Việc giao lưu và hội nhập quốc tế giúp chúng ta dễ tiếp cận hơn với các phương pháp ăn dặm cho trẻ trên toàn thế giới. Nhưng cho dù có bao nhiêu phương pháp đi chăng nữa thì cho con ăn dặm kiểu truyền thống vẫn là sự lựa chọn của nhiều bà mẹ Việt. Cùng tìm hiểu về phương pháp này cũng như những gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống.
Mục lục
1. Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu cho con ăn dặm kiểu truyền thống?
Để lên thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống phù hợp, việc đầu tiên mẹ cần là đó chính là chọn thời điểm cho con ăn dặm phù hợp và nắm bắt nhu cầu của trẻ. Theo như các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì mẹ nên cho bé ăn dặm khi con đã đủ 6 tháng tuổi. Tức là có thể cho con ăn dặm từ tháng thứ 7 trở đi. Tuy nhiên, trước đó vào tháng thứ 5-6 hãy cho trẻ bắt đầu làm quen với phương pháp này.
Trong thực đơn ăn dặm mẹ cần phải đảm bảo cho con có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: sắt, protein, canxi, DHA, choline và cả folate… Vì vậy mẹ cần phải thực sự lưu ý khi chọn đồ ăn cho con.
2. Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé theo từng tháng tuổi
Ở mỗi một giai đoạn phát triển con sẽ cần lượng thức ăn cũng như loại đồ ăn khác nhau. Cụ thể là:
2.1 Thực đơn ăn dặm cho bé 5–6 tháng tuổi
Đây là khi con mới chỉ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Chính vì thế hãy tạo được sự thích thú của con chứ không nên ép chúng phải ăn gì và ăn bao nhiêu.
Nguyên tắc để lên thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống giai đoạn này như sau:
- Sữa mẹ vẫn se là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con.
- Chỉ cho con ăn dặm 1–2 bữa ăn dặm/ngày.
- Bắt đầu ăn từ bột ngọt đến bột mặn.
- Thức ăn từ loãng đến đặc.
- Lượng thức ăn từ ít đến nhiều.
Gợi ý thực để mẹ tham khảo như sau:
Bột ngọt gồm các loại:
- Bột gạo ngô sữa
- Bột sữa bí đỏ
- Bột khoai lang
- Bột đu đủ, lê
- Bột khoai tây, cà rốt
Bột mặn mẹ có thể cho bé ăn bao gồm:
- Bột gạo thịt lợn, cà rốt
- Bột tôm rau mồng tơi
- Súp thịt gà, cà rốt
- Bột gạo, cá, rau dền
- Khoai tây, bông cải, sữa
- Bột trứng
2.2 Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 7–8 tháng tuổi
Tiếp theo sẽ là thực đơn dành cho trẻ từ 7 – 8 tháng. Đây là lúc con bắt đầu rèn luyện kỹ năng nhai nuốt. Vì thế, thay vì nghiền nát, mẹ hãy cho con ăn các món cháo lợn cợn.
Nguyên tắc ăn dặm của trẻ trong giai đoạn này là:
- Duy trì cho con bú sữa mẹ.
- Ăn dặm 3 bữa/ngày.
Mẹ có thể tham khảo các món ăn dặm trong thực đơn của con bao gồm:
- Cháo cá hồi rau cải
- Cháo cá chép rong biển
- Cháo tôm, cà rốt, rong biển
- Cháo ghẹ rau muống
- Cháo hàu cà rốt nấm
- Cháo lươn, rau răm, thì là
- Cá ngừ trộn
- Trứng hấp
- Bơ trộn sữa/chuối trộn sữa
Tùy vào nhu cầu, sở thích của trẻ mà mẹ có thể chọn nguyên liệu. Tốt nhất hãy đa dạng nguyên liệu giúp con làm quen được với nhiều món ăn hơn.
Xem thêm:
2.3 Thực đơn ăn dặm cho bé 9–11 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, mẹ nên nấu các món cháo sẽ đặc hơn và duy trì chế độ ăn 3 bữa/ngày. Điều này sẽ giúp cho con làm quen với việc nhai và nghiền thức ăn. Có nhiều bé, mẹ duy trì việc cho con ăn cháo loãng khá lâu làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nhai và nuốt thức ăn của con.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con tập cơm nát. Đặc biệt chú ý đây là thời kỳ con bắt đầu trở nên biếng ăn. Vì vậy, hãy tạo hứng thú trong ăn uống bằng cách trang trí món ăn đa dạng và đẹp mắt hơn.
Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho con từ 9-11 tháng mẹ có thể tham khảo như sau:
- Cháo tim heo cải thảo
- Cháo tôm sốt bơ tỏi, súp lơ
- Súp cua bể
- Cháo sườn non, đậu hũ
- Cháo chân gà, trứng mây, bí đỏ
- Cháo thịt bò cà rốt
- Cháo kê bí đỏ, ruốc cá hồi
- Cháo cải kale với ruốc cá hồi
- Cơm nát với ếch xào lá lốt
- Cơm nát với tôm rim
Xem thêm:
2.4 Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé từ 12–18 tháng tuổi
Khi con tròn 12 tháng thì cũng là lúc bé có thể ăn được cơm nát hoặc cơm mềm một cách thuần thục. Việc của mẹ lúc này là sáng tạo các món ăn hấp dẫn hơn để tăng hứng thú trong việc ăn uống của con. Gợi ý dành cho mẹ là:
- Cháo cá lóc
- Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
- Cháo tôm rau mồng tơi
- Cháo thịt lợn rau ngót
- Cháo hàu
- Cháo gà hạt sen rau củ
Bên cạnh đó, đối với trẻ đã ăn được cơm sau đây sẽ là một vài thực đơn để mẹ tham khảo:
- Thực đơn 1: Cơm sốt bí đỏ, lươn om chuối đậu, su su luộc, sinh tố xoài chuối
- Thực đơn 2: Cơm quinoa, tim gà xào rau củ, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai, bánh táo khoai lang, canh rau cải, măng cụt
- Thực đơn 3: Cơm trắng, cà ri thịt sườn, canh cải bó xôi, nho đen không hạt
- Thực đơn 4: Cơm 3 màu, bánh bí đỏ, cải nấu khoai sọ, nho đen.
Trên đây là những gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống dành cho mẹ. Mỗi giai đoạn con sẽ lại cần đến những chất dinh dưỡng khác nhau và có thể ăn những dạng đồ ăn khác nhau. Hãy tham khảo để giúp cho việc ăn uống của con hấp dẫn hơn.