Đẻ xong kiêng ăn những gì? luôn là câu hỏi giành được nhiều sự quan tâm của bậc cha mẹ. Biết được phải tránh những thực phẩm nào sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa các bệnh hậu sản sau này đồng thời xây dựng được một thực đơn khoa học vừa giúp mẹ nhanh hồi phục vừa nâng cao chất lượng sữa đấy ạ.
Mục lục
1. Mẹ có biết chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến phụ nữ sau sinh
Một chế độ ăn uống lành mạnh từ khi bắt đầu thai kỳ không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ mà còn tiếp thêm năng lượng, thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh nhanh hơn mẹ nhé! Bên cạnh đó, bé yêu sau khi chào đời phần lớn sẽ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, vậy nên chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sữa mẹ từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé.
Như vậy, nếu không có một chế độ ăn khoa học thì một số chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ sẽ bị thay đổi, ví dụ như các loại vitamin cần thiết cho bé như vitamin A, B, D… đồng thời cũng khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu… Do đó, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, phân chia thực phẩm đa dạng về mặt dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để phục hồi sức khỏe sau sinh và ngăn ngừa các bệnh hậu sản về sau mẹ nhé!
2. Đẻ xong mẹ nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?
Trong thời gian ở cữ, có một số loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng mất sữa hoặc ít sữa mà mẹ cần hạn chế. Tuy nhiên mẹ không cần phải kiêng tuyệt đối mọi loại thực phẩm đâu, nếu “thèm” quá thì chỉ nên ăn một chút thôi nha!
2.1.Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Chắc hẳn mẹ cũng thắc mắc đẻ xong kiêng ăn những gì? Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ chính là thứ mẹ cần lưu ý đầu tiên! Các món chiên rán như khoai tây chiên, gà rán, thịt heo chiên xù… mặc dù chứa nhiều calo nhưng lại không có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé.
Hơn thế nữa, đồ ăn dầu mỡ chứa lượng cholesterol cao không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng của mẹ mà còn ảnh hưởng không tốt tới nguồn sữa, qua đó có thể làm kích ứng dạ dày bé. Mẹ còn có thể gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, đặc biệt với mẹ sinh mổ còn có thể dẫn tới co thắt dạ dày, tác động xấu đến vết mổ đó ạ.
2.2.Đồ ăn có hàm lượng thủy ngân cao
Trong thời kỳ sau sinh, mẹ tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao mẹ nhé. Bởi bé có thể tiếp xúc với thủy ngân qua đường sữa mẹ nên não bộ và hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm bé chậm đi, chậm nói và rất dễ mắc các bệnh nghiêm trọng như viêm thận, bệnh phổi…
Vậy nên mẹ cần tránh các loại hải sản, đặc biệt là cá thu, cá kiếm, cá ngòi chứa một lượng lớn thủy ngân cùng các chất gây ô nhiễm. Đối với mẹ sinh mổ, việc ăn hải sản còn gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương.
Do đó, tốt nhất mẹ nên kiêng ăn các loại đồ ăn có chứa hàm lượng thủy ngân cao trong 3 tháng sau sinh và có thể lựa chọn những loại hải sản thông dụng chứa ít thủy ngân chẳng hạn như: tôm, cá hồi, cá da trơn…
Hết thời gian ở cữ, mẹ lưu ý chỉ nên ăn 1 – 2 lần mỗi tuần, ăn không quá 100g để tránh dư thừa hàm lượng đạm mẹ nhé! |
2.3.Đồ ăn lạnh
Trong thời gian ở cữ, hạn chế ăn đồ lạnh chính là một trong những giải đáp cho câu hỏi đẻ xong kiêng ăn những gì đấy mẹ ạ! Các loại thức uống lạnh mẹ yêu thích như sinh tố, kem, nước đá… có thể khiến mẹ dễ bị viêm họng, ê buốt răng hơn nữa sẽ khiến dạ dày bị lạnh, làm rối loạn hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy và ít sữa đấy ạ.
Bên cạnh đó, những thực phẩm đông lạnh bày bán tại siêu thị có chứa các chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho cơ thể và làm chậm quá trình hồi phục sau sinh của mẹ. Do đó, với đồ ăn lạnh, mẹ hãy kiêng 3 tháng sau sinh, nhưng với mẹ sinh mổ, cơ thể yếu và dễ bị nhiễm lạnh nên mẹ có thể kiêng hẳn từ 4 – 5 tháng mẹ nhé!
2.4.Đồ ăn chưa chín
Đẻ xong mẹ cũng cần tránh tuyệt đối các loại thực phẩm sống, tái như bít-tết, sushi, sashimi… vì những đồ ăn chưa chín chứa những vi khuẩn gây hại khiến mẹ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và thậm chí là ngộ độc. Do sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ chưa được ổn định, đặc biệt là với mẹ sinh mổ còn bị ảnh hưởng xấu tới vết thương nữa đó. Hơn nữa, điều này còn có thể ảnh hưởng tới đường ruột của bé thông qua sữa mẹ.
Vậy nên, mẹ hãy kiêng đồ ăn chưa chín trong vòng 3 tháng là có thể ăn được, tuy nhiên mẹ cũng nên phân bổ tần suất ăn hợp lý, mỗi tuần 1 lần để đảm bảo sức khỏe.
2.5.Đồ ăn có vị chua
Đồ chua là thực phẩm chứa nhiều axit, nếu ăn nhiều sẽ gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là với mẹ sau sinh, sức đề kháng còn rất yếu nên mẹ hãy lưu ý nhé! Thực phẩm chua như cà muối, dưa muối, bắp cải muối… có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ và trao đổi chất nếu mẹ ăn những đồ này quá sớm.
Hoặc các đồ chua ngâm đường như cóc dầm, xoài dầm… rất không tốt cho sức khỏe mẹ sau sinh vì gây ra tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, co thắt dạ khiến vết mổ của mẹ đau thêm đấy ạ.
Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ chua còn ảnh hưởng tới chất lượng cũng như hương vị sữa mẹ. Mẹ nên chờ đến khi cơ thể đã dần phục hồi và ổn định, ít nhất là 3 tháng sau sinh thì mới được ăn đồ chua mẹ nhé! Tuy nhiên, mẹ cũng có thể ăn một số loại hoa quả có vị chua nhẹ như: cam, quýt, xoài… nếu quá “thèm” nhưng chỉ ăn ở mức độ vừa phải thôi nha!
2.6.Đồ ăn chứa nhiều đường và chất béo xấu
Sau sinh cơ thể mẹ còn rất yếu, hệ tiêu hóa chưa ổn định, chính vì vậy nếu hấp thu đồ ăn với hàm lượng đường cao cùng các chất phụ gia, chất bảo quản như chocolate, bánh ngọt… mẹ sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Thêm nữa, ăn nhiều đồ ngọt và chất béo xấu còn khiến mẹ tích tụ mỡ thừa và dễ tăng cân, ảnh hưởng đến vóc dáng đấy mẹ nhé!
Do đó, mẹ nên hạn chế ăn bánh ngọt trong thời gian ở cữ trong 2 tháng đầu để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh và hệ tiêu hóa phục hồi. Đối với mẹ sinh mổ, sức khỏe sẽ yếu hơn rất nhiều nên mẹ hãy đợi 3 tháng trước khi quay trở lại với sở thích đồ ngọt nha!
2.7.Đồ ăn cay, nóng
Đẻ xong kiêng ăn những gì? Thực phẩm cay nóng như mì cay hay đồ ăn nhiều tỏi, ớt, hạt tiêu được xếp vào danh sách các món ăn không tốt cho mẹ do thực phẩm cay không chỉ gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến đường ruột non nớt của bé.
Hơn nữa, vị của sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào những món mẹ ăn trong thời kỳ cho con bú, việc ăn nhiều đồ cay, nóng sẽ làm giảm hương vị ngọt nhẹ tự nhiên của sữa mẹ và khiến bé bị đầy hơi hay trở nên cáu kỉnh.
Sau khi sinh, mẹ nên kiêng đồ cay trong vòng 4-5 tháng để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé nhé! Một lưu ý nho nhỏ là dù qua thời gian ở cữ, mẹ cũng chỉ nên ăn các món cay, nóng 2 lần/tuần thôi nha!
2.8.Đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo
Đồ nếp, trứng, thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống, cà phê, đồ có cồn đều là những thực phẩm không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình mưng mủ, gây viêm vết mổ mà mẹ cần chú ý tránh tuyệt đối.
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật phức tạp với nhiều vết mổ bên ngoài và cả bên trong. Thông thường, thời gian để vết mổ bên ngoài lành hẳn cần 2 tháng, còn đối với vết mổ bên trong sẽ cần 6 tháng để bình phục.
Cho nên trong thời gian này, mẹ hãy hạn chế ăn những thực phẩm này nhé! Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ có tốt hay không, sau khoảng 2 tháng nếu vết mổ bên ngoài của mẹ đã lành hẳn thì mẹ có thể ăn một chút nếu thèm.
2.9.Đồ ăn dễ gây dị ứng cao
Để trả lời câu hỏi đẻ xong kiêng ăn những gì, mẹ hãy lưu ý đến những đồ ăn dễ gây dị ứng nhé! Sữa bò, cá, đậu phộng, trứng, động vật có vỏ, hạt cây, lúa mì và đậu nành là những thực phẩm gây dị ứng phổ biến.
Nếu bé bị dị ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy… Vậy nên, mẹ cần kiểm tra chắc chắn rằng bé không có triệu chứng dị ứng đối với những loại thực phẩm trên thì mới an tâm sử dụng nhé!
2.10.Đồ ăn ít chất dinh dưỡng
Phần lớn những gì mẹ ăn sẽ được chuyển hóa thành sữa để nuôi dưỡng bé yêu, do vậy một chế độ ăn ít chất dinh dưỡng không chỉ khiến quá trình hồi phục của mẹ lâu hơn mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Do vậy, mẹ cần hạn chế những loại đồ ăn ít dinh dưỡng như đồ ăn vặt, mì tôm…. và thay thế bằng các sản phẩm lợi sữa và cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Với mẹ sinh mổ rất dễ gặp phải tình trạng táo bón nghiêm trọng do áp lực trong ổ bụng giảm đột ngột làm giảm cơ bụng dẫn đến nhu động ruột hoạt động chậm lại. Vì vậy, chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất lại càng cần phải chú ý hơn, đặc biệt là các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng.
2.11.Đồ ăn có tính hàn
Trong thời kỳ ở cữ, chế độ dinh dưỡng của mẹ cần được bổ sung nhiều chất đạm. Tuy nhiên cơ thể sau sinh rất dễ bị lạnh, mẹ nên tránh những thực phẩm có tính hàn như tôm, cua, cá, ốc, rau đay… vì sẽ khiến mẹ lạnh bụng, tiêu chảy hoặc đầy hơi.
Đối với mẹ sinh mổ, ruột sẽ dễ bị kích ứng, chức năng tiêu hóa kém do hoạt động của ruột và dạ dày giảm nên càng cần phải hạn chế. Hơn nữa, những thực phẩm này còn ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết sẹo mổ lâu bình phục. Vì vậy, cho đến khi vết mổ của mẹ lành hẳn, mẹ nên tránh tuyệt đối những đồ ăn có tính hàn nhé!
2.12.Các loại hạt
Trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên thận trọng với các loại hạt, đặc biệt là đậu phộng vì có thể bé sẽ bị dị ứng với thành phần của các loại hạt khi bú sữa mẹ. Bé có thể xuất hiện những dấu hiệu như: khó chịu ở bụng, buồn nôn, đầy hơi, táo bón… Do bé chưa thể nói được nên sẽ khó để nhận biết các triệu chứng này.
Mẹ hãy cho bé thử một lượng nhỏ khoảng 1-2 hạt và để ý xem bé có tỏ ra cáu gắt, khó chịu, khóc dai dẳng hoặc bỏ bú hay không. Nếu bé không có biểu hiện gì, mẹ có thể tăng lên từng chút một. Tuy nhiên, để phòng ngừa mọi rủi ro, mẹ hãy thay thế bằng các món ăn khác cho đến khi bé đến tuổi cai sữa nhé!
2.13.Các loại gia vị có thể khiến sữa có mùi hôi tanh khó chịu
Tỏi và các loại gia vị, chẳng hạn như ớt, tiêu, rau mùi tây, bạc hà… là những thực phẩm có hương vị mạnh có thể xâm nhập vào sữa mẹ và có thể khiến hương vị của sữa có mùi hôi tanh. Đây chính là một trong những thực phẩm mẹ cần lưu tâm để giải đáp băn khoăn đẻ xong kiêng ăn những gì.
Bé nhạy cảm với những thay đổi này có thể tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc và bỏ sữa. Hơn nữa, việc ăn quá nhiều đồ có gia vị đậm đặc cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé khiến bé táo bón hoặc đau bụng. Sau khoảng 3 tháng đầu sau sinh, thỉnh thoảng mẹ đã có thể ăn những món có gia vị mạnh nhưng để tốt nhất cho bé, mẹ nên đợi cho đến khi bé cai sữa mẹ nha!
3. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh để mẹ sau sinh luôn khỏe và đảm bảo nguồn sữa cho con bú
Một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất rất quan trọng đối với mẹ, không chỉ giúp quá trình phục hồi của mẹ nhanh hơn, ngăn ngừa các bệnh hậu sản về sau mà còn thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của bé. Vậy nên, để xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, mẹ cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Trong mỗi bữa ăn, mẹ cần tăng thêm khoảng 350kcal vào thực đơn. Và đảm bảo bổ sung 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ cũng như các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, canxi, magie… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ cũng như năng lượng để chuyển hóa sữa.
Mẹ có thể tham khảo: Sau sinh ăn gì để cả mẹ và con đều khỏe
- Tăng cường các thực phẩm giàu đạm như thịt gà nạc, thịt nạc, cá hồi, các loại protein từ ngũ cốc nguyên cám. Thực phẩm giàu protein rất quan trọng để giúp cơ thể mẹ phục hồi cũng như giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
- Uống nhiều nước. Để duy trì lượng sữa cho bé, mẹ cần uống đủ 2.0 – 2.5 lít nước/ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi hàng ngày như chuối, đu đủ, thanh long… giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ đồng thời bổ sung chất xơ ngăn ngừa táo bón.
Mời mẹ đọc bài viết: Sau sinh uống nước ép gì tốt?
- Nghỉ ngơi đầy đủ cũng là một việc không thể thiếu để giữ cho tinh thần mẹ luôn thoải mái, vui vẻ.
- Cần thực hiện theo lời dặn dò của bác sĩ, như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc tuyến vú, cho con bú đúng cách, nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng.
Hy vọng rằng bài viết trên đã phần nào giúp mẹ biết được đẻ xong kiêng ăn những gì để tránh được những mầm bệnh nguy hiểm về sau cũng như bảo vệ bé có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện trong suốt thời kỳ bú sữa mẹ nhé!
Xem thêm