Những món ăn trẻ em yêu thích cùng việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ luôn là thách thức với nhiều bố mẹ. Đặc biệt là với những gia đình sinh con đầu lòng. Vậy đâu là nguyên tắc và phương pháp nấu ăn mà bố, mẹ cần tham khảo?
1. Nguyên tắc khi chế biến các món ăn trẻ em yêu thích
Tùy vào khẩu vị mà mỗi bé sẽ có những món ăn ưa thích riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé, các món ăn trẻ em yêu thích nên được chế biến với các nguyên tắc sau:
1.1. Chế biến các món ăn phù hợp thời tiết
Với các bé, đặc biệt là trong những năm đầu, hệ miễn dịch và một số chức năng trong cơ thể còn chưa hoàn thiện. Do đó, khi chế biến các món ăn trẻ em yêu thích, mẹ cần đặc biệt lưu ý yếu tố thời tiết. Ví dụ:
- Trong những ngày hè nắng nóng, mẹ nên ưu tiên những món thanh mát. Qua đó, giúp bé giải nhiệt, mát gan và thanh lọc cơ thể.
- Trong những ngày đông lạnh lẽo, mẹ nên ưu tiên những món ăn giàu protein. Qua đó, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Để phòng tránh những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
1.2. Chế biến các món ăn phù hợp khẩu vị của bé
Nhiều gia đình có khuynh hướng bắt ép trẻ ăn tất cả các món để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, điều này thường gây ra những tác động tiêu cực. Bé sẽ ngày càng ghét loại thực phẩm vốn dĩ không ưa thích. Do đó, bé sẽ quấy khóc, quẫy đạp… khiến bố, mẹ càng đau đầu.
Một lời khuyên vô cùng hữu ích để nấu các món ăn trẻ em yêu thích là việc trình bày đồ ăn dễ thương với nhiều màu sắc bắt mắt. Đặc biệt, mẹ có thể tham khảo việc làm cơm bento Nhật Bản với cách trang trí độc đáo để khơi gợi sự thèm ăn của bé.
Để cân bằng dinh dưỡng cho bé, mẹ chỉ cần sáng tạo cách chế biến. Mẹ có thể xay nhuyễn, thái nhỏ những loại thực phẩm trong “danh sách đen” của bé để kết hợp cùng những loại thực phẩm bé thích. Đây chính là cách “lách luật” hiệu quả mà nhiều mẹ đã truyền tai nhau đấy.
1.3. Đảm bảo cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng
Điều quan trọng khi chế biến thức ăn là việc cân bằng và bổ sung dưỡng chất. Có 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé là:
1 – Chất đạm: Thành phần quan trọng để nuôi sống tế bào. Đảm bảo việc duy trì cân nặng, phát triển não bộ. Đồng thời giúp bé tăng cường sức đề kháng. Chất đạm có nhiều trong thịt cá, thịt gà, thịt bò, đậu nành, ngũ cốc…
2 – Chất béo: Đây là nguồn dưỡng chất chính để dự trữ và cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể. Bé sẽ có đủ “vũ khí” để chống lại sự thay đổi từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là sự thay đổi thời tiết. Để cung cấp chất béo cho trẻ, mẹ cần chế biến các món như trứng, cá hồi, đậu phộng…
3 – Vitamin và khoáng chất: Đây là những dưỡng chất “đầu bảng” với những tác dụng hết sức quan trọng như:
- Tăng cường sức đề kháng.
- Là nguồn cung cấp năng lượng.
- Thúc đẩy sự sản sinh tế bào máu.
- Hỗ trợ phát triển và bảo vệ thị giác.
- Tham gia vào quá trình hình thành và phát triển khung xương của bé.
Do đó, các món ăn trẻ em yêu thích nên được chế biến với rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám…
4 – Chất bột đường: Nhóm dưỡng chất này đóng góp nhiều trong quá trình hình thành cũng như phát triển của tế bào và mô. Bên cạnh đó, chúng còn giúp bé phát triển hệ thần kinh cùng não bộ. Qua đó, giúp bé yêu thông minh hơn. Đây cũng chính là loại dinh dưỡng quen thuộc, dễ dàng tìm thấy trong gạo, mì, bánh mì, nui, miến, khoai lang, khoai tây,…
2. Cách nấu một số món ăn trẻ em yêu thích
Tùy vào khẩu vị của bé và sự khéo tay, độ sáng tạo của mình mà mỗi mẹ sẽ cho ra những món ăn khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, Góc của mẹ sẽ giới thiệu cách làm một số món ăn trẻ em yêu thích có thể dễ dàng thực hiện với cả những người bận rộn hay vụng về trong việc bếp núc.
2.1. Món súp thịt bò khoai tây
Súp thịt bò khoai tây là một món ăn cung cấp lượng lớn các chất: Vitamin C, B6, Kali hay Sắt. Đồng thời giúp bé bổ sung rất nhiều năng lượng. Với các thức ăn lỏng như món súp này, mẹ có thể yên tâm cho bé thưởng thức vào buổi sáng.
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 1 củ.
- Khoai tây: 2 củ.
- Thịt bò: 100gr.
Cách chế biến:
- Gọt vỏ toàn bộ cà rốt, khoai tây rồi mang đi rửa sạch.
- Cà rốt cần được thái hạt lựu.
- Khoai tây thì được hấp chín rồi dằm nhuyễn.
- Mẹ băm nhỏ thịt bò rồi tẩm ướp cho vừa vặn.
- Sau đó, hầm thịt bò cùng cà rốt đến khi chín mềm. Rồi đổ khoai tây đã nghiền vào đảo đều.
Vậy là hoàn thành rồi. Cuối cùng, mẹ chỉ cần cho bé ăn khi còn nóng là được.
Mẹ có thể tham khảo thêm: “Hô biến” các món súp khoai tây cho bé ăn ngon miệng.
2.2. Món cháo gà hạt sen cà rốt
Không chỉ là món ăn trẻ em yêu thích, cháo gà hạt sen cà rốt còn được các mẹ ưa chuộng bởi tính dinh dưỡng cao.
Nguyên liệu:
- Hạt sen tươi: 150gr.
- Cà rốt: 1 củ.
- Hành tây: 1 củ.
- Thịt gà nạc: 200gr.
Cách chế biến:
- Đầu tiên, mẹ cần ninh kĩ cháo bằng nước dùng (nước luộc gà).
- Trong khi đó mẹ rửa sạch cà rốt, hành tây và hạt sen để thái thành hạt lựu.
- Khi cháo đã chín thì bổ các nguyên liệu đã được sơ chế vào. Và ninh thêm.
- Cuối cùng khi đơm cháo ra bát thì mẹ cho thêm thịt gà xé sợi vào (Mẹ không nên cho thịt gà vào ninh cùng để tránh thịt bị nát và bã).
Như vậy, bé đã có thể thưởng thức rồi.
2.3. Món sườn rim me
Sườn rim me sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho mẹ. Món ăn này không chỉ cung cấp nhiều protein, canxi để bé cao lớn, thông minh. Mà nó còn được nhiều mẹ đánh giá là món ăn trẻ em yêu thích.
Nguyên liệu:
- Thịt sườn non: 200gr.
- Mứt me: 1 thìa.
- Cà chua.
Cách chế biến:
- Sơ chế và làm sạch toàn bộ nguyên liệu.
- Mẹ xào chín cà chua và thêm 1 thìa mứt me cùng lượng nước vừa đủ rồi đun sôi.
- Cho thêm sườn vào. Rim với ngọn lửa nhỏ. Đến khi nước sốt sền sệt và bám đều vào miếng sườn.
Thế là xong rồi. Mẹ chỉ cần xới thêm một bát cơm trắng cho bé để bé thưởng thức thôi.
3. Các lưu ý khi nấu món ăn trẻ em yêu thích
3.1. Lưu ý khi sơ chế, chuẩn bị
Một điều vô cùng quan trọng khi nấu các món ăn trẻ em yêu thích chính là vệ sinh an toàn thực phẩm. Mẹ cần đảm bảo bàn tay mẹ, bát đũa, thìa dĩa cùng các dụng cụ nấu nướng khác đều sạch sẽ. Với trẻ dưới 6 tháng, hệ miễn dịch của các bé còn yếu. Mẹ nên tiệt trùng các đồ dùng để đảm bảo vô khuẩn.
Khi chọn lựa thực phẩm để chế biến, mẹ cần ưu tiên những loại tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đặc biệt là với các loại trái cây. Mẹ cần rửa thật kỹ trước khi cho bé ăn. Tránh việc bé hấp thụ phải các loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích tăng trưởng.
3.2. Lưu ý khi chế biến các món trẻ em yêu thích
Với các loại thực phẩm như thịt, cá… Mẹ cần đảm bảo chúng được nấu chín hoàn toàn. Không có một góc nào còn bị đỏ, bị sống. Một lời khuyên hữu ích khi chế biến món cá là mẹ nên bọc chúng vào giấy nhôm để đảm bảo thịt cá vừa chín, vừa mềm và ngọt.
Với các loại rau củ thì biện pháp tốt nhất là hấp. Vì đây là cách làm hiệu quả nhất khi mẹ muốn giữ lại trọn vẹn các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu mẹ chọn nấu rau củ. Mẹ không nấu quá lâu để tránh việc hòa tan hết các chất vitamin.
Thêm vào đó, nhiều loại rau củ không nên chế biến với nhau để tránh sản sinh các chất không tốt cho cơ thể bé. Do đó, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ công thức trước khi chế biến các món ăn trẻ em yêu thích nhé!
3.3. Lưu ý khi chọn món cho bé
Mẹ nên chế biến các món ăn trẻ em yêu thích theo từng bừa. Vì khi bảo quản thành phẩm thức ăn có thể khiến biến đổi các chất dinh dưỡng. Hay thậm chí là tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào. Ngoài ra việc nấu đi nấu lại các món đã chế biến sẽ làm mùi vị bị thay đổi. Đồng thời khiến bé ngán và biếng ăn.
Đặc biệt mẹ cần chú ý khi chọn món theo bữa cho bé:
- Bữa sáng: Đây là khoảng thời gian, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn “ngái ngủ”. Do đó, mẹ nên ưu tiên chọn những món ăn lỏng như súp hoặc dạng nước như bún để bé sẽ tiêu hóa. Thêm vào đó, mẹ không nên cho bé uống sữa bò thay ăn sáng để tránh nguy cơ đau dạ dày.
- Bữa trưa: Bữa trưa sẽ là chìa khóa giúp bé phát triển toàn diện. Vì vậy, mẹ nên chọn những món ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất. Đồng thời, khung giờ thích hợp nhất cho bé yêu sẽ là từ 11-12h. Mẹ không nên cho bé ăn quá sớm hay quá muộn đâu.
- Bữa tối: Đây là bữa ăn cuối cùng trước khi đi ngủ. Do đó, mẹ nên chọn những món ăn có năng lượng vừa đủ. Đồng thời, dễ tiêu hóa để tránh hiện tượng bé quá no hay quá đói. Điều này có thể khiến bé quấy khóc vào ban đêm đó.
Vấn đề dinh dưỡng cho bé yêu luôn là những thách thức lớn với mọi gia đình. Hy vọng với những thông tin trên, mẹ có thể biết cách chọn lựa và chế biến các món ăn trẻ em yêu thích. Từ đó, bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Những món ăn cho trẻ mầm non giúp trẻ ngon miệng hơn.
7 lưu ý quan trọng để xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.
Nguồn tham khảo: Cooky Việt Nam.