Trong giai đoạn cho trẻ ăn dặm, thanh long nổi bật như một lựa chọn đầy đủ dinh dưỡng và hấp dẫn cho bé cưng. Thanh long là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, là món tráng miệng khoái khẩu trong thực đơn hằng ngày của bé. Tuy nhiên, mẹ đã nắm rõ các công dụng đặc biệt của thanh long cũng như cách chế biến thanh long cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi chưa ạ? Khám phá bài viết dưới đây để được khám phá 5 điều nho nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng về quả thanh long mà mẹ cần lưu ý trong giai đoạn ăn dặm của con yêu nhé!
Mục lục
1. Thời điểm thích hợp cho bé ăn thanh long
Để bé làm quen với nhiều hương vị mới trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thanh long khi bé bước sang 6 tháng tuổi bởi thanh long là loại quả mềm, ngọt, không gây hóc, lúc nhai hạt còn có cảm giác “sần sật”, các nhóc tì thoải mái măm măm, rèn luyện kỹ năng nhai nuốt hiệu quả.
2. Hàm lượng dinh dưỡng trong quả thanh long
Thanh long là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, là loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe bé yêu nhờ chứa một lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất. Không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho bé, thanh long còn nâng cao sức khỏe tim mạch, giúp xương bé rắn chắc hơn. Mẹ tham khảo thành phần dinh dưỡng trong 100 gram thanh long để rõ hơn các tác dụng của thanh long với bé ăn dặm mẹ nhé.
Thành phần | Hàm lượng dinh dưỡng/100 gram | Tác dụng |
Chất đạm | 1,2 gram | Giảm cholesterol xấu trong máu, tăng cường sức đề kháng cho bé. |
Chất béo | 0 gram | Thanh long không chứa chất béo. Theo những nghiên cứu gần đây, việc ăn các rau quả không chứa chất béo như thanh long thường xuyên giúp giảm 7% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. |
Carb | 13 gram | Cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh trung ương và cơ bắp của bé, giúp bé có đủ năng lượng để hoạt động trong ngày. |
Chất xơ | 3 gram | Thanh long có chứa một lượng lớn prebiotic , một loại loại chất xơ hòa tan giúp phát triển hai họ vi lợi khuẩn trong đường ruột là vi khuẩn axit lactic và vi khuẩn bifidobacteria, bảo vệ hệ tiêu hóa của bé yêu. |
Vitamin C | 3% RDI | Giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào bạch cầu khỏi sự tấn công của vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. |
Sắt | 4% RDI | Chất sắt trong thanh long tạo ra các phân tử hemoglobin, giúp sản sinh ra các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy cho cơ thể. |
Magiê | 10% RDI | Magie là là chất dinh dưỡng cần thiết cho hơn 600 phản ứng hóa sinh trong trong cơ thể bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch và giúp xương bé chắc khỏe hơn. |
3. 8 tác dụng của thanh long với bé ăn dặm
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, thanh long không chỉ là món ngon mỗi ngày mà còn mang đến những tác dụng tuyệt vời cho cơ thể bé nhờ các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng khoáng chất. Mẹ theo dõi tiếp để hiểu hơn về tác dụng của thanh long với cơ thể của bé yêu mẹ nhé.
3.1. Bảo vệ tế bào cơ thể khỏi những tổn thương
Một tác dụng tuyệt vời của thanh long với bé chính là khả năng bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương từ bên trong. Hàm lượng các chất chống oxy hóa cao trong thanh long giúp ngăn chặn sự suy yếu và cân bằng các gốc tự do của cơ thể. Các chất chống oxy hóa trong thanh long bao gồm:
- Betalains: Thường nằm ở phần cùi của quả thanh long đỏ, giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu lắng đọng trong thành động mạch, bảo vệ các tế bào gan, não của bé khỏi các chất độc.
- Hydroxycinnamates: Có tác dụng năng ngăn chặn các tế bào ung thư trong cơ thể, tạo ra hàng rào miễn dịch hiệu quả.
- Flavonoids: Bảo vệ các tế bào trong cơ thể bé khỏi quá trình oxy hóa, giúp não hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe tim mạch.
3.2. Tăng lưu thông máu
Thanh long là một trong số ít loại quả chứa tới 4% chất sắt, thành phần chính đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích lưu thông máu của cơ thể. Vì sao thế mẹ nhỉ? Chất sắt trong thanh long có khả năng sản sinh ra nhiều phân tử Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy trong máu đi khắp cơ thể. Nhờ đó, máu lưu thông tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu hiệu quả.
3.3. Xây dựng cơ xương chắc khỏe
Thanh long còn giúp xây dựng cơ xương chắc khỏe cho bé nhờ hàm lượng magie chiếm tới 31 mg/ 100 mg thanh long, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi, giúp bé trong giai đoạn ăn dặm có khung xương cứng cáp, sẵn sàng cho giai đoạn tập đi sau này.
3.4. Cải thiện tình trạng táo bón
Bên cạnh khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố, thanh long còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Chất xơ hòa tan prebiotic có trong thanh long, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi lợi khuẩn có trong đường ruột như axit lactic và bifidobacteria phát triển, giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế đi phân sống, hoặc đi “phân dê”.
Nếu bé đang gặp tình trạng táo bón, đường ruột kém, mẹ nhớ cho bé ăn thanh long thường xuyên, một tuần 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng táo bón của con nhé!
3.5. Tăng cường thị lực
Thanh long còn là thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C, nhiều nhất là ở thanh long đỏ. Với lượng Vitamin C tới 3% RDI, thanh long giúp chống lại các gốc tự do gây hại cho đôi mắt của bé, giúp bé cải thiện thị lực.
3.6. Thải độc hiệu quả
Nhờ các hợp chất chống oxy hóa như betalains, hydroxamates, flavonoids cùng các vitamin và chất khoáng khác, thanh long còn có tác dụng thanh nhiệt, thải độc hiệu quả. Các chất này sẽ bảo vệ các tế bào gan, thận của bé, giúp bé có đường tiết niệu khỏe mạnh, hạn chế tình trạng tè dầm.
3.7. Cho bé làn da khỏe mạnh, tươi tắn
Vitamin C từ lâu đã là “thần dược” trong việc tái tạo làn da, nhất là khi da bé có những tổn thương như hăm tã, côn trùng cắn, mẩn đỏ. Với lượng Vitamin C 3% RDI kết hợp với các amino acids trong trong cơ thể, thanh long giúp tạo ra các pro-collagen, da bé luôn khỏe mạnh, hồng hào, tươi tắn.
3.8. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Hàm lượng magie có trong thanh long cao gấp 3 lần so với cam và quýt còn giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong thành động mạch, cải thiện sức khỏe cho bé từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, 87% thanh long là nước và không chứa chất béo, nhờ đó mà bé vẫn no bụng, không lo béo phì, cực tốt mẹ nhỉ.
4. Cách chế biến thanh long cho bé ăn dặm theo tháng tuổi
Tuy thanh long chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe, mẹ vẫn nên chế biến thanh long theo tuổi của con vì ở mỗi độ tuổi, bé ăn dặm sẽ có nhu cầu nhai và khẩu vị khác nhau. Mẹ tham khảo cách chế biến dưới đây để tìm ra phương thức phù hợp nhất với bé yêu nhà mình mẹ nhé.
1 – Với bé từ 6 đến 12 tháng tuổi: Mẹ gọt bỏ vỏ và xay nhuyễn thanh long để bé quen dần với việc ăn món ăn mới, cân nhắc kết hợp với sữa bột để bé ăn ngon miệng hơn. Khi bé bước sang giai đoạn 9 tháng tuổi, lúc này bé đã có khả năng cầm nắm và nhai vật lớn, mẹ hãy cắt thanh long theo từng miếng nhỏ như quân cờ hoặc đầu ngón tay để bé yêu dễ dàng thưởng thức, rèn kỹ năng nhai.
2 – Với bé từ 12 đến 18 tháng tuổi: Giai đoạn này bé đã quen dần với thức ăn thô, mẹ cân nhắc cho bé ăn những miếng thanh long to hơn, bằng ½ hoặc ¼ miếng của người lớn. Mẹ cũng có thể kết hợp thanh long với nước chanh và đá viên để thay đổi khẩu vị cho bé yêu. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy ạ!.
3 – Với bé từ 18 đến 24 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé đã có răng và đã bắt đầu nhai, cắn thức ăn dễ dàng. Lúc này bé sẽ muốn ăn miếng to hơn với khẩu phần ăn nhiều hơn. Mẹ nhớ quan sát bé để hiểu bé cần gì, có thể ăn miếng to hay không và cân nhắc tăng kích thước miếng thanh long cho bé yêu mẹ nhé.
5. Lưu ý mẹ cần nắm rõ khi cho bé ăn dặm thanh long
Tuy thanh long là một loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, phù hợp cho bé ăn dặm, nhưng để không làm mất đi giá trị dinh dưỡng trong thanh long và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, mẹ lưu lại những lưu ý sau nhé.
1 – Rửa sạch thanh long bằng nước rửa rau củ quả: Trước khi cho bé ăn, mẹ nhớ tận dụng nước rửa bình sữa và rau quả để rửa sạch thanh long, hạn chế tối đa các chất bẩn, phấn hoa, thuốc trừ sâu ngấm vào hoặc dính vào thịt quả, ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm ăn dặm của con.
Mẹ có thắc mắc sao nước rửa bình sữa lại rửa được thanh long không ạ? Xuất phát từ mục đích tạo ra những sản phẩm an toàn nhất cho con, nhất là những sản phẩm liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé yêu nhà mình càng phải cẩn thận hơn nữa. Vì vậy, nước rửa bình sữa và rau quả của thương hiệu chuyên sản xuất đồ dùng mẹ bé này đã cực chăm chút, đưa thành phần cao cấp, thiên nhiên vừa loại bỏ được vi khuẩn, lại lành tính đến mức rửa được thực phẩm ăn uống hàng ngày. Mẹ yên tâm sử dụng rửa thanh long cho bé ăn dặm, đảm bảo hết vi khuẩn, bụi bẩn, dư lượng thuốc trừ sâu (nếu có), con yên tâm măm măm không sợ đau bụng.
2 – Cho bé ăn lượng nhỏ trước để đảm bảo bé không dị ứng: Mẹ nên cho bé ăn thử một lượng nhỏ (từ 1 đến 2 thìa) để xem con có dị ứng với thanh long không. Nếu bé có các dấu hiệu như sưng họng, chóng mặt, phát ban… mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
3 – Không nên cho bé ăn thanh long lúc đói: Trong thanh long có chứa một lượng lớn vitamin C nên rất giàu acid, rất dễ tăng co bóp dạ dày, khiến bé bị đau quặn bụng.
4 – Cho bé ăn lượng vừa đủ: Với hàm lượng dinh dưỡng cao trong thanh long, mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo bé có thể hấp thu được. Với bé từ 5 -6 tháng, mỗi lần mẹ cho bé ăn từ 15 – 20 gam thanh long, 25 gam với bé 7 – 8 tháng, 30 – 40 gam với bé từ 9 – 11 tháng và tối đa 50 gam với bé từ 12 – 15 tháng mẹ nhé.
Thanh long quả là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của bé trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ nhớ chế biến thanh long cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi sao cho phù hợp với khẩu phần ăn của bé và đừng quên rửa sạch trước khi cho con măm để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé yêu.
Chia sẻ thêm với Góc của mẹ những “công thức nấu ăn” ngon và bổ dưỡng cho bé măm măm nhé mẹ. Và nếu mẹ có bất kỳ băn khoăn nào, đừng ngần ngại mà hãy để lại bình luận ở phía dưới, Góc của mẹ sẽ đồng hành và giải đáp mọi thắc mắc cho mẹ sớm nhất có thể nhé ạ!