Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc cần rất nhiều thời gian và công sức. Bé mới sinh cần được chăm sóc một cách cẩn thận để phát triển khỏe mạnh. Việc này tưởng chừng như rất khó khăn, nhất là với những người lần đầu làm bố mẹ. Sự thiếu kinh nghiệm sẽ làm mẹ bối rối khi lần đều chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì thế mẹ nên tìm hiểu các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh ngay từ bây giờ để không bỡ ngỡ. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé!
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi
Mục lục
1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A – Z
1.1. Theo dõi bé sau khi ra viện
Sau khi lọt lòng và được trở về nhà, mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh một cách cẩn thận. Trẻ sơ sinh rất yếu ớt nên mẹ phải luôn để mắt đến và chú ý bất kì một dấu hiệu bất thường nào. Mẹ cần theo dõi tình trạng của bé theo những điều sau đây:
- Theo dõi sát nhịp thở, màu sắc da, kiểu thở của bé. Bé sơ sinh có nhịp thở khoảng 40 – 60 lần/phút, thở đều. Da bé hồng, môi và các đầu ngón tay chân hồng.
- Theo dõi thân nhiệt của bé ở mức ổn định. Nhiệt độ bình thường của bé là 36,5oc – 37,2o Mẹ cần chú ý ngay nếu nhiệt độ cơ thể bé ở ngoài khoảng này. Cho bé ở phòng thoáng mát, đủ ánh sáng. Không nên ủ ấm bé quá kĩ sẽ dẫn tới tình trạng bị sốt.
1.2. Nuôi dưỡng bé bằng sữa
Một lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng đó là cho bé uống sữa mẹ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé không nên ăn bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Sau đây là một số lưu ý khi cho bé bú sữa:
- Cho bé ăn đủ cữ: 3 giờ/lần, 8 bữa/ngày.
- Nếu mẹ chưa đủ sữa hoặc sữa chưa về thì vẫn phải cho bé bú. Việc này sẽ giúp kích thích tiết sữa và trẻ không quên việc bú mẹ.
- Mẹ có thể cho bé uống thêm sữa công thức nếu không đủ sữa.
- Trẻ được ăn đầy đủ là khi: bé ngủ yên, tiểu nhiều, tăng cân đều.
- Nếu cho bé bú bình, mẹ nên tiệt trùng dụng cụ trước khi cho bé dùng. Cần rửa tay sạch sẽ khi chăm bé.
- Theo dõi cân nặng của bé hàng tháng.
- Trẻ sơ sinh khá dễ nôn, trớ, trẻ sinh non hay bị sặc. Mẹ không nên ép bé bú nhiều, sau khi ăn no không đặt bé nằm ngay.
1.3. Chăm sóc da, rốn, mắt, miệng cho trẻ sơ sinh
Mẹ cần chăm sóc tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh. Do khả năng tự bảo vệ của bé còn yếu nên cần giảm tối đa các tác nhân gây bệnh cho bé. Nhất là những bệnh ngoài da và những nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Giữ cho bé luôn sạch sẽ là biện pháp tốt nhất để bé phát triển một cách khỏe mạnh.
- Chăm sóc da: tắm cho bé hàng ngày bằng nước ấm. Mẹ cần cho bé tắm rửa mỗi ngày bằng nước ấm 37oc để bé được sạch sẽ. Tránh để bé tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt. Da của bé mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Mẹ nên chú ý thay tã thường xuyên cho bé để tánh tình trạng này.
- Chăm sóc rốn: đây cũng là một nơi mẹ cần chăm sóc cẩn thận. Mẹ cần vệ sinh dây rốn cho bé hằng ngày cho tới khi rụng rốn. Không bôi thuốc gì vào rốn của bé nếu không có chỉ định của bác sĩ. Cần đưa bé tới thăm khám nếu có những biểu hiện bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ nước, rỉ máu, sưng tấy, rốn rụng chậm.
- Chăm sóc mắt, miệng: vệ sinh mắt cho bé thường xuyên. Mẹ cần theo dõi xem mắt bé có sưng đỏ, có nhử, có mủ hay không. Dùng nước muối sinh lí hoặc nước đun sôi để nguội để vệ sinh miệng cho bé.
2. Một số bí quyết khi chăm sóc trẻ sơ sinh
2.1. Cách bế bé và đỡ bé
Có khá nhiều cách an toàn và thoải mái khi bế em bé sơ sinh. Một lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh đó là mẹ phải luôn đỡ đầu của bé khi bế. Cổ của trẻ chưa đủ cứng cáp để có thể giữ được đầu. Sau vài ngày chăm con, mẹ sẽ biết cách bế bé và biết được bé thích được bế ở tư thế nào nhất. Có bé thích được vác vai, có bé lại thích được ẵm ngửa… Mẹ nên cho bé biết rằng mình muốn bế bé lên để bé không bị giật mình và hoảng sợ.
2.2. Nhận biết thời điểm bé muốn bú và ngừng bú
Trẻ sơ sinh thường ăn 3 – 4 giờ/lần và dễ tiêu hóa sữa mẹ hơn sữa bình. Có nhiều dấu hiệu cho thấy bé đói và muốn ăn như: khóc, tỉnh giấc, tự động tìm tới vú mẹ, mút ngón tay… Khi bé đã no và không muốn ăn thêm, mẹ nên cho bé ngừng ăn và không ép bé uống sữa nữa. Bé sẽ tự quyết định thời điểm ăn của mình.
Bé sơ sinh thường nuốt không khí khi đang bú nên hay bị ợ hơi và đầy bụng. Vì vậy mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh rằng sau khi ăn cần giúp bé ợ hơi. Cách tốt nhất là vỗ nhẹ vào lưng bé để bé dễ ợ hơi hơn.
2.3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh: giấc ngủ của bé
Bé mới sinh thường ngủ khoảng 15 – 16 tiếng/ngày. Thông thường bé sẽ ngủ sau khi ăn no và thấm mệt. Nếu bé hay thức vào giữa đêm, mẹ nên tập cho bé thói quen thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm. Có một số lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh khi ngủ sau đây cho mẹ:
- Tránh để chỗ ngủ của bé có quá nhiều ánh sáng.
- Ban đêm khi thay tã không nên kéo dài thời gian quá lâu.
- Nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, mẹ hãy gọi bé dậy và chơi với bé.
- Đặt bé ngủ trên nệm phẳng và chắc. Không nên để các vật mềm mịn xung quanh bé khi ngủ, có thể dẫn tới ngạt thở.
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một hành trình dài cần đầy tình yêu và sự kiên nhẫn. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mẹ các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh cần thiết. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc bé 1 tuần tuổi – những điều mẹ cần lưu ý