1 tuổi là cột mốc quan trọng cho sự lớn lên của bé. Đây là giai đoạn vàng để bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy thức ăn là rất quan trọng để giúp bé được phát triển khỏe mạnh và thông minh. Ngoài sữa mẹ thì bé cần bổ sung phong phú thêm các loại đồ ăn dặm. Như vậy sẽ giúp mẹ được tăng sức đề kháng, cứng cáp hơn đồng thời cũng được khám phá thêm về thế giới đồ ăn đa dạng. Việc xây dựng thực đơn cho bé sẽ đảm bảo dinh dưỡng và tránh tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân và suy dinh dưỡng. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào nhé!
1. Sự phát triển của bé 1 tuổi
Bé 1 tuổi lúc này đã khác hẳn so với khi vừa mới sinh. Trung bình cân nặng của các bé sẽ gấp 3 lần khi mới được sinh ra. Chiều cao tăng 50% và bộ não đạt tới 60% kích thước não người trưởng thành. Khả năng vận động và khả năng giao tiếp được phát triển hơn rất nhiều. Nhiều bé đã có thể tự đứng lên và chập chững những bước đi. Bé đã quen với việc tự ngồi, bò, có thể tự bốc đồ ăn và tự chơi đồ chơi. Thậm chí trẻ đã có thể bập bẹ những từ đơn giản. Việc ăn uống của bé lúc này cũng khác so với thời gian đầu. Chính vì vậy mà mẹ cần tìm hiểu xem trẻ 1 tuổi ăn dặm thế nào để biết cách bổ sung dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi
2.1. Bé 1 tuổi nên ăn gì?
Lúc này bé vẫn nên bú sữa mẹ và ăn dặm hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng. Bữa ăn của bé cần có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể sau đây là một số nhóm thực phẩm cần có trong bữa ăn dặm của trẻ 1 tuổi:
Rau củ và trái cây: đây là nguồn chất xơ và vitamin dồi dào. Loại thực phẩm này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Ăn nhiều rau củ quả còn giúp chống táo bón và các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Ngũ cốc, gạo: đây là nguồn tinh bột cần thiết cho bé. Tinh bột tạo nên một nguồn năng lượng lớn để bé khỏe mạnh. Ngoài ra các loại ngũ cốc ăn dặm còn chứa các chất canxi, sắt, kẽm và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Thịt cá: đây là nguồn đạm phù hợp cho bé. Lưu ý nhỏ là mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng và không uống sữa bò. Sữa bò tuy có một lượng đạm và canxi lớn nhưng dạ dày của bé chưa phát triển đủ để tiêu hóa chúng.
2.2. Mẹ cần lưu ý những gì?
Không sử dụng đường nhân tạo, đường hóa học, mì chính để tạo ngọt. Nó không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Không sử dụng muối, hạt nêm. Thận của bé chưa phát triển đủ để thanh lọc. Hơn nữa bé sẽ bị khó tiêu và chán ăn.
Bé vẫn cần được uống từ 600 – 800ml sữa 1 ngày.
Nấu đa dạng các loại rau củ quả để thay đổi món. Bé ở độ tuổi này rất thích màu sắc tươi sáng, đồ ăn nên bắt mặt một chút sẽ tạo cảm giác thèm ăn cho bé.
Mẹ có thể tìm mua những vật dụng cho bé ăn dặm dễ thương và nhiều màu sắc, hình ảnh. Như vậy sẽ làm bé thích thú và thích được ăn dặm mà mẹ không phải vất vả.
Nên chuẩn bị cho bé ghế ăn riêng và tập cho bé ăn đúng giờ. Mẹ cần hạn chế việc cho bé đi ăn rong hoặc chơi đồ chơi, xem TV khi ăn. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé và sẽ khó sửa khi bé đã quen với việc làm nũng.
Có rất nhiều cách cho bé ăn dặm hiện nay mà các mẹ áp dụng. Tiêu biểu đó là 3 kiểu: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW. Tuy nhiên dù là dùng cách nào thì các loại thực phẩm vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Một mách nhỏ cho mẹ là nên cho bé tập ăn đồ ăn thô thay vì súp hay cháo loãng. Việc này sẽ giúp bé làm quen với nhai và nhai, kích thích mọc răng sữa.
Sau đây mẹ có thể tham khảo một số cách kết hợp đồ ăn trong 1 bữa ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi:
Cháo khoai lang, su hào, thịt gà.
Bông cải xanh, thịt bò, khoai tây.
Cháo bông cải, khoai lang, thịt bò.
Lúa mạch, khoai tây, rau chân vịt, thịt gà.
Lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, yến mạch.
Bơ, lòng đỏ trứng gà trộn sữa.
Yến mạch trộn sữa và chuối.
Lê, dưa leo, khoai tây, thịt heo.
Với một số bé đang bắt đầu cai sữa, mẹ có thể tìm một nguồn sữa khác. Sữa chua không đường là một lựa chọn tốt. Mẹ có thể cho bé uống sữa khác, tuy nhiên hãy để bé làm quen với sữa bò sau 18 tháng tuổi mẹ nhé.
Trẻ 1 tuổi ăn dặm có phần thay đổi so với khi bắt đầu tập ăn. Mẹ nên lưu ý đến khẩu phần ăn của con để bé được hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết. Hãy kiên nhẫn và đặt nhiều tình yêu thương vào đó, việc ăn dặm sẽ trở thành thời gian vui vẻ của cả mẹ và bé. Chúc mẹ thành công!
Việc cho ăn dặm cho bé 7 tháng rất quan trọng. Chúng không những hỗ trợ những dưỡng chất cần thiết cho thể chất mà còn cả trí tuệ. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ trong việc cho trẻ 7 tháng ăn dặm đúng cách nhé.
1. Ăn dặm cho bé 7 tháng thì mấy bữa trong ngày?
Trong độ tuổi 7 tháng, bé vẫn có nhu cầu bú sữa mẹ rất nhiều. Vì vậy, mẹ nên biết cách tăng khẩu phần ăn dặm lến, chiếm khoảng 60% đến 70% bữa ăn mỗi ngày của bé. Đây cũng là cách để bé tập quen dần với những loại đồ ăn cứng hơn.
1.1. Bé 7 tháng tuổi ăn dặm phát triển ra sao?
Bé 7 tháng tuổi cũng đã có thể ngồi vững trên bàn ăn cũng như có cơ lưỡi vô cùng linh hoạt. Bé còn nuốt đồ ăn rất tốt và thành thạo trong quá trình tập nhai đồ ăn. Trẻ 7 tháng ăn dặm còn có thể bắt đầu đòi hỏi khẩu vị đồ ăn khác nhau trong một ngày. Do đó mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để bé không bị chán ăn.
1.2. Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng ăn dặm cần ăn đủ 2 bữa ăn dặm trong 1 ngày. Tùy theo cơ địa của mỗi bé cũng như cách tập ăn của mẹ mà số bữa ăn dặm có thể tăng hoặc giảm. Những bữa ăn dặm của bé có thể cụ thể như sau:
Buổi sáng: Cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột
Buổi trưa: Ăn dặm
Buổi chiều: Bú sữa mẹ hay sữa bột
Buổi tối: Ăn dặm
Trước khi ngủ nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hay sữa công thức để bé không bị đói.
Mẹ nên lưu ý cho bé ăn những bữa ăn dặm chất lượng và dinh dưỡng. Bởi lẽ chúng sẽ cung cấp năng lượng và các chất thiết yếu bên cạnh việc kết hợp với sữa mẹ. Mẹ cũng nên tập ăn cho bé theo khung giờ nhất định, có thể theo giờ sinh hoạt của gia đình. Nhằm để bữa ăn của bé trở nên trật tự và hình thành thói quen tốt cho bé.
2. Mẹ nên cho bé 7 tháng ăn dặm được những hoa quả gì?
Trái cây là một trong những loại thức ăn rất cần thiết cho bé 7 tháng ăn dặm rất tốt và rất phổ biến. Chúng là một trong những thực phẩm hàng đầu được mẹ lựa chọn trong những năm tháng đầu tiên bé ăn dặm. Một số loại trái cây thích hợp có thể cho bé ăn dặm được kể dưới đây như:
2.1. Táo – trái cây cần thiết trong việc ăn dặm cho bé 7 tháng
Táo được xem là loại quả được mẹ lựa chọn nhiều nhất trong việc cho bé ăn dặm. Bởi lẽ chúng có vị ngọt tự nhiên, cảm giác dễ ăn hơn cho trẻ. Chúng còn có một hàm lượng lớn vitamin C, chất xơ, carbohydrat tốt cho tiêu hóa của trẻ. Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho năng lượng trong ngày.
Mẹ nên xay nhuyễn táo khi cho bé ăn, hoặc có thể làm sạch, gọt vỏ sau đó đem hấp. Ngoài ra mẹ cũng có thể làm món sinh tố táo hoạt trộn táo chung với yogurt. Đảm bảo bé sẽ cực kì thích.
2.2. Chuối
Chuối cũng là một trong những loại trái cây mẹ lựa chọn hàng đầu bởi độ ngọt của nó. Chuối giúp trẻ có hoạt động tiêu hóa một cách dễ dàng. Chúng không gây táo bón và tránh tình trạng cho trẻ bị tiêu chảy. Chúng cũng rất dễ ăn, rất mềm và thơm ngon. Mẹ nên cắt chúng thành những miếng nhỏ mềm, hoặc trộn chúng chung với sữa chua cho bé dễ ăn.
2.3. Lê
Lê cũng là loại thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm 7 tháng ngon không kém. Chúng góp phần giúp thực đơn thêm đa dạng. Lê có chữa nhiều loại vitamin như vitamin C, K, các chất chống oxy hóa và bảo vệ các mô cơ thể cho bé. Ngoài ra chúng còn chứa một số chất như đồng, Kali, chất xơ tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé.
Lê có vị ngọt thanh rất dễ ăn đối với trẻ 7 tháng tuổi. Tuy nhiên chúng lại khá cứng và có nhiều hạt. Mẹ nên gọt vỏ là sạch, loại bỏ hạt và xay nhuyễn trước khi cho bé ăn.
2.4. Bơ
Bơ là loại trái cây dẻo, mềm mịn lại cực kỳ thơm ngon nên rất hợp khẩu vị với các bé. Bơ chứa nhiều chất sắt – loại chất cực kỳ quan trọng cho cơ thể, chất xơ, vitamin tốt cho sự khôn lớn của trẻ. Mẹ nên chế biến món này bằng cách gọt vỏ bơ, cho bơ ghiền vào trộn chung với sữa. Hoặc có thể trộn bơ với đường rồi dầm nhỏ cho bé ăn.
3. Trẻ 7 tháng cần bổ sung vitamin gì?
3.1. Sắt
Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu. Nguồn sắt dễ dàng hấp thụ nhất từ thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt cùng với thực phẩm chứa vitamin C, sự hấp thu sắt sẽ được cải thiện đáng kể.
3.2. Kẽm
Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Kẽm được tìm thấy trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…
3.3. Vitamin C
Vitamin C là loại sinh tố rất quen thuộc nhưng khi thiếu trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, thường bị lở loét trong niêm mạc miệng… Nguồn vitamin C rất dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau quả và đặc biệt là nhiều dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài, bông cải xanh…
3.4. Vitamin A
Mối quan hệ giữa vitamin A và sức khỏe của đôi mắt đã được chứng minh rất rõ, giúp tránh mờ mắt, khô mắt, quáng gà… Các nguồn chứa nhiều vitamin A bao gồm khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau quả màu cam, đỏ, các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu…
3.5. Vitamin D
Hệ xương của trẻ phát triển vượt bậc trong giai đoạn bắt đầu biết ngồi, đi đứng. Theo đó, nhu cầu vitamin D là rất lớn. Bên cạnh việc thường xuyên cho trẻ tắm nắng, hoạt động thể lực ngoài trời, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn thông qua cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua và một số sản phẩm từ sữa khác.
3.6. Omega-3
Khi trẻ biết ngồi, bò, khả năng quan sát mở rộng ra, hoạt động trí não của trẻ liên tục phát triển. Khi đó, vai trò của omega-3 trở nên vô cùng quan trọng. Vì thế, mẹ cần cho bé ăn tập trung vào các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.
4. Thực đơn gợi ý cho trẻ 7 tháng ăn được những gì?
Sau khi bắt đầu làm quen với chế độ ăn đặc hơn từ tháng thứ sáu, mẹ có thể từ từ đa dạng hóa các loại thức ăn cho bé trong tháng tiếp theo. Vậy trẻ tháng thứ 7 ăn được gì trong bữa ăn dặm của mình? Sau đây là một số lựa chọn cho thức ăn của em bé 7 tháng cha mẹ có thể tham khảo.
3.1. Trái cây xay nhuyễn
Trái cây là một nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ,… đều là những lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ cũng như một bữa ăn hoàn chỉnh.
3.2. Rau xanh
Rau xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Các loại rau đều phù hợp cho mẹ nấu chín, làm nhuyễn và nấu kèm trong súp, cháo cho bé.
3.3. Cháo
Cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ. Cụ thể là các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, kê,… có thể được hấp chín mềm thành bột, pha thêm trong hỗn hợp cháo, làm tăng hương vị cho bữa ăn của bé.
3.4. Thịt xay nhuyễn
Thịt, chẳng hạn như thịt gà, cá, tôm, cua, là nguồn thực phẩm giàu protein cung cấp cho bé. Cách chế biến cũng là nấu chín, xay hay tán nhuyễn.
3.5. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm rất tiện dụng, là nguồn chất béo và protein thiết yếu. Trứng cũng có thể “biến hóa” thành muôn hình vạn trạng trong từng bữa ăn cho bé. Điều cần lưu ý là hệ đường ruột của bé còn non nớt, dù cho chế biến cách nào thì mẹ cũng nên nhớ luôn làm chín trứng. Tuyệt đối không cho bé ăn trứng sống hay chín chưa hoàn toàn.
3.6. Phô mai
Phô mai làm từ sữa tiệt trùng, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Đây không chỉ là thực phẩm rất giàu chất béo, protein và vitamin mà còn có hương vị hấp dẫn, khiến mọi trẻ em đều yêu thích.
4. Một số lưu ý khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm
4.1. Đừng ép bé ăn
Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau. Đây là “giao ước” đầu tiên mẹ cần ghi nhớ. Nếu bé không hợp tác, hãy ngưng lại và tiếp tục cho trẻ bú sữa theo nhu cầu. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó đứng yên nhìn con không chịu ăn, nhưng ép bé ăn không chắc đã có ích. Thay vào đó, hãy cố gắng chấp nhận rằng bé không đói ngay bây giờ và kiên nhẫn đợi đến giờ ăn tiếp theo. Đến cữ ăn sau hãy thử lại, trẻ em vốn dĩ không bao giờ để mình nhịn đói lâu cả.
4.2. Ăn chủ động
Khuyến khích các bé chủ động khám phá các loại thực phẩm khác nhau bằng cách cho phép bé ăn thức ăn cầm bằng tay. Ở độ tuổi này, trẻ có xu hướng bị cắn mọi thứ cầm được trên tay giúp làm dễ chịu nướu răng. Còn gì thích thú hơn khi thức ăn sẽ đóng vai trò như một món đồ chơi của trẻ, vừa chơi vừa hấp thu.
4.3. Tập trải nghiệm
Đừng làm rào cản cho con khám phá thế giới ẩm thực chỉ vì bạn không thích ăn một món gì đó. Trong trường hợp em bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy ghi nhớ và dừng lại trong vài tháng; tuy nhiên, sau đó hãy thử lại với số lượng ít hơn thay vì kiêng cữ tuyệt đối.
4.4. Ăn đúng chỗ
Xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn để thiết lập thói quen ăn uống thích hợp. Thói quen này sẽ tạo ra mối liên hệ giữa địa điểm và thức ăn trong tâm trí bé, khiến việc cho con ăn không còn là một nỗi vất vả.
4.5. Đảm bảo vệ sinh
Thức ăn cho bé luôn cần nấu chín. Các loại hoa quả ăn sống thì phải được ngâm rửa qua nước nhiều lần. Các dụng cụ được sử dụng để làm thức ăn cho trẻ em cũng cần làm sạch và khử trùng trong nước sôi. Lý do là giai đoạn này, đường ruột của trẻ vừa phải tiếp xúc với thực phẩm mới, vừa đối diện nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng.
5. Lời kết về ăn dặm cho bé 7 tháng
Qua bài viết trên, hy vọng mẹ có thể tìm ra loại thực phẩm tốt trong việc cho trẻ 7 tháng ăn dặm. Thêm vào đó biết thêm lịch trình những bữa ăn dặm cần thiết cho trẻ. Hỗ trợ mẹ có thêm những kinh nghiệm trong quá trình nuôi con lớn khôn.
Trẻ sơ sinh lớn rất nhanh theo từng tháng tuổi, đặc biệt ở tháng 11, trẻ đã có những sự phát triển vượt bậc ở cả thể chất và trí não. Lúc này, việc ăn uống của bé cũng thay đổi một chút so với những tháng trước. Vì vậy mẹ cần chú ý đến thực đơn ăn hàng ngày của bé. Trẻ ăn dặm 11 tháng tuổi sao cho đúng cách là băn khoăn khiến rất nhiều cha mẹ “đau đầu”. Hãy cùng Mamamy tham khảo cách giúp bé ăn dặm 11 tháng tuổi sao cho tốt nhất mẹ nhé!
1. Sự phát triển của trẻ 11 tháng tuổi
Khi tròn 11 tháng tuổi, thông thường các bé gái sẽ nặng 8,7kg và dài 72 – 73cm, trong khi các bé trai nặng khoảng 9,4kg và dài khoảng 74,5cm. Lúc này bé sắp 1 tuổi nên cũng dần mất đi vẻ ngoài mũm mĩm của mình. Các cơ bắp của bé trở nên săn chắc và khỏe mạnh hơn. Bé ăn dặm 11 tháng tuổi có một cột mốc phát triển về thể chất và trí tuệ nhất định. Bé biết làm khá nhiều thứ, tiêu biểu như:
Biết vẫy tay.
Biết bò thành thục.
Tập đứng lên mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Nhiều bé đã có thể đi những bước đầu tiên trong đời.
Biết dùng tay lấy thức ăn và tự cho vào miệng.
Bập bẹ nói những từ đơn giản.
Có hứng thú với âm nhạc, màu sắc, vật chuyển động.
Nếu bé 11 tháng tuổi không có những hành động như trên, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến bé nhiều hơn. Bé không chịu hoạt động hay thờ ơ với mọi thứ thì đó là lúc mẹ cần liên lạc với bác sĩ. Gặp các chuyên gia sớm và kịp thời sẽ giúp bố mẹ phát hiện ra những tình trạng bất thường của bé.
Nếu bé đang phát triển bình thường và khỏe mạnh, lúc này mẹ cần chú ý tới việc ăn uống của bé. Mẹ nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cần thiết và trẻ ăn dặm 11 tháng tuổi như thế nào. Từ đó mẹ có thể lên thực đơn chi tiết để giúp bé được ăn ngon miệng và lớn lên khỏe mạnh.
2. Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé ăn dặm 11 tháng tuổi
Bé ăn dặm 11 tháng đã có khả năng nhai nuốt thức ăn thô. Mẹ không cần phải xay nhuyễn đồ ăn cho bé nữa để giúp bé phát triển kĩ năng nhai và nuốt. Các món lỏng, loãng và súp lúc này cần được giảm bớt đi và thay thế bằng nhiều loại thực phẩm hơn. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm 11 tháng ăn các loại rau, thịt, trứng, đậu hoặc các loại hạt, tập cho bé làm quen với các loại thực phẩm rắn. Sau đây mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm trẻ em 11 tháng tuổi nên ăn và không nên ăn dưới đây.
2.1. 5 Thực phẩm bé 11 tháng ăn dặm NÊN ăn
Vấn đề băn khoăn trẻ 11 tháng ăn được những gì được khá nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là trong lần đầu làm mẹ. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ nên cho trẻ 11 tháng tuổi ăn dặm, hãy cùng tham khảo nhé.
Trái cây: hầu như các bé sau 6 tháng tuổi đều đã ăn được trái cây. Đối với bé 11 tháng mẹ chỉ cần cắt nhỏ cho bé dễ ăn là được. Trái cây rất có lợi cho sự phát triển của bé.
Rau củ: các loại rau củ mang tới rất nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin. Mẹ nên bổ sung rau củ cho bé hàng ngày để bé hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
Sữa chua: mẹ có thể cho bé làm quen với các chế phẩm sữa như sữa chua, váng sữa.
Ngũ cốc: chứa tinh bột cần thiết cho bé yêu.
Chất đạm: bé có thể ăn các loại thịt, cá, tôm… Tuy nhiên mẹ nên cho bé ăn trứng sau 1 tuổi, hoặc chỉ cho bé ăn lòng đỏ thôi mẹ nhé.
Đường: trong trái cây đã có đủ vị ngọt tự nhiên dành cho bé rồi. Bé không cần phải hấp thụ thêm đường nữa đâu. Đường nhân tạo có thể khiến bé sâu răng, vì vậy mẹ hãy hạn chế nêm đường vào đồ ăn để giúp bé ăn dặm đúng cách.
Muối: thận của bé 11 tháng vẫn còn non nớt. Vì thế mẹ không cần thêm muối cho bé ăn. Ngoài ra mẹ cần hạn chế cho bé ăn bánh quy mặn, khoai tây chiên, thịt nguội và những loại đồ ăn có muối khác.
Mật ong: mặc dù đây là một thực phẩm ngon ngọt và mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải với bé yêu đâu mẹ nhé. Mật ong có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc cho bé. Dạ dày bé cũng chưa phát triển đủ để xử lý các thành phần trong mật ong.
Sữa bò: các bé dưới 1 tuổi không nên uống sữa bò. Đường ruột của bé chưa hoàn thiện để xử lý. Hơn nữa đạm và khoáng chất trong sữa sẽ làm tăng gánh nặng cho gan của bé.
2.3. Thực đơn cho trẻ ăn dặm 11 tháng tuổi
Trẻ 11 tháng ăn dặm cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong từng bữa ăn để tạo thói quen ăn uống dinh dưỡng từ nhỏ. Vì vậy, hãy theo dõi mọi phản ứng của trẻ với thức ăn để lựa chọn thực đơn ăn dặm cho trẻ 11 tháng hợp lý, và đề phòng trường hợp dị ứng có thể xảy ra và cho con bạn ăn tất cả các loại thực phẩm ăn dặm.
Cho bé bú theo nhu cầu nếu chưa cai sữa.
Ăn dặm đúng cách nên phân chia thành 3 bữa/ngày. Lúc này bé có thể ăn được cơm nát, cháo mà không cần nhuyễn, mịn nữa. Bữa ăn của bé phải đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Có thể cho bé ăn thêm 2 – 3 bữa phụ như: sữa chua, súp, bún phở…
Cho bé uống nước thường xuyên, ăn trái cây hoặc nước trái cây pha loãng.
Một lưu ý nhỏ cho mẹ là khi làm đồ ăn dặm cho bé, mẹ nên dùng cách hấp để làm chín. Việc này sẽ giúp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng hơn là dùng lò vi sóng hoặc luộc.
Bé càng lớn lên thì mẹ càng cần phải chăm sóc bé nhiều hơn. Chế độ dinh dưỡng ăn uống cho bé 11 tháng tuổi cũng cần được quan tâm khá nhiều. Để bé được phát triển một cách toàn diện, mẹ cần tìm hiểu trẻ ăn dặm 11 tháng tuổi. Chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giúp mẹ chăm sóc bé ăn dặm 11 tháng tuổi tốt hơn. Chúc mẹ và bé luôn có thật nhiều sức khỏe và niềm vui!
6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cho bé yêu bắt đầu ăn dặm. Theo các chuyên gia, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã cứng cáp hơn, phản xạ nhận, nhai nuốt thức ăn cũng đã bắt đầu hình thành. Đây là thời gian hợp lí để mẹ bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé và hoàn thiện vị giác của trẻ. Thế nhưng nhiều mẹ vẫn còn bối rối trong việc tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân và ngon miệng. Thậm chí mẹ còn chưa biết cho bé ăn gì, làm đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào tốt nhất. Vậy thì mẹ hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để biết cách cho bé 6 tháng ăn dặm nhé!
1. 5 Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 tháng nên bắt dầu ăn dặm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khuyên các mẹ khi trẻ 6 tháng tuổi trở lên nên bắt đầu tập cho trẻ ăn các đồ ăn dặm phù hợp để tăng cường phát triển và bổ sung đầy đủ thêm các dinh dưỡng thiết yếu khác hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Vậy khi nào biết trẻ 6 tháng tuổi đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tập ăn dặm? Khi bé có các dấu hiệu sau:
Bé có thể tự giữ đầu ở tư thế thẳng đứng một cách cứng cáp, không cần nhờ đến sự hỗ trợ của người bố mẹ
Bé đã bắt đầu biết tém và nhai thức ăn bằng nướu
Nhu cầu ăn của bé tăng lên, dù mẹ đã cho bú 8 – 10 cữ/ngày
Bé thích thú mỗi khi nhìn thấy đồ ăn và luôn đòi được ăn
Bé bắt đầu biết dung tay để nắm và cho bất cứ thứ gì vào miệng để nhai
2. 7 Nguyên tắc khi cho bé 6 tháng ăn dặm
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để cho trẻ ăn dặm. Tiêu biểu nhất là 3 phương pháp sau đây:
Ăn dặm theo cách truyền thống: đây là cách ăn dặm được nhiều bà mẹ Việt Nam vẫn luôn tin tưởng và áp dụng nhiều năm nay.
Ăn dặm kiểu Nhật: phương pháp này chú trọng tới nhu cầu dinh dưỡng của bé, đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết để phát triển toàn diện.
Ăn dặm blw cho bé tự chỉ huy: đây là một kiểu ăn dặm mới có ở phương Tây. Phương pháp này giúp bé tự lập trong việc ăn uống, bé sẽ được tự chọn thức ăn, tự nhai nuốt và kiểm soát thức ăn.
Tuy nhiên, dùng áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho bé thì mẹ cũng không nên quá vội vàng vì bé mới bắt đầu học ăn. Thay vào đó mẹ nên tìm hiểu kỹ các đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi có thể ăn và tuân thủ một số nguyên tắc hay công thức ăn dặm cho bé 6 tháng cần thiết dưới đây.
Số bữa ăn dặm: 1 – 2 bữa/ngày.
Số bữa bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức: 3 – 4 cữ/ngày, tùy theo nhu cầu ăn của bé
Không thêm gia vị vào đồ ăn dặm của bé
Nên cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn.
Các món ăn dặm cho bé 6 tháng cần nghiền nhuyễn và mịn, nấu chín. Với cháo mẹ nên nấu tỉ lệ gạo nước 1:10 và rây kĩ.
Chú ý chế biến đa dạng món để bé được cung cấp đủ chất.
Tránh các thực phẩm bé bị dị ứng hoặc dễ gây dị ứng như mật ong, đậu phộng, hải sản,…
3. Các thực phẩm bé 6 tháng có thể ăn dặm
Mẹ nên chú ý cho bé ăn theo nhóm dinh dưỡng. Trẻ 6 tháng cần bổ sung gì là một điều mà các mẹ băn khoăn. Lúc này trẻ cần được cung cấp các chất vitamin, tinh bột, chất đạm… Từ đó mẹ có thể lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với bé. Mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm sau đây để giải đáp thắc mắc bé 6 tháng tuổi ăn được những gì nhé!
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ngoài cung cấp chất xơ, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đến từ 4 nhóm sau để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh toàn diện từ trí não đến thể chất.
Chất đạm: Thịt bò, cá, trứng, phô mai, sữa,… Với các bé mới ăn dặm, mẹ dùng nước luộc thịt để nấu cháo cho bé. Sau khi đã quen ăn, bé có thể ăn thịt xay nhuyễn cùng cháo. Các loại thịt, cá, trứng là nguồn bổ sung sắt và kẽm rất tốt.
Chất béo: Các loại hạt, dầu thực vật như dầu hạt vừng, dầu đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh,…
Bột đường: Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì,…
Vitamin (Vitamin C, A, D) và khoáng chất (sắt, canxi và Axit béo omega 3): cà chua, cà rốt, táo,…
Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm chất sắt (có nhiều ở các loại đậu như: đậu tây, đậu đen, đậu lăng, các loại rau có màu xanh đậm), DHA có nhiều trong sữa mẹ. Và chất xơ có nhiều rau củ quả là một phần không thể thiếu để nấu ăn dặm cho trẻ 6 tháng.
4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
4.1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo ngày
Mẹ có tham khảo thêm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng blw theo ngày của Viện dinh dưỡng dưới đây để có thêm thông tin thiết kế bữa ăn cho bé. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trở lên mẹ cũng có thể áp dụng chỉ khác về cách nấu, thay vì nấu loãng thì đặc hơn một chút theo khả năng nhai của bé.
Các món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo ngày mẹ có thể thay đổi linh hoạt theo sở thích của con, không nhất phải áp dụng 100% như gợi ý. Mỗi ngày bé sẽ ăn dặm 2 bữa chính và thêm 2 bữa phụ ăn hoa quả.
Thứ 2 + Thứ 4:
Bột thịt lợn (hoặc cháo thịt lợn) gồm: 10g thịt nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
Bột sữa gồm 3 thìa bột sữa, 10g bột gạo, dầu ô liu hoặc dầu óc chó, một chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
Bột thịt lợn (hoặc cháo thịt lợn) gồm: 10g thịt nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 chút rau xanh
Đu đủ chín ~ 50g (hoặc quả khác theo mùa)
Nước cam ngọt (hoặc nước hoa quả khác theo mùa)
Thứ 6 + Chủ nhật:
Bột sữa gồm 3 thìa bột sữa, 10g bột gạo, dầu ô liu hoặc dầu óc chó, một chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
Hồng xiêm (~ 1/3 quả) (hoặc quả khác theo mùa)
Bột thịt lợn (hoặc cháo thịt lợn) gồm: 10g thịt nạc, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
Thứ 7:
Bột trứng gồm: 1 lòng đỏ trứng gà, 10g bột gạo, 5g dầu ô liu hoặc dầu óc chó, 1 thìa cà phê dầu gấc, một chút rau tùy thích.
Bột sữa gồm 3 thìa bột sữa, 10g bột gạo, dầu ô liu hoặc dầu óc chó, một chút rau xanh (có thể là rau ngót, cải bó xôi, súp lơ,…)
Xoài chín (~ 50g)
Nước cam (hoặc nước hoa quả khác theo mùa)
4.2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần (1 tháng)
Ngoài thực đơn ăn dặm theo ngày ở trên, mẹ cũng có thể tham khảo thêm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần dưới đây. Các món cho bé 6 tháng ăn dặm này mẹ hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt theo từng sở thích của bé để tăng thêm niềm vui, hứng thú khi ăn của bé nha.
Tuần 1: Cháo trắng, rau ngót, đậu phụ, bắp cải, rau cải, sữa chua nguyên chất không đường.
Tuần 2: Cháo trắng, cà rốt, đậu phụ, bí đỏ, trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua, sữa chua nguyên chất không đường.
Tuần 3: Cháo trắng, rau ngót, su hào, rau cải bó xôi, đậu phụ, sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ.
5. Cách làm 15 món ăn dặm cho trẻfThực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần 6 tháng tuổi
5.1. Cháo cà rốt nghiền
Nguyên liệu:
Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Cách làm:
Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ
Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.
Nguồn: Vũ Diệu Thúy Channel – Youtube
5.2. Súp bí đỏ sữa
Nguyên liệu:
Bí đỏ: 20g
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách nấu:
Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào
Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.
5.3. Cháo rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina, giàu sắt, kali, canxi và magie. Đây là thực phẩm tốt cho sự phát triển của não bộ và tuần hoàn máu. Ngoài ra hệ xương của bé cũng được phát triển cứng cáp hơn nhờ loại rau này. Cách nấu cháo rau chân vịt Mamamy cũng gợi ý tương tự như cách nấu cháo cà rốt nghiền. Chỉ cần 2 – 3 lá rau nấu chính nghiền nhuyễn là có thể trộn chung với cháo loãng cho bé ăn là được.
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Rau chân vịt: 2-3 lá
Cách thực hiện:
Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn
Khoai tây mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín.
Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.
Cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.
5.5. Khoai lang nghiền
Nguyên liệu:
Khoai lang: 1 củ nhỏ
Sữa hoặc nước: 60ml
Cách làm:
Khoai lang đem rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt nhỏ và ngâm qua nước cho bớt nhựa. Cho khoai vào nồi hấp/ luộc cho chín mềm
Khoai chín đem ra cho bay bớt hơi rồi rây cho mịn.
Có thể thêm nước hoặc sữa vào quấy trên lửa nhỏ cho khoai mềm và sánh lại là được.
5.6. Đậu hà lan nghiền
Nguyên liệu:
Đậu Hà Lan: 30g
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách làm:
Đậu Hà Lan sau khi mua về đem rửa sạch, luộc chín mềm. Sau đó dùng thìa nghiền đậu rồi rây qua lưới cho bột mịn
Sữa công thức cần được pha theo đúng tỉ lệ quy định. Sau đó cho phần đậu nghiền và trộn đều cho hỗn hợp sánh mịn là bé có ngay bát đậu Hà Lan trộn sữa thơm ngon.
5.7. Bơ trộn sữa mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân
Trộn cháo và rau bina rồi cho bé ăn. Kiwi ăn sau dùng để tráng miệng cho bé
5.10. Cháo trắng – Ngô ngọt hấp – Cà rốt hấp
Nguyên liệu:
Cháo trắng : 2 thìa cà phê
Ngô ngọt: 1 thìa cà phê
Cà rốt: 1 thìa cà phê
Cách làm:
Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 : 10 hoặc 1 : 9 rồi đem rây qua lưới cho mịn
Ngô và cà rốt đem luộc hoặc hấp riêng , sau khi chín đem nghiền mịn
Khi ăn thì cho cháo ra bát, cho ngô và cà rốt lên trên rồi đảo đều là được.
5.11. Cháo đậu que – Táo hấp nghiền
Nguyên liệu:
Đậu que: 2-3 quả
Cháo trắng : 2 thìa cà phê
Táo tươi: 1/8 quả
Cách làm:
Cháo nấu theo tỷ lệ độ thô của bé rồi đem rây qua lưới cho mịn.
Đậu que đem rửa sạch, luộc chín mềm rồi nghiền nhỏ và rây qua lưới
Táo gọt sạch vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
Múc cháo ra bát, cho đậu que nghiền lên trên rồi đảo đều cho bé ăn. Cho bé tráng miệng bằng táo hấp.
5.12. Cháo măng tây – Bơ dầm sữa mẹ
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 -3 thìa cà phê
Măng tây: 2 ngọn
Bơ tươi: 1/8 quả
Sữa mẹ : 60ml
Cách làm:
Cháo nấu theo tỷ lệ phù hợp với độ thô bé ăn rồi đem nghiền hoặc rây cho mịn
Măng tây hấp chín mềm và rây qua lưới
Bơ chín gọt bỏ, thái lát dùng thìa nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ.
Múc cháo ra bát, cho măng tây vào trộn đều và cho bé ăn
Bé tráng miệng món bơ dầm sữa mẹ.
5.13. Chuối trộn sữa thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản
Nguyên liệu:
Chuối chín: nửa quả
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách làm:
Dùng thìa để nghiền nát chuối, để mịn hơn mẹ nên rây qua lưới.
Sữa công thức pha đúng tỷ lệ rồi cho chuối vào trộn đều cho đến khi món ăn đạt độ sánh vừa bé ăn là được.
6. 3 Lưu ý quan trọng khi nấu cháo ăn dặm cho bé
Không dùng nước lạnh: Mẹ nên dùng nước nóng để có thể giữ được dinh dưỡng trong gạo, không bị trương hay bị nở và cũng để tiết kiệm thời gian hơn.
Không nên đun (hâm) lại cháo quá nhiều lần 1 ngày: Tốt nhất mẹ nên nấu cháo cho bé ăn dặm vừa đủ, tránh để lâu hâm lại sẽ vừa làm mất chất dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc cho bé. Nếu chuẩn bị nguyên liệu quá nhiều thì mẹ nên bảo quản ngăn mát chứ không nên nấu cả
Nên sử dụng các loại rau, củ, quả theo mùa để bảo quản chất lượng ngon nhất và không lo sử dụng chất bảo quản.
Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng hoặc nhiệt độ phòng: Vì cách rã đông này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ngộc độc, tiêu chảy ở bé. Tốt nhất là mẹ bỏ thực phẩm xuống ngăn mát để nó rã đông từ từ, tuy nhiên cách này cần khá nhiều thời gian nên mẹ cần chuẩn bị trước khá lâu.
7. Các câu hỏi thường gặp
Câu 1: Trẻ 6 tháng tuổi có ăn được trứng không?
Ở độ tuổi này bé hoàn toàn có thể ăn được cả lòng trắng trứng và lòng đỏ, tuy nhiên mẹ cần đánh nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn, đặc biệt là lòng trắng trứng. Vì thế để tránh bé chưa thể nhai được nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chỉ dùng lòng đỏ trứng.
Câu 2: Trẻ 6 tháng tuổi có ăn được sữa chua không?
Bé 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua và các loại kem vì lúc này bé có thể nhai thức ăn bằng nướu. Nhưng mẹ không nên cho bé ăn sữa chua hoặc kem vừa lấy trong tủ lạnh ra, nên để ngoài một lúc cho bớt lạnh mới cho bé ăn.
Câu 3: Trẻ 6 tháng tuổi có uống nước trái cây được không?
Trường hợp này, các bác sĩ nhi khoa không khuyến khích cho trẻ uống nước trái cây thường xuyên, bởi nó bổ sung thêm calo mà không có dinh dưỡng cân bằng trong sữa công thức và sữa mẹ. Tuy nhiên, thi thoảng mẹ cũng có thể cho bé uống nước trái cây để kích thích vị giác của bé.
Đừng biến ăn dặm thành một cuộc chiến. Hãy để nó thật dễ dàng với cả mẹ và bé. Nếu mẹ chịu khó tìm hiểu các phương pháp ăn dặm và kiên nhẫn, bé sẽ thấy ăn dặm chỉ như chơi đùa. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cũng là điều mà mẹ cần nghiên cứu kĩ càng. Chỉ như vậy bé mới có thể ngon miệng và được phát triển toàn diện. Chúc mẹ thành công!
Mẹ đang phân vân về việc chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé? Mẹ thắc mắc không biết có nên nấu đồ ăn dặm của trẻ bằng các loại vật dụng thường ngày? Mẹ lo lắng vì sợ vật dụng được lựa chọn không an toàn đối với sức khỏe của trẻ? Nếu nhà mình cũng đang có những thắc mắc trên thì những chia sẻ sau đây sẽ rất hữu ích dành cho gia đình nhỏ của chúng ta đấy!
1. Danh sách những dụng cụ ăn dặm cho bé tiết kiệm
Ăn dặm là gì? Ăn dặm là quá trình thay đổi thực phẩm cho bé vào đầu tháng thứ 6. Khi này, bé sẽ cần nhiều dinh dưỡng hơn để có thể cung cấp đầy đủ cho sự phát triển của bé. Tuy vậy, hẳn mẹ còn đang bỡ ngỡ sẽ phải mua những dụng cụ gì giúp cho mẹ dễ dàng hơn trong cho bé ăn dặm. Liệu đâu sẽ là những dụng cụ ăn dặm thực sự cần thiết? Liệu mẹ có thể mua ở đâu để có được chất lượng uy tín đi kèm với giả cả phải chăng? Mẹ cùng đọc danh sách sau mẹ nhé!
1.1. Thìa, muỗng dụng cụ ăn dặm cho bé không thể thiếu
Đây là dụng cụ ăn dặm đầu tiên mà bất kỳ mẹ nào cùng cần mua cho bé. Tuy nhiên, hẳn mẹ đang nghĩ tại sao lại không sử dụng các loại thìa, muỗng của người lớn? Theo những nghiên cứu gần đây được công bố, việc dùng các loại thìa, muỗng của người lớn cho bé sẽ gây ra các bệnh lây nhiễm. Đặc biệt nhất là bệnh do vi khuẩn HP đường ruột gây ra. Về lâu dài sẽ là nguy hiểm đối với bé. Nhất là khi sức đề kháng của bé còn yếu.
Vậy nên mẹ hãy sử dụng các loại thìa, muỗng được làm từ chất liệu Silicon mềm dẻo và có độ lớn vừa phải để tránh làm tổn thương lưỡi, nướu của bé. Mẹ có thể chọn các loại nhiều màu sắc để tạo cho bé được không khí vui vẻ, hấp dẫn khi ăn mẹ nhé!
1.2. Bát đĩa ăn dặm màu sắc – Dụng cụ ăn dặm không thể thiếu
Theo như mẹ biết, trên thị trường hiện này có rất nhiều loại bát cho bé ăn dặm, làm từ sứ, nhựa, inox… Nhưng theo kinh nghiệm cũng như khuyến cáo về chất liệu sử dụng, mẹ hãy chọn các loại bát làm từ chất liệu nhựa không chứa BPA vừa nhẹ, vừa đảm bảo an toàn lại không sợ rơi vỡ. Sẽ không thể nào thiếu những lần bé làm rơi bát và nhựa sẽ giúp bố mẹ tránh cho bé được nhiều nguy hiểm đó mẹ nhé! Ngoài ra, lựa chọn bát Inox cách nhiệt cũng là dụng cụ ăn dặm tốt cho bé nếu mẹ muốn cẩn thận hơn!
Những chiếc bát có hình thú dễ thương, đáng yêu cũng sẽ giúp bé dễ ăn hơn mẹ nhé!
1.3. Yếm ăn dặm dụng cụ ăn dặm không thể thiếu cho bé
Yếm cũng là một dụng cụ ăn dặm cho bé cần thiết. Đặc biệt là đối với các bé còn nhỏ, việc chưa ý thức được ăn uống gọn gàng thì yếm sẽ hỗ trợ mẹ rất nhiều. Yếm sẽ giúp bé không bị bẩn, nhem nhuốc khi thức ăn rơi vãi.
Hiện nay thị trường có yếm bằng vải, yếm máng bằng nhựa hoặc yếm nhựa. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên lựa chọn yếm bằng vải cotton dán mềm mịn không sợ hại da của bé.
Với những bé lớn hơn, mẹ có thể chọn yếm bằng silicon, nhựa plastic để dễ lau chùi lại không lo thấm lạnh bé!
Ghế ăn rất cần thiết cho bé ngồi ăn dặm. Ghế ăn giúp bé tự tập, tập trung ăn uống và thực hiện nghiêm túc hơn trong quá trình ăn. Từ đó, giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống và tốt cho hệ tiêu hóa và cố định thời gian trẻ ăn dặm của trẻ. Ghế ăn dặm là sản phẩm tiện lợi có thể mang đi ra ngoài, đi du lịch. Thị trường hiện có 3 loại ghế ăn dặm chủ yếu sau:
Ghế bằng gỗ: có ưu điểm là vững chắc, không đổ ngã và có thể điều chỉnh vì có tới 3 hoặc 4 mức điều chỉnh. Tuy nhiên, mức giá cho chất liệu gỗ khá đắt nên các mẹ có thể cân nhắc khi mua dụng cụ ăn dặm cho bé bằng gỗ này
Ghế bằng nhựa: có ưu điểm là nhẹ, dễ dàng gấp gọn, vệ sinh chùi rửa, bàn ăn gắn trước có thể tháo rời dễ dàng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chiều cao hạn chế nên nếu mẹ muốn bé có thể ngồi cùng bữa cơm gia đình như bàn ăn thì không nên lựa chọn ghế này. Mẹ có thể lựa chọn hai thương hiệu nổi tiếng như AB hoặc Mastel.
Ghế rung đa năng: Đây là loại ghế nhiều mẹ sử dụng khi bé mới tập ăn, phần lưng và cổ chưa vững nên ăn ở tư thế nằm. Các mẹ có thể tận dụng ghế rung này để cho bé nằm chơi, ngủ vì có độ rung nhẹ lại còn gắn thêm các con vật nhiều màu sắc giúp bé thích thú hơn.
Mẹ hãy cân nhắc, lựa chọn sao cho phù hợp với bé nhà mình nhất mẹ nhé!
1.5. Khay ăn nhiều ngăn dụng cụ ăn dặm cho bé thích nhất
Khẩu phần ăn của bé yêu cầu phải đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, đòi hỏi mẹ cần chế biến đa dạng các thực phẩm. Nhất là với các bé ăn dặm theo phương pháp BLW hoặc ăn dặm kiểu Nhật thì việc sử dụng khay ăn nhiều ngăn là rất cần thiết để có thể đựng được các loại thức ăn riêng biệt.
Mẹ nên lựa chọn dụng cụ ăn dặm bằng khay bằng nhựa với nhiều màu sắc bắt mắt, đây cũng là khay phổ biến nhất hiện nay đảm bảo an toàn cho bé, không chứa chất độc hại, BPA gây hại cho sức khỏe của bé.
Trẻ đủ 6 tháng tuổi trở lên là mẹ có thể bổ sung thêm nước cho trẻ. Bởi vậy, việc sắm thêm bình tập uống nước cho bé là rất cần thiết trong danh sách dụng cụ ăn dặm cho bé đó nha các mẹ. Mẹ có thể dùng nước lọc và bổ sung thêm nước ép trái cây giúp bé bổ sung vitamin tốt hơn.
Mẹ cần lưu ý, trẻ chưa thể uống nước được như người lớn nên cần có sự hỗ trợ của vòi hoặc ống hút. Các mẹ nên lựa chọn những cốc có thêm tay cầm hai bên vừa rèn luyện kĩ năng cầm nắm, vừa giúp bé tự lập.
1.7. Khăn / giấy ăn là dụng cụ ăn dặm dùng hàng ngày
Trẻ ăn dặm sẽ không tránh khỏi rơi vãi hoặc làm đổ lên người, lên quần áo nên mẹ cần chuẩn bị khăn hoặc giấy ăn để tiện vệ sinh, lau chùi cho bé.
Với khăn, mẹ nên chọn loại khăn xô mềm vừa tiện lợi, vừa tiết kiệm. Với giấy ăn thì mẹ cần lưu ý chọn loại giấy có độ mềm, an toàn cho bé. Đây là 2 dụng cụ ăn dặm cho bé luôn có mặt ở trong mọi bữa ăn.
2. Kinh nghiệm chọn mua dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé.
2.1. Dụng cụ ăn dặm cho bé – Nồi/ cốc nấu cháo
Nồi hoặc cốc nấu cháo là một sản phẩm tiện ích các mẹ cần sắm cho bé. Đây là một sản phẩm mang lại sự tiện lợi cho các bà nội trợ khi chăm con nhỏ mà không phải lỉnh kỉnh chuẩn bị nhiều loại nồi khác nhau. Mẹ chỉ cần cho các loại thực phẩm đã chuẩn bị vào cốc sau đó cho vào nồi cơm điện nấu cùng với cơm của cả gia đình. Thành phẩm thu được là cháo chín nhuyễn, thơm ngon, đặc biệt là vừa ăn theo bữa của bé mà mẹ lại tiết kiệm được thời gian
Việc sử dụng những thiết bị chuyên dụng sẽ giúp nhà mình ngăn ngừa tối đa nguy cơ hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn không phù hợp. Đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn dặm.
Nồi hấp ăn dặm dùng để hấp các loại thực phẩm như rau, củ, thịt, cá để giúp mẹ chế biến thức ăn cho bé vừa nhanh chóng lại vừa giữ được độ tươi ngon, hàm lượng chất dinh dưỡng tối đa. Vì thế khi bé đến tuổi ăn dặm mẹ đừng ngần ngại mà nên đầu tư một chiếc nồi hấp riêng biệt như này nhé. Nó sẽ giúp mẹ theo dõi thức ăn dễ dàng hơn cũng như giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất
Bé giai đoạn đầu của ăn dặm thức ăn cần được nghiền hoặc xay mịn, nhỏ nên việc sắm một chiếc máy xay thực phẩm là rất cần thiết. Nó giúp mẹ chế biến dễ dàng, nhanh chóng hơn đặc biệt là với các bé ăn dặm truyền thống hoặc kiểu Nhật. Còn với các mẹ cho bé ăn kiểu BLW hoàn toàn thì không cần mua máy xay làm gì nhé sẽ không dùng đến đâu ạ.
2.4. Bộ dụng cụ chế biến ăn dặm dành cho bé ăn kiểu Nhật
Nếu mẹ đang áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì bắt buộc phải đầu tư bộ chế biến ăn dặm này. Còn không thì mẹ có thể dùng máy xay. Dùng các dụng cụ chế biến sẽ giúp cho chất lượng bữa ăn của bé tốt hơn, từ đó rèn luyện kỹ năng ăn thô cho bé.
Việc chế biến thức ăn cho bé tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy, việc trữ đông thực phẩm là một giải pháp hữu hiệu mẹ có thể lựa chọn nếu không có nhiều thời gian.
Khay trữ đông thức ăn có nắp cho bé cần đảm bảo có nắp đậy, nhựa không chứa BPA gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Việc sử dụng khay trữ đông không những giúp mẹ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp cho việc định lượng khẩu phần của bé được dễ dàng, hợp lý hơn.
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ cần được bảo vệ ngay từ những bữa ăn đầu đời. Bởi vậy, sử dụng cân định lượng thực phẩm giúp mẹ tránh khỏi sai lầm khi cho quá nhiều hoặc quá ít nguyên liệu vào khẩu phần ăn của bé. Nhất là với những người lần đầu làm mẹ thì cân định lượng là một trợ thủ đắc lực giúp mẹ chế biến thức ăn cho bé đúng tiêu chuẩn hơn.
Cân Tiểu Ly Điện Tử Dạng Thìa Dùng Để Cân Đong Định Lượng Gia Vị, Đồ Ăn Dặm Cho Bé
3. Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ dùng ăn dặm cho trẻ mà mẹ nên biết
Những lưu ý dưới đây là các đúc kết từ kinh nghiệm của cộng đồng mẹ bỉm. Do vậy, nhà mình có thể hoàn toàn an tâm tin tưởng và ứng dụng.
Ưu tiên các loại bát thìa ăn dặm cho bé được sản xuất từ silicon mềm dẻo có kích thước phù hợp. Điều này giúp hạn chế tình trạng lưỡi, nướu của trẻ bị tổn thương.
Lựa chọn các vật dụng có hình dáng, kích thước, màu sắc bắt mắt và ngộ nghĩnh. Yếu tố này nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Đối với trẻ còn khá nhỏ hoặc da quá nhạy cảm, mẹ nên chọn yếm có chất liệu cotton. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng yếm silicon và yếm từ nhựa plastic cho trẻ lớn hơn để dễ vệ sinh.
Chọn khay đựng thức ăn có nhiều ngăn và các loại tô nhựa không chứa BPA.
Không nên nấu chung đồ ăn với người lớn. Hạn chế dùng dụng cụ nấu hàng ngày của gia đình để chế biến đồ ăn dặm cho trẻ.
Nên dùng nước ấm hoặc nước rửa Mamamy chuyên dụng để làm sạch dụng cụ trước khi cho bé sử dụng.
Chuẩn bị bình tập uống nước có ống hút cho quá trình ăn dặm.
Ưu tiên các loại máy xay có nhiều lưỡi cưa.
Tìm hiểu thông tin nguồn gốc, chất lượng sản phẩm trước khi mua.
Không nên chọn máy xay, chày cối, dụng cụ nghiền có chất liệu bằng gỗ.
Việc ăn dặm của trẻ vốn là câu chuyện khiến rất nhiều mẹ bỉm đau đầu. Tuy nhiên, mọi vấn đề đều sẽ có hướng giải quyết. Thay vì lo lắng, các mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ các mẹ bỉm khác cũng như chuyên gia. Từ đó tìm ra những sự lựa chọn phù hợp nhất cho con trẻ.
Hy vọng với bài viết này, các mẹ đã phần nào gỡ rối được nút thắt về vấn đề chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho con. Để tìm hiểu thêm về những thông tin khác xoay quanh chủ đề ăn dặm này, nhà mình có thể truy cập vào Góc của mẹ để tham khảo thêm nhé!
Bước vào tháng thứ 6, trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Thói quen ăn uống có sự thay đổi dẫn đến một vài hiện tượng không thể tránh được trong đó có tiêu chảy. Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu? Mẹ cần phải làm gì khi con bị tiêu chảy? Làm thế nào để xây dựng được chế độ ăn khoa học giúp đường ruột của con khỏe mạnh và tăng trưởng về cân nặng? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.
1. Trẻ ăn dặm đi ngoài như thế nào là bình thường?
Việc trẻ ăn dặm và đi ngoài nhiều lần cũng là hiện tượng hết sức bình thường. Bởi đơn giản vì con đang bước sang giai đoạn ăn uống mới và đang tập dần thói quen thích nghi.
Thông thường, trong giai đoạn này, con sẽ đi ngoài từ 1 đến 3 lần/ngày với lượng phân nhiều hơn là lúc chỉ bú mẹ. Các mẹ cũng hãy quan sát màu sắc của phân để nhận biết trẻ có đi ngoài bình thường hay không. Nếu phân màu vàng hoặc phân xanh kèm mùi chua là bình thường.
Nhưng khi phân của trẻ xuất hiện tình trạng sau đây thì mẹ cần phải theo dõi:
Phân lỏng, toàn nước và đi nhiều lần trong ngày.
Bé kèm theo sốt, bỏ ăn và quấy khóc.
Phân nhầy và có mùi tanh. Kèm theo đó là bã thức ăn chưa được tiêu hóa.
Trẻ ăn dặm bị tiêu chảy thường do những nguyên nhân sau đây:
2.1. Ăn dặm quá sớm
Khi mẹ cho con ăn dặm quá sớm cũng là nguyên nhân khiến con bị tiêu chảy. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của con còn non nớt và chưa hoàn thiện. Con chưa thích nghi được với thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Điều này dẫn đến việc rối loạn hấp thu và gây nên hiện tượng tiêu chảy.
2.2. Ăn dặm bị tiêu chảy do chế độ ăn không hợp lý
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho con bị tiêu chảy khi bắt đầu ăn dặm. Men tiêu hóa và dịch tiêu hóa có trong dạ dày của con còn ít. Đặc biệt là men Amylase giúp tiêu hóa tinh bột còn chưa có nhưng mẹ đã bắt đầu cho con ăn bột cháo. Như vậy sẽ khiến cho con bị đầy bụng, đi ngoài sống phân và phân có mùi chua khó chịu.
2.3. Ăn dặm sai phương pháp
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm để mẹ áp dụng cho con bên cạnh phương pháp truyền thống của người Việt. Tuy nhiên tất cả đều tuân thủ theo phương pháp từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều. Nhưng các mẹ lại không nắm rõ cũng như áp dụng sai nguyên tắc này. Chúng sẽ khiến con gặp phải những vấn đề bất ổn liên quan đến tiêu hóa trong đó có tiêu chảy.
2.4. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng khiến con ăn dặm bị tiêu chảy là:
Mẹ chọn thực phẩm chưa đảm bảo.
Cách chế biến thức ăn chưa đảm bảo khoa học.
Thức ăn để lâu bị nhiễm khuẩn, ôi thiu.
3. Trẻ bị tiêu chảy nên làm gì?
Khi gặp phải hiện tượng ăn dặm bị tiêu chảy, mẹ hãy thật bình tĩnh và áp dụng cho con những phương pháp chữa trị sau đây.
3.1. Tiêu chảy ở trẻ em nên uống gì?
Đầu tiên, hãy cho con bù nước và chất điện giải. Chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị tiêu chảy ở trẻ. Con bị tiêu chảy càng nhiều thì càng cần phải uống để bù lại lượng dung dịch cũng như điện giải đã mất.
Mẹ hãy yên tâm vì hầu hết các loại dịch và trẻ hay dùng thì đều có thể dùng khi bị tiêu chảy. Các loại dịch này gồm 2 nhóm là:
Các dung dịch chứa muối bao gồm: dung dịch ORS, nước cháo muối, nước cơm có muối, súp rau quả, súp gà, súp thịt. Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý một vấn đề là các loại đồ ăn này không được quá mặn. 1 lít nước thì chỉ cần khoảng 3g muối mà thôi.
Các dung dịch không chứa muối bao gồm: nước trắng, các loại súp không mặn, nước cơm hoặc nước ngũ cốc, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường.
Trong đó, Oresol chính là loại dịch tốt nhất để bù nước và điện giải cho con. Chúng được bán phổ biến trên thị trường. Mẹ chỉ cần ra hiệu thuốc gần nhất để mua và sử dụng cho con.
Đối với trẻ đang còn bú mẹ thì hãy tăng số lần bú trong ngày kéo dài thời gian mỗi lần bú. Bổ sung ORS sau khi bú mẹ.
Thức ăn dặm cho trẻ bị tiêu chảy cần phải chú ý những điều sau:
Thực phẩm tốt cho trẻ là: gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn, cá, sữa chua, dầu thực vật. Đặc biệt không thể thiếu cà rốt, hồng xiêm, chuối hương…
Chế biến thức ăn mềm và nghiền nhỏ để con tiêu hóa dễ dàng.
Không ép trẻ ăn quá nhiều, chỉ ăn lượng trẻ mong muốn nhưng chia ra nhiều bữa trong ngày.
Sau khi hết tiêu chảy, mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn giàu năng lượng như hiện tại để bụng con ổn định. Và tăng thêm các bữa phụ cho con.
Không cho con ăn thức khăn thô, sợi, nhiều xơ, ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn nhiều đường…
Mẹ hãy nắm kỹ những kiến thức về ăn dặm bị tiêu chảy để áp dụng nếu chẳng may con gặp phải hiện tượng này. Từ đó giúp con nhanh chóng giải quyết vấn đề và phát triển một cách bình thường.
Trẻ sơ sinh là đối tượng đang hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể, nên khác non nớt và dễ chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi mới tập cho con ăn dặm, thậm chí là đã khi đã hình thành thói quen thì một vấn đề mà chúng ta vẫn thường gặp phải đó chính là trẻ bị sôi bụng. Trẻ ăn dặm bị sôi bụng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng của con. Tuy nhiên, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của bé. Nguyên nhân của hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh này là gì và cách giải quyết ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời.
1. Dấu hiệu trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Khi ăn, đường ruột của con sẽ phải làm việc một cách liên tục để tiêu hóa thức ăn và đảo thải chất bẩn ra bên ngoài. Từ đó sẽ gây ra tiếng ùng ục trong bụng của trẻ. Bên cạnh đó, đường ruột có nhiều nếp gấp khiến cho lượng khí sẽ bị giữ lại một phần trong bụng của bé. Những điều này khiến cho em bé bị sôi bụng.
Hiện tượng trẻ ăn dặm bị sôi bụng là hết sức bình thường cũng giống như đối với người lớn. Nhưng bụng bé bị sôi sẽ khiến con có cảm giác khó chịu và quấy khóc vào ban đêm. Nếu bị nặng có thể vừa bị sôi bụng vừa bị đi ngoài.
2. Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Một vài nguyên nhân khiến cho trẻ ăn dặm bị sôi bụng như sau:
2.1. Nhiễm khuẩn virus và vi khuẩn
Nguyên nhân lớn nhất khiến con bị sôi bụng đó là do các loại vi trùng, vi khuẩn có hại xâm nhập.
Các loại vi rút khiến cho trẻ bị sôi bụng là: Adenovirus, Rotavirus, Astrovirus…
Một số loại vi khuẩn gây nên hiện tượng sôi bụng như: salmonella, shigella, E.coli, vi khuẩn tả Vibrio cholerae…
2.2. Trẻ ăn dặm bị sôi bụng do uống quá nhiều nước ép
Tiếp theo là do trẻ uống quá nhiều nước ép. Cha mẹ thường có thói quen là ép con phải uống nhiều nước ép hoa quả vì nghĩ rằng sẽ tốt cho con. Đặc biệt là cho con sử dụng nước ép đóng chai để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, các loại nước ép này chứa nhiều đường nhân tạo cũng như đường fructose sẽ khiến em bé bị sôi bụng.
Vì vậy, tốt nhất là mẹ hãy làm cho con uống với một lượng vừa phải. Như thế con có thể làm quen được với vị của trái cây tự nhiên, không khiến em bé bị sôi bụng.
2.3. Chế độ ăn của mẹ chưa phù hợp
Đối với những trẻ vẫn còn đang bú mẹ mà chưa ăn dặm hoàn toàn thì việc mẹ cho bé ăn dặm đúng cáchnhư thế nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con. Khi mẹ ăn thức ăn có nhiễm độc, đồ ăn lạ, con bú mẹ cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm khó tiêu, thực phẩm sinh nhiều hơi cũng khiến em bé bị sôi bụng.
2.4. Sữa công thức không phù hợp khiến trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Mỗi loại sữa công thức có hàm lượng cũng như thành phần khác nhau. Vì vậy, cơ thể của trẻ cũng cần phải có thời gian thích nghi. Bên cạnh đó, không phải sữa nào cũng hợp với cơ địa của con.
3. Cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ ăn dặm bị sôi bụng, mẹ hãy áp dụng các cách sau đây để giúp con giải quyết dứt điểm hiện tượng này.
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn khi trẻ ăn dặm bị sôi bụng
Đây là cách đầu tiên mà mẹ cần phải làm ngay khi thấy con bị sôi bụng khi ăn dặm. Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn, hãy xây dựng cho con một thực đơn phù hợp. Xen kẽ bột ngọt và bột mặn để giúp hệ tiêu hóa của con thích nghi. Đồng thời, con sẽ không cảm thấy mùi vị thức ăn thay đổi đột ngột.
Mẹ đang cho con bú cũng không nên ăn các loại thức ăn khiến gia tăng lượng khí trong bụng trẻ như: đậu nành, cam quýt, cà chua, súp lơ, các món cay nóng hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ… Duy trì uống ít nhất 2 lít nước/ngày.
3.2. Tránh một số loại thực phẩm
Mẹ nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm làm từ sữa và đồ ngọt… Đổi sữa công thức mới phù hợp hơn với con. Cần chứa nhiều chất xơ, ít đạm, có protein giống như với sữa mẹ. Như vậy sẽ tốt cho con.
3.3. Mẹo chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh theo cách dân gian
Một số mẹo dân gian mà mẹ cũng có thể áp dụng để giúp con tiêu hóa tốt, không bị khó chịu vì sôi bụng như:
Đặt lại tư thế ti tu cho con thoải mái.
Cho em bé bị sôi bụng thư giãn khi tắm.
Khuyến khích để cho con ợ hơi một cách tự nhiên là vắt phần đầu của con qua vai.
Thay đổi cữ bú cho phù hợp.
Massage vùng bụng cho trẻ.
Cho con cử động đạp chân.
Đặt một củ hành hoặc củ tỏi đã đập dập bọc trong vải lên rốn của trẻ.
Cho con uống nước vở cam, quýt sắt nhỏ hoặc nước gừng, nước lá tía tô.
Trong trường hợp bạn đã áp dụng đủ mọi cách để giúp trẻ không còn bị sôi bụng nhưng không hiệu quả, hãy ngay lập tức đưa con đến bệnh viện. Hoặc con bị sôi bụng kèm theo hiện tượng sốt, mất nước, quấy khóc, sút cân, sôi bụng tiêu chảy, sôi bụng đầy hơi… Cũng cần phải được gặp bác sĩ ngay.
Khi trẻ ăn dặm bị sôi bụng mẹ không nên quá lo lắng mà cần phải theo dõi để có phương án phù hợp. Như vậy sẽ giúp con trị hiện tượng này một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin trên, Mamamy có thể phần nào giúp mẹ giải quyết triệu chứng sôi bụng ở bé khi ăn dặm!
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp hiệu quả và khoa học. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật Bản nghiên cứu và đúc kết mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ ngay từ những năm đầu đời.
1. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7-8 tháng
Thời gian ăn dặm: 2 bữa/ngày. Lần thứ nhất khoảng 10 giờ sáng và lần thứ hai vào 5-6 giờ chiều.
Lượng cháo: 40 – 80g. Theo tỉ lệ 1-7 như ăn dặm 7 tháng. Nếu bé ăn khỏe có thể nấu theo tỉ lệ 1:6
Chất đạm: 10 – 15gr. Chủ yếu từ các loại thịt trắng như thịt cá, thịt gà,…, trứng, đậu phụ hoặc các loại hạt cung cấp đạm như đậu,…
Vitamin và chất xơ: 25gr. Mẹ cho bé ăn nhiều trái cây để cung cấp lượng lớn vitamin cho con. Ngoài ra, có thể nấu kèm cháo cùng các loại rau nhiều chất dinh dưỡng như súp lơ, rau chân vịt,…
Phomai viên: 12 – 14g/ngày
Sữa chua: 85 – 100g/ngày
Tinh bột: đảm bảo bé đủ lượng đường để hoạt động. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật quan trọng tinh bột trong món ăn. Mẹ cần đảm bảo để bé có thể vui chơi cả ngày mà không mệt.
Độ thô: Thức ăn dạng lổn nhổn, có kết cấu mềm như đậu phụ và các đồ ăn được nghiền nhuyễn
Sữa mẹ: Cho bú theo nhu cầu của bé. Tuy nhiên cần đảm bảo 1200ml mỗi ngày vào 6h, 12h, 14h, 22h (có thể tăng thêm)
2. Thực đơn ăn dặm 1 tuần cho bé 8 tháng kiểu Nhật
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật 30 ngày
4. Cách nấu món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi tăng cân
Dưới đây là một số gợi ý những thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng giúp bé mau ăn chóng lớn, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Với cách nấu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7-8 tháng này khá đơn giản, dễ làm, thường mẹ chỉ mất khoảng 10-15 phút là có thể hoàn thành món ăn dinh dưỡng cho bé.
4.1. Cháo táo
Nguyên liệu:
Cháo nấu theo tỉ lệ 1:7
Táo nghiền nhỏ
Cách làm: nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng khá đơn giản. Cho táo vào cháo theo tỉ lệ 1:7, trộn đều với nhau.
Lưu ý: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu Nhật này mẹ có thể được thay thế táo bằng lê, chuối, đu đủ,…
4.2. Súp lơ nấu sữa
Nguyên liệu:
Súp lơ (luộc mềm, cắt nhỏ): 1 thìa lớn
Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm: món súp lơ vô cùng đơn giản. Cho súp lơ vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc, quay trong lo vi sóng khoảng 20 giây.
4.3. Khoai tây nghiền nấu cùng thịt trắng
Nguyên liệu:
Khoai tây 70g
Thịt gà băm nhỏ 30g
Hành thái nhỏ
Nước tương
Bột gạo
Nước dashi: 170ml
Cách làm:
Nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng cùng khoai tây. Khoai tây để nguyên vỏ, cắt đôi bọc nilong rồi quay lò vi sóng cho chín, rồi gọt vỏ nghiền nhuyễn.
Thịt gà trộn đều cùng nước tương, nước dashi rồi cho vào nấu. Sau đó cho hành thái nhỏ cùng khoai tây nghiền vào nấu cùng, khi sôi lại bạn cho bột gạo vào tạo độ sánh cho món ăn.
4.4. Súp đậu hũ, sữa trứng
Nguyên liệu:
Đậu hũ non 30 ml
Lòng đỏ trứng gà ½ lòng đỏ
Sữa 50ml
Một chút bột gạo và đường
Cách làm:
Sốt sữa trứng: cho trứng và sữa vào nồi đun sôi nấu trên lửa vừa sau đó cho thêm bột gạo vào tạo độ sánh
Cho sốt sữa trứng ra chén rồi cho đậu hũ non nghiền nhuyễn lên trên. Với món ăn này bạn có thể cho bé ăn kèm cùng bánh mì..
4.5. Súp cá hồi, cà rốt, đậu
Nguyên liệu:
Cá hồi: 8g
Cà rốt: 8g
Đậu sora: 1 quả
Nước dùng 80 ml
Một chút bột gạo
Cách làm:
Cá hồi hấp sơ, gỡ xương rồi tán nhỏ.
Đậu sora luộc chín nghiền nhuyễn
Lấy một nồi nhỏ bạn cho cá hồi, đậu và nước dùng vào nấu sôi. Sau đó cho thêm một chút bột gạo vào để tạo độ sánh cho món ăn
4.6. Cháo rau cải bó xôi
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa lớn
Rau cả bó xôi: 50g
Cách làm:
Phần đầu lá rau cải bó xôi luộc chín thái nhỏ lấy khoảng 2 thìa nhỏ
Lấy một nồi nhỏ cho cháo và rau vào trộn đều. Đun với lửa nhỏ cháo sôi bạn tắt bếp thêm một chút dầu oliu tăng dinh dưỡng cho món cháo.
4.7. Rau cải bó xôi cá ngừ
Nguyên liệu:
Rau cải bó xôi: 50g
Quả đậu: 100g
Cá ngừ: 1 thìa lớn
Cách làm:
Cá ngừ làm chín rồi xé nhỏ, đậu luộc chín
Rau cải bó xôi rửa sạch, luộc chín mềm, thái nhỏ
Cho rau cải bó xôi và cá ngừ vào bát. Bọc kín rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 30s
4.8. Cháo thịt heo, nấm rơm
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách làm:
Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo.
Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt.
Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
4.9. Mì udon cà chua
Nguyên liệu:
Mì udon khô: 10g
Thịt gà (phần ức hoặc lườn): 50g
Cà chua: 1 quả vừa
Bông súp lơ: 10g
Dầu ăn dặm cho bé
Cách làm:
Cà chua luộc chín, bỏ vỏ và hạt. Sau đó thái nhỏ cà chua.
Bông súp lơ rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn, sau đó hấp (luộc) chín
Mì udon luộc chín, cắt nhỏ
Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Xào chín thịt gà xay với một chút dàu ăn dặm cho bé
Sau khi gà chín, cho mì udon, bông cải xay, súp lơ xào đến tất cả chín đều.
5. Chuẩn bị dụng cụ nấu ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 7-8 tháng
5.1. Dụng cụ nấu ăn
Để nấu cho trẻ ăn dặm 8 tháng chuẩn nhất, các mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
Nồi áp suất được sử dụng để hầm nước dùng. Đặc biệt là loại nước dùng daisy trong các món ăn dặm kiểu Nhật cho con. Dùng nồi áp suất giúp cháo đường hàm kĩ mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé.
Nồi ủ hoặc bình thủy nhiệt với chức năng chính là để ủ cháo giúp giữ nhiệt cho thực phẩm. Nếu mẹ không có nhiều thời gian, hãy sử dụng nồi ủ hoặc bình thủy nhiệt. Mẹ chỉ cần cho gạo vào và cắm điện để qua đêm là sáng mai đã có nồi cháo sánh nhừ.
Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật: nhằm giúp các mẹ dễ dàng thực hiện sơ chế và chế biến thực phẩm. Bao gồm: cối, chày, rây, dụng cụ vắt nước, bát ăn dặm, thìa… Với bộ dụng cụ này mẹ có thể thực hiện các công đoạn như mài thực phẩm (mài cà rốt, khoai tây,..) nghiền, giã, vắt, rây.
5.2. Dụng cụ ăn
Bộ bát ăn dặmcó bát ăn kèm nắp, thìa silicon mềm và khay ăn cho bé tập xúc thìa và ăn bằng tay.
Ghế ngồi ăn dặm: Ghế ngồi là dụng cụ quan trọng không thể thiếu để áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật. Bởi vì, theo kiểu này bắt buộc bé phải ngồi ăn 1 chỗ trong không gian yên tĩnh, không bị phân tán giúp bé tập trung ăn và cảm nhận vị giác. Tuyệt đối không vừa bế vừa cho ăn.
6. 10 Điều cần tránh khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Nếu mẹ cho bé ăn cháo thì nhớ nên dùng rây lược mịn để cho bé dễ tiêu hóa hơn
Trong 1 bữa ăn dặm của bé mẹ nên đảm bảo có đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất xơ và vitamin
Nếu bé 8 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên cho con bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn nghiền nhuyễn trước để bé tập làm quen
Không nêm gia vị khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng sớm như: cá thu (hay còn gọi là cá lưng xanh), các loại tôm, cua, bạch tuộc, ốc,…
Thường xuyên bổ sung các loại thịt nạc hoặc cá thịt đỏ vào thực đơn ăn dặm 1 tuần cho bé 8 tháng.
Để tránh con bị ngán hoặc chán ăn thì mẹ nên kết hợp đồ ăn dặm cho bé 8 tháng với các loại rau khác nhau như rau bina, rau ngót,… để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất
Khi ăn, mẹ nên cho bé ngồi ăn cùng gia đình để tạo niềm vui và tập cho con thói quen ăn đúng bữa
Nếu bé không món ăn, mẹ không nên ép bé ăn
Mẹ nên tập cho con thói quen cầm thìa tự ăn, không nên vì thấy con vụng về, bày đồ ăn không gọn gàng mà mắng con hay đút bé ăn. Mẹ nên để bé vui chơi với đồ ăn và ăn theo cách bé muốn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 thángsẽ là lựa chọn hàng đầu cho mẹ giúp con phát triển khỏe mạnh. Với nguyên tắc ăn uống đầy đủ và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng đầy dinh dưỡng, bé con sẽ nhanh chóng lớn khỏe mạnh và thông minh.
Từ sau 6 tháng tuổi, ngoài nguồn thức ăn duy nhất là sữa mẹ, bé sơ sinh cần được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào hơn. Khi đó sữa mẹ chỉ đủ để đảm bảo 70% dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Nếu ăn dặm đúng cách, bé yêu sẽ được phát triển một cách toàn diện. Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được nhiều mẹ bỉm tìm hiểu và áp dụng. Phương pháp này được lựa chọn và tin tưởng vì tính khoa học và sự bổ dưỡng của nó. Đây là một phương pháp bổ ích mà mẹ không nên bỏ qua. Mẹ hãy cùng tìm hiểu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi nhé!
1. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi
1.1. Cách ăn dặm kiểu Nhật
Tùy thuộc vào sự phát triển của bé mà mẹ cần lên thực đơn ăn dặm phù hợp. Giai đoạn 6 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu tập ăn dặm, vì vậy mẹ nên tìm cách nấu sao cho bé dễ ăn và lên danh sách đồ ăn dặm cho bé. Thông thường khi bé 6 tháng tuổi, bé có thể ngồi lên được nếu có sự hỗ trợ. Khi bé tập ăn, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày. Thức ăn cũng cần được nấu lỏng, mịn để bé dễ nuốt.
Bé vẫn cần được bú sữa mẹ thường xuyên như thời gian trước đó. Sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của bé, ăn dặm chỉ là phụ. Mẹ hãy tập cho bé ăn dần dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Chú ý cho bé ăn vào cùng một khung giờ trong các ngày. Tốt nhất nên cho bé ăn vào khoảng 10 giờ trưa.
Để biết chi tiết hơn mẹ có thể tham khảo tại bài viết mẫu thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng này áp dụng cho bé nhà mình một cách khoa học nhất
2. Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật
Nếu là lần đầu làm mẹ, có nhiều mẹ không biết cách nấu ăn dặm như nào cho đúng. Tuy nhiên nấu ăn dặm cho bé không khó. Các món ăn dặm kiểu Nhật khá dễ làm. Mẹ chỉ cần chịu khó tìm hiểu các công thức và chế biến với một lượng vừa đủ cho bé. Mẹ có thể tham khảo một số công thức sau đây:
2.1. Cháo cà rốt
Đây là một món ăn dặm dễ làm và dễ ăn với nhiều bé. Mẹ nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước rồi rây nhuyễn. Cà rốt tươi thì mẹ gọt vỏ sạch sẽ rồi luộc chín. Sau đó đem nghiền hoặc xay nhuyễn ra. Rồi mẹ chỉ cần trộn cà rốt vào cháo là xong. Cà rốt có hàm lượng vitamin A cáo, rất tốt cho sự phát triển của bé.
Bí đỏ là loại thực phẩm có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nó mang hàm lượng sắt cao, giàu vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ. Đây là loại thức ăn nhiều mẹ dùng để cho bé yêu ăn dặm. Mẹ chỉ cần nấu chín bí đỏ, sau đó đổ sữa vào nấu chung cho tới khi chín mềm. Đem hỗn hợp này nghiền nhuyễn là có thể cho bé ăn được rồi.
Ăn dặm tuy còn khiến nhiều mẹ gặp khó khăn, nhưng nếu áp dụng đúng cách nó sẽ trở nên dễ dàng. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nên được các mẹ tin dùng vì mang lại nhiều lợi ích. Tính khoa học và sự bổ dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ nên tìm hiểu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng để giúp con yêu mau ăn chóng lớn. Chúc mẹ thành công!
Ăn dặm cho bé luôn là chủ đề mà nhiều bà mẹ quan tâm. Giai đoạn ăn dặm được hiểu là khi bé bắt đầu có thể tiếp thu một nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, chính vì vậy cần chuẩn bị rất kỹ để bé có thể ăn dặm đúng cách. Thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung, không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức.Vậy nên khi nào bắt đầu ăn dặm cho trẻ? Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Hãy ghi lại những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm dưới đây để hiểu hơn nhé.
1. Thời điểm quyết định cho trẻ ăn dặm
1.1. Ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên
Vậy bé ăn dặm sớm có tốt không? Theo quan điểm y tế nghiêm túc, trẻ càng nhỏ tuổi càng quan trọng hơn để nhận được sữa mẹ. Đối với trẻ sinh non, lợi ích của sữa mẹ thậm chí còn quan trọng hơn đối với trẻ đủ tháng. Trẻ càng non nớt, nhu cầu về các tính năng bảo vệ của sữa mẹ càng lớn. Các Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng cho dinh dưỡng lý tưởng, em bé của bạn nên được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu năm.
Các Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu năm. Lúc này, hệ tiêu hóa bé đã khá hoàn chỉnh và có khả năng hấp thụ những thực ăn đặc hơn. Mặc khác, sự phát triển trong cơ thể bé đòi hỏi 1 nguồn dinh dưỡng khác đa dạng hơn để con phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Vì thế, các loại bột cháo ăn dặm cho trẻ đều khuyến cáo dành cho bé trên 6 tháng tuổi. Bé ăn dặm 6 tháng là thời điểm bé ăn dặm thích hợp để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển khoẻ mạnh hơn.
1.2. Dấu hiệu có thể lưu ý cho trẻ ăn dặm sớm
Việc xác định con đến khi nào đã có thể cho ăn dặm còn phụ thuộc vào thể trạng từng bé. Hãy điểm qua những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm để nhận biết nhé.
Ăn dặm sớm cho trẻ khi cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi mới sinh.
Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi để mẹ có thể đút thức ăn dễ dàng.
Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa/muỗng khi cho trẻ ăn.
Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó, điều này giúp người nuôi trẻ chọn lựa món ăn thích hợp đối với khẩu vị của từng trẻ.
Trẻ thể hiện sự thích thú đối với thức ăn mà cha mẹ cho ăn.
Mật ong: Nhiều mẹ vẫn luôn nghĩ mật ong tốt cho sức khỏe, nên dùng cho cả bé nhà mình. Tuy nhiên, với trẻ em, mật ong có chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc, một căn bệnh rất nghiêm trọng. Đừng đưa nó cho con bạn trước khi chúng được một tuổi để ăn dặm đúng cách.
Trà, cà phê, nước ngọt: Vị ngọt lạ của các loại nước này thường kích thích trẻ con, Tuy vậy, người lớn cùng đừng đưa nó cho bé ăn dặm. Những loại này không thích hợp cho trẻ sơ sinh, vì trà và cà phê, cộng với một số cola và nước tăng lực có chứa caffeine.
Các loại quả hạch: Lời khuyên hiện tại của Bộ Y tế nói rằng thức ăn dặm có chứa các loại hạt, chẳng hạn như bơ đậu phộng, có thể được cho ăn khi con bạn được sáu tháng tuổi. Kiểm tra cẩn thận xem bé ăn dặm có bất kỳ phản ứng nào với thực phẩm và thảo luận với
Sữa: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tuổi cần sữa đầy đủ chất béo, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác. Đừng bị cám dỗ để cung cấp các phiên bản chất béo thấp hơn. Các hướng dẫn của Unicef đề xuất sữa mẹ nên tiếp tục sau 6 tháng và sữa bò không được xem là thức uống thay thế.
Các loại gia vị: không nêm gia vị vào đồ ăn dặm cho trẻ, đặc biệt là muối. Hay các nguồn thức ăn có chưa muối như đồ đóng hộp, phô mai,.. Thận của trẻ ăn dặm chưa đủ trưởng thành để xử lý nhiều hơn lượng muối này. Có nghĩa nếu thêm muối vào thức ăn cho bé ăn dặm có thể dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.
2.2. Cân bằng dinh dưỡng theo chu kỳ mỗi 2 – 3 ngày
Cung cấp dinh dưỡng theo chu kì nghĩa là trong khoảng thời gian đó, mẹ đảm bảo cho con ăn đủ chất là được. Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm là không cần một bữa ăn cho bé nạp đủ các nhóm chất. Nhất là trong giai đoạn con biếng ăn. Bữa này bé ăn dặm ăn nhiều đạm, thì bữa sau bé có thể ăn nhiều rau củ. Sao cho trong trong vòng 2 – 3 ngày bé nạp vào người đủ các nhóm chất.
2.3. Bắt đầu bằng việc ăn trái cây, rau củ nghiền trước
Lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm là việc hấp thụ nguồn chất xơ và vitamin từ rau củ, trái cây trước. Giai đoạn ăn dặm sớm, mẹ nên cho bé dạ dày bé quen dần với rau quả. Vì rau quả sẽ dễ tiêu hơn, tốt cho hệ tiêu hóa của con khi mới bắt đầu. Sau đó, từ từ cho con làm quen với cháo rau củ, cháo thịt rau củ. Để xem xét phản ứng của bé. Nếu bé không ăn vào lúc đầu, hãy thử lại vào lần sau. Như vậy mẹ mới có thể để bé ăn dặm đúng cách.
Hãy báo cho bác sĩ nhi khoa biết nếu bạn nghĩ con mình có thể bị dị ứng thực phẩm. Bạn nên cho bé ăn thức ăn mềm dành riêng cho trẻ em. Hoặc làm mềm thức ăn bằng cách đun nóng hay nghiền nhừ. Bạn cũng có thể đặt thức ăn với lượng vừa đủ trên muỗng để bé nuốt dễ dàng hơn.
Nếu bé không thích, hãy dừng việc cho ăn dặm và đợi 1 vài ngày sau thử lại. Đừng ép con ăn hay cho bé ăn dặm kiểu Nhật khi nằm,.. Điều này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Trẻ sẽ dễ bị trào ngược dạ dày do thoi quen không tốt này.
Mẹ cũng nên thủ đa dạng món ăn dặm để bé không chán. Vì có thể việc bé kén ăn là vì không thích món ăn này. Ăn dặm đúng cách là luôn tạo sự thích thú của con đối với từng món ăn và việc ăn uống.
Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần.
Lượng ăn dặm cho trẻ mẹ có thể dần tăng theo sự phát triển của con mỗi 2 tháng. Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.
3.2. Câu hỏi: Có nên cho bé uống nước quả ?
Bé có thể bắt đầu uống nước quả khi được 6 tháng tuổi. Cần tránh cho bé uống các loại nước cam, nước quýt sớm hơn vì một số trẻ có thể rất nhạy cảm với các loại nước quả này. Uống quá nhiều nước quả hoặc ăn một lượng lớn hoa quả cũng có thể gây phát ban, tiêu chảy khi ăn dặm cho trẻ.
3.3. Câu hỏi: Phân con thay đổi: Mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm
Khi bé ăn dặm nạp thêm các chất dinh dưỡng, việc phân thay đổi về màu sắc, mùi, độ đặc là chuyện hết sức bình thường. Khi ăn dặm, phân của bé thường chắc hơn. Do có thêm đường và chất béo, mùi của phân cũng sẽ mạnh hơn. Các loại rau xanh có thể khiến phân có màu xanh sẫm, cà rốt cho màu vàng đỏ. Mẹ đừng lo nếu phát hiện các mẩu thức ăn bị đẩy ra cùng phân. Đường tiêu hóa của bé chưa trưởng thành và cần thời gian để học cách tiêu hóa hoàn toàn.
Lưu ý khi phân bé quá lỏng và nhiều nước, mẹ nên giảm lượng thức ăn. Thậm chí có thể dừng việc ăn dặm lại vài ngày. Do lúc này hệ tiêu hóa con chưa quen và có dấu hiệu bị kích thích. Các mẹ cần thực sự quan tâm rằng ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì tới bé.
3.4. Câu hỏi: Dấu hiệu con ăn dặm sớm dị ứng thức ăn
Sau mỗi lần thử thức ăn mới, mẹ cần theo dõi phát hiện kịp thời các dấu hiệu dị ứng thức ăn ở trẻ. Như chướng bụng đầy hơi, nổi ban đỏ li ti ở mặt, phân lỏng hoặc có nhày, quấy khóc, nôn hay chớ nhiều hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu kể trên thì cần ngừng thức ăn và hỏi ý kiến chuyên gia.
Theo khuyến cáo Hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trong nhóm thực phẩm giàu đạm thì mẹ nên hạn chế trứng. Vì đôi khi thực phẩm này gây dị ứng và chỉ nên cho ăn tối đa 3 lần mỗi tuần.
Hãy ghi lại ngay một cuốn nhật ký lưu ý khi cho trẻ ăn dặm sớm của con. Điều này giúp mẹ nhận định đúng món bé thích và biết món ăn không ăn được. Từ đó giúp mẹ biết ăn dặm sớm có ảnh hưởng gì và làm đúng cách. Cuối cùng, góc của mẹ khuyên vẫn không nên cho trẻ ăn dặm sớm. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất và tốt nhất cho con.