở cuộc sống hằng ngày. Việc học bắt đầu từ khi còn nhỏ bởi cây con muốn tạo dáng phải được uốn nắn từ bé. Nhưng trẻ con thường không thích sự gò ép, chưa có kỷ luật. Vậy nên vừa chơi vừa học là giải pháp mà cha mẹ nên lựa chọn để kích thích sự phát triển của con.

1. Làm gương cho con

Muốn dạy con thành người như thế nào trước hết cha mẹ cần phải là tấm gương để con học tập. Muốn con là người lạc quan, yêu đời thì cha mẹ hãy là những người vui tươi và tích cực. Muốn con độc lập thì cha mẹ cũng phải rèn cho con, đừng việc gì cũng làm giúp con…

Những thói quen từ cha mẹ sẽ dần dần ảnh hưởng đến con cái. Chúng cũng sẽ bắt chước theo hành động của bạn, Bởi chúng chưa nhận thức được như thế nào là đúng, sai, thấy cha mẹ làm gì là làm đó. Vì vậy, trong gia đình có con nhỏ, cha mẹ hãy lưu ý đến hành động, lời nói của mình.

2. Tạo ra bầu không khi thoải mái khi vừa chơi vừa học

Các em nhỏ đang học
Đừng áp đặt quy chuẩn của người lớn vào trẻ con. Khi chúng thấy việc làm của mình được công nhận thì chắc chắn sau đó sẽ tích cực thực hiện hơn.

Để việc vừa chơi vừa học thực sự hiệu quả, trước hết, bạn cần phải tạo được bầu không khí hứng thú cho con. Hãy làm mọi thứ thật tự nhiên và vui vẻ. Chuyên tâm vào điều mà mình đang thực hiện, không để tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng.

Đồng thời hãy liên tục cổ vũ cho con và chấp nhận mọi kết quả mà con làm ra. Đừng áp đặt quy chuẩn của người lớn vào trẻ con. Khi chúng thấy việc làm của mình được công nhận thì chắc chắn sau đó sẽ tích cực thực hiện hơn.

3. Tạo thành thối quen giúp bé vừa chơi vừa học

Hãy kiên nhẫn trong việc vừa chơi vừa học của con. Ngay cả bản thân người lớn nhiều khi cũng còn làm sai. Vậy thì làm sao con trẻ có thể làm như một cái máy theo mong muốn của chúng ta được.

Cha mẹ hãy lên kế hoạch sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách hợp lý khi nhà có trẻ nhỏ. Xác định rõ thời gian, địa điểm cũng như công việc mình cần phải làm vào lúc này. Như vậy con sẽ hành động và thực hiện theo thời gian biểu và tạo dần thành thói quen.

Đầu tiên chỉ là việc kết hợp học và chơi một cách thoải mái. Sau đó chúng sẽ hoạt động nửa động lập với sự nhắc nhở của cha mẹ. Cuối cùng là tự thực hiện việc đó như một phần trách nhiệm của bản thân mình.

4. Cổ vũ tinh thần cho con

Hãy cổ vũ tinh thần để con cảm thấy hứng khởi khi vừa chơi vừa học. Trẻ con rất thích được khen ngời đặc biệt là khen trước mặt người khác. Tuy nhiên, không khen trước mặt em bé khác sẽ khiến bạn đó cảm thấy bị so sánh. Khen một cách khéo léo để con có thể nghe thấy. Từ đó chúng sẽ có động lực để thực hiện tốt hơn.

Khi trẻ phạm lỗi không được đổ cho người hoặc sự vật khác. Đây là điều mà nhiều người lớn Việt Nam thường gặp.
Khi trẻ phạm lỗi không được đổ cho người hoặc sự vật khác. Đây là điều mà nhiều người lớn Việt Nam thường gặp.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ khen ngời bằng lời nói, cha mẹ cũng hãy làm các loại phần thưởng khác nhau để dành cho con khi chúng hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Khi bé mắc lỗi hãy trừ bớt phần thưởng và có hình phạt phù hợp để con khắc phục. Không thể lúc nào cũng khen ngợi con được.

Khi trẻ phạm lỗi không được đổ cho người hoặc sự vật khác. Đây là điều mà nhiều người lớn Việt Nam thường gặp. Ví dụ như khi con bị ngã thì cho rằng đó là do con kiến, viên đá… Như vậy sẽ khiến con đỗ lỗi cho người khác mà không biết chịu trách nhiệm về hành động của mình.

5. Luôn luôn thay đổi để bé vừa học vừa chơi không nhàm chán

Cha mẹ đừng chỉ duy trì mãi một phương thức chơi cùng con để tạo thói quen cho bé. Thay vào đó, hãy thường xuyên nghĩ ra các hoạt động để con không bị nhàm chán và học hỏi được nhiều hơn.

hãy thường xuyên nghĩ ra các hoạt động để con không bị nhàm chán và học hỏi được nhiều hơn.
Hãy thường xuyên nghĩ ra các hoạt động để con không bị nhàm chán và học hỏi được nhiều hơn.

Có rất nhiều các trò chơi mà mẹ có thể lựa chọn để giúp con vừa chơi vừa học ví dụ như:

  • Các trò chơi vận động: đạp xe, cầu trượt, tham gia các trò chơi vận động trong khu vui chơi, nhảy lò cò…
  • Trò chơi giúp bé phát triển đôi tay, để con linh hoạt hơn. Ví dụ như chơi đồ hàng bằng các loại đất sét, làm nhà bằng thùng giấy…
  • Trò chơi cần đến sự tư duy và óc phán đoán nhanh nhạy của con: truyền bóng, cờ vua, tìm kiếm đồ vật…
  • Trò chơi phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ: hát, đọc thơ cùng con; trò mẹ bảo…
  • Các trò chơi giúp con có sự cảm nhận về không gian cũng như cấu trúc xung quanh. Từ đó giúp con nhận thức được sự tồn tại của đồ vật.

Xem thêm:

Mẹ có thể làm gì để dạy trẻ tư duy phản biện?

Top 4 trò chơi sáng tạo cho trẻ để con rèn luyện tư duy, phát triển trí tuệ

Top 10 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí tuệ

6. Dành thời gian cho con

Để việc vừa chơi vừa học của con thực sự thú vị thì cha mẹ hãy nhớ một điều vô cùng quan trọng đó là dành toàn bộ thời gian cho con của mình. Tuổi thơ của con trẻ rất ngắn ngủi, chúng sẽ thay đổi từng ngày khiến cho bạn khó có thể nhận ra. Việc trẻ bắt chước người lớn rất nhanh. Chính vì thế mà khi chơi cùng con, cha mẹ hãy tập trung toàn bộ sự chú ý dành cho chúng.

Việc trẻ bắt chước người lớn rất nhanh. Chính vì thế mà khi chơi cùng con, cha mẹ hãy tập trung toàn bộ sự chú ý dành cho chúng.
Việc trẻ bắt chước người lớn rất nhanh. Chính vì thế mà khi chơi cùng con, cha mẹ hãy tập trung toàn bộ sự chú ý dành cho chúng.

Rất đơn giản thôi, tạm thời tắt điện thoại, rời xa công việc hằng ngày của mình. Hoặc cũng có thể sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh một cách có chọn lọc để thông qua đó dạy trẻ một cách hoản hảo. Ví dụ như vừa chơi vừa học tiếng Anh. Đừng quên học và chơi với con vào dịp nghỉ hè của chúng.

Việc vừa chơi vừa học cùng con không khó. Chỉ cần cha mẹ thực sự quan tâm đến vấn đề này.

3 năm đầu đời là thời gian quan trọng giúp con phát triển kỹ năng. Chính vì thế, cha mẹ hãy theo sát quá trình phát triển của con và tìm hiểu thật kỹ từng giai đoạn. Để từ đó cùng con khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Khi trẻ bước sang tháng thứ 11 đã bắt đầu phát triền rất nhiều kỹ năng. Mẹ hãy lưu lại những Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi để cùng con có những trải nghiệm thật thú vị nhé!

1. Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển trí não

Hãy cho con nhập vào bất cứ một vai nào đó cùng với các loại đồ vật
Hãy cho con nhập vào bất cứ một vai nào đó cùng với các loại đồ vật

Đầu tiên hãy cho con chơi những trò giúp phát triển trí não một cách toàn diện. Bởi đây là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Trí não phát triển thì con cũng sẽ nhanh nhẹn và thông minh hơn. Các loại Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi giúp con phát triển trí não bao gồm:

  • Chơi trốn tìm: Trẻ đã có khái niệm về sự tồn tại của đồ vật. Vì thế, con thích chơi trốn tìm, ú òa hoặc các loại đồ chơi bí mật khi mở nắp sẽ có đồ bật ra.
  • Phân loại đồ chơi: Để thực hiện vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 dụng cụ để đựng đồ chơi. Sau đó đặt các loại đồ chơi vào trong đó và nhắc con đổ hết ra để cùng phân loại.
  • Trò nhập vai: Hãy cho con nhập vào bất cứ một vai nào đó cùng với các loại đồ vật. Nhờ đó mà trí tưởng tượng, tư duy của trẻ cũng sẽ phong phú hơn.
  • Lăn bóng qua lại: Trò này sẽ luyện cho mắt của con có thể nhìn qua nhìn lại và tập trung vào một sự vật.

2. Trò chơi thiên về kỹ năng vận động

Hãy đảm bảo chắc chắn các đồ vật sắc nhọn, nguy hiểm đã được dọn sạch
Hãy đảm bảo chắc chắn các đồ vật sắc nhọn, nguy hiểm đã được dọn sạch

Đừng lúc nào cũng chỉ để con tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Hãy cùng con vận động và phát triển bằng các trò chơi cho bé 11 tháng tuổi sau đây:

  • Hát theo nhạc và thực hiện điệu bộ cũng là một trò chơi phù hợp dành cho trẻ 11 tuổi: Con có thể thực hiện việc rửa mặt, thổi kèn, làm hình con vịt theo những bài hát thiếu nhi “kinh điển”.
  • Tập đi: Hãy nắm tay và dẫn con đi theo bạn. Đừng quên những lời động viên để con có thể cố gắng nhiều hơn.
  • Để con thoải mái di chuyển trong phòng tìm đồ vật: Hãy đảm bảo chắc chắn các đồ vật sắc nhọn, nguy hiểm đã được dọn sạch và xử lý trước khi thực hiện trò chơi này. Như vậy còn sẽ di chuyển nhanh nhẹn hơn.
  • Cho con chơi với đồ chơi có bánh xe: Con sẽ rất thích các loại đồ chơi này và di chuyển theo chúng.
  • Chơi thể thao tương tác cùng với con: Có rất nhiều bộ môn để cha mẹ tương tác với con. Ví dụ như cùng xếp đồ chơi, bấm nút đồ vật, trượt cầu trượt, đu quay… Hãy chọn trò chơi phù hợp với con.

3. Các trò chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển cảm xúc

Hãy để con tự do thoải mái thể hiện cảm xúc của mình
Hãy để con tự do thoải mái thể hiện cảm xúc của mình

Một trong những mặt mà con cũng cần phải được khai thác đó chính là cảm xúc. Cha mẹ không nên gò ép con phải thế này phải thế kia. Hãy để con tự do thoải mái thể hiện cảm xúc của mình. Sau đó uốn nắn dần và đưa cho con hướng đi đúng. Các trò chơi cho bé 11 tháng tuổi để con phát triển về mặt cảm xúc mà mẹ có tể tham khảo là:

  • Soi bóng trong gương: Hai mẹ con hãy cùng đứng trước gương để thấy được hình ảnh của mình. Sau đó mẹ hãy thực hiện những biểu cảm đơn giản để con bắt chước theo.
  • Chơi cùng với bạn nhưng không bắt con phải chia sẻ: Hãy tôn trọng sở thích của con. Nếu có xung đột, hãy đánh lạc hướng trẻ bằng một loại đồ chơi khác.
  • Cho con tiếp xúc và làm quen với nhiều người hơn: Kể cả người lớn hay trẻ nhỏ thì cũng sẽ thích hoặc ghét người nào đó, Vì thế, hãy cho con tiếp xúc với nhiều người hơn để con bày tỏ cảm xúc rõ ràng.

4. Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố mẹ cần quan tâm khi còn đã bước sang tháng thứ 11
Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố mẹ cần quan tâm khi còn đã bước sang tháng thứ 11

Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố mẹ cần quan tâm khi còn đã bước sang tháng thứ 11. Đừng để con tự tìm hiểu về tiếng mẹ đẻ của mình và học nói. Mẹ hãy cùng con học hỏi mỗi ngày thông qua thật nhiều trò chơi cho bé 11 tháng tuổi thật lý thú như:

  • Mẹ nói con cũng nói: Đây là hoạt động mẹ nên thực hiện từ trước đó để vừa tương tác và giúp con làm quen với ngôn ngữ. Lúc này, mẹ hãy tường thuật lại các hoạt động với bé để con nắm bắt và ghi nhớ.
  • Đáp lại ngôn ngữ và điệu bộ của con: Vì lúc này trẻ chưa thể nói được mà chủ yếu dùng ngôn ngữ cơ thể. Đây là cách trẻ thể hiện cảm xúc và khả năng giao tiếp.
  • Dùng điệu bộ đi kèm với lời nói: Điều này giúp ích rất nhiều trong việc phát triển vốn từ vựng liên quan đến ngôn ngữ cơ tể của trẻ. Việc đáp lại ngôn ngữ và điều bộ của con phía trên chính là để mẹ áp dụng vào hoạt động này. Từ những điệu bộ của mẹ, mẹ hãy đưa ra một từ ngữ gọi tên cho hành động đó. Sau đấy, mỗi khi trẻ thực hiện mẹ hãy yêu cầu con nói để chúng phát triển ngôn ngữ.
Từ những điệu bộ của mẹ, mẹ hãy đưa ra một từ ngữ gọi tên cho hành động đó
Từ những điệu bộ của mẹ, mẹ hãy đưa ra một từ ngữ gọi tên cho hành động đó

Trên đây là những gợi ý về Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi mà cha mẹ nên tham khảo để thực hiện cùng con. Để giúp con phát triển toàn diện thì cha mẹ cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuổi thơ của con rất ngắn ngủi vì thế đừng để con bạn phát triển một mình. Hãy lưu về để cùng con thực hiện mỗi ngày mẹ nhé!

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non tăng cường trí tuệ. Ở độ tuổi mầm non các con bắt đầu làm quen dần với kiến thức cơ bản như mặt chữ và mặt số. Làm sao để con vừa học vừa chơi đúng với lứa tuổi của con. Trò chơi dân gian chính là một gợi ý tuyệt vời. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu các trò chơi dân gian hay nhất nhé!

1. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đuổi bắt dân gian cực kỳ nổi tiếng. Trong trò chơi, một bé sẽ là người bị bịt mắt và cần phải cố gắng tìm bắt những người còn lại trong trò chơi. Bé nào bị bắt sẽ thua cuộc và trở thành người bị bịt mắt.

Chắc chắn, trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần được chơi qua trò này ngày bé. Khi tham gia trò chơi, bé sẽ phải tập trung lắng nghe, cảm nhận thế giới xung quanh. Suy nghĩ xem làm sao để chiến thắng. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này tuy nghe đơn giản nhưng rèn luyện cho bé rất nhiều những kỹ năng tuyệt vời. Ngoài ra, cảm xúc chính là điều tuyệt vời nhất mà Bịt mắt bắt dê mang lại. Niềm vui chiến thắng, sự hội hồi khi sắp bị bắt…

Mẹ có thể tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non với trò chơi bịt mắt bắt dê này theo nhóm nhé.
Mẹ có thể tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non với trò chơi bịt mắt bắt dê này theo nhóm nhé.

2. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non- Kéo cưa lừa xẻ

Tiếp tục là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non rất hay. Nếu không thể sắp xếp được một nhóm chơi đông. Kéo cửa lừa xẻ chỉ cần 2 bé tham gia hoặc trực tiếp mẹ và bé có thể chơi với nhau. 2 người sẽ ngồi đối diện nhau, dang hai chân ra và đồng thời để hai tay chạm vào nhau nắm chặt. Mẹ và bé vừa ngồi hát vàng vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại tương tự như động tác của thợ gỗ. Dưới đây là bài hát của trò chơi:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Trò chơi này phù hợp hơn với bé ở độ tuổi dưới 2
Trò chơi này phù hợp hơn với bé ở độ tuổi dưới 2

Trò chơi này phù hợp hơn với bé ở độ tuổi dưới 2. Vì trò chơi tương đối đơn giản và nhẹ nhàng. Hỗ trợ bé tập thể dụng hàng ngày là chính. Bên cạnh đó còn giúp bé rèn luyện thói quen nghe đọc, cảm nhận nhịp điệu bài hát.

3. Trò chơi dân gian dành cho trẻ mẫu giáo – Chi chi chành chành

Với những bé ở độ tuổi dưới 12 tháng thì đây là một gợi ý tuyệt vời. Vì đây là một trò chơi cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần để con xòe bàn tay ra, sau đó mẹ chỉ ngón tay vào lòng bàn tay của con đồng thời đọc to bài thơ:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Dắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào

Ngay sau khi bài thơ đến chữ “sập” mẹ để tay con nắm vào và nhanh tay rút ngón ra. Mẹ mà rút không kịp là mẹ sẽ bị phạt. Mỗi khi đến đoạn này, đảm bảo con sẽ cười rất tươi vì thích thú. 

Chi chi chành chành
Chi chi chành chành

Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không đòi hỏi con phải vận động nhiều. Tuy nhiên lại rèn luyện cho con khả năng phản xạ. Quan trọng nhất là đem đến niềm vui cho con.

4. Trò chơi dân gian cho trẻ- Mèo đuổi chuột

Nếu muốn bé vận động nhiều hơn có thể tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đuổi bắt như mèo đuổi chuột. Trò chơi nay cần thực hiện theo nhóm, nên thướng sẽ có người đứng ra tổ chức. Mèo đuổi chuột cần được chơi theo nhóm càng đông càng tốt,ít  nhất là từ 5 bé trở lên. Trong nhóm sẽ có một bé được chọn ra làm mèo,một bé làm chuột. Mèo thì đương nhiên phải bắt chuột rồi. Tất cả sẽ đứng thành vòng tròn, mèo và chuột đứng ở giữa vòng tròn đó. Đồng thời tất cả mọi người đứng quanh vòng tròn, nắm chặt tay và giơ cao lên đầu rồi hát vàng bài ca:

Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bắt mèo hóa chuột.

Mèo đuổi chuột
Mèo đuổi chuột

Khi đó mèo và chuột bắt đầu đuổi bắt. Mèo sẽ đuổi theo chuột ( đi đúng đường chuột vừa chạy – luồn qua vòng tròn). Nếu mèo đuổi bắt được chuột thì 2 bên sẽ đổi vai và tiếp tục trò chơi.

Mèo đuổi chuột nằm trong các trò chơi dân gian được yêu thích nhất. Đòi hỏi các bé khi chơi phải nhanh nhẹn, phản xạ tốt, tự tin. Giúp các bé có thể học hỏi, giao lưu và làm quen được với nhiều bạn hơn.

5. Trò chơi dân gian cho trẻ – Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây cũng là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non được yêu thích nhất. Đây là một trò chơi theo nhóm và có phân vai trò rõ ràng. Một bé sẽ đóng vai trò là “ông chủ” rồi ngồi một chỗ. Các bé còn lại sẽ nối đuôi nhau thành hàng dài, bắt đầu đi vòng trong không gian chơi. Đồng thời hát vang bài hát:

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?”

Sau đó bé “ông chủ” sẽ trả lời có hoặc không. Nếu không trả lời là “không” thì hàng dọc sẽ đi tiếp và thực hiện lại như ban đầu. Còn nếu ông chủ trả lời “có”, nhóm sẽ bắt đầu trả lời những câu hỏi của “ông chủ” theo đoạn văn sau:

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?

Cả nhóm: Những xương cùng xẩu

Ông chủ: Cho xin khúc giữa?

Cả nhóm: Chả có gì ngon

Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?

Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Sau câu cuối cùng, “ông chủ” sẽ ngay lập tức đuổi bắt khúc đuôi ( bé cuối hàng) . Cả nhóm sẽ cố gắng tránh không cho ông chủ bắt được. 

Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây

Những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là tài nguyên vô cùng quý báu của tuổi thơ bất cứ ai. Các bé nên được tham gia và trải nghiệm những trò chơi này để có thể phát triển bản thân tốt nhất.

Top trò chơi hay cho trẻ dưới 1 tuổi

8 trò chơi cho bé dưới 3 tuổi nâng ca IQ

Top 10 trò chơi cho bé dưới 2 tuổi hay nhất

Trẻ bước sang tháng thứ 12 là đã sắp “có tuổi”. Chính vì thế mà sự phát triển cũng đã có nhiều điểm khác biệt. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải tăng tốc hơn nữa trong việc giúp con khám phá thế giới, hình thành kỹ năng. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng cho bé, rèn luyện thói quen sinh hoạt thật khoa học thì tìm hiểu về trò chơi cho bé 12 tháng tuổi để chơi cùng con cũng là điều vô cùng cần thiết.

1. Bé 12 tháng tuổi chơi truyền bóng

Bé 12 tháng tuổi chơi truyền bóng
Bé 12 tháng tuổi chơi truyền bóng

Trò chơi cho bé 12 tháng tuổi mà mẹ nên thực hiện cùng con đó chính là truyền bóng. Mục đích của trò chơi này chính là:

  • Giúp con phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Thông qua đó, con có thể rèn luyện về sự tập trung khi mắt liên tục dõi theo sự chuyển động của bóng. Đồng thời còn tăng tính chuẩn xác và linh hoạt của đôi tay.
  • Tương tác cùng với người đối diện tốt hơn. Trẻ sẽ không còn ngại ngần và nhút nhát khi thực hiện truyền đồ vật qua lại cho người đối diện. Con cũng sẽ hiểu hơn về yêu cầu của trò chơi và đưa ra phản ứng phù hợp.

Thực hiện trò chơi này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần:

  • Mua một quả bóng cao su size nhỏ
  • Sau đó đặt con ngồi cố định ở vị trí và bố mẹ đẩy bóng sang cho bé.
  • Trong lúc chơi đừng chỉ truyền bóng qua lại với con mà còn hãy khen ngợi, cổ vũ để giúp cho con hứng khởi hơn.

2. Trò hộp đựng đồ chơi để kích thích tư duy bé 12 tháng tuổi

Trò hộp đựng đồ chơi để kích thích tư duy bé 12 tháng tuổi
Trò hộp đựng đồ chơi để kích thích tư duy bé 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi đã có thể phân loại được các đồ dùng, vật dụng cùng nhóm với nhau. Và để phát triển kỹ năng này một cách tốt hơn hãy cùng con chơi trò hộp đựng đồ chơi.

Mục tiêu của trò chơi cho bé 12 tháng tuổi này là:

  • Tư duy logic: Mẹ hãy đưa ra yêu cầu để con thực hiện. Từ đó con sẽ nhận biết được các loại đồ vật cùng nhóm với nhau. Đồng thời phát triển về khả năng ngôn ngữ và tư duy tốt hơn.
  • Thao tác tỉ mỉ hơn: Chính sự hoạt động của ngón tay sẽ đưa tín hiệu và kích thích lên não của trẻ. Bên cạnh đó, thông qua việc quan bằng mắt của mình, trẻ sẽ được cải thiện sự linh hoạt của các ngón tay. Điều này sẽ giúp phát triển trí tuệ của con tốt hơn.

Để bắt đầu trò chơi này, mẹ hãy:

  • Lấy ra 1 vài chiếc rổ hoặc hộp không.
  • Sau đó chọn ra những món đồ bất kỳ cho vào 1 chiếc hộp.
  • Yêu cầu con chọn ra các loại đồ vật cùng nhóm và cho vào một chiếc hộp không. Cuối cùng là kiểm tra và hướng dẫn con xếp đồ đạc vào đúng hộp.

3. Trò chơi bé 1 tuổi: kéo và đẩy

Trò chơi bé 1 tuổi: kéo và đẩy
Trò chơi bé 1 tuổi: kéo và đẩy

Khi trẻ bắt đầu bước sang dấu mốc 1 tuổi, con cũng hoàn thiện kỹ năm di chuyển của mình bằng cách tập đi. Dạy bé 12 tháng những thứ gì để con di chuyển một cách linh hoạt, thú vị và không lo lắng chắc chắn là điều mà cha mẹ quan tâm. Vậy thì kéo và đẩy chính là trò chơi giúp giải quyết vấn đề đó.

Mục đích của trò chơi này là:

  • Giúp con di chuyển bằng hai bàn chân linh hoạt hơn. Trước đây bé chủ yếu di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng cách bò hoặc dùng mông. Việc chơi kéo và đẩy chủ yếu buộc con phải dùng đến chân để giữ thăng bằng và di chuyển. Nhờ đó mà con hình thành nên thói quen đi lại.
  • Hoàn thiện kỹ năng phản xạ của trẻ. Khi kéo và đẩy đồ vật giúp con nhận biết được khi nào cần thực hiện hành động gì là hợp lý.
  • Rèn cho con tính chia sẻ cũng như tin tưởng với người khác.

Cách chơi vô cùng đơn giản:

  • Mẹ hãy sử dụng một món đồ chơi dễ dàng di chuyển ví dụ như thùng các tông hoặc chiếc ghế hoặc vật có bánh xe.
  • Sau đó để đồ vào và bắt đầu chơi cùng con.
  • Bạn hãy thực hiện để con bắt chước theo mình.

4. Trò chơi cho bé 12 tháng tuổi: vỗ tay theo nhịp điệu

Trò chơi cho bé 12 tháng tuổi: vỗ tay theo nhịp điệu
Trò chơi cho bé 12 tháng tuổi: vỗ tay theo nhịp điệu

Vỗ tay cũng chính là một trò chơi cho bé 12 tháng tuổi mẹ cần phải cùng con thực hiện. Bởi trò chơi này có rất nhiều tác dụng đối với trẻ.

  • Đầu tiên phải kể đến kỹ năng sử dụng bàn tay của con sẽ linh hoạt hơn.
  • Sau đó là việc con có thể nhận biết âm thanh, tiết tấu một cách rõ ràng. Nhờ đó khả năng cảm thụ âm nhạc của con được hình thành sớm hơn.
  • Đây cũng là cách thức để con bày tỏ cảm xúc của mình. Khi vui vẻ con sẽ vỗ tay một cách nhiệt tình hơn. Khi không thích thì con sẽ chỉ thực hiện theo yêu cầu của cha mẹ.

Trò chơi này rất đơn giản mà không cần có sự trợ giúp của dụng cụ gì. Mẹ chỉ cần:

  • Hát hoặc ngân nga giai điệu quen thuộc và cùng con vỗ tay.
  • Để tăng thêm sự hào hứng cho bé, mẹ có thể dùng xúc xắc hoặc trống nhỏ tùy ý.

5. Chơi xếp hình cùng trẻ 12 tháng tuổi

Chơi xếp hình cùng trẻ 12 tháng tuổi
Chơi xếp hình cùng trẻ 12 tháng tuổi

Xếp hình là trò chơi rèn luyện tính tư suy cực kỳ tốt cho con. Lúc này bé mới chỉ thực hiện được những hình ảnh đơn giản như tháp hoặc bức tường mà thôi. Nhưng điều này cũng giúp con:

  • Rèn luyện tính kiên nhẫn khi chơi. Bởi không phải lúc nào thực hiện cũng như ý muốn của mình.
  • Phát triển khả năng tư duy cũng như trí tưởng tượng, tính sáng tạo. Con sẽ xếp hình theo như những gì mà chúng nghĩ trong đầu.

Mẹ hãy sắm cho con một bộ xếp hình thật nhiều màu sắc và cùng nhau thực hiện thử thách.

Bạn đã nắm biết được những trò chơi cho bé 12 tháng tuổi chưa nào? Chọn 1 trong những trò chơi trên và thực hiện ngay cùng con yêu của mình nhé.

Tham khảo 1 số bí quyết nuôi con phát triển toàn diện:

Trò chơi giúp bé 6 tháng tuổi phát triển toàn diện

Top trò chơi cho bé 4 tuổi phát triển thông minh

Tổng hợp phương pháp và dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho bé

10 trò chơi kích thích trí thông minh cho trẻ

Không phải ai sinh ra cũng có thể làm tốt được nhiệm vụ nuôi dạy con. Hành trình làm cha làm mẹ sẽ có rất nhiều chông gai và thử thách. Thế nên, lần đầu nuôi con, ai cũng muốn được học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Bài viết dưới đây sẽ đúc kết lại cho các bạn 3 bài học xương máu được rút ra trong quá trình nuôi dạy con quan trọng nhất.

1. Thói quen của trẻ bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong gia đình

Trẻ con bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hành động của những người thân trong gia đình
Trẻ con bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hành động của những người thân trong gia đình

Trẻ con bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hành động của những người thân trong gia đình. Muốn con có những hành vi tốt, chính những người lớn cần phải trở thành một phiên bản tốt để con trẻ noi gương. Muốn dạy con nên người, trước tiên phải dạy con cách để giữ một sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Dưới đây là những thói quen cơ bản mà bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong gia đình.

1.1. Thói quen đọc sách.

Thói quen đọc sách chính là tiền đề cho sự tự tìm tòi, học hỏi của bé sau này. Việc các thành viên trong gia đình giữ thói quen này sẽ giúp bé sẽ tập theo và có thể hình thành cho bé những tư duy sách vở ngay từ khi còn nhỏ.

1.2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là thói quen ảnh hưởng tích cực đến bé

Gồm những hành động rất nhỏ như tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, đánh răng ngày 2 lần… Đây đều là những thói quen ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bé.

1.3. Thói quen đi ngủ sớm.

Mọi người đều biết những tác hại nghiêm trọng của việc thức khuya lâu ngày là gi. Làm cha mẹ, hãy tập cho bé đi ngủ sớm từ khi còn nhỏ nhé!

1.4. Thói quen tập thể dục, chơi thể thao.

Hãy đưa bé ra ngoài, tham gia vào các hoạt động ngoài trời
Hãy đưa bé ra ngoài, tham gia vào các hoạt động ngoài trời

Sở thích chơi trò chơi điện tử, xem phim ảnh, hoạt hình của trẻ con ngày nay sẽ khiến bé trở nên u lì, uể oải vì không vận động thường xuyên. Hãy đưa bé ra ngoài, tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ít nhất hãy hình thành cho bé thói quen tập thể dục buổi sáng nhé!

1.5. Uống nước thật nhiều.

Để giữ một sức khỏe lạnh mạnh, việc uống nước thường xuyên là vô cùng quan trọng. Những người làm cha làm mẹ cần phải nhắc nhở con cái uống đủ nước mỗi ngày.

1.6. Ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Bé thường rất ghét ăn những thực phẩm dinh dưỡng như rau và cá
Bé thường rất ghét ăn những thực phẩm dinh dưỡng như rau và cá

Bé thường rất ghét ăn những thực phẩm dinh dưỡng như rau và cá. Mẹ hãy thử điều chỉnh món ăn cho phù hợp với khẩu vị của bé. Cùng với đó, hãy thêm những món này vào thực đơn hằng ngày của gia đình để tập cho bé ăn thường xuyên nhé.

Xem thêm:

Để mỗi ngày đều là quốc tế thiếu nhi hạnh phúc cho con

Tổng hợp 8 trò chơi cho bé 3 tuổi giúp phát triển IQ

2. Làm cha mẹ tốt là có thể hình thành cho bé một thái độ đúng đắn

Cha mẹ là người tiếp xúc với bé nhiều nhất. Nên việc cha mẹ là yếu độ tác động lớn nhất lên thái độ của con trẻ là điều hiển nhiên. Làm cha mẹ tốt là biết cách hình thành một thái độ tích cực cho bé ngay từ những ngày đầu tiên. Vậy, để có một thái độ tốt, trẻ cần phải học những gì?

Cha mẹ là người tiếp xúc với bé nhiều nhất
Cha mẹ là người tiếp xúc với bé nhiều nhất

2.1. Hãy dạy trẻ nói câu xin chào.

Tập cho trẻ nói câu xin chào với tất cả mọi người là việc làm đầu tiên giúp hình thành tính lịch sự trong giao tiếp cho trẻ.

2.2. Dạy trẻ biết kính trên nhường dưới.

Kính lão đắc thọ, nhường nhịn các em nhỏ tuổi hơn đều là những hành động lễ phép, văn minh mà bé cần được học ngay từ đầu.

2.3. Làm cha làm mẹ, hãy dạy trẻ nói lời cảm ơn.

Ngay khi trẻ vừa biết nói, cha mẹ nên dạy con nói lời cảm ơn khi nhận được quà, nhận được sự giúp đỡ từ người khác.

2.4. Dạy trẻ biết nhận sai và kiểm điểm.

Khi trẻ phạm sai lầm, hãy dạy con cách nhận lỗi và tự kiểm điểm lại bản thân mình. Đồng thời, cha mẹ cũng nên từ tốn giải thích cho con hiểu tại sao không nên làm những việc đó.

2.5. Hình thành lòng nhân ái cho trẻ:

Hãy dạy cho trẻ san sẻ yêu thương, khó khăn với những người hoạn nạn
Hãy dạy cho trẻ san sẻ yêu thương, khó khăn với những người hoạn nạn

Hãy dạy cho trẻ san sẻ yêu thương, khó khăn với những người hoạn nạn. Bằng cách cho trẻ đi thăm các em nhỏ bị khuyết tật, tham gia các hoạt động ngoại khóa vùng cao, cha mẹ sẽ dễ dài khơi dậy lòng nhân ái bên trong trẻ.

Để làm được những điều trên, cha mẹ cần là những người san sẻ tình yêu thương cho bé. Tuyệt đối không được la mắng hay đánh đập con cái thường xuyên. Hành vi này sẽ tạo sự sợ hãi, tức giận cùng những thái độ chống đối sau này của trẻ. Thay vì vậy, cha mẹ nên học cách khuyến khích và phê bình con trẻ hợp lý.

Ngày của Cha – Những câu chuyện thú vị ở phía sau!

3. Sự hướng dẫn của cha mẹ quyết định quá trình học hỏi và phát triển của bé

Thế giới tràn ngập những điều mới lạ với trẻ. Trong đó có cả những điều tích cực lẫn tiêu cực. Chính vì vậy, trẻ thật sự rất cần một người chỉ đường giúp chúng phát triển toàn diện. Sự hướng dẫn của cha mẹ sẽ là kim chỉ nam cho bé để tiếp cận và học hỏi những điều tốt đẹp, né tránh những điều tai hại, xấu xa.

3.1. Dạy con đọc sách đúng cách.

Làm cha mẹ, hãy lựa chọn cho trẻ những đầu sách phù hợp nhất. Chỉ ra cho trẻ biết đâu là những nội dung xấu trẻ không nên tiếp thu từ sách.

3.2. Hướng dẫn trẻ tự tìm tòi những kiến thức mới lạ.

Thời đại công nghệ kĩ thuật số, hãy cho trẻ tự tìm tòi thông tin, những điều thú vị bổ ích qua công cụ mạng internet.

3.3. Làm cha mẹ, hãy tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ sáng tạo.

Ta có thể kích thích khả năng sáng tạo của bé qua các hoạt động như vẽ, viết, hát, chế tạo, lắp ráp,…

3.4. Tạo thói quen tự lập.

Hãy tập cho trẻ làm việc nhà và tự giác tuân theo thời gian sinh hoạt hằng ngày.

3.5. Dạy trẻ các kĩ năng sinh tồn cơ bản.

Trẻ con rất ngây thơ và non nớt. Việc trang bị những kĩ năng sinh tồn như tự vệ, thoát hiểm, sơ cứu, nhận diện tình huống nguy hiểm là vô cùng cần thiết.

3.6. Cho trẻ chơi những trò chơi lành mạnh.

Xem thêm:

7 lựa chọn bút sáp màu an toàn cho bé từ 1 đến 3 tuổi

Tự tay làm quà “tình yêu” tặng mẹ nhân ngày quốc tế phụ nữ

Việc làm cha làm mẹ vô cùng gian nan vất vả. Tuy vậy, nắm được những bí quyết dạy con trên, cha mẹ sẽ có một nền tảng vững chắc. Từ đó, các bạn sẽ tự xác định được mình nên làm những gì để nuôi dạy con thật tốt. Chặng đường trước mắt của các ông bố bà mẹ hẵng còn rất dài. Mamamy chúc các bạn sẽ có một hành trình làm cha làm mẹ thật ý nghĩa và quý giá.

7 bài hát về cha đầy cảm xúc nên nghe qua một lần trong đời

Nguồn tham khảo:

Dạy trẻ những thói quen tốt hình thành nhân cách sau này

https://www.123doc.net/document/977488-tai-lieu-nhung-thoi-quen-tot-cho-suc-khoe-va-tri-tue-cua-tre-pptx.htm

Giỏ hàng 0