Vẽ tranh là hành trình tiếp xúc nghệ thuật và cảm thụ cuộc sống. Vì vậy từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để dạy bé vẽ, từ đó ươm mầm năng lực sáng tạo cho bé. Nhiều người nói bộ môn vẽ thì phải có năng khiếu bẩm sinh mới làm được, điều đó cũng không hẳn là sai nhưng trên thực tế, có rất nhiều người sinh ra vẽ cực xấu nhưng sau một thời gian luyện tập cộng với trí tưởng tượng vô cực, thì những bức tranh cũng đáng phải trầm trồ.
Giai đoạn trẻ từ hơn 1 tuổi đến 12-13 tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển não bộ và có thể sáng tạo những ý tưởng mà người lớn không ngờ tới, vẽ là một cách để giúp các bé phát triển não bộ, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình, thay vì bé bị nghiện xem ipad, mẹ hãy dạy cho bé vẽ tranh những lúc nghĩ hè hoặc rãnh rỗi. Bài viết sẽ mách các mẹ một số cách để dạy bé vẽ tranh.
Mẹ tham khảo thêm: Cách làm đồ chơi đơn giản mà thú vị cho bé
Mục lục
1. Phương pháp dạy bé vẽ với một số độ tuổi
1.1. Trẻ dưới 5 tuổi
Khi trẻ chưa đến 2 tuổi, hãy xác định tinh thần là bé không thể vẽ tranh đẹp được vì lúc này con chỉ có thể cầm bút để nguệch ngoạc.
Khi này cha mẹ hãy cứ chuẩn bị giấy vẽ và bút màu, mặc cho con thỏa sức sáng tạo và luôn khen ngợi cũng như khuyến khích con, đừng chê tranh dở mà hãy nhìn vào sự nỗ lực của bé nhé.
1.2. Trẻ từ 5 – 8 tuổi
Độ tuổi này bé đã có thể quan sát và vẽ vào trong cuốn tập của mình. Bố mẹ có thể cung cấp những hình mẫu đơn giản, cho con chọn theo sở thích và ngồi bên cạnh con, hướng dẫn con vẽ từ những nét khái quát cơ bản để những chi tiết trên bức hình. Thay đổi không gian dạy con vẽ, vật dụng vẽ, màu sắc vẽ,… để bớt nhàm chán nhé. Đặc biệt, hãy dạy bé cách tô màu nữa nha.
1.3. Trẻ từ 9 – 11 tuổi
Độ tuổi này đã nhận thức được hình ảnh không gian 3 chiều, các tỉ lệ và quan sát những chi tiết chính xác hơn. Lúc này bố mẹ để con vẽ một bức ảnh theo các góc độ khác nhau và động viên con dưới nhiều hình thức hơn nhé.
2. Dạy bé vẽ theo tư thế ngồi và cách cầm bút đúng
Cho bé ngồi trên ghế tựa có lưng thẳng và độ cao vừa đủ để bé có thể đặt cả hai bàn chân vững trên mặt sàn. Đưa bút cho bé, dạy bé vẽ tranh phải dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để tạo thành thế “kiềng 3 chân” giữ chiếc bút chì ở góc 45 độ.
Người lớn có thể làm mẫu cho trẻ xem trước, sau đó cho bé tập theo. Bố mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn, sửa lại tư thế sai cho đến khi bé thuần thục thao tác đúng.
3. Các khái niệm hình khối, màu sắc
Bố mẹ hướng dẫn bé vẽ các hình đơn giản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Có thể khi bắt đầu bé vẽ đường tròn còn méo, các nét nguệch ngoạc, nhưng qua thời gian luyện tập chắc chắn con sẽ vẽ nét đẹp dần lên.
Bố mẹ cũng cần dạy bé nhận biết các màu sắc cơ bản. Khi đã thuần thục các hình khối và màu sắc cơ bản, bé sẽ dần phát triển khả năng hội họa của mình.
4. Dạy bé vẽ con vật đơn giản
Bố mẹ có thể hướng dẫn các nhóc tì vẽ các con vật dễ thương theo cách dưới đây, hoặc biến tấu lại theo cách của mình. Chọn con vật bé yêu thích và bắt đầu “hí hoáy sáng tạo” cùng con nhé bố mẹ!
5. Dạy bé tô màu
Bố mẹ dạy bé vẽ tô màu theo một thứ tự nhất định (từ trái sang, từ trên xuống…). Nét tô cần liền mạch, không đứt đoạn, không xoay giấy lung tung khi tô, không để trắng chi tiết trong tranh. Ban đầu phụ huynh cho bé tô những khối hình vuông, nét thẳng, dần dần mới đến hình tròn, nét cong, lượn sóng…
6. Tạo môi trường khuyến khích bé sáng tạo
Các nghiên cứu khoa học chứng minh: Trẻ dưới 18 tháng tuổi đã có khả năng biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng hoạt động vẽ tranh. Người lớn không nên cấm đoán, la rầy khi trẻ vẽ lung tung ra tường, sàn nhà, bàn ghế… Thay vào đó, bố mẹ nên khuyến khích, tạo điều kiện cho con được vẽ trên giấy hoặc bảng vẽ treo tường. Đồng thời, bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ bút chì, tẩy, màu vẽ, các sách tập vẽ cây cối, vẽ con vật đơn giản…
7. Điều quan trọng nhất: Đồng hành cùng con
Theo nhiều nghiên cứu, sự góp mặt của bố mẹ chính là nguồn động lực lớn để bé học vẽ. Con rất muốn được bố mẹ ngồi cạnh bên, ngắm con vẽ, lắng nghe câu chuyện của con và khích lệ khi con vẽ tranh đấy. Có nhiều lúc bố mẹ chưa hiểu trẻ nhỏ vẽ gì. Nhưng, tâm lý trẻ rất sợ những câu vặn hỏi như “Con vẽ cái gì đây?”, vì trẻ sợ thất bại. Ngược lại, con luôn muốn được nghe những lời ngợi khen, động viên từ bố mẹ.
Sau khi trẻ vẽ, bố mẹ cần để trẻ tự học cách thu xếp màu và giấy vẽ, dọn dẹp gọt bút chì hay vụn tẩy… để rèn cho trẻ tính tự lập và trách nhiệm. Nếu có thời gian, bố mẹ có thể đưa con đến các buổi triển lãm mỹ thuật. Dần dần, trí tưởng tượng của con sẽ phong phú hơn, viên ngọc sáng tạo bên trong con có cơ hội mài dũa.
Tham khảo thêm: Những hoạt động giúp mẹ dạy trẻ tư duy toán
Nguồn tham khảo: https://dayconkieunhat.vn/cach-day-ve-con-vat-sieu-don-gian/