Trẻ bị chảy máu cam, hay còn gọi là chảy máu mũi, là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 16 tuổi. Chảy máu cam nhẹ không gây nguy hiểm gì đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, việc này còn tùy thuộc vào nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam. Nhiều mẹ khi thấy bé bị chảy máu cam vô cùng hoảng sợ và lo lắng. Vì thế dẫn đến mất bình tĩnh và quên mất cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam.
Bé bị nôn- những điều cần biết để trở thành 1 người mẹ tốt
10 Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ
1. Trẻ chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Vậy nên, Góc của mẹ xin trả lời đầu tiên.
Trẻ bị chảy máu cam là hiện tượng bình thường để cơ thể cảnh báo sức khỏe con. Chảy máu cam là dấu hiệu cơ thể bé quá nóng hoặc thiếu vitamin C.
Tuy nhiên, việc chảy máu cam thường xuyên ở trẻ được xem là nghiêm trọng. Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể. Vì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu, hay khối u mũi (có thể là u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu.
2. Vì sao trẻ bị chảy máu cam
2.1. Các nguyên nhân thường gặp
Tình trạng sức khỏe: đây là nguyên nhân chủ yếu. Trẻ em vào mùa nóng rất hay bị chảy máu cam. Đặc biệt, chảy máu cam cho thấy bé đang bị thiếu nước và vitamin C. Mùa nóng hết bé tiêu hao nhiều nước trong cơ thể hơn bình thường. Việc này khiến trẻ thiếu nước nghiêm trọng và chảy máu mũi.
Để bé chơi một mình dẫn đến va đạp vào mũi. Việc trông coi khi trẻ còn nhỏ vô cùng quan trọng. Trẻ bị chảy máu cam khi bị va đập là nhẹ. Tệ hơn có thể bị các vấn đề về niêm mạc mũi, vô cùng nguy hiểm nên mẹ nhớ chú ý.
Do độ ẩm không khí trong phòng. Không khí trong phòng quá khô khiến cho tính đàn hồi và co giãn của các màng nhầy vách ngăn mũi bị mất đi. Lúc đó, trẻ có dấu hiệu hay chà mũi và hắt hơi. Việc này sẽ dẫn đến việc chảy máu mũi.
Thói quen hay ngoáy mũi: hành động ngoáy mũi có thể dẫn đến chảy máu cam. Thói quen này khiến mao mạch mũi của trẻ bị tổn thương do bị tác động và phải chịu một lực mạnh. Nhất là khi trẻ có móng tay nhọn. Khi mao mạch mũi bị tổn thương, các mạch máu bắt đầu phình to, vỡ và gây ra tình trạng chảy máu cam.
Bé bị viêm mũi mạn tính làm các động mạch và tĩnh mạch mở rộng gây cho hệ thống mạch máu trong khoang mũi bị bất thường nên khiến cho trẻ bị chảy máu mũi.
Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn là do các khối u ác tính và khối u lành tính ở mũi, hoặc do di truyền có sự ảnh hưởng của cấu trúc thành mạch máu hay viêm mạch máu…
2.2. Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ là vì sao?
Nhiều trẻ em hay chảy máu cam vào ban đêm trong mùa hè. Nguyên nhân vì trẻ bị nóng trong người làm cho mạch máu cùng với cấu trúc ở trong mũi bị vỡ, làm mũi trẻ ngứa ngáy. Trẻ lại hay có tật ngoáy mũi nên đã vô tình gây tổn thương các mạch máu.
Hoặc do máy lạnh quá gió, khiến mũi bé bị khô hóc dẫn đến chảy máu cam ở con lúc ngủ.
Ngoài ra, mẹ nên quan sát cả ngày lẫn đêm để không loại trừ các nguyên nhân bên trên nhé.
3. Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam
3.1. Chảy máu cam trước:
Nếu trẻ bị chảy máu cam trước, bạn có thể cố gắng sơ cứu chảy máu cam ở nhà.
1 – Bước 1: Xác định bên mũi chảy máu.
Trẻ nhỏ thường bị chảy máu cam ở một bên mũi. Và mẹ cần xác định bé chảy máu cam bên nào. Ngay khi thấy mũi bé chảy máu, mẹ nên ngăn ngay việc bé lấy tay dũi mũi làm máu loan lung tung khó xác định.
2 – Bước 2: Cầm máu
Đặt ngón tay của bạn lên cánh mũi của trẻ, hơi nghiêng đầu trẻ lên trên và cho con thở bằng miệng. Giữ tay trong khoảng 5 đến 10 phút để cầm máu. Không kẹp sống mũi hoặc chỉ ấn một bên mũi. Làm như vậy sẽ không giúp cầm máu và còn làm trẻ bị thương. Mẹ giữ đủ lâu để giúp hình thanh cực máu đông để ngăn chảy máu tiếp nữa. Lặp lại các bước này vài lần nếu chảy máu tiếp tục.
3 – Bước 3: Chăm sóc sau khi bé bị chảy máu cam
Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì mẹ lưu ý đặt con nằm nghiêng. Tránh để trẻ nuốt máu này vì rất có thể trẻ sẽ bị ngộ độc, gây nôn mửa, đau bụng và khó chịu. Ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ.
3.2. Chảy máu mũi sau:
Máu cũng có xu hướng chảy từ phía sau mũi xuống cổ họng của trẻ. Chảy máu cam sau ít gặp hơn và thường nghiêm trọng hơn chảy máu cam trước. Vậy nên, nếu phát hiện trẻ bị chảy máu cam sau, mẹ nên liên lặc ngay với bác sĩ gần nhất.
4. Triệu chứng nghiêm trọng khi trẻ bị chảy máu cam
Cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế nếu có các dấu hiệu sau:
- Sau khi sơ cứu, máu vẫn chảy liên tục.
- Chảy máu cam tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn.
- Máu chảy ngày càng nhanh và nhiều.
- Chảy máu cam do chấn thương nặng.
- Người trẻ yếu ớt, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở.
- Có hiện tượng sốt do chảy máu cam.
- Trẻ bị nôn ra máu.
5. Mẹ làm gì để ngăn ngừa trẻ bị chảy máu cam
Nếu trẻ hay bị chảy máu cam vào lúc thời tiết hanh khô, mẹ nên sử dụng thiết bị phun sương tạo ẩm trong nhà. Hoặc dùng vaseline, mỡ kháng sinh, nước muối sinh lý để thoa hay nhỏ mũi cho bé nhằm giúp duy trì độ ẩm cho mũi.
- Mẹ cũng nên thường xuyên làm vệ sinh mũi cho trẻ và khuyên trẻ không nên xì mũi hay ngoáy mũi.
- Cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng con nếu mẹ có điều gì lo lắng.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ và khoa học. Đặc biệt vào các mùa có thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc hanh khô.
6. Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?
1 – Vitamin C
Một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu cam ở trẻ là do sự thiếu hụt vitamin C. Vitamin C đóng một vai trò cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin C giúp giảm nguy cơ đáng kể tần suất trẻ bị chảy máu cam. Hơn thế vitamin C còn giúp tăng cường các mạch máu, làm mạch máu vững chắc khỏe hơn.
Mẹ nên cung cấp cho trẻ 75mg đến 90mg vitamin C mỗi ngày để làm giảm bệnh chảy máu mũi. Hoặc chuẩn bị một thực đơn dinh dưỡng đủ chất cho bé nhé. Đặc biệt khi trời nóng, mẹ nên tăng cường cho bé uống nước cam, ăn đủ đủ, dâu tây, xoài,…
2 – Kali
Kali giúp duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể. Vì vậy, thiếu kali hoặc tăng kali máu có thể gây nguy hiểm cho cơ thể trẻ. Kali ngăn ngừa sự mất nước. Do đó, làm giảm các mô mũi bị khô dẫn đến chảy máu cam. Các mẹ có thể bổ sung lượng kali dồi dào cho trẻ qua các bữa ăn như cá, ngao, chuối, bơ, cà rốt, cà chua, sữa…
3 – Vitamin K
Vitamin K là thành phần quan trọng của hệ enzyme gan tổng hợp các yếu tố đông máu. Thiếu vitamin K dẫn đến bé bị chảy máu không dừng. Các thực phẩm giàu vitamin K trong thực đơn bé như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, …
4 – Chất sắt
Vì thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và các rối loạn khác, cơ thể dễ bị chảy máu. Như vậy, mẹ có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm thịt đỏ như thịt bò, dê, thịt nạc, hải sản, tôm, sò huyết, ngũ cốc nguyên hạt.
7. Trẻ bị chảy máu cam hạn chế ăn gì?
- Những thực phẩm cay nóng:
Các loại thực phẩm cay nóng như ớt,.. mẹ chắc chắn không được sử dụng cho con rồi. Tuy nhiên, các loại trái cây có tính nóng như mận, nhãn, vải, na,… cũng nên hạn chế nhé.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ:
Thực phẩm chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, có lượng chất béo cao làm hệ miễn dịch của cơ thể yếu kém hơn khiến cho trẻ dễ bị chảy máu cam hơn. Vì vậy, khuyến cáo mẹ nên sử dụng dầu cá hồi khi nấu ăn cho con.
- Chất kích thích:
Trẻ em thường ưa thích các loại nước ngọt tạo màu có ga nhưng đâu biết được tác hại của chúng. Nước ngọt có ga có hàm lượng kích thích cao làm ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp và mạch máu của trẻ dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy máu cam.
Hãy giữ bình tĩnh khi trẻ bị chảy máu cam. Việc hoảng loạn có thể dẫn đến việc con bị chảy máu không ngừng, không được xử lý kịp thời. Cha mẹ chớ nên chủ quan, luôn phòng ngừa và đảm bảo cho bé trước nhé.
Tham khảo tại: