Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt nhất, mẹ ngủ ngon, bé khỏe mạnh!

Ngay từ khi bắt đầu thai kỳ, mẹ cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt và ăn uống để bé có điều kiện phát triển tốt nhất. Trong đó, giấc ngủ là yếu tố quan trọng, cần được điều chỉnh “càng sớm càng tốt”. Vậy có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt nhất để mẹ ngủ ngon, bé khỏe mạnh? Mẹ hãy theo dõi những chia sẻ từ Góc của mẹ để được giải đáp nhé!

1. Lý do mẹ bầu 3 tháng đầu cần chọn tư thế ngủ đúng?

Trước khi tìm hiểu mẹ có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt cho cả mẹ và bé, mẹ hãy tham khảo lý do vì sao cần chọn tư thế ngủ đúng trong tam cá nguyệt đầu tiên:

Tư thế ngủ đúng mang đến cho mẹ cảm giác thoải mái
Tư thế ngủ đúng mang đến cho mẹ cảm giác thoải mái
  • Theo nghiên cứu từ Hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ, có đến 78% mẹ bầu bị rối loạn giấc ngủ do những thay đổi bất ngờ của cơ thể trong thai kỳ. Việc lựa chọn một tư thế ngủ đúng và khoa học sẽ giúp mẹ dễ dàng có được giấc ngủ ngon hơn, không bị mệt mỏi sau khi tỉnh giấc.
  • Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ rất dễ bị mệt mỏi và thức giấc nhiều lần do ảnh hưởng từ hormone progesterone. Do đó, nếu ngủ với một tư thế thoải mái, mẹ sẽ ngủ sâu giấc hơn.
  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bị mất ngủ, ợ nóng, khó thở, đau lưng. Lúc này, tư thế ngủ phù hợp sẽ giúp mẹ khắc phục tất cả tình trạng nói trên. Cụ thể, mang thai nên nằm ngủ như thế nào? Nếu mẹ nằm nghiêng, tử cung sẽ không chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể, giúp mẹ thở tốt hơn và ngăn acid trong dạ dày trào ngược.

Mẹ tham khảo thêm: Mẹ nên làm gì để giữ thai 3 tháng đầu an toàn?

2. Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào?

Có phải mẹ đang phân vân có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt nhất đúng không? Câu trả lời sẽ được “bật mí” ngay sau đây mẹ nhé!

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu nằm nghiêng khi ngủ

Nằm nghiêng sang trái

Mẹ bầu 3 tháng đầu nằm ngủ tư thế nào tốt nhất? Câu trả lời là nằm nghiêng bên trái mẹ nhé! Tư thế này giúp mẹ dễ thở, làm giảm áp lực lên tử cung, giúp quá trình lưu thông máu và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến thai nhi diễn ra tốt hơn. Do đó, mẹ nên tập làm quen với tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên và duy trì đến hết thai kỳ.

Nằm nghiêng sang trái là tư thế ngủ tốt nhất dành cho mẹ bầu
Nằm nghiêng sang trái là tư thế ngủ tốt nhất dành cho mẹ bầu

Tuy nhiên, nằm nghiêng bên trái dễ khiến mẹ bị mỏi người và khó chịu nếu nằm lâu, mẹ hãy thay đổi tư thế thường xuyên để thoải mái hơn nhé!

Với tư thế này, mẹ nằm nghiêng sang trái, đầu gối gập nhẹ vào bụng, sử dụng gối mềm kê cao chân để tạo thành với giường một góc khoảng 30 độ.

Nằm nghiêng sang phải

Tư thế nằm nghiêng sang phải giúp mẹ không gặp phải tình trạng đau cột sống nhưng lại khiến trục tử cung bị lệch sang phải, khiến lượng máu và chất dinh dưỡng đi nuôi thai nhi bị giảm dần. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể lựa chọn tư thế này, nhưng cần hạn chế trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ.

Nằm nghiêng bên phải chỉ phù hợp trong tam cá nguyệt đầu tiên
Nằm nghiêng bên phải chỉ phù hợp trong tam cá nguyệt đầu tiên

Khi ngủ, mẹ nằm nghiêng về bên phải, đầu gối gập nhẹ để tạo thành tư thế uốn cong và sử dụng gối kê chân tương tự như tư thế nằm nghiêng bên trái.

2.2. Bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không?

Bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không hay bầu 3 tháng đầu nằm ngửa có sao không? Câu hỏi này được mẹ quan tâm rất nhiều. Trên thực tế, giai đoạn này mẹ có thể nằm ngửa nếu đây là tư thế giúp mẹ ngủ ngon và thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế tối đa việc nằm ngửa trong những tháng tiếp theo vì dễ khiến thai nhi bị thiếu oxy.

Nằm ngửa là tư thế không tốt cho sức khỏe thai nhi
Nằm ngửa là tư thế không tốt cho sức khỏe thai nhi

Bầu 3 tháng đầu ngủ nằm ngửa được không? Nếu lựa chọn tư thế nằm ngửa, mẹ hạn chế nằm trên mặt phẳng mà hãy sử dụng gối chèn sau lưng để nâng đỡ cơ thể.

2.3. Tư thế nửa nằm nửa ngồi cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Tư thế nửa nằm nửa ngồi phù hợp để mẹ nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, giúp khắc phục tình trạng ợ nóng ở mẹ bầu rất hiệu quả. Tuy nhiên, tư thế này tạo áp lực rất lớn lên vai và lưng, khiến cơ thể của mẹ bị nhức mỏi và khó chịu, do đó mẹ không nên duy trì lâu.

Tư thế nửa nằm nửa ngồi giúp mẹ hạn chế tình trạng ợ nóng
Tư thế nửa nằm nửa ngồi giúp mẹ hạn chế tình trạng ợ nóng

Với tư thế này, mẹ hãy đặt một vài chiếc gối sau lưng để hạn chế tình trạng mỏi cột sống và giúp cơ thể thoải mái hơn.

2.4. Những tư thế nằm ngủ mẹ bầu 3 tháng đầu cần tránh

  • Nằm sấp: Tư thế này khiến mẹ bị khó ngủ, chóng mặt và buồn nôn, đồng thời cản trở tình trạng lưu thông máu đến thai nhi.
  • Nằm gục xuống bàn: Đây là tư thế khiến chức năng hô hấp của mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy ở thai nhi.

Mẹ tham khảo thêm: Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

3. Lưu ý về tư thế nằm ngủ cho mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ

  • Giai đoạn thai kỳ: 1 – 3 tháng

Mới mang thai nằm ngủ như thế nào? Giai đoạn này bào thai còn nhỏ, chưa tạo nên những áp lực lớn lên cơ thể của mẹ. Vì thế, mẹ có thể lựa chọn những tư thế ngủ mang lại cảm giác thoải mái nhất để được ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần làm quen với tư thế nằm nghiêng bên trái và tuyệt đối tránh nằm sấp hoặc nằm gục xuống bàn.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể lựa chọn những tư thế ngủ mang lại cảm giác dễ chịu
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể lựa chọn những tư thế ngủ mang lại cảm giác dễ chịu
  • Giai đoạn thai kỳ: 4 – 7 tháng

Bắt đầu từ thời điểm này, mẹ cần nằm nghiêng sang trái nhiều hơn vì bụng mẹ đã có kích thước lớn. Trong trường hợp chân của mẹ bị nhức mỏi và nặng nề, mẹ có thể nằm ngửa nhưng cần sử dụng gối mềm để kê cao chân lên.

  • Giai đoạn thai kỳ: 8 – 9 tháng

Trong tháng cuối thai kỳ, tử cung xoay về phía bên phải, để giảm áp lực cho động mạch và vùng xương chậu, mẹ cần nằm nghiêng về bên trái. Tư thế này giúp mẹ cảm thấy thoải mái, đồng thời tăng cường lưu lượng máu và dưỡng chất đến thai nhi, đảm bảo đầy đủ oxy cho bé.

Thời điểm này, cơ thể của mẹ thường rất nặng nề và chân có thể bị phù. Để dễ chịu hơn khi ngủ, mẹ hãy nghiêng về bên trái, kê thêm gối mềm dưới chân và sau lưng.

Mẹ tham khảo thêm: Tư thế nằm cho mẹ bầu 3 tháng 

4. Bí quyết cho mẹ ngủ ngon 3 tháng đầu thai kỳ

Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào? Sau đây là bí quyết giúp giấc ngủ của mẹ trở nên trọn vẹn, mẹ hãy “bỏ túi” ngay nhé!

Có rất nhiều bí quyết để mẹ ngủ ngon hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên
Có rất nhiều bí quyết để mẹ ngủ ngon hơn trong tam cá nguyệt đầu tiên
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, vì trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ rất dễ bị mệt mỏi và gặp phải tình trạng khó ngủ do nồng độ hormone progesterone tăng cao.
  • Uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống vào buổi tối để tránh tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ.
  • Sử dụng đồ ăn nhẹ và bánh quy mỗi khi buồn nôn, mỗi ngày mẹ nên ăn nhiều bữa để tránh tình trạng dạ dày bị trống rỗng.
  • Đặt gối mềm giữa hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng để máu lưu thông tốt hơn, giúp mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và không bị mỏi cơ xương.
Những chiếc gối mềm sẽ giúp mẹ nâng đỡ cơ thể tốt hơn, giảm tình trạng mỏi mệt
Những chiếc gối mềm sẽ giúp mẹ nâng đỡ cơ thể tốt hơn, giảm tình trạng mỏi mệt
  • Ban đêm khi tỉnh giấc, mẹ hãy giữ nguyên đèn ngủ và không bật đèn quá sáng, điều này sẽ giúp mẹ dễ ngủ lại hơn.
  • Tập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ để cơ thể thích nghi tốt hơn với đồng hồ sinh học của giấc ngủ.
  • Sử dụng các loại gối, nệm chuyên dụng cho mẹ bầu, những sản phẩm này giúp mẹ cảm thấy thoải mái và nâng đỡ cơ thể tốt hơn, hạn chế tình trạng mỏi cơ xương mỗi khi tỉnh giấc.
  • Tập thói quen hít thở sâu, ngồi thiền và yoga để mẹ dễ ngủ hơn, đồng thời gia tăng lượng oxy, máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi.
  • Hạn chế dùng đồ ăn cay và có nhiều dầu mỡ trước khi ngủ để tránh tình trạng ợ nóng, acid trào ngược trong dạ dày.
  • Đi vệ sinh trước khi lên giường ngủ để hạn chế tỉnh giấc giữa đêm nhiều lần, khiến mẹ khó ngủ lại.
  • Ngủ đủ 8 tiếng vào ban đêm và có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.

Như vậy, những thông tin trong bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt nhất rồi đúng không? Mong rằng đây là những kiến thức hữu ích, giúp mẹ có hành trình mang thai mạnh khỏe. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để không bỏ qua bất kỳ bài viết thú vị nào mẹ nhé!

Đọc thêm:

Mang thai 3 tháng đầu không nên làm gì? Cần tránh 10 điều dưới đây nhé!

Có bầu 3 tháng đầu nằm ngửa được không? Gợi ý tư thế ngủ đúng cho mẹ bầu

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có được nằm võng không? Cẩn thận mẹ ơi!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào tốt nhất, mẹ ngủ ngon, bé khỏe mạnh!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
15 lời khuyên cho bà bầu 3 tháng cuối bầu khỏe – bầu đẹp
Càng về những tháng cuối thai kỳ, mẹ càng quan tâm nhiều đến sức khỏe, chỉ còn khoảng thời gian ngắn ngủi nữa thôi mẹ đã được gặp mặt bé cưng, bồng bế con yêu trên tay rồi. Từ đây đến đó, mẹ nhớ quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt […]
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Ngôi thai đầu hạ vị là gì? Cách nhận biết và 5 lưu ý cho mẹ bầu
Trong giai đoạn 3 tháng cuối đi khám thai được bác sĩ chẩn đoán ngôi thai đầu hạ vị khiến mẹ bầu băn khoăn, lo lắng không biết ngôi thai đầu hạ vị là gì? Liệu nó có gây ảnh hưởng xấu gì đến thiên thần nhỏ đang lớn lên trong bụng không? Câu trả […]
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi và lời khuyên cho mẹ bầu
Bước sang 24 tuần tuổi, em bé trong bụng bắt đầu đạp mạnh thường xuyên hơn khiến mẹ tò mò không biết em bé đang nằm với tư thế nào đúng không ạ? Bài viết dưới đây chia sẻ đến mẹ tư thế nằm của thai nhi 24 tuần tuổi (hay tư thế nằm của […]
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Tim thai tuần 8 – Các chỉ số mẹ bầu nên biết!
Vậy là bé yêu của mẹ đã được 8 tuần tuổi rồi đó, hạnh phúc quá phải không mẹ? Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu những thay đổi, phát triển của thai nhi nên không khỏi khiến mẹ lo lắng. Trong số đó, lo lắng không biết tim thai tuần 8 của bé […]
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì để dưỡng thai hiệu quả?
Vậy là thiên thần nhỏ đã đồng hành cùng mẹ được 6 tuần rồi đấy! Thế nhưng, Góc của mẹ biết rằng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn liệu 6 tuần chưa có tim thai nên ăn gì? 6 tuần chưa có tim thai có sao không? Thấu hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, […]
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Mất tim thai rồi lại có: Điều kỳ diệu này có xảy ra không?
Vậy là bé đã đồng hành cùng mẹ được 8 tuần rồi, thời gian qua chắc hẳn mẹ vừa hạnh phúc nhưng cũng lo lắng nhiều về hiện tượng mất tim thai rồi lại có. Vậy dấu hiệu của hiện tượng này là gì? Mẹ hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của Góc […]
Giỏ hàng 0