Chắc hẳn mỗi thai phụ trong thời gian mang thai đều có nỗi lo sợ mình sẽ bị các vấn đề sức khỏe sau khi sinh con. Trên thực tế có rất nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng sau sinh nở. Nhiễm trùng sau sinh hay còn gọi là nhiễm khuẩn sau sinh là một trong những tai biến thường gặp nhất trong số các tai biến sản khoa. Tình trạng này nếu không kịp thời chữa trị có thể kéo theo nhiều biến chứng khác gây nguy hiểm cho mẹ. Vậy mẹ có biết nguyên nhân của nhiễm trùng sau sinh là gì không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!
1. Nhiễm trùng sau sinh là gì?
Nhiễm trùng sau sinh là bệnh lí chỉ xảy ra ở sản phụ sau sinh do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây ra. Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc trong tử cung. Thậm chí có người còn bị nhiễm khuẩn máu sau sinh. Đây là trường hợp nặng, khó điều trị và có tỉ lệ tử vong cao. Hiện nay, do sự phát triển của y học, tỉ lệ sản phụ bị nhiễm khuẩn đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng núi sâu xa, điều này vẫn còn khá phổ biến. Muốn không bị nhiễm khuẩn thì đầu tiên cần áp dụng các phương pháp khử khuẩn và vô khuẩn trong ca sinh. Có như vậy phần trăm bị nhiễm trùng sau sinh mới được giảm tối đa.
2. Nguyên nhân của nhiễm trùng sau sinh
Tất cả các loại vi khuẩn thông thường đều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau sinh. Những vi khuẩn này thường có mặt ở môi trường xung quang ta như: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, khuẩn Coli… Khi có điệu kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương ở âm đạo hoặc vùng rau ở đáy tử cung. Chúng có thể gây bệnh cho sản phụ qua việc thăm khám đỡ đẻ hay làm các thủ thuật sản khoa mà tay và dụng cụ không được tiệt trùng. Tùy theo sức khỏe của sản phụ mà sẽ bị nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ và thời gian phục hồi nhanh hay chậm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau sinh:
Sức khỏe sản phụ yếu dễ bị vi khuẩn tấn công.
Sản dịch bị đẩy ra ngoài tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn,
Môi trường sinh sản không sạch sẽ.
Sinh mổ.
Sản phụ bị băng huyết sau sinh, thiếu máu. ối vỡ non…
Tình trạng bệnh phụ thuộc vào độ độc tính của vi khuẩn, sức khỏe sản phụ, tính kháng kháng sinh của chúng và thời điểm phát hiện bệnh.
3. Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị nhiễm khuẩn sau sinh
Người bị nhiễm khuẩn sau sinh sẽ có những dấu hiệu bệnh khác nhau. Điều này tùy thuộc vào vị trí mà vi khuẩn cư trú. Cụ thể sẽ có những dấu hiệu như sau:
Nhiễm khuẩn tầng sinh môn: tầng sinh môn bị phù nề, sưng to, vết khâu có mủ.
Nhiễm khuẩn âm đạo: tiết dịch có mùi hôi, đau đớn khi khám bệnh.
Nhiễm khuẩn tử cung: ra dịch có mùi hồi, ra máu, thăm khám rất đau.
Nhiễm khuẩn phần phụ: diễn biến kéo dài đễ thành bệnh mãn tính.
Viêm phúc mạc: vi khuẩn xâm nhập vào ổ bụng và tiểu khung. Đây là trường hợp nguy hiểm, cần phải mổ.
Nhiễm khuẩn máu: vi khuẩn đi thẳng từ bộ phận sinh dục vào máu. Tỉ lệ tử vong của những trường hợp này là rất cao.
Dù là nhiễm khuẩn ở khu vực nào thì cũng đều gây nguy hiểm tới mẹ. Mẹ cần chọn địa điểm sinh nở uy tín, chăm sóc bản thân một cách cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng sau sinh.
4. Mẹ cần làm gì nếu bị nhiễm khuẩn sau sinh?
Nếu sau sinh khoảng 4 ngày mà thấy sản phụ có dấu hiệu sốt cao, sản dịch ra ít thì cần nghĩ tới nhiễm trùng sau sinh. Mẹ và gia đình cần để ý những dấu hiệu bất thường để kịp thời báo với bác sĩ. Nếu bỏ qua nó, bệnh có thể nặng hơn và dẫn tới các bệnh lí khác. Nhiễm trùng máu sau sinh là một ví dụ.
Đối với nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm hộ, cần rửa sạch bằng nước sát khuẩn. Nên cắt chỉ sớm (nếu có) và dùng kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Còn nếu nhiễm khuẩn âm đạo và cổ tử cung, cần dùng gạc tiệt trùng lau sạch hàng ngày và đặt kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Trường hợp nặng hơn bị nhiễm khuẩn tử cung cần tiến hành nạo xem có còm sót rau không.
Sản phụ bị nhiễm trùng sau sinh cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để bệnh được chữa dứt điểm. Nếu không bệnh sẽ trở thành mãn tính gây khó khăn cho chị em phụ nữ.
5. Cách phòng tránh nhiễm trùng sau sinh
Điều tiên quyết để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh đó là giữ vệ sinh sạch sẽ. Mẹ bầu cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trong khi mang thai, nhất là gần tới ngày sinh. Hoàn toàn không được tắm ao hồ, nước bẩn. Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu. Nếu phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn, cần ngay lập tức tới bác sĩ thăm khám.
Ngoài ra sản phụ còn cần làm những việc sau đây:
Không QHTD khi chưa hoàn toàn hồi phục.
Không vận động nhiều trong giai đoạn 1 tháng sau sinh.
Giữ vùng kín khô ráo, sạch sẽ.
Nắm được những điều cơ bản về nhiễm trùng sau sinh sẽ giúp mẹ có cách phòng tránh tốt nhất. Mẹ cần luôn luôn chú ý chăm sóc và bảo vệ mình khỏi những bệnh lí sau sinh. Nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh, cần tới bác sĩ để được thăm khám. Mẹ cũng nên kiểm tra sức khỏe định kì để chắc chắn mình không bị bệnh. Góc của mẹ xin chúc mẹ luôn có sức khỏe tốt và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Làn da bé sơ sinh vô cùng mỏng manh, nhạy cảm với các chất hóa học. Do vậy nếu mẹ giặt quần áo cho trẻ sơ sinh cho bé không đúng cách. Sẽ khiến các bé có nguy cơ di ứng rất cao. Thậm chí bé còn dễ bị kích ứng da và mắc các bệnh về da liễu.
1. Có nhất thiết phải giặt quần áo mới cho trẻ sơ sinh?
Quần áo mới cần được giặt sạch sẽ trước khi cho trẻ em mặc. Đặc biệt là với những quần áo tiếp xúc trực tiếp với da. Điều này là vô cùng cần thiết. Bởi quần áo đã được xử lý khá nhiều hoá chất trước khi đến tay người sử dụng. Việc giặt đồ cho trẻ sơ sinh giúp loại bỏ các thuốc nhuộm tồn dư trong vải để tránh dính trên da. Thêm nữa trong quá trình mua bán. Bán không thể biết những gì, những ai đã từng chạm vào bộ quần áo ấy.
Một số quần áo được xử lý bằng hoá chất. Để ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn. Chúng có thể khiến bé bị dị ứng da. Đặc biệt khi ma sát hoặc đổ mồ hôi. Ngoài ra, các chất tẩy này có thể kích ứng mắt, mũi và đường thở. Trẻ em có xu hướng nhạy cảm hơn người lớn với các kích thích hoá học. Vì vậy, bạn nên giặt khô và phơi nắng quần áo trước khi cho bé yêu mặc.
2. Kinh nghiệm giặt quần áo cho trẻ sơ sinh
Sau khi mua quần áo cho bé. Mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm giặt quần áo cho trẻ sơ sinh dưới đây. Để bảo vệ sức khoẻ cũng như quần áo của bé không bị rách hay bung chỉ.
2.1. Tháo bỏ nhãn mác và phân loại quần áo
Đầu tiên, hãy gỡ bỏ tất cả các nhãn mác trên quần áo mới. Bao gồm cả chăn và ga giường của bé. Nếu bạn để sót lại, các chất keo sẽ chảy thành những vết xước khô cứng không giặt sạch được trên áo quần của bé yêu.
Sau đó, mẹ cần phân loại quần áo mới mua của trẻ. Những quần áo màu trắng phải để riêng với quần áo màu. Để tránh bị nhuộm màu với nhau.
2.2. Luôn chú ý đến hướng dẫn trên mác áo khi giặt đồ cho bé
Quần áo của trẻ sơ sinh còn có yêu cầu về nhiệt độ khi giặt. Điều này giúp cho quần áo của bé được bền hơn. Vậy nên các bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn trên mác áo trước khi giặt đồ cho bé nhé!
2.3. Cách chọn nước giặt quần áo cho trẻ sơ sinh
Giặt đồ cho trẻ sơ sinh không giống như giặt những quần áo thông thường khác. Tốt nhất bạn nên dùng loại giặt tẩy không có hương thơm, không chất nhuộm. Với thành phần không chất tẩy hoặc chất làm mềm vải. Hãy coi chừng các loại nước giặt chứa chất tẩy và hương thơm mạnh. Bởi chúng có thể gây kích ứng các giác quan và làn da mỏng manh của bé.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều bột giặt chuyên dụng để giặt đồ cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tham khảo để lưa chọn loại bột giặt phù hợp nhất cho bé yêu của mình.
2.4. Nên giặt quần áo cho trẻ sơ sinh bằng tay hay bằng máy?
Các mẹ thường truyền tai nhau về kinh nghiệm dân gian rằng. Vắt đồ cho trẻ sơ sinh có thể khiến bé bị trớ, hay khóc đêm. Thế nhưng, công việc chăm sóc trẻ hàng ngày đã khá vất vả. Nhiều mẹ không có thời gian giặt vắt quần áo cho con.
Lúc này, máy giặt hoàn toàn có thể hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc con. Giúp tiết kiệm thời gian và công sức của mẹ hơn. Đặc biệt vào những ngày trời mưa. Việc giặt quần áo cho trẻ sơ sinh bằng máy giặt. Sẽ giúp của con nhanh khô hơn và không gây ẩm mốc quần áo.
Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!
Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”.
Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và voucher mua hàng trị giá 200k cho mẹ thỏa sức mua sắm đó ạ!Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!
3. Những lưu ý khi giặt đồ cho trẻ sơ sinh
Quần áo cho bé sơ sinh phải giặt riêng. Không giặt chung lẫn quần áo bẩn của người lớn. Quần áo của bố mẹ khi đi làm có rất nhiều vi khuẩn. Nếu giặt chung quần áo với người lớn sẽ có nguy cơ bé sẽ bị lây vi khuẩn từ những bộ quần áo đó.
Không nên ngâm chung quần áo và tã đã dính bẩn. Nên xả sạch vết bẩn trước. Sau đó ngâm trong nước lạnh và giặt lại như bình thường.
Nếu trong nhà có vật nuôi như chó, mèo… Mẹ nên để đồ của bé xa tầm với của vật nuôi. Vì lông thú nuôi có thể gây kích ứng, ngứa ngáy, di ứng cho làn da của trẻ
Không sử dụng thuốc tẩy cho tất cả các đồ dùng của bé
Không nên ngâm quần áo của bé quá lâu. Thời gian ngâm chỉ khoảng 30 phút là đủ. Nếu ngâm quần áo quá quá lâu, chất bẩn sẽ ngấm ngược trở lại. Và làm đồ dùng của bé bị hôi hơn.
Nhiều mẹ cho rằng nên giặt đồ cho trẻ sơ sinh bằng nước nóng. Điều này cực kỳ sai lầm. Nếu không bị lấm bẩn mẹ có thể giặt bằng nước lạnh. Nếu bị dính bẩn mẹ ngâm bằng nước ấm trước khi giặt. Để tiêu diệt vi khuẩn trong quần áo.
Trên đây là những kinh nghiệm giặt quần áo cho trẻ sơ sinh phụ huynh nên bỏ túi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp công việc chăm sóc bé yêu của bạn thêm đúng cách, giúp bé yêu phát triển tốt hơn.
Làm sao để lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời an toàn cho bé? Đây là câu hỏi của không ít mẹ đang có ý định muốn thiết kế một khu vui chơi riêng cho con. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Nguyên tắc lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời an toàn cho bé
Để đảm bảo tìm được những thiết bị vui chơi tốt nhất. Mẹ cần nằm lòng những nguyên tắc dưới đây.
1.1. Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp sở thích của con
Một thiết bị vui chơi hù hợp phải đảm bảo nhiều yếu tố. Đầu tiên đó là sở thích của con. Mỗi bé sẽ có một sở thích, đam mê khác nhau. Một điều đáng khá buồn cười ở các con đó là khả năng cả thèm chóng chán. Nếu mẹ lựa chọn thiết bị vui chơi không đúng với sở thích của con. Có thể con sẽ vẫn chơi nhưng sẽ không giữ được sự quan tâm trong thời gian dài của con.
Chỉ khi chọn được thiết bị vui chơi đúng với tâm lý của con. Thì mẹ mới đảm bảo việc con chơi thường xuyên, rèn luyện chăm chỉ được, phát huy tối đa được khả năng vận động của con.
1.2. Chọn thiết bị vui chơi ngoài trời đảm bảo an toàn tuyệt đối
Vui chơi ngoài trời là một gợi ý tuyệt vời cho bé phát triển bản thân. Tuy nhiên, như không ít mẹ lo lắng, khu vui chơi ngoài trời đôi khi lại chưa thực sự an toàn cho sức khỏe của con. Để giảm thiếu tối đa những tình huống xấu. Mẹ nên lựa chọn những thiết bị vui chơi ngoài trời an toàn tuyệt đối.
Chất lượng của những thiết bị vui chơi ngoài trời cần được đặt lên hàng đầu. Mẹ có thể mua ở những đơn vị uy tín. Có chứng từ đảm bảo chất lượng, chế độ bảo hành rõ ràng. Quan trọng là mẹ có thể trực tiếp kiểm tra thiết bị nhé!
Một vài gợi ý khác Góc của mẹ đưa ra sau đây có thể giúp mẹ lựa chon thiết bị vui chơi an toàn cho bé:
Khi chọn thiết bị vui chơi, mẹ nên để ý chất liệu sản xuất. Nếu thiết bị có nguồn gốc từ thiên nhiên thì càng tốt, sẽ thân thiện với sức khỏe của con hơn. Ngoài ra, mẹ nên tránh những thiết bị có nhiều góc cạnh hoặc dễ dàng tháo gỡ.
1.3. Chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp với độ tuổi và giới tính của con
Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp với độ tuổi và giới tính của bé là cực kỳ quan trọng. Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có sức khỏe và sở thích khác nhau, việc chọn thiết bị vui chơi phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho bé chơi và phát triển đồng thời. Ví dụ với con dưới 2 tuổi. Ở độ tuổi này con vẫn đang bắt đầu làm quen với môi trường. Đặc biệt là đối với những hoạt động vui chơi ngoài trời. Mẹ nên lựa chọn thiết bị chơi kỹ lưỡng (như hầm chui, bập bênh, nhà chơi cát). Mẹ cũng nên chơi cùng con để đảm bảo an toàn.
Đối với bé từ 2 đến 5 tuổi. Mẹ có thể dần lựa chọn những thiết bị, những trò chơi có yếu tố vận động hơn một chút. Ngoài những trò chơi như ở trên, mẹ có thể tham khảo thêm xích đu, cầu trượt, bập bênh…
Còn độ tuổi 5 đổ lên. Bé bắt đầu thích chạy nhảy nhiều hơn. Me có thể tham khảo những trò chơi tăng cường sức khỏe, hoặc có thể chơi theo đội càng tốt. Ví dụ như tiếp sức, đếm vòng, những trò chơi trí tuệ…
Bé càng thích thú với trò chơi, sẽ chơi càng nhiều. Việc rèn luyện cũng hiệu quả hơn.
Bé gái và bé trai sẽ có lựa chọn trò chơi khác nhau. Những thiết bị vui chơi vận động nhiều sẽ thu hút bé trai hơn. Ngược lại, bé gái lại thích những trò chơi nhẹ nhàng hơn.
2. Một số thiết bị vui chơi ngoài trời cho bé
Hiện nay, có một số thiết bị khu vui chơi phổ biến, đáp ứng đầy đủ những lưu ý ở trên. Mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây:
2.1. Xích đu
Xích đu là thiết bị vui chơi ngoài trời không thể thiếu ở bất kỳ khu vui chơi nào. Vì đây là trò chơi mà ai cũng chơi được, lại đảm bảo an toàn cho bé. Hầu hết các bé, không phân biệt độ tuổi hay giới tính đều yêu thích trò chơi này.
Xích đu sẽ kích thích sự năng động và hào hứng ở bé. Thay vì ngồi nhà xem ti vi hay điện thoại. Một thiết bị xích độ là gợi ý tuyệt vời cho bé cải thiện sức khỏe, rèn luyện bản thân.
2.2. Cầu trượt
Cầu trượt là thiết bị vui chơi kinh điển. Không chỉ các bé mà thậm chí người lớn cũng chưa chắc đã thoát khỏi sự thích thú đối với trò chơi này. Cầu trượt giúp bé rèn luyện cơ thể toàn diện. Thúc đẩy quá trình tiêu hao năng lượng, bé sẽ không cười lười ăn, tăng cường sức khỏe đáng kể.
Cầu trượt là trò chơi rất hiếm khi các bé chán, nên mẹ cứ yên tâm khi mua về nhé!.
2.3. Nhà bóng
Phá cách hơn một chút mẹ có thể tham khảo nhà bóng. Khi chơi nhà bóng, cả cơ thể của bé sẽ vận động, Từ đó giúp rèn luyện và nâng cao thể chất cho con một cách toàn diện. Khi con tham gia nhà bóng. Không chỉ dừng lại ở việc nhảy, con còn phải tập trung quan sát, vận động trí não.
Để thiết kế được một khu vui chơi ngoài trời, mẹ cần phải đầu tư kỹ lượng cả về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, kết quả đem lại cho bé sẽ không làm mẹ thất vọng. Hãy tìm những thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp cho bé để tận dụng tối đa lợi ích của thiết bị nha.
3 năm đầu đời là thời gian quan trọng giúp con phát triển kỹ năng. Chính vì thế, cha mẹ hãy theo sát quá trình phát triển của con và tìm hiểu thật kỹ từng giai đoạn. Để từ đó cùng con khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Khi trẻ bước sang tháng thứ 11 đã bắt đầu phát triền rất nhiều kỹ năng. Mẹ hãy lưu lại những Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi để cùng con có những trải nghiệm thật thú vị nhé!
1. Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển trí não
Đầu tiên hãy cho con chơi những trò giúp phát triển trí não một cách toàn diện. Bởi đây là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Trí não phát triển thì con cũng sẽ nhanh nhẹn và thông minh hơn. Các loại Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi giúp con phát triển trí não bao gồm:
Chơi trốn tìm: Trẻ đã có khái niệm về sự tồn tại của đồ vật. Vì thế, con thích chơi trốn tìm, ú òa hoặc các loại đồ chơi bí mật khi mở nắp sẽ có đồ bật ra.
Phân loại đồ chơi: Để thực hiện vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 dụng cụ để đựng đồ chơi. Sau đó đặt các loại đồ chơi vào trong đó và nhắc con đổ hết ra để cùng phân loại.
Trò nhập vai: Hãy cho con nhập vào bất cứ một vai nào đó cùng với các loại đồ vật. Nhờ đó mà trí tưởng tượng, tư duy của trẻ cũng sẽ phong phú hơn.
Lăn bóng qua lại: Trò này sẽ luyện cho mắt của con có thể nhìn qua nhìn lại và tập trung vào một sự vật.
2. Trò chơi thiên về kỹ năng vận động
Đừng lúc nào cũng chỉ để con tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Hãy cùng con vận động và phát triển bằng các trò chơi cho bé 11 tháng tuổi sau đây:
Hát theo nhạc và thực hiện điệu bộ cũng là một trò chơi phù hợp dành cho trẻ 11 tuổi: Con có thể thực hiện việc rửa mặt, thổi kèn, làm hình con vịt theo những bài hát thiếu nhi “kinh điển”.
Tập đi: Hãy nắm tay và dẫn con đi theo bạn. Đừng quên những lời động viên để con có thể cố gắng nhiều hơn.
Để con thoải mái di chuyển trong phòng tìm đồ vật: Hãy đảm bảo chắc chắn các đồ vật sắc nhọn, nguy hiểm đã được dọn sạch và xử lý trước khi thực hiện trò chơi này. Như vậy còn sẽ di chuyển nhanh nhẹn hơn.
Cho con chơi với đồ chơi có bánh xe: Con sẽ rất thích các loại đồ chơi này và di chuyển theo chúng.
Chơi thể thao tương tác cùng với con: Có rất nhiều bộ môn để cha mẹ tương tác với con. Ví dụ như cùng xếp đồ chơi, bấm nút đồ vật, trượt cầu trượt, đu quay… Hãy chọn trò chơi phù hợp với con.
3. Các trò chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển cảm xúc
Một trong những mặt mà con cũng cần phải được khai thác đó chính là cảm xúc. Cha mẹ không nên gò ép con phải thế này phải thế kia. Hãy để con tự do thoải mái thể hiện cảm xúc của mình. Sau đó uốn nắn dần và đưa cho con hướng đi đúng. Các trò chơi cho bé 11 tháng tuổi để con phát triển về mặt cảm xúc mà mẹ có tể tham khảo là:
Soi bóng trong gương: Hai mẹ con hãy cùng đứng trước gương để thấy được hình ảnh của mình. Sau đó mẹ hãy thực hiện những biểu cảm đơn giản để con bắt chước theo.
Chơi cùng với bạn nhưng không bắt con phải chia sẻ: Hãy tôn trọng sở thích của con. Nếu có xung đột, hãy đánh lạc hướng trẻ bằng một loại đồ chơi khác.
Cho con tiếp xúc và làm quen với nhiều người hơn: Kể cả người lớn hay trẻ nhỏ thì cũng sẽ thích hoặc ghét người nào đó, Vì thế, hãy cho con tiếp xúc với nhiều người hơn để con bày tỏ cảm xúc rõ ràng.
4. Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp cũng là một yếu tố mẹ cần quan tâm khi còn đã bước sang tháng thứ 11. Đừng để con tự tìm hiểu về tiếng mẹ đẻ của mình và học nói. Mẹ hãy cùng con học hỏi mỗi ngày thông qua thật nhiều trò chơi cho bé 11 tháng tuổi thật lý thú như:
Mẹ nói con cũng nói: Đây là hoạt động mẹ nên thực hiện từ trước đó để vừa tương tác và giúp con làm quen với ngôn ngữ. Lúc này, mẹ hãy tường thuật lại các hoạt động với bé để con nắm bắt và ghi nhớ.
Đáp lại ngôn ngữ và điệu bộ của con: Vì lúc này trẻ chưa thể nói được mà chủ yếu dùng ngôn ngữ cơ thể. Đây là cách trẻ thể hiện cảm xúc và khả năng giao tiếp.
Dùng điệu bộ đi kèm với lời nói: Điều này giúp ích rất nhiều trong việc phát triển vốn từ vựng liên quan đến ngôn ngữ cơ tể của trẻ. Việc đáp lại ngôn ngữ và điều bộ của con phía trên chính là để mẹ áp dụng vào hoạt động này. Từ những điệu bộ của mẹ, mẹ hãy đưa ra một từ ngữ gọi tên cho hành động đó. Sau đấy, mỗi khi trẻ thực hiện mẹ hãy yêu cầu con nói để chúng phát triển ngôn ngữ.
Trên đây là những gợi ý về Trò chơi cho bé 11 tháng tuổi mà cha mẹ nên tham khảo để thực hiện cùng con. Để giúp con phát triển toàn diện thì cha mẹ cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuổi thơ của con rất ngắn ngủi vì thế đừng để con bạn phát triển một mình. Hãy lưu về để cùng con thực hiện mỗi ngày mẹ nhé!
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non tăng cường trí tuệ. Ở độ tuổi mầm non các con bắt đầu làm quen dần với kiến thức cơ bản như mặt chữ và mặt số. Làm sao để con vừa học vừa chơi đúng với lứa tuổi của con. Trò chơi dân gian chính là một gợi ý tuyệt vời. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu các trò chơi dân gian hay nhất nhé!
1. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – bịt mắt bắt dê
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đuổi bắt dân gian cực kỳ nổi tiếng. Trong trò chơi, một bé sẽ là người bị bịt mắt và cần phải cố gắng tìm bắt những người còn lại trong trò chơi. Bé nào bị bắt sẽ thua cuộc và trở thành người bị bịt mắt.
Chắc chắn, trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần được chơi qua trò này ngày bé. Khi tham gia trò chơi, bé sẽ phải tập trung lắng nghe, cảm nhận thế giới xung quanh. Suy nghĩ xem làm sao để chiến thắng. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này tuy nghe đơn giản nhưng rèn luyện cho bé rất nhiều những kỹ năng tuyệt vời. Ngoài ra, cảm xúc chính là điều tuyệt vời nhất mà Bịt mắt bắt dê mang lại. Niềm vui chiến thắng, sự hội hồi khi sắp bị bắt…
2. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non- Kéo cưa lừa xẻ
Tiếp tục là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non rất hay. Nếu không thể sắp xếp được một nhóm chơi đông. Kéo cửa lừa xẻ chỉ cần 2 bé tham gia hoặc trực tiếp mẹ và bé có thể chơi với nhau. 2 người sẽ ngồi đối diện nhau, dang hai chân ra và đồng thời để hai tay chạm vào nhau nắm chặt. Mẹ và bé vừa ngồi hát vàng vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại tương tự như động tác của thợ gỗ. Dưới đây là bài hát của trò chơi:
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Trò chơi này phù hợp hơn với bé ở độ tuổi dưới 2. Vì trò chơi tương đối đơn giản và nhẹ nhàng. Hỗ trợ bé tập thể dụng hàng ngày là chính. Bên cạnh đó còn giúp bé rèn luyện thói quen nghe đọc, cảm nhận nhịp điệu bài hát.
3. Trò chơi dân gian dành cho trẻ mẫu giáo – Chi chi chành chành
Với những bé ở độ tuổi dưới 12 tháng thì đây là một gợi ý tuyệt vời. Vì đây là một trò chơi cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần để con xòe bàn tay ra, sau đó mẹ chỉ ngón tay vào lòng bàn tay của con đồng thời đọc to bài thơ:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Dắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào
Ngay sau khi bài thơ đến chữ “sập” mẹ để tay con nắm vào và nhanh tay rút ngón ra. Mẹ mà rút không kịp là mẹ sẽ bị phạt. Mỗi khi đến đoạn này, đảm bảo con sẽ cười rất tươi vì thích thú.
Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không đòi hỏi con phải vận động nhiều. Tuy nhiên lại rèn luyện cho con khả năng phản xạ. Quan trọng nhất là đem đến niềm vui cho con.
4. Trò chơi dân gian cho trẻ- Mèo đuổi chuột
Nếu muốn bé vận động nhiều hơn có thể tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đuổi bắt như mèo đuổi chuột. Trò chơi nay cần thực hiện theo nhóm, nên thướng sẽ có người đứng ra tổ chức. Mèo đuổi chuột cần được chơi theo nhóm càng đông càng tốt,ít nhất là từ 5 bé trở lên. Trong nhóm sẽ có một bé được chọn ra làm mèo,một bé làm chuột. Mèo thì đương nhiên phải bắt chuột rồi. Tất cả sẽ đứng thành vòng tròn, mèo và chuột đứng ở giữa vòng tròn đó. Đồng thời tất cả mọi người đứng quanh vòng tròn, nắm chặt tay và giơ cao lên đầu rồi hát vàng bài ca:
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bắt mèo hóa chuột.
Khi đó mèo và chuột bắt đầu đuổi bắt. Mèo sẽ đuổi theo chuột ( đi đúng đường chuột vừa chạy – luồn qua vòng tròn). Nếu mèo đuổi bắt được chuột thì 2 bên sẽ đổi vai và tiếp tục trò chơi.
Mèo đuổi chuột nằm trong các trò chơi dân gian được yêu thích nhất. Đòi hỏi các bé khi chơi phải nhanh nhẹn, phản xạ tốt, tự tin. Giúp các bé có thể học hỏi, giao lưu và làm quen được với nhiều bạn hơn.
5. Trò chơi dân gian cho trẻ – Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây cũng là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non được yêu thích nhất. Đây là một trò chơi theo nhóm và có phân vai trò rõ ràng. Một bé sẽ đóng vai trò là “ông chủ” rồi ngồi một chỗ. Các bé còn lại sẽ nối đuôi nhau thành hàng dài, bắt đầu đi vòng trong không gian chơi. Đồng thời hát vang bài hát:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?”
Sau đó bé “ông chủ” sẽ trả lời có hoặc không. Nếu không trả lời là “không” thì hàng dọc sẽ đi tiếp và thực hiện lại như ban đầu. Còn nếu ông chủ trả lời “có”, nhóm sẽ bắt đầu trả lời những câu hỏi của “ông chủ” theo đoạn văn sau:
Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
Sau câu cuối cùng, “ông chủ” sẽ ngay lập tức đuổi bắt khúc đuôi ( bé cuối hàng) . Cả nhóm sẽ cố gắng tránh không cho ông chủ bắt được.
Những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là tài nguyên vô cùng quý báu của tuổi thơ bất cứ ai. Các bé nên được tham gia và trải nghiệm những trò chơi này để có thể phát triển bản thân tốt nhất.
Trẻ bước sang tháng thứ 12 là đã sắp “có tuổi”. Chính vì thế mà sự phát triển cũng đã có nhiều điểm khác biệt. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải tăng tốc hơn nữa trong việc giúp con khám phá thế giới, hình thành kỹ năng. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng cho bé, rèn luyện thói quen sinh hoạt thật khoa học thì tìm hiểu về trò chơi cho bé 12 tháng tuổi để chơi cùng con cũng là điều vô cùng cần thiết.
1. Bé 12 tháng tuổi chơi truyền bóng
Trò chơi cho bé 12 tháng tuổi mà mẹ nên thực hiện cùng con đó chính là truyền bóng. Mục đích của trò chơi này chính là:
Giúp con phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Thông qua đó, con có thể rèn luyện về sự tập trung khi mắt liên tục dõi theo sự chuyển động của bóng. Đồng thời còn tăng tính chuẩn xác và linh hoạt của đôi tay.
Tương tác cùng với người đối diện tốt hơn. Trẻ sẽ không còn ngại ngần và nhút nhát khi thực hiện truyền đồ vật qua lại cho người đối diện. Con cũng sẽ hiểu hơn về yêu cầu của trò chơi và đưa ra phản ứng phù hợp.
Thực hiện trò chơi này rất đơn giản. Mẹ chỉ cần:
Mua một quả bóng cao su size nhỏ
Sau đó đặt con ngồi cố định ở vị trí và bố mẹ đẩy bóng sang cho bé.
Trong lúc chơi đừng chỉ truyền bóng qua lại với con mà còn hãy khen ngợi, cổ vũ để giúp cho con hứng khởi hơn.
2. Trò hộp đựng đồ chơi để kích thích tư duy bé 12 tháng tuổi
Trẻ 12 tháng tuổi đã có thể phân loại được các đồ dùng, vật dụng cùng nhóm với nhau. Và để phát triển kỹ năng này một cách tốt hơn hãy cùng con chơi trò hộp đựng đồ chơi.
Mục tiêu của trò chơi cho bé 12 tháng tuổi này là:
Tư duy logic: Mẹ hãy đưa ra yêu cầu để con thực hiện. Từ đó con sẽ nhận biết được các loại đồ vật cùng nhóm với nhau. Đồng thời phát triển về khả năng ngôn ngữ và tư duy tốt hơn.
Thao tác tỉ mỉ hơn: Chính sự hoạt động của ngón tay sẽ đưa tín hiệu và kích thích lên não của trẻ. Bên cạnh đó, thông qua việc quan bằng mắt của mình, trẻ sẽ được cải thiện sự linh hoạt của các ngón tay. Điều này sẽ giúp phát triển trí tuệ của con tốt hơn.
Để bắt đầu trò chơi này, mẹ hãy:
Lấy ra 1 vài chiếc rổ hoặc hộp không.
Sau đó chọn ra những món đồ bất kỳ cho vào 1 chiếc hộp.
Yêu cầu con chọn ra các loại đồ vật cùng nhóm và cho vào một chiếc hộp không. Cuối cùng là kiểm tra và hướng dẫn con xếp đồ đạc vào đúng hộp.
3. Trò chơi bé 1 tuổi: kéo và đẩy
Khi trẻ bắt đầu bước sang dấu mốc 1 tuổi, con cũng hoàn thiện kỹ năm di chuyển của mình bằng cách tập đi. Dạy bé 12 tháng những thứ gì để con di chuyển một cách linh hoạt, thú vị và không lo lắng chắc chắn là điều mà cha mẹ quan tâm. Vậy thì kéo và đẩy chính là trò chơi giúp giải quyết vấn đề đó.
Mục đích của trò chơi này là:
Giúp con di chuyển bằng hai bàn chân linh hoạt hơn. Trước đây bé chủ yếu di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng cách bò hoặc dùng mông. Việc chơi kéo và đẩy chủ yếu buộc con phải dùng đến chân để giữ thăng bằng và di chuyển. Nhờ đó mà con hình thành nên thói quen đi lại.
Hoàn thiện kỹ năng phản xạ của trẻ. Khi kéo và đẩy đồ vật giúp con nhận biết được khi nào cần thực hiện hành động gì là hợp lý.
Rèn cho con tính chia sẻ cũng như tin tưởng với người khác.
Cách chơi vô cùng đơn giản:
Mẹ hãy sử dụng một món đồ chơi dễ dàng di chuyển ví dụ như thùng các tông hoặc chiếc ghế hoặc vật có bánh xe.
Sau đó để đồ vào và bắt đầu chơi cùng con.
Bạn hãy thực hiện để con bắt chước theo mình.
4. Trò chơi cho bé 12 tháng tuổi: vỗ tay theo nhịp điệu
Vỗ tay cũng chính là một trò chơi cho bé 12 tháng tuổi mẹ cần phải cùng con thực hiện. Bởi trò chơi này có rất nhiều tác dụng đối với trẻ.
Đầu tiên phải kể đến kỹ năng sử dụng bàn tay của con sẽ linh hoạt hơn.
Sau đó là việc con có thể nhận biết âm thanh, tiết tấu một cách rõ ràng. Nhờ đó khả năng cảm thụ âm nhạc của con được hình thành sớm hơn.
Đây cũng là cách thức để con bày tỏ cảm xúc của mình. Khi vui vẻ con sẽ vỗ tay một cách nhiệt tình hơn. Khi không thích thì con sẽ chỉ thực hiện theo yêu cầu của cha mẹ.
Trò chơi này rất đơn giản mà không cần có sự trợ giúp của dụng cụ gì. Mẹ chỉ cần:
Hát hoặc ngân nga giai điệu quen thuộc và cùng con vỗ tay.
Để tăng thêm sự hào hứng cho bé, mẹ có thể dùng xúc xắc hoặc trống nhỏ tùy ý.
5. Chơi xếp hình cùng trẻ 12 tháng tuổi
Xếp hình là trò chơi rèn luyện tính tư suy cực kỳ tốt cho con. Lúc này bé mới chỉ thực hiện được những hình ảnh đơn giản như tháp hoặc bức tường mà thôi. Nhưng điều này cũng giúp con:
Rèn luyện tính kiên nhẫn khi chơi. Bởi không phải lúc nào thực hiện cũng như ý muốn của mình.
Phát triển khả năng tư duy cũng như trí tưởng tượng, tính sáng tạo. Con sẽ xếp hình theo như những gì mà chúng nghĩ trong đầu.
Mẹ hãy sắm cho con một bộ xếp hình thật nhiều màu sắc và cùng nhau thực hiện thử thách.
Bạn đã nắm biết được những trò chơi cho bé 12 tháng tuổi chưa nào? Chọn 1 trong những trò chơi trên và thực hiện ngay cùng con yêu của mình nhé.
Tham khảo 1 số bí quyết nuôi con phát triển toàn diện:
Không phải ai sinh ra cũng có thể làm tốt được nhiệm vụ nuôi dạy con. Hành trình làm cha làm mẹ sẽ có rất nhiều chông gai và thử thách. Thế nên, lần đầu nuôi con, ai cũng muốn được học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Bài viết dưới đây sẽ đúc kết lại cho các bạn 3 bài học xương máu được rút ra trong quá trình nuôi dạy con quan trọng nhất.
1. Thói quen của trẻ bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong gia đình
Trẻ con bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hành động của những người thân trong gia đình. Muốn con có những hành vi tốt, chính những người lớn cần phải trở thành một phiên bản tốt để con trẻ noi gương. Muốn dạy con nên người, trước tiên phải dạy con cách để giữ một sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Dưới đây là những thói quen cơ bản mà bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thành viên trong gia đình.
1.1. Thói quen đọc sách.
Thói quen đọc sách chính là tiền đề cho sự tự tìm tòi, học hỏi của bé sau này. Việc các thành viên trong gia đình giữ thói quen này sẽ giúp bé sẽ tập theo và có thể hình thành cho bé những tư duy sách vở ngay từ khi còn nhỏ.
1.2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Gồm những hành động rất nhỏ như tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, đánh răng ngày 2 lần… Đây đều là những thói quen ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bé.
1.3. Thói quen đi ngủ sớm.
Mọi người đều biết những tác hại nghiêm trọng của việc thức khuya lâu ngày là gi. Làm cha mẹ, hãy tập cho bé đi ngủ sớm từ khi còn nhỏ nhé!
1.4. Thói quen tập thể dục, chơi thể thao.
Sở thích chơi trò chơi điện tử, xem phim ảnh, hoạt hình của trẻ con ngày nay sẽ khiến bé trở nên u lì, uể oải vì không vận động thường xuyên. Hãy đưa bé ra ngoài, tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ít nhất hãy hình thành cho bé thói quen tập thể dục buổi sáng nhé!
1.5. Uống nước thật nhiều.
Để giữ một sức khỏe lạnh mạnh, việc uống nước thường xuyên là vô cùng quan trọng. Những người làm cha làm mẹ cần phải nhắc nhở con cái uống đủ nước mỗi ngày.
1.6. Ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Bé thường rất ghét ăn những thực phẩm dinh dưỡng như rau và cá. Mẹ hãy thử điều chỉnh món ăn cho phù hợp với khẩu vị của bé. Cùng với đó, hãy thêm những món này vào thực đơn hằng ngày của gia đình để tập cho bé ăn thường xuyên nhé.
2. Làm cha mẹ tốt là có thể hình thành cho bé một thái độ đúng đắn
Cha mẹ là người tiếp xúc với bé nhiều nhất. Nên việc cha mẹ là yếu độ tác động lớn nhất lên thái độ của con trẻ là điều hiển nhiên. Làm cha mẹ tốt là biết cách hình thành một thái độ tích cực cho bé ngay từ những ngày đầu tiên. Vậy, để có một thái độ tốt, trẻ cần phải học những gì?
2.1. Hãy dạy trẻ nói câu xin chào.
Tập cho trẻ nói câu xin chào với tất cả mọi người là việc làm đầu tiên giúp hình thành tính lịch sự trong giao tiếp cho trẻ.
2.2. Dạy trẻ biết kính trên nhường dưới.
Kính lão đắc thọ, nhường nhịn các em nhỏ tuổi hơn đều là những hành động lễ phép, văn minh mà bé cần được học ngay từ đầu.
2.3. Làm cha làm mẹ, hãy dạy trẻ nói lời cảm ơn.
Ngay khi trẻ vừa biết nói, cha mẹ nên dạy con nói lời cảm ơn khi nhận được quà, nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
2.4. Dạy trẻ biết nhận sai và kiểm điểm.
Khi trẻ phạm sai lầm, hãy dạy con cách nhận lỗi và tự kiểm điểm lại bản thân mình. Đồng thời, cha mẹ cũng nên từ tốn giải thích cho con hiểu tại sao không nên làm những việc đó.
2.5. Hình thành lòng nhân ái cho trẻ:
Hãy dạy cho trẻ san sẻ yêu thương, khó khăn với những người hoạn nạn. Bằng cách cho trẻ đi thăm các em nhỏ bị khuyết tật, tham gia các hoạt động ngoại khóa vùng cao, cha mẹ sẽ dễ dài khơi dậy lòng nhân ái bên trong trẻ.
Để làm được những điều trên, cha mẹ cần là những người san sẻ tình yêu thương cho bé. Tuyệt đối không được la mắng hay đánh đập con cái thường xuyên. Hành vi này sẽ tạo sự sợ hãi, tức giận cùng những thái độ chống đối sau này của trẻ. Thay vì vậy, cha mẹ nên học cách khuyến khích và phê bình con trẻ hợp lý.
3. Sự hướng dẫn của cha mẹ quyết định quá trình học hỏi và phát triển của bé
Thế giới tràn ngập những điều mới lạ với trẻ. Trong đó có cả những điều tích cực lẫn tiêu cực. Chính vì vậy, trẻ thật sự rất cần một người chỉ đường giúp chúng phát triển toàn diện. Sự hướng dẫn của cha mẹ sẽ là kim chỉ nam cho bé để tiếp cận và học hỏi những điều tốt đẹp, né tránh những điều tai hại, xấu xa.
3.1. Dạy con đọc sách đúng cách.
Làm cha mẹ, hãy lựa chọn cho trẻ những đầu sách phù hợp nhất. Chỉ ra cho trẻ biết đâu là những nội dung xấu trẻ không nên tiếp thu từ sách.
3.2. Hướng dẫn trẻ tự tìm tòi những kiến thức mới lạ.
Thời đại công nghệ kĩ thuật số, hãy cho trẻ tự tìm tòi thông tin, những điều thú vị bổ ích qua công cụ mạng internet.
3.3. Làm cha mẹ, hãy tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ sáng tạo.
Ta có thể kích thích khả năng sáng tạo của bé qua các hoạt động như vẽ, viết, hát, chế tạo, lắp ráp,…
3.4. Tạo thói quen tự lập.
Hãy tập cho trẻ làm việc nhà và tự giác tuân theo thời gian sinh hoạt hằng ngày.
3.5. Dạy trẻ các kĩ năng sinh tồn cơ bản.
Trẻ con rất ngây thơ và non nớt. Việc trang bị những kĩ năng sinh tồn như tự vệ, thoát hiểm, sơ cứu, nhận diện tình huống nguy hiểm là vô cùng cần thiết.
Việc làm cha làm mẹvô cùng gian nan vất vả. Tuy vậy, nắm được những bí quyết dạy con trên, cha mẹ sẽ có một nền tảng vững chắc. Từ đó, các bạn sẽ tự xác định được mình nên làm những gì để nuôi dạy con thật tốt. Chặng đường trước mắt của các ông bố bà mẹ hẵng còn rất dài. Mamamy chúc các bạn sẽ có một hành trình làm cha làm mẹ thật ý nghĩa và quý giá.
Lần đầu làm mẹ là trải nghiệm thiêng liêng, ý nghĩa và nhiều cảm xúc trong đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách để lần đầu làm mẹ diễn ra một cách suôn sẻ. Vì vậy, việc nắm rõ các phương pháp để bé phát triển toàn diện là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây là một gợi ý cho các mẹ để có thể chăm sóc trẻ được tốt hơn.
1. Chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo cho lần đầu làm mẹ:
Có rất nhiều người bỡ ngỡ, không biết phải làm gì cho lần đầu làm mẹ quan trọng này. Điều nãy dẫn đến việc mẹ quá thụ động trong việc chăm sóc trẻ. Hãy cố gắng chuẩn bị mọi thứ, càng kỹ càng, cẩn thận càng tốt.
Mẹ có thể đến các lớp dạy chăm sóc cho bé để học hỏi thêm các kỹ năng cần thiết. Ngoài ra, tìm thêm sách báo, các bài viết hay về chăm sóc bé cũng là một lựa chọn sáng suốt. Dĩ nhiên chúng ta phải kiểm chứng kiến thức và chọn lọc sách cũng như bài viết trước khi áp dụng. Hãy lên kế hoạch thật rõ ràng, học hỏi thật nhiều đễ tránh những sai sót không đáng có các mẹ nhé.
Lần đầu làm mẹ sẽ không khỏi những thiếu sót, vì vậy, hãy học cách quan sát cẩn thận.
Hãy bắt đầu từ việc quan sát cách các nữ y tá hay các bà mẹ khác chăm sóc trẻ, điều này vô cùng hữu dụng. Dần dần, hãy học cách quan sát hành động của bé để nắm bắt các nhu cầu của bé. Việc nắm bắt tốt các nhu cầu này sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc con.
3. Đừng gánh vác mọi thứ một mình trong lần đầu làm mẹ
Sẽ thật tốt nếu mẹ có thể tự lo được mọi thứ, nhưng thật khó để làm tốt ngay từ lần đầu tiên. Việc chia sẻ công việc chăm sóc bé sẽ giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Hãy để người thân giúp chúng ta thay phiên làm những công việc đó.
Chẳng hạn, hãy để cha của bé thay tã, bón sữa,… cho bé thay vì để mẹ lo liệu một mình. Mẹ cũng có thể nhờ đến những người có kinh nghiệm chóc sóc bé như các bà, các cô để đỡ đần công việc. Từ đó, mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho chính bản thân mình. Ngoài ra, điều này cũng góp phần gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau hơn.
4. Lần đầu làm mẹ, chăm sóc bản thân mình cũng chính là đang chăm sóc bé
Lần đầu làm mẹ, đừng vì chăm sóc cho bé mà quên đi bản thân mình. Bản thân các bé rất cần mẹ, do vậy, việc giữ gìn sức khỏe của bản thân là điều cần thiết. Dưới đây là những điều mẹ cần lưu ý:
4.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Lần đầu làm mẹ cần biết đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mình trong thời gian này. Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho trẻ cũng như khả năng chăm sóc bé. Mẹ cần lưu ý:
Đảm bảo đủ lượng protein sắt cần thiết có trong thịt.
Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ có trong rau củ quả.
Vừa đủ chất béo, đường, muối.
Thêm năng lượng từ ngũ cốc và các loại hạt
4.2. Đảm bảo ngủ đủ giấc:
Một yếu tố khác mà các mẹ thường bỏ qua đó chính là giấc ngủ. Việc ngủ đủ giấc không chỉ giúp các mẹ đủ sức khỏe mà còn giữ tinh thần trong trạng thái thoải mái nhất. Nó sẽ giúp các mẹ thư giãn và giảm bớt stress từ việc chăm bé và công việc. Vì vậy, dù có bận bịu đến mấy cũng đừng bỏ qua giấc ngủ của mình các mẹ nhé.
4.3. Thể dục thể thao đều đặn:
Ngoài chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ hợp lí, vận động cũng là một cách tăng cường sức khỏe cho mẹ. Sau sinh, mẹ thường tự ti về ngoại hình của mình. Do đó, thể dục thể thao hợp lí vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa giúp chúng ta lấy lại vóc dáng thon thả ban đầu.
Lần đầu làm mẹhẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Song các mẹ đừng vì vậy mà quá áp lực để rồi dẫn đến hệ quả không tốt. Mẹ nên chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo và tìm những phương pháp hợp lý. Hãy để lần đầu này trở thành trải nghiệm đáng nhớ và thú vị trong cuộc đời, các mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.cleanipedia.com/vn/gia-dinh/ky-nang-can-hoc-khi-lam-me-lan-dau.html
Dưới đây là những gợi ý để giúp các mẹ biết về những món đồ chơi tự làm cho bé mà không cần phải tốn tiền hay lo lắng về độ an toàn của nó. Chỉ cần tận dụng những thứ tưởng chừng bạn sẽ bỏ đi thì bạn đã có ngay những món đồ chơi sáng tạo cho bé rồi. Mẹ hãy xem và tìm hiểu những món đồ chơi mà nhà mình chia sẽ nhé.
1. Trò bi lắc đồ chơi tự làm cho bé
Chuẩn bị:
Kẹp quần áo
Hộp đựng giày
Chốt gỗ
Dao rọc giấy
Giấy gói
Súng bắn keo
Sơn phun
Quả bóng bàn
Thước kẻ
Cách làm: Các mẹ chuẩn bị hộp đựng giày không bị méo mớ hay xẹp. Mỗi chiếc kẹp quần áo sẽ ứng với mỗi cầu thủ. Đầu tiên, mẹ hãy xác định vị trí của gôn và thủ môn ở 2 đầu hộp giày. Sau đó, đục lỗ to ở 2 đầu làm khung thành bên phía chiều rộng. Tiếp theo, luồn những que gỗ tròn qua những lỗ 2 bên chiều dài của hộp. Rồi cố định bằng súng bắn keo. Kẹp các kẹp quần áo lên thanh gỗ. Bước cuối cùng là bọc hộp lại, rồi trang trí theo ý thích của bé. Và sau đó, mẹ có thể bắt đầu chơi cùng bé được rồi.
2. Những quả bóng dẻo đáng yêu
Chuẩn bị:
Bút dạ
Bóng bay nhỏ
Bột mì
Nước
Cách làm: Mẹ hòa bột mì với nước thành hỗn hợp sệt có thể nặn được. Sau đó, nặn đất thành từng viên tròn rồi nhét vào những quả bóng bay. Tiếp theo, hắt nút các quả bóng bay lại. Cuối cùng, mẹ để bé thỏa sức trang trí các biểu cảm lên quả bóng. Những quả bóng đáng yêu này với các sắc thái biểu cảm khác nhau này. Có thể là đồ chơi cho cả trẻ con lẫn người lớn. Kéo dãn, bóp hay làm méo chúng thành những khuôn mặt méo mó sẽ rất thú vị. Và thế là, mẹ đã có món đồ chơi tự làm cho bé đầy sự độc lạ và đáng yêu ngộ nghĩnh rồi.
3. Trống lắc ngộ nghĩnh đồ chơi tự làm cho bé
Chuẩn bị:
Súng bắn keo
Băng dính màu sắc
Hạt gỗ nhiều màu
Hộp tròn rỗng
Que gỗ
Dây len
Cách làm: Mẹ khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo. Sau đó, mẹ khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên. Cuối cùng, băng dính trang trí mặt trống và que trống. Chiếc trống nhỏ nhắn này rất dễ làm, tuy nhiên cho trẻ con nghịch thì sẽ rất ồn ào đấy nha các mẹ.
4. Trò chơi ném vòng
Chuẩn bị:
Đĩa giấy
Sơn màu
Lõi giấy
Kéo
Cách làm: Đầu tiên, các mẹ khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng. Sau đó, để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên. Cuối cùng, sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích của các bé. Đồ chơi tự làm cho bé này rất đơn giản và dễ làm.
5. Máy bay tí hon đồ chơi tự làm cho bé
Chuẩn bị:
Giấy bìa cát tông
Băng keo trong và hồ
Bút dạ
Kéo
Cách làm:
Mẹ dùng kéo cắt bỏ 4 mảnh bìa cát tông. Sau đó, dùng bút màu đánh dấu và cắt theo chiều vòng cung tại mép trên của 2 cạnh dài của chiếc hộp sau khi cắt bỏ những mảnh của phần nắp hộp.
Tiếp theo, cắt phần bìa cát tông khác thành những bộ phận của chiếc máy bay đồ chơi. Rồi mẹ dùng kéo tạo 2 khe nhỏ ở 2 bên sườn chiếc máy bay đồ chơi sao cho chúng có chiều rộng bằng chiều rộng phần cánh máy bay đồ chơi (2 mảnh bìa số 3) vừa chuẩn bị.
Với phần đuôi của máy bay đồ chơi, cũng dùng kéo tạo 1 khe ở 1 cạnh của miếng bìa số 1 sau đó ráp miếng bìa số 2 vào khe nhỏ này để làm bộ phận đuôi. Sau đó dùng keo dán dán chặt ở phần đuôi máy bay đồ chơi.
Cắt 1 hình tròn nhỏ từ những mảnh bìa vừa cắt đi không sử dụng, sau đó dùng băng dính dán 2 miếng bìa số 4 đối xứng 2 bên của hình tròn nhỏ để làm cánh quạt máy bay đồ chơi rồi dùng băng dính hoặc keo dán dán chặt vào phần đầu của máy bay đồ chơi. Cuối cùng, mẹ có thể dùng bút dạ màu để trang trí thêm cho chiếc máy bay đồ chơi này sinh động hơn nha mẹ.
6. Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé
Chuẩn bị:
Khay gỗ
Chốt gỗ
Sơn
Bút chì
Súng bắn keo
Thanh gỗ
Bi nhiều màu
Cách làm: Đầu tiên, mẹ cắt những thanh gỗ thành những đoạn so le. Rồi cố định vào các đầu của khay gỗ vào các thành ngoài khay. Các mẹ nhớ là sơn các thanh gỗ trước khi dính vào khay. Cuối cùng, thả bi vào và chơi cùng các bé. Đây là đồ chơi tự làm cho bé đơn giản và dễ nhất.
7. Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé
Chuẩn bị:
Bìa cac-tông
Giấy màu tùy thích
Keo dính
Dây len
1 cái que sắt
Cách làm: Đầu tiên, mẹ cắt 2 bìa thành 2 mảnh tròn. Rồi đục 2 lỗ giữa hình tròn. Sau đó, mẹ trang trí 2 mặt tròn. Cuối cùng, luồn dây qua 2 lỗ. Thế là, mẹ có món đồ chơi tự làm cho bé vô cùng độc đáo rồi nhé.
8. Những bạn Ếch săn ruồi món đồ chơi tự làm cho bé
Chuẩn bị:
Giấy bìa màu (hoặc lõi giấy vệ sinh bỏ đi).
Dây len nhiều màu.
Bìa màu các loại.
Sơn hoặc màu vẽ.
Kim, chỉ
Cách làm: Đầu tiên, cắt hình con ruồi, mắt và chân tay chú ếch. Sau đó, cuộn lõi giấy vệ sinh hoặc cuộn bìa như hình, luồn dây, và cố định 1 đầu làm phần thân sau của ếch bằng chỉ khâu lại. Tiếp theo dính mắt, chân, tay vào ếch. Cuối cùng, dính con ruồi vào đầu dây kia. Mẹ đã có món đồ chơi tự làm độc đáo cho bé rồi đây.
Lời kết
Chỉ mất 1-2 tiếng là mẹ đã có thể tặng những món đồ chơi tự làm cho bé vô cùng độc đáo. Và sẽ khiến bé rất hào hứng và thích thú khi vừa được cùng bạn tự làm vừa được chơi cùng mẹ. Lại giúp bé làm quen dần với các kiến thức khoa học đơn giản. Các mẹ có thể đưa bé đi chơi ở những nơi thú vị để tham khảo thêm nhiều món đồ chơi để có thể tự làm cho bé. Mong các mẹ, sẽ thích những món đồ chơi của nhà mình chia sẽ. Hy vọng, các mẹ và các bé có thể chơi vui vẻ nhá.
Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn, trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển hình thành tính cách và biến đổi sinh lý khác nhau. Nếu như không thấu hiểu tâm lý của trẻ, mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ. Chính vì vậy, nhà mình sẽ cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Giúp cho các mẹ hiểu hơn nhá !
1. Tính cách của bé được định nghĩa như thế nào?
Tính cách của trẻ con được chia thành các nhóm tính cách. Mỗi nhóm tính cách được đặc trưng bởi những tính cách, khả năng, đặc điểm nổi trội của trẻ.
9 đặc điểm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ con:
Mức độ hoạt động: Trẻ năng động như thế nào?
Nhịp độ sinh học: Thói quen ăn, ngủ và bài tiết
Phân tâm: Cách trẻ bị phân tâm khỏi một hoạt động hay nhiệm vụ
Tiếp cận và thay đổi: Cách trẻ tiếp cận một tình huống, con người, địa điểm, thức ăn mới khi thay đổi thói quen
Khả năng thích ứng: Cách trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ tình huống này sang tình huống khác
Kiên trì: Cách trẻ phản ứng khi phải đối mặt với khó khăn
Mức độ phản ứng: Cách trẻ phản ứng với tình huống, dù tích cực hay tiêu cực
Sự nhạy cảm: Mức độ nhạy cảm của trẻ đối với những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, thức ăn hoặc khi bị chạm vào
Tâm trạng: Có thể là sự lạc quan hay nghiêm túc
2. Thế nào là hình thành tính cách của bé?
Các mẹ không thể quyết định được tính cách các bé mình sinh ra. Nhưng không có nghĩa là mẹ chẳng thể làm gì với tính cách của bé. Thiên hướng tính cách bẩm sinh của bé chỉ là một phần cá tính của bé sau này. Một phần quan trọng khác chính là cách mẹ phản ứng và xử sự với những tính cách thiên bẩm của con.
Việc phát triển tính cách bẩm sinh của một đứa trẻ cũng khó như việc cố thay đổi thói quen của người bạn đời, mẹ có thể giúp bé nhận ra năng lực tiềm ẩn một cách toàn diện bằng cách mang đến cho bé cơ hội trải nghiệm và khám phá những gì phù hợp nhất với bé.
3. Sự hình thành tính cách của trẻ em
Tính cách của trẻ con sẽ được hình thành khá sớm mẹ hay để ý vấn đề này nhé. Một vài đặc điểm sẽ hiển nhiên xuất hiện ngay từ khi bé ra đời. Một vài đặc điểm khác thì lại xuất hiện khi bé được khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Và một vài đặc điểm có thể phát triển dần về mức độ theo thời gian.
Chẳng hạn như nỗi thất vọng của trẻ sẽ được cải thiện khi trẻ đạt được sự tự tin, hoặc sự hiếu động của bé cũng sẽ giảm dần khi khả năng tập trung của bé tốt hơn. Ngay cả những cá tính khó nhằn nhất vẫn có thể trở nên đơn giản hơn. Chẳng hạn như cách bé đối phó với những thăng trầm của cuộc sống. Và cách tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc cho chính mình. Tất nhiên là phải cùng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của bạn.
Sau đây là 3 nhóm tính cách cơ bản của trẻ em mẹ cần nắm rõ
3.1. Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Dễ tính hoặc hoạt bát (Chiếm 40% trẻ em)
Bé dễ tính hoặc hoạt bát thường thể hiện tính cách qua:
Việc ăn, ngủ và bài tiết theo một quy luật ổn định
Dễ dàng thích nghi với các tình huống, con người mới, thay đổi môi trường
Giữ tâm trạng tích cực
Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng và ôn hòa
Mẹ ắt hẳn thấy tính cách của bé là người thân thiện, vui vẻ, tốt bụng và dễ tính. Điều này sẽ giúp mẹ cũng như bố cảm thấy bản thân đang làm tốt vai trò.
3.2.Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Khó tính, dễ bị kích thích (Khoảng 10% trẻ em)
Bé có tính cách khó tính, dễ bị kích thích thường:
Việc ăn, ngủ và bài tiết không theo một quy luật nhất định
Chậm thích ứng với các tình huống xảy ra, con người mới và khi thay đổi môi trường
Tâm trạng tiêu cực
Thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ
Ở tính cách của bé trên, mẹ có thể thấy bé là một đứa trẻ cứng đầu và dữ dội, khiến công việc chăm sóc trở nên khó khăn. Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy chăm trẻ là công việc rắc rối.
3.3.Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Khó gần hoặc thận trọng (Khoảng 15% trẻ em)
Tính cách của trẻ em khó gần biểu hiện:
Cảnh giác và chậm thích nhi với các tình huống, con người mới và sự thay đổi môi trường
Sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau một lúc tham gia (một khi thấy thoải mái, bé hoàn toàn có thể hoạt bát như mọi đứa trẻ khác)
Giữ tâm trạng nghiêm túc
Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng
Ở đây, tính cách của bé là người nhút nhát, sợ hãi và nhạy cảm. Điểm này chính là điểm làm bố mẹ băn khoăn, không biết có thể làm gì để gần gũi bé hơn
4. Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ em
Vậy tính cách của trẻ con hình thành khi nào? Có những giai đoạn nào tính cách của trẻ được hình thành rõ rệt? Mời mẹ tham khảo nội dung dưới đây:
4.1.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ con từ 0 đến 1 tuổi
Ở tuổi này, một trong các từ chỉ tính cách trẻ em, hay cách bé biểu hiện cảm xúc, truyền đạt nhu cầu là khóc. Mẹ cần học cách cảm nhận sự khác biệt giữa tiếng khóc khi bé đói, bé mệt. Hay khi bé thấy khó chịu. Trong những năm đầu của cuộc đời bé cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng. Vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của bé. Bé có thể cảm nhận được cảm xúc trong giọng nói của bạn, hãy nhẹ nhàng và thân thiện để con cảm thấy an toàn và được yêu thương.
4.2.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Bé ở độ tuổi này nên có nhiều tương tác xã hội và trải nghiệm bên ngoài, mẹ cũng thường xuyên thắc mắc tính cách của trẻ con hình thành khi nào trong độ tuổi này. Tuy nhiên khi hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, hoặc 2 tuổi, 1 tuổi, các bé sẽ chưa thực sự tương tác và hiểu khái niệm chia sẻ. Những cơn giận dữ, tranh giành là các từ chỉ tính cách trẻ con trong giai đoạn này. Mẹ không nên kỷ luật bé bằng cách la mắng hay đánh bé. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.
4.3.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Bé thích khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng. Hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh. Biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trong quá trình hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, các từ chỉ tính cách trẻ em bao gồm: thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học vẽ, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.
4.4.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 6 đến 10 tuổi
Một trong các từ chỉ tính cách trẻ em trong giai đoạn 6 đến 10 tuổi có thể là ghen tị với người khác. Tại thời điểm này, khác với giai đoạn hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, mẹ nên dạy bé tự học và cách tôn trọng, lắng nghe người lớn. Mẹ cũng nên cố gắng dành nhiều thời gian chất lượng với con nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như đưa trẻ đi chơi và chơi cùng bé.
Đến cuối độ tuổi này, mẹ chắc hẳn không còn thắc mắc tính cách của trẻ con hình thành khi nào như giai đoạn dưới 1 tuổi nữa, vì lúc này, nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen. Và những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội. Hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống. Không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè.
4.5.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi
Bước sang giai đoạn này hình thành tính cách của trẻ con lớn lên rất nhanh. Có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy, đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm. Trong gian đoạn này, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ độc lập hơn và có những rung động đầu đời.
4.6.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi
Sự hình thành tính cách của trẻ con. Các từ chỉ tính cách trẻ em trong giai đoạn này bao gồm: nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân cao hơn. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của trẻ có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó câu trả lời cho câu hỏi tính cách của trẻ con hình thành khi nào đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các trẻ tự cao, đánh giá cao bản thân của mình.
5. Hiểu tính cách của bé là điều mẹ cần làm
Ai trong chúng ta cũng được sinh ra và tiếp cận, phản ứng, tương tác với thế giới theo một cách riêng. Còn được gọi là tính cách. Dù tính cách của trẻ con có các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều có cuộc sống bình thường nhờ vào sự giáo dục của gia đình
Điều đó thể hiện rằng, sự hỗ trợ, hướng dẫn và những giới hạn giúp trẻ em vượt qua những thách thức liên quan đến tính cách. Một bé ở tuổi chập chững có thể học đếm từ 0 – 50 trong khi ban đầu bé không hề biết đến chữ số. Giống như vậy, bé cũng có thể học cách tự kiểm soát bản thân
Hay, những em bé hay lo lắng thì mẹ cần để bé được tiếp xúc với nhiều tình huống và môi trường khác nhau. Nhờ đó con sẽ học được cách thích nghi và ít căng thẳng hơn. Hoặc những em bé nghiêm túc có thể không bao giờ trở thành một diễn viên hài được nhưng bé hoàn toàn có thể luyện tập để phát triển óc hài hước hơn.
6. Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ ?
Vì các mẹ nuông chiều bé đã dẫn đến con không có hình thành tính tự lập. Hoặc không biết làm một việc gì ngoài việc học. Nếu bé cứ ỷ lại , sống dựa dẫm vào mẹ. Như vậy thì tương lai sau khi hình thành tính cách của trẻ con, trẻ sẽ thiếu đi cơ hội việc làm, khả năng thích ứng trong xã hội và thích ứng với công việc.
Và khi các bé có tính tự lập thì:
Có thể làm hết mọi việc ngay từ nhỏ từ đó giúp con tự tin vào bản thân mình hơn. Đây là chìa khóa quan trọng cho bé trưởng thành.
Sẽ không dựa dẫm hay phụ thuộc vào mẹ khi đến tuổi đi làm. Và có thể tự giải quyết được mọi việc của bản thân một cách tốt hơn.
Có thể hỗ trợ mẹ nhiều việc phù hợp như làm việc nhà,…
Bé sẽ tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì. Và luôn cảm thấy vui vẻ khi tự làm mọi thứ và hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ.
7. Các phương thức chính giúp bé phát triển tính cách
7.1.Thấu hiểu tính khí của con
Để phát triển tính cách của trẻ con, mẹ nên chú ý đến cách bé tiếp cận, phản ứng và tương tác với thế giới. Mẹ có thể đặt các câu hỏi như:
Việc học tập từ các tình huống ngẫu nhiên có gây khó khăn cho bé?
Bé có hay khó ngủ không?
Cách bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác như thế nào?
Các bé đối phó với môi trường kích thích cao như khu vui chơi đông đúc ra sao?
Bé có thể bình tĩnh khi cảm thấy buồn bã hoặc hưng phấn?
7.2.Chấp nhận tính cách của con
Mẹ có thể chưa biết, rằng tính cách của trẻ con giống như màu mắt vậy. Bé dễ tính sẽ khiến cha mẹ và người chăm sóc cảm thấy thoải mái hơn nhưng bố mẹ cần phải chấp nhận tính cách của bé dù tính cách của bé có ra sao.
Việc mẹ cố gắng thay đổi tính cách của bé sẽ có khả năng phản tác dụng và tổn thương bé. Tất nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bé có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà hãy để bé phát triển một cách lành mạnh, bé cần phải cảm thấy được yêu thương vì là chính bản thân mình.
7.3.Tạo cho con một tấm gương học tập về tính cách
Trong những giai đoạn đầu đời, bố mẹ chính là người mà bé tiếp xúc nhiều nhất. Điều này là nguyên nhân chính hình thành nên tính cách của trẻ em. Việc bố mẹ có những hành vi xấu cũng tác động rất lớn đến trẻ đó mẹ nhé! Vậy nên, hãy là một tấm gương để con noi tho mẹ nhé! Ngoài ra, phương pháp nuôi dạy con khoa học cũng vô cùng quan trọng, mẹ nên lưu tâm mẹ nhé!
Hãy dạy cho các bé biết yêu thương và quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh
Xem thêm: Know Your Baby’s Personality Based On Their Birth Month
Nguồn: KD Concepts (Youtube)
Lời kết
Trên đây, nhà mình đã cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Hy vọng các mẹ có thể tìm hiểu nhiều hơn về bé. Để giúp bé phát triển tính cách tốt đẹp về các độ tuổi phù hợp nhé!