Ngày nay, ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm khoa học. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật giúp bé không những bổ sung dinh dưỡng cho giai đoạn đầu ăn dặm. Mà phương pháp ăn dặm kiểu Nhật 7 tháng này giúp cho trẻ tìm thấy niềm vui trong ăn uống.
1. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật 7 tháng
Phương pháp ăn từ lỏng đến đặc: Ở những tuần đầu khi mới cho bé ăn dặm theo phương pháp này, bạn nên cho bé ăn cháo lỏng được làm mịn bằng rây. Việc này giúp bé quen với việc ăn bằng thìa, nuốt thức ăn và thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Ăn đa dạng thực phẩm: trong thực đơn trẻ ăn dặm 7 tháng, mẹ cần đảm bảo đủ 3 màu sắc đại diện cho 4 nhóm dinh dưỡng.
Không nêm gia vị: Các mẹ không nêm gia vị cho bé, để bảo vệ thận cho bé, giúp các mẹ dễ dàng quan sát bé và điều chỉnh thực đơn phù hợp
Tỷ lệ nấu cháo: 1: 7 nghĩa là 10g sẽ được nấu chung với 70ml nước.
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Gợi ý món ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7 8 tháng
Danh sách 86 món ăn dặm kiểu Nhật được biết đến rất nhiều. Sự đa dạng trong món ăn dặm kiểu Nhật xuất phát từ nguyên tắc dinh dưỡng và đẹp mắt của món ăn. Người Nhật chú tâm vào tạo niềm vui và kích thích ăn uống của con. Vì vậy, họ luôn đa dạng hóa món ăn để giúp con ăn khỏe và phát triển tốt nhất.
Dưới đây là gợi ý vài món ăn dặm kiểu Nhật 7 tháng cho bé.
2.1. Cháo bí ngô phô mai-món ăn đầu tiên trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật
Nguyên liệu: cháo trắng, 1 miếng bí ngô, 1 viên phô mai.
Cách làm: bí ngô hấp chín rồi nghiền mịn. Đem nấu với cháo trong 3 phút. Sau đó cho phô mai vào và khuấy đều là được.
2.2. Cà rốt nghiền
Nguyên liệu: Cà rốt, cháo trắng đặc, nước dùng dashi loãng
Cách làm: Luộc cà rốt chín mềm, nấu cháo trắng đặc. Nghiên riêng 2 loại thức ăn, sau đó trộn chung, thêm nước dùng dashi để độ loãng và nhuyễn của hỗn hợp phù hợp với bé.
2.3. Cháo ngô
Nguyên liệu: Ngô ngọt, gạo
Cách làm: 1 trong 86 món ăn dặm kiểu Nhật vô cùng đơn giản. Nấu cháo cùng với ngô ngọt cho chín mềm, sau đó nghiền nát và lọc bã.
2.4. Súp miso nấu khoai tây
Nguyên liệu: 4 lát khoai tây , 1 thìa cà phê tương miso, 60ml nước dùng
Cách làm: Cho khoai tây lát vào nước dùng, đun chín mềm nhừ. Cho thêm tương miso vào, đun thêm 2 phút nữa cho ngấm vào khoai. Mang ra nghiền nhuyễn tới độ thô bé ăn.
2.5. Cháo rau mâm xôi
Nguyên liệu: gạo, rau mâm xôi (hoặc súp lơ xanh)
Cách làm: Món ăn dặm kiểu Nhật 7 tháng đơn giản. Mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 chén cháo trắng. Rau mâm xôi sơ chế, luộc chín, nghiền nhuyễn cho vào giữ bát cháo. Hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn cùng cháo.
2.6. Súp bánh mì và sữa
Nguyên liệu: ½ cup sữa và ¼ lát bánh mì ống
Cách làm: Bánh mì bỏ phần rìa cứng, xé nhỏ vào trong sữa, đun cho đến khi súp vừa sôi thì tắt bếp.
2.7. Súp khoai lang nghiền
Nguyên liệu: khoai lang Nhật, sữa không đường
Cách làm: Khoai lang sơ chế, cắt hạt lựu, hấp chín, cho vào sữa đun lửa nhỏ cho đến khi mềm, nghiền nhuyễn.
2.8. Súp sữa bí đỏ
Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1/2 cup sữa (60ml)
Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, đun chín. Sữa bột pha theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu, sau đó cho bí đỏ đã chín tới vào đun ở lửa nhỏ tới khi mềm nhừ. Cuối cùng nghiền nhỏ hỗn hợp trên.
2.9. Thạch lê tươi – ăn dặm kiểu Nhật 7 tháng
Nguyên liệu: 1/4 quả lê, 1/4 thìa cà phê gelatine, hoặc ½ thìa cà phê bột thạch, 1 thìa súp nước lạnh.
Cách làm: Lê gọt vỏ, bỏ lõi, cắt hạt lựu, hấp chín mềm. Nghiền nhỏ lê, cho bột gelatine và nước vào hòa tan, sau đó cho vào lò vi sóng trong 30 giây để làm nóng. Cuối cùng để lạnh cho hỗn hợp đông thành thạch.
Chú ý: Có thể thay lê bằng đào hoặc các trái cây tùy ý.
2.10. Thạch nho
Nguyên liệu: 3 quả nho, 1 thìa cà phê gelatin, 1/2 thìa súp nước lạnh
Cách làm: Nho bỏ hạt, hấp chín, nghiền nhuyễn. Galatine hòa với nước nấu trên bếp cho đến khi sôi. Trộn nho nghiền với dung dịch gelatine, sau đó cho vào tủ lạnh 20 phút.
2.11. Nước đào với chanh
Nguyên liệu: 1/4 quả đào, nước chanh.
Cách làm: Đào gọt vỏ, bỏ hạt, cắt hạt lựu rồi hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn, trộn với nước chanh đường ngọt vừa.
2.12. Sữa chua trái cây- đơn giản cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật
Cách làm: Dưa lưới hấp chín, sau đó nghiền nhỏ rồi trộn với sữa chua. Có thể dùng dâu, cam,…thay thế.
2.13. Táo nghiền
Nguyên liệu: 1/4 quả táo
Cách làm: Táo gọt vỏ, bỏ lõi, sau đó cắt miếng mỏng, dùng nilon thực phẩm bọc kín, quay trong lò vi sóng trong 1,5p cho mềm. Nghiền khi còn nóng ấm cho nhuyễn.
Cách làm: Chuối nghiền nhỏ, sau đó trộn chung với sữa đậu nành.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng kiểu Nhật nuôi bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhờ sự đa dạng và hợp lý trong thành phần dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển về trí não. Cùng phương pháp cho ăn khoa học giúp bé tiêu hóa khỏe. Món ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn 7 8 tháng ngon miệng và bắt mắt. Mẹ hiện đại không còn lo lắng về việc ăn dặm của con nữa rồi.
Thực đơn ăn dặm luôn được tìm kiếm hàng đầu khi bé bước sang tháng 6-7. Lúc này, con đòi hỏi sự cung cấp đa dạng hơn về mặt thể chất để phát triển lớn khỏe. Mẹ nên lưu ngay bí kíp thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng này nhé.
1. Cách bé bốc tập làm quen với đồ ăn đúng cách
Ban đầu bé chưa quen, răng bé cũng chưa phát triển do đó bạn nên chọn các loại thức ăn dặm mềm, dễ tiêu hóa, không gây hóc cho bé.
Bé mới tập tự bốc ăn sẽ tạo ra sự lộn xộn trong khi ăn. Bạn hãy chuẩn bị khăn ăn và trải một lớp thảm mỏng dưới chân ghế bé ngồi để đảm bảo vệ sinh.
Chỉ cho một số lượng thức ăn dạng miếng vừa phải lên đĩa và đặt trước mặt bé để theo dõi bé ăn như thế nào. Bạn có thể thêm khi bé đã ăn hết và có biểu hiện muốn ăn thêm.
Cho bé làm quen với nhiều mùi vị, nhiều loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn từ 9 tháng đến 15-18 tháng sẽ có thể ngăn ngừa được thói kén ăn sau này. Trong khi chế biến thức ăn bạn tránh nêm muối, nếu có chỉ cho rất ít để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Thông qua phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy này, bé cũng sẽ học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng của từng loại thức ăn; do đó, bạn hãy thay đổi thực đơn và thời gian biểu ăn dặm BLW cho bé 7 tháng hàng ngày để bé luôn cảm thấy ngon miệng.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
2.1. Các món ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình sử dụng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng BLW bé sẽ ăn trực tiếp bằng tay nên có thể bé sẽ bóp nát thức ăn và ở độ tuổi 7 tháng bé vẫn chưa ăn được thực phẩm quá cứng. Vì vậy các mẹ hãy lưu ý độ mềm của thức ăn sau khi nấu sao cho phù hợp.
Để thử độ mềm của thức ăn sau khi nấu mẹ có thể dùng hai đầu ngón tay bóp nhẹ hoặc cho một ít vào miệng rồi dùng lưỡi nghiền nát. Mẹ sẽ tự cảm nhận được với mức độ mềm như vậy bé có dễ ăn hay không.
Mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng giúp kích thích hứng thú mỗi khi ăn. Đây cũng là cách cung cấp thêm đầy đủ chất đạm từ thịt, trứng, các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé trong mỗi bữa ăn.
Những món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi tự bốc nên là những món mềm, dễ cầm, có kích cỡ vừa phải vì nhỏ quá bé khó cầm, lớn quá bé dễ bị hóc, nghẹn.
Các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng cần lưu ý:
Không nên sử dụng các thực phẩm nhỏ khiến bé dễ bị nghẹn như: cà chua bi, nho hoặc các loại hạt,…
Các thực phẩm bé bị ứng hoặc dễ gây dị ứng như: mật ong, hải sản…. Nếu mẹ chưa biết con dễ bị dị ứng với thực phẩm ăn dặm nào nên nấu từng ít một quan sát các phản ứng sau khi bé ăn
Các món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi không nên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa các chất bảo quản, nhiều đường không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa non nớt của bé.
2.2. Cách ăn dặm BLW cho bé 7 tháng đúng
Nhiều mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho bé thất bại bởi vì sao? Vì có thể mẹ đã chưa chú trọng đến tư thế, cách ngồi ăn của bé khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, không muốn ăn. Vậy đâu là cách ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng đúng?
Mẹ nên cho bé ngồi ăn với ghế riêng biệt (ghế cho trẻ em) giúp bé ngồi vững ở tư thế thẳng, hướng mặt bé bàn ăn.
Đặt toàn bộ thức ăn của bé trên bàn và hãy để bé tự do ăn muốn theo cách bé thích và món bé thích. Mẹ đừng quá lo lắng bé sẽ vấy bẩn hay ăn không được gọn gàng, hãy để bé tự quyết định cách ăn theo ý thích.
Lịch trình ăn dặm tự chỉ huy cho bé 7 tháng tuổi nên được cố định ở một thời gian nhất định, thường kéo dài khoảng 30 phút, để tập thói quen ăn uống đúng giờ. Và không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ dễ làm tiêu hóa của bé bị rối loạn và khó hấp thu dinh dưỡng hơn.
Lưu ý: Thực đơn ăn dặm blw cho bé 7 tháng này sẽ khuyến khích bé ăn thô để tập nhai.
3.2. Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy tuần 2
Ngày 8: Tôm, bông cải xanh, cà rốt, nho
Nguyên liệu:
Tôm: 5-6 con
Bông cải xanh: 100g
Cà rốt: 1/2 củ
Nho: 3 – 5 quả
Cách làm:
Tôm rửa sạch rồi băm nhỏ để chiên với ít bột hoặc luộc nguyên con.
Lấy một ít bông cải xanh và cà rốt luộc mềm.
Nho ngâm sơ qua nước muối, rửa sạch bóc vỏ, bỏ hạt cho bé ăn.
Ngày 9: Bún, lươn, khoai lang, sữa chua
Nguyên liệu:
Bún: 50-100g (tùy bé)
Lươn: 100g
Khoai lang: 1/2 củ
Sữa chua: 1/2 hộp
Cách làm:
Bún chần sơ qua với nước sôi để ráo nước.
Thịt lươn sau khi đã làm sạch thì loại bỏ xương, bằm hoặc xay nhuyễn rồi làm chả viên.
Khoai lang luộc mềm, cắt thành miếng vừa ăn với bé.
Cho bé ăn thêm sữa chua tráng miệng.
Ngày 10: Cháo thịt bò
Nguyên liệu:
Thịt bò thăm: 30g
Cháo trắng: tùy theo nhu cầu của bé
Ớt chuông
Nấm rơm
Ngô bao tử
Dầu oliu
Phô mai
Cách làm:
Thịt bò thăm (loại bỏ gân nếu có) đem rửa sạch, thái thành các lát nhỏ hoặc băm nhuyễn (tùy theo sở thích và khả năng nhai của bé.
Ớt chuông, nấm rơm, ngô bao tử đem rửa sạch và thái thành các hạt lưu nhỏ
Xào thịt bò với dầu oliu đến khi tới chín. Tiếp theo cho ngô, nấm và ớt chuông vào đảo đều đến khi chín.
Sau khi cháo đã nấu chín (gạo đã được xay nhuyễn) cho hỗn hợp vừa xào vào đảo đều, tắt bếp, rắc thêm một chút phomai
Ngày 11: Cá hồi, đậu cô vê, cà rốt, khoai tây
Nguyên liệu:
Cà hồi: 1 miếng (~ 25g)
Đậu cô vê: 2-3 quả
Cá rốt: 1/2 củ
Khoai tây: 1/2 củ
Cách làm:
Cá hồi rửa sạch, lọc bỏ lớp da và xương. Sau đó cắt thành những khúc nhỏ rồi chiên sơ với chút gừng để khử mùi tanh.
Cà rốt và khoai tây gọt sạch vỏ, cắt thành khúc vừa ăn với bé
Đậu cô ve rửa sạch và cũng cắt thành khúc vừa ăn, sao cho bé dễ cầm
Đem cà rốt, khoai tây, đậu cô ve mang đi luộc hoặc hấp chín mềm
Lưu ý: Đậu cô ve nhanh chín hơn cà rốt và khoai tây nên mẹ cần chú ý lấy ra trước
Ngày 12: Cháo chim bồ câu và ngô ngọt
Nguyên liệu:
Thịt chim bồ câu (đã lọc xương): 20g
Bột gạo: 20g
Ngô ngọt: 3- 5 hạt
Dầu ăn
Cách làm:
Ngô ngọt rửa sạch, xay nhuyễn và cho qua ray để lọc bỏ hoàn toàn bã ngô.
Thịt chim bồ câu đem rửa sạch, xay nhuyễn. Xào thịt cùng với 1 chút dầu ăn và ngô vừa xay.
Nếu bạn có xương chim bồ câu thì đem luộc, lấy nước. Sử dụng nước luộc chim bồ câu pha với bột gạo (không có thì dùng nước lọc) đun với lửa vừa, quấy đều tay, tránh bột bị vón cục lại.
Cứ đun như vậy khoảng 5 phút thì cho hỗn hợp chim và ngô vừa chuẩn bị cho vào quấy chung đến khi bột chín thì bắt bếp, đổ ra bát.
Ngày 13: Bơ nghiền
Nguyên liệu:
Bơ chín: 1 quả
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Cách làm:
Lấy phần thịt bơ, thêm sữa và đem xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn đến khi tạo thành một hỗn hợp mịn.
Ngày 14: Súp gà khoai môn
Nguyên liệu:
Khoai môn: 10g
Thịt lườn gà: 20g
Bột năng
Nước lọc
Cách làm:
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, thái thành các lát mỏng, sau đó đem hấp chín mềm. Tiếp theo, mẹ dùng thìa nghiền nhuyễn khoai môn đến khi mịn
Thịt lườn gà rửa sạch, để ráo, sau đó băm nhuyễn.
Cho một lượng nước lọc vừa phải vào đun với thịt gà băm nhuyễn đến khi gà chín mềm, thêm một chút bột năng đã hoàn toàn vào, quấy đều. Tiếp theo là cho khoai môn, khuấy đều đến khi tất hòa chín đều là xong.
3.3. Thực đơn ăn dặm cho bé tự chỉ huy tuần 3
Ngày 15: Chào thịt bò sốt cà chua
Nguyên liệu:
Thịt băm: 50g
Cà chua: 1 quả
Cháo trắng: tùy theo khẩu phần ăn mỗi bé
Dầu oliu
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn (hoặc xay nhuyễn)
Cà chua rửa sạch, sau đó trần sơ để dễ dàng lột bỏ vỏ hơn. Tiếp theo, cắt bỏ hạt và băm nhỏ phần thịt cà chua
Cho một chút dầu oliu xào với thịt bò đến khi vừa chín thì cho cà chua vào xào tiếp đến khi chín
Tiếp theo, cho cháo trắng (loại hạt gạo xay nhuyễn) đã chuẩn bị trước vào hỗn hợp thịt bò cà chua vừa rồi, khuấy đều khoảng 1-2 phút. Tắt bếp và bỏ cháo ra bát, đợi cháo còn ấm ấm thì cho bé ăn.
Ngày 16: Mì udon cà chua
Nguyên liệu:
Mì udon khô: 10g
Thịt gà xay: 1 thìa con
Cà chua
Bông súp lơ: 2-3 bông nhỏ
Dầu thực vật
Cách làm:
Mì udon rửa sạch đem luộc chín, sau đó cắt nhỏ
Cà chua rửa sạch, trần qua với nước để dễ dàng lột vỏ. Sau đó, cắt bỏ hạt, băm nhỏ cà chua.
Súp lơ rửa sạch sau đó xay nhuyễn
Xào thịt gà xay với một chút dầu ăn, khi gà chín thì cho mì udon + cà chua + súp lơ và xào đến khi hỗn hợp chín đều.
Ngày 17: Cháo cá quả
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 1 bát con (thay đổi theo khẩu phần ăn của bé)
Cá quả lọc xương: 10g
Rau xanh (rau cải, rau ngót,… theo mùa)
Dầu ăn
Cách làm:
Cá quả rửa sạch, để ráo sau đó thái nhỏ và đem xay nhuyễn. Cho thêm một ít dầu ăn đảo chín thịt cá
Rau xanh đem rửa sạch, xay nhuyễn hoặc dã nhỏ.
Cho cháo trắng vào đun chín cùng rau xanh khoảng 2 phút, cho cá vào quấy đều rồi tắt bếp. Đổ cháo cá ra bắt để nguội mới cho bé ăn.
Ngày 18: Bột đậu phụ lòng đỏ trứng gà
Nguyên liệu:
Đậu phụ: 20g
Lòng đỏ trứng gà: 1 lòng
Bột gạo: 20g
Cách làm:
Cho đậu phụ vào luộc lại với nước sôi, vớt ra để ráo nước, mẹ dùng thìa nghiền thật nhuyễn.
Hòa bột gạo với nước lọc (tùy sở thích) quấy tan đều
Khuấy đều hỗn hợp đậu phụ, lòng đỏ trứng và nước bột gạo. Sau đó cho vào nồi đun nhỏ lửa, vừa đun vừa quấy đều, thêm một chút dầu ăn. Đun đến khi bột sôi chín đều thì bắt bếp
Lưu ý: Khi bột sôi thì cần cho lửa nhỏ, tránh bị trào và nhiệt độ quá cao sẽ mất các chất dinh dưỡng.
Ngày 19: Bột thịt lơn ray chùm ngây
Nguyên liệu:
Bột gạo: 20g
Thịt lợn nạc: 20g
Rau chùm ngây: 10-20g
Dầu ăn
Cách làm:
Thịt lợn nạc rửa sạch, thái nhỏ, sau đó cho vào xay nhuyễn. Tiếp theo đảo qua với một chút dầu ăn
Rau chùm ngây lấy phần lá, rửa sạch, cắt nhỏ và cũng đem xay nhuyễn
Bột gạo hòa tan với nước lọc, quấy nhẹ tay đến khi bột tan đều (tránh để bị bón cục). Bắc lên đun lửa vừa, quấy bột đều tay để bột chín đều.
Bột sôi khoảng được 1 phút, mẹ cho phần thịt và rau ngùm ngây vừa chuẩn bị vào quấy chung tới khi hỗn hợp chín đều, sệt lại là xong.
Ngày 20: Bột gà cà rốt
Nguyên liệu:
Thịt gà (phần lườn): 20g
Cà rốt: 1/2 củ (~ 10g)
Bột gạo: 20g
Dầu ăn
Cách làm:
Thịt gà rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sau đem xay nhuyễn. Đem xào sơ với một ít dầu ăn
Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch, bỏ vào xay nhuyễn, lọc qua rây lấy nước.
Bột gạo hòa tan với nước lọc, quấy đến khi bột tan vào nước. Sau đó bắc lên bếp đun lửa nhỏ, vừa đun vừa quấy để tránh bột bị bón cục.
Khi bột vừa sôi khoảng 1 phút thì cho nước rốt và gà vào quấy đều đến khi bột chín (khoảng 2 phút).
Ngày 21: Bột thịt heo với rau ngót
Nguyên liệu:
Thịt heo (phần thịt thăn): 20g
Rau ngót: 10g
Bột gạo: 20g (tùy khẩu phần ăn của bé)
Dầu ăn
Cách làm:
Rau ngót lấy phần lá, rửa sạch, xay nhuyễn, lọc qua ray lấy phần nước, bỏ cái.
Bột gạo hoàn vừa đủ với nước rau ngót, quấy tan bột. Bắc lên bếp đun lửa nhỏ đến khi bột vừa chín thì cho thịt heo xay và thêm một chút dầu ăn, tiếp tục đun thêm khoảng 2 phút nữa cho bột chín đều.
3.4. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé tuần 4
Ngày 22: Bột tôm rau cải ngọt
Nguyên liệu:
Bột gạo: 20g
Tôm: 2-3 con (~ 20g)
Rau cải ngọt: 20g
Dầu ăn
Cách làm:
Tôm làm sạch vỏ, rút dây chỉ đen ở sống lưng, đem rửa sạch để ráo. Sau đó đem hấp chín tôm và xay nhỏ.
Rau cải ngọt mẹ chỉ lấy phần lá, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho rau vào xay nhuyễn, lọc lấy nước qua rây.
Hòa bột gạo với nước rau cải ngọt vừa chuẩn bị, quấy đều. Bắc lên bếp đun với lửa vừa, vừa đun vừa quấy đều tay tránh bột bị vón cục.
Bột sôi khoảng được 1 phút cho tôm và một chút dầu ăn vào quấy đều, tiếp tục đun thêm khoảng 2 phút là bột chín.
Ngày 23: Bột rau rền
Nguyên liệu:
Bột gạo: 20g
Thịt lợn nạc: 20g
Rau dền: 20g
Dầu ăn
Cách làm:
Thịt lợn rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, đem xay nhuyễn. Sau đó đảo chín với một chút dầu ăn
Rau dền nhặt lấy phần lá, rửa sạch, thái nhỏ và xay lấy nước, bỏ phần cái
Hòa bột gạo với nước lọc, quấy bột tan đều. Sau đó bắc lên bếp đun lửa nhỏ, đến khi sôi được khoảng 1 phút thì cho thịt lợn xay và nước rau dền vào khuấy chung đến khi bột chín (khoảng 2 phút) thì tắt bếp. Đổ bột ra bát, để nguội và cho bé ăn.
Ngày 24: Bột tôm khoai mỡ
Nguyên liệu:
Bột gạo: 20g
Tôm: 3-5 con
Khoai mỡ: 20g
Dầu ăn
Cách làm:
Khoai mỡ gọt sạch vỏ, ngâm nước khoảng 15 phút cho ra hết nhựa. Có thể cắt khúc để đem hấp cho nhanh chín. Sau đó dùng thìa nghiền thật nhuyễn.
Tôm làm sạch đầu, vỏ và dây chỉ đen ở sống lưng. Sau đó đem xay nhuyễn hoặc bằm nhuyễn đều được.
Hòa tan bột với nước lọc, bắc lên bếp đun với lửa vừa. Sau khi bột vừa sôi thì cho tôm và khoai mỡ vừa chuẩn bị vào quấy đều tay đến khi bột chín.
Ngày 25: Cháo táo
Nguyên liệu:
Táo: 1 quả
Cháo trắng loại hạt nghiền
Cách làm:
Táo gọt sạch vỏ, cắt thành các miếng nhỏ sau đó xay nhỏ, lọc qua rây lấy nước
Đun cháo trắng với nước táo theo tỷ lệ 1:7 đến khi chín nhừ là được.
Ngày 26: Cháo cá mòi
Nguyên liệu:
Cháo trắng
Cá mòi khô: 1/2 thìa nhỏ
Cách làm:
Rửa cá mòi với nước nóng (2-3 lần) để loại bỏ sạch muối, cắt nhỏ.
Đun cháo với cá mòi theo tỷ lệ 1:7 đến khi cháo chín nhừ thì tắt bếp, bỏ ra bát.
Pha loãng khoai sọ với nước lọc, đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 phút thì tắt bếp, cho ra bát để nguội.
Ngày 30: Rau cải bó xôi trộn ức gà
Nguyên liệu:
Thịt ức gà: 100g
Rau cả bó xôi: 2-3 cây
Cách làm:
Rau cải bó xôi, rửa sạch, đem hấp chín, sau đó cái nhỏ
Thịt ức gà rửa sạch, đem luộc, thái nhỏ
Trộn ức gà và rau cải bó xôi thái nhỏ với nhau
Các nguyên liệu chuẩn bị và cách chế biến thực đơn BLW cho bé 7 tháng tuổi theo phương pháp Baby Led Weaning khá đơn giản, có thể lấy trực tiếp từ khẩu phần ăn của người lớn. Mẹ sẽ rất “nhàn hạ” và dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc bé khi áp dụng phương pháp bé ăn dặm tự chỉ huy.
4. Lợi ích của thực đơn BLW cho bé 7 tháng
Theo nhiều nhà khoa học phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy – thực đơn ăn dặm BLW 7 tháng – không chỉ là phương pháp vui vẻ, kích thích bé ăn ngon miệng mà còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động của đôi tay và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Thông qua ăn bốc, bé học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng… của từng loại thức ăn. Bé cũng sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
5. 3 Lưu ý khi cho bé ăn dặm BLW tháng thứ 7
Bé ăn gì ra nấy nhiều khi đồ ăn ra của con vẫn nguyên đồ con ăn: Mẹ đừng lo quá. Phân sống như vậy là bình thường. Do đồ ăn còn mới nên các bé chưa tiêu hoá được hết. Dần bé sẽ thích nghi và tiêu hóa hết nhé
Một bữa ăn của bé gồm những loại gì:1 bữa ăn nên có đủ 3 nhóm: tinh bột, đạm, xơ vitamin. Trong đó tinh bột không nhất thiết đến từ cơm mà có thể thay bằng khoai, nu, mì. Đạm cũng tương tự k nhất thiết phải là ăn thịt mà có thể đổi bằng các loại hạt, đậu…
Cách chế biến thịt cá trong thực đơn ăn dặm BLW 7 tháng như nào:
Thịt thử các loại thịt gà, bò, lợn, luộc mềm, xào với rau, kho nhạt… hoặc làm chả, giò cũng rất tiện.
Cá thì mua lóc xương sẵn về kiểm tra lại rồi bọc giấy bạc nướng, hoặc hấp, chiên, áp chảo…Tuy nhiên cá chỉ nên cho ăn 1 đến 2 bữa 1 tuần thôi.
Chú ý: Giai đoạn 7 tháng tầm gần sang tháng thứ 8 các bé sẽ học thêm kỹ năng bốc nhón nên bố mẹ chủ đồ chế biến 1 loại thức ăn cắt theo hình dạng hạt lựu để bé tập nhé.
Nếu sợ hóc hoặc chưa xử lý được thì nên mua các dạng như sữa chua khô hoặc bánh ăn dặm cho bé tập trước
Khi bé thành thạo việc bốc nhón thì bố mẹ giới thiệu thìa vào bữa ăn cho bé để các e bé tập. Chú ý chế biến các món ăn dạng sốt đặc, sinh tố..để bé tập xử lý. Nên ngồi ăn cùng con để con có thể học hỏi được từ bố mẹ.
Giai đoạn đầu thực hiện thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng BLW, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi vì đống hỗn độn bé bày ra sau đó. Vì thế hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt và không nên nóng nảy với bé. Hãy kiên nhẫn và hướng dẫn từ từ cho bé.
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích về mẹ và bé nhé!
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc khó khăn, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Bé sơ sinh lớn rất nhanh, mỗi giai đoạn phát triển lại phải chăm sóc khác nhau. Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm cũng khiến không ít mẹ đau đầu. Đây là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Ăn dặm là bước đệm đầu đầu đời giúp trẻ phát triển và hoàn thiện khả năng ăn uống. Lúc này sữa mẹ không còn là thức ăn duy nhất của bé nữa. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn không biết làm thế nào để cho bé ăn dặm đúng cách và mắc sai lầm. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu về những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm nhé!
1. Những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm
1.1. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Thời điểm bắt đầu ăn dặm cũng khiến nhiều mẹ phải suy nghĩ. Nhiều bố mẹ chọn cho con ăn dặm sớm từ khi bé 3 – 4 tháng tuổi. Lúc này bé chưa sẵn sàng để ăn dặm đâu mẹ nhé. Cho con ăn dặm quá sớm sẽ dễ dẫn đến một số hệ lụy đến sức khỏe của bé. Việc ăn dặm sớm sẽ khiến bé bú mẹ ít đi, đồng nghĩa bé sẽ không hấp thụ được hết các dưỡng chất có trong sữa mẹ. Trẻ cũng chưa thể thích nghi với thức ăn, có thể gây hại tới hệ tiêu hóa non nớt.
Mặt khác, có mẹ lại cho con ăn dặm muộn khoảng từ sau 9 tháng tuổi. Lúc này sữa mẹ đã bị loãng và không còn cung cấp đủ chất cho bé nữa. Việc ăn dặm quá muộn này sẽ làm trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó có thể dẫn tới bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… ở trẻ em. Đây là một trong những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm lần đầu mà mẹ nên biết.
1.2. Không tiếp tục bú sữa mẹ
Đây là một hành động sai lầm mà nhiều mẹ không biết. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Bé nên được bú trong suốt năm đầu tiên của cuộc đời. Mặc dù giai đoạn 6 tháng trở đi sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất, nó vẫn là thức ăn chính của bé. Nếu bé không được uống đủ sữa mẹ sẽ rất dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
1.3. Cho trẻ ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Một trong những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm đó là nêm nếm gia vị. Nhiều mẹ không tìm hiểu kĩ khi chế biến đồ ăn dặm cho bé mà cho thêm đường hoặc muối để tăng hương vị. Tuy nhiên bé sơ sinh không nên ăn muối. Thận của bé còn non nớt và chưa phát triển hết, cho bé ăn muối sẽ làm thận phài hoạt động quá sức. Đối với đường cũng vậy, trẻ không cần tiêu thụ nhiều đường nếu không sẽ ảnh hướng xấu đến sức khỏe. Bản thân các thực phẩm đã có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé rồi. Vì vậy khi nấu đồ ăn dặm mẹ không cần nêm nếm gì thêm.
1.4. Điều cần tránh khi cho bé ăn dặm: Cho bé ăn cơm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, bé vẫn chưa mọc răng. Vì vậy đồ ăn dặm mẹ cần phải xay nhuyễn hoặc nấu thành cháo, bột để bé dễ nuốt. Bé hoàn toàn không thể nhai, vì thế mẹ không nên cho bé ăn cơm lúc này. Việc ăn cơm quá sớm sẽ khiến dạ dày của bé phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Tương tự với các thực phẩm khác, mẹ nên xay nhuyễn ra. Không nên cho bé ăn những thức ăn cứng, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Nhiều bố mẹ có thói quen bắt con ăn hết phần ăn mà mình đã chuẩn bị. Trên thực tế, việc này là một trong những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm. Bé sẽ cho bố mẹ biết khi nào bé không muốn ăn nữa. Biểu hiện của các bé thường là nhè thức ăn ra, quay đầu đi, bặm môi… Đừng bắt bé ăn nhiều hơn những gì bé muốn. Bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đã no, mẹ nên ngừng việc bón thức ăn lại.
Một vấn đề nan giải nữa của các mẹ khi cho bé ăn dặm đó là sẽ có những thực phẩm bé không thích ăn. Bé không thích một món ăn mới, bé ghét ăn rau, bé khóc khi thấy nó trên bát ăn của mình… Đừng vì vậy mà cho rằng bé “kén cá chọn canh” mẹ nhé. Nếu bé không thích, mẹ có thể thử lại. Thử lại nhiều lần cho tới khi bé chịu ăn nó. Có thể trẻ cũng sẽ muốn ăn nếu thấy mẹ có biểu cảm ngon miệng.
Việc cho bé ăn dặm tuy khó khăn nhưng lại là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của bé. Mẹ hãy thật kiên nhẫn và dịu dàng với bé nhé! Tìm hiểu kĩ về ăn dặm và những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm sẽ mang lại lợi thế cho mẹ đấy. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có thật nhiều niềm vui!
Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!
Bé không chịu ăn dặm luôn là một trong những vấn đề khó đối với các gia đình. Đặc biệt là khi bố mẹ lần đầu có con. Để giải quyết triệt để tình trạng đó, mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân và lựa chọn giải pháp phù hợp.
1. 6 nguyên nhân khiến bé không chịu ăn dặm
Để giải quyết triệt để vấn đề bé không chịu ăn dặm. Mẹ cần phải xác định được nguyên nhân vì sao bé nhà mình không chịu ăn dặm.
1.1. Thời điểm ăn dặm không phù hợp
Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, giai đoạn 5-6 tháng là thời điểm thích hợp để bé có thể ăn dặm. Thế nhưng trẻ lại chưa được cai sữa. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bé không chịu ăn dặm chỉ uống sữa hay thích thú với các chế phẩm từ sữa.
1.2. Thức ăn dặm không phù hợp
Một nguyên nhân phổ biến khiến bé không chịu ăn dặm chính là do mẹ lựa chọn các món không phù hợp với độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé. Điều này thường xảy ra ở các bà mẹ trẻ, lần đầu có con. Cụ thể:
Ở tháng thứ 5-6, khi bé mới tập ăn dặm, mẹ nên bắt đầu từ việc pha loãng bột ăn dặm kết hợp rau củ nghiền. Đồng thời tăng dần khẩu phần để tạo thói quen cho bé. Trong giai đoạn này, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm ăn dặm giàu đạm động vật như thịt, cá…
Sang giai đoạn 7-8 tháng, bé đã có thể ăn các loại thức ăn thô hơn. Do đó, Chọn đồ ăn dặm cho bé mẹ có thể cho bé ăn cháo thay vì bột ăn dặm. Đồng thời mẹ cũng có thể cho trẻ tập làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn. Ví dụ như gà, đậu, các loại cá, các loại trái cây…
Khi được từ 9-11 tháng, nhiều trẻ sẽ ăn được cháo hạt vỡ hoặc cơm nát và tự nhai nuốt được các loại thức ăn mềm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé làm quen với thịt lợn, thịt bò, các loại hải sản như sò, tôm… để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
Cuối cùng, từ 12-18 tháng, bé đã cai sữa và có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm. Lúc này mẹ cần quan sát kĩ phản ứng khi trẻ ăn để thay đổi món ăn phù hợp khẩu vị của bé.
1.3. Thực đơn ăn dặm không đa dạng
Khi phát triển đến độ tuổi nhất định, vị giác của trẻ cũng tương tự người lớn. Do đó, nếu mẹ thường xuyên cho bé ăn một món nhất định, bé sẽ cảm thấy chán ăn, lười ăn. Có thể cho bé ăn dặm hoa quả, bơ cho bé ăn dặm… Đây chính là một nguyên nhân dẫn đến việc bé không chịu ăn dặm.
1.4. Thức ăn được nêm nếm quá mức khiến bé không chịu ăn dặm
Với các bé, đặc biệt là các bé dưới 9 tháng tuổi, thận vẫn còn yếu. Nó không thể tự lọc nhiều loại gia vị nặng như đường, muối… Vì vậy để giải quyết vấn đề bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ cũng như bảo vệ sức khỏe trẻ, mẹ nên hạn chế tối đa việc nêm nếm gia vị.
1.5. Bé mải chơi hoặc chưa đói
Thời gian tiêu hao năng lượng phụ thuộc nhiều vào các hoạt động diễn ra và khoảng cách giữa các món. Do đó, giờ giấc ăn uống của bé sẽ rất thất thường. Mà khi không thấy đói thì trẻ sẽ chẳng ngóng chờ việc ăn uống đâu. Đặc biệt hơn, nếu đang mải chơi, bé cũng chẳng thích thú gì với việc ăn dặm đâu.
1.6. Mẹ pha bột ăn dặm không đúng cách khiến bé không chịu ăn dặm
Như đã trình bày ở phần trên, để bắt đầu ăn dặm, mẹ cần cho bé tập làm quen bằng bột ăn dặm. Vì vậy, nếu mẹ pha bột sai cách thì hiển nhiên là bé không chịu ăn dặm. Điều mẹ nên làm là cho trẻ tiếp xúc với bột ngọt có hương vị tương tự sữa mẹ trước. Đồng thời mẹ cũng nên tham khảo các cách pha bột ăn dặm tiêu chuẩn để tạo độ mịn thích hợp.
2. 6 giải pháp cho vấn đề bé không chịu ăn dặm
Để giải quyết vấn đề “ Làm sao để bé hứng thú ăn dặm?”, mẹ yêu có thể tham khảo 6 giải pháp sau:
2.1. Giới hạn lượng sữa
Trước khi ăn dặm, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ. Do đó, trong giai đoạn đầu, nhiều bé không chịu ăn dặm mà chỉ uống sữa. Đặc biệt, sữa còn chứa nhiều calories nên việc tiêu thụ nhiều sữa sẽ khiến bé no và từ chối hợp tác khi mẹ cho ăn dặm. Để giải quyết vấn đề này, mẹ có thể giới hạn lượng sữa tiêu thụ của trẻ.
2.2. Hạn chế các bữa nhẹ
Việc ăn nhẹ quá nhiều thường khiến trẻ không đói khi đến bữa ăn chính. Do đó, mẹ không nên cho bé tiêu thụ quá 2 bữa ăn nhẹ/ ngày. Đặc biệt mẹ chỉ nên cho bé ăn bằng ⅓ lượng bé nên ăn vào bữa chính. Đồng thời giới hạn lượng nước hoa quả dưới 180ml/ ngày. Điều này sẽ giúp đảm bảo bé ngồi vào bàn ăn với một chiếc bụng rỗng.
2.3. Chuẩn bị lượng thức ăn ít hơn lượng mẹ nghĩ bé sẽ ăn hết
Đây là một mẹo tâm lý rất hay được nhiều bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Thông thường, trẻ sẽ có xu hướng lười ăn nếu thấy lượng thức ăn trên bàn vượt quá lượng tiêu thụ của bé. Nếu mẹ chỉ đặt một vài món với lượng vừa phải lên đĩa của trẻ. Rất có thể, bé sẽ nhanh chóng “đánh chén” xong suất ăn đó. Đồng thời thích thú với việc mình vừa làm được. Nếu bé muốn ăn thêm, mẹ không nên hỏi mà chờ bé tỏ ý xin thêm. Điều này không chỉ khiến bữa ăn diễn ra thoải mái. Mà còn rèn luyện cho trẻ tính chủ động nữa đó.
2.4. Để trẻ tập ăn với thức ăn bốc nhón (Finger foods)
Nếu bé yêu nhà mình đang trong giai đoạn 6-8 tháng tuổi (Khi bé chưa thể tự mình dùng thìa, đũa). Mẹ có thể chế biến thức ăn bốc nhón để bé tự bốc ăn. Điều này giúp trẻ luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân. Đồng thời làm việc ăn dặm trở nên thú vị hơn.
2.5. Để bé tự ăn
Rất nhiều gia đình có trẻ biếng ăn thường xuyên ẵm bế, làm trò và bón cho bé, dỗ bé ăn dặm. Nhưng thực chất lại càng khiến bé lười ăn hơn. Bố mẹ nên để bé tự ăn. Nếu trẻ không ăn, đừng dỗ dành. Cứ như vậy, khi nào bé đói, bé sẽ tự đòi ăn.
2.6. Giới hạn thời gian bữa ăn giải quyết vấn đề bé không chịu ăn dặm
Nếu mẹ để bé ăn cùng gia đình thì hãy kết thúc bữa ăn của trẻ khi các thành viên trong gia đình dùng xong bữa. Còn nếu bé ăn riêng thì mẹ cần giới hạn thời gian bữa ăn một cách phù hợp. Việc kéo dài bữa ăn và cố thúc ép trẻ ăn hết suất không phải lựa chọn tốt cho “Làm gì khi bé không hợp tác ăn dặm?”. Mà còn khiến bé có ấn tượng xấu với việc ăn dặm.
Giải quyết tình trạng bé không chịu ăn dặmkhông quá khó khăn. Nhưng mẹ cần “bốc đúng thuốc, bắt đúng bệnh”. Hy vọng qua bài viết, bé yêu nhà mình sẽ không còn biếng ăn nữa!
Bé sơ sinh có thể bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Vì vậy, việc mẹ bắt đầu xây dựng kế hoặc ăn dặm dinh dưỡng cho con là rất quan trọng. Hãy cùng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để giúp bé luôn vui tươi và khỏe mạnh nhé.
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Bên cạnh việc duy trì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Con cũng cần một nguồn thực phẩm khác với sự đa dạng trong thành phần dinh dưỡng hơn. Vì lúc này bé đã có sự phát triển, đòi hỏi việc bổ sung nhiều thành phần hơn. Và nếu bé lớn nhanh, đã có thể bắt đầu mọc răng. Vì vậy, mẹ nên biết lên thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn dặm ngày 2 bữa và ăn khoảng 500-700ml sữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Mẹ nên có sự kết hợp, thay đổi món ăn để tránh con bị chán ăn. Bằng việc kết hợp một bữa ăn bột ngọt và một bữa bột mặn để kích thích bé ăn. Trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi mẹ đã có thể bổ sung chất đạm từ thịt, trứng,…. Nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cũng như lượng Vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé.
Nguyên tắc thời gian: không nên cho bé ăn quá 30 phút cho một buổi ăn dặm.
2. Cần lưu ý gì khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi?
Không nên cho bé ăn dặm quá sớm. Độ tuổi lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng
Thực hiện theo nguyên tắc ăn dặm từ món ăn loãng đến đặc,từ ít đến nhiều để dạ dày của bé có thể thích nghi khỏe mạnh
Không ép bé ăn
Không cắt ngang giấc ngủ của con. Mẹ không nên bắt trẻ phải thức dậy ăn khi bé đang ngủ ngon giấc.
Không cho con vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn nằm.
Không nên cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa…để tránh thận của bé làm việc quá tải và có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.
Không dùng quá nhiều gia vị cho món ăn dặm của con.
Nên thêm các loại dầu béo, dầu cá khi chế biến món ăn cho bé.
Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều thịt (chất đạm nói chung khi bé mới bắt đầu ăn dặm). Chỉ nên bổ sung một vài loại thịt đơn giản để bổ sung đủ phần đạm cho con. Giai đoạn này, mẹ có thể cho trẻ làm quen với đạm từ động vật từ các loại thịt trắng. Vì thịt trắng dễ tiêu hóa hơn và dễ hấp thụ hơn so với thịt đỏ. Các loại thịt trắng mà trẻ có thể ăn như: thịt vịt, thịt ngan, chim bồ câu, thịt gà…
Bé 7 tháng tuổi ăn được thịt bò chưa? Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho trẻ ăn khoảng 50g loại thịt này là được. Lượng đạm và sắt từ thịt đỏ sẽ giúp trẻ nạp thêm nhiều năng lượng để hoạt động trong ngày, bổ sung sắt cho cơ thể.
Bé 7 tháng tuổi ăn được tôm chưa? Đối với thịt tôm cá, mỗi bữa mẹ có thể cho con ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ). Nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3-4 bữa/tuần.
3.2. Trẻ 7 tháng tuổi ăn được những hoa quả gì?
Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ 7 tháng ăn được hoa quả gì thì hãy nghĩ ngay đến chuối. Chuối là loại quả chứa hầu hết thành phần vi chất cần thiết cho cơ thể. ½ quả chuối mỗi ngày sẽ là thực đơn bữa phụ lý tưởng cho trẻ 7 tháng tuổi. Nên cho bé ăn nhiều trái cây nhà họ cam quýt để bổ sung vitamin C tốt nhất cho con. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh cho bé ăn các loại quả khó tiêu như mít, sầu riêng,…
Để sắp xếp thực đơn cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý nhất, mẹ cần nắm được thời gian các loại thực phẩm tiêu hóa hết.Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có thể áp dụng như sau:
8 giờ: Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn trái cây (xoài, chuối,…)
9 giờ: Bú sữa mẹ.
11 giờ: Tiếp tục cho bé ăn dặm một trong các món sau: Bột thịt gà: 20g bột gạo, 20g thịt gà, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh. Hoặc bột thịt bò: 20g bột gạo, 20g thịt bò, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh..
4.2.2. Buổi chiều
14 giờ: Bú mẹ (hoặc uống sữa công thức).
15 giờ: Uống nước cam (vắt 1 quả cam ngọt, thêm 5ml nước lọc vào). Hoặc ăn bổ sung trái cây
17 giờ: Các loại bột ăn dặm như: Bột tôm khoai mỡ: 20g bột gạo, 5 con tôm thịt đã làm sạch, 25g khoai mỡ, 1 thìa cà phê dầu ăn. Hoặc bột thịt bò: 20g bột gạo, 20g thịt bò, 1 thìa cà phê dầu ăn, 2 thìa cà phê lá rau xanh.
20 giờ: Bú sữa mẹ.
Lưu ý: Vì thể trạng và sở thích mỗi bé mỗi khác nên các mẹ có thể thay đổi phù hợp với con. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tổng lượng ăn trong một ngày của bé phải đạt khoảng 1200ml.
5. Các món mẹ nên thử trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Cho nồi lên bếp, bật lửa vừa, cho dầu oiu vào và cho thịt bò vào đảo. Sau đó cho thứ tự các loại ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều và xào chín.
Cháo nấu chín rồi cho hỗn hợp vừa xào lên đảo đều. Tắt bếp và cho phomai vào.
Múc cháo ra bát để bớt hơi nóng rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.
5.2. Tôm, bắp, đậu cô ve, cà rốt, nho
Nguyên liệu:
Tôm thịt: 3 con
Ngô bào tử, đậu cove: 3-4 quả
Cà rốt: ¼ củ nhỏ
Nhỏ: 3 quả
Cách làm:
Tôm mua về bóc sạch vỏ, rửa sạch, lấy phần chỉ lưng và bụng rồi băm nhỏ
Bắp nón, đậu cove, cà rốt băm nhỏ và trộn đều
Cho chút bột vào hỗn hợp trên, trộn đầu và vò thành các lát mỏng rồi đem chiên
Nho rửa sạch, ngâm nước muối loãng, bóc vỏ, bỏ hạt rồi cho bé ăn.
5.3. Bột tôm khoai mỡ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân
Nguyên liệu:
Bột gạo tẻ: 25g
Tôm thịt: 5 con
Khoai mỡ: 25g
Dầu ăn trẻ em: 1 thìa cà phê
Cách làm:
Tôm bóc vỏ, làm sạch gân lưng và bụng rồi bằm nhuyễn.
Khoai mỡ gọt sạch vỏ, ngâm qua chút nước cho hết nhựa, đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cho nước vào bột gạo khuấy đều rồi cho lên bếp
5.4. Mì sợi, thịt nạc, rau cải bó xôi và bơ chín
Nguyên liệu:
Mỳ sợi: 25g
Thịt nạc lợn: 20g
Rau cải bó xôi: 4-5 ngọn
Bơ chín: 1/6 quả
Cách làm:
Mỳ sợi đem rửa sạch và luộc cho chín mềm
Thịt nạc đem dập lát mỏng và hấp chín
Rau lấy phần lá đem rửa sạch và hấp chín
Bơ chín bỏ vỏ thái miếng
Bỏ tất cả lên bàn ăn cho bé tự chọn
5.5. Cháo sườn rau củ – Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Nguyên liệu:
Bột Gạo tẻ: 25g
Sườn non: 4-5 miếng
Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan
Dầu ăn trẻ em
Cách làm:
Sườn non mua về đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi hầm nhừ. Sau đó mẹ đem gỡ lấy thịt rồi xay nhỏ cho mịn.
Ngô, cà rốt, đậu Hà Lan đem hấp chín và nghiền nhuyễn.
Pha nước và bột gạo và đun lên bếp. Mẹ lưu ý khuấy đều tay để bột không đứng đáy nồi.
Sau khi bột chín cho thịt và hỗn hợp rau củ đã nghiền nhỏ vào đảo đều rồi sôi thêm vài phút. Sau đó tắt bếp và cho thêm chút dầu ăn để nguội là bé có ngay bát bột thơm ngon, giàu dưỡng chất.
Nuôi dưỡng cho con một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, một sức khỏe tốt luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ. Và là nền tảng cho sự phát triển về sau của trẻ. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng sẽ là cẩm nang không thể thiếu để nuôi con.
Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!
Trong thời gian 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ là thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh giúp bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên khi đã qua 6 tháng, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp 70% dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bé. Khi đó mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian nhiều mẹ bắt đầu quay trở lại làm việc. Cho nên cách tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị thức ăn dặm cho bé trong 1 tuần. Quan trọng hơn là mẹ cũng cần biết cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé đúng cách. Mamamy sẽ chía sẻ một số cách bảo quản thức ăn đã nấu chín trong bài viết dưới đây.
Tủ lạnh là vật dụng quen thuộc để bảo quản thực phẩm trong gia đình. Đối với thực phẩm đã nấu chín, nhiều mẹ thường sử dụng ngăn mát để bảo quản. Đồ ăn dặm của bé cũng không ngoại lệ khi mẹ sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên ngăn mát không phải là tốt nhất. Các chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt đi trong thời gian bảo quản. Và đồ ăn chỉ có thể được bảo quản trong một thời gian ngắn. Đối với các mẹ bận rộn thì không tiết kiệm được nhiều thời gian nên cần bảo quản thực phẩm.
Bảo quản trong ngăn mát: Mẹ chia thức ăn vào các lọ thuỷ tinh sạch và đậy nắp, sử dụng càng sớm càng tốt, tối đa 1 ngày phải sử dụng hết.
Bảo quản trên ngăn đá: mẹ nên sử dụng các khay đá nhựa có nhiều ô bằng chất liệu tốt, làm đông thức ăn trong ô nhỏ với lượng thức ăn vừa phải đủ 1 bữa ăn hoặc 1 ngày ăn tùy ý. Sau đó, mẹ bịt kín khay lại, dán nhãn thời gian cũng như tên thức ăn lên hộp. Cách này có thể giúp mẹ bảo quản tốt nhất các thực phẩm đã nấu chín khoảng 3 tháng và thực phẩm chưa nấu chín khoảng 2 tháng. Tuy nhiên vẫn nên lưu ý: sử dụng càng sớm càng tốt mẹ nhen!
Vì vậy, thay vì ngăn mát tủ lạnh, mẹ nên chọn ngăn đá để bảo quản thực phẩm. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ở ngăn đá, thực phẩm được cất giữ ở đây sẽ không bị mất các chất dinh dưỡng. Bởi vì khi đó các chất trong thực phẩm đang ở trạng thái ngủ nên không xảy ra quá trình chuyển hóa chất. Mẹ chỉ cần nấu trước đồ ăn dặm cho bé cả tuần. Sau đó chia nhỏ thành từng phần vừa đủ rồi bỏ vào ngăn đông để bảo quản. Bằng cách này mẹ có thể bảo quản đồ ăn dặm trong tủ lạnh cho bé lâu hơn mà lại không bị mất chất. Hơn nữa mẹ còn có thể tiết kiệm thời gian cho công việc và bản thân.
Thịt bò là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Với thịt bò, mẹ có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau cho bé ăn dặm. Phổ biến và dễ làm nhất có lẽ vẫn là cháo thịt bò. Mẹ nên kết hợp với các loại thực phẩm khác để tăng dinh dưỡng. Sau khi chế biến, mẹ hãy chia thành từng phần nhỏ vừa ăn cho bé rồi trữ đông. Mẹ có thể dùng các hộp nhựa nhỏ hoặc dùng khay nhựa có nhiều ô nhỏ. Đậy kín và dán nhãn cẩn thận để dễ phân biệt. Một lưu ý là mẹ không nên dùng hộp đựng thủy tinh để bảo quản thức ăn đã nấu chín nhé. Nó có thể bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.
1.2. Cách bảo quản chuối cho bé ăn dặm
Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của chuối đối với con người. Chuối là một thực phẩm có nhiều dưỡng chất, đối với trẻ em không ngoại lệ. Mẹ có thể dùng chuối để chế biến các món ăn dặm cho bé nhà mình. Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều chuối. Mẹ nên tìm hiểu lượng chuối có thể cho bé ăn theo từng lứa tuổi. Việc dùng chuối để làm món ăn dặm cũng sẽ giúp bé dễ ăn hơn.
Một điều mẹ cần lưu ý thêm đó là cách chọn chuối ngon và an toàn. Mẹ không nên chọn chuối có vỏ ngoài vàng ươm, không tì vết. Đó có thể là chuối dấm, gây hại cho sức khỏe. Mẹ nên chọn nải chuối chín không đều. Loại chuối này khi ăn sẽ rất ngọt mà không bị chát. Sau khi mua về mẹ có thể treo lên hoặc bọc kín bỏ tủ lạnh để bảo quản. Như vậy chuối không bị thâm và khi quả chín là có thể ăn liền. Ngoài ra mẹ nên biết chuối hột kị mật ong, chuối tiêu kị khoai môn. Khi kết hợp thực phẩm mà không tìm hiểu kĩ có thể khiến bé có vấn đề về sức khỏe.
1.3. Cách bảo quản bột cho bé
Cách tốt nhất để bảo quản bột ăn dặm cho bé là bảo quản lạnh. Sau khi chế biến, mẹ nên bảo quản bột càng sớm càng tốt. Tốt nhất là bảo quản ngay trong vòng 1 giờ sau khi nấu xong. Nếu chỉ dùng trong ngày mẹ có thể bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh. Còn để dùng lâu dài thì mẹ hãy bỏ vào ngăn đá. Với bột ăn dặm có chứa bột gạo, để lâu sẽ kích hoạt bào tử của vi khuẩn gây độc tố khi bị hâm nóng. Vì vậy mẹ cần bảo quản lạnh bột ăn dặm sớm để tránh bé bị vi khuẩn xâm nhập và mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
2. Cách rã đông đồ ăn dặm an toàn
Ngoài cách bảo quản đồ ăn dặm ra, mẹ nên tìm hiểu cả cách rã đông an toàn nữa. Vì đa phần các mẹ đều bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nên cần có rã đông đúng cách để không bị mất chất. Mẹ có thể tham khảo một số cách rã đông sau:
Rã đông trong ngăn mát qua đêm.
Dùng nước ấm hoặc đun cách thủy.
Dùng lò vi sóng.
Chăm sóc em bé là cả một quá trình đây gian nan vất vả của mẹ. Con càng lớn lên thì mẹ lại càng tốn nhiều công sức hơn. Làm mẹ đòi hỏi rất nhiều kĩ năng để bé được phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Và học cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé cũng là 1 kĩ năng mẹ cần có. Phương pháp bảo quản thức ăn đã nấu chín này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể chăm sóc con tốt nhất. Góc của mẹ xin chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Những ngày đầu xuân không khí tưng bừng rộn ràng khắp muôn nơi. Không chỉ đơn thuần là ngày nhớ về tổ tiên, sum họp gia đình. Cha mẹ cũng nên chú ý đến những trò chơi ngày Tết cho bé. Để con không trở nên chán nản, buồn phiền trong những ngày Tết này.
Tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Các hoạt động du xuân sẽ bị hạn chế rất nhiều. Tuy vậy các mẹ vẫn có thể tham khảo các trò chơi ngày Tết cho bé dưới đây. Để ngày Tết của con vẫn trở nên vui vẻ, ý nghĩa.
1. Các trò chơi ngày Tết cho bé kích thích sự vận động của con
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Khiến việc ra ngoài hạn chế. Tuy nhiên trẻ con thường rất hiếu động, thích vui chơi, chạy nhảy. Sẽ thật nhàm chán nếu chỉ bắt con ngồi yên một chỗ, quanh quẩn trong nhà hết ăn rồi ngủ.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên cho bé ra ngoài dạo chơi. Và các trò chơi mang tính vận động. Không chỉ giúp con rèn luyện thể chất và trí lực thật tốt. Mà còn giúp con vui vẻ, tràn đầy năng lượng hơn mỗi khi Tết đến xuân về.
Một số gợi ý trò chơi ngày Tết tại nhà cho bé kích thích hoạt động. Có thể kể tới như xe đạp trẻ em, xe ba bánh, ván trượt, các loại bóng, bập bênh, đồ chơi dưới nước… Những món đồ chơi này đòi hỏi sự vận động linh hoạt của các bộ phận trên cơ thể. Từ đó giúp bé giữ thăng bằng, nâng cao sức khỏe cho trẻ.
2. Các trò chơi ngày Tết cho bé kích thích tư duy, sáng tạo
Bên cạnh các trò chơi vận động. Các trò chơi ngày Tết cho bé tăng tính tư duy, sáng tạo cũng là một lựa chọn không tồi. Đây là một trong những phương pháp học mà chơi – chơi mà học mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên nên bỏ túi.
Tùy vào từng độ tuổi, sở thích của trẻ. Mà cha mẹ chọn có thể chọn cho con món đồ chơi trí tuệ thích hợp. Đó có thể là những bộ xếp hình với nhiều chủ đề độc đáo. Hay các bộ đồ chơi lego. Những dụng cụ vẽ tranh, bút sáp tô màu… Để bé thỏa sức thể hiện năng khiếu mỹ thuật của mình.
3. Các trò chơi dân gian ngày Tết cho bé
Trò chơi dân gian ngày Tết không chỉ đơn thuần là những trò vui tiêu khiển cho trẻ nhỏ dịp xuân về. Đây còn là “bầu trời xanh” mang sắc thái riêng. Chứa đựng những nét đẹp văn hóa giá trị đặc trưng truyền thống dân tộc Việt Nam.
Không chỉ vậy, thông qua các trò chơi dân gian. Không chỉ giúp bé phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo. Mà còn giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước mình hơn.
3.1. Ô ăn quan – trò chơi dân gian cho bé
Ô ăn quan là trò chơi rất phổ biến ở khắp các vùng quê xưa. Đây không chỉ là trò chơi ngày Tết cho bé khá phổ biến trên mọi miền đất nước. Mà còn được đông đảo trẻ em mọi lứa tuổi yêu thích.
Trò chơi thường gồm hai người chơi. Hai người sẽ phân thắng bại bằng cách thu về quan của đối phương hoặc sao cho nhiều quân nhất. Đây cũng là một trong những trò chơi dân gian phát triển trí tuệ cực kỳ tốt cho bé.
3.2. Rồng rắn lên mây – trò chơi dân gian cho bé
Đây là một trò chơi dân gian được các con vô cùng yêu thích. Trò chơi này sẽ mang lại những tiếng cười để tạo nên không khí vui tươi cho ngày đầu xuân năm mới. Đây là trò chơi tập thể đòi hỏi sức lực cùng sự khéo léo của người chơi.
Bên cạnh đó, khi chơi rồng rắn lên mây. Bé sẽ được luyện tố chất vận động. Không chỉ giúp con nhanh nhẹn, khéo léo. Mà còn rèn kỹ năng đối đáp bằng lời đồng dao, giáo dục tính tập thể cho con.
3.3. Nhảy lò cò – trò chơi dân gian cho bé
Một trong những trò chơi dân gian ngày Tết cho bé rất được yêu thích chính là nhảy lò cò. Trò chơi dân gian này dành cho các em thiếu niên, nhi đồng không phân biệt nam nữ. Nhảy lò cò thường được chơi thành một nhóm với số lượng từ 2 đến 5 người.
Đây là trò chơi thường hay thấy xuất hiện tại các sân trường học nhiều năm trước đây. Đây không chỉ là một trò chơi giúp bé vận động. Mà còn tạo cho bé niềm vui cùng bạn bè trong dịp Tết đến. xuân sang.
3.4. Bịt mắt bắt dê – trò chơi dân gian cho bé
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian có từ thời xa xưa. Và còn lưu truyền cho đến ngày nay. Đây là một trong những trò chơi dân gian vô cùng phổ biến. Không chỉ ở thành phố, nông thôn mà dường như xuất hiện trên mọi miền đất nước.
Những trò chơi ngày Tết cho bé quả thật vô cùng hấp dẫn phải không nào? Để ngày Tết Cổ Truyền không còn buồn chán. Hãy cùng các con và người thân, bạn bè chơi những trò chơi này. Để xuân thêm tươi vui, rộn ràng mẹ nhé!
Tết đã đến xuân đã về trên mọi nẻo đường của đất nước. Đây cũng chính là thời gian để cả gia đình quây quần bên nhau sau một năm bận rộn. Và cũng chính là thời điểm bé nhà mình được thoải mái vui chơi. Vậy mẹ đã chọn được nhạc Tết cho bé chưa. Hãy để Mamamy đưa ra vài gợi ý cho mẹ nhé!
Đây là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện ra đời từ năm 1995. Bài hát mang thể loại nhạc trẻ pha trộn âm hưởng nhạc dân tộc. Nội dung của tác phẩm nhạc Tết cho bé này mô tả nhận thức về khung cảnh và “lòng người” trong dịp Tết Nguyên Đán .Nhưng ý nghĩa sâu xa hơn nói lên “khát vọng về một dân tộc ấm no” và về “một mùa xuân bình yên, tươi đẹp.”
Với giai điệu vui tươi và những câu hát trong sáng. “Xuân xuân ơi, xuân đã về. Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến…”. Đây chắc chắn sẽ là một bài hát không thể thiếu trong danh sách nhạc Tết cho bé của mẹ trong dịp xuân này.
“Ngày Tết quê em” là một bài nhạc Tết cho bé do nhạc sĩ Từ Huy sáng tác vào năm 1994. Đây là một trong những ca khúc nổi bật mỗi dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.
Bài hát như bức tranh sống động về không khí Tết vui vẻ, rộn ràng trên khắp mọi miền đất nước với “đàn em thơ khoe áo mới”, “người ra Trung, ra Bắc, vô Nam”, “người đi thăm, đi viếng, đi chơi”… Điệp khúc “Tết Tết Tết Tết đến rồi” láy đi láy lại như thúc giục người nghe về một cái Tết ấm cúng lại về. Chính vì thế đây sẽ là một trong các bài hát sôi động cho bé ngày Tết, mẹ nhỉ.
3. “Ngày xuân long phụng sum vầy” – Nhạc Tết hay cho bé
“Ngày xuân long phụng sum vầy” là một bài nhạc Tết cho bé với lời chúc rộn ràng trong ngày đầu năm. Với mong ước mọi sự tốt lành và sức khỏe cho mọi người, mọi nhà. Lời bài hát giản dị trên nền nhạc vui tươi hòa âm cùng tiếng trống, tiếng chiêng của màn múa lân. Khiến cho người nghe có cảm nhận không khí Tết đang vô cùng nô nức, náo nhiệt.
Bài hát này được nhạc sĩ Quang Huy sáng tác và đã có nhiều các ca sĩ nổi tiếng thể hiện. Mới đây, ca sĩ nhí Bảo Anh cũng đã thể hiện lại với phong cách vô cùng đáng yêu. Đúng là một ca khúc không thể thiếu để bé nghe nhạc ngày Tết. Cả nhà hãy nghe cùng bé nhé!
Đây là một bài nhạc Tết cho bé của nhạc sĩ Nhật Trung. Một bài hát ngắn nhưng lại có đến 22 từ Tết được lặp đi lặp lại nhiều lần. Giai điệu lặp đi lặp lại “Tết ơi là Tết” vô cùng quen thuộc khiến cho người nghe có cảm giác vui vẻ và được hòa mình vào không khí rộn ràng của mùa xuân sang. Chắc chắn bé sẽ cảm thấy vô cùng thích thú mẹ ơi!
Bài hát “Sắp đến Tết rồi” nói lên sự vui tươi, phấn khởi của các em nhỏ trong không khí chuẩn bị đón Tết đến xuân về. Được bố mẹ sắm sửa cho những bộ quần áo mới. Giai điệu háo hức của bài hát đã in sâu trong lòng trẻ em nhỏ nhiều thế hệ. Phần lời của bài hát chứa đầy cảm xúc vui tươi, mong chờ “Sắp đến Tết rồi đến trường rất vui. Sắp đến Tết rồi về nhà rất vui”. Bài hát này của nhạc sĩ Hoàng Vân đã là bài “tủ” trong danh sách nhạc Tết cho bé của biết bao thế hệ gia đình Việt đấy mẹ ạ.
Ca khúc đã khá quen thuộc với các bé thiếu nhi vào mỗi dịp Tết đến. Lời bài hát đã miêu tả về bầu không khí rộn ràng của ngày Tết với hình ảnh bánh chưng, dưa hấu, hoa mai vàng, cành đào tươi. Bên cạnh đó, bài hát còn chứa đựng những lời chúc Tết đầy ý nghĩa của các em nhỏ dành cho ông bà, cha mẹ.
7. Nhạc Tết được nhiều người yêu thích – “Mùa xuân của bé”
Nhạc Tết cho bé bài “Mùa xuân của bé” được thể hiện góc nhìn trong sáng và đơn giản của trẻ nhỏ về mùa xuân, về ngày Tết. Gắn liền với những vật quen thuộc xung quanh như tập vẽ nụ hoa, tiếng chim quanh nhà, chiếc áo mẹ thêu… Với giai điệu vui tươi đặc trưng của các bài ca Tết, “Mùa xuân của bé” đã trở thành bài hát được các mẹ và bé yêu thích. Thật là một bản nhạc Tết hay cho bé, đúng không nào mẹ ơi.
8. Nhạc Tết được các bé yêu thích – “Bé đón Tết sang”
Bài hát cuối cùng trong list nhạc Tết cho bé mà Góc của mẹ muốn gợi ý đến mẹ ngày hôm nay chính là bài hát “Bé đón Tết sang”. Bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khắc họa không khí đông vui của những ngày Tết và khung cảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng xanh. Và những hình ảnh quen thuộc như đi chúc tết, xem múa lân, nhận phong bao lì xì đỏ… Tất cả những thứ quen thuộc, gần gũi của dịp Tết đều được thể hiện trong những ca từ trong bài hát.
Vậy là một năm nữa đã qua. Góc của mẹ kính chúc cả gia đình mình một cái Tết thật vui và hạnh phúc. Mong sang năm mới các bé sẽ luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn nghe lời ông bà, cha mẹ. Chúc cả nhà mình an khang thịnh vượng!
Ngày tết là dịp để gia đình quây quần, sum vầy và đầm ấm bên nhau. Tuy nhiên, tình hình dịch diễn ra vô cùng phức tạp do vậy mẹ yêu cần có cách thức phòng tránh cho bé. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết phòng dịch cho bé ngày Tết hiệu quả và an toàn. Mời mẹ yêu tham khảo!
1. Những lý do trẻ dễ nhiễm dịch vào ngày tết
Trẻ nhỏ thường rất nhảy cảm với sự thay đổi của mội trường và những tác nhân gây bệnh. Bên cạch đó vào dịp tết bé thường di chuyển rất nhiều. Bởi đây chính là thời điểm các gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Như thăm họ hàng, về quê thăm ông bà hoặc có thể đi du lịch. Những địa điểm du lịch hoặc đón tết thường rất đông người. Đây chính là nơi có nhiều nguồn bệnh nhất, dễ mắc các bệnh đường hô hấp hoặc nhiễm khuẩn. Đối với Tết giá lạnh của miền Bắc kết hợp với những cơn mua phùn bé dễ nhiễm lạnh. Thậm chí bé có thể bị viêm phổi nếu mẹ yêu không có biện pháp phòng dịch cho bé ngày Tết. Do vậy, mẹ yêu cần chú trọng và quan tâm chăm sóc sức khỏe của bé.
2. Cách phòng dịch cho bé ngày Tết
2.1 Chế độ dinh dưỡng tốt giúp phòng dịch cho bé ngày Tết
Đối với trẻ sơ sinh: Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ giúp trẻ tăng sức đề kháng. Đây chính là cách đơn giản và hữu hiệu nhất giúp bé có nguồn kháng thể dồi dào.
Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Ngày tết bé thường hay vặt nhiều như bánh, kẹo, nước ngọt…khiến trẻ dễ bị no và không có nhu cầu ăn uống. Do vậy, mẹ bé cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để bé có sức đề kháng tốt. Mẹ bé nên sử dụng các thực phẩm như rau củ và kết hợp phong phú các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt hạn chế cho bé ăn các đồ nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.
Ngoài ra, phòng dịch cho bé ngày Tết bằng cách uống nước ấm để bé không bị cảm lạnh và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.
2.2 Mặc trang phục phù hợp cho bé
Mặc dù ngày tết là thời điểm bố mẹ cho bé trưng diện thật đẹp để đón chào một năm mới. Tuy nhiên, xinh đẹp cũng cần phải hợp thời tiết. Đặc biệt, ngoài Bắc Bộ nhiệt độ khá thấp và mưa rét mẹ yêu cần mặc ấm cho bé và giữ cổ họng không bị đau rát. Mẹ yêu nên sử dụng các trang phục áo ấm, phụ kiện như gang tay, khẩu trang. Ngoài ra, áo phao là trang phục được ưu tiên hàng đầu khi lụa chọn quần áo cho bé. Khi cho bé di chuyển bằng các phương tiện như xe máy, mẹ yêu cần kính chắn gió. Mẹ có thể sử dụng áo gió để che chắn phòng dịch cho bé ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ yêu có thể rèn luyện cho bé thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài.
2.3 Chế độ sinh hoạt cho bé vào ngày Tết
Cách phòng dịch cho bé ngày Tết hiệu quả đó chính là có chế độ sinh hoạt vui chơi phù hợp.Ngoài ra, chế độ sinh hoạt và ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt là ngủ không đúng giờ làm suy giảm sức đề kháng của bé. Dù đây là thời điểm bé được quây quần bên gia đình, mẹ yêu nên hạn chế các hoạt động của bé. Mẹ yêu nên quy định thời gian vui chơi và giám sát trẻ khi chơi quá sức. Đặc biệt là chọn đủ giấc, đúng giờ và tránh ngủ muộn và dậy sớm quá. Ngoài ra, tình hình dịch đang diễn ra phức tạp bố mẹ nên tránh cho bé chỗ đông người. Bé có thể tiếp xúc với nhiều nguồn bệnh thực sự không tốt cho sức khỏe của trẻ.
2.4 Vệ sinh cho bé giúp phòng dịch cho bé ngày Tết
Ngày Tết, bé rất ham chơi và tiếp xúc với rất nhiều môi trường có vi khuẩn lây bệnh. Đặc biệt, thời gian ngày tết chế độ sinh hoạt của bé bị đảo lộn và mẹ rất khó để kiểm soát. Do vậy trước các bữa ăn mẹ yêu nên vệ sinh sạch sẽ tay chân cho bé để hạn chế khuẩn lây bệnh. Nếu mẹ yêu không có nước sạch để rửa tay cho bé có thể sử dụng nước rửa tay khô. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối giúp diệt sạch khuẩn. Đặc biệt tắm rửa và thay quần áo cho bé sau một ngày vui chơi bên ngoài tránh các tác nhân gây bệnh và phòng dịch cho bé ngày Tết.
2.5 Giúp bé tăng sức đề kháng
Ngoài các vấn đề như chế độ sinh hoạt, ăn uống,…mẹ yêu cần tăng sức đề kháng cho bé. Để giúp bé có kháng thể tốt mẹ yêu cần sử dụng các loại men vi sinh. Điều này sẽ giúp bé có tiêu hóa tốt, sức khỏe tốt để vui chơi ngày tết. Lựa chọn các thực phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng giúp phòng dịch cho bé ngày Tết. Điều này sẽ giúp bé không chỉ phòng dịch ngày tết hay dịch trung thu mà bất kể ngày nào cũng là ngày bé khỏe.
3. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Mamamy về cách phòng dịch cho bé ngày Tết hiệu quả. Mong rằng bài viết này sẽ đồng hành cùng mẹ và bé có một Tết an lành. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của Mamamy để đọc những bài viết hữu ích nữa nhé! Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và năm mới an lành.
Tết cổ truyền là ngày đoàn viên. Khi mà những đứa con xa trở về nhà cùng gia đình sum họp, quây quần. Không chỉ là thời điểm tuyệt vời để cho trẻ trải nghiệm một nét truyền thống đặc biệt của dân tộc, mà bố mẹ cũng có thể khéo léo dạy trẻ trong ngày Tết những văn hóa ứng xử đúng đắn. Để bé có thể phát triển tình yêu thương và nhân cách toàn diện.
1. Mẹ nên dạy trẻ trong ngày tết những văn hóa tốt đẹp gì?
Trong thời điểm Tết âm lịch, có rất nhiều phong tục truyền thống được diễn ra như: cúng ông táo; đi thăm mộ tổ tiên, dọn nhà, lì xì, đi chùa,… Mỗi phong tục đều mang ý nghĩa rất nhân văn mà qua đó, bố mẹ có thể dạy trẻ trong ngày Tết.
1.1. Bé học được gì trong ngày ông táo lên chầu trời
Tết manh nha bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp âm lịch. Theo quan niệm, ngày này ông công, ông táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời. Báo cáo tình hình những việc tốt và xấu mà gia chủ đã làm trong một năm qua. Chính vì thế, sau khi cúng 3 chú cá chép, mỗi nhà sẽ mang chúng đi phóng sinh.
Mẹ có thể kể cho bé nghe về sự tích ông công-ông táo. Để con hiểu hơn về ý nghĩa đặc trưng văn hóa ngày Tết. Giáo dục bé ngoan ngoãn, nghe lời, làm những việc tốt. Như thế, Ngọc Hoàng sẽ hài lòng, ban phước đến cho gia đình. Hãy cho bé cùng đi thả cá với bố mẹ. Bé sẽ phát triển được lòng từ bi, tình yêu thương đối với động vật và thiên nhiên. Và nếu sử dụng túi ni lông để đựng cá thì bố mẹ nhớ cho trẻ vứt rác đúng nơi quy định nhé!
1.2. Thăm mộ tri ân ông bà tổ tiên
Từ ngày 23 đến 30 tháng chạp, con cháu sẽ ra thăm mộ ông bà tổ tiên. Lau dọn, quét tước phần mộ, cúng hoa hương, bánh trái và mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Mẹ hãy kể cho bé nghe về công ơn của ông bà tổ tiên, những người góp công lao để bố mẹ và bé có những ngày tốt đẹp. Đây là phong tục của người Việt, thể hiện lòng tri ân ông bà tổ tiên, truyền thống hướng về nguồn cội, đạo lý làm người của dân tộc ta.
1.3. Dạy trẻ trong ngày tết dọn dẹp nhà cửa
Cứ đến những ngày giáp Tết, gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, chau chùi nhà cửa sạch sẽ để đón chào năm mới. Với ý nghĩa dọn đi những điều không may trong năm cũ, đón chào một năm mới đầy may mắn, đây là phong tục đã gắn liền trong văn hóa Tết Việt từ rất lâu. Hãy yêu cầu bé cùng góp công. Tùy theo độ tuổi hãy cho bé làm những công việc đơn giản như lau nhà, quét nhà, lau bàn ghế. Đây chính là dịp để áp dụng các bài học cần dạy trẻ trong ngày Tết về lao động, giúp đỡ người khác và biết chia sẻ công việc cùng những người xung quanh.
1.3. Dạy trẻ biết cảm ơn khi nhận lì xì
Vào những ngày đầu năm mới, người lớn dành cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ, bên trong đựng một ít tiền. Với ý nghĩa chúc sức khỏe và mang may mắn đến. Nhưng hiện nay, phong tục này đã biến tướng mà nguyên nhân phần lớn là do sự thực dụng của người lớn. Trẻ em cũng vì thế mà có thái độ không đúng đắn, chê bai phong bao ít tiền và không biết cảm ơn khi nhận lì xì.
Bố mẹ cần giáo dục cho bé biết về ý nghĩa của những phong bao đỏ. Dạy trẻ biết mỉm cười và cảm ơn khi được người lớn lì xì. Nếu bé quên, hãy khéo léo nhắc cho bé. Tuyệt đối không tranh giành phong bao, không nên có thái độ chê bai ít tiền hoặc mở phong bao trước mặt người lớn.
1.4. Văn hóa chúc tết người lớn
Trong những ngày đầu năm mới, các gia đình thường đến nhà ông bà, chú bác và bạn bè để thăm hỏi, gặp mặt, chúc tết. Văn hóa chúc tết là một trong những nét đẹp, thể hiện sự gắn kết, sum họp, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Những lời chúc tết không chỉ thể hiện sự lịch thiệp mà còn là tình cảm mà mọi người muốn gửi gắm đến nhau. Khi được nghe những lời chúc Tết tốt đẹp vào năm mới, ai nấy đều cảm thấy vui đẹp.
Bố mẹ nên dạy gì cho trẻ vào ngày Tết? Hãy giáo dục cho trẻ biết về ý nghĩa của phong tục chúc Tết này. Được nghe những lời chúc ngây ngô, dễ thương từ một đứa trẻ, sẽ luôn khiến người lớn cảm thấy ấm áp, vui vẻ và đẹp lòng. Dạy trẻ những câu chúc tết người lớn hay, phù hợp với từng người. Ví dụ như chúc ông bà dồi dào sức khỏe, sống lâu cùng con cháu. NGười lớn thì chúc làm ăn tấn tới, gia sự vui đẹp. Các anh chị em thì chúc gặp nhiều may mắn, có nhiều sức khỏe.
1.4.1. Các câu chúc hay mẹ có thể dạy trẻ trong ngày Tết
Chúc ông bà:
Mùa xuân đến, kính chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, gặp nhiều may mắn.
Mỗi xuân sang được thấy ông bà khỏe mạnh là niềm vui đối với cháu. Xin kính chúc ông bà gặp nhiều điều may mắn, để chúng con được ở bên ông bà thật lâu.
Chúc ông bà năm mới gặp nhiều may mắn, thêm lộc, thêm thọ.
Chúc cô gì chú bác:
Năm mới cháu chúc cô/dì/chú/bác/bố/mẹ sức khỏe nhiều. Tiền bạc rủng rỉnh trong túi tiêu. Gia đình hạnh phúc bạn bè quý. Thanh thản rong chơi mọi buổi chiều.
Năm mới chúc các bác tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Vui trong sức khỏe. Trẻ trong tâm hồn. Tràn đầy tiền tài và may mắn.
Một năm mới đến, con chúc bố mẹ có nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc bên chúng con. Đón một năm mới an lành, sung túc và tràn ngập niềm vui.
Chúc anh chị em:
Chúc anh hai cưới được vợ xinh, chúc chị hai cưới được chồng hiền, làm ăn phát tài vạn sự như ý.
Chúc em học hành chăm ngoan, lên lớp ào ào cả nhà đều vui, cả năm không biết buồn lo, vui tươi thoải mái yên vui cửa nhà.
2. Kết luận
Năm mới Tết đến luôn là một dịp rất đặc biệt đối với các em bé. Hãy để bé hiểu và trải nghiệm một mùa tết ý nghĩa và trọn vẹn. Thông qua những bài học quan trọng về cách dạy trẻ trong ngày Tết. Trẻ có thể phát triển những tình cảm tốt đẹp, sự nhã nhặn, lịch thiệp trong cách ứng xử. Giúp con trở thành những em bé ngoan, hiểu chuyện và hoạt bát.