Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Giữa vô vàn mẫu biểu đồ ăn dặm trên mạng xã hội, không ít mẹ bỉm trở nên bối rối, không biết bé nhà mình hợp với biểu đồ nào. Mẹ muốn tự tay lên biểu đồ ăn dặm cho bé nhưng chưa có kinh nghiệm, sợ sắp xếp không hợp ý khiến con thiếu chất, không chịu ăn. Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ tự tay lên biểu đồ ăn dặm cực khoa học và gợi ý 5 mẫu biểu đồ cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Mẹ nhớ đọc kỹ nhé!

Ăn dặm an toàn, hiệu quả với 5 mẫu biểu đồ ăn dặm 
Ăn dặm an toàn, hiệu quả với 5 mẫu biểu đồ ăn dặm

1. Nguyên tắc lập biểu đồ ăn dặm cho bé

Dù cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm nào, mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc chung để tự cân bằng dinh dưỡng, tự lên được một mẫu biểu đồ hợp với tháng tuổi và sở thích của bé yêu, từ đó tạo dựng thói quen ăn uống tốt cho bé. Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý mẹ xây dựng nguyên tắc ăn dặm theo những nguyên tắc chung sau: 

1 – Nguyên tắc thứ nhất: Nhiều hay ít không quan trọng, con thoải mái là được!

Ăn dặm là thời gian bé làm quen với nguồn thực phẩm mới, đừng quá lo lắng về lượng thức ăn bé nạp vào bởi bé vẫn nhận dưỡng chất từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc các loại bánh ăn dặm. Tuỳ vào khẩu vị của mỗi bé mà nhu cầu ăn khác nhau. Mẹ tạo không khí vui vẻ, thoải mái sẽ giúp bé hợp tác trong những bữa ăn dặm sau, gò ép bé ngược lại không giúp bé ăn nhiều hơn mà còn khiến bé biếng ăn, sợ hãi với thức ăn.

Ăn dặm đúng giờ - đúng lượng
Ăn dặm đúng giờ – đúng lượng

2 – Nguyên tắc thứ 2: Tạo thói quen ăn uống theo giờ giấc và lượng phù hợp

Tạo dựng, rèn luyện cho con một lịch sinh hoạt, ăn uống phù hợp theo từng khung giờ. Thời gian đầu, mẹ cân nhắc chia bữa nhỏ nhưng cho con ăn theo cữ và theo thời gian cố định để rèn cho bé thói quen cứ đúng giờ sẽ ăn, không đòi ăn tuỳ ý, mẹ cũng nhàn hơn khi chăm bé trong giai đoạn vất vả này. 

3 – Nguyên tắc thứ 3: Mẹ cho bé ăn dặm theo nguyên tắc loãng đến đặc

Thức ăn nên chuyển dần từ loãng đến đặc để bé dễ dàng làm quen, không gây hóc, trớ và bảo vệ hệ tiêu hoá, tránh tình trạng khó tiêu. Mẹ chia tỉ lệ gạo và nước giai đoạn 6 – 7 tháng khoảng 1:10 vì con chưa quen ăn đồ ăn lợn cợn. Với bé 7 – 8 tháng, tỉ lệ gạo:nước thường là 1:7, để con quen dần với việc nhai thức ăn. Khi bé được 9 – 11 tháng, tiêu hóa tốt hơn, tỉ lệ gạo nước được khuyên dùng là 1:4. Bé trên 1 tuổi đã làm quen với ăn thô thì mẹ cho con ăn tỉ lệ theo tỉ lệ 1:2. 

4 – Nguyên tắc thứ 4: Tinh bột – rau củ – thịt

Mẹ ưu tiên cho bé ăn dặm lần đầu tập ăn các món giàu tinh bột trước bởi bột đường có trong gạo, bột mì… là nguồn cung cấp năng lượng thân thiện với hệ tiêu hóa của bé, dạ dày của bé cũng có men amylase, tiêu hóa chất bột hiệu quả. Sau đó, mẹ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất từ rau củ cùng các loại trái cây tươi để bé học cách nhận biết các hương vị mới. 

Cho bé ăn theo thứ tự tinh bột - rau củ đến thịt cá
Cho bé ăn theo thứ tự tinh bột – rau củ đến thịt cá

Khi bé đã ăn dặm tốt hơn, mẹ cho bé ăn cháo nấu với các loại protein (thịt, cá, trứng), tạo nền tảng cho giai đoạn ăn thô nhiều dưỡng chất sau này. Mẹ tham khảo bài viết Trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì và bài viết Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì để tìm trái cây và loại thịt phù hợp với bé, mẹ nhé.

5 – Nguyên tắc thứ 5: Hạn chế gia vị

Mẹ hạn chế sử dụng gia vị (đường, muối) khi chế biến các món ăn dặm cho bé bởi chức năng lọc của thận con lúc này chưa hoàn thiện, dễ khiến bé bị sỏi thận đó mẹ. Mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 1 gam muối mỗi ngày và 1 – 2 giọt dầu ăn dinh dưỡng cho bé mỗi bữa ăn thôi nhé.

Hạn chế gia vị trong bữa ăn của con
Hạn chế gia vị trong bữa ăn của con

6 – Nguyên tắc thứ 6: Tiếp tục cho bé ti sữa

Ngoài chế độ ăn dặm, mẹ nên tiếp tục cho bé bú và cung cấp khoảng 600 – 800ml sữa mỗi ngày bởi khoảng thời gian này bé chưa thể ăn được quá nhiều thực phẩm mới. Đồng thời thường xuyên theo dõi sự lớn lên từng ngày của bé con theo tháng tuổi để cho bé ti lượng sữa phù hợp. Cùng tham khảo lượng sữa cho bé ăn dặm trong bảng dưới đây mẹ nhé:

Tháng tuổi Lượng sữa mỗi cữ Cữ bú/ngày
6 120 – 180ml
7 180 – 220ml 3 – 4
8 200 – 240ml 4
9 – 12 240ml 4

7 – Nguyên tắc thứ 7: Tôn trọng con

Trong quá trình tập ăn dặm, không tránh khỏi việc bé quấy khóc, khó chịu, tỏ ra phản đối với việc ăn dặm. Mẹ nào cũng lo lắng con măm không đủ, còi xương, chậm lớn nên đôi khi cũng vì thương, vì xót con mà ép buộc con ăn. Tuy nhiên điều này hoàn toàn phản tác dụng đó mẹ. Những lúc như vậy, mẹ nên tạm ngưng việc ăn dặm và thử lại sau khoảng 5 – 7 ngày tránh khiến bé căng thẳng “sợ ăn”, cho con có thời gian thích ứng với thực phẩm mới mẹ nhé. 

8 – Nguyên tắc 8: Chia nhỏ lượng thức ăn

Mẹ chia lượng thức ăn vừa đủ cho mỗi bữa ăn dặm vì hệ tiêu hoá của bé cần thời gian thích ứng với thói quen ăn uống mới. Cân bằng lượng tinh bột, protein và rau củ giúp mẹ an tâm trổ tài nấu nướng lại an toàn, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng phù hợp từng bữa cho bé. Mẹ tham khảo nhé!

Lượng thức ăn cho mỗi bữa theo từng tháng tuổi
Lượng thức ăn cho mỗi bữa theo từng tháng tuổi

2. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo phương pháp truyền thống

Ăn dặm truyền thống là phương pháp thân thuộc với các mẹ vì được đúc kết qua nhiều thế hệ và được lưu truyền rộng rãi. Với phương pháp này, mẹ xay nhuyễn cháo/bột với thịt cá, rau củ trong thời gian đầu bé tập ăn dặm. Khi bé đến tuổi mọc răng, độ nhuyễn của thức ăn sẽ giảm dần, mẹ băm nhỏ thức ăn và xay nhuyễn cháo. 6- 7 tháng tuổi là độ tuổi phù hợp để mẹ bắt đầu áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé. 

Phương pháp có những ưu điểm mẹ dễ dàng nhận thấy như: 

  • Dễ hấp thu: Thức ăn xay nhuyễn giúp cung cấp dưỡng chất đầy đủ, bé dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hoá. 
  • Dễ dàng chuẩn bị: Các món ăn đơn giản, mẹ không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn.
  • Dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn: Khẩu phần ăn điều chỉnh linh hoạt theo khả năng ăn dặm của bé.
Bữa ăn dặm truyền thống giàu dưỡng chất của mẹ và bé
Bữa ăn dặm truyền thống giàu dưỡng chất của mẹ và bé

Mẹ tập ăn dặm theo phương pháp truyền thống khi bé khoảng 6 – 7 tháng tuổi và tham khảo bảng sau để hiểu biểu đồ ăn dặm theo phương pháp truyền thống gồm những gì nhé: 

Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp truyền thống
Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp truyền thống

Lưu ý cho mẹ: Dù cho bé ăn dặm bằng phương pháp nào, mẹ cũng nên vệ sinh tay sạch sẽ cho bé bằng bọt rửa tay hoặc nước rửa tay nhẹ dịu trước khi ăn. Sau khi ăn, mẹ lau miệng và lau tay cho con bằng khăn ướt dành cho bé sơ sinh vì bé thường bốc tay trong quá trình ăn dặm. Khăn ướt với thành phần kháng khuẩn vượt trội, không chứa huỳnh quang, phụ gia… sẽ lau sạch sẽ thức ăn thừa mà không hề gây dị ứng, mẩn ngứa, cực an toàn với làn da mỏng manh của bé. 

3. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo phương pháp tự chỉ huy BLW

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW khá phổ biến, quen thuộc ở châu Âu, châu Mỹ, nhận được nhiều sự quan tâm từ mẹ Việt khi tập ăn dặm cho bé, phương pháp khuyến khích bé tự lựa chọn món ăn cùng cách ăn phù hợp. Trái ngược với phương pháp truyền thống, bé được tự do quyết định ăn hay không ăn, lựa chọn thức ăn và cảm nhận theo cách của bé. Phương pháp này giúp bé tha hồ thưởng thức và khám phá đồ ăn một cách tự nhiên nhất, bé không sợ hãi, gò bó hay bị ép buộc phải ăn cái này cái kia. 

Bé hứng thú khi được tự do ăn thức ăn yêu thích
Bé hứng thú khi được tự do ăn thức ăn yêu thích

Tìm hiểu một số lợi ích mang lại từ phương pháp này mẹ nhé:

  • Khéo léo sử dụng ngón cái và ngón trỏ: Việc khuyến khích bé bốc tay tăng sự khéo léo, hài hoà giữa ngón trỏ và ngón cái, giúp các ngón tay của con linh hoạt hơn. 
  • Sự kết nối tinh nhạy giữa các cơ quan: Với phương pháp này, bé cần phối hợp nhiều động tác và kết hợp nhiều giác quan. Để bốc thức ăn, bé cần quan sát thức ăn, sử dụng nhuần nhuyễn khả năng bốc, tự đưa thức ăn lên miệng và nhai.
  • Tạo dựng sự tự lập từ nhỏ cho bé: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nằm ở việc bé được làm mọi thứ theo ý mình, cảm thấy thoải mái trước mỗi bữa ăn dặm. 
  • Xây dựng thói quen từ sớm: Bé tham gia ăn uống cùng với gia đình sẽ mang lại cảm giác ấm áp, tạo cơ hội cho bé học hỏi thói quen, hành động cử chỉ của bố mẹ. 

Với những ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW, rất đáng để thử áp dụng cho bé mẹ nhỉ. Dưới đây là bảng thời gian ăn dặm trong ngày cực phù hợp cho bé: 

Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW
Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW

Lưu ý: Phương pháp BLW có nhiều ưu điểm tuy nhiên mẹ nên chọn thực phẩm phù hợp, dễ hấp thu như bông cải xanh, su su, bí, táo, lê, chuối, thịt lợn, thịt gà, cá… và cắt nhỏ để con dễ dàng cầm nắm.

4. Biểu đồ ăn dặm cho bé kiểu Nhật

Phương pháp tạo ra từ kinh nghiệm cho bé ăn dặm của mẹ Nhật Bản và hiện đang được rất nhiều mẹ Việt quan tâm bởi hiệu quả chăm sóc bé vượt trội. Với mục đích tạo ra sự thoải mái, món ăn ngon và tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé, các món ăn sẽ được mẹ chuẩn bị riêng biệt và đặt trên cùng mâm ăn giúp bé tự do, thỏa thích lựa chọn thức ăn cho bản thân. 

Khi ăn dặm không còn là nỗi ám ảnh của cha mẹ và bé 
Khi ăn dặm không còn là nỗi ám ảnh của cha mẹ và bé

Liệu phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật có thật sự ưu việt? Hãy cùng Góc của mẹ điểm qua ưu điểm của phương pháp ăn dặm này nhé!

  • Độ mịn thô phù hợp: Khác với chế biến thức ăn truyền thống, phương pháp không làm nhuyễn hoàn toàn mà dùng cối giã và rây tạo độ thô hợp lý, điều chỉnh độ đặc, lỏng phù hợp, bé dễ hấp thu mà vẫn cảm nhận được trọn vẹn hương vị món ăn.
  • Cảm nhận vị giác: Bé cảm nhận được mùi vị từng loại thực phẩm bằng việc tách rời từng món ăn ngoài, từ đó kích thích vị giác, tăng khả năng nhận biết thức ăn.
  • Nói không với thừa cân, béo phì: Mẹ Nhật chăm sóc bé bằng những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo thấp, lượng canxi cao (cá khô, rong biển…) giúp bé khỏe mạnh và tránh tình trạng béo phì.
  • Thói quen độc lập: Bé tự ngồi ăn sẽ kích thích tư duy vận động cũng như tạo cơ hội cho bé được ngồi bàn ăn và tự do chọn những món mình thích. 

Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật phù hợp với bé từ 6 tháng tuổi với lượng thức ăn cần cho bé theo từng ngày như sau:

 

 

Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Xem thêm: 

5. Biểu đồ ăn dặm theo phương pháp 3 trong 1 

Phương pháp 3 trong 1 là kiểu ăn dặm mới kết tinh từ ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật. Theo phương pháp tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật, bé không thể ăn được nhiều, dễ thiếu cân và chậm lớn nhưng lại tạo dựng nhiều thói quen tốt cho bé. 

Phương pháp ăn dặm truyền thống thì khác, bé hấp thụ đầy đủ vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng khiến bé thụ động, khó phân biệt vị của món ăn. Phương pháp 3 trong 1 đã ra đời bằng cách cách hoà trộn, đan xen các bữa ăn dặm theo 3 phương pháp khác nhau, giúp bé phát triển toàn diện. 

Bé ăn ngoan, cả nhà yên tâm 
Bé ăn ngoan, cả nhà yên tâm

Góc của mẹ sẽ bật mí ngay sau đây những ưu điểm của phương pháp này:

  • Đa dạng phương pháp ăn uống: Mẹ đan xen vào những bữa ăn dặm truyền thống những bữa ăn dặm tự chỉ huy để nâng cao khả năng cảm nhận thức ăn, tập thói quen nhai và chủ động khi ăn uống.
  • Giảm thời gian chuẩn bị: Phương pháp tự chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật khiến mẹ tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé, không phù hợp với mẹ bỉm bận rộn, đã đi làm. Với phương pháp 3 trong 1, mẹ có thể dành thời gian cuối tuần để chuẩn bị bữa ăn dặm kiểu Nhật và tự chỉ huy, còn trong tuần thì cho bé ăn dặm truyền thống. 
  • Giảm áp lực cho mẹ: Ông bà khi thấy bé ăn kiểu Nhật hay ăn BLW thường kêu ca vì con chậm lớn, không ăn được nhiều, không tăng cân. Vì vậy, sự kết hợp giữa các phương pháp này là sự lựa chọn phù hợp với mẹ bởi bé vừa bụ bẫm lại rèn luyện được thói quen và kỹ năng nhai tốt. 

Góc của mẹ chia sẻ thêm về biểu đồ ăn dặm theo phương pháp 3 trong 1 trong bảng dưới đây: 

Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp 3 trong 1
Biểu đồ ăn dặm trong ngày của bé theo phương pháp 3 trong 1

6. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo độ tuổi

Biểu đồ ăn dặm dưới đây được xây dựng dựa trên khả năng hấp thu theo độ tuổi và cân bằng năng lượng, tạo bữa ăn dặm hoàn hảo cho bé. 

Phương pháp phù hợp với chế độ ăn uống tốt giúp bé khỏe mạnh, lớn khôn
Phương pháp phù hợp với chế độ ăn uống tốt giúp bé khỏe mạnh, lớn khôn

Nguyên tắc này rất đơn giản nhưng lại được phát triển dựa trên nhu cầu ăn uống theo tuổi của bé, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội: 

  • Chế độ ăn lành mạnh: Độ tuổi tăng dần, đặc điểm thể chất và nhu cầu năng lượng sẽ càng cao. Biểu đồ ăn dặm cho bé theo độ tuổi sẽ giúp bé có chế độ và khẩu phần ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất theo từng giai đoạn phát triển. 
  • Tránh dị ứng: Khi bé sơ sinh chưa phát triển toàn diện về hệ tiêu hoá, xây dựng một chế độ ăn theo độ tuổi là cách hạn chế nguy cơ dị ứng nghiêm trọng xảy ra với bé. 

Cùng tìm hiểu về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp theo độ tuổi sau đây mẹ nhé!

Biểu đồ ăn dặm cho bé 6 - 10 tháng tuổi
Biểu đồ ăn dặm cho bé 6 – 10 tháng tuổi
Biểu đồ ăn dặm cho bé 10 - 12 tháng tuổi
Biểu đồ ăn dặm cho bé 10 – 12 tháng tuổi

Đọc đến đây mẹ đã tự xây dựng được biểu đồ ăn dặm cho bé yêu nhà mình chưa ạ? Việc xây dựng biểu đồ ăn dặm của con không hề khó nếu mẹ nắm rõ các nguyên tắc quan trọng, hiểu các phương pháp ăn dặm và tham khảo mẫu biểu đồ ăn dặm được gợi ý. Nếu có thắc mắc, mẹ đừng ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận nhé. Góc của mẹ luôn mong muốn đồng hành cùng mẹ để quá trình ăn dặm của bé trở nên thật đơn giản và ý nghĩa.

Mẹ muốn sử dụng núm ti giả cho con để con ngoan hơn, không đưa tay lên miệng nhưng lại băn khoăn không biết ngậm ti giả có an toàn không, có nên cho bé ngậm núm ti giả không? Tất tần tật băn khoăn của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết này, mẹ theo dõi để có quyết định sáng suốt nhất nhé!

Mẹ băn khoăn có nên cho bé ngậm núm giả hay không
Mẹ băn khoăn có nên cho bé ngậm núm giả hay không

1.1. Lợi ích và tác hại của núm ti giả

1.1. Lợi ích

Bé liên tục mè nheo, quấy khóc, cáu kỉnh và thường đòi ngậm ti mẹ dù không đói khiến mẹ cả ngày vừa vất vả lại không làm được việc gì? Trong trường hợp này, núm ti giả sẽ là “cánh tay đắc lực” của mẹ đấy ạ! Ngoài ra, núm ti giả còn có lợi ích như:

  • Giúp bé cảm thấy thoải mái và an toàn hơn: Sự thoải mái khi sử dụng núm giả tạo cảm giác an toàn như khi được ngậm ti mẹ, giúp bé bình tĩnh, bớt quấy khóc và cáu gắt 
  • Đáp ứng phản xạ bú của bé: Bé sơ sinh có nhu cầu bú rất lớn, nhu cầu này kéo dài cả khi bé vừa được bú no sữa mẹ. Núm giả là chìa khóa cân bằng giữa những lần bú, hỗ trợ mẹ ngoài giờ ăn của bé để mẹ có nhiều thời gian rảnh hơn.
  • Giảm nguy cơ SIDS: Khi ngậm núm giả, bé sẽ không thể nằm úp hoặc hạn chế việc bé nuốt phải dị vật khi ngủ, giảm nguy cơ đột tử ở bé sơ sinh.
Bé cảm thấy thoải mái, an toàn khi ngậm núm giả
Bé cảm thấy thoải mái, an toàn khi ngậm núm giả

1.2. Tác hại

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng mẹ vẫn băn khoăn không biết có nên dùng núm ti giả hay không vì một số tác hại như:

  • Gây ảnh hưởng đến quá trình/thói quen bú mẹ của bé: Mẹ thường lầm tưởng việc bé ngậm vú giả và bú mẹ là hai quá trình giống nhau tuy nhiên khi bú mẹ bé cần mút sữa. Vì vậy bé sẽ không thể hình thành thói quen bú, bú ít và dễ bỏ bú khi được ngậm ti giả quá sớm. Mẹ đợi bé lớn hơn 1 tháng – khi con quen bú mẹ thì mới cho con ngậm ti giả nhé!
  • Nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe ở tai: Các nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ viêm tai ở bé sử dụng núm giả (36%) lớn hơn rất nhiều so với các bé không sử dụng núm giả. Vì vậy, việc sử dụng núm giả sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai ở bé bởi quá trình lắng đọng chất lỏng trong tai hình thành ổ viêm.
  • Nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe về răng miệng: Thời gian sử dụng núm giả quá dài gây tác động nghiêm trọng đến răng lợi, khiến khớp cắn và răng của bé bị lệch. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, vấn đề này sẽ không ảnh hưởng trong 2 năm đầu đời bởi răng bé sẽ tự hoàn thiện trở lại trong khoảng 6 tháng. 
Bé quấy khóc khi không có núm giả 
Bé quấy khóc khi không có núm giả

2. Có nên cho bé ngậm núm giả không?

Với những tác hại gây ra từ núm giả, liệu mẹ có nên tiếp tục cho con sử dụng? Có thể nói, vật dụng nào cũng có hai mặt, tuy nhiên việc trở thành người dùng thông thái phụ thuộc lớn vào cách sử dụng của mẹ để khai thác lợi ích và hạn chế tác hại cho con. 

Mẹ sử dụng núm giả cho bé nhưng cần lưu ý về thời điểm cũng như độ tuổi:

  • Thời gian sử dụng: Bé sơ sinh không nên sử dụng núm giả trong vòng ít nhất 3 – 4 tuần đầu sau sinh. Mẹ có thể cho bé ngậm núm giả vào tuần thứ 6 – thời điểm mẹ đã ổn định lượng sữa cho bé bú và bé đã hình thành thói quen bú sữa tự nhiên. Sử dụng núm giả quá sớm là nguyên nhân chính làm bé giảm động lực bú mẹ, bỏ bú, khó bú.
  • Không sử dụng núm khi bé đói: Trước khi cho bé sử dụng núm giả, mẹ nên kiểm tra liệu bé có đang đói bụng không bằng cách cho bé thử ti mẹ, nếu thấy con bú, mẹ cho con măm luôn thay vì dùng ti giả mẹ nhé! Sử dụng núm giả khi đói làm trì hoãn việc bú, khiến bé dần mất phản xạ bú tự nhiên, dần dần bé sẽ chỉ ngậm ti, không chịu hút sữa trong những lần bú sau.
Sử dụng núm giả đúng thời điểm bé ngoan, mẹ an tâm
Sử dụng núm giả đúng thời điểm bé ngoan, mẹ an tâm

Việc lạm dụng núm giả khiến bé bị phụ thuộc, gây khó khăn khi mẹ muốn cai núm giả sau này. Ngoài ra, dù núm giả tạo cảm giác an toàn khi ngủ nhưng cũng khiến bé giật mình tỉnh giấc quấy khóc giữa đêm,nếu núm giả rơi khỏi miệng bé đó ạ!

Mẹo cho mẹ: Góc của mẹ chia sẻ một số mẹo dỗ bé lành mạnh thay vì lạm dụng núm giả cho mẹ đây!

  • Dỗ bé ngủ ngon: Mẹ vuốt ve, ủ ấm, hát ru giúp bé cảm thấy ấm áp trong vòng tay mẹ và an tâm chìm vào giấc ngủ sâu. Nếu gặp khó khăn trong việc ru bé ngủ ngon, mẹ có thể tham khảo: 10+ mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc từ chuyên gia hàng đầu Hoa Kỳ trước khi cho bé dùng ti giả mẹ nhé! Những điều tưởng như đơn giản nhưng sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon, bé không cáu gắt, mẹ lại có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. 
  • Ngăn bé mút tay: Mút tay là bản năng của tất cả bé nên mẹ đừng quá lo lắng. Thấy bé mút tay, mẹ vỗ về đánh lạc hướng, tạo cảm giác an toàn cho bé và nhẹ nhàng đưa tay khỏi miệng bé. Dần dần, bé sẽ bỏ được thói quen này thôi mẹ ạ!
Dỗ bé ngủ ngoan chưa bao giờ dễ đến thế!
Dỗ bé ngủ ngoan chưa bao giờ dễ đến thế!

3. Lưu ý khi chọn và tập cho bé ngậm núm giả

3.1. Lưu ý khi chọn núm ti giả cho bé

Hiện nay có nhiều loại núm ti giả cho bé, mẹ băn khoăn không biết loại nào an toàn cho tốt nhất cho con Góc của mẹ sẽ bật mí giúp mẹ cách chọn núm giả cho bé ngay đây ạ!

  • Về chất liệu: Mẹ ưu tiên sử dụng núm chất liệu cao su mềm dẻo trong những tháng đầu và dùng chất liệu silicon cứng dai hơn khi bé mọc răng và thích nhai. Mẹ chọn sản phẩm không chứa bisphenol-A (BPA) (trên bao bì sản phẩm ký hiệu là BPA Free) vì chất này có nguy cơ gây ra một số bệnh lý nguy hiểm cho bé như tiểu đường, ung thư vú, béo phì, rối loạn hormone…
  • Về kích thước: Mẹ lựa núm ti phù hợp với tháng tuổi của bé mẹ nhé, tránh núm vú quá to hoặc quá nhỏ vì khiến bé cảm thấy khó chịu, bức bối, dễ tụt núm, kênh hai hàm. Trên bao bì sản phẩm thường ghi rõ đối tượng sử dụng, mẹ đọc kỹ hoặc hỏi tư vấn của nhân viên để chọn loại phù hợp với con nhé!
  • Về thiết kế: Mẹ chọn loại có tấm chắn chắn miệng trên 2,5cm bằng nhựa chắc chắn để tránh bé nuốt phải núm ti giả khi ngậm. Ngoài ra, mẹ chú ý chọn núm ti có lỗ thoát khí, giúp không khí có thể đi vào, tránh nguy cơ bé ngạt thở mẹ nhé!
Mẹ chọn loại có tấm chắn để an toàn cho bé
Mẹ chọn loại có tấm chắn để an toàn cho bé

2 loại núm giả đáp ứng tiêu chí an toàn, chất lượng cho bé:

  • Núm ti giả Pigeon (Nhật Bản): Núm ti giả Pigeon với chất liệu silicon không chứa BPA độc hại lại có thể thay đổi hình dạng, độ rộng núm theo từng giai đoạn phát triển của bé. Đặc biệt là khả năng chịu nhiệt cao lên đến 120 độ C, mẹ dễ dàng tiệt trùng núm thường xuyên cho bé. Núm chia kích thước như sau: nấc 1 (0 – 5 tháng), nấc 2 (5 – 8 tháng), nấc 3 (8 – 18 tháng).
  • Núm ti giả Avent (Anh Quốc): Sản phẩm được thiết kế ngộ nghĩnh, chất liệu silicon mềm mại, an toàn, hệ thống thông khí tối tân giúp bé cảm thấy thoải mái và có thể tùy chỉnh kích thước cho bé. Sản phẩm được khuyên dùng với bé trên 3 tháng tuổi. 
Mẹ cân nhắc lựa chọn núm giả an toàn, phù hợp cho bé
Mẹ cân nhắc lựa chọn núm giả an toàn, phù hợp cho bé

 3.2. Lưu ý khi tập cho bé ngậm núm giả

Khi tập cho bé ngậm núm ti giả, mẹ chú ý:

  • Không cố ép bé ngậm núm giả: Nếu bé không thích hoặc quấy khóc khi mẹ đưa ti giả vào miệng, mẹ đừng ép con nhé! Con lúc này chưa sẵn sàng, mẹ cố ép sẽ làm bé sợ, thậm chí bỏ bú mẹ đấy ạ!
  • Không cho bé sử dụng chung núm ti giả với bé khác: Dùng chung núm giả có thể khiến bé gặp tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn qua đường miệng gây nấm khoang miệng, tróc loét miệng…
  • Không buộc núm ti vào cổ bé: Một số mẹ làm như vậy để núm ti không bị rơi ra. Tuy nhiên, khi bé lật mình hoặc thay đổi tư thế, dây buộc này dễ khiến bé bị siết cổ, rất nguy hiểm đó ạ!
  • Vệ sinh núm giả thường xuyên: Với núm ti mới, mẹ ngâm trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút để loại bụi, khử mùi, diệt khuẩn trước khi cho bé dùng. Trong quá trình sử dụng, mẹ rửa núm ti sau mỗi lần sử dụng bằng nước rửa bình sữa chuyên dụng cho bé sơ sinh để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé nhé. Mẹ lưu ý: Không rửa bằng nước rửa bát vì chứa chất tẩy rửa mạnh, dễ gây kích ứng.
Sử dụng núm giả an toàn và hiệu quả cho bé
Sử dụng núm giả an toàn và hiệu quả cho bé

Mong rằng với những chia sẻ trên, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên cho bé ngậm núm giả hay không. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ bỉm chưa biết cách bế cho bé bú bình khiến con yêu bị sặc, đầy hơi, lâu dần bé sẽ sợ ti bình, bỏ ti, chậm lớn, mẹ đau đầu không biết xử lý thế nào. Thấu hiểu được nỗi băn khoăn này, Góc của mẹ xin chia sẻ 3 cách bế bé bú bình giúp con ti sữa ngon lành ngay sau đây. Cùng tìm hiểu mẹ nhé!

Cho bé bú bình đúng cách giúp con thích thú hơn khi bú
Cho bé bú bình đúng cách giúp con thích thú hơn khi bú

1. Tại sao cần bế bé bú bình đúng cách?

Tương tự như khi chăm sóc cho bé yêu, bế cho bé ti bình đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, quan trọng nhất là thực hiện đúng cách, tránh những sai lầm không đáng có ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển của con:

  • Bú bình đúng cách giúp con yêu thoải mái, ti đủ lượng sữa cơ thể cần trong thời gian phù hợp mà không cần mẹ dỗ dành, vỗ về nhiều.
  • Bé bú nhanh hơn mà vẫn đảm bảo không bị sặc sữa, bị trào ngược, đầy hơi. 
  • Bú bình đúng cách giảm nguy cơ sữa chảy vào tai gây viêm tai, viêm tai giữa, tổn thương ống nhĩ.

2. Cách bế cho bé bú bình đúng chuẩn 

2.1. Cho bé bú bình ở tư thế bế một bên

1 – Tại sao nên cho bé ti trong tư thế bế một bên mẹ nhỉ? 

Bế bé sang một bên giúp bé vừa cảm thấy an toàn, thoải mái khi nhìn thấy mẹ, lại được tự do quan sát, khám phá các âm thanh, tiếng động xung quanh. Quá trình ti sữa sẽ dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.

Bế bé một bên giúp bé thoải mái hơn 
Bế bé một bên giúp bé thoải mái hơn

2 – Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ bế bé lên, một tay ôm vòng sau lưng bé, để đầu bé tựa vào cánh tay mẹ (phía bắp tay hoặc khuỷu tay). Bàn tay mẹ đặt ở mông bé và đỡ phần thân dưới của bé.
  • Bước 2: Tay còn lại cầm bình sữa cho bé bú.

3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ cầm chếch bình sữa khoảng 15- 45 độ để sữa chảy vào miệng dễ dàng hơn, tránh hình thành khí thừa trong bình gây đầy hơi.

Bế bé tư thế bú một bên
Bế bé tư thế bú một bên

2.2. Cho bé bú bình ở tư thế bế tựa vào lòng mẹ

1 – Tại sao nên cho bé ti ở tư thế tựa vào lòng mẹ?

Tương tự như tư thế bế bé một bên, tư thế này cũng khiến dòng sữa chảy vào miệng bé dễ dàng, bụng con quay ra ngoài giúp bé dễ dàng ợ hơi và thoải mái hoạt động. Nếu bé nhà mình thường xuyên bị nôn trớ khi ti, trào ngược dạ dày thì tư thế này chính là “chân ái” cho bé yêu đó ạ.

2 – Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bế bé ngồi lên một bên đùi mẹ, một tay vòng từ sau lưng vòng qua một bên nách bé. 
  • Bước 2: Dùng tay còn lại đỡ mông và chân bé.
Cách bế bé bú trong tư thế tựa vào lòng mẹ 
Cách bế bé bú trong tư thế tựa vào lòng mẹ

3 – Lưu ý cho mẹ:

  • Mẹ chếch đáy bình lên khoảng 15-45 độ cho bé bú dễ dàng hơn.
  • Mẹ vừa bế vừa giữ cho lưng bé thẳng, đầu lưng tựa vào ngực mẹ.

2.3. Cho bé bú bình ở tư thế bế tựa lên đùi

1 – Tại sao mẹ nên cho bé bú ở tư thế bế tựa lên đùi?

Với tư thế bế tựa đùi, mẹ và bé đối diện mặt nhau, bé an tâm hơn khi nhìn thấy mặt mẹ và nghe mẹ trò chuyện. Hai mẹ con tương tác được với nhau trong cả quá trình bú bình khiến bé vui vẻ, thoải mái hơn, việc bú bình cũng thuận lợi hơn.

2 – Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đặt bé mông bé trên bụng mẹ, đầu và thân trên bé tựa trên đùi mẹ. 
  • Bước 2: Một tay mẹ đỡ và điều chỉnh tư thế con ngồi, tránh để bé bị ngã khỏi đùi mẹ. Tay còn lại cầm bình sữa và cho bé bú.

3 – Lưu ý cho mẹ: 

  • Mẹ ngồi trên sàn nhà, trên giường hay trên ghế sofa để không bị mỏi khi cho bé ti. 
  • Cân nhắc lót thêm một chiếc khăn hoặc gối mỏng dưới đầu bé, tránh con bị đau đầu hoặc mỏi cổ.
Cho bé bú tư thế nằm tựa lên đùi
Cho bé bú tư thế nằm tựa lên đùi

3. Lưu ý không thể bỏ qua khi cho bé bú bình

1 – Không để bé bú khi ngủ: Trong quá trình bú, nếu bé có ngủ quên, mẹ nên dừng việc cho bé bú. Bởi khi đó, bé ti sữa trong vô thức, không làm chủ được lượng sữa bú, khiến bé không nuốt kịp sữa gây sặc. 

2 – Không nên thay đổi nhiều tư thế: Mẹ nên sử dụng một trong 3 tư thế bế cho bé bú bình trong suốt quá trình con ti, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột khiến con bị ngắt cữ, khó chịu lắm mẹ ạ.

Giữ một tư thế bế trong quá trình con ti
Giữ một tư thế bế trong quá trình con ti

3 – Mẹ giữ bình sữa ổn định khi bé bú, hạn chế rung lắc: hạn chế hình thành bọt khí xuất hiện trong bình sữa, giảm hiện tượng đầy hơi.

4 – Chọn đúng vị trí cho con bú: Mẹ chọn một nơi thoáng, mát, vị trí dễ ngồi để cho bé bú, như trên giường, trên ghế sofa, trong phòng ngủ của con. 

5 – Không nên để bé tự bú bình một mình khi con chưa được 6 tháng tuổi: Đây là một cách giúp bé tự lập từ nhỏ, tuy nhiên với những bé dưới 6 tháng, bé tự ti sẽ không đảm bảo an toàn. Mẹ sẽ không thể hỗ trợ kịp thời khi bé bị sặc, làm rơi vỡ bình hoặc bị ngã. Đợi khi con được 6 tháng, các ngón tay linh hoạt hơn và có khả năng cầm vật nặng, mẹ để con tập cầm bình sẽ tốt hơn đó ạ.

6 – Chọn núm ti phù hợp: Nếu mẹ đã áp dụng đúng cách bế cho bé bú bình nhưng con vẫn không chịu ti, vẫn bị sặc thì sao? Rất có thể do núm ti của con không có chức năng chống sặc, hoặc núm có mùi cao su khó chịu khiến con ti không ngon miệng. Trong trường hợp này, mẹ đổi sang núm ti silicon không mùi, có ống chống sặc để con yêu ti binh thoải mái hơn nhé!

Chọn núm ti phù hợp và an toàn cho bé
Chọn núm ti phù hợp và an toàn cho bé

Trên đây là 3 cách bế cho bé bú bình an toàn, đúng cách cùng một số lưu ý quan trọng khi cho bé ti trong vòng tay mẹ. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ tự tin hơn trên hành trình nuôi dưỡng bé yêu. Bé tu ti ngoan ngoãn, mẹ an tâm hơn rất nhiều. Nếu có bất kỳ khó khăn nào khi tập cho con bú bình, mẹ để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Bố họ Trần đặt tên con trai là gì? Khi đặt tên cho con, mẹ luôn mong muốn lựa chọn được một cái tên vừa hay vừa ý nghĩa, qua đó gửi gắm những điều tuyệt vời nhất đến cho bé yêu. Bài viết sau đây từ Góc của mẹ sẽ hướng dẫn chi tiết cho mẹ cách đặt tên cho bé trai họ Trần để mang lại may mắn, tài lộc và bình an, mẹ hãy theo dõi ngay nhé!

Tên bé trai họ Trần
Tên bé trai họ Trần năm 2022: 100+ tên mang lại may mắn, tài lộc cho bé

1. Khi đặt tên bé trai họ Trần, mẹ cần lưu ý điều gì?

Khi đặt tên con trai cũng như đặt tên con gái họ Trần năm 2022, mẹ cần lưu ý những thông tin quan trọng sau đây:

  • Tên của bé cần hợp với tuổi mệnh của bố mẹ, điều này sẽ giúp tương lai của bé luôn tốt đẹp, gặt hái được nhiều thành công, đồng thời mang đến cho gia đình cuộc sống bình yên, tài lộc và gặp nhiều may mắn.
  • Tên bé trai họ Trần năm 2022 đẹp cần có sự kết nối với các thành viên trong gia đình, tuy nhiên không được đặt trùng tên với người thân, đây là một thông tin rất quan trọng, mẹ hãy lưu ý nhé! Ví dụ trong gia đình có ba anh em trai, mẹ có thể đặt tên: Trần Minh Hoàng, Trần Minh Sơn, Trần Minh Chiến.
Tên bé trai họ Trần cần sở hữu ý nghĩa tốt đẹp
Tên bé trai họ Trần cần sở hữu ý nghĩa tốt đẹp
  • Tên của bé cần sở hữu một ý nghĩa tốt đẹp, tránh những cái tên vô nghĩa và có nghĩa xấu làm ảnh hưởng đến tương lai của bé. Ví dụ: Trần Tài Đức, Trần Tuấn Kiệt, Trần Thiện Nhân.
  • Mẹ không nên lựa chọn những cái tên quá ngắn, quá dài hoặc khó đọc. Việc lựa chọn một cái tên hay, ý nghĩa, dễ đọc sẽ giúp bé tạo được dấu ấn với mọi người xung quanh. Ví dụ như: Trần Quốc Bảo, Trần Minh Triết, Trần Thanh Liêm.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Đặt tên cho bé trai họ Trần đẹp theo chữ cái

2.1. Tên bé trai chữ A

Đặt tên bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ A có rất nhiều gợi ý khác nhau, mẹ có thể tham khảo những cái tên sau đây:

Tên bé trai bắt đầu bằng chữ A thể hiện những mong muốn của mẹ dành cho bé
Tên bé trai bắt đầu bằng chữ A thể hiện những mong muốn của mẹ dành cho bé
  • Trần Văn An: Mong con gặp nhiều may mắn, cuộc sống ấm no.
  • Trần Toàn An: Mong con luôn mạnh mẽ và bình yên.
  • Trần Thế An: Mẹ mong con có hạnh phúc trọn vẹn.
  • Trần Thanh An: Con trai có trái tim trong sáng, nhân hậu và tràn đầy yêu thương.
  • Trần Minh Anh: Mẹ mong con khi lớn lên sẽ thông minh, tài giỏi
  • Trần Bình An: Hy vọng con sẽ gặp nhiều may mắn, bình an và hạnh phúc
  • Trần Bảo An: Mẹ mong con có được bình an trọn vẹn.
  • Trần Bảo Anh: Chàng trai tài giỏi, thông minh, tuấn tú.
  • Trần Gia An: Con sẽ mang đến bình an cho cả gia đình.
  • Trần Đức Anh: Hy vọng con sẽ trở thành chàng trai tuấn tú, yêu thương mọi người.
  • Trần Việt Anh: Chàng trai xuất sắc, thông minh.
  • Trần Thiên An: Mẹ mong con luôn bình an, hạnh phúc trọn vẹn.
  • Trần Xuân An: Chàng trai mạnh mẽ, gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
  • Trần Thành An: Mong con luôn bình an và thành công.
  • Trần Trường An: Hy vọng con luôn may mắn, đức độ và hạnh phúc.
  • Trần Duy Anh: Chàng trai thông minh, tài năng.
  • Trần Quang Anh: Tinh anh, tài giỏi kiệt xuất.
  • Trần Tuấn Anh: Chàng trai tuấn tú, thông minh.
  • Trần Hoàng Việt Anh: Mong con thông minh, xuất sắc, tinh anh.
  • Trần Duy An: Hy vọng con sẽ có cuộc sống giản dị, bình an và trọn vẹn.

2.2. Tên bé trai họ Trần chữ B

Sau đây là những gợi ý về tên bé trai họ Trần hay và ý nghĩa bắt đầu bằng chữ B, mẹ hãy theo dõi ngay nhé!

Tên bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ B có rất nhiều tên đẹp
Tên bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ B có rất nhiều tên đẹp
  • Trần Trung Bách: Người con trai mạnh mẽ, trung hiếu
  • Trần Hiểu Bách: Mẹ mong con tài giỏi, hiểu biết mọi chuyện
  • Trần Tùng Bách: Người con trai mạnh mẽ, bền bỉ
  • Trần Quốc Bảo: Lớn lên con sẽ là chàng trai mạnh mẽ, tài giỏi, trở thành niềm tự hào của gia đình
  • Trần Gia Bảo: Con là báu vật của cả gia đình
  • Trần Duy Bảo: Con trai mạnh mẽ, tài giỏi
  • Trần Minh Bảo: Hiểu biết, tài giỏi, thông minh
  • Trần Đức Bảo: Chàng trai vừa giỏi giang vừa biết yêu thương mọi người xung quanh
  • Trần Đức Bình: Mẹ mong con trở thành chàng trai tài giỏi, có đạo đức.
  • Trần Chí Bảo: Chàng trai có chí lớn, kiên cường.
  • Trần Thiên Bảo: Con là vật báu trời ban đến cho gia đình.
  • Trần Tiến Bình: Hy vọng con luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn.
  • Trần Xuân Bách: Chàng trai thông minh, đa tài.
  • Trần Khánh Bình: Chàng trai giản dị, thông minh, tài giỏi.
  • Trần Tân Bình: Mẹ mong con luôn bình an, sáng tạo, gặt hái được nhiều thành công.
  • Trần Thiên Bửu: Chàng trai có nhiều phẩm chất cao quý, tốt lành.
  • Trần Thế Bình: Mẹ mong con luôn nhẹ nhàng, tình cảm, hòa đồng.
  • Trần Công Bằng: Chàng trai tài giỏi, tình cảm, rõ ràng.
  • Trần Tiểu Bảo: Con là châu báu của bố mẹ.
  • Trần Hòa Bình: Chàng trai hòa nhã, được mọi người yêu mến.

2.3. Tên con trai chữ C

Một số cái tên bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ C mẹ có thể lựa chọn đó là:

Tên bé trai họ Trần hay và ý nghĩa bắt đầu bằng chữ C
Tên bé trai họ Trần hay và ý nghĩa bắt đầu bằng chữ C
  • Trần Hùng Cường: Chàng trai mạnh mẽ, tự tin và thành công trong tương lai
  • Trần Hoàng Cát: Mẹ mong con luôn thành đạt, sung túc và hạnh phúc
  • Trần Minh Châu: Chàng trai mạnh mẽ, giỏi giang
  • Trần Viết Cương: Chàng trai cương trực, mạnh mẽ.
  • Trần Phúc Cơ: Tài giỏi, hiểu biết, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
  • Trần Thành Công: Mẹ mong con gặt hái được nhiều thành công tốt đẹp trong tương lai.
  • Trần Minh Chiến: Thông minh, gan dạ.
  • Trần Ngọc Chiến: Tài năng, xuất sắc hơn người.
  • Trần Kiên Cường: Mẹ mong con luôn mạnh mẽ, tài giỏi, cố gắng vượt qua mọi khó khăn.
  • Trần Đức Cảnh: Chàng trai có đạo đức, tuấn tú.
  • Trần Kiên Chính: Chàng trai chính trực, thể hiện sự quyết tâm trong tất cả mọi việc.
  • Trần Thanh Chương: Mẹ mong con luôn sống tình cảm, tài trí hơn người.
  • Trần Hải Cương: Con là chàng trai công bằng, chính trực, có tương lai rộng mở.
  • Trần Minh Cảnh: Chàng trai thông minh, xuất sắc.
  • Trần Duy Cường: Mong con trở thành chàng trai lanh lợi, kiên cường.
  • Trần Quốc Cường: Chàng trai mạnh mẽ, mang đến sự thịnh vượng cho cả gia tộc.
  • Trần Việt Chiến: Mẹ mong con sẽ trở thành chàng trai ưu tú, xuất sắc và thành công trong mọi việc.
  • Trần Nhật Chiến: Mạnh mẽ, can đảm.
  • Trần Quốc Công: Hy vọng con luôn nỗ lực, cố gắng để cống hiến và giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Trần Nam Cường: Chàng trai cứng cỏi, mạnh mẽ.

2.4. Tên con trai chữ D

Bố họ Trần tên bé trai là gì? Mẹ hãy tham khảo những cái tên bắt đầu bằng chữ D được bật mí ngay sau đây:

Tên bé trai bắt đầu bằng chữ D thường thể hiện sự thông minh, tài giỏi hơn người
Tên bé trai bắt đầu bằng chữ D thường thể hiện sự thông minh, tài giỏi hơn người
  • Trần Thái Dương: Con là mặt trời, ánh sáng của bố mẹ.
  • Trần Anh Dũng: Chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm, có chí khí.
  • Trần Quốc Dân: Mong con luôn cố gắng, nỗ lực vì mọi người xung quanh.
  • Trần Minh Dân: Chàng trai thông minh, tài giỏi, cống hiến vì công việc chung.
  • Trần Minh Dũng: Thông minh, dũng cảm.
  • Trần Trí Dũng: Tài giỏi, lanh lợi, quả cảm.
  • Trần Quốc Dương: Tương lai của con sẽ luôn rộng mở và thành công.
  • Trần Đức Duy: Chàng trai thông minh, có đạo đức tốt đẹp.
  • Trần Bảo Duy: Thông minh, là món quà quý báu của bố mẹ.
  • Trần Quốc Duy: Mong con có cuộc sống viên mãn, đủ đầy.
  • Trần Đức Danh: Giỏi giang, hiền lành, chính trực.
  • Trần Hữu Danh: Hy vọng con luôn thành công và xuất sắc hơn người.
  • Trần Quốc Đạt: Mẹ mong con chăm chỉ, tài giỏi, phấn đấu để có được thành công.
  • Trần Thành Đạt: Chàng trai xuất sắc, có được thành công ở nhiều lĩnh vực.
  • Trần Hải Đăng: Mẹ mong con sẽ đạt được những thành tích lớn.
  • Trần Quốc Đại: Chàng trai có chí lớn, phấn đấu hết mình vì tương lai.
  • Trần Thông Đạt: Hy vọng sẽ trở thành chàng trai sáng suốt, hiểu biết hơn người.
  • Trần Phúc Điền: Chàng trai làm nhiều việc thiện, yêu thương mọi người.
  • Trần Tài Đức: Mẹ mong con vừa có tài vừa có đức.
  • Trần Ngọc Đại: Chàng trai có ý chí, kiên cường, là niềm tự hào của cả dòng họ.

2.5. Tên bé trai họ Trần chữ H

Sau đây là những tên bé trai họ Trần hay nhất 2022 mẹ có thể tham khảo:

Mẹ có thể lựa chọn rất nhiều tên đẹp cho bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ H
Mẹ có thể lựa chọn rất nhiều tên đẹp cho bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ H
  • Trần Thế Hưng: Mạnh mẽ, ý chí kiên cường.
  • Trần Thế Hùng: Mẹ mong con sẽ trở thành niềm tự hào của gia đình, dòng tộc.
  • Trần Nhật Huy: Chàng trai mạnh mẽ, chín chắn.
  • Trần Minh Hướng: Mong con luôn thông minh, giữ vững lập trường và sự kiên cường.
  • Trần Hùng Dũng: Dũng cảm và tài giỏi.
  • Trần Sơn Huy: Chàng trai mạnh mẽ, xuất sắc.
  • Trần Minh Hiếu: Chàng trai thông minh, đa tài, lễ phép với cha mẹ.
  • Trần Quang Hiếu: Hy vọng con sẽ làm rạng danh gia tộc.
  • Trần Trung Hiếu: Chàng trai thông minh, ngay thẳng, có cuộc sống hạnh phúc.
  • Trần Ngọc Hiếu: Con là báu vật quý giá của cha mẹ.
  • Trần Duy Hiếu: Chàng trai duy nhất của gia đình, luôn yêu thương mọi người xung quanh.
  • Trần Anh Huy: Chàng trai mạnh mẽ, thu hút, ấn tượng.
  • Trần Quang Huy: Chàng trai giỏi giang, tuấn tú.
  • Trần Văn Huy: Mẹ mong con luôn tài giỏi, thông minh.
  • Trần Minh Hùng: Chàng trai mạnh mẽ, thông minh.
  • Trần Mạnh Hùng: Mẹ mong con luôn dũng cảm, khỏe mạnh.
  • Trần Phúc Hưng: Hy vọng con sẽ có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, mang lại sự hưng thịnh cho dòng họ.
  • Trần Huy Hoàng: Chàng trai tuấn tú, xuất sắc.
  • Trần Tuấn Hải: Lanh lợi, trí tuệ hơn người.
  • Trần Trung Hậu: Chàng trai hiền lành, ngay thẳng.
  • Trần Nam Hào: Anh kiệt, dũng cảm.

2.6. Tên họ Trần cho bé trai chữ K

Tên bé trai họ Trần đẹp năm 2022 có thể kể đến như:

Mẹ gửi gắm rất nhiều hy vọng khi đặt tên cho bé trai họ Trần
Mẹ gửi gắm rất nhiều hy vọng khi đặt tên cho bé trai họ Trần
  • Trần Tuấn Kiệt: Chàng trai tuấn tú, tài giỏi.
  • Trần Minh Khôi: Khôi ngô, tuấn tú, giỏi giang hơn người.
  • Trần Nguyên Khôi: Chàng trai tài giỏi, mạnh mẽ.
  • Trần Nguyên Khang: Mong con luôn mạnh mẽ, trở thành điểm tựa của cả gia đình.
  • Trần Minh Khôi: Thông minh, tài giỏi, có chí lớn hơn người.
  • Trần Trung Kiên: Chàng trai mạnh mẽ, làm được nhiều việc lớn.
  • Trần Khang Kiện: Mẹ mong con có một cuộc sống đủ đầy và khỏe mạnh.
  • Trần Gia Khiêm: Chàng trai khiêm nhường, nhã nhặn.
  • Trần Vĩnh Khang: Hy vọng con sẽ có cuộc sống bình dị, gặp nhiều may mắn.
  • Trần Vũ Khánh: Chàng trai thành đạt, tài giỏi.
  • Trần Duy Khánh: Anh minh, đa tài.
  • Trần Hữu Khang: Mong con trở thành chàng trai trí dũng song toàn.
  • Trần Nhật Khang: Mẹ hy vọng con sẽ tỏa sáng, có cuộc sống phú quý và ấm no.
  • Trần Hoàng Khôi: Chàng trai thông minh, tài giỏi, tương lai giàu sang.
  • Trần Quang Khải: Mong con luôn thành đạt trong mọi lĩnh vực.
  • Trần Gia Kiệt: Hy vọng con có cuộc sống phú quý.
  • Trần Gia Khang: Con sẽ mang đến nhiều bình an và may mắn cho dòng tộc.
  • Trần An Khang: Chàng trai may mắn, bình an và phú quý.
  • Trần Anh Khoa: Khôi ngô, tuấn tú, thông minh.
  • Trần Anh Kiệt: Chàng trai tài giỏi, mưu trí hơn người.

Những tên bắt đầu bằng chữ K ở trên có thể kết hợp hài hòa với cả họ mang thanh bằng và thanh trắc. Bố mẹ tham khảo để chọn được cả tên con trai họ Đỗ, họ Phạm, họ Đặng ưng ý nhé.

2.7. Bé trai họ Trần chữ L

Tên của bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ L
Bố họ Trần đặt tên con trai là gì năm 2023 bắt đầu bằng chữ L
  • Trần Tuấn Long: Chàng trai có dung mạo tuấn tú, tài năng.
  • Trần Bảo Long: Con là báu vật của cả gia đình.
  • Trần Phúc Lâm: Chàng trai mang lại phúc lớn cho cả gia đình.
  • Trần Thanh Liêm: Chàng trai chính trực, sống trong sạch.
  • Trần Thanh Lâm: Mong con luôn tài giỏi, thông minh và tuấn tú.
  • Trần Gia Long: Con là món quà quý giá mang lại may mắn cho cả dòng họ.
  • Trần Tuệ Lâm: Chàng trai thông minh, sáng tạo, trí tuệ hơn người.
  • Trần Quốc Lâm: Mẹ mong con có nhiều sức khỏe và gặp may mắn.
  • Trần Bảo Lộc: Chàng trai có được bình an và phú quý, tài lộc trọn vẹn.
  • Trần Phát Lộc: Mong con giàu sang, đủ đầy trong tương lai.
  • Trần Minh Lộc: Chàng trai tài năng, có số phú quý.
  • Trần Tiến Lộc: Hy vọng con luôn mạnh mẽ, tiến về phía trước để gặt hái nhiều thành công.
  • Trần Đức Luân: Chàng trai mạnh mẽ, có đạo đức.
  • Trần Minh Luân: Mong con luôn thông minh, tài giỏi.
  • Trần Gia Luật: Chàng trai lịch sự, nhã nhặn, có phép tắc.
  • Trần Tiến Luật: Chàng trai lịch sự, tôn trọng tất cả mọi người xung quanh.
  • Trần Bảo Lập: Mong con sẽ luôn phát huy những giá trị quý báu của dòng tộc.
  • Trần Xuân Lợi: Chàng trai mạnh mẽ, luôn cố gắng và nỗ lực để có được thành công.
  • Trần Minh Lợi: Mẹ mong con luôn thông minh và tài giỏi, tương lai giàu có.
  • Trần Quốc Lưu: Hy vọng con sẽ sống tình cảm, nhẹ nhàng, yêu thương mọi người.

2.8. Tên hay bé trai chữ M 

  • Trần Hiếu Minh: Chàng trai thông minh, tài giỏi, lý luận sắc bén.
  • Trần Hiểu Minh: Con là chàng trai thông minh, hiểu biết, suy nghĩ thấu đáo.
  • Trần Hiền Minh: Mong con luôn tài đức và sáng suốt.
  • Trần Hoàng Minh: Chàng trai thông minh, sáng suốt tựa ánh mặt trời.
  • Trần Bình Minh: Con là chàng trai công bằng, vui vẻ, năng lượng dồi dào.
Tên ý nghĩa cho bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ M
Đặt tên cho bé trai họ Trần ý nghĩa năm 2022 bắt đầu bằng chữ M
  • Trần Quốc Mạnh: Chàng trai thông minh, khỏe mạnh, giỏi giang toàn diện.
  • Trần Duy Mạnh: Mẹ mong con luôn thông minh, sáng suốt và mạnh mẽ.
  • Trần Duy Minh: Chàng trai lanh lợi, sáng tạo, thông minh hơn người.
  • Trần Thanh Minh: Hy vọng con sẽ có được cuộc sống bình an, trọn vẹn.
  • Trần Quốc Mỹ: Chàng trai khôi ngô, tuấn tú.
  • Trần Hoàng Mỹ: Mong con có nhiều sức khỏe, giỏi giang và hạnh phúc.
  • Trần Tuấn Minh: Chàng trai tuấn tú.
  • Trần Nhật Minh: Mong con luôn thông minh và tỏa sáng như ánh mặt trời.
  • Trần Đức Mạnh: Hy vọng con trở thành một con người tài đức vẹn toàn.
  • Trần Hồng Minh: Chàng trai tài giỏi, hy vọng sẽ tỏa sáng trong tương lai.
  • Trần Trí Minh: Thông minh, tài trí hơn người.
  • Trần Đăng Minh: Chàng trai thông minh, sáng dạ, có ý chí nỗ lực không ngừng.
  • Trần Thiên Mạnh: Chàng trai có tài và mạnh mẽ.
  • Trần Anh Minh: Mong con luôn thông minh, lỗi lạc, tài năng xuất chúng.
  • Trần Xuân Minh: Chàng trai thông minh, có cuộc sống bình an và giản dị.

Tên Minh không có dấu nên có thể dễ dàng kết hợp với nhiều họ khác nhau. Bố mẹ đang đặt tên họ Đỗ, họ Phạm, họ Hoàng,… cho con cũng có thể tham khảo để chọn tên Minh cho bé nhà mình nha.

2.9. Tên bé trai họ Trần chữ N

  • Trần Thụ Nhân: Con sẽ nhận được rất nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.
  • Trần Thiện Ngôn: Chàng trai chân thật, lương thiện, được mọi người yêu mến.
  • Trần Nhất Nam: Mong con luôn mạnh mẽ và tỏa sáng.
  • Trần Hải Nam: Chàng trai có tương lai rộng mở.
Tên ý nghĩa hay cho bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ N
Đặt tên con trai họ Trần sinh năm 2022 ý nghĩa hay bắt đầu bằng chữ N
  • Trần Thiện Nhân: Mong con có đức tính lương thiện, yêu thương mọi người.
  • Trần Hoàng Nam: Hy vọng con sẽ có được tương lai tốt đẹp, bình an và may mắn trọn vẹn.
  • Trần Xuân Nam: Chàng trai mạnh mẽ và ấm áp.
  • Trần Trung Nghĩa: Chàng trai trung thành, giàu lòng nhân ái.
  • Trần Trọng Nghĩa: Mong con luôn trọng tình trọng nghĩa.
  • Trần An Nguyên: Hy vọng con luôn bình an và hạnh phúc trọn vẹn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể lựa chọn đặt tên con trai họ trần 4 chữ đẹp như:

  • Trần Hữu Khôi Nguyên: Chàng trai khôi ngô, tuấn tú, là niềm tự hào của gia đình.
  • Trần Trọng Hữu Nghĩa: Chàng trai sống tình nghĩa, luôn trân trọng những mối quan hệ xung quanh.
  • Trần Ngọc Hạo Nhiên: Mong con luôn sống ngay thẳng, chính trực.
  • Trần Hoàng Nhật Ninh: Mẹ hy vọng con sẽ có cuộc sống yên bình.
  • Trần Đình An Nhân: Chàng trai hiền lành, may mắn.
  • Trần Tuệ Đông Nguyên: Mong con sẽ có được tương lai phát triển và thành công.
  • Trần Quốc Nhật Nam: Tên gọi này thể hiện sự mạnh mẽ, cá tính, tương lai tỏa sáng.
  • Trần Đình Hải Nguyên: Chàng trai mạnh mẽ, giàu nghị lực.
  • Trần Đình Thống Nhất: Mong con luôn tài giỏi và xuất sắc.
  • Trần Hữu Phúc Nguyên: Chàng trai may mắn, hạnh phúc và luôn bình an.

2.10. Tên con trai họ Trần chữ P

Nếu mẹ mong muốn đặt tên bé trai họ Trần năm 2022 hay và ý nghĩa bắt đầu bằng chữ P, hãy tham khảo những gợi ý sau đây:

Mẹ có nhiều sự lựa chọn tuyệt vời khi đặt tên cho bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ P
Mẹ có nhiều sự lựa chọn tuyệt vời khi đặt tên cho bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ P
  • Trần Hoàng Phát: Mong con gặt hái được nhiều thành công và tài lộc trong tương lai.
  • Trần Tấn Phát: Chàng trai có được thành công, tiền tài và danh vọng.
  • Trần Tường Phát: Con sẽ mang đến sự hưng thịnh và phát tài cho cả gia đình.
  • Trần Chấn Phong: Chàng trai cương trực, mạnh mẽ.
  • Trần Hoài Phong: Mong con luôn bình an, sung túc và phát tài.
  • Trần Gia Phong: Chàng trai cương trực, giản dị.
  • Trần Bình Phong: Mong con có được cuộc sống an nhàn, thịnh vượng.
  • Trần Đức Phi: Chàng trai có tài có đức, suy nghĩ nhanh nhẹn và thấu đáo.
  • Trần Uy Phong: Hy vọng con luôn mạnh mẽ và thành công.
  • Trần Đình Phú: Mẹ mong rằng con sẽ có được nhiều may mắn và phú quý.
  • Trần Thiên Phú: Chàng trai tài giỏi, xuất sắc hơn người.
  • Trần Xuân Phúc: Mong con luôn mạnh mẽ, bình an và yêu thương mọi người. 
  • Trần Hữu Phước: Mong con có cuộc sống bình yên và may mắn.
  • Trần Thiện Phước: Chàng trai lương thiện, có nhiều đức tính tốt đẹp.
  • Trần Quốc Phương: Hy vọng con luôn sống lương thiện, giữ gìn những đức tính tốt đẹp.
  • Trần Quốc Phi: Chàng trai mạnh mẽ, kiên quyết và chính trực.
  • Trần Việt Phương: Chàng trai sáng suốt, biết phân biệt đúng sai.
  • Trần Thế Phương: Mong con luôn bình an và hạnh phúc trong tương lai.
  • Trần Việt Phong: Chàng trai cương trực, có nhiều tài lộc về sau.
  • Trần Cao Phong: Mong con có cuộc sống an nhàn và giàu sang.

2.11. Tên con trai chữ Q

  • Trần Minh Quân: Mẹ mong con sẽ trở thành người lãnh đạo tài giỏi trong tương lai.
  • Trần Minh Quang: Chàng trai thông minh, sáng sủa, gặp nhiều tài lộc.
  • Trần Anh Quân: Chàng trai tinh anh, lanh lợi.
  • Trần Đông Quân: Con là chàng trai thông minh, luôn tỏa sáng tựa như mặt trời.
  • Trần Sơn Quân: Mong con luôn dũng cảm và có bản lĩnh khi xử lý mọi công việc.
Có rất nhiều tên gọi hay dành cho bé trai bắt đầu bằng chữ Q
Có rất nhiều tên con trai năm 2023 họ Trần hay được xem đặt nhiều nhất năm nay
  • Trần Đăng Quang: Chàng trai tài năng và luôn tỏa sáng.
  • Trần Bảo Quốc: Chàng trai mạnh mẽ, dũng cảm để bảo vệ đất nước.
  • Trần Minh Quốc: Mong con luôn thông minh, đa tài và nhanh trí.
  • Trần Ngọc Quyết: Con luôn giàu quyết tâm và hoàn thành tốt công việc được giao.
  • Trần Thế Quyền: Mẹ mong con có nhiều sức mạnh để hoàn thành tốt công việc được giao.
  • Trần Ngọc Quang: Chàng trai tài năng và luôn tỏa sáng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Trần Minh Quang: Mẹ mong con thông minh, tài giỏi và có tương lai rực rỡ.
  • Trần Thanh Quang: Chàng trai anh dũng và giàu quyết tâm.
  • Trần Chiêu Quân: Chàng trai anh minh, là chỗ dựa của mọi người xung quanh.
  • Trần Đình Quảng: Mong con luôn mạnh mẽ và sống ngay thẳng.
  • Trần Bình Quân: Mẹ hy vọng con sẽ có cuộc sống bình yên, luôn nỗ lực để vượt qua mọi khó khăn.
  • Trần Minh Quý: Chàng trai thông minh, sáng dạ, trở thành niềm tự hào của gia đình.
  • Trần Long Quân: Tên gọi này thể hiện sự thông minh, đa tài, có số thanh nhàn.
  • Trần Nhật Quân: Mẹ mong con luôn giỏi giang, thành đạt và tỏa sáng như mặt trời.
  • Trần Hồng Quý: Chàng trai may mắn, có được nhiều thành công và tài lộc.

2.12. Tên bé trai chữ S

  • Trần Minh Sơn: Mẹ mong con sở hữu tài năng hơn người, thành công rực rỡ trong tương lai.
  • Trần Hoàng Sơn: Chàng trai mạnh mẽ, kiên cường.
  • Trần Trung Sơn: Tên gọi này mang ý nghĩa vững chắc như núi cao, thể hiện sức mạnh của bé trai.
Tên bé trai họ Trần hay bắt đầu bằng chữ S
Họ Trần đặt tên con trai là gì cho đẹp 2023 bắt đầu bởi chữ cái S
  • Trần Nhất Sơn: Chàng trai tài năng, vượt trội ở mọi lĩnh vực.
  • Trần Ân Sơn: Hy vọng con sống biết chia sẻ, thấu hiểu.
  • Trần Thái Sơn: Chàng trai có được công danh sự nghiệp vững chắc.
  • Trần Bình Sơn: Mong con luôn mạnh mẽ và vượt qua được tất cả mọi khó khăn.
  • Trần Đình Sang: Mẹ hy vọng con sẽ luôn giàu có, phát tài phát lộc.
  • Trần Chí Sơn: Chàng trai có ý chí, bản lĩnh mạnh mẽ.
  • Trần Giang Sơn: Chàng trai thông minh, giỏi giang, nổi bật hơn người.
  • Trần Nam Sơn: Mong con luôn khỏe mạnh, kiên cường, tài năng hơn người.
  • Trần Ngọc Sơn: Con chính là niềm tự hào của cả gia đình.
  • Trần Phước Sơn: Chàng trai hiền lành, giản dị, yêu thương mọi người xung quanh.
  • Trần Ngọc Trường Sơn: Tên gọi này thể hiện sự kiên cường và phấn đấu vì những mục đích tốt đẹp trong tương lai.
  • Trần Hữu Xuân Sơn: Chàng trai mạnh mẽ, giàu năng lượng.
  • Trần Tuệ Hải Sơn: Hy vọng con sẽ trở thành một chàng trai thành công, tài năng xuất chúng và luôn kiên cường.
  • Trần Kim Sơn: Con luôn mạnh mẽ và là món quà quý giá của gia đình.
  • Trần Minh Sang: Chàng trai thông minh, tài trí vẹn toàn.
  • Trần Tấn Sinh: Mẹ mong con luôn thân thiện và hòa đồng.
  • Trần Thiện Sinh: Chàng trai có tấm lòng nhân hậu.

2.13. Tên con trai chữ T

Tên bé trai họ Trần bắt đầu bằng chữ T năm 2022 có rất nhiều tên hay để mẹ lựa chọn:

Khi đặt tên cho con mẹ thường gửi gắm những mong muốn tốt đẹp nhất
Khi đặt tên bé trai họ Trần mẹ thường gửi gắm những mong muốn tốt đẹp nhất
  • Trần Minh Triết: Chàng trai có trí tuệ, sáng suốt.
  • Trần Đức Thắng: Hy vọng con sẽ trở thành chàng trai có đạo đức, yêu thương tất cả mọi người.
  • Trần Phúc Thịnh: Phúc đức của cả dòng họ sẽ ngày càng tốt đẹp.
  • Trần Nam Trung: Chàng trai có nghĩa khí
  • Trần Minh Tùng: Chàng trai thông minh, đa tài.
  • Trần Xuân Trường: Mẹ mong con luôn giỏi giang, sức sống mãnh liệt như mùa xuân mới.
  • Trần Tấn Tài: Thông minh kiệt xuất, tài giỏi hơn người.
  • Trần Minh Tiến: Chàng trai có ý chí, luôn cầu tiến.
  • Trần Quốc Trường: Mong con luôn chững chạc và trưởng thành.
  • Trần Đức Trí: Hy vọng con sẽ trở thành chàng trai mưu trí, có đạo đức.

Hoặc mẹ có thể tham khảo thêm tên bé trai họ Trần 4 chữ năm 2022 được bật mí ngay sau đây:

  • Trần Hữu Anh Tài: Mẹ mong luôn cố gắng, nỗ lực hết mình, có được phú quý trong tương lai.
  • Trần Hữu Vương Triều: Hy vọng con sẽ có được cuộc sống giàu có.
  • Trần Hữu Anh Thái: Mong con có cuộc sống bình yên, an nhàn.
  • Trần Quốc Thành Trung: Chàng trai thành công, có ý chí phấn đấu.
  • Trần Quốc Ân Thiện: Chàng trai hiền lành, giản dị.
  • Trần Quốc Minh Triệu: Mong con luôn thông minh, có lý luận sắc bén.
  • Trần Đình Mạnh Tuấn: Chàng trai khỏe mạnh, tuấn tú.
  • Trần Đình Hữu Thắng: Chàng trai mạnh mẽ, có ý chí và niềm tin tưởng vào bản thân. 
  • Trần Tuệ Cao Tiến: Mong con luôn cố gắng và phấn đấu vì tương lai.
  • Trần Tuệ Hữu Tâm: Chàng trai khoan dung, độ lượng, có tấm lòng tốt đẹp.

2.14. Tên bé trai họ Trần chữ U

Bé trai họ Trần đặt tên gì bắt đầu bằng chữ U hay và ý nghĩa?
Bé trai họ Trần đặt tên gì bắt đầu bằng chữ U hay và ý nghĩa?
  • Trần Cao Uy: Chàng trai anh dũng, khỏe mạnh, tài trí hơn người.
  • Trần Gia Uy: Mẹ mong con luôn khỏe mạnh, là niềm tự hào của cả gia đình.
  • Trần Vũ Uy: Mong con có nhiều sức mạnh.
  • Trần Ngọc Uy: Chàng trai mạnh mẽ, là báu vật của gia đình.

2.15. Tên bé trai hay chữ V

Đặt tên bé trai họ Trần năm 2023 bắt đầu với chữ V có nhiều tên hay và sở hữu ý nghĩa tốt đẹp. Cụ thể như sau:

  • Trần Quang Vinh: Chàng trai thành đạt, làm rạng danh cả dòng tộc.
  • Trần Kiến Văn: Chàng trai có kiến thức, ý chí sáng suốt.
  • Trần Vĩ Văn: Mong con luôn mạnh mẽ, tài giỏi và xuất sắc vượt trội.
  • Trần Khôi Vĩ: Chàng trai khôi ngô, tuấn tú và có nhiều tài năng.
  • Trần Hồng Việt: Chàng trai may mắn, tương lai gặp nhiều thành công.
  • Trần Hoàng Việt: Mẹ mong con tài giỏi, tương lai rạng rỡ.
  • Trần Khắc Việt: Chàng trai kiên cường, thông minh.
  • Trần Công Vinh: Mẹ mong con luôn công bằng, minh bạch.
  • Trần Trung Việt: Chàng trai hiền lành, ưu việt.
  • Trần Thế Vinh: Hy vọng con luôn gặp nhiều may mắn, phú quý.
  • Trần Minh Vương: Mong con luôn thông minh và có cuộc sống giàu sang.
Những tên hay dành cho bé trai họ Trần bắt đầu với chữ V
Họ Trần đặt tên gì đẹp cho bé trai năm 2023 mang ý nghĩa cầu bình an cả đời cho con
  • Trần Quốc Vũ: Chàng trai tuấn tú, tính tình ôn hòa.
  • Trần Xuân Vũ: Mẹ mong con luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.
  • Trần Lâm Vũ: Chàng trai hiền hậu, thành công.
  • Trần Anh Vũ: Chàng trai khỏe mạnh và thông minh.
  • Trần Khắc Vũ: Hy vọng cuộc sống của con sẽ bình yên, nhẹ nhàng, gặp nhiều may mắn.
  • Trần Nam Việt: Con sẽ trở thành một chàng trai xuất sắc, tài năng.
  • Trần Thanh Vũ: Chàng trai tuấn tú, mạnh khỏe và tài giỏi.
  • Trần Trường Vũ: Chàng trai lanh lợi, tương lai có nhiều thành công.
  • Trần Minh Vũ: Mong con luôn thông minh, tài giỏi và may mắn.

3. Đặt tên cho bé trai họ Trần theo số chữ

3.1. Tên con trai 3 chữ

Ngoài những cách đặt tên con trai họ Trần theo bắt đầu bằng chữ cái, ba mẹ có thể tham khảo thêm cách đặt tên bé trai theo chữ số. Cùng nhau tìm hiểu dưới đây.

Tên con trai hay Ý nghĩa
Trần Văn An Mong con một đời gặp nhiều may mắn, cuộc sống âm no
Trần Thanh AnĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Người có trái tim nhân hậu, trong sángĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Thế AnĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Con luôn sống hạnh phúcĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Duy AnhĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Sự thông minh, tài năng hơn ngườiĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Đức AnhĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Tài năng đạo đứcĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Minh AnhĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Tài giỏi, thông minhĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Công BằngĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Tôn trọng lẽ phải, không thiên vịĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Hữu BằngĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Sự nhiệt tình, sung mãnĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần An BảoĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Sự bình yên quý báuĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Duy BảoĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Mạnh mẽ, duy nhấtĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Gia BảoĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Báu vật quý giá của gia đìnhĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Minh BảoĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Thông minh, giỏi giangĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Quốc BảoĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Mạnh mẽ, biết nhìn nhận vấn đềĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Bảo ĐạiĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Sự uy nghiêm, quyền quýĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Cao ĐạiĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Người tài giỏi, cao thượngĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Hoàng ĐạiĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Người có tương lai giàu sang phú quýĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Huy ĐạiĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Là người có tài, luôn có những thành tựu to lớn
Trần Huy Điền Cuộc sống phồn vinh
Trần Đức Long Cao quý, đức độ
Trần Phi Long Tượng trưng cho con rồng bay lên

3.2. Tên con trai 4 chữ

Đặt tên con trai họ Trần 4 chữ đang được coi là xu hướng mới rất được bố mẹ yêu thích trong năm 2022. Nếu ba mẹ cũng thích đặt tên con trai nhà mình theo cách này thì đừng bỏ qua list gợi ý tên hay dưới đây.

Trần Hoàng Việt Bách Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Ngọc Xuân AnĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Đông Quang Anh Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Bảo Việt Anh Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Lương Xuân An Trần Gia An Khang Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Lê Gia BảoĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Bảo Xuân Trường Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Hoàng Xuân Lộc Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Võ Minh Long Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Ngọc Bảo MinhĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Nguyễn Trường An Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Minh Thanh Lâm Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Phạm Hải Lâm Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Đỗ Thế Lưu Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Nguyễn Quốc BảoĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Vũ Viết Cương Trần Lê Thái Sơn
Trần Phạm Minh Phú Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Đinh Quang Hải Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Nguyễn Thành Nhân
Trần Văn Trường Sơn Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Nguyễn Quốc Hưng Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Phạm Hồng PhúcĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Đình Hoàng Long Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Lê Huy Đức Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Hứa Khánh ĐứcĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy
Trần Lê Duy Khoa Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Nguyễn Chí TàiĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy Trần Hoàng Ngọc DuyĐặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủyThis article is referenced content from https://chanhtuoi.com - Đặt tên con trai họ Trần năm 2022 ý nghĩa và hợp phong thủy

Như vậy, bài viết trên đây đã mang đến cho mẹ rất nhiều gợi ý tuyệt vời về đặt tên cho bé trai họ Trần cũng như một số lưu ý quan trọng trong quá trình đặt tên. Hy vọng những thông tin từ Góc của mẹ thực sự hữu ích, giúp mẹ nhanh chóng tìm kiếm được bố họ trần đặt tên con trai là gì thật ưng ý. 

Bên cạnh việc lựa chọn cho con một cái tên thật đặc biệt, trang bị những kiến thức chăm sóc con cần thiết, mẹ còn đang tìm kiếm những sản phẩm chất lượng để chào đón con yêu trong điều kiện tốt nhất. Hiểu được những điều mẹ quan tâm, Mamamy Baby Good Goods đã cho ra đời hệ sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, lành tính, an toàn cho cả trẻ sơ sinh. Mamamy mong có thể đồng hành cùng mẹ trong suốt hành trình con lớn khôn. Mẹ đừng quên ghé qua và chọn cho bé những sản phẩm ưng ý nhất nhé!

Mẹ tham khảo các bài viết dưới đây để có thêm ý tưởng đặt tên cho bé nhé:

1001+ tên tiếng Anh cho con trai ý nghĩa, thông minh và may mắn

Tên bé trai họ Vũ: 100+ tên mang lại may mắn, bình an cho bé yêu

Nhiều ý kiến cho rằng mẹ bầu ăn cà tím trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai, làm tăng nguy cơ sinh non, ngộ độc… Quan điểm này liệu đúng hay sai? Mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không và mẹ nên ăn với lượng bao nhiêu để không xảy ra tác dụng phụ? Mẹ hãy tham khảo bài viết sau từ Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn cà tím được không?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và ốm nghén, điều này khiến mẹ ăn uống kém. Mặt khác, đây là giai đoạn mẹ cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Vì những lý do trên, việc lựa chọn thực phẩm cho mẹ mang thai 3 tháng đầu thực sự rất quan trọng.

Vậy mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Trong thai kỳ, mẹ hoàn toàn yên tâm khi bổ sung cà tím vào thực đơn hàng ngày mẹ nhé! Vì trong cà tím chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.

Bầu 3 tháng đầu ăn cà tím được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn cà tím được không?

Thành phần dinh dưỡng có trong cà tím:

Dưỡng chất Hàm lượng Công dụng
Nước 92.5g Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất
Chất xơ 1.5g Ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
Carbohydrate 4.5g Bổ sung cho cơ thể nhiều năng lượng
Vitamin C 15mg Tăng cường kháng thể, giúp mẹ làm đẹp da
Axit folic 22mcg Ngăn ngừa dị tật thai nhi liên quan đến ống thần kinh
Vitamin K 3.5mcg Giúp canxi được hấp thụ tốt hơn
Sắt 0.4mg Ngăn ngừa thiếu máu
Photpho 24mg Giúp quá trình hấp thu canxi diễn ra hiệu quả hơn, duy trì sự cân bằng của các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Kali 229mg Ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch
Vitamin B6 0.084mg Ngăn ngừa ốm nghén
Vitamin B1 0.039mg Giúp trí não của thai nhi phát triển tốt, tham gia sản xuất hồng cầu

2. Bầu 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Lợi ích của cà tím đến sức khỏe mẹ và bé

2.1. Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Các dưỡng chất có trong cà tím giúp thai nhi phát triển toàn diện
Các dưỡng chất có trong cà tím giúp thai nhi phát triển toàn diện

Mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Cà tím sở hữu hàm lượng lớn niacin, vitamin A, vitamin B, vitamin E và các khoáng chất như đồng, sắt, kali, mangan. Những chất này thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của thai nhi, giúp duy trì điện giải và đảm bảo lượng máu được cung cấp đầy đủ cho cơ thể của bé.

2.2. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Hàm lượng axit folic trong cà tím khá cao
Hàm lượng axit folic trong cà tím khá cao

Hàm lượng axit folic trong cà tím giúp não bộ của bé phát triển tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh.

2.3. Điều hòa đường huyết thai kỳ

Các dưỡng chất trong cà tím giúp mẹ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Các dưỡng chất trong cà tím giúp mẹ hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Cà tím giàu chất xơ thực vật và chứa ít carbohydrate hòa tan, nhờ đó có khả năng điều hòa lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự hấp thụ glucose. Bên cạnh đó, trong cà tím còn có polyphenol, chất này giúp lượng đường huyết được ổn định ở mức hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

2.4. Hỗ trợ tiêu hóa trong thời kỳ mang thai

Chất xơ trong cà tím giúp mẹ ngăn ngừa táo bón
Chất xơ trong cà tím giúp mẹ ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong cà tím giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón, kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, mẹ bầu ăn cà tím thường xuyên sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ và hội chứng ruột kích thích.

2.5. Bảo vệ tế bào không bị tổn thương

Cà tím có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương
Cà tím có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương

Thành phần nasunin trong vỏ cà tím đóng vai trò là chất chống oxy hóa, ức chế sự hoạt động của các gốc tự do gây hại, bảo vệ tế bào tránh khỏi những tổn thương. Vì thế, mẹ bầu ăn cà tím đúng cách sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh ung thư và một số bệnh lý về tim.

2.6. Giảm cholesterol xấu

Mẹ bầu ăn cà tím thường xuyên sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu
Mẹ bầu ăn cà tím thường xuyên sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu

Mang thai 3 tháng đầu có ăn được cà tím? Lượng vitamin C, các chất chống oxy hóa và khoáng chất trong cà tím có tác dụng “loại bỏ” cholesterol xấu, giảm mỡ máu và làm tăng cholesterol tốt. Nhờ đó, mẹ bầu khi ăn cà tím sẽ ổn định được cân nặng, hạn chế các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

2.7. Kiểm soát huyết áp

Cà tím giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp rất hiệu quả
Cà tím giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp rất hiệu quả

Chất bioflavonoid trong cà tím có tác dụng ổn định huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do tình trạng huyết áp cao gây ra, nhất là hiện tượng tiền sản giật.

3. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách ăn cà tím cho đúng

Bầu 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Sau đây là cách ăn đúng nhất dành cho mẹ, hãy “bỏ túi” ngay mẹ nhé!

  • Mỗi ngày mẹ chỉ nên tiêu thụ khoảng 100 – 200g cà tím và dùng tối đa 3 lần/tuần để đảm bảo chất dinh dưỡng được hấp thu đầy đủ. Trên thực tế, nếu mẹ ăn quá nhiều cà tím trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như dọa sảy thai, sinh non, ngộ độc, dị ứng…
Mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ cà tím với lượng vừa đủ để không dẫn đến tác dụng phụ
Mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ cà tím với lượng vừa đủ để không dẫn đến tác dụng phụ
  • Theo các chuyên gia, mẹ nên ăn cà tím vào buổi tối. Lúc này, các vitamin và khoáng chất trong quả cà tím sẽ giúp cơ thể của mẹ được thanh lọc tốt hơn, đồng thời giảm áp lực lên hoạt động của gan.

4. Tác dụng phụ khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn quá nhiều cà tím

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Cà tím là thực phẩm lành tính, tuy nhiên nếu mẹ tiêu thụ với lượng quá nhiều dễ dẫn đến tác dụng phụ. Cụ thể như sau:

4.1. Sảy thai

Mẹ bầu tiêu thụ một lượng lớn cà tím trong tam cá nguyệt đầu tiên dễ bị sảy thai
Mẹ bầu tiêu thụ một lượng lớn cà tím trong tam cá nguyệt đầu tiên dễ bị sảy thai

Hàm lượng phytohormone trong cà tím khá lớn, chất này vốn được sử dụng để điều trị hiện tượng chậm kinh nguyệt và giúp lợi tiểu. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cà tím trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể bị sảy thai.

4.2. Gây dị ứng

Cà tím gây dị ứng cho mẹ bầu nếu sử dụng không đúng cách
Cà tím gây dị ứng cho mẹ bầu nếu sử dụng không đúng cách

Khi mẹ mang thai 3 tháng đầu, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều sự biến đổi, khiến mẹ bị dị ứng khi ăn cà tím. Bên cạnh đó, trong loại thực phẩm này có chứa một số protein gây nên hiện tượng ngứa da, nổi mẩn đỏ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến khó thở, sốc phản ứng.

4.3. Tăng nguy cơ sinh non

Chất toxoplasmosis trong vỏ cà tím làm tăng nguy cơ sinh non
Chất toxoplasmosis trong vỏ cà tím làm tăng nguy cơ sinh non

Theo nghiên cứu, chất toxoplasmosis trong vỏ cà tím làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Vì thế, trước khi ăn, mẹ cần rửa sạch phần vỏ cà tím để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

4.4. Tăng nồng độ axit

Mẹ bầu ăn nhiều cà tím có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa
Mẹ bầu ăn nhiều cà tím có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa

Nồng độ axit trong quả cà tím rất cao, nếu mẹ bầu ăn nhiều sẽ làm tăng axit trong dạ dày. Điều này sẽ dễ dẫn đến các triệu chứng như trào ngược dạ dày, chướng bụng, đầy hơi, khó chịu và buồn nôn…

4.5. Giảm khả năng hấp thụ sắt

Cà tím khiến lượng sắt hấp thu vào cơ thể kém hơn bình thường
Cà tím khiến lượng sắt hấp thu vào cơ thể kém hơn bình thường

Thành phần nasunin trong vỏ cà tím ức chế sự hấp thụ của sắt trong cơ thể. Do đó, nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều cà tím sẽ dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

4.6. Gây ngộ độc

Khi lượng solanine trong cà tím vượt ngưỡng có thể dẫn đến ngộ độc
Khi lượng solanine trong cà tím vượt ngưỡng có thể dẫn đến ngộ độc

Trong cà tím có chứa chất solanine, chất này có vai trò chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây ung thư. Tuy nhiên, khi mẹ ăn quá nhiều cà tím, lượng solanine này làm tăng nguy cơ bị ngộ độc.

4.7. Tăng nguy cơ sỏi thận

Hàm lượng oxalate trong cà tím làm tăng nguy cơ bị sỏi thận ở mẹ bầu. Vì thế, tốt nhất mẹ chỉ nên tiêu thụ loại thực phẩm này với lượng vừa đủ.

5. Lưu ý nhỏ cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cà tím

Mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Mặc dù trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ có thể tiêu thụ cà tím, tuy nhiên mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ có tiền sử dị ứng không nên ăn cà tím: Một số loại protein trong cà tím gây ra hiện tượng ngứa da, nổi mẩn đỏ. Tình trạng này sẽ trầm trọng hơn nếu mẹ ăn cà tím sống hoặc nấu chưa chín, uống nước ép cà tím…
  • Mẹ bị thận không nên ăn cà tím: Hàm lượng axit oxalate trong cà tím khá cao và khó đào thải, mẹ ăn nhiều cà tím dễ tạo sỏi, khiến các bệnh lý về thận trở nặng.
  • Mẹ bị dạ dày không nên ăn cà tím: Cà tím có tính hàn, mẹ bầu ăn nhiều dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy, cản trở khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa và khiến dạ dày bị đau.
  • Mẹ nhớ rửa sạch cà tím trước khi chế biến với nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây là sản phẩm lành tính, có chứa thành phần Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng để rửa sạch rau củ, thực phẩm hàng ngày.
Mẹ hãy rửa sạch cà tím trước khi chế biến với nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy
Mẹ hãy rửa sạch cà tím trước khi chế biến với nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy

6. Mẹo chọn cà tím tươi, ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn cà tím? Sau đây là mẹo chọn cà tím tươi, ngon dành cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên:

  • Dựa trên màu sắc: Mẹ hãy lựa chọn những quả cà tím sở hữu màu tím sẫm, vỏ ngoài mịn màng, tươi sáng, đều màu. Còn những quả cà tím đã xuất hiện vết nhăn, xỉn màu, mẹ không nên chọn mua nhé, vì những quả này không còn tươi và thường có vị rất chát.
Mẹ nên chọn mua cà tím có màu tím sẫm
Mẹ nên chọn mua cà tím có màu tím sẫm
  • Dựa trên hình dáng: Cà tím tươi ngon, được trồng tự nhiên là những quả có hình dáng hơi cong. Ngược lại, cà tím có hình dáng cân đối và thẳng thường sử dụng thuốc kích thích hoặc bơm hóa chất, mẹ hãy thận trọng nhé!
  • Dựa vào cuống: Phần màu trắng nối giữa cuống và phần thịt trên trái cà tím càng nhiều, chứng tỏ cà rất tươi, mềm, vị ngọt. Còn nếu phần màu trắng này ít hoặc không có chứng tỏ cà tím đã già, khi ăn vị không ngon.

7. Món ngon từ cà tím cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không? Mẹ hãy chế biến cà tím thành những món ăn sau đây, vừa ngon vừa đảm bảo an toàn mẹ nhé!

7.1. Cà tím nướng

Mẹ cần chuẩn bị: 3 quả cà tím, ớt tỏi băm nhuyễn, hành lá cắt nhỏ, gia vị, tăm.

Cà tím nướng mỡ hành là một món ăn ngon, thích hợp với thể trạng của mẹ bầu 3 tháng đầu
Cà tím nướng mỡ hành là một món ăn ngon, thích hợp với thể trạng của mẹ bầu 3 tháng đầu

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ rửa sạch cà tím rồi vớt ra để ráo, sau đó dùng tăm xăm trên bề mặt trái cà để khi nướng nhanh chín hơn.
  • Mẹ nước cà trực tiếp trên bếp lửa, đến khi vỏ cà cháy xém mẹ dùng tăm để thử, nếu tăm xuyên qua quả cà dễ dàng là đã chín mẹ nhé!
  • Mẹ bóc bỏ vỏ cà tím, sau đó xếp cà ra đĩa, dùng dao nhọn cắt theo chiều dọc của quả cà.
  • Pha nước mắm: Mẹ cho 3 muỗng canh nước mắm, 4 muỗng cà phê đường vào bát rồi khuấy đều, cho thêm tỏi ớt băm nhuyễn.
  • Làm mỡ hành: Mẹ cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo rồi đun nóng, cho thêm hành lá để phi thơm.
  • Mẹ rưới nước mắm và mỡ hành lên trên cà tím, sau đó thưởng thức cùng cơm nóng.

7.2. Cà tím nhồi thịt

Mẹ cần chuẩn bị: 2 quả cà tím, 100g giò xay, tỏi băm, dầu hào, hạt tiêu xay, dầu mè, nước tương, đường.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ ướp giò xay cùng 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay, 1 muỗng canh tỏi băm sau đó trộn đều.
  • Cà tím mẹ rửa sạch, thái chéo thành từng khoanh dày khoảng 5cm rồi khứa nhẹ làm đôi nhưng không thái rời.
Cà tím mẹ thái thành khoanh dày trước khi nhồi thịt
Cà tím mẹ thái thành khoanh dày trước khi nhồi thịt
  • Mẹ dùng thìa nhồi nhân thịt vào giữa miếng cà tím, sau đó cho vào chảo dầu chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
  • Làm sốt: Mẹ cho vào bát 2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu mè, 2 muỗng canh nước rồi khuấy đều.
  • Mẹ xếp cà tím đã nhồi thịt vào chảo, rưới nước sốt lên trên rồi đun với lửa nhỏ, đến khi nước sánh lại mẹ tắt bếp.

7.3. Cà tím bung

Mẹ cần chuẩn bị: 2 quả cà tím, 3 quả cà chua, 200g thịt ba chỉ, 2 miếng đậu hủ, hành tỏi băm nhuyễn, bột nghệ, gia vị.

Món cà tím bung được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau
Món cà tím bung được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Cà tím mẹ rửa sạch, thái thành khúc vừa ăn.
  • Thịt ba chỉ mẹ rửa sạch, vớt ra để ráo sau đó thái thành từng miếng vuông nhỏ.
  • Mẹ rửa sạch cà chua, sau đó bổ múi cau.
  • Mẹ cho dầu vào chảo, đun nóng rồi chiên vàng hai mặt đậu hủ, vớt ra để ráo dầu.
  • Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm 1 muỗng canh dầu ăn, cho hành tỏi băm nhuyễn vào phi thơm.
  • Mẹ cho tiếp cà tím vào xào khoảng 5 phút rồi cho thêm 2/3 lượng cà chua đã sơ chế vào xào chung. Lúc này, mẹ hãy nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nghệ, 1 chén nước lọc rồi đun tiếp.
  • Sau khoảng 5 phút, mẹ cho thịt heo vào nồi rồi đun đến khi thịt săn lại.
  • Mẹ cho tiếp đậu hủ, phần cà chua còn lại vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn, đun đến khi nước sệt lại thì tắt bếp.

7.4. Salad cà tím

Mẹ cần chuẩn bị: 2 quả cà tím, 1 quả ớt chuông đỏ, 1 quả ớt chuông xanh, 1 củ hành tây tím, rau thơm, dầu oliu, chanh, tỏi băm nhuyễn, gia vị.

Salad cà tím là món ăn rất phù hợp với mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị ốm nghén
Salad cà tím là món ăn rất phù hợp với mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị ốm nghén

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ rửa sạch cà tím và ớt chuông sau đó vớt ra để ráo. Cà tím mẹ thái miếng dày khoảng 3cm, ớt chuông thái lát với kích thước bằng cà tím.
  • Hành tây tím mẹ bóc vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng.
  • Mẹ bắc chảo lên bếp, thêm 5 muỗng canh dầu oliu, đến khi dầu nóng thì cho cà tím vào xào khoảng 5 phút, vớt ra để ráo dầu.
  • Mẹ tiếp tục cho 2 muỗng canh dầu oliu vào chảo, thêm hành tím và tỏi băm vào phi thơm, sau đó mẹ cho ớt chuông xanh và ớt chuông đỏ vào. Sau khoảng 3 phút, mẹ nêm thêm muối, hạt tiêu xay cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc phần rau củ này ra tô.
  • Mẹ cho cà tím vào tô cùng ớt chuông, thêm nước cốt chanh, đường, dầu oliu và rau thơm vào trộn đều, nêm nếm vừa ăn rồi dùng màng bọc thực phẩm gói lại.
  • Mẹ bảo quản salad trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ rồi thưởng thức.

Mong rằng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên đã giúp mẹ có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn cà tím được không mà không cần quan tâm đến những tin đồn thiếu khoa học trước đây. Mẹ hãy tiếp tục cập nhật các bài viết bổ ích từ chuyên mục Góc của mẹ để có thêm nhiều kinh nghiệm trong hành trình mang thai mẹ nhé!

Các bài viết liên quan mẹ có thể quan tâm:

Bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không?

Mang thai 3 tháng đầu ăn giá được không?

Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng, sở hữu vị chua dịu nhẹ và thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, mẹ vẫn phân vân liệu mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Cách ăn cà chua đúng nhất dành cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên là gì? Mẹ hãy kéo xuống để đọc tiếp những chia sẻ từ Góc của mẹ nhé!

1. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua?

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Đây là một trong những thắc mắc được mẹ bầu thường xuyên đặt ra.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ bầu và thai nhi thường rất “nhạy cảm”, mẹ hay bị mệt mỏi, căng thẳng và gặp phải hiện tượng ốm nghén. Bên cạnh đó, giai đoạn này bé bắt đầu hình thành và phát triển các cơ quan đầu tiên. Điều này đòi hỏi mẹ phải lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Vậy mang thai 3 tháng đầu ăn cà chua được không? Trên thực tế, cà chua là loại quả lành tính, giàu dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp mẹ làm đẹp da. Do đó, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ hoàn toàn có thể tiêu thụ cà chua với lượng vừa đủ (khoảng 200 – 300g/ngày).

Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Cà chua là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Thành phần dinh dưỡng có trong cà chua:

Dưỡng chất Hàm lượng Công dụng
Năng lượng 19 kcal Bổ sung cho mẹ đầy đủ năng lượng, giúp các cơ quan được vận hành tốt nhất
Protein 600mg Hỗ trợ sự hình thành và phát triển của các tế bào
Tinh bột 4.2g Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Canxi 12mg Tốt cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi, giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng loãng xương sau sinh
Sắt 1.4mg Ngăn ngừa thiếu máu
Nước 93.9g Bổ sung cho cơ thể lượng nước cần thiết, ngăn ngừa mất nước
Chất xơ 800mg Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế táo bón
Vitamin C 40mg Tăng cường kháng thể, làm đẹp da
Vitamin PP 500mg Làm giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch
Chất béo 200mg Hỗ trợ sự phát triển não bộ và thị giác của thai nhi
Mangan 8mg Giúp mẹ và thai nhi tăng cường sức khỏe

2. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Lợi ích của cà chua đến sức khỏe mẹ và bé

2.1. Tăng sức đề kháng

Cà chua mang đến cho mẹ bầu sức đề kháng rất tốt
Cà chua mang đến cho mẹ bầu sức đề kháng rất tốt

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Trong cà chua sở hữu hàm lượng lớn lycopene, vitamin A và vitamin C, những chất này có vai trò chống oxy hóa, tăng cường kháng thể. Nhờ đó, mẹ bầu ăn cà chua sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc sốt, ho, cảm cúm.

2.2. Bảo vệ da

Mẹ bầu ăn cà chua thường xuyên sẽ có một làn da đẹp, không khuyết điểm
Mẹ bầu ăn cà chua thường xuyên sẽ có một làn da đẹp, không khuyết điểm

Vitamin C và lycopene trong cà chua có tác dụng kích thích quá trình tái tạo collagen cho da, ngăn ngừa sự phát triển của hắc sắc tố melanin, mang đến cho mẹ một làn da trắng mịn, không bị sạm, nám hay rạn da.

2.3. Phòng chống ung thư

Hàm lượng lycopene trong cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng lycopene trong cà chua có tác dụng ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng lycopene vừa giúp mẹ làm đẹp, vừa làm hạn chế nguy cơ mắc ung thư về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, cà chua còn làm giảm testosterone, ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến hormone.

2.4. Phát triển hệ xương của thai nhi

Cà chua giàu canxi và vitamin K, những chất này hỗ trợ hệ xương của thai nhi hình thành và phát triển.

2.5. Giảm nguy cơ tiền sản giật

Cà chua làm giảm nguy cơ tiền sản giật
Cà chua làm giảm nguy cơ tiền sản giật

Bầu 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Loại quả này sở hữu hàm lượng lớn kali, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, đồng thời giảm áp lực lên tim. Nhờ đó, mẹ bầu ăn cà chua thường xuyên sẽ ổn định được huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật.

2.6. Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Mẹ ăn cà chua thường xuyên sẽ ngăn ngừa được các dị tật thai nhi
Mẹ ăn cà chua thường xuyên sẽ ngăn ngừa được các dị tật thai nhi

Lượng axit folic trong cà chua có chức năng làm giảm các nguy cơ gây dị tật thai nhi, nhất là những khiếm khuyết liên quan đến ống thần kinh và tủy sống. Bên cạnh đó, axit folic còn giúp mẹ ngăn ngừa hiệu quả bệnh tim và ung thư.

2.7. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết

Cà chua bổ sung cho mẹ bầu rất nhiều dưỡng chất quan trọng
Cà chua bổ sung cho mẹ bầu rất nhiều dưỡng chất quan trọng

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất khác nhau, nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Và cà chua sẽ hỗ trợ mẹ thực hiện điều này. Cà chua sở hữu đa dạng chất dinh dưỡng như calo, protein, chất xơ, axit folic, vitamin A, vitamin C, kali, canxi, natri, photpho…

2.8. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Cà chua sở hữu các chất kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu
Cà chua sở hữu các chất kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu

Hàm lượng nước trong cà chua rất cao, giúp mẹ lợi tiểu và hỗ trợ quá trình đi tiểu thuận lợi hơn, nhờ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu khó, tiểu rắt…

2.9. Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ trong quả cà chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa táo bón
Chất xơ trong quả cà chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa táo bón

Chất xơ thực vật trong cà chua giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, việc mẹ ăn cà chua sẽ ngăn ngừa được tình trạng táo bón, khó tiêu, tiêu chảy, ung thư đại trực tràng…

2.10. Giảm cholesterol và bảo vệ tim

Cà chua có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, làm giảm cholesterol rất hiệu quả
Cà chua có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, làm giảm cholesterol rất hiệu quả

Lycopene trong cà chua được biết đến với vai trò là chất chống oxy hóa, làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa mỡ máu hình thành. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ ổn định được cân nặng ở mức hợp lý, bảo vệ tim, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp cao…

2.11. Quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ

Cà chua giúp mẹ ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Cà chua giúp mẹ ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Chất xơ, vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong cà chua giúp mẹ bầu ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ – một hiện tượng nguy hiểm dễ dẫn đến biến chứng trong thời kỳ mang thai.

2.12. Ngăn ngừa sỏi thận

Cà chua có tác dụng ức chế sự hình thành của sỏi thận
Cà chua có tác dụng ức chế sự hình thành của sỏi thận

Các khoáng chất và vitamin trong cà chua ức chế sự hình thành của sỏi thận. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng loại quả này với lượng phù hợp, bởi lẽ, trên thực tế, việc tiêu thụ quá nhiều cà chua dẫn đến tình trạng dư thừa canxi và oxalat gây sỏi thận.

3. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách ăn cà chua cho đúng

Bầu 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Mẹ cần thực hiện những hướng dẫn sau đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé khi ăn cà chua:

  • Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên sử dụng khoảng 200 – 300g cà chua, tương đương với 1 – 2 quả nhằm bổ sung cho cơ thể đầy đủ vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Mẹ bầu ăn quá nhiều cà chua trong ngày dễ dẫn đến đau dạ dày, sỏi thận và trào ngược axit.
Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 300g cà chua mỗi ngày để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 300g cà chua mỗi ngày để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Sử dụng 2 – 3 lần/tuần: Mẹ ăn cà chua thường xuyên dễ gặp phải tình trạng sỏi thận do lượng canxi và oxalat trong cà chua khá cao. Bên cạnh đó, chất lycopene có trong cà chua khiến da mẹ bị xỉn màu, làm gia tăng hắc sắc tố melanin trên da.
  • Mẹ nên ăn cà chua tươi thay vì tương cà, nước sốt cà: Vì trong những sản phẩm chế biến sẵn có chứa chất bảo quản, thành phần dinh dưỡng không cao, đồng thời có thể gây hại cho mẹ và bé.

Mẹ tham khảo thêm: 5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng

4. Lưu ý nhỏ cho mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn cà chua

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Đây là loại quả giàu dinh dưỡng cho mẹ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên, tuy nhiên, mẹ cần lưu ý:

  • Mẹ không nên ăn cà chua chưa chín: Vì chất tomatine trong cà chua xanh dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, gây chóng mặt và buồn nôn.
  • Mẹ bị ợ nóng không nên ăn cà chua: Cà chua có tính axit, mẹ bị ợ nóng ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày, gây khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
  • Mẹ bị loét dạ dày không nên ăn cà chua: Cà chua sở hữu một lượng axit rất lớn, chất này ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày và khiến vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Không ăn cà chua lúc đói: Thành phần pectin và kapokol trong cà chua không hòa tan trong dịch vị dạ dày, dễ tạo thành khối khiến dạ dày bị giãn, gây đau dữ dội, nặng nhất có thể gây hại cho thai nhi.
  • Không nên ăn cà chua sống: Vì cà chua có tính lạnh, mẹ bầu ăn cà chua sống dễ gây lạnh bụng.
  • Không nên sử dụng cà chua chung với dưa chuột: Vì enzyme catabolic trong dưa chuột sẽ phá hủy lượng lớn vitamin C có trong cà chua.
  • Không nấu cà chua trong dụng cụ làm từ gang và nhôm: Vì tính axit của cà chua sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên trên những dụng cụ này, dẫn đến tình trạng oxy hóa. Mẹ ăn phải những bụi bẩn do quá trình oxy hóa rất có hại, lâu dài dẫn đến ung thư.
  • Không nấu cà chua quá kỹ: Vì cà chua khi nấu kỹ sẽ mất một lượng lớn chất dinh dưỡng, mẹ ăn vào không có lợi.
  • Mẹ nhớ rửa sạch cà chua trước khi chế biến với nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây là sản phẩm chứa thành phần Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution an toàn, lành tính, có thể sử dụng để rửa sạch rau củ, thực phẩm ăn trực tiếp hàng ngày.
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé

5. Mẹo chọn cà chua tươi, ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn cà chua? Để lựa chọn được cà chua tươi ngon, mẹ hãy “bỏ túi” những mẹo sau đây:

  • Dựa trên màu sắc: Mỗi vị trí trên quả cà chua tiếp nhận ánh sáng mặt trời không giống nhau. Điều này dẫn đến màu sắc cà chua không đồng nhất, thông thường sẽ có màu đỏ pha vàng hoặc màu đỏ có thêm đốm xanh, đây là những quả cà chua mẹ nên chọn mua. Những quả cà chua đều màu và màu không tự nhiên, khả năng cao loại quả này đã dùng qua thuốc kích thích chín nhanh, mẹ thận trọng nhé!
  • Dựa trên hình dáng: Mẹ nên lựa chọn những quả cà chua có kích thước cân đối, tròn trịa, da căng bóng, không bị dập nát hay trầy xước để đảm bảo độ tươi ngon, nhiều nước. Còn những quả cà chua da nhăn hoặc da dày mẹ không nên chọn mua vì không ngon và ít nước.
  • Dựa trên hương thơm: Cà chua chín tự nhiên có mùi thơm nhẹ, còn những quả nhúng hóa chất thường không thơm hoặc xuất hiện mùi lạ.
Cà chua chín tự nhiên thường có hương thơm nhẹ
Cà chua chín tự nhiên thường có hương thơm nhẹ
  • Dựa trên độ cứng: Cà chua chín tự nhiên khi mẹ dùng tay nắn vào sẽ cảm thấy mềm và có độ đàn hồi, còn những quả chín ép bằng hóa chất sẽ rất cứng.
  • Cách bảo quản cà chua: Cà chua cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không để trong túi nylon, thời gian bảo quản cà chua tối đa là 7 ngày. Thêm một thông tin mẹ cần lưu ý đó là mẹ không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh vì dễ làm mất chất dinh dưỡng và mất nước.

6. Món ngon từ cà chua cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua? Sau đây là những món ăn chế biến từ cà chua với nhiều chất dinh dưỡng, giúp mẹ “đẩy lùi” các triệu chứng ốm nghén, mẹ hãy “bỏ túi” ngay nhé!

6.1. Thịt viên bọc trứng sốt cà chua

Mẹ cần chuẩn bị: 300g thịt nạc băm nhuyễn, 10 quả trứng cút, 1 củ hành tây, 1 củ đậu, 3 quả cà chua, hành tỏi băm nhuyễn, gia vị.

Thịt viên bọc trứng sốt cà chua rất dễ ăn, giúp mẹ “đẩy lùi” triệu chứng ốm nghén
Thịt viên bọc trứng sốt cà chua rất dễ ăn, giúp mẹ “đẩy lùi” triệu chứng ốm nghén

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ cho thịt nạc băm nhuyễn vào bát lớn, thêm 1 muỗng cà phê muối, hạt tiêu xay, hành tỏi băm nhuyễn, sau đó dùng thìa trộn nhuyễn nhiều lần.
  • Hành tây và củ đậu mẹ bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Mẹ cho hành tây, củ đậu vào bát thịt, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 giờ đồng hồ.
  • Mẹ luộc chín trứng cút rồi bóc sạch vỏ.
  • Mẹ rửa sạch cà chua, sau đó xay nhuyễn.
  • Mẹ vo tròn thịt thành từng viên nhỏ, ấn dẹp sau đó cho trứng cút vào giữa, dùng thịt bọc kín phần trứng cút.
  • Mẹ hấp phần thịt bọc trứng cút trong khoảng 6 phút.
  • Đun nóng dầu ăn, cho thêm hành tỏi băm nhuyễn rồi phi thơm, đổ cà chua xay vào đun sôi khoảng 5 phút.
  • Mẹ cho viên thịt vào nước sốt cà chua, nêm nếm gia vị vừa ăn, đun đến khi cà chua dẻo quánh rồi tắt bếp.
  • Mẹ hãy thưởng thức món thịt viên bọc trứng sốt cà chua cùng với cơm nóng mẹ nhé!

6.2. Bắp cải cuộn thịt sốt cà chua

Mẹ cần chuẩn bị: ½ cây bắp cải, 300g thịt nạc băm nhuyễn, 3 – 4 tai nấm mộc nhĩ, 1 bó miến nhỏ, 2 quả cà chua, hành lá, hành tỏi băm nhuyễn, gia vị.

Bắp cải cuộn thịt sốt cà chua mang đến cho mẹ nhiều dưỡng chất cần thiết
Bắp cải cuộn thịt sốt cà chua mang đến cho mẹ nhiều dưỡng chất cần thiết

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ rửa sạch bắp cải, tách bẹ và cắt bớt phần sóng lưng. Hành lá mẹ cũng rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
  • Mộc nhĩ mẹ cắt bỏ chân, ngâm trong nước ấm cùng với miến cho nhanh nở, sau đó thái nhỏ.
  • Mẹ cho thịt băm, mộc nhĩ và miến ra bát lớn, nêm thêm 1 muỗng cà phê muối, hạt tiêu xay, hành tỏi băm nhuyễn, trộn đều và để trong 15 phút.
  • Mẹ chần sơ hành lá qua nước sôi, sau đó ngâm ngay vào nước lạnh.
  • Bắp cải mẹ luộc vừa chín tới.
  • Mẹ dùng thìa múc thịt lên lá bắp cải với lượng vừa đủ, gấp mép và cuộn tròn lại, dùng hành lá để cột cho chắc chắn.
  • Sau khi đã cuốn xong, mẹ hấp bắp cải cuộn thịt trong khoảng 8 phút.
  • Cà chua mẹ rửa sạch, xay nhuyễn, sau đó cho vào dầu ăn đã phi thơm cùng hành tỏi, nêm gia vị vừa ăn.
  • Mẹ xếp bắp cải cuộn thịt vào sốt cà chua, đun sôi đến khi sốt cà chua sánh lại, thêm tiêu và hành lá rồi tắt bếp.

6.3. Đậu nhồi thịt sốt cà chua

Mẹ cần chuẩn bị: 10 miếng đậu chiên, 200g thịt lợn băm nhuyễn, 2 muỗng canh mộc nhĩ và miến đã ngâm mềm và băm nhuyễn, 2 quả cà chua, hành lá, hành tím băm nhuyễn, gia vị.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ cho thịt băm, miến, mộc nhĩ vào một chiếc bát lớn, nêm thêm muối, tiêu và hạt nêm.
  • Đậu chiên mẹ cắt ngang thân rồi nhồi thịt vào bên trong, sau đó hấp chín trong khoảng thời gian 15 phút.
  • Cà chua mẹ rửa sạch, cắt múi cau.
Cà chua mẹ rửa sạch, cắt múi cau.
Cà chua mẹ rửa sạch, cắt múi cau.
  • Mẹ phi thơm hành tím cùng dầu ăn, cho cà chua vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm 1 chén nước rồi đun sôi.
  • Mẹ cho đậu nhồi thịt vào nước sốt cà chua, nêm thêm gia vị, nấu tiếp khoảng 7 phút rồi tắt bếp.
  • Mẹ rắc thêm hành lá rồi thưởng thức món đậu nhồi thịt sốt cà chua cùng cơm nóng.

6.4. Gà viên sốt cà chua

Mẹ cần chuẩn bị: 300g gà xay, 3 quả cà chua, hành lá thái nhỏ, 2 muỗng canh bột năng, tỏi băm nhuyễn, gia vị.

Gà viên sốt cà chua là món ăn hấp dẫn khi thưởng thức cùng cơm nóng
Gà viên sốt cà chua là món ăn hấp dẫn khi thưởng thức cùng cơm nóng

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Cà chua mẹ rửa sạch rồi thái lát.
  • Mẹ cho thịt gà xay vào một chiếc bát lớn, nêm thêm nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu, bột năng và 3 muỗng cà phê dầu ăn, sau đó trộn đều, bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.
  • Mẹ lấy thịt trong ngăn đông tủ lạnh ra và xay nhuyễn thêm một lần nữa, rồi vo thành từng viên nhỏ tròn.
  • Mẹ đun nóng dầu, cho viên thịt gà vào chiên vàng đều.
  • Mẹ đổ bớt dầu trong chảo, sau đó phi thơm cùng tỏi, cho cà chua vào xào chín.
  • Mẹ cho viên gà chiên vào nước sốt cà chua, thêm một ít nước, nêm nếm gia vị rồi đun đến khi cà chua sánh lại.
  • Mẹ cho thêm hành lá rồi tắt bếp, thưởng thức gà viên sốt cà chua cùng cơm nóng.

6.5. Sườn cốt lết sốt cà chua

Mẹ cần chuẩn bị: 2 lát sườn cốt lết, 2 quả cà chua, hành lá, tỏi băm nhuyễn, gia vị.

Sườn cốt lết sốt cà chua đậm đà và giàu dinh dưỡng
Sườn cốt lết sốt cà chua đậm đà và giàu dinh dưỡng

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ đập nhẹ miếng cốt lết để nhanh thấm gia vị, sau đó hãy rửa sạch và vớt ra để ráo.
  • Mẹ ướp cốt lết cùng một ít muối trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
  • Cà chua mẹ rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Mẹ cho dầu vào chảo, đun nóng rồi chiên sơ cốt lết đến khi vàng đều, vớt ra cho ráo dầu.
  • Mẹ đổ bớt dầu ăn trong chảo ra, phi tỏi thơm, thêm cà chua và một ít muối vào, đun đến khi chín nhừ.
  • Mẹ cho sườn cốt kết vào chảo, thêm gia vị, đun đến khi chín mềm rồi tắt bếp.
  • Mẹ rắc thêm hành lá trên sườn cốt lết sốt cà chua, thưởng thức cùng cơm khi còn nóng.

Mẹ tham khảo thêm: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

Ngoài việc để ý chặt chẽ chế độ ăn uống của mẹ thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên, nhất là tên con trai, tên con gái tiếng Anh. Để tham khảo thêm các cách đặt tên nước ngoài phù hợp cho bé, mời bố mẹ đọc các bài viết gợi ý đặt tên con từ Góc của mẹ nhé!

Mong rằng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc xoay quanh câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên ăn cà chua. Đồng thời, những thông tin hữu ích này còn mang đến cho mẹ rất nhiều gợi ý thú vị để mẹ chế biến cà chua thành các món ăn ngon. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chuyên mục Góc của mẹ để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích trong hành trình mang thai mẹ nhé!

Đọc thêm:

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa chuột được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn na được không?

Mang thai 3 tháng đầu có được ăn tía tô để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé yêu? Trong khi thực đơn an thai của mẹ dần trở nên khắt khe hơn,  mọi loại thực phẩm cần phải đo đếm kỹ lưỡng trước khi mẹ dùng. Vậy đối với tía tô, mẹ sẽ nhận được những dưỡng chất nào khi ăn? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu có được ăn tía tô không? 

Mẹ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được tía tô
Mẹ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được tía tô

Không quá khó khăn để mẹ có thể tìm mua và thưởng thức hương vị cay nhẹ, tính ấm và mùi hương đặc trưng của tía tô. Vì thế, lá tía tô là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm các gia đình Việt Nam. Với hương vị thơm ngon và nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, mẹ đang mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô mang lại nhiều lợi ích cho quá trình mang thai, điển hình là mẹ có thể khắc phục tình trạng ốm nghén, giúp mẹ thoải mái hơn. Lời khuyên cho mẹ là ăn lượng vừa phải, chỉ nên ăn 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần chỉ lấy 1 nắm nhỏ lá tía tô.

Mẹ cùng xem qua thành phần dinh dưỡng có trong 100g tía tô:

Dưỡng chất Hàm lượng Lợi ích
Lượng calo

Chất đạm

Chất bột đường

Chất béo

Chất xơ

Đường

Kali

Natri

Vitamin C

Canxi

Sắt

37

1g

7g

0g

7g

0g

500mg

15mg

43%

23%

9%

Lượng calo, chất đạm, chất béo,… có trong tía tô giúp mẹ cung cấp năng lượng cho các động diễn ra trong quá trình mang thai. Giúp mẹ hồi phục cơ thể sau cơn ốm nghén, mang lại cảm giác thoải mái mà không gây béo phì khi mang thai.

Mẹ xem thêm: Top 11 Những loại Rau tốt cho Bà mang thai 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10.000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Lợi ích của tía tô với mẹ mang thai 3 tháng đầu? 

2.1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô trị cảm lạnh, cảm cúm

Tía tô là thực phẩm không thể thiếu khi mẹ muốn trị cảm lạnh
Tía tô là thực phẩm không thể thiếu khi mẹ muốn trị cảm lạnh

3 tháng đầu mẹ bầu được khuyên nên hạn chế sử dụng thuốc, kháng sinh không tốt cho sự phát triển của bé. Vì thế, tìm kiếm phương pháp điều trị các triệu chứng một cách tự nhiên, không nhờ sự can thiệp của thuốc, mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô là lựa chọn tốt nhất cho mẹ lúc này.

Với vị cay nhẹ và tính ấm nóng, tía tô giúp mẹ khắc phục tình trạng nhiễm lạnh, cảm cúm ở mẹ đang mang thai. Không chỉ dành cho mẹ bầu, đây là phương pháp dân gian hiệu quả dành cho mọi người muốn làm ấm cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm. Để khắc phục hoặc ngăn ngừa tình trạng cảm cúm, mẹ chỉ cần lấy một tô cháo trứng đang nóng khói nghi ngút, cho hành lá, tía tô cắt nhỏ vào và thưởng thức. Sau khi dùng bữa, mẹ đi lại nhẹ nhàng, hạn chế gió lạnh, cơ thể mẹ sẽ dần toát mồ hôi, từ đó cảm giác bức bối, mệt mỏi cũng dần tan biến.

2.2. Mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô giúp giảm sưng, phù nề

Hiện tượng phù nề do cơ thể mẹ tích trữ nước nhiều hơn bình thường vào những tháng cuối của thai kỳ. Thông thường, lượng nước sẽ tập trung tại phần thấp nhất của cơ thể. Hơn nữa, khi bào thai lớn hơn cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu tuần hoàn đến chân, khiến dịch thể tích tụ ở bắp chân, bàn chân và mắt cá.

Ngâm chân bằng lá tía tô giúp mẹ khắc phục tình trạng phù nề khi mang thai
Ngâm chân bằng lá tía tô giúp mẹ khắc phục tình trạng phù nề khi mang thai

Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, từ nay mẹ có thể khắc phục cảm giác khó chịu này bằng việc sử dụng lá tía tô. Mẹ mang thai 3 tháng đầu bên cạnh việc ăn tía tô còn có thể có thể đun lá tía tô để ngâm chân. Mẹ lấy một nhúm lá tía tô rồi rửa sạch. Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, cho lá tía tô vào đun thêm 5 phút nữa, rắc thêm tí muối hạt. Các tinh dầu có trong tía tô sẽ giúp mẹ bầu thư giãn, loại bỏ độc tố, kích thích khí huyết lưu thông hạn chế sưng phù và ngủ ngon hơn.

2.3. Mẹ mang thai ăn tía tô giúp làm đẹp da

Tình trạng nổi mụn, nám da ở mẹ bầu không còn quá xa lạ, hiện tượng này xuất phát từ việc hormone sẽ bị thay đổi khi mẹ mang thai. Một phần là do giai đoạn mang thai, mẹ khó đi vào giấc ngủ, vì thế xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố phụ nữ, gây ảnh hưởng đến làn da. 

Các dưỡng chất phong phú từ lá tía tô như vitamin A, C, Ca, Fe, P… có thể nuôi dưỡng làn da trở nên trắng sáng hơn, đẩy lùi sạm, nám, tàn nhang hiệu quả. Đồng thời, tính chất kháng khuẩn, chống viêm của loại thảo dược này còn rất tốt cho việc làm sạch da và trị mụn.

Mẹ không thể dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn, trị nám nào vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc sữa mẹ.
Mẹ không thể dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn, trị nám nào vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi hoặc sữa mẹ.

Việc làm đẹp với lá tía tô không làm mất quá nhiều thời gian của các mẹ. Không phải chỉ khi mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô mới giúp mẹ cải thiện tình trạng này, mẹ còn có thể dùng ngoài da để giúp da mặt tươi tắn, hồng hào hơn. Cụ thể mẹ chỉ cần lấy một nắm lá tía tô, rửa thật sạch, để ráo rồi giã nát, chắt lấy nước. Sau khi rửa sạch mặt, dùng tăm bông hoặc bông y tế thấm nước lá tía tô và thoa đều lên toàn bộ da mặt. Để khoảng 15 phút cho các tinh chất thấm sâu thì rửa mặt lại với nước ấm. Cuối cùng, vỗ nhẹ lại bằng nước mát để se khít lỗ chân lông là bạn đã hoàn thành bước chăm sóc da cơ bản rồi!

2.4 Tía tô giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm ốm nghén, khó chịu

Ốm nghén là hiện tượng thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng đôi khi lại khiến mẹ bầu khó chịu buồn nôn suốt cả thai kỳ. Nguy hiểm hơn, việc ốm nghén có thể nặng đến nỗi mất nước hoặc sụt giảm tới 5% trọng lượng cơ thể, nếu không thể kiểm soát tình trạng này, mẹ có thể phải nhập viện để được truyền dịch. Tuy nhiên, mẹ có thể an tâm vì lá tía tô sẽ mang lại cho mẹ nhiều lợi ích tuyệt vời bằng việc ăn, uống.

Uống nước lá tía tô giúp mẹ mang thai 3  tháng đầu giảm ốm nghén và khó chịu
Uống nước lá tía tô giúp mẹ mang thai 3  tháng đầu giảm ốm nghén và khó chịu

Mẹ có thể kết hợp uống lá tía tô với nhiều loại thảo mộc như ngải diệp, đương quy, hoài sơn, long can, bạch truật, phòng sâm, liên nhục, liên kiều, cam thảo, cẩu tích, đỗ trọng, sơn trà, sinh khương, đại táo… Mỗi ngày 1 thang thuốc, uống trong vài ngày mẹ bầu sẽ bớt ốm nghén.

3. Lời khuyên khi mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô

  • Các bài thuốc Đông Y kết hợp giữa nhiều loại thảo mộc cùng với lá tía tô sẽ là sự lựa chọn rất tốt cho mẹ an thai. Tuy nhiên, trước khi sử dụng lá tía tô như một bài thuốc, mẹ đừng quên tham khảo ý kiến các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo việc này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
  • Mẹ mang thai 3 tháng đầu có được ăn tía tô không? Câu trả lời vẫn là có. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng loại thực phẩm này, vì đôi khi dùng quá nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe mẹ bầu và bé.
  • Trước khi mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô, mẹ hãy nhớ rửa rau thật kỹ với nước sạch với sản phẩm rửa rau củ chuyên dụng. Mẹ có thể tham khảo nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy – an toàn lành tính đến mức rửa sạch được cả rau quả ăn hàng ngày, loại bỏ vi khuẩn, cặn bẩn bởi thành phần được chiết xuất từ ngô và rượu dừa, nguyên liệu tự nhiên nên mẹ chẳng cần lo có lẫn các hóa chất tẩy rửa. Để an toàn, mẹ bầu nên trần sơ rau sống qua nước sôi tránh vi khuẩn còn sót lại.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu trong suốt thai kỳ, thì đặt tên cho con cũng là việc mà bố mẹ cần dành nhiều thời gian tìm hiểu. Để đặt tên Hán Việt cho con hay, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!

Xem thêm: Đặt tên con trai hợp tuổi bố mẹ năm 2022 mang lại nhiều may mắn, tài lộc

Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé

4. Gợi ý món ngon từ tía tô cho mẹ mang thai 3 tháng đầu 

4.1. Cháo tía tô – món ngon cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

Cháo tía tô, món ngon giúp mẹ trị dứt cảm lạnh
Cháo tía tô, món ngon giúp mẹ trị dứt cảm lạnh

Theo dân gian, cháo thịt bằm tía tô là món ăn có tác dụng giải cảm rất tốt. Một nồi cháo nóng hổi, bốc khói nghi ngút rắc thêm một ít lá tía tô băm nhỏ sẽ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu giúp khỏi bệnh thật nhanh chóng

Nguyên liệu mẹ cần có: 

  • 1 chén gạo
  • Một ít gạo nếp
  • 200g thịt xay
  • 1 củ khoai tây
  • 1 củ cà rốt
  • Hành lá
  • Một nắm lá tía tô
  • Gia vị: Hạt nêm, muối, tiêu xay, nước mắm

Cách thực hiện cho mẹ:

  • Mẹ cho thịt xay vào một cái tô nhỏ rồi cho vào đó 1/2 muỗng canh hạt nêm, một ít muối, tiêu xay sau đó trộn đều lên và để 15 phút cho thịt thấm.
  • Cà rốt và khoai tây mẹ sẽ gọt vỏ rửa sạch rồi cắt hạt lựu.
  • Lá tía tô và hành lá thì rửa sạch sau đó cắt nhỏ ra.
  • Để tiến hành vo gạo, mẹ sẽ trộn gạo tẻ với nếp rồi đi vo, lưu ý đừng vo quá nhiều lần sẽ làm mất đi lớp chất dinh dưỡng ở lớp bên ngoài gạo.
  • Sau khi vo xong thì mẹ chắt bỏ nước và đem gạo đi rang.
  • Khi nấu cháo được khoảng 20 phút, mẹ cho cà rốt và khoai tây cắt nhỏ vào nấu chung luôn, nếu mẹ thấy cháo đặc quá thì có thể cho thêm một ít nước.
  • Cà rốt và khoai tây nấu được khoảng 10 phút thì cũng đã mềm rồi, lúc này mẹ cho thịt đã ướp vào và dùng vá trộn đều lên để thịt được rời ra, không bị dính cục lại.
  • Giờ thì mẹ sẽ tiến hành nêm nếm sao cho phù hợp với khẩu vị của riêng mình nhé.
  • Khi thấy thịt đã chín, mẹ cho tiếp lá tía tô đã cắt nhuyễn vào, trộn đều lên rồi tắt bếp.

4.2. Nước lá tía tô cho mẹ mang thai 3 tháng đầu

Nước lá tía tô giúp mẹ cải thiện làn da khi mang thai
Nước lá tía tô giúp mẹ cải thiện làn da khi mang thai

Lá tía tô có rất nhiều công dụng trong cuộc sống, một trong số đó là được dùng làm loại nước rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu mẹ cần có: 

  • Lá tía tô tím 300~400g
  • Nước 2 lít
  • Đường 500~1kg(tuỳ thích độ ngọt)
  • Nước cốt chanh 2 muỗng canh

Cách thực hiện cho mẹ:

  • Sau khi rửa thật sạch và để cho ráo nước, mẹ đặt nồi lên bếp cho 2 lít nước vào nấu sôi, cho lá tía tô vào trộn đều cho ra màu nấu khoảng 3~5 phút cho lá ra hết màu chỉ còn lại lá màu xanh thì vớt lá tía tô ra. Cho vào cái rây, để nguội rồi vắt lấy nước.
  • Cho 500g đường phèn vào nồi nước tía tô, nấu với lửa nhỏ khuấy đều cho đường tan hết. Nấu cho nước sôi nhẹ lên khoảng 3 phút thì tắt bếp, không nấu quá lâu nước sẽ cạn mất.
  • Cho 2 muỗng canh nước cốt chanh vào rồi khuấy đều nước sẽ chuyển màu rất đẹp.

4.3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn lá tía tô nhồi nấm

Lá tía tô nhồi nấm là món ăn giàu dinh dưỡng mà mẹ cần
Lá tía tô nhồi nấm là món ăn giàu dinh dưỡng mà mẹ cần

Nguyên liệu mẹ cần có: 

  • 50g nấm rơm
  • 50g nấm bào ngư
  • 3 tai nấm mèo
  • 3 nhánh tía tô
  • 1/2 miếng đậu hũ trắng chưa chiên
  • Bột tẩm khô chiên giòn
  • Gia vị nêm chay

Cách thực hiện cho mẹ:

  • Sơ chế nấm, đậu hũ rồi băm nhỏ ướp 1 muỗng cà phê hạt nêm chay,chút tiêu. Cho 1/2 muỗng canh dầu ăn lên chảo phi thơm ba rô xào chín nấm, đậu hũ. 
  • Lá tía tô rửa sạch, lá lớn dùng 1 lá, lá nhỏ dùng 2 lá. 
  • Cho bột chiên khô ra mâm úp phần trong lá lên bột cho dính rồi cho nhân vào giữa gấp lại rồi tiếp tục tục lăn mặt ngoài lá lên bột. Nếu lá nhỏ thì dùng 2 lá ép nhân ở giữa. Cuối cùng, mẹ cho lên chảo dầu chiên giòn rồi thương thúc thôi.

Mang thai 3 tháng đầu ăn tía tô có được không là chủ đề xuyên suốt bài viết. Góc của mẹ hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết cho mẹ sẵn sàng cho hành trình mang thai đầy dinh dưỡng. Đừng quên theo dõi và đón đọc những bài viết mới nhất về dinh dưỡng bà bầu tại Góc của mẹ, mẹ nhé!

Các bài viết mẹ có thể quan tâm:

Mang thai 3 tháng đầu ăn giá được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn quả hồng được không?

Vải được biết tới là loại hoa quả thơm ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng ăn vải được không? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc cũng như đưa ra những lưu ý khi ăn các loại trái cây mẹ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng ăn vải được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải được không?

Bầu 3 tháng ăn vải được không? Câu trả lời là có mẹ nhé! Tuy nhiên, mẹ cần ăn với một mức độ vừa phải và có chừng mực. Bởi vì vải có tính nóng, nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến một số tác dụng phụ, cụ thể là gây ra bệnh tiểu đường. Vậy nên, một ngày mẹ bầu có thể dùng từ 300-500 gram trái cây (từ 7 đến 10 quả vải) là đã đủ chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho bé rồi mẹ nhé!

Mẹ có thể tham khảo: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

2. Lợi ích tuyệt vời từ vải đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

2.1 Mẹ bầu ăn vải giúp tăng cường hệ miễn dịch

Khi mang thai, sức khỏe của mẹ sẽ kém hơn người bình thường. Vì vậy mẹ cần ăn nhiều loại hoa quả chứa nhiều Vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn. Vitamin C trong vải có khả năng tăng cường miễn dịch đồng thời còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy, nếu mẹ ăn vải đúng cách, mẹ sẽ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và phòng ngừa được một số bệnh sau sinh.

2.2 Hỗ trợ tiêu hóa cho bà bầu

Vải có nhiều lợi ích dành cho mẹ và bé
Vải có nhiều lợi ích dành cho mẹ và bé

Khi mang thai, táo bón là việc xảy ra thường xuyên với mẹ. Vì vậy nếu mẹ đang gặp phải các tình trạng như: trĩ, táo bón,… thì vải sẽ là “vị cứu tinh” cho mẹ ngay lúc này. Bởi theo một số nghiên cứu cho thấy, trong loại trái cây này có chứa một lượng lớn chất xơ và nước nên nó có khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bà bầu khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ ung thư ruột, đại tràng.

2.3 Ổn định huyết áp, giảm tiểu đường

Vải là loại trái cây chứa nhiều nước và khoáng chất tốt cho cơ thể, lượng Kali dồi dào trong trái vải sẽ giúp ổn định nồng độ chất lỏng và natri trong cơ thể. Từ đó giúp cân bằng điện giải và giảm tình trạng tiểu đường và ổn định huyết áp hiệu quả cho mẹ.

2.4 Ăn quả vải giúp làm đẹp da mẹ bầu

Ăn quả vải giúp làm đẹp da mẹ bầu
Ăn quả vải giúp làm đẹp da mẹ bầu

Trong vải chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau nên nó chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng da bị tổn thương, cải thiện tình trạng da bị mụn, khô, xỉn màu, giúp mẹ khi mang thai vẫn giữ được làn da sáng và căng mịn.

2.5 Giàu polyphenol

Giàu polyphenol
Giàu polyphenol

Ngoài việc chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vải cũng là loại trái cây chứa giàu chất polyphenol. Polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cân bằng trọng lượng, điều trị tổn thương gan và ngăn ngừa đái tháo đường. Nếu mẹ ăn vải đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

3. Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải

  • Mẹ hãy sử dụng nước rửa rau củ với thành phần lành tính để rửa sạch vỏ trái vải trước khi ăn. Nước rửa bình sữa và rau củ Mamamy sẽ giúp mẹ dễ dàng loại bỏ những tạp chất, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt của vải, giúp món ăn của mẹ thêm phần tươi ngon và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn tuyệt đối với các thành phần vượt trội
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn tuyệt đối với các thành phần vượt trội
  • Vải là loại trái cây có tính nóng, để hạn chế được tình trạng nhiệt miệng do tính nóng của vải thì mẹ nên ăn cả phần lớp màng trắng bên trong vỏ và cả phần trắng trên đầu hạt vải. Theo nghiên cứu, vỏ trắng có tác dụng hạn chế lại tính hỏa nên giúp mẹ tránh được một số tác dụng phụ khi ăn hiệu quả.
  • Có thể bỏ vải vào ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn, nhưng không nên để quá lâu vì vải sẽ dễ bị khô, điều này làm hao hụt giá trị dinh dưỡng có trong loại quả này đó mẹ.
  • Mẹ bầu nên ăn khoảng 7 – 10 quả/ngày là đủ, không nên ăn quá nhiều. Vì nếu mẹ ăn vải quá nhiều sẽ khiến mẹ gặp phải các tình trạng như nóng trong người, tiểu đường, chóng mặt, xuất huyết thai kỳ,…

4. Gợi ý món ngon từ vải cho mẹ bầu 3 tháng đầu

4.1 Chè vải thạch rau câu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 500gr quả vải tươi tách hạt
  •  50gr bột rau câu
  • 5gr bột hạnh nhân
  • 300ml nước dừa
  • 200gr đường
  • 3 hoa lài tươi
Chè thạch vải rau câu tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Chè thạch vải rau câu tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Các bước thực hiện

  • Bước 1: Mẹ nấu tan 150gr đường, sau đó cho trái vải vào đun nhỏ lửa khoảng 20 phút, tắt bếp, để nguội. Cho hoa lài vào cùng hỗn hợp
  • Bước 2: Mẹ hòa tan rau câu với nước dừa tươi, thêm 50gr đường, cho bột hạnh nhân vào, nấu sôi. Khuấy cho đến khi tất cả tan đều.
  • Bước 3: Sau khi thấy rau câu hơi sánh thì mẹ đổ hỗn hợp rau câu và nước dừa vào khuôn, để nguội, đặt vào ngăn mát tủ lạnh, đợi đông, lấy ra cắt hạt lựu lớn.
  • Bước 4: Trộn chung vải với rau câu, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn lấy một lượng vừa đủ cho vào ly, mẹ có thể thêm nước đá tùy thích.

4.2 Sinh tố vải thiều

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 15-17 quả vải
  • 100ml sữa tươi không đường
  • 2 thìa sữa đặc
  • 1 thìa nhỏ nước cốt chanh
  • 1 bát đá viên
  • Máy xay sinh tố
Sinh tố vải thiều
Sinh tố vải thiều

Các bước cần thực hiện

  • Bước 1: Mẹ bóc sạch vỏ vải, bỏ hết hạt để lấy cùi vải.
  • Bước 2: Cho cùi vải vào máy xay sinh tố, thêm sữa tươi, nước cốt chanh, sữa đặc, đá viên. Mẹ có thể thêm sữa đặc nếu thích uống ngọt hơn nhé!
  • Bước 3: Đậy nắp và xay nhuyễn hỗn hợp khoảng 1-2 phút, mẹ có thể lọc qua dây để loại bỏ bã. Sau đó mẹ đổ ra cốc và thưởng thức.

4.3 Trà vải truyền thống

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 hộp vải ngâm sẵn
  • 2 gói trà lipton dạng túi lọc
  • Đường
  • Nước sôi
Trà vải giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Trà vải giúp mẹ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi

Các bước cần thực hiện

  • Bước 1: Cho 2 gói trà lipton túi lọc vào cốc, thêm đường và đổ nước sôi vào. Ủ trà khoảng 10 – 15 phút để ngấm vị.
  • Bước 2: Cho thêm vải đã ngâm và nước vải vào cốc. Mẹ khuấy đều đến khi đường tan thì cho đá vào và thưởng thức.

4.4 Canh vải thiều mướp đắng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 10 trái vải thiều tươi
  • 2 trái mướp đắng
  • 2 cánh gà
  • Gừng và gia vị
Canh vải chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé
Canh vải chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé

Các bước cần thực hiện

Bước 1: Mẹ chặt cánh gà thành miếng vừa ăn, sau đó ướp gia vị khoảng 15 – 20 phút.

Bước 2: Mẹ rửa sạch mướp đắng, cắt khúc khoảng 3cm. Vải thiều bóc vỏ, tách hạt và lấy phần thịt. Gừng cạo vỏ, dập thành miếng nhỏ.

Bước 3: Cho gà đã sơ chế hầm trong 1 – 2 lít nước. Khi nước hầm gà sôi thì vớt bọt. Sau đó, cho gừng đã dập vào nồi hầm để tăng hương vị.

Bước 4: Khi gà đã chín, cho thêm vải và khổ qua đã chuẩn bị vào tiếp tục hầm thêm 3 – 4 phút rồi tắt bếp. 

4.5 Sữa chua vải

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 400ml sữa tươi không đường
  • 1 hộp sữa đặc
  • Vải đóng hộp sẵn
  • Sữa chua
Sữa chua vải tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ
Sữa chua vải tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ

Cách thực hiện

Bước 1: Hòa tan sữa tươi không đường với sữa đặc, điều chỉnh độ ngọt tùy theo ý thích của mẹ.

Bước 2: Đun sôi hỗn hợp sữa trên bếp, liên tục khuấy đều và cho nước vải đã ngâm sẵn vào, đun vừa sôi thì tắt bếp.

Bước 3: Cho trái vải vào ngâm sau khi hỗn hợp đã nguội.

Bước 4: Cho hỗn hợp vào bát hoặc lọ thủy tinh, đem sữa chua vải đi ủ trong nồi cơm điện hoặc thùng xốp từ 6 – 8 tiếng ở nhiệt độ 34 – 45 độ C.

Bước 5: Cho sữa chua vải đã lên men vào ngăn đá tủ lạnh từ 5 – 6 tiếng và thưởng thức.

5. Hướng dẫn cách chọn vải cho mẹ bầu

  • Quan sát vỏ bên ngoài: Vải ngon và chín tới sẽ có vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều. Mẹ có thể nhận biết các loại vải qua hình dáng, vải thiều quả sẽ thường nhỏ hơn vải lai. Vải lai thường quả sẽ to và thuôn dài hơn, màu đỏ cũng đậm hơn. Mẹ lưu ý tránh chọn những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô, nhất là có đốm nâu (vết thâm) ở cuống vì quả như vậy dễ bị sâu đầu.
Hướng dẫn cách chọn vải cho mẹ bầu
Hướng dẫn cách chọn vải cho mẹ bầu
  • Kiểm tra độ đàn hồi: Vải ngon sờ vào sẽ có độ đàn hồi nhất định, có độ mềm nhưng vẫn khá săn chắc. Nếu mẹ sờ nắn thấy quả vải cứng thì đó là những quả vải chưa chín, còn nếu nắn mềm nhưng không đàn hồi thì quả đã cũ hoặc chín quá.
  • Nhận biết qua mùi hương: Dù vải là loại hoa quả có hương thơm đặc trưng nhưng không đậm. Vải ngon khi ngửi sẽ thấy hương thơm nhẹ. Nếu mẹ ngửi thấy quả vải có mùi chua, mùi lên men, mùi lạ thì không nên chọn vì rất có thể nó đã bị hỏng.
  • Bóc vỏ: Vải ngon sẽ có phần cuống màu trắng, không thâm, không sâu. Khi mẹ lột vỏ có cảm giác giòn, cùi khá trong và có cảm giác mọng nước. Nếu khi lột thấy vỏ dai, cuống thâm, mật rỉ nhiều và phần cùi kém trong thì vải có thể đã chín quá hoặc sắp hỏng.
  • Hạt vải: Nếu thấy khó tách hạt, hạt to, cùi nhão, mùi kém thơm hoặc có mùi lạ thì mẹ không nên chọn vì đó là những quả vải đã bị hỏng.

6. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi bà bầu 3 tháng đầu ăn nhiều vải

6.1 Nóng trong người

Nóng trong người
Nóng trong người

Vải là loại trái cây có tính nóng, do đó nếu mẹ ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và em bé. Nếu mẹ ăn nhiều vải (quá 10 quả 1 ngày) có thể gặp phải một số triệu chứng như đau họng, nhiệt miệng, chảy máu mũi,…

6.2 Tiểu đường thai kỳ

Mẹ không nên ăn quá 10 quả vải 1 ngày
Mẹ không nên ăn quá 10 quả vải 1 ngày

Vải là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nó cũng chứa rất nhiều đường. Nếu mẹ ăn quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng lên đột ngột, làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

6.3 Chóng mặt, buồn nôn

Chóng mặt, buồn nôn
Chóng mặt, buồn nôn

Trong vải chứa rất nhiều chất xơ, tuy nhiên nếu mẹ ăn quá nhiều vải, tiêu thụ quá nhiều chất xơ cũng có thể làm hạ huyết áp xuống mức nguy hiểm, gây ra các triệu chứng như mờ mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

6.4 Gây xuất huyết thai kỳ

Gây xuất huyết thai kỳ
Gây xuất huyết thai kỳ

Vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong  khi tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs.  Ngoài ra, vải cũng dễ gây xuất huyết thai kỳ nên mẹ cần đặc biệt lưu ý liều lượng ăn không quá 10 quả 1 vải. 

Vậy là qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ cũng đã giải đáp được câu hỏi bầu 3 tháng ăn vải được không rồi đúng không? Ngoài bổ sung các loại trái cây, mẹ cũng cần bổ sung 5 loại viên uống Vitamin sau sinh tốt nhất cho mẹ và bé để có sức đề kháng tốt hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Mẹ có thể tham khảo:

17 loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh 

Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không?

Lựa chọn thực đơn tốt, đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn thai kỳ. Mẹ ăn gì thì tốt? Ăn như thế nào? Cần lưu ý điều gì? Chính vì vậy, ngay bây giờ mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem bầu 3 tháng đầu có được ăn lá lốt không nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn lá lốt không? 

Lá lốt chứa nhiều dinh dưỡng
Lá lốt chứa nhiều dinh dưỡng

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn lá lốt bởi lá chốt chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Lượng canxi, chất xơ, magie, photpho… cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp giảm cảm cúm, chữa đau bụng, điều trị bệnh về dạ dày, đầy hơi, khó tiêu,… Theo các bác sĩ, lá lốt còn có khả năng làm giảm táo bón, cải thiện tình trạng đau nhức, giảm cảm cúm, tốt cho làn da,…

Thành phần dinh dưỡng:

Dưỡng chất Hàm lượng
Nước

Protein

Chất xơ

Canxi

Sắt

Magie

Photpho

Kali

Natri

Vitamin C

Beta – carotene

86.5g

4.3g

2.5g

260mg

4.1g

98mg

980mg

598mg

15mg

34mg

8.1mg

Mặc dù rất tốt cho cơ thể mẹ bầu nhưng mẹ chỉ nên ăn lá lốt 1-2 lần/tuần. Nên kết hợp chế biến các món ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị giúp ăn ngon hơn. 

Xem thêm:

Top 11 Những loại Rau tốt cho Bà bầu 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia

Bầu 3 tháng đầu ăn quả roi được không?

2. Lợi ích của lá lốt với mẹ bầu 3 tháng đầu? 

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt giảm táo bón

Mẹ bầu 3 tháng ăn lá lốt giảm táo bón
Mẹ bầu 3 tháng ăn lá lốt giảm táo bón

Mẹ bầu 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể tiết ra ra nhiều hormone progesterone gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy tình trạng táo bón sẽ thường xuyên xảy ra gây khó chịu cho mẹ. Thậm chí nếu không khắc phục kịp thời, bà bầu có khả năng mắc bệnh trĩ, sa trực tràng, đại tiện ra máu,…

Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? Lá lốt chứa hàm lượng nước dồi dào cùng thành phần chất xơ cao giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Quá trình tiêu hóa thức ăn từ đó cũng diễn ra thuận lợi hơn, giảm cảm giác khó chịu do tình trạng táo bón thai kỳ.

2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt tốt cho hệ tiêu hóa

Bầu 3 tháng ăn lá lốt hỗ trợ tiêu hóa
Bầu 3 tháng ăn lá lốt hỗ trợ tiêu hóa

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được xem là bài thuốc thần cho các vấn đề về tiêu hóa. Theo Đông Y, lá lốt có tính ấm, hơi nồng tuy nhiên chính điều đó lại hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

2.3. Mẹ bầu ăn lá lốt chống chảy máu chân răng và chữa được ho cho bà bầu

Khi mang thai 3 tháng đầu, nội tiết tố của mẹ bầu có những thay đổi về nồng độ như hormone progesterone, estrogen tăng lên,… Điều này khiến cho hệ miễn dịch thường yếu hơn bình thường, dễ dẫn đến bệnh cảm cúm, ho khan, ho có đờm…

Ăn lá lốt giúp mẹ bầu giảm ho
Ăn lá lốt giúp mẹ bầu giảm ho

Bà bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? Lá lốt có tính cay ấm và chứa nhiều chất kháng viêm như flavonoid và alkaloid giúp giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó, hàm lượng Vitamin C trong lá lốt góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bổ sung khoáng chất.

2.4. Lá lốt giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm đau đầu, đau lưng, nhức mỏi tay chân vô cùng hiệu quả

Hiện tượng đau nhức cơ thể không thể không xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt khi thai nhi ngày một phát triển lớn hơn, chèn ép lên các dây thần kinh, ảnh hưởng đến xương khớp. Chủ yếu cơn đau tập trung tại các khu vực vùng lưng, bụng dưới, xương hông,… 

Mẹ bầu 3 tháng ăn lá lốt giúp giảm đau
Mẹ bầu 3 tháng ăn lá lốt giúp giảm đau

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong lá lốt có chứa chất chống oxy hóa flavonoid và alkaloid. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt giúp giảm đau, chống viêm và loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, flavonoid giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen type 2 – cấu tạo chính của sụn khớp.

Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Để chọn tên cho bé gái mệnh thổ, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt sao cho đúng cách? 

Bên cạnh việc tìm hiểu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không thì việc ăn như thế nào đúng cách cũng rất cần được quan tâm. Góc của mẹ muốn gửi gắm tới mẹ những lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt
Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt
  • Ăn lá lốt đã qua chế biến, nấu chín: Mẹ bầu tuyệt đối không ăn lá lốt còn sống để tránh nhiễm khuẩn trên lá, có nguy cơ dọa sảy thai,…
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần: Ăn thường xuyên sẽ gây tích tụ nhiệt trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

4. Gợi ý món ngon từ lá lốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

4.1 Thịt bò xào lá lốt – món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Đây là món ăn giàu dinh dưỡng giữa sự kết hợp lượng protein cần thiết cho mẹ bầu có trong thịt bò và lá lốt. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt sẽ được cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ và hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 150g thịt bò thái lát
  • ½ củ hành tây thái mùi
  • 100g lá lốt thái sợi dày, tỏi băm, gia vị.
Thịt bò xào lá lốt
Thịt bò xào lá lốt

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Bước 1: Mẹ ướp thịt bò với tỏi băm, hạt nêm, muối, đường, tiêu, xì dầu.
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp, xào thịt trên lửa lớn đến khi chín tái thì đổ ra dĩa.
  • Bước 3: Cho hành tây vào xào săn lại rồi cho lá lốt vào đảo nhanh tay.
  • Bước 4: Nêm nếm vừa ăn, sau đó cho thịt bò vào xào chín cùng.

4.2. Canh cá lóc lá lốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Canh cá lóc lá lốt không quá cầu kỳ, chỉ cần vài bước đơn giản đã có được hương vị dân dã và rất ngon miệng. Không chỉ giàu dinh dưỡng, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi, đây còn là bài thuốc chữa ho hiệu quả cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 1 con nhỏ Phile cá lóc
  • 10 lá lốt
  • 1 củ gừng
  • 4 củ hành tím
  • Gia vị gồm dầu ăn, nước mắm, hạt nêm, giấm, đường
Canh cá lóc lá lốt
Canh cá lóc lá lốt

Vào bếp cùng Góc của mẹ: 

  • Bước 1: Cá lóc rửa sạch ướp chút hạt nêm, nước mắm. Lá lốt rửa sạch xắt nhỏ. Gừng gọt vỏ xắt nhuyễn. Hành củ bóc vỏ cắt lát
  • Bước 2: Phi thơm hành gừng với dầu ăn, cho cá vào đảo săn
  • Bước 3: Cho nước vào nấu sôi, nêm nước mắm, hạt nêm, đường, giấm cho có vị chua nhẹ. Nước sôi cho lá lốt vào đảo đều

Vậy là mẹ đã có một món ăn chua chua dịu dịu, thơm mùi gừng, dùng nóng rất ngon

4.3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chả thịt heo lá lốt

Lá lốt là loại thuốc có vị nồng, có tính ấm, chống hàn tốt. Ăn chả thịt heo lá lốt mẹ bầu 3 tháng đầu có thể chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy… đặc biệt là trị ho rất hiệu quả.

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:

  • 250g thịt nạc vai băm nhuyễn
  • 30g mộc nhĩ băm, lá lốt
  • 1 củ hành khô, gia vị
Thịt lợn cuốn lá lốt
Thịt lợn cuốn lá lốt

Cùng hoàn thành món ăn mẹ nhé!

  • Bước 1: Trộn mộc nhĩ với thịt heo nạc vai
  • Bước 2: Nêm muối, bột ngọt, đường và tiêu xay vào hỗn hợp vừa trộn
  • Bước 3: Mẹ nhớ để thêm 15 phút cho thịt thấm gia vị
  • Bước 4: Khéo léo cuốn nhân thịt vào lá lốt
  • Bước 5: Cho chả lá lốt vào chảo chiên ở lửa vừa.

5. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn lá lốt

Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
  • Trước khi sử dụng lá lốt, mẹ hãy nhớ rửa thật kỹ thật sạch bằng nước rửa rau củ chuyên dụng. Mẹ có thể tham khảo nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây là sản phẩm an toàn lành tính giúp làm sạch đến mức ngâm và rửa sạch được rau quả nhờ thành phần Alkyl Dimethylglycine Hydrochloride Solution –  là một trong bốn chất có trong các hoạt động diệt khuẩn an toàn chống lại 283 chủng vi khuẩn Acinetobacter, được thu hồi từ 97 bệnh viện Nhật Bản.
  • Do lá lốt có tính nóng nên mẹ mang thai 3 tháng đầu bị nhiệt miệng hoặc nóng trong người không nên ăn vì bệnh có thể trở nặng.
  • Mẹ bầu ăn lá lốt có tiền sử sảy thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe

Hy vọng bài viết này có thể giúp mẹ có câu trả lời thỏa đáng nhất về việc bầu 3 tháng đầu có được ăn lá lốt không? Mẹ nhớ theo dõi Góc của mẹ để có thêm thật nhiều thông tin bổ ích cho thực đơn thai kỳ và tham khảo thêm những tên đặt biệt danh hay cho con gái nha. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Tham khảo thêm:

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa chuột được không và 8 lợi ích mẹ nhất định phải biết

Mẹ có nên ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

Bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa gang được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không? Mẹ muốn ăn rau sống vì hương vị thơm ngon của nó khi kết hợp cùng nhiều món ăn khác, đặc biệt là những lợi ích mà rau sống mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với giai đoạn mang thai, mọi món ăn đều được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thêm vào thực đơn dưỡng thai của mẹ. Cùng tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời, mẹ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn rau sống không? 

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không?

Nếu mẹ còn băn khoăn về câu hỏi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không, thì giờ đây mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức hương vị đặc trưng thơm ngon của rau sống. Việc ăn các loại rau sống khi mang thai 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các loại rau củ, thực phẩm xanh là những món được khuyến nghị thêm vào thực đơn dưỡng thai của mẹ. Tuy nhiên, mẹ cung nên lưu ý các loại rau sống mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn:

  • Rau xà lách: mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống, cụ thể là rau xà lách, loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như axit folic giúp mẹ ngăn ngừa dị tật thai nhi, chất xơ dồi dào giúp hạn chế tình trạng táo bón, giúp cho bữa ăn của mẹ ngon miệng hơn.
  • Các loại rau thơm như rau diếp cá, tía tô,…: Với hương vị thơm ngon đặc trưng, đây là những cái tên mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống không thể nào bỏ qua. Bên cạnh mùi vị, các loại rau này còn giàu các vitamin và khoáng chất rất tốt cho làn da của mẹ.
  • Các loại củ quả sống thơm ngon như cà chua, cà rốt, hoa chuối, khế chua…: Nằm trong danh sách những loại rau củ tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu, mẹ có thể dùng ăn sống để tăng mùi vị thơm ngon trong các món ăn như lẩu hay nước ép, sinh tố cũng là sự lựa chọn thú vị để bổ sung chất xơ và vitamin nhóm A, C.
  • Ớt chuông: Đây là loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, cũng rất có lợi cho mẹ bầu khi trộn chung ăn với salad.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10.000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Lợi ích của rau sống với mẹ bầu 3 tháng đầu? 

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống giúp cung cấp canxi cho xương chắc khỏe

Canxi trong rau sống giúp mẹ và bé sở hữu hệ xương chắc khỏe
Canxi trong rau sống giúp mẹ và bé sở hữu hệ xương chắc khỏe

Canxi là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho thai kỳ mà mẹ cần bổ sung để phát triển hệ xương của bé và ngừa loãng xương cho mẹ sau sinh. Chúng được tìm thấy khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống như xà lách, bắp cải,…

2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn rau sống bổ sung vitamin C tăng đề kháng

Ăn rau sống giúp mẹ tăng cường sức đề kháng
Ăn rau sống giúp mẹ tăng cường sức đề kháng

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống, rau xanh là biện pháp giúp mẹ bổ sung vitamin C hiệu quả, điều này hỗ trợ mẹ tăng cường sức đề kháng và tránh các tình trạng ốm vặt khi mang thai.

2.3. Mẹ ăn rau sống giúp bổ sung kali điều hòa huyết áp

Mẹ bầu ăn rau sống giúp điều hòa huyết áp cơ thể
Mẹ bầu ăn rau sống giúp điều hòa huyết áp cơ thể

Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra các biến chứng thai kỳ, cực kỳ nguy hiểm đối với cả những người bình thường. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách bổ sung kali có trong rau xanh vào thực đơn hằng ngày.

2.4 Ăn rau sống giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng

Không chỉ cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai, mẹ còn có thể chủ động kiểm soát cân  nặng bản thân
Không chỉ cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai, mẹ còn có thể chủ động kiểm soát cân  nặng bản thân

Chất xơ dồi dào cùng nhiều dưỡng chất khác giúp cải thiện mức năng lượng nạp vào cơ thể, hỗ trợ kiểm soát cân nặng cho mẹ bầu. Từ đó hạn chế được tình trạng táo bón khi mang thai cho mẹ bầu.

3. Lợi ích của rau sống với thai nhi 3 tháng đầu?

3.1 Rau sống giúp cung cấp Folate ngừa dị tật thai nhi

Rau sống giúp cung cấp Folate ngừa dị tật thai nhi
Rau sống giúp cung cấp Folate ngừa dị tật thai nhi

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống sẽ được cung cấp hàm lượng folate nhất định vào cơ thể mẹ để phòng tránh tốt nhất các dị tật ở bé yêu khi còn trong bụng mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Acid Folic (Vitamin B9) là một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ có thai.

3.2 Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống bổ sung Axit béo omega-3 giúp phát triển thần kinh thai nhi

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống bổ sung Axit béo omega-3
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống bổ sung Axit béo omega-3

Axit béo omega-3 dồi dào trong rau sống sẽ là nguồn dinh dưỡng quý mà mẹ không thể bỏ qua. Đây là dưỡng chất rất tốt cho trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Đặc biệt, Omega-3 là một họ gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe, vì cơ thể mẹ không thể tự sản xuất ra omega-3, mẹ cần bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày.

3.3 Rau sống cung cấp canxi cho xương bé chắc khỏe

Hệ cơ xương của bé được chắc khỏe khi mẹ ăn rau sống đúng cách
Hệ cơ xương của bé được chắc khỏe khi mẹ ăn rau sống đúng cách

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống sẽ hấp thu nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ và bé, trong đó không thể nào thiếu canxi. Hơn thế nữa, canxi là dưỡng chất vô cùng cần thiết cho thai nhi, không chỉ có tác dụng hình thành hệ xương và răng cho bé yêu phát triển toàn diện, mẹ cũng cần phải bổ sung đầy đủ lượng canxi cho cơ thể để dễ dàng thích nghi với những thay đổi khi mang thai.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ bầu 3 tháng đầu, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con, nhất là biệt danh theo tên cho bé trai, bé gái. Đặt tên Trung Quốc cho con gái, con trai cũng là 1 cách đặt biệt danh cho bé. Để chọn được biệt danh độc lạ, đáng yêu cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con từ Góc của mẹ nhé!

4. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống sao cho đúng cách? 

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống sao cho đúng cách và phát huy hết tác dụng
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống sao cho đúng cách và phát huy hết tác dụng
  • Lượng ăn: Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống chỉ nên ăn không quá 2 lần/ tuần, mỗi lần ăn 1 ít rau vừa đủ, để thêm vào khẩu phần ăn nguồn dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.
  • Cách ăn rau sống an toàn: Sau khi mua rau về, mẹ cần nhặt sạch các lá vàng, cọng già… Sau đó rửa với nước sạch với sản phẩm rửa rau củ chuyên dụng. Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy – an toàn lành tính đến mức rửa sạch được cả rau quả ăn hàng ngày, loại bỏ vi khuẩn, cặn bẩn bởi thành phần được chiết xuất từ ngô và rượu dừa, nguyên liệu tự nhiên nên mẹ chẳng cần lo có lẫn các hóa chất tẩy rửa. Để an toàn, mẹ bầu nên trần sơ rau sống qua nước sôi tránh vi khuẩn còn sót lại.
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống có thể ăn trực tiếp hoặc ăn kèm món chiên và món nướng. Đây cũng là sự lựa chọn thú vị để tăng hương vị và độ ngon miệng cho các món ăn.

5. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn rau sống

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống nên lưu ý ăn sao cho đúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống nên lưu ý ăn sao cho đúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống nên lựa chọn nơi cung cấp rau uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Điều này giúp mẹ đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi ăn rau, tránh các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa khi mang thai.
  • Đối với một số loại rau mầm, nguy cơ tiềm ẩn các loại vi khuẩn như salmonella, listeria, E. coli chiếm tỷ lệ cao. Do đó, nếu mẹ vốn ưa chuộng các món rau mầm, mẹ nên lưu ý trần rau sống qua nước sôi cho chín sơ rồi mới ăn.
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống nên ăn rau đã được rửa kỹ và vẩy cho ráo hết nước. Vì đôi khi nước rửa rau còn sót lại những vi khuẩn mang mầm bệnh như trứng giun hay các hóa chất trong thân lá.
  • Trong trường hợp những mẹ bầu hay gặp tình trạng bị rối loạn tiêu hóa, mắc hội chứng kích thích ruột, bị viêm đại tràng hoặc bệnh thận,… tuyệt đối không được ăn rau sống. Bởi chúng có thể khiến cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Các loại rau sống mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn

6.1 Bắp cải sống

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không? Mẹ có thể ăn rau sống nhưng mẹ cần lưu ý một số loại rau củ sống mẹ không nên dùng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Một trong số đó chính là bắp cải sống. Trong bắp cải có thành phần goitrogen khá lớn và có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tuyến giáp.

Một trong số những loại rau sống mẹ không nên dùng chính là bắp cải sống.
Một trong số những loại rau sống mẹ không nên dùng chính là bắp cải sống.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống không chỉ bắp cải mà với súp lơ, cải xanh thì mẹ cũng không nên ăn sống. Vì chúng dễ dẫn đến mắc các bệnh về bướu cổ. Mẹ cần cẩn trọng vì các vấn đề về tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ của bé. Để ức chế thành phần goitrogen không tốt khi ăn sống, mẹ hoàn toàn có thể nấu chín thành các món ăn ngon miệng như xào với trứng, thịt, nấu canh hay luộc, đây đều là các món ăn dễ nấu lại rất bổ dưỡng.

6.2 Giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm được sử dụng rất phổ biến để làm rau sống dùng trong bữa ăn gia đình. Giá đỗ là món ăn được các bà bầu 3 tháng đầu ăn rau sống rất ưa chuộng. Tuy nhiên, mẹ có biết, giá đỗ chứa lượng lớn axit Phytic ngăn cản sự hấp thụ những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé trong thời gian mang thai như canxi, magie, kẽm, sắt…

Giá đỗ nên được chế biến dạng chín để an toàn cho mẹ bầu
Giá đỗ nên được chế biến dạng chín để an toàn cho mẹ bầu

Vì thế mẹ ăn giá sống mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng dễ bị thiếu máu thai kỳ. Nguy hại hơn, nếu thai nhi không được hấp thụ đủ khoáng chất có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Bà bầu ăn rau sống được không? Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, mẹ nên sử dụng giá  đỗ đã trần qua nước sôi, nấu canh hay nấu làm nước uống để bổ sung các chất khoáng cần thiết.

6.3 Đậu đũa sống

Đậu đũa xào chín cùng thịt bò là món ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu
Đậu đũa xào chín cùng thịt bò là món ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu

Đậu đũa giòn là món ngon không thể thiếu khi trộn một số món gỏi. Vậy bà bầu 3 tháng đầu ăn rau sống hay cụ thể là đậu đũa sống có gây nguy hại gì cho cơ thể mẹ mang thai không? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đậu đũa sống có chứa khí ga carbon dioxide làm trì trệ hòa động tiêu hóa gây khó tiêu. Để tăng vị ngon của đậu đũa, mẹ có thể xào cùng thịt bò, đây sẽ là món ăn giàu chất sắt rất tốt cho mẹ mang thai.

6.4 Rau cải bó xôi sống

Rau cải bó xôi sống không tốt cho mẹ bầu khi ăn
Rau cải bó xôi sống không tốt cho mẹ bầu khi ăn

Với rau bó xôi sẽ không hoàn toàn tốt nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống. Mặc dù rau bó xôi có thành phần axit folic khá cao, nhưng nếu ăn sống mẹ sẽ hấp thu lượng axit oxalic – hợp chất này khiến cơ thể đào thải kẽm và canxi. Vì vậy tốt nhất mẹ hãy nấu chín cải bó xôi và ăn kèm với các món giàu vitamin C. Điều đó sẽ giúp mẹ bầu bổ sung sắt, kẽm được tốt hơn.

6.5 Măng sống

Mẹ bầu cần lưu ý tránh hoặc tốt nhất không nên ăn măng sống 
Mẹ bầu cần lưu ý tránh hoặc tốt nhất không nên ăn măng sống

Măng dù ăn khi đã nấu chín hay ăn sống đều không phải là sự lựa chọn phù hợp cho mẹ. Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau sống nếu sử dụng măng sống sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của mẹ và bé, gây ngộ độc. Do đó mẹ cần hạn chế ăn măng và đặc biệt lưu ý tuyệt đối không ăn măng sống.

Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, mẹ nên ưu tiên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ các nhà phân phối uy tín. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau sống giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên, rau xanh được nấu chín vẫn nên là sự lựa chọn mẹ nên ưu tiên hàng đầu nhé!

Các bài viết liên quan mẹ có thể tham khảo:

Mẹ bầu ba tháng đầu ăn bơ được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa cải muối được không?

Giỏ hàng 0