Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là hiện tượng hết sức bình thường. Điều này hoàn toàn không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không quan tâm và có những cách để xử lý trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân thì chúng có thể biến chứng nặng hơn. Như vậy sẽ dẫn đến một vài bệnh lý cũng như sau này khiến cho con mất tự tin khi giao tiếp.

Xem thêm: 

6 cách dỗ trẻ ngủ hiệu quả bất ngờ

Mẹo xử lí mồ hôi tay chân cho bé
Mẹo cách xử lí trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị ra mồ hôi tay và chân. Hầu hết chúng sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên, cũng phải để ý và tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có cách trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh hợp lý.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc trẻ em ra nhiều mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh này ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và đường dẫn khí bị tắc nghẽn. Như vậy, quá trình đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh sẽ tăng lên.

Nguyên nhân thứ hai là do trẻ bị bệnh phong thấp. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mồ hôi tay chân còn là biểu hiện của trẻ mắc phải bệnh còi xương hoặc bị lao.

Cũng có thể việc đổ mồ hôi chân tay là do trẻ có sự thay đổi về mặt cảm xúc, do thời tiết hoặc trẻ hoạt động mạnh. Trong nhà có người bị ra nhiều mồ hôi cung khiến trẻ dễ mắc phải hơn.

2. Trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi ở tay chân có nguy hiểm không?

Việc trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân quá nhiều có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong trường hợp trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân cùng với tay chân lạnh thì không phải là biểu hiện bệnh lý nên cha mẹ có thể yên tâm.

Còn nếu trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân liên tục kèm theo các triệu chứng khác nữa. Ví dụ như: rụng tóc, trẻ ngủ thường xuyên bị giật mình thì cha mẹ cần phải chú ý. Lúc này, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác và điều trị.

Việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau

Xem thêm: 15 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng

3. Cách điều trị việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Khi trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi tay chân mẹ hãy nghe ý kiến của các bác sĩ nhi khoa có chuyên môn từ đấy sẽ có được phương pháp điều trị khoa học nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo một số cách trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh sau đây:

3.1. Dùng trà đen

Dùng trà đen
Dùng trà đen hỗ trợ điều trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trà đen có chứa axit tannic với tác dụng ngăn chặn tình trạng ra mồ hôi chân, tay ở trẻ sơ sinh. Chúng giúp se khít lỗ chân lông, ngăn mồ hôi ra nhiều cũng như hỗ trợ việc điều hòa tuyến mồ hôi. Mẹ có thể dùng 2 cách trị mồ hôi tay chân cho trẻ sơ sinh sau:

  • Cách 1: Hãm 3 đến 4 túi trà đen với nước ấm sau đó ngâm tay, chân cho con trong thời gian từ 15 đến 30 phút.
  • Cách 2: Cho túi trà đen đã hãm vào lòng bàn tay, bàn chân của con khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó bỏ đi và rửa sạch tay chân.

3.2. Dùng nước cà chua

Dùng nước cà chua
Dùng nước cà chua giúp hạn chế tiết mồ hôi tay chân ở trẻ

Trẻ bị ra mồ hôi tay chân mẹ cũng có thể dùng nước cà chua để hạn chế tuyến mồ hôi tiết ra. Đồng thời làm mát và mềm mịn da cho trẻ. Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Cắt cà chua thành lát mỏng và thoa nhẹ lên lòng bàn chân, tay của é trong 15 phút. Sau đó rửa sạch tay chân cho con. Ngày thực hiện 1 đến 2 lần.
  • Cách 2: Dùng 1 đến 2 quả cà chua bỏ hạt và ép lấy nước. Sau đó lấy nước thoa lên tay, chân của con 15 phút và rửa sạch.

3.3. Trị bệnh ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt

Trị bệnh ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt
Trị bệnh ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt

Lá lốt cũng được sử dụng để giúp chữa bệnh ra mồ hôi tay chân. Mẹ chỉ cần nhổ cây lá lốt, rửa sạch và đun nước sôi khoảng 15 phút. Đợi cho nước nóng vừa phải và dùng tấm lưới phủ lên nồi. Sau đó ngâm tay chân cho con khoảng 30 phút. Nên dùng 1 lần/ngày và chú ý nhiệt độ để con không bị bỏng.

3.4. Sử dụng muối để xử lý việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Sử dụng muối để xử lý việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ
Sử dụng muối để xử lý việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Mẹ hãy pha nước muối theo tỷ lệ: 1 thìa muối hạt, 1 bát nước sôi, 3 bát nước lạnh và sau đó ngâm tay, chân cho con trong 15 phút.

3.5. Dùng cồn y tế 

Dùng cồn y tế 
Dùng cồn y tế giúp hạn chế đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh

Cồn y tế sẽ giúp hạn chế tiết mồ hôi ở trẻ cũng như thu nhỏ lỗ chân lông. Mẹ chỉ cần dùng bông gòn thấm cồn y tế và lau lên tay chân cho con. Tuy nhiên, biện pháp này cần được sự hướng dẫn của bác sĩ.

3.6. Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều magie, vitamin B

Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều magie, vitamin B
Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều magie, vitamin B

Vitamin B giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Magie hạn chế đổ mồ hôi tay chân ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm sau: đậu phụ, trứng, bơ, chuối, hạnh nhân… Hạn chế thịt bò, bông cải xanh, gan…

4. Cách chăm sóc khi con bị ra mồ hôi tay chân

Nếu trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân, hãy ghi nhớ những cách chăm sóc sau:

  • Hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều i-ốt.
  • Không dùng phấn rôm và chất khử mùi cho con.
  • Thường xuyên lau mồ hôi tay chân cho con.
  • Chú ý quan sát, nếu có sự bất thường cần đứa trẻ đi kiểm tra ngay lập tức.
Cách chăm sóc khi con bị ra mồ hôi tay chân
Cách chăm sóc khi con bị ra mồ hôi tay chân

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân sẽ gây ra nhiều phiền toái cho con sau này. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý và để giúp con nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Cà rốt là thực phẩm giàu dinh dưỡng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Cà rốt cho bé ăn dặm đặc biệt lành tính và tốt cho sức khoẻ, đặc biệt khi bé ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng. Vì vậy, hôm nay Mamamy sẽ hướng dẫn các mẹ cách làm cà rốt để chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Mời các mẹ tham khảo nhé!

1. Dinh dưỡng trong cà rốt

Dinh dưỡng trong cà rốt
Dinh dưỡng trong cà rốt

Trong củ cà rốt chứa hàm lượng carotene, chất xơ, vitamin, glucid…Chỉ cần mẹ cho bé ăn đúng cách sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch và hạn chế các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Tuy nhiên, không phải cứ cho bé ăn nhiều cà rốt là tốt. Vì trong cà rốt chứa thành phần chất xơ và không dễ hòa tan. Do vậy bé rất dễ bị táo bón khi hàm lượng cà rốt cho bé ăn dặm quá nhiều.

2. Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật

2.1. Cách làm đậu phụ táo cà rốt

Cách làm đậu phụ táo cà rốt
Cách làm đậu phụ táo cà rốt

Nguyên liệu:

  • 10g đậu hũ (đậu phụ)
  • 10g táo
  • 10g cà rốt
  • 10g củ cải
  • 20ml nước ở nhiệt độ 70 độ C
  • Thìa sữa chuyên dụng Hagukumi
  • Tỏi

Chế biến:

  • Bước 1: Gọt vỏ cà rốt, rửa sạch sau đó luộc cà rốt chín. Tiếp theo nghiền nhuyễn cà rốt
  • Bước 2: Củ cải cũng rửa sạch sau đó luộc chín. Tiếp theo mẹ nghiền nhuyễn củ cải
  • Bước 3: Cho 10g đậu luộc chín rồi nghiền nhuyễn
  • Bước 4: Trộn củ cải và đảo đều với sữa Hagukumi
  • Bước 5: Bóc tỏi xay nhuyễn sau đó trộn với hỗn hợp cà rốt, táo
  • Bước 6: Cuối cùng mẹ trộn hỗn hợp cà rốt tỏi táo – củ cải sữa cho bé thưởng thức nhé

Như vậy đã hoàn thành cách làm cà rốt cho bé ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật. Chúc bé yêu ngon miệng!

2.2. Cách làm cà rốt nghiền cho trẻ ăn dặm

Cách làm cà rốt nghiền cho trẻ ăn dặm
Cách làm cà rốt nghiền cho trẻ ăn dặm

Cách làm cà rốt nghiền cho trẻ ăn dặm cực kỳ dễ thực hiện với không quá nhiều nguyên liệu cần chuẩn bị. Do đó khi chế biến món này xong mẹ có thể bảo quản tủ lạnh để bé ăn dần.

Nguyên liệu:

  • 450g cà rốt

Chế biến:

  • Bước 1: Gọt vỏ cà rốt và rửa sạch. Sau đó hấp khoảng 20 phút để cà rốt chín và thật mềm.
  • Bước 2: Mẹ vớt cà rốt chín ra bát và giữ lại nước cà rốt hấp
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ nghiền nhuyễn cà rốt và cho nước hấp đảo đều với cà rốt nhuyễn. Phụ thuộc vào cách mẹ cho bé ăn đặc hay loãng để cần bằng.
  • Bước 4: Mẹ chia nhỏ các phần cà rốt khoảng 30g để vào tủ đông bảo quản cho bé dùng dần. Như vậy đã hoàn thành cách làm cà rốt cho bé ăn dặm rồi đó. Mẹ lấy một phần 30g cho bé thưởng thức thôi nào!

2.3. Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm

Chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu nhật không thể thiếu món cháo cà rốt – món ăn chứa đầy đủ dinh dưỡng nhưng không kém phần ngon miệng, lại bổ dưỡng cho hệ tiêu hoá cho bé ăn dặm kiểu Nhật tuần đầu tiên.

Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

Chế biến:

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ nghiền nhuyễn cháo rồi đổ vào bát
  • Bước 2: Rửa sạch và gọt vỏ cà rốt. Sau đó hấp cà rốt chìn mềm và nghiền nhuyễn
  • Bước 3: Làm sạch lươn và luộc/ hấp lươn chín mềm để bé dễ tiêu hoá
  • Bước 4: Trộn hỗn hợp cà rốt với cháo và đảo đều. Hoặc nếu bé thích ăn riêng từng phần thì mẹ không cần trộn hỗn hợp trên.
  • Bước 5: Như vậy đã hoàn thành cách làm cà rốt cho bé ăn dặm cực kỳ đơn giản. Bây giờ mẹ cho bé thưởng thức thôi nào!

2.4. Cháo cà rốt với phô mai cho bé ăn dặm kiểu nhật 5-6 tháng

Cháo cà rốt với phô mai cho bé ăn dặm kiểu nhật 5-6 tháng
Cháo cà rốt với phô mai cho bé ăn dặm kiểu nhật 5-6 tháng

Nguyên liệu:

  • 50g gạo tẻ
  • 1/2 củ cà rốt
  • 1 nhành súp lơ trắng
  • 1/2 miếng phô mai

Chế biến:

  • Bước 1: Đầu tiên mẹ nấu cháo chín rồi nghiền nhuyễn cháo
  • Bước 2: Rửa sạch và nhặt súp lơ. Đồng thời mẹ rửa sạch cà rốt và gọt vỏ. Sau đó cho hỗn hợp cà rốt và súp lơ xay nghiền nhuyễn
  • Bước 3: Sau khi đã có được hỗn hợp cà rốt, súp lơ. Mẹ tiếp tục cho phô mai vào hỗn hợp và tán nhuyễn
  • Bước 4: Cuối cùng là mẹ cho hỗn hợp cà rốt súp lơ phô mai vào nồi cháo đang sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Tếp theo mẹ múc ra bát đợi nguội. Lưu ý để tránh trường hợp cháo quá nhiều mà nhân thì ít. Mẹ có thể múc bớt cháo ra để bảo quản lần sau dùng tiếp
  • Bước 5: Như vậy đã hoàn thành cách làm cà rốt cho bé ăn dặm chuẩn Nhật thơm ngon, bổ dưỡng. Bây giờ mẹ cho bé ăn thôi nào!

2.5. Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm với món cháo cà rốt nấu với thịt bò

Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm với món cháo cà rốt nấu với thịt bò
Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm với món cháo cà rốt nấu với thịt bò

Nguyên liệu:

  • 35g thịt bò
  • 20g cà rốt
  • 30g gạo

Chế biến:

  • Bước 1: Đầu tiên mẹ bỏ 30g gạo vào nồi và nấu cháo. Nếu mẹ muốn nhanh hơn có thể dùng bột để nấu cháo cho bé
  • Bước 2: Tiếp theo rửa sạch thịt bò và thái miếng. Sau đó mẹ cho máy xay để xay nhuyễn ra nhé
  • Bước 3: Mẹ rửa sạch cà rốt sau đó cũng thái miếng nhỏ và xay nhuyễn
  • Bước 4: Đến đây đợi cháo chín nhừ, me tiếp tục cho hỗn hợp cà rốt và thịt bò đã nhuyễn vào nồi cháo. Tiếp tục đảo đều cho đến khi cháo chín thì tắt bếp
  • Bước 5: Mẹ đã hoàn thành cách làm cà rốt cho bé ăn dặm chuẩn kiều Nhật. Bây giờ mẹ múc ra bát đợt nguội rồi cho bé thưởng thức đi nào!

2.6. Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm với món soup cà rốt nấu với cam

Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm với món soup cà rốt nấu với cam
Cách làm cà rốt cho bé ăn dặm với món soup cà rốt nấu với cam

Chuẩn bị:

  • 500ml nước gà luộc
  • 1 thìa bơ
  • 1/2 thìa hạt nêm
  • 1/2 thìa muối
  • 2 củ cà rốt
  • 2 nhánh tỏi

Chế biến:

  • Bước 1: Bóc vỏ 2 nhánh tỏi và cho vào nồi nước luộc gà đun sôi để nhỏ lửa
  • Bước 2: Cà rốt mẹ rửa sau sạch sau đó gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp theo mẹ luộc chín cà rốt rồi cho vào máy xay nhuyễn
  • Bước 3: Sau khi đã có cà rốt nhuyễn thì mẹ đổ vào nước dùng gà đã sôi. Tiếp tục đun 3 phút nữa cho cà rốt chín
  • Bước 4: Mẹ rửa sạch cam và thái nhỏ rồi tiếp tục cho vào nồi nước dùng gà đun thêm 3 phút
  • Bước 5: Mẹ thêm gia vị 1/2 thìa muối, 1/2 thìa hạt nêm. Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị của bé mẹ có thể điều chỉnh gia vị tùy ý
  • Bước 6: Mẹ múc soup ra bát để nguội rồi cho bé thưởng thức thôi nào!

Xem thêm: 

Ăn dặm kiểu Nhật 8 – 9 tháng tuổi của bé có những món ăn nào ?

Một số món ăn cho trẻ 1 tuổi siêu dinh dưỡng mà mẹ nên biết!

Trẻ ăn dặm 8 tháng như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng?

Kết luận

Khép lại bài viết hướng dẫn các mẹ cách làm cà rốt cho bé ăn dặm đúng chuẩn kiểu Nhật. Hy vọng rằng với các thực đơn trên có thể đồng hành cùng bé và mẹ trong quá trình chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ hữu ích tiếp theo của Mamamy nhé! Chúc bé yêu ăn ngon miệng và khỏe mạnh!

Bé trong giai đoạn 3 tuổi phát triển rất nhanh chóng cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để hỗ trợ cho bé rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ tìm ra những món ăn cho trẻ 3 tuổi giàu dinh dưỡng.

1. Chế độ dinh dưỡng trong món ăn cho trẻ 3 tuổi

Các món ăn phù hợp với trẻ 3 tuổi
Các món ăn phù hợp với trẻ 3 tuổi

Các món ăn dành cho bé 3 tuổi cần phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp bé tiêu thụ năng lượng. Bé hoạt động rất nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra, việc ăn uống của bé cũng đã bắt đầu theo nếp sinh hoạt của gia đình. Bé ăn đủ 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ tùy theo theo thể trạng.

Mỗi ngày bé cần khoảng 200ml sữa để hỗ trợ cho xương phát triển và các chất cần thiết. Thêm vào đó, mẹ chú ý đảm bảo trong mỗi bữa ăn của bé không thể thiếu những thành phần dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột: Trong gạo, cháo, bánh mì,…
  • Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, tôm,…
  • Chất vitamin và chất xơ: Có trong rau củ quả, các loại trái cây.
  • Chất béo: Trong các loại dầu ăn cho trẻ nhỏ.
  • Canxi: Trong sữa hoặc tôm, cua,..

2. Những món ăn cho trẻ 3 tuổi phù hợp với mỗi buổi trong ngày

Bé 3 tuổi thường ăn từ 5 đến 6 bữa trên 1 ngày. Bữa chính gồm sáng trưa tối và còn lại là các bữa phụ. Tìm ra những món ăn cho trẻ 3 tuổi thích hợp trong những thời điểm khác nhau cũng khá dễ dàng. Dưới đây là một số món ăn phổ biến phù hợp với bữa ăn mỗi buổi:

2.1. Bữa sáng:

Vào buổi sáng, bé nên ăn các loại thức ăn dễ nhai, dễ tiêu hóa mà giàu chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như các loại món ăn sau: Phở bò, phở gà, bánh mì, bún bò, mỳ, cháo loãng,… Mẹ nên lưu ý chế biến các món ăn theo khẩu vị của bé. Tránh các món ăn không quá đậm vị khiến bé khó ăn.

Bánh mì - 1 trong những món nên trẻ ăn buổi sáng
Bánh mì – 1 trong những món nên trẻ ăn buổi sáng

2.2. Bữa trưa:

Những món ăn cho bé 3 tuổi vào buổi trưa cần phải có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra đây cũng là bữa ăn chính giúp cho bé chắc bụng hơn trong ngày. Mẹ nên cho bé ăn cơm là chủ yếu, đi kèm theo là các món như: Thịt bò xào, tôm xào, đậu Hà Lan, trứng chiên, canh rau củ quả,…

Món ăn buổi trưa cần đủ thành phần dinh dưỡng
Món ăn buổi trưa cần đủ thành phần dinh dưỡng

2.3. Bữa tối:

Đây cũng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp bé hồi phục lại năng lượng sau 1 ngày hoạt động. Bữa tối là bữa chính, do đó, mẹ nên cho bé ăn cơm hoặc các loại mỳ thay đổi để bé đỡ bị ngán, một số món vào bữa tối như: thịt gà xào nấm rơm, thịt bò xào cải, thịt kho trứng,… Các món có thể tương tự như buổi trưa.

2.4. Bữa phụ:

Bữa phụ là bữa giúp bé hồi phục năng lượng tạm thời. Bữa phụ khá đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 cốc sữa chua, 1 cái bánh bông lan hoặc cây xúc xích, chè trái cây,…

3. Một số món ăn cho trẻ 3 tuổi siêu ngon

Mẹ cũng nên lưu ý rằng, mỗi trẻ có mỗi trẻ trạng khác nhau. Không ép bé ăn quá nhiều trong một bữa hoặc quá nhiều bữa trong một ngày để bé tăng cân. Sau đây sẽ là một số món ăn cho trẻ 3 tuổi siêu ngon.

3.1. Trứng cút sốt cà

Trứng cút sốt cà
Trứng cút sốt cà

Nguyên liệu: 10 quả trứng cút, 30g sốt cà chua, 20g đường, 10ml gầm, nửa bát bột mì, 10ml xì dầu hoặc hạt nêm.

Chế biến:

Bước 1: Luộc chín trứng cút rồi lột vỏ. Bỏ trứng vào bát bột mì, lăn nhẹ cho trứng dính với bột. Tiếp theo bắt chảo bỏ dầu vào, bỏ trứng vào rồi chiên cho vàng đều.

Bước 2: Đun nước sốt cà chua sau đó bỏ đường vào cho sệt lại, tiếp theo bỏ trứng vừa chiên vào đảo nhanh để nước sốt bám vào. Để lửa nhỏ để không bị khét. Múc ra dĩa cho bé ăn với cơm.

3.2. Cơm viên chiên xù

Cơm viên chiên xù
Cơm viên chiên xù

Nguyên liệu: 1 chén cơm, 1 quả trứng gà, phô mai bào, các loại gia vị.

Chế biến:

Bước 1: Cho hỗn hợp trứng, bột nêm, cơm, tiêu và phô mai vào trộn đều. Sau đó để tủ lạnh ngăn mát tầm 10 phút.

Bước 2: Đem ra khỏi tủ lạnh rồi vo tròn hỗn hỗn hợp thành từng viên nhỏ, bắt chảo dầu lên bỏ cơm viên vào chiên, chiên đến khi chín vàng đều xung quanh và giòn thì múc ra. Cho bé ăn kèm với cơm.

3.3. Cà rốt rim ngọt với mật ong

Cà rốt rim ngọt với mật ong
Cà rốt rim ngọt với mật ong

Nguyên liệu: 1 củ cà rốt, 2 thìa mật ong, các gia vị khác.

Chế biến:

Bước 1: Cà rốt rửa sạch sẽ rồi lột vỏ. Luộc cà rốt cho chín mềm, bắt bếp lên rồi cho ít muối và mật ong vào. Đun đến khi nào mật ong đặc lại thì cho cà rốt vào.

Bước 2: Cà rốt đã được bao phủ bởi mật ong thi cho một ít dầu mè vào, đảo sơ rồi tắt bếp. Cho bé ăn kèm với cơm.

3.4. Thịt bò sốt đậu hũ

Thịt bò sốt đậu hũ
Thịt bò sốt đậu hũ

Nguyên liệu: 50g đậu hũ, 20g thịt bò băm nhỏ, hành tây, nước, bột gạo, muối, sốt cà chua.

Chế biến: Đậu hũ để trong giấy thấm cho ráo nước. Hành tây cắt thành sợi nhỏ, cho nước sốt cà chua vào kèm thịt bò, đổ nước vào rồi nấu sôi 1 phút. Tiếp theo cho đậu hũ vào rồi cho bột gạo vào để nước đặc lại. Sau đó tắt bếp, múc ra cho trẻ ăn kèm với cơm.

Lời kết

Hy vọng qua trên, mẹ có thể điều chỉnh thực đơn phù hợp và tìm ra món ăn cho trẻ 3 tuổi mà bé yêu thích.

Nguồn tham khảo:

https://vn.theasianparent.com/mon-ngon-cho-be-3-tuoi

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/nutrition/Pages/Feeding-and-Nutrition-Your-Three-Year-Old.aspx

Đọc thêm:

8 Món ăn dặm dễ làm từ Cải bó xôi

7 lưu ý quan trọng để xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ

Mùa hè bé ăn gì cho mát? Tham khảo 8 món dưới đây mẹ nhé!

Cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản, cúng đầy tháng cho bé trai CHUẨN CHỈNH NHẤT cần chuẩn bị gì, nên làm lễ cúng giờ nào thì tốt cho bé và thời gian nào là hợp lý nhất? Đó là những câu hỏi mà những bậc lần đầu làm cha mẹ ai cũng thắc mắc. Vì mỗi vùng miền đều có mỗi phong tục khác nhau nên mâm đầy tháng bé trai cũng có thể khác nhau. 

Đối với các ông bố bà mẹ lúc sinh ra và lớn lên chưa nghe ai nói về nghi thức cúng đầy tháng con trai thì nên tổ chức theo phong tục của miền nào? Hãy cùng tham khảo bài viết “mâm cúng đầy tháng bé trai” CHUẨN CHỈNH NHẤT cho bé trai 2023” để giải đáp thắc mắc ngay sau đây nhé.

1. Cúng đầy tháng bé trai là gì?

Cúng đầy tháng bé trai hay còn gọi là cúng bà mụ là lễ cúng tạ ơn các bà mụ khi bé nhà tròn 1 tháng tuổi. Các bà mụ ở đây gồm 12 bà mụ tiên nương và 1 bà mụ chúa. Tục lệ này có nguồn gốc từ hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt.

Cúng đầy tháng bé trai là gì?
Làm đầy tháng bé trai cần chuẩn bị những khá nhiều đồ ăn ngọt và mặn để làm lễ

Mẹ có biết cúng mụ cho bé trai là sẽ cúng những vị nào không? Đây là một nghi thức dâng lễ vật tạ ơn 12 bà mụ đã che chở cho bé trong suốt thời gian trong bụng mẹ từ khi chú sanh đến giám sinh, đồng thời cũng xin các bà mụ tiếp tục che chở và phù hộ cho bé trong những ngày tháng tiếp theo.

Chính vì thế lễ cúng đầy tháng bé trai còn gọi là lễ cúng bà mụ. Các bà mụ này gồm có 12 bà mụ tiên nương và 1 Bà mụ chúa (có nơi thì quan niệm là 12 bà mụ và 3 đức ông) gồm có:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh).
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai).
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai).
  • Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
  • Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
  • Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
  • Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử).
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).

Ngoài 12 bà mụ tiên nương kể trên thì còn Bà mụ chúa (có nơi thì cho rằng 3 đức ông)

Lễ mâm cúng mụ cho bé trai khi bé 1 tháng thì gọi là đầy tháng, khi bé tròn 1 tuổi là thôi nôi. Ngoài ra ở các mốc khác như lúc 3, 6, 9 tuổi đều có làm lễ cúng người ta vẫn gọi là cúng đốt hoặc cúng căn.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Cách tính đầy tháng bé trai và giờ cúng

Lễ đầy tháng cho bé trai ở Việt Nam được tính theo âm lịch. Theo ông bà xưa, nếu cúng đầy tháng cho bé gái thì lễ cúng sẽ lùi 2 ngày so với ngày sinh âm lịch. Nếu là bé trai thì sẽ tính ngày đầy tháng lùi 1 ngày so với ngày sinh.

Ví dụ:

  • Bé gái sinh ngày 15/5 Âm lịch thì ngày đầy tháng sẽ là ngày 13/6 Âm lịch.
  • Bé trai sinh ngày 15/5 Âm lịch thì ngày đầy tháng sẽ là ngày 14/6 Âm lịch.

Lý do là bởi trong dân gian thường quan niệm rằng:

  • Con trai phải luôn là người đi trước, xông xáo, mạnh dạn, ít nhường nhịn thì mới dễ thành công.
  • Con gái phải có đức tính nhường nhịn nhiều thì gia đình mới êm ấm, phải biết khiêm tốn thì mới có được hạnh phúc.

Giờ thực hiện cúng đầy tháng thường vào sáng sớm hoặc chiều tối:

  • Miền Bắc: trước 12 giờ.
  • Miền Trung: từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
  • Miền Nam: trước 9 giờ.
Cách tính đầy tháng cho bé trai và giờ cúng
Cách tính đầy tháng cho bé trai và giờ cúng để thực hiện làm lễ cúng mụ cho bé trai

3. Cúng đầy tháng bé trai gồm những gì?

Ngoài đồ cúng dành cho bàn thờ Phật, gia tiên, ông địa thì mâm cúng mụ cho bé trai đầy tháng thường bao gồm:

  • 12 chén chè nhỏ
  • 3 tô chè lớn
  • 13 đĩa xôi
  • 1 con gà luộc.
  • Bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc).
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Nhang
  • Đèn cầy (nến)
  • Trà
  • Rượu
  • Nước muối
  • Gạo
  • 1 bộ đồ hình thế (ghi tên và ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt đi để giải hạn cho bé).
  • 13 miếng trầu cánh phượng
  • 13 đôi hài
  • 13 bộ váy áo đẹp
  • 13 nén vàng

Lưu ý: Trong lễ đầy tháng cho bé trai có đĩa xôi, miếng trầu, đôi hài, váy áo và nén vàng đều phải giống nhau. Tuy nhiên, 12 món kích thước như nhau và 1 bộ có kích thước to hơn.

3.1. Lễ vật cúng 12 Bà Mụ

Lễ vật cúng 12 Bà Mụ - Mâm cúng đầy tháng bé trai
Lễ vật cúng 12 Bà Mụ – Mâm đồ cúng đầy tháng bé trai
  • Đồ vàng mã.
  • Trầu cau: trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.
  • Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ.
  • Động vật: cua, con ốc, tôm,… Mỗi loại chọn số lượng 7 (bé trai) hoặc 9 (bé gái).
  • 12 chén chè (tùy theo vùng miền): cúng đầy tháng cho bé trai thường cúng chè đậu trắng, 12 đĩa xôi.
  • 12 chén cháo (có thể là cháo gà), các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa.
  • 2kg thịt quay
  • Bánh hỏi chia làm 12 đĩa
  • 12 ly rượu nhỏ.

3.2. Lễ vật cúng Đức ông

  • 1 con gà
  • 3 đĩa xôi.
  • 1 tô cháo
  • 1 tô chè,
  • 1 miếng thịt quay, một mâm ngủ quả, thêm trầu cau, cùng với rượu và giấy tiền vàng mã.
  • 1 bình hoa, trà, nhang, đèn, nước, gạo, muối.

4. Cách sắp xếp bàn cúng làm đầy tháng bé trai đúng

Cách sắp xếp bàn cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản
Cách sắp đồ cúng đầy tháng bé trai đơn giản

Khi sắp đặt đồ cúng mụ cho bé trai đơn giản như trên, mẹ cần chia thành 2 mâm. Một mâm trên cách mâm dưới không quá 10 phân.

Trong đó, bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức ông, còn bàn lớn cao hơn sẽ bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ. Cách đặt mâm cúng luôn tuân theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả” tức phía Đông là vị trí đặt bình hoa và phía Tây là vị trí đặt lễ vật.

5. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai

Sau khi bày biện sắp xếp mọi thứ xong, bố hoặc mẹ sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế trẻ ra trước bàn cúng và khấn theo bài khấn.

Tùy địa phương mà văn khấn có câu chữ khác nhau, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các Bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con, lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao và lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.

6. Văn khấn cúng đầy tháng bé trai

Văn khấn cúng đầy tháng bé trai
Văn khấn bài cúng lễ đầy tháng cho bé trai

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Chúng con kính lạy Đệ nhất đại tiên chúa cùng chư vị tiên nương

Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương, các vị Đức ông cùng gia tiên hai họ nội ngoại.

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch. Vợ chồng chúng con gồm có … sinh được con (trai, gái) đặt tên là … Chúng con hiện ngụ tại …

Nay chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật cúng đầy tháng cho cháu dâng bày lên trước án. Trước chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:

Nhờ ơn chư vị thần linh cùng gia tiên. Để chúng con sinh cháu (trai, gái) tên … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Xin các vị phù hộ độ trì, vuốt ve che chở. Phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được an khang, không nghĩ lo, gặp dữ hóa lành.

Xin thành tâm cúi lễ, xin được chư vị chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

7. Giải đáp các vấn đề thường gặp về cúng đầy tháng cho bé trai

7.1. Cúng đầy tháng bé trai nên cúng chay hay mặn?

Trong thời gian gần đây nhiều bố mẹ băn khoăn không biết nên cúng đầy tháng chay hay mặn, đặc biệt là những gia đình theo đạo Phật. Mâm cúng đầy tháng cho bé không bắt buộc là chay hay mặn, quan trọng là nằm ở lòng thành kính của mọi người vì thế bố mẹ có thể chọn cúng chay hay mặn đều được ạ.

Với mân cúng đầy tháng chay, ngoài việc chuẩn bị xôi chè bố mẹ cần làm thêm các món khác thay gà luộc, thịt heo quay như: giò chay, nem chay, các món cuốn,… Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các động vật phóng sinh: chim sẻ, cá, cua, tôm,…

7.2. Mâm cúng đầy tháng cho bé trai sinh đôi thế nào?

Lễ vật mâm cúng đầy tháng bé trai sinh đôi vẫn giống như mân cúng bình thường, khác là số lượng sẽ được gấp đôi.

  • Xôi chè: 26 phần
  • Bánh kẹo: 2 đĩa
  • Trái cây ngũ quả: 2 đĩa
  • Rượu: 2 chai
  • Heo quay: 2 phần
  • Tiền vàng, bộ hài, váy áo: 26 bộ
  • Trầu têm: 26 phần
  • Gạo trắng: 2 chén
  • Muốn trắng: 2 chén

Hy vọng bài viết mâm cúng đầy tháng cho bé trai đầy đủ nhất trên đây sẽ giúp cho các mẹ biết cách cúng đầy tháng cho bé trai đầy đủ nhất. Chúc cho bé trai nhà bố mẹ luôn phát triển khỏe mạnh, thông minh và học giỏi nhé.

Xem thêm:

Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Nếu mẹ đang băn khoăn bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào để tốt cho mẹ và bé thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

1. Tư thế nằm tốt quyết định bởi những yếu tố nào?

Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn đang trong quá trình phát triển trong tử cung và dựa vào khung của xương chậu của mẹ. Bào thai vẫn còn nhỏ và tác động lên cơ thể mẹ, nên một giấc ngủ ngon rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Để có một giấc ngủ tốt, tư thế nằm của bà bầu 3 tháng đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tùy theo cảm nhận về sự thoải mái của mẹ bầu, bởi trong giai đoạn đầu này thai nhi phát triển chưa lớn, chưa gây nhiều bất lợi cho mẹ. Vì thế tư thế nằm cần thích hợp cho thời gian nghỉ ngơi theo từng giai đoạn thay đổi về cơ thể của mẹ.
  • Sự phát triển của bé cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thay đổi tư thế nằm, làm sao để phù hợp với sự phát triển? Làm sao để  tốt cho thai nhi?

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra lượng lớn hormone progesterone, khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ hơn, hay những cơn đau lưng, đau thắt lưng cũng khiến mẹ phải thay đổi tư thế nằm.

Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu 3 tháng
Tư thế nằm ngủ tốt nhất cho mẹ bầu 3 tháng

2. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào?

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào: Nằm nghiêng bên trái

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tư thế nằm nghiêng về một bên, đặc biệt là bên trái là tư thế ngủ rất tốt cho mọi mẹ mang thai 3 tháng đầu. 

  • Mẹ nằm nghiêng mình sang trái sẽ giúp tiếp thêm chất dinh dưỡng và máu đến nhau thai cho bé, bởi cột sống được uốn cong sinh lý giúp làm tăng lưu lượng máu từ hai chi dưới trở về tim, đảm bảo thể tích tuần hoàn cho mẹ
  • Gan nằm bên phải nên tư thế nằm nghiêng bên trái giúp giữ tử cung của mẹ không bị đè lên gan cũng như các cơ quan nội tạng khác.
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu nằm tư thế này cũng hạn chế được tình trạng phù chân, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ

Tư thế nằm này cũng tránh được tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên nằm nghiêng bên trái
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên nằm nghiêng bên trái

2.2. Mẹ bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không?

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có thể nằm ngửa nhé! Bởi giai đoạn này bụng vẫn chưa to nên tư thế nằm này không gây ảnh hưởng gì đến cả mẹ và bé. Tuy nhiên đến các tháng tiếp theo mẹ nên hạn chế sử dụng tư thế nằm này.

  • Khi bụng to, việc nằm ngửa có thể khiến bụng bầu lớn gây áp lực lên mạch máu, lưng và cột sống khiến việc lưu thông máu bị gián đoạn và có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở khi nằm ngửa.
  • Ngoài ra còn gây đau lưng, huyết áp giảm xuống, hoa mắt, chóng mặt.. vì vậy dù ở giai đoạn 3 tháng đầu hay cả thai kỳ thì mẹ vẫn không nên nằm ngửa nhé.

Vì thế nếu đã quen với tư thế nằm ngửa, mẹ nên kết hợp chèn thêm gối để nâng đỡ cơ thể giúp thoải mái hơn nhé.

Tư thế nằm ngửa có tốt không?
Tư thế nằm ngửa có tốt không?

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nằm nửa được được không?

2.3. Bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào – Mẹ có nên nằm nghiêng bên phải?

Trong 3 tháng đầu, mẹ có thể nằm bên phải theo thói quen, bởi lúc này thai nhi vẫn chưa phát triển đầy đủ nên sẽ không có ảnh hưởng gì. Đồng thời theo mẹ tư thế nằm này cũng là tư thế dễ dàng, thoải mái hơn so với nghiêng về bên trái.

Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng tư thế nằm này trong giai đoạn 3 tháng đầu. Bởi vì bên phải bụng bầu là nơi có các tính mạch chủ đi qua, do đó khi nằm nghiêng bên phải nhiều sẽ vô tình gây áp lực lên dây chằng, mạch máu và màng tử cung. Điều đó làm cho lượng máu cung cấp cho thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

Mẹ mang thai 3 tháng đầu cũng không nên duy trì 1 tư thế nằm quá lâu, sẽ khiến cơ thể ê ẩm và mệt mỏi. Thỉnh thoảng mẹ hãy chuyển sang nằm nghiêng bên phải một chút rồi đổi lại. Vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi, vừa giảm thiểu sự mệt mỏi, căng thẳng vì nằm không thoải mái.

Bầu 3 tháng đầu, mẹ có nên nằm nghiêng bên phải?
Bầu 3 tháng đầu, mẹ có nên nằm nghiêng bên phải?

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu – mẹ thông thái cần biết điều này

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên nằm tư thế nào?

3.1. Tuyệt đối không nằm sấp

Mẹ bầu 3 tháng đầu tuyệt đối không nằm sấp, theo các bác sĩ: 

  • Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng bé bị thiếu oxy,
  • Tư thế nằm  này có thể dẫn đến đau lưng dưới và làm căng cơ cổ ở mẹ bầu,
  • Ngoài ra, có thể khiến lượng máu đến thai nhi bị ngắt quãng, đồng thời cũng có thể khiến mẹ bầu bị chóng mặt và buồn nôn.

Mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!

Mẹ mang thai tuyệt đối không nằm sấp
Mẹ mang thai tuyệt đối không nằm sấp

3.2. Tránh nằm gục xuống bàn

Một tư thế nằm mà mẹ bầu 3 tháng cũng nên tránh, đó là nằm gục xuống bàn. Tình trạng này thường xảy ra với mẹ làm việc văn phòng, tư thế ngủ này sẽ không chỉ gây ra sự khó chịu cho mẹ, tư thế nằm này còn dễ gây tổn thương cho thai nhi. Có thể mẹ chưa biết, việc nằm sấp hoặc gục mặt xuống bàn sẽ làm giảm chức năng hô hấp của phổi, làm cho cơ thể rơi vào tình trạng thiếu oxy.

Nghiêm trọng nhất có thể khiến chức năng hô hấp của phổi bị suy giảm, dẫn đến tình trạng cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế đào thải CO2 của cơ thể cũng bị thuyên giảm từ đó làm tăng áp lực lên thai nhi.

Mẹ mang thai tránh nằm gục xuống bàn
Mẹ mang thai tránh nằm gục xuống bàn

4. Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu sinh hoạt đúng cách

Bên cạnh việc tìm hiểu mẹ mang thai 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào, mẹ  cần tìm hiểu thêm về các tư thế sinh hoạt khác như:

  • Tư thế gội đầu cho bà bầu 3 tháng đầu: Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ngồi xổm để gội đầu, thay vào đó nên ra tiệm để áp dụng tư thế nằm ngửa khi gội đầu. Nếu mẹ muốn gội đầu ở nhà thì nên nằm ngửa ra bồn tắm và nhờ người khác gội đầu hộ nhé!
  • Tư thế ngồi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu: Tư thế ngồi tốt nhất được các bác sĩ khuyến khích là mông ngồi hoàn toàn trên ghế, lưng tựa thẳng vào thành ghế, nếu ghế quá rộng, mẹ nên kê lưng bằng gối để có tư thế ngồi thoải mái nhất.
  • Mẹ bầu không nên nằm quá lâu: Mẹ bầu nằm nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đông máu do thiếu vận động khiến quá trình lưu thông máu chậm đi. Ngoài ra, còn khiến cơ khớp bị đau, các cơ của mẹ cũng sẽ yếu đi trông thấy do ít vận động. 
Mẹ sinh hoạt đúng cách để tốt cho thai nhi
Mẹ sinh hoạt đúng cách để tốt cho thai nhi

Xem thêm: Mẹ nên làm gì để giữ thai 3 tháng đầu an toàn  

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi bầu 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào? Mẹ hãy theo dõi Góc của mẹ để có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích cho quá trình mang thai và nuôi dạy bé nhé!

Tham khảo thêm:  

Thai giáo 3 tháng đầu: 6 phương pháp giúp mẹ khỏe, bé thông minh!

Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Cẩn thận mẹ ơi!

Bé 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao? Trẻ 1 tuổi khóc đêm chắc chắn sẽ khiến không ít cha mẹ sốt ruột và lo lắng. Hiện tượng này xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cục cưng đang gặp phải tình trạng đó thì bài viết này chính là dành cho mẹ.

Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như cách để giải quyết dứt điểm vấn đề này. Không nên kéo dài vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con.

Tìm hiểu nguyên nhân bé 1 tuổi ngủ đêm hay khóc
Tìm hiểu nguyên nhân bé 1 tuổi ngủ đêm hay khóc

1. 4 nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi khóc đêm

Như chúng ta đã biết, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con. Khi con được ngủ ngon và sâu giấc thì chiều cao cũng được phát triển nhanh chóng. Trí não của con cũng được hình thành một cách hoàn hảo hơn. Vì vậy cho nên, mẹ luôn cố gắng để tạo cho con một môi trường ngủ thoải mái nhất.

Tuy nhiên, trẻ 1 tuổi quấy khóc đêm do gặp phải hiện tượng sinh lý khóc đêm. Nếu chỉ thỉnh thoảng bé khóc đêm thì không sao. Nhưng nếu chúng kéo dài liên tục thì đây lại và điều bất thường. Nguyên nhân khiến cho tình trạng trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài là:

1.1. Do con chơi nhiều ban ngày thây mệt mỏi

Nguyên nhân khiến em bé 1 tuổi của mẹ khóc đêm đầu tiên đó là do yếu tố môi trường tác động. Ví dụ như thay đổi môi trường sống khiến con khó ngủ. Có sự tác động từ bên ngoài khiến cho con giật mình.

Bên cạnh đó, những em bé ban ngày vui chơi quá nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Con mơ phải ác mộng, quấy khóc và sợ hãi.

1.2. Do tinh thần con nhạy cảm

Bé 12 tháng tuổi hay khóc đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
Bé 12 tháng tuổi hay khóc đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển

Nếu như trẻ 1 tuổi hay khóc đêm thì chúng ta cần phải nghĩ ngay đến nguyên nhân xuất phát từ yếu tố tâm lý của con. Khi mới 1 tuổi, thần kinh của con vẫn rất nhạy cảm. Những hoạt động xung quanh của người lớn có tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của con.

Ngoài ra, nếu con bị hoảng sợ một điều gì đó vào ban ngày cũng rất dễ khiến cho buổi đêm con gặp ác mộng. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy lo lắng và cần những cái ôm, lời động viên yên thương từ cha mẹ. Vì thế đừng mắng mỏ khi thấy con khóc mẹ nhé.

1.3. Do bệnh lý

Nguyên nhân thứ 3 khiến cho trẻ 1 tuổi khóc đêm đó là do con đang gặp phải một vấn đề gì đó về bệnh lý khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và ngủ không yên. Tuy nhiên, con còn quá nhỏ và chẳng biết phải nói với cha mẹ như thế nào. Con chỉ biết khóc mà thôi. Vì vậy, mẹ phải thật chú ý nếu như còn gặp phải hiện tượng này. Những bệnh lý trẻ 1 tuổi thường gặp phải ví dụ như:

  • Chướng bụng, khó tiêu: Dễ làm cơ hoành bị kích thích, khiến bé khó thở, dẫn đến khó ngủ, quấy khóc và khóc đêm
  • Rối loạn giấc ngủ: Nếu ban ngày con xem những hình ảnh hay video gây hiệu ứng không tốt cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần con
  • Nghẹt mũi, khóc dạ đề,…

Nếu con khóc lâu và có cảm giác khó chịu thì mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ để hạn chế những rủi ro có thể đến.

1.4. Do bé đang đói

Với những bé 1 tuổi hay khóc đêm, thường là bé muốn có được sự chăm sóc của bố mẹ qua tiếng khóc của mình. Bé có thể đang muốn ăn, muốn thay tã hoặc cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh. Bé 1 tuổi khóc đêm để thể hiện nhu cầu của bé. Khi đó, mẹ hãy kiểm tra xem bé có thực sự cần giúp đỡ không và chiều theo bé nếu bé đúng mẹ nhé!

1.5. Bé khóc đêm không rõ nguyên nhân

Nếu trong thường hợp trẻ 1 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân mà có các biểu hiện của hắt hơi, nấc cụt,… mẹ hãy bình tĩnh ôm bé vòng lòng và vỗ về an ủi hay hát ru. Đôi khi bé khóc đêm cũng chẳng vì lý do gì cả mẹ cứ nhẹ nhàng vỗ về con để đưa con vào lại giấc ngủ.

2. Trẻ 1 tuổi hay khóc đêm thiếu chất gì?

Bé 1 tuổi khóc đêm thường xuyên có thể là đang bị thiếu hụt:

  • Vitamin D3,  B12
  • Canxi
  • Kẽm
  • Magie
  • Protein
  • Sắt

Đây là những vitamin và chất rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ về xương, hệ thần kinh và thể chất khỏe mạnh. Vì thế, bé 1 tuổi khóc đêm quá nhiều mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để biết được chính xác con đang thiếu chất gì, bởi nếu để lâu bé dễ bị còi xương, chậm lớn và tụt cân.

3. Trẻ 1 tuổi khóc đêm kéo dài ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, tâm lý

trẻ 1 tuổi khóc đêm là hiện tượng thường thấy
Mẹ hãy tạo cho con cảm giác an toàn khi ngủ bằng chú gấu bông nhỏ sẽ giúp hạn chế trẻ 1 tuổi hay khóc đêm

Phải khẳng định lại việc trẻ 1 tuổi khóc đêm là hiện tượng thường thấy. Nhưng nó cũng tiềm ẩn một vài nguy cơ không tốt cho sức khỏe của như tình thần của con đó là:

  • Con luôn thiếu cảm giác an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình. Đừng quên vỗ về, dỗ dành và âu yếm con. Cho dù là con khóc đêm nhiều lần cũng đừng chán nản mẹ nhé. Vì con sẽ cảm thấy cô đơn lắm đấy.
  • Giảm thèm ăn ở trẻ nếu con thường xuyên khóc đêm. Nguyên nhân là vì chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác của con. Từ đó con sẽ không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.
  • Nguy cơ đột tử ở trẻ tăng: Khi trẻ 1 tuổi ngủ đêm hay quấy khóc và kéo dài liên tục có thể sẽ khiến ức chế hô hấp và khó thở. Từ đó tăng nguy cơ đột tử ở con.
  • Chậm tăng cân, kém phát triển là những vấn đề mà con sẽ gặp phải khi ngủ không được sâu giấc vào ban đêm. Bởi giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng với những năm đầu đời của con.

4. Bé 1 tuổi hay khóc đêm phải làm sao?

mẹ cần phải thật bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân khiến con khóc đêm là gì
Trẻ ngủ ngon sẽ luôn vui vẻ và phát triển khỏe mạnh

Có thể thấy rằng việc trẻ 1 tuổi khóc đêm thường xuyên không tốt một chút nào. Vậy vì sao bé hay khóc đêm? Bố mẹ cần làm gì mỗi khi quấy khóc ban đêm. Trước hết, mẹ cần phải thật bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân khiến con khóc đêm là gì, có thể chỉ là do mẹ chưa đặt bé ở tư thế ngủ cho bé sơ sinh tốt nhất khiến bé cảm thấy không thoải mái. Mỗi khi trẻ 1 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét, mẹ hãy bế và vỗ về, an ủi con. Từ đó giúp con có được cảm giác an toàn hơn. Ngoài ra, chúng ta cũng phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Không nên cho con ăn quá no vào mỗi tối đặc biệt là trước khi ngủ.
  • Có gắng giữ cơ thể của con luôn được khô ráo và thoải mái. Chú ý thường xuyên thay tã cho con nếu con tiểu hay đại tiện nhiều vào ban đêm.
  • Cho con ngủ trong môi trường sạch sẽ. Giặt chăn, ga bằng các loại nước giặt mà con không bị dị ứng.
  • Tập cho con một lối sống khoa học. Ăn ngủ, đi vệ sinh đúng giờ để con không còn khóc đêm.
  • Hạn chế việc cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến khó ngủ vào ban đêm.
  • Không nên cho con đùa quá nhiều trong ngày để con không gặp ác mộng và giật mình khi ngủ.
  • Khi con ngủ, mẹ nên giữ không gian yên tĩnh để con có thể ngủ sâu giấc.
  • Vào ban đêm, lúc bé ngủ bố mẹ nên giữ không gian yên tĩnh, tránh làm bé giật mình.

Hiện tượng trẻ 1 tuổi khóc đêm không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ hãy ghi nhớ những thông tin trên để giúp con có thể giải quyết dứt điểm mọi vấn đề về trẻ 1 tuổi hay khóc đêm từ sớm. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của con.

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để biết thêm những thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé!

Mẹ rất băn khoăn bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân? Bầu 3 tháng đầu tăng cân nhanh có tốt không? Nếu mẹ đang thắc mắc về cân nặng của mình, hãy dành vài phút tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để có được câu trả lời mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu nên tăng bao nhiêu cân là chuẩn?

Theo các bác sĩ khoa sản, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tăng cân nhưng sẽ không thể tăng cân nhanh. Điều này là do mẹ bị ảnh hưởng bởi tác động của ốm nghén kéo dài.  Trong phần tiếp theo hãy cùng tìm hiểu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân cho mẹ bầu nhé!

Trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ, mẹ nên chú ý để  tăng cân trong khoảng từ 1 – 2 kg thôi nhé! Tiếp đó tam cá nguyệt thứ hai mẹ cần tăng từ 4kg đến khoảng 5kg. Trong tam cá nguyệt cuối tăng 5- 6kg, mẹ cũng đừng quá lo lắng về sự tăng cân chậm này, vì từ sau tuần thứ 12 trở đi mẹ sẽ lên cân đều hơn.

Mẹ nên tăng cân tùy vào tình trạng cơ thể.
Mẹ nên tăng cân tùy vào tình trạng cơ thể.

Trên đây là thông tin cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân, trong phần tiếp hãy cùng tìm hiểu mức tăng cân hợp lý cho mẹ.

Mức tăng cân hợp lý cho mẹ khi mang thai phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng của từng mẹ bầu khác nhau. Trên thực thế là không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, mức tăng cân của các mẹ bầu cũng không giống nhau hoàn toàn. Nhưng nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho mẹ là:

  • Trong mức 11,3 – 16 kg phù hợp với mẹ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.
  • Trong mức 12,7 – 18,3 kg phù hợp với mẹ ít cân trước khi mang thai.
  • Trong khoảng 7 – 11,3kg phù hợp với mẹ thừa cân trước khi mang thai.
  • Trong khoảng 16 – 20,5 kg trong trường hợp mẹ mang song thai.

Để an tâm hơn về lộ trình tăng cân trong thai kỳ, mẹ có thể tham khảo bảng chỉ số BMI để theo dõi số cân chuẩn mẹ nhé! 

Chỉ số BMI Số cân nặng phù hợp Mức cân nặng phù hợp khi mang song thai
BMI <18

(Quá gầy)

Nên tăng 12,7 kg – 18,1 kg. Tham khảo ý kiến bác sĩ.
18 < = BMI <23

(Cân nặng bình thường)

Nên tăng từ 11,3 kg – 15,9 kg. Nên tăng từ 16,8 kg – 24,5 kg.
23 <= BMI <30

(Thừa cân)

Nên tăng 6,8 kg – 11,3 kg. Nên tăng từ 14,1 kg – 24,7 kg.
BMI >30

(Béo phì)

Nên tăng 5 kg – 9,1 kg. Nên tăng từ 11,3 kg – 19,1 kg.

2. Cách tính chỉ số cân nặng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Nếu mẹ đang quan tâm về cách tính chỉ số cân nặng cho mẹ bầu 3 tháng đầu và bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân. Mẹ hãy theo dõi trong phần dưới đây.

Cách tính cân nặng cần tăng dựa trên chỉ số BMI, mẹ cần dựa vào cân nặng  trước khi mang thai. BMI là chỉ số cơ thể chuẩn được các bác sĩ và chuyên gia y tế sử dụng để xác định thể trạng và tình trạng cơ thể có bị thừa cân hay quá gầy hay không.

Mẹ nên dựa vào chỉ số BMI chuẩn để tăng cân phù hợp.
Mẹ nên dựa vào chỉ số BMI chuẩn để tăng cân phù hợp.

Sau đây là cách tính chỉ số BMI chuẩn cho mẹ: 

Chỉ số BMI = Cân nặng (tính bằng kg) / [Chiều cao x Chiều cao] (theo đơn vị m).

  • Bước 1: Lấy cân nặng (tính theo đơn vị kg) ở thời điểm chưa mang thai.
  • Bước 2: Đo chiều cao của mẹ và tính bình phương: Chiều cao (m) x Chiều cao (m).
  • Bước 3: Chia cân nặng của mẹ cho bình phương chiều cao.

Ví dụ cho cách tính BMI:

  • Ta có: Cân nặng = 68 kg, chiều cao = 165 cm (1,65 m).
  • Thực hiện tính BMI: 68 : (1,65)^2 = 24,98.

Ta được kết quả 24,98 nằm trong khoảng bình thường, vậy chỉ số này là đạt chuẩn mẹ nhé!

Chỉ số BMI chuẩn giúp mẹ điều chỉnh số cân nặng phù hợp từng giai đoạn của thai kỳ.
Chỉ số BMI chuẩn giúp mẹ điều chỉnh số cân nặng phù hợp từng giai đoạn của thai kỳ.

Thông qua chỉ số BMI chuẩn trước khi mang thai, mẹ sẽ có thể đánh giá được tình trạng cơ thể để có mức tăng cân khi mang thai. Mẹ hoàn toàn có thể tự đánh giá chỉ số BMI của mình qua chỉ số thống kê sau đây:

  • Gầy: BMI nhỏ hơn 18.5kg.
  • Bình thường: BMI từ 18,5 – 25kg.
  • Thừa cân: BMI từ 25-30kg.
  • Béo: BMI 30 – 40kg.
  • Rất béo: BMI trên 40kg.

Cụ thể hơn về thông tin số cân tăng và số cân tích lũy thai nhi, mẹ tham khảo trong bảng dưới đây để biết được bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân và em bé tháng đầu tăng bao nhiêu kg. Đây được coi là bảng cân nặng lý tưởng nhất theo từng giai đoạn thai kỳ:

Giai đoạn mang thai Số kg tăng Cân nặng của thai nhi Nơi tích lũy cân nặng
Tam cá nguyệt thứ nhất

(hết tuần thứ 13)

1 – 2 kg 5gr ở tuần thai thứ 10. Trong các tế bào của cơ quan sinh sản.
Tam cá nguyệt thứ hai

(tuần 14 – tuần 27)

4 – 5 kg 350gr ở tuần thai thứ 20. Trong các mô
Tam cá nguyệt thứ ba

(được tính từ tuần 28 – tuần 40)

4 – 6 kg 3kg – 3,5 kg trong giai đoạn tuần thai thứ 40. Trong sự tăng cân của thai nhi.

Xem thêm: DƯỠNG THAI 3 THÁNG ĐẦU MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

3. Bầu 3 tháng đầu nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý? Nguy cơ khi mẹ tăng cân quá ít hoặc quá nhiều

3.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cân quá ít

Trong giai đoạn bầu 3 tháng tăng mấy kg là đủ? Dù mẹ bầu có tăng cân ít hay giảm cân thì bé vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu mẹ giảm cân quá nhiều thì đây là tình trạng đáng báo động, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Nếu mẹ bị giảm cân quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. 
  • Trong giai đoạn đầu 3 tháng mẹ có thể không tăng cân cân nhiều, nhưng tình trạng này diễn ra lâu dần có thể dẫn tới tăng tỉ lệ sinh non, thậm chỉ sảy thai.
Mẹ nên chú ý khẩu phần ăn để không bị giảm cân quá nhiều nhé!
Mẹ nên chú ý khẩu phần ăn để không bị giảm cân quá nhiều nhé!

Ảnh hưởng đến bé

  • Bé có thể mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Ngoài ra bé cũng dễ mắc bệnh và có thể phát triển chậm hơn bé sinh ra với mức cân nặng hợp lý
  • Tăng cân quá ít có thể dẫn đến tình trạng bé chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ sinh non

 Đọc thêm: Mẹ mang thai 3 tháng đầu bị sụt cân phải làm sao?

3.2. Mẹ bầu 3 tháng đầu tăng cân quá nhiều

Thời kỳ mang thai là thời kỳ quan trọng để mẹ có thể cung cấp những chất dinh dưỡng cho bé phát triển tốt nhất sau sinh. Trong giai đoạn này mẹ cần ăn nhiều hơn trước lúc mang thai. Tuy nhiên mẹ cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhất để vẫn có thể đảm bảo tăng cân giúp mẹ khỏe và cả thai nhi phát triển tốt. 

Trong phần tiếp theo hãy cùng tìm hiểu xem bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân là đủ, bầu 3 tháng đầu tăng cân nhanh có sao không mẹ nhé!

Mẹ nên chú ý không tăng cân quá nhiều tránh gây ảnh hưởng xấu tới bé.
Mẹ nên chú ý không tăng cân quá nhiều tránh gây ảnh hưởng xấu tới bé.

Trong giai đoạn này mẹ không nên ăn quá nhiều tránh tình trạng tăng cân vượt quá mức khuyến cáo. Nếu tăng cân quá mức bình thường sẽ gây hại cho cả mẹ và thai nhi, Những nguy cơ có thể gặp phải là: 

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Mẹ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ mắc cao gấp đôi những phụ nữ tăng cân bình thường, sau này dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp.
  • Mẹ có thể mắc bệnh trĩ, rạn bụng, các vấn đề xấu cung quanh vùng xương chậu, són tiểu. Cơ thể quá thừa cân khiến mẹ thấy khó chịu khi di chuyển, ngồi và cả khi đi đứng, hơn nữa mẹ cũng cảm thấy nóng hơn những bà bầu khác.
  • Khi mẹ tăng cân quá nhiều sẽ khiến thai nhi có xu hướng to hơn khiến mẹ mệt mỏi. Hơn nữa cổ tử cung của mẹ giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, phù chân. Khi sinh khiến mẹ mất sức nhiều hơn, gây tổn thương các phần mềm như rách âm hộ, âm đạo.
  • Trong trường hợp thai nhi to, bác sĩ buộc phải mổ lấy thai nhi. Việc mổ lấy thai nhi trở nên phức tạp và cũng nguy hiểm hơn vì lớp mỡ dày dưới da gây khó khăn cho bác sĩ trong việc gây tê, truyền tĩnh mạch.
  • Tăng cân quá mức trong thai kỳ làm mẹ khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tăng nhiều cân có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
Tăng nhiều cân có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến bé

  • Khi mẹ thừa cân, thai nhi to dẫn đến tình trạng thai nhi bị phì các cơ quan trong cơ thể. Điển hình là những bất thường ở buồng tim, tăng nguy cơ tử vong cao khi ở trong bụng mẹ. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân mẹ nhé!
  • Khi thai quá to dẫn đến quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai to, khó lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Trong trường hợp khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, nhưng đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai có thể mắc kẹt ở khoang chậu của mẹ. Nếu bác sĩ xử lý không kịp thời bé có thể sẽ bị ngạt.
  • Gây ra chứng rối loạn chuyển hóa sau sinh: bé nặng cân dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết. Những bệnh này có thể kéo theo một loạt những nguy hiểm khác.

4. Lưu ý cho mẹ bầu để có thai kỳ khỏe mạnh

  • Loại bỏ suy nghĩ “ăn cho hai người”: Nhiều mẹ nhầm tưởng rằng ăn nhiều gấp đôi sẽ cho con được nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng tùy từng giai đoạn mà thai nhi cần lượng dưỡng chất khác nhau để phát triển. 
  • Nên chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu có thể bị ốm nghén, buồn nôn, khó tiêu hóa trong giai đoạn này. Vì vậy mẹ có thể chia nhỏ thành 5 – 7 bữa/ngày để đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng và calo cho cả mẹ và bé.
  • Nói không với đồ vặt: Đồ ăn vặt không có nhiều giá trị dinh dưỡng mà lại khiến mẹ bầu dễ tăng cân, làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ,…
  • Duy trì thói quen tập luyện: Mẹ hãy duy trì thói quen tập luyện nhẹ nhàng 15 – 20 phút mỗi ngày nhé! Việc này sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn, giảm thiểu triệu chứng ốm nghén và dễ dàng lấy lại vóc dáng sau sinh.
  • Nhai kỹ thức ăn: Nhai kỹ thức ăn giúp dạ dày nhanh no, tránh nạp thêm calo không cần thiết vào cơ thể. Mẹ có thể tìm không gian yên tĩnh để tập trung ăn uống, tránh vừa ăn vừa xem điện thoại hay tivi.
  • Uống đủ 8 ly nước mỗi ngày: Mẹ nên uống những loại nước có chứa nhiều khoáng chất, giúp kích thích sản sinh và làm tăng hồng cầu. Không chỉ với bà bầu mà người thường cũng được khuyến cáo nên uống đủ nước. 
  • Đa dạng dinh dưỡng: Thực đơn của mẹ nên đa dạng đủ thịt, cá, trứng, sữa và rau xanh,… để có thể cung cấp tối đa những chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.
  • Không ăn đồ sống, tái hoặc đồ ăn quá nhiều gia vị: Thịt sống, cá sống trong các món gỏi, tái cũng chứa nhiều tác nhân gây bệnh trên bề mặt và lẫn trong thịt. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi bao gồm các vấn đề như: thai chết lưu hoặc chậm phát triển trí tuệ.
Mẹ chú ý khẩu phần ăn, nạp đủ chất cho bé mẹ nhé!
Mẹ chú ý khẩu phần ăn, nạp đủ chất cho bé mẹ nhé!

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân? Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ trả lời cho những băn khoăn 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân, đặc biệt là các mẹ mang thai lần đầu. Chúc các mẹ có được sức khỏe, tinh thần tốt nhất trong thời kỳ thai sản mẹ nhé!

Xem thêm:

Hiện nay, kiến thức về cung hoàng đạo được mẹ quan tâm đặc biệt, nhằm xây dựng định hướng giáo dục phù hợp với tính cách, sở trường của bé. Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cung hoàng đạo Cự Giải. Hãy tham khảo ngay để hiểu rõ bé hơn mẹ nhé!

1. Tổng quan về cung hoàng đạo Cự Giải của bé

Sau đây là những thông tin tổng quan về cung hoàng đạo Cự Giải, mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào nhé!

  • Cung hoàng đạo: Là cung chiêm tinh thứ 4 trong 12 cung hoàng đạo
Cung Cự Giải (Cancer) là cung chiêm tinh thứ 4 trong 12 cung hoàng đạo
Cung Cự Giải (Cancer) là cung chiêm tinh thứ 4 trong 12 cung hoàng đạo
  • Ngày sinh cung hoàng đạo Cự Giải: Các bé sinh từ 22/6 đến 22/7 tính theo dương lịch
  • Tính chất chung: Bé cung Cự Giải có tính cách của chủ nhân, người thủ lĩnh
  • Nguyên tố ngũ hành: Nước
  • Sao chiếu mệnh: Mặt trăng – thể hiện khát vọng, sự trưởng thành và tư duy tốt
  • Biểu tượng cung hoàng đạo Cự Giải: Con cua
  • Ngày trong tuần: Thứ Hai
  • Màu sắc phù hợp: Màu đỏ thắm
  • Hoa đại diện: Hoa loa kèn, hoa nhài, cây dành dành
  • Kim loại phù hợp: Bạc
  • Động vật: Thiên nga, thỏ rừng và mèo
  • Bộ phận cơ thể: Ngực và hệ tiêu hóa
  • Con số may mắn của cung Cự Giải: Số 4 và số 6
Bé cung Cự Giải hợp với số 4 và số 6
Bé cung Cự Giải hợp với số 4 và số 6
  • Cung hoàng đạo phù hợp: Cung Bọ Cạp và Song Ngư
  • Hợp làm bạn với: Cung Bạch Dương và Thiên Bình
  • Cung tương khắc của cung Cự Giải: Cung Ma Kết
  • Đá may mắn: Ngọc trai, ngọc lục bảo, đá Opal, MoonStone…

2. Đặc điểm tính cách của bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải

Đặc điểm tính cách cung hoàng đạo Cự Giải ở bé trai và bé gái được thể hiện như thế nào? Mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin được “hé lộ” ngay sau đây:

2.1. Tính cách của bé trai cung Cự Giải

Bé trai cung Cự Giải thông minh, chủ động trong công việc và không có thói quen ỷ lại vào người khác. Mẹ sẽ thấy bé luôn tự hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng, gọn gàng và theo đúng quy trình bé đã đặt ra từ trước.

Bé trai cung Cự Giải luôn chủ động trong mọi công việc
Bé trai cung Cự Giải luôn chủ động trong mọi công việc

Trong gia đình, bé trai cung hoàng đạo Cự Giải là “điểm tựa” tinh thần cho các thành viên, giúp mọi người luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ và an toàn. Khi yêu, bé trai cung Cự Giải được nhiều cô gái chú ý nhưng bé thuộc tuýp chung tình, mang đến cho “nửa kia” cảm giác yên tâm tuyệt đối và mong muốn gắn kết dài lâu.

Sự thật về cung hoàng đạo Cự Giải nam chắc chắn sẽ khiến mẹ bất ngờ đó là mặc dù bề ngoài bé rất mạnh mẽ nhưng bên trong vô cùng nhạy cảm. Bé dễ bị tổn thương và tâm lý thường bị ảnh hưởng do những yếu tố bên ngoài tác động. Do đó, mẹ hãy đồng hành và cùng bé yêu giải quyết những khó khăn để bé không cảm thấy cô đơn mẹ nhé!

2.2. Tính cách của bé gái cung Cự Giải

Đặc điểm cung hoàng đạo Cự Giải nữ đó là sự tinh tế, thông minh, nhạy bén và có khả năng tư duy tốt, luôn hoàn thành công việc một cách sáng tạo và không trùng lặp với người khác. Nhờ sự khéo léo và giàu tình cảm, bé gái thuộc cung hoàng đạo này mang đến cho mọi người xung quanh cảm giác gần gũi, thân thiện và thoải mái.

Bé gái cung Cự Giải hội tụ rất nhiều tính cách tốt đẹp
Bé gái cung Cự Giải hội tụ rất nhiều tính cách tốt đẹp

Tuy nhiên, có một nhược điểm mẹ sẽ thấy ở bé gái cung Cự Giải đó là tính bướng bỉnh, tự ý làm việc theo suy nghĩ riêng, thường không chấp nhận những định hướng được người khác đặt ra.

Mẹ tham khảo thêm: Tính cách, tương lai của 12 cung hoàng đạo nữ – Bé gái của mẹ thuộc cung nào?

3. Ưu, nhược điểm của bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải

Khi giải mã cung hoàng đạo Cự Giải, mẹ sẽ “phát hiện” bé yêu thuộc cung này có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

3.1. Bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải có ưu điểm gì?

Bé cung Cự Giải thông minh, mạnh mẽ, sáng tạo và có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, luôn duy trì thói quen vạch sẵn kế hoạch trước khi bắt đầu công việc. Với những ưu điểm của cung hoàng đạo Cự Giải , bé có cơ hội gặt hái được nhiều thành công ở các lĩnh vực khác nhau.

Ưu điểm của bé yêu cung Cự Giải đó là thông minh và sáng tạo
Ưu điểm của bé yêu cung Cự Giải đó là thông minh và sáng tạo

Bên cạnh đó, bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải rất tinh tế, giàu tình cảm, chân thành với tất cả mọi người. Bé chính là hình mẫu lý tưởng trong tình yêu đôi lứa và gia đình khiến mọi người trầm trồ ngưỡng mộ.

3.2. Bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải có nhược điểm gì?

Bên cạnh những ưu điểm trên đây, bé thuộc cung Cự Giải có một số khuyết điểm nhất định như bé thường rất nhạy cảm và gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc. Khi thực hiện công việc, bé khá cố chấp và thường bỏ qua ý kiến của mọi người xung quanh.

Bé cung Cự Giải điều chỉnh cảm xúc không tốt
Bé cung Cự Giải điều chỉnh cảm xúc không tốt

Mẹ tham khảo thêm: Khám phá tính cách bé yêu thông qua 12 cung hoàng đạo

4. Bé yêu cung hoàng đạo Cự Giải hợp với cung nào?

Nếu mẹ đang thắc mắc bé yêu cung hoàng đạo Cự Giải hợp với cung nào, hãy tham khảo những “bí mật” thú vị được tiết lộ ngay sau đây:

4.1. Bé gái cung hoàng đạo Cự Giải hợp với cung nào?

  • Bọ Cạp: Bé trai cung Bọ Cạp thông minh, ít nói khi ở cạnh cung hoàng đạo Cự Giải nữ tinh tế sẽ cùng nhau mang đến những cảm xúc tích cực. Không gian riêng của cặp đôi này tràn ngập tiếng cười hạnh phúc, luôn dành cho nhau sự tôn trọng và những cử chỉ ân cần.
  • Song Ngư: Cung Song Ngư nam và cung Cự Giải nữ đều sở hữu tính cách hiền lành, dễ gần, bé thường là bạn bè trước khi trở thành người yêu của nhau. Trong mối quan hệ yêu đương, bé gái Cự Giải rất cẩn trọng còn bé trai Song Ngư luôn mộng mơ về cuộc sống tương lai đầy “màu hồng”.
Bé gái cung Cự Giải hợp với bé trai cung Bọ Cạp, Song Ngư và Kim Ngưu
Bé gái cung Cự Giải hợp với bé trai cung Bọ Cạp, Song Ngư và Kim Ngưu
  • Kim Ngưu: Với tính cách mạnh mẽ và chín chắn, bé trai Kim Ngưu thu hút bé gái Cự Giải ngay từ ánh nhìn đầu tiên, mang đến cho nàng cảm giác yên tâm và thoải mái. Khi đồng hành cùng nhau, cặp đôi thường không biểu lộ tình cảm ra bên ngoài mà chỉ thể hiện qua những hành động quan tâm đối phương.

4.2. Bé trai cung hoàng đạo Cự Giải hợp với cung nào?

  • Song Ngư: Cung hoàng đạo Cự Giải nam hợp với cung Song Ngư nữ nhờ sự tương đồng về tính cách, suy nghĩ và tư duy trong công việc, cuộc sống. Bé trai Cự Giải tinh tế, thông minh, tâm lý đồng hành cùng bé gái Song Ngư giàu tình cảm sẽ mang đến những khoảnh khắc vô cùng ngọt ngào.
Bé trai cung Cự Giải hợp với bé gái cung Song Ngư, Bọ Cạp và Kim Ngưu
Bé trai cung Cự Giải hợp với bé gái cung Song Ngư, Bọ Cạp và Kim Ngưu
  • Bọ Cạp: Bé gái Bọ Cạp và bé trai Cự Giải là một cặp đôi “trời sinh” với nhiều điểm chung, tạo nên một mối quan hệ thú vị và vui vẻ. Bé gái cung Bọ Cạp rất nhạy cảm và thường “kiểm soát” đối phương, tuy nhiên, bé trai Cự Giải không vì thế mà cảm thấy khó chịu. Ngược lại, bé cung Cự Giải luôn hạnh phúc vì sự “ghen tuông” đáng yêu từ “nửa kia” của mình.
  • Kim Ngưu: Bé trai cung hoàng đạo Cự Giải phù hợp với bé gái Kim Ngưu dễ thương, hiền lành và tinh tế. Mối quan hệ của cặp đôi này thường vui vẻ, nhẹ nhàng, lãng mạn và luôn dành cho nhau những bất ngờ đầy ngọt ngào.

5. Cuộc sống tương lai của bé yêu cung hoàng đạo Cự Giải

  • Sự nghiệp: Cung hoàng đạo Cự Giải sở hữu bản tính kiên nhẫn, chăm chỉ, làm việc rất nhiệt tình, giàu sức cống hiến để có được thành công như mong muốn. Bên cạnh đó, bé cung Cự Giải rất tinh tế, nhạy cảm, thấu hiểu mọi người xung quanh và có tầm nhìn xa trông rộng. Trong tương lai, bé thuộc cung Cự Giải sẽ phù hợp với những công việc như: Nhà báo, chính trị gia, nhà tâm lý học, y tá, giáo viên, nhà thiết kế…
Cuộc sống tương lai của bé yêu cung Cự Giải tốt đẹp và thành công
Cuộc sống tương lai của bé yêu cung Cự Giải tốt đẹp và thành công
  • Tình cảm: Bé cung Cự Giải tinh tế, hiền lành, giàu tình cảm và yêu thương mọi người xung quanh một cách chân thành. Do đó, bé luôn mong muốn bản thân sẽ được nhận lại sự yêu thương và không bị bất kỳ ai coi thường. Trong tình yêu, bé Cự Giải rất lãng mạn, thấu hiểu đối phương và ra sức bảo vệ “nửa kia” của mình. Đặc biệt, bé thuộc cung hoàng đạo này luôn khao khát được mang đến cho những người bên cạnh sự bình yên và coi đó là trách nhiệm của bản thân.
  • Gia đình bạn bè: Bé cung Cự Giải sẽ trở thành hình mẫu lý tưởng khi lập gia đình, bé có trách nhiệm, luôn yêu thương và quan tâm mọi người, cố gắng để “kết nối” các thành viên xích lại gần nhau hơn. Trong quan hệ bạn bè, bé thuộc cung hoàng đạo Cự Giải rất chân thành, tốt bụng, luôn luôn có mặt khi bạn bè gặp khó khăn và ra sức giúp đỡ họ. Tuy nhiên, bé Cự Giải không phù hợp với những nơi tụ tập ồn ào, bé thường dành cho mình những khoảng không gian yên tĩnh để thư giãn và nghỉ ngơi.

Mẹ tham khảo thêm: Khám phá bí ẩn cung hoàng đạo của bé

Trên thực tế, cung hoàng đạo Cự Giải có những tác động nhất định đến tính cách và cuộc sống tương lai của bé. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin xoay quanh chòm sao này sẽ giúp mẹ cảm thấy tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy con. Mẹ hãy tiếp tục theo dõi những bài viết hữu ích từ Góc của mẹ để không bỏ qua những chia sẻ hay nhất và mới nhất mẹ nhé!

Cứ mỗi dịp Tết trung thu về, chắc hẳn bé nào cũng mơ ước một ngày lễ bên cha mẹ với chiếc đèn lồng rực rỡ cùng chiếc bụng no bánh trung thu. Đây là dịp đoàn viên gia đình ý nghĩa, là cơ hội để cha mẹ cùng bé có khoảng thời gian thật ý nghĩa bên nhau. Năm nay, tết trung thu sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 10. Tức là chỉ còn vài ngày nữa thôi mẹ ơi. Không biết các mẹ nhà mình đã chuẩn bị cho các món quà, các hoạt động để cho bé có một ngày tết thiếu nhi thật đáng nhớ chưa nhỉ? Cùng chung niềm háo hức đón trung thu 2020. Góc của mẹ sẽ bật mí cho mẹ 6 sự thật cực kì thú vị về ngày lễ đặc biệt này. Nhất định sẽ gây bất ngờ cho mẹ và bé yêu đó.

1. 6 điều thú vị về Tết trung thu Việt Nam

1.1. Điều thú vị về tết trung thu: Tết trung thu ra đời như thế nào nhỉ?

Tết trung thu được biết đến là một trong hai lễ hội phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây cũng là khoảnh khắc đoàn viên ấm áp của cha mẹ và các bé. Là khoảnh khắc gia đình mình được quây quần bên nhau. Cùng tham gia những hoạt động thú vị vui trung thu với bé. Cùng thưởng thức hương vị thơm nồng của những chiếc bánh trung thu nóng hổi. 

Không giống ở Trung Quốc, sự tích và ý nghĩa tết trung thu tại Việt Nam hoàn toàn khác. Có lẽ, mẹ và bé đều quen thuộc với câu chuyện cổ tích về chú Cuội và chị Hằng. Chú Cuội là người đã ở trên cây đa thần kỳ khi nó bay lên mặt trăng.  Mọi người truyền tai nhau rằng nếu nhìn kỹ vào mặt trăng tròn, có thể thấy bóng của một người đàn ông đang ngồi dưới gốc cây. Các bé diễu hành lồng đèn trên đường phố đêm Trung thu để thắp sáng đường xuống trần gian cho chú Cuội từ cung trăng. Từ đó sinh ra truyền thống “Tết trung thu rước đèn đi chơi”

Tết trung thu ra đời như thế nào nhỉ?
Tết trung thu ra đời như thế nào nhỉ?

Quay ngược về dòng lịch sử từ thời xa xưa. Người xưa cho rằng đây là dịp cha mẹ bù đắp những khoảng thời gian “đã mất” dành cho con mình sau mùa thu hoạch. Ngày này thường diễn ra vào khoảng tháng 9. Lúc này, tạm gác lại những lo lắng cơm áo gạo tiền. Cha mẹ sẽ dành thời gian và tổ chức một điều gì đó đặc biệt cho con mình. Cũng như một cách để ăn mừng vụ mùa sau khoảng thời gian tạm xa tổ ấm của mình để chuyên tâm làm việc chăm chỉ. Vì vậy, tết trung thu thường được tổ chức dưới ánh trăng tròn. Nó tượng trưng cho cuộc sống no đủ và thịnh vượng. Quả là ngày lễ thật ý nghĩa mẹ nhỉ.

1.2. Tết trung thu còn được gọi là Lễ hội trăng rằm

Tết trung thu còn được gọi là Lễ hội trăng rằm
Tết trung thu còn được gọi là Lễ hội trăng rằm

Vì sao lại có tên gọi như vậy nhỉ? Vào ngày trung thu, mẹ và bé đừng quên ngắm trăng vào buổi tối nhé. Bởi đây là ngày mà mặt trăng sẽ tròn nhất và to nhất trong năm. Ánh trăng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Mẹ có thể cùng bé ngắm trăng và kể cho bé nghe giai thoại chú Cuội ngồi gốc cây đa. Đây cũng là lí do mà tết thiếu nhi còn được gọi là Lễ hội trăng rằm. 

1.3. Điều thú vị về tết trung thu: Múa Lân

Múa Lân
Múa Lân

Có bao giờ bé hỏi mẹ vì sao Tết trung thu người ta lại múa Lân không? Bởi chắc hẳn cứ vào mỗi dịp này, đường phố luôn nhộn nhịp những tiếng trống cùng những điệu múa lân thật rộn rã. Lân tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy múa lân như một cách loại bỏ đi những điềm xấu để đón chào bình an và may mắn cho mẹ và bé.

1.4. Tết trung thu tặng quà gì phù hợp mẹ nhỉ?

Tết trung thu tặng quà gì phù hợp mẹ nhỉ?
Tết trung thu tặng quà gì phù hợp mẹ nhỉ?

Mỗi dịp trung thu, chắc hẳn các bé đều háo hức được nhận những món quà từ cha mẹ. Vậy nên tặng cho bé những món quà gì nhỉ? Một lưu ý nho nhỏ dành cho các mẹ, không nên tặng hoa màu vàng kể cả cho bé hay cho bạn bè mẹ nhé. Hoa vàng chỉ thích hợp khi ai đó qua đời thôi. Nhưng mẹ có thể hoàn toàn dùng chúng để trang trí nhà cửa. 

Một số gợi ý cho mẹ về quà tặng dành cho bé tết trung thu. Đèn ông sao, đèn lồng cá chép hoặc bươm bướm hay phong bao đỏ đều là những món quà lý tưởng dành cho bé. Đặc biệt, đèn ông sao là món quà phổ biến nhất. Thật dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bé tay rước đèn ông sao, ánh mắt ngập tràn ánh sáng và nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt vào mỗi ngày tết trung thu. 

1.5. Điều thú vị về tết trung thu: Bánh trung thu

Bánh trung thu
Bánh trung thu

Nhắc đến trung thu là không thể không nhắc đến bánh trung thu rồi. Đây là một thứ quà không thể thiếu của mỗi gia đình. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng đúng số thành viên trong gia đình. Người xưa truyền nhau rằng bánh càng đều, gia đình càng hạnh phúc, hòa thuận. 

1.6. Điều thú vị về tết trung thu: Đây cũng là khoảng thời gian để dự đoán thời tiết trong tương lai gần

Đây cũng là khoảng thời gian để dự đoán thời tiết trong tương lai gần
Đây cũng là khoảng thời gian để dự đoán thời tiết trong tương lai gần

Ý nghĩa tết trung thu không chỉ là dịp gia đình quây quần bên nhau. Vào thời gian này, người nông dân thường nhìn lên trời và dự đoán vận may của họ cũng như thời tiết trong năm sau. Mặt trăng có màu vàng, mùa màng của họ sẽ phát triển màu mỡ. Mặt trăng nghiêng về màu hơn là một điềm báo kém tích cực. Chúng đại diện cho thời tiết và mùa màng không như mong đợi. Người xưa cũng tin rằng, mặt trăng có màu chủ đạo là màu cam. Đất nước sẽ được an ninh, hòa bình và phát triển mạnh mẽ trong năm tới.

2. Mách mẹ một số địa điểm đưa bé đi đón không khí trung thu

Mách mẹ một số địa điểm đưa bé đi đón không khí trung thu
Mách mẹ một số địa điểm đưa bé đi đón không khí trung thu

2.1. Hà Nội

Nếu mẹ nào ở Hà Nội thì trước tết trung thu, mẹ nhớ đưa bé ghé qua Hàng Mã hoặc phố Lương Văn Can nhé. Những con phố này sẽ được “bao phủ” bởi muôn vàn sắc màu rực rỡ của đồ chơi và đèn lồng trung thu. Ngoài ra, nếu mẹ muốn bé được xem các nghệ nhân chuẩn bị đồ thủ công cho lễ hội trung thu. Mẹ có thể đến Mã Mây. Đặc biệt, vào đêm hội trung thu, nhà hát Tuổi trẻ trên đường Ngô Thì Nhậm và cung thiếu nhi trên đường Lý Thái Tổ sẽ tổ chức các chương trình ca nhạc thiếu nhi dành cho các bé. Đây là các địa điểm đi chơi trung thu thú vị.

2.2. Hội An

Hội An nổi tiếng với lễ hội trăng rằm quanh năm.  Đối với Tết Trung thu, thị trấn ven sông này sẽ tổ chức một bữa tiệc còn tuyệt vời hơn nữa.  Người dân địa phương và khách du lịch đổ về phố đi bộ.  Các vũ công và đoàn đánh trống sẽ dạo trên đường phố, biểu diễn trước các ngôi chùa và các cơ sở kinh doanh.  Bên bờ sông Thu Bồn có âm nhạc và đủ loại vui chơi. Ở nông thôn, nhà nào cũng có bàn thờ phía trước.

2.3. Thành phố Hồ Chí Minh

Khu vực Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi Trung thu sôi động.  Dừng lại trên phố Lương Như Hộc, nơi nổi tiếng với đèn lồng, mặt nạ và đầu sư tử tràn trên vỉa hè.  Đây là điểm đi chơi trung thu hoàn hảo để mẹ chọn cho bé một chiếc đầu sư tử làm quà lưu niệm.  Cửa hàng ở số 109 đường Triệu Quang Phục đã bán đầu sư tử cho những vũ công giỏi nhất của thành phố trong 5 thập kỷ.

Lời kết

Ngày nay, tết trung thu được các mẹ coi như là tết thiếu nhi thứ 2 vậy. Các bé rước đèn ông sao và xem các đoàn múa lân trong không khí vui tươi, rộn rã. Cuộc sống vội vã cũng như có những thay đổi. Hoạt động tự làm đèn lồng tại nhà có thể không còn phổ biến như trước nữa. Đèn lồng, đèn ông sao cũng dễ dàng mua được ở phố đèn lồng hay các cửa hàng hơn. Nhưng dù với cách nào, đây vẫn là dịp để cha mẹ thể hiện tình yêu đối với con mình. Cũng như truyền lại những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước cho bé mẹ nhỉ. Có lẽ đó mới chính là giá trị sâu xa nhất tồn tại mãi đến ngày nay.

Góc của mẹ chúc mẹ và bé sẽ có ngày tết trung thu 2020 thật ý nghĩa nhé!

Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay chuyển dạ thật. Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

1.Chuyển dạ giả là gì?

Chuyển dạ giả còn được biết đến với những cơn co thắt sinh lý hay những cơn gò Braxton Hicks
Chuyển dạ giả còn được biết đến với những cơn co thắt sinh lý hay những cơn gò Braxton Hicks

Chuyển dạ giả còn được biết đến với những cơn co thắt sinh lý hay những cơn gò Braxton Hicks. Những cơn co thắt là dấu hiệu đầu tiên cho thời điểm mà thai nhi sắp ra đời (các mẹ sắp chuyển dạ). Cường độ của các cơn co thắt sẽ tăng dần khi càng về cuối thai kỳ. Tuy nhiên, những cơn gò sinh lý này không làm giãn nở cổ tử cung và tần suất cơn đau cũng không đều. Không phải mẹ nào mang thai cũng gặp hiện tượng này. 

2. Dấu hiệu của chuyển dạ giả?

Chuyển dạ giả và chuyển dạ thật dễ làm mẹ nhầm lẫn, tuy nhiên thực sự có một vài điểm để phân biệt, đó chính là tần suất và cơn đau
Chuyển dạ giả và chuyển dạ thật dễ làm mẹ nhầm lẫn, tuy nhiên thực sự có một vài điểm để phân biệt, đó chính là tần suất và cơn đau

Chuyển dạ giả và chuyển dạ thật dễ làm mẹ nhầm lẫn, tuy nhiên thực sự có một vài điểm để phân biệt, đó chính là tần suất và cơn đau. Với chuyển dạ giả, cơn co sẽ đến rất đột ngột, không thường xuyên và cường độ cũng thất thường. Những cơn co này có thể đột ngột biến mất, thời gian diễn ra cũng lâu hoặc ngắn không theo quy luật. Các mẹ có thể bị đau quặn, cũng có lúc đau thoáng qua nhẹ nhàng.

Những cơn đau chuyển dạ giả có thể xuất hiện từ 3-4 lần trong ngày hoặc ít hơn. Mẹ cứ yên tâm đừng lo lắng quá nhiều. Những cơn gò không quá xấu, cũng không làm mẹ quá đau đớn. Các cơn đau giúp cho thai nhi có thể chỉnh ngôi thai trong tử cung ở tư thế tốt nhất, thích hợp cho quá trình chuyển dạ thật. Ngoài ra, chuyển dạ giả cũng có thể xuất hiện do mẹ bị rối loạn tiêu hóa, hoặc ăn uống các loại thực phẩm nhiễm khuẩn dẫn tới đau bụng, đau co thắt, kèm nôn ói và tiêu chảy.  Khi có những dấu hiệu này, nếu có đi khám thì cổ tử cung vẫn đóng kín vì đó chỉ là dấu hiệu của chuyển dạ giả.

3.Làm thế nào để phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật chuẩn khoa học

Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả
Phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Vào thời điểm cuối thai kỳ, hoang mang và bồn chồn là tâm lý chung của các bà mẹ. Chỉ cần có những cơn đau co thắt nhẹ ở vùng bụng cũng có thể  làm mẹ không yên tâm và có thể khăn gói đồ đạc đến bệnh viện luôn. Tuy nhiên, những cơn đau chuyển dạ cũng có thể xuất hiện giả, chỉ cần bình tĩnh và xem xét xem cơn đau của mình là, mẹ có thể hoàn toàn làm chủ được chúng. Bên cạnh đó, mẹ cần phân biệt chính xác chuyển dạ thật và chuyển dạ giả.

Chuyển dạ giả Chuyển dạ thật
Các cơn co thắt không đều Các cơn co thắt đều hơn và dần thường xuyên hơn
Các cơn co thắt giảm dần Các cơn co thắt càng ngày càng mạnh
Bạn thường cảm thấy các cơn co thắt ở phía trước cơ thể Các cơn co thắt bắt đầu ở phía sau và di chuyển ra phía trước
Việc đi bộ không ảnh hưởng đến các cơn co thắt Đi bộ làm cho các cơn co thắt nặng hơn
Cổ tử cung không thay đổi theo các cơn co thắt Cổ tử cung mở ra và mỏng dần theo các cơn co thắt

Ngoài việc phân biệt, mẹ cũng nên biết được chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh để có cách xử trí đúng đắn mẹ nhé!

4.Cách giảm bớt cơn đau chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả là hiện tượng thường gặp của các mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ
Chuyển dạ giả là hiện tượng thường gặp của các mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ

Chuyển dạ giả là hiện tượng thường gặp của các mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nhằm mục đích giúp cơ thể mẹ thích nghi và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật. Sau đây là một vài gợi ý  giúp các mẹ giảm bớt cơn đau:

  • Các cơn gò chuyển dạ giả có thể giảm đáng kể khi chúng ta thay đổi tư thế, hoạt động một chút. Các mẹ có xu hướng nằm khi đau, tuy nhiên đi bộ một chút cơn đau sẽ dịu lại. Còn nếu đang hoạt động sẵn rồi thì có thể nghỉ ngơi hoặc ngủ cũng có thể giảm cơn đau.
  • Thay vì lo sốt vó khi bị đau chuyển dạ giả. Các mẹ hãy để cho tinh thần được thư giãn bằng cách tắm nước ấm, nghe nhạc hoặc nhâm nhi một tách trà.
  • Massage cũng là biện pháp hiệu quả để giảm cơn đau. Giúp ngăn chặn các cơn co giúp cho các mẹ dễ chịu hơn nhiều.

5.Khi nào cần phải đi gặp bác sĩ?

Chuyển dạ giả là hiện tượng hết sức bình thường ở các mẹ bầu cuối thai kỳ. Nếu cơn đau không quá gay gắt. Cường độ không thường xuyên thì mẹ bầu không cần phải nhập viện. Thay vào đó, mẹ có thể thử những cách mà Góc của mẹ đã gợi ý ở trên để giảm bớt cơn đau.

Chuyển dạ giả và dấu hiệu mẹ cần gặp bác sĩ
Chuyển dạ giả và dấu hiệu mẹ cần gặp bác sĩ

Tuy nhiên, với mẹ bầu chưa đến tuần thai 37, mà đã xuất hiện những cơn gò liên tục. Các cơn đau xuất hiện những triệu chứng sau đây thì cần phải nhập viện ngay:

  • Đau bụng như đau hành kinh, cơn đau gay gắt, kéo dài và không giảm
  • Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường hoặc vỡ rò rỉ nước ối
  • Cảm thấy sự chuyển động của bé, cảm giác như thai nhi đang tuột xuống
  • Các cơn đau co thắt mạnh liên tục, khiến mẹ không thể tiếp tục chịu đựng

Hầu hết các mẹ bầu sẽ phải trải qua giai đoạn chuyển dạ này. Tuy nhiên, không phải cứ đau thắt vùng bụng là các mẹ sẽ sinh. Chúng ta cần có sự tìm hiểu kỹ, nhận biết được đâu là chuyển dạ giả, đâu là chuyển dạ thật. Từ đó, mẹ có thể để chuẩn bị thật tốt cho quá trình chào đón bé yêu ra đời nhé.

Mẹ tham khảo thêm: 

Quá trình chuyển dạ và các dấu hiệu không thể bỏ qua

6 mẹo giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ

Giỏ hàng 0