Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Dưới đây là những gợi ý để giúp các mẹ biết về những món đồ chơi tự làm cho bé mà không cần phải tốn tiền hay lo lắng về độ an toàn của nó. Chỉ cần tận dụng những thứ tưởng chừng bạn sẽ bỏ đi thì bạn đã có ngay những món đồ chơi sáng tạo cho bé rồi. Mẹ hãy xem và tìm hiểu những món đồ chơi mà nhà mình chia sẽ nhé.

1. Trò bi lắc đồ chơi tự làm cho bé

Chuẩn bị:

  • Kẹp quần áo
  • Hộp đựng giày
  • Chốt gỗ
  • Dao rọc giấy
  • Giấy gói
  • Súng bắn keo
  • Sơn phun
  • Quả bóng bàn
  • Thước kẻ
Trò bi lắc đồ chơi tự làm cho bé
Trò bi lắc đồ chơi tự làm cho bé

Cách làm: Các mẹ chuẩn bị hộp đựng giày không bị méo mớ hay xẹp. Mỗi chiếc kẹp quần áo sẽ ứng với mỗi cầu thủ. Đầu tiên, mẹ hãy xác định vị trí của gôn và thủ môn ở 2 đầu hộp giày. Sau đó, đục lỗ to ở 2 đầu làm khung thành bên phía chiều rộng. Tiếp theo, luồn những que gỗ tròn qua những lỗ 2 bên chiều dài của hộp. Rồi cố định bằng súng bắn keo. Kẹp các kẹp quần áo lên thanh gỗ. Bước cuối cùng là bọc hộp lại, rồi trang trí theo ý thích của bé. Và sau đó, mẹ có thể bắt đầu chơi cùng bé được rồi.

2. Những quả bóng dẻo đáng yêu

Chuẩn bị:

  • Bút dạ
  • Bóng bay nhỏ
  • Bột mì
  • Nước
Những quả bóng dẻo đáng yêu
Những quả bóng dẻo đáng yêu

Cách làm: Mẹ hòa bột mì với nước thành hỗn hợp sệt có thể nặn được. Sau đó, nặn đất thành từng viên tròn rồi nhét vào những quả bóng bay. Tiếp theo, hắt nút các quả bóng bay lại. Cuối cùng, mẹ để bé thỏa sức trang trí các biểu cảm lên quả bóng. Những quả bóng đáng yêu này với các sắc thái biểu cảm khác nhau này. Có thể là đồ chơi cho cả trẻ con lẫn người lớn. Kéo dãn, bóp hay làm méo chúng thành những khuôn mặt méo mó sẽ rất thú vị. Và thế là, mẹ đã có món đồ chơi tự làm cho bé đầy sự độc lạ và đáng yêu ngộ nghĩnh rồi.

3. Trống lắc ngộ nghĩnh đồ chơi tự làm cho bé

Chuẩn bị:

  • Súng bắn keo
  • Băng dính màu sắc
  • Hạt gỗ nhiều màu
  • Hộp tròn rỗng
  • Que gỗ
  • Dây len
Trống lắc ngộ nghĩnh đồ chơi tự làm cho bé
Trống lắc ngộ nghĩnh đồ chơi tự làm cho bé

Cách làm: Mẹ khoan 1 lỗ vào hộp rỗng rồi luồn que vào cố định bằng súng bắn keo. Sau đó, mẹ khoan 2 bên hộp rồi luồn hạt gỗ vào dây cố định 2 bên. Cuối cùng, băng dính trang trí mặt trống và que trống. Chiếc trống nhỏ nhắn này rất dễ làm, tuy nhiên cho trẻ con nghịch thì sẽ rất ồn ào đấy nha các mẹ.

4. Trò chơi ném vòng

Chuẩn bị:

  • Đĩa giấy
  • Sơn màu
  • Lõi giấy
  • Kéo
Trống lắc ngộ nghĩnh đồ chơi tự làm cho bé
Trống lắc ngộ nghĩnh đồ chơi tự làm cho bé

Cách làm: Đầu tiên, các mẹ khoét tròn phần giữa đĩa giấy sao cho lỗ có thể xuyên qua lõi giấy dễ dàng. Sau đó, để 1 chiếc đĩa giấy làm trụ và dính lõi lên. Cuối cùng, sơn những chiếc vòng đĩa giấy theo màu sắc tùy thích của các bé. Đồ chơi tự làm cho bé này rất đơn giản và dễ làm.

5. Máy bay tí hon đồ chơi tự làm cho bé

Chuẩn bị:

  • Giấy bìa cát tông
  • Băng keo trong và hồ
  • Bút dạ
  • Kéo
Máy bay tí hon đồ chơi tự làm cho bé
Máy bay tí hon đồ chơi tự làm cho bé

Cách làm:

  • Mẹ dùng kéo cắt bỏ 4 mảnh bìa cát tông. Sau đó, dùng bút màu đánh dấu và cắt theo chiều vòng cung tại mép trên của 2 cạnh dài của chiếc hộp sau khi cắt bỏ những mảnh của phần nắp hộp.
  • Tiếp theo, cắt phần bìa cát tông khác thành những bộ phận của chiếc máy bay đồ chơi. Rồi mẹ dùng kéo tạo 2 khe nhỏ ở 2 bên sườn chiếc máy bay đồ chơi sao cho chúng có chiều rộng bằng chiều rộng phần cánh máy bay đồ chơi (2 mảnh bìa số 3) vừa chuẩn bị.
  • Với phần đuôi của máy bay đồ chơi, cũng dùng kéo tạo 1 khe ở 1 cạnh của miếng bìa số 1 sau đó ráp miếng bìa số 2 vào khe nhỏ này để làm bộ phận đuôi. Sau đó dùng keo dán dán chặt ở phần đuôi máy bay đồ chơi.
  • Cắt 1 hình tròn nhỏ từ những mảnh bìa vừa cắt đi không sử dụng, sau đó dùng băng dính dán 2 miếng bìa số 4 đối xứng 2 bên của hình tròn nhỏ để làm cánh quạt máy bay đồ chơi rồi dùng băng dính hoặc keo dán dán chặt vào phần đầu của máy bay đồ chơi. Cuối cùng, mẹ có thể dùng bút dạ màu để trang trí thêm cho chiếc máy bay đồ chơi này sinh động hơn nha mẹ.

6. Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé

Chuẩn bị:

  • Khay gỗ
  • Chốt gỗ
  • Sơn
  • Bút chì
  • Súng bắn keo
  • Thanh gỗ
  • Bi nhiều màu
Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé
Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé

Cách làm: Đầu tiên, mẹ cắt những thanh gỗ thành những đoạn so le. Rồi cố định vào các đầu của khay gỗ vào các thành ngoài khay. Các mẹ nhớ là sơn các thanh gỗ trước khi dính vào khay. Cuối cùng, thả bi vào và chơi cùng các bé. Đây là đồ chơi tự làm cho bé đơn giản và dễ nhất.

7. Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé

Chuẩn bị:

  • Bìa cac-tông
  • Giấy màu tùy thích
  • Keo dính
  • Dây len
  • 1 cái que sắt
Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé
Mê cung bóng đồ chơi tự làm cho bé

Cách làm: Đầu tiên, mẹ cắt 2 bìa thành 2 mảnh tròn. Rồi đục 2 lỗ giữa hình tròn. Sau đó, mẹ trang trí 2 mặt tròn. Cuối cùng, luồn dây qua 2 lỗ. Thế là, mẹ có món đồ chơi tự làm cho bé vô cùng độc đáo rồi nhé.

8. Những bạn Ếch săn ruồi món đồ chơi tự làm cho bé

Chuẩn bị:

  • Giấy bìa màu (hoặc lõi giấy vệ sinh bỏ đi).
  • Dây len nhiều màu.
  • Bìa màu các loại.
  • Sơn hoặc màu vẽ.
  • Kim, chỉ
Những bạn Ếch săn ruồi món đồ chơi tự làm cho bé
Những bạn Ếch săn ruồi món đồ chơi tự làm cho bé

Cách làm: Đầu tiên, cắt hình con ruồi, mắt và chân tay chú ếch. Sau đó, cuộn lõi giấy vệ sinh hoặc cuộn bìa như hình, luồn dây, và cố định 1 đầu làm phần thân sau của ếch bằng chỉ khâu lại. Tiếp theo dính mắt, chân, tay vào ếch. Cuối cùng, dính con ruồi vào đầu dây kia. Mẹ đã có món đồ chơi tự làm độc đáo cho bé rồi đây.

Lời kết

Chỉ mất 1-2 tiếng là mẹ đã có thể tặng những món đồ chơi tự làm cho bé vô cùng độc đáo. Và sẽ khiến bé rất hào hứng và thích thú khi vừa được cùng bạn tự làm vừa được chơi cùng mẹ. Lại giúp bé làm quen dần với các kiến thức khoa học đơn giản. Các mẹ có thể đưa bé đi chơi ở những nơi thú vị để tham khảo thêm nhiều món đồ chơi để có thể tự làm cho bé. Mong các mẹ, sẽ thích những món đồ chơi của nhà mình chia sẽ. Hy vọng, các mẹ và các bé có thể chơi vui vẻ nhá.

Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đến lúc khôn lớn, trưởng thành đều phải trải qua các giai đoạn phát triển hình thành tính cách và biến đổi sinh lý khác nhau. Nếu như không thấu hiểu tâm lý của trẻ, mẹ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục và định hướng phát triển tâm lý cho trẻ. Chính vì vậy, nhà mình sẽ cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Giúp cho các mẹ hiểu hơn nhá !

1. Tính cách của bé được định nghĩa như thế nào?

Tính cách của trẻ con được chia thành các nhóm tính cách. Mỗi nhóm tính cách được đặc trưng bởi những tính cách, khả năng, đặc điểm nổi trội của trẻ.

9 đặc điểm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ con:

  • Mức độ hoạt động: Trẻ năng động như thế nào?
  • Nhịp độ sinh học: Thói quen ăn, ngủ và bài tiết
  • Phân tâm: Cách trẻ bị phân tâm khỏi một hoạt động hay nhiệm vụ
  • Tiếp cận và thay đổi: Cách trẻ tiếp cận một tình huống, con người, địa điểm, thức ăn mới khi thay đổi thói quen
  • Khả năng thích ứng: Cách trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ tình huống này sang tình huống khác
  • Kiên trì: Cách trẻ phản ứng khi phải đối mặt với khó khăn
  • Mức độ phản ứng: Cách trẻ phản ứng với tình huống, dù tích cực hay tiêu cực
  • Sự nhạy cảm: Mức độ nhạy cảm của trẻ đối với những tác động bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, thức ăn hoặc khi bị chạm vào
  • Tâm trạng: Có thể là sự lạc quan hay nghiêm túc

2. Thế nào là hình thành tính cách của bé?

Các mẹ không thể quyết định được tính cách các bé mình sinh ra. Nhưng không có nghĩa là mẹ chẳng thể làm gì với tính cách của bé. Thiên hướng tính cách bẩm sinh của bé chỉ là một phần cá tính của bé sau này. Một phần quan trọng khác chính là cách mẹ phản ứng và xử sự với những tính cách thiên bẩm của con.

Các mẹ không thể quyết định được tính cách của trẻ mình sinh ra
Các mẹ không thể quyết định được tính cách của trẻ mình sinh ra

Việc phát triển tính cách bẩm sinh của một đứa trẻ cũng khó như việc cố thay đổi thói quen của người bạn đời, mẹ có thể giúp bé nhận ra năng lực tiềm ẩn một cách toàn diện bằng cách mang đến cho bé cơ hội trải nghiệm và khám phá những gì phù hợp nhất với bé.

3. Sự hình thành tính cách của trẻ em

Tính cách của trẻ con sẽ được hình thành khá sớm mẹ hay để ý vấn đề này nhé. Một vài đặc điểm sẽ hiển nhiên xuất hiện ngay từ khi bé ra đời. Một vài đặc điểm khác thì lại xuất hiện khi bé được khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Và một vài đặc điểm có thể phát triển dần về mức độ theo thời gian.

Chẳng hạn như nỗi thất vọng của trẻ sẽ được cải thiện khi trẻ đạt được sự tự tin, hoặc sự hiếu động của bé cũng sẽ giảm dần khi khả năng tập trung của bé tốt hơn. Ngay cả những cá tính khó nhằn nhất vẫn có thể trở nên đơn giản hơn. Chẳng hạn như cách bé đối phó với những thăng trầm của cuộc sống. Và cách tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc cho chính mình. Tất nhiên là phải cùng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của bạn.

Sự hình thành tính cách của trẻ
Sự hình thành tính cách của trẻ

Sau đây là 3 nhóm tính cách cơ bản của trẻ em mẹ cần nắm rõ

3.1. Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Dễ tính hoặc hoạt bát (Chiếm 40% trẻ em)

Bé dễ tính hoặc hoạt bát thường thể hiện tính cách qua:

  • Việc ăn, ngủ và bài tiết theo một quy luật ổn định
  • Dễ dàng thích nghi với các tình huống, con người mới, thay đổi môi trường
  • Giữ tâm trạng tích cực
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng và ôn hòa

Mẹ ắt hẳn thấy tính cách của bé là người thân thiện, vui vẻ, tốt bụng và dễ tính. Điều này sẽ giúp mẹ cũng như bố cảm thấy bản thân đang làm tốt vai trò.

3.2.Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Khó tính, dễ bị kích thích (Khoảng 10% trẻ em)

Bé có tính cách khó tính, dễ bị kích thích thường:

  • Việc ăn, ngủ và bài tiết không theo một quy luật nhất định
  • Chậm thích ứng với các tình huống xảy ra, con người mới và khi thay đổi môi trường
  • Tâm trạng tiêu cực
  • Thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ

Ở tính cách của bé trên, mẹ có thể thấy bé là một đứa trẻ cứng đầu và dữ dội, khiến công việc chăm sóc trở nên khó khăn. Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy chăm trẻ là công việc rắc rối.

3.3.Các từ chỉ tính cách của trẻ em: Khó gần hoặc thận trọng (Khoảng 15% trẻ em)

Tính cách của trẻ em khó gần biểu hiện:

  • Cảnh giác và chậm thích nhi với các tình huống, con người mới và sự thay đổi môi trường
  • Sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau một lúc tham gia (một khi thấy thoải mái, bé hoàn toàn có thể hoạt bát như mọi đứa trẻ khác)
  • Giữ tâm trạng nghiêm túc
  • Thể hiện cảm xúc nhẹ nhàng

Ở đây, tính cách của bé là người nhút nhát, sợ hãi và nhạy cảm. Điểm này chính là điểm làm bố mẹ băn khoăn, không biết có thể làm gì để gần gũi bé hơn

4. Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ em

Vậy tính cách của trẻ con hình thành khi nào? Có những giai đoạn nào tính cách của trẻ được hình thành rõ rệt? Mời mẹ tham khảo nội dung dưới đây:

4.1.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ con từ 0 đến 1 tuổi

Ở tuổi này, một trong các từ chỉ tính cách trẻ em, hay cách bé biểu hiện cảm xúc, truyền đạt nhu cầu là khóc. Mẹ cần học cách cảm nhận sự khác biệt giữa tiếng khóc khi bé đói, bé mệt. Hay khi bé thấy khó chịu. Trong những năm đầu của cuộc đời bé cần được người lớn thỏa mãn những nhu cầu bản năng. Vì vậy năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động đến sự phát triển của bé. Bé có thể cảm nhận được cảm xúc trong giọng nói của bạn, hãy nhẹ nhàng và thân thiện để con cảm thấy an toàn và được yêu thương.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 0 đến 1 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 0 đến 1 tuổi

4.2.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Bé ở độ tuổi này nên có nhiều tương tác xã hội và trải nghiệm bên ngoài, mẹ cũng thường xuyên thắc mắc tính cách của trẻ con hình thành khi nào trong độ tuổi này. Tuy nhiên khi hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, hoặc 2 tuổi, 1 tuổi, các bé sẽ chưa thực sự tương tác và hiểu khái niệm chia sẻ. Những cơn giận dữ, tranh giành là các từ chỉ tính cách trẻ con trong giai đoạn này. Mẹ không nên kỷ luật bé bằng cách la mắng hay đánh bé. Ví dụ mẹ bảo yêu em, trẻ sẽ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ của người mẹ. Ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này, bé nói từ đơn rồi nói cụm từ và thành câu.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 1 đến 3 tuổi

4.3.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Bé thích khám phá thế giới xung quanh một cách nhanh chóng. Hoạt động tiếp xúc với đồ vật ngày càng mở rộng, vốn từ tăng nhanh. Biết nói thành câu, biết nghe và kể chuyện. Trong quá trình hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, các từ chỉ tính cách trẻ em bao gồm: thích thú trong các hoạt động trò chơi, học nói, học vẽ, học ăn hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu đưa ra ý kiến.

 

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Xem thêm:

4.4.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 6 đến 10 tuổi

Một trong các từ chỉ tính cách trẻ em trong giai đoạn 6 đến 10 tuổi có thể là ghen tị với người khác. Tại thời điểm này, khác với giai đoạn hình thành tính cách của trẻ 3 tuổi, mẹ nên dạy bé tự học và cách tôn trọng, lắng nghe người lớn. Mẹ cũng nên cố gắng dành nhiều thời gian chất lượng với con nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như đưa trẻ đi chơi và chơi cùng bé.

Đến cuối độ tuổi này, mẹ chắc hẳn không còn thắc mắc tính cách của trẻ con hình thành khi nào như giai đoạn dưới 1 tuổi nữa, vì lúc này, nhân cách của bé được hình thành với những nếp sống, thói quen. Và những hành vi có ý thức, tự khép mình vào quy tắc xã hội. Hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận. Từ quan hệ ruột thịt dần dần chuyển sang quan hệ xã hội, trẻ có sự thay đổi môi trường sống. Không phải môi trường quen thuộc như trước đây mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thầy cô, bạn bè.

4.5.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi

Bước sang giai đoạn này hình thành tính cách của trẻ con lớn lên rất nhanh. Có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết và đáng chú ý nhất đó là sự phát dục. Vì vậy, đây còn gọi là độ tuổi đậy thì. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1-2 năm. Trong gian đoạn này, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ độc lập hơn và có những rung động đầu đời.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 10 đến 15 tuổi

4.6.Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi

Sự hình thành tính cách của trẻ con. Các từ chỉ tính cách trẻ em trong giai đoạn này bao gồm: nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức bản thân cao hơn. Với bước biến chuyển này giúp thiếu niên nhận thức, đánh giá được bản thân. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên sẽ xem xét hành vi và hoạt động của trẻ có phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, giai đoạn này thiếu niên cũng rất nhạy cảm với những đánh giá của mọi người xung quanh. Do đó câu trả lời cho câu hỏi tính cách của trẻ con hình thành khi nào đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác quá chú ý cũng dể tạo cho các trẻ tự cao, đánh giá cao bản thân của mình.

Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi
Giai đoạn hình thành tính cách của trẻ từ 15 đến 18 tuổi

5. Hiểu tính cách của bé là điều mẹ cần làm

Ai trong chúng ta cũng được sinh ra và tiếp cận, phản ứng, tương tác với thế giới theo một cách riêng. Còn được gọi là tính cách. Dù tính cách của trẻ con có các mức độ khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều có cuộc sống bình thường nhờ vào sự giáo dục của gia đình

Điều đó thể hiện rằng, sự hỗ trợ, hướng dẫn và những giới hạn giúp trẻ em vượt qua những thách thức liên quan đến tính cách. Một bé ở tuổi chập chững có thể học đếm từ 0 – 50 trong khi ban đầu bé không hề biết đến chữ số. Giống như vậy, bé cũng có thể học cách tự kiểm soát bản thân

Hay, những em bé hay lo lắng thì mẹ cần để bé được tiếp xúc với nhiều tình huống và môi trường khác nhau. Nhờ đó con sẽ học được cách thích nghi và ít căng thẳng hơn. Hoặc những em bé nghiêm túc có thể không bao giờ trở thành một diễn viên hài được nhưng bé hoàn toàn có thể luyện tập để phát triển óc hài hước hơn.

6. Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ ?

Vì các mẹ nuông chiều bé đã dẫn đến con không có hình thành tính tự lập. Hoặc không biết làm một việc gì ngoài việc học. Nếu bé cứ ỷ lại , sống dựa dẫm vào mẹ. Như vậy thì tương lai sau khi hình thành tính cách của trẻ con, trẻ sẽ thiếu đi cơ hội việc làm, khả năng thích ứng trong xã hội và thích ứng với công việc.

Và khi các bé có tính tự lập thì:

  • Có thể làm hết mọi việc ngay từ nhỏ từ đó giúp con tự tin vào bản thân mình hơn. Đây là chìa khóa quan trọng cho bé trưởng thành.
  • Sẽ không dựa dẫm hay phụ thuộc vào mẹ khi đến tuổi đi làm. Và có thể tự giải quyết được mọi việc của bản thân một cách tốt hơn.
  • Có thể hỗ trợ mẹ nhiều việc phù hợp như làm việc nhà,…
  • Bé sẽ tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì. Và luôn cảm thấy vui vẻ khi tự làm mọi thứ và hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ ?
Tại sao cần hình thành tính tự lập cho trẻ?

7. Các phương thức chính giúp bé phát triển tính cách

7.1.Thấu hiểu tính khí của con

Để phát triển tính cách của trẻ con, mẹ nên chú ý đến cách bé tiếp cận, phản ứng và tương tác với thế giới. Mẹ có thể đặt các câu hỏi như:

  • Việc học tập từ các tình huống ngẫu nhiên có gây khó khăn cho bé?
  • Bé có hay khó ngủ không?
  • Cách bé chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác như thế nào?
  • Các bé đối phó với môi trường kích thích cao như khu vui chơi đông đúc ra sao?
  • Bé có thể bình tĩnh khi cảm thấy buồn bã hoặc hưng phấn?

7.2.Chấp nhận tính cách của con

Mẹ có thể chưa biết, rằng tính cách của trẻ con giống như màu mắt vậy. Bé dễ tính sẽ khiến cha mẹ và người chăm sóc cảm thấy thoải mái hơn nhưng bố mẹ cần phải chấp nhận tính cách của bé dù tính cách của bé có ra sao.

Việc mẹ cố gắng thay đổi tính cách của bé sẽ có khả năng phản tác dụng và tổn thương bé. Tất nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bé có thể làm bất cứ điều gì mình muốn mà hãy để bé phát triển một cách lành mạnh, bé cần phải cảm thấy được yêu thương vì là chính bản thân mình.

7.3.Tạo cho con một tấm gương học tập về tính cách

Trong những giai đoạn đầu đời, bố mẹ chính là người mà bé tiếp xúc nhiều nhất. Điều này là nguyên nhân chính hình thành nên tính cách của trẻ em. Việc bố mẹ có những hành vi xấu cũng tác động rất lớn đến trẻ đó mẹ nhé! Vậy nên, hãy là một tấm gương để con noi tho mẹ nhé! Ngoài ra, phương pháp nuôi dạy con khoa học cũng vô cùng quan trọng, mẹ nên lưu tâm mẹ nhé!

Hãy dạy cho các bé biết yêu thương và quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh

Hãy dạy cho các bé biết yêu thương và quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh

Xem thêm: Know Your Baby’s Personality Based On Their Birth Month

Nguồn: KD Concepts (Youtube)

Lời kết

Trên đây, nhà mình đã cung cấp cho các mẹ về sự hình thành tính cách của trẻ em. Hy vọng các mẹ có thể tìm hiểu nhiều hơn về bé. Để giúp bé phát triển tính cách tốt đẹp về các độ tuổi phù hợp nhé!

Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:

 

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, bỉm tã là sản phẩm không thể thiếu. Đây gần như là vật bất ly thân của bé, hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc chăm con. Trung bình một ngày bé cần thay từ 8 – 12 bỉm trong năm đầu tiên ra đời. Nếu để tã bé ướt, bé sẽ bị khó chịu, bị kích ứng da và hăm tã. Đó là điều mà không người mẹ nào mong muốn. Nhiều bố mẹ thay tã cho con mỗi ngày nhưng vẫn không biết thời điểm chính xác bé cần thay tã. Những lúc như vậy, bố mẹ nên để ý tới vạch báo bỉm đầy.

1. Vạch báo bỉm đầy ở đâu?

Vạch báo bỉm đầy ở đâu?
Vạch báo bỉm đầy ở đâu?

Hiện nay trên thị trường đa số các sản phẩm bỉm cho trẻ sơ sinh đều có vạch báo bỉm đầy. Thế nhưng nhiều mẹ khi sử dụng vẫn không biết vạch báo đầy bỉm ở đâu. Khi mua bỉm tã về, mẹ nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và thử tìm xung quanh bề mặt bỉm để phát hiện vạch báo.

Các sản phẩm bỉm và tã của Mamamy đều có vạch báo bỉm đầy dưới đáy tã. Cách để phân biệt bỉm đầy hay chưa là nhìn vạch báo đầy chuyển màu. Khi bé đi tiểu thì vạch báo sẽ chuyển từ vang sang xanh lá. Nếu vạch báo đầy chuyển màu xanh lá đậm thì đó là lúc mẹ cần thay bỉm cho bé. Để tận dụng tốt chức năng của vạch báo đầy này, trước khi sử dụng mẹ nên kiểm tra xem vạch báo đã chuyển màu chưa.

2. Vì sao nên chọn bỉm có vạch báo đầy?

Vì sao nên chọn bỉm có vạch báo đầy?
Vì sao nên chọn bỉm có vạch báo đầy?

Trong thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh, đã có lúc những ông bố bà mẹ rất mệt mỏi vì thay bỉm. Đôi khi mẹ sẽ thấy cả ngày mình chẳng làm gì ngoài thay bỉm cho bé. Đó là bởi vì bé sơ sinh đi tiểu khá nhiều và lúc nào cũng cần đóng bỉm. Vậy nên cứ phải chăm chăm xem khi nào bỉm đầy để thay thì thật là mất thời gian.

Vạch báo đầy bỉm là một chức năng mới rất tiện dụng. Đa số các bà mẹ bỉm sữa bây giờ đều ưu tiên sản phẩm bỉm có vạch báo đầy. Nếu như ở các loại bỉm cũ, khi thay tã cho con mẹ phải mở ra kiểm tra hoặc thấy con có dấu hiệu khó chịu và khóc thì mới biết lúc nào cần thay bỉm. Với vạch báo bỉm đầy thông minh, mẹ chỉ cần nhìn qua là đã biết con cần thay bỉm hay chưa. Nó sẽ giúp mẹ phân biệt bỉm đầy một cách nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian và công sức. Thay vì mở ra xem và lo lắng bỉm bé đầy chưa thì mẹ chỉ cần nhìn vạch báo chuyển màu là biết thời gian cần thay bỉm. Thật tiện lợi đúng không nào?

Gợi ý mẹ sử dụng tã dán Mamamy Ultraflow cho bé yêu bởi khả năng ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho bé khi sử dụng. Tã có vạch báo đầy giúp mẹ dễ dàng biết được khi nào con cần thay tã đó ạ.  Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà. 

Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!

Mua 2 tặng 1, freeship tã bỉm ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa cho bé

3. Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh
Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc chọn bỉm tã, mẹ cũng nên biết cách thay bỉm đúng cho con. Đây là việc rất quan trọng để giúp bé được thoải mái khi đóng bỉm, tránh hăm tã gây khó chịu cho bé. Đối với những người lần đầu làm mẹ, có thể không tránh khỏi bối rối. Thay bỉm cho bé tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều kĩ năng. Để thay bỉm đúng cách nhất, mẹ cần tìm hiểu kĩ cách thay bỉm cho bé. Có như vậy mới không bị loạn và bối rối khi thay bỉm.

Muốn biết khi nào bé cần thay bỉm, mẹ chỉ cần nhìn vạch báo đầy bỉm dưới đáy tã. Nếu vạch chuyển màu xanh thì mẹ cần nhanh chóng thay bỉm cho bé. Để tã ướt lâu sẽ khiên cho bé bị khó chịu và quấy khóc. Hơn nữa còn gây kích ứng da và hăm tã, trong khi da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm.

3.1. Các bước thay bỉm

Chuẩn bị:

  • 1 bỉm sạch thay thế
  • Bông gòn, khăn mềm hoặc khăn ướt.
  • Nước ấm.
  • Tấm lót chống thấm.
  • Kem chống hăm.
  • Trong trường hợp em bé quấy phá không hợp tác, mẹ cần chuẩn bị thêm đồ chơi cho bé.

Một lưu ý nhỏ cho mẹ là nên để sẵn đồ xung quanh vừa tầm với để công việc được dễ dàng hơn.

3.2. Cách thay bỉm:

Các bước thay bỉm
Các bước thay bỉm
  1. Xác định thời điểm thay bỉm cho bé bằng cách nhìn vạch báo bỉm đầy. Việc đầu tiên cần làm đó chính là rửa tay. Có một bàn tay sạch sẽ mới có thể bắt đầu thay bỉm. Nếu tay bẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bé gây bệnh.
  2. Phải luôn có một tay để giữ em bé.
  3. Đặt bé lên tấm lót trải ở nơi thay bỉm.
  4. Tháo bỉm bẩn ra, gấp đôi lại và đặt mông bé lên mặt sạch của bim.
  5. Bắt đầu vệ sinh vùng kín cho bé bằng bông gòn hoặc khăn sạch nhúng nước ấm. Cần lau kĩ hai bên bẹn, nếp gấp và mông của bé.
  6. Khi đã lau rửa sạch sẽ, lấy bỉm bẩn ra và đặt bỉm sạch thế chỗ vào đó. Lau khô cho bé rồi bôi kem chống hăm và đóng bỉm mới. Với bỉm dán, mẹ cần dán vừa phải, không quá chặt cũng không quá lỏng. Với bỉm quần thì mẹ cần kiểm tra xem có nếp gấp nào khiến bé khó chịu hay không.
  7. Cách đóng bỉm cho bé trai và bé gái cũng khác nhau. Khi đóng bỉm cho bé trai thì mẹ phải để bộ phận sinh dục của con hướng xuống. Với bé gái thì khi lau rửa mẹ cần lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng âm đạo.

Như vậy mẹ đã rõ vạch báo đầy bỉm ở đâu và cách thay bỉm cho bé rồi đấy! Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn cần rất nhiều sự tỉ mỉ và cẩn thận, kể cả việc thay bỉm hàng ngày cho bé. Chúc mẹ và bé luôn thật mạnh khỏe và nhiều niềm vui!

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn mẹ cách thay bỉm cho bé theo 5 bước đơn giản

Làm sao để lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời an toàn cho bé? Đây là câu hỏi của không ít mẹ đang có ý định muốn thiết kế một khu vui chơi riêng cho con. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Nguyên tắc lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời an toàn cho bé

Để đảm bảo tìm được những thiết bị vui chơi tốt nhất. Mẹ cần nằm lòng những nguyên tắc dưới đây.

1.1. Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp sở thích của con

Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp sở thích của con
Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp sở thích của con

Một thiết bị vui chơi hù hợp phải đảm bảo nhiều yếu tố. Đầu tiên đó là sở thích của con. Mỗi bé sẽ có một sở thích, đam mê khác nhau. Một điều đáng khá buồn cười ở các con đó là khả năng cả thèm chóng chán. Nếu mẹ lựa chọn thiết bị vui chơi không đúng với sở thích của con. Có thể con sẽ vẫn chơi nhưng sẽ không giữ được sự quan tâm trong thời gian dài của con.

Chỉ khi chọn được thiết bị vui chơi đúng với tâm lý của con. Thì mẹ mới đảm bảo việc con chơi thường xuyên, rèn luyện chăm chỉ được, phát huy tối đa được khả năng vận động của con.

1.2. Chọn thiết bị vui chơi ngoài trời  đảm bảo an toàn tuyệt đối

Vui chơi ngoài trời là một gợi ý tuyệt vời cho bé phát triển bản thân. Tuy nhiên, như không ít mẹ lo lắng, khu vui chơi ngoài trời đôi khi lại chưa thực sự an toàn cho sức khỏe của con. Để giảm thiếu tối đa những tình huống xấu. Mẹ nên lựa chọn những thiết bị vui chơi ngoài trời an toàn tuyệt đối. 

Vui chơi ngoài trời là một gợi ý tuyệt vời cho bé phát triển bản thân
Vui chơi ngoài trời là một gợi ý tuyệt vời cho bé phát triển bản thân

Chất lượng của những thiết bị vui chơi ngoài trời cần được đặt lên hàng đầu. Mẹ có thể mua ở những đơn vị uy tín. Có chứng từ đảm bảo chất lượng, chế độ bảo hành rõ ràng. Quan trọng là mẹ có thể trực tiếp kiểm tra thiết bị nhé!

Một vài gợi ý khác Góc của mẹ đưa ra sau đây có thể giúp mẹ lựa chon thiết bị vui chơi an toàn cho bé:

Khi chọn thiết bị vui chơi, mẹ nên để ý chất liệu sản xuất. Nếu thiết bị có nguồn gốc từ thiên nhiên thì càng tốt, sẽ thân thiện với sức khỏe của con hơn. Ngoài ra, mẹ nên tránh những thiết bị có nhiều góc cạnh hoặc dễ dàng tháo gỡ.

1.3. Chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp với độ tuổi và giới tính của con

Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp với độ tuổi và giới tính của bé là cực kỳ quan trọng
Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp với độ tuổi và giới tính của bé là cực kỳ quan trọng

Lựa chọn thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp với độ tuổi và giới tính của bé là cực kỳ quan trọng. Ở mỗi độ tuổi, bé sẽ có sức khỏe và sở thích khác nhau, việc chọn thiết bị  vui chơi phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho bé chơi và phát triển đồng thời. Ví dụ với con dưới 2 tuổi. Ở độ tuổi này con vẫn đang bắt đầu làm quen với môi trường. Đặc biệt là đối với những hoạt động vui chơi ngoài trời. Mẹ nên lựa chọn thiết bị chơi kỹ lưỡng (như hầm chui, bập bênh, nhà chơi cát). Mẹ cũng nên chơi cùng con để đảm bảo an toàn.

Đối với bé từ 2 đến 5 tuổi. Mẹ có thể dần lựa chọn những thiết bị, những trò chơi có yếu tố vận động hơn một chút. Ngoài những trò chơi như ở trên, mẹ có thể tham khảo thêm xích đu, cầu trượt, bập bênh…

Còn độ tuổi 5 đổ lên. Bé bắt đầu thích chạy nhảy nhiều hơn. Me có thể tham khảo những trò chơi tăng cường sức khỏe, hoặc có thể chơi theo đội càng tốt. Ví dụ như tiếp sức, đếm vòng, những trò chơi trí tuệ…

Bé gái và bé trai sẽ có lựa chọn trò chơi khác nhau
Bé gái và bé trai sẽ có lựa chọn trò chơi khác nhau

Bé càng thích thú với trò chơi, sẽ chơi càng nhiều. Việc rèn luyện cũng hiệu quả hơn.

Bé gái và bé trai sẽ có lựa chọn trò chơi khác nhau. Những thiết bị vui chơi vận động nhiều sẽ thu hút bé trai hơn. Ngược lại, bé gái lại thích những trò chơi nhẹ nhàng hơn. 

2. Một số thiết bị vui chơi ngoài trời cho bé

Hiện nay, có một số thiết bị khu vui chơi  phổ biến, đáp ứng đầy đủ những lưu ý ở trên. Mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây:

2.1. Xích đu

Xích đu sẽ kích thích sự năng động và hào hứng ở bé
Xích đu sẽ kích thích sự năng động và hào hứng ở bé

Xích đu là thiết bị vui chơi ngoài trời không thể thiếu ở bất kỳ khu vui chơi nào. Vì đây là trò chơi mà ai cũng chơi được, lại đảm bảo an toàn cho bé. Hầu hết các bé, không phân biệt độ tuổi hay giới tính đều yêu thích trò chơi này. 

Xích đu sẽ kích thích sự năng động và hào hứng ở bé. Thay vì ngồi nhà xem ti vi hay điện thoại. Một thiết bị xích độ là gợi ý tuyệt vời cho bé cải thiện sức khỏe, rèn luyện bản thân.

2.2. Cầu trượt

Cầu trượt là trò chơi rất hiếm khi các bé chán, nên mẹ cứ yên tâm khi mua
Cầu trượt là trò chơi rất hiếm khi các bé chán, nên mẹ cứ yên tâm khi mua

Cầu trượt là thiết bị vui chơi kinh điển. Không chỉ các bé mà thậm chí người lớn cũng chưa chắc đã thoát khỏi sự thích thú đối với trò chơi này. Cầu trượt giúp bé rèn luyện cơ thể toàn diện. Thúc đẩy quá trình tiêu hao năng lượng, bé sẽ không cười lười ăn, tăng cường sức khỏe đáng kể. 

Cầu trượt là trò chơi rất hiếm khi các bé chán, nên mẹ cứ yên tâm khi mua về nhé!.

2.3. Nhà bóng

Khi chơi nhà bóng, cả cơ thể của bé sẽ vận động
Khi chơi nhà bóng, cả cơ thể của bé sẽ vận động

Phá cách  hơn một chút mẹ có thể tham khảo nhà bóng. Khi chơi nhà bóng, cả cơ thể của bé sẽ vận động, Từ đó giúp rèn luyện và nâng cao thể chất cho con một cách toàn diện. Khi con tham gia nhà bóng. Không chỉ dừng lại ở việc nhảy, con còn phải tập trung quan sát, vận động trí não. 

Để thiết kế được một khu vui chơi ngoài trời, mẹ cần phải đầu tư kỹ lượng cả về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, kết quả đem lại cho bé sẽ không làm mẹ thất vọng. Hãy tìm những thiết bị vui chơi ngoài trời phù hợp cho bé để tận dụng tối đa lợi ích của thiết bị nha. 

8 lợi ích cho bé khi tham gia các hoạt động ngoài trời

9 khu vui chơi ở Hải Phòng hay cho bé

Giỏ hàng 0