Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp hiệu quả và khoa học. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật Bản nghiên cứu và đúc kết mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ ngay từ những năm đầu đời.
Mục lục
1. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7-8 tháng
- Thời gian ăn dặm: 2 bữa/ngày. Lần thứ nhất khoảng 10 giờ sáng và lần thứ hai vào 5-6 giờ chiều.
- Lượng cháo: 40 – 80g. Theo tỉ lệ 1-7 như ăn dặm 7 tháng. Nếu bé ăn khỏe có thể nấu theo tỉ lệ 1:6
- Chất đạm: 10 – 15gr. Chủ yếu từ các loại thịt trắng như thịt cá, thịt gà,…, trứng, đậu phụ hoặc các loại hạt cung cấp đạm như đậu,…
- Vitamin và chất xơ: 25gr. Mẹ cho bé ăn nhiều trái cây để cung cấp lượng lớn vitamin cho con. Ngoài ra, có thể nấu kèm cháo cùng các loại rau nhiều chất dinh dưỡng như súp lơ, rau chân vịt,…
- Phomai viên: 12 – 14g/ngày
- Sữa chua: 85 – 100g/ngày
- Tinh bột: đảm bảo bé đủ lượng đường để hoạt động. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật quan trọng tinh bột trong món ăn. Mẹ cần đảm bảo để bé có thể vui chơi cả ngày mà không mệt.
- Độ thô: Thức ăn dạng lổn nhổn, có kết cấu mềm như đậu phụ và các đồ ăn được nghiền nhuyễn
- Sữa mẹ: Cho bú theo nhu cầu của bé. Tuy nhiên cần đảm bảo 1200ml mỗi ngày vào 6h, 12h, 14h, 22h (có thể tăng thêm)
2. Thực đơn ăn dặm 1 tuần cho bé 8 tháng kiểu Nhật
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật 30 ngày
Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho be 8 tháng tuổi
- 20 Thực đơn BLW cho bé 8 tháng tuổi cha mẹ cần ghi nhớ
4. Cách nấu món ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi tăng cân
Dưới đây là một số gợi ý những thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng giúp bé mau ăn chóng lớn, đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Với cách nấu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7-8 tháng này khá đơn giản, dễ làm, thường mẹ chỉ mất khoảng 10-15 phút là có thể hoàn thành món ăn dinh dưỡng cho bé.
4.1. Cháo táo
Nguyên liệu:
- Cháo nấu theo tỉ lệ 1:7
- Táo nghiền nhỏ
Cách làm: nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng khá đơn giản. Cho táo vào cháo theo tỉ lệ 1:7, trộn đều với nhau.
Lưu ý: Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu Nhật này mẹ có thể được thay thế táo bằng lê, chuối, đu đủ,…
4.2. Súp lơ nấu sữa
Nguyên liệu:
- Súp lơ (luộc mềm, cắt nhỏ): 1 thìa lớn
- Sữa bột đã pha: 1 thìa lớn
Cách làm: món súp lơ vô cùng đơn giản. Cho súp lơ vào đồ đựng chịu nhiệt, trộn lên, bọc giấy bọc, quay trong lo vi sóng khoảng 20 giây.
4.3. Khoai tây nghiền nấu cùng thịt trắng
Nguyên liệu:
- Khoai tây 70g
- Thịt gà băm nhỏ 30g
- Hành thái nhỏ
- Nước tương
- Bột gạo
- Nước dashi: 170ml
Cách làm:
- Nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng cùng khoai tây. Khoai tây để nguyên vỏ, cắt đôi bọc nilong rồi quay lò vi sóng cho chín, rồi gọt vỏ nghiền nhuyễn.
- Thịt gà trộn đều cùng nước tương, nước dashi rồi cho vào nấu. Sau đó cho hành thái nhỏ cùng khoai tây nghiền vào nấu cùng, khi sôi lại bạn cho bột gạo vào tạo độ sánh cho món ăn.
4.4. Súp đậu hũ, sữa trứng
Nguyên liệu:
- Đậu hũ non 30 ml
- Lòng đỏ trứng gà ½ lòng đỏ
- Sữa 50ml
- Một chút bột gạo và đường
Cách làm:
- Sốt sữa trứng: cho trứng và sữa vào nồi đun sôi nấu trên lửa vừa sau đó cho thêm bột gạo vào tạo độ sánh
- Cho sốt sữa trứng ra chén rồi cho đậu hũ non nghiền nhuyễn lên trên. Với món ăn này bạn có thể cho bé ăn kèm cùng bánh mì..
4.5. Súp cá hồi, cà rốt, đậu
Nguyên liệu:
- Cá hồi: 8g
- Cà rốt: 8g
- Đậu sora: 1 quả
- Nước dùng 80 ml
- Một chút bột gạo
Cách làm:
- Cá hồi hấp sơ, gỡ xương rồi tán nhỏ.
- Đậu sora luộc chín nghiền nhuyễn
- Lấy một nồi nhỏ bạn cho cá hồi, đậu và nước dùng vào nấu sôi. Sau đó cho thêm một chút bột gạo vào để tạo độ sánh cho món ăn
4.6. Cháo rau cải bó xôi
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 2 thìa lớn
- Rau cả bó xôi: 50g
Cách làm:
- Phần đầu lá rau cải bó xôi luộc chín thái nhỏ lấy khoảng 2 thìa nhỏ
- Lấy một nồi nhỏ cho cháo và rau vào trộn đều. Đun với lửa nhỏ cháo sôi bạn tắt bếp thêm một chút dầu oliu tăng dinh dưỡng cho món cháo.
4.7. Rau cải bó xôi cá ngừ
Nguyên liệu:
- Rau cải bó xôi: 50g
- Quả đậu: 100g
- Cá ngừ: 1 thìa lớn
Cách làm:
- Cá ngừ làm chín rồi xé nhỏ, đậu luộc chín
- Rau cải bó xôi rửa sạch, luộc chín mềm, thái nhỏ
- Cho rau cải bó xôi và cá ngừ vào bát. Bọc kín rồi cho vào lò vi sóng quay khoảng 30s
4.8. Cháo thịt heo, nấm rơm
Nguyên liệu:
- Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
- Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
- Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
- Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách làm:
- Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo.
- Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt.
- Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
4.9. Mì udon cà chua
Nguyên liệu:
- Mì udon khô: 10g
- Thịt gà (phần ức hoặc lườn): 50g
- Cà chua: 1 quả vừa
- Bông súp lơ: 10g
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách làm:
- Cà chua luộc chín, bỏ vỏ và hạt. Sau đó thái nhỏ cà chua.
- Bông súp lơ rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn, sau đó hấp (luộc) chín
- Mì udon luộc chín, cắt nhỏ
- Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ sau đó đem xay nhuyễn. Xào chín thịt gà xay với một chút dàu ăn dặm cho bé
- Sau khi gà chín, cho mì udon, bông cải xay, súp lơ xào đến tất cả chín đều.
5. Chuẩn bị dụng cụ nấu ăn dặm kiểu nhật giai đoạn 7-8 tháng
5.1. Dụng cụ nấu ăn
Để nấu cho trẻ ăn dặm 8 tháng chuẩn nhất, các mẹ cần chuẩn bị những dụng cụ sau đây:
- Nồi áp suất được sử dụng để hầm nước dùng. Đặc biệt là loại nước dùng daisy trong các món ăn dặm kiểu Nhật cho con. Dùng nồi áp suất giúp cháo đường hàm kĩ mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé.
- Nồi ủ hoặc bình thủy nhiệt với chức năng chính là để ủ cháo giúp giữ nhiệt cho thực phẩm. Nếu mẹ không có nhiều thời gian, hãy sử dụng nồi ủ hoặc bình thủy nhiệt. Mẹ chỉ cần cho gạo vào và cắm điện để qua đêm là sáng mai đã có nồi cháo sánh nhừ.
- Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật: nhằm giúp các mẹ dễ dàng thực hiện sơ chế và chế biến thực phẩm. Bao gồm: cối, chày, rây, dụng cụ vắt nước, bát ăn dặm, thìa… Với bộ dụng cụ này mẹ có thể thực hiện các công đoạn như mài thực phẩm (mài cà rốt, khoai tây,..) nghiền, giã, vắt, rây.
5.2. Dụng cụ ăn
- Bộ bát ăn dặm có bát ăn kèm nắp, thìa silicon mềm và khay ăn cho bé tập xúc thìa và ăn bằng tay.
- Ghế ngồi ăn dặm: Ghế ngồi là dụng cụ quan trọng không thể thiếu để áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật. Bởi vì, theo kiểu này bắt buộc bé phải ngồi ăn 1 chỗ trong không gian yên tĩnh, không bị phân tán giúp bé tập trung ăn và cảm nhận vị giác. Tuyệt đối không vừa bế vừa cho ăn.
6. 10 Điều cần tránh khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Nếu mẹ cho bé ăn cháo thì nhớ nên dùng rây lược mịn để cho bé dễ tiêu hóa hơn
- Trong 1 bữa ăn dặm của bé mẹ nên đảm bảo có đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, chất xơ và vitamin
- Nếu bé 8 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên cho con bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn nghiền nhuyễn trước để bé tập làm quen
- Không nêm gia vị khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
- Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng sớm như: cá thu (hay còn gọi là cá lưng xanh), các loại tôm, cua, bạch tuộc, ốc,…
- Thường xuyên bổ sung các loại thịt nạc hoặc cá thịt đỏ vào thực đơn ăn dặm 1 tuần cho bé 8 tháng.
- Để tránh con bị ngán hoặc chán ăn thì mẹ nên kết hợp đồ ăn dặm cho bé 8 tháng với các loại rau khác nhau như rau bina, rau ngót,… để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất
- Khi ăn, mẹ nên cho bé ngồi ăn cùng gia đình để tạo niềm vui và tập cho con thói quen ăn đúng bữa
- Nếu bé không món ăn, mẹ không nên ép bé ăn
- Mẹ nên tập cho con thói quen cầm thìa tự ăn, không nên vì thấy con vụng về, bày đồ ăn không gọn gàng mà mắng con hay đút bé ăn. Mẹ nên để bé vui chơi với đồ ăn và ăn theo cách bé muốn.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng sẽ là lựa chọn hàng đầu cho mẹ giúp con phát triển khỏe mạnh. Với nguyên tắc ăn uống đầy đủ và cách chế biến ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng đầy dinh dưỡng, bé con sẽ nhanh chóng lớn khỏe mạnh và thông minh.