Mẹ không biết vệ sinh vùng kín cho bé trai như thế nào? Để tránh cho con bị viêm nhiễm, thậm chí tổn thương khu vực nhạy cảm này, mẹ theo dõi những chia sẻ dưới đây để đảm bảo việc vệ sinh cho bé được đúng cách mẹ nhé!
Mục lục
1. Nguyên tắc vệ sinh vùng kín cho bé trai
Mặc dù không phức tạp như vệ sinh vùng kín cho bé gái nhưng mẹ vẫn cần thực hiện đúng cách và cẩn thận khi vệ sinh vùng kín cho bé trai để bé không bị viêm nhiễm, bởi bộ phận sinh dục của bé rất mỏng manh.
Để vệ sinh vùng kín cho bé trai đúng cách, mẹ áp dụng 8 nguyên tắc dưới đây nhé:
1 – Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh vùng kín cho bé: để tránh vi khuẩn từ tay mẹ truyền sang vùng kín của con trong quá trình mẹ rửa cho bé.
2 – Thực hiện đúng cách để bé không bị viêm nhiễm: Vùng kín của bé trai rất nhạy cảm nên cần được vệ sinh đúng cách để tránh bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của con khi trưởng thành. Mẹ cần lưu ý sử dụng nước vệ sinh chuyên dụng và nước ấm, không dùng xà phòng có tính sát khuẩn mạnh gây mất cân bằng độ pH, ảnh hưởng đến vùng kín của bé.
3 – Thường xuyên quan sát và theo dõi tình trạng bao quy đầu của con: Với bé sơ sinh, bao quy đầu rất dễ bị viêm đỏ, nhiễm trùng hoặc gặp các hiện tượng hẹp bao quy đầu, nghẹt bao quy đầu, nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, mẹ cần quan sát thường xuyên, nếu thấy nước tiểu của bé chảy ít hơn bình thường, da quy đầu căng phồng, sưng đỏ và ngứa ngáy, kén bã… khiến cho các chất tiết không thoát ra được,mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám mẹ nhé!
4 – Giữ sạch sẽ các dụng cụ vệ sinh như chậu, khăn lau, khăn tắm: để tránh vi khuẩn, vi trùng truyền sang vùng kín của con trong quá trình vệ sinh.
5 – Luôn có 2 chiếc khăn để lau khô và lau ướt: Mẹ chuẩn bị 1 chiếc khăn ướt dùng để vệ sinh cho bé và 1 chiếc khăn khô lau khô vùng kín cho con sau khi vệ sinh, tránh để vùng da ẩm ướt khi mặc bỉm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm, vi khuẩn phát triển gây kích ứng và các vấn đề về da cho bé…
6 – Không dùng vòi xịt mạnh trực tiếp hay gáo nước xối thẳng vào vùng kín của con: Khi xịt nước mạnh, vùng da nhạy cảm của con bị tổn thương, khiến bé sợ việc vệ sinh đó mẹ. Mẹ chỉ nên dội nhẹ nhàng trong quá trình rửa thôi nhé.
7 – Cho bé khoảng thời gian “không tã – không quần”: Mẹ nên để bộ phận sinh dục của bé được “thả rông” sau khi cởi bỉm cho con để da con được nghỉ ngơi, không bị bí bách khi mặc bỉm quá lâu. Một ngày mẹ chỉ nên quấn tã bỉm cho bé từ 4 – 8 tiếng (khoảng thời gian con ngủ) thôi ạ!
8 – Không kỳ cọ quá mạnh vùng kín của con: Cũng giống như làn da bé, vùng kín của con tương đối nhạy cảm, mong manh. Vì thế, nếu mẹ kỳ cọ quá mạnh trong quá trình rửa sẽ khiến bé bị đau, gây tổn thương cho bộ phận sinh dục của con.
2. Vệ sinh vùng kín cho bé trai còn bao quy đầu
Với những bé chưa cắt bao quy đầu, mẹ cũng cần có những nguyên tắc và cách thức riêng để chăm sóc, mẹ tham khảo cách vệ sinhdưới đây nhé!
2.1. Cách vệ sinh vùng kín còn bao quy đầu khi thay bỉm
Bé còn bao quy đầu thường là các bé sơ sinh hoặc bé trên 1 tuổi nhưng vẫn còn bao quy đầu. Mẹ vệ sinh cho bé cùng với thời điểm tắm, hoặc khi thay bỉm.
Nguyên tắc vệ sinh: Mẹ thực hiện tương tự nguyên tắc vệ sinh chung cho con, mẹ nhé.
Chuẩn bị:
1 – Khăn ướt chuyên dụng cho bé: Khăn xô (khăn sữa) trước đây được nhiều mẹ bỉm tin dùng để làm sạch da bé. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, loại khăn này rất dễ nấm mốc, đổi màu do giặt lại nhiều lần, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm da bé bị kích ứng, nổi mẩn đỏ. Vì vậy, mẹ sử dụng khăn ướt chuyên dụng thay thế bước lau rửa vùng kín với nước cũng được mẹ bỉm cực ưa chuộng bởi độ tiện lợi và sạch sẽ ngay cả khi mẹ và bé đang ở ngoài.
2 – Xịt bảo vệ da: Làn da bé rất nhạy cảm, đặc biệt các vùng quấn tã bỉm, rất dễ bị hăm, mẩn đỏ, rôm sảy. Mẹ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dạng xịt có công dụng dưỡng ẩm, chống hăm và mẩn đỏ, dễ dàng thẩm thấu mà không cần bôi trực tiếp lên da, tránh nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ. Chỉ cần xịt và xịt, da con sẽ được tạo một lớp màng bảo vệ. Mẹ yên tâm sử dụng hàng ngày, ngay cả khi con gặp các vấn đề về da mẹ nhé!
Vậy cách vệ sinh vùng kín cho bé trai khi thay bỉm như thế nào? Câu trả lời cho mẹ đây ạ:
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thay bỉm, tránh nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang cơ thể bé.
- Bước 2: Đặt bé nằm lên giường, nhẹ nhàng nhấc chân bé lên và tháo miếng bỉm bẩn ra.
- Bước 3: Sử dụng khăn ướt để vệ sinh vùng quấn bỉm, đặc biệt các vùng bẹn trái, bẹn phải, vùng kín và mông vì những vị trí này rất dễ đổ mồ hôi, khiến da bé ẩm ướt. Mẹ nhớ dùng hai khăn riêng biệt lau hai bên bẹn của bé, bởi đây là vị trí rất dễ dính nước tiểu hoặc phân. Nếu mẹ tiếp tục sử dụng hai chiếc khăn bẩn đó để lau các bộ phận còn lại, vi khuẩn sẽ xâm nhập, làm viêm nhiễm và tổn thương vùng kín của con.
- Bước 4: Sau khi vùng quấn bỉm được vệ sinh từ 5 đến 10 phút, làn da con có đủ thời gian “thở” và hoàn toàn khô ráo, mẹ sử dụng xịt dưỡng ẩm da con rồi thay bỉm mới cho bé là hoàn thành rồi.
2.2. Cách vệ sinh vùng kín còn bao quy đầu trong lúc tắm
Khi vệ sinh vùng kín còn bao quy đầu cho bé trai trong lúc tắm, ngoài nguyên tắc chung, mẹ cần vệ sinh theo đúng thứ tự: từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, lau theo thứ tự bụng, mông, lưng, đùi, vùng kín để tránh nhiễm khuẩn ngược mẹ nhé!
Các dụng cụ mẹ cần chuẩn bị đây ạ:
- 1 chậu nước ấm nhiệt độ khoảng 36 – 38 độ C.
- khăn vải đa năng: Mẹ bỉm hiện đại có xu hướng sử dụng khăn vải đa năng – sản phẩm khắc phục hoàn toàn nhược điểm mất vệ sinh – mất thời gian giặt giũ – mất thẩm mỹ sau một thời gian sử dụng của khăn xô.
- 2 miếng bông gòn.
- Xịt chăm sóc da.
- 1 chiếc khăn tắm.
- 1 tã vải hoặc 1 chiếc quần sạch.
Mẹ thực hiện các bước vệ sinh vùng kín bé trai sơ sinh đúng cách như sau:
- Bước 1: Với những bé đóng bỉm, mẹ dùng tay mở tã bẩn ra, tay còn lại cầm nhấc nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng để lấy tã bẩn ra ngoài. Với những bé không đóng bỉm, mẹ thực hiện luôn bước 2 nhé!
- Bước 2: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
- Bước 3: Nhúng khăn mềm vào nước ấm lau vùng kín cho bé. Mẹ dùng hai khăn riêng biệt lau hai bên bẹn của bé, bởi đây là vị trí rất dễ dính nước tiểu hoặc phân. Nếu mẹ tiếp tục sử dụng hai chiếc khăn bẩn đó để lau các bộ phận còn lại, vi khuẩn sẽ xâm nhập, làm viêm nhiễm và tổn thương vùng kín của con.
- Bước 4: Tắm cho bé.
- Bước 5: Quan sát da và vùng sinh dục của bé. Lấy khăn vải khô đa năng lau sạch sẽ bộ phận sinh dục và dùng khăn tắm lau toàn thân cho bé.
- Bước 6: Xịt sản phẩm chăm sóc da và mặc tã hoặc quần mới cho bé.
Khi vệ sinh vùng kín cho bé trai còn bao quy đầu, để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Mẹ chỉ cần lấy một chút nước rồi xối nhẹ nhàng lên vùng sinh dục của bé trong khi tắm, không lật ngược hay kéo bao quy đầu của bé xuống để vệ sinh vì có thể khiến bé đau đớn.
- Nếu mẹ thấy bé dưới 2 tuổi thiếu một bên tinh hoàn thì đừng quá lo lắng, vì một vài tháng sau, 2 hòn tinh hoàn của bé mới từ ổ bụng di chuyển dần xuống bìu 2 bên.
- 90% bé trai sẽ tách bao quy đầu khi lên bốn tuổi. Tuy nhiên, với những bé trên 5 tuổi mà chưa lột bao quy đầu, tùy vào mức độ nhận thức và trưởng thành của con, mẹ hướng dẫn bé tự vệ sinh vùng kín theo các bước và lưu ý như trên.
3. Vệ sinh vùng kín cho bé trai mới cắt bao quy đầu
Đối với bé trai mới cắt bao quy đầu, mẹ cần lưu ý thực hiện vệ sinh cả trong lúc tắm và khi thay bỉm cho bé. Lưu ý cho mẹ:
- Giữ vết thương khô ráo trong 24 giờ đầu sau khi cắt.
- Mẹ vệ sinh bao quy đầu ít nhất 2 lần trong ngày để đảm bảo bao quy đầu của con luôn sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn. Mẹ lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng, tránh kì cọ mạnh do vết thương mới cắt bao quy đầu chưa lành nên vùng kín của con khá nhạy cảm.
Cắt bao quy đầu cho vùng kín của bé trai không gây nguy hiểm, mẹ không cần quá lo lắng đâu ạ. Sau khi cắt bao quy đầu mẹ chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, đúng cách, vết thương sẽ nhanh lành và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Trước khi vệ sinh vùng kín cho bé trai mới cắt bao quy đầu, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- 1 chậu nước ấm khoảng 36 – 38 độ C
- Nước muối y tế Natri clorid 0,9% hoặc dung dịch sát khuẩn được bác sĩ chỉ định
- Khăn vải đa năng
- 1- 2 miếng băng gạc vải
- 2 – 3 miếng bông gòn
- 1 chiếc tã hoặc quần sạch
- 1 đôi găng tay y tế vô trùng
- 1 chiếc khăn tắm
Các bước thực hiện vệ sinh vùng kín cho bé trai mới cắt bao quy đầu:
1 – Bước 1: Mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn và đeo găng tay y tế vô trùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vết thương mới cắt bao quy đầu của con.
2 – Bước 2: Mẹ cho một chút nước muối y tế hoặc dung dịch sát khuẩn vào nước.
3 – Bước 3: Giữ bé ngồi ở tư thế để lộ vết thương ở bao quy đầu ra ngoài mẹ nhé!
4 – Bước 4: Nhẹ nhàng gỡ băng keo và gạc vết thương cũ ra. Nếu gạc dính vào vết thương do dịch khô lại, mẹ có thể lấy nước muối sinh lý để làm ẩm rồi mới gỡ miếng gạc ra ngoài cho bé. Tuyệt đối không dùng lực mạnh để kéo băng gạc ra sẽ khiến cho vết thương chảy máu thậm chí tụt đường chỉ khâu đó mẹ.
5 – Bước 5: Mẹ dùng bông gòn thấm thuốc sát trùng và lau sạch dịch trên bao quy đầu của con và lau sạch khu vực tổn thương.
6 – Bước 6: Nhúng ẩm 1 chiếc khăn vải đa năng và vệ sinh cho bé. Mẹ nhẹ nhàng làm sạch “cậu nhỏ” cho con và chắc chắn rằng bộ phận sinh dục của bé không còn nước tiểu hoặc phân, đặc biệt ở khu vực cắt bao quy đầu. Lưu ý, trong vòng 7 – 10 ngày sau khi cắt bao quy đầu, mẹ không nên cho bé ngâm mình trong nước. Khi vệ sinh cần đặc biệt chú ý đến vết thương mới cắt bao quy đầu cho con, che chắn khu vực cắt bao quy đầu và không để nước hoặc xà phòng tiếp xúc với khu vực này mẹ nha.
7 – Bước 7: Tắm cho bé.
8 – Bước 8: Dùng khăn vải đa năng lau khô vùng kín và dùng khăn tắm lau toàn bộ cơ thể. Tránh trường hợp để vùng kín của con ẩm ướt, vì sẽ gây viêm nhiễm và hăm tã cho con.
9 – Bước 9: Đắp miếng gạc mới vào, dùng băng keo y tế dán cố định lại và mặc tã, mặc quần cho bé.
Để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé trai và khu vực mới cắt quy bao đầu không bị nhiễm khuẩn, mẹ lưu ý:
- Sau khi cắt bao quy đầu, mẹ hạn chế cho bé đi lại trong 1 ngày, tránh các hoạt động mạnh tác động đến bao quy đầu làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, chảy máu.
- Thay băng gạc cho bé từ 3 lần 1 ngày đến khi cắt chỉ (7 – 10 ngày). Nếu máu chảy không có dấu hiệu dừng, vết thương liên tục nhỏ dịch màu xanh có mùi hôi, sưng tấy và bé sốt cao liên tục trong khoảng 8 tiếng sau khi cắt, con có thể bị viêm nhiễm. Mẹ đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám mẹ nhé!
- Mặc cho bé trang phục rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu mỏng, nhẹ, cotton mềm và khả năng thấm hút mồ hôi cao để tránh cọ xát vào vết thương.
- Tránh đồ ăn dễ gây sưng, viêm như: gia vị cay, thịt bò, trứng, các loại đồ ngọt, đồ ăn có nhiều dầu mỡ… Mẹ nên cho bé ăn thực phẩm mát, nhiều vitamin như quả mọng, các loại ngũ cốc, rau xanh, nghệ, mướp đắng… để con nhanh khỏi, giảm ngứa.
- Sau mỗi lần bé đi tiểu, mẹ dùng khăn khô đa năng ẩm để lau đi, tránh sử dụng giấy vệ sinh chất liệu cứng, thô ráp mẹ nhé.
- Sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính. Tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa để vệ sinh, vì có thể khiến vết thương bị dị ứng, gây ngứa ngáy, mẩn đỏ, viêm nhiễm.
4. Vệ sinh vùng kín cho bé trai đã lột bao quy đầu
Thông thường, bao quy đầu của con sẽ tự tuột ra khi bé khoảng 1 tuổi, hầu hết sẽ bình thường khi con lên 4 tuổi. Nếu bé trai có bao quy đầu tự lột được, hoặc bé đã qua giai đoạn chăm sóc đặc biệt sau khi cắt bao quy đầu. Mẹ vệ sinh cho bé cùng với thời điểm tắm, hoặc khi thay bỉm là được mẹ nhé!
4.1. Cách vệ sinh vùng kín đã lột bao quy đầu khi thay bỉm
Ở giai đoạn này, khi vệ sinh vùng kín cho bé trai, mẹ cũng áp dụng các nguyên tắc vệ sinh chung đã nêu trên. Trước khi vệ sinh vùng kín đã lột bao quy đầu khi thay bỉm, mẹ cần chuẩn bị 1 gói khăn ướt, để loại bỏ các vết bẩn.
Chuẩn bị: Khăn ướt chuyên dụng, xịt dưỡng da, chống hăm.
Cách thực hiện: Cách thực hiện không quá khó đâu ạ, mẹ chỉ cần làm theo 6 bước dưới đây:
- Bước 1: Mẹ dùng tay mở bỉm bẩn ra, tay còn lại cầm nhấc nâng 2 chân bé lên nhẹ nhàng để lấy bỉm bẩn ra ngoài.
- Bước 2: Lau sạch hoàn toàn chất bẩn hai bên bẹn, mông, tinh hoàn và ngoài bao quy đầu bằng khăn ướt chuyên dụng cho bé.
- Bước 3: Mẹ dùng tay vuốt ngược da quy đầu về phía bụng, lưu ý thực hiện nhẹ nhàng và dần dần để bao quy đầu tuột xuống mẹ nhé. Khi thực hiện quá trình này, mẹ cần kiên trì, hàng ngày, không được nóng vội. Tuyệt đối không dùng tay tuột bao quy đầu quá mạnh, không kéo quá nhanh sẽ khiến con bị đau và có nguy cơ làm rách, chảy máu…
- Bước 4: Dùng một tờ khăn giấy ướt mới để lau phần trong bao quy đầu. Sau đó đưa bao quy đầu về vị trí cũ.
- Bước 5: Xịt chống hăm và mặc bỉm mới cho bé.
4.2. Cách vệ sinh vùng kín đã lột bao quy đầu khi tắm
Tương tự như các cách vệ sinh trên, khi vệ sinh vùng kín cho bé trai đã lột bao quy đầu khi tắm, mẹ cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc vệ sinh chung, tránh gây viêm nhiễm cho con.
Với cách chăm sóc và vệ sinh này, mẹ cần chuẩn bị:
- Nước ấm khoảng 36 – 38 độ C
- Khăn vải đa năng
- 1 chai dung dịch vệ sinh dành riêng cho bé: Mẹ cần ưu tiên các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa xà phòng, không paraben, không chất tạo mùi như AQA, Oillan Intima Baby…
- 1 chiếc tã hoặc quần sạch
Nếu mẹ chưa biết cách vệ sinh vùng kín cho bé trai đã lột bao quy đầu khi tắm, mẹ thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo an toàn và không gây đau rát cho con:
- Bước 1: Vệ sinh phần ngoài bao quy đầu, hai bên bẹn và tinh hoàn. Mẹ nhẹ nhàng dùng tay hoặc bông tắm xoa phần ngoài bao quy đầu dưới vòi nước chảy nhẹ cho con khỏi đau rát.
- Bước 2: Lộn bao quy đầu. Khi bé tắm, các cơ vùng dương vật giãn nở, mẹ nhẹ nhàng dùng tay vuốt ngược bao quy đầu cho con.
- Bước 3: Nhúng ẩm 1 chiếc khăn vải đa năng và vệ sinh phần đã lộn với dung dịch vệ sinh cho bé để loại bỏ các chất bẩn bên trong dương vật. Đây là phần da mỏng, nhạy cảm nên khi lộn bao quy đầu, mẹ không chà quá mạnh sẽ khiến con đau rát.
- Bước 4: Mẹ nhớ tráng rửa kỹ hết tồn dư của dung dịch vệ sinh. Nếu dung dịch vệ sinh còn tồn đọng trên da bé thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng da con bị kích ứng, gây nổi mẩn và ngứa ngáy cho con.
- Bước 5: Đưa bao quy đầu trở về vị trí cũ để không dẫn tới tình trạng thắt nghẹt quy đầu (paraphimosis).
- Bước 6: Vệ sinh phần còn lại của dương vật với dung dịch vệ sinh để làm sạch và khử mùi. Mẹ rửa nhẹ nhàng từng phần và đừng quên rửa lại với nước sạch nhé.
- Bước 7: Lộn lại bao quy đầu, dùng khăn vải khô lau thật sạch và đưa bao quy đầu về vị trí cũ, sau đó lau sạch sẽ phần còn lại của dương vật.
- Bước 8: Xịt dưỡng da cho bé và mặc quần/tã mới.
Trong quá trình vệ sinh vùng kín cho bé trai đã lột bao quy đầu khi tắm, mẹ chú ý thêm những điều sau đây:
- Những chất trắng hoặc vàng nhạt đọng dưới phần da quy đầu của con chưa tự tách lột là chuyện bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Đây chỉ là bã smegma (hay còn gọi là “bựa sinh dục”) sinh ra do quá trình bong tế bào chết của da dương vật và lớp trong của bao quy đầu.
- Bé trong khoảng từ 4 – 6 tuổi có khả năng tiếp thu rất nhanh, mẹ hướng dẫn bé tự vệ sinh dương vật và theo dõi con thực hiện càng sớm càng tốt bởi khi lớn hơn và đến tuổi dạy thì, con sẽ nhạy cảm và ngại hơn khi để mẹ vệ sinh vùng kín cho.
5. Những sai lầm khi vệ sinh vùng kín cho bé trai
Dưới đây là “tuyển tập” những sai lầm của mẹ bỉm khi vệ sinh vùng kín cho bé trai, mẹ theo dõi để tránh mắc phải nhé!
- Dùng các loại nước, lá tự nhiên để vệ sinh vùng kín cho bé: Đây là phương pháp dân gian có mẹ đã áp dụng khi chăm sóc cho con. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh độ an toàn và hiệu quả của phương pháp trên. Bên cạnh đó, các loại lá tự nhiên này có thể tích tụ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng dễ làm da bé bị kích ứng, nổi mẩn và gây tổn thương cho vùng kín của con.
- Cho bé mặc đồ quá chật, quá cứng: Điều này sẽ khiến vùng kín của con cọ xát mạnh vào quần áo gây trầy xước, tổn thương và khiến bé bị đau. Mẹ nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, chất liệu mềm, co giãn để hạn chế các tình trạng trên mẹ nhé!
- Không rửa vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh: Sau khi đi vệ sinh, những giọt nước tiểu sẽ còn đọng lại trên vùng kín của bé. Nếu mẹ không làm sạch hoặc rửa cho con sẽ gây ra cảm giác ẩm ướt, khó chịu cho bé và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Không dùng nước giặt xả chuyên dụng cho con: Nhiều mẹ sử dụng nước giặt xả của người lớn chứa nhiều chất tạo bọt, chất lưu hương hoá học… gây kích ứng da con. Mẹ nên chọn các sản phẩm nước giặt xả chuyên dụng cho bé, ưu tiên nguồn gốc tự nhiên, mùi hương nhẹ nhàng, không chứa các chất gây hại cho da bé như Paraben, chất tạo bọt, chất lưu hương…
Bài viết trên đã chia sẻ cho mẹ nguyên tắc vệ sinh vùng kín cho bé trai cùng với những giải pháp chăm sóc bộ phận sinh dục cho con. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn hay thắc mắc vấn đề gì, đừng ngại để lại bình luận bên dưới mẹ nhé!