Bao quy đầu của bé trai sau khi nong cần được vệ sinh đúng cách, nếu không rất dễ dẫn tới viêm nhiễm hoặc hẹp bao quy đầu trở lại. Vậy làm thế nào để vùng kín của con luôn sạch sẽ mà vẫn đảm bảo con không bị đau rát khó chịu? Góc của mẹ sẽ chia sẻ cách vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu cùng một vài lưu ý cơ bản giúp vết thương nhanh lành hơn, bé yêu của mẹ luôn được thoải mái, dễ chịu. Đừng bỏ qua mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguyên tắc vệ sinh cho bé trai sau khi nong bao quy đầu
1 – Vệ sinh: Mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng để sát khuẩn trước khi vệ sinh vùng kín cho bé, tránh những nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ tay mẹ sang vùng kín đang tổn thương của con. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như chậu, khăn lau, khăn tắm trước và sau khi dùng để tránh vi khuẩn, nấm men tích tụ, khiến vết thương của con lâu lành mẹ nhé.
2 – Nhẹ nhàng: Mẹ lau rửa một cách nhẹ nhàng xung quanh dương vật, đặc biệt phần đầu bao quy đầu. Không nên chà xát mạnh vì rất dễ gây tổn thương, gây viêm nhiễm, mưng mủ.
3 – Theo dõi: Theo dõi tình trạng bao quy đầu của con mỗi khi thay tã, hoặc vệ sinh, tránh trường hợp con bị hẹp bao quy đầu trở lại.
4 – Thời gian “thở”: Sau khi vệ sinh cho bé, mẹ nên để phần dưới của bé được thoải mái trong khoảng 5 phút bằng cách không mặc đồ (bao gồm tã, quần), giúp da con thoáng mát không bị gò bó.
2. Hướng dẫn vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu đúng cách
2.1. Cách vệ sinh bao quy đầu khi thay bỉm
1 – Mẹ cần chuẩn bị những gì?
- Nước muối sinh lý loại 0.9%
- Khăn ướt cho bé sơ sinh
- Tăm bông
- Xịt chăm sóc da
Mách mẹ: Để đảm bảo mua sản phẩm khăn ướt, xịt chăm sóc da, dụng cụ vệ sinh đảm bảo chất lượng, mẹ nên tìm mua tại những hệ thống hiệu thuốc lớn và uy tín, các điểm chuyên bán sản phẩm mẹ và bé chính hãng như: hệ thống điểm bán hệ sản phẩm chăm sóc bé Mamamy, Pharmacity, nhà thuốc Bệnh viện Nhi, Bệnh viện da liễu…
2 – Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch với xà phòng và lau khô. Sau đó đặt con nằm trên giường hoặc nôi, dang rộng hai chân, nhẹ nhàng tháo quần và bỉm của con ra.
- Bước 2: Sử dụng từng tờ khăn ướt riêng biệt để lau sạch các vùng bẹn, mông, đùi, hai tinh hoàn để đảm bảo da con sạch khuẩn và được dưỡng ẩm mềm mại. Đặc biệt khi thời tiết lạnh, mẹ nhớ làm ấm khăn ướt bằng cách nắm chặt khăn trong lòng bàn tay và giữ 3-5 giây. Nhiệt từ tay mẹ làm tờ khăn ướt ấm lên, mẹ thoải mái vệ sinh mà không sợ bé bị lạnh, giật mình khi khăn tiếp xúc với da.
- Bước 3: Lộn bao quy đầu cho bé bằng cách dùng tay đẩy lớp da bao quy đầu ra sau một cách từ từ và nhẹ nhàng.
- Bước 4: Khéo léo vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé bằng tăm bông thấm nước muối sinh lý. Mẹ nhớ lau rửa kỹ các kẽ, khe rãnh ở đầu dương vật để tránh vi khuẩn, nước tiểu tích tụ khiến bé bị hăm hoặc viêm nhiễm. Sau đó đưa bao quy đầu về lại vị trí ban đầu.
- Bước 5: Xịt sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần thiên nhiên, có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu vết thương, không chứa Paraben và các chất độc hại để da con yêu được bảo vệ tốt nhất.
2.2. Cách vệ sinh bao quy đầu khi tắm
1 – Mẹ cần chuẩn bị:
- Nước ấm khoảng 37-40 độ C
- 2 khăn khô đa năng
- 1 chai dung dịch vệ sinh dành riêng cho bé hoặc nước muối sinh lý 0.9%
- 1 chiếc tã hoặc quần sạch
2 – Các bước thực hiện
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch, tháo bỉm và quần của con ra, đặt con nằm hoặc bế con. Sau đó sử dụng khăn vải khô đa năng thấm nước ấm để vệ sinh phần ngoài của bao quy đầu, tiếp đến 2 bên bẹn, mông và tinh hoàn.
- Bước 2: Lộn bao quy đầu ra sau, rửa sạch phần bao quy đầu đã lộn với một chiếc khăn mềm đã được thấm ướt với dung dịch vệ sinh, hoặc nước muối sinh lý.
- Bước 3: Rửa sạch lại với nước để trôi hết tồn dư của dung dịch vệ sinh. Đưa bao quy đầu trở về vị trí cũ và lau sạch toàn bộ dương vật một lần với khăn ướt.
- Bước 4: Xịt sản phẩm chăm sóc da và mặc tã, quần cho bé.
Lưu ý cho mẹ: Nếu bé trên 6 tuổi mẹ nên hướng dẫn bé tự vệ sinh và theo dõi con thực hiện để con học thói quen vệ sinh cá nhân.
2.3. Lưu ý
Sau khi nong bao quy đầu, mẹ cần lưu ý cho bé những điều sau:
- Tránh mặc quần áo ẩm ướt hoặc đẫm mồ hôi: Đây là môi trường chứa nhiều vi khuẩn, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nấm men, khi tiếp xúc trực tiếp với dương vật dễ gây viêm nhiễm.
- Không mặc cho bé đồ lót chật hoặc quần bó sát: Những loại quần áo này xiết chặt khiến dương vật bé bị chèn ép, đau rát khi vận động. Ngoài ra, mặc đồ chật sẽ khiến mồ hôi sẽ bị giữ lại, vi khuẩn bên trong sinh sôi gây tổn thương và nhiễm trùng bộ phận sinh dục.
- Chú ý về chất liệu đồ lót: Mẹ chọn cho bé đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, muslin hoặc vải sợi tre để bộ phận sinh dục không bị ngứa ngáy, khó chịu.
3. Tác hại của việc vệ sinh bao quy đầu không đúng cách
Sau khi nong bao quy đầu, nếu mẹ không biết vệ sinh đúng cách, không thay đồ lót thường xuyên rất dễ dẫn đến viêm đau, sưng đỏ bao quy đầu, thậm chí khiến bao quy đầu bị rút vĩnh viễn (Paraphimosis), bao quy đầu bó chặt (Phimosis), chấn thương dây kéo bao quy đầu.
4. 3 Lưu ý mẹ cần ghi nhớ khi vệ sinh cho bé vừa nong bao quy đầu
- Mẹ áp dụng biện pháp cầm máu tại chỗ như ép hoặc chèn gạc để cầm máu nếu bao quy đầu của bé bị chảy máu.
- Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy phần da bao quy đầu xuất hiện những chất trắng hoặc vàng nhạt. Điều này hoàn toàn bình thường, chất đó được gọi là Smegma (hiểu đơn giản là “bựa sinh dục”) hình thành do quá trình bong tróc tế bào chết của da dương vật và lớp trong của bao quy đầu. Mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ lớp chất bẩn này là được.
- Nếu vùng kín của con có biểu hiện sưng tấy, chảy mủ, đau rát kéo dài, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp.
Nong bao quy đầu là phương pháp khá an toàn và ít gây đau đớn. Tuy nhiên mẹ chú ý vệ sinh cho bé sau khi nong bao quy đầu theo đúng hướng dẫn để tránh những tổn thương hoặc nhiễm trùng, khiến bé khó chịu mẹ nhé! Nếu mẹ còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất.