Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cứ mỗi dịp Tết trung thu về, chắc hẳn bé nào cũng mơ ước một ngày lễ bên cha mẹ với chiếc đèn lồng rực rỡ cùng chiếc bụng no bánh trung thu. Đây là dịp đoàn viên gia đình ý nghĩa, là cơ hội để cha mẹ cùng bé có khoảng thời gian thật ý nghĩa bên nhau. Năm nay, tết trung thu sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 10. Tức là chỉ còn vài ngày nữa thôi mẹ ơi. Không biết các mẹ nhà mình đã chuẩn bị cho các món quà, các hoạt động để cho bé có một ngày tết thiếu nhi thật đáng nhớ chưa nhỉ? Cùng chung niềm háo hức đón trung thu 2020. Góc của mẹ sẽ bật mí cho mẹ 6 sự thật cực kì thú vị về ngày lễ đặc biệt này. Nhất định sẽ gây bất ngờ cho mẹ và bé yêu đó.

1. 6 điều thú vị về Tết trung thu Việt Nam

1.1. Điều thú vị về tết trung thu: Tết trung thu ra đời như thế nào nhỉ?

Tết trung thu được biết đến là một trong hai lễ hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây cũng là khoảnh khắc đoàn viên ấm áp của cha mẹ và các bé. Là khoảnh khắc gia đình mình được quây quần bên nhau. Cùng tham gia những hoạt động thú vị vui trung thu với bé. Cùng thưởng thức hương vị thơm nồng của những chiếc bánh trung thu nóng hổi. 

Không giống ở Trung Quốc, sự tích và ý nghĩa tết trung thu tại Việt Nam hoàn toàn khác. Có lẽ, mẹ và bé đều quen thuộc với câu chuyện cổ tích về chú Cuội và chị Hằng. Chú Cuội là người đã ở trên cây đa thần kỳ khi nó bay lên mặt trăng.  Mọi người truyền tai nhau rằng nếu nhìn kỹ vào mặt trăng tròn, có thể thấy bóng của một người đàn ông đang ngồi dưới gốc cây. Các bé diễu hành lồng đèn trên đường phố đêm Trung thu để thắp sáng đường xuống trần gian cho chú Cuội từ cung trăng. Từ đó sinh ra truyền thống “Tết trung thu rước đèn đi chơi”

Tết trung thu ra đời như thế nào nhỉ?
Tết trung thu ra đời như thế nào nhỉ?

Quay ngược về dòng lịch sử từ thời xa xưa. Người xưa cho rằng đây là dịp cha mẹ bù đắp những khoảng thời gian “đã mất” dành cho con mình sau mùa thu hoạch. Ngày này thường diễn ra vào khoảng tháng 9. Lúc này, tạm gác lại những lo lắng cơm áo gạo tiền. Cha mẹ sẽ dành thời gian và tổ chức một điều gì đó đặc biệt cho con mình. Cũng như một cách để ăn mừng vụ mùa sau khoảng thời gian tạm xa tổ ấm của mình để chuyên tâm làm việc chăm chỉ. Vì vậy, tết trung thu thường được tổ chức dưới ánh trăng tròn. Nó tượng trưng cho cuộc sống no đủ và thịnh vượng. Quả là ngày lễ thật ý nghĩa mẹ nhỉ.

1.2. Tết trung thu còn được gọi là Lễ hội trăng rằm

Tết trung thu còn được gọi là Lễ hội trăng rằm
Tết trung thu còn được gọi là Lễ hội trăng rằm

Vì sao lại có tên gọi như vậy nhỉ? Vào ngày trung thu, mẹ và bé đừng quên ngắm trăng vào buổi tối nhé. Bởi đây là ngày mà mặt trăng sẽ tròn nhất và to nhất trong năm. Ánh trăng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Mẹ có thể cùng bé ngắm trăng và kể cho bé nghe giai thoại chú Cuội ngồi gốc cây đa. Đây cũng là lí do mà tết thiếu nhi còn được gọi là Lễ hội trăng rằm. 

1.3. Điều thú vị về tết trung thu: Múa Lân

Múa Lân
Múa Lân

Có bao giờ bé hỏi mẹ vì sao Tết trung thu người ta lại múa Lân không? Bởi chắc hẳn cứ vào mỗi dịp này, đường phố luôn nhộn nhịp những tiếng trống cùng những điệu múa lân thật rộn rã. Lân tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy múa lân như một cách loại bỏ đi những điềm xấu để đón chào bình an và may mắn cho mẹ và bé.

1.4. Tết trung thu tặng quà gì phù hợp mẹ nhỉ?

Tết trung thu tặng quà gì phù hợp mẹ nhỉ?
Tết trung thu tặng quà gì phù hợp mẹ nhỉ?

Mỗi dịp trung thu, chắc hẳn các bé đều háo hức được nhận những món quà từ cha mẹ. Vậy nên tặng cho bé những món quà gì nhỉ? Một lưu ý nho nhỏ dành cho các mẹ, không nên tặng hoa màu vàng kể cả cho bé hay cho bạn bè mẹ nhé. Hoa vàng chỉ thích hợp khi ai đó qua đời thôi. Nhưng mẹ có thể hoàn toàn dùng chúng để trang trí nhà cửa. 

Một số gợi ý cho mẹ về quà tặng dành cho bé tết trung thu. Đèn ông sao, đèn lồng cá chép hoặc bươm bướm hay phong bao đỏ đều là những món quà lý tưởng dành cho bé. Đặc biệt, đèn ông sao là món quà phổ biến nhất. Thật dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bé tay rước đèn ông sao, ánh mắt ngập tràn ánh sáng và nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt vào mỗi ngày tết trung thu. 

1.5. Điều thú vị về tết trung thu: Bánh trung thu

Bánh trung thu
Bánh trung thu

Nhắc đến trung thu là không thể không nhắc đến bánh trung thu rồi. Đây là một thứ quà không thể thiếu của mỗi gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng đúng số thành viên trong gia đình. Người xưa truyền nhau rằng bánh càng đều, gia đình càng hạnh phúc, hòa thuận. 

1.6. Điều thú vị về tết trung thu: Đây cũng là khoảng thời gian để dự đoán thời tiết trong tương lai gần

Đây cũng là khoảng thời gian để dự đoán thời tiết trong tương lai gần
Đây cũng là khoảng thời gian để dự đoán thời tiết trong tương lai gần

Ý nghĩa tết trung thu không chỉ là dịp gia đình quây quần bên nhau. Vào thời gian này, người nông dân thường nhìn lên trời và dự đoán vận may của họ cũng như thời tiết trong năm sau. Mặt trăng có màu vàng, mùa màng của họ sẽ phát triển màu mỡ. Mặt trăng nghiêng về màu hơn là một điềm báo kém tích cực. Chúng đại diện cho thời tiết và mùa màng không như mong đợi. Người xưa cũng tin rằng, mặt trăng có màu chủ đạo là màu cam. Đất nước sẽ được an ninh, hòa bình và phát triển mạnh mẽ trong năm tới.

2. Mách mẹ một số địa điểm đưa bé đi đón không khí trung thu

Mách mẹ một số địa điểm đưa bé đi đón không khí trung thu
Mách mẹ một số địa điểm đưa bé đi đón không khí trung thu

2.1. Hà Nội

Nếu mẹ nào ở Hà Nội thì trước tết trung thu, mẹ nhớ đưa bé ghé qua Hàng Mã hoặc phố Lương Văn Can nhé. Những con phố này sẽ được “bao phủ” bởi muôn vàn sắc màu rực rỡ của đồ chơi và đèn lồng trung thu. Ngoài ra, nếu mẹ muốn bé được xem các nghệ nhân chuẩn bị đồ thủ công cho lễ hội trung thu. Mẹ có thể đến Mã Mây. Đặc biệt, vào đêm hội trung thu, nhà hát Tuổi trẻ trên đường Ngô Thì Nhậm và cung thiếu nhi trên đường Lý Thái Tổ sẽ tổ chức các chương trình ca nhạc thiếu nhi dành cho các bé. Đây là các địa điểm đi chơi trung thu thú vị.

2.2. Hội An

Hội An nổi tiếng với lễ hội trăng rằm quanh năm.  Đối với Tết Trung thu, thị trấn ven sông này sẽ tổ chức một bữa tiệc còn tuyệt vời hơn nữa.  Người dân địa phương và khách du lịch đổ về phố đi bộ.  Các vũ công và đoàn đánh trống sẽ dạo trên đường phố, biểu diễn trước các ngôi chùa và các cơ sở kinh doanh.  Bên bờ sông Thu Bồn có âm nhạc và đủ loại vui chơi. Ở nông thôn, nhà nào cũng có bàn thờ phía trước.

2.3. Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi Trung thu sôi động.  Dừng lại trên phố Lương Như Hộc, nơi nổi tiếng với đèn lồng, mặt nạ và đầu sư tử tràn trên vỉa hè.  Đây là điểm đi chơi trung thu hoàn hảo để mẹ chọn cho bé một chiếc đầu sư tử làm quà lưu niệm.  Cửa hàng ở số 109 đường Triệu Quang Phục đã bán đầu sư tử cho những vũ công giỏi nhất của thành phố trong 5 thập kỷ.

Lời kết

Ngày nay, tết trung thu được các mẹ coi như là tết thiếu nhi thứ 2 vậy. Các bé rước đèn ông sao và xem các đoàn múa lân trong không khí vui tươi, rộn rã. Cuộc sống vội vã cũng như có những thay đổi. Hoạt động tự làm đèn lồng tại nhà có thể không còn phổ biến như trước nữa. Đèn lồng, đèn ông sao cũng dễ dàng mua được ở phố đèn lồng hay các cửa hàng hơn. Nhưng dù với cách nào, đây vẫn là dịp để cha mẹ thể hiện tình yêu đối với con mình. Cũng như truyền lại những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước cho bé mẹ nhỉ. Có lẽ đó mới chính là giá trị sâu xa nhất tồn tại mãi đến ngày nay.

Góc của mẹ chúc mẹ và bé sẽ có ngày tết trung thu 2020 thật ý nghĩa nhé!

Thực đơn các món ăn cho trẻ mầm non hàng ngày rất quan trọng. Ở độ tuổi này, bé thường biếng ăn, lười ăn nên một thực đơn các món ăn cần đa dạng các món mặn, xào là rất cần thiết, việc này sẽ gúp kích thích nhu cầu ăn và tạo hứng thú cho bé mỗi khi ăn.  Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ đưa ra những phương pháp phù hợp trong món ăn cho trẻ mầm non.

1. Trẻ mầm non thường ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Trẻ mầm non thường ăn bao nhiêu bữa một ngày?
Trẻ mầm non thường ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Bé đang trong giai đoạn mầm non cần hấp thu 5 bữa/1 ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đối với một số bé bị suy dinh dưỡng hoặc biếng ăn, hấp thụ kém thì nên ăn 3 bữa phụ/1 ngày. Mẹ phải biết tính toán lượng calo hợp lý trong một ngày để giúp bé hấp thụ đầy đủ năng lượng. Hỗ trợ cho sự phát triển của bé trong tương lai.

Những món ăn cho bé mầm non cần đảm bảo đáp ứng đủ 4 nhóm thực phẩm: Chất đạm, chất béo, vitamin kèm các khoáng chất, tinh bột. Duy trì nguồn năng lượng cho bé và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Các món ăn cho trẻ mầm non đem lại dinh dưỡng hiệu quả

Để các chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa. Mẹ cần phải chia những món ăn đó theo từng loại thực đơn phù hợp cho bé. Dưới đây là một số món ăn cho trẻ mầm non được chia theo thực đơn 3 bữa chính: Sáng, trưa, tối và bữa phụ.

2.1. Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi sáng

Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi sáng
Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi sáng

Buổi sáng là buổi quan trọng nhất trong ngày. Bé cần phải hấp thu năng lượng thật nhiều trong bữa ăn sáng để hoạt động hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên chú ý nấu những món giúp dạ dày bé dễ tiêu hóa. Những món ăn mẹ nên nấu buổi sáng như:

  • Cháo thịt với rau củ quả
  • Phở bò
  • Cháo cá hồi rau ngót
  • Cháo sườn
  • Bún mọc
  • Súp nui thịt heo

2.2. Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi trưa

Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi trưa
Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi trưa

Bữa trưa cũng không kém phần quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn mầm non. Đây là bữa giúp bé bổ sung năng lượng đã mất sau nửa ngày hoạt động. Mẹ nên cân nhắc xây dựng thực đơn buổi trưa hợp lý để bé không bị ngán, đảm bảo chất xơ đạm,… Một số thực đơn tiêu biểu cho buổi trưa như:

  • Cơm + thịt bò xào + đỗ xào + canh bắp cải + nho tráng miệng.
  • Cơm + thịt bằm hấp trứng + canh bầu cá thác lác.
  • Cơm + sườn xào chua ngọt + đậu bắp luộc + canh khoai mỡ thịt bằm + vài miếng dưa hấu tráng miệng.
  • Bánh mì ragu + canh bí xanh nấu tôm + vài miếng thanh long.
  • Cơm + cá phi lê kho tộ + canh thịt nấu rau ngót.
  • Cơm + canh bắp cải nấu thịt + tôm xào bơ tỏi + dưa hấu tráng miệng.

2.3. Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi tối

Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi tối
Món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn buổi tối

Buổi tối rất cần thiết cho bé trong giai đoạn mầm non. Thực đơn chủ yếu buổi tối là các món ăn kèm với cơm. Ăn no vào buổi tối còn có thể giúp bé có giấc ngủ sâu tốt cho sự phát triển. Một số món ăn cho dành cho bé mầm non buổi tối như:

  • Bánh canh nấu nấm rơm và thịt heo + trái cây tráng miệng. 
  • Cơm + thịt bò xào nấm rơm + cá nấu rau ngót (cá đã lọc xương sạch sẽ).
  • Cơm + đậu hũ sốt cà chua + canh cải nấu cá viên + măng cụt.
  • Cơm + Tôm thịt rim dứa + canh hầm đu đủ
  • Cơm + thịt kho trứng cút + nấm xào hành lá + canh rau mồng tơi + vài miếng thơm đã cắt vỏ sạch sẽ.
  • Cơm + sườn rim mè + canh nấm đậu phụ.

2.4. Một số món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn phụ

Một số món ăn trong thực đơn phụ
Một số món ăn cho trẻ mầm non trong thực đơn phụ

Ngoài những bữa ăn chính, mẹ nên cho bé ăn thêm những bữa phụ. Lưu ý những bữa phụ tuy ít nhưng cũng phải thật bổ dưỡng, mẹ nên tránh nhầm lẫn với ăn vặt. Cho bé ăn một lượng những món ăn phụ vừa phải để tránh ảnh hưởng tới các món chính. Sau đây là một số món ăn phụ phù hợp cho bé mầm non:

  • Há cảo hấp
  • Bánh su kem
  • 1 cốc sinh tố hoặc rau củ quả
  • 1 cốc sữa tươi
  • 1 hũ sữa chua
  • Súp gà trứng
  • Chè đậu hũ
  • Khoai lang nấu với táo
  • Bánh bông lan

3. Mẹ phải làm gì khi trẻ mầm non biếng ăn?

Mẹ phải làm gì khi trẻ mầm non biếng ăn?
Thay đổi các món ăn dành cho trẻ mầm non liên tục cũng giúp e thích thú khi ăn hơn

Ngoài việc quan tâm đến những thực đơn dành cho trẻ mầm non. Mẹ cũng nên quan tâm đến các giải pháp khi bé biếng ăn. Bởi lẽ, độ tuổi mầm non dễ bị rối loạn trong việc ăn uống do phát triển liên tục.

Một số nguyên nhân khác khiến bé mầm non xảy ra tình trạng biếng ăn như do sự thay đổi môi trường, nơi ở, người cho ăn,.. chán ăn do mọc răng sữa, do ăn quá nhiều bữa làm bé sợ ăn.

Để giải quyết tình trạng bé bị biếng ăn, mẹ nên:

  • Không ép bé ăn: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu mà bé mong muốn. Dừng lại khi bé không muốn tiếp tục ăn nữa.
  • Cho bé ăn cơm cùng với cả nhà: Ăn riêng có thể khiến bé bị chi phối bởi các thứ xung quanh, khiến trẻ biếng ăn. Mẹ nên cho bé ăn cơm cùng với cả gia đình để bé cảm nhận được bầu không khí và tập trung vào bữa ăn hơn
  • Thay đổi thực đơn các món ăn cho trẻ mầm non liên tục: Mẹ nên thay đổi linh hoạt các món ăn để trẻ không bị ngấy thay vì cho trẻ ăn mãi cơm. Mẹ có thể thay thế vào đó các món như súp, mỳ, bún,…

Lời kết:

Qua bài viết trên hy vọng mẹ có thể tìm ra được những món ăn cho bé mầm non vừa ngon và vừa dinh dưỡng nhé!

Nguồn tham khảo:

https://vn.theasianparent.com/menu-an-ngon-chong-lon-cho-be

https://raisingchildren.net.au/school-age/nutrition-fitness/daily-food-guides/school-age-food-groups

Đọc thêm:

Gluten là gì và có tốt cho bé không? Câu trả lời ở đây mẹ ơi

Học ngay cách làm yaourt cho bé yêu nào các mẹ ơi!

3 món ăn dễ làm cho bữa sáng của bé ngon miệng

Bước sang giai đoạn tháng thứ 6 các bé sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Sự phát triển từng ngày của bé được đánh dấu bằng những thay đổi qua các kỹ năng, vận động, giao tiếp, di chuyển,… Vậy bé 6 tháng tuổi biết làm những gì? Trẻ sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới? Cần lưu ý những gì khi chăm sóc bé yêu nhà mình?… Tham khảo ngay bài viết sau mẹ nhé!

Mốc 6 tháng bé phát triển như thế nào?
Mốc 6 tháng bé phát triển như thế nào?

1. Bé 6 tháng tuổi biết làm gì mẹ nhỉ? 

Bé 6 tháng biết làm gì là câu hỏi mà mẹ luôn kiếm tìm lời giải đáp cụ thể, chi tiết. Khi con bước sang tháng thứ 6 đồng nghĩa con đã phát triển nhiều kĩ năng rồi đó mẹ ơi, nào là khả năng vận động, nhận thức, nào là kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin,… Để tìm hiểu chi tiết hơn, mẹ đọc ngay phần bên dưới nhé: 

1.1. Khả năng vận động của bé có sự chuyển biến 

Mẹ cũng biết đấy, sự hiếu động và tinh nghịch của bé luôn mang đến nhiều điều bất ngờ. Có thể được thể hiện ngay từ khi bé 6 tháng tuổi biết làm gì? Chẳng hạn như:

  • Khi nằm sấp: hai chân của bé đưa thẳng lên cao và có thể lật ở mọi hướng. Có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người. Tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về phía trước hoặc ra sau. Có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về phía trước hoặc ra sau. Khi lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi.
  • Khi kéo tay bé ngồi dậy: bé có thể giữ được thăng bằng lưng và hông giữ thẳng. Có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động.
  • Khi ngồi trên ghế: bé có thể cầm và lắc đồ vật. Nếu bị ngã xuống, bé có thể tự mình ngồi dậy. Bé có thể tự ngồi trong khoảng nửa giờ. Nhưng thân người cần phải gập về phía trước và dùng hai tay để chống đỡ.
  • Khi đặt đồ chơi nhỏ ở bên cạnh bé: Bé có thể vươn một tay đến đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay. Tất cả các bé ở độ tuổi này đề có chung sở thích đó là cho tất cả những gì mình cầm được, nắm được vào miệng.
  • Khi ti sữa: hai tay của bé đã có thể cầm được bình sữa.
  • Khi cầm đồ chơi trong tay: bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động.
  • Khi bị quần áo hay khăn che mặt: bé sẽ tự dùng tay gạt chúng ra.

Xem thêm: Bé 6 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Vận động của bé 6 tháng tuổi
Vận động của bé 6 tháng tuổi

1.2. Bé phát triển nhận thức 

Về nhận thức, trẻ 6 tháng biết làm gì mẹ nhỉ? Đầu tiên, con có thể nhận ra một số từ quen thuộc như “không, đúng” hay đáp lại tiếng gọi của ba mẹ. Đây là một trong những bước đầu tiên của quá trình phát triển kỹ năng nói của con đó mẹ ơi. Để tìm hiểu chi tiết hơn, mời mẹ đọc bài viết Trẻ mấy tháng tuổi thì biết nói?

Bên cạnh đó, bé cũng nhìn ngó mọi vật xung quanh, quay đầu tứ phía khi có tiếng động khơi gợi sự tò mò của con hoặc con đang cố gắng lấy món đồ ngoài tầm với. Khi đã cầm được đồ vật trong tay (ví dụ như lục lạc, quả bóng nhỏ,…), con sẽ bắt đầu chuyển từ tay này sang tay kia.

Những lúc này mẹ thường vui sướng vì bé yêu đã phát triển về nhận thức, mẹ cho bé chơi và tiếp xúc nhiều hơn với mọi vật xung quanh. Tuy nhiên, mẹ cần cho bé có khoảng nghỉ nhất định, tránh gò ép con quá nhiều khiến con mệt lả hoặc thiếu năng lượng, dẫn đến việc chán khám phá mọi thứ mẹ nhé.

Nhận thức và học hỏi của bé 6 tháng tuổi
Nhận thức và học hỏi của bé 6 tháng tuổi

1.3. Bé có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh

Ngoài kỹ năng vận động và nhận thức phát triển, em bé 6 tháng biết làm gì nữa thế mẹ ơi? Câu trả lời là con đã bắt đầu thích ứng với môi trường xung quanh rồi đó ạ. Khi mẹ lấy vật trong tay bé và đặt lên giường hay ở đâu đó, bé sẽ bắt đầu trườn người hoặc bò tới để thu lấy “chiến lợi phẩm”. 

Sự thích ứng của bé 6 tháng tuổi
Sự thích ứng của bé 6 tháng tuổi

Một điều thú vị nữa chính là khi mẹ đặt trước mặt bé 3 món đồ chơi, chắc chắn bé sẽ chọn món có màu sắc nổi bật nhất. Ngoài ra, khả năng thích thích ứng còn giúp con vươn tay cầm lấy đồ vật nhanh hơn và kiên quyết lấy cho bằng được. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật. 

1.4. Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển vượt bậc

Kỹ năng giao tiếp của bé phát triển khá nhanh và tăng thêm khi bé có thể bập bẹ, bi bô theo người lớn, đáp lại bằng cách tạo ra những âm thanh khác nhau. Không chỉ vậy, bé còn biết tương tác với ba mẹ bằng các biểu cảm thông qua nét mặt như cười, mếu, nhăn mặt hay khóc.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp của bé 0-6 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Khi soi gương, bé cười với cái bóng trong gương. Cũng như là chụp hình hình tự sướng (seflie) bằng điện thoại cùng những icon đáng yêu bé cảm thấy thích thú hưng phấn tạo ra những âm thanh hay những tiếng cười đùa.

Lúc này đây bé rất thích “nói chuyện” với ba mẹ bằng những tiếng ê, a, ô. Nhiều khi bé còn tỏ ra rất hào hứng khi có ai đó đền gần và nói chuyện vui vẻ với mình. Bé cũng đã biết quay đầu hoặc ngẩn đầu lên nhìn về hướng khi có người nào đó gọi tên mình.

Cử chỉ giao tiếp của trẻ 6 tháng tuổi
Cử chỉ giao tiếp của trẻ 6 tháng tuổi

Khi cho người lạ bế, bồng bé thường đưa tay ra và ôm chầm lấy mẹ và tạo ra những âm thanh như la và khóc không cho người lạ nào đó bế. Bé cũng có thể phân biệt được người lớn và trẻ con, biết vươn tay và phát âm. Để chủ động giao lưu với người khác, biết cười với những trẻ khác và đưa tay chạm chúng.

Các mẹ thường hay có câu hỏi: “Bé 6 tháng biết làm những gì ?” hay “Bắt đầu nói được những gì ?” thì các bé bắt đầu phát những âm đơn: a, i, ba… độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.

Khi học nói, phấn khích, động tác của bé cũng nhiều hơn. Thường có phản ứng với giọng nói nhẹ nhàng nhất là của mẹ. Bé có thể biểu đạt sự vui buồn của mình qua âm thanh. Có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau. Khi các mẹ bắt chuyện với mẹ, bé tỉ mỉ nhìn ngôn ngữ miệng của mẹ và vô cùng hào hứng cười đùa nói theo.

1.5. Thị giác của bé nhạy bén hơn

Bé có thể nhìn ra được những màu sắc ví dụ như: màu đỏ, màu đen, màu vàng, màu xanh,… những màu sắc sặc sỡ giúp bé có ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn. Ngoài ra, bé có thể ghi nhớ khuôn mặt của từng người trong gia đình hay những người hàng xóm gặp hai ba lần. Thì bé sẽ quen mặt và cùng chơi đùa.

Thị giác của bé 6 tháng tuổi nhạy bén hơn
Thị giác của bé 6 tháng tuổi nhạy bén hơn

2. 4 điều mẹ cần làm để phát triển các kỹ năng của con

Sau khi hiểu được trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì, mẹ cần có những hành động cụ thể để giúp con phát triển kỹ năng, ví dụ luôn thấu hiểu, động viên con, dành nhiều thời gian cho con hoặc nghiêm túc xây dựng chế độ ăn dặm chuẩn khoa học: 

2.1. Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé yêu đã có sự chuyển biến trong nhận thức và hành động. Chính vì thế, con thường “dở dở ương ương”, sáng nắng chiều mưa khiến mẹ không biết phải làm thế nào. Những lúc này, mẹ tuyệt đối đừng đánh mắng, trách phạt con, bởi những hành động sẽ khiến bé sợ mẹ và không còn thân thiết với mẹ như trước. 

Thay vào đó, mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành của bé, luôn quan tâm và động viên bé phát triển kĩ năng một cách tự nhiên nhất, đừng thúc ép con gây phản tác dụng nhé mẹ ơi! 

Luôn lắng nghe và thấu hiểu con
Luôn lắng nghe và thấu hiểu con

2.2. Động viên con phát triển kỹ năng 

Bên cạnh việc lắng nghe, thấu hiểu con mẹ cũng nên động viên con phát triển kĩ năng. Cụ thể, nếu hôm nay con bắt được quả bóng bằng hai tay hoặc chuyền đồ vật từ tay này sang tay khác thì mẹ đừng ngần ngại dành những lời khen như “con giỏi quá”, “thực hiện cho mẹ xem lại nhé”. 

Những câu nói này sẽ tác động đến não bộ của bé, hệ thần kinh sẽ nhận diện việc làm này tốt, xứng đáng được khen ngợi, dần dà hình thành phản xạ tự nhiên, con phát triển kỹ năng tốt hơn đó ạ! 

2.3. Tập cho bé ăn dặm

Ngoài sữa mẹ/sữa công thức, cần có thêm dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác, chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm. Quá trình này sẽ bổ sung thêm cho con hàm lượng vitamin, khoáng chất “siêu to khổng lồ” giúp con thông minh, lanh lợi hơn, từ đó phát triển nhận thức và hành động. 

Mẹ tập cho bé ăn dặm
Mẹ tập cho bé ăn dặm

Nếu mẹ bỉm vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa biết cân đo đong đếm khẩu phần như thế nào để đảm bảo con ăn ngon mà còn lớn nhanh lớn khỏe thì có thể tham khảo ngay những bài viết này nhé: 6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút, Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhẹ cân lớn nhanh như thổi.

Mẹ tham khảo nhiều công thức ăn dặm khác nhau để đổi vị cho con
Mẹ tham khảo nhiều công thức ăn dặm khác nhau để đổi vị cho con

2.4. Dành nhiều thời gian cho con 

Ngoài ra mẹ cũng nên dành thời gian ở bên con nhiều hơn trong giai đoạn quan trọng này, mẹ chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của con, ví dụ như bé 6 tháng đã biết ngồi vững trên ghế ăn dặm nhưng con cứ gục đầu hoặc con không có khả năng cầm nắm đồ vật. 

Mẹ nên ghi lại những biểu hiện bất thường đó ra sổ tay để tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết kịp thời nhé. Nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất. 

7. Lưu ý dành cho mẹ khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Bé 6 tháng đã biết làm rất nhiều thứ nên thường hiếu động, chính vì thế mẹ cần xây dựng chế độ chăm sóc đặc biệt. Cùng Góc của mẹ điểm lại 5 lưu ý dưới đây nhé mẹ ơi:

1 – Theo dõi sự phát triển của bé: Bé có đạt được các cột mốc quan trọng này hay không như ngồi vững, phản ứng với âm thanh, phát ra tiếng bập bẹ… Nếu lo ngại bé phát triển chậm mẹ nên đưa bé đi khám.

2 – Giữ vệ sinh không gian sống: Bé 6 tháng tuổi ở giai đoạn này rất hiếu động, vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà, nhất là đồ chơi của bé để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Bệnh mùa hè ở trẻ em

3 – Dành nhiều thời gian cho con: Mẹ nên dành nhiều thời gian chơi cùng bé những trò như ú òa. Các trò chơi tương tác để giúp bé phát triển trí não cũng như các kỹ năng cần thiết.

4 – Kiểm tra kỹ những vật con tiếp xúc: Các mẹ chú ý và tuyệt đối không cho bé chơi những mảnh đồ chơi nhỏ. Vì có thể làm bé nghẹt thở, bị hóc khi cho vào miệng. Không được để những vật sắc nhọn bên cạnh bé. Vì có thể bé tò mò và bò tới để cầm và gây ra hậu quả không lường trước được

Như vậy, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi bé 6 tháng tuổi biết làm gì cũng như tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ trong hành trình phát triển kĩ năng của con. Nếu còn bất kì thắc mắc nào xung quanh việc nuôi dạy con yêu, mẹ đừng ngần ngại để lại bình luận để Góc của mẹ tư vấn kịp thời nhé!

Bé yêu thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có tính cách, sự nghiệp và tình cảm như thế nào khi lớn lên. Góc của mẹ thấu hiểu được nỗi lòng của mẹ, nên đã chia sẻ cho mẹ những thông tin bổ ý về bé thuộc cung Bảo Bình dưới đây nhé!

1. Tổng quan về cung hoàng đạo Bảo Bình của bé 

Tổng quan về cung hoàng đạo Bảo Bình của bé 
Tổng quan về cung hoàng đạo Bảo Bình của bé
  • Ngày sinh: Tính từ ngày 20/1 đến ngày 18/2
  • Cung thứ: 11 trong Hoàng Đạo 
  • Tính chất chung: Cung hoàng đạo Bảo Bình tượng trưng cho người có tổ chức và làm việc theo kế hoạch
  • Đặc trưng: là người mạnh mẽ và có sự bất biến
  • Ngày trong tuần: thứ Bảy
  • Ngày may mắn: thứ Tư
  • Số hên: 2, 3 , 4, 7 và 8
  • Sao chiếu mệnh: sao Thổ và sao Thiên vương 
  • Hành tinh cai quản: Thiên Vương Tinh (biểu tượng của sự bứt phá khỏi những quy định và truyền thống) 
  • Biểu tượng: người đàn ông mang bình nước
  • Đá: Cung hoàng đạo Bảo Bình hợp với thạch anh tím, ngọc bích, topaze hồng, và moonstone, hổ phách, mã não, khoáng ziricon, saphire xanh thẫm trong suốt, ngọc thạch lựu.
  • Nguyên tố: không khí
  • Màu sắc: xanh lá cây (xanh lục nhạt), đen, xanh da trời, xanh lơ, ngọc lam 
  • Hoa: cây họ đỗ quyên, hoa tú cầu, cây anh túc 
  • Kim loại: chì, chất phóng xạ uran 
  • Động vật: chim cú, quạ, con lươn 
  • Bộ phận cơ thể: trái tim, lưng 
  • Hẹn hò với: Bạch Dương, Nhân Mã 
  • Làm bạn với: Kim Ngưu, Bọ Cạp
  • Cung hợp: Cung hoàng đạo Bảo Bình hợp nhất với cung Song Tử, Thiên Bình và Bảo Bình.
  • Cung khắc nhất: Xung khắc nhất Sư Tử, Bọ cạp
  • Sở thích: luôn hòa đồng và vui vẻ với bạn bè, thường xuyên giúp đỡ người khác, đấu tranh cho lẽ phải, dành lại chính nghĩa.

2. Đặc điểm tính cách của bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình

2.1. Tính cách của bé trai cung Bảo Bình

Bé trai thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình
Bé trai thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình

Các bé trai có cung hoàng đạo Bảo Bình là rất yêu thích tự do, đam mê về thám hiểm và có phần năng động, hiếu động. Ngoài ra, khi lớn lên mẹ có thể sẽ nhanh chóng thuyết phục bé khi làm việc gì đó theo ý mẹ. Đặc biệt, mẹ nên nhớ rằng các bé trai Bảo Bình là người rất dễ thay đổi tính cách hay ý kiến của bản thân. Bé trai thích những cuộc bàn luận ở đám đông hơn là bàn luận hẹn hò giữa hai người. Vì vậy, khi lớn lên bé đang trong một mối quan hệ yêu đương thì đừng nên cố tách bé ra khỏi cuộc bàn luận, bé trai sẽ nổi giận ngay lập tức.

2.2. Tính cách của bé gái cung Bảo Bình

Tính cách của bé gái cung Bảo Bình
Tính cách của bé gái cung Bảo Bình

Bé gái thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình khá nổi tiếng với vẻ bề ngoài cao ráo, ưa nhìn và tấm lòng vị tha, nhân hậu, khoan dung của bé. Vì vậy mà bé luôn được rất nhiều người theo đuổi. Bởi lẽ, muốn chinh phục được bé gái mang cung Bảo Bình không phải là điều dễ dàng và mất khá nhiều thời gian và công sức. Bé thích những điều mới mẻ, vì thế mẹ phải luôn chuẩn bị cho bé nhiều điều mới lạ như quần áo, đồ chơi hay đưa bé đi du lịch cùng với gia đình mình. Chắc chắn là bé sẽ rất hào hứng và thích thú với những điều mới lạ này và sẽ luôn vui cười mỗi ngày.

3. Ưu, nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình

3.1. Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có ưu điểm gì?

Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có ưu điểm gì?
Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có ưu điểm gì?

Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình giống như những nhà “bác học tí hon” vậy. Bé rất đam mê trong việc thích thú tìm tòi khám phá mọi điều trong cuộc sống, nhưng những bé Bảo Bình còn đi thêm một bước xa hơn đó chính là tìm cách “chế tạo” mọi thứ có sẵn hoặc tự bé nghĩ ra trong đầu. Bé Bảo Bình còn thể hiện sự nhanh nhạy đáng nể trong việc sử dụng các món đồ điện tử thông minh mà nhiều người lớn còn “bó tay”. Bé luôn độc lập không cần ai trợ giúp, và thường xuyên bày ra những trò nghịch ngợm quái dị chẳng giống ai.

3.2. Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có nhược điểm gì?

Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có nhược điểm gì?
Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có nhược điểm gì?

Nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình có tính cách nghịch ngợm nóng nảy, bướng bỉnh và cố chấp hơn bé thuộc cung khác. Bé làm cho những người xung quanh đôi khi cảm thấy sợ hãi, không dám làm đến gần bé. Vì vậy, mẹ hãy luôn lắng nghe những suy nghĩ của bé và tiết chế những điều bé làm trong lúc nóng nảy nhé ! Mẹ cần chỉ cho bé cách độc lập dựa vào chính sức của bé, phát huy cá tính độc đáo của bản thân và phải sẵn sàng hy sinh cho những người quan trọng thật sự trong cuộc đời của bé. 

Mẹ có thể đọc thêm: Khám phá tính cách của bé yêu thông qua 12 cung hoàng đạo

4. Bé yêu cung hoàng đạo Bảo Bình hợp với cung nào?

4.1. Bé gái cung hoàng đạo Bảo Bình hợp với cung nào?

Bé gái cung hoàng đạo Bảo Bình hợp với cung nào?
Bé gái cung hoàng đạo Bảo Bình hợp với cung nào?

Bé gái thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình sẽ hợp với Nhân Mã và Ma Kết

  • Nhân Mã nóng nảy sẽ rất hợp với một bé gái phóng khoáng như làn gió mát Bảo Bình. Trong mọi chuyện, rất đồng điệu với nhau. Tuy nhiên, cặp đôi này dễ lung lay bởi những tác động từ bên ngoài. Bởi vậy, sự kiên định với tình yêu là điều mà luôn cần phải ghi nhớ.
  • Bảo Bình và Ma Kết là hai cung Hoàng Đạo có khá nhiều điểm chung về lý tưởng sống. Một bé trai dịu dàng như Ma Kết sẽ rất tin tưởng khi bắt đầu mối quan hệ với bé gái Bảo Bình. Tình yêu không quá phô trương, trái lại rất bền chặt và ấm áp. Thường thì thể hiện tình cảm của mình qua hành động nhiều hơn là lời nói. Vì vậy mà mối tình này sẽ rất sâu đậm và khó mà bị đổ xô bởi một yếu tố nào khác. 

4.2. Bé trai cung hoàng đạo Bảo Bình hợp với cung nào?

Bé trai cung hoàng đạo Bảo Bình
Bé trai cung hoàng đạo Bảo Bình

Bé trai cung hoàng đạo Bảo Bình hợp với cung Bạch Dương và Thiên Bình

  • Nếu bé trai Bảo Bình kết hợp với bé gái Bạch Dương thì tình yêu của hai bé sẽ trở nên rất lãng mạn bởi sự dịu dàng, chu đáo của Bảo Bình dành cho bé gái trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ. Câu chuyện tình yêu sẽ mãi đẹp nhờ vào sự quan tâm, những hành động đầy tình cảm từ bé trai Bảo Bình. Tính cách của hai cung hoàng đạo này cũng gần như tương đồng với nhau, điều này khiến bé luôn tôn trọng đối phương, tình yêu cũng nhờ vậy mà được hòa thuận và êm đẹp.
  • Bé trai Bảo Bình cũng rất dễ xiêu lòng trước vẻ đẹp gần gũi, hài hước và đáng yêu của bé gái Thiên Bình. Sự vui vẻ, hoạt bát của Thiên Bình có sức hút rất lớn giúp tình cảm của cả hai luôn gắn kết bền chặt. Trong tình yêu, Thiên Bình luôn biết cách “nêm nếm” gia vị một cách thông minh nhất. Gặp được cung Thiên Bình này, chắc chắn Bảo Bình sẽ được thay đổi bản thân rất nhiều để trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn.

5. Cuộc sống tương lai của bé yêu cung hoàng đạo Bảo Bình

  • Sự nghiệp: Bé yêu thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình rất nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt là khi phải trình bày hoặc thể hiện ý tưởng. Điều này cũng dễ nhận ra vì bé có trí tưởng tượng tuyệt vời và biết cách áp dụng ưu điểm này trong mọi tình huống. Công việc kinh doanh gắn liền với Bảo Bình là trình bày và phát triển ý tưởng. Bảo Bình rất thông minh và sẵn sàng chia sẻ ý tưởng của mình, Bảo Bình có thể truyền cảm hứng cho nhiều người xung quanh. Bé thích làm những việc mang lại lợi ích lâu dài cho nhiều người.
Cuộc sống tương lai của bé yêu cung hoàng đạo Bảo Bình
Cuộc sống tương lai của bé yêu cung hoàng đạo Bảo Bình
  • Tình cảm: Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình luôn đối xử tôn trọng và tỏ ra rất tin tưởng ở đối phương. Cách cư xử nhẹ nhàng, tình cảm nhưng không thiếu sự lãng mạn khiến đối phương rất hài lòng. Bảo Bình thể hiện niềm vui của mình thông qua hành động, nét mặt và lời nói. Đặc biệt, bé sẽ không khiến người kia khó xử hay cảm thấy khó chịu vì bị chỉ trích.
  • Gia đình bạn bè: Bé thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình thường rất nghiêm khắc với những người thân trong gia đình mình và bạn bè vì Bảo Bình có những yêu cầu cao đòi hỏi mọi người phải tuân thủ nghe theo. Cũng có lúc bé cảm thấy tự hào về gia đình mình nhưng cũng có lúc Bảo Bình cảm thấy thất vọng vì không ai đồng tình với ý kiến của mình. Bên cạnh đó, bé cũng khéo léo thử thách người bạn qua nhiều đề nghị, nếu như đã đủ tiêu chuẩn, bé mới thực sự cởi mở, thân thiết với người đó.

Góc của mẹ đã nói đầy đủ và chi tiết về bé yêu thuộc cung hoàng đạo Bảo Bình cho mẹ trong bài viết trên. Hy vọng, có thể giúp cho mẹ phần nào hiểu hơn về bé yêu nhé!

Xem thêm: 12 cung hoàng đạo khi làm mẹ như thế nào?

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, nếu mẹ lựa chọn được tư thế ngủ phù hợp sẽ vừa mang đến cho mẹ cảm giác thoải mái vừa tốt cho sức khỏe thai nhi. Vậy có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu nằm tư thế nào tốt nhất? Câu trả lời chi tiết sẽ được Góc của mẹ tiết lộ trong bài viết sau đây, mẹ theo dõi ngay nhé!

1. Mẹ có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không?

  • Có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể nằm ngửa để ngủ nếu trước đây mẹ đã quen với tư thế này và khó có thể thay đổi ngay lập tức. Tuy nhiên, đây là thời điểm tử cung đang phát triển, do đó, mẹ không nên nằm ngửa trên mặt phẳng.
Mẹ bầu có thể nằm ngửa trong tam cá nguyệt đầu tiên
Mẹ bầu có thể nằm ngửa trong tam cá nguyệt đầu tiên
  • Mẹ có thể lựa chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi, đồng thời chèn gối sau lưng để nâng đỡ cơ thể.
  • Trên thực tế, mẹ có thể nằm ngửa trong 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên, đây là một tư thế không tốt. Vì thế, trong thời gian này mẹ nên thay đổi và tập nằm ngủ nghiêng sang bên trái để tốt cho thai nhi.

Mẹ tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

2. Ưu nhược điểm của tư thế nằm ngửa cho mẹ bầu 3 tháng

2.1. Ưu điểm

  • Có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Nếu mẹ lựa chọn tư thế này, mẹ sẽ thở tốt hơn, đồng thời giảm áp lực và các cơn đau lên xương khớp, giúp mẹ ngủ thoải mái hơn.
Nằm ngửa giúp mẹ ngủ thoải mái hơn
Nằm ngửa giúp mẹ ngủ thoải mái hơn
  • Mẹ nằm ngửa trên mặt phẳng giúp lưng được giữ thẳng, tốt cho sức khỏe của cột sống và cổ, hạn chế áp lực tác động lên đĩa đệm cột sống.
  • Tư thế nằm ngửa giúp mẹ không bị sưng bàn chân và mắt cá chân, hỗ trợ chức năng bơm máu của tim được hoạt động tốt hơn.

2.2. Nhược điểm

  • Tư thế nằm ngửa khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể bị giảm, làm lưu lượng máu đến thai nhi giảm đáng kể.
  • Mẹ nằm ngủ ở tư thế này có thể gặp một số tình trạng như tụt huyết áp, chóng mặt, buồn nôn và khó thở trong quá trình ngủ.
Nằm ngửa khi ngủ khiến mẹ và thai nhi gặp một số vấn đề nguy hiểm
Nằm ngửa khi ngủ khiến mẹ và thai nhi gặp một số vấn đề nguy hiểm
  • Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không? Trong 3 tháng đầu hoặc đến khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, nếu bụng chưa quá to, mẹ có thể nằm ngửa. Còn sau đó, mẹ nên “từ bỏ” thói quen này để thai nhi được phát triển an toàn.

3. Có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không – Nằm ngửa đúng cách cho mẹ bầu

Bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Nếu mẹ ngủ theo tư thế này, hãy tuân thủ những hướng dẫn sau đây:

  • Sử dụng gối dành riêng cho mẹ bầu: Những chiếc gối chuyên dụng này sẽ giúp mẹ nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ thêm cho lưng, mang đến cho mẹ giấc ngủ thoải mái trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Kê cao gối: Mẹ nên kê thêm gối để tạo với giường một góc khoảng 20 độ, điều này sẽ giúp mẹ dễ thở hơn, đồng thời giảm sức ép lên hoạt động của dạ dày khiến mẹ không gặp phải tình trạng ợ nóng.
Mẹ hãy kê cao gối khi nằm ngửa để tốt cho cả mẹ và thai nhi
Mẹ hãy kê cao gối khi nằm ngửa để tốt cho cả mẹ và thai nhi
  • Kê cao chân: Mẹ có thể đặt thêm gối dưới chân khi ngủ để máu lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, cách này còn giúp mẹ hạn chế tình trạng chuột rút khi mang thai.

4. Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng khi nằm ngửa

Mang thai 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Câu trả lời là có, nhưng mẹ cần lưu ý thêm những thông tin sau đây:

  • Mẹ chỉ nên nằm ngửa trong tam cá nguyệt đầu tiên: Vì thời điểm này, bụng của mẹ chưa to, mẹ có thể nằm ngửa để được ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tập dần thói quen ngủ nghiêng về một bên để giảm áp lực cho tử cung, giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời đảm bảo lượng oxy đến thai nhi.
Tốt nhất, mẹ chỉ nên nằm ngửa trong tam cá nguyệt đầu tiên
Tốt nhất, mẹ chỉ nên nằm ngửa trong tam cá nguyệt đầu tiên
  • Hạn chế nằm ngửa qua đêm: 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Mẹ chỉ nên nằm ngửa khi ngủ trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó thay đổi sang tư thế khác. Điều này vừa giúp mẹ cảm thấy thoải mái vừa không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Thay đổi tư thế nếu mẹ cảm thấy khó chịu: Nằm ngủ ở một tư thế thường khiến mẹ khó chịu, do đó, mẹ có thể nằm ngửa, nghiêng sang trái, nghiêng sang phải để được ngủ thoải mái. Tuy nhiên, mẹ hãy tập dần thói quen ngủ nghiêng sang trái ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên mẹ nhé!

Mẹ tham khảo thêm: Mẹ nên làm gì để giữ thai 3 tháng đầu an toàn?

5. Gợi ý các tư thế nằm cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào tốt cho mẹ và thai nhi?

Có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Theo tư vấn của bác sĩ, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ có thể nằm ngửa, nhưng tốt nhất, mẹ hãy lựa chọn những tư thế sau:

  • Tư thế nằm nghiêng sang trái, sang phải: Tư thế này giúp lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi tốt hơn, đồng thời giảm áp lực của tử cung đè lên các cơ quan trong cơ thể của mẹ. Khi nằm nghiêng, mẹ hãy kê thêm một chiếc gối mềm ở bụng và sau lưng để có giấc ngủ thoải mái hơn.
Nằm nghiêng là tư thế tốt nhất cho mẹ bầu khi ngủ
Nằm nghiêng là tư thế tốt nhất cho mẹ bầu khi ngủ
  • Tư thế nửa ngồi nửa nằm: Mẹ hãy kê thêm một số chiếc gối mềm ở phần đầu và phần lưng, tạo với giường một góc khoảng 20 độ. Tư thế này giúp mẹ hạn chế tình trạng mỏi lưng và trào ngược dạ dày.

Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt của mẹ bầu suốt thai kỳ, việc đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Đặt tên Trung Quốc hay cho con gái, con trai cũng là 1 cách đặt biệt danh cho bé. Để chọn biệt danh hay theo tên cho bé, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Qua đó, hỗ trợ mẹ lựa chọn được những tư thế ngủ phù hợp, thoải mái và đặc biệt là không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ hãy tiếp tục cập nhật các bài viết từ Góc của mẹ để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin bổ ích nào nhé!

Đọc thêm:

Bà bầu 3 tháng đầu nên mặc gì để vừa sành điệu lại vừa thoải mái?

Tim thai yếu 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Đừng bỏ qua 4 lưu ý sau!

Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!

Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt nhất, mẹ ngủ ngon, bé khỏe mạnh!

Đối với mẹ mang bầu, theo dõi sự hình thành và phát triển tim thai thực sự là một kỷ niệm quý giá và ý nghĩa. Nhịp tim chính là dấu hiệu cho biết sự tồn tại của thai nhi trong bụng mẹ. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Góc của mẹ để tìm hiểu tất tần tật về tim thai mẹ nhé!

1. Sự hình thành và phát triển của tim thai

Nhịp tim thai hình thành và phát triển như thế nào? Đây là câu hỏi rất được mẹ quan tâm. Tim của thai nhi được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ mẹ nhé. Vào khoảng thời gian đó, phôi thai bắt đầu xuất hiện 2 mạch máu, từ đó hình thành 2 ống dẫn vào tim thai. Tim phôi thai sẽ bắt đầu đập vào khoảng ngày 22 – 23, khoảng ngày 27 – 28, dòng tuần hoàn phôi thai đã thực hiện đúng và đầy đủ các chức năng co bóp và đập như tim người thực thụ dù hình dáng vẫn chưa hoàn thành.

Khi thai nhi được 3 tuần tuổi, tức là lúc mẹ bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai bắt đầu có hình hài và ống thần kinh đã hình thành. Giai đoạn cuối tuần thứ 5 là lúc hình thành hạt nhỏ ở giữa phôi, để phát triển tim thai về sau. Đây chính là dấu mốc quan trọng về sự xuất hiện tim thai, về một sức sống mạnh mẽ đang lớn dần trong bụng mẹ.

Tim thai phát triển mạnh từ tuần thứ 7 của kỳ thai
Tim thai phát triển mạnh từ tuần thứ 7 của kỳ thai

Khi mẹ bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, đây chính là giai đoạn phát triển mạnh của tim thai. Lúc này, tim thai đang lớn dần và bắt đầu phân thành hai buồng trái và buồng phải. Nhịp tim đập nhẹ khoảng 90 – 110 nhịp/phút và dần tăng lên mỗi ngày đến cuối tuần thứ 11. Ở khoảng tuần thai thứ 12, tim của bé đã dần hoàn thiện về hình dáng và các chức năng.

Đến tuần thai thứ 14, tim thai đập mạnh và rõ hơn. Đây là lúc mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng nhịp đập của bé mỗi ngày. Giai đoạn tuần thứ 16 của kỳ thai, tim thai có thể bơm 24 lít máu/ngày và lượng máu sẽ tiếp tục tăng thêm theo sự phát triển của bé.  Đồng thời, lúc này tim thai đã bắt đầu hoàn chỉnh về mặt cấu tạo, chức năng, khối lượng, kích thước.

Từ tuần thai này trở đi, tim thai sẽ tiếp tục duy trì phát triển hơn về mọi mặt cho đến khi bé yêu chào đời. Nhịp tim thai bình thường sẽ đập từ 120 – 160 nhịp /phút.

Xem thêm: Thai 3 tháng đầu phát triển như thế nào? Sự phát triển từng ngày trong mẹ

2. Khi nào nghe được nhịp tim thai nhi?

Khi mẹ ở tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim của bé qua thiết bị siêu âm. Lúc này nhịp tim bé đã đập mạnh và rõ, khoảng 110 lần/ phút và sẽ tăng lên 150-170 nhịp/ phút trong vòng 2 tuần tiếp theo. Tuy nhiên, một số thai nhi đến khoảng tuần 8 – 10 mới có thể nghe được tim thai.

Từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, mẹ đã có thể nghe được tim thai của bé qua thiết bị siêu âm
Từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ, mẹ đã có thể nghe được tim thai của bé qua thiết bị siêu âm

Khi đến tuần thai thứ 17, bộ não của bé bắt đầu điều chỉnh nhịp tim để chuẩn bị chào đời, vậy nên lúc này tim thai sẽ đập một cách tự nhiên hơn. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ không cần đến thiết bị hỗ trợ mà đã có thể nghe rõ nhịp tim thai của bé bằng tai bình thường. Nhịp đập nghe được càng to và ổn định là một dấu hiệu tốt cho thấy bé yêu đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

3. Thế nào là tim thai bình thường và tim thai bất thường?

Đối với thai nhi, nhịp tim thai đập nhanh hay chậm rất quan trọng. Đây là một cách để mẹ biết được tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời, qua nhịp tim thai giúp bác sĩ nắm bắt được mọi vấn đề liên quan đến thai nhi để kịp thời tư vấn và hỗ trợ sức khỏe. Vậy thế nào là tim thai bình thường và tim thai bất thường?

3.1. Nhịp tim bình thường

Nhịp tim thai được xem là bình thường khi ở mức trung bình 120 – 160 lần/phút vào tuần thai thứ 16, và có thể tăng lên 180 lần/ phút khi bé cựa quậy nhiều. Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa, nhịp tim thai nhi tốt nhất giai đoạn chuyển dạ là đạt từ 110 – 160 nhịp/phút.

3.1. Nhịp tim nhanh

Nhịp tim đập nhanh thường xuất hiện giai đoạn mẹ sắp chuyển dạ
Nhịp tim đập nhanh thường xuất hiện giai đoạn mẹ sắp chuyển dạ

Nhịp tim thai nhi có lúc tăng nhanh và mạnh. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé! Nhịp tim đập nhanh thường xuất hiện giai đoạn mẹ sắp chuyển dạ. Lúc này bé cần nhiều oxy hơn để chuẩn bị ra thế giới bên ngoài, dẫn đến tim thai co bóp và đập nhiều hơn. Nhịp tim thai nhi sẽ tăng ít nhất 15 nhịp/phút và thường kéo dài trong khoảng 15 giây.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý nếu nhịp tim của thai nhi tăng nhanh và đột ngột khi chuyển dạ thì đó có thể là dấu hiệu của suy tim. Mẹ cần sự hỗ trợ kịp thời của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 

Các bác sĩ thường tác động làm tim thai đập nhanh lên bằng các biện pháp sau:

  • Lắc nhẹ nhàng bụng mẹ.
  • Đưa ngón tay qua phần cổ tử cung, ấn lên đầu thai, đối với thai ngôi thuận.
  • Tạo những âm thanh động ngắn.

Sau khi áp dụng các phương pháp trên mà nhịp tim đập nhanh trở lại thì chứng tỏ thai nhi vẫn đang khoẻ mạnh.

3.3. Nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là dấu hiệu các bất thường nguy hiểm ở thai nhi
Nhịp tim chậm là dấu hiệu các bất thường nguy hiểm ở thai nhi

Nhịp tim thai dưới 120 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm đối với thai nhi đã hoàn thiện tim. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi không ổn định. Đối với tuần thai thứ 6 – 8, khi đã có tim thai và nhịp tim nhưng tim thai đập dưới 70 lần/phút thì nguy cơ sảy thai có thể lên đến 90%. 

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể là do khả năng lưu thông máu kém, hoặc mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Trường hợp thai nhi có dấu hiệu nhịp tim chậm thì mẹ nên lưu ý đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và cần ngay lập tức thăm khám bác sĩ. 

4. Lưu ý dành cho mẹ để tim thai phát triển khỏe mạnh

Việc theo dõi nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi là rất quan trọng, đặc biệt với mẹ mới mang thai lần đầu. Vì nó là dấu hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe thai nhi. Chính vì vậy, mẹ cần chú ý thăm khám bác sĩ theo định kỳ để theo dõi và kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Hơn hết ở giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ nên cẩn thận và lắng nghe những thay đổi của nhịp tim, để được kịp thời hỗ trợ từ bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. 

Mẹ chú ý theo dõi nhịp tim thai theo định kỳ để đảm bảo bé khỏe mạnh
Mẹ chú ý theo dõi nhịp tim thai theo định kỳ để đảm bảo bé khỏe mạnh

Đồng thời, để đảm bảo sức khỏe cho bé, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, trong giai đoạn này mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Mẹ cần nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện kịp thời.
  • Mẹ nhớ theo dõi lượng nước ối liên tục, đặc biệt trong 3 tháng cuối nhé
  • Theo dõi cân nặng của thai nhi 3 tháng cuối để đề phòng các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh mẹ nhé
  • Mẹ cần phân biệt rỉ ối và chảy dịch âm đạo để xử lý kịp thời, tránh các trường hợp không mong muốn như sinh non, suy thai, thai lưu.
  • Nếu mẹ  bị nhau tiền đạo, thai nhi chậm phát triển cần được theo dõi sát sao và có chỉ định phù hợp bởi bác sĩ sản khoa.
  • Ngoài ra, mẹ phân biệt cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ và thai máy để kịp thời đến bệnh viện nhờ hỗ trợ và can thiệp.

Xem thêm: Tổng hợp 40 tuần thai kỳ và tất cả những điều mẹ cần lưu tâm

5. Chế độ dinh dưỡng thai kỳ cho mẹ

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ cần được mẹ quan tâm đặc biệt
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ cần được mẹ quan tâm đặc biệt

Bên cạnh việc theo dõi quá trình hình thành và phát triển của tim thai, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ cũng vô cùng quan trọng. Mẹ cần đặc biệt lưu tâm những điều sau:

  • Mẹ không nên ăn thức ăn để qua đêm hoặc thực phẩm quá hạn sử dụng. Hệ tiêu hóa của mẹ sẽ bị ảnh hưởng vì nguy cơ món ăn biến chất, gây nhiễm khuẩn.
  • Các loại củ đã mọc mầm nằm trong danh sách thực phẩm mẹ nên kiêng ăn. Hầu hết phần mầm đều tích cụ chất độc, gây nôn mửa, ngộ độc, nghiêm trọng hơn là nguy cơ tử vong. Để đảm bảo an toàn, mẹ tham khảo sử dụng sản phẩm Nước rửa rau củ Mamamy để làm sạch khuẩn thực phẩm trước khi ăn mẹ nhé!
  • Mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại thức uống có chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Các loại thực phẩm được cho là có hại cho thai nhi như đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu,… mẹ tuyệt đối không ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Trong thời gian mang thai, mẹ không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh mà chưa có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ. 

Hy vọng bài viết trên của Góc của mẹ đã giúp mẹ có thêm thông tin về tim thai và những điều quan trọng cần biết cho hành trình mang thai bé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi!

Xem thêm:

Bà bầu nên ăn gì tốt cho cả mẹ và con

Dưỡng thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý điều gì?

Thực đơn ăn dặm 8 tháng bổ dưỡng, khoa học vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, mẹ cần tìm hiểu thông tin để có được những lựa chọn thực phẩm chính xác.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé với hơn 100 món mẹ tha hồ chọn

1. Trẻ 8 tháng ăn dặm những gì?

Tương tự các giai đoạn khác, thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân cũng cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng cơ bản sau: Protein và chất đạm; Chất béo; Tinh bột; Vitamin và chất xơ. Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm các chất khác như sắt, kẽm, omega-3,… để trẻ phát triển toàn diện cả về thể xác và trí não.

1.1. Trái cây

Mẹ bổ sung trái cây vào thực đơn ăn dặm 8 tháng
Mẹ bổ sung trái cây vào thực đơn ăn dặm 8 tháng của bé nhé!

Trái cây thường chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất cũng như các dưỡng chất khác. Qua đó, giúp trẻ cải thiện sức khỏe và phát triển hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Nhiều mẹ thường băn khoăn: “bé 8 tháng ăn được trái cây gì?”. Trên cơ bản, trẻ có thể tiêu thụ được hầu hết các loại trái cây. Ngoài những loại trái cây thông thường như chuối, đu đủ, dưa hấu, táo… Mẹ cũng có thể cho một số loại quả khác như kiwi, dâu tây, đào… vào thực đơn ăn dặm 8 tháng của bé. Điều duy nhất mẹ cần lưu ý là kích thước và độ cứng của trái cây để tránh các trường hợp hóc, khó ăn…

1.2. Rau củ

Mẹ nên thêm các loại rau củ như súp lơ, cải xanh, măng tây...
Mẹ nên thêm các loại rau củ như súp lơ, cải xanh, măng tây… vào thực đơn của bé

Rau củ không chỉ chứa nhiều vitamin, chất xơ. Mà còn có thể chứa chất sắt giúp tăng cường sức khỏe thị giác, phổi và xương. Do đó, khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân, mẹ nên thêm các loại rau củ như súp lơ, cải xanh, măng tây, đậu xanh… Bên cạnh đó, mẹ có thể chuyển từ việc nghiền sang thái nhỏ rau để giúp bé luyện tập khả năng nhai nuốt.

1.3. Cá

Cá hồi rất tốt cho sức khỏe của bé
Cá hồi rất tốt cho sức khỏe của bé

Cá là loại thực phẩm cung cấp nhiều loại axit béo tốt và omega-3. Giúp trẻ phát triển và tăng trưởng trí não. Nếu mẹ vẫn thắc mắc: “Bé 8 tháng ăn được cá gì?”. Thì giải pháp tốt nhất là cá hồi, cá lóc và cá basa. Để chế biến các món cá, mẹ có thể lựa chọn hấp chín, tán nhuyễn trộn cùng cháo hay nấu súp.

1.4. Gà, bò, lợn

Gà, bò, lợn là thực phẩm an toàn, lành mạnh cho sức khỏe trẻ
Gà, bò, lợn là thực phẩm an toàn, lành mạnh cho sức khỏe trẻ

Thịt gà, thịt bò, thịt lợn đều là những thực phẩm an toàn, lành mạnh cho sức khỏe trẻ. Những bé 7 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tiếp xúc với các loại thịt này. Do đó, chúng vẫn có chỗ đứng khá quan trọng trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân.

1.5. Phô mai

Phô mai có nhiều canxi - mẹ nên bổ sung cho bé lượng vừa đủ
Phô mai có nhiều canxi – mẹ nên bổ sung cho bé lượng vừa đủ

Bên cạnh những chất đã kể ở trên, canxi cũng là một chất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Và phô mai chính là nguồn cung cấp tuyệt vời cho dưỡng chất này. Do đó, mẹ có thể sử dụng phô mai làm bữa ăn vặt cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần kiểm soát kĩ lượng phô mai mà bé tiêu thụ để tránh hiện tượng đau dạ dày.

1.6. Trứng

Trứng là thực phẩm dễ dị ứng - mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn
Trứng là thực phẩm dễ dị ứng – mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn

Vì trứng chứa nhiều protein và các chất béo tốt. Nên dù là với người lớn hay trẻ nhỏ, trứng vẫn luôn là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nên khi bắt đầu cho bé tiếp xúc với trứng, mẹ cần quan sát kĩ để xem trẻ có dấu hiệu dị ứng hay không. Đồng thời nên tăng dần lượng tiêu thụ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

1.7. Sữa chua

Sữa chua có nhiều lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột của bé
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột của bé

Sữa chua không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Mà còn chứa lượng lớn các lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột của trẻ. Do đó, sữa chua là một lựa chọn hoàn hảo khi mẹ cho bé ăn nhẹ.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

9 lưu ý khi ăn dặm dành cho con – Mẹ hãy đọc ngay! 

Cho bé ăn dặm đúng cách và những sai lầm mà các mẹ hay mắc phải.

2. Khẩu phần ăn trong thực đơn ăn dặm 8 tháng?

Khi sang giai đoạn 8 tháng tuổi, mẹ nên giảm dần lượng sữa. Đồng thời tăng dần khẩu phần cũng như độ đặc (hoặc độ thô) của cháo, thực phẩm. Với thực đơn ăn dặm 8 tháng, mẹ nên cho bé ăn với khẩu phần 2 – 3 bữa ăn dặm/ngày, 1-2 bữa ăn phụ/ngày. Và khoảng 500-600ml sữa/ngày.

Khẩu phần ăn trong thực đơn ăn dặm 8 tháng cho bé hợp lý
Khẩu phần ăn trong thực đơn ăn dặm 8 tháng cho bé hợp lý

Theo các nhà nghiên cứu, trẻ em sinh ra đã biết tự điều tiết lượng thức ăn mà cơ thể cần. Do đó, để tránh các hiện tượng tiêu cực như suy dinh dưỡng hay béo phì, mẹ nên để bé tự quyết định khối lượng thức ăn của mình. Nói cách khác, mẹ nên để bé tự ăn đến khi bé no và không muốn ăn tiếp. Một số dấu hiệu nhận biết mà mẹ nên để tâm là:

  • Vuốt thìa, nghịch thìa.
  • Quay đầu đi khi thức ăn được đưa đến.
  • Mím chặt môi khi thức ăn tới gần miệng.
  • Nhè hay nhổ thức ăn ra khỏi miệng.
  • Quấy, khóc.
Không nên ép bé ăn mẹ nhé
Không nên ép bé ăn mẹ nhé!

Việc bắt ép trẻ ăn không chỉ đem lại nhiều ảnh hưởng khó lường cho sức khỏe của bé. Mà còn có thể dẫn đến hiện tượng chán ăn, lười ăn. Hay thậm chí là ghét ăn.

3. Lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

3.1. Cháo thịt heo nấm rơm

Cháo thịt heo nấm rơm - Mẹ không nên bỏ lỡ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo thịt heo nấm rơm – Mẹ không nên bỏ lỡ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Bột gạo
  • Nấm rơm
  • Thịt lợn nạc
  • Dầu ăn
  • Nước

Cách làm:

  • Cho bột gạo vào với nước và trộn đều đến khi không còn vón cục
  • Nấm rơm, thịt heo rửa sạch, băm thật nhỏ và xào chín
  • Cho nồi bột lên bếp đun lửa vừa, quấy bột chín thì cho hỗn hợp thịt và nấm rơm vừa xào vào và đun thêm 3 phút nữa.
  • Múc bột ra bát, để nguội cho bé ăn.

Nguồn: Kimi Food TV – Youtube

3.2. Cháo thịt gà nấm hương

Cháo thịt gà nấm hương – Lựa chọn cho thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng 

Nguyên liệu:

  • Đùi gà
  • Nấm hương
  • Gạo
  • Dầu ăn
  • Nước

Cách làm:

  • Ninh đùi gà lấy nước để nấu cháo, thịt gà băm hoặc xay nhuyễn để riêng.
  • Nấm hương làm sạch thái nhuyễn.
  • Khi cháo sôi, cho nấm hương vào đun cho đến khi cháo chín rồi cho thịt gà vào.

3.3. Cháo thịt heo rau cải ngọt

Cháo thịt heo rau cải ngọt - Lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo thịt heo rau cải ngọt – Lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng
  • Rau cải ngọt
  • Thịt heo
  • Dầu ăn
  • Nước mắm trẻ em

Cách làm:

  • Thịt heo đem rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
  • Rau cải ngọt rửa sạch, băm nhỏ
  • Cháo chín mềm thì cho thịt vào nấu thêm 5 phút cho thịt chín.
  • Sau đó cho thêm rau cải ngọt và nấu thêm 3 phút cho rau, thịt chín nhừ là được.

3.4. Cháo tôm rau dền

Cháo tôm rau dền - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo tôm rau dền – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Nõn tôm
  • Rau dền
  • Gạo
  • Dầu ăn
  • Nước

Cách làm:

  • Tôm giã nhuyễn, rau dền băm nhuyễn.
  • Cháo nấu nhừ.
  • Cho tôm, rau dền vào nồi nước nấu sôi bùng lên, nêm nếm, trút vào cháo không đun lại.

Nguồn: Thanh Tâm Food – Youtube

3.5. Cháo cá cà rốt

Cháo cá cà rốt rất tốt cho sự phát triển của bé 8 tháng mẹ nhé!
Cháo cá cà rốt rất tốt cho sự phát triển của bé 8 tháng mẹ nhé!

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ
  • Cà rốt
  • Thịt cá tươi
  • Dầu ăn trẻ em

Cách làm

  • Gạo đem vò sạch, cho nước vào và đun trên lửa vừa cho chín nhừ
  • Cà rốt đem hấp chín, nghiền nhuyễn
  • Cá làm sạch, hấp chín và băm nhỏ
  • Cháo chín thì cho thịt cá, cà rốt vào trộn đều và đun thêm 2 phút
  • Múc cháo ra bát, cho ít dầu ăn vào và đảo đều chờ cháo nguội cho bé ăn.

3.6. Cháo cá lóc khoai lang

Cháo cá lóc khoai lang - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo cá lóc khoai lang – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ
  • Cá lóc
  • Khoai lang
  • Dầu ăn trẻ em

Cách làm:

  • Nấu nhuyễn cháo.
  • Cá lóc hấp chín, gỡ bỏ xương, phần thịt tán nhuyễn để riêng.
  • Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn.
  • Cho cháo trắng vào nồi, cho thêm nước dùng vào nấu sôi, khuấy đều, cho cá và khoai vào trộn đều, nêm thêm gia vị.
  • Tắt bếp, nêm thêm ½ thìa dầu ăn.

Nguồn: Thái Thọ – Youtube

3.7. Súp thịt bò bí đỏ

Súp thịt bò bí đỏ - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Súp thịt bò bí đỏ – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Nước dùng từ sườn
  • Thịt bò
  • Bí đỏ
  • Rau mùi
  • Hành tây

Cách làm:

  • Thịt bò đem rửa sạch, để ráo nước và cho vào xay nhỏ
  • Bí đỏ rửa sạch và cũng xay như thịt bò
  • Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào đun cho bơ nóng, cho hành tây cắt nhỏ vào đảo rồi cho thịt bò vào đảo nhanh
  • Đến khi thịt chín thì cho bí đỏ xay vào đảo thêm khoảng 3 phút
  • Cho ít nước vào sao cho vừa xâm xấp mặt và nấu thêm 10-15 phút cho súp chín là được.
  • Nếu bé ăn được gia vị thì mẹ có thể cho thêm ít rau mùi hay hành lá vào cho thơm ngon.

3.8. Cháo thịt heo bí xanh

Cháo thịt heo bí xanh - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo thịt heo bí xanh – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm vừa tay.
  • Bí đao xanh: 30g.
  • Thịt nạc heo: 30g.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách chế biến:

  • Gạo tẻ đem vò sạch và nấu chín thành cháo.
  • Thịt nạc heo đem rửa sạch, xay nhỏ.
  • Bí đao gọt sạch vỏ, hấp chín và nghiền mịn.
  • Cháo chín thì cho thịt vào và đun thêm 5-7 phút cho thịt chín. Cần đảo đều tay để thịt không bị vón cục.
  • Cháo thịt chín thì cho bí đao nghiền vào và nhắc xuống.
  • Nêm thêm chút dầu ăn vào bát, chờ nguội cho bé ăn.

3.9. Cháo tôm biển cùng rau cải bẹ trắng

Cháo tôm biển cùng rau cải bẹ trắng
Cháo tôm biển cùng rau cải bẹ trắng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm vừa tay.
  • Tôm biển: 3 – 4 con.
  • Rau cải bẹ trắng: 3 – 4 lá.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách làm:

  • Gạo đem vò sạch và nấu chín nhừ.
  • Tôm làm sạch, bỏ đầu, bỏ sống lưng, bỏ vỏ đem băm nhỏ.
  • Rau cải bẹ trắng rửa sạch, để ráo nước rồi băm nhỏ.
  • Cháo chín thì cho tôm băm nhỏ vào nấu thêm 5 phút cho tôm chín.
  • Sau đó thêm rau cải băm nhỏ vào và đun thêm 3 phút là được.
  • Múc cháo ra bát và cho thêm chút dầu ăn vào để nguội là bé dùng được.

3.10. Cháo thịt cua rau ngót

Cháo thịt cua rau ngót - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo thịt cua rau ngót – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm vừa tay.
  • Thịt cua hấp chín: 1 thìa canh.
  • Rau ngót: 1 nắm vừa đủ.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách làm:

  • Gạo đem vò sạch và nấu thành cháo chín nhừ.
  • Thịt cua hấp chín đem giã nhỏ.
  • Rau ngót, rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhỏ.
  • Cháo chín cho thịt cua rồi sau đó cho rau ngót vào và đun thêm 5 phút cho cháo chín đều, sánh mịn.
  • Múc cháo ra bát và cho ít giọt dầu ăn vào để nguội cho bé ăn.

3.11. Cháo thịt heo khoai lang phô mai

Cháo thịt heo khoai lang phô mai - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo thịt heo khoai lang phô mai – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm vừa tay.
  • Thịt nạc heo: 30g.
  • Khoai lang: ½ củ.
  • Phô mai, dầu ăn vừa đủ.

Cách làm:

  • Gạo đem vò sạch và nấu chín thành cháo trên lửa vừa.
  • Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhỏ nếu bé chưa ăn thô được.
  • Khoai lang có thể hấp rồi nghiền hoặc mẹ cắt miếng nhỏ cho vào nấu cùng cháo cho mềm.
  • Cháo chín thì cho thịt heo vào đảo đều và nấu thêm 7 phút cho thịt chín mềm.
  • Múc cháo ra bát và rắc phô mai lên trên, thêm vài giọt dầu ăn.

3.12. Nui thịt bò cà chua

Nui thịt bò cà chua - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Nui thịt bò cà chua – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Nui: 45g.
  • Thịt bò: 30g.
  • Cà chua: 1 quả.
  • Hành khô, hành lá, dầu ăn.

Cách làm:

  • Nui đem rửa sạch, ngâm nước tầm 10 phút và luộc chín mềm.
  • Thịt bò đem rửa sạch, băm nhỏ.
  • Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
  • Cho chảo lên bếp, phi thơm hành, cho cà chua vào xào chín và cho thịt bò bằm nhỏ vào xào chín.
  • Cho nui ra đĩa, nước sốt thịt bò cà chua lên trên và chút hành lá nếu muốn.

3.13. Súp gà ngô ngọt

Súp gà ngô - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Súp gà ngô – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Thịt ức gà: 30g.
  • Xương gà: 45g.
  • Nấm rơm: 3 cái.
  • Ngô ngọt: ½ bắp.
  • Cà rốt: 1/3 củ.
  • Rau mùi, hành lá.
  • Bột đao.

Cách làm:

  • Xương gà và thịt gà đem rửa sạch và cho vào nấu với nước lửa vừa. Đun sôi thì dùng muỗng hớt hết lớp bọt nổi lên và đun thêm 10 phút cho thịt gà chín đồng thời cho nước dùng có vị ngọt.
  • Thịt gà chín đem ra để nguội xé nhỏ và băm nhỏ.
  • Nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt rửa sạch bào nhỏ hoặc băm nhỏ.
  • Rau mùi rửa sạch để ráo nước.
  • Cho hỗn hợp rau nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt vào nồi nước dùng đang sôi.
  • Bột đao hòa nước và cho vào nồi nước dùng để có độ sánh.
  • Sau cùng cho thịt gà vào đảo đều tay, sôi lại là được.
  • Múc súp ra bát rồi cho hành lá, rau mùi lên trên.

3.14. Cháo lươn su su

Cháo lươn su su - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo lươn su su – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 nắm vừa đủ.
  • Lươn: 35g.
  • Su su non: 1 quả.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách làm:

  • Gạo tẻ đem vò sạch và nấu thành cháo với lửa vừa.
  • Lươn rửa sạch, hấp chín với sả cho bớt mùi tanh. Lươn chín đem giã nhỏ.
  • Su su non gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Cháo chín thì cho lươn và su su vào đun sôi thêm vài phút là được.
  • Múc cháo ra bát, cho chút dầu ăn, hành ngò.

3.15. Cháo cua rau mồng tơi

Cháo cua rau mồng tơi
Cháo cua rau mồng tơi

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: ¼ lon.
  • Thịt cua hấp : 1 thìa canh.
  • Rau mồng tơi: 4-5 ngọn.
  • Dầu ăn trẻ em.

Cách làm:

  • Gạo tẻ vò sạch, nấu thành cháo.
  • Thịt cua hấp chín đem giã nhỏ.
  • Rau mồng tơi rửa sạch và thái sợi nhỏ hoặc băm nhuyễn.
  • Cháo chín, cho thịt cua vào khuấy đều. Cháo sôi lại thì cho rau mồng tơi vào đun sôi thêm 2 phút là được.
  • Múc cháo ra bát và cho vài giọt dầu ăn vào rồi để nguội cho bé ăn.

Nguồn: Kimi Food TV – Youtube

3.16. Cháo yến mạch với cá hồi và bí đỏ

Cháo yến mạch với cá hồi và bí đỏ
Cháo yến mạch với cá hồi và bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Yến mạch : 4 thìa canh.
  • Cá hồi: 30g.
  • Bí đỏ: 30g.
  • Dầu ăn.
  • Gừng, hạt nêm trẻ em.

Cách làm:

  • Yến mạch đem ngâm nước cho nở và rửa sạch nhớt, bụi bẩn. Đem nấu chín mềm.
  • Cá hồi hấp chín cùng với chút gừng rồi giã nhỏ.
  • Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhỏ.
  • Yến mạch chín thì cho cá hồi, bí đỏ vào khuấy đều tay trong 2 phút.
  • Nêm chút hạt nêm, dầu ăn vào cháo và chờ nguội cho bé ăn.

3.17. Cháo chim bồ câu, hạt sen

Cháo chim bồ câu, hạt sen
Cháo chim bồ câu, hạt sen

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: ¼ lon.
  • Thịt chim bồ câu: 1 con.
  • Hạt sen: 30g.
  • Dầu ăn.

Cách làm:

  • Gạo tẻ vò sạch, để ráo nước.
  • Thịt chim bồ câu làm sạch, xát muối và thui qua lửa cho chắc thịt. Đem lọc phần thịt ở đùi và ức ra rồi bằm nhỏ. Phần xương cho vào nồi nước và nấu cùng với gạo.
  • Hạt sen bỏ vỏ, lấy tâm cho vào nấu cùng cháo cho chín nhừ.
  • Cháo chín thì đem bỏ xương, cho phần thịt chim bằm vào nấu thêm 5 phút cho chín.
  • Cho toàn bộ phần cháo vừa chín vào máy xay, xay nhuyễn.
  • Cho thêm vài giọt dầu ăn và để nguội là bé có thể ăn được.

3.18. Cháo trứng gà khoai lang

Cháo trứng gà khoai lang - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo trứng gà khoai lang – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

Cách làm:

  • Ninh bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian.
  • Rửa sạch khoai lang rồi đem hấp chín, nghiền nhuyễn. Tiếp theo, mẹ trộn khoai lang còn nóng với sữa tươi.
  • Đun cháo trên bếp và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn với bé. Mẹ nên nhớ là bé ăn nhạt mẹ nhé! Sau đó cho khoai lang vào khuấy đều cho đến khi cháo và khoai lang quyện với nhau thì cho lòng đỏ trứng gà vào. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ từ 1 – 2 phút là có thể múc ra cho bé ăn.

Nguồn: Nương Trần – Youtube

3.19. Cháo cua khoai mỡ

Cháo cua khoai mỡ - Thực đơn cho bé 8 tháng
Cháo cua khoai mỡ – Thực đơn cho bé 8 tháng

Nguyên liệu:

Cách làm:

  • Cắt nhỏ mỡ heo và thịt heo nạc, cho cùng vào với thịt cua xay mịn. Tiếp đến cho một chút gia vị và để trong 15 phút.
  • Gọt vỏ khoai mỡ, nạo nhuyễn.
  • Nấu sôi nước rồi viên từng viên vào chả cua nhỏ thả vào. Khi nào các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào và nấu thành cháo sệt.
  • Đợi cho cháo sôi thì cho chả cua vào nấu lẫn, đến khi sôi là được. Múc ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên.

3.20. Cháo tôm bí xanh

Cháo tôm bí xanh - Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Cháo tôm bí xanh – Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Nguyên liệu: 

Cách làm:

  • Tôm tươi đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đi chỉ đen rồi băm nhỏ.
  • Gọt vỏ bí đao, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
  • Nhặt rửa sạch hành lá, mùi tàu rồi thái nhỏ.
  • Phi thơm hành tỏi băm trên nồi rồi cho phần vỏ tôm vào nồi sôi để lấy nước dùng.
  • Đợi đến khi nước sôi thì vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Đổ gạo vào ninh cháo trên lửa nhỏ. Khi cháo sôi thì cho bí xanh vào nấu đến khi chín mềm.
  • Tiếp đến, cho phần thịt tôm vào và nấu đến khi cháo chín sôi trở lại. Thêm một chút gia vị cho vừa ăn và cho hành lá thái nhỏ vào.
  • Múc cháo ra bát rồi cho dầu ăn vào trộn đều. Mẹ hãy cho bé ăn khi còn ấm nóng nha!

Nguồn: Kimi Food TV – Youtube

4. Gợi ý thực đơn ăn dặm 8 tháng

Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân mà mẹ có thể tham khảo:

  • Thứ 2, 4: Cháo trứng + Cháo lươn + 1 hộp váng sữa + Cháo thịt + Đu đủ.
  • Thứ 3, 5: Cháo thịt lợn + Cháo tim lợn + 1 hộp sữa chua + Cháo bột đậu xanh bí đỏ + Dưa hấu.
Thực đơn cho bé ăn dặm tăng cân
Thực đơn cho bé ăn dặm tăng cân
  • Thứ 6, chủ nhật: Cháo thịt bò + Cháo thịt gà rau cải + Nước cam ép + Cháo cua + Chuối.
  • Thứ 7: Cháo thịt gà + Cháo tôm bí xanh + Nước nho + Cháo thịt bò + Xoài.
Thực đơn đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm 8 tháng
Thực đơn đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm 8 tháng

Phần kết

Xem thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng: 23 Món Ngon Ơi Là Ngon

Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng: 5 Món Siêu Ngon Cho Bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng tuổi tăng cân “Vùn vụt”

Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi: 12 Món Ngon Dễ Làm

Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng và sở thích ăn uống của trẻ mà mẹ có thể điều chỉnh hay xây dựng thực đơn ăn dặm 8 tháng phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đưa bé đi khám định kỳ để biết chế độ dinh dưỡng này đã thực sự thích hợp hay chưa.

Nếu mẹ có chia sẻ hữu ích nào, hãy nói ngay cho Góc của mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: Ăn dặm ở trẻ: Thế nào là hợp lý?

Nghi lễ đầu tiên mà cha mẹ cần phải thực hiện đó là cúng đầy tháng cho bé. Đây là bước khởi đầu quan trọng giúp con có một hành trình thật hoàn hảo sau này. Vì thế, cha mẹ cần phải chuẩn bị thật đầy đủ và chu đáo để thực hiện thật chỉn chu. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có được những gợi ý cho một buổi lễ cúng đầy tháng cho con thật hoàn hảo.

1. Cúng đầy tháng là gì?

Lễ cúng đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng trong thủ tục cúng Mụ
Lễ cúng đầy tháng cho bé là một nghi lễ quan trọng trong thủ tục cúng Mụ

Lễ cúng đầy tháng là một nghi lễ quan trọng trong thủ tục cúng Mụ. Bên cạnh cúng đầy tháng còn có cúng đầy cữ và thôi nôi.

Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng chính là việc báo cáo với ông bà tổ tiên, thiên địa về sự xuất hiện của em bé. Thể hiện sự biết ơn tới Bà Mụ khi đã “nặn” ra em bé. Đồng thời cảm tạ Đức Ông che chở và bảo vệ để cả 2 mẹ con cùn được “mẹ tròn con vuông”. Mong rằng sau này con sẽ luôn có được phước lành và may mắn. Mọi sự khởi đầu để sẽ thực sự “thuận buồm xuôi gió”.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Cách tính ngày cúng đầy tháng đơn giản cho bé thế nào?

Những lưu ý trong cách tính cúng đầy tháng cho bé mà cha mẹ cần phải chú ý đầu tiên là chọn ngày âm lịch
Những lưu ý trong cách tính cúng đầy tháng cho bé mà cha mẹ cần phải chú ý đầu tiên là chọn ngày âm lịch

Những lưu ý trong cách tính cúng đầy tháng cho bé mà cha mẹ cần phải chú ý đầu tiên là chọn ngày âm lịch. Bên cạnh đó, tùy vào từng phong tục tập quán của mỗi địa phương sẽ có cách chọn ngày khác nhau. Có thể chọn đúng vào ngày sinh em bé tháng trước. Nhưng cũng có nhiều nơi chọn ngày cúng cho bé theo nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1”.

Có nghĩa là: Nếu gia đình làm lễ đầy tháng cho bé trai thì ngày sẽ được tính tăng lên 2 ngày so với ngày sinh theo Âm lịch của em bé.

Ví dụ: Như bé trai nhà bạn sinh vào ngày 10/5 Âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 12/6 Âm lịch.

Còn đối với bé gái ngày làm lễ đầy tháng sẽ phải lùi lại 1 ngày.

Ví dụ: Bé gái của chúng ta được hạ sinh vào ngày 26/7 Âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ nhằm vào 25/7 Âm lịch.

Lý do chọn như vậy là bởi dân gian ta có quan niệm là: Con trai thì phải luôn xông xáo, mạnh dạn đi trước, đi tắt đón đầu. Luôn luôn phải tiến về phía trước thì mới có thể đạt tới thành công. Đối với con gái thì luôn phải biết nhường nhịn. Như vậy gia đình mới êm ấm và hòa thuận. Là gái thì cũng phải khiêm tốn thì mới hạnh phúc.

3. Cúng đầy tháng cần những gì?

Không có bất cứ quy định nào cho việc cần những gì trên mâm cúng đầy tháng cho bé. Tùy vào địa phương cũng như điều kiện kinh tế mà mỗi nơi, mỗi gia đình sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Mẹ có thể tham khảo gợi ý sau đây:

3.1. Mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé

Mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé
Mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé
  • Tôm, cua, ốc hoặc chim: Bé trai số lượng là 7. Bé gái số lượng là 9
  • Đũa hoa: Là loại đũa vót hình bông hoa ngược đầu. Bà Chúa chỉ thích dùng đũa này và không được phép thay thế bằng loại khác.
  • 12 bát chè nhỏ.
  • 12 đĩa xôi nhỏ.
  • 12 miếng trứng gà hoặc 12 quả trứng chim cút.
  • 12 bông hoa.
  • 12 cái bánh kẹo nhỏ.
  • 12 miếng trầu têm cánh phượng.
  • 12 bộ quần áo hàng mã.
  • 12 nén hương.
  • 12 tờ tiền thật.
  • Một bát nước to.
  • Một đĩa muối, gạo.

3.2 Mâm cúng đầy tháng Đức Ông và 3 Đức Thầy

Mâm cúng đầy tháng Đức Ông và 3 Đức Thầy
Mâm cúng đầy tháng Đức Ông và 3 Đức Thầy

Đồ cúng đầy tháng cho bé cho Đức Ông và 3 thầy gồm:

  • 1 con gà hoặc vịt luộc.
  • 1 bát cháo lớn.
  • 1 bát chè lớn.
  • 3 đĩa xôi lớn.
  • 1 miếng thịt quay.
  • 1 đĩa hoa quả có 5 loại quả bất kỳ.
  • Trầu cau, nến thơm, rượu và đồ vàng mã (giấy tiền).

Ngoài ra, mẹ cũng cần chuẩn bị thêm lễ vật cho bàn thờ gia tiên, thờ Phật và thờ Thổ Thần Thổ Địa nhé.

4. Nghi thức và văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái

Nghi thức và văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái
Nghi thức và văn khấn cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi đồ lễ, người cha sẽ tiến hành cúng đầy tháng cho bé. Hoặc có thể nhờ ông nội, thầy cúng làm chủ lễ cho con.

Đầu tiên là thắp 3 nến nhang rồi cha hoặc mẹ sẽ bế em bé ra trước án để tiến hành các bước trong nghi lễ cúng đầy tháng.

Người chủ lễ sẽ thực hiện khấn theo bài văn khấn đơn giản sau đây:

“Hôm nay ngày lành tháng tốt, cháu gái (cháu trai) con tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng con xin bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức Ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu luôn được mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.”

4.1. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai

Khi thực hiện nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai, mẹ cần chia thành 2 mâm. 1 mâm cúng 12 Đức Mụ, 1 mâm cúng 13 Đức Thầy. 2 mâm đặt cách nhau tầm 1 gang tay.

Mẹ cần lưu ý rằng mâm cúng 12 Bà Mụ phải đặt sao cho đều nhau. Gồm có chè, bộ tam sên.

Còn mâm cúng Đức Thầy có gà, các món mặn, trái cây, hoa, cháo, chè đầy đủ. Sau khi mâm cúng được bày biện đầy đủ, bố hoặc ông của em bé sẽ thắp 3 cây nhang và bắt đầu khấn vái.

Xem thêm: Mâm cúng đầy tháng CHUẨN CHỈNH NHẤT cho bé trai

4.2. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái

Bài cúng đầy tháng bé gái sẽ có những điểm tương tự với bé trai. Thế nhưng, cũng có 1 số điều khác biệt sau đây:

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái sẽ thay chè đậu trắng bằng chè trôi nước. Các lễ vật khác và cách bày trí thì tương tự như đối với bé trai. Bởi, bé gái cũng do 12 Đức Mụ và 13 Đức Thầy tạo nên hình hài và dạy bảo.

Trình tự cúng tròn tháng cho bé gái cũng thực hiện theo thứ tự như đã hướng dẫn đối với bé trai.

Tuy nhiên, bộ đồ thế bằng giấy của bé gái sẽ được thiết kế khác với bé trai mẹ nhé. Các cửa hàng tạp hoá sẽ có bán riêng theo nhu cầu của từng gia đình.

Xem thêm: Cách cúng đầy tháng cho bé gái – Mọi điều cần biết

5. Sự khác biệt trong cách cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái tại các vùng miền

Mẹ có muốn biết thêm về nghi lễ cúng đầy tháng cho bé ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có những điểm gì khác nhau không?
Mẹ có muốn biết thêm về nghi lễ cúng đầy tháng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có những điểm gì khác nhau không?

Mẹ có muốn biết thêm về nghi lễ cúng đầy tháng ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có những điểm gì khác nhau không? Để Góc của mẹ chia sẻ nhé.

  • Về xôi cúng: Miền Bắc thường dùng xôi vò. Trong miền Trung sẽ cúng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc. Ở người miền Nam sẽ chọn xôi gấc.
  • Về bộ tam sên: Người miền Bắc sẽ luộc chín các lễ vật này. Còn ở miền Trung và Nam sẽ để sống.
  • Về lễ mặn: Miền Bắc cúng gà trống. Miền Nam cúng thịt quay hoặc gà luộc, vịt luộc. Miền Trung sẽ cúng gà trống hoặc gà mái.

Ngoài ra, mâm cúng của người miền Nam sẽ có đồ chơi, sách, bút… tùy theo giới tính của trẻ thể hiện mong muốn của gia đình. Còn ở miền Bắc và miền Trung thì sau khi hạ lễ, người thân, bạn bè sẽ tới chúc mừng và lì xì cho em bé. Bởi vì những món này sẽ là lộc cho bé, sẽ là người đồng hành cùng bé trong những chặng tiếp theo của cuộc đời.

6. Làm đầy tháng cho bé có cần đúng ngày?

Câu trả lời là Có. Mẹ cần cúng đầy tháng cho bé đúng ngày vì đây là nghi lễ, văn hóa thiêng liêng và vô cùng quan trọng trong mắt người thế hệ trước. Tuy nhiên, mách cho mẹ 1 mẹo nhỏ đó là mẹ có thể tổ chức nghi lể cúng đầy tháng vào đúng ngày và chọn một ngày cuối tuần để đãi họ hàng bạn bè. Điều này sẽ giúp mẹ có thể vừa làm đầy tháng cho bé đúng ngày vừa có được người đến thăm bé cũng như gia đình trong dịp này.

Mẹ hãy ghi nhớ và chuẩn bị đầy đủ cho nghi lễ cúng đầy tháng cho bé để mọi việc đều được suôn sẻ nhé.

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé

Các món súp khoai tây ăn dặm từ lâu đã được bé nhà mình thích mê. Chính bởi kết cấu mềm mịn, cùng thành phần dinh dưỡng cao, khoai tây trở thành lựa chọn ăn dặm rất tốt cho bé. Cùng thử qua 6 cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm bổ dưỡng nhất nhé!

1. Vì sao nên nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm?

súp khoai tây cho bé ăn dặm
Trong khoai tây cung cấp nguồn năng lượng cho mọi hoạt động thông qua lượng carbohydrate

Các món súp khoai tây ăn dặm cung cấp những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của bé. Trong khoai tây cung cấp nguồn năng lượng cho mọi hoạt động thông qua lượng carbohydrate. Hơn nữa, nó còn chứa rất nhiều dinh dưỡng khác cho cơ thể như Vitamin B6, B1, B3, B5, Vitamin C, Kali, Photpho và các khoáng chất khác. 

Những chất này đều là các thành phần tốt mang lại lợi ích sức khỏe cho bé, bao gồm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, kiểm soát hệ đường huyết, bảo vệ não và hệ thần kinh, tốt cho mắt,… Vì thế mà khoai tây là món ăn được sử dụng nhiều trong phương pháp ăn dặm kiểu blw cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Ở nhiều quốc gia, khoai tây là nguồn lương thực chính. Mẹ có thể chế biến rất nhiều món ăn dặm từ khoai tây cho bé, đặc biệt là súp khoai tây. Với món ăn dinh dưỡng này, cũng có rất nhiều cách chế biến. Mẹ có thể tùy theo độ tuổi, để áp dụng những cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm sao cho phù hợp. 

2. Cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm 

Có rất nhiều công thức cho món súp khoai tây ăn dặm. Góc sẽ chia sẻ với mẹ yêu vài công thức siêu ngon với món súp này. Cùng biến bữa ăn của bé thành những điều thú vị khiến bé khám phá mỗi ngày nhé!

2.1. Súp khoai tây cà rốt

nấu súp khoai tây cà rốt
Cách nấu súp khoai tây cà rốt cho bé ăn dặm

Cà rốt giàu Beta carotene, sẽ chuyển hóa thành Vitamin A trong cơ thể. Cộng thêm thành phần carbohydrate trong khoai tây, giúp món ăn trở nên bổ dưỡng. Súp có kết cấu sánh mịn, nên sẽ là món ăn hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 củ khoai tây, 1 củ cà rốt, nửa củ hành tây
  • Tỏi 3 tép, 1 thìa cà phê hạt thì là.
  • Bơ hoặc dầu ăn cho bé.

Cách tiến hành

  • Bước 1: Loại bỏ phần vỏ, rửa sạch rồi cắt nhỏ khoai tây, cà rốt, hành tây. Tỏi bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn.
  • Bước 2: Với cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm này. Đầu tiên, mẹ làm nóng chảo, cho bơ vào. Khi bơ chảy hết, tiếp tục cho tỏi băm vào phi thơm. Thêm hạt thì là, hành, cà rốt và khoai tây vào đảo đều. Chiên trong 1 phút.
  • Bước 3: Cho 2 chén nước vào chảo. Đậy nắp, tiếp tục nấu cho đến khi khoai mềm nhừ.
  • Bước 4: Đem xay nhuyễn toàn bộ hỗn hợp bằng máy xay. Như thế là mẹ đã hoàn thành món súp thơm ngon này rồi đấy.

2.2. Súp khoai tây đậu hà lan

súp khoai tây đậu hà lan ăn dặm
Món ăn giúp bé làm quen với nhiều mùi vị, màu sắc và kết cấu khác nhau

Súp khoai tây đậu hà lan là món ăn tuyệt vời mẹ nên giới thiệu cho bé ăn dặm. Món ăn giúp bé làm quen với nhiều mùi vị, màu sắc và kết cấu khác nhau. Sự kết hợp của khoai tây và đậu hà lan, tạo nên món súp sánh mịn và thơm ngon. Có thể thỏa mãn khẩu vị của bé.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 50g đậu hà lan, khoai tây 1 củ.
  • Dầu oliu.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Tách phần vỏ đậu hà lan, chỉ lấy phần hạt đậu.
  • Bước 2: Khoai tây nạo bỏ vỏ. Rửa sạch với nước rồi xắt nhỏ.
  • Bước 3: Cho đậu Hà Lan, khoai tây vào nồi nước cho đến khi chín mềm. 
  • Bước 4: Xay nhuyễn đậu hà lan, khoai tây với lượng nước vừa đủ để súp có độ sánh mịn. Trong khi xay, cho thêm 1 thìa dầu oliu vào hỗn hợp. Với cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm đơn giản này. Rất phù hợp để mẹ thực hiện vào những ngày bận rộn đấy.

2.3. Súp khoai tây phô mai kem cho bé

súp phô mai kem cho bé
Món súp có vị thơm, béo ngậy, mềm mịn chắc chắn sẽ làm bé nhà mình thích mê

Món súp có vị thơm, béo ngậy, mềm mịn chắc chắn sẽ làm bé nhà mình thích mê đây. Cùng thực hiện nào các mẹ.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Khoai tây bi 5 củ, Cà rốt 1 củ, nấm hương 3 cây.
  • Hành tây ¼ củ, 1 tép tỏi.
  • 2 muỗng bơ, 100ml sữa tươi, 30g bột mì đa dụng, 2 thỏi phô mai con bò cười.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gọt bỏ vỏ khoai tây, rửa sạch và xắt nhỏ. Cà rốt nạo vỏ rửa sạch, thái hạt lựu. Nấm ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch, cũng thái hạt lựu. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa sấp mặt. Bật bếp, nấu cho đến khi các thành phần chín mềm.
  • Bước 2: Sau khi chín, cho tất cả vào máy xay nhuyễn, thêm nước rau củ luộc vừa đủ để súp có độ sánh.  
  • Bước 3: Hành tây rửa sạch băm nhỏ. Tỏi bỏ vỏ, băm nhuyễn. Cho bơ vào chảo nấu chảy. Phi thơm tỏi băm rồi đổ hành tây vào. Xào lửa vừa. 
  • Bước 4: Thêm sữa khi hành tây đã mềm. Bột mì khuấy đều với ít nước rồi từ từ đổ vào chảo. Khuấy liên tục, cho đến khi sốt trở thành đặc sệt màu trắng thì được.
  • Bước 5: Cho rau củ đã  xay nhuyễn vào chung với nước sốt. Thêm phô mai vào trộn đều cho đến khi phô mai tan hết. Với món súp khoai tây cho bé này, ăn khi còn ấm hay ăn nguội đều ngon.

Nguồn: Feedy VN

2.4. Súp khoai tây thịt gà 

súp khoai tây thịt gà
Món ăn có màu xanh mát và mùi vị lạ miệng, sẽ khiến bé thích thú từ những muỗng đầu tiên

Thêm thịt gà vào món súp khoai tây sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé. Món ăn có màu xanh mát và mùi vị lạ miệng, sẽ khiến bé thích thú từ những muỗng đầu tiên. Cùng thực hiện cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm này nào:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 50g thịt nạc gà. 
  • Khoai tây 2 củ vừa, 200g tỏi tây, ¼ củ hành tây.
  • 2 tép tỏi, vài cọng ngò rí.
  • 100ml kem tươi, 150ml sữa tươi.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch thịt gà. Cho vào nồi nước luộc chín.
  • Bước 2: Khoai tây, tỏi tây, hành tây bỏ phần vỏ ngoài, rửa sạch, xắt nhỏ. Tỏi lột bỏ vỏ, băm nhuyễn. 
  • Bước 3: Làm nóng chảo, phi thơm tỏi và đổ các nguyên liệu khoai tây, hành tây, tỏi tây vào xào qua. Đổ nước luộc gà vào nấu lửa nhỏ trong 15 phút cho đến khi khoai tây chín mềm.
  • Bước 4: Cho tất cả vào máy xay nhuyễn. Chú ý gia giảm nước vừa đủ để súp có độ sánh. 
  • Bước 5: Thêm kem và sữa tươi vào súp, trộn đều là có thể cho bé ăn được rồi đấy.

Nguồn: Feedy VN

2.5. Nấu súp khoai tây cá hồi cho bé ăn dặm

Cá hồi nổi tiếng giàu dinh dưỡng với các thành phần như: protein, Omega3, Omega6, DHA, EPA…. Những dưỡng chất này rất có lợi cho sự phát triển của bé đó mẹ. Chúng giúp thúc đẩy quá trình nhận thức của bé, bé thông minh, nhanh nhẹn hơn mỗi ngày. Chắc chắn trong bí kíp nấu súp khoai tây cho bé không thể thiếu món này rồi!

súp khoai tây cá hồi cho bé ăn dặm
Cá hồi nổi tiếng giàu dinh dưỡng với các thành phần như: protein, Omega3, Omega6, DHA, EPA….

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 3 củ khoai tây
  • 50 gram cá hồi
  • 1 củ hành tây, hành tím
  • 2 thìa dầu ăn
  • 50 gram hành lá
  • Muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn trẻ em

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ lột vỏ hành tây và cắt thành khoanh tròn mỏng. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ còn hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn
  • Bước 2: Khoai tây: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Cho khoai tây vào nồi cùng nước, 1/3 thìa cà phê muối. Khoai tây mềm thì mẹ đổ 1/2 hành tây vào nấu cùng
  • Bước 3: Rửa sạch cá hồi, cắt phi lê rồi cho vào chảo chiên sơ qua cho vàng đều hai mặt là được
  • Bước 4: Cho cá hồi đã chiên vào nồi súp khoai tây. Cho hành tím, hành tây còn lại vào nồi súp khuấy đều trong khoảng 3 phút
  • Bước 5: Tắt bếp. Cho thêm hành lá trang trí bên trên là sẵn sàng cho bé thưởng thức rồi.

2.6. Cách nấu súp khoai tây sữa

Thêm một món súp khoai tây tròn các món súp khoai tây ăn dặm nữa đảm bảo bé mê mẩn đây ạ!

súp khoai tây sữa ăn dặm
Cách nấu súp khoai tây sữa

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1/8 củ khoai tây
  • 60ml sữa công thức

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ gọt vỏ rồi rửa sạch khoai tây, cho vào nồi hấp/luộc cho chín.
  • Bước 2: Pha sữa bột theo đúng tỷ lệ. Sau đó cho sữa vào khoai, đun nhỏ lửa cho nhừ thêm
  • Bước 3: Tắt bếp, đổ khoai tây và sữa vào máy xay nhuyễn. Sẵn sàng cho bé “măm măm” rồi!

Xem thêm: 

3. Lưu ý gì khi nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm?

Lưu ý gì khi nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm?
Lưu ý gì khi nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm?
  • Xin ý kiến của bác sĩ trước khi thêm bất cứ thực phẩm mới nào vào thực đơn ăn dặm của bé.
  • Bé bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên cho thêm muối hoặc gia vị vào món ăn. Vì lúc này, đường tiêu hóa của bé chưa phát triển. Khi bé lớn hơn, có thể thêm một chút nước mắm vào món súp để tăng thêm vị.

Bé ăn kém và biếng ăn là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ. Với những cách nấu súp khoai tây cho bé ăn dặm trên. Mẹ sẽ không phải lo lắng về điều ấy nữa. Mẹ còn chờ gì nữa mà không thêm ngay những công thức này vào thực đơn ăn dặm hằng ngày cho bé nhỉ.

Nhiều bé khi bú bình bị sặc sữa, đầy hơi, quấy khóc và không chịu hợp tác với mẹ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc mẹ chưa biết cách cho bé bú bình đúng cách. Thế nào là bú bình đúng cách? Mẹ tham khảo bài viết chia sẻ cách cho trẻ sơ sinh bú bình để hiểu rõ nhé!

Cho bé bú bình đúng cách sẽ giúp bé phát triển tốt nhất
Hầu hết các mẹ chưa biết cách cho bé bú bình đúng để tránh con bị sặc, đầy hơi sau mỗi lần ăn

1. 5 Bước cho bé bú bình đúng cách

Cho em bé bú bình đúng cách sẽ giúp bé bú được đủ lượng, hạn chế tính trạng đầy bụng, nôn trớ sau khi bú hay bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài. Các mẹ hãy tham khảo hướng dẫn cách cho bé bú bình đúng cách gồm 5 bước đơn giản mà rất hiệu quả trong việc giúp dưới đây nhé!

Bước 1: Chuẩn bị bình sữa và các dụng cụ đi kèm

Trước tiên, mẹ vệ sinh bình sữa bằng nước rửa bình chuyên dụng và dụng cụ vệ sinh bình sữa để bình sạch bẩn, sạch khuẩn, bảo vệ tốt nhất hệ tiêu hóa của bé. Mẹ nên ưu tiên sử dụng nước rửa bình có thành phần tự nhiên từ dầu dừa, dầu cọ, ngô,… để an toàn, lành tính nhất cho bé nhé!

Nếu mẹ chưa biết cách chọn bình sữa, núm ti thế nào để tốt nhất cho con, mẹ tham khảo bài này nhé: Mách mẹ cách chọn bình sữa tốt, an toàn nhất cho bé yêu!

Bước 2: Tiệt trùng bình sữa đúng cách

Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé thường chưa hoàn thiện hoặc chưa đủ mạnh để chống lại các vi khuẩn gây hại từ môi trường xung quanh. Do đó, việc khử trùng dụng cụ đúng cách sẽ loại bỏ được các vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ bé bị bị các vấn đề về đường tiêu hóa. Mẹ lựa chọn các cách khử trùng tiệt trùng bình sữa như: Luộc bằng nước sôi, sử dụng máy tiệt trùng, quay lò vi sóng,…

Tiệt trùng bình sữa cho con
Tiệt trùng bình sữa cho con

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu ở bước 1, mẹ sử dụng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để vệ sinh bình sữa cho con,  mẹ có thể bỏ qua bước này nhé. Bởi Mamamy đã nghiên cứu và cho vào sản phẩm của mình Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution – thành phần làm sạch an toàn và lành tính đến mức ngâm và rửa sạch được rau quả để tiêu diệt hết những mầm bệnh, phân hủy hoàn toàn các cặn sữa, vi khuẩn bám trong bình.

Bước 3: Pha sữa cho em bé bú bình đúng cách

Mỗi loại sữa sẽ có một cách pha, liều lượng sử dụng khác nhau. Mẹ pha đúng theo hướng dẫn sử dụng cũng như tỷ lệ pha để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé mẹ nhé!

Mẹ cần pha sữa đúng cách để bé hấp thu các dưỡng chất tối đa
Mẹ cần pha sữa đúng cách để bé hấp thu các dưỡng chất tối đa

Để cách cho bé bú bình đúng cách mẹ thực hiện theo các bước sau:

  • Rót lượng nước đun sôi để nguội vào bình vừa đủ theo hướng dẫn.
  • Sử dụng đúng loại thìa múc sữa bột đã được để kèm theo trong hộp sữa bột, cho số lượng thìa sữa bột theo công thức vào bình sữa của bé.
  • Đóng chặt nắp bình, xoay bình sao cho lượng bột không bám lên núm vú, sau đó lắc nhẹ bình để hòa tan đều hỗn hợp. Nếu với sữa công thức mẹ nên khuấy sữa chứ không lắc chai để tránh tạo bong bong khí.

Nếu chưa sử dụng ngay, mẹ cất bình sữa vào trong cùng ngăn mát tủ lạnh, không nên để ở ngăn cánh cửa tủ. Ngoài ra, các bác sĩ khuyên rằng mẹ chỉ nên pha sữa khi có nhu cầu sử dụng luôn chứ không pha sẵn từ trước rồi cất đi vì sữa để lâu ngoài môi trường dễ bị vi khuẩn lên men, làm giảm chất lượng sữa.

Đặc biệt, mẹ lưu ý nên vứt bỏ mọi hỗn hợp pha chế đã trữ trong tủ lạnh quá 24h để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu

Ưu đãi bình sữa

Bước 4: Chọn tư thế bú bình cho trẻ sơ sinh

Bé bú bình khi đang nằm nghiêng hoặc nằm ngửa sẽ rất dễ làm bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài hoặc bị sặc sữa, nuốt nhiều hơi trong quá trình bú hơn, từ đó dẫn đến tình trạng đầy bụng ở bé. Vậy nên, để cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách mẹ nên lựa chọn các tư thế sau để bé bú sữa:

1 – Để bé một bên

Mẹ vòng cánh tay phải ra sau để ôm trọn bé, đầu bé sẽ tựa vào phía trên hoặc chỗ giữa cánh tay, bàn tay trái mẹ giữ phần mông của bé. Tay còn lại mẹ cầm bình sữa để cho bé bú. Mẹ bế bé hơi nghiêng một chút, tránh cho bé nằm thẳng làm sữa chảy vào tai khi bú, dẫn đến viêm tai giữa mẹ nhé. Đây là cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ được nhiều mẹ truyền tai nhau và áp dụng phổ biến hiện nay.

Bế bé một bên là một trong những tư thế cho bé bú bình tốt nhất.
Một trong cách cho bé bú bình đúng cách đó là bế bé một bên là một trong những tư thế cho bé bú bình tốt nhất.

2 – Để bé ngồi tựa vào lòng

Mẹ ôm bé từ phía sau để bé ngồi tựa vào lòng mẹ. Phần đầu bé tựa vào ngực mẹ sẽ giúp bé ngồi thẳng, hoặc mẹ có thể cho bé ngồi lệch sang một bên bằng cách cho đầu bé tựa vào cánh tay mẹ. Tư thế này sẽ giúp bé giảm tình trạng nôn trớ, trào ngược dạ dày khi bú sữa.

Tư thế cho bé tựa vào lòng đặc biệt hạn chế bé hay nôn trớ khi bú
Tư thế cho bé tựa vào lòng đặc biệt hạn chế bé hay nôn trớ khi bú là cách cách cho trẻ sơ sinh bú bình không lo bị sặc. 

3 – Bé ngồi tựa lên đùi

Mẹ ngồi trên mặt sàn hoặc trên ghế, trên giường rồi co hai chân lên. Cho bé ngồi trên bụng và hướng mặt về phía mẹ, lưng bé nằm tựa lên đùi mẹ. Tư thế này vừa giúp mẹ có thể cho bé bú bình, vừa tương tác với bé tốt hơn đó mẹ. Bé sẽ cảm thấy an tâm và vui vẻ hơn khi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ đó.

Tư thế này đặc biệt tốt cho việc tương tác với bé vì bố mẹ và bé luôn nhìn thấy nhau khi cho bé ăn sữa.
Tư thế này đặc biệt tốt cho việc tương tác với bé vì bố mẹ và bé luôn nhìn thấy nhau khi cho bé ăn sữa.

Bước 5: Vỗ ợ hơi cho con

Trong quá trình bé bú dễ nuốt phải không khí làm bụng đầy hơi. Vỗ ợ hơi sau khi bú sẽ giúp tống hết khí thừa ra ngoài, giúp bé thấy dễ chịu, giảm tình trạng đầy hơi, nôn trớ. Mẹ bế bé thẳng lưng,  áp ngực vào một bên ngực mẹ, mặt bé kê lên vai rồi vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi. Đây là một bước không thể bỏ qua cách cho bé bú bình đúng cách nên mẹ đừng bỏ qua nha. 

Nếu bé không muốn bú hoặc có biểu hiện đã no thì mẹ không nên ép bé ăn thêm
Nếu bé không muốn bú hoặc có biểu hiện đã no thì mẹ không nên ép bé ăn thêm là một trong những mẹo của cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách mà rất ít mẹ để ý tới

2. Lưu ý mẹ cần nhớ khi cho bé bú bình

2.1. Lựa chọn bình sữa phù hợp

Trước khi tập cho bé bú bình đúng cách, điều quan trọng các mẹ cần biết đó là:

Những thông tin này sẽ giúp em bé tránh khỏi nhiễm khuẩn, đảm bảo bé được cung cấp dinh dưỡng tốt nhất. 

2.2. Kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti

Để kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti, mẹ hãy dốc ngược bình sữa ở nhiệt độ phòng. Sữa nên nhỏ giọt đều đặn. Nếu mẹ lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy ra, có thể dòng sữa chảy quá chậm. Em bé có thể đi ngủ trước khi bé có thể uống được. 

Kiểm tra dòng chảy sữa qua núm ti
Kiểm tra dòng chảy của sữa qua núm ti

Nếu bé bú bình, có sữa hơi tràn ra ở khoé miệng bé thì cũng không có gì đáng lo ngại mẹ nhé. Khi bé lớn hơn, việc này sẽ dừng lại.

Tốt hơn hết, mẹ nên chọn núm ti của bình sữa theo kích thước phù hợp với tuổi của bé. Thường sẽ có 3 kích thước ứng với từng độ tuổi:

  • Size S cho bé 0 – 6 tháng tuổi
  • Size M cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi
  • Size L cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên

Ngoài kích thước ra, mẹ cũng nên để ý thiết kế của lỗ núm ti. Với núm ti bình sữa có thiết kế là hình vết cắt hình chữ thập sẽ giúp bé bú tốt hơn. Nguyên lý hoạt động của thiết kế núm ti như này là sữa chỉ chảy khi có lực mút của bé. Vì vậy, mẹ không sợ sữa chảy ra khi bé không mút hoặc chảy quá nhiều mà bé mút không kịp. 

2.3. Chọn tư thế tập cho bé bú bình đúng cách

Mẹ hãy giúp bé thật thoải mái và âu yếm bé, ôm bé nhẹ nhàng trong quá trình tập cho trẻ bú bình. Mẹ bế bé trong lòng, đầu bé cao hơi so với phần cơ thể còn lại. Giữ đầu bé để bé có thể thở và ti sữa thoải mái hơn. Sau đó, mẹ quệt núm ti bình sữa lên môi em bé và đưa dần xuống miệng. Bé sẽ há miệng, ngậm núm ti và mút. Mẹ hãy giữ bình sữa ở một góc sao cho sữa chảy về phía núm ti đủ để bé mút được.

Tư thế tập bú bình đúng cách

Khi bé không bú mạnh nữa hoặc bé uống được một nửa bình sữa, mẹ hãy nhẹ nhàng bỏ bình sữa ra, vỗ nhẹ để bé ợ hơi nhé. Nếu bé không bú nữa, nhả núm ra và có biểu hiện bé đã bú no, mẹ bế bé thẳng lưng, ngực áp vào mẹ hoặc tựa vào vai mẹ. Sau đó mẹ nhẹ nhàng vỗ lưng để bé ợ hơi. 

Mẹ xem thêm: Top 3 tư thế bú khoa học nhất cho mẹ chăm bé

2.4. Luôn giữ cho núm ti đầy sữa

Việc giữ cho núm ti đầy sữa vô cùng quan trọng đây là một mẹo trong giúp hạn chế việc bé bú bình bị chảy sữa ra ngoài. Mẹ cần chú ý cách cần bình sữa cho bé bú. Nếu mẹ không giữ sữa đầy núm, bé có thể sẽ nuốt phải hơi trong quá trình bú, khiến bé dễ bị nôn, trớ. Như vậy, chỉ cần không để bình sữa nằm ngang, bé sẽ không gặp tình trạng trên đâu ạ.

Mẹ cũng cần để ý trong quá trình cho bé bú, tránh để bé bú bình sai khớp ngậm, khiến bé bú được ít.

Núm ti đầy sữa sẽ giúp bé tránh bị đầy hơi, nôn trớ
Núm ti đầy sữa sẽ giúp bé tránh bị đầy hơi, nôn trớ

2.5. Để ý tốc độ bú của bé

Những bé bú mẹ thường xuyên hơn bú bình có thể hơi khó khăn để điều chỉnh tốc độ bú. Khi bú mẹ, cách cho bé dùng lực mút có thể hơi khác so với khi bú bình. Để giúp bé quen dần với việc bú bình, mẹ hãy để ý cách bé bú nhé. Mẹ có thể để bé nghỉ ngơi sau vài phút tập bé bú bình để cho bé quen dần. 

2.6. Nếu bé ngủ trong lúc bú bình

Mẹ hãy bế bé tựa vào vai, xoa lưng, vuốt đầu và chân để đánh thức bé dậy. Mẹ hãy đợi cho bé tỉnh ngủ đúng cách trước khi cho bé ăn phần sữa còn lại. Hãy để bé quyết định xem bé có bú nữa hay không, mẹ nhé. Bởi bé rất giỏi trong việc đánh giá xem bé cần bao nhiêu là đủ cho cơ thể. Mẹ đừng lo lắng nếu bé không bú hết bình sữa nhé.

2.7. Nếu bé không bú hết sữa

Mẹ hãy bỏ luôn phần sữa còn lại trong bình sau 1 giờ và rửa sạch bình sữa với nước rửa bình sữa chuyên dụng. Để sữa quá lâu bên ngoài dễ khiến sữa bị hỏng, có thể nhiễm khuẩn vào trong bình. 

Nên làm gì khi bé không bú xong?
Nên làm gì nếu bé không bú xong?

3. Bé bú bình với lượng sữa bao nhiêu là đủ?

Bé thường ăn 6-8 lần trong 24 giờ, nhưng không có lượng sữa/ thức ăn cụ thể cho mọi bé. Mỗi bé sẽ uống lượng sữa khác nhau. Mẹ hãy nhớ là cho bé ăn bất cứ khi nào bé đói. Sau đây là hướng dẫn chung cho bé khi mẹ pha sữa công thức cho bé:

  • Từ 0 – 3 tháng tuổi: Em bé cần khoảng 150ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Một số bé có thể cần tới 200ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, đặc biệt là trẻ sinh non. Vì vậy, bé 1 tháng tuổi nặng 4kg có thể cần 600 – 800ml sữa thông thức mỗi ngày.
  • Từ 3-6 tháng tuổi: Bé cần khoảng 120ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Vì vậy, bé 5 tháng tuổi, nặng 7 kg có thể cần 840 ml sữa công thức mỗi ngày.
  • Từ 6-12 tháng tuổi, bé cần khoảng 90 – 100 ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khoảng 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn dặm, bên cạnh uống sữa.
Bé bú bình với lượng sữa bao nhiêu là đủ?
Bé bú bình với lượng sữa bao nhiêu là đủ?

Mẹ có thể xem phần hướng dẫn trên hộp sữa thức để xem bao nhiêu sữa cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thông tin này chỉ là để tham khảo. Không phù hợp với tất cả em bé. Với trẻ bú sữa mẹ, bé bú khoảng 750-800 ml sữa mẹ mỗi ngày, từ 1 tháng đến 6 tháng tuổi. Con số này cũng có thể chênh lệch ít nhiều giữa các bé.

Mẹ xem thêm: Lượng sữa phù hợp cho bé ở mọi độ tuổi

4. Mẹo cho mẹ nếu bé không chịu bú bình

Tập cho bé bú bình là điều tự nhiên mà mẹ nào cũng cần biết. Nhưng có những lúc, bé lại không chịu bú từ “vật thể lạ” này. Điều này sẽ khiến mẹ lo lắng vì mẹ nào cũng muốn con mình nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng đúng không nào. Làm sao để bé chịu bú bình hay cách chỉnh khớp ngậm đúng cho bé bú bình. Một số mẹo sau đây sẽ giúp mẹ tìm được cách hiệu quá nhất cho bé.

4.1. Thử thay đổi bình sữa khác

Thử thay đổi bình sữa khác

Trẻ sơ sinh rất kháu khỉnh và cũng rất dễ thương. Mẹ có thể đã mua bình sữa cho bé rồi. Nhưng có khả năng bé sẽ không thích núm ti hay bất kì một thứ cụ thể gì ở chiếc bình đó. Chính vì thế, bé sẽ có phản ứng không chịu bú bình rồi. Mẹ thử lựa chọn các loại bình khác nhau đến khi bé cảm thấy thích thú và quen dần xem sao nhé. Việc tập bé bú bình khi đó sẽ dễ dàng hơn cho mẹ.

4.2. Thử thay đổi núm ti khác

Thử thay đổi núm ti khác

Bé không có ý thức về nhãn hiệu nên có thể bé sẽ không nhận ra bất kì bình sữa nào thuộc nhãn hiệu mà bé không thích. Đôi khi bé khó chịu bởi tốc độ dòng chảy của núm ti. Bé từ 0 – 3 tháng tuổi nên có núm ti chảy chậm để không bị chảy quá nhiều quá nhanh. Trong khi bé lớn hơn có thể chán nản khi phải bú quá mạnh ở núm ti chảy chậm và có thể bỏ bú. Mẹ cần chú ý trong quá trình lựa chọn núm ti tập cho bé bú bình nhé.

4.3. Kiểm tra nhiệt độ sữa trong bình

Kiểm tra nhiệt độ trong bình sữa

Có lẽ, mẹ nào cũng đều rất cẩn thận trong cách cho bé bú bình đúng để tập bé bú bình tốt nhất. Vì vậy mẹ có xu hướng cho bé uống sữa để nguội để bé không bị bỏng miệng. Tuy nhiên, nếu bé uống được vài ngụm rồi dừng lại, có thể do sữa quá lạnh, hoặc quá nóng. Đây chắc chắn không phải là điều thú vị với với bé của mẹ rồi. Bé có thể dễ chán ghét việc bú bình đó.

4.4. Tiếp tục kiên trì tập cho bé bú bình

Kiên trì cho bé bú bình

5. 4 Sai lầm thường mắc phải khi cho bé bú bình

5.1. Không tiệt trùng bình sữa:

Chỉ rửa sạch bình bằng nước thôi là chưa đủ, mẹ nên sử dụng nước rửa bình chuyên dụng cho bé và tiệt trùng kỹ để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại.

5.2. Pha sữa với nước quá nóng:

Nếu mẹ pha với nước nóng quá sẽ làm hỏng hết các chất dinh dưỡng có trong sữa. Mẹ nên pha sữa với nước ấm khoảng dưới 45 độ C là tốt nhất để đảm bảo sữa không bị biến chất và phát huy hết tác dụng.

Pha sữa bằng nước quá nóng sẽ làm hỏng hết dưỡng chất có trong sữa bé đó mẹ.
Pha sữa bằng nước quá nóng sẽ làm hỏng hết dưỡng chất có trong sữa bé đó mẹ.

5.3. Cho bé bú bình mỗi khi bé khóc:

Có mẹ cứ thấy con khóc liền nghĩ ngay con đói và cho con bú, nhưng không phải thế đâu ạ. Có lúc con khóc là để báo hiệu cho mẹ con cần thay bỉm, con đang ốm, hoặc ánh sáng chói, tiếng ồn lớn khiến con kích động đó ạ.

5.4. Cho bé bú quá lâu:

Theo các chuyên gia, thời gian bú lý tưởng cho mỗi cữ bú của con là 30 phút. Thời gian bú của mỗi bé có thể chênh lệch nhỏ so với ngưỡng trên, nếu bé bú lâu hơn (gấp đôi thời gian lý tưởng), con dễ bị mỏi cơ miệng, mệt, dần dần sẽ sợ bú đó ạ!

Bú bình đúng cách giúp bé ăn ngon, tránh đầy hơi, sặc sữa, rối loạn tiêu hóa và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Mẹ lưu lại cách cho bé bú bình đúng cách để chăm sóc tốt nhất cho bé nhà mình nhé! Nếu còn băn khoăn về cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách, mẹ hãy để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Giỏ hàng 0