Trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi có những thay đổi dinh dưỡng để phù hợp với nhu cầu phát triển của cơ thể. Do vậy, bố mẹ cần chú ý tới thực đơn của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ đưa thông tin chi tiết cụ thể. Mời bố mẹ tham khảo!
Mục lục
1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
Khi trẻ được 8 tháng tuổi sữa mẹ không còn nguồn cung cấp dinh dưỡng chính nữa. Thay vào đó cơ thể của trẻ đòi hỏi những dưỡng chất khác mà sữa mẹ không đáp ứng đủ. Do đó thực đơn ăn dặm rất quan trọng và quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, ở độ tuổi này, trẻ đã có sự tò mò về thế giới xung quanh. Bố mẹ có thể thấy rõ trẻ bắt đầu tập bò, tập nói, tập quan sát, vui chơi,…Một ngày của bé trôi qua tốn rất nhiều calo bởi trẻ rất năng động. Vì vậy, thực đơn ăn dặm phải đảm bảo các nhóm chất như vitamin C, vitamin A, vitamin B…Trẻ ăn dặm 8 tháng phải đa dạng các nhóm chất để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể.
2. Các loại thực phẩm giàu dưỡng chất phù hợp với trẻ ăn dặm 8 tháng
Như đã đề cập ở trên, một ngày của bé 8 tháng tuổi diễn ra rất nhiều hoạt động. Cơ thể của bé đòi hỏi rất nhiều đầy đủ các nhóm chất để nuôi dưỡng cơ thể. Vậy trẻ ăn dặm 8 tháng cần những loại thực phẩm nào để bé phát triển toàn diện?
- Vitamin A: Theo khuyến cáo vitamin A một ngày của bé cần nạp là 500mcg. Vitamin A có trong những thực phẩm như khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, nước ép cà chua…
- Vitamin C: Ổi, cam, đu đủ, bông cải xanh, khoai tây nấu chín không vỏ, dâu tây…
- Sắt: Ngũ cốc, bột yến mạch, đậu phụ thô, đậu nành…
- Vitamin D: sữa công thức, sữa bò, sữa dê…
- Protein và đạm: cá hồi, đậu phụ, lòng đỏ trứng gà, cá phi lê, cá hồi, ức gà…
- Chất béo: Phô mai, bơ lạt, dầu gấc…
- Tinh bột: Bánh mì, bột ăn liền, gạo…
3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng theo chuẩn viện dinh dưỡng
Xây dựng thực đơn cho trẻ ăn dặm 8 tháng là việc vô cùng quan trọng. Bởi đây được xem là “yếu tố vàng” giúp cơ thể bé phát triển toàn diện. Để bé khỏe mạnh và phát triển trí tuệ bố mẹ cần có thực đơn chuẩn và phừ hợp. Dưới đây là mẫu thực đơn gợi ý, mời bố mẹ tham khảo nhé!
3.1 Cháo heo nấu với bí đao
Nguyên liệu:
- Bột gạo (xay nhuyễn hoặc giã tay): 4 muỗng
- Bí đao (băm nhuyễn): 1 muỗng
- Thịt heo nạc (băm nhuyễn): 1 muỗng
- Dầu ăn: 1 muỗng
- Nước: 1 chén
Cách chế biến:
- Hòa thịt heo nạc đã băm nhuyễn với nước cho tan đều.
- Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao đã băm nhuyễn vào
- Tiếp tục đun cho đến khi bí đao mềm thì dừng lại và để nguội
- Trộn bột đào đều cho hỗn hợp hòa quyện
- Thêm dầu ăn và cho trẻ ăn dặm 8 tháng
3.2 Cháo heo nấu với cải ngọt
Nguyên liệu:
- Bột gạo (xay nhuyễn hoặc giã tay): 4 muỗng
- Cải ngọt (băm nhuyễn): 1 muỗng
- Thịt heo nạc (băm nhuyễn): 1 muỗng
- Dầu ăn: 1 muỗng
- Nước: 1 chén
Cách chế biến:
- Hòa thịt heo nạc đã băm nhuyễn với nước cho tan đều.
- Đun sôi hỗn hợp, cho cải ngọt đã băm nhuyễn vào
- Tiếp tục đun cho đến khi cải ngọt mềm thì dừng lại và để nguội
- Trộn bột đảo đều cho hỗn hợp hòa quyện
- Thêm dầu ăn và cho trẻ ăn dặm 8 tháng
3.3 Cháo thịt heo, nấm rơm
Nguyên liệu:
- Bột gạo (xay nhuyễn hoặc giã tay): 4 muỗng
- Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng
- Thịt heo nạc (băm nhuyễn): 1 muỗng
- Dầu ăn: 1 muỗng
- Nước: 1 chén
Cách chế biến:
- Hòa thịt heo nạc đã băm nhuyễn với nước cho tan đều.
- Đun sôi hỗn hợp, cho nấm rơm đã băm nhuyễn vào
- Tiếp tục đun cho đến khi nấm rơm mềm thì dừng lại và để nguội
- Trộn bột đảo đều cho hỗn hợp hòa quyện
- Thêm dầu ăn và cho trẻ ăn dặm 8 tháng
4. Thời gian biểu cho trẻ ăn dặm 8 tháng
Khi chuẩn bị cho bé 8 tháng ăn dặm mẹ yêu cần có thời gian biểu khoa học. Đặc biệt giấc ngủ của bé rất quan trọng, bé cần ngủ đủ 15h/ngày. Trong đó, ban ngày bé ngủ từ 2-3h và ban đêm bé cần ngủ 11-12h. Thời gian biểu trẻ ăn dặm 8 tháng ít nhất 3 bữa một ngày bữa sáng, bữa trưa, buổi tối. Có thể bé không đói và từ chối ăn, mẹ yêu cần kiên trì và đừng bỏ bữa của bé nhé. Ngoài 3 bữa chính, mẹ yêu nên đan xen các bữa ăn nhẹ như hoa quả, sữa chua, váng sữa…Bổ sung đủ sữa cho bé để bé không khát hay thèm sữa.
Trong 3 bữa chính, lượng thức ăn dặm cung cấp cho bé từ 2 – 4 muống thức ăn. Tuyệt đối không cho bé ăn quá no cũng như việc bỏ qua bữa ăn quả bé sẽ không tốt cho tiêu hóa. Để hiểu rõ tình trạng cơ thể của bé, bố mẹ nên đưa bé đi khám tổng quát để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ là hành trang đồng hành cùng trẻ ăn dặm 8 tháng tuổi. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo do vậy bố mẹ cần hỏi tư vấn của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích tiếp theo của Mamamy nhé! Chúc bé yêu khỏe mạnh!