Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chắc hẳn có rất nhều mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé yêu nhà mình đúng không nào? Tuy nhiên chuẩn bị cho bé ăn dặm như thế nào, mẹ cần những dụng cụ ăn dặm gì để khởi đầu hành trình nuôi dưỡng bé là điều nhiều mẹ bầu thắc mắc? Dụng cụ ăn dặm cho bé nào sẽ cần thiết để giúp bé ăn dặm đúng cách? Cùng đón đọc bài viết dưới đây để chuẩn bị cho hành trình ăn dặm cho bé mẹ nhé.  

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Hiện nay ngoài phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đã có rất nhiều mẹ lựa chọn cho bé ăn dặm kiểu Nhật, thậm chí ăn dặm kiểu Nhật kết hợp blw. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là nhằm kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Vì sử dụng nhiều rau củ quả nên có tác dụng lớn trong việc kích thích hệ tiêu hóa của bé. Không chỉ vậy phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật còn giúp bé bổ sung đầy đủ được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình ăn dặm đúng cách, mẹ cần chuẩn bị dụng cụ nấu đồ ăn dặm cho bé, cũng như sắp xếp một thời gian biểu ăn dặm hợp lý giúp bé phát triển khoẻ mạnh và bụ bẫm hơn.

2. Dụng cụ ăn dặm cho bé gồm có

2.1. Máy xay, nghiền thức ăn dặm cho bé

Máy xay, nghiền thức ăn dặm cho bé
Máy xay, nghiền thức ăn dặm cho bé

Trong thời gian đầu các bước chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ không thể thiếu một chiếc máy xay, nghiền thức ăn. Mẹ sẽ phải sử dụng đến máy xay rất nhiều trong thời gian đầu của kì ăn dặm đấy mẹ nhé. Mẹ hãy chọn cho bé một chiếc máy xay cầm tay dễ dàng sử dụng. Vữa có thể xay một cách tiện lợi, vừa có thể tiết kiệm thời gian nữa mẹ nhé. Bên cạnh đó mẹ không nên xay chung đồ ăn của bé ăn dặm kiểu Nhật với đồ ăn của gia đình. Hãy xay riêng ra 2 máy khác nhau để tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị thức ăn của bé.

2.2. Nồi để nấu cháo ăn dặm cho bé

Nồi để nấu cháo ăn dặm cho bé
Nồi để nấu cháo ăn dặm cho bé

Cần chuẩn bị gì cho bé ăn dặm? Bé yêu tháng đầu của kì ăn dặm chỉ có thể ăn cháo loãng được thôi mẹ nhé. Vì thế mẹ hãy chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé gồm một chiếc nồi để hầm cháo nhỏ xinh. Không chỉ dùng để chế biến cháo mẹ cũng có thể dùng để ninh nhừ các loại thức ăn cho bé. Mẹ yên tâm là sẽ không mất đi mùi vị của thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật đâu mẹ nhé.

2.3. Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Chắc hẳn mẹ nào cũng sẽ có những băn khăn về mức ăn hay khẩu phần ăn mỗi bữa của bé. Làm thế nào để xác định số lượng hay chất lượng mỗi bữa của bé? Các bước chuẩn bị cho bé ăn dặm đơn giản thôi mẹ, mẹ hãy sắm một bộ muỗng thìa định lượng khẩu phần ăn của bé. Muỗng thìa định lượng sẽ hỗ trợ mẹ trong việc định rõ mức ăn. Bên cạnh đó còn giúp mẹ đánh bay nỗi lo về độ đậm nhạt, loãng đặc của thức ăn đấy mẹ nhé.

2.4. Cân định lượng thức ăn

Dinh dưỡng em bé ăn dặm nạp vào cơ thể mỗi tháng sẽ có sự khác nhau. Vậy mẹ phải làm thế nào để định lượng đúng số lượng tinh bột, đạm, vitamin qua mỗi tháng cho bé? Vậy thì mẹ hãy sắm ngay cho mình một chiếc cân định lượng mẹ nhé. Việc này giúp cho bé ăn dặm một cách chính xác hơn qua các tháng.

Xem thêm: 

2.5. Nồi xoong, chảo, dao, thớt – dụng cụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ này cho cả quá trình cho bé yêu ăn dặm. Đây là những dụng cụ không thể thiếu trong việc chuẩn bị cho bé ăn dặm và chế biến thức ăn cho bé. Mẹ không nên sử dụng nồi niêu của cả gia đình để nấu cho bé. Dù ít hay nhiều thì mùi thức ăn của gia đình vẫn sẽ vương lại. Khi nấu chung với thức ăn cho bé sẽ làm giảm đi mùi thức ăn nguyên bản. Chính vì thế, mẹ nên chuẩn bị 1 bộ dụng cụ nấu đồ ăn dặm cho bé riêng biệt, mẹ chỉ cần chuẩn bị những chiếc nồi, dao, thớt, chảo nhỏ xinh thôi mẹ nhé.

3. Chuẩn bị cho bé ăn dặm như thế nào? – Dụng cụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật

3.1. Thìa, bát

Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thìa và bát là hai dụng cụ không thể thiếu khi chuẩn bị dụng cụ cho bé ăn dặm kiểu Nhật mẹ nhé. Mẹ hãy chọn cho bé bộ thìa bát bằng nhựa an toàn, có đế mút ở dưới. Vì thời gian đầu tập ăn bé có vẻ sẽ không ăn ngoan, thậm chí là quăng cả bát đi. Mẹ hãy chọn cho bé bộ bát thìa an toàn có thể dùng được trong lò vi sóng mẹ nhé.

3.2. Hộp đựng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Đối với một số mẹ bận rộn thì hộp đựng thức ăn trữ đông là một giải pháp khá hữu ích. Mẹ chỉ cần sắm một bộ hộp và chia khẩu phần ăn mỗi bữa của bé vào mỗi hộp. Mẹ hãy chọn những hộp thức ăn trữ đông nhỏ, vừa xinh và có nhiều ngăn mẹ nhé. Lưu ý là mẹ hãy lựa chọn những dụng cụ ăn dặm, hộp nhựa có tính an toàn cao, bảo đảm thực phẩm tốt.

3.3. Ghế cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Thìa và muỗng định lượng thức ăn cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Để giúp bé ăn dặm đúng cách thì mẹ hãy sắm cho bé một chiếc ghế ăn dặm. Chiếc ghế này sẽ  hỗ trợ rất nhiều trong việc cho bé ăn uống. Bên cạnh đó còn giúp bé có tư thế đúng, thoải mái khi ăn. Mẹ hãy lựa chọn cho bé một chiếc ghế thật thoải mái, có thể điều chỉnh cao thấp mẹ nhé.

3.4. Yếm máng cho bé ăn dặm

Trong thời gian đầu em bé ăn dặm sẽ khó tránh khỏi việc bé làm rơi vãi và vấy bẩn thức ăn lên áo. Mẹ hãy chuẩn bị một chiếc yếm ăn dặm cho bé – yếm máng hoặc yếm vải mẹ nhé. Một chiếc yếm sẽ giúp quá trình ăn uống của bé được vệ sinh hơn. Nếu lựa chọn yếm vải mẹ hãy chọn cho bé một chiếc yếm có chất vải mềm mịn, không gây kích ứng da. Bên cạnh đó hãy lựa chọn một chiếc yếm dễ cho việc giặt giũ mẹ nhé.

Trên đây là gợi ý về một số dụng cụ dành cho các bước chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Chúc mẹ có những chuẩn bị thật tốt cho một kì ăn dặm đầy thử thách mẹ nhé.

Hiện nay có nhiều mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé nhà mình. Có một số mẹ khá thành công nhưng cùng có một số mẹ khá khó khăn với phương pháp này. Cách tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật là dễ hay khó? Liệu có đơn giản hay phức tạp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin đến mẹ. Cùng đón đọc mẹ nhé!

1. Thời điểm mẹ nên tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Theo quan điểm của Bộ y Tế – Lao động – Phúc lợi Nhật Bản thì thời gian thích hợp cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật là khoảng tuần thứ 2 của tháng thứ 5.

Thời điểm mẹ nên tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Thời điểm mẹ nên tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Bên cạnh đó mẹ hãy để ý nếu bé có biểu hiện thích thú với đồ ăn của mẹ. Bé có thể giữ vững được cổ và đã có thể tự ngồi được. Còn một dấu hiệu nữa là khi mẹ đưa thìa vào miệng bé và bé dùng lưỡi để đẩy ra. Lúc này mẹ có thể tập cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật được rồi.

Tuy nhiên mẹ vẫn nên cho bé ăn sữa bổ sung. Giai đoạn từ 5 tháng rưỡi đến tháng thứ 7 mẹ nên chi bé bổ sung khoảng 600ml sữa mỗi ngày. Khi bé đến giai đoạn từ 8 đến 11 tháng tuổi thì chỉ cần 450ml sữa mỗi ngày.

2. Nguyên tắc khi mẹ tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Nếu mẹ lựa chọn cho bé phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để tập cho bé thì mẹ nên tôn trọng nguyên tắc này. Đó là không trộn đồ ăn dặm cho bé lại với nhau. Mẹ nên cho bé ăn riêng rẽ từng món để bé cảm nhận được vị các món mẹ nhé.

Nguyên tắc khi mẹ tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Nguyên tắc khi mẹ tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé
  • Mẹ có thể dùng các loại bánh mì, gạo… chế biến thành cháo cho bé theo từng giai đoạn tuổi mẹ nhé.
  • Mẹ nên tập cho bé tự ăn chủ động, mẹ không nên xúc hay đút cho bé ăn. Việc này giúp bé rèn được sự độc lập trong ăn uống.
  • Mẹ nên đa dạng và phong phú thực đơn ăn dặm cho bé. Mẹ hãy tạo hứng khởi của bé đối với bữa ăn. Bên cạnh đó mẹ nên cho bé ăn nhiều các loại rau củ, thực phẩm khác nhau mẹ nhé.
  • Mẹ nên cho bé ăn uống đúng giờ giấc, không nên cho bé ăn khi bé không tỉnh táo. Và hãy tạo ra môi trường phù hợp cho bé khi ăn.
  • Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này, mẹ nên tôn trọng sở thích ăn uống của bé. Mẹ không nên hối thúc và ép bé ăn. Mẹ không nên đặt ra chỉ tiêu về cân nặng cho bé. Hãy để bé phát triển một cách tự nhiên mẹ nhé.

Xem thêm:

3. Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé

3.1. Giai đoạn đầu từ 5 đến 6 tháng tuổi ( Bé tập nuốt )

Giai đoạn đầu từ 5 đến 6 tháng tuổi ( Bé tập nuốt )
Giai đoạn đầu từ 5 đến 6 tháng tuổi ( Bé tập nuốt )

Trong giai đoạn đầu này mẹ nên cho bé ăn một lượng thức ăn ít. Mẹ có thể cho bé ăn dặm ngày ngày 1 bữa kết hợp với các dinh dưỡng. Mẹ hãy nghiền loãng cháo và cho bé ăn khoảng 5ml mỗi ngày trong thời gian đầu khi bé mới tập ăn. Mẹ có thể tăng dần lượng cháo lên trong các ngày tiếp cho bé. Khi cảm thấy bé đã có thể ăn được nhiều hơn. Mẹ có thể cho bé ăn thử các loại trái cây và rau củ hầm nhừ mẹ nhé.

Sang đến tháng thứ 6 nếu bé đã có thể ăn tốt hơn. Mẹ hãy tập cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật là 2 bữa một ngày. Hãy cố định giờ giấc ăn uống của bé mẹ nhé. Các món mẹ chế biến cho bé lưu ý không nên nêm gia vị. Mẹ hãy để nguyên bản vị thức ăn mẹ nhé. Bên cạnh đó mẹ hãy để thức ăn ở dạng loãng một chút cho bé dễ nuốt. Mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của bé.

Nhóm thực phẩm mẹ có thể tập cho bé ăn dặm giai đoạn này đó là các loại tinh bột. Đó là gạo, khoai tây, khoai lang, bánh mì… Bên cạnh đó nhóm rau củ quả cho bé để bổ sung các chất xơ. Đó là các loại như cà rốt, cà chua, rau chân vịt…

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 5-6 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 5-6 tháng

3.2. Giai đoạn từ 7 đến 8 tháng tuổi ( Bé nhai trệu trạo )

Giai đoạn này mẹ có thể tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé là 2 bữa trên 1 ngày đó là bữa sáng và bữa tối.

Mẹ có thể cho bé tập ăn các loại như cá, thịt heo, thịt gà … và kết hợp với các loại rau củ quả khác nhau mẹ nhé.

Giai đoạn từ 7 đến 8 tháng tuổi ( Bé nhai trệu trạo )
Giai đoạn từ 7 đến 8 tháng tuổi ( Bé nhai trệu trạo )

Bé có thể ăn độ cứng tương đương với đậu phụ.Vì thế mẹ hãy chế biến thức ăn cho phù hợp với khả năng nhai của bé.

Mẹ hãy bổ sung từ 50 đến 80gr tinh bột cho bé. Bao gồm các loại như gạo, bánh mì… Và khoảng 20 đến 30gr rau củ. Kèm theo đó là các món ăn có chứa đạm như cá, thịt, lòng đỏ trứng…

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7-8 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7-8 tháng

3.3. Giai đoạn từ 9 đến 11 tháng tuổi ( Bé tập nhai )

Đến tháng thứ 9 mẹ có thể tập cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé là tăng lên ba bữa một ngày cho bé mẹ nhé. Mẹ hãy cho bé ăn ba bữa chính trong ngày đó là sáng, trưa và tối.

Mẹ hãy cho bé cùng ăn với cả nhà để bé có thể học được các kĩ năng ăn uống. Bên cạnh đó còn tăng thêm sự gắn kết của bé với cả nhà.

Bé có thể nhai được bằng nướu trong thời gian này rồi. Mẹ hãy tăng độ cứng của thức ăn lên để giúp bé tập nhai mẹ nhé.

Mẹ có thể tăng lượng thức ăn lên cho bé được rồi. Trong đó mẹ cần bổ sung cho bé 3 nhóm chính đó là nhóm tinh bột, nhóm rau củ và nhóm chất đạm.

Giai đoạn từ 9 đến 11 tháng tuổi ( Bé tập nhai )
Giai đoạn từ 9 đến 11 tháng tuổi ( Bé tập nhai )

Đối với nhóm tinh bột mẹ hãy cho bé ăn từ 90gr cháo trắng cho đến khi bé có thể ăn được cơm nát. Lượng cơm nát mẹ có thể cho bé ăn là khoảng 80gr.

Nhóm rau củ mẹ nên cho bé ăn các loại như cà rốt, bí đỏ, củ cải, cà chua… Lượng rau củ cần thiết cho bé là khoảng từ 30 đến 40 gr.

Nhóm chất đạm mẹ cũng cần bổ sung cho bé. Mẹ nên cho bé ăn khoảng từ 15 gr cá hoặc thịt. ½ quả trứng, 80 gr sữa…

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9-11 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9-11 tháng

Trên đây là toàn bộ thông tin gửi đến mẹ về cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Chúc mẹ có thêm những kiến thức bổ ích để sẵn sàng cho các tháng ăn dặm của bé thành công.

Với mỗi phương pháp ăn dặm khác nhau sẽ có những phương pháp chế biến khác nhau. Ở phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống thì mẹ sẽ trộn các thức ăn lại sau đó nghiền nát cho bé. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy thì mẹ sẽ chế biến các món rau củ cho bé làm quen là chủ yếu. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì? Đối với phương pháp bé ăn dặm kiểu Nhật này các món ăn được chế biến thế nào? Mỗi tháng khác nhau thì phương pháp chế biến có gì khác nhau? Cùng đón đọc bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 5-6 tháng tuổi

Trong thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn này không thể thiếu các món quan trọng như cá, thịt, gà… Tuy nhiên các món này thật khó để mẹ chế biến một cách mịn cho bé dễ ăn đúng không nào? Nhất là đối với thịt thì việc chế biến cũng tốn nhiều công sức. Vì thế trong những tuần đầu mẹ chưa cần vội cho bé ăn các chất đạm cũng được.

Tuy nhiên có một số tip giúp mẹ nếu mẹ vẫn muốn bổ sung chất đạm cho bé ngay trong những tuần đầu. Đối với các loại thịt, cá thì nên lọc xương, chỉ lấy phần thịt nạc, thịt cá trắng. Sau đó mẹ đem luộc thịt, cá cho chín sau đó giữ lại phần nước luộc vừa rồi.

Phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 5-6 tháng tuổi
Phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 5-6 tháng tuổi

Cách chế biến đối với các loại cá: Mẹ nên lọc qua rây lưới sau đó đem hòa cùng với phần nước luộc cá vừa rồi. Sau khi đã có bát cá mẹ hãy hòa bát cá một chút nước với bột sắn hoặc bột năng và đem đun sôi.

Cách chế biến đối với các loại thịt: Đối với thịt có vẻ sẽ khó mịn hơn cá. Vì thế trước tiên mẹ hãy giã qua rồi rây mẹ nhé.

Nếu mẹ muốn làm nhiều để trữ đông cho bữa sau thì mẹ hãy xay chung cả thịt với nước luộc thịt bằng máy xay. Thật khó để thịt và cá có thể chế biến một cách mịn đều, mẹ không cần phải đặt nặng vấn đề này, tập cho bé cách ăn thô cũng tốt mà mẹ. Tuy nhiên nếu mẹ không cảm thấy an tâm thì có thể tăng thêm lượng nước vào cá và thịt.

Sau đây là thực đơn tham khảo về ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng mà mẹ có thể tham khảo

T
Thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng

2. Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật với chế biến đối với lòng đỏ trứng

Mẹ hãy hết sức lưu ý và cân nhắc khi quyết định cho bé ăn dặm trứng ở tháng thứ 5 – 6. Ở một số sách cho bé ăn dặm kiểu Nhật khuyến cáo không nên cho bé ăn trứng trong giai đoạn này. Ở một số bé sau khi mẹ cho ăn trứng và bé bị dị ứng mẩn đỏ khắp cơ thể. Vì thế mẹ đừng chủ quan nhé. Hoặc mẹ có thể cho bé ăn thử 1 đến 2 thìa để thăm dò tình trạng của bé.

Ở một số bé sau khi mẹ cho ăn trứng và bé bị dị ứng mẩn đỏ khắp cơ thể
Ở một số bé sau khi mẹ cho ăn trứng và bé bị dị ứng mẩn đỏ khắp cơ thể

Nếu bé có thể ăn được thì mẹ hãy chế biến thật cẩn thận cho bé. Hãy luộc trứng cho thật kĩ mẹ nhé, tránh luộc lòng đào. Sau khi luộc xong mẹ hãy tách riêng và chỉ lấy lòng đỏ pha loãng mịn ra cùng với nước rau cho bé.

Xem thêm:

3. Phương pháp nấu cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi

Mẹ đã nghe về phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật với tỉ lệ 7:1 chưa? Đó là phương pháp nấu cháo với 7 phần nước và chỉ có 1 phần gạo mẹ nhé. Ở phương pháp này tuy là có đến 7 phần nước nhưng mẹ vẫn cần phải rây. Mẹ hãy ninh cháo của bé cùng với nồi cơm điện của cả nhà vì nấu bằng bếp dễ khiến mất nước. Sau khi nấu xong mẹ hãy ủ thêm khoảng từ 30 đến 40 phút trong nồi cơm điện mẹ nhé.

ẹ hãy ninh cháo của bé cùng với nồi cơm điện của cả nhà vì nấu bằng bếp dễ khiến mất nước
Mẹ hãy ninh cháo của bé cùng với nồi cơm điện của cả nhà vì nấu bằng bếp dễ khiến mất nước

Đối với giai đoạn từ 7 đến tháng này mẹ hãy nấu cho bé khoảng 1 lon gạo thôi nhé. Nếu nấu bằng nồi cơm điện thì mẹ hãy chọn nút nấu cháo, sau khi nấu xong mẹ hãy ủ từ 15 đến 30 phút. Trong khoảng 2 tuần đầu thì mẹ vẫn nên rây cháo cho bé và cất vào tủ đông. Khi nấu lại cho bé ăn mẹ chỉ cần giã đông và nấu cùng nước rau là được. Dần dần đến các tuần sau thì mẹ có thể tăng độ thô của cháo lên được rồi. Mẹ có thể giã hoặc nghiền bằng cán thìa mẹ nhé. Mẹ có thể nghiền một nửa trộn với một nửa nguyên hạt. Sau đó mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn nguyên hạt trong các tuần kế tiếp.

Sau đây là thực đơn tham khảo về ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ có thể tham khảo

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 -8 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 -8 tháng

4. Phương pháp nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật từ 9 – 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này cách nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật là nấu cháo với tỉ lệ 5:1. Đó là 20ml gạo kèm theo 100ml nước mẹ nhé. Lúc này lợi bé đã phát triển hơn. Mẹ hãy duy trì cho bé ăn đều 3 bữa mỗi ngày. Đối với cách nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn này mẹ có thể nấu thức ăn cứng hơn một chút. Tuy nhiên không phải là dạng thô quá mẹ nhé. Mẹ vẫn nên nấu mềm một xíu để bé có thể nhai được bằng lợi.

Mẹ hãy cắt thức ăn có độ dài khoảng 2 cho đến 3cm. Và to khoảng 0,5cm để bé có thể cầm tay hoặc ghim bằng dĩa.

Ở giai đoạn này cách nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật là nấu cháo với tỉ lệ 5:1
Ở giai đoạn này cách nấu cho bé ăn dặm kiểu Nhật là nấu cháo với tỉ lệ 5:1

Giai đoạn này mẹ hãy cho bé ăn nhiều các loại rau hơn,bé có thể ăn được rau rồi. Và mẹ có thể yên tâm về việc cho bé ăn trứng. Bé không những ăn được lòng đỏ mà còn có thể ăn được cả lòng trắng nữa. Mẹ nên cho bé ăn thêm các loại thịt đỏ, đậu hũ, đậu quả… để bổ sung chất sắt mẹ nhé.

Sau đây là thực đơn tham khảo về ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ có thể tham khảo

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 -11 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 – 11 tháng

Trên đây là thông tin về phương pháp chế biến cho bé ăn dặm kiểu Nhật gửi đến mẹ. Chúc mẹ sẽ có thêm những kiến thức mới về cách chế biến các món ăn cho bé mẹ nhé.

Hiện nay đồ ăn dặm cho bé ngoài phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống được đa số các mẹ áp dụng cho bé và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì còn có phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm kiểu Nhật kết hợp blw. Phương pháp ăn dặm này cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm của các mẹ. Vậy phương pháp ăn dặm kiểu nhật là gìcó ưu điểm và nhược điểm gì? Ăn dặm kiểu Nhật đúng cách có khó không? Cùng đọc bài viết dưới đây đặc biệt khi chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu nhật tuần đầu tiên mẹ nhé!

1. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp giúp kích thích sự hứng thú của bé đối với đồ ăn. Từ đó sẽ giúp bé ăn một cách ngon hơn. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp bé tiêu hóa tốt hơn, bổ sung được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé để phát triển khoẻ mạnh. Các mẹ cần làm đúng quy tắc ăn dặm cho bé.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp giúp kích thích sự hứng thú của bé đối với đồ ăn
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp giúp kích thích sự hứng thú của bé đối với đồ ăn

Ở phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, thức ăn mẹ cho bé tập là thúc ăn riêng rẽ, không trộn lẫn. Khác với phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là mẹ sẽ xay nhuyễn thúc ăn ra cho bé, thì ở phương pháp này mẹ không cần xay. Đồ ăn dặm cho bé dinh dưỡng được chế biến dạng thức ăn cho bé là thức ăn thô, không nghiền nát. Vì người Nhật cho rằng việc ăn thức ăn thô sẽ giúp bé rèn khả năng nhai sau đó mới nuốt. Bé có thể cảm nhận rõ được hương vị của thức ăn và thích thú hơn trong ăn uống.

Các mẹ ở Nhật cũng rất đề cao tính thẩm mĩ của mỗi bữa ăn. Vì thế mỗi bữa ăn của các bé thường được trang trí rất cầu kì,nhiều màu sắc và đẹp mắt. Việc này sẽ tăng sự hứng thú và tập trung của bé đối với mỗi bữa ăn, đặc biệt khi bé làm quen với tuần đầu ăn dặm kiểu Nhật.

Việc phối hợp đa dạng các thực phẩm sẽ không mang lại cảm giác nhàm chán khi ăn
Việc phối hợp đa dạng các thực phẩm sẽ không mang lại cảm giác nhàm chán khi ăn

Một trong những ưu điểm của phương pháp này đem lại đó là mẹ có thể phối hợp đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Việc phối hợp đa dạng các thực phẩm sẽ không mang lại cảm giác nhàm chán khi ăn.

Nói một cách đơn giản thì phương pháp này là mẹ sẽ cho bé tập ăn thô và ăn đa dạng các thức ăn, giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé 6 tháng trở lên. Bên cạnh đó mẹ cho bé ăn cấc thức ăn một cách riêng rẽ, không trộn lẫn.

2. Thời điểm mẹ nên cho bé tập ăn dặm

Cũng giống với hai phương pháp ăn dặm truyền thống và phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Thời điểm tốt nhất mà mẹ nên cho em bé ăn dặm là từ tháng thứ 6 trở ra mẹ nhé. Mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm quá vì hệ tiêu hóa của bé còn khá non. Ăn dặm quá sớm sẽ khiến hệ tiêu hóa bé không được tốt. Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá muộn, ăn dặm kiểu nhật 5-6 tháng là thời điểm hợp lý. Vì ăn dặm quá muộn sẽ khiến bé thiếu đi một số dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi, và có thế bé sẽ không hợp tác, không chịu tập ăn. Vì thế mẹ hãy hết sức lưu ý  nhé.

3. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật so với ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có một số những ưu điểm như sau:

  • Bé yêu của mẹ được hoàn toàn rèn tính tự lập, không cần mẹ phải xúc cho bé. Ban đầu em bé ăn dặm sẽ tự dùng tay để bốc, sau đó bé sẽ học được cách dùng thìa.
  • Giúp bé không bị nhàm chán vì được ăn đa dạng các thức ăn, từ loãng cho tới đặc.
  • Giúp bé rèn được khả năng nhai. vì thức ăn  không xay nhuyễn
  • Kích thích vị giác của bé do bé được ăn thức ăn riêng từng loại. Bé sẽ được rèn khả năng làm quen tốt với các mùi vị của thực phẩm.
  • Ở phương pháp ăn dặm này mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn, và đầy đủ dinh dưỡng cho bé 7 tháng, thậm chí dinh dưỡng cho bé 1 tuổi.
  • Các món ăn trong phương pháp ăn dặm này mẹ không sử dụng gia vị để nêm, bé sẽ ăn nhạt hoàn toàn. Vì thế rất tốt cho thận của bé.
  • Không những thế còn giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh về cân như béo phì, thừa cân. Vì em bé ăn dặm được ăn nhiều thức ăn khác nhau trong một bữa nên dinh dưỡng được cân bằng hơn.
Các món ăn trong phương pháp ăn dặm này mẹ không sử dụng gia vị để nêm, bé sẽ ăn nhạt hoàn toàn
Các món ăn trong phương pháp ăn dặm này mẹ không sử dụng gia vị để nêm, bé sẽ ăn nhạt hoàn toàn

4. Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Nhiều gia đình sẽ không ủng hộ mẹ trong việc lựa chọn phương pháp ăn này.

Nhiều gia đình sẽ không ủng hộ mẹ trong việc lựa chọn phương pháp ăn nàyNhiều gia đình sẽ không ủng hộ mẹ trong việc lựa chọn phương pháp ăn này
Nhiều gia đình sẽ không ủng hộ mẹ trong việc lựa chọn phương pháp ăn này

Thức ăn cho bé được trữ trong tủ đông, mỗi lần mẹ muốn cho bé ăn cần phải giã đông. Vì để trong tủ đông bảo quản nên thực phẩm sẽ kém phần tươi mới.

Khối lượng thực phẩm bé nạp vào cơ thể là không nhiều. Vì thế so với phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống thì cân nặng bé ăn dặm kiểu nhật 5-6 tháng sẽ không tăng mạnh. Do ở phương pháp này mẹ không được can thiệp vào nhu cầu ăn của bé.

Bên cạnh đó để lựa chọn phương pháp ăn dặm này mẹ cũng mất nhiều thời gian hơn. Áp dụng nguyên tắc ăn dặm từ khâu lên thực đơn nguyên liệu chuẩn bị mỗi bữa đến cách trang trí bữa ăn. Vì thế đối với những mẹ bận rộn có vẻ như không phù hợp.

Xem thêm: Phương pháp ăn dặm truyền thống – Những điều mẹ cần biết – Mamamy

5. Để bé ăn dặm kiểu Nhật đúng cách

Dù mẹ chọn bất cứ phương pháp nào để áp dụng cho bé yêu thì đều phải chú ý đến việc cân bằng các dinh dưỡng cần thiết. Mẹ hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ cho bé các chất như tinh bột, chất xơ, chất đạm, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó mẹ hãy cho em bé ăn dặm bú mẹ kết hợp nữa nhé.

Không thể phủ nhận những lợi ích tích cực của phương pháp ăn dặm này. Ở mỗi phương pháp ăn dặm khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Mẹ hãy kiên trì với phương pháp mình lựa chọn nhé. Bên cạnh đó hãy kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt để giúp bé có một bữa ăn hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Nếu mẹ bầu đã đi tới tuần thai thứ 40, có nghĩa là gần tới ngày dự sinh rồi. Trong tuần lễ quan trọng này mẹ bầu hãy lưu ý đến các dấu hiệu sinh bởi vì mẹ bầu sẽ có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào đấy!

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 39

1. Sự phát triển thai nhi tuần thứ 40

Sự phát triển thai nhi tuần thứ 40
Sự phát triển thai nhi tuần thứ 40

1.1. Cân nặng của bé

Trong tuần thai này, em bé sẽ nặng khoảng 3,4kg và dài khoảng 56cm tựa như một quả bí ngô. Tuy nhiên con số này chỉ là ước lượng dựa trên các cơ sở khoa học. Trên thực tế khi các em bé sinh ra sẽ nặng hơn hoặc nhẹ hơn con số này. Điều này là hoàn toàn bình thường nhé mẹ bầu. 

1.2. Sắc tố da

Khi mới được sinh ra ở tuần thai thứ 40, em bé sẽ trông hơi tím tái thế nhưng sau khoảng vài ngày thì sẽ chuyển sang màu đỏ. Lúc này da bé sẽ rất mỏng manh thế nên màu sắc đỏ mà mẹ bầu thấy chính là các mạch máu ửng lên. Vì hệ tuần hoàn máu vẫn chưa phát triển hoàn toàn không cung cấp đủ oxy và hồng cầu. Thế nên mẹ bầu có thể sẽ trông thấy tay chân của bé yêu hơi xanh xao. Nhưng mẹ bầu an tâm nhé! Màu da của bé sẽ trở lại bình thường sau khoảng 6 tháng thôi.

1.3. Sức đề kháng

Trong suốt thai kỳ, em bé và mẹ sẽ kết nối với nhau bằng nhau thai. Sợi dây liên kết này sẽ liên tục cung cấp cho bé các chất dinh dưỡng và trong đó có cả kháng thể. Ở những tuần cuối khi mang thai, nhau thai vẫn không ngừng bổ sung cho bé các kháng thể. Điều này giúp bé chống lại nhiễm trùng ở 6 tháng đầu.

Đọc thêm: 10 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu không thể bỏ qua!

Tuy nhiên sau khi được sinh ra bé vẫn phải cần được cung cấp các kháng thể để tăng cường hệ miễn dịch. Và nguồn kháng thể tốt nhất của bé đó chính là sữa mẹ. Các mẹ bầu chắc hẳn đã nghe qua câu nói “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Điều này là hoàn toàn có cơ sở đấy mẹ bầu! Sữa mẹ là nguồn kháng thể dồi dào nhất. Nhất là dòng sữa non – dòng sữa đầu tiên có màu vàng của mẹ. Dòng sữa non đặc biệt chứa siêu nhiều kháng thể. Do vậy mẹ bầu hãy cho em bé uống sữa non trong những ngày đầu nhé!

1.4. Thị giác của bé

Khi vừa mới được sinh ra, em bé sẽ không thể nhìn thấy mọi thứ quá rõ ràng. Hình ảnh đầu đời của mẹ sẽ khá mờ nhạt. Do thị giác của trẻ sơ sinh sẽ chỉ tập trung được độ xa từ 2-2,5cm. Thế nhưng mắt của bé sẽ nhìn rõ mọi thứ sớm thôi mẹ bầu ạ.

1.5. Chuyển động của bé ở tuần thai thứ 40

Cho dù là gần sinh rồi nhưng bé yêu trong bụng mẹ vẫn khá là năng động đấy nhé. Bé yêu khi còn trong bụng mẹ ở tuần thai thứ 40 sẽ đạp mẹ hoặc di chuyển bàn tay. Thế nên nếu không thấy bất kỳ chuyển động nào của bé ở tuần thai này, mẹ bầu cần báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra các nguy cơ có thể xảy ra

2. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thế nào ở tuần thai thứ 40

Mẹ bầu sẽ cảm thấy thế nào ở tuần thai thứ 40
Mẹ bầu sẽ cảm thấy thế nào ở tuần thai thứ 40

Ở tuần thai thứ 40 này mẹ bầu sẽ không thấy quá khác biệt đối đối với các tuần thai trước. Tuy nhiên có một vài điều mà mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy không được thoải mái. Mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy hơi đau bụng do các cơn gò Braxton Hicks. Ngoài ra mẹ bầu vẫn sẽ thấy cơ thể tiếp tục phù nề, đau nhức lưng cho đến ngày sinh em bé ra. Bên cạnh đó một số mẹ bầu khi lo lắng và hồi hộp quá mức sẽ cảm thấy thường xuyên buồn nôn hoặc choáng váng. Ở tuần thai này mẹ bầu nên lưu ý các cử động của em bé. Và đừng quên chú ý các dấu hiệu chuyển dạ để được đưa đến bệnh viện kịp thời nhé!

3. Ở tuần thai thứ 40 vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì nên làm gì? 

Chỉ có khoảng 5-6% phụ nữ khi mang thai sinh con vào đúng ngày dự sinh. Thông thường các bà mẹ bầu sẽ sinh sớm hoặc sinh muộn hơn ngày dự sinh khoảng hai tuần. Tuy nhiên nếu sau tuần thứ 41 khi mang thai mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ xét nghiệm để đo tim thai và đảm bảo cho em bé trong bụng mẹ luôn có đủ chất dinh dưỡng và oxy. Mẹ bầu cũng sẽ được tư vấn để kích sinh hoặc can thiệp nếu sinh muộn sau ngày dự sinh.

Ở tuần thai thứ 40 vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì nên làm gì?
Ở tuần thai thứ 40 vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì nên làm gì?

Sau tuần thứ 41 mà mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ và tình trạng này diễn ra quá lâu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể và sức khỏe của thai nhi. Do khi để tình trạng này kéo dài, nhau thai sẽ già đi. Khi nhau thai già đi sẽ dẫn tới việc cung cấp thiếu các nhân dinh dưỡng và oxy cho em bé. Theo đó các nguyên nhân trên sẽ dẫn tới việc gây tổn thương cho hệ thần kinh hoặc thiểu năng hệ thần kinh vận động.

Ngoài ra khi mang thai quá lâu mà không được phát hiện. Nước ối trong tử cung sẽ dần cạn đi. Điều này là hoàn toàn nguy hiểm cho bé bởi bé sẽ có thể gặp các bệnh như nhiễm trùng, các bệnh hô hấp. Hơn thế nữa nếu để thai quá lâu trong bụng mẹ sẽ dẫn tới nguy cơ cao bị suy thai do dây rốn chèn ép. Thế nên mẹ bầu nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn nếu như sinh muộn nhé!

4. Lời kết

Vậy là mẹ bầu cùng với chúng tôi đã đi được đến chặng đường cuối cùng của hành trình mang thai rồi. Chúng tôi rất lấy làm vinh dự khi được đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Trong chặng đường làm mẹ sẽ còn nhiều thử thách phía trước. Hãy luôn nhớ rằng sẽ luôn có chúng tôi hỗ trợ cho mẹ bầu những thông tin bổ ích. Chúc mẹ bầu và em bé “mẹ tròn con vuông”.

Vào tuần thai thứ 38 rồi! Vậy là mẹ bầu sẽ có thể sẽ chuyển dạ ở tuần thai này đấy. Do đó ở tuần thai này mẹ bầu sẽ có nhiều điều phải lưu ý khi giờ khắc lâm bồn cận kề. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu những vấn đề mà mẹ bầu cần quan tâm ngay nhé!

Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 38
Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 38

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 38

1.1. Vỡ ối

Mẹ bầu nếu chuyển dạ ở tuần thai này được coi là bình thường không tính là sinh non. Nếu sau thời gian dự sinh khoảng 2 tuần mà mẹ bầu chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Thì đây được coi là sinh muộn hay còn gọi là “thai trâu” theo tiếng dân gian.

Vỡ ối là một dấu hiệu rõ ràng nhất của việc chuyển dạ ở mẹ bầu. Khi vỡ ối, mẹ bầu sẽ nghe một tiếng “bục”. Kèm theo đó là dòng nước chảy ra nhiều và mạnh từ âm đạo. Tuy nhiên sẽ có một số mẹ bầu chỉ chảy nước ối thành dòng nhỏ và chậm xuống dưới chân. Điều này có thể khiến cho bà bầu nhầm tưởng thành nước tiểu do són tiểu hay dịch âm đạo.

Thế nên ở tuần thai thứ 38, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, mẹ bầu nên đến ngay bác sĩ nhé! Vì nếu không nhanh chóng được xử lý khi vỡ nước ối, em bé sẽ bị nhiễm trùng đấy.

1.2. Buồn nôn

Buồn nôn là dấu hiệu rõ ràng nhất của ốm nghén
Buồn nôn là dấu hiệu rõ ràng nhất của ốm nghén

Buồn nôn là dấu hiệu rõ ràng nhất của ốm nghén. Tuy triệu chứng ốm nghén đã kết thúc ở tam cá nguyệt đầu tiên. Nhưng nó vẫn có thể quay lại ở tuần thai thứ 38 này đấy. Bên cạnh ốm nghén thì buồn nôn còn là triệu chứng của các bệnh như rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm. Do đó nếu buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác như tiêu chảy, chóng mặt. Mẹ bầu cần đến gấp bác sĩ để được kiểm tra

1.3. Các cơn gò bụng

Ở tuần thai thứ 38, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy các cơn gò hay co thắt liên tục ở vùng bụng. Thông thường mẹ bầu sẽ chỉ cảm thấy đau một bên bụng và cơn đau này kéo dài không lâu nhưng với tần suất cao. Đây được gọi là cơn đau đẻ giả thông thường của bà bầu nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu cảm thấy đau vùng bụng dưới và ra máu thì mẹ bầu đang có nguy cơ chuyển dạ đấy

1.4. Đi tiểu nhiều lần

Tuần thai này mẹ bầu cũng vẫn thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần và són tiểu. Do em bé thay đổi vị trí tạo áp lực lên bàng quang mẹ bầu. Nhưng cố lên nào, mẹ bầu gần đạt đến vạch đích rồi đấy!

1.5. Đau vùng xương chậu

Do em bé quay đầu để chuẩn bị ra đời nên tạo áp lực lên vùng hông và xương chậu khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đau lưng và đau vùng chậu.

Đau vùng xương chậu
Đau vùng xương chậu

1.6. Phù nề chân 

Do kích thước em bé lớn dần hơn, tạo áp lực lên phần chân. Điều này làm giảm khả năng bơm máu ở chân về tim ở các mạch chi dưới. Máu và các chất lỏng được giữ lại ở chân sẽ gây phù nề chân và mắt cá chân ở bà bầu. Do đó bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên đứng quá lâu và khi ngủ hãy nghiêng người sang trái để máu dễ lưu thông hơn nhé!

1.7. Ngực rỉ sữa 

Tuần thai thứ 38 này cơ thể của mẹ đang dần thay đổi để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ phía trước. Do đó ngực của mẹ bầu bắt đầu căng ra và đôi lúc sẽ rỉ sữa non để chờ em bé bú đấy!

1.8. Máu bào thai

Mạch máu ở tử cung mẹ bầu bị vỡ ra sẽ hình thành máu bào thai. Nếu mẹ bầu nhìn thấy quần lót có màu hồng hoặc nâu thì cần đến gấp bệnh viện. Bởi đây là dấu hiệu mẹ bầu sẽ sắp sinh trong thời gian ngắn tới.

2. Sự phát triển của bé

Sự phát triển của bé
Sự phát triển của bé

2.1. Trọng lượng của bé

Ở tuần thai thứ 38, trọng lượng của em bé không có nhiều thay đổi so với tuần trước. Cân nặng bé sẽ đạt khoảng 3kg và cao khoảng 55cm. Lúc này các lớp mỡ trên cơ thể bé yêu đã dày hơn. Điều này giúp cho bé giữ ấm được cơ thể khi nhiệt độ môi trường thay đổi lúc bé chào đời.

2.2. Bé mọc móng chân rồi nè!

Ở tuần thai này, cơ thể của bé sẽ có một sự thay đổi rõ rệt. Móng chân sẽ bắt đầu mọc ra và trở nên dài hơn ở các ngón chân bé.

2.3. Phổi bé vẫn đang phát triển đó mẹ ơi!

Phổi của con đang phát triển ở giai đoạn hoàn thiện đó mẹ ơi. Lúc này phổi bé sẽ sinh ra thật nhiều các chất có hoạt tính bề mặt. Nhờ các chất này mà cái túi khí của phổi luôn được giữ phồng và gắn với nhau khi bé hô hấp

2.4. Não của bé đang dần hoàn thiện đấy nhé!

Não bé đang đi tới giai đoạn phát triển với tốc độ cao
Não bé đang đi tới giai đoạn phát triển với tốc độ cao

Não bé đang đi tới giai đoạn phát triển với tốc độ cao. Lúc này não của bé đang tạo ra các rãnh hay còn gọi là các nếp nhăn. Đồng thời não bé cũng bắt đầu tăng diện tích để tạo không gian có các tế bào thần kinh. Để làm tăng khả năng thích ứng khi bé ra môi trường bên ngoài. Não và hệ thần kinh sẽ tiếp tục nhận các chất béo từ cơ thể để có thể điều chỉnh linh hoạt hơn

2.5. Xem bé tiêu hóa lần đầu đời đây!

Khi còn ở trong bụng mẹ, bé yêu sẽ nuốt nước ối của có chứa các lông tơ đã rụng, lớp sáp bên ngoài da, các chất thải từ mật, ruột. Điều này sẽ giúp bé tiến hành những lần tiêu hóa đầu tiên trong đời. Và sản phẩm của quá trình này chính là các lớp phân su trong miếng tã đầu đời của bé.

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Ngày sinh đang tới cận kề, hãy xem bà bầu nên làm gì trong tuần thai thứ 38 này nhé!

3.1. Chuẩn bị tâm lý thật tốt

Bà bầu và gia đình hãy ở giai đoạn này phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để đi sinh. Bởi vì bà bầu của chúng ta có thể chuyển dạ bất kỳ lúc nào đấy! Hãy thu xếp hành lý đi sinh và để một góc trước. Điều này giúp chúng ta tránh quên trước quên sau vào ngày đi sinh đó!

Bà bầu và gia đình hãy ở giai đoạn này phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để đi sinh
Bà bầu và gia đình hãy ở giai đoạn này phải luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng để đi sinh

3.2. Cố gắng dành thời gian ngủ

Hãy tranh thủ thời gian để ngủ và nghỉ ngơi lấy năng lượng mẹ bầu nhé! Bởi phía trước là hành trình vượt cạn sẽ khiến mẹ bầu tiêu tốn khá nhiều sức lực đấy

3.3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Trong những ngày cận sinh mẹ bầu cũng đừng quên tập thể dục để nâng cao sức lực nhé! Các bài tập squat rất có lợi cho quá trình chuyển dạ và sinh nở của mẹ bầu đấy. Ngoài ra yoga và thiền định còn giúp cho mẹ bầu cảm thấy bình tĩnh hơn và giảm các cơn đau nhức

3.4. Mặc quần áo rộng rãi.

Tuần thai thứ 38 rồi! Quan trọng chi chuyện xấu đẹp, thoải mái vẫn là tốt nhất mẹ bầu ơi! Ở tuần thai này mẹ bầu nên mặc các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi để cơ thể cảm thấy dễ chịu nhất. Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu tiện hơn trong việc đi sinh và còn giảm nguy cơ đau nhức, chuột rút nữa đấy!

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi khi mẹ bầu mang thai ở tuần thai thứ 38. Tâm lý mẹ bầu ở những tuần thai này sẽ rất hồi hộp và căng thẳng phải không nào? Chúc cho mẹ bầu và em bé sẽ “vượt cạn” thành công mỹ mãn.

Xem thêm:

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 37

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 39

tuần thai thứ 39, mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện sinh em bé. Ngoài ra trong tuần thai này, mẹ bầu cũng cần chú ý nhiều vấn đề về sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 38

Sự phát triển của thai nhi tuần thai thứ 40

1. Những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải ở tuần thai thứ 39

Cùng xem những vấn đề mà mẹ bầu cần lưu ý là gì nhé!

1.1. Cơn đau Braxton Hicks

Ở tuần thai thứ 39 mẹ bầu cần lưu ý nhiều hơn về các cơn đau bụng của mình. Cơn gò Braxton Hicks ở tuần thai này sẽ xuất hiện nhiều hơn và gây khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ bầu cũng phân biệt rõ giữa cơn đau do Braxton Hicks với cơn đau chuyển dạ thật. 

Đối với cơn đau chuyển dạ giả  – Braxton Hicks thường sẽ đau ở vùng bụng dưới hay vùng háng. Cơn đau này kéo dài không lâu và sẽ nhanh chóng tan biến khi mẹ bầu nghỉ ngơi

Đối với cơn đau chuyển dạ thật mẹ bầu sẽ cảm thấy đau lan ra cả vùng bụng và cơn đau tăng theo thời gian.

1.2. Ợ nóng và khó tiêu

Khi mang thai nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi và hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao. Điều này làm giãn cơ trơn tử cung. Nhiều chuyên gia cũng tin rằng sự tăng nhanh hormone progesterone cũng làm giãn vách ngăn thực quản và dạ dày. Điều này gây ra việc trào ngược axit dạ dày dẫn đến ợ nóng khó tiêu. 

1.3. Thai nhi đạp nhiều hơn

Em bé ở tuần thai thứ 39 này sẽ năng động hơn rất nhiều. Mặc dù không gian trong bụng mẹ chật hẹp, em bé vẫn sẽ có nhiều động tác như quơ tay, dụi mắt và đá chân. Nếu như mẹ không thấy bất kỳ chuyển động nào của em bé thì hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra nhé!

1.4. Đau lưng

Mẹ bầu càng về những tuần cuối cùng của thai kỳ sẽ càng đau lưng trầm trọng hơn. Nguyên nhân gây đau lưng có thể đến từ nhiều tác nhân nhưng chủ yếu là do trọng lượng em càng lớn gây áp lực cho xương sống hoặc. Do đó ở tuần thai này mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Mẹ bầu cũng có thể tắm bằng nước nóng ở nhiệt độ vừa phải hoặc chườm khăn nóng ở những chỗ đau. Ngoài ra khi ngồi mẹ bầu cũng có thể kê gối để phần lưng dễ chịu hơn.

1.5. Dịch âm đạo chứa máu

Ở tuần thai này mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn thông thường. Kèm theo với điều này là các đốm máu trong dịch. Đây là cách mạch máu bị vỡ do tử cung giãn nở. Bạn có thể thấy đây là các đốm máu màu hơi hồng hoặc nâu. Điều này cũng là dấu hiệu bạn sắp chuyển dạ rồi đấy

1.6. Chuột rút

Trong tuần thai thứ 39 này, mẹ bầu bị chuột rút ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là vì vào giai đoạn gần sinh, vùng xương chậu mẹ bầu sẽ giãn ra để tạo điều kiện tốt nhất cho mẹ sinh em bé

2. Sự phát triển của bé

Ở tuần thai này cùng xem bé yêu đã chuẩn bị những gì cho ngày chào đời nhé!

2.1. Trọng lượng của bé

 

Tuần thai thứ 39 bé nhà mình sẽ nặng khoảng 3,2kg – 3,4kg và dài khoảng 50cm tựa như một quả dưa hấu tròn tròn đáng yêu. Thông thường khi ra đời các bé trai sẽ nặng hơn các bé gái một chút đấy!

2.2. Làn da bé

Nếu như sinh em bé ở tuần thai thứ 39 này, mẹ có thể nhìn thấy làn da em bé sẽ có màu đỏ hồng. Lúc này da bé còn mỏng, thế nên các mạch máu dưới da có thể hiện rõ khiến da em bé đỏ lên. Những em bé mũm mĩm thường có làn da trắng hơn sau khi sinh do lớp mỡ dày dưới da. Em bé cũng có thể hơi tím tái ngay khi sinh ra do hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện đầy đủ. Khi em bé sinh ra dần dần các sắc tố da cùng với môi trường sẽ làm thay đổi làn da em bé. Thế nên mẹ bầu đừng lo lắng quá nhé!

2.3. Bé tích nhiều mỡ

Tuần thai thứ 39 này, em bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ các chất dinh dưỡng và tích lớp mỡ dày dưới da. Điều này sẽ giúp cho bé yêu nhà mình vẫn giữ ấm được cơ thể khi được sinh ra môi trường bên ngoài nè.

2.4. Não bộ phát triển

Trí não và hệ thần kinh trung ương của trẻ vẫn sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh từ khi ở trong bụng mẹ và đến lúc 3 tuổi. Chỉ trong 1 tháng cuối thai kỳ mà em bé đã phát triển khoảng ⅓ bộ não rồi đấy! Hãy tạo nhiều điều kiện để bé có thể học hỏi từ những thứ xung quanh mình

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Trong tuần thai này mẹ bầu nên làm gì để mẹ và bé luôn khỏe đây nhỉ?

Đầu tiên mẹ bầu hãy trang bị cho mình một lý thoải mái nhất để đón nhận hành trình “vượt cạn” sắp tới. Hãy suy nghĩ tích cực về tương lai phía trước cùng bé yêu. Đừng để bản thân quá áp lực và căng thẳng mẹ bầu nhé

Tiếp theo đó mẹ bầu nên tranh thủ nghỉ ngơi và ngủ thật nhiều trong thời gian này. Vì ngủ đủ giấc sẽ khiến mẹ bầu có nhiều năng lượng cho hành trình đi sinh trước mắt.

Nếu trong tuần thai thứ 39 mà mẹ bầu chuyển dạ, hãy tranh thủ ăn đi nào. Ăn nhiều ở giai đoạn sắp sinh cũng sẽ đem tới cho bà bầu nhiều năng lượng bù. Và đồng thời giúp mẹ không bị đói khi vào phòng sinh.

Mẹ nhớ bồi bổ để có sức vượt cạn nhé!
Mẹ nhớ bồi bổ để có sức vượt cạn nhé!

Điều cuối cùng là nếu trong thời gian này bé vẫn chưa điều chỉnh ngôi thai. Tức là lúc này mông em bé vẫn hướng xuống âm đạo mẹ. Điều này là cực kỳ nguy hiểm nếu phải sinh thường. Mẹ bầu có thể chọn phương pháp sinh mổ. Để hỗ trợ cho em bé quay đầu mẹ bầu cũng có thể tập các bài tập nghiêng xương chậu. Hãy quỳ gối để hai chân cách nhau sau đó cúi người để ngực chạm đất. Đều đặn tập bài tập này mỗi ngày 3 lần mẹ bầu nhé!

Đọc tiếp: Tuần thai thứ 40

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giúp mẹ bầu có một chặng đường sinh thật thuận lợi. Đừng quá lo lắng về hành trình phía trước, mẹ bầu hãy tập trung về thành quả ý nghĩa của chặng đường này. Chúc mẹ bầu và em bé luôn xinh tươi và mạnh khỏe.

Hiện nay ngoài phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm BLW là lựa chọn của nhiều bà mẹ. Phương pháp ăn dặm BLW – ăn dặm kiểu Baby Lead Weaning là tên gọi tắt của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Ăn dặm kiểu blw như thế nào? Phương pháp ăn dặm này có đặc điểm gì? Cấu trúc bữa ăn dặm BLW như thế nào? Cùng Mamamy tìm hiểu mẹ nhé!

Xem thêm: Mọi điều mẹ cần biết về Ăn dặm BLW – Ăn dặm Tự Chỉ Huy

1. Ăn dặm kiểu BLW là như thế nào?

Phương pháp ăn dặm BLW còn được gọi là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Điểm đặc biệt ở phương pháp này là mẹ hoàn toàn giao quyền chủ động ăn uống cho bé. Vây, ăn dặm kiểu blw là như thế nào? Mẹ hoàn toàn cho bé tự ăn theo nhu cầu, sở thích của bé. Mẹ không phải xúc hay bón cho bé mà bé sẽ tự đưa thức ăn lên miệng của mình.

Phương pháp ăn dặm BLW còn được gọi là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Phương pháp ăn dặm BLW còn được gọi là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

2. Thời điểm mẹ nên cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm blw cho bé 6 tháng được cho là là thời điểm thích hợp nhất. Ở cả ba phương pháp ăn dặm truyền thống, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm BLW thì tháng thứ 6 trở ra mẹ có thể cho bé ăn dặm được rồi.

Mẹ thấy bé ăn dặm 6 tháng có các biểu hiện như giành đồ ăn của người lớn, nhặt đồ ăn, bé lao đến bát ăn của bố mẹ… Thêm một dấu hiệu nữa là mẹ thấy bé đưa miệng qua lại,tập nhai nhưng trong miệng không có gì. Lúc này mẹ có thể cho bé 6 tháng ăn dặm kiểu baby lead weaning được rồi.

Ăn dặm blw cho bé 6 tháng được cho là là thời điểm thích hợp nhất
Ăn dặm blw cho bé 6 tháng được cho là là thời điểm thích hợp nhất

3. Thực phẩm được sử dụng trong ăn dặm tự chỉ huy

Xem thêm: 

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng BLW – lạ mà quen

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng BLW giúp bé ăn ngon, mẹ tiết kiệm thời gian

Thực đơn BLW cho bé 11 tháng: Tất Cả Những Gì Mẹ Cần Biết

Ở phương pháp ăn dặm truyền thống,  mẹ sẽ xay nhuyễn thức ăn dặm cho bé dễ nuốt. Nhưng ở phương pháp ăn dặm BLW này mẹ sẽ không xay nát thức ăn của bé ra mà mẹ sẽ thái vụn, vừa tay bé ăn dặm cầm để bé dễ nhai và nuốt.

Vì dạ dày của bé ăn dặm còn khá yếu nên ở phương pháp này mẹ cho bé làm quen với việc ăn rau xanh và trái cây là chính. Mẹ cần lựa chọn những trái cây và thực phẩm rau sạch, rõ ràng nguồn gốc, tươi mới cho bé ăn. Vị của các loại rau củ sẽ kích thích khả năng ăn uống của bé ăn dặm kiểu baby lead weaning.

Ở phương pháp ăn dặm truyền thống,  mẹ sẽ xay nhuyễn thức ăn dặm cho bé dễ nuốt
Ở phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ xay nhuyễn thức ăn dặm cho bé dễ nuốt

4. Lưu ý đến mẹ khi lựa chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé

Xem thêm:

Ăn dặm BLW cho bé 6 tháng chuẩn khoa học

Thực đơn BLW cho bé 8 tháng tuổi cha mẹ cần ghi nhớ

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 10 tháng tuổi đầy đủ, khoa học

Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm Blw đa dạng và phong phú

Mẹ cần lưu ý là phương pháp ăn dặm kiểu baby lead weaning này chỉ góp một phần trong bữa ăn của bé, không thay thế được sữa công thức . Không những thế thời gian đầu cho bé ăn dặm sẽ khá vất vả vì có bé sẽ không hợp tác. Bé có thể vò nát thức ăn, ném lung tung, mút rồi nhè ra… Chính vì thế lượng thức ăn bé nạp vào cơ thể là không nhiều, bé dễ đói, mẹ cần cho bé ăn sữa.

Mẹ phải thật kiên trì với phương pháp ăn dặm BLW này. Hãy tôn trọng quyết định, sở thích ăn uống và sự khám phá của bé đối với đồ ăn. Mẹ không nên nôn nóng và không nên ép bé ăn theo chế độ mẹ đặt ra.

Mẹ nên cắt đồ ăn cho bé theo hình chữ nhật, lựa chọn các thực phẩm dễ nhai dễ nuốt. Mẹ nên theo dõi quá trình ăn uống của bé, tránh việc bé ăn phải các đồ ăn dễ bị hóc, nghẹn.

Mẹ nên cắt đồ ăn cho bé theo hình chữ nhật, lựa chọn các thực phẩm dễ nhai dễ nuốt
Mẹ nên cắt đồ ăn cho bé theo hình chữ nhật, lựa chọn các thực phẩm dễ nhai dễ nuốt

5. Thời gian cho việc chuẩn bị đồ ăn dặm kiểu blw cho bé

Mẹ sẽ không mất nhiều hời gian để chuẩn bị thức ăn cho bé trong phương pháp này. Mẹ chỉ mất khoảng 20 để thái nhỏ thức ăn giúp bé dễ cầm hơn thôi. Gia đình ăn gì thì mẹ cho bé ăn món đấy. Và lưu ý món của bé mẹ không nên nêm gia vị.

6. Gợi ý đến mẹ khi cho bé ăn dặm kiểu blw

Mẹ nên đổi món thường xuyên để quá trình ăn dặm cho bé trở nên thú vị. Nếu cho bé ăn mãi một món bé rất dễ chán, không ăn nữa. Vì thế mẹ hãy thường xuyên và liên tục mang đến cho bé những món ăn mới mẹ nhé. Không chỉ đổi món mẹ cũng hãy thường xuyên đổi cả phương pháp nấu ăn để kích thích sự hào hứng của bé đối cới việc ăn uống.

Việc đổi món ăn và phương pháp nấu sẽ giúp bé được ăn các món một cách đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó còn giúp bé không chần chừ việc thử các món ăn mới.

Gợi ý đến mẹ một số món ăn cho bé như: bơ đậu phộng, trứng luộc chín, thịt lợn, thịt gà, cá, bánh mì, quả bơ, mì (cắt ngắn), nui…Một số món rau củ mẹ có thể cho bé ăn là: bí đỏ hấp, măng tây hấp, bông cải xanh hấp, khoai lang, quả bơ, kiwi, cà rốt hấp…

Mẹ nên đổi món thường xuyên để quá trình ăn dặm cho bé trở nên thú vị
Mẹ nên đổi món thường xuyên để quá trình ăn dặm cho bé trở nên thú vị

6. Một số các nguyên tắc của ăn dặm tự chỉ huy

  • Mẹ không nên ép bé ăn, không nên cho bé ăn rong, xem ti vi khi ăn. Và hãy cho bé ăn đúng giờ giấc mẹ nhé.
  • Mẹ không nên đặt mục tiêu ra cho bé ăn dặm là một ngày bé phải ăn đủ 3 bữa. Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu của bé.
  • Mẹ đừng cho bé ăn các đồ ăn đóng hộp sẵn và có chứa các chất bảo quản. Điều này không tốt cho dạ dày của bé ăn dặm kiểu blw.

Mẹ hãy lưu ý thời gian cho mỗi bữa ăn là khoảng từ 30 đến 40 phút. Nếu bé không muốn ăn nữa thì mẹ hãy dừng lại.

Bằng việc sử dụng phương pháp ăn dặm blw cho bé, mẹ sẽ không tốn công sức trong việc cho bé ăn. Mẹ sẽ không phải thấy bé khóc lóc hay quấy nhiều bất hợp tác. Tuy nhiên mẹ cũng cần phải thật nhẫn nại nếu lựa chọn phương pháp này mẹ nhé.

Mặc dù giai đoạn đầu khá khó khăn trong việc cho bé ăn những hãy kiên trì mẹ nhé. Ở mỗi phương pháp ăn dặm lại có những ưu điểm khác nhau. Mẹ hãy linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp để giúp bé có một bữa ăn hiệu quả nhé.

Mẹ hãy lưu ý thời gian cho mỗi bữa ăn là khoảng từ 30 đến 40 phút
Mẹ hãy lưu ý thời gian cho mỗi bữa ăn là khoảng từ 30 đến 40 phút

Phần kết

Xem thêm:

Sách ăn dặm tự chỉ huy mẹ không nên bỏ qua

Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và BLW để con ăn “thun thút”

Ăn dặm truyền thống kết hợp BLW chuẩn khoa học

Với phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huyăn dặm kiểu baby lead weaning, mẹ cần nắm được những nguyên tắc cơ bản để cho bé ăn dặm đúng cách ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp con có được một quá trình ăn dặm vui vẻ thú vị. Mẹ cũng sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc chăm con. Hy vọng các mẹ có thể tham khảo để giúp cho sự phát triển của các bé.

Mẹ hãy cập nhập thường xuyên Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích của mẹ và bé nhé!

Nguồn tham khảo: Ăn dặm BLW là gì?

Mệt mỏi khi mang thai là hiện tượng bình thường với các mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra trong những tháng đầu thai kỳ, có thể kéo dài tới những tháng cuối.

1. Mẹ sẽ thường thấy mệt mỏi trong suốt thai kỳ

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các mẹ bầu. Mẹ sẽ cảm thấy mệt và mất sức chủ yếu vào tam cá nguyệt thứ nhấttam cá nguyệt thứ ba. Hai giai đoạn này có tính quyết định trong thai kỳ của mẹ, nên mẹ cần chú ý đến sức khỏe nhiều hơn nữa nhé!

Có nhiều mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi, kiệt sức, thậm chỉ còn thấy tim đập nhanh gây khó chịu. Tình trạng này có thể sẽ nặng hơn vào những tháng cuối, vì lúc này là khi mẹ sắp sinh, bụng bầu đã lớn. Sự mệt mỏi khi mang thai gắn với 7 lý do dưới đây, mẹ hãy ghi nhớ và chú ý nhé!

2. 7 lý do phổ biến khiến mẹ bầu mệt mỏi khi mang thai

2.1. Do nội tiết tố của mẹ có sự thay đổi

Do nội tiết tố của mẹ có sự thay đổi
Do nội tiết tố của mẹ có sự thay đổi

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Cơ thể mẹ cần phải sản xuất thêm nhiều máu để nuôi em bé trong bụng nữa đấy! Hormone progesterone được sinh ra với số lượng lớn, khiến mẹ cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí buồn nôn và nhức đầu.

Vì cơ thể đột nhiên có sự thay đổi lớn, kèm theo sự lo lắng của mẹ về thai nhi cũng ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của mẹ, Đây là lý do đầu tiên và phổ biến nhất khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai.

2.2. Cơ thể mẹ bầu đang thiếu sắt!

Nếu mẹ bị mệt mỏi khi mang thai thì rất có thể cơ thể mẹ đang thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ khiến mẹ thiếu máu, thiếu tế bào hồng cầu, không đủ máu để cung cấp cho cả mẹ và con. Điều này khiến mẹ dễ bị mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, mặt tái nhợt,…

2.3. Mất ngủ và không nghỉ ngơi đủ khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai

Nếu mẹ bầu không ngủ đủ giấc, thường xuyên mất ngủ sẽ bị mệt mỏi khi mang thai đó! Cơ thể mẹ lúc này không đủ năng lượng, mà trong khi đó mẹ đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi em bé. Chính vì vậy, mẹ sẽ rất mệt, mất sức, choáng váng, căng thẳng,… Đây là một tình trạng không tốt cho cả mẹ và bé đấy, mẹ cần hết sức chú ý nhé!

2.4. Có thể mẹ đang bị hạ đường huyết

Rất có thể lý do khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai là hạ đường huyết. Khi gặp tình trạng chân tay run lẩy bẩy, toát mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, đói cồn cào,… thì mẹ đang bị hạ đường huyết. Đây là lý do thông thường nhất gây ra mệt và mất sức cho mẹ. Vì vậy, mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ bữa để có sức khỏe nuôi em bé nha!

Có thể mẹ đang bị hạ đường huyết
Có thể mẹ đang bị hạ đường huyết

Mẹ nên thủ sẵn vài chiếc kẹo trong túi để đề phòng hạ đường huyết

2.5. Tiểu đường khi mang thai – khó lường!

Nếu mẹ bị tiểu đường, thì khi mang bầu, mẹ càng có nhiều khả năng bị mệt mỏi và chóng mặt. Mẹ sẽ hay cảm thấy khát nước, đi tiểu thường xuyên và sụt cân.

Ngoài ra, trong khi mang thai, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Thế nhưng, những nội tiết tố này vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ ở bà bầu.

Nếu bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ, mẹ nên theo dõi thật cẩn thận, tránh ảnh hưởng đến con yêu.

2.6. Thuốc mẹ bầu sử dụng có tác dụng phụ gây mệt mỏi khi mang thai

Có một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng, trị nghén hay giảm đau có thể có tác dụng phụ khiến mẹ bị mệt mỏi khi mang thai. Mẹ nên hỏi bác sĩ hoặc cân nhắc kĩ trước khi sử dụng thuốc khi đang mang bầu nhé.

Thuốc mẹ bầu sử dụng có tác dụng phụ gây mệt mỏi khi mang thai
Thuốc mẹ bầu sử dụng có tác dụng phụ gây mệt mỏi khi mang thai

2.7. Có phải quá trình trao đổi chất đang diễn ra không tốt?

Khi mẹ ăn uống không đủ chất, cơ thể thiếu năng lượng, ít vận động,… sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra không hiệu quả. Từ đó, cơ thể mẹ sẽ dễ bị mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên thấy mất sức đấy! Mẹ hãy chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, tinh thần và thể chất của mình nhiều hơn nhé mẹ ơi.

3. Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu hết mệt mỏi khi mang thai

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp mẹ nhé!

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp mẹ nhé!
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp mẹ nhé!

Lượng cafein an toàn cho mẹ mỗi ngày là dưới 200 mg

Chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng với bà bầu. Mẹ ăn gì con ăn nấy, nên mẹ cần ăn đủ chất để con được khỏe mạnh. Mẹ bầu nên ăn trái cây, thịt nạc, đồ giàu chất sắt, vitamin, canxi,… Mẹ nên hạn chế ăn đồ có chứa tính cay nóng, khó tiêu. Đặc biệt, mẹ hãy nói không với đồ uống có cồn và cafein nhé!

Nếu cơ thể mẹ có đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là sắt, cơ thể mẹ sẽ có đủ máu và các dưỡng chất để nuôi em bé. Mẹ không chỉ ăn vào mẹ, mà còn vào con nữa đó, mẹ bầu hãy ghi nhớ nha!

3.2. Mẹ hãy tập thể dục nâng cao sức khỏe, xua tan mệt mỏi khi mang thai

Trong khi mang bầu, mẹ nên tránh mang vác đồ nặng, làm việc quá sức. Mẹ có thể tìm đến các bài tập nhẹ nhàng dành cho bà bầu, rất hữu ích đấy! Mẹ hãy tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, hơn nữa, sau này quá trình sinh nở của mẹ cũng sẽ dễ dàng hơn.

3.3. Tuyệt đối đừng coi thường giấc ngủ của mẹ bầu

Tuyệt đối đừng coi thường giấc ngủ của mẹ bầu
Tuyệt đối đừng coi thường giấc ngủ của mẹ bầu

Bà bầu cần ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm và giữ gìn sức khỏe để không bị mệt mỏi khi mang thai. Giấc ngủ rất quan trọng với mẹ và bé. Cơ thể mẹ phải có đủ năng lượng mới đảm bảo được sức khỏe cho em bé.

Để dễ ngủ, mẹ có thể đổi tư thế ngủ phù hợp, lấy gối kê giữa 2 chân và bụng. Ngoài ra, một căn phòng với bầu không khí thoáng đãng, dễ chịu sẽ giúp mẹ dễ ngủ hơn.

3.4. Đã đến lúc mẹ thư giãn tinh thần!

Mẹ biết không, tinh thần là một yếu tố không kém phần quan trọng với sức khỏe mẹ bầu đó! Mẹ cần giữ một tinh thần thoải mái, thư giãn để con không chịu áp lực ảnh hưởng. Mẹ vui vẻ, hạnh phúc thì con càng khỏe mạnh. Ngược lại, mẹ càng căng thẳng mệt mỏi, chán nản thì con càng kém phát triển.

Trong thời gian mang bầu, mẹ nên suy nghĩ tích cực, vui vẻ. Mẹ cũng có thể nghe nhạc vui tươi, hoặc nhạc không lời để thư giãn,…

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến với hầu hết các bà bầu. Mẹ hãy chăm sóc sức khỏe và tinh thần thật tốt để sẵn sàng đón thiên thần nhỏ trong tương lai nhé!

Bụng bầu căng cứng khó chịu là tình trạng không ít mẹ bầu gặp phải. Vậy bụng cứng khi mang thai có gây nguy hiểm cho mẹ và em bé hay không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bụng bầu căng cứng có sao không?

Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm
Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm

Bà bầu bị căng cứng bụng bầu không phải là trường hợp nguy hiểm. Song nếu mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng và có thêm các triệu chứng chuột rút ở vùng bụng dưới, đau lưng dưới, dịch âm đạo bất thường…, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay để được kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ điển hình.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: 10 kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ cho mẹ yêu

2. Nguyên nhân gây ra bụng cứng khi mang thai

4 lưu ý quan trọng về cơn bụng bầu căng cứng
4 lưu ý quan trọng về cơn bụng căng cứng khi mang thai

Bụng căng cứng khi mang thai thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai, khoảng tháng thứ 4-6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là một hiện tượng hết sức bình thường đấy mẹ ạ! Khi bầu căng cứng bụng bình thường sẽ kèm các biểu hiện nhẹ. Đó là căng tức nhẹ, kéo dài trong khoảng 30 giây tới 2 phút. Nếu mẹ cảm thấy không bị đau đớn ở bụng hay có biểu hiện gì bất thường, thì mẹ hoàn toàn yên tâm nhé!

Vậy, mẹ có biết những lý do gây ra cơn căng cứng bụng của mẹ có thể là gì không?

2.1. Em bé đang lớn

Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy
Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy

Tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian giữa của thai kỳ. Lúc này em bé đang lớn dần lên trong bụng mẹ. Khung xương của em bé bắt đầu phát triển, người dài ra. Đó là lý do làm bụng cứng khi mang thai. Thậm chí thời gian này em bé cũng có thể đạp rồi. Bé đạp khiến bụng mẹ xuất hiện các cơn gò nhẹ đấy!

2.2. Tử cung giãn nở khiến bụng bầu căng cứng

Một nguyên nhân khác khiến bụng căng cứng khi mang thai đó chính là tử cung của mẹ có sự giãn nở. Em bé lớn đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sẽ giãn nở to ra để thích nghi với sự thay đổi của con. Tử cung giãn sẽ tạo áp lực trong cơ thể, khiến mẹ thấy căng tức ở bụng.

2.3. Do quan hệ tình dục

Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích.

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Quan hệ tình dục khi mang thai – 5 nguyên tắc cần ghi nhớ

Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích
Trong thời gian mẹ mang bầu, việc quan hệ tình dục có thể khiến mẹ thấy căng tức bụng do tử cung bị kích thích

2.4. Do mẹ bầu thiếu cân

Nếu mẹ bầu bị gầy, thiếu cân, người mỏng, bụng ít mỡ. Mẹ bầu gầy sẽ dễ thấy bụng bầu căng cứng sớm hơn các mẹ bầu có thể trạng lớn hơn. Do kích thước thai nhi lớn, mà cơ thể mẹ lại quá gầy dẫn đến căng tức bụng. Ngoài ra, mẹ không nghỉ ngơi đủ, làm việc quá sức cũng là lý do làm bụng căng cứng khi mang thai. 

2.5. Dấu hiệu của sinh non

Trong những tháng cuối thai kỳ thì bụng bầu bị căng cứng kèm các cơn co thắt có thể là dấu hiệu sinh non. Có thể mẹ sẽ cảm thấy bụng bầu căng cứng khó chịu, kèm các cơn co thắt liên tục, thậm chí ra máu. Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Sinh non – Những lưu ý mẹ bầu nào cũng nên tìm hiểu

Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!
Điều mẹ cần làm lúc này là nên đi khám bác sĩ ngay nhé!

2.6. Do mẹ bị táo bón

Khoảng thời gian mang thai, các mẹ bầu thường được khuyên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển và lớn mạnh đều đặn của thai nhi. Tuy nhiên nếu không đảm bảo được chế độ ăn uống hợp lý sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh táo bón trầm trọng. Có thể mẹ không biết, nhưng táo bón cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị bụng cứng khi mang thai đấy nhé!

Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày
Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước. Mẹ cũng nên chú ý đảm bảo việc ăn uống và sinh hoạt điều độ mỗi ngày, tránh hạn chế ngồi lâu một chỗ.

2.7. Tâm trạng khi mang thai

Giai đoạn mang thai, không chỉ là quá trình thay đổi của mẹ từ sinh lý cho đến hình dáng bên ngoài, mà đó còn là những thay đổi từ trong tâm lý hàng ngày nữa. Vì thế, việc giữ tâm trạng cân bằng và ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực hơn đến tâm lý thai nhi, tránh hiện tượng bà bầu bị bụng cứng khi mang thai diễn ra. Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng là cả thiên chức của người làm mẹ. Thay vì quá lo, mẹ nên thả lỏng cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để thai nhi phát triển ổn định nhất và là cách giảm bụng căng cứng khi mang thai

Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé
Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé

Mỗi ngày mẹ nên dành một chút thời gian để thư giãn và trò chuyện nhiều hơn cùng thai nhi nhé. Mẹ có khỏe mạnh thì bé mới khỏe mạnh nha.

3. 4 lưu ý giúp mẹ giảm triệu chứng bụng cứng khi mang thai 

3.1. Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh

Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm khi bụng căng cứng khi mang thai. Tiếp đến, mẹ nên hạn chế các công việc nặng, vận động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi nhé! Thời gian mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm, mẹ cần để ý tránh ảnh hưởng đến bụng bầu. Cơ thể mẹ phải khỏe mạnh thì em bé mới có thể phát triển tốt được.

Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm
Nghỉ ngơi thật nhiều, ngủ đủ giấc là điều đầu tiên mẹ cần làm

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với bà bầu. Khi có em bé hầu hết các mẹ đều buồn ngủ và mệt mỏi do hormone thay đổi. Vì vậy, mẹ đừng để mình thiếu ngủ hay cố làm việc quá sức nha! Mẹ bị mệt thì con cũng sẽ rất “xót xa” đó!

3.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Ăn đầy đủ chất và có chế độ dinh dưỡng bà bầu hợp lý là lưu ý thứ hai dành cho mẹ. Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sức khỏe bà mẹ và em bé. Mẹ nên ăn nhiều đạm, sắt, canxi, vitamin, trái cây,… Không nên ăn đồ cay nóng, khó tiêu; cafein, đồ uống có cồn,…

Nếu mẹ ăn uống quá ít, dẫn đến thiếu cân, không đủ dưỡng chất nuôi em bé, con sẽ không phát triển khỏe mạnh được. Khi mẹ ăn là ăn cho 2 người, nên mẹ đừng ngần ngại mà hãy cứ bổ sung các chất như đạm, sắt, canxi,… nhé! Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: MẸ BẦU ĂN GÌ DỄ SINH? LIST THỰC PHẨM MẸ KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi
Nước cam cũng là thức uống cực kỳ tốt cho bà bầu đấy mẹ bầu ơi

Có một lưu ý nhỏ cho mẹ là, đối với các loại rau củ quả mẹ ăn trực tiếp, mẹ cần phải rửa sạch cũng như khử khuẩn kỹ nhé! Sản phẩm Nước rửa bình sữa và làm sạch rau quả Mamamy có thành phần từ thiên nhiên được nhiều mẹ ưa chuộng và tin dùng 

[Mua 2 tặng 1] Combo 1 Chai + 1 Túi Nước rửa bình sữa và làm sạch rau quả Mamamy 600ml Tặng kèm 1 túi bổ sung cùng loại

3.3. Không nên xoa bụng thường xuyên khi bụng bầu căng cứng

Rất nhiều mẹ bầu có thói quen xoa bụng. Mẹ nghĩ rằng đây là một hành động vô hại, nhưng thực chất vô cùng nguy hiểm.

Khi bụng bầu căng cứng khó chịu, mẹ không nên xoa bụng thường xuyên. Vì điều này sẽ khiến bụng mẹ càng căng tức hơn, bởi tử cung có nhiều sợi cơ nhạy cảm với các kích thích. Xoa bụng thường xuyên còn có thể khiến tử cung bị ảnh hưởng tăng nguy cơ sinh non đấy mẹ bầu à!

3.4. Tránh quan hệ tình dục thời gian bụng căng cứng

Quan hệ tình dục khi bụng căng cứng khi mang thai sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Quan hệ tình dục sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Quan hệ tình dục sẽ khiến tử cung co thắt do kích thích, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Không chỉ khi bụng bầu căng cứng, mà trong thời gian mẹ mang bầu, quan hệ tình dục là điều mẹ không nên làm để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi. Quan hệ “vợ chồng” trong khoảng thời gian này tạo ra các xung động không tốt cho con, mẹ hãy chú ý nhé!

Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không: Giải đáp thắc mắc

Ngoài ra, mẹ không nên vặn mình khi gặp tình trạng bụng cứng khi mang thai. Vặn mình khiến cơn gò diễn ra lâu hơn, khó chịu hơn, mẹ hãy từ từ nằm xuống thôi nha.

4. 4 Trường hợp bụng bầu căng cứng cần đến gặp bác sĩ

Tuy bụng bầu căng cứng không phải là tình trạng đáng lo ngại khi mang thai và có thể tự điều trị mà không cần thiết phải có liệu trình điều trị cụ thể, nhưng, trong một số trường hợp sau, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được thăm khám:

  • Vùng âm đạo bị chảy máu
  • Xuất hiện những cơn co thắt mạnh, kéo dài từ khoảng 30 – 60 giây
  • Bụng bầu căng cứng liên tục và xuất hiện những cơn đau buốt
  • Mẹ bầu gặp vấn đề về việc di chuyển
Mẹ cần thăm khám bác sĩ khi gặp triệu chứng nguy hiểm
Mẹ yêu nên đến thăm khám khi có những triệu chứng nguy hiểm

Bụng bầu căng cứng là hiện tượng khá thường thấy ở tam cá nguyệt thứ hai, nên các mẹ đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh xử trí nhé! Mẹ bầu đừng quên: Nếu gặp tình trạng bụng cứng khi mang thai đi kèm các biểu hiện như đau bụng dữ dội, ra máu, chuột rút,… thì nên đến ngay bệnh viện nhé!

Xem thêm:

Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu

Tim thai nhi to hơn bình thường: Mẹ tuyệt đối không được chủ quan

Giỏ hàng 0