Từ trước tới nay, mẹ bầu thường “loại bỏ” quả nhãn ra khỏi thực đơn vì lo ngại tính nóng của loại trái cây này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu mẹ ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu với lượng phù hợp sẽ rất tốt cho cả mẹ và bé. Để biết thêm thông tin chi tiết, mẹ đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của Góc của mẹ.
Mục lục
1. Mẹ bầu ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu được không?
Ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu được không? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Trên thực tế, mẹ hoàn toàn có thể ăn nhãn trong tam cá nguyệt đầu tiên vì loại trái cây này giàu vitamin C, magie, photpho, canxi, vitamin B, carbohydrate, kali, riboflavin… Những chất này sẽ giúp cơ thể của mẹ bầu có nhiều năng lượng, giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng, tăng sức đề kháng…
Tuy nhiên, nhãn có tính nóng và hàm lượng đường cao, mẹ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu không nên ăn quá 200 – 300g mỗi ngày.
2. Mẹ bầu ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu? 9 lợi ích không ngờ của nhãn
2.1. Ăn nhãn tăng cường thể lực cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu ăn nhãn được không? Trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng nội tiết lộ trong cơ thể mẹ bầu thay đổi, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và ốm nghén. Lúc này, hàm lượng vitamin B và đường trong quả nhãn sẽ giúp mẹ hồi phục và tăng cường năng lượng, mang đến giấc ngủ ngon hơn.
2.2. Cung cấp vitamin cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi
Trong quả nhãn chứa nhiều vitamin C và B, giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục và phát triển tế bào. Bên cạnh đó, lượng vitamin A trong loại trái cây này rất tốt cho thị giác.
2.3. Ăn nhãn giúp hỗ trợ chữa lành vết thương nhờ chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa trong quả nhãn giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại, hỗ trợ chữa lành vết thương và kháng viêm hiệu quả.
2.4. Ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu giúp khắc phục những triệu chứng thường gặp ở hệ tiêu hóa như táo bón, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đồng thời giảm bớt tình trạng buồn nôn và nôn do ốm nghén. Bên cạnh đó, chất béo và chất đạm trong quả nhãn sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành hiệu quả hơn.
2.5. Làm đẹp da cho mẹ bầu
Nhãn chứa nhiều chất chống oxy hóa và có hàm lượng vitamin C cao, giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, mang đến một làn da sáng và đều màu.
2.6. Cải thiện tuần hoàn máu não bà bầu 3 tháng đầu
Ăn nhãn khi mang bầu giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông tốt hơn, giảm bớt tình trạng căng thẳng và mệt mỏi ở mẹ bầu. Ngoài ra, quả nhãn còn bảo vệ mẹ trước những nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tụy.
2.7. Phương thuốc xổ giun tự nhiên cho mẹ
Trong nhãn có chứa axit tartic, giúp mẹ tẩy giun một cách an toàn mà không cần uống thuốc. Bên cạnh đó, quả nhãn còn ngăn ngừa hiệu quả tình trạng nhiễm giun.
2.8. Tăng cường sức khỏe cho răng miệng
Nhãn giàu hàm lượng photpho, giúp tăng cường sức khỏe cho răng miệng, đồng thời hạn chế nguy cơ các bệnh nha chu, viêm lợi… Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị viêm họng trong thai kỳ, mẹ có thể ăn nhãn để kháng viêm, giảm cơn đau.
2.9. Phòng ngừa đau dạ dày
Các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong quả nhãn giúp mẹ cải thiện tình trạng đau dạ dày trong thai kỳ, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Mẹ chỉ cần ép nhãn lấy nước và dùng với liều lượng vừa phải để phòng ngừa đau dạ dày, phương pháp này rất hiệu quả mẹ nhé!
Dọc thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn táo được không?
3. Lưu ý nhỏ cho mẹ ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu
- Mẹ có tiền sử bị tiểu đường không nên ăn nhãn: Trong nhãn có hàm lượng đường rất cao, mẹ ăn nhiều sẽ khiến đường huyết tăng nhanh do cơ thể không kịp chuyển hóa đường thành năng lượng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, mẹ cần thận trọng nhé!
- Mẹ bị cao huyết áp không nên ăn nhãn: Hàm lượng đường và dưỡng chất trong nhãn rất dồi dào, khiến huyết áp của mẹ bầu bị tăng cao, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
- Mẹ thường xuyên bị táo bón không nên ăn nhãn: Nhãn có vị rất ngọt và tính nóng, vì thế, ăn nhãn khi mang bầu sẽ khiến mẹ bị táo bón nặng hơn và mất cảm giác thèm ăn.
- Không nên ăn long nhãn: Tính ngọt ấm có trong long nhãn sẽ làm tình trạng táo bón diễn ra trầm trọng hơn, ngoài ra, mẹ bầu ăn long nhãn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến thai khí.
- Rửa sạch nhãn trước khi ăn: Để đảm bảo an toàn, mẹ hãy rửa sạch vỏ nhãn bằng nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy với các thành phần vượt trội, an toàn, lành tính, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn cho rau củ, thực phẩm đến mức tối đa.
4. Mẹ mang thai 3 tháng đầu ăn nhãn quá nhiều có sao không?
Ăn nhãn khi mang thai có tốt không? Để đảm bảo an toàn, mẹ cần ăn nhãn với lượng phù hợp và không nên ăn thường xuyên. Việc mẹ bầu ăn quá nhiều nhãn sẽ dẫn đến những nguy cơ sau đây:
- Dễ dẫn đến nguy cơ chảy máu âm đạo: Nhãn là trái cây giàu dinh dưỡng nhưng có tính nhiệt, làm gia tăng khí nóng trong cơ thể mẹ bầu, dễ dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo.
- Có thể gây sinh non, sảy thai: Mẹ ăn nhãn với lượng nhiều và ăn liên tục trong tam cá nguyệt đầu tiên thực sự rất nguy hiểm. Vì tính nhiệt trong loại trái cây này khi tồn tại trong cơ thể mẹ bầu lâu ngày sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, nặng nhất là gây sinh non, sảy thai.
- Gây nóng trong, táo bón thai kỳ: Quả nhãn có hàm lượng đường cao, tính nóng nên dễ gây ra hiện tượng nóng trong, khiến tình trạng táo bón thai kỳ diễn ra phức tạp hơn.
5. Mẹo chọn nhãn ngon, ngọt, mọng nước cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bầu 3 tháng đầu có ăn được nhãn không? Bên cạnh việc ăn nhãn với lượng vừa phải, mẹ cần lưu ý những mẹo sau đây để lựa chọn được quả nhãn ngon và đảm bảo an toàn:
- Vỏ ngoài: Nhãn ngon thường sở hữu lớp vỏ sần, dày và có màu vàng sậm. Còn những loại có sử dụng chất bảo quản, chất kích thích phần vỏ rất sạch sẽ, mỏng và màu nhạt.
- Kích cỡ: Mẹ nên chọn mua nhãn nguyên chùm, quả có kích thước lớn và đều nhau để đảm bảo độ ngon, ngọt, mọng nước.
6. Món ngon từ nhãn cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu mẹ có thể lựa chọn nhiều món ngon khác nhau bên cạnh ăn trực tiếp. Cụ thể như sau:
6.1. Chè hạt sen long nhãn
Chè hạt sen long nhãn giúp mẹ bầu bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng, giải nhiệt và giúp mẹ ngủ ngon hơn.
Mẹ cần chuẩn bị: 100g nhãn tươi, 100g hạt sen tươi, 500g đường phèn.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ rửa sạch nhãn, bóc vỏ sau đó dùng dao nhọn tách hạt, tránh ảnh hưởng đến phần cùi nhãn.
- Mẹ ngâm hạt sen trong nước muối loãng khoảng 30 phút, lấy tim sen sau đó đun chín hạt sen rồi vớt ra để ráo.
- Mẹ cho đường phèn vào nước đun hạt sen, khuấy tan sau đó cho hạt sen vào, đun khoảng 30 phút.
- Mẹ vớt hạt sen riêng ra, lồng hạt sen vào bên trong cùi nhãn, cho vào nồi và đun tiếp 10 phút.
- Mẹ múc chè ra bát, đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng rồi thưởng thức.
6.2. Trà nhãn
Trà nhãn sẽ giúp tinh thần của mẹ bầu thoải mái và thư giãn hơn, giảm bớt mệt mỏi do tình trạng ốm nghén gây ra.
Mẹ cần chuẩn bị: 200g nhãn, 2 gói trà túi lọc, tắc, đường, muối, đá viên.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ rửa sạch vỏ nhãn, bóc bỏ vỏ và hạt, ướp cùi nhãn với đường trong 30 phút.
- Mẹ đun sôi 200ml nước, thêm đường, muối, cùi nhãn đã sơ chế vào, đun nhỏ lửa đến khi chuyển màu nâu cánh gián thì tắt bếp.
- Mẹ pha trà túi lọc, thêm nước cốt tắc, nước đường nhãn và cùi nhãn, đá viên sau đó thưởng thức.
6.3. Rau câu nhãn
Rau câu nhãn bổ sung cho mẹ nhiều chất dinh dưỡng, giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa và giảm bớt căng thẳng trong thai kỳ.
Mẹ cần chuẩn bị: 500g nhãn, 500ml nước dừa, 1 gói bột rau câu, đường, sữa đặc.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ rửa sạch vỏ nhãn, bóc vỏ, bỏ hạt, sau đó thái đôi cùi nhãn.
- Mẹ đun sôi nước dừa, cho thêm đường và bột rau câu vào, khuấy đều tay để bột và đường tan nhanh, không bị vón cục.
- Mẹ xếp cùi nhãn vào khuôn, sau đó đổ nước rau câu vào, chờ nguội rồi đặt vào tủ lạnh.
- Sau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ, mẹ đã có ngay món rau câu nhãn thơm ngon, bổ dưỡng mẹ nhé!
6.4. Sinh tố nhãn
Loại thức uống này mang đến cho mẹ bầu nhiều năng lượng, đồng thời cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
Mẹ cần chuẩn bị: 200g nhãn tươi, 2 hộp sữa chua, 1 bịch sữa tươi không đường, đá viên.
Cùng vào bếp mẹ nhé!
- Mẹ rửa sạch nhãn, bóc vỏ, sau đó bỏ hạt để lấy phần cùi nhãn.
- Mẹ cho cùi nhãn, sữa chua, sữa tươi, đá viên vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Mẹ rót sinh tố nhãn ra ly rồi thưởng thức ngay.
Bên cạnh việc tìm hiểu về chế độ ăn của mẹ thì ở tháng thứ 3 của thai kỳ, nhiều bố mẹ cũng đã bắt đầu cân nhắc đến việc đặt tên cho con. Nhiều bố mẹ đã chọn được biệt danh bé trai, bé gái nhà mình trước cả tên chính. Để chọn được tên hay cho bé họ Nguyễn, mời bố mẹ tham khảo các bài viết gợi ý đặt tên con của Góc của mẹ nhé!
Như vậy, Góc của mẹ đã vừa giải đáp giúp mẹ tất cả mọi thắc mắc liên quan đến việc ăn nhãn khi mang thai 3 tháng đầu. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên thực sự hữu ích, giúp mẹ yên tâm hơn khi thưởng thức loại trái cây bổ dưỡng này. Hãy tiếp tục theo dõi Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị mẹ nhé!
Các bài viết liên quan có thể mẹ quan tâm:
Bầu 3 tháng đầu ăn quả hồng được không?