Tình trạng bóc tách túi thai xảy ra khá phổ biến với các mẹ bầu. Khoảng thời gian ba tháng đầu thai kỳ là lúc mẹ có thể gặp tình trạng này. Bóc tách túi thai nhưng không ra máu là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Các mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây nhé!
1. Giúp mẹ hiểu về bóc tách túi thai
Bóc tách túi thai là hiện tượng máu tụ xung quanh túi thai, là dấu hiệu nguy hiểm thường xảy ra trong ba tháng đầu khi mang bầu. Tụ máu này khiến bánh nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung, thai không bám được vào tử cung, dẫn đến tình trạng sảy thai.
Bánh nhau có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho em bé từ mẹ. Không chỉ thế, nó còn vận chuyển chất thải từ thai nhi về mẹ. Do đó, việc bóc tách sẽ làm cản trở quá trình tuần hoàn giữa mẹ và con, khiến em bé không nhận được chất dinh dưỡng để duy trì sự sống từ mẹ.
Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể, thời gian phát hiện mà túi thai có thể bị bóc tách 5%, 20%, 30%, 40%. Khi lên đến 50% thì khả năng cao là không thể giữ được thai.
2. Bóc tách túi thai nhưng không ra máu là thế nào?
Khi túi nhau thai bị bóc tách, mẹ có thể nhận biết thông qua cơn đau bụng dưới âm ỉ, đau lưng nhiều, ra máu âm đạo. Hiện tượng bóc tách túi thai có thể được thấy thông qua siêu âm đấy mẹ à. Trong trường hợp mà các mẹ không ra máu âm đạo nhưng được chẩn đoán bị bóc tách túi thai thì là không chính xác. Điều này có thể phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sĩ và máy móc kỹ thuật tại nơi khám.
3. Lý do của hiện tượng bóc tách túi thai – mẹ biết chưa?
- Màng nuôi thai của mẹ quá mỏng, khó mang thai.
- Mẹ vận động mạnh, đi lại quá nhiều, gây sang chấn thai nhi.
- Mẹ bầu mắc các bệnh như u xơ tử cung, dính buồng tử cung, u nang buồng trứng, sẹo ở tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
- Lý do vì mẹ từng bị sinh non, sảy thai hoặc bóc tách túi thai trước đó.
- Mẹ bầu bị dị dạng tử cung; có tiền sử rối loạn đông máu, cao huyết áp.
- Nếu mẹ sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích thường xuyên thì đây là lý do gây bóc tách túi thai.
- Có thể do nhiễm trùng vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các chất độc kim loại như chì, thủy ngân.
- Cơ thể mẹ thiếu năng lượng, làm giảm chất dinh dưỡng truyền sang con, khiến thai nhi kém phát triển; túi thai nhỏ tạo điều kiện cho vùng trống giữa túi thai với lòng tử cung rộng ra dẫn tới hiện tượng bóc tách túi thai.
- Có thể vì em bé trong bụng có biểu hiện bất thường, em bé sống trong bụng không đủ sức khỏe để tiếp tục lớn. Từ đó, thai nhi sẽ bị bóc tách và đẩy ra ngoài tử cung.
4. Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu luôn khỏe mạnh
4.1. Mẹ hãy nghỉ ngơi đầy đủ, đừng làm việc nặng nhé!
Nghỉ ngơi đầy đủ, không thức khuya, ngủ đủ giấc là điều mẹ cần làm ngay lúc này! Giấc ngủ đối với mẹ bầu là rất cần thiết. Thời điểm mẹ mang bầu, mẹ sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ, cơ thể thường xuyên mỏi mệt uể oải. Chính vì vậy, nghỉ ngơi và ngủ đủ là những yếu tố giúp các mẹ cải thiện sức khỏe và tinh thần đấy!
Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên cực kỳ nhạy cảm. Mẹ không chỉ giữ cho mình, mà còn là cho con. Nếu mẹ làm việc nặng nhọc, cố quá sức hoặc đi lại quá nhiều đều gây nguy hiểm cho con. Thai nhi rất non nớt và bụng bầu cũng vậy. Mẹ hãy chăm sóc sức khỏe sinh sản thật cẩn thận nhé!
Nguyên nhân gây nên bóc tách túi thai có nằm ở việc mẹ vận động mạnh. Vì vậy, mẹ tuyệt đối đừng chủ quan nhé!
4.2. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với mẹ bầu đấy!
Mẹ ăn gì, con ăn đó. Vì thế, mẹ bầu ơi hãy nhớ: Nói không với các chất kích thích và đồ uống có cồn, cafein nhé! Mẹ muốn con khỏe mạnh và phát triển toàn diện thì hãy chỉ ăn những chất tốt cho bà bầu. Chất đạm, vitamin, canxi, chất xơ,… là những chất không thể thiếu, đóng vai trò đảm bảo sức khỏe cho các mẹ đấy!
Chế độ dinh dưỡng của mẹ quyết định đến kích thước thai nhi, sức khỏe em bé. Các chất dinh dưỡng mẹ truyền cho con sẽ nuôi sống con thông qua bánh nhau. Mẹ hãy thật giữ gìn để con được “mau ăn chóng lớn” nha! . Tuyệt đối đừng để mình bị thiếu cân, mẹ nhé.
4.3. Luôn vui vẻ và lạc quan nhé các mẹ nhà mình ơi!
Yếu tố tinh thần cũng cực kỳ cần thiết cho thai kỳ của mẹ. Tinh thần mẹ càng vui vẻ, lạc quan bao nhiêu, con càng lớn khỏe lành mạnh bấy nhiêu. Mẹ càng ủ rũ, stress thì em bé càng buồn và phát triển kém đấy mẹ ơi!
Để giữ cho tinh thần lúc nào cũng tươi vui, mẹ hãy thử nghe những bài hát vui vẻ, vẽ tranh hay tìm cách thú vui nhẹ nhàng nhé! Âm nhạc sẽ mở lối tâm hồn và cho con một trái tim thụ cảm nhạc từ khi còn trong bụng mẹ nữa đấy mẹ à!
Ngoài ra, thời gian cùng bé nghe nhạc cũng là cơ hội tuyệt vời để mẹ giao tiếp với bé. Mẹ có thể đặt tên ở nhà cho bé trai, bé gái nhà mình và nhẹ nhàng nói chuyện với bé.
Mời mẹ xem thêm: Đặt tên con theo ngũ hành năm 2022: 500+ Tên hợp mệnh bố mẹ
4.4. Các mẹ không nên quan hệ trong thời điểm này
Mẹ bầu hết sức chú ý: Thời gian mang bầu mẹ đặc biệt nhạy cảm. Không quan hệ khi đang có bầu là điều tốt nhất cho mẹ. Quan hệ vợ chồng sẽ khiến tử cung bị kích thích. Điều này sẽ làm tử cung co bóp liên tục. Nếu cứ như vậy sẽ ảnh hưởng đến em bé đấy mẹ ơi!
4.5. Lưu ý cho thai kỳ khỏe mạnh nè mẹ bầu ơi
- Khám thai kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn mẹ nhé!
- Sàng lọc dị tật thai nhi, sớm phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm để có thể can thiệp kịp thời là điều mẹ nên làm.
- Mẹ cần phân biệt rõ ra máu âm đạo thế nào là bình thường và bất thường. Nếu có dấu hiệu sảy thai thì còn có thể can thiệp kịp thời.
- Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
Như vậy, bóc tách túi thai nhưng không ra máu có thể là do chẩn đoán sai. Mẹ cần đến các địa chỉ khám thai đáng tin cậy để đảm bảo sức khỏe thai kỳ nhé!