Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cam ngọt mát, hấp dẫn nhưng sẽ rất nhàm chán nếu mẹ chỉ bổ sung cho bé nước cam ép pha loãng nhỉ? Mách mẹ 10 công thức làm bánh cam cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng, đảm bảo bé “mê tít” ngay từ lần đầu thưởng thức, mẹ tham khảo ngay nhé!

Bánh cam cho bé ăn dăm
Mách mẹ 10 công thức làm bánh cam cho bé ăn dặm “mê tít”

1. Bánh cam – món bánh dinh dưỡng cho bé yêu khỏe mạnh

Cam cực giàu các loại Vitamin, khoáng chất giúp nâng cao đề kháng, hình thành cơ thể khỏe mạnh và đem lại nhiều lợi ích cho bé yêu như,:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trong 100g quả cam cung cấp tới 50mg Vitamin C, đây là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé ngay từ giai đoạn đầu đời.
  • Giảm chứng ho và ho gà: Ăn cam thường xuyên giúp bé củng cố sức đề kháng tốt nên khi bị cảm lạnh, ho, ho gà, hệ thống miễn dịch của bé sẽ ngay lập tức được kích hoạt để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giúp bé phục hồi nhanh chóng.
  • Ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng, cảm cúm: Vitamin C và chất chống oxy hóa polyphenol có trong quả cam giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh nhiễm trùng và cảm cúm, từ đó giúp bé phát triển toàn diện khoẻ mạnh.
  • Hệ xương chắc khỏe: Với nguồn khoáng chất dồi dào, đặc biệt là canxi và photpho, việc mẹ bổ sung cam vào thực đơn dinh dưỡng cho bé giúp bé có hệ xương chắc khỏe, hạn chế được các tình trạng còi xương, chậm lớn.
Công dụng và dinh dưỡng của cam
Cam đem lại nhiều lợi ích bất ngờ cho bé mẹ không nên bỏ qua

2. 10 công thức bánh cam cho bé ăn dặm ngon “tuyệt cú mèo”

1. Bánh đậu hũ non yến mạch sốt cam cho bé măm ngon

Yến mạch cung cấp dồi dào chất xơ hỗ trợ hoàn thiện hệ tiêu hoá và đầy đủ các loại vitamin nhóm B giúp phát triển trí não thông minh cho bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Sự kết hợp hoàn hảo của công thức bánh đậu hũ non yến mạch sốt cam giúp nó nhanh chóng trở thành món ăn dặm yêu thích của các bé từ 8 tháng tuổi, mẹ tham khảo để làm cho con nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 50gr yến mạch
  • 150ml nước lọc
  • 1/2 quả cam nhỏ (khoảng 80g)
Bánh đậu hũ yến mạch sốt cam cho bé ăn dặm
Bánh đậu hũ yến mạch sốt cam sẽ khiến bé thích mê

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho yến mạch vào một bát tô lớn ngâm với 300ml nước sạch trong vòng 20 – 30 phút (trong quá trình ngâm mẹ nên thay 1 lần nước để rửa sạch yến mạch)
  • Bước 2: Sau khi ngâm xong, mẹ cho yến mạch cùng 150ml nước lọc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Bước 3: Để bánh được mềm mịn, mẹ cho hỗn hợp vừa xay qua rây lọc 1 – 2 lần loại bỏ những cặn chưa nhuyễn.
  • Bước 4: Mẹ đặt hỗn hợp lên nồi/chảo chống dính đun nhỏ lửa, khuấy đều tay khoảng 5 – 7 phút đến khi hỗn hợp sôi đều thì tắt bếp.
  • Bước 5: Sau khi vừa tắt bếp, mẹ đổ hỗn hợp bánh ra khuôn tạo hình rồi cho vào tủ lạnh ngăn mát trong 2 – 3 giờ (mẹ có thể quét một lớp dầu ăn mỏng ở lòng khuôn để lấy bánh ra dễ hơn).
  • Bước 6: Cuối cùng, mẹ bóc cam, tách loại bỏ hết phần xơ trắng của múi, chỉ lấy phần tép cam, dùng thìa nghiền nhuyễn rồi cho ra đĩa. Mẹ nên chờ bánh trong khuôn nguội, bớt lạnh khoảng 10 – 15 phút rồi cho ra đĩa có sẵn sốt cam. Vậy là đã hoàn thành xong món bánh đậu hũ non yến mạch sốt cam cho bé măm măm rồi đó ạ!
Tách tép cam
Tách tép cam, bỏ hết xơ trắng khi làm bánh cam mẹ nhé

2. Bánh flan cam “núng nính” mềm tan cho bé ăn dặm

Bánh flan cam không chỉ giàu dinh dưỡng mà nó còn mềm tan ngay trong miệng, bé dễ dàng nuốt và tiêu hoá mà không cần phải nhai nên được các bé cực yêu thích. Bánh flan cam phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là với các bé 6 tháng tuổi mới bắt đầu ăn dặm. Mẹ cùng vào bếp làm bánh cho bé thưởng thức theo công thức dưới đây luôn nhé!

Bánh flan cho bé ăn dặm
Thêm một công thức bánh cam cho bé ăn dặm thơm ngon là bánh flan cam “núng nính” mềm tan cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 quả cam
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 50ml sữa công thức/sữa mẹ

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Đầu tiên mẹ cắt bỏ ⅓ quả cam, ⅔ quả cam còn lại mẹ sử dụng thìa nạo sạch phần ruột, giữ lại phần vỏ.
  • Bước 2: Mẹ dùng phới lồng đánh tan 1 lòng đỏ trứng gà rồi cho 50ml sữa công thức/sữa mẹ đã được làm ấm vào trộn đều.
  • Bước 3: Để hỗn hợp trứng sữa sánh mịn, mẹ cho qua rây 1 – 2 lần để loại bỏ các cặn chưa tan.
  • Bước 4: Sau khi rây xong, mẹ cho toàn bộ hỗn hợp vào vỏ cam đã chuẩn bị phía trên.
  • Bước 5: Bước cuối cùng, mẹ che bề mặt bánh bằng một chiếc khăn xô sạch rồi đem đi hấp cách thuỷ lửa nhỏ trong khoảng 25 – 30 phút đến khi mẹ chọc tăm vào bánh rút lên, trên tăm không còn bị dính gì là bánh đã chín.
Bé hào hứng ăn bánh cam ăn dặm
Bé hào hứng ăn bánh flan cam

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Để bánh flan cam không bị tanh, mẹ lưu ý sử dụng sữa công thức/sữa mẹ được làm ấm khoảng 50 – 60 độ C khi hoà trộn vào trứng nhé.

3. Bánh pudding cam sữa mướt mịn cho bé ăn thun thút

Bánh pudding cam với hương thơm ngọt ngào của cam và sữa, vị dai dai như thạch rau câu sẽ là một bữa phụ lý tưởng cho bé từ 7 tháng tuổi. Món bánh còn cung cấp nhiều vitamin C giúp hình thành hệ miễn dịch khỏe mạnh cho con ngay từ giai đoạn đầu đời. Cách làm rất đơn giản, mẹ bắt tay vào làm cho bé luôn nhé!

Bánh pudding cam cho bé ăn dặm
Bánh pudding cam sữa mướt mịn là một trong các loại bánh cam cho bé ăn dặm được yêu thích nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 quả cam
  • 120ml sữa công thức
  • 4g bột gelatin (khoảng 2 thìa cà phê)

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Trước tiên, mẹ chia đều bột gelatin thành 2 phần vào 2 chén nhỏ, mỗi chén mẹ thêm khoảng 2 thìa canh nước lọc khuấy đều rồi để ngâm trương nở gelatin trong 5 phút.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ cho 2 chén gelatin này hấp cách thuỷ trên lửa nhỏ trong 10 phút rồi lấy ra.
  • Bước 3: Mẹ cho 120ml sữa công thức lên bếp đun nhỏ lửa đến khi lăn tăn sôi thì tắt bếp, đổ vào 1 chén có sẵn gelatin, khuấy đều rồi chia vào 2 khuôn bánh chờ nguội trong khoảng 20 phút. Mẹ nên để khuôn nghiêng khoảng 30 độ để bánh được đẹp hơn.
  • Bước 4: Cam sau khi rửa sạch, cắt đôi, mẹ vắt lấy nước rồi cho lên bếp đun nhỏ lửa đến sôi thì tắt bếp, đổ vào chén gelatin còn lại, khuấy đều. Sau đó mẹ cần chờ cho hỗn hợp thật nguội (khoảng 15 phút) rồi mới đổ vào 2 khuôn bánh đã chứa sữa.
  • Bước 5: Mẹ cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút rồi lấy ra cho bé thưởng thức nhé!
Bữa phụ cho bé ăn dặm
Bánh pudding cam sữa – bữa phụ lý tưởng cho bé từ 7 tháng tuổi

4. Bánh dẻo cam cuộn rắc vụn dừa cho bé thích mê

Với sự kết hợp mới lạ từ các nguyên liệu đơn giản, quen thuộc, bánh dẻo cam cuộn rắc vụn dừa mang hương vị độc đáo chắc chắn sẽ trở thành bữa phụ yêu thích của các bé từ 8 tháng tuổi đó mẹ ơi! Mẹ hãy áp dụng công thức dưới đây luôn nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300ml nước cam ngọt nguyên chất (2 – 3 quả cam to)
  • 30g bột năng
  • 30g bột bắp
  • 10g bơ lạt
  • 2 – 3 thìa cà phê vụn dừa tươi
Bánh dẻo cam cuộn cho bé ăn dặm
Bánh dẻo cam cuộn rắc vụn dừa cho bé thích mê là món bánh cam cho bé ăn dặm hàng ngày mà không chán

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Nước cam sau khi vắt mẹ cho rây qua rây lọc để thu được nước ép nguyên chất sánh mịn, loại bỏ hạt và tép cam để bánh thành phẩm mềm mịn.
  • Bước 2: Mẹ trộn bột năng và bột bắp vào một bát tô, sau đó mẹ vừa cho từ từ nước cam nguyên chất vào vừa khuấy đều tay đến khi hỗn hợp hoà quyện hết với nhau.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ đổ hỗn hợp vào chảo chống dính đun nhỏ lửa trong khoảng 5 – 7 phút đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho 10g bơ lạt vào đun tiếp đến khi bơ lạt hoà trộn hoàn toàn vào hỗn hợp thì tắt bếp (mẹ chú ý cả quá trình đun cần khuấy đều tay để tránh bị cháy ở đáy chảo).
  • Bước 4: Mẹ chuẩn bị một chiếc thớt sạch hình chữ nhật được bọc sẵn màng bọc thực phẩm, sau đó mẹ đổ hỗn hợp trong chảo ra, dùng thìa dàn mỏng, rồi dùng dao cắt ngang thành 4 phần bằng nhau.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ rắc vụn dừa đều hết lên bề mặt rồi dùng tay cuộn thật chặt bánh, xếp ra đĩa trang trí đẹp mắt hơn rồi cho bé măm măm luôn thôi! Đơn giản mẹ nhỉ?
Bánh dẻo cam cho bé ăn dặm
Rắc vụn dừa lên mặt bánh là bé nhà mình có thể ăn ngon rồi mẹ ơi!

5. Bánh cupcake phủ kem cam cực hấp dẫn cho bé

Bánh cupcake phủ kem cam mang hương vị hòa quyện phần cốt bánh mềm mịn cùng lớp kem cam thơm ngậy là một gợi ý tuyệt vời cho bữa phụ giàu dinh dưỡng cho các bé trên 1 tuổi. Tuy nhiên, món bánh sẽ phù hợp với gia đình có sẵn lò nướng mẹ nhé! Mẹ còn chần chừ gì mà không vào bếp trổ tài luôn nào, đảm bảo bé yêu thích mê ngay từ lần đầu nếm thử đó ạ!

Bánh cupcake phủ kem cam cho bé ăn dặm
Bánh cupcake phủ kem cam cực hấp dẫn cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Phần cốt bánh:
    • 1 lòng đỏ trứng gà
    • 2 thìa cà phê đường
    • 150g bột mì
    • 1/2 thìa cà phê men nở hữu cơ
    • 2 thìa canh nước cam
    • 1/2 thìa cà phê vỏ cam bào
    • 50g bơ lạt
    • 150ml sữa công thức
  • Phần kem phủ:
    • 150g kem tươi
    • 1/4 thìa cà phê vỏ cam bào
    • Vài lát cam thái mỏng
    • 2 thìa cà phê đường
Kem tươi
Mẹ ưu tiên sử dụng kem tươi nguyên vị để bánh giữ được hương bánh cam cho bé ăn dặm thơm ngon nhé

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ đánh tan lòng đỏ trứng gà và đường bằng phới lồng sau đó trộn đều cùng bột mì và men nở hữu cơ.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ cho lần lượt theo thứ tự bơ lạt, vỏ cam bào, sữa công thức và nước cam vào khuấy trộn đều tay bằng phới lồng khoảng 10 – 15 phút đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn, các thành phần hòa quyện hết với nhau.
  • Bước 3: Mẹ đổ hỗn hợp bánh vào các khuôn cupcake (mẹ lưu ý chỉ đổ đầy ⅔ khuôn vì bánh sẽ nở thêm trong khi nướng).
  • Bước 4: Trước khi cho bánh vào nướng, mẹ nên làm nóng lò nướng/nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 200 độ C trong 7 phút, sau đó nướng bánh tại 180 độ C trong 20 phút.
  • Bước 5: Để chế biến lớp kem phủ ngậy béo, mẹ sử dụng phới lồng hoặc máy đánh trứng đánh đều kem tươi, 2 thìa cà phê đường và vỏ cam bào đến khi thu được hỗn hợp dạng kem bông xốp, sau đó cho vào túi bắt kem.
  • Bước 6: Sau khi chờ bánh trong khuôn cupcake nguội, mẹ dùng túi bắt kem bao phủ lên bề mặt bánh một lớp kem hấp dẫn, trang trí thêm 1 vài lát cam thái mỏng là mẹ có thể cho bé thưởng thức luôn rồi!
Cupcake phủ kem cam
Bánh cupcake phủ kem cam – bữa phụ lý tưởng cho bé yêu trên 1 tuổi

6. Bánh crepe cam kem ngàn lớp cho bé mê tít

Còn gì hào hứng hơn khi bé được măm măm món bánh crepe cam kem ngàn lớp mềm tan trong miệng mang hương vị hòa quyện hoàn hảo giữa các lớp bánh. Món bánh thơm ngon, bổ dưỡng này phù hợp làm bữa phụ với cho các bé trên 1 tuổi. Nguyên liệu làm bánh cực đơn giản, mẹ không cần phải cầu kỳ chế biến chút nào!

Bánh Crepe cam kem
Bánh crepe cam kem ngàn lớp cho bé mê tít

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Phần bánh:
    • 100g bột mì
    • 2 quả trứng gà
    • 150ml sữa công thức
    • 50ml nước cam nguyên chất (1/2 quả cam ngọt vắt ra)
    • 10g bơ lạt đun chảy (khoảng 2 – 3 thìa cà phê)
  • Phần kem:
    • 200ml whipping cream
    • 1/2 quả cam ngọt thái lát mỏng
Cam thái lát mỏng
Khi làm bánh cam, mẹ thái lát mỏng cam nhé

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ đánh tan 2 quả trứng gà và 100g bột mì bằng phới lồng, sau đó cho lần lượt sữa công thức, nước cam nguyên chất và bơ lạt đun chảy vào, mẹ tiếp tục khuấy trộn đều tay khoảng 10 phút đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
  • Bước 2: Để loại bỏ các cặn bột nhỏ chưa tan, mẹ cho hỗn hợp phía trên qua rây lọc 1 – 2 lần sau đó đặt hỗn hợp vào ngăn mát tủ lạnh 15 phút.
  • Bước 3: Trong lúc chờ hỗn hợp bánh, mẹ sử dụng phới lồng/máy đánh trứng để đánh bông xốp 200ml whipping cream trong bát tô lớn rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong 1 giờ.
  • Bước 4: Sau 15 phút, mẹ lấy hỗn hợp bột bánh trong tủ lạnh ra, rán thành các miếng bánh mỏng bằng chảo chống dính trên lửa nhỏ đến khi hết hỗn hợp bột (mẹ có thể quét 1 chút dầu ở đáy chảo trước khi cho bánh vào rán).
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ lấy 1 lớp bánh trải ra đĩa, phết dàn đều 1 lớp whipping cream lên trên, thêm 1 – 2 lát cam sau đó lấy 1 lớp bánh đặt lên trên, cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi vừa đủ hết các nguyên liệu là đã hoàn thành món bánh crepe cam kem ngàn lớp với các lớp bánh, whipping cream và cam thái lát mỏng xen kẽ nhau đẹp mắt khiến các bé thích mê ngay lần nếm thử.
Whipping Cream
Mẹ lấy whipping cream và cam thái lát mỏng xen kẽ nhau nhé

7. Bánh tart cam phô mai thơm ngậy cho bé

Bánh tart cam phô mai có phần vỏ bánh mềm xốp dậy mùi sữa hòa quyện với phần phô mai ngậy béo chắc chắn sẽ làm bé không cưỡng lại nổi. Món bánh này phù hợp làm bữa phụ mới lạ cho các bé từ 7 tháng tuổi. Mẹ hãy áp dụng luôn công thức làm bánh dưới đây để bé được thưởng thức món bánh hấp dẫn này ngay nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 150g bột mì
  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • 1/2 quả cam ngọt
  • 5 miếng phô mai loại vuông
  • 1 thìa cà phê vỏ cam bào vụn
Bánh tart cam phô mai cho bé ăn dặm
Bánh tart cam phô mai thơm ngậy cho bé

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ vắt 1/2 quả cam ngọt qua rây lọc thu được nước cam nguyên chất.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ dùng phới lồng đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà cùng 100g bột mì rồi cho từ từ nước cam nguyên chất vào nhào trộn đều tay đến khi khối bột không còn dính là đạt.
  • Bước 3: Mẹ chia khối bột thành các viên bột nhỏ, cán dẹt rồi đặt vào khuôn bánh tart.
  • Bước 4: Với mỗi khuôn bánh, mẹ đặt 1 viên phô mai vào lòng bánh rồi rắc 1 chút vụn vỏ cam bào lên trên.
  • Bước 5: Cuối cùng, mẹ đem bánh đi nướng bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu tại nhiệt độ 180 độ C trong 20 phút. Mẹ lưu ý chờ bánh nguội hẳn mới cho bé măm măm tránh bé bị bỏng miệng nhé!
Bánh tart cam phô mai cho bé ăn dặm
Bánh tart cam phô mai thơm ngậy chắc chắn khiến bé thích mê

8. Bánh mousse cam béo mịn cho bé mê mẩn

Bánh Mousse cam với 3 lớp bánh mềm mịn, ngậy béo tan trong miệng sẽ khiến các bé không cưỡng lại được ngay từ miếng đầu tiên nếm thử. Bánh là bữa phụ cực kỳ lý tưởng giúp các bé từ 1 tuổi tràn đầy năng lượng cho ngày dài vui chơi thỏa thích, không lo đuối sức. Mẹ tham khảo cách làm dưới đây để làm cho bé món bánh hấp dẫn này ngay nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 quả cam ngọt
  • 15g bột gelatin
  • 250ml kem tươi (whipping cream)
  • 30g bơ lạt
  • 7 – 8 cái bánh quy oreo
  • 50g đường
  • Dụng cụ: Khuôn đế rời size 16, túi zip, máy đánh trứng
Bánh mousse cam cho bé ăn dặm
Bánh mousse cam béo mịn cho bé mê mẩn

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

1 – Làm đế bánh: 

  • Bước 1: Mẹ cho phần bánh oreo đã tách nhân vào túi zip, đập nát thành bột mịn rồi lấy ra trộn đều cùng với 30g bơ lạt đã đun chảy. Sau đó mẹ nén chặt hỗn hợp này vào khuôn đế rời size 16 rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh trong 20 phút.

2 – Làm lớp kem mousse: 

  • Bước 2: Mẹ vắt 1 quả cam ngọt qua rây lọc thu được nước cam nguyên chất cho vào nồi đun cùng 10g bột gelatin đã ngâm trương nở đến khi gelatin tan hết.
  • Bước 3: Sau đó, mẹ dùng máy đánh trứng đánh bông xốp whipping cream với 30g đường rồi tiếp tục đánh đều với nước cam đã đun ở trên khoảng 3 phút. Tiếp đến, mẹ cho hỗn hợp kem mousse này lên phía trên phần đế bánh, đặt khuôn vào tủ lạnh trong 3 giờ để lớp kem đông đặc lại.

3 – Làm lớp thạch trong:

  • Bước 4: Mẹ vắt 1 quả cam ngọt còn lại qua rây lọc thu được nước cốt cam cho vào nồi đun cùng 5g bột gelatin và 20g đường đến khi các thành phần tan hết.
  • Bước 5: Sau khi chờ hỗn hợp nguội hẳn, mẹ đổ vào khuôn phía trên lớp kem mousse và đặt vào ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng là đã hoàn thành xong món bánh mousse cam béo ngậy, hấp dẫn cho bữa phụ của bé yêu rồi ạ!
Cách bảo quản bánh mousse cam Bánh tart cam phô mai cho bé ăn dặm
Bảo quản bánh cam cho bé ăn dặm trong tủ lạnh trước khi cho bé ăn

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Trong quá trình chế biến, bánh mousse cam để trong tủ lạnh thời gian khá lâu nên khi lấy ra, mẹ nên để bánh bớt lạnh khoảng 15 phút trước khi cho bé thưởng thức để tránh bé bị viêm họng nhé.

9. Bánh mochi cam phô mai cho bé ăn ngon “khó cưỡng”

Chỉ với vài bước tiến hành đơn giản, mẹ đã biến hoá các nguyên liệu quen thuộc thành món bánh mochi cam phô mai thơm ngon hấp dẫn cho bữa phụ của các bé yêu từ 6 tháng tuổi rồi. Mẹ còn chần chừ gì mà không thử trổ tài với công thức dưới đây luôn nào!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 quả cam ngọt
  • 90g bột nếp
  • 40g bột bắp
  • 6 miếng phô mai loại vuông
  • 1 – 2 thìa cà phê dầu ăn
Bánh mochi cam phô mai cho bé ăn dặm
Bánh mochi cam phô mai cho bé ăn ngon “khó cưỡng”

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Đầu tiên, sau khi rửa sạch cam, mẹ cắt đôi, vắt lấy nước cốt nguyên chất rồi cho nước cốt qua rây lọc để loại bỏ hạt và các tép cứng.
  • Bước 2: Tiếp theo, mẹ cho hỗn hợp bột nếp và bột bắp vào nước cốt cam đã chuẩn bị phía trên trộn đều rồi nhào đến khi mẹ thấy khối bột không dính tay là đạt.
  • Bước 3: Mẹ chia khối bột thành 6 viên bột tròn nhỏ. Sau đó, mẹ cán dẹt từng viên bột, đặt miếng phô mai vào giữa rồi vo tròn lại.
  • Bước 4: Cuối cùng, mẹ dùng chổi quét dầu quét bao trùm vỏ ngoài bánh một lớp dầu mỏng rồi đem bánh đi hấp trên nồi cách thuỷ trong 15 – 20 phút. Vậy là chỉ với vài bước thực hiện đơn giản, mẹ đã hoàn thành xong món bánh mochi cam phô mai ngon “khó cưỡng” cho bé măm măm rồi!

10. Bánh cam sữa nướng cho bé ăn ngon “mê mệt”

Nếu mẹ đang tìm kiếm một công thức bánh độc lạ cho bé ăn dặm thì bánh cam sữa nướng là gợi ý tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua. Với hương thơm từ cam và bột bắp, vị ngậy béo từ trứng gà và sữa, món bánh chắc chắn sẽ khiến bé “mê mệt” ngay từ lần đầu nếm thử đó. Bởi trong công thức có chứa đường nên món bánh sẽ phù hợp với các bé trên 1 tuổi. Mẹ tham khảo công thức dưới đây để tự tay làm bánh cho bé yêu luôn nhé!

Bánh cam sữa nướng
Đây là loại bánh cam cho bé ăn dặm dạng sữa nướng cho bé ăn ngon “mê mệt”

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 lòng đỏ trứng gà và 1 quả trứng gà
  • 1 quả cam ngọt
  • 50g bột bắp
  • 500ml sữa tươi
  • 1 thìa cà phê tinh chất vani
  • 3 – 4 thìa cà phê đường
Vani
Cho khoảng 1 thìa cafe vani để bánh dậy mùi thơm

Cùng vào bếp làm bánh cho bé luôn nào mẹ ơi!

  • Bước 1: Đầu tiên, mẹ dùng phới lồng đánh tan 2 lòng đỏ trứng và 3 – 4 thìa cà phê đường trong bát tô, sau đó thêm 50g bột bắp vào trộn đều khoảng 5 phút.
  • Bước 2: Mẹ vắt lấy nước cam nguyên chất (mẹ nên lọc qua rây để loại bỏ hạt và tép cam còn sót), cho vào hỗn hợp bột trứng phía trên khuấy đều. Sau đó, mẹ cho từ từ 500ml sữa tươi vào hỗn hợp và tiếp tục khuấy trộn đến khi các thành phần hòa quyện hết vào nhau.
  • Bước 3: Tiếp theo, mẹ đổ hỗn hợp vào chảo chống dính rồi đặt lên bếp đun lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút đến khi hỗn hợp chuyển thành dạng kem đặc là đạt (trong suốt quá trình đun, mẹ cần khuấy đều tay để tránh hỗn hợp bị cháy ở đáy chảo).
  • Bước 4: Mẹ chờ hỗn hợp trong chảo nguội hẳn thì đổ vào khuôn có lót sẵn giấy nến, sau đó đặt vào tủ lạnh ngăn mát trong 1 giờ để hỗn hợp kem cứng hơn.
  • Bước 5: Sau 1 giờ, mẹ lấy khối kem trong khuôn ra, dùng dao chia thành các miếng vuông vừa ăn. Mẹ dùng phới lồng đánh tan 1 quả trứng với 1 thìa cà phê vani rồi sử dụng chổi quét dầu để quét hỗn hợp này lên bề mặt các miếng bánh chuẩn bị nướng.
  • Bước 6: Trước khi cho bánh vào nướng, mẹ cần làm nóng lò nướng/nồi chiên không dầu bằng 200 độ C trong 10 phút rồi nướng bánh ở 180 độ C trong 25 phút.
  • Bước 7: Cuối cùng, mẹ chờ bánh nguội, lấy ra đĩa trang trí rồi cho bé thưởng thức món bánh cam sữa nướng mới lạ, hấp dẫn này ngay nhé, đảm bảo mẹ “mê tít” luôn mẹ ơi!
Bé thích bánh cam sữa nướng
Bánh cam sữa nướng thơm ngon cung cấp giàu chất dinh dưỡng cho bé

3. Những điều cần chú ý khi cho bé ăn dặm bánh cam

Trong quá trình cho bé ăn dặm bánh cam, để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con, mẹ không nên bỏ qua các chú ý sau, mẹ nhé:

1 – Chú ý về nguyên liệu làm bánh

  • Lựa chọn mua cam có nguồn gốc “sạch”: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cam không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứa dư lượng thuốc bảo quản độc hại, bên ngoài nhìn màu sắc tươi ngon nhưng bên trong bị nẫu, hỏng. Vì vậy, mẹ nên lựa chọn mua cam tại những địa chỉ uy tín, biết rõ nguồn gốc như: Klever Fruits, BigGreen,… để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé yêu nhé!
  • Chọn mua cam có vị ngọt tự nhiên, tránh chọn mua cam chua: Vị chua ở cam do các loại acid tạo nên, cam càng chua chứa càng nhiều acid, chúng có thể gây bào mòn các lớp niêm mạc tại hệ tiêu hoá còn non yếu của bé và gây nên một số tình trạng viêm. Cam có vị ngọt thường có hình dáng tròn đều, không bị méo mó, không bị bên to bên nhỏ, mẹ ưu tiên chọn cho bé nhà mình nhé!
  • Dùng nguyên liệu làm bánh là các loại bột hữu cơ: Các sản phẩm bột hữu cơ như bột mì hữu cơ, bột bắp hữu cơ,… không sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong nuôi trồng và quy trình sản xuất hạn chế tối đa chất bảo quản. Khi chế biến sẽ mang lại hương vị tự nhiên nhất cho món bánh cam cũng như đảm bảo sức khỏe của bé yêu. Một số địa chỉ uy tín để mẹ tham khảo như: Beemart, omamart, organicfood,…
  • Không cho đường vào bánh cam cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi: Đối với bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên nêm đường vào món ăn dặm, bởi đường có thể khiến bé bị sâu răng, béo phì hoặc làm cơ thể bé kích thích sản xuất quá mức insulin – hormon làm giảm đường huyết, dẫn đến bé lờ đờ, mệt mỏi. Tuy nhiên, để món ăn thêm phần hấp dẫn, tránh bị “nhạt nhẽo”, mẹ sử dụng các thực phẩm như: vani, sữa công thức,… để thay thế đường kích thích vị giác cho bé ăn ngon miệng hơn.
Không nêm đường cho bé ăn dặm dưới 12 tháng tuổi
Với bé dưới 12 tháng tuổi mẹ không nên nêm đường vào món bánh cam

2 – Chú ý đảm bảo vệ sinh và an toàn khi cho bé ăn dặm bánh cam:

  • Khử trùng sạch các loại khuôn tạo hình bánh, khay, đĩa ăn dặm cho bé: Bởi hệ tiêu hoá của bé còn non yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh nên mẹ cần khử trùng sạch các loại khuôn tạo hình bánh, khay, đĩa ăn dặm cho bé trước khi chế biến bánh cam.
  • Lau sạch miệng và tay bé trước và sau khi ăn bánh cam: Khi ăn, các con thường thích thú dùng tay cầm nắm thức ăn đưa lên miệng để tăng vị giác ngon miệng hơn. Vì vậy, cả trước và sau khi ăn bánh cam, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay và miệng bé với khăn giấy ướt chuyên dụng để làm sạch hết đồ ăn trên miệng và tay bé, tránh vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng xấu đến da và hệ tiêu hoá của con nhé!
  • Không nên cho bé ăn bánh cam lúc đói, thời điểm phù hợp nhất là trước bữa ăn chính 1 – 2 tiếng: Bánh cam ăn khi đói dễ gây cồn ruột, thời điểm phù hợp nhất mẹ nên cho bé ăn là trước bữa chính 1 – 2 tiếng để bé có thời gian tiêu hoá hết món bánh cam, tránh khi ăn quá sát bữa chính, bé no bụng sẽ biếng ăn bữa chính.
Vệ sinh cho bé sau khi ăn bằng khăn giấy Mamamy
Mẹ nhớ lau sạch miệng và tay bé trước và sau khi ăn dặm bánh cam nhé!

3 – Chú ý về cách bảo quản bánh: Để đảm bảo bánh cam cho bé ăn dặm được chất lượng tốt nhất, mẹ nên bảo quản trong hộp kín trong ngăn mát tủ lạnh 5 – 8 độ C trong vòng tối đa 2 ngày. Các công thức bánh cam là sự hòa quyện của nhiều thành phần giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein và chất béo, khi để quá 2 ngày rất dễ bị phân huỷ tạo mùi hôi chua, nếu chẳng may bé ăn vào sẽ gây nên các ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá.

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã nắm chắc được các công thức làm bánh cam cho bé ăn dặm ngon tuyệt rồi đúng không ạ. Nếu mẹ còn băn khoăn gì trong quá trình thực hiện, mẹ đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể. Chúc mẹ làm bánh cho bé thành công nhé!

Mẹ bỉm tập đầu còn bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc con nên băn khoăn không biết bé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo để kích thích phát triển cơ hàm và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con khôn lớn? Câu trả lời chi tiết sẽ có ngay trong bài viết dưới đây, đọc ngay mẹ ơi!

Bé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo
Bé ăn bột bao lâu chuyển sang cháo?

1. Bé ăn bột bao lâu nên chuyển sang cháo?

BS Đinh Thị Kim Liên (Trưởng khoa dinh dưỡng bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, khi bé được 8 tháng tuổi, bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, bé có thể tập nhai các loại thức ăn thô với cháo dạng sệt. Mẹ nên cho bé tập ăn cháo theo mức độ thô tăng dần từ: cháo xay nhuyễn – cháo vỡ hạt – cháo nguyên hạt.

1 – Thời điểm chuyển từ ăn bột sang cháo nhuyễn: Khi bé bước sang tháng thứ 8, mẹ có thể bắt đầu cho con chuyển từ ăn bột sang cháo nhuyễn được rồi. Lúc này, răng bé chưa mọc đầy đủ, cơ hàm chưa hoạt động thành thạo, hệ tiêu hoá còn non yếu nên chưa thể nhai và tiêu hoá được cháo có dạng hạt. Kết cấu cháo nhuyễn mềm mịn tương tự với dạng bột, có thể nuốt được ngay sau khi cho vào miệng giúp con dễ dàng làm quen.

Cách cho trẻ chuyển từ ăn bột sang ăn cháo
Mẹ nên cho bé tập ăn dặm theo mức độ thô tăng dần từ: cháo xay nhuyễn – cháo vỡ hạt – cháo nguyên hạt.

2 – Thời điểm chuyển từ cháo nhuyễn sang cháo vỡ hạt: Thời điểm thích hợp để mẹ chuyển từ cháo nhuyễn sang cháo vỡ hạt cho con là khi bé được 10 – 11 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, bé chưa mọc răng hàm, chỉ có khoảng 8 chiếc răng sữa nên khả năng nhai chưa hoàn thiện, dễ bị hóc, nghẹn. Cháo vỡ hạt là lựa chọn tốt nhất để kích thích hoạt động nhai nhiều hơn, phát triển cơ hàm tốt hơn.

3 – Thời điểm chuyển từ cháo vỡ hạt sang cháo hạt: Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, độ tuổi phù hợp nhất cho bé ăn cháo hạt là khi bé được 12 tháng tuổi. Lúc này, bé đã có khoảng 8 chiếc răng sữa và 2 – 4 răng hàm, khả năng nhai, nuốt thạo hơn và hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn thiện. Bé cũng thích thú nhai các món ăn có kết cấu cứng hơn và tò mò muốn được thử đa dạng các hương vị mới để kích thích vị giác đó ạ.

Lưu ý khi mẹ bắt đầu cho bé ăn cháo
Cần thời gian để chuyển từ cháo vỡ hạt sang cháo hạt cho bé

2. Cho bé ăn cháo hạt sớm hơn 8 tháng có sao không?

Một số mẹ hơi vội vàng một chút, thấy con quen ăn bột đặc liền cho con “măm măm” cháo hạt khi con chưa trong 8 tháng tuổi. Vẫn biết mẹ nào cũng mong muốn bé yêu được phát triển kỹ năng nhai nuốt tốt nhất, tuy nhiên việc này lại khiến bé gặp phải một số vấn đề về sức khỏe đó mẹ ạ:

1 – Bé dễ bị nghẹn, khó nuốt, nôn ói: Lúc này bé mới chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm được một thời gian ngắn nên chưa thể thích nghi ngay với các thức ăn có kết cấu cứng, khó nhai như cháo hạt khiến bé dễ bị hóc/nghẹn khi nuốt, có thể gây nôn trớ, việc ăn trở thành “trải nghiệm không dễ chịu chút nào”, dần dần bé “sợ” ăn, không chịu ăn nữa đâu mẹ ơi.

Lưu ý khi mẹ cho bé ăn cháo hạt quá sớm
Mẹ cho bé ăn cháo hạt quá sớm có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe nên mẹ rất chú ý đến ăn bột bao lâu chuyển sang cháo

2 – Bé bị khó tiêu hóa: Hệ tiêu hoá của bé dưới 8 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện để tiêu hoá được các hạt cháo tương đối cứng khiến bé bị rối loạn tiêu hoá: đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, sống phân,…

3 – Bé dễ bị tổn thương dạ dày: Ở giai đoạn này bé chưa mọc được nhiều răng nên khả năng nhai nghiền thức ăn còn kém, đa phần hạt cháo sẽ đi trực tiếp vào dạ dày trong khi thành niêm mạc dạ dày còn mỏng, yếu. Dạ dày co bóp để nhào trộn các hạt cứng dễ gây chà xát dẫn đến các tổn thương nhỏ, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh lý viêm loét dạ dày khá nghiêm trọng.

Ăn cháo sớm khiến trẻ tổn thương dạ dày
Cho bé ăn cháo quá sớm khiến con bị tổn thương dạ dày, mẹ chú ý để bảo vệ sức khoẻ của con nhé!

3. Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng khi cho bé ăn bột chuyển sang cháo

3.1. Cho bé làm quen với cháo rau củ trước, sau đó thêm dần thịt, cá, hải sản.

Mẹ  chú ý cho bé làm quen với cháo rau củ trước sau đó thêm dần thịt, cá rồi đến hải sản. Bởi rau củ khá lành tính, dễ hấp thu, thân thiện với hệ tiêu hóa non yếu của bé nên hoàn toàn phù hợp để bé bắt đầu ăn dặm. Đặc biệt đối với hải sản, nếu mẹ cho bé ăn quá sớm có thể dẫn đến tình trạng dị ứng như: nôn, tiêu chảy, nổi mề đay,… do đường ruột bé chưa hoàn thiện dễ dàng bị kích ứng với các loại protein lạ, khó hấp thu trong hải sản.

Ưu tiên cho bé làm quen cháo rau củ trước
Mẹ nên cho bé làm quen với cháo rau củ trước, sau đó mới thêm dần thịt, cá, hải sản

3.2. Hạn chế nêm gia vị vào cháo cho bé

Với bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ không nên nêm nếm gia vị gì cho bé để tránh làm thận còn non yếu chưa phát triển hoàn thiện của con phải hoạt động quá sức. Chưa kể, bản thân các thực phẩm đã có đầy đủ vị thơm ngon rồi, không lo thức ăn “nhạt” khiến con chán ăn đâu. Đợi đến khi bé được 12 tháng tuổi, mẹ mới cho gia vị với liều lượng rất ít (mỗi bữa cho một lượng bằng 2 – 3 hạt đậu hạt nêm ăn dặm cho bé) là được rồi nhé.

Hạn chế nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi
Hạn chế nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi ăn dặm

3.3. Cho bé ăn theo nguyên tắc “từ ít đến nhiều”

Ăn bột bao lâu chuyển sang cháo nên tuân thủ theo nguyên tắc trong 1 – 2 tuần đầu, mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa cháo một ngày, mỗi bữa khoảng ½ chén cháo (100ml cháo). Sau đó, mẹ tăng dần lên thành 3 bữa cháo mỗi ngày, mỗi bữa 1 chén cháo. Bởi khi mới tập ăn dặm, dạ dày của bé còn nhỏ nên không chứa được quá nhiều thức ăn, mẹ nên cho bé ăn từ một lượng ít trước, vừa để bé làm quen với mùi vị thức ăn, vừa để bé dễ tiêu hoá, hấp thu tốt. Từ đó giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích bé ăn được nhiều hơn ở những bữa ăn tiếp theo.

Cho bé ăn dặm
Mẹ nên cho bé ăn theo nguyên tắc “từ ít đến nhiều” để bé nhanh làm quen với ăn dặm

3.4. Đảm bảo vệ sinh khi cho bé ăn cháo

1 – Các loại rau, củ, quả cần được rửa sạch, chế biến cẩn thận: Rau củ mới mua về vẫn còn bụi bẩn, vi khuẩn gây hại, mẹ chú ý rửa sạch trước khi chế biến và nấu chín kỹ đảm bảo an toàn tối đa cho hệ tiêu hóa non yếu của con nhé.

2 – Các loại thịt, cá, hải sản nên được làm sạch, khử mùi tanh: Do trước đó bé chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn nên khi bắt đầu tập ăn dặm, bé hay bị lạ vị bởi các mùi vị đặc trưng từ nhiều loại thực phẩm, dẫn đến không chịu ăn. Vì vậy, mẹ ngâm cá với vài muỗng giấm ăn pha loãng trong khoảng 5-10 phút sau khi đã rửa sạch sẽ để khử mùi tanh, con ăn ngon nhé!

Khử mùi tanh khi nấu cháo hải sản cho bé ăn dặm
Khi nấu hải sản cho bé ăn dặm, cần khử mùi tanh mẹ nhé!

3 – Vệ sinh miệng, tay bé trước và sau khi ăn: Trước và sau khi ăn xong, mẹ cần lau miệng nhẹ nhàng cho bé, ưu tiên dùng khăn ướt chuyên dùng cho bé sơ sinh với thành phần an toàn, vừa sạch bẩn, sạch khuẩn, không lo con bị gặp các vấn đề về da do thức ăn thừa vương lạ mẹ nhé.

Lau miệng cho bé bằng khăn Mamamy
Lau miệng cho bé bằng khăn ướt chuyên dùng cho bé sơ sinh an toàn, lành tính

3.5. Theo dõi phản ứng dị ứng (nếu có) của bé sau ăn cháo

Mỗi khi mẹ thay đổi món cháo mới, mẹ nên cho bé ăn thử một lượng cháo nhỏ trước (2 – 3 thìa) và quan sát biểu hiện của bé trong 2 ngày đầu. Nếu bé có biểu hiện dị ứng: nôn ói, nổi đỏ, mẩn ngứa, phát ban, tiêu chảy,…  mẹ cần loại bỏ thực phẩm đó khỏi thực đơn ăn dặm của bé. Tránh trường hợp mẹ cho bé ăn một lượng nhiều ngay từ lần đầu, nếu bé bị dị ứng thì triệu chứng sẽ nặng nề, nghiêm trọng khó lường trước được.

Mẹ quan sát biểu hiện của bé sau khi ăn cháo
Quan sát biểu hiện của con sau khi ăn cháo mẹ nhé

4. Các món cháo rau củ bổ dưỡng, tốt nhất cho bé tập ăn

 Lưu lại các món cháo rau củ bổ dưỡng, tốt nhất cho bé tập ăn dặm dưới đây mẹ ơi:

1 – Cháo khoai lang: Khoai lang không chỉ có vị ngọt mềm hấp dẫn mà  còn chứa hàm lượng lớn chất xơ, Vitamin (A, C, B…) và khoáng chất (kali, đồng, mangan…) vừa tốt cho sức khỏe tim mạch, vừa giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa non nớt của bé. Với đa dạng nhiều cách chế biến thơm ngon, cháo khoai lang có các công thức phù hợp với các bé ở nhiều độ tuổi từ 5 – 12 tháng tuổi.

Bí quyết nấu cháo khoai lang ngọt tuyệt cú mèo cho bé thích mê sẽ được hướng dẫn chi tiết trong bài viết: Mách mẹ 12 cách nấu cháo khoai lang cho bé theo tháng tuổi, mẹ theo dõi nhé!

Cháo khoai lang
Cháo khoai lang cho bé ăn dặm thích mê

2 – Cháo củ cải trắng: Củ cải trắng được mệnh danh là top thực phẩm được mẹ bỉm ưa chuộng cho con ăn dặm vì rất giàu chất dinh dưỡng và dễ dàng mua được với giá thành rẻ. Củ cải trắng còn dễ dàng kết hợp được với nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp đa dạng thực đơn, con măm ngon mà không lo bị ngán.

Để biết nấu cháo củ cải thế nào để thơm ngon, hấp dẫn nhất cho bé yêu, mẹ tham khảo ngay 6 công thức nấu cháo củ cải trắng cho bé ăn dặm cực dễ dàng nhé!

Cháo khoai tây đậu xanh
Cháo khoai tây đậu xanh – món ăn dặm yêu thích của bé

3 – Cháo củ dền: Củ dền không chỉ có màu đỏ tím bắt mắt khiến bé thích thú mà còn chứa phong phú nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não cho con như: chất xơ, acid folic, Vitamin (A, C, E…), khoáng chất (sắt, kẽm, kali, mangan,…). Món cháo củ dền thơm ngon bổ dưỡng phù hợp với các bé từ 8 – 10 tháng tuổi.

Chi tiết công thức và cách làm “chuẩn đầu bếp” sẽ được bật mí trong bài viết: 7 công thức nấu cháo củ dền cho bé bổ máu – phát triển toàn diện, mẹ theo dõi nhé!

4 – Cháo rau củ & hạt đậu: Các món cháo từ rau củ và hạt đậu được rất nhiều mẹ bỉm yêu thích cho bé từ 6 tháng tuổi tập ăn dặm bởi vừa có hương vị thơm nhẹ, bé dễ ăn không bị lạ vị, vừa dễ tiêu hoá và hấp thu.

Nếu còn lúng túng về cách nấu món cháo củ đậu thơm ngon dinh dưỡng, mẹ tham khảo chi tiết hướng dẫn 5+ món cháo củ đậu cho bé ăn dặm và cách nấu ngon đúng điệu, chắc chắn bé nhà mình sẽ thích mê mẹ ơi!

Cháo rau củ cùng hạt đậu
Cháo từ rau củ và hạt đậu đầy đủ dinh dưỡng cho bé

Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn ăn bột bao lâu chuyển sang cháo rồi đúng không ạ? Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới đây, Góc của mẹ luôn sẵn sàng giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé.

Lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ lo mình chưa đủ kiến thức, kinh nghiệm, cũng chưa biết trước khi cho bé ăn dặm nên làm gì? Đừng lo mẹ ơi! Bài viết này sẽ bật mí cho mẹ 5 điều quan trọng nhất khi cho bé tập ăn dặm, tham khảo ngay để bé yêu ăn dặm ngoan khoẻ mẹ nhé!

Trước khi cho bé ăn dặm nên làm gì
5 điều quan trọng mẹ bỉm sữa cần làm trước khi cho bé ăn dặm

1. Nhận biết 4 dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

Trước khi cho bé ăn dặm nên làm gì là mẹ cần quan sát để biết bé nhà mình đã “sẵn sàng” ăn dặm chưa. Theo chuyên gia y tế, độ tuổi lý tưởng cho bé yêu bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn vì:

  • Bé ăn dặm quá sớm: Hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng chưa hoàn thiện, ăn dặm quá sớm dẫn đến sự làm việc quá tải của các cơ quan, tăng nguy cơ bị nghẹn cùng nhiều hệ luỵ lâu dài đó mẹ.
  • Bé ăn dặm quá muộn: Đến mốc 6 tháng tuổi, bé sẽ cần nhiều vitamin, khoáng chất hơn và sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Ăn dặm quá muộn sẽ khiến bé thiếu dưỡng chất, còi xương, chậm lớn.
Thời điểm ăn dặm lý tưởng cho trẻ
Trước khi cho bé ăn dặm nên quan sát các biểu hiện, dấu hiệu của bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa

Vậy dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm là gì? 4 “chi tiết” dễ dàng nhận biết cho mẹ đây!

  • Số cân của bé yêu tăng nhanh: Số cân của bé tăng gấp đôi so với thời điểm mới sinh, bé ăn tốt, thường cảm thấy đói là những biểu hiện rõ nhất cho thấy bé đã sẵn sàng bước vào thời kỳ ăn dặm rồi.
  • Tư thế cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm: Khi bé có thể tự ngồi và giữ đầu thẳng thì đây chính là thời điểm vàng cho bé ăn dặm, điều này sẽ giúp bé dễ dàng nuốt thức ăn, mẹ cũng không lo bé bị nghẹn nữa đâu!
  • Nhận thức ăn từ môi dưới: Nếu mẹ thấy bé bắt đầu có thói quen đưa môi dưới về phía trước sẵn sàng tiếp nhận thức ăn từ thìa thì có thể ngầm hiểu bé đã sẵn sàng để tập ăn rồi ạ.
  • Phản ứng của bé với đồ ăn: Khi mẹ quan sát bé hứng thú với đồ ăn lạ, bé chủ động với tay cầm thức ăn cho vào miệng thì đây chính là dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm mà mẹ đang chờ đó.
Dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm
Một số dấu hiệu cho thấy bé yêu đã sẵn sàng ăn dặm

2. Lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé

Tiếp theo trước khi cho bé ăn dặm nên làm gì, đó là lựa chọn một phương pháp ăn dặm phù hợp nhất dành cho bé nhà mình. 

Để hỗ trợ mẹ chăm sóc bé đúng cách, nhiều phương pháp ăn dặm đã ra đời dựa trên kinh nghiệm chăm sóc bé sơ sinh kết hợp cùng nghiên cứu chuyên sâu về dinh dưỡng như: phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy BLW, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm 3in1. Vậy còn chần chừ gì, cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay thôi nào!

1 – Phương pháp ăn dặm truyền thống: Ăn dặm truyền thống là phương pháp đúc kết từ kinh nghiệm nuôi con của mẹ Việt. Mẹ chỉ cần xay nhỏ cháo/bột cùng thịt, cá và rau củ là có thể cho bé thưởng thức ngay rồi. Phương pháp chú trọng tới chế độ dinh dưỡng cho bé và tiết kiệm tối ưu thời gian chuẩn bị cho mẹ nên vô cùng được mẹ bỉm ưa chuộng. Tuy nhiên, có 1 điểm trừ là cách ăn thụ động do mẹ đút, bé ít được rèn luyện các kỹ năng so với các phương pháp khác (phân biệt mùi vị, kĩ năng nhai,…).

Phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ không nên bỏ qua
Phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ không nên bỏ qua

2 – Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW: BLW – phương pháp ăn dặm làm thay đổi tư duy chăm sóc bé sơ sinh từ lâu đời của mẹ bỉm Việt. Với BLW, mẹ chế biến và bày đồ ăn bắt mắt ra đĩa để bé thỏa sức lựa chọn và bốc ăn món yêu thích song song với bú mẹ đảm bảo chất dinh dưỡng. Nhờ vậy bữa ăn của bé không những thú vị mà còn giúp bé làm quen với thức ăn bằng cả 5 giác quan, tạo thói quen ăn dặm tốt. Tuy nhiên, phương pháp lại đòi hỏi nhiều thời gian chế biến và dọn dẹp “chiến trường” sau mỗi bữa ăn của mẹ đó ạ.

Bé ăn dặm BLW
Bé tận hưởng giờ ăn vui vẻ với phương pháp BLW

3 – Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Với cách xây dựng chế độ ăn phù hợp và khoa học, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đã gây sốt trong cộng đồng mẹ bỉm hiện đại. Vào những tuần đầu ăn dặm, mẹ cho bé ăn cháo/bột xay nhuyễn (1 gạo : 10 nước) cùng rau củ nghiền nát giúp bé làm quen với thức ăn mà không bị hóc. Khi bé đã nhai tốt hơn, mẹ cho bé lựa chọn và bốc/xúc thức ăn theo sở thích để đa dạng dưỡng chất và giúp bé cảm nhận hương vị thức ăn tốt hơn.

Tuy nhiên, giống với BLW, phương pháp chưa thể đạt điểm tuyệt đối bởi thật khó để chuẩn bị khi mẹ quá bận rộn và không có nhiều thời gian nấu nướng, trang trí món ăn.

Bé ăn dặm phương pháp kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé yêu thích mê

4 – Phương pháp ăn dặm 3in1: Phương pháp 3in1 được sáng lập bởi chuyên gia dinh dưỡng cho bé sơ sinh Hoàng Cường, phương pháp là sự kết hợp “thông thái” giữa 3 phương pháp trên. Với 3in1, mẹ kết hợp bón thức ăn cho bé song song với việc cho bé tự ăn và linh hoạt đa dạng thực đơn, cách chế biến để phù hợp cho thể trạng, sở thích và thời gian của mẹ. Nhờ vậy, hình thành thói quen ăn dặm, bé ăn ngon, tiêu hoá tốt.

Cho bé ăn dặm theo phương pháp 3in1
Phương pháp ăn dặm 3in1 – lựa chọn hoàn hảo cho mẹ và bé

Nếu bé nhẹ cân, mẹ ưu tiên áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm 3in1 để cải thiện thể trạng của bé. Còn nếu bé nhai tốt, thích thú với thức ăn, mẹ có thể cho bé thử phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoặc phương pháp BLW, bé sẽ rất thích mê đó ạ!

3. Nắm vững 4 nguyên tắc “vàng” khi cho bé ăn dặm

4 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp mỗi bữa ăn dặm của con an toàn, thú vị hơn bao giờ hết đó mẹ ơi!

1 – Cho bé tập ăn dặm với thức ăn có hương vị gần giống sữa mẹ: Mẹ bắt đầu cho con măm bột có vị ngọt như sữa mẹ (bột gạo, bột rau củ) sẽ giúp hệ tiêu hoá bé dễ hấp thu hơn, ăn bột mặn (bột chứa trứng, thịt, cá,…) quá sớm có thể khiến bé gặp tình trạng dị ứng, rối loạn tiêu hoá,… Sau 2 – 4 tuần khi bé ăn tốt hơn, mẹ mới nên thử bột mặn, hệ tiêu hóa của bé lúc này đã cứng cáp và sẵn sàng thử những món mới rồi đó.

Cách tập cho bé ăn dặm
Tập cho bé ăn dặm với thức ăn có hương vị gần giống sữa mẹ

2 – Cho bé làm quen với thức ăn loãng trước, sau dần chuyển sang đặc: Dạ dày của bé vốn chỉ quen với sữa nên thật khó để bắt chúng làm quen với đồ ăn đặc khó tiêu. Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu và khả năng hấp thu khác nhau, cấu trúc thức ăn không phù hợp có thể khiến hệ tiêu hoá bị tác động, dẫn đến tình trạng bé chán ăn, sợ ăn đó mẹ.

  • Bé 6 – 7 tháng tuổi: Mẹ cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước, được rây mịn/xay mịn để giúp bé làm quen với cấu trúc thức ăn mới.
  • Bé 7 – 10 tháng tuổi: Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đặc, thực phẩm xay/băm nhỏ.
  • Bé 10 – 12 tháng tuổi: Mẹ bắt đầu tập  cho bé làm quen với cơm nát cùng thức ăn và rau củ cắt/xé nhỏ.
Cách cho bé làm quen với ăn dặm
Hỗ trợ bé làm quen với thức ăn từ loãng tới đặc mẹ nhé

3 – Hạn chế cho gia vị vào thức ăn dặm: Mẹ hạn chế tối đa sử dụng gia vị (đường, muối, nước mắm) khi chế biến món ăn dặm cho bé bởi giai đoạn này, chức năng lọc ở thận chưa hoàn thiện, có thể khiến bé mắc phải những bệnh lý về thận, tăng nguy cơ cao huyết áp sau này. Theo khuyến cáo, mẹ chỉ nên sử dụng tối đa 1 gam muối mỗi ngày cho bé thôi nhé!

Theo dõi ngay bài viết: Gia vị cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi để biết những thông tin quan trọng nhất khi nêm gia vị cho con mẹ nhé! 

Hạn chế sử dụng gia vị khi bé bắt đầu ăn dặm
Mẹ hạn chế tối đa sử dụng gia vị cho bé yêu

4 – Thực đơn ăn dặm cân bằng đủ 4 nhóm chất: Mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản: tinh bột (gạo, ngũ cốc,…), đạm (các loại thịt, cá,…), chất béo (dầu thực vật, chất béo từ thịt, sữa,…), chất xơ và vitamin (rau củ quả,…) để đáp ứng nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng, đảm bảo bé yêu khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Dưới đây là thực đơn mẫu cho bé mới bắt đầu ăn dặm (5 – 6 tháng) để mẹ tham khảo và có kế hoạch ăn uống tuyệt vời nhất cho con là công việc không thể thiếu trước khi cho bé ăn dặm nên làm gì

Chi tiết về cách xây dựng thực đơn, mẹ có thể tham khảo “Thực đơn cho bé 6 tháng, con tăng cân khỏe mạnh”. Bài viết này chắc chắn sẽ giúp mẹ bỏ túi được nhiều công thức nấu ăn ngon tuyệt cú mèo, phù hợp cho bé đấy!

4. Chuẩn bị 5+ “đồ nghề” sẵn sàng cho cho bé ăn dặm

Chuẩn bị bộ dụng cụ ăn dặm riêng và khử khuẩn thường xuyên khi sử dụng để bảo vệ tốt nhất cho hệ tiêu hoá của bé yêu mẹ nhé.

1 – Bộ dụng cụ ăn dặm (bát, đĩa, thìa, dĩa ăn dặm, khay ăn dặm): Đây chắc chắn là vật dụng không thể thiếu trong thời kỳ ăn dặm của bé rồi. Mẹ nên chọn sản phẩm có màu sắc bắt mắt như màu hồng, xanh, đỏ, vàng,…, chất liệu nhựa không chứa BPA để vừa an toàn, vừa khiến bé yêu thích thú hơn mẹ nhé! Một số thương hiệu tốt được mẹ  bỉm tin dùng như: Pigeon hoặc của RiChell của Nhật.

Bộ công cụ ăn dặm cho bé
Bộ dụng cụ ăn dặm không thể thiếu cho bé yêu

2 – Ghế ăn dặm: Ghế ăn giúp bé tự tập và tập trung ăn uống, dần hình thành thói quen ăn uống tốt. Mẹ tham khảo bài viết “mua ghế ăn dặm cho bé ở đâu” để nắm vững tiêu chí chọn ghế ăn dặm cho con và chọn được loại ghế ăn phù hợp nhất cho bé yêu nhé!

Ghế ăn dặm giúp bé hình thành thói quen ăn dặm tốt 
Ghế ăn dặm giúp bé hình thành thói quen ăn dặm tốt

3 – Yếm ăn dặm: Yếm ăn dặm giúp bé không bị bẩn nhem nhuốc khi thức ăn rơi vãi, mẹ cũng không tốn quá nhiều thời gian dọn dẹp, lau chùi. Đặc biệt với mẹ nào cho bé ăn dặm phương pháp BLW, không thể bỏ qua vật dụng này rồi! Một số thương  hiệu yếm ăn dặm được mẹ bỉm tin dùng như: Bumkins, yếm máng BabyBjorn, Silicon Marcus & Marcus,…

Yếm ăn dặm cho bé
Yếm ăn dặm không thể thiếu trong bữa ăn dặm của bé

4 – Khăn lau miệng: Vệ sinh sạch sẽ tay, chân, miệng sau khi ăn sẽ giúp bé yêu tránh nguy cơ bị kích ứng da – do đồ ăn thừa vương lại trên da “dụ” vi khuẩn đến đó mẹ. Mẹ nên chọn khăn ướt chuyên dùng cho bé sơ sinh với thành phần an toàn để vừa tiện, không phải lỉnh kỉnh khăn xô, chậu nước, vừa tiện bảo vệ tốt nhất làn da nhạy cảm của bé yêu.

Khăn ướt Mamamy
Trước khi cho bé ăn dặm nên chuẩn bị khăn ướt Mamamy để đồng hành trong mọi bữa ăn của bé

5 – Sản phẩm khác (Máy xay nghiền thức ăn, dụng cụ rây thức ăn,…): Máy xay nghiền thức ăn và rây lọc là những dụng cụ thiết yếu giúp cho thức ăn tơi mịn, phù hợp với bé mà mẹ nên chuẩn bị trong gian bếp nhỏ của mình đó ạ.

Ngoài ra, còn 1 số vật dụng cần thiết nữa, mẹ có thể tham khảo tất tần tật về dụng cụ cần chuẩn bị cho bé tại “Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé” để hiểu rõ nhất nhé!

5. Tham gia cộng đồng “hội mẹ bỉm” thông thái

Bên cạnh những lý thuyết căn bản mẹ tìm hiểu qua sách báo hướng dẫn cách chăm và nuôi dạy con, tham gia cộng đồng “hội mẹ bỉm” thông thái là rất cần thiết để giúp mẹ:

  • Trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ăn dặm cho bé: “Hội mẹ bỉm” là nơi mẹ có thể trao đổi, chia sẻ, học tập những kinh nghiệm thực tế, những mẹo thú vị trong chăm sóc bé yêu đó.
  • Học hỏi và áp dụng mẹo bổ ích của “hội mẹ bỉm” khi bé biếng ăn dặm: Mẹ lo lắng, trăn trở khi thử nhiều phương pháp mà bé vẫn biếng ăn thì hãy thử học hỏi và áp dụng những mẹo hay từ “hội mẹ bỉm” bởi chính là những bí quyết hữu hiệu, cùng những kinh nghiệm thực tế khi chăm sóc bé yêu đó ạ.
  • Cập nhật công thức món ăn dặm mới mẻ, cực ngon, bé thích mê: Ở “Hội mẹ bỉm”, mẹ có thể học tập và chia sẻ những công thức nấu nướng mới mẻ, thơm ngon và phù hợp với bé yêu đấy.
  • Tìm ra giải pháp ăn dặm tốt nhất cho bé yêu để bé ăn ngon, hấp thu tốt: Cộng đồng “hội mẹ bỉm” sẽ giúp mẹ tìm ra gợi ý ăn dặm tốt nhất, phù hợp nhất cho bé yêu bằng những kinh nghiệm thực tế khi chăm sóc bé sơ sinh.
  • Hiểu tâm lý bé yêu theo từng độ tuổi ăn dặm qua câu chuyện chăm con hội mẹ bỉm: Hiểu được nhu cầu của bé yêu thật khó khăn mẹ nhỉ. Nhưng đừng lo lắng bởi “Hội mẹ bỉm” là nơi kết nối những câu chuyện bỉm sữa, giúp mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu tâm lý bé yêu theo từng độ tuổi ăn dặm.
Bé vui chơi
Tham gia cộng đồng mẹ bỉm để hiểu hơn về bé

Một số hội nhóm hữu ích mẹ nên tham gia:

1 –  Ăn dặm mẹ Cam: “Thực đơn ăn dặm hôm nay là gì nhỉ? Nên cho con ăn gì đây” Nếu mẹ đang “bí” thực đơn thì Ăn dặm mẹ Cam luôn sẵn lòng gợi ý cho mẹ những món ăn dặm độc đáo, thơm ngon, bổ dưỡng, lại phù hợp cho bé yêu đó ạ. Nhóm không chỉ là nơi để học tập mà còn là nơi chia sẻ, giãi bày tâm sự của mẹ bỉm. Vậy còn chần chừ gì mà mẹ không nhanh chóng tham gia để sở hữu những bí quyết ngon bá cháy cho bé nhỉ.

Ăn dặm mẹ Cam nơi học tập, chia sẻ công thức nấu ăn của mẹ bỉm
Ăn dặm mẹ Cam nơi học tập, chia sẻ công thức nấu ăn của mẹ bỉm

2 – Ăn dặm 3in1 (Ăn dặm từ trái tim): Cộng đồng ăn dặm 3in1 được sáng lập bởi đầu bếp Hoàng Cường – cha đẻ của phương pháp 3in1. Cộng đồng sẽ hỗ trợ mẹ tìm ra giải pháp cho bé biếng ăn, chậm ăn và song hành cùng bé trong suốt quá trình ăn dặm, chu đáo từ khâu lựa chọn thực phẩm, cách chế biến đến những lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Cộng đồng nhất định là điểm dừng chân phù hợp cho mẹ có bé sắp hoặc đang trong quá trình ăn dặm.

Ăn dặm 3in1
Ăn dặm 3in1 cùng những giải pháp xua tan nỗi lo cho mẹ

3 – Ăn dặm cho bé: Mẹ có bé đang trong quá trình ăn dặm thì mẹ không nên bỏ qua:”Ăn dặm cho bé”, nhóm sẽ giúp mẹ tìm hiểu các kiến thức về ăn dặm và nuôi con trong 1000 ngày đầu đời quan trọng cũng như sưu tầm và gợi ý cho mẹ thêm nhiều món ăn ngon, lạ miệng cho bé yêu đổi vị.

Bé ăn dặm trái cây
Ăn dặm cho bé cùng những kiến thức hữu dụng chăm sóc bé yêu

Ngoài các hội nhóm trên, nếu mẹ muốn tìm cộng đồng liên quan đến phương pháp ăn dặm nào, chỉ cần gõ trên thanh tìm kiếm của facebook là thấy ngay đó ạ!

6. 2 câu hỏi mẹ nào cũng hỏi khi lần đầu cho bé ăn dặm

6.1. Ngày đầu tiên cho bé ăn dặm nên ăn gì?

Trong ngày đầu tiên cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với bột ngọt, bột rau củ, hoa quả xay nhuyễn có hương vị gần giống sữa mẹ. Dưới đây, Góc của mẹ sẽ gợi ý một số món phù hợp với bé yêu ngay đây, mẹ cùng tham khảo nhé!

1 – Bột vị ngọt: 

  • Nguyên liệu: Bột gạo xay nhuyễn, sữa mẹ/sữa công thức.
  • Cách chuẩn bị bột ngon cho bé: Hòa bột gạo vào nước trước khi nấu theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước rồi khuấy đều, đun với lửa nhỏ cho đến khi bột chín và không vón cục. Sau khi bột chuyển màu, mẹ đổ bột ra bát và hòa thêm chút sữa mẹ/sữa công thức rồi cho bé thưởng thức ngay nhé.
Bột gạo ăn dặm cho bé
Bột gạo ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng bé yêu thích mê

2 – Bột rau củ

  • Nguyên liệu: Các loại rau củ (khoai, cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, bí xanh,…) Sữa mẹ/sữa công thức
  • Cách chuẩn bị bột ngon cho bé: Mẹ luộc/hấp chín rau củ, tán mịn rồi khuấy đều với sữa mẹ/sữa công thức là đã hoàn thành bột rau củ ngon cho bé rồi.
Cách chế biến bột rau củ ăn dặm cho bé
Cách chế biến bột rau củ chuẩn vị cho bé

3 – Hoa quả xay nhuyễn 

  • Nguyên liệu: Các loại quả (chuối, bơ, táo, đu đủ, lê, việt quất, đào,…), sữa mẹ/sữa công thức.
  • Cách chuẩn bị bột ngon cho bé: Mẹ rửa sạch hoa quả, sau đó xay nhuyễn cùng sữa mẹ/sữa công thức rồi đổ ra bát và cho bé thưởng thức ngay thôi.
Hoa quả xay cho bé ăn dặm
Hoa quả xay ngon tuyệt khiến bé yêu mê mẩn

6.2. Lần đầu cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Bé 5 – 6 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên để bé làm quen với mùi vị thức ăn trước, không ép bé ăn nhiều, chỉ cần 3 – 4 muỗng thức ăn mỗi bữa là đủ. Mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa ăn dặm một ngày, tùy vào mong muốn của mẹ. Bởi trong giai đoạn này, sữa mẹ/sữa công thức vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho bé.

Gợi ý mẹ tham khảo bài viết: “Tips cực hay cho lần đầu bé ăn dặm” để bỏ túi nhiều kiến thức bổ ích giúp mẹ chăm sóc bé dễ dàng hơn nhé! 

Lưu ý lần đầu mẹ cho bé ăn dặm
Lần đầu cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ mẹ nhỉ?

Chắc hẳn đọc tới đây, mẹ đã biết trước khi cho bé ăn dặm nên làm gì và biết thêm một số kiến thức chăm sóc bé ở độ tuổi ăn dặm rồi nhỉ? Nếu mẹ còn băn khoăn, mẹ hãy để lại bình luận để Góc của mẹ nhanh chóng giải đáp nhé!

Bé đã đến tuổi ăn dặm. mẹ cũng quyết định cho bé măm măm theo phương pháp truyền thống nhưng không biết ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì, kiến thức ra sao, sợ chuẩn bị không chu đáo, không hợp ý con.Thấu hiểu tâm lý đó, Góc của mẹ đã “cho ra lò” tất tần tật những đồ dùng, kiến thức mẹ và bé cần. Mẹ còn chần chờ gì mà không xem ngay thôi ạ!

Ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì?
Ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì? Đồ dùng thôi chưa đủ!

1. Mẹ cần sắm đồ dùng ăn dặm cho bé

Ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị đồ dùng ăn dặm là một trong những bước quan trọng đầu tiên. Có mẹ không để ý khâu này lắm, mẹ nghĩ chỉ cần cho bé dùng chung muỗng, bát có sẵn ở nhà là được. Tuy nhiên, kích cỡ miệng của bé khác với người lớn, mẹ nên sắm những đồ dùng chuyên dụng để quá trình ăn dặm diễn ra trơn tru, con “dễ thở” hơn nhé:

1.1. Bộ xoong nồi chảo chế biến đồ ăn dặm

1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ? 

Bộ xoong nồi chảo chuyên dụng sẽ giúp mẹ chế biến món ăn cho bé yêu dễ dàng hơn, bởi những sản phẩm dạng này thường có dung tích nhỏ gọn, kiểm soát được thức ăn bé cần măm măm. Sử dụng bộ xoong nồi chảo riêng cũng là cách bảo vệ sức khỏe con, bởi nồi chảo của gia đình được dùng để chế biến biết bao nhiêu món, rất dễ ám mùi, làm biến đổi vị nguyên bản món ăn của bé; dùng dụng cụ nấu ăn riêng sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng này, món ăn dặm truyền thống sẽ dinh dưỡng và an toàn hơn.

Sản phẩm đầu tiên trong bộ dụng cụ ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị phải kể đến là nồi hấp dùng để hấp các loại thực phẩm như rau, củ, quả, các loại thịt,…giữ trọn độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng.

Nồi hấp rau củ quả ăn dặm dành cho bé ăn dặm
Nồi hấp rau củ quả ăn dặm cho bé

2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm

Mẹ nên lựa chọn những bộ xoong nồi chảo có thiết kế chống dính, có dung tích nhỏ gọn 0.7 -1.2 lít từ những thương hiệu uy tín, đạt chuẩn, tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến bữa ăn của bé. Khi sử dụng xong, mẹ cần rửa sạch và để ráo nước giúp kéo dài tuổi thọ của nồi.

Nồi cốc nấu cháo chuyên dụng cho bé
Ăn dặm truyền thống mẹ cần chuẩn bị nồi/cốc nấu cháo chuyên dụng

Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Nồi Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm SEKA GT68 có giá tham khảo: 342.000đ, Bộ Nồi Chảo Chống Dính Cho Bé Ăn Dặm Cao Cấp có giá tham khảo: 490.000đ.

1.2. Bộ bát đĩa thìa ăn dặm

1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ? 

Đây là bộ sản phẩm có cũng được mà không có thì… không được đâu mẹ ơi! Mẹ nên sắm cho bé nhà mình bộ bát đĩa thìa riêng, không nên cho bé sử dụng chung với người lớn trong gia đình. Việc dùng chung có thể lây lan một số bệnh từ người lớn sang bé, đặc biệt là những bệnh về dạ dày, đường ruột, răng miệng do tiếp xúc gần. Hệ miễn dịch của người lớn sẽ chống chọi với bệnh tật tốt hơn, còn cơ thể bé thì lại non nớt, dễ ốm vặt, khiến mẹ lo âu nhiều hơn đó ạ. Bên cạnh đó, bộ bát đĩa thìa có kết cấu nhỏ gọn sẽ phù hợp với chiếc miệng nhỏ xinh của bé yêu, quá trình ăn dặm truyền thống sẽ diễn ra trơn tru, hạn chế tình trạng con nôn trớ do dồn nén nhiều thức ăn cùng lúc đó mẹ ạ.

Bộ bát đĩa ăn dặm cho bé
Bộ bát đĩa thìa ăn dặm với hình thù đáng yêu

2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm

Ngoài tìm hiểm ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì mẹ cũng cần đảm bảo an toàn cho con, mẹ ưu tiên những loại thìa làm từ chất liệu silicon mềm dẻo, kích thước thìa vừa với miệng bé, tránh chọn sản phẩm có kích thước to làm tổn thương lưỡi và nướu răng con. Mẹ cũng nên chọn bát đĩa bằng chất liệu nhựa không chứa BPA, hoặc thiết kế cảm biến nhiệt để tránh tình trạng con bị bỏng hoặc lây nhiễm mầm bệnh. muốn tăng sự thích thú cho con khi ăn, mẹ sắm thêm những loại bát, thìa, đĩa có hình thù ngộ nghĩnh như động vật, hoa lá,… Chắc chắn với mẹ, càng nhiều màu sắc bé sẽ càng thích mê đó ạ!

Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Bộ dụng cụ ăn dặm trẻ em Amori có giá tham khảo 149.000đ, Bộ khay ăn dặm từ sợi tre Bamboo Life cho bé BL002 có giá tham khảo 149.000đ

Đồ ăn dặm đáng yêu cho bé
Bộ bát đĩa thìa ăn dặm cho con

1.3. Bộ dụng cụ chế biến đồ ăn

1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ? 

Bộ dụng cụ này bao gồm: cốc nghiền, chày nghiền (dùng để nghiền và giã nát thức ăn), lưới rây (lọc bỏ phần bã hoặc lọc lại thức ăn), nắp đậy (bảo quản thức ăn, côn trùng không thể xâm nhập), đồ mài rau củ, bát trộn. Những dụng cụ này sẽ hỗ trợ mẹ trong khâu chuẩn bị, giúp kết cấu món ăn mịn màng, hạn chế tình trạng nổ bong bóng, bé dễ dàng đưa thức ăn vào bên miệng mà không lo hóc, chớ.

Bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm cho
Ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những bộ dụng cụ chế biến đồ ăn là không thể thiếu

2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm

Mẹ cần lựa chọn những sản phẩm uy tín, được làm từ chất liệu cao cấp, không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe của bé, được cấp phép trên thị trường. Hiện nay có 2 thương hiệu uy tín đến từ Nhật mà mẹ có thể tham khảo là Pigeon và RiChell

Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Bộ chế biến ăn dặm Pigeon có giá tham khảo: 480.000đ, Bát chế biến ăn dặm đa năng cho bé CX02 có giá tham khảo 258.500đ

1.4. Máy xay sinh tố

1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ? 

Máy xay là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong quá trình ăn dặm truyền thống của bé. Bởi thức ăn cần được nghiền nhuyễn, tán mịn để bé không bị nghẹn, giúp hệ tiêu hóa hấp thụ thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời, máy xay sinh tố cũng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp mẹ đa dạng nhiều món thức uống thơm ngon, đổi vị cho con mà không sợ mất thời gian băm chặt lỉnh kỉnh. Mẹ ưu tiên máy xay có dung tích nhỏ, cối xay vừa tầm để dễ dàng cân đo đong đếm thức ăn, tránh sử dụng máy có dung tích lớn khó nắm bắt lượng thức ăn hoặc xay nhiều bị thừa.

Máy sinh tố chế biến đồ ăn cho bé
Máy xay sinh tố cũng là dụng cụ cần thiết

2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm

Nếu có ý định chế biến thức ăn cho bé, mẹ cần cân nhắc đầu tư máy xay của các thương hiệu nổi tiếng như HappyCook, Philips, Panasonic, Bosch… loại dành riêng cho thức ăn trẻ em. Bởi việc sử dụng mỗi ngày có thể khiến động cơ của các phụ kiện nhỏ hơn bị nổ, việc sử dụng sản phẩm chất lượng sẽ giúp mẹ an tâm hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn máy xay có nhiều lưỡi, độ bền cao và dung tích vừa phải.

Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Máy xay cầm tay Bosch MSM64110 có giá tham khảo: 1.880.000đ, Máy Xay Ăn Dặm Xay Thực Phẩm BEAR QSJ-B01P1 có giá tham khảo 549.000đ

Lưu ý: Nếu có máy xay của gia đình, loại có dung tích nhỏ (khoảng 300ml) thì mẹ không cần mua loại mới mà có thể tận dụng để chế biến đồ ăn dặm cho con 

1.5. Ghế ăn dặm

1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ? 

Ghế ăn dặm sẽ giúp bé tự chủ và tập trung hơn khi ăn uống. Việc ngồi trên ghế ăn cũng giúp đường đi của thức ăn thẳng một mạch, mẹ không lo con khó tiêu hay đau dạ dày nữa. Hơn nữa, khi đi du lịch, dã ngoại mẹ cũng có thể mang ghế ăn theo cho con măm măm mà không cần bế. Sắm ngay sản phẩm này sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng con bò, trườn, đồ ăn rơi vãi khắp nơi.

Ghế ăn dặm cho bé
Ghế ăn dặm giúp bé tập trung hơn khi ăn uống

2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ghế ăn. Về chất liệu sẽ có 3 loại: ghế bằng gỗ (vững chắc, không đổ ngã nhưng mức giá khá đắt đỏ), ghế bằng nhựa (dễ dàng gấp gọn nhưng chiều cao hạn chế), ghế rung đa năng (loại này dùng cho bé mới tập ăn bởi phần lưng và cổ chưa vững nên ăn ở tư thế nằm).

Về kiểu dáng sẽ có 3 dạng: ghế cao, ghế nhỏ và ghế ngả về phía sau. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, mẹ nên cân nhắc nhu cầu, thể trạng của bé để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Ghế ăn dặm đa năng CHILUX GROW S có giá tham khảo: 1.490.000đ, Ghế ngồi ăn dặm cho bé nâng hạ độ cao Mastela 07110 có giá tham khảo 499.000đ.

1.6. Yếm ăn dặm

1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ? 

Do bé còn nhỏ nên không thể ăn uống gọn gàng, sạch sẽ như người lớn, trong quá trình ăn, bé sẽ làm rơi vãi, làm thức ăn bắn lên quần áo, mũi miệng. Chiếc phao cứu sinh trong trường hợp này chính là yếm ăn, giúp thức ăn đỡ dây vào cơ thể bé yêu, mẹ vệ sinh cho bé cũng dễ dàng hơn.

Yếm ăn dặm cho trẻ sơ sinh
Đeo yếm cho bé sẽ hạn chế tình trạng thức ăn dây vào quần áo

2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm

Hiện nay, trên thị trường cũng đa dạng chất liệu như: yếm ăn bằng vải, yếm máng bằng nhựa, yếm nhựa,… Đối với những bé nhỏ tuổi (tầm 6-8 tháng) mới ăn dặm, mẹ nên ưu tiên yếm làm bằng vải cotton mềm mịn, tránh cọ xát làm đau con.

Gợi ý sản phẩm cho mẹ: Yếm máng Royalcare TH601 có giá tham khảo: 79.000đ, Yếm ăn dặm cho bé Bamboo Life BL068 có giá tham khảo 49.000đ

1.7. Khăn khô đa năng và khăn ướt sơ sinh

1 – Sản phẩm này quan trọng ra sao mẹ nhỉ? 

Khăn khô đa năng và khăn ướt là những sản phẩm cần thiết từ lúc bé chào đời cho đến khi bước vào quá trình ăn dặm. Khăn ướt dùng để lau đi vết bẩn dây ra quần áo, tay và miệng của bé sạch sẽ mà không cần rửa lại với nước. Khăn khô được dùng trong trường hợp mẹ muốn lau khô tay hoặc miệng bé, cực tiện lợi mẹ nhỉ.

Vệ sinh cho bé sau khi ăn dặm
Dùng khăn khô, khăn ướt vệ sinh miệng, tay cho bé

Mẹ bỉm hiện nay thường hạn chế sử dụng khăn xô, vì việc giặt đi giặt lại nhiều lần sẽ khiến chất lượng khăn suy giảm, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, nặng hơn có thể khiến bé nổi mẩn ngứa. Từ một công cụ làm sạch cho trẻ, các loại khăn này lại trở thành nơi cư trú và có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Sử dụng khăn khô, khăn ướt mẹ dễ dàng vứt ngay sau đó, vừa tiện công cho mẹ, vừa bảo vệ sức khỏe của bé. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm phù hợp, an toàn với làn da bé. Nếu mẹ lựa chọn đúng thì chắc chắn sẽ khắc phục được vô vàn vấn đề.

2 – Mẹo nhỏ giúp mẹ lựa chọn sản phẩm

Mẹ ưu tiên lựa chọn sản phẩm khăn khô, khăn ướt của Mamamy trong quá trình nuôi dạy con trẻ. Đầu tiên là khăn ướt hỗ trợ mẹ lấy đi những cặn thức ăn bám trên miệng, tay của bé. Chất đường nho thiên nhiên với thành phần lành tính, dưỡng ẩm tự nhiên giúp mẹ nhẹ nhàng lấy đi vết bẩn. Không những vậy dưỡng chất này còn được cấp bằng sáng chế Mỹ, nhờ vậy mà làn da nhạy cảm, mỏng manh của bé được nâng niu, không gây tình trạng kích ứng, mẩn đỏ.

Ngoài ra, khăn ướt Mamamy còn đạt chứng nhận không kích ứng của Allergy UK, 92% mẹ hài lòng khi cho con dùng sản phẩm. Đây là những con số thống kê trong nghiên cứu của Hội Phụ Sản Việt Nam (VAGO).

Khăn ướt Mamamy ăn dặm cho bé
Khăn ướt đa năng Mamamy không mùi an toàn cho bé

Bên cạnh khăn ướt, khăn khô đa năng cũng sẽ giúp mẹ lau sạch tay miệng của bé, mẹ dễ dàng phủi hết những thức khô, có dạng hạt li ti như vụn bánh bám trên miệng bé. Đặc biệt sau khi dùng khăn ướt, mẹ cũng dùng khăn khô lau lại lần nữa để tay, miệng bé được khô thoáng.

Sản phẩm khăn vải đa năng không giặt lại, tiệt trùng từng tờ, giúp mẹ chăm sóc con an toàn nhất mà không cần vất vả giặt, phơi hàng tá khăn khi khi sử dụng khăn xô. Ngoài ra khăn khô đa năng Mamamy còn được làm từ vải không dệt có độ thấm hút tốt, dày dặn, không khô xơ, khi lau không hề để lại xơ vải, đảm bảo không tổn hại làn da nhạy cảm của bé yêu đâu ạ.

Khăn khô ăn dặm cho bé
Khăn khô đa năng Mamamy 180 tờ

Giá tham khảo: 65.000đ

2. Trang bị cho mình đầy đủ kiến thức mẹ nhé

Bên cạnh việc sắm dụng cụ ăn uống, mẹ cần nắm vững kiến thức về ăn dặm truyền thống. Ăn dặm là quá trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả mẹ và bé. Bất kỳ sai lầm nào, dù nhỏ nhất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con đấy mẹ ạ! Ông bà ta có câu: Sai một li đi một dặm, mẹ nên đi từng bước một, trau dồi thêm những kiến thức thiết yếu trước khi bắt tay vào “thực hành” nhé:

2.1. Nguyên tắc và cách áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống

1 – Nguyên tắc 

Một trong những nguyên tắc bất thành văn của phương pháp ăn dặm truyền thống là mẹ cần cho con ăn từ ít đến nhiều. Những ngày đầu tiên, mẹ nên dùng thìa cà phê bón từng muỗng để dạ dày của con làm quen với thức ăn lạ, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé ăn thực phẩm từ loãng đến đặc, bổ sung những món ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, sinh tố,… rồi mới cho bé yêu làm quen với chất đạm sau (thịt gà, thịt bò,… xay nhuyễn) mẹ nhé.

Nguyên tắc ăn dặm truyền thống cho bé
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm truyền thống

Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả ăn dặm, mẹ cũng có thể kết hợp thực phẩm với sữa công thức/sữa mẹ. Ví dụ để làm món sinh tố bơ, chuối,… thơm ngon mẹ nên cho thêm vào 50-100ml sữa. Đến lúc con đã quen thuộc với việc ăn dặm mẹ bổ sung thêm thực phẩm mới lạ hơn cũng chưa muộn đâu ạ! Mẹ nghe nhiều người mách xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống sẽ giúp bé ngon miệng, thích thú hơn thì tham khảo ngay bài viết sau nhé: 6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút

2 – Cách áp dụng 

Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống, bé sẽ được ăn thức ăn xay nhuyễn và trộn với nhau thành hỗn hợp nhuyễn mịn hoặc đặc sánh. Mẹ cần lưu ý chuẩn bị nguồn thức ăn hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của bé nhé:

  • Bé từ 5 đến 6 tháng tuổi: Bổ sung cho bé những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như khoai lang, bơ, chuối,… kết hợp cùng sữa mẹ/sữa công thức và thịt bò, thịt lợn, đậu phụ xay nhuyễn. Mẹ chọn lựa những thực phẩm có màu sắc bắt mắt, mùi vị đa dạng, không thêm thắt gia vị hoặc hạn chế nêm gia vị vào món ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé yêu.
  • Bé từ 7 đến 9 tháng tuổi: Giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh, ăn được nhiều hơn so với giai đoạn trước. Bé đã có thể cầm nắm, đưa thức ăn vào miệng, không còn nghẹn ở cổ, mẹ bổ sung thêm trái cây, rau củ nghiền, những miếng thịt, đậu phụ cắt nhỏ vào thực đơn của con để…..
  • Bé từ 9 đến 12 tháng tuổi: Bước vào giai đoạn 3, bé đã có thể ăn cháo nguyên hạt, hoặc tập cho con ăn cơm mềm nếu bé đã nhai được tốt. Răng của bé cũng mọc nhiều hơn, có thể dùng lưỡi đảo thức ăn và dùng răng để nghiền nhuyễn thức ăn. Một số thực phẩm mẹ cần bổ sung cho bé giai đoạn này thường là miếng phô mai nhỏ, rau củ nghiền, chín mềm, thịt cắt nhỏ,…
Cách cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống
Cách áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống

Để hiểu rõ hơn mẹ cần tham khảo bài viết: Phương pháp ăn dặm truyền thống – Những điều mẹ cần biết nhé.

2.2. Giai đoạn đầu nên bổ sung thực phẩm gì và cách thức ra sao?

Trong giai đoạn đầu (6 tháng) mẹ cần bổ sung cho bé yêu những thực phẩm dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày của bé khá dễ mẫn cảm, một tác động nhỏ cũng sẽ dẫn đến táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, uể oải. Bên cạnh sữa mẹ/sữa công thức, mẹ kết hợp cùng những thực phẩm khác như rau củ xay nhuyễn (đậu Hà Lan, bí), trái cây xay nhuyễn (táo, chuối, đào), thịt xay nhuyễn (gà, lợn, bò), ngũ cốc lỏng (tránh ngũ cốc gạo; thay vào đó hãy chọn ngũ cốc làm từ yến mạch hoặc lúa mạch), một lượng nhỏ sữa chua không đường.

Thực phẩm ăn dặm cho bé dễ tiêu hóa
Giai đoạn đầu mẹ cần bổ sung cho bé yêu những thực phẩm dễ tiêu hóa

Theo BabyCenter, một số bác sĩ khuyên mẹ nên cho bé thử lần lượt từng loại thức ăn, đợi từ ba đến năm ngày rồi mới cho bé làm quen với món mới. Mẹ cũng cần quan sát trong quá trình ăn dặm bé có dị ứng với thực phẩm nào không hoặc gia đình có tiền sử dị ứng gì. Để đa dạng bữa ăn của bé cũng như nắm rõ những thực phẩm thiết yếu bé ăn được, mẹ tham khảo những bài viết sau nhé:

Trẻ 6 tháng ăn được thịt gì? 5 loại thịt giàu protein – kích thích vị giác cho bé yêu 

Trẻ 6 tháng ăn được trái cây gì? Cách chế biến và sai lầm thường gặp 

6 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được mẹ bỉm tin dùng

2.3. Mẹ lên biểu đồ, thực đơn ăn dặm cho con

Trước khi cho bé làm quen với phương pháp ăn dặm truyền thống, mẹ cần nắm được cách lên biểu đồ, thực đơn ăn dặm. Mẹ tránh chế biến theo cảm tính, “thích gì nấu đó”, vô tình ảnh hưởng đến vị giác cũng như hệ tiêu hóa của con. Ví dụ bé 6 tháng tuổi sẽ có chế độ riêng biệt với bé 9 tháng tuổi, bởi lúc này bé chưa thể cầm nắm, ăn thức ăn thô nhiều.

Thực phẩm ăn dặm cho bé
Mẹ nên bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm cho con

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho bé: tinh bột (cháo, cơm,…), đạm (thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…), chất béo (bơ, phô mai, trứng, dầu ô liu,…), chất xơ và vitamin (rau bina, đậu hà lan, táo, dâu tây,…). Thay đổi thực đơn ăn thường xuyên (3-5 ngày thay đổi 1 lần) sẽ giúp bé yêu thích thú với việc ăn dặm, vô hình chung quá trình ăn dặm sẽ diễn ra “nhẹ tựa lông hồng”

Nếu mẹ vẫn chưa biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm hợp lý thì có thể tham khảo 2 bài viết dưới đây nhé:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhẹ cân lớn nhanh như thổi 

6 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đảm bảo con ăn thun thút 

Làm mẹ cũng cần “học” đó ạ, mới đầu có thể thật nhiều thông tin bỡ ngỡ, nhưng cứ bình tĩnh mẹ nhé, Góc của mẹ sẽ luôn cập nhật những hướng dẫn chi tiết để đồng hành cùng mẹ và bé.

Mẹ đồng hành cùng bé trong quá trình ăn dặm cho bé
Mẹ cần kiên nhẫn đồng hành cùng con trong suốt quá trình ăn dặm

3. Chắc chắn rằng bé yêu đã sẵn sàng

6 tháng tuổi là khoảng thời gian hợp lý nhất để bé bắt đầu ăn dặm. Nhu cầu dinh dưỡng của bé đã vượt xa việc chỉ cần bổ sung sữa mẹ vào những năm tháng đầu đời. Để quá trình ăn dặm diễn ra trơn tru, mẹ cần lắng nghe “tiếng lòng” của con, nắm bắt được những dấu hiệu con đã sẵn sàng ăn nữa mẹ nhé:

1 – Sự thay đổi về cân nặng

Khi số cân của bé yêu đạt được gấp đôi so với lúc mới sinh, bé thường xuyên thấy đói là những dấu hiệu rõ rệt nhất chứng tỏ con muốn ăn dặm. Nếu phát hiện con có biểu hiện này, mẹ hoàn toàn yên tâm con đã sẵn sàng ăn rồi nhé!

2 – Tư thế

Bé có thể ngẩng cao đầu tốt, giữ được tư thế cân bằng là những dấu hiệu chứng tỏ bé đã sẵn sàng ăn dặm. Mẹ cho bé ăn vào giai đoạn này sẽ giúp bé tiếp nhận thức ăn đặc hơn, bé ăn không bị nghẹn ở cổ họng.

Dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng ăn dặm
Tư thế sẵn sàng ăn dặm

3 – Phản ứng đối với thức ăn

Phản ứng tự động nhè thức ăn lạ ra khỏi miệng biến mất cũng là lúc bé có thể ăn dặm. Để thử nghiệm, mẹ cho thực phẩm xay nhuyễn pha loãng cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi từ từ đưa vào miệng bé. Nếu bé tiếp nhận thức ăn, không nhè ra có nghĩa là bé đã sẵn sàng ăn được bằng thìa rồi.

Mẹ theo dõi phản ứng của bé với đồ ăn
Phản ứng của bé đối với thức ăn

Ngoài ra, bé thích thú với những món ăn trên bàn, hò reo hoặc nhìn chằm chằm; ngoảnh đầu đi nơi khác khi thấy món ăn nào đó cũng là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm  đó ạ!

Trên đây là những chia sẻ xung quanh câu hỏi ăn dặm truyền thống cần chuẩn bị những gì. Hi vọng qua bài viết, Mẹ đã tự tin áp dụng phương pháp ăn dặm này cho con rồi. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp nhé!

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là một trong những câu hỏi được mẹ bỉm quan tâm nhất. Bởi mẹ chưa có kinh nghiệm, thấy con ngủ nhiều, hoặc ngủ ít thì lo lắng không biết như thế ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thể chất lẫn trí tuệ của con hay không. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp “tất tần tật” những thắc mắc trẻ sơ sinh ngày ngủ bao nhiêu tiếng và mách mẹ những mẹo đắt giá giúp cải thiện chất lượng ngủ cho con. Mẹ cùng đón đọc nhé!  

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Làm gì nếu bé ngủ quá ít - quá nhiều?
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày?

1. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Theo National Sleep Foundation, bé sơ sinh nên ngủ 14 – 17 giờ trên 24 giờ mỗi ngày, một số bé có thể ngủ tới 18 – 19 giờ. Luis E. Ortiz – Bác sĩ y học về giấc ngủ tại Bệnh viện Nhi Johns Hopkins (Hoa Kỳ) cho biết thêm: “Giấc ngủ chiếm khoảng 75% thời gian trong ngày của bé sơ sinh”. Để lý giải hiện tượng này, mẹ có thể hiểu đơn giản là bé chưa ý thức được ngày và đêm nên thường “ngủ bất chấp”.

Bé sơ sinh ngủ bao nhiều là đủ
Bé sơ sinh nên ngủ 14–17 giờ trên 24 giờ mỗi ngày

Một phần do dạ dày nhỏ bé của con không chứa đủ sữa mẹ/sữa công thức giúp con no lâu nên con thường thức dậy để ti sữa bất kể thời gian nào trong ngày. Khi không có nhu cầu ti sữa hay khó chịu do tè dầm, con thường ngủ liên tục nhiều giờ đồng hồ. Một số nghiên cứu cũng chứng minh việc rời khỏi bụng mẹ làm bé sơ sinh choáng ngợp với thế giới xung quanh, bé chưa thích ứng kịp nên thường chọn cách ngủ để lấy lại cảm giác an toàn.

Bé ngủ ngoan sâu giấc
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau, thời gian ngủ của bé cũng có sự chênh lệch. Để mẹ nắm rõ hơn,i mẹ tham khảo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF) công bố và được tổng hợp bởi National Sleep Foundation (Mỹ).

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Tháng tuổi Thời gian ngủ/ngày
1 – 4 tuần 15 – 18 giờ/ngày
1 – 4 tháng 14 – 15 giờ/ngày
4 tháng – 6 tháng tuổi 12 – 16 giờ/ngày
6 tháng tuổi – 1 tuổi 12 giờ/ngày

2. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Ở mỗi độ tuổi trẻ sơ sinh nên ngủ mấy tiếng một ngày sẽ có nhu cầu khác nhau, không bé nào giống bé nào mẹ ạ! Ví dụ bé 4 tháng ngủ đến 16 giờ 1 ngày, trong khi bé 6 tháng ngủ tối đa 12 tiếng 1 ngày thôi. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để căn chỉnh giấc ngủ cho con phù hợp nhất nhé!

2.1. Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tuần

Bé từ 1 – 4 tuần thường ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày, bởi bé sơ sinh còn khá lạ lẫm thế giới giới bên ngoài, chưa kịp thích ứng với những điều mới lạ. Trong giai đoạn này nếu thấy bé ngủ nhiều mẹ đừng hoảng loạn nhé! Vì đây chỉ là nhu cầu bình thường của con, thay vào đó mẹ nên tạo không gian ấm áp, rộng rãi để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé.

Bé từ 1-4 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ sơ sinh ngủ mấy tiếng 1 ngày? Bé từ 1 – 4 tuần thường ngủ 15 – 18 giờ mỗi ngày

Giấc ngủ của bé không kéo dài liên tục mà thường có sự ngắt quãng, mỗi khi đói, khát sữa bé sẽ dậy đòi bú. Thông thường, mỗi giấc ngủ kéo dài 2 – 4 tiếng, chia làm nhiều giấc trong ngày. Dù không có lịch trình giấc ngủ để tuân theo nhưng bé yêu thường ngủ từ 8 đến 12 giờ vào ban đêm, thời gian còn lại diễn ra trong 2 đến 5 giấc ngủ ngắn ban ngày, mỗi giấc kéo dài từ 30 đến 2 giờ đồng hồ.

Giấc ngủ của bé sơ sinh
Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tuần của trẻ mới sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

2.2. Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tháng

Mẹ có biết, giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu? Đối với bé từ 1 – 4 tháng, giấc ngủ thường kéo dài 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Tương tự giai đoạn trước, giấc ngủ của bé sẽ không diễn ra liền tù tì mười mấy giờ đồng hồ mà sẽ chia thành nhiều giấc ngắn, mỗi ngắn kéo dài từ 2 -3 tiếng.

Sau mỗi giấc bé sẽ thức dậy để đòi bú, chơi đùa, nhìn ngắm những vật thể mới lạ xung quanh. Bé sơ sinh, cũng giống như người lớn, cần có những dấu hiệu thích hợp để biết khi nào giờ đi ngủ. Ví dụ, nếu mẹ luôn đặt con vào cũi, con sẽ ngầm hiểu đây là nơi con ngủ. Khoảng sau 3 tháng tuổi, thói quen ngủ của bé sẽ trở nên dễ đoán và bé sẽ ngủ “có lịch trình” hơn trước.

Bé từ 1-4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Giấc ngủ của bé từ 1 – 4 tháng

Ngoài ra, giai đoạn chuyển tiếp từ 3 đến 4 tháng cũng tạo ra sự bất ổn trong giấc ngủ của bé, con thường giật mình, quấy khóc, thức giấc giữa đêm,.. Đây là giai đoạn thoái triển giấc ngủ trong 4 tháng, hiện tượng này còn được gọi là tình trạng thụt lùi về giấc ngủ (sleep regression).

Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ đừng lo lắng mà hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên nhé! Bởi vào thời điểm 4 tháng, nhịp sinh học của bé phát triển gần như toàn diện, tạo bước đệm để bé ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày ở những giai đoạn sau (bao gồm giai đoạn 4 – 6 tháng, giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi)

Bé từ 1-4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Đối với bé từ 1 – 4 tháng, giấc ngủ thường kéo dài 14 – 15 tiếng mỗi ngày

2.3. Giấc ngủ của bé từ 4 – 6 tháng

Trong độ tuổi trẻ em sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày này, bé có thể ngủ 12 – 16 giờ một ngày với một số giấc dài qua đêm lên đến 5 – 6 giờ liên tục (đây là cách mà mẹ vẫn gọi là “ngủ suốt đêm”). Bên cạnh đó, bé sẽ ngủ 3 giấc vào ban ngày và giảm xuống còn 2 giấc khi bé được 6 tháng tuổi. Cụ thể, bé thường ngủ vào khoảng 9 – 10 giờ sáng. Buổi trưa bé ngủ từ 14h – 15h, buổi chiều bé ngủ từ 16h – 17h.

Đến khi bé tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ ngủ được giấc dài vào ban đêm (từ 6 – 8 giờ) mà không quấy khóc hay thức giấc đòi bú. Cũng từ đây, bé “gia nhập” vào guồng sinh hoạt của gia đình, sẽ thức và ngủ cùng giờ với mẹ, đồng hồ sinh học của bé cũng dần hoàn thiện và theo sát người lớn.

Bé từ 4-6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Giấc ngủ của bé từ 4 – 6 tháng

2.4. Giấc ngủ của bé từ 6 tháng – 1 tuổi

Bắt đầu từ 11 tháng, bé chủ yếu ngủ vào ban đêm, lúc này, khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề của con phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, những bé có xu hướng ngủ ngày sẽ khó phát triển kỹ năng ngôn ngữ và tiếp thu từ vựng mới. Mẹ nên cân nhắc để con ngủ nhiều vào buổi đêm và ngủ vừa phải vào ban ngày. Cụ thể, con cần ngủ 12 giờ mỗi ngày với giấc ngủ dài vào ban đêm và hai giấc ngắn vào ban ngày (có thể kéo dài 3 – 4 giờ).

Bé từ 6-12 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Giấc ngủ của bé từ 6 tháng – 1 tuổi

Trong khoảng thời gian “nhạy cảm” từ 8 đến 10 tháng, sẽ tiếp tục xuất hiện tình trạng thụt lùi giấc ngủ (sleep regression) vì cơ thể bé tiếp nhận những thay đổi mới như mọc răng, chuyển từ bò/trườn/ngồi sang đứng, học nói những cụm từ đầu đời,… Giống như bé sơ sinh, bé từ 6 tháng – 1 tuổi cần ngủ để phát triển toàn diện, giúp não bộ “khai mở” và phát triển, xây dựng các kỹ năng cũng nhận thức trong quá trình này.

Những lúc thế này, mẹ nên ở bên cạnh động viên, khích lệ con, khiến con biết những thay đổi này là điều tất yếu, đồng thời vỗ về con để con ngủ ngon hơn. Mẹ không nên cuống lên vì sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của con, làm con nghĩ những thay đổi này hoàn toàn không có lợi, từ đó con nảy sinh cảm giác lo âu, sợ sệt.

Mẹ cho bé phát triển các kỹ năng

3. Bé ngủ quá nhiều trong ngày mẹ nên làm gì?

Bác sĩ Luis E. Ortiz giải thích: “Đối với 99% trẻ sơ sinh, việc con ngủ nhiều không có hại”, mẹ không cần quá lo lắng”. Nhưng nếu bé ngủ li bì, hiếm khi thức giấc, mê ngủ đến nỗi quên cả ti mẹ thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Một số nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ nhiều có thể kể đến như: trải qua giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhảy vọt, bị ốm nhẹ, nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn giấc ngủ,… Nếu bé yêu ngủ nhiều, ít khi tỉnh giấc, mẹ áp dụng những cách bên dưới để giúp bé cải thiện nhé!

Bé ngủ sâu giấc, ngủ nhiều
Bé ngủ quá nhiều trong ngày mẹ nên làm gì?

3.1. Nhẹ nhàng đánh thức bé dậy ti hoặc măm măm

Sau 3-4 giờ, mẹ nên đánh thức bé dậy và cho bé ăn hoặc ti bằng cách vuốt ve má, ôm ấp vỗ nhẹ vào lưng, kết hợp rỉ vào tai bé những câu nói ngọt ngào để con không bị giật mình. Nếu cách này không hiệu quả, mẹ có thể lắc nhẹ ngón chân, vuốt từ dưới bàn chân lên, lúc này con sẽ ngọ nguậy và thức giấc. Sau khi con thức giấc, mẹ chơi đùa với con tầm 10 phút để con tỉnh táo rồi hẳn cho con măm sữa.

Bé ăn sau khi ngủ dậy
Nhẹ nhàng đánh thức bé dậy ti hoặc măm măm

3.2. Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm

Để bé không ngủ quá nhiều, mẹ nên dạy bé cách phân biệt ngày và đêm. Ban ngày mẹ kéo rèm ra để ánh sáng tràn ngập phòng ngủ, giúp không gian trở nên thông thoáng và bé nhận biết sắp đến giờ ăn, giờ chơi thay vì giờ ngủ.

Vào ban đêm mẹ nên đóng rèm để bé hiểu rằng đã sắp đến giờ đi ngủ. Mẹ có thể dùng tranh ảnh để hướng dẫn bé đâu là ngày (ảnh trời sáng, có mặt trời), đâu là đêm (ảnh trời tối, có mặt trăng). Bên cạnh đó mẹ cũng thường xuyên nhắc nhở bé: “Bây là ban ngày con nhé”, “Giờ là ban đêm rồi con ạ” để não bộ bé làm quen và tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Khi đã ý thức được ngày và đêm, bé sẽ hạn chế tình trạng ngủ nhiều, ngủ li bì.

Bé vui chơi sau khi ngủ đủ
Dạy bé cách phân biệt ngày và đêm để đảm bảo giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu đủ

3.3. Không nên chơi đùa quá khích với bé

Vào ban ngày mẹ thường dành thời gian chơi đùa cùng bé, nhưng chơi quá nhiều và quá lâu sẽ khiến bé mệt mỏi, suy giảm năng lượng lúc nào không hay. Những lúc như vậy bé thường lăn ra ngủ li bì, quên mất thời gian phải thức giấc để ăn uống, sinh hoạt. Mẹ cũng xót con, thấy con ngủ ngon lành nên không dám gọi bé dậy.

Trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất là mẹ giảm tần suất chơi đùa cùng bé lại và giãn cách thời gian chơi ra thành nhiều đợt trong ngày. Cách này sẽ giúp bé vừa được chơi đùa thỏa thích cùng mẹ vừa ngủ đủ giấc, không mệt mỏi, uể oải do ngủ nhiều.

Ba mẹ chơi đùa cùng trẻ
Không nên chơi đùa quá khích với bé

3.4. Kiểm tra sức khỏe của con

Tuy con ngủ nhiều không có hại nhưng nếu con ngủ li bì thì mọi chuyện lại khác mẹ ạ! Những lúc này mẹ nên sờ trán bé xem bé có sốt, ra mồ hôi trộm hay không. Nếu có, mẹ nên mua miếng dán hạ sốt hoặc khăn ấm chườm cho con, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ; đặt con nằm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh hầm bí; cho con mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Nếu bé vẫn không hạ sốt mẹ nên đưa con đến trung tâm y tế  gần nhất để thăm khám kịp thời.

Kiểm tra sức khỏe của con
Kiểm tra sức khỏe của con

4. Bé ngủ quá ít trong ngày mẹ nên làm gì?

Bé ngủ ít, thường xuyên giật mình thức giấc làm mẹ bồn chồn, lo lắng không yên. Ngủ ít không những làm con uể oải, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, ngủ ít làm con dễ cáu gắt, nổi đóa với mẹ không rõ nguyên do, thậm chí quấy mẹ suốt đêm suốt ngày.

Bé ngủ ít trong ngày mẹ nên làm gì?
Bé ngủ ít trong ngày mẹ nên làm gì?

Giải thích hiện tượng bé ngủ ít, các bác sĩ nhi khoa đã đưa ra một số nguyên nhân phổ biến như: bé bị tác động bởi môi trường xung quanh (ánh đèn quá sáng, mọi người ồn ào, mùi phòng hắc,…), tã bé ẩm ướt, bé sốt cao,… Khi bé thiếu ngủ, mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm để khắc phục kịp thời. Tùy vào từng trường hợp mà mẹ đưa ra cách xử lý phù hợp, mẹ tham khảo 4 phương pháp cực hữu ích dưới đây nhé!

4.1. Luyện cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ

Những ngày đầu, cứ lúc nào mẹ thấy biểu hiện bé buồn ngủ (dụi mắt, chớp mắt nhiều lần, lờ đờ, mệt mỏi, hai mắt díu lại,..), mẹ liền hát ru hoặc đọc truyện cho bé nghe. Dần dần hệ thần kinh trung ương sẽ hình thành phản xạ có điều kiện. Cứ mỗi khi thấy mẹ hát ru, đọc truyện là não bộ sẽ phát tín hiệu sắp đến giờ đi ngủ. Từ đó sẽ kích thích các cơ quan khác trong cơ thể, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đây là cách đơn giản, dễ áp dụng, mẹ thử ngay hôm nay nhé!

Mẹ đọc truyện cho bé trước khi ngủ
Mẹ đọc truyện cho bé nghe để bé dễ đi vào giấc ngủ

4.2. Cho bé ngủ trong phòng tối, yên tĩnh

Không gian cũng là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ của bé, việc mẹ cho bé nằm trong căn phòng với nhiều ánh đèn, mọi người đi qua đi lại, rôm rả tiếng cười đùa, trò chuyện sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Con không thể chợp mắt nếu không gian xung quanh không phù hợp để con ngủ.

Nguyên nhân khiến bé khó vào giấc ngủ
Con không ngủ được trong không gian ồn ào

Thay vào đó, mẹ nên bố trí nơi ngủ phù hợp hơn với ánh đèn nhè nhẹ, mùi thơm dịu ngọt, mát mẻ và không gian yên tĩnh. Ngoài ra mẹ cũng có thể bật một chút nhạc nhẹ không lời với âm lượng vừa phải để con dễ vào giấc hơn. Tất cả những yếu tố đó sẽ tác động mạnh mẽ đến con và giúp con ngon giấc.

Không gian ngủ cho bé
Cho bé ngủ trong phòng tối, yên tĩnh

4.3. Đảm bảo chăn ga gối của con thoáng mát, sạch sẽ

Bé ngủ ít, ngủ không ngon có thể do chăn ga gối không sạch sẽ hoặc mùi hương không mấy dễ chịu. Bởi bé nhỏ thường có hiện tượng nhỏ dãi khi ngủ, đổ sữa ra chăn ga gối nệm, lâu dần mùi của sữa lên men sẽ khiến bé “chẳng ưng”, khó vào giấc.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên giặt chăn ga gối thường xuyên với nước giặt xả thiên nhiên có nguồn gốc thiên nhiên, dịu nhẹ và an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của con. Nước giặt xả tốt cho bé thường chứa thành phần tự nhiên, nói không với chất tẩy rửa, hóa chất tạo bọt,… và được kiểm định nghiêm ngặt, mẹ mới gia nhập hội bỉm sữa hoàn toàn an tâm sử dụng để chăm sóc bé cưng.

Nước giặt xả đồ cho bé Mamamy
Nước giặt xả thiên nhiên Mamamy với những ưu điểm vượt trội

Nếu đã giặt sạch chăn ga gối mà còn vẫn chưa yên giấc, mẹ tham khảo thêm nhiều mẫu mã, thiết kế chăn ga gối khác để thay cho con nằm. Mẹ lựa chọn những sản phẩm có hoa văn, hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu, giúp bé yêu thích giường ngủ, mải mê ngắm nhìn và vào giấc nhanh hơn.

Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý chất liệu cotton thoáng mát, hút mồ hôi tốt hoặc lót bông mềm mại, êm ái, tránh mua những loại chăn ga gối có kết cấu cứng hoặc quá to. Để mẹ hiểu rõ hơn về cách lựa chọn gối phù hợp với thiên thần nhỏ nhà mình, mời mẹ tham khảo bài viết: Cách chọn gối ôm cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho giấc ngủ của bé.

Chất liệu của chăn gối ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ của bé
Mẹ chú ý lựa chọn chất liệu thoải mái cho bé

4.4. Kiểm tra tã bỉm của con 4 tiếng 1 lần

Con ngủ quá ít, thường xuyên quấy khóc có thể do mẹ không kiểm tra tã bỉm thường xuyên khiến mông con ẩm ướt, khó chịu, thậm chí nổi rôm sảy. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, chuyên gia da liễu, mẹ nên thay tã cho bé yêu 4 tiếng 1 lần để mông bé được thông thoáng, tránh cảm giác hầm bí.

Nhờ vậy mà giấc ngủ của bé sẽ không bị gián đoạn, làm phiền bởi những tác nhân không đáng có. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý lựa chọn những loại tã dán, tã quần phù hợp với kích thước, ôm trọn cơ thể bé và thấm hút tốt để bé yêu ngủ ngon hơn. Cách lựa chọn tã cho bé đây mẹ ơi!

Kiểm tra bỉm tã của bé thường xuyên để bé ngủ ngon giấc
Kiểm tra tã bỉm của con 4 tiếng 1 lần

Lưu ý: Trong cả hai trường hợp bé ngủ ít/nhiều, nếu đã thực hiện tất cả cách trên mà vẫn không cải thiện, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác để tìm ra nguyên nhân con ngủ ít/nhiều. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp với thể trạng, độ tuổi của con.

Trong hành trình nuôi dạy con yêu không thể thiếu sự thấu cảm và đồng hành của mẹ! Từ những vấn đề tưởng chừng nhỏ nhặt như hôm nay cho con ăn món gì đến việc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày đều cần đến sự quan tâm của mẹ. Để hành trình lớn lên của bé trở nên thú vị, mới mẻ hơn, mẹ đừng quên chia sẻ những câu chuyện, thắc mắc của mình về hòm thư yêu thương của Góc của mẹ nhé!

Góc của mẹ nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề có nên đánh thức bé dậy tiểu đêm hay không từ những mẹ tập đầu thấy con đi tè vào ban đêm trong lúc ngủ, không biết có nên gọi con dậy không, sợ con quen, dần dần hình thành thói quen tè dầm. Góc của mẹ  gửi mẹ bài viết “vừa thổi vừa đọc” này, mọi băn khoăn của mẹ sẽ được giải đáp ngay dưới đây!

Có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm
Giúp mẹ giải đáp: Có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm?

1. Có nên đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm không?

Câu trả lời là không mẹ nhé! Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất lẫn tinh thần của bé. Thói quen đánh thức bé dậy đi tiểu thường xuyên của mẹ sẽ khiến bé thiếu ngủ, thiếu sức sống, suy giảm hệ miễn dịch và thấp còi hơn bạn bè đồng trang lứa. Điều này đã được chứng minh thông qua hàng loạt nghiên cứu:

Nghiên cứu của Tiến sĩ Ednick và cộng sự đã chỉ ra mối tương quan giữa giấc ngủ và sự phát triển của bé. Theo đó, những bé có giấc ngủ trọn vẹn thường có chỉ số phát triển cao hơn những bé có giấc ngủ ít chất lượng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy những hoạt động vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

Đánh thức bé đi tiểu đêm
Đánh thức bé đi tiểu vào ban đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bé

Việc đánh thức bé đi tiểu vào ban đêm chẳng những không đem lại hiệu quả mà còn dẫn đến nhiều tác hại không đáng có, làm rối loạn cơ chế hoạt động của bàng quang và hệ bài tiết. Thay vì đánh thức bé, mẹ nên tìm những phương pháp phù hợp để bé bỏ dần thói quen tiểu đêm, tè dầm.

2. 4 tác hại từ thói quen đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm

Thói quen đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm không tốt chút nào đâu mẹ ạ. Ngoài việc đảo lộn đồng hồ sinh học, gián đoạn còn khiến con có xu hướng tiểu đêm nhiều hơn, làm con cáu gắt, khó chịu, thậm chí suy giảm khả năng tiết hormone kháng bài niệu (ADH) khiến nước tiểu loãng hơn bình thường, máu bị cô đặc hơn, ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết và lưu thông máu trong cơ thể bé.

Tác hại của việc đánh thức bé dậy đi tiểu đêm
4 tác hại từ thói quen đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm

2.1. Con có xu hướng đi tiểu đêm nhiều hơn

Đi tiểu là phản xạ sinh lý bình thường của con, khi bàng quang đầy nước, nó sẽ phát tín hiệu để vỏ não biết và kích thích cảm giác muốn đi tiểu ở con. Thế nhưng, khi phản xạ này chịu sự tác động từ bên ngoài (cụ thể là việc mẹ đánh thức bé hằng đêm), cảm giác buồn tiểu “tự nhiên” sẽ dần biến mất. Theo đó, chức năng bàng quang cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, bé tiểu nhiều, tiểu lắt nhắt vào ban đêm, đồng hồ sinh lý cũng vì vậy mà bị đảo lộn.

Hậu quả của việc đánh thức trẻ đi tiểu đêm
Con có xu hướng đi tiểu đêm nhiều hơn

2.2. Gián đoạn giấc ngủ của con

Các nghiên cứu chứng minh ngủ vào ban đêm là cơ hội vàng để bé phát triển chiều cao lẫn thể chất. Bởi lúc này tuyến yên ở đáy não sẽ bắt đầu làm việc và tiết ra hormone tăng trưởng, thúc đẩy xương, răng chắc khỏe, bảo vệ nội tạng. Việc mẹ đánh thức bé vào buổi đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bé, tác động đến quá trình phát triển chiều cao, chất lượng giấc ngủ cũng vì thế mà suy giảm, bé ngủ không ngon, sáng hôm sau bé uể oải, thiếu năng lượng.

Giai đoạn giấc ngủ của bé
Gián đoạn giấc ngủ của con

2.3. Khiến con khó chịu, cáu gắt

Bị đánh thức lúc đang ngủ say, người lớn chúng ta còn cảm thấy khó chịu, “chẳng ưng lòng” đúng không mẹ? Những cung bậc cảm xúc cáu gắt, khó chịu đó bé cũng phải trải qua nếu bị mẹ đánh thức khi đang say giấc nồng đó ạ.

Việc “vô duyên vô cớ” bị gọi dậy… đi tiểu sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc, nảy sinh cảm giác bực dọc, không mấy hài lòng, thậm chí quấy khóc. Đây là phản ứng sinh lý vô cùng bình thường! Lâu dần, sự cáu gắt đó sẽ trở thành thói quen khó sửa, hễ gặp chuyện gì không vừa ý là bé lại “tỏ thái độ”.

Bé quấy khóc khi bị gọi dậy không đúng giấc
Khiến bé khó chịu, cáu gắt

2.4. Suy yếu khả năng tiết hormone kháng bài niệu (ADH)

Ông bà ta thường “mách nước” mẹ bỉm gọi con dậy đi tiểu vào ban đêm, nếu không bóng đái của bé sẽ phình to, ảnh hưởng đến hệ tiết niệu. Tuy nhiên, đứng dưới góc nhìn khoa học thì điều này chưa đúng. Khi bé lớn dần, cơ thể sẽ tiết ra hormone kháng bài niệu (ADH) giúp bé ít tiểu đêm hơn.

Hormone này được tiết ra bởi nhóm tế bào vùng đồi dưới não, có công dụng cân bằng huyết áp, lượng máu và nước trong cơ thể con và kiểm soát được lượng chất thải bài tiết ra ngoài. Việc mẹ gọi con dậy vào ban đêm sẽ khiến quá trình tiết hormone kháng bài niệu bị rối loạn, dẫn đến tình trạng suy yếu; làm bé không thể từ bỏ thói quen tiểu đêm.

Không nên gọi bé dậy đi tiểu đêm
Mẹ không nên gọi bé dậy tiểu đêm

3. 4 cách giúp bé ngủ ngon không “tè” đêm

Để con không tè đêm mẹ áp dụng 4 mẹo sau. Mỗi mẹo sẽ phù hợp với thể trạng, độ tuổi khác nhau, mẹ lưu ý tìm hiểu kỹ trước khi cho bé thực hiện nhé:

3.1. Hạn chế cho bé uống nước trước khi đi ngủ

Sau một ngày dài măm măm thức ăn và ti sữa, càng về đêm bé sẽ càng khát nước, cơ thể phát ra tín hiệu “cầu cứu”, muốn uống nước “ngay và luôn”! Mẹ xót con nên thường cho con uống thỏa thích, điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bé mãi không bỏ được thói quen tè đêm, mẹ thì cứ trăn trở không biết nguyên nhân là gì.

Tốt nhất, mẹ nên cho bé uống nước vào ban ngày, đến tối trước khi đi ngủ 1-2  tiếng thì cho bé uống thêm 1 cốc nước nữa, đó sẽ là cốc cuối cùng trong ngày. Đảm bảo đây sẽ là mẹo hay và mẹ nào cũng dễ dàng áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi đó ạ!

Hạn chế cho bé uống nước trước khi đi ngủ
Hạn chế cho bé uống nước trước khi đi ngủ

3.2. Khuyến khích con đi tè trước khi ngủ

Đối với bé trên 1 tuổi, trước khi bé đắm chìm vào giấc ngủ, mẹ nên khuyến khích bé đi tè. Ví dụ bé thường ngủ vào 21h, mẹ nhắc bé và cùng bé đi tè vào lúc 20h hoặc 20h30, dần dần khung giờ này sẽ trở thành mốc thời gian cố định, bé ý thức được “À đến giờ mình đi tè rồi” và não bé sẽ phân tích được đâu là thời điểm nên đi tè, đâu không phải thời điểm đi tè.

Để thu được kết quả tốt, mẹ cần kiên nhẫn cùng con thực hiện và động viên, trao thưởng nếu con đi tè đúng giờ, không bỏ giữa chừng mẹ nhé!

Khuyến khích trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ
Khuyến khích con đi tè trước khi ngủ

3.3. Dạy bé nói với mẹ khi muốn đi tè

Cách làm này phù hợp với những bé từ 1-2 tuổi đã nghe hiểu mẹ nói gì và có thể đáp lại. Mẹ kiên nhẫn chỉ dẫn bé mỗi khi muốn đi tè thì con có thể phát âm một số từ như “đi tè”, “tè”, “i tè”,… Việc “chỉ mặt đặt tên” hành động sẽ giúp bé ý thức được và biết cách gọi mẹ mỗi khi “nước tràn bờ đê”.

Đây là một trong những cách hiệu quả giúp bé hiểu được khi nào cần đi tè, khi nào không. Vì bé “tự thân vận động” nên đồng hồ sinh lý hoạt động trơn tru, hệ bài tiết cũng làm việc hiệu quả hơn mà không gặp sự tác động từ bên ngoài. Tham khảo ngay bài viết 7 tips để dạy bé biết gọi khi đi vệ sinh – áp dụng ngay mẹ ơi! để thực hành mẹ nhé!

Mẹ tương tác cùng với mẹ
Dạy bé nói với mẹ khi muốn đi tè

3.4. Sử dụng tã dán hoặc tã quần thấm hút tốt cho bé

Đối với những bé dưới 1-2 tuổi, tã dán và tã quần là những người bạn thân thiết không thể nào tách rời. Trong giai đoạn này, nếu chưa áp dụng được 3 cách trên mẹ có thể “ăn chắc mặc bền” bằng cách mặc tã cho bé. Tuy nhiên không phải tã nào cũng đáp ứng được nhu cầu của các “cậu ấm cô chiêu” đâu mẹ ạ.

Mẹ nên ưu tiên sản phẩm tã dán, tã quần cao cấp, có khả năng thấm hút nước tiểu tốt để giữ cho mông bé khô thoáng, tránh tình trạng hăm, rôm sảy, nổi mẩn đỏ khó chịu khi bé pi pi trong đêm. Ngoài ra mẹ cũng nên lựa chọn những sản phẩm vừa vặn với cơ thể bé yêu, tránh mua phải những loại tã lỏng lẻo, mặc như có như không.

Tã dán Mamamy xuyên đêm cho bé
Sử dụng tã dán Mamamy đóng xuyên đêm giúp bé ngủ ngon, cả nhà yên tâm

Không chỉ vậy, bảng thành phần “ưng mắt” cũng là yếu tố mẹ nên lưu tâm. Mẹ chú ý lựa chọn những sản phẩm có chứa hạt SAP có độ thấm hút gấp 30 lần so với loại tã thông thường, hạn chế tình trạng nước tiểu thấm ngược, con ngủ ngon suốt cả đêm. Sáng thức dậy, mẹ sờ mặt tã vẫn khô ráo, bé yêu không giật mình, quấy khóc vì tã ẩm, mẹ cũng ngủ ngon hơn, không phải trăn trở dậy thay tã cho bé giữa đêm.

Thành phần tã làm từ bông tự nhiên không vón cục; kèm theo rãnh thoát khí 3D và thoát khí mặt đáy, tỏa nhiệt 360 độ cũng là những đặc điểm mẹ nên cân nhắc khi chọn tã bỉm cho bé để mông con luôn khô thoáng, đề phòng hăm tã, mẩn ngứa. Tham khảo bài viết Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất để biết tại sao cần chọn tã có những tiêu chí trên để chọn cho đúng mẹ nhé!

Tã quần ưng ý cho bé
Chọn tã quần ưng ý cho bé

Vậy là mẹ đã trả lời được câu hỏi có nên đánh thức bé dậy đi tiểu đêm rồi. Trong suốt hành trình nuôi con, dù còn nhiều điều mới mẻ mẹ chưa tiếp xúc bao giờ nhưng Góc của mẹ tin rằng mẹ sẽ làm được và thậm chí làm tốt gấp nhiều lần. Để trải nghiệm của mẹ và bé trở nên dễ dàng và thú vị hơn, Góc của mẹ sẽ luôn ở đây lắng nghe những tâm tình và giúp mẹ giải đáp “tất tần tật”!

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu đúng cách

Mẹ nghe nói về phương pháp tắm nắng qua cửa kính và nghĩ rằng đây là cách vừa hiệu quả, vừa tiện lợi để mẹ và bé không cần ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, khí hậu nóng bức. Nhưng thực tế, mẹ không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính bởi cách tắm nắng này còn kéo theo vô vàn tác hại cho cơ thể bé đó ạ. Cùng Góc của mẹ xem ngay đó là những tác hại gì và tránh xa mẹ ơi!

Không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính
Ngừng tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính ngay bởi 5 tác hại sau mẹ ơi!

1. Bé không hấp thụ được vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương, răng và ngăn ngừa tình trạng vàng da ở bé. Thực tế chứng minh, ánh nắng mặt trời không trực tiếp cung cấp vitamin D, thay vào đó dưỡng chất này sẽ được sản xuất khi da bé tiếp xúc với tia cực tím và kích hoạt quá trình tổng hợp vitamin D. Gan và thận sẽ chuyển dạng vitamin D “thô” về mặt sinh học này thành dưỡng chất có lợi cho cơ thể bé yêu, thúc đẩy sự hấp thụ canxi và sức khỏe của xương.

Lưu ý tắm nắng cho bé để hấp thụ được Vitamin D
Bé không hấp thụ được vitamin D

Dễ hiểu hơn, mẹ hình dung trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia UV: UVA, UVB, UVC. Trong đó, UVB có tác dụng giúp cơ thể bé yêu tổng hợp vitamin D. Nhưng ngặt nỗi, tia này không thể xuyên qua mặt kính, lớp quần áo, do đó, cơ thể bé sẽ không thể tăng lượng vitamin D bằng cách ngồi trước cửa sổ nhiều nắng.

Ngược lại tắm nắng bằng hình thức gián tiếp này còn tạo cơ hội cho phần lớn tia UVA xuyên qua kính và gây hại cho bé (dẫn đến tình trạng sạm da, lão hóa da nhanh chóng). Tiến sĩ Michael Holick, giáo sư y khoa, sinh lý học và lý sinh tại Trường Y Đại học Boston, cho biết: “Cơ thể con người sẽ không thể hấp thụ vitamin D thông qua cửa kính dù là vào mùa đông hay mùa hè”.

Bé tắm nắng ngoài trời
Tạo cơ hội cho tia UVA xuyên qua kính và gây hại cho bé

2. Ảnh hưởng không tốt đến thị lực của con

Đôi mắt của bé sơ sinh rất nhạy cảm và mỏng manh, việc tắm nắng sai cách sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bé. Tắm nắng qua cửa kính sẽ khiến bé bị chói mắt do ánh nắng phản chiếu lên tấm kính và dội thẳng vào mắt, lâu dần hình thành thói quen nheo mắt, chớp mắt khó bỏ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến độ nhạy của đôi mắt, giảm độ tinh anh, dẫn đến tình trạng khô mắt, tổn thương giác mạc,…

Tắm nắng qua cửa kính không tốt cho thị lực của trẻ
Ảnh hưởng không tốt đến thị lực của con

3. Dễ gây hại tới làn da bé

Tắm nắng qua cửa kính không chỉ ngăn cản các bước sóng có lợi, cản trở quá trình hấp thụ vitamin D mà còn khiến các tia cực tím tiếp xúc với da bé mạnh mẽ hơn. Bởi ánh nắng phản chiếu từ lớp kính sẽ tăng dần nhiệt độ rồi mới tác động trực tiếp lên da con, trong khi da của bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm, chỉ cần mẹ chạm nhẹ đã ửng đỏ rồi.

Phương pháp này sẽ “tạo cơ hội” cho tia cực tím “xâm lấn” làn da của con, gây ra các hiện tượng như rát da, đỏ da, nổi mẩn, thậm chí sạm đen, lão hóa,… Tốt nhất mẹ nên cho bé tắm dưới ánh nắng mặt trời, không thông qua cửa kính khoảng 5 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo độ tuổi, nhưng đảm bảo không quá 20 phút. Mẹ cũng lựa chọn “khung giờ vàng” để bé hấp thụ vitamin D tốt nhất, thường là 6 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Làn da bé bị tổn thương
Dễ gây hại tới làn da bé

Trong trường hợp da bé đã bị tổn thương, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Một trong những phương cách hiệu quả mẹ tự áp dụng được là nhờ đến sự hỗ trợ của các sản phẩm xịt làm dịu da.

Nghía qua xịt Skin Expert  của nhà Mamamy để chăm sóc da bé cưng nhé mẹ! Điểm ưu việt của sản phẩm này là dùng công nghệ tế bào gốc từ 2 loại thực vật có khả năng kháng viêm hàng đầu trong tự nhiên giúp bảo vệ, phục hồi, nuôi dưỡng và làm đẹp da cho bé. Thiết kế dạng xịt thông minh, tránh việc dùng tay bôi, hạn chế vùng da bị tổn thương nhiễm khuẩn ngược, đồng thời tránh đau rát cho bé khi tay hoặc dụng cụ chạm vào da. Có bạn xịt chất lượng này, đảm bảo da bé cưng sẽ sớm phục hồi và khỏe mạnh thôi ạ!

Skin Expert làm dịu da bé
Xịt Skin Expert giúp làm dịu da bé

4. Dễ làm con sốc nhiệt

Vào mùa hè, bé đang nằm trong phòng điều hòa tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ thì bị mẹ bế ra ngoài tắm nắng. Thậm chí mẹ không biết giờ nào nên tắm giờ nào không, vô tình tắm cho bé trong khoảng thời gian từ 10 đến 17h, thời gian tia cực tím ở mức mạnh nhất, ảnh hưởng đến sức khỏe con.

Lý giải nguyên nhân của hiện tượng đó, mẹ có thể hiểu nôm na ánh nắng sẽ tác động lên bề mặt kính, trong khi kính lại có khả năng giữ nhiệt, hấp thụ nhiệt. Cũng vì vậy mà ánh nắng từ lớp kính phản chiếu lên da bé sẽ nóng hơn và gay gắt hơn bình thường, dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt.

Bé bị ốm do sốc nhiệt khi tắm nắng qua cửa kính
Dễ làm con bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt gây tổn thương hệ thần kinh trung ương và các mô khác trên cơ thể bé, ngoài ra bé còn gặp một số tình trạng sức khỏe như mệt mỏi, lờ đờ, thở dốc,… Đây là một trong những tình trạng nguy cấp mà mẹ cần có hướng xử lý đúng cách nếu không muốn ảnh hưởng đến con về lâu về dài. Vì vậy, ngay từ đầu, mẹ cần tìm hiểu để nắm rõ cách tắm nắng đúng cách, đúng giờ mà các chuyên gia khuyến cáo trước khi tắm nắng cho bé nhé.

Không nên cho bé tắm nắng qua cửa kính
Không nên tắm nắng qua cửa kính để hạn chế tình trạng bé bị sốc nhiệt

5. Khiến con sợ tắm nắng

Tắm nắng qua cửa kính không chỉ làm bé chói mắt, rát da,… mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Việc đối mặt với quá nhiều tác hại từ tắm nắng qua cửa kính sẽ khiến não bộ bé cho rằng đây là hoạt động không lành mạnh, dần dà hình thành tâm lý sợ tắm nắng, thậm chí nghiệm trọng hơn là sợ ánh nắng mặt trời.

Cứ mỗi khi ra ngoài, não bộ sẽ phát tín hiệu khẩn cấp rằng bé phải xa lánh ánh sáng, khiến bé thường xuyên quấy khóc, nheo mắt, co người,… Từ đó, bé sẽ không thể hòa nhập với cuộc sống thường ngày, ngại thực hiện các hoạt động ngoài trời. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến bé thu mình và hướng nội hơn các bé khác.

Bé sợ tắm nắng sau những tác hại khi tắm nắng qua cửa kính
Khiến con sợ tắm nắng

Lưu ý: Tốt nhất mẹ nên cho bé tắm dưới ánh nắng mặt trời, không thông qua cửa kính khoảng 5 phút mỗi lần rồi tăng dần thời gian theo độ tuổi, nhưng đảm bảo không quá 20 phút. Mẹ cũng lựa chọn khung giờ vàng để bé hấp thụ vitamin D tốt nhất, thường là 6 – 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

Bên cạnh đó, mẹ cũng tắm nắng cho bé theo từng đợt để tránh tình trạng “bội thực” vitamin, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu,… Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về cách tắm nắng hiệu quả cho con, mời mẹ tham khảo bài viết 6 lưu ý về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ Chuyên gia

Trước khi xem bài viết này, mẹ vẫn nghĩ tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính là phương pháp hữu hiệu, giúp mẹ giải quyết được tỉ ti những vấn đề liên quan đến tiết kiệm thời gian, ngăn ngừa bụi bẩn,… Nhưng sau khi đọc xong những điều ở trên, Góc của mẹ mong rằng mẹ đã thay đổi suy nghĩ về cách tắm nắng này và có sự điều chỉnh thích hợp đối với thể trạng, sức khỏe của từng bé. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc, đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp nhanh chóng, kịp thời mẹ nhé.

Chắc hẳn mẹ đã hiểu được tầm quan trọng của việc tắm nắng cho bé thường xuyên, cũng đang cho bé tắm nắng để cung cấp vitamin D rồi. Nhưng việc này có phải sẽ kéo dài mãi mãi đến khi con đã lớn rồi hay không mẹ nhỉ? Liệu tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi thì dừng? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp tất tần tật những khúc mắc đó, đọc ngay mẹ nhé! 

Cho trẻ sơ sinh tắm nắng đến mấy tháng tuổi
Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi mẹ nhỉ?

1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi?

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, với bé sơ sinh không bị vàng da, mẹ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi. Trong trường hợp bé bị vàng da, mẹ cho bé tắm nắng đến khi hết vàng da theo chỉ định của bác sĩ.

Để đảm bảo an toàn, mẹ nên đợi đến khi con 7-10 ngày tuổi rồi mới cho con tắm nắng và cho bé làm quen từ từ để bé quen dần mà không bị “ngộp”. h tắm nắng đúng cách sẽ giúp bé tổng hợp vitamin D, giúp cho hệ xương, răng phát triển và cơ thể khỏe mạnh, cao lớn.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi?

Lưu ý: Trong thời gian bé bị vàng da, ngoài tuân thủ phác đồ của bác sĩ mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống, mẹ cần tăng cường bổ sung rau củ quả có màu xanh đậm, uống nhiều nước để đẩy lùi độc tố, thanh lọc cơ thể. Nhờ vậy mà nguồn sữa mẹ trong lành, thơm ngon hơn, bé vàng da bú vào sẽ phân giải được lượng bilirubin dư thừa (tác nhân chính gây vàng da). 

Mẹ lưu ý khi cho bé tắm nắng
Lưu ý đối với bé bị vàng da

Tuy nhiên giữa bộn bề tã sữa, chăm con, mẹ không có nhiều thời gian để trau dồi thêm khóa học về dinh dưỡng sau sinh cũng như cách chăm sóc bé vàng da. Thấu hiểu nỗi lòng đó, Góc của mẹ mách mẹ tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh mẹ nhé. chỉ cần một cú click chuột mẹ đã có ngay cho mình những bí kíp giúp mẹ cân bằng nội tiết tố, ăn uống đúng cách như: Đẻ xong kiêng ăn những gì? Tránh xa 13 loại thực phẩm này mẹ nhé!, hay Sau sinh uống chè vằng? “Thần dược” có thật sự như lời đồn?,… Lưu lại mẹ nha!!

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho mé
Mách mẹ chế độ dinh dưỡng sau sinh

2. 4 lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có làn da và hệ miễn dịch nhạy cảm, trong quá trình tắm nắng cho bé mẹ hết sức cẩn trọng và nằm lòng 4 lưu ý dưới đây để quá trình tắm nắng diễn ra trơn tru, giúp con cao lớn khỏe mạnh:

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi mẹ nhỉ
4 lưu ý mẹ cần nhớ khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

1- Nên cho bé tắm nắng vào khung giờ phù hợp: thời điểm tắm nắng tốt nhất cho bé là khoảng 6 – 9 giờ sáng (hoặc đến 7 – 8 giờ sáng nếu nhiệt độ trên 25 độ) và sau 5 giờ chiều bởi lúc này ánh sáng mặt trời dịu nhẹ, tia hồng ngoại cũng như tia cực tím yếu dần đi, an toàn cho làn da mỏng manh của bé.

Mẹ không nên tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian từ 10 đến 17h – những khoảng thời gian có tia cực tím mạnh làm tổn hại da bé. Mẹ tham khảo bài viết 6 lưu ý về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ Chuyên gia để nắm được hướng dẫn chi tiết nhé.

2 – Tăng dần thời gian tắm nắng cho bé: Những ngày đầu, mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khoảng vài phút, sau đó tăng dần lên 5 phút, 10 phút và tối đa là 30 phút. Tắm nắng quá lâu sẽ làm da bé bị bỏng rát, tăng nguy cơ ung thư da do tiếp xúc nhiều với tia cực tím, tia hồng ngoại.

Tắm nắng chuẩn khoa học
Tắm nắng cho bé cũng cần chuẩn khoa học mẹ nhé

3 – Tắm nắng cho bé theo đợt: Mẹ nên tắm nắng theo đợt, tắm mỗi ngày khoảng 10 phút kéo dài 10 ngày, sau đó nghỉ 20 – 30 ngày rồi bắt đầu lại “quy trình”. Cách làm này sẽ giúp bé thích ứng với ánh nắng mặt trời, tăng thời gian chuyển hóa vitamin D, hạn chế tình trạng buồn nôn, khó chịu, tổn thương thận do dung nạp quá nhiều vitamin D một lần.

4 – Tắm nắng các bộ phận trên cơ thể: 4 ngày đầu tiên, mẹ cho bé ngồi trong bóng râm để làm quen từ từ với ánh nắng. Từ ngày thứ 4, mẹ cho bé mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau. Những ngày tiếp theo, cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày, nhưng tối đa chỉ nên tắm nắng 30 phút.

Tắm nắng tăng cường sức đề kháng
Tắm nắng đúng cách sẽ tăng cường sức đề kháng cho bé

Sau bài viết này chắc hẳn mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi thì ngừng và được “trang bị” thêm nhiều kiến thức mới mẻ, những lưu ý bổ ích về thời gian tắm nắng lý tưởng nhất, phương thức để đạt hiệu quả tắm nắng cao,… Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi xoay quanh chủ đề tắm nắng cho bé, để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp giúp mẹ nhé! Chúc bé yêu nhà mẹ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Mẹ có đang gặp tình trạng này không, bé yêu không chịu ăn bột, cả bột mặn lẫn bột ngọt đều không hợp. Hết bị đầy bụng, khó tiêu rồi lại chán ăn, mẹ đành thử đổi sang bột trái cây cho lành bụng hơn với mong muốn con măm măm giỏi hơn. Để mẹ dễ đưa ra lựa chọn nhanh và phù hợp nhất, Góc của mẹ đã tìm hiểu và chọn giúp mẹ 8 loại bột ăn dặm trái cây siêu ngon cho bé yêu ăn dặm thun thút ngay dưới đây!

Bột ăn dặm trái cây cho bé
8 loại bột trái cây cực lành bụng cho bé ăn dặm

1. Bột ăn dặm Ridielac gạo trái cây

Ridielac là thương hiệu đứng đầu Việt Nam về các loại bột ăn dặm cho bé, điển hình là sản phẩm bột gạo – trái cây Ridielac siêu thơm ngon. Bột cung cấp 21 loại vitamin, lợi khuẩn Probiotic cùng nhiều khoáng chất thiết yếu rất có lợi cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ phát triển não bộ, giúp bé phản ứng nhanh nhạy và tư duy tốt hơn.

Đặc biệt, bột Ridielac nói không với chất bảo quản, không biến đổi gen, không màu nhân tạo, mẹ yên tâm khi cho bé từ 6 tháng tuổi măm măm.

Bé ăn dặm bột trái cây
Bột ăn dặm Ridielac gạo trái cây cho con hệ tiêu hóa vững vàng

1- Ưu điểm

  • Bé dễ măm, không bị nghẹn hóc: Bột trái cây có kết cấu mềm mịn, dễ nuốt, mẹ không lo bé bị nghẹn khi măm nữa rồi.
  • Mẹ dễ pha bột: Cách pha bột cực đơn giản, mẹ chỉ cần cho bột ra bát, thêm một ít nước sôi để nguội, trộn đều là cho bé yêu ăn được rồi.
  • Giá thành thấp: Bột Ridielac được nhiều mẹ bỉm đánh giá cao nhờ giá thành rẻ, hợp túi tiền (khoảng 50.000 cho 200gr) trong khi chất lượng vẫn khá tốt so với những loại bột khác trên thị trường.
Bột ăn dặm trái cây Ridielac
Bột Ridielac nhiều dưỡng chất, cho con phát triển toàn diện

2- Nhược điểm

  • Mẹ phải dùng hết bột thật nhanh sau khi mở: Kể từ khi mở gói bột, mẹ phải dùng thật nhanh vì bột chỉ có hạn sử dụng là 4 tuần thôi, mẹ nào cho bé ăn không kịp thì phải bỏ đi, tiếc lắm ạ.
  • Mẹ khó bảo quản bột: Thiết kế bột dạng hộp giấy nên mỗi lần mẹ sử dụng phải mở ra rồi buộc lại bằng thun (hoặc kẹp), rất bất tiện và bột cũng dễ ngậm nước rồi sinh ra ẩm mốc nữa.
  • Mẹ khó đổi vị cho bé: Bột chỉ có một hương vị duy nhất là gạo trái cây, nếu mẹ cho ăn liên tục, con dễ bị ngán và biếng ăn đó ạ.

Mẹ mua bột trực tiếp tại các chi nhánh của cửa hàng Vinamilk hoặc đặt online tại Bibomart, Kidsplaza để chọn mua đúng hàng chính hãng, giá tốt nhé.

Bé thích ăn dặm bột trái cây
Mẹ khó đổi vị cho bé khi dùng bột ridielac

2. Bột ăn dặm Nestle gạo và trái cây

Bột ăn dặm trái cây Nestle đến từ Thụy sĩ, có quy trình sản xuất đạt chuẩn châu Âu và sử dụng thành phần hoàn toàn tự nhiên, bổ sung sắt, kẽm và nhiều loại vitamin có ích cho sự phát triển của bé cưng từ 6 tháng tuổi. Ngoài ra, bột còn chứa Bifidus B – lợi khuẩn đường ruột giúp cải thiện hệ miễn dịch, bé ngày càng khỏe mạnh và bụ bẫm hơn.

Bé 6 tháng ăn bột ăn dặm trái cay nào
Cho bé măm măm bột ăn dặm Nestle để con bụ bẫm khỏe mạnh

1- Ưu điểm

  • Bé dễ hấp thu: Bột trái cây được sản xuất dựa trên công nghệ độc quyền, cho kết cấu bột mềm, bé dễ hấp thu, “đẩy lùi” đầy hơi, khó tiêu ở bé.
  • Mẹ thao tác pha bột dễ dàng: Cách pha bột cực đơn giản và tiện lợi, mẹ chỉ cần đun 150ml nước sôi, để nguội trong 3 phút rồi đổ vào bát, thêm 50g bột trái cây, dùng muỗng trộn đều lên là cho bé măm măm được rồi.
  • Hương vị thơm mát, bé thích mê: Bột làm từ nhiều loại hoa quả tự nhiên như chuối, cam, táo cho vị ngọt nhẹ tự nhiên, dễ ăn, bé nào cũng thích cả.
  • Phù hợp với bé cơ địa nhạy cảm: Bột trái cây của Nestle nói “không” với chất bảo quản, phẩm màu, chỉ sử dụng nguyên liệu thuần thiên nhiên, rất lành tính với hệ tiêu hóa của con, mẹ khỏi lo bé bị dị ứng nữa rồi.
Bột ăn dặm trái cây Cerelac
Món ăn dặm ngon tuyệt với bột gạo – trái cây Nestle

 2- Nhược điểm

  • Mẹ khó bảo quản bột: Thiết kế bột dạng gói, không có nắp nên mẹ khó bảo quản, bột dễ bị ẩm mốc trong quá trình sử dụng.
  • Giá thành tương đối cao: Bột trái cây Nestle có giá thành khá cao trong khi trọng lượng vẫn tương đương với những thương hiệu khác của Việt Nam (khoảng 65.000 cho 200gr). Về lâu về dài, mẹ sẽ tốn nhiều chi phí hơn đó ạ.

Mẹ đặt mua bột ăn dặm gạo và trái cây Nestle trực tiếp tại trang chủ hoặc mua qua các đơn vị trung gian uy tín như Kidsplaza, Lazada để chọn đúng hàng chính hãng, tránh mua phải hàng nhái, hàng dỏm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cưng nhé.

Bé thích ăn dặm bột trái cây
Bột Nestle dành cho bé cơ địa nhạy cảm

3. Bột ăn dặm Heinz vị trái cây

Heinz là thương hiệu uy tín tại Mỹ với hơn 150 năm thành lập và phát triển. Sản phẩm bột ăn dặm Heinz vị trái cây được nhiều mẹ bỉm đánh giá cao nhờ hương vị phong phú, làm giảm đáng kể tình trạng chán ăn ở bé. Bột cũng bổ sung hàm lượng canxi, sắt, vitamin D khá cao, giúp xương chắc khỏe và bé cao lớn hơn mỗi ngày. Bé từ 7 tháng tuổi là măm măm bột Heinz được rồi mẹ nhé.

Bé 7 tháng ăn bột ăn dặm trái cay nào
Bé cao lớn, chắc khỏe xương với bột ăn dặm Heinz

1- Ưu điểm

  • Mùi vị cực hấp dẫn, bé ăn dặm thun thút: Bột trái cây Heinz được nhiều bé yêu thích nhờ hương vị hấp dẫn, mùi thơm nhẹ, rất ngon miệng và dễ ăn.
  • Mẹ thao tác tiện lợi: Thiết kế bột dạng hộp, có nắp đậy nên mỗi lần mẹ cho bé măm bột rất tiện lợi, chỉ cần mở ra và đậy nắp lại là xong, hạn chế tình trạng vi khuẩn, kiến hoặc ruồi muỗi xâm nhập.
  • Bé nào cũng măm măm được: Bột Heinz không màu, không chất bảo quản và hương liệu nên an toàn cho hệ tiêu hóa của bé cưng, bé nhạy cảm và thể trạng dễ dị ứng vẫn măm măm được mẹ nhé.
Bột ăn dặm trái cây Heinz
Bột ăn dặm Heinz vị trái cây ngon tuyệt cho bé cao lớn mỗi ngày

 2- Nhược điểm

  • Không có loại bột cho bé 6 tháng: Bột Heinz chỉ dùng được cho bé từ 7 tháng trở lên thôi mẹ nhé. Nếu bé mới tập ăn dặm, mẹ nên bỏ qua sản phẩm này.
  • Bé dễ chán ăn dặm: Bột chỉ có một hương vị, không đa dạng nên mẹ cho bé ăn nhiều lần trong tuần sẽ dễ bị chán và biếng ăn đó ạ.

Heinz có riêng một gian hàng để mẹ đặt bột về cho bé măm măm, mẹ nên mua trực tiếp tại đây để đảm bảo chính hãng, chất lượng tốt, bé ngày càng bụ bẫm và đáng yêu nhé.

Bột ăn dặm Việt quất Heinz
Giá thành của bột Heinz khá cao so với các thương hiệu khác

4. Bột ăn dặm trái cây Hipp

Bột ăn dặm Hipp gây ấn tượng với mẹ bỉm nhờ quy trình sản xuất an toàn và nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên. Những loại quả tươi như táo, cam, lê, trải qua quá trình ép và cô đặc kỹ càng, sau đó đem đi sấy lạnh mới cho ra đời thành phẩm bột mịn thơm nức, hương vị thanh mát, bé cưng từ 5,5 tháng tuổi trở lên ăn một lần là mê ngay. Trong 100g bột có chứa đến chất xơ 2.5g và hàm lượng đạm, canxi dồi dào, giúp bé ăn giỏi và lớn nhanh “như thổi”.

Bé ăn dặm bột trái cây
Mẹ chọn đúng loại bột ăn dặm trái cây giúp bé lớn nhanh “như thổi”

1- Ưu điểm

  • Mẹ dễ đổi vị cho bé: Bột Hipp có tới 3 vị gồm bột hoa quả rừng, bột trái cây tráng miệng và bột hoa quả tổng hợp, mẹ dễ dàng thay đổi thực đơn, kích thích vị giác giúp bé măm măm giỏi hơn.
  • Phù hợp cho bé có hệ tiêu hóa yếu: Bé cưng mới tập ăn dặm thường dễ gặp tình trạng đầy bụng, tiêu chảy do con mới làm quen với thức ăn khác ngoài sữa, gan và thận chưa tiếp thu kịp. Bột trái cây Hipp lỏng mịn, chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, bé đi ngoài nhanh và “đánh bay” nỗi lo khó tiêu đó mẹ.
  • Mẹ pha chế đơn giản: Kết cấu bột mịn, mẹ dễ dàng pha bột chỉ với nước, không cần dụng cụ cầu kỳ, mẹ bỉm bận rộn nên cân nhắc loại bột này nhé!
Bột ăn dặm trái cây Hipzz
Bột ăn dặm trái cây Hipp phù hợp cho bé có hệ tiêu hóa yếu

 2- Nhược điểm

  • Mẹ khó cất và bảo quản: Thiết dạng dạng túi khiến việc cất và bảo quản của mẹ khó hơn, phải dùng kẹp hoặc chun để buộc lại miệng túi. Buộc không kỹ còn dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và kiến xâm nhập vào bột nữa.
  • Hạn sử dụng ngắn: Ngay từ khi mở túi bột, mẹ phải cho bé yêu ăn hết trong vòng 3 tuần, quá thời hạn này chất lượng sẽ không còn tốt. Bé nào măm giỏi sẽ ăn hết kịp nhưng thường thì bột sẽ còn dư, quá hạn mẹ phải bỏ đi phí lắm ạ.

Mẹ chọn mua bột ăn dặm trái cây Hipp ở siêu thị, cửa hàng lớn như Coopmart, Bách hóa xanh hoặc đặt mua online ở trang web uy tín như Shopee Mall, Aeon Mall để tránh chọn nhầm hàng nhái, hàng kém chất lượng nhé.

Bột ăn dặm việt quất Hipzz
Chọn mua bột Hipp ở các cửa hàng lớn, uy tín để tránh mua nhầm hàng dỏm mẹ nhé

5. Bột ăn dặm Gerber Organic trái cây

Gerber là thương hiệu bột ăn dặm đến từ Mỹ, nhiều năm liền đứng đầu trong danh sách các loại bột bán chạy nhất “xứ sở nhiều màu da” này. Tại Việt Nam, Gerber chưa quá phổ biến nhưng đang dần nhận được sự tin dùng của mẹ bỉm Việt nhờ hương vị đa dạng và hàm lượng dưỡng chất cao.

Bột Gerber cung cấp canxi, vitamin B, D cùng nhiều chất khoáng hữu ích như sắt, đồng, kali,… hỗ trợ bé tăng cân lành mạnh và cao lớn hơn. Loại bột này mẹ nên đợi đến khi bé được 8 tháng tuổi mới cho ăn nhé.

Bột ăn dặm dâu tây Gerber Organic
Bột ăn dặm dâu tây kết hợp chuối ngon tuyệt bé nào cũng ưng

1- Ưu điểm

  • Mẹ đổi vị cho bé dễ dàng: Bột ăn dặm Gerber có nhiều vị như vị chuối, vị táo việt quất, vị hoa quả tự nhiên với hương thơm nhẹ, màu sắc bắt mắt để mẹ đổi vị cho bé dễ dàng, khỏi lo bé “cả thèm chóng chán” rồi bỏ ăn dặm mẹ nhé.
  • Mẹ cất và bảo quản cực đơn giản: Thiết kế bột dạng hộp có nắp đậy kín, mẹ dễ dàng mở nắp ra để nấu bột cho bé, sau đó đậy lại thật đơn giản. Bột dùng không hết mẹ cũng không phải lo vì phần nắp kín sẽ đảm bảo vi khuẩn và lũ kiến không “bén mảng” lại gần bột được.
  • Bé dễ măm măm: Kết cấu hạt bột siêu mịn, hòa tan nhanh trong nước, không bị vón cục, đảm bảo bé sẽ ăn thật ngon, không sợ bị nghẹn hóc, nôn ói khi mới tập ăn nữa.
  • Phù hợp với bé chậm lớn, thấp còi: Bột Gerber có hàm lượng canxi và vitamin B cao, giúp chuyển hóa năng lượng tức thì, chắc khỏe xương, bé cao lớn và bụ bẫm ai nhìn cũng mê.
Bột ăn dặm chuối Gerber Organic
Bé thích mê vị ngọt thanh tự nhiên của Bột ăn dặm Gerber Organic trái cây

2- Nhược điểm

  • Không có loại dành cho bé 6 – 7 tháng: Bột Gerber chỉ có loại cho bé 8 tháng trở lên, bé nhà mình mới 6 – 7 tháng chưa ăn được, mẹ phải mua loại bột khác, sau này nếu muốn thì phải đổi lại bột Gerber, tương đối bất tiện cho mẹ và bé cũng dễ bị lạ bột nữa.
  • Mẹ sẽ tốn nhiều chi phí hơn: Giá thành của bột khá cao so với mặt bằng chung của các loại bột trên thị thường vì là hàng nhập từ Mỹ, mẹ sẽ phải chi nhiều tiền hơn để mua với cùng một khối lượng bột tương đương.
  • Không có hộp nhỏ: Mẹ nào muốn mua về cho bé ăn thử xem có hợp không, rồi mới quyết định mua hộp lớn thì sẽ hơi khó đó ạ, do bột chỉ có loại 227g thôi, không có hộp nhỏ.
Bột ăn dặm Gerber Organic chính hãng
Hạn chế đặt mua qua kênh trung gian, kém uy tín kẻo “tiền mất” lại còn gây hại cho bé mẹ nhé

Vì là hàng nhập từ Mỹ nên có nhiều cá nhân nhận đặt hàng và mua xách tay, tuy nhiên chất lượng không đảm bảo, nguy cơ mua phải hàng nhái rất cao. Mẹ ưu tiên đặt trực tiếp tại những đơn vị uy tín như Bách hóa xanh, Satra Food, Coopmart để mua đúng hàng chính hãng, giá gốc nhé.

6. Bột ngũ cốc ăn dặm trái cây nghiền DmBio

Tại thị trường nội địa Đức, không ai là không biết đến thương hiệu thực phẩm hữu cơ DmBio cả. Sản phẩm bột ngũ cốc ăn dặm trái cây nghiền của hãng rất nổi tiếng và được nhiều mẹ tin dùng.

Sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng nguyên liệu và quy trình chế biến giúp Dmbio đạt chứng nhận EG và ghi điểm trong lòng mẹ, mẹ an tâm hơn khi cho bé yêu măm măm. Hàm lượng calories trong bột đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng mỗi ngày của bé từ 12 tháng tuổi trở lên, đồng thời mùi vị cũng khá dễ ăn.

Bé thích ăn dặm trái cây
Bột ngũ cốc trái cây hương vị thơm ngon, bé ăn giỏi hơn

1- Ưu điểm

  • Mẹ tha hồ đổi vị cho bé: Bột ngũ cốc trái cây nghiền sử dụng hương liệu hoàn toàn tự nhiên, không thêm đường và phụ gia, vị hơi nhạt nên mẹ có thể thêm thịt xay, cá nghiền nhuyễn vào để bé ăn cùng bột. Như thế, bé sẽ ăn ngon và bụ bẫm hơn.
  • Mẹ chế biến nhanh và tiện lợi: Mẹ sử dụng bột làm bữa chính, bữa phụ hoặc bữa xế cho bé đều được, chỉ mất khoảng 5 phút để pha bột thôi, không cần đồ dùng lỉnh kỉnh, chẳng tốn thời gian pha bột và rửa chén đâu mẹ ơi.
  • An toàn cho hệ tiêu hóa của bé cưng: Dmbio là loại bột hữu cơ tự nhiên từ trái cây nghiền, chứa nhiều chất xơ và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, bé tiêu hóa tốt và khỏi lo bị đầy hơi, nôn ói khi măm măm nữa.
  • Phù hợp nhiều nhu cầu sử dụng: Bột có nhiều kích cỡ như 100gr, 200gr và túi lớn 375gr, mẹ có thể tùy ý lựa chọn sao cho thích hợp với nhu cầu. Chẳng hạn, mẹ muốn mua cho con măm thử xem hợp không, rồi mới cân nhắc cho bé ăn thì chọn mua túi 100gr cho tiết kiệm nhé.
Bột ăn dặm trái cây Weizen
Bột ngũ cốc ăn dặm trái cây nghiền đáp ứng nhu cầu năng lượng cho bé cưng

2- Nhược điểm

  • Chỉ dùng được cho bé trên 12 tháng: Bột ngũ cốc hữu cơ này được khuyên dùng khi bé yêu được 12 tháng tuổi trở lên, bé nhỏ hơn nếu ăn sớm sẽ dễ bị dị ứng và tiêu chảy.
  • Mẹ khó sử dụng và bảo quản: Bột có dạng túi nên mỗi lần mẹ mở ra để lấy bột đều phải dùng kẹp hoặc thun để cố định miệng túi. Cột không chắc dễ làm bột ngấm nước, rồi ẩm mốc, không đảm bảo an toàn khi cho bé ăn.

Mẹ ghé Bách Hóa xanh, Coopmart, Shopee để mua bột ngũ cốc ăn dặm trái cây nghiền chuẩn chỉnh, khỏi lo mua nhầm hàng dỏm làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con yêu.

Bé ăn dặm ngoan
Bé măm măm thật giỏi nhờ mẹ chọn đúng loại bột yêu thích

7. Bột ngũ cốc gạo ăn dặm Metacare

Metacare là nhãn hiệu sữa được nghiên cứu và phát triển dựa trên thể trạng và cá tính của em bé Việt, có sự thấu hiểu cao về sở thích và nhu cầu ăn uống của bé. Sản phẩm bột ngũ cốc ăn dặm Metacare được tạo ra bởi các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản với mùi vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Các dưỡng chất đặc biệt như dầu Olive, DHA, Nucleotides cùng công nghệ sấy thăng hoa giúp giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng trong từng hạt bột, bé ăn dặm thun thút và lớn khỏe mỗi ngày. Bột Metacare dùng được cho bé từ 6 – 24 tháng tuổi mẹ nhé.

Bé lớn nhanh tự ăn dặm bột trái cây
Bột ngũ cốc ăn dặm Metacare cho bé măm ngon lớn khỏe

1- Ưu điểm

  • Mẹ dễ bảo quản: Thiết kế bột ngũ cốc dạng túi zip rất tiện lợi, dùng xong mẹ chỉ cần khóa zip lại là giữ được bột thật lâu, không sợ bị vi khuẩn xâm nhập
  • Tiết kiệm thời gian cho mẹ: Thời gian pha chế bột Metacare cực nhanh, chỉ mất 3 phút thôi là có ngay món ăn dặm ngon tuyệt cho bé. Mẹ nào bận rộn, muốn nhanh và tiện nhất có thể cân nhắc loại bột này nhé!
  • Hạn sử dụng lâu: Bột ngũ cốc gạo ăn dặm có hạn sử dụng đến 2 năm kể từ ngày sản xuất, mẹ đỡ lo lắng về vấn đề bột hết hạn hay hư hỏng.
Bột ăn dặm trái cây Meta Care
Tiết kiệm thời gian chế biến bột ăn dặm cho mẹ với bột metacare đầy dinh dưỡng

2- Nhược điểm

  • Mẹ khó thay đổi hương vị cho bé: Bột ngũ cốc gạo chỉ có một vị duy nhất, bé ăn nhiều sẽ thấy nhạt nhẽo, lâu dần sinh ra trạng thái chán ăn và bỏ bữa.
  • Bé dễ bị hóc khi mới ăn lần đầu: Kết cấu bột hơi lợn cợn chứ không mịn do có các hạt trái cây nghiền sấy khô, bé mới ăn lần đầu chưa biết nhai sẽ dễ bị nghẹn, nôn ói đó ạ.

Để chọn mua sản phẩm chính hãng, giá tốt nhất, không phải trả phí trung gian, mẹ đến trực tiếp tại các chi nhánh Metacare trên toàn quốc, hoặc mua online trên trang web chính thức của hãng nhé.

Mẹ chuẩn bị nguyên liệu bột ăn dặm cho bé
Ghé ngay đến cửa hàng của Metacare để mua bột ăn dặm cho bé cưng mẹ ơi

8. Mách mẹ cách chọn bột ăn dặm trái cây cho bé

Mỗi loại bột đều được nghiên cứu và phát triển dựa trên từng đặc điểm khác nhau của bé yêu. Do đó, để bé ăn dặm đạt hiệu quả tốt, bé ngày càng khỏe mạnh, mẹ đừng bỏ qua 4 lưu ý quan trọng khi chọn bột trái cây cho bé nhé.

1- Chọn bột theo độ tuổi

Bột ăn dặm có nhiều kết cấu như mịn, lỏng hoặc lợn cợn tùy loại. Nguyên liệu của từng loại bột cũng rất khác nhau. Vì thế, mẹ nên tham khảo gợi ý độ tuổi thích hợp trước khi cho bé làm quen với bột, tránh cho bé 6 tháng ăn loại bột dành riêng cho bé từ 9 tháng trở lên, con dễ bị tiêu chảy và nôn ói, mệt mỏi đó ạ.

Cách chọn bột ăn dặm trái cây cho bé
Chọn loại bột phù hợp với độ tuổi để bé khỏe mạnh và không bị nôn ói khi măm măm mẹ nhé

2- Hạn chế thành phần gây dị ứng

Mặc dù khi sản xuất ra bột trái cây, các nhà nghiên cứu đã cố gắng loại bỏ các thành phần gây dị ứng nhưng không phải 100% bé nào cũng ăn được. Một số bé có cơ địa dễ dị ứng hoặc bị ngộ độc khi tiếp xúc với một thành phần nào đó trong bột như bột ngô, bột đào…. Vì thế, khi chọn bột, mẹ cần xem thật kỹ bảng thành phần và loại bỏ những loại bột có chất gây dị ứng cho bé yêu nhé.

3- Mẹ chọn bột ăn dặm trái cây từ thương hiệu nổi tiếng

Các thương hiệu nổi tiếng luôn rất chú trọng vào chất lượng sản phẩm, cũng nhờ thế mà thương hiệu mới nhận được sự đón nhận của đông đảo mẹ bỉm. Mẹ ưu tiên lựa chọn bột đến từ Vinamilk, Nestle, Gerber hay Metacare với độ uy tín cao, nhiều chứng nhận từ các tổ chức lớn trên thế giới và thời hạn bảo hành lâu dài để yên tâm hơn khi cho bé cưng măm măm.

Chọn bột ăn dặm phù hợp với bé
Mẹ tránh các thành phần gây dị ứng khi lựa chọn bột cho bé cưng

4- Chọn mua bột ăn dặm từ địa chỉ uy tín

Một số thương hiệu bột ăn dặm có cửa hàng và chi nhánh trên toàn quốc, mẹ nên trực tiếp đến đây để mua sắm. Riêng các thương hiệu nước ngoài, hàng nhập khẩu không mua trực tiếp được thì mẹ đặt hàng online qua các địa chỉ, đơn vị uy tín như Aeon mall, Bách hóa xanh,… để không mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ bỉm có nhiều thời gian, sợ mua ngoài không đảm bảo có thể tự tay chuẩn bị món bột trái cây từ các loại rau củ quả sẵn có trong gia đình cho an toàn, hợp khẩu vị của bé. Cách làm thì cực đơn giản, mẹ xem ngay 7 công thức làm bột rau củ quả cho bé siêu ngon miệng và đầy dinh dưỡng này nhé.

Mẹ chế biến bột ăn dặm trái cây cho bé
Mẹ tự làm bột trái cây cho bé yêu từ những nguyên liệu có sẵn trong ngăn bếp

Vậy là mẹ đã biết nên chọn loại bột ăn dặm trái cây nào phù hợp cho bé nhà mình rồi. Mẹ đừng quên 4 lưu ý quan trọng để chọn bột chính hãng, chất lượng cao giúp bé ăn giỏi và phát triển toàn diện nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ kịp thời và nhanh chóng. Chúc mẹ và bé có thời gian ăn dặm thật vui!

Giỏ hàng 0