Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

3 tháng đầu tiên khi mang thai là khoảng thời gian quan trọng để bổ sung dinh dưỡng đối với mẹ bầu. Do đó, mẹ cần phải biết cách lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Lá mơ là một trong những nguyên liệu được nhiều mẹ yêu thích chế biến kèm với các món ăn trong thực đơn. Vậy bầu 3 tháng đầu có ăn được lá mơ không? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây mẹ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không?

Để giải đáp cho mẹ câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ được không? Trước hết, mẹ nên biết rằng, lá mơ hay còn gọi là mơ tam thể là loại lá có hình trứng, có màu xanh ở mặt trên và màu tím ở mặt dưới. Lá mơ còn là thực phẩm tốt, có nhiều tác dụng cho sức khỏe bà bầu như giúp giải nhiệt, tốt cho gan, giúp giải độc,…

Bầu 3 tháng đầu có ăn được lá mơ không?
Bầu 3 tháng đầu có ăn được lá mơ không?

Mẹ bầu có thể sử dụng lá mơ để chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn và dinh dưỡng. Dưỡng chất có trong lá đảm bảo giúp mẹ giữ an toàn cho thai nhi và giảm các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn lá mơ khoảng một lượng từ 1- 2 lần/ tuần là đủ. Do đó, mẹ bầu có thể an tâm mà sử dụng lá mơ để chế biến thức ăn. Dưới đây sẽ là một số các thành phần dinh dưỡng có trong khoảng 100g lá mơ để mẹ có thể hiểu rõ hơn: 

Dưỡng chất Hàm lượng Lợi ích
Protein 3.9g Duy trì sức sống và năng lượng cho mẹ bầu, cung cấp dinh dưỡng trong thai kỳ
Nước 86.1g Duy trì đúng lượng nước ối trong cơ thể, tốt cho hoạt động của thai nhi, giảm quá trình oxy hóa, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu.
Chất xơ 5.1g Tốt cho hoạt động tiêu hóa, chống táo bón và bệnh trĩ khi mang thai
Vitamin C 75mg Nâng cao sức đề kháng, chống oxy hóa mạnh
Canxi 211mg Hỗ trợ nuôi dưỡng thai nhi, giúp thai nhi phát triển, phòng ngừa các rối loạn về xương trong thai kỳ
Beta-carotene 330mg Giữ an toàn và bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, ngừa bệnh ung thư và bệnh tim cho mẹ bầu

2. 4 công dụng tuyệt vời của lá mơ với mẹ bầu 3 tháng đầu? 

Trong lá mơ có chứa rất nhiều những lợi ích tuyệt vời dành cho mẹ bầu và thai nhi. Để mẹ nắm bắt rõ thêm vấn đề bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không. Dưới đây sẽ là một số những công dụng của lá mơ mà mẹ bầu cần nên biết trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ giảm đầy hơi, khó tiêu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ giảm đầy hơi, khó tiêu
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ giảm đầy hơi, khó tiêu

Khi mang thai 3 tháng đầu, lượng progesterone trong cơ thể mẹ bầu tăng lên. Điều này làm cho hệ tiêu hóa chứa nhiều hơi hơn mức bình thường và hoạt động tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Tạo nên nguyên nhân xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu cho mẹ bầu. Các khoáng chất trong lá mơ sẽ giúp mẹ bầu giảm được tình trạng này.

Trong 100g lá mơ thì có khoảng 3.9g protein,  330 mg beta-carotene, 75mg vitamin C. Những dưỡng chất sẽ giúp dạ dày hoạt động hiệu quả và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Bên cạnh đó còn giúp mẹ bầu tránh các tình trạng ợ nóng, đầy hơi, khó chịu. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm sử dụng mà không cần suy nghĩ đến việc bầu 3 tháng đầu có ăn được lá mơ không.

2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ khắc phục tình trạng tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong những tình trạng thường xuyên xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu. Lá mơ sẽ là một trong những loại thực phẩm có thể giúp mẹ bầu khắc phục được vấn đề này. Bên trong lá mơ có chứa hợp chất sulfur dimethyl disulphit, giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây hại cho bà bầu. Ngoài ra hợp chất còn có tác dụng như kháng sinh, hỗ trợ mẹ bầu chống các loại bệnh cảm, ho.

Để sử dụng lá mơ phòng tránh tiêu chảy đúng cách, mẹ nên hấp lá mơ cùng với trứng. Lưu ý rằng, mẹ nên rửa lá mơ thật kỹ trước khi đưa vào chế biến. Mẹ bầu chỉ cần ăn món ăn này từ 3 đến 5 ngày là có thể điều trị được chứng tiêu chảy

2.3. Mẹ bầu ăn lá mơ giúp tẩy giun an toàn

Mẹ bầu uống nước lá mơ giúp tẩy giun an toàn
Mẹ bầu uống nước lá mơ giúp tẩy giun an toàn

Mẹ bầu có thể sử dụng nước cốt lá mơ để tẩy giun thay vì sử dụng thuốc. Để mẹ bầu có thể tẩy giun theo phương pháp này một cách an toàn. Mẹ nên chuẩn bị khoảng 30 – 50g lá mơ, rửa thật sạch và giã nát cùng với chút muối. Sau đó ép lá lấy nước và hấp cách thủy, rồi uống trước khi ăn sáng khoảng 30 phút. Đảm bảo giun sán sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn sau 2 – 3 ngày kể từ khi mẹ uống.

2.4 Lá mơ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Trong lá mơ có chứa hàm lượng canxi cao, khoảng 211mg canxi trên 100g lá mơ. Dưỡng chất này có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa các rối loạn về xương trong thời gian 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, chất còn hỗ trợ nuôi dưỡng và phát triển thai nhi trong bụng. Đảm bảo mẹ có thể yên tâm trong vấn đề bầu 3 tháng đầu có ăn được lá mơ không.

Để mẹ có thể giảm đau nhức xương khớp hiệu quả từ lá mơ. Mẹ có thể dùng lá mơ sắc lấy nước uống. Ngoài ra, còn phương pháp khác là cắt nhỏ lá mơ đem phơi khô, sau đó ngâm với 2 lít rượu trong 10 ngày rồi dùng xoa bóp cơ thể.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ sao cho đúng cách?

Ngoài việc quan tâm đến bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không. Mẹ cũng nên chú ý đến vấn đề ăn lá mơ sao cho đúng cách. Dưới đây sẽ là một số những cách ăn và chế biến lá mơ phù hợp dành cho mẹ bầu:

  • Mẹ mang thai 3 tháng đầu chỉ nên ăn lá mơ từ 1-2 lần mỗi tuần là đủ. Mức độ này đảm bảo giữ sức khỏe và duy trì đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.
  • Lá mơ khi được chế biến với trứng luôn đem lại nhiều bổ dưỡng cho mẹ bầu. Mẹ có thể ăn ngon miệng hơn khi kết hợp lá mơ với trứng tạo ra nhiều món khác nhau. Điển hình là các món như trứng gà hấp lá mơ, trứng rán với lá mơ,… Mẹ bầu còn có thể dùng lá mơ ăn kèm hoặc cuốn lá mơ với bánh tráng  trong món ăn hàng ngày của mình. Điều này giúp mẹ có thể có thêm được các khẩu phần ăn đa dạng hơn trong thực đơn.
  • Mẹ bầu nên lưu ý rửa lá mơ thật kỹ trước khi chế biến bằng nước rửa rau củ chuyên dụng. Mẹ có thể tham khảo nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Đây là loại nước rửa đạt chuẩn được Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam chứng nhận. Thành phần AHS có trong nước rửa đảm bảo độ an toàn lành tính, có thể tiêu diệt được 283 chủng vi khuẩn xâm nhập gây hại cho mẹ và bé. Do đó, mẹ có thể yên tâm sử dụng nước rửa để đẩy lùi các chất độc hại trong lá nhé!
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé

4. Gợi ý món ngon từ lá mơ cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh việc tìm hiểu bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không? Mẹ cũng nên học thêm một số món ăn được chế biến từ lá mơ. Những món này sẽ giúp mẹ hoàn thiện thực đơn dinh dưỡng của mình trong giai đoạn thai kỳ.

4.1. Trứng rán lá mơ – món ngon cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Món trứng rán lá mơ là một món ăn đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai. Do đó, mẹ không cần phải băn khoăn không biết bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không? Món ăn này vừa có sự kết hợp của chất đạm, vừa có chất xơ, nước. Đảm bảo mẹ khi ăn sẽ cả thấy ngon miệng và hài lòng. Để có thể chế biến trứng rán lá mơ, mẹ cần chuẩn bị:

Nguyên liệu:

  • 50 gr lá mơ 
  • 4 quả trứng gà 
  • 10g hành tím 
  • 10gr dầu ăn
  • Gia vị khác như tiêu, hạt nêm
Trứng rán lá mơ
Trứng rán lá mơ

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch hành tím và lá mơ, hành tím, sau đó thái nhỏ.

Bước 2: Đảnh trứng gà vào tô, rồi thêm lá mơ và hành tím vừa thái vào. Sau đó thêm một chút tiêu và hạt nêm vừa ăn rồi khuấy đều hỗn hợp.

Bước 3: Bắt chảo lên bếp. Đổ hỗn hợp vào rồi rán để lửa nhỏ cho đến khi trứng chuyển sang màu vàng.

Thế là mẹ đã hoàn thành trứng rán lá mơ và có thể bắt đầu thưởng thức với cơm rồi!

4.2. Lá mơ cuốn cá rô đồng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Lá mơ cuốn cá rô đồng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Lá mơ cuốn cá rô đồng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Lá mơ cuốn cá rô đồng là một món ăn rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Trong cá rô có chứa hàm lượng lipid cao giúp duy trì sức khỏe, phát triển não cho thai nhi. Ngoài ra còn có chất sắt và canxi đến từ lá mơ làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Cá rô khi nướng sẽ có mùi thơm, dai, béo mà không ngấy và dễ tiêu hóa cho mẹ bầu.

Nguyên liệu:

  • 600g cá rô
  • Lá mơ
  • Các gia vị như nước mắm, gừng, tỏi, ớt 
  • Bánh tráng

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch lá mơ và cá rô 

Bước 2: Bắt chảo lên nướng cá rô hoặc mẹ có thể nướng cá với bếp lửa than

Bước 3: Giã gừng và tỏi sau đó cho nước mắm vào tô, thêm gia vị đường và một chút ớt rồi khuấy đều

Cuối cùng mẹ có thể cuốn cá với lá mơ và bánh tráng sau đó bắt đầu thưởng thức thật ngon miệng nhé!

5. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ

Cuối cùng, để mẹ có thể hết băn khoăn về việc bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không? Dưới đây sẽ là một số các lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng lá mơ để chế biến trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ
Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ
  • Mẹ bầu nên lưu ý, nếu cơ thể dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại lá này thì không nên sử dụng. Những tác hại khi bị dị ứng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
  • Trong trường hợp mẹ bầu muốn sử dụng lá mơ nhiều hơn mức thông thường. Mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ thêm tình trạng cơ thể mình có phù hợp không. Nếu mẹ sử dụng lá mơ quá nhiều mà không tìm hiểu trước có thể sẽ gây ra một số các tác hại. Chẳng hạn làm hàm lượng protein bị hủy bớt, kích thích đi ngoài nhiều hơn bình thường,..
  • Mẹ nên nên sơ chế lá mơ cẩn thận và kỹ càng trước khi ăn. Nếu mẹ ăn lá mơ sống mà không sơ chế hoặc rửa kỹ thì cơ thể sẽ phải dung nạp một lượng lớn vi khuẩn.

Hy vọng qua trên đã có thể giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc về Bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại sự bổ ích cho mẹ trong thời gian thai kỳ. Mẹ có thể theo dõi nhiều điều thú vị và hấp dẫn khác tại Góc của mẹ, giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức cần thiết khi mang thai nhé!

Những bài viết liên quan mẹ có thể quan tâm:

Mẹ mang thai 3 tháng đầu có được ăn tía tô?

Mẹ có nên ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, quá trình ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần xây dựng thực đơn khoa học và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Mẹ bầu ăn rong biển như thế nào mới đúng cách và cần lưu ý điều gì? Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc, kéo xuống để theo dõi ngay mẹ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ hoàn toàn có thể ăn rong biển với lượng phù hợp mẹ nhé! Vì loại thực phẩm này sở hữu rất nhiều dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể mẹ bầu và thai nhi, như vitamin C, vitamin B2, canxi, photpho, sắt, muối, axit béo omega – 3, DHA, chất xơ, axit folic…

Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ bầu có thể bổ sung thường xuyên
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ bầu có thể bổ sung thường xuyên

Những chất này giúp mẹ bổ sung đầy đủ năng lượng, ngăn ngừa táo bón, làm đẹp, giảm bớt ốm nghén, đồng thời “loại bỏ” được những dị tật ở thai nhi.

Sau đây là thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong rong biển:

Dưỡng chất Hàm lượng Lợi ích
Carbs 1.7g Giúp mẹ có đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
Protein 4g Giúp tế bào hình thành và phát triển bình thường
Riboflavin 15% Giúp xương và hệ thần kinh của thai nhi phát triển, giảm bớt triệu chứng ốm nghén
Sắt 20% RDI Ngăn ngừa thiếu máu
Đồng 21% Hỗ trợ trong quá trình hình thành của xương, mạch máu, hệ thần kinh của thai nhi
Chất béo 0.5g Cần thiết cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh
Chất xơ 0.3g Ngăn ngừa táo bón, tăng cường chức năng tiêu hóa
Mangan 7% Giúp mẹ tăng cường sức khỏe
I ốt 65% RDI Thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất, giúp não và hệ thần kinh của thai nhi phát triển
Folate 50% RDI Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Rong biển giàu dưỡng chất và I ốt, vì thế, mẹ cần ăn với lượng vừa phải để chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn, đồng thời không ảnh hưởng đến tuyến giáp. Mẹ có thể ăn rong biển trực tiếp hoặc các món ăn chế biến từ rong biển với lượng 220mg/lần, duy trì ăn từ 2 – 3 lần/tuần.

Mẹ tham khảo thêm: Top 11 những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Lợi ích của rong biển với mẹ bầu 3 tháng đầu

Nếu mẹ còn phân vân bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không, hãy tiếp tục theo dõi những lợi ích thực phẩm này mang lại mẹ nhé!

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển giúp ngăn ngừa táo bón

Chất cellulose trong rong biển giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón
Chất cellulose trong rong biển giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón

Trong rong biển sở hữu hàm lượng cellulose khá cao, chất này có chức năng kích thích ruột co bóp tốt hơn, giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón xuất hiện trong thai kỳ. Bên cạnh đó, cellulose còn giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa.

2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển ngăn ngừa chảy máu chân răng

Rong biển cung cấp cho mẹ bầu hàm lượng vitamin C cần thiết
Rong biển cung cấp cho mẹ bầu hàm lượng vitamin C cần thiết

Hàm lượng vitamin C lớn trong rong biển giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và khả năng cầm máu. Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn rong biển thường xuyên còn kích thích sự hình thành của collagen, ngăn chặn hiệu quả tình trạng chảy máu chân răng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

2.3. Mẹ bầu ăn rong biển giúp làm đẹp da và tóc

Rong biển còn có chức năng làm đẹp cho mẹ bầu, nhất là tốt cho da và tóc
Rong biển còn có chức năng làm đẹp cho mẹ bầu, nhất là tốt cho da và tóc

Rong biển giàu vitamin C và khoáng chất, mang đến cho mẹ bầu một làn da đẹp và có khả năng đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa mụn trứng cá và tình trạng rạn da, đồng thời giúp móng tay và tóc của mẹ bầu luôn khỏe đẹp.

3. Lợi ích của rong biển với thai nhi 3 tháng đầu

3.1. Rong biển giúp phát triển não bộ thai nhi

Omega - 3 có trong rong biển tốt cho sự hình thành và phát triển của não bộ
Omega – 3 có trong rong biển tốt cho sự hình thành và phát triển của não bộ

Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Rong biển chứa hàm lượng axit béo omega – 3 rất cao, chất này cần thiết cho sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi.

3.2. Rong biển giúp phòng chống dị tật thai nhi

Các thành phần dinh dưỡng của rong biển có tác dụng phòng ngừa dị tật thai nhi
Các thành phần dinh dưỡng của rong biển có tác dụng phòng ngừa dị tật thai nhi

Rong biển giàu axit folic, chất này có chức năng ngăn ngừa các dị tật liên quan đến ống thần kinh và não bộ. Bên cạnh đó, trong thành phần của nhiều loại rong biển còn chứa axit align và alginic, đây là những chất ngăn chặn được sự di chuyển của độc tố từ máu của mẹ đến bào thai.

Ngoài việc nghiên cứu và theo dõi kỹ chế độ ăn của mẹ bầu suốt cả thai kỳ, đặt tên cho con cũng là vấn đề mà nhiều bố mẹ quan tâm. Để đặt tên cho bé trai họ Trần, mời bố mẹ tham khảo bài viết từ Góc của mẹ nhé!

4. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển đúng cách như thế nào?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Để tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, mẹ hãy ăn rong biển theo đúng cách sau đây:

  • Hàm lượng I ốt trong rong biển rất cao, do đó, để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp, mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Trung bình, mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn khoảng từ 2 – 3 lần, mỗi lần tiêu thụ khoảng 220mg rong biển.
Mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ rong biển với lượng vừa đủ
Mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ rong biển với lượng vừa đủ
  • Bên cạnh việc thưởng thức rong biển sấy khô ăn liền, mẹ có thể lựa chọn những món ăn chế biến từ rong biển như canh rong biển sườn non, chè rong biển, cơm cuộn rong biển, canh rong biển thịt bò…

5. Gợi ý món ngon từ rong biển cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu có được ăn rong biển không? Sau đây là những món ăn hấp dẫn được chế biến từ rong biển, mang đến cho mẹ bầu và thai nhi nhiều dưỡng chất cần thiết. Mẹ hãy “bỏ túi” công thức ngay nhé!

5.1. Salad rong biển wakame – món ngon tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Salad rong biển wakame bổ sung cho mẹ hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Rong biển wakame dùng để chế biến thành món salad vừa ngon vừa bổ dưỡng cho mẹ bầu
Rong biển wakame dùng để chế biến thành món salad vừa ngon vừa bổ dưỡng cho mẹ bầu

Mẹ cần chuẩn bị: 10g rong biển wakame, 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt, 1 trái táo, 1 muỗng canh mè trắng rang, tỏi gừng băm nhuyễn, giấm trắng, nước tương, dầu mè, đường.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ ngâm rong biển wakame trong nước khoảng 10 phút, sau đó vớt ra để ráo.
  • Táo, cà rốt, dưa leo mẹ rửa sạch, bỏ vỏ sau đó thái lát vừa ăn.
  • Pha nước sốt trộn salad: Mẹ cho vào bát tỏi gừng băm nhuyễn, nước tương, dầu mè, đường, khuấy đều cho các gia vị tan hết.
  • Mẹ xếp rong biển wakame, dưa leo, cà rốt, táo vào một chiếc tô lớn, rưới nước sốt rồi trộn đều, cho thêm mè rang sau đó thưởng thức ngay.

5.2. Canh rong biển hầm sườn non cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Canh rong biển hầm sườn non mang đến cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào, giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Đồng thời, món ăn này bổ sung cho thai nhi một lượng axit folic rất lớn, giúp ngăn ngừa các dị tật liên quan đến ống thần kinh.

Rong biển nấu cùng sườn non mang đến cho mẹ bầu nguồn dinh dưỡng dồi dào
Rong biển nấu cùng sườn non mang đến cho mẹ bầu nguồn dinh dưỡng dồi dào

Mẹ cần chuẩn bị: 300g sườn non, 30g rong biển khô, hành tím, hành phi, gia vị.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ ngâm rong biển khô trong nước khoảng 10 phút, sau đó thái miếng vừa ăn.
  • Sườn non mẹ chặt miếng nhỏ, rửa sạch và chần qua nước sôi khoảng 1 phút.
  • Mẹ đun sôi khoảng 500ml nước, cho hành tím và sườn non đã sơ chế vào hầm mềm.
  • Sau khi sườn chín, mẹ cho thêm rong biển, nêm nếm gia vị vừa ăn, tới khi canh sôi đều thì tắt bếp.
  • Mẹ rắc thêm tiêu và hành phi, thưởng thức ngay khi món ăn còn nóng.

5.3. Mẹ bầu 3 tháng đầu rong biển cuộn cơm

Rong biển cuộn cơm là một món ăn đơn giản nhưng mang đến cho mẹ bầu rất nhiều chất dinh dưỡng, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp mẹ “loại bỏ” tình trạng táo bón.

Rong biển cuộn cơm là món ăn “khoái khẩu” của nhiều mẹ bầu
Rong biển cuộn cơm là món ăn “khoái khẩu” của nhiều mẹ bầu

Mẹ cần chuẩn bị: 1 bát gạo, 1 gói lá rong biển, 1 củ cà rốt, 1 quả dưa leo, 2 quả trứng gà, 2 cây xúc xích, 100g rau bina, mè trắng rang, gia vị, mành tre cuộn cơm, nước tương.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ rửa sạch dưa leo và cà rốt, sau đó thái sợi dài vừa ăn.
  • Rau bina mẹ rửa sạch.
  • Xúc xích mẹ thái sợi dài tương tự dưa leo, cà rốt.
  • Mẹ luộc chín rau bina, cà rốt sau đó cho ngay vào bát nước lạnh để rau củ được giòn ngon.
  • Mẹ đập trứng vào bát, cho thêm tiêu xay và muối rồi đánh tan, chiên trứng chín đều hai mặt sau đó thái sợi dài như những nguyên liệu đã chuẩn bị.
Mẹ dùng dao sắc để thái cơm cuộn thành miếng vừa ăn
Mẹ dùng dao sắc để thái cơm cuộn thành miếng vừa ăn
  • Gạo sau khi nấu chín, mẹ xơi ra bát lớn để nguội, cho thêm 1 muỗng canh dầu mè và mè trắng rang vào trộn đều.
  • Mẹ trải mành tre trên một mặt phẳng sạch, đặt lá rong biển lên sau đó trải một lớp cơm mỏng đều. Sau đó mẹ xếp dưa leo, cà rốt, rau bina, xúc xích, trứng rồi cuộn mành tre lại, quét dầu mè lên trên lá rong biển.
  • Mẹ sử dụng một chiếc dao sắc để thái cơm cuộn thành từng miếng vừa ăn.
  • Mẹ chấm cơm cuộn cùng xì dầu hoặc nước tương Hàn Quốc.

5.4. Phụ nữ bầu 3 tháng đầu ăn chè rong biển đổi khẩu vị

Chè rong biển là món ăn giải nhiệt, cung cấp cho mẹ nhiều vitamin và khoáng chất, giúp mẹ ngủ ngon, tinh thần luôn thoải mái.

Chè rong biển đậu xanh giúp mẹ giải nhiệt, giảm bớt ốm nghén
Chè rong biển đậu xanh giúp mẹ giải nhiệt, giảm bớt ốm nghén

Mẹ cần chuẩn bị: 50g rong biển khô, 100g đậu xanh, đường phèn.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ ngâm rong biển trong nước khoảng 10 phút, vớt ra để ráo sau đó thái khúc vừa ăn.
  • Mẹ ngâm đậu xanh khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ, vớt ra để ráo.
  • Đậu xanh mẹ cho vào nồi cùng 500ml nước, hầm mềm rồi cho thêm đường phèn, khi đường tan hết mẹ tắt bếp.
  • Mẹ đợi chè nguội, cho thêm rong biển rồi thưởng thức ngay.

5. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn rong biển

Bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Với những thông tin đã cung cấp ở trên, trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ hoàn toàn có thể ăn rong biển. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý thêm:

  • Mẹ hãy chọn mua rong biển hữu cơ, đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Trên thực tế, những loại rong biển kém chất lượng thường chứa nhiều kim loại nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu cần chọn mua những loại rong biển có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Mẹ bầu cần chọn mua những loại rong biển có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Mẹ bầu mắc bệnh tuyến giáp hoặc các hội chứng liên quan đến chuyển hóa cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung rong biển vào thực đơn hàng ngày.
  • Để đảm bảo hàm lượng I ốt và các chất dinh dưỡng trong rong biển, mẹ nên sử dụng rong biển đã sấy khô hoặc ăn rong biển tươi. Việc mẹ nấu rong biển quá chín sẽ khiến các dưỡng chất bị hao hụt rất nhiều.

Mẹ tham khảo thêm:

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh?

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

Bầu 3 tháng ăn măng cụt được không?

Bầu 3 tháng đầu có được ăn lá lốt?

Trên đây là tất tần tật những thông tin giải đáp cho câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn rong biển được không? Mong rằng bài viết này đã mang đến cho mẹ những kiến thức hữu ích, giúp mẹ tự tin hơn khi xây dựng thực đơn ăn uống trong thai kỳ. Mẹ hãy theo dõi thêm những chia sẻ, kinh nghiệm thú vị tại chuyên mục Góc của mẹ để bổ sung thêm kiến thức khi mang thai mẹ nhé!

Bé 3 tháng đầu tiên trong bụng mẹ đã bắt đầu hoàn thiện đầy đủ các cơ quan và cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất đến từ những loại rau tốt cho sức khỏe. Trong đó, rau muống là một trong những loại rau nhiều dinh dưỡng được rất nhiều mẹ yêu thích. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các thắc mắc này của mẹ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?

Rất nhiều mẹ bầu trong những tháng đầu rất thích ăn rau muống. Thế nhưng mẹ lại băn khoăn không biết bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Rau muống có tác hại gì không? Tuy nhiên mẹ có thể yên tâm mà thưởng thức loại rau này, vì trong rau muống cung cấp nhiều loại dưỡng chất như canxi, các loại vitamin, sắt,… Những chất này đảm bảo mang lại dinh dưỡng và rất tốt cho bà bầu.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không
Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn rau muống 3 – 4 lần/tuần. Việc ăn điều độ nhằm giúp mang lại năng lượng và hoạt động cơ thể tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên mỗi lần ăn, mẹ chỉ được ăn khoảng 300g trong một ngày là đủ. Dưới đây sẽ là số các thành phần dinh dưỡng cụ thể có trong khoảng 100g rau muống để mẹ có thể hiểu rõ hơn:

Dưỡng chất Hàm lượng Lợi ích
Chất béo 0.3g Tạo nên tế bào thần kinh, chất xám và võng mạc cho thai nhi

Ngăn ngừa sinh non

Canxi 73mg Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa mất xương ở mẹ bầu
Protein 3g Duy trì sức sống và năng lượng cho mẹ bầu, đáp ứng đủ dinh dưỡng trong thai kỳ
Chất xơ 1g Tăng cường tiêu hóa, ngăn chặn tiểu đường thai kỳ
Vitamin A 6.300 IU Tăng cường thị lực và phòng tránh các bệnh về mắt cho thai nhi
Vitamin C 32mg Nâng cao sức đề kháng, chống oxy hóa mạnh
Vitamin B1 0.07mg Giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tim mạch và nhiều vấn đề nguy hiểm với thai nhi
Sắt 2.5mg Ngăn ngừa thiếu máu, bảo vệ sức khỏe cho thai nhi

Xem thêm: Top 11 những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia

2. Lợi ích của rau muống với mẹ bầu 3 tháng đầu? 

Rau muống là loại rau chứa rất nhiều những khoáng chất cần thiết mang lại năng lượng cho mẹ bầu và sức khỏe cho bé. Để mẹ nắm bắt rõ thêm vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Dưới đây sẽ là một số các lợi ích của rau muống dành cho mẹ trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau muống bổ sung vitamin

Bầu 3 tháng ăn rau muống bổ sung vitamin 
Bầu 3 tháng ăn rau muống bổ sung vitamin

Rau muống là một trong những loại rau có chứa hàm lượng vitamin rất cao. Một số các loại vitamin có trong khoảng 100g rau muống bao gồm như 6.300 IU vitamin A, 32mg vitamin C, 0.07mg vitamin B1,…. Những chất này hỗ trợ mẹ cải thiện sức khỏe trong quá trình mang thai. Đặc biệt các loại vitamin đó còn giúp mẹ bầu chống trình trạng lão hóa sớm và da dẻ trở nên mịn màng hơn.

2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống ngăn ngừa chứng thiếu máu thai kỳ

Trong rau muống có chứa hàm lượng chất sắt cao, như trong khoảng 100g rau muống thì đã có đến 2.5 mg sắt. Chất này giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Do đó, mẹ có thể yên tâm ăn rau muống mà không cần suy nghĩ đến việc bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Ngoài ra, rau muống còn giúp mẹ bầu tăng cường sự tái tạo máu. Đảm bảo mẹ có thể duy trì đầy đủ sức khỏe trong quá trình mang thai.

2.3. Mẹ ăn rau muống phòng ngừa chứng tiểu đường thai kỳ

Ăn rau muống phòng ngừa chứng tiểu đường thai kỳ
Ăn rau muống phòng ngừa chứng tiểu đường thai kỳ

Thông thường, mẹ bầu trong 3 tháng đầu rất dễ bị tiểu đường nếu ăn uống không hợp lý. Mẹ nên bổ sung rau muống vào trong thực đơn của mình để phòng tránh tình trạng này. Trong rau muống có chứa nhiều dưỡng chất hoạt động tương tự như insulin làm cân bằng lượng đường trong cơ thể. Chúng có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị thừa đường gây nên bệnh tiểu đường trong lúc mang thai.

2.4. Rau muống giúp điều trị chứng táo bón khi mang thai

Rau muống là thực vật nên chứa nhiều chất xơ bên trong, 100g rau muống thì chất xơ chiếm khoảng 1g. Dưỡng chất này khi được hấp thụ làm tăng độ acid trong đường ruột, kích thích các vi sinh có lợi phát triển cho dạ dày. Chúng hỗ trợ mẹ bầu tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Mẹ có thể ăn rau muống với lượng điều độ để ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thời gian thai kỳ. Thông thường, trong một ngày thì mẹ nên ăn khoảng 300gr rau muống là có thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.

2.5 Ăn rau muống giúp mẹ bầu 3 tháng đầu ổn định huyết áp

Ăn rau muống ổn định huyết áp cho mẹ bầu
Ăn rau muống ổn định huyết áp cho mẹ bầu

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu dễ xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp. Mẹ tự hỏi liệu bầu 3 tháng đầu có được ăn rau muống không? Tuy nhiên, mẹ có thể yên tâm bởi rau muống có rất nhiều dưỡng chất. Điển hình như canxi giúp duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp, làm huyết áp hoạt động ổn định. Ngoài ra còn giúp cân bằng và ổn định hoạt động tim mạch cho thai nhi.

3. Lợi ích của rau muống với thai nhi 3 tháng đầu?

Để mẹ giải tỏa thêm nỗi lo lắng về việc bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Dưới đây sẽ là một số lợi ích quan trọng của rau muống đối với thai nhi. Mẹ có thể an tâm phần nào hơn khi nắm rõ những thông tin này trong thời gian mang thai.

3.1 Phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi

Rau muống giúp phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi
Rau muống giúp phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi

Rau muống là rau có chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng bao gồm axit folic bên trong. Loại chất này được mẹ bầu hấp thụ khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện và giúp mẹ bầu ngăn chặn những khuyết tật bẩm sinh của thai nhi.

3.2 Cung cấp canxi giúp phát triển xương và răng của bé

Trong rau muống mang một lượng canxi tốt cho mẹ bầu và cả thai nhi. Chất này sẽ giúp mẹ an tâm trong vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Canxi còn rất dễ hấp thụ cho bé trong bụng mẹ, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên xương và răng. Đảm bảo dưỡng chất hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.

4. Gợi ý món ngon từ rau muống cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Mẹ cũng nên bổ sung nhiều món ăn ngon từ rau muống vào thực đơn của mình. Đảm bảo duy trì năng lượng và sức khỏe cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ.

4.1. Rau muống xào tỏi – món ngon tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Rau muống xào tỏi là một trong những món ăn nổi tiếng về rau muống phải nhắc đến. Món này cũng được rất nhiều mẹ bầu yêu thích trong khi mang thai. Bởi chúng giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa các loại bệnh cảm cúm từ bên ngoài.

Để chế biến rau muống xào tỏi, mẹ cần chuẩn bị các bước như:

Món rau muống xào tỏi
Món rau muống xào tỏi

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 500g rau muống, 1 củ tỏi, dầu hào, dầu ăn, gia vị

Bước 2: Lặt rau muống và ngâm rửa sạch rau.

Bước 3: Bắt nồi lên bếp, cho nước lọc và chút muối vào, đợi nước sôi sau đó bỏ rau muống vào. Tiếp tục đợi 1 phút để rau chín rồi vớt rau ra ngoài tô nước lạnh

Bước 4: Bắt chảo lên bếp, thêm dầu và tỏi vào phi đến khi chuyển sang màu vàng

Bước 5: Cho rau muống là luộc sơ vào chảo, bắt đầu xào và nêm gia vị vừa ăn.

Thế là mẹ đã hoàn thành món rau muống xào tỏi và có thể bắt đầu thưởng thức với cơm rồi!

4.2. Nộm rau muống tôm khô cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Nộm rau muống tôm khô cũng là một trong những món ăn mẹ bầu rất ưa chuộng. Món này mang lại cho mẹ bầu đầy đủ các chất đạm, béo và chất xơ từ tôm và rau muống,…giúp mẹ có những năng lượng cần thiết duy trì hoạt động trong ngày. Món này còn giúp mẹ có thể ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn trong thời gian thai kỳ.

Để chế biến nộm rau muống tôm khô, mẹ cần chuẩn bị các bước như:

Nộm rau muống tôm khô cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Nộm rau muống tôm khô cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 100gr tôm khô, rau muống, tỏi băm, nước mắm, dầu ăn, rau mùi, nước cốt chanh và các gia vị khác.

Bước 2: Ngâm tôm khô vào chén nước ấm cho đến khi tôm khô mềm

Bước 3: Lặt rau muống thành những khúc nhỏ vừa ăn. Lặt bỏ các phần lá hư của rau mùi

Bước 4: Bắc nồi nước lên bếp, cho rau muống vào trụng sơ 2 phút rồi vớt ra

Bước 5: Làm nước trộn bằng cách cho nước mắm, tỏi băm, đường và nước cốt chanh. Sau đó khuấy đều các nguyên liệu lên.

Bước 6: Bắt chảo lên bếp, cho dầu và tỏi băm vào, sau đó cho tôm khô vào xào, nêm gia vị vừa ăn.

Bước 7: Cho rau muống đã luộc, tôm khô mới xào, rau mùi và nước trộn vào. Bắt đầu trộn chung lại với nhau cho thấm đều gia vị.

Cuối cùng mẹ có thể gắp món nộm ra dĩa và bắt đầu thưởng thức với cơm rồi!

5. Cách ăn rau muống tốt nhất cho mẹ bầu 3 tháng đầu 

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Mẹ cũng nên chú ý đến cách ăn rau muống điều độ khi mang thai trong 3 tháng đầu. Biết mức độ ăn rau muống phù hợp sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là một số cách ăn rau muống tốt nhất dành cho mẹ bầu như:

  • Mẹ bầu nên rửa rau muống thật sạch với nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy trước khi sử dụng. Thành phần Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution trong nước rửa có tác dụng an toàn lành tính với thực phẩm hằng ngày, ngăn ngừa được 283 chủng vi khuẩn khác nhau. Mẹ bầu có thể đẩy lùi mọi loại ký sinh trùng có trong ao hồ, ngăn ngừa sán lá gan khi rửa rau muống với nước rửa. Do đó, mẹ sẽ giảm được các vấn đề gây đầy bụng, khó tiêu cho trong khi mang thai.
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
Sử dụng nước rửa rau củ chuyên dụng cho bé sơ sinh mẹ nhé
  • Mẹ bầu cần phải chế biến rau muống chín kỹ trước khi ăn. Ăn rau muống sống không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và dễ gây nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Mẹ không nên ăn rau muống và uống sữa cùng lúc. Sự kết hợp này có thể khiến dạ dày khó tiêu và gây khó khăn cho việc hấp thụ canxi.
  • Mẹ không nên ăn rau muống khi đang có các kết xước, vết thương ngoài da. Trong rau muống có chất kích thích sinh tế bào phát triển khiến da dễ bị sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
  • Mẹ bị bệnh gút không nên ăn rau muống vì trong rau muống có nhiều chất đạm không tốt cho sức khỏe
  • Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém và sức khỏe yếu nên hạn chế ăn rau muống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

6. Câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau muống

Có rất nhiều câu hỏi thường gặp khi mẹ tìm hiểu về bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Dưới đây sẽ là một số các câu hỏi được nhiều mẹ thắc mắc nhất. Chúng sẽ giúp mẹ bầu giải đáp được nỗi lo lắng của mình trong quá trình mang thai

6.1 Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau muống không đúng cách có tác dụng phụ gì?

 Mẹ bầu ăn rau muống nhiều dễ dẫn đến khó tiêu
Mẹ bầu ăn rau muống nhiều dễ dẫn đến khó tiêu

Rau muống tuy mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu khi mang thai. Tuy nhiên chúng cũng có một số tác dụng phụ nếu mẹ không biết ăn đúng cách. Mẹ bầu ăn rau muống trong nhiều ngày liên tiếp dễ dẫn đến việc đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, nếu mẹ không sơ chế rau muống cẩn thận, có thể bị nhiễm ký sinh trùng khi sử dụng. Do đó mẹ cần phải nắm rõ những kiến thức cần thiết về rau muống trước khi ăn. Nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong bụng.

6.2 Chọn rau muống cho mẹ bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Rau muống là loại rau rất dễ hấp thụ các chất độc hại như chì. Để mẹ có thể hết băn khoăn trong vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Dưới đây sẽ là một số cách chọn rau muống cho mẹ để đảm bảo sức khỏe:

Mẹ nên chọn rau muống đúng cách
Mẹ nên chọn rau muống đúng cách
  • Mẹ bầu nên chọn rau muống có ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng. Khi ngắt cuống rau ra vẫn còn vết nhựa loãng là rau sạch, rau tự nhiên. Mẹ không nên chọn những loại rau có cọng lớn hơn so với bình thường, rất dễ bị nhiễm hóa chất.
  • Rau muống có lá màu xanh sẫm, mặt lá rất bóng và mướt là rau rất dễ đã bị bón chất hóa học. Mẹ chỉ nên chọn những loại rau tự nhiên thường có màu xanh nhạt, không bị bóng.
  • Rau muống đã bị nhiễm chì khi để tủ lạnh lâu ngày sẽ không bị héo hay vàng lá. Ngược lại, rau tự nhiên trong tủ lạnh lâu ngày sẽ nhanh bị héo hơn.

Hy vọng qua trên đã có thể giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc về bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại sự bổ ích cho mẹ trong thời gian thai kỳ. Mẹ có thể theo dõi nhiều điều thú vị và hấp dẫn khác tại Góc của mẹ, giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức cần thiết khi mang thai nhé!

Tham khảo thêm: 

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh 

Bầu 3 tháng ăn vải được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau má được không? Thời kỳ mang thai vốn là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ mẹ ăn vào đều có tác động đến thai nhi. Rau má cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Để có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc vừa rồi, mẹ hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau má được không? 

Rau má là một trong những loại thực phẩm không nên ăn khi mẹ đang mang thai
Rau má là một trong những loại thực phẩm không nên ăn khi mẹ đang mang thai

Được coi là “loại thảo mộc của tuổi thọ”, rau má mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho làn da và sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn hoặc uống nước rau má lâu ngày có thế gây ra tình trạng lạnh bụng, đầy hơi. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau má quá nhiều, có khả năng dẫn đến sảy thai, gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Nổi bật trong rau má đó là tính hàn khá cao, có thể gây ra tình trạng tiêu chảy khi uống quá nhiều. Nhiều trường hợp mẹ bầu trực tiếp xay rau má sống hay ăn rau má chưa được nấu chín kỹ càng với nhiều dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại, có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc. Đặc biệt, những bà bầu có tiền sử sảy thai, động thai, thể trạng sức khỏe yếu không nên uống nước rau má. Do đó, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ được ổn định, mẹ không nên  ăn hoặc uống nước rau má khi đang mang thai 3 tháng đầu

Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì? Nguyên tắc ăn cho mẹ

2. Tác hại khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau má? 

Rau má  không phải sự lựa chọn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Rau má  không phải sự lựa chọn tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
  • Mặc dù được cho là loại thực phẩm rất tốt cho làn da và hệ tiêu hóa, tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì ngược lại. Rau má có tính hàn cao, vì thế không được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu vì chúng mang đến nguy cơ sảy thai cho mẹ. Vì khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau má sẽ gây co bóp tử cung, từ đó dẫn đến tình trạng khó giữ thai, gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu nếu uống nước hay ăn rau má quá nhiều, dễ dẫn đến tình trạng bị lạnh bụng, đầy hơi và gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Nặng hơn, hàm lượng chất xơ cao có trong rau má cũng khiến mẹ dễ tiêu chảy, gây mất nước.
  • Nguy cơ tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu nếu mẹ dùng nước rau má nhiều lần vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân là vì sinh tố rau má hay nước ép rau má vốn chứa lượng đường cao nhất định. Khi mẹ bầu uống nước rau má nên cho ít đường, cho nhiều đường vào sẽ không giữ được vị ngon nguyên bản lại còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Khi nào mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn rau má?

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ có thể ăn rau má, tuy nhiên không quá 2 lần/ tuần
Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ có thể ăn rau má, tuy nhiên không quá 2 lần/ tuần

Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng khi được khuyên bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn rau má. Vì từ tháng bầu thứ 4 trở đi, sức khỏe mẹ bầu đã ổn định hơn, giảm bớt các cơn gò tử cung, đây là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu ăn rau má. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên lưu ý không ăn rau sống nhé, chỉ nên ăn rau đã chín kỹ. Song mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, mẹ không nên ăn rau má suốt những bữa ăn mỗi ngày, tốt nhất chỉ nên ăn hay uống rau má không quá 2 lần/ tuần. Sau tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể ăn rau má được nấu từ canh, hay nước ép rau má thơm ngon, giải nhiệt.

4. Gợi ý các loại rau tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

4.1 Rau cải bó xôi

Mẹ có thể ăn cải bó xôi bất kỳ thời điểm nào của giai đoạn mang thai
Mẹ có thể ăn cải bó xôi bất kỳ thời điểm nào của giai đoạn mang thai

Mẹ lo ngại bầu 3 tháng đầu ăn rau má gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe có thể chọn mua cải bó xôi. Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) là gợi ý hàng đầu cho câu hỏi ăn rau gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Điểm cộng rất lớn ở cải bó xôi đó là chứa cực kỳ nhiều axit folic và sắt, hơn hẳn mọi loại rau và kể cả thực phẩm khác. 

Thế nên không sai nếu mẹ bầu lựa chọn cải bó xôi cho vào thực đơn mỗi ngày. Mẹ có thể chỉ cần luộc rau lên chất tương, mắm là ăn được hoặc cầu kỳ hơn thì xào với tỏi hay dầu ô liu nguyên chất, tốt cho sức khỏe.

4.2 Đậu bắp

Bên cạnh rau má thì đậu bắp là nguồn cung cấp dưỡng chất có lợi mà mẹ nên dùng
Bên cạnh rau má thì đậu bắp là nguồn cung cấp dưỡng chất có lợi mà mẹ nên dùng

Đậu bắp sẽ là lựa chọn tiếp theo nếu mẹ muốn bổ sung chất xơ và các vi chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Trung bình, nửa chén đậu bắp chứa 36.5g axit folic. Trong đậu còn có nhiều chất xơ nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai. Cũng nhiều nhóm thực vật khác, đậu bắp có lượng calo siêu thấp nên mẹ không cần lo về lượng đường trong máu kể cả khi ăn nhiều. Mẹ có thể ăn đậu bắp luộc hoặc nấu cùng canh chua đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.

4.3 Măng tây

Trong măng tây cũng chứa axit folic cùng nhiều vitamin tốt khác như vitamin D, K
Trong măng tây cũng chứa axit folic cùng nhiều vitamin tốt khác như vitamin D, K

Măng tây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu. Vì trong  laoij thực phẩm này chứa hàm lượng axit folic cùng nhiều vitamin tốt khác như vitamin D, K. Đây đều là những chất giúp em bé phát triển ổn định, toàn diện. Chỉ cần một chén măng tây mỗi ngày thôi là mẹ đã có đủ vitamin K cơ thể cần. Đây sẽ là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất mà mẹ và bé cần để cơ thể bé được phát triển toàn diện nhất. Mẹ có thể xào măng với thịt bò tươi ngon, giàu sắt, thịt gà, tôm hay thậm chí xào với đậu hũ, nấm,…

4.4 Súp lơ xanh

Súp lơ xanh hay bông cải xanh vốn nổi tiếng là vừa chứa sắt lại vừa có axit folic dồi dào
Súp lơ xanh hay bông cải xanh vốn nổi tiếng là vừa chứa sắt lại vừa có axit folic dồi dào

Nếu mẹ còn lăn tăn bầu 3 tháng đầu ăn rau má ẩn chứa nhiều nguy cơ sảy thai, thì mẹ nên tham khảo súp lơ xanh. Súp lơ xanh hay bông cải xanh vốn nổi tiếng là vừa chứa sắt lại vừa có axit folic dồi dào. Đây đều được xem là những dưỡng chất quý giá mà mẹ bầu 3 tháng đầu đang mong đợi. Để chế biến súp lơ cũng khá đơn giản, mẹ có thể ăn luộc để giữ trọn vẹn hương vị tự nhiên cũng như dưỡng chất của rau. Ngoài ra, xào thịt với súp lơ hay dùng để nấu canh cũng đều ngon miệng.

4.5 Rau dền

Rau dền được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thay vì rau má
Rau dền được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thay vì rau má

Trong số các loại rau ăn lá dinh dưỡng quen thuộc, rau dền là món rau được các cụ từ xưa khuyến khích khuyên dùng cho bà bầu nhất. Trong thành phần dinh dưỡng của rau dền có nhiều protid, lipid, canxi, glucid, vitamin các loại,… Công dụng chính của rau dền chính là lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể để mẹ bầu dễ chịu hơn khi mang thai ốm nghén. Canh rau dền cũng là món rất dễ ăn, dễ tiêu hóa và chế biến lại cực kỳ đơn giản.  

Mẹ có thể tham khảo thêm: 

Top 11 Những loại Rau tốt cho Bà Bầu 3 Tháng đầu từ Chuyên Gia

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh

Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn rau cần được không?

Hy vọng, với phần giải đáp bà bầu 3 tháng đầu ăn rau má được không từ bài viết trên giúp mẹ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt. Mẹ cũng đừng quên khám thai và siêu âm định kỳ để đảm bảo em bé đang phát triển tốt nhất.

 

3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của bé. Vì vậy mẹ thường rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong khoảng thời gian đặc biệt này. Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không là câu hỏi mà nhiều mẹ băn khoăn. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem rau cải cúc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không?

Bầu 3 tháng đầu có được ăn rau cải cúc không là băn khoăn của nhiều mẹ khi bước vào thai kỳ. Cải cúc hay còn biết đến với tên gọi tần ô, là một loại rau ăn lá rất phổ biến trong bữa cơm người Việt. Theo đông y, rau cải cúc có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt và trị ho rất tốt.

Thành phần rau cải cúc có chứa các loại vitamin A, C, B, K và có đến 2,57% gluxit, 1,85% protit, 0,43% lipit. Ngoài ra còn có nhiều vi chất có lợi như sắt, kẽm, kali,… Mẹ có thể an tâm rằng cải cúc là loại thực phẩm lành tính rất tốt cho cả mẹ và bé.

Dưỡng chất Hàm lượng Lợi ích
Chất xơ 3 g Tăng cường co bóp dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp giảm lượng cholesterol.
Vitamin C 1,4 mg Gia tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp mẹ hấp thụ hiệu quả sắt và canxi trong thực phẩm.
Vitamin K 350 μg Giúp mẹ ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực… 
Vitamin B5 0,221 mg Giảm căng thẳng và ngăn ngừa những cơn chuột rút của mẹ.
Vitamin B6 0,173 mg Giảm triệu chứng buồn nôn và nôn ở những tháng đầu thai kỳ. Hỗ trợ quá trình phát triển hệ não và hệ thần kinh của bé.
Gluxit 1,9 g Có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ.
Sắt 0,8 mg Cung cấp lượng máu cần thiết cho mẹ và bé trong thai kỳ.
Kẽm 0,67 mg Tăng cường hệ miễn dịch và giúp mẹ hấp thu canxi tốt hơn.
Canxi  63 mg Bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ loãng xương và giúp bé phát triển hệ xương toàn diện khỏe mạnh.
Kali 219 mg Giảm tình trạng giữ nước, chống mất cân bằng điện giải của mẹ. Ngăn ngừa các cơn chuột rút và một số triệu chứng khó chịu khi mang thai.

2. Lợi ích của rau cải cúc với mẹ bầu 3 tháng đầu?

Như vậy mẹ đã được giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không. Không chỉ ăn được mà loại rau này còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ và bé nữa đấy. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu những lợi ích của rau cải cúc trong 3 tháng đầu thai kỳ nhé!

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc giúp giải nhiệt

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc giúp giải nhiệt
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc giúp giải nhiệt

Trong thời kỳ mang thai cơ thể của mẹ có thể sinh nhiệt, bốc hỏa khiến mẹ cảm thấy không thoải mái. Vậy thì rau tần ô chính là giải pháp an toàn và hữu hiệu dành cho mẹ. Để giải nhiệt, mẹ có thể sử dụng cải cúc tươi hoặc khô để nấu nước uống hàng ngày thay cho nước lọc.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2.2. Rau cải cúc giàu chất xơ và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho phụ nữ bầu 3 tháng đầu

Rau cải cúc giàu chất xơ và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho phụ nữ bầu 3 tháng đầu
Rau cải cúc giàu chất xơ và hỗ trợ hệ tiêu hóa cho phụ nữ bầu 3 tháng đầu

Để cải thiện tình trạng táo bón thì mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không? Tin vui là trong rau cải cúc có chứa hàm lượng lớn các loại axit béo, axit amin, natri, kali,… và chất xơ thực vật. Những chất này có tác dụng hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn. Mẹ hãy bổ sung rau cải cúc vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để khắc phục tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón nhé.

2.3. Mẹ ăn rau cải cúc giúp cải thiện tình trạng đau mắt, đau đầu

Mẹ ăn rau cải cúc giúp cải thiện tình trạng đau mắt, đau đầu
Mẹ ăn rau cải cúc giúp cải thiện tình trạng đau mắt, đau đầu

Gặp phải hiện tượng đau mắt, đau đầu thì mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn rau cải cúc không? Mẹ nên biết rằng rau cải cúc có khả năng chữa đau đầu, đau mắt rất tốt. Dùng bã rau đắp lên vùng trán và thái dương sẽ giúp cơn đau đầu dịu dần và làm cho mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Để có được tác dụng cao nhất mẹ nên dùng loại rau già sẽ tốt hơn là rau còn non.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy rau cải cúc còn nguyên rễ để nấu nước uống hàng ngày. Thức uống này sẽ giảm tình trạng đau đầu, đau mắt của mẹ một cách hiệu quả và an toàn.

2.4. Rau cải cúc giúp chữa ho, cảm sốt

Rau cải cúc giúp chữa ho, cảm sốt
Rau cải cúc giúp chữa ho, cảm sốt

Mẹ bị ho và cảm sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. May mắn thay, rau cải cúc chính là bài thuốc dân dã và lành tính giúp mẹ trị ho, giải cảm. Với công dụng này, mẹ có thể dùng cải cúc tươi nấu cùng cháo nóng để có được hiệu quả tốt nhất.

2.5. Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc trị tiêu chảy

Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc trị tiêu chảy
Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc trị tiêu chảy

Khi bước vào thai kỳ, sức đề kháng của mẹ sẽ bị giảm sút và mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vậy khi bị tiêu chảy thì mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn rau cải cúc không? Mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng rau cải cúc vì đây là liệu pháp thiên nhiên giúp chữa trị tiêu chảy một cách an toàn.

Để phát huy được công dụng này, mẹ nên dùng khoảng 2 lạng rau cải cúc chế biến thành canh. Những món ăn này sẽ giúp đường ruột của mẹ hoạt động tốt hơn và ngăn chặn các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Mẹ nên duy trì ăn khoảng 3 đến 5 ngày để có được hiệu quả tốt nhất mà không cần dùng đến thuốc.

2.6. Mẹ bầu ăn rau cải cúc tăng tiết sữa sau sinh

Mẹ bầu ăn rau cải cúc tăng tiết sữa sau sinh
Mẹ bầu ăn rau cải cúc tăng tiết sữa sau sinh

Thiếu sữa sau sinh là vấn đề mà nhiều mẹ lo lắng ngay từ khi mới mang thai. Muốn tăng tiết sữa thì mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Rau cải cúc là loại thực phẩm lợi sữa, được xem như bài thuốc thần kỳ giúp mẹ tăng tiết sữa sau sinh. Mẹ có thể hấp hoặc chế biến món canh cải cúc thịt nạc để có nguồn sữa dồi dào cho bé.

3. Gợi ý món ngon từ rau cải cúc cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Phần bài viết trên đã giải đáp băn khoăn của mẹ về vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không? Rau cải cúc có tính mát, rất an toàn và bổ dưỡng cho sức khỏe của mẹ và bé. Nếu mẹ vẫn chưa biết chế biến món gì ngon từ loại rau này thì hãy cùng Góc của mẹ theo dõi nội dung tiếp theo nhé!

3.1. Canh cải cúc nấu thịt xay – món ngon tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Canh cải cúc nấu thịt xay
Canh cải cúc nấu thịt xay

Canh cải cúc nấu cùng thịt xay là món ăn thơm ngon, hấp dẫn và chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi. Không chỉ kích thích vị giác của mẹ mà còn có tác dụng tăng tiết sữa sau sinh hiệu quả. Mẹ nên chế biến món canh này vào những ngày hè nóng bức để giúp giải nhiệt cho cơ thể.

Nguyên liệu chuẩn bị rất đơn giản gồm 1 bó cải cúc, 2 lạng thịt xay, hành ngò và các loại gia vị thông dụng. Mẹ có thể thực hiện theo các bước sau để có một bát canh cải cúc thịt băm nóng hổi và ngon lành.

  • Bước 1: Rau cải cúc khi mua về mẹ hãy cắt bỏ phần gốc, nhặt lấy những cọng non và ngắt đoạn khoảng 2 đốt ngón tay. Đem rửa sạch rau và để ráo nước.
  • Bước 2: Mẹ ướp thịt xay cùng với muối, đường, bột ngọt và tiêu sao cho hợp khẩu vị.
  • Bước 3: Mẹ xào thịt đã ướp trong khoảng 5 phút để thịt săn lại. Sau đó đổ 1,5 lít nước vào nồi, đun đến khi sôi thì cho rau cải cúc vào nấu. Lúc này mẹ nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đợi đến khi nước sôi bùng lần nữa thì tắt bếp và rắc hành ngò lên. Vậy là món ăn đã hoàn thành, chúc mẹ sẽ có bữa cơm ngon miệng với canh cải cúc thịt băm nhé!

3.2. Rau cải cúc xào trứng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Rau cải cúc xào trứng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Rau cải cúc xào trứng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không và chế biến như thế nào để có món ăn hấp dẫn? Mẹ nên thử qua món rau cải cúc xào trứng rất dễ nấu và mang lại nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Chỉ cần một bó rau cải cúc, 2 quả trứng gà là mẹ có thể tiến hành chế biến rồi.

Cách thực hiện món ăn:

Bước 1: Mẹ rửa sạch cải cúc, để ráo nước rồi thái nhỏ.
Bước 2: Đập trứng gà và đánh cùng rau, thêm chút muối để món ăn đậm đà và vừa miệng hơn.
Bước 3: Sau đó mẹ chiên hỗn hợp cùng dầu nóng đến khi chín là có thể bày ra đĩa và thưởng thức. 

Mặc dù các công đoạn có vẻ rất đơn giản nhưng món ăn thì cực kỳ hấp dẫn và đưa cơm đấy nhé. Chúc mẹ thành công với món rau cải cúc xào trứng này.

3.3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cháo rau cải cúc giải cảm, sốt

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cháo rau cải cúc giải cảm, sốt
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cháo rau cải cúc giải cảm, sốt

Khi mang thai, mẹ không được dùng thuốc để trị cảm sốt vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Nhưng mẹ hoàn toàn có thể giải cảm, sốt bằng một liệu pháp thiên nhiên lành tính từ rau cải cúc. Từ xưa đến nay cháo rau cải cúc được biết đến với công dụng chữa trị cảm sốt cực kỳ hiệu quả. Các nguyên liệu cần chuẩn bị cũng không hề phức tạp, chỉ cần gạo và một bó rau cải cúc.

Cách thực hiện món ăn:

Bước 1: Mẹ hãy rửa sạch rau cải cúc, cắt thành từng khúc vừa ăn và đặt ở đáy tô.

Bước 2: Sau đó đổ cháo đã nấu chín vào tô, đợi trong vòng 5-10 phút rồi trộn đều rau lên để thưởng thức. 

Mẹ nên ăn khoảng 2-3 lần một ngày để trị cảm sốt dứt điểm mà không cần dùng thuốc.

3.4. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn canh cá thát lát viên nấu rau tần ô giúp tăng cường sức đề kháng

Trong tần ô có nhiều chất dinh dưỡng tốt cùng hàm lượng chất xơ rất cao, giúp mẹ cải thiện sức khỏe và sức đề kháng. Để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể thử chế biến canh cá thát lát viên nấu rau tần ô. Với món ăn này, mẹ cần chuẩn bị khoảng 200 gr cá thác lác, 500 gr rau cải cúc và một số loại gia vị.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn canh cá thát lát viên nấu rau tần ô giúp tăng cường sức đề kháng
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn canh cá thát lát viên nấu rau tần ô giúp tăng cường sức đề kháng

Cách thực hiện món ăn: 

Bước 1: Mẹ cắt bóc gốc tần ô già, nhặt lấy những lá non rồi đem rửa sạch.
Bước 2: Cá thác lác ướp cùng 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm và tiêu. Mẹ lưu ý là phải trộn và quết thật đều tay để cá được dai.
Bước 3: Sau đó mẹ đun sôi nước, viên cá thành những miếng nhỏ vừa ăn và thả vào nồi đến khi cá nổi lên.
Bước 4: Mẹ cho rau tần ô vào nấu cùng, nêm thêm gia vị cho vừa ăn là có thể thưởng thức.

4. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn rau cải cúc

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không và nên ăn như thế nào để có tác dụng tốt nhất? Rau cải cúc sẽ chỉ mang đến những lợi ích tuyệt vời khi được sơ chế và chế biến đúng cách. Mẹ hãy “bỏ túi” ngay những điều cần lưu ý khi ăn rau cải cúc vào giai đoạn đầu thai kỳ nhé.

  • Cải cúc được biết đến là một loại rau rất lành tính và an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nếu ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Vì vậy mẹ nên ăn vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng nhé.
  • Mẹ nên rửa sạch rau cải cúc bằng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy để đảm bảo vệ sinh. Đây là sản phẩm an toàn và lành tính có nguồn gốc từ dừa với hiệu quả làm sạch cao dùng cho cả thực phẩm hàng ngày của gia đình. Đặc biệt bảo vệ tối đa sức khỏe dành cho mẹ tham khảo nhé!
Ưu đãi chỉ có TẠI ĐÂY
  •  Sau khi rửa, mẹ nên để ráo nước rồi cho vào túi sạch và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Phần cải cúc non khi được nấu chín sẽ có vị ngọt và mùi thơm, giúp mẹ có thể ăn uống ngon miệng hơn. Vì vậy trước khi chế biến mẹ nên lấy ra rửa lại lần nữa rồi cắt gốc, nhặt lá sâu hoặc đã già. 
  • Mẹ có thể cắt thân cải cúc thành khúc vừa ăn và chế biến những công thức món ăn hàng ngày.
  • Tinh dầu rong rau cải cúc có tác dụng trị ho rất tốt nhưng cũng dễ bay hơi. Vì vậy, mẹ lưu ý khi chế biến thì nên xào nấu với lửa to và không nên nấu quá lâu.

Dù mới 3 tháng đầu thai kỳ những có nhiều bố mẹ đã bắt đầu chọn tên cho bé yêu nhà mình, một trong số đó là tên bé trai tiếng Trung. Để biết tên đó có thực sự phù hợp với bé hay không, mời bố mẹ tham khảo cách chấm điểm tên con 2022 từ Góc của mẹ nhé!

Bài viết trên đây Góc của mẹ đã giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Mẹ cũng đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo trong Góc của mẹ để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Các bài viết mà các mẹ có thể quan tâm:

Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không?

Mang thai 3 tháng đầu có ăn được dâu tây?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó rau xanh là nhóm thực phẩm quan trọng hàng đầu dành cho mẹ bầu. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Rau mồng tơi mang đến cho mẹ và thai nhi những lợi ích gì? Nếu đây là những câu hỏi mẹ đang thắc mắc, đừng bỏ lỡ những chia sẻ được Góc của mẹ tiết lộ ngay sau đây!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không?

Rau mồng tơi chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa rất dồi dào, cụ thể như chất xơ, carbohydrate, vitamin C, sắt, axit folic, canxi, photpho, vitamin A… Những chất này giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh, có nhiều năng lượng, ngăn ngừa thiếu máu và tình trạng táo bón. Đặc biệt, thành phần sắt và axit folic trong rau mồng tơi giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi.

Rau mồng tơi tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
Rau mồng tơi tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi

Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Với những lý do được tiết lộ trên đây, mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi để thanh nhiệt, giải độc, bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn 2 – 3 lần rau mồng tơi mỗi tuần và tiêu thụ tối đa 100g một ngày để hấp thu được đầy đủ dưỡng chất.

Thành phần dinh dưỡng có trong rau mồng tơi cụ thể như sau:

Dưỡng chất Hàm lượng Lợi ích
Chất xơ 2.5g Ngăn ngừa táo bón, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả
Carbohydrate 1.4g Bổ sung đầy đủ năng lượng cho cơ thể mẹ bầu 
Vitamin C 72mg Tăng cường sức đề kháng và giúp da đẹp hơn
Canxi 176mg Ngăn ngừa loãng xương sau sinh, giúp hệ xương của thai nhi hình thành và phát triển tốt
Photpho 34mg Hỗ trợ quá trình hấp thu canxi được diễn ra tốt hơn
Sắt 1.6mg Ngăn ngừa thiếu máu

Mẹ tham khảo thêm: Top 11 những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia

2. Lợi ích của rau mồng tơi với mẹ bầu 3 tháng đầu?

2.1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi giúp trị táo bón

Ngăn ngừa táo bón chính là lợi ích tuyệt vời nhất của rau mồng tơi đối với mẹ bầu
Ngăn ngừa táo bón chính là lợi ích tuyệt vời nhất của rau mồng tơi đối với mẹ bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Trong tam cá nguyệt đầu tiên, hormone sinh dục nữ có nhiều biến động, dẫn đến hiện tượng táo bón. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn. Hàm lượng chất xơ và chất nhầy trong loại rau này sẽ kích thích nhu động ruột, nâng cao chức năng của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi tăng cường sức đề kháng

Mẹ duy trì ăn rau mồng tơi thường xuyên sẽ có sức đề kháng rất tốt
Mẹ duy trì ăn rau mồng tơi thường xuyên sẽ có sức đề kháng rất tốt

Trong thời kỳ đầu mang thai, sức đề kháng của mẹ bị suy giảm, nguy cơ mắc ho, sốt, cảm cúm cao hơn bình thường. Với hàm lượng vitamin C dồi dào, rau mồng tơi giúp mẹ tăng cường kháng thể, giảm bớt mệt mỏi do tình trạng ốm nghén gây ra.

2.3. Mẹ ăn rau mồng tơi giảm lượng cholesterol trong máu

Chất nhầy của rau mồng tơi có chức năng đào thải cholesterol xấu
Chất nhầy của rau mồng tơi có chức năng đào thải cholesterol xấu

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ thường có thói quen ít vận động, bên cạnh đó, sự thay đổi của hormone thai kỳ cùng chế độ ăn uống chưa hợp lý sẽ khiến mỡ tích tụ trong máu nhiều hơn. Lúc này, chất nhầy trong rau mồng tơi sẽ có chức năng hấp thụ và đào thải cholesterol xấu. Nhờ đó, huyết áp và cân nặng của mẹ bầu sẽ được ổn định ở mức hợp lý.

2.4. Rau mồng tơi giúp ngăn ngừa ung thư, cải thiện thị lực

Hàm lượng vitamin A trong rau mồng tơi giúp mẹ cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng vitamin A trong rau mồng tơi giúp mẹ cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư

Bầu 3 tháng đầu có được ăn rau mồng tơi không? Khi mẹ duy trì ăn rau mồng tơi thường xuyên, lượng vitamin A trong loại rau này sẽ giúp mẹ cải thiện thị lực, ức chế sự phát triển của các gốc tự do, qua đó ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

2.5. Ăn rau mồng tơi cải thiện làn da mẹ bầu 3 tháng đầu

Rau mồng tơi giàu vitamin C, mang đến nhiều lợi ích cho làn da của mẹ
Rau mồng tơi giàu vitamin C, mang đến nhiều lợi ích cho làn da của mẹ

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, làn da của mẹ bầu xuất hiện nhiều “hạn chế” như nám, sạm, da không đều màu, mụn… do sự thay đổi của nội tiết tố. Rau mồng tơi với lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào sẽ kích thích khí huyết lưu thông, tăng sản xuất collagen, mang đến cho mẹ bầu làn da mịn màng và sạch mụn.

Ngoài việc nghiên cứu kỹ chế độ ăn của mẹ thì ở tháng thứ 3 của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên con trai, đặt tên con gái năm 2022. Để chọn được tên hay, độc lạ, đáng yêu cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!

Mời mẹ xem thêm: Đặt tên con hợp tuổi bố mẹ với 100+ tên cho bé cực hay và ý nghĩa

3. Lợi ích của rau mồng tơi với thai nhi 3 tháng đầu?

Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Đây là loại rau giàu dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu vừa mang đến cho thai nhi nhiều lợi ích vượt trội. Cụ thể như sau:

3.1. Rau mồng tơi giúp bổ sung lượng canxi cần thiết cho thai nhi

Hàm lượng canxi trong rau mồng tơi rất cao, tốt cho sự hình thành xương của thai nhi
Hàm lượng canxi trong rau mồng tơi rất cao, tốt cho sự hình thành xương của thai nhi

Theo nghiên cứu, trong 100g rau mồng tơi chứa 176mg canxi, chiếm đến ¼ nhu cầu canxi cần thiết cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vì thế, mẹ duy trì tiêu thụ rau mồng tơi ở giai đoạn này sẽ rất tốt cho quá trình hình thành hệ xương của thai nhi. Đồng thời loại rau này còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng còi xương, dị dạng xương, thiếu hụt canxi sau sinh.

3.2. Rau mồng tơi bổ sung sắt giúp ngừa dị tật ở thai nhi

Các dưỡng chất trong rau mồng tơi giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi
Các dưỡng chất trong rau mồng tơi giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

Hàm lượng sắt và axit folic trong rau mồng tơi rất cao, giúp tăng cường lượng máu từ mẹ dẫn đến thai nhi. Đặc biệt, chất axit folic trong loại rau này có tác dụng phòng ngừa dị tật thai nhi liên quan đến ống thần kinh và não bộ.

4. Gợi ý món ngon từ rau mồng tơi cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Trên thực tế, mẹ hoàn toàn có thể thưởng thức những món ăn chế biến từ rau mồng tơi, tuy nhiên chỉ dùng với lượng vừa đủ mẹ nhé!

4.1. Canh cua mồng tơi mướp – Món ngon tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Canh cua mồng tơi mướp là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Canh cua mồng tơi mướp là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Canh cua mồng tơi mướp là một món canh rất ngon, giàu dinh dưỡng và dễ ăn, giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể mẹ và bé.

Mẹ cần chuẩn bị: 300g cua đồng, 200g rau mồng tơi, 200g mướp, gia vị.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ lột mai và bỏ phần yếm của cua đồng, sau đó rửa sạch, tách phần gạch cua ra một chiếc bát nhỏ.
  • Mẹ cho cua đã sơ chế cùng 200ml nước vào máy xay để xay nhuyễn, sau đó dùng rây lọc bỏ phần xác, giữ lại nước cua.
  • Rau mồng tơi mẹ nhặt lấy phần ngọn và lá non, rửa sạch rồi để ráo, thái khúc vừa ăn.
  • Mướp mẹ rửa sạch, bỏ vỏ rồi thái miếng vừa ăn.
  • Mẹ đun sôi 500ml nước, cho phần nước riêu và gạch cua vào rồi đun tiếp khoảng 10 phút. Khi thấy nước sôi và nổi bọt, mẹ vớt riêu cua ra bát để riêng.
  • Mẹ cho mướp vào nồi, đun khoảng 5 phút rồi cho thêm rau mồng tơi, đến khi nồi canh sôi đều, mẹ cho riêu tảng vào nồi, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
  • Món canh cua mồng tơi mướp mẹ cần thưởng thức ngay khi còn nóng.

4.2. Canh mồng tơi nấu ngao cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Canh mồng tơi nấu ngao là món canh có mùi vị thơm ngon, thanh mát, có chức năng giải nhiệt hiệu quả. Bên cạnh đó, món ăn này còn bổ sung cho mẹ bầu và thai nhi một lượng sắt và canxi cần thiết.

Món canh mồng tơi nấu ngao giàu dinh dưỡng, giúp mẹ thanh nhiệt giải độc
Món canh mồng tơi nấu ngao giàu dinh dưỡng, giúp mẹ thanh nhiệt giải độc

Mẹ cần chuẩn bị: 300g mồng tơi, 500g ngao, gia vị.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ ngâm ngao trong nước khoảng 2 giờ đồng hồ, nhớ thêm vài lát ớt để loại bỏ sạch cát trong ngao, sau đó vớt ra để ráo.
  • Mẹ đun sôi 500ml nước, thêm 1 muỗng cà phê muối rồi cho ngao vào luộc. Khi ngao mở miệng, mẹ vớt ngao ra rổ để ráo nước, tách thịt ngao ra một chiếc bát riêng.
  • Với phần nước luộc ngao, mẹ để yên cho lắng cặn sau đó đổ từ từ phần nước trong ra một chiếc bát lớn, loại bỏ phần cặn.
  • Mẹ rửa sạch rau mồng tơi, để ráo sau đó thái khúc vừa ăn.
  • Mẹ đổ nước luộc ngao vào nồi rồi đun sôi, thêm phần thịt ngao và đun tiếp khoảng 3 phút rồi cho rau mồng tơi vào.
  • Đến khi canh sôi đều, mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

4.3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn canh rau mồng tơi nấu tép

Canh rau mồng tơi nấu tép giúp mẹ bầu thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi do ốm nghén gây ra.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn canh rau mồng tơi nấu tép
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn canh rau mồng tơi nấu tép

Mẹ cần chuẩn bị: 200g mồng tơi, 100g tép, hành lá, gia vị.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Rau mồng tơi mẹ rửa bằng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy, vớt ra để ráo rồi thái khúc vừa ăn.
  • Mẹ rửa sạch hành lá, thái nhỏ.
  • Mẹ bỏ phần đầu của tép sau đó rửa sạch, vớt ra để ráo rồi cho tép vào một chiếc bát, nêm thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng hạt tiêu xay, hành lá.
  • Mẹ đun sôi 500ml nước, sau đó cho tép vào nấu chín, sau khoảng 5 phút, mẹ cho thêm rau mồng tơi vào, chờ sôi đều, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.

4.4. Phụ nữ bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi xào tỏi

Rau mồng tơi xào tỏi cung cấp cho mẹ bầu nhiều vitamin và khoáng chất, giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón, kích thích đường ruột hoạt động tốt hơn.

Rau mồng tơi xào tỏi giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả
Rau mồng tơi xào tỏi giúp mẹ bầu ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả

Mẹ cần chuẩn bị: 500g mồng tơi, 5 tép tỏi, gia vị.

Cùng vào bếp mẹ nhé!

  • Mẹ rửa sạch rau mồng tơi rồi vớt ra để ráo.
  • Tỏi mẹ lột bỏ vỏ, sau đó băm nhuyễn.
  • Mẹ làm nóng chảo rồi cho 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng mẹ cho tỏi băm nhuyễn vào.
  • Khi tỏi chuyển màu hơi vàng, mẹ cho rau mồng tơi vào xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

5. Lưu ý dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn rau mồng tơi

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nếu mẹ lựa chọn bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn hàng ngày, hãy lưu ý những thông tin sau đây:

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không? Khi ăn rau mồng tơi, mẹ nhớ rửa rau thật kỹ với nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Sản phẩm này có chứa Alkyldiaminoethyglycine Hydrochloride Solution – thành phần làm sạch an toàn, lành tính đến mức rửa sạch được cả rau quả ăn hàng ngày.
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn tuyệt đối với các thành phần vượt trội
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy an toàn tuyệt đối với các thành phần vượt trội
  • Mẹ tránh kết hợp rau mồng tơi cùng thịt bò, vì hai loại thực phẩm này khi nấu cùng nhau sẽ làm mất công dụng nhuận tràng, khiến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa kém hiệu quả.
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu không ăn rau mồng tơi sống để tránh đầy bụng, khó tiêu do chất nhờn của loại rau này gây ra. Hơn nữa, ăn rau mồng tơi chín sẽ giúp mẹ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Rau mồng tơi sở hữu hàm lượng lớn nitrat, khi để lâu sẽ phân hủy thành nitrite – chất này làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Vì thế, với những món ăn chế biến từ rau mồng tơi, mẹ nên thưởng thức ngay, tránh để qua đêm.
  • Rau mồng tơi nấu rất nhanh chín, do đó, mẹ không nên đun sôi quá lâu làm chất dinh dưỡng bị hao hụt trong quá trình bay hơi.

Mẹ tham khảo thêm:

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh?

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

6. Trường hợp mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn rau mồng tơi

Bầu 3 tháng đầu có được ăn rau mồng tơi không? Nếu mẹ thuộc các trường hợp sau đây, hãy “loại bỏ” rau mồng tơi ra khỏi thực đơn hàng ngày mẹ nhé!

6.1. Mẹ bầu bị sỏi thận

Mẹ có tiền sử bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi
Mẹ có tiền sử bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi

Hàm lượng chất axit oxalic và purin trong rau mồng tơi rất cao. Mẹ tiêu thụ quá nhiều loại rau này khiến nồng độ canxi oxalat trong nước tiểu tăng nhanh, dẫn đến sự hình thành của sỏi thận. Vì thế, mẹ bầu có tiền sử bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

6.2. Mẹ bầu bị tiêu chảy

Rau mồng tơi khiến tình trạng tiêu chảy của mẹ bầu kéo dài lâu hơn
Rau mồng tơi khiến tình trạng tiêu chảy của mẹ bầu kéo dài lâu hơn

Rau mồng tơi có tính mát và khả năng nhuận tràng tốt. Do đó, khi mẹ bầu đang bị tiêu chảy không nên tiêu thụ loại rau này để tránh tình trạng đi ngoài kéo dài lâu hơn.

6.3. Mẹ bầu bị đau dạ dày

Mẹ đau dạ dày ăn nhiều rau mồng tơi ảnh hưởng đến chức năng co bóp của cơ quan này
Mẹ đau dạ dày ăn nhiều rau mồng tơi ảnh hưởng đến chức năng co bóp của cơ quan này

Hàm lượng chất xơ trong rau mồng tơi rất cao, mẹ bầu bị dạ dày ăn nhiều loại rau này sẽ làm giảm chức năng chuyển hóa chất xơ, khiến quá trình co bóp của dạ dày kém đi.

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp mẹ hết băn khoăn và lo lắng về việc bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không. Qua đó mang đến cho mẹ sự yên tâm tuyệt đối khi bổ sung loại rau giàu dinh dưỡng này vào thực đơn hàng ngày. Mẹ hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều kiến thức thai sản hữu ích mẹ nhé!

Đọc thêm:

Bầu 3 tháng đầu ăn mận được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn vú sữa được không?

Măng cụt là một loại trái cây có vị chua ngọt rất hấp dẫn được nhiều người yêu thích và mẹ bầu cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không có lẽ là thắc mắc của phần lớn mẹ bầu hiện nay. Nỗi băn khoăn của mẹ sẽ được giải đáp ngay đây, theo dõi bài viết sau đây mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không mẹ nhỉ

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, thai nhi đang trong quá trình hình thành hệ thần kinh và các bộ phận trong cơ thể. Lúc này, các mẹ sẽ cực kỳ lo lắng cho sức khỏe của con nên rất quan trọng đến chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ băn khoăn là bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không, có tốt cho con hay không?

Mẹ đừng lo lắng quá nhé, ăn măng cụt ở giai đoạn 3 tháng đầu với lượng vừa phải sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của mẹ và bé đó ạ. Góc của mẹ sẽ “điểm danh” một số lợi ích tuyệt vời mà măng cụt mang lại, mẹ tham khảo ngay nhé!

Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không mẹ nhỉ
Măng cụt sở hữu nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi

1.1. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Đối với mẹ, sức khỏe của con yêu luôn là ưu tiên hàng đầu nên mẹ làm gì hay ăn gì cũng đều nghĩ cho con đầu tiên. Nhưng mẹ đừng lo nhé, ăn măng cụt trong giai đoạn 3 tháng đầu là cực kỳ an toàn. Vì trong măng cụt có chứa một lượng lớn folate, chất này góp phần rất lớn trong việc bảo vệ bé yêu của mẹ khỏi dị tật bẩm sinh cũng như tránh những tổn thương di truyền như dị tật tim, liệt chi, thiểu năng trí tuệ,.. đó ạ!

ăn măng cụt trong giai đoạn 3 tháng đầu là cực kỳ an toàn
Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ

1.2. Kích thích sự phát triển của thai nhi

Măng cụt là một nguồn cung cấp mangan cực kỳ dồi dào – đây là một thành phần rất cần thiết góp phần hình thành sụn và hệ xương cho thai nhi. Chỉ cần 1 quả măng cụt mỗi ngày, mẹ đã có thể dung nạp khoảng 0.2mg mangan rồi đấy, thật tuyệt đúng không mẹ nhỉ! Đồng thời, măng cụt còn có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ cả hai mẹ con khỏi các vấn đề về tổn thương tế bào nữa đó ạ.

Để bé có thể được phát triển một cách tốt nhất, mẹ hãy luôn giữ tâm trạng thư giản, thoải mái, nghe những bài nhạc không lời nhẹ nhàng và thường xuyên nói chuyện với bé để kích thích não bộ của bé phát triển mẹ nhé!

Măng cụt là một nguồn cung cấp mangan cực kỳ dồi dào
Kích thích sự phát triển của thai nhi

1.3. Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Quá trình mang thai có thể khiến mẹ gặp đôi chút khó khăn về vấn đề sức khỏe. Mẹ sẽ thường phải đối mặt với một số tình trạng như nhiễm trùng, ho, đau họng, dễ cảm lạnh khi thời tiết thay đổi.

Mẹ đừng lo nhé, măng cụt sẽ cứu mẹ ngay đây. Thành phần vitamin C dồi dào có trong măng cụt hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng cũng như giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng ở mẹ bầu, tránh gây ảnh hưởng đến bé yêu của mẹ. Không dừng lại ở đó, vitamin còn giúp sản xuất collagen trong cơ thể, làm tăng độ đàn hồi của da giúp mẹ dễ dàng thích nghi với thai nhi đang phát triển trong thai kỳ đó mẹ ơi!

vitamin C dồi dào có trong măng cụt hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng
Tăng hệ miễn dịch

1.4. Ngăn ngừa ung thư

Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không? Theo một nghiên cứu của Malaysia chỉ ra rằng, chất xanthones có vỏ măng cụt có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể mẹ bầu.

Lúc này, Góc của mẹ nghĩ rằng mẹ sẽ rất bất ngờ về điều này, và sẽ thắc mắc là “ Vỏ măng cụt mà lại có thể ăn được?”. Ăn được đó mẹ ạ, nhưng mẹ không nên ăn vỏ măng cụt tươi mà hãy đem phơi khô. Góc của mẹ mách mẹ một mẹo nhỏ là sau khi phơi khô vỏ măng cụt, mẹ lấy khoảng 7 vỏ măng cụt khô cho vào nồi đất chứa nước đã đun sôi, đậy kín đến khi nước sẫm màu thì đem uống. Mẹ nên uống mỗi ngày để thấy được hiệu quả mẹ nhé!

mẹ không nên ăn vỏ măng cụt tươi mà hãy đem phơi khô
Vỏ măng cụt có tác dụng hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư

1.5. Hạn chế bệnh tiểu đường

Khi mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu, nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng lên và gây nguy cơ về tiểu đường, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp và các loại bệnh lý nguy hiểm khác,.. 

Nhưng mẹ đừng lo lắng nhé! Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, măng cụt là một phương thuốc tự nhiên với đặc tính chống oxy hóa giúp mẹ đẩy lùi được nhiều bệnh gây hại cho sức khỏe. Đặc  biệt, ăn măng cụt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hiệu quả và bảo vệ mẹ khỏi những tác hại nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai. Mẹ hãy ăn măng cụt ngay nhé!

1.6. Hỗ trợ điều trị trầm cảm thai kỳ

Măng cụt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm thai kỳ
Măng cụt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm thai kỳ

Sự tăng giảm của hormone trong thai kỳ thường khiến mẹ căng thẳng, mệt mỏi và khó chịu, dễ dẫn đến hiện tượng trầm cảm. Để có thể phòng ngừa và khắc phục được tình trạng này, mẹ nên ăn măng cụt thường xuyên.

Lúc này axit tryptophan có trong măng cụt liên kết với serotonin trong hệ thần kinh giúp tâm trạng mẹ bầu thư thái, khỏe khoắn hơn. Đồng thời, loại trái cây này sẽ giúp mẹ giảm thiểu những căng thẳng, mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố và tâm sinh lý khi mang thai.

2.Thành phần dinh dưỡng có trong măng cụt

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không? Hoàn toàn có thể vì măng cụt cung cấp nhiều dưỡng chất cực kỳ cần thiết cho mẹ và bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy trong măng cụt chứa những chất gì mà lại cần thiết như vậy? Góc của mẹ sẽ liệt kê chi tiết thành phần dinh dưỡng có trong một quả măng cụt để mẹ tham khảo nhé

Thành phần Hàm lượng
Calo 143
Chất béo 1.1g
Natri  13.7mg
Carbohydrate 35g
Chất xơ 3.5g
Chất đạm 0.8g
Folate 61g
Mangan 0.2mg

Như mẹ thấy đó, măng cụt chứa dồi dào những dưỡng chất vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ hãy bổ sung măng cụt mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ nhé. Còn nhiều điều hấp dẫn phía sau, mẹ xem tiếp phần tiếp theo nhé! 

Măng cụt làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao ở mẹ bầu
Măng cụt làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao ở mẹ bầu

3. Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng khi ăn măng cụt

Đến đây, chắc hẳn mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không?” rồi đúng không ạ. Loại thực phẩm nào cũng có mặt lợi và mặt hại, do đó khi ăn măng cụt mẹ chú ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ nhé!

  • Tuy măng cụt có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng mẹ cần nhớ là không phải ăn nhiều là tốt. Để tránh những tác dụng phụ khi ăn măng cụt, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều, khoảng 2-3 quả một ngày thôi mẹ nhé
  • Nếu mẹ bầu mắc chứng bệnh đa hồng cầu thì không nên ăn măng cụt nhé, vì măng cụt có thể làm tăng khối lượng hồng cầu, làm cho căn bệnh sẽ biến chuyển theo hướng xấu hơn đó ạ.
  • Măng cụt tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng thành phần xanthones có trong măng cụt có thế gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên đó ạ. Do đó, mẹ nên hạn chế ăn trong giai đoạn cuối thai kỳ vì nó có thể khiến mẹ mất máu quá nhiều khi sinh nở đó ạ. Lưu ý mẹ nhé!
Mẹ có tiền sử bị dạ dày và tiểu đường không nên ăn nhiều măng cụt
Mẹ có tiền sử bị dạ dày và tiểu đường không nên ăn nhiều măng cụt
  • Mẹ bị bệnh thận, tim không nên ăn măng cụt: Khi mẹ mắc các bệnh về tim và thận thì việc phải điều trị bằng phương pháp hóa trị là một điều tất yếu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị hóa trị.

4. Mẹo chọn măng cụt ngon ngọt, hạt lép cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ đã biết cách lựa chọn măng cụt sao cho tươi ngon chưa ạ? Góc của mẹ đưa ra một vài mẹo về cách lựa măng cụt thơm để mẹ tham khảo và chọn những quả tươi ngon nhất cho gia đình mình mẹ nhé!

  • Mẹ nên chọn những quả măng cụt có kích thước vừa hoặc nhỏ vì những quả này sẽ nhiều múi và ít hạt hơn, không nên ham quả to đâu nhé, vì chúng sẽ ít múi và không ngon.
  • Mẹ hãy chọn những quả có những vệt mủ vàng bám ở ngoài vỏ, tuy trông có vẻ xấu xí, không đẹp mắt nhưng đây là một trong những dấu hiệu cho biết quả măng cụt đó rất ngọt đó ạ. 
  • Mẹ chọn những quả có núm màu xanh vì đây là những quả vừa mới được hái, vẫn còn tươi xanh.  Mẹ cần nhớ là không nên lựa chọn những quả có cuống thâm đen hoặc khô héo vì những quả này có thể đã bị kích thích cho chín chín nhanh. Do đó, ăn có vị rất nhạt và chua. 
một vài mẹo về cách lựa măng cụt thơm để mẹ tham khảo
Mẹo chọn măng cụt ngon ngọt, hạt lép cho mẹ bầu 3 tháng đầu
  • Một quả măng cụt tươi ngon nhất thường có màu tím đậm và tương đối chắc chắn. Đảm bảo rằng cuống trên cùng (đài hoa) còn nguyên vẹn và có hình bông hoa nhô lên ở phía dưới.
  • Khi mua măng cụt về, mẹ nên ăn chúng càng sớm càng tốt vì quả chỉ tươi trong khoảng 2-3 ngày. Nếu để quá lâu thì măng cụt sẽ bị khô héo và mất nhiều chất dinh dưỡng đó ạ. Nếu mẹ mua quá nhiều thì mẹ có thể để ngăn mát tủ lạnh để ăn dần vì tủ lạnh sẽ bảo quản trái cây được lâu hơn. Tuy nhiên, ăn quả tươi vẫn là tốt nhất. Mẹ hãy mua vừa đủ theo khẩu phần ăn của gia đình và ăn khi còn tươi ngon mẹ nhé!
  • Đáy quả: Thông thường, bên dưới đáy của măng cụt sẽ có một bông hoa nhỏ, số cánh hoa này sẽ tương đương với số múi của quả. Để không chọn phải quả ít múi, múi lép thì mẹ nên chọn loại có nhiều cánh hoa là được.

  • Kiểm tra độ chín: Để chọn được loại măng cụt ngon thì mẹ có thể kiểm tra độ chín của quả. Mẹ dùng tay ấn vào vỏ quả để kiểm tra măng, ấn đều xung quanh quả và thấy quả nào dễ ấn, mềm đều thì đó là quả chín, không bị hỏng. Còn nếu ấn vào thấy cứng thì có nghĩa là quả đó chưa chín. Nếu thấy chỗ mềm chỗ cứng hoặc cứng đến mức không ấn được thì rất có thể vị trí đó đã bị côn trùng đốt.

Chào con đến với bố mẹ – Ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt, khăn khô và Giảm 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé, dành riêng cho khách hàng mới của Mamamy

6. Món ngon từ măng cụt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

6.1. Sinh tố măng cụt

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 4 quả măng cụt

  •  ½ quả chanh

  • Mật ong

  • Đường

  • Đá bào

Sinh tố măng cụt là món ăn bổ dưỡng, dễ làm cho mẹ
Sinh tố măng cụt là món ăn bổ dưỡng, dễ làm cho mẹ

Cùng bắt tay vào làm thôi mẹ ơi!:

  • Bước 1: Rửa sạch măng cụt, bỏ vỏ lấy thịt.

  • Bước 2: Cắt đôi chanh, bỏ hạt rồi vắt lấy nước.

  • Bước 3: Cho măng cụt, đường, nước cốt chanh, mật ong vào máy xay sinh tố xay trong 2 phút. Mẹ điều chỉnh lượng đường và mật ong điều chỉnh theo ý thích, nếu mẹ thích uống ngọt thì bỏ nhiều hơn 1 tí.

  • Bước 4: Cho thêm đá bào vào xay cùng cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Nếu mẹ không thích uống đá, có thể bỏ qua bước này, rót sinh tố vào ly để vào tủ lạnh trong 1 tiếng rồi thưởng thức.

6.2. Chè măng cụt

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 400g măng cụt

  • 80g đường nâu

  • 7 lá dứa

  • 50g bột năng

  • 150ml nước cốt dừa

  • 200ml nước lọc

Chè măng cụt giúp cấp nước cho cơ thể mẹ
Chè măng cụt giúp cấp nước cho cơ thể mẹ

Cùng bắt tay vào làm thôi mẹ ơi!

  • Bước 1: Rửa sạch và cắt nhỏ lá dứa, xay nhuyễn với 100ml nước lọc trong máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước cốt.

  • Bước 2: Nấu nước cốt dừa, nước cốt lá dứa, 100ml nước lọc, đường với lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi sôi thì tắt bếp.

  • Bước 3: Rửa sạch, bỏ vỏ măng cụt, tách thành từng múi lăn qua bột năng cho đều.

  • Bước 4: Đun nước sôi rồi bỏ măng cụt vào nấu cho đến khi thấy măng cụt nổi lên, lớp bột ở ngoài đã trong thì vớt ra.

  • Bước 5: Cho măng cụt vào tô đá lạnh để măng cụt giữ được độ giòn, ngon.

  • Bước 6: Cho măng cụt và hỗn hợp nước cốt dừa vào tô là hoàn thành món chè măng cụt thơm mát, có thể dùng thêm đá hoặc để ngăn mát tủ lạnh tùy sở thích.

6.3. Gỏi gà măng cụt

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 500g gà ta

  • 1kg măng cụt

  • 50g rau răm, húng quế

  • 100g đậu phộng

  • 2 trái ớt

  • 2 củ hành tím

  • 1 quả chanh

  • 3 củ tỏi

  • Nước mắm, giấm, đường

Gỏi măng cụt bổ sung nhiều dưỡng chất cho mẹ
Gỏi măng cụt bổ sung nhiều dưỡng chất cho mẹ

Cùng bắt tay vào làm thôi mẹ ơi!

  • Bước 1: Ngâm măng cụt với nước muối loãng, gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh tròn hình hoa rồi ngâm vào hỗn hợp nửa muỗng canh giấm, 1 lít nước, nửa muỗng canh đường.

  • Bước 2: Mẹ rửa sạch gà, cho vào nồi, châm nước ngập mặt, thêm vào 2 củ hành tím rồi luộc trong 20 phút.

  • Bước 3: Mẹ băm nhuyễn tỏi và ớt.

  • Bước 4: Mẹ rang chín đậu phộng sau đó bóc vỏ, giã cho dập.

  • Bước 5: Rửa sạch, xắt nhỏ rau răm, húng quế:

  • Bước 6: Hòa 3 muỗng đường với nước cốt chanh, khuấy thật đều tay cho đường tan hết. Cho thêm tỏi, ớt băm, nước mắm vào rồi trộn đều để pha nước mắm chua ngọt.

  • Bước 7: Trộn chung măng cụt với nước mắm, đậu phộng, gà xé, húng quế, rau răm trong khoảng 5 phút cho gia vị thấm đều là hoàn thành món gỏi.

6.4. Salad măng cụt

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 1,5kg măng cụt

  • 200g tôm sú

  • 50g rau xà lách

  • 1 nhánh húng lủi

  • 3 muỗng canh Mayonnaise

  • 2 muỗng canh sữa đặc có đường

  • 20g bột chiên giòn

  • 1 hộp sữa chua dâu

  • 1/2 muỗng cà phê muối

  • 10 muỗng canh dầu ăn

Salad măng cụt giúp mẹ bổ sung thêm chất xơ, tốt cho sức khỏe
Salad măng cụt giúp mẹ bổ sung thêm chất xơ, tốt cho sức khỏe

Cùng bắt tay vào làm thôi mẹ ơi!

  • Bước 1: Rửa sạch măng cụt, bỏ vỏ, tách thành từng múi, bỏ cùi.

  • Bước 2: Lột vỏ tôm sú, chẻ đôi chừa phần đuôi, rửa sạch với nước muối loãng.

  • Bước 3: Nhặt rau húng lủi, xà lách, bỏ phần hư héo rồi rửa sạch.

  • Bước 4: Tách từng lá xà lách, cắt nhỏ rau húng lủi.

  • Bước 5: Trộn tôm với 20g bột chiên giòn để ướp bột cho ngấm đều.

  • Bước 6: Bắc chảo lên, cho 10 muỗng canh dầu ăn, đến khi dầu sôi cho tôm vào chiên trong 2 – 3 phút thì vớt ra để vào tô có lót sẵn giấy thấm dầu.

  • Bước 7: Khuấy đều hỗn hợp mayonnaise, sữa đặc, sữa chua dâu, muối đến khi hòa quyện hoàn toàn để làm nước sốt.

  • Bước 8: Cho húng lủi, măng cụt vào nước sốt, trộn đều.

  • Bước 9: Bày xà lách ra đĩa, cho măng cụt lên trên, đặt tôm xung quanh là mẹ đã hoàn tất món salad bổ dưỡng.

Vậy là qua bài viết trên, chắc hẳn mẹ cũng đã giải đáp được câu hỏi bầu 3 tháng ăn măng cụt được không rồi phải không? Ngoài bổ sung kiến thức về sức khỏe, mẹ cũng cần tìm hiểu về các sản phẩm tốt cho con yêu. Chương trình Chào con đến với bố mẹ đem đến cho mẹ các sản phẩm dành cho bé đảm bảo chất lượng với mức giá ưu đãi, đặc biệt là Set Tu ti Tu ti. Với 6 món sản phẩm “Tu ti tu ti” giúp bảo vệ bộ tiêu hóa của bé, không còn tiếng “ợ hơi” khó chịu, để bé được hưởng trọn vẹn giọt sữa non ngọt ngào của mẹ. 

Mamamy khuyến mãi
Chương trình Chào con đến với bố mẹ

Mẹ có thể tham khảo:

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tiên?

Sau sinh ăn dứa được không? Lưu ý quan trọng mẹ cần phải biết

Chuối là một trong những loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao cũng như vị ngọt thơm dễ chịu. Có những mẹ bầu “nghiền” loại trái cây này, thèm ơi là thèm nhưng lại lo lắng không biết bầu ba tháng đầu có nên ăn chuối không, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc xung quanh loại quả này. Kéo xuống đọc tiếp mẹ nhé!

1. Ăn chuối khi mang thai ba tháng đầu có được không?

Mẹ bầu có nên ăn chuối trong ba tháng đầu không?
Mẹ bầu có nên ăn chuối trong ba tháng đầu không?

Khi mang thai, mẹ cần bổ sung rất nhiều vitamin và trái cây chính là nguồn vitamin tươi đầy dưỡng chất mà cực an toàn. Chuối là một trong những loại quả được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu, đặc biệt là ba tháng đầu thai kỳ bởi chuối vô cùng giàu dưỡng chất và khoáng chất tốt cho cơ thể. 

Thành phần dinh dưỡng có trong khoảng 126g chuối:

Chất dinh dưỡng Giá trị Đơn vị tính
Năng lượng 66 g
Chất đạm 0.9 g
Chất béo 0.9 g
Tinh bột 0.3 g
Chất xơ 15 mg
Canxi 3 mg
Sắt  12 mg
Magie 0.5 mg
Mangan 27 mg
Photpho 0.31 mg
Natri 25 mg
Kali 17 mg
Kẽm 286 mg
Đồng 0.32 mg
Selen 150 mg
Vitamin C 1 mcg
Vitamin B1 6 mg
Vitamin B2 0.04 mg
Vitamin PP 0.07 mg
Vitamin PP 0.6 mg
Vitamin B5 0.334 mg
Vitamin B6 0.367 mg
Vitamin H 5.5 mcg
Folate 20 mcg
Beta – Carotene 26 mcg
Alpha- Carotene 25 mcg
Cholestrerol 0 mcg

Chuối quả thật là loại trái cây nhiều vitamin và khoáng chất mẹ nhỉ.. Theo các chuyên gia, với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt rất giàu Kẽm. Đây là thực phẩm lành tính, an toàn, bổ dưỡng mà mẹ bầu nên sử dụng trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều cũng không tốt đâu mẹ ơi! Mẹ chỉ nên bổ sung chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày với 1 lượng vừa phải (1-2 quả/ ngày) để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất nhé.

2. 5 lợi ích tuyệt vời từ việc ăn chuối khi mang thai

2.1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn chuối bổ sung Axit folic giảm nguy cơ sinh non

Bà bầu 3 tháng đầu ăn chuối bổ sung Axit folic giảm nguy cơ sinh non
Bà bầu 3 tháng đầu ăn chuối bổ sung Axit folic giảm nguy cơ sinh non

Axit folic (B9) chất vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là loại chất giúp duy trì sản sinh các tế bào mới, tránh những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư, có vai trò quan trọng trong phòng ngừa nguy cơ dị tật ở não và cột sống thai nhi. Trong 100g chuối có chứa 20 mcg B9, là thực phẩm bổ sung Acid folic vô cùng hữu hiệu dành cho mẹ bầu.

 2.2. Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn chuối giúp bổ sung canxi

Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn chuối giúp bổ sung canxi
Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn chuối giúp bổ sung canxi

Canxi một trong những chất quan trọng để duy trì sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Đối với thai nhi, canxi góp phần quan trọng trong hình thành và phát triển cấu trúc xương, răng. Còn với mẹ, canxi làm giảm nguy cơ tăng huyết áp,tiền sản giật và hạn chế nguy cơ sinh non. Bổ sung đầy đủ canxi từ các thực phẩm chức năng cũng như trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày còn giúp mẹ bầu thích nghi tốt hơn với thay đổi trong quá trình mang thai.

2.3. Ăn chuối giúp bổ sung sắt ngăn ngừa thiếu máu

Những lợi ích của việc ăn chuối đối với mẹ bầu
Những lợi ích của việc ăn chuối đối với mẹ bầu

Đều nằm trong những thành phần quan trọng không thể thiếu khi mang bầu, Sắt là một chất ngăn ngừa thiếu máu ở phụ nữ đang mang thai. Nhu cầu bổ sung sắt của phụ nữ khi mang thai là 60mg/ ngày. Vì vậy, chuối chín là thực phẩm chứa nhiều sắt, thích hợp thêm vào bữa ăn tráng miệng hoặc bữa ăn nhẹ hàng ngày và sử dụng kèm các thực phẩm chức năng bổ sung sắt khác.

2.4. Tăng chất xơ, cải thiện chứng táo bón ở bà bầu ba tháng đầu

Tăng chất xơ, cải thiện chứng táo bón ở bà bầu ba tháng đầu
Tăng chất xơ, cải thiện chứng táo bón ở bà bầu ba tháng đầu

Thời gian đầu mang thai, cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi dễ gặp một số dấu hiệu như: rụng tóc, đau lưng và táo bón. Táo bón là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai, đặc biệt là xuất hiện nhiều hơn khi thai dần phát triển và thời điểm mang thai ba tháng đầu. Để cải thiện tình trạng này. mẹ nên tích cực bổ sung nguồn chất xơ tự nhiên có từ hoa quả, rau củ tươi sống. Chuối là loại quả chứa nhiều Kali và chất xơ có tác dụng thúc đẩy đường tiêu hóa, giúp giảm thiểu chứng táo bón một cách hiệu quả. Bác sĩ khuyến khích mẹ bầu sử dụng 1 quả chuối trước mỗi bữa ăn 30 phút để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

2.5. Giúp ổn định huyết áp và phòng bệnh tiểu đường thai kỳ

Giúp ổn định huyết áp và phòng bệnh tiểu đường thai kỳ
Giúp ổn định huyết áp và phòng bệnh tiểu đường thai kỳ

Chuối là thực phẩm rất giàu Kali – một chất giúp làm giảm lượng natri trong cơ thể, có tác dụng ổn định huyết áp cho mẹ bầu. Kali tự nhiên trong chuối chính là liều thuốc cho tim mạch, giúp mẹ hạn chế những nguy cơ gây tiền sản giật, kiểm soát huyết áp, đảm bảo an toàn cho mẹ và phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ.

3. Lợi ích mẹ mang thai ba tháng đầu ăn chuối đối với thai nhi

3.1. Ăn chuối khi mang thai ba tháng đầu giúp tránh dị tật thai nhi

Ăn chuối khi mang thai ba tháng đầu giúp tránh dị tật thai nhi
Ăn chuối khi mang thai ba tháng đầu giúp tránh dị tật thai nhi

Ngoài những tác dụng đối với sức khỏe mẹ khi mang thai, chuối còn là thực phẩm vàng cho sức khỏe thai nhi, nhất là khi trong chuối chứa lượng lớn acid folic – chất vô cùng cần thiết cho sức khỏe béđể phòng tránh các dị tật liên quan đến cột sống. Ngoài ra, Vitamin B12, vitamin B6 hòa tan trong nước có trong chuối cũng cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương của em bé. Vitamin B6 giúp hình thành tế bào hồng cầu, kháng thể và các chất dẫn truyền thần kinh. Vitamin B12 lại cần thiết cho sự hình thành ống thần kinh và phát triển não bộ. Vì vậy, ăn chuối thường xuyên trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng có thể có lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé, tránh dị tật bẩm sinh.

3.2. Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi
Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi

Chuối còn chứa một lượng lớn Kali, vitamin C rất có lợi cho sức khỏe tim mạch không chỉ của mẹ mà còn của bé. Vitamin C có trong chuối trung bình cung cấp khoảng 10% nhu cầu vitamin C mỗi ngày. Đây là chất giúp cơ thể phục hồi và chữa lành các tổn thương, hỗ trợ sức khỏe não bộ cho bé yêu. Tuy là thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường nhưng đều ở mức cho phép. Mẹ sử dụng chuối đúng cách trong giai đoạn ba tháng đầu còn giúp thai nhi tránh được các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.

4. Gợi ý các món ngon từ chuối cho mẹ bầu ba tháng đầu

Với những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe nêu trên, mẹ tham khảo một vài ngón ngon lạ miệng từ chuối dưới đây để thêm phần phong phú trong thực đơn hàng ngày nhé!

4.1. Sinh tố chuối:

Mẹ cần chuẩn bị: 

  •  Chuối 2 trái
  •  Sữa chua 4 muỗng cà phê
  •  Đường 4 muỗng cà phê
  •  Mật ong 1 muỗng cà phê
  •  Sữa tươi 100 ml
Sinh tố chuối thơm ngon, bổ dưỡng
Sinh tố chuối thơm ngon, bổ dưỡng

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Mẹ lột vỏ chuối, cắt thành những khoanh nhỏ. 
  • Bước 2: Cho chuối đã cắt vào máy xay sinh tố cùng những nguyên liệu nêu trên, cho thêm 1 ít đá nguyễn hoặc đá viên vào và xay nguyễn.

Đây là một món ăn rất dễ làm và là thức uống giải khát được nhiều mẹ bầu ưa chuộng, nhất là trong những ngày hè nóng nực, một cốc sinh tố chuối quả là lựa chọn lý tưởng mẹ nhỉ!.

4.2. Bánh chuối hấp cốt dừa

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Chuối chín 10 trái
  •  Dừa nạo 1 kg
  •  Bột năng 260 gr
  •  Bột gạo 100 gr (có thể thay bằng bột mì)
  •  Nước cốt dừa 300 ml
  •  Vani 1 ống
  •  Mè/ vừng rang 10 gr
  •  Đường 50 gr
  •  Muối 1 ít
Bánh chuối hấp cốt dừa
Bánh chuối hấp cốt dừa

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1:Chuối bóc vỏ, thái chuối thành những lát mỏng khoảng 1 cm và cho vào tô, thêm khoảng 3 thìa đường rồi đảo đều, để đó khoảng 20 phút để đường ngấm vào chuối.
  • Bước 2: Cùng làm phần bột dẻo của bánh, mẹ cho 250gr bột năng, 100gr bột gạo, 1 thìa cà phê muối, 50gr đường, 1 ống vani vào tô, hòa tan hỗn hợp với 2 chén nước. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan hết, sau đó cho chuối đã ngâm vào trộn đều và thật nhẹ tay.
  • Bước 3: Làm phần nước cốt dừa: Phần nước cốt dừa, chỉ cần 300ml nước cốt dừa pha với đường và 10gr bột năng, thêm 1 chén nước rồi đặt lên bếp đun đến khi sánh lại là được.

Mẹ có thể hấp bánh hoặc nấu hỗn hợp bánh bằng nồi cơm điện khoảng 30 phút. Để kiểm tra bánh chín hay chưa, hãy chọc tăm vào bánh, không thấy dính bột bánh trên phần tăm chọc là bánh đã đạt độ chín, có thể để nguội và cắt ra thưởng thức.

4.3. Kem chuối

Kem chuối thơm ngon, bổ dưỡng
Kem chuối thơm ngon, bổ dưỡng

Mẹ cần chuẩn bị:

  • Chuối xiêm đen (chuối sứ): 5 quả
  • Đậu phộng rang (lạc): 50g
  • Nước cốt dừa: 100ml
  • Sữa tươi không đường: 100ml
  • Dừa bào sợi: 100g
  • Sữa đặc: 2 muỗng canh
  • Bột năng: 1 muỗng canh
  • Đường cát: 1 muỗng cà phê
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê
  • Vani: 1 ống
  • Nước lọc: 50ml

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Nấu nước cốt dừa: Đun sôi 100ml nước cốt dừa đã chuẩn bị sẵn cùng 2 muỗng canh sữa đặc, 1 muỗng cà phê đường và nửa muỗng cà phê muối. Cuối cùng cho vani và hòa tan bột năng với 5ml nước và cho vào hỗn hợp cốt dừa. đun đến khi hỗn hợp có độ sánh đặc như mong muốn thì tắt bếp. Đợi phần nước cốt dừa nguội bớt thì đổ tiếp 100ml sữa tươi không đường vào và khuấy đều.
  • Bước 2: Làm phần kem: Chuẩn bị hộp đựng, rắc dưới đáy hộp một lớp dừa nạo sợi và đậu phộng rang, tiếp theo xếp một lớp chuối cắt lát, sau đó cho nước cốt sữa dừa lên trên. Lặp lại từng bước như vậy cho đến khi đầy hộp. Trong khi đợi hỗn hợp nước cốt dừa nguội hoàn toàn, mẹ tiến hành lột vỏ chuối rồi cắt thành từng lát dày khoảng 0,5cm. Đậy kín nắp hộp vào đặt vào ngăn đá tủ lạnh , để từ 5 – 6 tiếng là có thể lấy ra sử dụng

4.4. Chè chuối

Mẹ cần chuẩn bị:

  • 6 trái chuối tây chín
  • 400ml nước cốt dừa
  • 50g bột báng
  • 100g đường cát trắng
  • 50g dừa tươi
  • 50g đậu phộng rang
Chè chuối bột báng
Chè chuối bột báng

Cùng bắt tay vào làm mẹ nhé!

  • Bước 1: Chuối lột vỏ, dùng dao cắt xéo thành các khoanh nhỏ vừa ăn rồi cho vào tô, ướp cùng 50gr đường và 1 ít muối trong 15 phút cho chuối thấm đều đường.
  • Bước 2: Chuẩn bị nồi cho 700ml nước vào, đợi đến khi nước sôi tăm thì mẹ cho 400ml nước cốt dừa và chuối đã ướp vào. Khuấy đều, nấu với lửa vừa khoảng 5 phút cho chuối chín 70% thì mẹ cho bột báng, bột khoai cùng 120gr đường vào. Nấu thêm 10 phút nữa đến khi bột báng và khoai nở mềm thì tắt bếp. Cuối cùng mẹ lấy chè chuối bột báng nước cốt dừa ra chén, rắc thêm chút đậu phộng giã dập rắc lên và thưởng thức.

5. Lưu ý khi mẹ bầu ba tháng đầu ăn chuối

  • Không ăn chuối đã quá chín hay chuối để lâu ngày bởi dễ dẫn đến tình trạng sinh non và thiếu cân ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, chuối quá chín hay để lâu ngày còn chứa một lượng lớn Chitinase, gây dị ứng cho những mẹ đang mang thai, đặc biệt trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Mẹ nên hạn chế ăn chuối xanh hay chuối chưa chín hẳn bởi chất xơ và pectic có trong chuối sẽ gây tình trạng đầy hơi, khó chịu cho mẹ bầu. Mẹ cũng không nên ăn chuối khi đang đói bởi khi đói, magie trong chuối vào cơ thể sẽ làm mất sự cân bằng của tim mạch không tốt cho sức khoẻ bà bầu.
  • Mẹ không nên ăn chuối khi bị tiểu đường thai kỳ. Chuối chứa 12.32 g đường/100g chuối. Lượng đường này tuy không nhiều nhưng với những mẹ bầu tiểu đường thai kỳ lại rất nguy hiểm nhẹ thì làm tăng đường huyết, nặng có thể gây co giật. Ngoài ra, mẹ cần rửa sạch vỏ trước khi ăn, bằng các sản phẩm rửa rau quả chuyên dụng. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm rửa bình sữa và rau quả của Mamamy, với bảng thành phần lành tính, Nước rửa rau quả chuyên dụng Mamamy chứa Alkyldiaminoethylglycine Hydrochloride Solution (AHS) là một trong bốn chất có trong các hoạt động diệt khuẩn an toàn chống lại 283 chủng vi khuẩn Acinetobacter. Đây là hoạt chất giúp tiêu diệt hết những mầm bệnh cũng như phân hủy những vết bẩn và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và chất bảo quản, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe, vệ sinh thực phẩm cho cả mẹ và bé khi sử dụng
Nước rửa rau củ Mamamy
Nước rửa rau củ Mamamy

6. Hỏi đáp ăn chuối khi mang thai ba tháng đầu:

6.1. Bầu ba tháng đầu ăn chuối xanh được không?

Bầu ba tháng đầu ăn chuối xanh được không
Bầu ba tháng đầu ăn chuối xanh được không

Mẹ bầu chỉ nên ăn chuối xanh đã nấu chín, không nên ăn nhiều vì dễ gây đầy hơi và táo bón.  chuối xanh rất giàu vitamin b6 nên nếu ăn quá nhiều sẽ dễ xảy ra các hiện tượng như tê tay chân và mất cảm giác.

6.2. Mẹ ăn nhiều chuối khi mang thai ba tháng đầu gây tác dụng phụ gì?

Lưu ý ăn chuối cho mẹ mang thai ba tháng đầu
Lưu ý ăn chuối cho mẹ mang thai ba tháng đầu

Mẹ chỉ nên sử dụng 1-2 quả chuối trong 1 ngày. Ăn quá nhiều chuối trong ba tháng đầu sẽ gây các hiện tượng như: Đau đầu, thừa dinh dưỡng, dị ngứa và tê liệt tay chân do các chất được bổ sung quá nhiều, dẫn đến tình trạng dư thừa và cơ thể không tiêu thụ kịp.

Ngoài việc để ý kỹ chế độ ăn của mẹ thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên, đặc biệt là tên tiếng Anh cho bé gái, bé trai nhà mình. Để chọn được tên nước ngoài hay nhất cho bé, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!

Hi vọng mẹ  đã có câu trả lời thỏa đáng cho riêng mình về việc bầu 3 tháng đầu ăn chuối có tốt không? Mong mẹ luôn lạc quan, sáng suốt lựa chọn những thực phẩm tốt cho sự phát triển của thai nhi nhé! Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích về hành trình mang thai trong chuyên mục Góc của mẹ nhé!

Những bài viết liên quan mẹ có thể quan tâm:

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ?

Mẹ muốn áp dụng cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ để bé tự lập hơn, mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nhưng lại không biết bắt đầu như thế nào? Mẹ đừng lo! Góc của mẹ sẽ bật mí 7 cách để trẻ sơ sinh tự ngủ khoa học, rất dễ áp dụng trong bài viết này. Mẹ theo dõi nhé!

Luyện cho bé tự ngủ ngoan, mẹ bớt bận bịu  
Luyện bé tự ngủ ngoan, mẹ bớt bận bịu là điều mẹ nào cũng mong muốn 

1. Khi nào nên tập cho bé tự ngủ?

Thời điểm thích hợp mà các chuyên gia khuyến khích mẹ bắt đầu tập cho bé tự ngủ là khi bé được 3 – 4 tháng. Khi đó, ý thức về ngày và đêm của bé bắt đầu hình thành. Các giấc ngủ của bé ổn định và kéo dài hơn (khoảng 4 – 6 tiếng), ban đêm cũng ít khi quấy khóc đòi bú mẹ do dạ dày của con lớn hơn, con lâu bị đói hơn. 

Vậy luyện ngủ cho con sau giai đoạn này thì sao? Vẫn được mẹ ạ! Tuy nhiên, khi lớn hơn, bé đã quen với việc mẹ dỗ ngủ nên khó thay đổi, khiến mẹ khó khăn hơn trong việc luyện ngủ. 

Bé tự ngủ ngoan không cần mẹ bế ẵm ru ngủ
Với cách để trẻ sơ sinh tự ngủ mẹ sẽ cần bé ẵm, ru ngủ như mọi lần nữa 

Việc rèn luyện bé tự ngủ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bản thân bé:

  • Mẹ nhàn hơn: Mỗi ngày mẹ không mất nhiều giờ để ru bé ngủ và nằm cạnh bé khi bé ngủ. Thay vào đó mẹ có thể dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân hoặc làm công việc khác để cuộc sống cân bằng hơn. 
  • Bé ngủ ngon hơn, nhiều năng lượng hơn: Mỗi lần thức dậy sau một giấc ngủ ngon và sâu, chắc hẳn mẹ sẽ cảm thấy rất sảng khoái. Với bé cũng vậy, bé sẽ tràn đầy năng lượng tích cực để tham gia các hoạt động ăn uống và vui chơi trong ngày đó ạ! 
  • Rèn cho bé tính tự lập: Tập cho bé tự ngủ còn là phương pháp rèn luyện tính tự lập được mẹ bỉm ở các nước tiên tiến áp dụng hiệu quả. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc hình thành tính cách và tư duy độc lập sau này cho con.
  • Hai mẹ con cùng vui khoẻ: Khi con đã tạo được thói quen tự ngủ, mẹ bỉm sẽ giảm bớt được phần nào vất vả trong thời gian nuôi con nhỏ. Bé cũng không phải quấy khóc, gắt ngủ hàng giờ đồng hồ. Con ngoan thì cả mẹ và bé cùng vui khoẻ đúng không mẹ ơi!

 

Ngủ ngon giấc giúp bé nhiều năng lượng tích cực cho ngày mới
Khi mẹ tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ giúp bé nhiều năng lượng tích cực cho ngày mới hơn

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Nguyên tắc luyện cho trẻ sơ sinh tự ngủ

Để luyện tập cho bé tự ngủ và có thể ngủ ngon giấc, mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân khiến bé quấy khóc không chịu ngủ và phương án xử lý tương ứng:

  • Cảm giác độc lập: Bình thường bé được mẹ bế ẵm ru ngủ nên đã quen hơi mẹ. Khi mẹ luyện cho bé tự ngủ, bé có thể cảm thấy cô đơn, bất an. Lúc này, cách để trẻ sơ sinh tự ngủ là đặt con ở tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh tốt nhất và thêm một bạn thú nhồi bông hay một đồ chơi bé yêu thích sẽ thay vòng tay mẹ trở thành “dũng sĩ” giúp bé an tâm ngủ ngon hơn nhiều đó! 
  • Bé sợ hãi: Bé sơ sinh sợ hãi bóng tối không phải là hiếm gặp đâu ạ. Bé sẽ quấy khóc rất to mỗi khi mẹ tắt điện đi ngủ hoặc bé bị tỉnh dậy giữa đêm. Những lúc này mẹ giúp bé bình tĩnh bằng cách vuốt ve, vỗ về tạo cảm giác an toàn cho bé. Dần dần cảm giác sợ hãi của bé sẽ biến mất nhanh thôi mẹ ạ.
  • Bé mệt mỏi: Do chưa tập được thói quen giấc ngủ ổn định, bé ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon dẫn đến mệt mỏi, uể oải quấy khóc làm nũng mẹ. Có khi cả đêm mẹ dỗ mãi không được, cả nhà mình đều bị mất ngủ theo. Để khắc phục vấn đề này, ban ngày mẹ cùng con hoạt động, vui chơi nhiều hơn, vừa giúp tinh thần con thoải mái, vừa giúp con ngủ ngoan hơn khi đêm đến đó. 
  • Bé gặp một số vấn đề về sức khỏe: Bé sơ sinh nhà mình có thể gặp một vài vấn đề nhỏ về sức khoẻ như mọc răng, ốm, hoặc côn trùng đốt… Các vấn đề này chỉ làm bé khó chịu một chút thôi. Nhưng do bé không nói được nên chỉ có thể quấy khóc, khó ngủ mẹ ạ. Nếu bé gặp tình trạng trên, mẹ đợi bé khỏi hẳn rồi luyện tập cho bé tự ngủ sau mẹ nhé!
Bé an tâm ngủ ngon hơn khi ôm thú nhồi bông
Để bé an tâm ngủ ngon hơn khi ôm thú nhồi bông khi luyện bé tự ngủ

Trong quá trình luyện cách để trẻ sơ sinh tự ngủ ắt sẽ gặp một vài khó khăn nhỏ. Tuy nhiên mẹ đừng lo nhé. Chỉ cần nắm chắc 2 nguyên tắc sau thì rất nhanh con sẽ thích nghi và tự ngủ ngoan:

  • Thật cứng rắn: Thời gian đầu tập cho bé tự ngủ, bé sẽ quấy khóc rất nhiều khiến mẹ vừa thương vừa xót con. Lúc này, nếu mẹ tới bế và dỗ dành bé, bé sẽ nhận ra ngay rằng tiếng khóc chính là “điểm yếu” của mẹ và khóc nhiều hơn ở những lần sau đó ạ. Vì vậy cho dù thế nào mẹ cũng cần giữ vững quan điểm, cứng rắn khi luyện cho bé tự ngủ mẹ nhé! 
  • Thật kiên trì: Để gặt hái được kết quả thì mẹ cần kiên trì nữa. Trong những ngày đầu sẽ khó khăn cho cả mẹ và bé. Bé chưa thích nghi được, vẫn còn “ngủ ngày – thức đêm”. Mẹ cố gắng đừng bỏ cuộc mẹ nhé. Khi thấy bé ngủ quá số giờ được ngủ vào ban ngày, mẹ gọi bé dậy và chơi cùng bé để bé quên đi cơn buồn ngủ. Cứ như vậy mẹ kiên trì khoảng 7 ngày bé có thể hình thành thói quen tự ngủ đó ạ.
Mẹ chơi cùng bé để bé quên đi cơn buồn ngủ vào ban ngày
Cách cho trẻ sơ sinh tự ngủ là mẹ chơi cùng bé để bé quên đi cơn buồn ngủ vào ban ngày

3. 7 Cách để trẻ sơ sinh tự ngủ trong 7 ngày hiệu quả 

3.1. Dạy bé phân định rõ ràng giữa nhịp ngày và đêm

Việc bé ngủ nhiều vào ban ngày và thức vào ban đêm khiến mẹ khá đau đầu nhỉ. Thế nhưng ở giai đoạn đầu đời, bé chưa có nhận thức về giờ giấc nên không thể tự phân biệt được ban ngày và ban đêm đâu ạ. Lúc này, mẹ cần:

  • Điều chỉnh ánh sáng trong phòng: Ban ngày nếu trong nhà không đủ ánh sáng, mẹ bật nhiều đèn điện sáng lên. Đến ban đêm mẹ để phòng bé tối nhất có thể hoặc để một chút ánh sáng vàng để thuận tiện chăm sóc bé khi cần thôi nhé. Cách này giúp bé nhận diện được ban ngày sáng còn ban đêm tối rất hiệu quả mẹ ạ!
  • Cho bé vui chơi nhiều hơn vào ban ngày: Ban ngày mẹ dành thời gian tạo vui chơi và nói chuyện với con nhiều hơn. Nhưng đến buổi tối trước khi đi ngủ mẹ cho bé ngừng hết các hoạt động gây kích thích, thay vào đó mẹ vỗ về nhẹ nhàng bé trong phòng tối yên tĩnh. Bé sơ sinh rất nhanh nhạy và thông minh đó mẹ ạ. Sau vài lần bé sẽ hiểu ngay khi dừng chơi và được mẹ vỗ là cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ. 
Mẹ nên dành nhiều hoạt động vui chơi vào ban ngày cho bé 
Mẹ nên dành nhiều hoạt động vui chơi vào ban ngày cho bé cũng là cách để trẻ sơ sinh tự ngủ hiệu quả

3.2. Đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức

Nếu mẹ có thói quen bế ru bé ngủ rồi mới đặt bé xuống giường thì cần bỏ ngay vì điều này khiến bé ngủ không sâu và dễ tỉnh giấc khi mẹ đặt bé xuống giường. Bé bám dính mẹ càng nhiều, mẹ càng khó rèn cho bé tự đi ngủ. 

Mẹ bế ẵm ru bé ngủ hàng ngày tạo thói quen không tốt
Đẻ tập cho bé tự ngủ trong 7 ngày hiệu quả mẹ không nên bế ẵm ru bé ngủ hàng ngày vì sẽ tạo thói quen không tốt

Việc đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ giúp bé hình thành thói quen đi ngủ mà không cần mẹ bế ru. Làm sao để biết bé buồn ngủ? Dấu hiệu để mẹ nhận biết đây ạ! 

  • Ngáp ngủ, chớp mắt nhiều lần, dụi mắt, có thể kèm theo rơm rớm nước mắt.
  • Trạng thái của bé mệt mỏi, không hứng thú với các hoạt động xung quanh.
  • Bé có biểu cảm cau có, nhăn nhó, hoặc quấy nhiễu, khóc lóc.
  • Bé thường rất bám mẹ và đòi mẹ bế.
  • Gãi tai, bứt tai chính mình cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy khi bé buồn ngủ.

Nắm bắt được “tín hiệu” trên, mẹ nhanh chóng đặt bé xuống giường, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng để bé nhận ra rằng đã đến lúc bé cần đi ngủ mẹ nhé!

Ngáp ngủ là tín hiệu bé đang buồn ngủ
Ngáp ngủ là tín hiệu bé đang buồn ngủ khi dạy trẻ sơ sinh tự ngủ

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu bé tỉnh dậy quấy nhiễu vào nửa đêm, mẹ không nên bế ẵm bé lên. Mẹ chỉ cần vỗ về bé, hát một bài hát ru nhẹ nhàng là bé sẽ quay lại giấc ngủ ngay thôi!

3.3. Thiết lập chu trình ăn – chơi – ngủ cho bé

Đây là phương pháp tạo lập một bảng biểu cố định thời gian cho các hoạt động trong một ngày từ lúc bé thức dậy đến khi đi ngủ. Chu trình trên cứ lặp đi lặp đi giúp bé phân định rõ ràng 3 việc ăn – chơi – ngủ. Từ đó bé dần tự giác giờ nào việc đó, mẹ sẽ nhàn tênh đó ạ.

Cùng góc của mẹ tham khảo cách thiết lập chu trình ăn – chơi – ngủ cho bé:

  • Bé thức giấc sẽ được mẹ cho ăn
  • Sau đó bé được tham gia vào các hoạt động vui chơi
  • Mẹ cho bé đi ngủ khi bé buồn ngủ
Mẹ hạn chế để bé vừa ăn vừa chơi
Trong tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ mẹ hạn chế để bé vừa ăn vừa chơi

Lưu ý: Mẹ hạn chế để bé làm 2 việc cùng lúc như vừa ăn vừa chơi nhé. Vô tình có thể hình thành thói quen xấu phá vỡ chu trình sinh hoạt khoa học mẹ đã kỳ công thiết lập trước đó.

3.4. Luyện trẻ sơ sinh tự ngủ theo phương pháp CIO

CIO là viết tắt của Cry It Out, có nghĩa là “Hãy để bé khóc”. Cha đẻ của phương pháp tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ này là tiến sĩ Richard Ferber – Giám đốc Trung tâm rối loạn giấc ngủ ở trẻ em – Bệnh viện nhi Boston. Lấy tên là “Hãy để bé khóc” nhưng phương pháp rèn trẻ sơ sinh tự ngủ này không phải để kệ bé khóc đến khi mệt rồi tự ngủ đâu mẹ ạ. CIO cách để trẻ sơ sinh tự ngủ bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần hành động để bé khóc trong thời gian quy định rồi mẹ sẽ quay lại vỗ về, trấn an bé.

Tập cách tự ngủ cho bé bằng bằng phương pháp “Hãy để bé khóc”
Tập cách tự ngủ cho bé bằng bằng phương pháp “Hãy để bé khóc”

Mục tiêu của CIO là chỉ sau 10 – 15 phút bé có thể chìm vào giấc ngủ, bé ngủ sâu và ít bị giật mình thức giấc. Phương pháp này có nhiều nguyên tắc và yêu cầu sự chính xác trong từng bước thực hiện, mẹ nhớ kiên nhẫn khi áp dụng nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trước khi vào phương pháp mẹ cần đánh giá tình trạng sức khoẻ của con, đảm bảo con đủ khoẻ mạnh để có thể chịu đựng được cơn khóc kéo dài. 

Các bước thực hiện phương pháp tập cho bé tự ngủ CIO:

  • Bước 1: Mẹ đặt bé lên giường khi thấy bé xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ. 
  • Bước 2: Mẹ nhẹ nhàng dùng lời nói chúc bé ngủ ngon cùng động tác thể hiện tình cảm như vỗ về bé một chút hoặc hôn nhẹ lên trán bé. Sau đó mẹ rời đi. Kể cả khi bé đang khóc mẹ cũng vẫn rời phòng bé 3 – 5 phút nhé.
  • Bước 3: Mẹ trở lại phòng kiểm tra tình hình của bé, tắt đèn rồi mẹ lại rời đi khoảng 5 phút.
  • Bước 4: Mẹ quay lại vỗ về, trấn an bé, sau đó lại rời đi.
  • Bước 5: Lặp lại bước 4 cho đến khi bé tự ngủ mà không có mẹ ở bên.
  • Bước 6: Nếu bé bị thức giấc giữa chừng và quấy khóc, mẹ tiếp tục thực hiện lặp lại các bước phía trên mẹ nhé.
Mẹ vỗ về bé giúp bé bình tĩnh
Mẹ vỗ về bé giúp bé bình tĩnh là mẹo giúp bé tự ngủ đơn giản mà rất hiệu quả

Lưu ý: Sau mỗi lần lặp lại quá trình, mẹ lưu ý tăng thời gian rời đi để bé dần quen với việc “vắng mẹ” nhé!

3.5. Luyện trẻ sơ sinh tự ngủ theo phương pháp Fading

Cách giúp bé tự ngủ Fading hay còn có tên gọi khác là Camping Out, đây là một phương pháp luyện ngủ tương tự phương pháp CIO (Cry It Out) nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn. Fading tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc trong thời gian cho phép có mẹ ở gần. Khoảng cách của mẹ với bé tăng dần đến khi bé có thể tự ngủ mà không cần mẹ ở bên.

Phương pháp Fading luyện cho bé tự ngủ ngoan không cần mẹ ở bên
Phương pháp rèn trẻ sơ sinh tự ngủ Fading luyện cho bé tự ngủ ngoan không cần mẹ ở bên

Các bước thực hiện phương pháp tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ Fading:

  • Bước 1: Đặt bé lên giường khi mẹ nhận thấy bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Đảm bảo cơ thể bé sạch sẽ, bỉm không quá chật, bé được ăn no để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Bước 2: Mẹ ngồi gần giường bé để bé biết mẹ vẫn ở gần cho bé có cảm giác an tâm.
  • Bước 3: Nếu bé quấy khóc, mẹ ngồi bên nhẹ nhàng nói nhỏ để trấn an và giúp bé bình tĩnh.
  • Bước 4: Sau mỗi lần áp dụng phương pháp, mẹ tăng khoảng cách giữa mẹ và bé để bé hình thành dần thói quen tự ngủ mà không cần có mẹ ở gần.

Lưu ý: Nếu bé quấy khóc lâu mẹ cũng đừng vì xót con mà bế bé lên nhé, như vậy cách giúp bé tự ngủ này sẽ thất bại luôn đó ạ.

3.6. Tập cho bé sơ sinh tự ngủ theo phương pháp Time-check in

Phương pháp luyện bé tự ngủ Time-check in có nguyên tắc và cách thực hiện tương tự phương pháp CIO (Cry It Out). Điểm khác duy nhất ở cách thực hiện là thời gian mỗi lần mẹ rời đi là cố định chứ không tăng dần như CIO.

Mẹ nhanh chóng đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức
Mẹ nhanh chóng đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức cũng là cách rèn bé tự ngủ hiệu quả

Các bước thực hiện phương pháp luyện trẻ sơ sinh tự ngủ Time-check in:

  • Bước 1: Mẹ đặt bé lên giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, đảm bảo trước đó bé đã được ăn no và cơ thể ở trạng thái sạch sẽ, thoải mái. Sau đó mẹ rời đi trong 5 phút.
  • Bước 2: Quay lại kiểm tra, mẹ vỗ về, giúp bé bình tĩnh nếu thấy bé khóc.
  • Bước 3: Lặp lại chu trình rời đi trong 5 phút rồi quay lại phía trên đến khi bé tự chìm vào giấc ngủ.

3.7. Luyện trẻ sơ sinh tự ngủ theo phương pháp 4s, 5s

“Baby Whisperer” – cuốn sách viết về cách nuôi dạy bé được các mẹ tin dùng nhất thời gian gần đây đã nhắc rất nhiều về phương pháp 4s. Harvey Karp – một bác sĩ nhi khoa danh tiếng hàng đầu nước Mỹ trong lĩnh vực giúp bé sơ sinh tự ngủ là cha đẻ của phương pháp này. Phương pháp luyện ngủ 4s, 5s giúp con bình tĩnh, hạn chế trạng thái gắt ngủ của bé, từ đó bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Phương pháp tập ngủ 4s, 5s giúp con bình tĩnh, khắc phục tình trạng gắt ngủ
Phương pháp tập ngủ 4s, 5s giúp con bình tĩnh, khắc phục tình trạng gắt ngủ là cách tập cho trẻ sơ sinh tự ngủ được nhiều mẹ áp dụng

Các bước thực hiện phương pháp  4s:

  • Bước 1 (sleep routine): Tạo cho bé thói quen làm một việc gì đó trong khoảng 10-20 phút lặp đi lặp lại mỗi lần trước khi đi ngủ, như: Đọc truyện, nghe nhạc, trò chuyện với bé…
  • Bước 2 (swaddling): Là phương pháp dùng vải quấn quanh bé để giúp bé cảm thấy an toàn hơn và hạn chế cử động tay chân khi ngủ. Đây cũng được coi là tín hiệu để bé nhận ra đến lúc bé cần đi ngủ. 
  • Bước 3 (sitting): Mẹ bế bé ngồi trong phòng tối, hạn chế tiếng ồn ào. Giúp cho bé nhận diện được sự khác biệt giữa ban đêm và ban ngày.
  • Bước 4 (shushing/sucking): Tạo ra tiếng ồn trắng với âm thanh “shhhhh” có âm lượng nhỏ đều đều giúp bé được trấn an và dễ đi vào giấc ngủ.
Mẹ bế bé ngồi trong phòng tối, yên tĩnh
Mẹ bế bé ngồi trong phòng tối, yên tĩnh là cách giúp tập cho bé tự ngủ

Các bước thực hiện phương pháp 5s:

  • Bước 1 (swaddling): Mẹ dùng vải quấn quanh người cho bé, phần thân và chân mẹ nên để lỏng để bé có tư thế thoải mái khi ngủ, không bị gò bó quá nhé. Làm như vậy bé sẽ có cảm giác an toàn như được mẹ ôm và hạn chế giật mình khi ngủ đó ạ.
  • Bước 2 (side or stomach position): Mẹ đặt bé nằm sấp hoặc nằm nghiêng về một phía để bé thấy thoải mái hơn.
  • Bước 3 (shushing): Tạo ra tiếng ồn trắng với âm thanh “shhhhh” có âm lượng nhỏ đều đều giúp bé được trấn an và dễ đi vào giấc ngủ. 
  • Bước 4 (swinging): Mẹ bế bé nhẹ nhàng đi lại và đung đưa theo nhịp điệu để bé chìm vào giấc ngủ. Nếu bé quấy khóc mẹ có thể tăng mạnh thêm mức độ đung đưa tuy nhiên cần chú ý an toàn mẹ nhé. 
  • Bước 5 (sucking): Ngậm ti giả, điều này giúp bé cảm thấy an tâm và dễ dàng ngủ hơn.
Mẹ đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu để bé dễ vào giấc ngủ
Mẹ đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu để bé dễ vào giấc ngủ giúp cách rèn bé tự ngủ ngon và thích thú hơn

Lưu ý: Tùy vào tính cách mỗi bé, thông thường sau 1 tuần mẹ sẽ áp dụng thành công phương pháp tập ngủ 4s, 5s cho con nên mẹ đừng nản lòng sớm nhé.

Xem thêm:

4. Những lưu ý khi rèn trẻ sơ sinh tự ngủ

Dưới đây là một vài lưu ý giúp mẹ dễ dàng hơn trong cả quá trình dạy trẻ sơ sinh tự ngủ ngoan:

  • Không cho con ngậm ti khi đi ngủ: Làm như vậy bé sẽ chỉ ngủ được khi mẹ cho ngậm ti, khiến mỗi khi buồn ngủ bé quấy khóc, cáu gắt, làm nũng đòi ti mẹ. Điều này cũng làm bé không nhận thức rõ ràng giữa việc ăn và ngủ, mẹ sẽ khó luyện tập cách tự ngủ cho con. 
  • Không gian ngủ thoải mái cho bé: Mẹ chuẩn bị cho bé một chiếc giường êm ái và chú ý giữ không gian yên tĩnh để bé dễ đi vào giấc ngủ. Mẹ lưu ý giặt chăn, ga giường và gối của bé hàng tuần bằng nước giặt xả chuyên dụng cho bé sơ sinh để không gian sạch sẽ, con ngủ ngon nhất. Mẹ không giặt bằng sản phẩm giặt xả của người lớn vì chứa chất tẩy rửa mạnh và chất lưu hương hoá học gây kích ứng da con.

5. Mẹo giúp bé tự ngủ ngoan, sâu giấc hơn

  • Nên tắt bớt điện, để ánh sáng vàng, ban ngày nên kéo rèm để kích thích cơ thể bé tiết ra hooc môn Melatonin giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Cho bé đi vệ sinh trước khi ngủ và thay bỉm giúp bé thoải mái và chống tràn buổi đêm làm bé tỉnh giấc
  • Bé được bú no bụng trước khi ngủ tránh bé tỉnh giấc vì đói lúc giữa đêm, khi đã no bụng bé sẽ ngủ ngon và sâu hơn cho đến sáng.
  • Sử dụng âm thanh trắng, nhạc sóng não như tiếng nước chảy, tiếng mưa,… giúp con thư giãn và dễ ngủ hơn.
  • Massage nhẹ nhàng cho bé bằng cách xoa đầu, vuốt ngang theo lông mày, vuốt dọc trán xuống sống mũi, vuốt ve tay chân bé,…. là những động tác bé rất thích, thư giãn.

Mẹ ơi, đọc đến đây chắc hẳn mẹ đã nắm chắc được 7 cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ rồi đúng không ạ. Chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng các cách để trẻ sơ sinh tự ngủ thì sẽ rất nhanh đến ngày gặt hái thành quả thôi. Nếu có thắc mắc hay kinh nghiệm về rèn trẻ sơ sinh tự ngủ, mẹ hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Xem thêm: Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?

Bột ăn dặm là loại bột được chiết xuất từ rau, củ, quả… giúp bổ sung các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A, B, D, C… và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Khi lựa chọn bột ăn dặm cho bé yêu nhà mình, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến thành phần dinh dưỡng, hương vị, kết cấu của bột cũng như độ tuổi của con. Vậy cụ thể chọn như thế nào? Bột ăn dặm loại nào tốt? Tất cả sẽ được giải đáp trong phần chia sẻ từ Góc của mẹ, ngay dưới đây!

Kinh nghiệm chọn bột ăn dặm cho bé yêu
Kinh nghiệm chọn bột ăn dặm cho bé yêu

1. Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé 

1.1. Thành phần dinh dưỡng

Bột ăn dặm không chỉ cần có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác, mà còn phải cân bằng thành phần dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện. Nhiều mẹ bỉm khi mua bột ăn dặm thường thích chọn sản phẩm có hàm lượng các chất thật cao, thật nhiều thành phần. Thế nhưng nhiều không hẳn là tốt đâu mẹ a. 

Bột ăn dặm phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với độ tuổi của bé
Bột ăn dặm phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với độ tuổi của bé

Thay vì chỉ tập trung chọn những loại bột có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, mẹ hãy lắng nghe con và lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của con. Bởi hàm lượng dinh dưỡng quá cao sẽ khiến hệ tiêu hóa của con bị quá tải, không hấp thu được hết chất dinh dưỡng, gây ra thừa chất, béo phì, thừa canxi, đi ngoài hoặc táo bón…

Ở độ tuổi ăn dặm, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là:

  • Năng lượng: Bé từ 6 tháng tuổi cần 710 kcal năng lượng mỗi ngày.
  • Protein: Bé từ 6 tháng có nhu cầu protein 21-25 gam/ngày.
  • Lipid: Bé từ 6 tháng cần 40% – 60% lượng lipid từ năng lượng ăn vào. Tỷ lệ lipid động và thực vật nên đạt mốc 70% và 30%.
  • Nhu cầu vitamin và chất khoáng: Các loại vitamin tan trong nước (vitamin B, C, B6, B9, B12… ), vitamin tan trong dầu (vitamin A, D) và các chất khoáng (canxi, sắt, kẽm… )

Mẹ nên tính tổng hàm lượng dinh dưỡng ghi trên vỏ hộp, sau đó chia nhỏ theo từng ngày để chọn được bột ăn dặm có hàm lượng dinh dưỡng không vượt quá các chỉ số được khuyến cáo. 

1.2. Mùi vị bột ăn dặm

Cũng giống như các loại sữa công thức, khi bé bắt đầu làm quen với thực phẩm mới, mẹ nên chọn bột ăn dặm được chế biến từ các loại gạo, ngũ cốc, trái cây, có vị gần với sữa mẹ để bé dễ làm quen nhanh hơn, không bị lạ bột, lại tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé

Trong giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ nên chọn loại bột có mùi vị thân quen giống sữa mẹ
Trong giai đoạn đầu ăn dặm, mẹ nên chọn loại bột có mùi vị thân quen giống sữa mẹ

1.3. Kết cấu bột

Trong giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh, bé chủ yếu ti sữa mẹ, chưa học được kỹ năng nhai nuốt. Bột ăn dặm có kết cấu không mịn rất dễ làm bé bị hóc, cản trở quá trình tiêu hóa của con. Mẹ ưu tiên chọn kết cấu bột dạng mềm mịn, không “lợn cợn”, giúp con dễ nuốt, dễ hấp thụ, tiêu hóa cũng như nhanh chóng thích nghi với thói quen ăn dặm. 

Kết cấu bột mịn giúp bé dễ nuốt và tốt cho hệ tiêu hóa của con
Kết cấu bột mịn giúp bé dễ nuốt và tốt cho hệ tiêu hóa của con

1.4. Nguồn gốc 

Trên thị trường có rất nhiều loại bột ăn dặm cho bé khác nhau, nhưng không phải thương hiệu nào cũng đảm bảo chất lượng đâu ạ! Mẹ nên ưu tiên chọn bột ăn dặm của các thương hiệu nổi tiếng, có bề dày lịch sử trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé, có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và tính toán chính xác về nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Một số thương hiệu bột ăn dặm được mẹ bỉm đánh giá cao gồm có: Pigeon, Wakodo, HiPP, Heinz, Ridielac…

Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, mẹ nên mua hàng ở các siêu thị, chuỗi cửa hàng cung cấp sản phẩm mẹ và bé uy tín, truy xuất nguồn gốc đầy đủ như Kidsplaza, Bibomart, Tuti Care…

Những thương hiệu bột ăn dặm uy tín đều được cân đo kỹ lưỡng hàm lượng cho từng độ tuổi của bé
Những thương hiệu bột ăn dặm uy tín đều được cân đo kỹ lưỡng hàm lượng cho từng độ tuổi của bé

Mẹ tham khảo thêm bài viết “Có nên cho bé ăn dặm không” để biết thêm kinh nghiệm cho con ăn dặm cho chính xác.

2. Kinh nghiệm chọn bột ăn dặm cho bé

2.1. Chọn bột ăn dặm ngọt trước, mặn sau

Bột ăn dặm ngọt và mặn không quá khác nhau về thành phần dinh dưỡng đâu mẹ ạ. Hai loại bột này đều cung cấp cho cơ thể hàm lượng tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp bé phát triển toàn diện. Vậy điểm khác nhau của hai loại bột ăn dặm này là gì? Câu trả lời cho mẹ đây ạ:

  • Bột ăn dặm ngọt: Có nguồn đạm chính từ sữa, vị ngọt gần giống như sữa mẹ, được chế biến từ bột gạo, bột yến mạch. Để tạo nên nhóm dinh dưỡng tổng hợp cung cấp đủ cho sự phát triển của bé yêu, bột ăn dặm ngọt thường được kết hợp cùng với các loại thành phần khác như: rau củ quả, trái cây…
  • Bột ăn dặm mặn: Đạm trong bột ăn dặm mặn là loại đạm động vật (thịt, cá, hải sản)…. kết hợp với tinh bột và rau, củ, quả để tạo nên vị mặn. 
Mẹ chọn bột ăn dặm ngọt trước rồi mới dần chuyển sang bột ăn dặm mặn khi con đã quen
Mẹ chọn bột ăn dặm ngọt trước rồi mới dần chuyển sang bột ăn dặm mặn khi con đã quen

Theo các bác sĩ chuyên khoa, giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi là thời điểm mẹ cho bé ăn dặm được rồi. Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, dạ dày có khả năng tiết ra enzim amylase để tiêu hóa tinh bột. Mẹ tham khảo cách chọn bột ăn dặm với từng độ tuổi của con theo hướng dẫn sau nhé: 

  • Giai đoạn bé mới ăn dặm, khoảng 5 – 6 tháng tuổi: Mẹ cho con ăn dặm ngọt trước để bé làm quen dần với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Bột ăn dặm ngọt có vị gần giống với sữa mẹ, tạo cảm giác thân quen, bé dễ dàng hợp tác hơn, tránh bị đầy hơi, khó tiêu hoặc đi ngoài do lạ bột.
  • Giai đoạn bé đã quen ăn dặm, từ 7 tháng tuổi trở lên: Hệ tiêu hóa của bé đã quen với việc ăn dặm và các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Mẹ cân nhắc chọn bột mặn, kết hợp cùng những thành phần tươi sống để đa dạng thực đơn và mùi vị bữa ăn cho con nhé. 

2.2. Chọn bột tương ứng với độ tuổi của bé

Mỗi giai đoạn, bé yêu sẽ cần năng lượng và tỷ lệ chất dinh dưỡng khác nhau. Mẹ nên chọn bột ăn dặm phù hơp với độ tuổi để hệ tiêu hóa của con hoạt động hiệu quả, không bị nhồi nhét và hoạt động quá công suất.

Mỗi loại bột ăn dặm sẽ phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu ăn của con
Mỗi loại bột ăn dặm sẽ phù hợp với từng độ tuổi và nhu cầu ăn của con

Hiện nay, các thương hiệu bột ăn dặm uy tín đều có những tính toán phù hợp về thành phần dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của bé. Mẹ quan sát trên bao bì sản phẩm sẽ thấy độ tuổi sử dụng, giúp mẹ chọn mua bột ăn dặm phù hợp cho bé yêu nhà mình. 

2.3. Chọn đa dạng mùi vị

Cũng giống như người lớn, bé ăn một món trong thời gian dài sẽ dễ bị ngán, chán ăn dẫn đến chậm lớn. Khi mua bột ăn dặm cho con, mẹ nên chọn sản phẩm có nhiều mùi vị khác nhau để đa dạng hóa bữa ăn của con, chống ngán, giúp bé có hứng thú và dễ dàng hợp tác ăn dặm hơn.

Đa dạng hương vị bột để con ngon miệng hơn mẹ nhé
Đa dạng hương vị bột để con ngon miệng hơn mẹ nhé

3. Top bột ăn dặm tốt mẹ nên chọn

Khi mới bắt đầu trẻ ăn dặm tự chỉ huy mẹ có thể kết hợp ăn thêm bột ăn dặm để hỗ trợ thêm ở các bữa phụ. Vậy sản phẩm bột ăn dặm nào tốt cho trẻ sơ sinh, đạt chuẩn chất lượng và tiêu chí về thành phần mùi vị và độ tuổi mà mẹ dễ dàng mua tại Việt Nam? Cùng Góc của mẹ “điểm mặt” 6 thương hiệu bột ăn dặm được mẹ bỉm Việt tin dùng ngay dưới đây nhé!

3.1. Pigeon

Thương hiệu bột ăn dặm Pigeon của Nhật đáp ứng nhu cầu cho bé tập ăn từ 5 – 7 tháng tuổi. Sản phẩm nổi bật với thành phần chứa DHA (Docosahexaenoic Acid), calci, sắt, Iốt, kẽm, các vitamin như A, D, C, acid folic… giúp bé phát triển hệ cơ xương và não bộ. Bột có vị ngô, vị rong biển cá bào, vị gà phô mai, vị rau củ tổng hợp… giúp bé ăn ngon miệng mà không hề ngán.

Pigeon - thương hiệu bột dặm được nhiều mẹ bỉm tin dùng
Pigeon – thương hiệu bột dặm được nhiều mẹ bỉm tin dùng

Sản phẩm được đóng gói kỹ càng và tiện lợi trong túi zip hoặc hộp giấy cho mẹ tiện sử dụng, bảo quản. Chỉ 15 phút, mẹ đã chế biến xong bột cho con ăn dặm rồi.

Giá tham khảo: 71.000 – 90.000 đồng/hộp 50g.

Bột ăn dặm Pigeon cho bé ăn ngon miệng
Bột ăn dặm Pigeon cho bé ăn ngon miệng

3.2. Wakodo

Bột ăn dặm Wakodo xuất xứ Nhật Bản là thương hiệu nằm trong top bán chạy ở Việt Nam dành cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên và được lòng các “cậu ấm, cô chiêu”. Bột có nguồn gốc từ gạo Nhật Koshihikari, hương vị thanh, không ngọt gắt, giúp bé nhanh làm quen với việc ăn dặm mà không bị táo bón, lạ bột.

Bột ăn dặm Wakado có mùi vị thanh mẹ dễ ăn, phù hợp cho bé mới tập ăn dặm
Bột ăn dặm Wakado có mùi vị thanh mẹ dễ ăn, phù hợp cho bé mới tập ăn dặm

Chưa hết đâu mẹ, bột ăn dặm Wakodo cân bằng 4 nhóm chất cơ bản: chất đạm, chất xơ, chất béo, khoáng chất- vitamin… là nền tảng không thể thiếu cho những giai đoạn trưởng thành tiếp theo của con. Sản phẩm có rất nhiều vị như cá, gà, rong biển, khoai lang, cà rốt… giúp bé không bị ngán. 

Giá tham khảo: 80.000 – 105.000 đồng/hộp, mỗi hộp thường chứa 5-10 gói nhỏ (tùy vị), giúp mẹ dễ chia theo liều lượng để pha cho bé nhà mình.

Xem thêm:

3.4. HiPP

HiPP là sản phẩm bột ăn dặm của Đức khá quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Bột được chế biến từ nguyên liệu sạch, organic hoàn toàn, đã được kiểm định và đạt tiêu chuẩn chất lượng từ châu Âu. Mẹ yên tâm sử dụng cho bé yêu nhà mình nhé. 

Thương hiệu bột ăn dặm HiPP được làm từ nguyên liệu sạch, organic hoàn toàn
Thương hiệu bột ăn dặm HiPP được làm từ nguyên liệu sạch, organic hoàn toàn

Trong bột ăn dặm Hipp có đầy đủ các loại Vitamin A, C, D, chất xơ và khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm và lợi khuẩn Probiotics – giúp hệ tiêu hóa của con được bảo vệ toàn diện, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giảm vấn đề về đường ruột, rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm đa dạng như vị bắp, sữa chua, chuối… cho mẹ thoải mái lựa chọn và thay đổi khẩu vị cho con. 

Giá tham khảo: 115.000 – 127.000 đồng/hộp dành cho bé từ 4 đến 24 tháng tuổi. 

3.5. Heinz 

Không những có tới 25 hương vị thơm ngon, kích thích vị giác, bột ăn dặm Heinz có thành phần dưỡng chất vượt trội, đáp ứng nhu cầu phát triển của bé cả về thể chất và trí tuệ. Bột ăn dặm Heinz cung cấp đầy đủ vitamin, chất xơ tự nhiên, DHA, sắt và magie, không chứa màu nhân tạo và chất bảo quản, rất an toàn cho bé từ 4 tháng tuổi đó mẹ ạ.

Bột ăn dặm Heinz tăng cường thêm chất xơ tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa của bé
Bột ăn dặm Heinz tăng cường thêm chất xơ tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa của bé

Tuy nhiên, sản phẩm có một nhược điểm “nho nhỏ” là giá thành cũng cao hơn so với sản phẩm cùng loại và khó tìm mua sản phẩm chính hãng. 

Giá tham khảo: Dao động trong khoảng từ 135.000 vnđ – 145.000 vnđ/hộp giấy 160g và 155.000 vnđ – 165.000 vnđ/hộp 240g dạng lon sắt. 

3.6. Ridielac Gold

Bột ăn dặm Ridielac Gold là sản phẩm Việt Nam, được nghiên cứu dựa trên đặc điểm của trẻ em Việt, từ 6 – 24 tháng tuổi và được mẹ bỉm Việt rất tin tưởng. Các vitamin nhóm A, C, D3, sự cân bằng giữa kẽm, sắt, taurine cực phù hợp với bé bị khó tiêu, táo bón.

Bột ăn dặm Ridielac Gold - sản phẩm giá rẻ mà chất lượng không thua kém những sản phẩm ngoại
Bột ăn dặm Ridielac Gold – sản phẩm giá rẻ mà chất lượng không thua kém những sản phẩm ngoại

Tương tự như các loại bột ăn dặm trên, bột Ridielac cũng có nhiều hương vị khác nhau cho mẹ thoải mái lựa chọn mà con không chán ăn.

Giá tham khảo: Dao động từ 45.000 – 72.000 /hộp giấy 200g và 75.000 – 103.000 đồng/hộp thiếc 350g.

4. Nên chọn mua bột ăn dặm ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các thương hiệu bột ăn dặm khác nhau khiến mẹ bị “rối” và không biết nên chọn mua ở đâu vừa rẻ vừa đảm bảo chất lượng. Góc của mẹ gợi ý các địa điểm sau giúp mẹ tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà lại “vừa túi tiền”:

  • Mua tại các cửa hàng mẹ và bé hoặc các siêu thị, trung tâm thương mại: mẹ mua từ siêu thị lớn, hệ thống siêu thị hoặc chuỗi cửa hàng như – Hàng Nhật nội địa Sakuko, KidsPlaza, Bibomart, Tuticare…
  • Mua online: mẹ chọn mua bột ăn dặm cho con trên các trang bán chính thức của Pigeon, Wakodo, HiPP… trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee.

Mẹo nhỏ cho mẹ: Trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ sử dụng khăn ướt chuyên dụng để lau tay, lau miệng cho con vừa đảm bảo vệ sinh, loại bỏ tối đa chất bẩn và vi khuẩn, lại còn chứa thành phần dưỡng ẩm, giúp da con luôn mềm mại và mịn màng.

Như vậy, mẹ đã biết cách chọn bột ăn dặm cho bé yêu nhà mình rồi đúng không ạ? Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc bất kỳ vấn đề gì, để lại bình luận bên dưới để có câu trả lời nhanh nhất mẹ nhé!

Giỏ hàng 0