Bước vào thời kì ăn dặm cũng là lúc mẹ bước vào một “cuộc chiến” mới trong quá trình chăm sóc bé yêu. Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp ăn dặm (ăn dặm blw cho bé, ăn dặm tự chỉ huy ,..) được các mẹ lựa chọn để nuôi dưỡng bé phát triển một cách tốt nhất. Tiêu biểu trong đó là cách ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều mẹ phân vân trong việc lựa chọn phương pháp ăn dặm cho con để bé được lớn lên khỏe mạnh nhất. Vậy thì tại sao mẹ không tham khảo phương pháp kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống nhỉ? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về phương pháp ăn dặm này mẹ nhé!
Mục lục
1. Ưu nhược điểm của 2 phương pháp ăn dặm
1.1. Ăn dặm kiểu Nhật
Đây là phương pháp hiện đại đang được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn cho bé yêu ăn dặm. Phương pháp này cho bé ăn dặm ngay bằng cháo loãng lọc qua rây tỉ lệ 1:10. Các loại thực phẩm khác sẽ được chế biến theo từng độ thô thích hợp với từng giai đoạn của bé. Bé sẽ được ngồi trên ghế ăn dặm như người lớn, không xem ti vi hay chơi đồ chơi trong lúc ăn. Việc này sẽ giúp rèn luyện thói quen nghiêm túc trong giờ ăn cho bé ngay từ nhỏ.
Ưu điểm
- Bé được làm quen với thức ăn thô sớm hơn.
- Tập quen với mùi vị từng loại thức ăn khác nhau như rau củ quả, thịt cá…
- Biết được bé yêu thích thực phẩm gì.
- Tạo tâm lý thoải mái cho bé khi ăn.
- Phát triển kĩ năng nhai và nuốt sớm hơn.
Nhược điểm
- Mất thời gian lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn dặm cho bé.
- Phương pháp này cho bé ăn theo ý muốn nên bé có thể không ăn nhiều dẫn tới chậm tăng cân.
1.2. Ăn dặm truyền thống
Đây là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ Việt Nam tin dùng vì tính hiệu quả của nó nhờ kinh nghiệm bao đời nay. Với cách này, mẹ sẽ cho bé ăn bột ăn dặm với các thực phẩm xay nhuyễn giúp bé dễ ăn hơn. Thông thường các mẹ sẽ đút cho bé ăn, thậm chí còn phải dỗ dành, nuông chiều bé để bé ăn được nhiều. Mẹ có thể kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống để tăng lợi ích cho bé. Sau đây là những ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống.
Ưu điểm
- Bé tăng cân nhanh do ăn được nhiều hơn.
- Thức ăn xay nhuyễn giúp hệ tiêu hóa của bé được hỗ trợ nhiều.
- Không mất nhiều thời gian chế biến nhờ tính đơn giản của phương pháp.
- Chuẩn bị đồ ăn cho bé dễ dàng hơn, phù hợp với các mẹ bận rộn.
Nhược điểm
- Bé không phân biệt được vị của từng loại thức ăn do thức ăn đã xay nhuyễn rồi trộn vào nhau.
- Không được tập ăn thô sớm nên sẽ gặp khó khăn khi ăn đồ cứng hơn.
- Thụ động trong việc ăn uống.
- Dễ tạo thành thói hư cho bé như ăn rong hoặc chơi đùa trong khi ăn, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất.
2. Lợi ích của việc kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống
Cả 2 phương pháp ăn dặm đều có những ưu điểm riêng cho bé mặc dù có chế độ ăn và kĩ năng ăn khác nhau. Bên cạnh đó những nhược điểm của từng phương pháp lại khiến nhiều mẹ băn khoăn, lo ngại. Vậy tại sao mẹ không thử phương pháp kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống? Bằng cách này, mẹ có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà 2 phương pháp mang lại, ngoài ra còn có thể loại bỏ những nhược điểm của nó. Phương pháp kết hợp này sẽ mang đến những lợi ích mẹ mà không ngờ tới:
- Rèn luyện phản xạ nhai nuốt thức ăn thô cho bé.
- Giúp bé phát triển vị giác, phân biệt mùi vị giữa các món ăn.
- Giúp bé bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cân đều, phát triển toàn diện.
Xem thêm:
3. Nguyên tắc khi kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống cho bé
- Nguyên tắc cơ bản nhất: không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuôi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa chuẩn bị tốt để tiêu hóa những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Sau khi bé trong 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm theo phương pháp kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống.
- Không ép bé ăn khi bé không thích. Mẹ nên để bé tự chủ trong việc ăn uống, cho bé ăn khi bé muốn.
- Tạo không khí vui vẻ, tích cực trong giờ ăn cho bé. Mẹ có thể chế biến các món ăn màu sắc bắt mắt để kích thích bé.
- Mẹ nên chọn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn tháng tuổi của bé để tiêu hóa tốt hơn.
- Khi bắt đầu cho bé ăn món mơi, mẹ nên cho bé ăn ít một để thử. Nếu bé không thích, mẹ có thể thử lại sau vài bữa.
- Đồ ăn dặm của bé nên ấm nóng. Bữa ăn không nên bị kéo dài quá 30 phút.
- Nếu bé không ăn, mẹ hãy cho bé uống sữa.
- Khẩu phần ăn của bé 6 – 8 tháng tuổi chỉ nên dừng lại ở 1 lần/ngày. Nếu bé hấp thụ tốt, ăn khỏe thì mẹ tăng khẩu phần ăn.
- Không nên cho bé ăn rong, chơi đồ chơi hay làm bé xao lãng để dụ bé ăn.
4. Gợi ý thực đơn ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và truyền thống
Trong bữa ăn dặm của bé nên có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Đồ ăn dặm nên bao gồm các chất: tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo. Như vậy bé sẽ được cung cấp đủ chất để phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Góc của mẹ xin giới thiệu một số thực đơn kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống cho mẹ sau đây.
4.1. Ngũ cốc dinh dưỡng và sữa
Đây là món ăn dặm kết hợp kiểu Nhật và truyền thống rất đơn giản và dễ làm, tiện lợi đối với các mẹ bận rộn mà không lo bé bị thiếu chất. Mẹ chỉ cần chuẩn bị sữa mẹ hoặc sữa công thức và ngũ cốc ăn dặm cho bé. Hâm nóng sữa cho ấm vừa rồi cho ngũ cốc vào khuấy đều. Có thể thêm hạt chia vào cho bé ăn.
4.2. Khoai lang hấp bơ, sữa
Nguyên liệu
- 1 củ khoai lang
- 100ml sữa
- 1 thìa bơ
Cách thực hiện
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi đem hấp chín. Sau đó mẹ nghiền khoai nhuyễn.
- Thêm bơ, sữa vào phần khoai đã nghiền rồi cho bé ăn lúc còn ấm.
4.3. Bánh sandwich sữa
Nguyên liệu
- 1 miếng bánh sandwich
- 50 – 120ml sữa
Cách thực hiện
- Xé nhỏ bánh mì, bỏ vỏ bánh. Sau đó mẹ ngâm bánh trong sữa khoảng 10 phút cho bánh mềm, thấm sữa.
- Cho hỗn hợp lên bếp đun chớm sôi, rồi mẹ lọc qua rây cho mịn là cho bé ăn được.
Phương pháp kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống là hoàn toàn thích hợp cho ác bé ăn dặm mẹ nên dùng. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ có được những thông tin hữu ích giúp mẹ chăm sóc bé được dễ dàng hơn. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Tìm hiểu thêm: