Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tã dán dưới 3kg cho bé sinh non vừa đảm bảo vệ sinh, tiện lợi và cũng hiệu quả hơn so với tã vải thông thường. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bỉm lo lắng nếu mua phải size tã không phù hợp, chất lượng kém sẽ khiến con khó chịu, thậm chí dị ứng. Đừng lo mẹ nhé! Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận những băn khoăn của mẹ, giúp mẹ dễ dàng lựa chọn được loại tã dán ưng ý nhất cho bé yêu!

Bé sơ sinh dưới 3 kg nên mặc tã dán nào mẹ nhỉ
Bé sơ sinh dưới 3 kg nên mặc tã dán nào mẹ nhỉ

1. Mách mẹ cách chọn size tã dán dưới 3kg 

Hiện nay, hầu hết các thương hiệu đều có 1 bảng size tã riêng theo cân nặng của bé. Trước khi mua, mẹ nhớ xem kỹ bảng size tã trên bao bì sản phẩm để chọn được size vừa vặn và phù hợp nhất cho bé yêu nhà mình. 

Bé nhà mình sinh non, nhẹ cân (dưới 3kg), mẹ cân nhắc sử dụng loại tã Newborn hoặc size S.

Cân nặng Size tã
0 – 5kg Newborn
Tùy hãng có thể chia trong khoảng từ 4 – 8kg, 3 – 8kg hoặc 3 – 7kg S

Lưu ý cho mẹ: Có mẹ băn khoăn, tã ghi size 0 – 5kg, sợ con mặc rộng, xô lệch tã.. Thực ra, bé mặc tã nhỉnh hơn cân nặng một chút sẽ thông thoáng hơn. Các loại tã dán dưới 3kg còn có thiết kế co dãn, mẹ dễ dàng điều chỉnh vòng bụng mà không lo bị tuột đâu ạ. Bên cạnh đó, những năm tháng đầu đời, cơ thể bé phát triển rất nhanh, sau 1 – 2 tháng con tăng lên 2 – 3kg, bé nào trộm vía con tăng cân nhiều hơn. Mẹ không lo lãng phí đâu ạ.

2. Ưu tiên tã dán có chất liệu an toàn và thiết kế thông minh 

2.1. Chất liệu bông tự nhiên – không gây kích ứng

Làn da của bé sơ sinh rất mỏng manh, đặc biệt da bé sinh non da càng nhạy cảm hơn, rất dễ bị dị ứng, tổn thương. Khi chọn chất liệu tã dán cho bé, mẹ nên cẩn thận nhé. Chỉ 1 chút sai sót thôi, mẹ sẽ vô tình mua phải những loại tã có chất vải bông được tẩy trắng với hóa chất độc hại, chứa chất tạo mùi, hay các hóa chất gây kích ứng vùng da mặc tã, khiến da con nổi mẩn, đau rát, lở loét…

Chất liệu bông mềm mại, thấm hút tốt cho bé thoải mái ngay cả khi mặc tã cả ngày
Mẹ nên chọn tã dán dưới 3 kg có chất liệu bông mềm mại, thấm hút tốt cho bé thoải mái khi mặc tã cả ngày

Vậy làm thế nào để chọn tã dán chất lượng tốt, có thành phần an toàn cho bé? Lưu lại 2 tiêu chí dưới đây mẹ nhé!

  • Sợi bông tự nhiên: Là chất liệu cực an toàn với da bé, lại giúp định hình tã theo phom, tã không bị vón cục, xô lệch khi mặc, bé yêu cũng thoải mái hơn. 
  • Không chứa tác nhân gây kích ứng: Mẹ tránh chọn loại tã có chứa chất tạo mùi, chất bảo quản paraben… vì đây chính là “kẻ thù” khiến da con bị nổi mẩn, dị ứng. Mẹ tìm hiểu trước thành phần, hoặc nhờ nhân viên tư vấn để chọn sản phẩm không phẩm nhuộm, không mùi, đảm bảo an toàn nhất cho con.

2.2. Thấm hút hiệu quả, chống tràn, chống thấm ngược

Nhiều mẹ cho rằng bé sơ sinh không đi vệ sinh nhiều, chỉ cần loại tã dán thông thường, chưa cần đến tính năng chống tràn, chống thấm ngược. Thế nhưng mẹ có để ý thấy những buổi sáng thức dậy, phân và nước tiểu bị tràn ra khỏi tã gây mất vệ sinh, bé bị ướt và lạnh, mẹ mất công dọn dẹp rất vất vả không ạ.

Bé dưới 1 tháng tuổi, hệ tiêu hóa chưa ổn định, trung bình một ngày con vệ sinh đi tới 8 – 10 lần. Nếu lượng nước tiểu vượt quá khả năng thấm hút hoặc do thiết kế phần chun lưng của tã bị thấp khiến chất bẩn dễ tràn ra ngoài làm bé bị hăm tã, rôm sảy do vùng da mặc tã bị ẩm ướt, bí bách…

Chính vì điều này mà nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết dùng tã dán hay miếng lót sẽ phù hợp hơn cho bé sơ sinh ở gia đoạn này. Mỗi lại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng vì thế mẹ cần phân biệt được tã dán khác miếng lót như nào.

Chọn tã có khả năng thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả giúp bề mặt da bé luôn khô thoáng
Chọn tã dán dưới 3kg có khả năng thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả giúp bề mặt da bé luôn khô thoáng

Mẹ ưu tiên chọn tã thấm hút hiệu quả, chống tràn, chống thấm ngược để bé luôn an toàn và thoải mái nhất theo tiêu chí dưới đây:

  • Tã thấm hút tốt, chống tràn, chống thấm ngược: Mẹ ưu tiên chọn tã có mật độ hạt SAP thấm hút cao cấp dày, khả năng thấm hút gấp 30 lần trọng lượng hạt. Mật độ hạt SAP càng nhiều, tã càng thấm hút tốt, “khóa chặt chất lỏng” càng hiệu quả. Ngoài ra, hạt SAP sau khi hút chất lỏng sẽ chuyển sang dạng gel, ngăn chất lỏng thấm ngược lại, giúp mông bé khô thoáng, hạn chế tràn. 
  • Phần chun lưng và viền hông cao: Giữ lại chất lỏng nhiều hơn, tránh hiện tượng tràn ngược ra lưng bé. 

Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ ưu tiên chọn tã dán có phần cắt võng quanh đùi (đường cong ở 2 bên cạnh bỉm) vừa giúp con vận động thoải mái, vừa tránh cọ xát gây tổn thương da bé.

2.3. Chọn tã dán dưới 3kg mỏng nhẹ và thông thoáng

Cũng giống như khi mẹ dùng băng vệ sinh, con sẽ khó chịu, bí bách khi quấn tã quá dày, không thông thoáng trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là vào mùa hè. Chiếc tã dày, bí bách còn dễ khiến con bị hăm, mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu lắm mẹ ạ. Mẹ cân nhắc chọn tã mỏng, độ dày 0.5 – 0.6 mm, nhẹ, thông thoáng cho da bé nhé. 

Chọn tã mỏng nhẹ, thông thoáng, hạn chế bé bị bí hơi, gây hăm tã
Chọn tã dán dưới 3kg mỏng nhẹ, thông thoáng, hạn chế bé bị bí hơi, gây hăm tã

Đến đây chắc nhiều mẹ cũng thắc mắc tã mỏng thế thì không thể thấm hút toàn bộ chất lỏng đúng không ạ? Một số thương hiệu lớn đã giảm bớt lớp bông thấm hút thông thường bằng các hạt SAP cao cấp giúp bé thông thoáng, dễ chịu nhất, mà hiệu quả thấm hút lại cao hơn nhiều lần. 

Ngoài ra, mẹ đừng bỏ qua 2 đặc điểm về thiết kế mặt bên trong tã dưới đây nhé: 

  • Bề mặt tã dạng 3D kim cương nổi hoặc dạng sóng: Giúp chất lỏng ngay lập tức thấm vào những rãnh thấm hút, hạn chế tiếp xúc bề mặt giữa mông bé và tã, tạo độ thoáng để không khí lưu thông, bảo vệ da bé yêu trong suốt thời gian mặc tã. 
  • Cơ chế thoát khí ở mặt đáy của tã: Tã có cơ chế thoát khí hai chiều ở mặt đáy có tác dụng đẩy không khí nóng ẩm ra bên ngoài, giúp con không bị nóng, hấp hơi, bí bách. 

3. Chọn tã dán dưới 3kg phù hợp với giới tính của con 

Bé trai và bé gái sẽ có những đặc điểm vùng sinh dục cùng cách đi vệ sinh khác nhau. Mẹ nên chọn loại tã dán phù hợp với giới tính của con nhé! 

  • Đối với bé gái: Bé gái đi tiểu thường bị ướt ở giữa hoặc phía sau bộ phận sinh dục Mẹ nên chọn tã có bông hoặc các hạt thấm hút được phân bố nhiều ở phần giữa và phía sau.
  • Đối với bé trai: Bé trai thường đi tiểu về phía trước, mẹ chọn tã dán được thêm lớp lót phụ ở phía trước hoặc màng ngăn hai bên, giúp nước tiểu không bị tràn ra ngoài.
Cách chọn tã dán phù hợp với giới tính của bé
Cách chọn tã dán phù hợp với giới tính của bé

Tìm được loại tã đúng theo giới tính của con rất khó, mẹ bỉm chưa có kinh nghiệm thường sẽ loay hoay không biết chọn như thế nào. Để việc chăm con trở nên nhàn nhất có thể, có thương hiệu mẹ và bé đã mang đến những miếng tã dán có khả năng thấm hút tốt và đồng đều toàn bộ tã, phù hợp với cả bé trai và bé gái. Mẹ không cần mất hàng giờ “nâng lên đặt xuống” tìm tã theo giới tính cho bé nhà mình nữa.

4. Chuẩn bị 240 – 300 miếng tã 1 tháng 

Mẹ tính số lượng tã sử dụng trong 1 tháng dựa vào tần suất đi vệ sinh của bé. Bé từ 0 – 1 tháng tuổi thường cách 2 tiếng đi vệ sinh 1 lần, trung bình một ngày con đi tới 8 -10 lần. Mẹ chuẩn bị 10 – 12 miếng tã mỗi ngày là đủ. 

Như vậy, trong 1 tháng, mẹ cần khoảng từ 240 – 300 miếng tã Newborn/size S. Sau khi sử dụng hết, mẹ kiểm tra lại cân nặng của bé và chọn lại size. Áp dụng công thức tương tự để tính số lượng tã cho bé ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi trở lên mẹ nhé. 

Số lượng tã dán phù hợp cho bé dưới 3 kg dùng trong 1 tháng là 240 - 300 miếng
Số lượng tã dán phù hợp cho bé dưới 3 kg dùng trong 1 tháng là 240 – 300 miếng

Lưu ý cho mẹ: Mẹ cần thay tã ngay sau khi bé đi phân su và sử dụng khăn giấy khô Mamamy vệ sinh cho bé, không nên đợi đúng 2 tiếng để tránh da con bị tiếp xúc với phân, nước tiểu trong thời gian dài, gây khó chịu, ẩm ướt, khiến con bị lạnh, hăm tã. 

5. Mách mẹ thương hiệu tã dán dưới 3kg an toàn và tiện lợi 

Trên thị trường có rất nhiều loại tã dán khác nhau, vì thế mẹ nên phân biệt các loại tã dán với nhau để có thể mua được loại tã dán tốt nhất cho bé sơ sinh nhà mình.

Lựa chọn thương hiệu tã dán đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng chắc chắn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi mẹ bỉm. Thương hiệu uy tín luôn chú trọng đến mọi công đoạn, từ nguyên liệu đầu vào cho đến chất lượng thành phẩm đầu ra, mang đến những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất cho bé, giúp mẹ chăm con nhàn hơn. 

Bé mê tít tã dán Mamamy
Bé mê tít tã dán dưới 3kg Mamamy

Một trong những thương hiệu được bé yêu mê tít và nhận được nhiều phản hồi tích cực trong thời gian gần đây là tã dán nhập Hàn Mamamy Ultraflow. Tại sao thế mẹ nhỉ? Cùng điểm qua 4 ưu điểm vượt trội sau đây nhé: 

1 – Ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa: Tã Ultraflow Mamamy có khả năng khóa chặt chất lỏng nhờ dải SAP siêu thấm hút, bề mặt và lớp đáy siêu thoáng khí, giúp mông bé luôn khô thoáng khi mặc tã, hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn gây hăm, mẩn đỏ. 

2 – Thấm hút gấp 2 lần, chống tràn hiệu quả: Tã thông thường chỉ sử dụng bông trộn lẫn hạt SAP hoặc thêm 1 lớp hạt SAP ngắn ở giữa tã, khiến miếng tã dễ bị vón cục, dễ bị tràn. Tã Mamamy hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm trên nhờ thiết kế miếng SAP siêu thấm hút trải dài bên trong tã. Chỉ 10-15s sau khi con tè, hạt SAP đã thấm chất lỏng, mẹ sờ vào cảm giác tã khô thoáng như mới, không ẩm ướt chút nào. 

Tã dán Mamamy đích thị là sản phẩm an toàn - hiệu quả
Tã dán dưới 3kg Mamamy đích thị là sản phẩm an toàn – hiệu quả

3 – Siêu khô thoáng: Tã chỉ mỏng 5mm, bề mặt dạng kim cương 3D dập nổi xen kẽ các rãnh thoát khí giúp chất lỏng nhanh chóng được thấm vào bên trong. Nhờ vậy, da bé khô thoáng suốt cả ngày, giảm diện tích tiếp xúc giữa tã và da, mẹ không phải lo lắng con bị nổi mẩn, ngứa ngáy, khó chịu đâu ạ.

4 – Tã chuẩn xịn Hàn Quốc: Tã Mamamy đã vượt qua quá trình kiểm định khắt khe và nhận được 2 chứng nhận hàng đầu về chất lượng: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO và chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Hàn Quốc KOTITI. Siêu xịn đúng không mẹ?

Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà đó mẹ. Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!

Mua tã dán tặng ngay set đồ sơ sinh cao cấp trị giá 603k

Để khách quan hơn, mẹ xem đánh giá của các mẹ bỉm về tã dán Mamamy ở dưới đây nhé! 

Mẹ Hồ Thúy Phương: Là bà mẹ bỉm sữa mình rất quan tâm đến việc lựa chọn bỉm cho bé thoải mái, thấm hút nhanh mà lại không gây hại da bé. Mình biết đến và sử dụng Mamamy Ultraflow một dòng tã rất mỏng, thấm hút tốt, không bị hằn và hăm đỏ và bé thoải mái vận động. Mình rất hài lòng. Cám ơn mamamy.

Đánh giá của các mẹ bỉm về tã dán Mamamy
Đánh giá của các mẹ bỉm về tã dán dưới 3kg Mamamy

Mẹ Hong Pham: Mình rất thích sản phẩm của Mamamy và hoàn toàn yên tâm cho con sử dụng. Tã Mamamy mỏng, mềm, nhẹ dài, miếng dán mềm, thấm hút tốt. Khăn ướt mềm mại, chống hăm an toàn với làn da của con! Và rất nhiều sản phẩm tốt và vì sức khỏe con nữa! Cảm ơn Mamamy rất nhiều vì những sản phẩm hữu ích và an toàn cho con!

Mẹ Hoàng Thị Việt Hà: Ở vùng nông thôn như mình, việc sử dụng tã có giá cả khá cao như Mamamy là việc ít xảy ra vì quan niệm tã nào cũng như nhau cả. Nhưng phải thật sự biết được những giá trị mà bỉm chất lượng như Mamamy mang lại thì việc đầu tư cho bỉm là việc cần thiết khi chăm con nhỏ. Không bị hằn lên da bé, thấm hút tuyệt đối, khô thoáng sau cả đêm dài nên chẳng còn lo hăm mà con lại ngủ sâu giấc hơn. Thật sự đó là việc đầu tư bổ ích.

Mẹ Trân Châu: Trước tiên cho mình nói lời cảm ơn đến Mamamy vì đã cho ra đời 1 sản phẩm tã tuyệt vời đến như vậy, cảm nhận lần đầu tiên cầm miếng tã trên tay mình rất thích tã mềm, mịn và đặc biệt là size to hơn các loại tã khác,khi mặc vào cho bé thì tã vừa ôm khít vùng bụng và đùi bé, bé sử dụng tã 1 đêm đến sáng mà không hề bị tràn hay ẩm ướt gì, mình thử xem bụng và đùi bé sao thì thật bất ngờ không hề bị hằn hay có dấu gì cả, nói chung các sản phẩm của Mamamy rất tuyệt và đặc biệt là tã Mamamy ultraflow xài trên cả tuyệt vời.

Mẹ Khánh Trang: Mình thử qua rất nhiều loại bỉm nhưng khi dùng qua Mamamy mình rất hài lòng. Bề mặt mịn màng luôn khô thoáng, bé nhà mình không bị hăm tã, chất cực mềm mại không để lại lằn trên da bé, thiết kế lưng chun co giãn để điều chỉnh vừa vặn với hông bé cho thoải mái vận động và đặc biệt là có vạch báo đầy bỉm để mình dễ dàng biết bỉm đầy để thay cho bé. Nói chung rất ưng, các mẹ nên dùng!

Đánh giá của các mẹ bỉm về tã dán Mamamy
Đánh giá của các mẹ bỉm về tã dán Mamamy

Mẹ Diệu Trần: Mình đang tin dùng bỉm Mamamy, không hề thua kém top 3 bỉm Nhật. Cảm nhận đầu tiên của mình khi cầm bỉm Mamamy là rất mềm mại và mỏng nhẹ. Màu trắng đơn giản và tinh tế phải không nào.

Hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết trên, mẹ đã biết cách chọn tã dán dưới 3kg chất lượng, giúp bé thoải mái cử động, không bị bí bách, khó chịu, ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa. Nếu mẹ cần tư vấn kỹ hơn về size tã hoặc cách chọn tã cho bé, hãy liên hệ hotline 094.695.6269 hoặc để lại bình luận bên dưới để được tư vấn mẹ nhé!

Xem thêm: 5 điểm khác nhau giữa tã dán và tã quần 

Thời tiết thay đổi liên tục, mẹ loay hoay không biết mặc gì cho bé yêu để đảm bảo con đủ ấm vào trời lạnh và thoáng mát khi trời nóng. Mẹ sợ mặc đồ không phù hợp khiến con không thoải mái, thậm chí cảm lạnh, đổ mồ hôi. Hướng dẫn mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ dưới đây chính xác là thứ mẹ cần rồi! Cùng tìm hiểu công thức mặc quần áo cho trẻ sơ sinh mẹ nhé!

1. Cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định mẹ nên mặc gì cho bé. Mẹ thử để ý nhé, thời tiết nóng hoặc lạnh thì cũng có nhiều mức nhiệt khác nhau, không phải cứ nóng là mặc quần cộc, cứ lạnh là mặc áo bông dày đâu ạ. Vì thế tuỳ vào từng mức nhiệt độ mà mẹ chuẩn bị đồ mặc cho bé sao cho phù hợp nhất dựa trên gợi ý sau. 

1.1. Mặc quần áo cho bé theo nhiệt độ phòng

1 – Nền nhiệt từ 26 độ trở lên: Mẹ mặc cho bé quần áo cộc, hoặc váy mùa hè được làm từ chất liệu cotton hoặc muslin, dễ thấm hút mồ hôi.

Cho con mặc đồ cộc tay và đắp chăn mỏng khi ngủ
Cho con mặc đồ cộc tay và đắp chăn mỏng khi ngủ là cách mặc quần áo cho bé theo nhiệt độ phòng lý tưởng cho bé có một giấc ngủ ngon

2 – Nền nhiệt từ 24-25 độ: Nhiệt độ vẫn trong ngưỡng mát mẻ, dễ chịu, tuy nhiên sẽ có lúc se lạnh đặc biệt vào sáng sớm và chiều tối. Ban ngày mẹ nên mặc đồ cộc tay cho bé, khi bé ngủ nên đắp thêm một chiếc chăn mỏng mùa hè. Nếu có cho bé ra ngoài, mẹ nhớ khoác thêm áo mỏng, buộc khăn che cổ để tránh gió cho con yêu. 

3 – Nền nhiệt từ 22-23 độ: Thời tiết lúc này đã bắt đầu chuyển lạnh, mẹ mặc cho bé những bộ quần áo dài tay và đừng quên đắp cho bé một chiếc chăn mỏng nhẹ. Khi ra ngoài, mẹ ưu tiên những chiếc áo khoác hai lớp, đội mũ vải cotton mỏng. 

Cho con mặc áo dài tay và đắp chăn mỏng nhẹ
Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ mát nên dùng áo tay dài và đắp chăn mỏng nhẹ khi đi ngủ

4 – Nền nhiệt từ 20-21 độ: Một chiếc áo dài tay mỏng, khoác thêm áo dài tay bên ngoài sẽ giữ ấm cho bé trong nền nhiệt này. Khi đi ngủ, mẹ đắp thêm cho bé chăn ấm, loại dùng cho mùa đông. 

5 – Nền nhiệt từ 18-19 độ: Sự kết hợp giữa áo body, áo thun dài tay khoác ngoài và 1 chiếc chăn mỏng sẽ giúp bé không bị lạnh.

6 – Nền nhiệt từ 16-17 độ: Mẹ chuẩn bị cho bé 1 bộ quần áo body, 1 áo dài tay khoác ngoài và đắp thêm 2 chăn mỏng hoặc 1 chăn bông dày, loại siêu nhẹ.

7 – Nền nhiệt dưới 16 độ: Đây là nhiệt độ khá lạnh, ngay cả người lớn cũng cảm thấy không dễ chịu gì. Để giữ ấm cho bé, mẹ mặc cho con một bộ dài tay, 1 bộ body, áo phao dày, bàn tay bàn chân đều cần đeo tất ấm, đầu đội mũ. Khi ngủ, mẹ đắp thêm cho bé chăn bông để giữ ấm nhé. 

giữ ấm cho bé, mẹ mặc cho con một bộ dài tay, 1 bộ body
Giữ ấm cho bé, mẹ mặc cho con một bộ dài tay, 1 bộ body

1.2. Mặc quần áo cho trẻ khi nằm điều hòa

Nhiều mẹ hiểu lầm rằng, mặc đồ cho bé theo nhiệt độ khi nằm điều hòa giống với cách mặc ở nhiệt độ phòng vì điều chỉnh mức nhiệt đúng như nhiệt độ phòng. Điều này là sai đấy ạ. Dùng cùng ở nhiệt độ 26 độ C nhưng khi bé năm trong điều hòa sẽ lạnh hơn so với nhiệt độ phòng vì điều hóa có quạt gió, khí lạnh hơn bình thường.

Với nhiệt độ điều hòa tốt nhất cho trẻ nằm từ 25 – 26,5 độc C, mẹ nên mặc quần áo dài tay, chọn chất liệu vải mỏng, mềm, thoải mái, thoáng mát và thêm một chiếc chăn mỏng đắp ngang bụng cho bé, tránh bé bị nhiễm lạnh.

Mặc quần áo cho trẻ khi nằm điều hòa
Mặc quần áo cho trẻ khi nằm điều hòa

Lưu ý: Khi mặc quần áo cho trẻ khi nằm điều hòa mẹ không nên mặc áo ba lỗ vì bé có thói quen giơ hai tay ngang đầu khi ngủ, khí lạnh dễ dàng đi xuống qua nách vào phổi bé.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

Xem thêm: 5 Quy tắc và 6 sai lầm khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh nằm điều hoà

2. 2 Tip mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa hè không lo hăm bẹn

Ngoài những cách mặc đồ cho bé theo nhiệt độ đã nêu trên, còn có một vài lưu ý riêng cho mẹ trong việc “phối đồ” đồ cho bé yêu trong những ngày hè nóng dưới đây

2.1. Mặc quần áo chống nắng khi ra ngoài

Làn da của bé sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng ngày hè sẽ dễ bị cháy nắng. Mẹ mặc áo chống nắng cho mẹ xong, đừng quên mặc cho con để tránh tia cực tím và ánh nắng gây tổn hại đến da con mẹ nhé!

Khi lựa chọn áo chống nắng cho bé yêu, mẹ ưu tiên những chất liệu thun mát lạnh, co giãn tốt, có chứa lỗ thoát khí thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác dễ chịu khi bé hoạt động ngoài trời cùng mẹ. Thiết kế áo xinh xắn với màu sắc và hình ảnh bé yêu thích như công chúa, hoặc siêu nhân được in trên áo cũng sẽ làm bé thích thú và hợp tác hơn đó ạ. 

Trong trường hợp chưa mua được áo chống nắng, mẹ mặc áo dài tay cotton co giãn cho con cũng được nhé
Trong trường hợp chưa mua được áo chống nắng, mẹ mặc áo dài tay cotton co giãn cho con cũng được nhé

2.2. Cho con mặc áo cộc tay

Nhiều mẹ có tâm lý lo sợ rằng em bé vừa mới sinh còn yếu nên thường mặc áo dài thay vì áo cộc bất chấp thời tiết mùa nóng nực. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng thân nhiệt em bé cao hơn so với thân nhiệt người lớn, mẹ mặc áo dài tay sẽ làm con đổ mồ hôi, ửng đỏ mặt, không thoải mái chút nào mẹ ạ . 

Để con yêu thoải mái, dễ chịu và mát mẻ trong thời tiết mùa hè, mẹ nên mặc cho bé quần đùi, áo ngắn tay hoặc body liền quần lót. Còn vào ban đêm khi thời tiết dịu mát hơn, một bộ quần áo dài tay với chất liệu mát, mỏng và thấm hút tốt là trang phục thoải mái nhất đối với bé.

Thân nhiệt của bé sơ sinh thường cao hơn người lớn nên cân nhắc mặc đồ cộc tay cho bé nhé
Trong cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ mẹ chú ý thân nhiệt của bé sơ sinh thường cao hơn người lớn nên cân nhắc mặc đồ cộc tay cho bé nhé

Tham khảo một số mẫu quần áo cho bé mặc mùa hè hot nhất năm nay:

Đây là mẫu quần áo cho bé gái được thiết kế rất điệu đà cho bé dạo chơi cùng bố mẹ
Đây là mẫu quần áo cho bé gái được thiết kế rất điệu đà cho bé dạo chơi cùng bố mẹ
Mẫu áo liền quần mùa hè cho các bé từ 3 - 8 tháng, được thiết kế phần quần rộng bé có thể thoải mái vui chơi khi mặc bỉm
Mẫu áo liền quần mùa hè cho các bé từ 3 – 8 tháng, được thiết kế phần quần rộng bé có thể thoải mái vui chơi khi mặc bỉm
Với mẫu này sẽ phù hợp mặc cho bé vào buổi chiều tối khi nhiệt độ có phần hạ thấp hơn
Với mẫu này sẽ phù hợp mặc cho bé vào buổi chiều tối khi nhiệt độ có phần hạ thấp hơn
Một mẫu váy rất cưng cho để bé cùng ba mẹ đi dự tiệc cưới
Một mẫu váy rất cưng cho để bé cùng ba mẹ đi dự tiệc cưới
Dạo phố ngắm trời mùa hè nắng vàng vào những buổi cuối tuần picnic cùng bố mẹ
Dạo phố ngắm trời mùa hè nắng vàng vào những buổi cuối tuần picnic cùng bố mẹ
Mẫu quần áo cho bé mùa hè ở độ tuổi từ 6 - 12 tháng
Mẫu quần áo cho bé mùa hè ở độ tuổi từ 6 – 12 tháng
Màu tím mộng mơ của cô nàng dễ thương, yêu mùa hè
Màu tím mộng mơ của cô nàng dễ thương, yêu mùa hè
Set đồ gồm cả mũ, giày và bộ suit liền này luôn là lựa chọn yêu thích của các mẹ
Set đồ gồm cả mũ, giày và bộ suit liền này luôn là lựa chọn yêu thích của các mẹ

3. 4 Cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa đông không lo bị lạnh

3.1. Ấm cơ thể – Thoáng phần đầu

1 – Nguyên tắc ấm cơ thể – giữ ấm 4 vị trí: bàn tay, lưng, bụng và bàn chân.

  • Giữ ấm bàn tay: Bàn tay bé là vị trí có nhiều dây thần kinh cảm giác, cần được giữ ấm để đảm bảo cơ thể không bị lạnh. Vì thế, mẹ thường xuyên đeo bao tay để đảm bảo tay con luôn ấm áp mẹ nhé. 
  • Giữ ấm lưng: Bảo vệ lưng là một cách bảo vệ phổi, tránh được các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Mẹ giữ ấm phần lưng bé bằng cách quấn thêm chăn, hoặc tã quấn khi bế để lưng con luôn ấm áp, tuy nhiên không nên quấn quá 2 lớp chăn, tránh con bị đổ mồ hôi và khó vận động. 
  • Giữ ấm bụng: Bé bị lạnh bụng sẽ dễ gặp các vấn đề về đường tiêu hoá như khó tiêu, nôn trớ, đau bụng. Mẹ giữ ấm bụng con bằng túi chườm hoặc đắp chăn khi ngủ để dạ dày bé hoạt động tốt trong suốt mùa đông lạnh giá. 
  • Giữ ấm bàn chân: Đây là vị trí dễ bị nhiễm lạnh nhất và cũng nhạy cảm với nhiệt độ nhất. Mẹ lưu ý giữ ấm chân con vào mùa đông cho bé bằng việc luôn đeo bao chân và đắp chăn kín chân khi ngủ. 
Tay chân là những bộ phận dễ lạnh cần được chú trọng giữ ấm vào mùa đông
Tay chân là những bộ phận dễ lạnh cần được chú trọng giữ ấm vào mùa đông

2 – Thoáng phần đầu – để đầu bé được thông thoáng

Khi ra ngoài, mẹ nên đội mũ cho bé để giữ ấm phần đầu khỏi không khí lạnh. Khi ở trong phòng ấm, mẹ chỉ nên che thóp bé, để phần đỉnh đầu tiếp xúc với không khí giúp thoát nhiệt tốt hơn.

3.2. 4 lớp mỏng hơn 1 lớp dày

Giữa một lớp áo dày dặn và nhiều lớp áo mỏng, nhiều lớp áo mỏng sẽ giúp giữ nhiệt tốt hơn, che chắn gió và ngăn nhiệt độ bên ngoài tác động đến cơ thể bé. Mặc đan xen nhiều lớp áo mỏng giúp bé cử động dễ dàng và thoải mái hơn so với một chiếc áo khoác dày cộp. 

Ngoài ra, việc mặc chồng nhiều lớp áo còn giúp mẹ cởi bớt hoặc mặc thêm áo cho bé linh hoạt theo nhiệt độ từng nơi con đến. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không mặc quá 4 lớp, tránh trường hợp “bó giò” khiến bé khó vận động

Nhiều lớp áo mỏng giữ ấm tốt hơn 1 lớp áo dày 
Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo thời tiết mùa đông nhiều lớp sẽ ấm hơn 1 lớp dày

3.3. Mặc cho con thêm 1 lớp

Để áp dụng phương pháp mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo thời tiết này, mẹ hãy mặc cho bé giống như cách mẹ mặc cho bản thân mình và cộng thêm 1 lớp áo. Ví dụ nếu mẹ mặc 1 áo thun và 1 chiếc áo khoác mỏng bên ngoài thì mẹ cần chuẩn bị cho bé 2 chiếc áo thun bên trong cộng thêm 1 chiếc áo khoác mỏng bên ngoài. Và thế là xong, thật đơn giản đúng không mẹ!

phương pháp mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo thời tiết

3.4. Tránh mặc ấm quá khiến con dễ bị cảm lạnh

Nhiều mẹ vì quá lo lắng con sẽ bị lạnh mà cố gắng mặc càng nhiều áo càng tốt, vô tình làm mồ hôi thấm ngược khiến bé cảm lạnh. Vào mùa đông, mẹ thường xuyên kiểm tra tay chân con trước khi quyết định mặc thêm áo cho bé hay không nhé. Nếu tay chân bé ấm áp, không toát mồ hôi tay, chân, chứng tỏ thân nhiệt đang ở mức bình thường, mẹ không cần mặc thêm áo cho bé đâu ạ.

Mặc cho bé quá ấm có thể khiến cơ thể tích tụ mồ hôi và thấm ngược vào trong gây cảm lạnh
Mặc cho bé quá ấm có thể khiến cơ thể tích tụ mồ hôi và thấm ngược vào trong gây cảm lạnh

Thảo khảo một số mẫu quần áo mặc mùa đông cho bé siêu cưng: 

mẫu quần áo mặc mùa đông cho bé siêu cưng
Mẫu áo liền quần cho bé mặc mùa đông được rất nhiều mẹ lựa chọn bởi sự tiện lợi
Với mẫu quần áo mặc cho bé sơ sinh vào mùa đông này mẹ có thể sử dụng khi mang bé ra ngoài dạo chơi
Với mẫu quần áo mặc cho bé sơ sinh vào mùa đông này mẹ có thể sử dụng khi mang bé ra ngoài dạo chơi
Mẫu quần áo này mẹ chỉ nên mặc cho bé khi ở trong nhà, tạo cho bé sự thoải mái vui chơi mà vẫn giữ ấm được cơ thể
Mẫu quần áo này mẹ chỉ nên mặc cho bé khi ở trong nhà, tạo cho bé sự thoải mái vui chơi mà vẫn giữ ấm được cơ thể
Mẫu áo khoác len cho bé gái mặc mùa đông cưng xỉu luôn
Mẫu áo khoác len cho bé gái mặc mùa đông cưng xỉu luôn
Các bộ áo liền quần dạng lông này được các mẹ lựa chọn nhất năm 2022
Các bộ áo liền quần dạng lông này được các mẹ lựa chọn nhất năm 2022
Thêm cho mẹ lựa chọn về áo liền quần dạng lông cho bé mặc mùa đông cực ấm
Thêm cho mẹ lựa chọn về áo liền quần dạng lông cho bé mặc mùa đông cực ấm
Mẹ có thể chọn cho bé các mẫu áo tay dài có độ dày vừa phải vừa có thể mặc ở nhà vừa là áo mặc bên trong khi ra ngoài rất tiện lợi
Mẹ có thể chọn cho bé các mẫu áo tay dài có độ dày vừa phải vừa có thể mặc ở nhà vừa là áo mặc bên trong khi ra ngoài rất tiện lợi

4. 2 Mẹo mặc quần áo cho trẻ sơ sinh mùa thu vừa thoáng vừa ấm

4.1. Mặc quần áo vừa đủ ấm và dễ thấm hút mồ hôi

Thời tiết mùa thu vừa hơi se lạnh vừa rất dễ làm bé đổ mồ hôi khi hoạt động vui chơi, lăn lộn, bò, trườn. Chất liệu quần áo cho trẻ sơ sinh mùa thu tốt nhất mẹ nên chọn là vải cotton vừa mềm mại, bé dễ cử động, không cảm thấy quá nóng hay lạnh.

Mẹ cũng đừng quá lo lắng sợ con lạnh mà mặc quá nhiều quần áo cho bé, vì nếu mặc quá nhiều trẻ không thoát được mồ hồi, tích tụ trên da làm tăng nguy cơ bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng về da khác.

Mặc quần áo vừa đủ ấm và dễ thấm hút mồ hôi

4.2. Mặc ấm buổi sáng và chiều tối, mát vào buổi trưa

Thời tiết mùa thu có nhiệt độ thay đổi khá nhiều trong một ngày, thường sẽ se lạnh vào sáng sớm và chiều tối, lạnh về đêm và nóng ấm vào buổi trưa. Vì thế, mẹ cũng cần lựa mặc quần áo cho trẻ sơ sinh mùa thu theo từng thời điểm khác nhau trong ngày.

Mẹ nên mặc áo dài tay ấm cho bé vào buổi sáng và chiều tối vì ở thời tiết mùa thu lúc này sẽ bắt đầu lạnh hơn, và mặc quần áo cho trẻ sơ sinh mát hơn vào buổi trưa. Để biết khi nào bé cần mặc thêm áo, mẹ có thể quan sát và sờ chân tay bé. Nếu chân tay bé lạnh thì nên mặc thêm áo, còn nếu ấm thì không cần đâu ạ.

Mặc ấm buổi sáng và chiều tối, mát vào buổi trưa

5. Một số công thức mặc quần áo cho trẻ sơ sinh

5.1. Điều chỉnh chất liệu trang phục

Vào mùa nóng, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao khiến bé sơ sinh rất dễ đổ mồ hôi. Mẹ ưu tiên quần áo làm từ chất liệu sợi tự nhiên, mát, mỏng, có khả năng thấm hút mồ hôi như cotton hoặc vải pha trộn giữa cotton và spandex, hoặc muslin, vừa thoáng mát, vừa mềm mại với da con. Ngoài ra, vải lụa hoặc vải sợi tre cũng là chất liệu được mẹ bỉm cực ưng bụng. 

Ngược lại, khi trời trở đông với những cơn gió lạnh và nhiệt độ hạ rất thấp, làn da mỏng manh của bé con lại rất dễ nhiễm lạnh. Quần áo với chất liệu dày dặn có khả năng giữ nhiệt tốt như lông cừu, nỉ hoặc len là lựa chọn lý tưởng nhất bởi kết cấu mềm mại, không gây ngứa ngáy và có tác dụng giữ ấm cơ thể. 

Mùa hè mẹ ưu tiên mặc cho bé những đồ có chất liệu mát thấm hút mồ hôi, mùa đông ưu tiên những sản phẩm dày dặn, kết cấu mềm mại và giữ nhiệt tốt
Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo thời tiết mùa hè mẹ nên ưu tiên đồ có chất liệu thấm hút mồ hôi đây là nguyên tắc mặc quần áo cho trẻ sơ sinh mẹ không thể bỏ qua đấy ạ

5.2. Thay đổi màu sắc trang phục theo thời tiết

Màu sắc của quần áo là yếu tố tưởng chừng không quan trọng nên rất nhiều mẹ bỉm không chú ý đến. Những tông màu sáng dịu mắt như trắng, xanh nhạt, be… phù hợp với thời tiết mùa hè, ít hấp thụ nhiệt hơn, hạn chế đổ mồ hôi, rôm sảy do nóng. Ngược lại, các màu sặc sỡ  như đỏ, tím, vàng, cam… là những màu sắc dễ hấp thu nhiệt, phù hợp cho mùa đông lạnh giá, là một trong các quy tắc mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa hè đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng để ý. 

Ngoài ra, mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa hè mẹ nên tránh chọn những tông màu quá đậm, màu sắc không tự nhiên vì những sản phẩm này thường chứa nồng độ thuốc nhuộm cao hơn, rất dễ gây kích ứng trên da bé, hoặc phai màu trong khi giặt đồ.

Gam màu sáng như trắng, xanh hấp thụ nhiệt kém nên mặc mùa hè sẽ bớt nóng
Gam màu sáng như trắng, xanh hấp thụ nhiệt kém nên mặc mùa hè sẽ bớt nóng

5.3. Mặc quần áo có kích cỡ lớn hơn bình thường

  • Với áo cộc tay, thun mỏng, áo lót và áo body: Mẹ chọn cỡ rộng hơn khoảng 0.5 size so với size chuẩn của bé, giúp da bé thoáng mát, không bị bí bách, tiết mồ hôi trong mùa hè, đồng thời giúp bé hoạt động thoải mái hơn trong mùa đông.
  • Đối với áo khoác, áo phao: Mẹ nên mua cỡ áo lớn hơn 1 size so với cỡ thực bởi mặc được cho bé nhiều lớp áo giúp chống lạnh trong mùa đông. Một chiếc áo khoác ngoài rộng rãi là lựa chọn lý tưởng, vừa vặn ngay cả khi mẹ mặc cho bé nhiều lớp áo bên trong, vừa đảm bảo con không bị cộm hay chật chội.
Size áo rộng hơn một chút vừa giúp bé hoạt động dễ dàng lại vừa dễ mặc kết hợp với những loại áo khác khi cần 
Size áo rộng hơn một chút vừa giúp bé hoạt động dễ dàng lại vừa dễ mặc kết hợp với những loại áo khác khi cần

Đến đây mẹ đã nằm lòng các quy tắc mặc quần áo cho trẻ sơ sinh theo nhiệt độ đúng chuẩn chưa ạ? Hy vọng những chia sẻ cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh trên sẽ giúp mẹ tự tin trong việc chọn đồ mặc cho bé bất kể trời nóng hay lạnh. Nếu mẹ có thêm mẹo nào hay nguyên tắc mặc quần áo cho trẻ sơ sinh hay ho nào, đừng ngại chia sẻ dưới bình luận để các mẹ bỉm khác cùng học tập nhé!

Xem thêm: Có nên mặc quần áo cộc cho trẻ sơ sinh? 2 Quy tắc cần nhớ

Thời tiết khô hanh khiến làn da nhạy cảm của bé dễ bị khô căng, nứt nẻ, thậm chí nhiễm khuẩn. Mẹ băn khoăn không biết chăm sóc thế nào để con khoẻ mạnh, da mịn màng. Bí quyết cho mẹ đây ạ! Với 8 lưu ý và 5 mẹo đến từ chuyên gia, mẹ sẽ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô khoa học ngay thôi!

Nắm vững tuyệt chiêu chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô giúp bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt
Nắm vững tuyệt chiêu chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô giúp bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển tốt

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô

Thời tiết hanh khô, độ ẩm không khí thấp khiến da bé mất nước, nứt nẻ. Do đó, mẹ cần chú ý giữ vệ sinh da, đảm bảo độ ẩm cần thiết và tăng cường dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho bé. 

1.1. Tránh dùng nước quá nóng cho bé

Tháng 11 và tháng 12 thời tiết chuyển hanh khô và rét, những lúc tắm cho bé, mẹ nào cũng sợ con bị lạnh. Với tâm lý đó, một số mẹ pha nước tắm nóng hơn một chút vì nghĩ như vậy sẽ tránh cảm lạnh cho con. Nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai mẹ ạ! Nước nóng trên 45 độ C khiến da mất đi độ ẩm và lớp dầu tự nhiên, dễ bị khô, bé dễ gặp các vấn đề về da hơn. 

Do đó, dù là mùa lạnh hay mùa nóng, mẹ chỉ nên tắm cho con ở nhiệt độ nước khoảng 35 – 38 độ C. Nhiệt độ này phù hợp với thân nhiệt của con, không khiến con bị nóng quá hay lạnh quá đâu ạ! 

Lưu ý nhỏ cho mẹ:

  • Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm: Mùa lạnh, tay mẹ cũng lạnh hơn, nếu mẹ dùng tay để thử nhiệt độ nước tắm thì rất dễ cảm nhận sai về nhiệt độ. Tốt nhất, mẹ sử dụng nhiệt kế để đo chính xác nhiệt độ nước tắm cho con. 
  • Thời gian tắm không quá 5 phút: Tắm lâu hơn thời gian này con rất dễ bị nhiễm lạnh đấy mẹ ạ!
Tránh dùng nước quá nóng tắm cho trẻ
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô cần tránh tắm nước quá nóng chỉ nên tắm nước ấm

1.2. Đảm bảo độ ẩm không khí trong nhà

Lý do da bé dễ bị mất nước vào mùa hanh khô là do môi trường bên ngoài quá khô hanh (20 – 30%). Do đó, để da bé không bị mất nước, khô, mẹ cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà ở mức  40 – 50%. Một vài cách giữ độ ẩm trong nhà cho mẹ:

  • Sử dụng thiết bị tạo độ ẩm như máy xông hơi nước.
  • Mẹ bật điều hòa ấm cho con, đừng quên đặt chậu nước sạch giúp cân bằng độ ẩm trong phòng.
Duy trì độ ẩm trong phòng trong khoảng 40 - 50%
Duy trì độ ẩm trong phòng trong khoảng 40 – 50% rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô

1.3. Cho bé mặc quần áo chất liệu mềm mại, thoáng mát

Những ngày hanh khô gió về, mẹ sợ bé lạnh nên mặc nhiều lớp áo dày cho con. Tuy nhiên, quần áo quá dày thường bí bách, khiến da con không được trao đổi không khí với bên ngoài, dễ bị hầm bí, nóng bức khiến con toát mồ hôi, nhiễm lạnh ngược đó mẹ ạ! 

Do đó, khi chọn quần áo mùa lạnh cho con, mẹ ưu tiên chọn chất liệu vải cotton mềm mại, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, thay vì mặc cho con 1 – 2 lớp áo dày cộp, mẹ mặc 2 lớp áo mỏng bên trong, 1 lớp áo dày hơn bên ngoài, như vậy con vẫn đủ ấm mà không bị bí bách đâu ạ.

Lưu ý cho mẹ: Với quần áo con mặc hàng ngày, mẹ không giặt bằng nước giặt xả người lớn vì chứa nhiều chất lưu hương hoá học, chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng da. Mẹ chọn nước giặt xả chuyên dụng cho bé, ưu tiên thành phần thiên nhiên để lành tính nhất với da con. 

Nước giặt xả chuyên dụng sẽ an toàn nhất với da con mẹ nhé!
Nước giặt xả chuyên dụng sẽ an toàn nhất với da con mẹ nhé!

1.4. Hạn chế cho bé ra ngoài, đặc biệt là những nơi bụi bặm

Thời tiết hanh khô, không gian bên ngoài chứa rất nhiều bụi bặm đồng thời độ ẩm cũng thấp hơn trong nhà. Vì vậy, mẹ hạn chế cho bé ra khỏi nhà để tránh các tổn thương da hoặc các bệnh về đường hô hấp.

Nếu có việc cần thiết phải cho bé ra ngoài, mẹ nhớ dùng mũ có màn chắn bụi, sau khi về nhà thì vệ sinh mắt, mũi cẩn thận cho con mẹ nhé!

Hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà, đặc biệt là những nơi bụi bặm
Hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà, đặc biệt là những nơi bụi bặm

1.5. Cho bé uống nhiều nước

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, giúp duy trì độ ẩm cho da, nhất là trong thời tiết hanh khô. Trong sữa mẹ, nước chiếm phần lớn (80%). Vì vậy với trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ chính là cách bổ sung nước tốt nhất. Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, ít nhất 8 – 12 lần mỗi ngày. 

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé uống nước để ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh nước lọc, mẹ cho bé uống thêm nước hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất mẹ nhé!

Sữa mẹ là nguồn cung cấp nước cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là nguồn cung cấp nước cho trẻ sơ sinh

1.6. Tăng cường rau quả giàu vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin, khoáng chất không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp da bé khỏe mạnh, hồng hào, hạn chế tình trạng khô da. 

  • Nếu bé đang bú mẹ: Để sữa mẹ cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất cho bé, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng như cam, ổi, kiwi, đu đủ, dâu tây…
  • Nếu bé đã biết ăn dặm: Mẹ cho bé dùng nước ép trái cây để bổ sung thêm vitamin, khoáng chất. Nên nhớ phải pha loãng nước trái cây theo tỷ lệ 1:10 (1 phần nước ép, 10 phần nước lọc) để con dễ uống hơn mẹ nhé!
Tăng cường các loại rau quả giàu vitamin, khoáng chất
Tăng cường các loại rau quả giàu vitamin, khoáng chất

1.7. Giữ da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng

Giữ da bé sạch sẽ, khô thoáng là việc làm cần thiết không chỉ ở mùa hanh khô đâu ạ. Nếu da bé không sạch sẽ, các vi khuẩn sẽ phát triển nhanh làm phá vỡ hàng rào bảo vệ, xâm nhập vào trong gây viêm da. Mẹ lưu ý một số điều sau:

  • Tắm cho bé hàng ngày hoặc cách ngày bằng sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé sơ sinh, thành phần tự nhiên để an toàn, lành tính nhất với da con. 
  • Khoảng 2h/lần mẹ kiểm tra xem áo trong của bé có ướt không, bé có bị toát mồ hôi lưng hay không. Nếu có, mẹ lau khô lưng, thay áo trong và mặc ít áo hơn cho con vì con đang nóng đấy ạ!
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà ở, chăn, ga, gối, đệm, đồ chơi của bé 1 tuần/lần để tránh vi khuẩn tích tụ, tấn công da con. 
Mẹ chọn sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé sơ sinh có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất nhé!
Mẹ chọn sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho bé sơ sinh có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất nhé!

1.8. Dưỡng ẩm cho da bé mỗi ngày

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô bên cạnh việc làm sạch da cho bé, mẹ đừng quên dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày để da con mịn màng nhé! Một số lưu ý khi dùng kem dưỡng ẩm cho bé:

  • Chọn sản phẩm chuyên dụng cho bé sơ sinh, ưu tiên loại có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính. Mẹ tuyệt đối không dùng kem dưỡng ẩm của người lớn thoa cho bé vì da bé rất nhạy cảm, dễ dị ứng, mẩn đỏ. 
  • Nên thoa kem khi bé mới tắm xong để kem thẩm thấu tốt nhất vào da.
Mẹ nên dùng dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày vào mùa hanh khô
Mẹ nên dùng dưỡng ẩm cho bé mỗi ngày vào mùa hanh khô

2. Các vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh mùa hanh khô và dấu hiệu nhận biết

Thời tiết hanh khô, nếu mẹ không duy trì tốt độ ẩm của da, bé sẽ gặp các vấn đề về da như nẻ, chàm sữa, hăm tã, vảy nến… Dưới đây là một số mẹo phòng tránh, mẹ theo dõi nhé!

2.1. Chàm sữa

Chàm sữa là tình trạng viêm da mãn tính, không lây thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ có cơ địa dị ứng. Thời tiết hanh khô là yếu tố kích thích làm tình trạng chàm sữa của trẻ nặng hơn.

Biểu hiện: Lúc đầu chàm sữa chỉ là vết mẩn đỏ, sau đó thành mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu… thường xuất hiện ở mặt, hai bên má có thể lan ra toàn thân mình.

Cách phòng tránh:

  • Vệ sinh vùng mặt, miệng sau mỗi lần trẻ bú sữa.
  • Không cho bé tắm quá lâu với xà phòng, sữa tắm. Nên dùng sữa tắm dành riêng cho bé.
  • Không cho trẻ mặc những loại quần áo làm bằng len, hoặc sợi tổng hợp thô rát, không thấm hút mồ hôi.
Chàm sữa là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là vào mùa hanh khô
Chàm sữa là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhất là vào mùa hanh khô

2.2. Hăm tã

Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Da trẻ sơ sinh nhạy cảm kết hợp với thời tiết hanh khô khiến hăm tã trở thành vấn đề quen thuộc ở bé sơ sinh trong giai đoạn mang tã.

Biểu hiện: Da vùng mặc tã ửng đỏ, sáng bóng, sưng phồng,chạm vào thấy nóng.

Cách phòng tránh: 

  • Vệ sinh vùng mông, bẹn sạch sẽ cho sau mỗi lần trẻ đi tiêu, đi tiểu.
  • Thay tã cho trẻ thường xuyên.
  • Rửa tay sạch trước và sau khi thay tã cho bé.
  • Dùng loại tã lót ít hóa chất.
Biểu hiện thường thấy khi bé bị hăm tã
Biểu hiện thường thấy khi bé bị hăm tã

2.3. Nẻ

Da bé sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm do lớp thượng bì, tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện, chưa có lớp bã nhờn. Mùa hanh khô lại càng khiến da trẻ bị mất nước, gây nên tình trạng nẻ, đặc biệt là ở má.

Biểu hiện: Hai bên má hồng, bong tróc da, ngứa ngáy, khó chịu khiến trẻ có xu hướng dùng tay chà vào má.

Cách phòng tránh: 

  • Tăng cữ bú giúp làn da trẻ có đủ lượng nước cần thiết.
  • Dùng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ.
  • Không tắm cho trẻ bằng nước quá nóng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
Thời tiết hanh khô khiến bé rất dễ bị nẻ
Thời tiết hanh khô khiến bé rất dễ bị nẻ

2.4. Ngứa do khô, lạnh

Thời tiết khô, lạnh làm da bé rất dễ mất nước, khô và yếu đi, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm, ngứa da bé. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bé gãi, Nếu bé gãi nhiều sẽ làm tăng sự xâm nhập của vi khuẩn làm cho tình trạng ngứa ngày càng lan rộng.

Cách phòng tránh:

  • Giữ ẩm cho trẻ bằng cách dùng máy tạo độ ẩm trong phòng bé, dùng kem dưỡng ẩm. 
  • Vệ sinh da sạch sẽ.
  • Không chà sát mạnh lên da trẻ.
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
Làn da mỏng manh khiến trẻ rất dễ bị ngứa khi thời tiết khô hanh
Làn da mỏng manh khiến trẻ rất dễ bị ngứa khi thời tiết khô hanh

2.5. Vảy nến

Vảy nến là tình trạng viêm mạn tính ở da do đẩy nhanh quá trình phát triển các tế bào da mới khiến cho các tế bào da cũ, da mới không kịp thay thế nhau mà dồn đọng lại tạo thành mảng dày. Bệnh thường xuất hiện trên các tổn thương da cũ như chàm, nẻ, viêm da…

Biểu hiện: Mảng da đỏ có vảy trắng phủ lên bề mặt, dễ bong, trẻ quấy khóc do ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh tiến triển dai dẳng, có thể gây biến chứng viêm, biến dạng khớp xương.

Cách phòng tránh:

  • Giữ vệ sinh thân thể bé sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Bú mẹ để tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng khô da.
Vảy nến khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu
Vảy nến khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu

Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!

Bộ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh Destiny Box
Destiny Box gồm 14 + 3 sản phẩm chuẩn mềm mại chuẩn yêu thương từ Mamamy x Chaang.

Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”. 

Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical voucher trị giá 200k đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!

3. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô

3.1. Trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc có nguy hiểm không?

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bị bong tróc có thể vừa là tình trạng sinh lý bình thường, hoặc là dấu hiệu của một số bệnh về da như bệnh chàm, bệnh vảy nến. Hai bệnh này tuy hay gặp ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu nhưng không nguy hiểm.

Để cải thiện tình trạng da khô, bong tróc, mẹ cần duy trì độ ẩm của da bé bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, không tắm nước quá nóng… cho bé.

3.2. Da trẻ bị khô là thiếu chất gì?

Nguyên nhân của việc da trẻ bị khô là do thiếu vitamin A. Vitamin A cần thiết cho việc bảo vệ sự toàn vẹn của tổ chức biểu mô ở da. Khi trẻ thiếu vitamin A, tuyến nhờn ở da kém hoạt động khiến cho da bị khô, ngứa, xù xì, tróc vảy.

Với trẻ sơ sinh, bú mẹ là việc bổ sung vitamin A hiệu quả nhất. Do đó, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A như: gan động vật, các loại cá béo như cá thu, cá trích, thịt bò, sữa, các loại rau quả có màu vàng hoặc xanh đậm: cà rốt, khoai lang, gấc, đu đủ, rau ngót, rau mồng tơi…

Thiếu vitamin A khiến cho da trẻ khô, bong tróc
Thiếu vitamin A khiến cho da trẻ khô, bong tróc

Như vậy qua bài viết trên đây, chắc hẳn mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hanh khô rồi. Hãy áp dụng các cách trên để bé yêu luôn mạnh khỏe và phát triển tốt mẹ nhé! Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp nhé mẹ.

Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều không chịu ngủ khiến cha mẹ lo lắng. Nhất là với cha mẹ “tập đầu”, hẳn sẽ vô cùng lúng túng. Có một số lí do khiến trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ trong 12 tháng đầu đời. Cùng với 9 mẹo giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ hãy đọc bài viết dưới này nhé!

Một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc nhiều không chịu ngủ hiệu quả
Một số mẹo chữa trẻ hay quấy khóc nhiều không chịu ngủ hiệu quả

1. Những điều thú vị về giấc ngủ của bé

Nắm bắt được những đặc điểm trong giấc ngủ của bé, mẹ sẽ hiểu được việc bé sơ sinh quấy khóc khó ngủ sẽ gây nên những ảnh hưởng như thế nào. Trung bình mỗi ngày, bé ngủ từ 18 đến 20 giờ. Có thể dao động từ 15 đến 21 giờ.

Thời gian trung bình cho mỗi giấc ngủ cũng rất thay đổi. Trung bình, bé ngủ từ 30 đến 180 phút cho mỗi giấc. Con số này có thể kéo dài đến tận 5 – 10 giờ cho một giấc ngủ. Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia, đôi khi mẹ phải đánh thức bé dậy để cho bé bú. 

Do chưa phân biệt được ngày và đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt và ban ngày và thức giấc vào ban đêm. Nhiều mẹ sẽ lo lắng về tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đêm. Bé sẽ ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm.

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do chưa phân biệt ngày hay đêm
Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do chưa phân biệt ngày hay đêm

Một số đặc điểm thú vị về giấc ngủ của bé:

  • Trẻ ngủ trung bình 4 – 5 giấc mỗi ngày.
  • Thời gian trẻ sơ sinh thức để bú dao động từ 30 đến 45 phút.
  • Mẹ nên bật đèn sáng hoặc kéo rèm cửa cho có ánh nắng khi trẻ thức. Đồng thời nên tắt đèn và che bớt nắng khi trẻ ngủ.
  • Chu kỳ thức – ngủ của trẻ chưa ổn định. Thế nên nếu thấy bé ngủ quá 2,5 giờ thì nên đánh thức bé dậy. Qua giai đoạn sơ sinh thì trẻ tự biết thức khi đói và ngủ khi no.

Xem thêm: Mọi điều về giấc ngủ mẹ cần biết để giúp bé ngủ ngon hơn.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc đêm khó ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc, khó ngủ thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau. 

Vì sao trẻ khó ngủ vào ban đêm, mẹ có biết không?
Vì sao trẻ khó ngủ vào ban đêm, mẹ có biết không?

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Giấc ngủ của bé được chia làm hai giai đoạn. Đó là giấc ngủ REMNON – REM. Ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ hai loại giấc ngủ này tương đương nhau (khoảng 50%).

Chính vì giấc ngủ REM ở bé nhiều hơn người bình thường nên bé cũng dễ dàng tỉnh giấc hơn. Ngoài ra, bú quá no hoặc chưa đủ no cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc đêm. Khi bé lớn hơn, vận động vào ban ngày tăng do bé đã biết bò, biết đi,… cũng khiến bé sơ sinh khó ngủ.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ. Ví dụ các bệnh thuộc hệ hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, các bệnh lý bẩm sinh,…  Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chúng có thể cản trở sự phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc  khác, có thể do bé bị thiếu chất. Bắt nguồn từ chế độ ăn uống của mẹ khiến nguồn sữa nuôi dưỡng bé không đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Chính vì vậy, khi bú mẹ, bé sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Các chất bị thiếu làm cho trẻ khó ngủ bao gồm: Canxi, vitamin D, kẽm, sắt, đồng, selen, các acid amin,…

2.3. Các nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm

Ngoài nguyên nhân về sinh lý, bệnh lý còn một số nguyên nhân khác khiến bé sơ sinh quấy khóc khó ngủ bao gồm:

  • Bé mặc phải loại tã ẩm ướt, nóng nực, gây hăm tã, khó chịu cho bé
  • Môi trường nơi bé ngủ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Bé bú không đủ lượng sữa cần thiết. Trẻ sơ sinh khó ngủ quấy khóc về đêm do đói.
  • Ánh sáng nơi bé ngủ chưa được điều chỉnh thích hợp. Ví dụ mẹ không che bớt ánh nắng hoặc bật đèn quá sáng.
  • Không gian nơi bé ngủ không yên tĩnh. Điều này khiến trẻ sơ sinh dễ thức giấc quấy khóc về đêm.

Gợi ý mẹ bỉm đóng xuyên đêm tới 12 tiếng giúp bé và bé ngủ ngon cùng nhau nhé!

3. Các vấn đề giấc ngủ của trẻ sơ sinh từng tháng tuổi

3.1. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi

Ở giai đoạn sơ sinh, bé ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày. Bé thức dậy thường xuyên để bú cả ngày lẫn đêm. Bé 1 tháng tuổi ngủ khoảng 14 đến 18 giờ mỗi ngày. Trong đó gồm 4 đến 9 giờ vào ban đêm và 7 đến 9 giờ những giấc ngủ ngắn trong ngày. 

Bé 1 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ do cần bú cả ngày lẫn đêm
Bé 1 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ do cần bú cả ngày lẫn đêm

Xem thêm: Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ 

1 – Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ khi nằm ngửa

Trẻ sơ sinh khó ngủ khi nằm ngửa. Bé thực sự cảm thấy an toàn hơn khi nằm úp để ngủ. Tuy nhiên, tư thế ngủ này có liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh – Sudden infant death syndrome (SIDS) cao hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên cha mẹ luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ.

Giải pháp

Nếu bé không chịu nằm ngửa, mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Nhiều khả năng là bé không cảm thấy an toàn khi nằm như vậy. Với lý do này, mẹ có thể quấn tã và bế cho bé ngủ. Thường xuyên để bé ngủ với tư thế nằm ngửa sẽ giúp bé quen với tư thế này.

2 – Em bé quấy khóc do ngủ ngày thức đêm

Đây là vấn đề của nhiều trẻ sơ sinh: bé thường ngủ cả ngày và sau đó thức suốt đêm. Đôi khi, trẻ sơ sinh hay khóc vào đêm cũng vì lý do này.

Giải pháp

Thời lượng bé ngủ ngày và đêm sẽ dần được điều chỉnh. Tuy nhiên, mẹ có thể đẩy nhanh quá trình giúp bé thay đổi lượng thời gian ngủ ngày và đêm. Ví dụ giới hạn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày khoảng 3 tiếng. Hoặc tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa ngày và đêm. Như giữ phòng bé tối khi bé ngủ và tránh bật TV khi cho bé ăn đêm).

3.2. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé ngủ và thức dậy vào khung thời gian rõ rệt hơn:

  • 3 – 4 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và sau đó thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm.
  • Bé 2 tháng tuổi nên có tổng cộng 12 – 16 giờ mỗi ngày. Bao gồm 4 – 8 tiếng ban ngày và 8 – 10 tiếng ban đêm.
  • Đến 3 tháng tuổi, bé nên ngủ khoảng 9 – 10 giờ ban đêm và một vài giấc ngủ ngắn (kéo dài 1,5 – 2 tiếng mỗi giấc) vào ban ngày.
Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ nếu không được ngủ đủ giấc và đúng giờ
Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc khó ngủ nếu không được ngủ đủ giấc và đúng giờ

1 – Hồi quy giấc ngủ

Đây là một thuật ngữ để nói về thời điểm bé gặp rối loạn về giấc ngủ. Bé thường thức dậy nhiều lần trong đêm. Giấc ngủ ban ngày thay đổi: thời gian mỗi giấc ít hơn hoặc số lượng giấc ngủ trong ngày thay đổi. Hồi quy giấc ngủ xảy ra ở các giai đoạn độ tuổi khác nhau:

  • 3-5 tháng
  • 8-10 tháng
  • 12 tháng
  • 18 tháng
  • 24 tháng

Giải pháp

Để tránh trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều ban đêm mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ bắt đầu bằng những câu chuyện kể, cái ôm. Bên cạnh đó, hãy để bé ngủ đủ giấc vào ban ngày để bù cho giấc ngủ bị mất vào ban đêm.

Vì đêm bé mất ngủ sẽ khiến bé khó chịu hơn. Khi đó cả mẹ và bé đều mệt mỏi, thiếu ngủ. Hồi quy giấc ngủ chỉ là tình trạng tạm thời. Qua tình trạng này, giấc ngủ của bé sẽ ổn định trở lại.

2 – Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm do cho ăn muộn

Hầu hết trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi vẫn cần ăn 1-2 lần vào ban đêm. Do đó, nếu ăn đêm muộn hoặc ăn quá no trước khi ngủ có thể khiến bé khó ngủ hơn.

Giải pháp

Mẹ có thể giảm số lần cho bé bú đêm muộn bằng cách kéo dài thời gian giữa các lần. Mẹ cũng cần đảm bảo ban ngày bé ăn đủ có như vậy,  giấc ngủ buổi đêm của em bé sẽ ngon hơn, không quấy khóc. 

3 – Bé quấy khóc khó ngủ do mọc răng

Nếu bé có dấu hiệu mọc răng như chảy nước dãi, cắn, quấy khóc và khó chịu thì cũng có thể khiến bé thức dậy vào ban đêm. Các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến mọc răng có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé. Mộc số trẻ mọc răng từ lúc 2-3 tháng tuổi. Trong khi có những bé gần 1 tuổi mới mọc răng.

Giải pháp

Mẹ có thể đưa cho bé gặm nướu để giúp bé thoải mái hơn, hoặc vỗ về, hát ru cho bé. Nếu mọc răng làm bé đau cả đêm, mẹ hãy hỏi bác sĩ nhi khoa nhé.

Xem thêm: Các vấn đề về giấc ngủ của bé

3.3. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4- 5 tháng tuổi

Đến 4 tháng tuổi, bé nên ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày. Trong đó 3-4 giờ chia thành 2-3 giấc ngủ ngắn ban ngày và 10-11 giờ vào ban đêm. Khi bé gần 6 tháng tuổi, bé nên ngủ 9-11 giờ vào ban đêm và 2 giấc ngủ ngắn hơn vào ban ngày.

Bé hay khó ngủ về đêm là do ngủ ngày quá nhiều
Bé hay khó ngủ về đêm là do ngủ ngày quá nhiều

1 – Thay đổi thói quen ngủ

khi bé lớn hơn, bé ngủ ít hơn. Nếu bé hài lòng với lịch trình thay đổi giấc ngủ và ngủ ngon vào ban đêm, mẹ hãy duy trì lịch trình ngủ này cho bé. Còn nếu bé ngủ trưa ít hơn nhưng quấy khóc nhiều hơn hoặc khó ngủ vào ban đêm, có lẽ bé cần ngủ trưa để đỡ bị thiếu ngủ.

Giải pháp

Mẹ hãy giúp bé dễ ngủ hơn bằng cách kể chuyện cho bé, mở chút nhạc yên tĩnh, hoặc mát xa cho bé. Có thể bé cần nhiều thời gian hơn để quen với thói quen ngủ mới nên mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

3.4. Vấn đề về giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi trở lên

1 – Không ngủ một mình

Hầu như tất cả mọi người thức dậy một vài lần trong đêm, người lớn và trẻ nhỏ đều giống nhau. Thói quen ngủ tốt phụ thuộc vào việc biết cách ngủ lại khi ngủ một mình. Đây là một kỹ năng bé cần học. Nếu bé vẫn đánh thức mẹ dậy cho ăn nửa đêm và rúc vào mẹ lúc 6 tháng tuổi, mẹ có thể luyện ngủ cho bé.

Giải pháp

Mẹ hãy luyện thói quen đi ngủ cho bé. Nếu bé quen với việc phải bú mẹ mới ngủ, hãy cho bé ăn lần cuối trước 30 phút khi đi ngủ (ngủ trưa hoặc ngủ đêm). Sau đó, khi bé buồn ngủ nhưng chưa ngủ, mẹ hãy bế bé và đặt bé vào cũi. Chắc chắn lúc đầu bé sẽ quấy khóc, nhưng mẹ hãy để bé có cơ hội để luyện ngủ. Một khi bé tự học cách xoa dịu bản thân, như mút ngón tay hoặc núm ti giả, bé sẽ không cần mẹ khi đi ngủ nữa.

Phương pháp cry it out là gì?

Mẹ có thể áp dụng phương pháp luyện ngủ Cry It Out (CIO) cho bé. Đây là phương pháp rèn luyện giấc ngủ cho trẻ. Cry it out – để bé khóc, nghĩa là bố mẹ để cho bé khóc tự nhiên trong một khoảng thời gian cụ thể trước khi vỗ về, dỗ dành bé. CIO giúp bé tự học cách thôi quấy khóc rồi tự đi vào giấc ngủ.

Trước khi thực hiện phương pháp này, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ thật kỹ để áp dụng hợp lý và đúng cách nhé. Góc của mẹ sẽ có bài viết riêng về phương pháp này. Mẹ theo dõi thường xuyên trên Góc của mẹ để cập nhật thêm nhé.

2 – Thức dậy sớm

Đây cũng là vấn đề gặp phải khi bé được 6 tháng tuổi: bé thức dậy sớm hơn bình thường.

Giải pháp

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể dùng các cách để bé giúp bé ngủ sau khi thức dậy. Chẳng hạn như điều chỉnh lịch ngủ trưa, thử nghiệm các giờ đi ngủ khác nhau, làm cho phòng bé sáng hơn hoặc cách âm.

4. Trẻ sơ sinh khó ngủ phải làm sao?

Bé sơ sinh buồn ngủ nhưng không chịu ngủ?

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ ban ngày?

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ phải làm sao?

Trẻ khóc đêm không chịu ngủ. 

Tất cả các vấn đề này của mẹ sẽ được giải đáp bằng một số “bí kíp” giúp hạn chế tình trạng bé sơ sinh khó ngủ dành cho các mẹ dưới đây. 

4.1. Theo dõi thời gian thức giấc của bé

Việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều là theo dõi giấc ngủ của em bé
Việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều là theo dõi giấc ngủ của em bé

Có một số mẹ nghĩ rằng, trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày sẽ giúp cho giấc ngủ ban đêm của bé dài hơn. Nhưng điều này hoàn toàn không có cơ sở đâu mẹ nhé. Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên nhưng bé sơ sinh (0 – 3 tháng) thực sự không thể thức lâu hơn 45 phút – 1 giờ. Bé chỉ thức được nhiều nhất 2 giờ mà không bị mệt thôi. Và một khi bị mệt mỏi, trẻ sơ sinh khó ngủ hơn. Mẹ nên cho bé không gian và thời gian nghỉ ngơi đầy đủ. 

4.2. Tập cho bé thói quen thức dậy buổi sáng vào giờ nhất định

Bé sơ sinh thức khuya không chịu ngủ do chưa tập thói quen giấc ngủ
Bé sơ sinh thức khuya không chịu ngủ do chưa tập thói quen giấc ngủ

Nếu bé thức dậy trước 6 giờ sáng, mẹ hãy thử cho bé bú sữa và đung đua vỗ về bé trở lại giấc ngủ. Kể cả việc bé ngủ trong vòng tay của mẹ. Bắt đầu một ngày mới quá sớm có thể thiết lập một chu kỳ xấu trong ngày cho bé. Bé có thể thức giấc trong khoảng 6h30 – 7h30 sáng. 

Ngoài ra, mẹ cần thiết lập một thời khóa biểu cho bé. Giờ nào tắm, ngủ, bú sữa và phải thực hiện chính xác để đến giờ ngủ là bé sẽ ngủ. Buổi tối, trước khi đi ngủ mẹ nên lau người bé bằng nước ấm.

Massage nhẹ nhàng hoặc cho bé nghe nhạc êm dịu là một mẹo chữa trẻ hay quấy khóc nhiều hiệu quả mẹ nên áp dụng. Mẹ cũng cần lặp lại đúng theo trình tự này mỗi ngày để bé hình thành thói quen. Từ đó giúp bé hình thành nên đồng hồ sinh học, tạo thuận lợi cho việc ngủ. Hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đêm.

4.3. Thay tã, bỉm trước khi cho bé bú

Thay tã bỉm trước khi ngủ giúp trẻ sơ sinh quấy khóc có giấc ngủ ngon hơn
Thay tã bỉm trước khi ngủ giúp trẻ sơ sinh quấy khóc có giấc ngủ ngon hơn

Sau khi ăn, người lớn thường cảm thấy buồn ngủ và bé cũng vậy. Không có gì lạ khi bé có thể ngủ gật khi bú mẹ hoặc bú bình. Đôi khi, gián đoạn giấc ngủ của mẹ những lúc như vậy bằng việc thay tã có thể làm bé tỉnh giấc và khó ngủ lại. Khi đó, trẻ quấy khóc, khó ngủ hơn.

Vì vậy, mẹ nên thay tã cho bé trước khi cho bé bú để tận dụng phản xạ tự nhiên của bé. Đó là nhắm mắt và cảm thấy buồn ngủ sau khi đã bú no sữa.

Việc lựa chọn loại tã, bỉm phù hợp, thoải mái cũng đóng vai trò quan trọng duy trì giấc ngủ cho bé.

Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất cho bé

Mẹ cần lưu ý gì khi lựa chọn tã, bỉm cho bé

6 cách ngừa hăm tã cho bé mẹ cần biết

4.4. Hạn chế những kích thích từ môi trường bên ngoài

Bé ít ngủ hay quấy khóc có thể do phòng có nhiều ánh sáng, tiếng ồn
Bé ít ngủ hay quấy khóc có thể do phòng có nhiều ánh sáng, tiếng ồn

Mọi thứ đều mới lạ đối với bé. Vì vậy, bất kì một tác động nào đều có thể gây nên kích ứng cho bé, khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Mẹ nên hạn chế khách đến thăm nhà, hạn chế tối đa ánh sáng và âm thanh trong không gian phòng ngủ của bé. 

  • Thư giãn 5-10 phút cho bé trước khi chợp mắt và 15-20 phút trước khi đi ngủ
  • Xây dựng một số thói quen cho bé. Có thể bật nhạc nhẹ, hát một bài hát ru hay đơn giản là quấn tã trước khi ngủ.  Trẻ sơ sinh dễ hình thành thói quen và điều này có thể giúp báo hiệu rằng đã đến lúc cần nghỉ ngơi.
  • Không tổ chức bất kì hoạt động nào trước giờ đi ngủ của bé. Kết thúc một ngày với việc mát-xa cho hoặc đọc sách cho bé đều là những cách tuyệt vời giúp bé bình tĩnh và ngủ ngoan hơn. Hạn chế việc trẻ sơ sinh quấy khóc đêm.

4.5. Chú ý các dấu hiệu buồn ngủ của bé

Trẻ sơ sinh quấy khóc do buồn ngủ mà không được cho ngủ
Trẻ sơ sinh quấy khóc do buồn ngủ mà không được cho ngủ

Mẹ nên tìm hiểu để hiểu các tín hiệu từ bé. Bé có thể bị mệt nếu:

  • Dùng tay kéo tai
  • Ngáp 
  • Trẻ quấy khóc quá mức
  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không

4.6. Đảm bảo phòng đủ tối

Em bé ngủ ngon khi phòng đủ tối
Em bé ngủ ngon khi phòng đủ tối

Điều này giúp tạo cảm giác thân thuộc như hồi còn trong bụng mẹ cho bé. Mẹ nên sử dụng rèm cửa cản sáng hoặc dùng vải dày (khăn tắm) treo lên cửa sổ giúp căn phòng đủ tối giúp bé dễ ngủ hơn. Đặc biệt trong những ngày hè ánh nắng gay gắt. Vào đêm, mẹ có thể sử dụng đèn ngủ màu hổ phách nếu cần để bé ngủ ngoan hơn.

4.7. Kiểm tra nhiệt độ của phòng

Nhiệt độ phòng quá cao hay quá thấp cũng khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều
Nhiệt độ phòng quá cao hay quá thấp cũng khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều

Nhiệt độ lý tưởng cho giấc ngủ của bé mát mẻ hơn mẹ nghĩ đó. Theo khuyến nghị là khoảng 20 – 22 độ C. Nếu bé sơ sinh có dấu hiệu mệt mỏi nhưng quấy khóc không chịu ngủ, mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ trong phòng. Mặc cho bé những loại vải tự nhiên, thoáng khí thích hợp với nhiệt độ.

5. Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh khó ngủ

Để bé có được giấc ngủ thật ngon, mẹ nên tránh những việc làm sau đây:

  • Cho bé bú quá no trước khi ngủ.
  • Để cho bé vận động quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Lạm dụng võng, nôi điện sẽ khiến giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào những vật dụng này.
  • Sử dụng thuốc tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chẳng hạn như thuốc kích thích thần kinh, thuốc ngủ.

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mẹ. Hãy lắng nghe con, hãy chia sẻ vấn đề trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều, khó ngủ với người thân trong nhà để nhận được sự giúp tránh bị stress. Hi vọng, mẹ và con cùng có những giấc ngủ ngon mẹ nhé!

Nguồn tham khảo:

American Academy of Pediatrics, SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment, November 2016. 

What to Expect the First Year, 3rd edition, Heidi Murkoff and Sharon Mazel.

Mayo Clinic, Teething: Tips for soothing sore gums, January 2018.

Mayo Clinic, Infant Reflux, June 2018.

American Academy of Pediatrics, American Academy of Pediatrics Announces New Safe Sleep Recommendations to Protect Against SIDS, Sleep-Related Infant Deaths, October 2016.

National Sleep Foundation, How Much Sleep Do Babies and Kids Need?

WhatToExpect.com, Training Your Baby Not to Wake Too Early, December 2018.

WhatToExpect.com, Newborn and Baby Sleep Basics, September 2018.

WhatToExpect.com, Newborn and Baby Sleep Patterns, December 2018.

WhatToExpect.com, Newborn and Baby Nap Routines, December 2018.

Tình trạng đau đầu cũng là một trong những vấn đề phổ biến trong suốt giai đoạn thai kỳ. Đặc biệt ở  thời điểm bầu 3 tháng, mẹ có thể bị nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn? Vậy bầu 3 tháng đầu bị đau đầu phải làm sao?

1. Nguyên nhân mẹ mang thai 3 tháng đầu hay bị đau đầu 

1.1. Mẹ mang thai 3 tháng đầu thay đổi nội tiết tố

Mẹ đau đầu do thay đổi nội tiết tố
Mẹ đau đầu do thay đổi nội tiết tố

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu do thay đổi nội tiết tố. Mẹ sẽ thường gặp tình trạng nhức đầu hay những cơn đau nửa đầu. Theo các chuyên gia, hormone nội tiết ở nữ – estrogen có ảnh hưởng lên cả chức năng ở não. Hormone này được sản xuất ở buồng trứng và cũng ảnh hưởng lên cảm giác đau. Do đó, ở giai đoạn 3 tháng đầu khi estrogen bị thay đổi thì quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ lên chức năng não và gây ra cơn đau đầu kiểu đau nửa đầu

1.2. Tăng thể tích tuần hoàn

Tăng thể tích tuần hoàn là nguyên nhân gây ra thiếu máu. Do đó khi bị thiếu máu, lượng oxy tới não và các cơ quan khác giảm và sẽ khiến mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị đau đầu và choáng váng.

1.3. Thay đổi cân nặng khi mang bầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu thay đổi cân năng
Mẹ bầu 3 tháng đầu thay đổi cân năng

Trong giai đoạn này,  mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu do  tăng cân nhiều  và cảm thấy cơ thể rất nặng nề. Khi đó, mẹ khá khó khăn trong việc di chuyển đi lại, mệt mỏi, căng thẳng. Đồng thời kết hợp với  tâm lý mang thai khiến mẹ dễ nổi nóng, mệt mỏi và dễ bị đau đầu hơn.

1.4. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kỳ bao gồm:

Một số nguyên nhân khác gây nên đau đầu 
Một số nguyên nhân khác gây nên đau đầu
  • Thiếu nước.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Căng thẳng.
  • Thiếu ngủ.
  • Ngưng sử dụng caffeine (đối với người thường xuyên uống cafe)
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Hạ nồng độ đường huyết.
  • Quá ít vận động thể chất.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Thay đổi thị lực

2. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu có nguy hiểm không? 

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nên đi khám bác sĩ định kỳ
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nên đi khám bác sĩ định kỳ

Hầu hết các cơn đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát –  có nghĩa là cơn đau đầu xảy ra do tự phát, không phải dấu hiệu hoặc triệu chứng của biến chứng hay rối loạn khác trong thai kỳ. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nhẹ sẽ nhanh chóng giảm đi đặc biệt là khi mẹ bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng, nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng.

Nếu mẹ cảm thấy đầu đau dữ dội hơn thì đó có thể là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Vì vậy, mẹ cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên theo định kỳ.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu khi nào nên gặp bác sĩ? 

Thông thường, tình trạng đau đầu sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên bầu 3 tháng hay bị đau đầu kèm theo một số dấu hiệu xấu khác như tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu ít… thì mẹ nên gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể một số tình trạng xấu như:

Bầu 3 tháng hay bị đau đầu nên gặp bác sĩ
Bầu 3 tháng hay bị đau đầu nên gặp bác sĩ
  • Sốt
  • Ngất xỉu
  • Đau răng
  • Đau dữ dội
  • Nhìn không rõ
  • Đau đầu thường xuyên
  • Đau đầu sau khi đọc sách
  • Đau đầu kéo dài hơn 4 giờ
  • Sưng nề các vị trí như tay, chân và mặt
  • Đau đầu kèm theo những triệu chứng như rối loạn thị giác, sốt cao, đau cứng cổ,…
  • Đau đầu kèm vùng dưới xương sườn, đau kèm bụng trên
  • Tăng cân đột ngột không phải do trọng lượng của thai nhi.

4. Bầu 3 tháng đầu bị đau đầu nên làm gì? 

4.1. Chườm lạnh

Chườm lạnh chữa đau đầu hiệu quả
Chườm lạnh chữa đau đầu hiệu quả

Chườm lạnh có tác dụng làm tan đi cơ đau và mệt mỏi khi căng thẳng, stress, … là giải pháp tốt cho vấn đề bầu 3 tháng đầu hay bị đau đầu ở mẹ.   Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý: chỉ nên để nước mát vừa phải, không nên để quá lạnh  vì có thể khiến cho cơ thể giảm nhiệt gây ra các triệu chứng bệnh khác.

4.2. Tắm vòi hoa sen

Tắm vòi hoa sen tốt cho mẹ bầu 3 tháng
Tắm vòi hoa sen tốt cho mẹ bầu 3 tháng

Việc tắm có thể làm giảm đau nhức tạm thời cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị nhức đầu. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho việc lưu thông tuần hoàn máu, khiến cảm thấy thoải mái hơn. Theo các chuyên gia sinh sản, nhiệt độ nước tắm đảm bảo sức khỏe nhất cho mẹ bầu là 36 độ C. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm, đồng thời để cơ thể làm quen với sự thay đổi của nhiệt độ thì nên dội ướt phần thân dưới trước, rồi hãy làm ướt phần thân trên.

4.3. Không để cơ thể thiếu nước và quá đói

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ

Uống nhiều nước là việc vô cùng quan trọng mà mẹ không thể bỏ qua khi có bầu 3 tháng đầu bị đau đầu. Bởi uống nhiều nước giúp cơ thể thải độc tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đau đầu. Để uống nước đúng cách và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, mẹ nên uống ít nhất 8 ly (mỗi ly là 250ml) nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn

Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên trong ngày thay vì ăn những bữa lớn. Nên ăn một số loại thức ăn như bánh quy, hoa quả, sữa chua để năng lượng đường trong máu tụt có thể gây đau đầu.

4.4. Nghỉ ngơi

Mẹ hãy nghỉ ngơi, thư giãn
Mẹ hãy nghỉ ngơi, thư giãn

Mẹ hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Bởi việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp tinh thần mẹ bầu 3 tháng đầu bị đau đầu, chóng mặt trở lên thoải mái hơn, đồng thời giúp làm giảm tần suất những cơn đau đầu thường xuyên gặp phải trong suốt thai kỳ.

Nghỉ ngơi đồng nghĩa mẹ nên ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc bởi thiếu ngủ không chỉ gây ra đau đầu khi mang thai, mà còn khiến các mẹ bầu có nguy cơ mắc một số bệnh lý khác như: hay quên, đãng trí…

4.5. Sử dụng các kỹ thuật thư giãn

Massage đầu giảm đau đầu tức thời
Massage đầu giảm đau đầu tức thời

Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng, mẹ bầu 3 tháng hay đau đầu hãy thử sử dụng các kỹ thuật thư giãn như phương pháp massage đầu. Những động tác massage sẽ giúp các cơ được thư giãn, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu rất tốt. Mẹ bầu 3 tháng đầu hay đau đầu nếu có thể thuê các chuyên gia massage được thì rất tốt, không thì có thể nhờ người thân trong gia đình mẹ nhé.

5. Lưu ý dành cho bà bầu 3 tháng đầu tránh bị đau đầu

Bên cạnh trang bị những biện pháp giúp mẹ bầu 3 tháng bị đau đầu giảm đau tạm thời, mẹ cũng nên có thói quen sinh hoạt hợp lý để tránh gặp phải tình trạng này:

Mẹ hãy lưu ý để tránh bị đau đầu nhé
Mẹ hãy lưu ý để tránh bị đau đầu nhé
  • Tránh những nơi ồn ào: Sự ồn ào, náo nhiệt là nguyên nhân chính gây ra bệnh đau đầu không chỉ ở mẹ mang thai mà tất cả mọi người đều có thể gặp phải. Vì vậy cần tránh những nơi ồn ào để đảm bảo sức khỏe không chỉ cho mẹ mà còn cả cho sự phát triển của thai nhi
  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như DHA, EPA, sắt, acid folic, canxi, I-ốt…. Đồng thời luôn luôn uống đủ nước, cắt giảm caffeine và chú ý đến việc làm sạch thực phẩm trước chế biến để tránh các vi khuẩn có hại bằng Nước rửa bình sữa và rau củ. Sản phẩm này cực kỳ an toàn và lành tính mà mẹ bầu nên có.
  • Vận động cơ thể: giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường sức khỏe và hạn chế những bệnh như đau đầu, cảm cúm…Mẹ có thể tập thể dục vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy hay khi vừa nằm ì quá lâu.
  • Chú ý đến tư thế ngồi, nằm: Tư thế ngồi, nằm cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ, vì vậy mẹ hãy tìm hiểu các tư thế nằm tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi
  • Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng đau đầu trở nặng. Vì vậy mẽ hãy cố gắng suy nghĩ  tích cực, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không để buồn bực kéo dài lâu

Xem thêm: 

5 thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu từ chuyên gia dinh dưỡng

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho con khỏe mạnh

Chắc hẳn sau bài viết này mẹ sẽ không còn lo lắng khi gặp vấn đề bầu 3 tháng bị đau đầu nữa rồi. Mong rằng Góc của mẹ có thể mang đến nhiều thông tin bổ ích cho mẹ, hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi Góc của mẹ nhé!

Tham khảo thêm: 

Bầu 3 tháng đầu có nên tập yoga

Thai hành 3 tháng đầu – Mẹ thông thái phải làm sao?

Bầu 3 tháng đầu khó ngủ

Đâu là tiêu chí để lựa chọn trang phục sao cho bà bầu 3 tháng đầu nên mặc gì cảm thấy thoải mái và tự tin nhất và những lưu ý mẹ nên biết xoay quanh vấn đề này? Đây là bài viết giúp mẹ dễ dàng chọn cho mình những thiết kế phù hợp với sở thích và an toàn cho sức khỏe mẹ và bé trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

1. Tiêu chí chọn trang phục cho bà bầu 3 tháng đầu

Đọc thêm:

Thai giáo 3 tháng đầu: 6 phương pháp thai giáo hiệu quả!

Mang thai 3 tháng đầu cần làm gì? 5 bí kíp của mẹ bầu thông thái!

Ngoài việc chuẩn bị cho mình các kiến thức cần có cho một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hay chu trình dưỡng da dành riêng cho mẹ bầu, mẹ cũng quan tâm đến những thiết kế dành cho bà bầu 3 tháng đầu nên mặc. Trong những tháng đầu của thai kỳ thì vòng 2 của các mẹ bắt đầu lớn dần và không còn cảm thấy thoải mái với những bộ trang phục thường ngày.  Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên mặc gì để luôn cảm thấy thoải mái và tự tin nhất?

bầu 3 tháng đầu nên mặc gì
Điều mẹ cần nhất lúc này đó chính là sự thoải mái từ chính những trang phục thường ngày
  • Số lượng: Mẹ bầu 3 tháng nên lựa chọn mua sắm với số lượng trang phục vừa phải, không nên mua quá nhiều trong giai đoạn này. Lý do là vì thời gian này trở về sau, bé bắt đầu lớn nhanh hơn và vòng ngực của mẹ bắt đầu căng sữa, từ đó kích thước cơ thể sẽ tăng ít nhiều, điều này dễ dẫn đến tình trạng lãng phí đấy.
  • Ưu tiên sự thoải mái: Điều mẹ cần nhất lúc này đó chính là sự thoải mái. Bộ trang phục không cần quá hoàn mỹ nhưng phải là thiết kế khiến mẹ cảm thấy thoải mái nhất khi mặc. Mẹ bầu rất nên ưu tiên chọn những trang phục khiến mẹ dễ chịu trước sự ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài, tự tin khi che được các khuyết điểm về kích cỡ cơ thể và không tạo cảm giác bí bách cho mẹ và bé.
  • Kiểu dáng hợp thời trang: Mẹ nên chọn các kiểu đầm hay áo dáng rộng và dài với màu sắc hài hòa, dễ chịu. Các thiết kế mặc 3 tháng đầu này thường đem đến cảm giác thoải mái và đồng thời che chắn bớt phần nào các khuyết điểm trên cơ thể của các mẹ. 
  • Chất liệu vải an toàn cho sức khỏe mẹ và bé: Trong giai đoạn thai kỳ, da mẹ cũng trở nên khá nhạy cảm trước mọi tác nhân bên ngoài, ngay cả quần áo mặc thường ngày. Mẹ nên cân nhắc lựa chọn những chất liệu vải có độ mỏng vừa phải, mát mẻ, , không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Do vậy, chất liệu quần áo hoàn hảo cho bà bầu là vải cotton, vải lanh hay vải lụa. 

2. Bà bầu 3 tháng đầu nên mặc gì? 

Giai đoạn này, hầu hết các mẹ bỉm chưa biểu lộ nhiều thay đổi trên cơ thể, bụng bầu của mẹ vẫn chưa lộ rõ ra ngoài, vóc dáng vẫn giữ nguyên chưa bị mập ngoại trừ vẻ mệt mỏi của những bà bầu thai nghén.

Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến cách ăn mặc của mẹ, chính vì vậy bà bầu 3 tháng đầu nên mặc những bộ trang phục thời trang mẹ đã mặc trước đó nếu vẫn còn có thể sử dụng. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên ưu tiên các loại trang phục sau:

2.1. Váy suông – lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Váy, đầm suông là sự lựa chọn giúp mẹ che khéo mọi khuyết điểm
bầu 3 tháng đầu nên mặc gì? Váy, đầm suông là sự lựa chọn giúp mẹ che khéo mọi khuyết điểm

Vào giai đoạn đầu của quá trình mang thai, khi bụng vẫn chưa quá to, thì để trả lười cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu nên mặc gì? rất là đơn giản. Sự lựa chọn đầu tiên mẹ bầu nên mặc là váy suông để che mọi khuyết điểm. Một chiếc đầm suông dáng dài vừa rộng rãi, thoải mái mà lại khiến mẹ tự tin, không phải lo trước ngó sau. Mẹ đừng ngần ngại thử ngay để xem bản thân có khác biệt không nhé. Sau này khi sinh bé, mẹ cũng có thể tận dụng lại chiếc váy bầu dáng suông này khá khá lâu đấy.

2.2. Bầu 3 tháng đầu nên mặc quần tây

Những chiếc quần tây dáng rộng giúp mẹ thoải mái hơn so với quần ôm bó sát
Những chiếc quần tây dáng rộng giúp mẹ thoải mái hơn so với quần ôm bó sát

Thay vì những chiếc quần bó sát hay chất liệu quá dày, khiến mẹ khó khăn trong việc di chuyển thì những thiết kế quần tây ống vừa đến rộng sẽ phù hợp với bà bầu 3 tháng đầu nên mặc để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Không những thế, xu hướng thời gian gần đây về quần cho bà bầu chính là quần tây ống rộng vì chúng che được hầu hết các khuyết điểm về chân và đùi.

2.3. Áo kiểu có kích thước rộng mẹ bầu 3 tháng đầu nên mặc

bầu 3 tháng đầu nên mặc gì
Bầu 3 tháng đầu nên mặc gì? Áo kiểu có kích thước rộng cùng với quần tây sẽ là sự kết hợp lý tưởng

Áo kiểu có kích thước rộng cùng với quần tây sẽ là sự kết hợp lý tưởng cho bà bầu 3 tháng đầu nên mặc. Mẹ có thể lựa chọn áo kiểu dạng sơ mi hay các kiểu áo bồng xòe với các hoa văn, họa tiết bắt mắt. Áo kiểu có dáng rộng sẽ giúp mẹ che được khuyết điểm bụng to dần ở những tháng sau của thai kỳ. Chất liệu vải thoáng mát, mỏng nhẹ sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày thời tiết hanh khô.

2.4. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên mặc đồ lót như thế nào?

Mẹ nên chọn các thiết kế với độ co giãn tốt, kích thước phù hợp
Mẹ nên chọn các thiết kế với độ co giãn tốt, kích thước phù hợp

Đồ lót đối với phụ nữ rất quan trọng, vì thế việc lựa chọn đồ lót cho bà bầu 3 tháng đầu nên mặc cũng quan trọng không kém. Nếu đồ lót với kích thước và chất liệu vải không phù hợp, dễ khiến da mẹ bị kích ứng và rất khó chịu. Do vậy, mẹ nên chọn các thiết kế với độ co giãn tốt, kích thước phù hợp hoặc trừ hao cho những giai đoạn sau của thai kỳ.

Mẹ cũng nên lưu ý không nên mua quá nhiều đồ lót ngay từ trước. Vì lúc này, bé phát triển tương đối chậm, cân nặng mẹ vẫn chưa có sự thay đổi quá là nhiều. Mẹ vẫn có thể sử dụng những bộ đồ lót thường thì để tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, chỉ nên dùng đồ lót cũ khi chúng còn trong hạn sử dụng, chất liệu tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

3. Mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên mặc gì?

bầu 3 tháng đầu nên mặc gì
Mẹ nên lưu ý tránh 1 số điểm khi lựa chọn trang phục để không gây bí bách khó chịu
  • Đầm, váy bầu quá dài, vướng víu: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, bà bầu 3 tháng đầu nên mặc những trang phục không dài quá mắt cá chân. Những váy đầm quá dài sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển của mẹ, thậm chí nếu sơ xuất mẹ đạp gót vào tà váy, điều này khiến mẹ dễ té ngã và rất nguy hiểm.
  • Quần có phần cạp quá chật: Tuy giai đoạn này bụng của mẹ gần như chưa thấy được sự tăng lên rõ rệt về kích cỡ nhưng đây là giai đoạn bé yêu đang phát triển nhanh dần. Vì thế việc mặc quần cạp bó sát cơ thể khiến mẹ cảm thấy bí bách và khó chịu. Hơn nữa, đôi khi đây cũng là tác nhân làm hạn chế sự phát triển của các tế bào trong cơ thể mẹ.  

4. Lưu ý khi bà bầu 3 tháng đầu lựa chọn trang phục

Bà bầu 3 tháng đầu nên mặc những bộ cánh đang có để mặc miễn sao thật thoải mái mà lại còn tiết kiệm
Bà bầu 3 tháng đầu nên mặc những bộ cánh đang có để mặc miễn sao thật thoải mái mà lại còn tiết kiệm
  • Đừng mua đồ bầu quá sớm: Kích thước cơ thể mẹ sẽ tăng lên từng ngày, trong suốt những tháng sau nếu mẹ không mặc váy phù hợp với giai đoạn mang thai chắc sẽ chẳng mặc được gì khác. Lúc này khi bụng vẫn chưa quá to, bà bầu 3 tháng đầu nên mặc những bộ cánh đang có để mặc miễn sao thật thoải mái mà lại còn tiết kiệm.
  • Đừng mua nhiều đồ bầu cùng một lúc: Rất nhiều mẹ khi biết mình mang bầu lập tức đi sắm hàng loạt váy bầu để mặc dần vì trước sau gì cũng phải mua. Điều này là không nên vì cơ thể mẹ chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều kể từ tháng thứ 4 trở đi. Không ít mẹ tăng cân chóng mặt nhưng cũng có nhiều mẹ ăn bao nhiêu cũng chỉ vào con không vào mẹ. Vậy nên kinh nghiệm là bà bầu 3 tháng đầu nên mặc giai đoạn nào mua đồ bầu của giai đoạn đó, tránh mua trước.
  • Tránh mặc đồ bó sát:  bà bầu 3 tháng đầu nên mặc ưu tiên những trang phục rộng rãi, thoải mái để vừa tự tin che mọi khuyết điểm, lại vừa an toàn cho sự phát triển của bé. Đơn giản vì đồ bó sát không linh hoạt, khiến cơ thể khó chịu mà mẹ bầu thì vốn đã không dễ chịu, vì thế mẹ nên lưu ý nhé!

Mẹ có thể xem thêm: 

Mang thai 3 tháng đầu – Mẹ thông thái nhất định cần biết điều này!

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì để thai nhi khỏe mạnh?

5. Top 5 địa chỉ mua đồ bầu uy tín cho mẹ

Ngoài câu hỏi bầu 3 tháng đầu nên mặc gì? thì việc chọn lựa nơi mua quần áo cũng là một vấn đề đau đầu với mẹ bầu. Mẹ tham khảo thêm những cửa hang cho bà bầu dưới đây nhé!

5.1. Mum’s shop – lựa chọn uy tín cho mẹ bầu

Thời trang dành cho bà bầu 3 tháng không thể bỏ qua thương hiệu Mum’s Shop. Tại đây chuyên thiết kế và may các loại đầm bầu đẹp với phong cách trẻ trung, sang trọng, sành điệu mà mẹ luôn tìm kiếm. Mẹ dễ dàng lựa chọn cho mình từ set đồ bộ đến đầm, váy và ngay cả quần, đồ lót đều có đủ. Giá cả hợp lý: Từ 100.000đ – dưới 400.000đ

Mẹ mua ngay tại đây

Thời trang dành cho bà bầu 3 tháng
Thời trang dành cho bà bầu 3 tháng

Địa chỉ Showroom MUM’S SHOP

  • Tp. Hà Nội:

▪️ 398 Nguyễn Trãi ( đối diện giày Thượng đình)

▪️ 326 Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm( gần siêu thị Thành Đô)

▪️ 205 Quang Trung – Hà Đông

▪️ 351 Ngọc Lâm, Gia Lâm

▪️ 106 Ngô Xuân Quảng- Trâu Quỳ- Gia Lâm

▪️ 290 Phan Trọng Tuệ- Thanh Trì( đối diện CC Đại Thanh)

▪️ Khu 7 thị trấn trạm trôi ( Gần Kid Plaza)

▪️188 Quang Trung, Sơn Tây

▪️ Kiot82 – HH4C – Linh Đàm

  • TP. Hồ Chí Minh

▪️ 831 Kha Vạn Cân – P. Linh Tây – Q. Thủ Đức

  • Miền Bắc:

▪️ 127 Hải Thượng Lãn Ông – Tp Ninh Bình( Đối diện phòng khám Hùng Vương)

▪️ 149 Điện Biên – Tp. Yên Bái ( dốc Km2)

▪️ 285 Lương Ngọc Quyến – Tp Thái Nguyên( gần Cứu Hoả Cũ )

▪️ 52A Điện Biên I – TP Hưng Yên( đối diện FPT Shop)

▪️ 87 Phạm Ngũ Lão – Tp. Hải Dương

▪️ 138 Đinh Công Tráng – Tp. Thanh Hóa

▪️ 161 Nguyễn Viết Xuân – Tp. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

▪️ 142 Trần Hưng Đạo – Tp. Thái Bình

▪️ 102 Trần Hưng Đạo – Tiền An – Tp. Bắc Ninh

▪️ 218 Đông Khê- Ngô Quyền – Hải Phòng

▪️ 127 Lê Lợi – TP. Bắc Giang

▪️ Số 199 – Tổ 3 – Mường Thanh – Tp. Điện Biên

  • Miền Trung

▪️ 117 Lê Duẩn – Tp Đà Nẵng

▪️ 214 Nguyễn Văn Cừ – Tp.Vinh – Nghệ An

▪️ Kiot 55 – K4 – TT Diễn Châu – Nghệ An

▪️ 67A Đường 3 tháng 2 – Tp. Đà Lạt – Lâm Đồng

  • Miền Nam

▪️ 160 Lê Lai – P1 – Tp. Vũng Tàu

▪️ 74 Nguyễn Thanh Đằng, P. Phước Trung, TP. BÀ RỊA

▪️ 35 Trần Phú – P7 – TP Tuy Hòa – Phú Yên

▪️ 08 Phạm Ngọc Thạch – An Thới – Phú Quốc – Kiên Giang

5.2. Đầm bầu thời trang Mombaby

Bà bầu 3 tháng nên mặc những thiết kế sao cho vừa thoải mái lại còn sành điệu thì mẹ nên cân nhắc ngay Mombaby. Mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm đầm bầu vừa thời trang lại vừa phù hợp với làn da mẹ bầu 3 tháng đầu. Mức giá tại Mombaby khá hợp lý chỉ từ 80.000đ – dưới 700.000đ

Mẹ có thể mua tại đây

Địa chỉ: Quận Cầu Giấy, Hà Nội

5.3. Thương hiệu đầm bầu CHIC MOM 

Tại Chic Mom mẹ dễ dàng tìm thấy những thiết kế trẻ trung, sành điệu
Tại Chic Mom mẹ dễ dàng tìm thấy những thiết kế trẻ trung, sành điệu

Ra đời từ năm 2014, thương hiệu dành riêng cho mẹ bầu Chic Mom chuyên kinh doanh các loại đầm bầu thời trang, áo bầu, quần bầu , đồ lót bầu hàng Quảng Châu cao cấp. Phong cách của Chic Mom hướng đến các mẹ bầu trẻ trung – cá tính – năng động. Với mẫu mã đa dạng, hàng mới được về hàng tuần nên các mẹ bầu yên tâm mua sắm thoải mái. Mức giá cũng đa dạng và rất dễ chịu chỉ từ 200.000đ.

Địa chỉ: Số 4 – B10 Phạm Ngọc Thạch , Hà Nội.

Mẹ có thể mua tại đây.

5.4. Đầm bầu thời trang Mami

Các mẫu thiết kế của Mami đơn giản, tinh tế phù hợp với các mẹ bầu Việt. Ngoài ra, cam kết chất liệu sử dụng trong các mẫu thiết kế của Mami luôn là loại cao cấp như: Tằm, tơ, ren tơ, ren lụa, thô, thái xước, ogaza, sợi tự nhiên… mang lại cảm giác mát mẻ.

Đầm bầu thời trang Mami
Bầu 3 tháng đầu nên mặc gì? Đầm bầu thời trang Mami sự lựa chọn sáng suốt

Hệ thống showroom của đầm bầu Mami: 

  • 84 Kênh Liêm, Tp. Hạ Long, Quảng Ninh.. 
  • 99 Xuân Thuỷ, Hà Nội 
  • 39 Cầu Giấy. (Biển Mami biển màu trắng/ Bên phía giáp cạnh chợ Cầu Giấy) 
  • 227 Quang Trung, p. 10, Q. Gò Vấp, TPHCM
  • 102 Lê Văn Sỹ, p.11, Q. Phú Nhuận, TPHCM
  • 553 Kha Vạn Cân, p. Linh Đông, TP.Thủ Đức. 
  • 247 Trường Chinh, p12, Q. Tân Bình 

5.5. Đầm bầu MD Maternity

Các thiết kế tại MD Maternity sẽ khiến mẹ xiêu lòng lựa chọn
Các thiết kế tại MD Maternity sẽ khiến mẹ xiêu lòng lựa chọn

Khởi đầu là một tổ chức nhỏ và tinh gọn, MD Maternity bắt đầu sản xuất và kinh doanh các mẫu thiết kế váy bầu hiện đại hướng tới mẹ bầu trẻ yêu thích thời trang. Với định hướng xuyên suốt mọi hoạt động “Tiên phong đưa xu hướng thời trang mới nhất tới mẹ bầu”, MD Maternity liên tục cập nhật những xu hướng mới, tạo nên những trào lưu và phong cách cho các mẹ bỉm trong giai đoạn thai kỳ. Tại đây các sản phẩm có mức giá trung bình khoảng 400.000đ

Địa chỉ: 186 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Mẹ có thể xem thêm website của shop tại đây

Hy vọng qua những thông tin từ bài viết trên, mẹ có thể yên tâm lựa chọn các thiết kế trả lời cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu nên mặc gì. Bên cạnh đó là những lưu ý quý giá về trang phục bầu 3 tháng đầu để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé, mẹ nhé! Mẹ cũng đừng quên ghé Góc của mẹ để xem những kiến thức thú vị trước, trong và sau giai đoạn mang thai để chuẩn bị cho hành trình làm mẹ thiêng liêng nhé. Đặc biệt là tìm hiểu các gợi ý tên hay cho bé gái họ Đỗ hoặc đặt tên lót hay cho bé gái ý nghĩa nhất hiện nay. 

Đọc thêm:

Mang thai 3 tháng đầu bị zona có sao không? Giải đáp từ chuyên gia

Bầu 3 tháng đầu không tăng cân – Kinh nghiệm từ mẹ bỉm thông thái

Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không?

Trên thực tế, vitamin C sở hữu những vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bình thường của cơ thể con người. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ nạp quá nhiều thực phẩm có chứa chất này. Vậy tác hại khi cơ thể dư vitamin C là gì? Dấu hiệu dư thừa vitamin C cụ thể ra sao? Nếu đây là những câu hỏi mẹ đang thắc mắc, đừng bỏ lỡ chia sẻ từ Góc của mẹ trong bài viết sau đây mẹ nhé!

1. Vai trò của vitamin C với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu và tác hại của tình trạng dư vitamin C hay dư vitamin C có sao không, mẹ không thể bỏ qua vai trò của chất dinh dưỡng quan trọng này đối với cơ thể:

Vitamin C là chất rất quan trọng đối với cơ thể
Vitamin C là chất rất quan trọng đối với cơ thể
  • Tham gia tạo collagen cùng những thành phần của mô liên kết: Vitamin C hỗ trợ tổng hợp collagen, qua đó giúp các vết thương, vết bầm tím hoặc xuất huyết nhanh chóng lành lại.
  • Hỗ trợ hấp thu sắt: Vitamin C giúp chuyển hóa sắt hóa trị III về sắt hóa trị II, hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ hoạt động chuyển hóa của cơ thể: Quá trình chuyển hóa protid, lipid và glucid trong cơ thể không thể thiếu sự tham gia của vitamin C.
  • Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin C giúp kháng thể thành lập nhiều hơn, ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời tham gia tổng hợp catecholamin, interferon. Từ đó, khả năng miễn dịch của cơ thể tăng lên đáng kể.
  • Chống oxy hóa: Vitamin C trung hòa các gốc tự do, bảo vệ màng tế bào, qua đó ngăn ngừa tình trạng lão hóa và nhiễm trùng xảy ra với cơ thể.
  • Tăng mật độ xương và hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể: Vitamin C làm tăng hiệu quả chuyển hóa của canxi trong cơ thể, đồng thời tạo nên những collagen giúp tái tạo xương và răng của con người.
  • Ngăn ngừa ung thư: Vitamin C có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư ở thực quản, dạ dày, cổ tử cung, phổi…
  • Tăng cường chức năng gan: Vitamin C có chức năng giải độc gan, đào thải kim loại nặng và làm giảm nguy cơ dị ứng với thuốc men, hóa chất, thực phẩm…
  • Giảm lượng chất béo xấu: Vitamin C làm giảm cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa béo phì và một số bệnh liên quan đến tim mạch.
Vitamin làm giảm cholesterol trong cơ thể, duy trì cân nặng ở mức ổn định
Vitamin làm giảm cholesterol trong cơ thể, duy trì cân nặng ở mức ổn định

Mẹ tham khảo thêm: 5 loại viên uống vitamin sau sinh tốt nhất cho mẹ và bé

2. Dấu hiệu dư vitamin C

Khi dư vitamin C, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng nhất định, mẹ không nên bỏ lỡ những thông tin hữu ích sau đây nhé!

2.1. Tiêu chảy do dư vitamin C

Tiêu chảy do thừa vitamin C là dấu hiệu thường gặp
Tiêu chảy do thừa vitamin C là dấu hiệu thường gặp

Tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến nhất khi cơ thể dư thừa vitamin C. Trên thực tế, tính chất của vitamin C đó chính là không dự trữ trong cơ thể, do đó, khi nạp quá liều cần tăng cường đào thải ra bên ngoài. Điều này sẽ gây áp lực lên các cơ quan của hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy nghiêm trọng.

2.2. Thường xuyên buồn nôn

Dư vitamin C gây buồn nôn thường xuyên
Dư vitamin C gây buồn nôn thường xuyên

Khi sử dụng vitamin C quá liều, hệ tiêu hóa sẽ không hấp thu được tất cả chất này, dẫn đến tình trạng buồn nôn thường xuyên, khiến cơ thể của mẹ cảm thấy khó chịu và cồn cào.

2.3. Dư vitamin C gây cơn đau quặn bụng

Thừa vitamin C gây đau bụng do dạ dày bị co thắt
Thừa vitamin C gây đau bụng do dạ dày bị co thắt

Dư vitamin C dẫn đến tình trạng dạ dày bị co thắt, gây hại cho đường ruột và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Đồng thời, dư vitamin loại này gây tồn dư oxalate và urat, dẫn đến sỏi thận. Đây là những lý do khiến bụng xuất hiện nhiều cơn đau dữ dội khi sử dụng vitamin C quá liều trong thời gian dài.

2.4. Đầy hơi – Dấu hiệu dư vitamin C

Đầy hơi là dấu hiệu thường gặp khi mẹ dùng vitamin C quá liều
Đầy hơi là dấu hiệu thường gặp khi mẹ dùng vitamin C quá liều

Khi cơ thể dư thừa vitamin C quá nhiều và không thể hấp thu hết được dễ dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa… Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và ợ nóng.

3. Tác hại khi cơ thể dư vitamin C

Bên cạnh việc tìm hiểu dư vitamin E có sao không, câu hỏi dư vitamin C có sao không cũng được mẹ quan tâm rất nhiều, vì đây là những chất dinh dưỡng cần thiết hàng đầu cho cơ thể con người. Vậy dư vitamin C có tác hại như thế nào?

3.1. Dư vitamin C gây sỏi thận

Dư vitamin C là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận
Dư vitamin C là nguyên nhân hàng đầu gây sỏi thận

Khi lượng vitamin C vượt ngưỡng, cơ thể phải tăng cường đào thải, bài tiết một lượng lớn acid uric và oxalate trong nước tiểu – đây là những chất gây hình thành sỏi thận. Khi bị sỏi thận, mẹ có thể gặp phải những triệu chứng như đau bụng, tiểu khó, viêm nhiễm đường tiết niệu…

3.2. Dư thừa sắt vì bổ sung quá nhiều vitamin C

Vitamin C liều cao khiến lượng sắt trong cơ thể vượt ngưỡng cho phépVitamin C liều cao khiến lượng sắt trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép
Vitamin C liều cao khiến lượng sắt trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép

Vitamin C có chức năng hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến tình trạng lượng sắt tăng lên quá cao. Từ đó, hệ thống dinh dưỡng trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng, giảm khả năng hấp thu các hợp chất cần thiết khác. Bên cạnh đó, thừa sắt khiến mẹ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân…

3.3. Gây mệt mỏi, uể oải khi dư vitamin C

Dư thừa vitamin C làm tăng tình trạng mệt mỏi
Dư thừa vitamin C làm tăng tình trạng mệt mỏi

Khi vitamin C trong cơ thể bị dư dẫn đến tình trạng không thể hấp thu kịp, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng choáng váng, mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ, ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động thường ngày.

3.4. Cản trở hấp thụ chất dinh dưỡng

Dư vitamin C làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể, nhất là vitamin B12 và đồng. Từ đó dẫn đến tình trạng da nhợt nhạt, mệt mỏi, nhịp tim không đều, hay quên, tay chân bị mỏi…

3.5. Rối loạn tiêu hóa do dư thừa vitamin C

Rối loạn tiêu hóa do dư thừa vitamin C
Rối loạn tiêu hóa do dư thừa vitamin C

Thừa vitamin C làm cho quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể gặp vấn đề, gây rối loạn tiêu hóa. Lúc này, mẹ có thể gặp một số triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng…

3.6. Loét dạ dày, tá tràng

Vitamin C liều cao làm tăng tình trạng viêm, nhiễm trùng ở dạ dày và tá tràng, khiến những cơn đau ở vùng bụng diễn ra dữ dội và nghiêm trọng hơn.

Thừa vitamin C kéo dài khiến tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn
Thừa vitamin C kéo dài khiến tình trạng viêm loét dạ dày nghiêm trọng hơn

3.7. Dư vitamin C gây bệnh gout

Khi vitamin C vượt ngưỡng cho phép khiến hàm lượng acid uric tăng cao, làm cho tinh thể urat tồn đọng ở khớp gây nên cơn gout cấp. Bệnh gout khiến các khớp bị sưng đỏ và gây đau dữ dội, có thể dẫn đến những biến chứng như suy thận, huyết áp cao…

3.8. Dư vitamin C dễ mắc bệnh về xương, khớp

Vitamin C trong cơ thể vượt ngưỡng gây đau xương khớp
Vitamin C trong cơ thể vượt ngưỡng gây đau xương khớp

Hàm lượng vitamin C quá cao khiến các gai xương trong cơ thể phát triển mạnh, gây ra một số vấn đề về xương khớp, làm cho quá trình đi lại diễn ra khó khăn hơn.

4. Sử dụng vitamin C như thế nào hợp lý, khoa học nhất?

4.1. Lượng vitamin C phù hợp cho từng độ tuổi

Dư vitamin C dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, điều này bắt buộc mẹ phải bổ sung chất này với lượng phù hợp theo từng độ tuổi nhất định. Cụ thể như sau:

Lượng vitamin C cần thiết cho mỗi độ tuổi khác nhau
Lượng vitamin C cần thiết cho mỗi độ tuổi khác nhau
  • Bé từ 6 – 11 tháng: 25 – 30mg/ngày
  • Bé từ 1 – 6 tuổi: 30mg/ngày
  • Bé từ 7 – 9 tuổi: 35mg/ngày
  • Bé từ 10 – 18 tuổi: 65mg/ngày
  • Người trưởng thành: 70mg/ngày
  • Phụ nữ có thai: 80mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 95mg/ngày
  • Liều lượng vitamin C tối đa mà cơ thể chịu đựng được đó là 2000mg, vượt ngưỡng này là quá liều, khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề khác nhau như: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, buồn nôn, sỏi thận…

4.2. Lưu ý khi sử dụng vitamin C

Bên cạnh việc mẹ phải cân đối lượng để không bị dư thừa vitamin C, trong quá trình sử dụng chất này mẹ cần lưu ý thêm:

  • Hạn chế sử dụng vitamin C vào lúc đói: Vì vitamin C sẽ khiến bụng mẹ cảm thấy cồn cào, khó chịu, thậm chí dễ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Sử dụng vitamin C vào buổi sáng: Điều này sẽ giúp cho cơ thể của mẹ hấp thu vitamin C một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh dùng vitamin C vào buổi tối để không bị mất ngủ.
  • Không nên hút thuốc lá, uống rượu bia trong thời gian uống vitamin C: Vì thuốc lá và những thức uống có cồn sẽ làm giảm nồng độ vitamin C trong cơ thể của mẹ.
Đồ uống có cồn làm giảm nồng độ vitamin C
Đồ uống có cồn làm giảm nồng độ vitamin C
  • Tăng cường bổ sung vitamin C bằng thực phẩm tự nhiên thay vì thực phẩm chức năng: Vitamin C có nhiều trong thực phẩm hàng ngày, nhất là trái cây họ cam quýt. Do đó, mẹ nên bổ sung vitamin C từ nguồn thức ăn này để đảm bảo chất dinh dưỡng tự nhiên, không chứa chất bảo quản.
  • Nên uống nhiều nước khi bổ sung vitamin C: Đây là cách thức sử dụng giúp cơ thể hấp thụ nhanh vitamin C vì chất này tan rất nhanh trong nước.

Tóm lại, dư vitamin C sẽ dẫn đến những tác hại nhất định đối với cơ thể, do đó, mẹ cần cân đối và bổ sung chất này với lượng phù hợp. Mong rằng bài viết trên đã mang đến những thông tin bổ ích, giúp mẹ hiểu rõ về cách sử dụng vitamin C. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị mẹ nhé!

Sảy thai là điều đáng buồn ở các mẹ bầu khi đang mang thai đứa con của mình. Đôi lúc mẹ bầu lại không rõ những nguyên nhân sảy thai của mình. Vậy hãy cùng tìm hiểu về sảy thai tự nhiên để mẹ bầu có được thêm thông tin về cách phòng tránh.

1. Những dấu hiệu sảy thai 

1.1 Dấu hiệu sảy thai tuần 1 – 6

Trong những tuần đầu thai kỳ hầu hết các chị em phụ nữ đều rất khó nhận ra mình có đang mang thai hay không. Để biết chính xác mej đã mang thai trong giai đoạn này là siêu âm. Tuy nhiên đó cũng là lý do dẫn đến việc sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu. 

1.2 Dấu hiệu sảy thai tự nhiên tuần 6 – 12

Lúc này mẹ bầu đã có thể biết được mình có thai. Các dấu hiệu như đau vùng chậu, ra máu âm đạo nhỏ giọt, chuột rút. Điều này nghĩa là có thể là sảy thai (mẹ bầu nên đặc biệt chú ý). Khi máu chảy ra quá nhiều kèm theo hiện tượng chuột rút và ngày càng nghiêm trọng. Xuất huyết có thể bắt đầu bằng chấm nhỏ sau đó ngày một nhiều hơn. Đồng thời có thể kèm theo sốt từ 37 độ trở lên và chất lỏng nhầy có mùi hôi chảy từ âm đạo

1.3 Dấu hiệu sảy thai tự nhiên tuần 12 –  20

Dấu hiệu xảy thai xuất hiện ở tuần thai càng lớn càng nghiêm trọng, các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện. Đây là lúc tình trạng sảy thai xảy ra nguy hiểm nhất do vỡ nước ối, máu chảy. Trong trường hợp này mẹ nên đến bệnh viện hoặc gặp chuyên viên y tế riêng ngay lập tức. Nếu nước ối sẽ lẫn nhiều máu hoặc có màu xanh lục hoặc màu tối và có mùi hôi. Đó là dấu hiệu của hở eo tử cung khiến cổ tử cung yếu ớt và không đủ sức bảo vệ gây sảy thai. 

Dấu hiệu xảy thai xuất hiện ở tuần thai càng lớn càng nghiêm trọng, các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện.
Dấu hiệu xảy thai xuất hiện ở tuần thai càng lớn càng nghiêm trọng, các cơn đau dữ dội sẽ xuất hiện.

2 Nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên

  • Nhiễm sắc thể

Thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể được tạo bởi tinh trùng và trứng (hội chứng turner, hội chứng Edwards,..). Đây là nguyên nhân chiếm khoảng 50% trường hợp sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu.

  • Tuổi thai phụ 

Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%. Phụ nữ từ 35-45 nguy cơ sảy thai 20-25%. Và mẹ bầu trên 45 tuổi là 50%.

  • Mất cân bằng về hormone

Progesterone là hormone có chức năng hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Chính vì vậy, nếu thiếu progesterone nhau thai trở nên dễ bong và khó bám vào thành tử cung gây sảy thai.

Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%. Phụ nữ từ 35-45 nguy cơ sảy thai 20-25%. Và mẹ bầu trên 45 tuổi là 50%.
Phụ nữ dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 15%. Phụ nữ từ 35-45 nguy cơ sảy thai 20-25%. Và mẹ bầu trên 45 tuổi là 50%.
  • Sử dụng chất kích thích

Chất kích thích trong rượu, bia, thuốc lá không những phá hủy cơ thể của mẹ bầu từ từ. Đồng thời tăng nguy cơ sảy thai vì cơ thể mẹ quá nhiều độc tố.

  • Vấn đề về nhau thai

Nhau thai rời khỏi thành tử cung sớm hơn tuần thứ 20 thai kỳ có nguy cơ đứt nhau thai. Do đó bé không thể nhận chất dinh dưỡng, oxy gây ra máu. Vấn đề này ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Điều này thậm chí dẫn đến sảy thai

  • Rối loạn miễn dịch

Là tình trạng hệ miễn dịch một cách kém hiệu quả, diễn biến trong 1 giai đoạn hay 1 thời gian dài. Khiến bé không thể phát triển tốt và dẫn đến sảy thai tự nhiên

Điều hiển nhiên ở những trường hợp sảy thai có thể một phần bắt nguồn từ người mẹ.
Điều hiển nhiên ở những trường hợp sảy thai có thể một phần bắt nguồn từ người mẹ.
  • Sức khỏe của mẹ

Điều hiển nhiên ở những trường hợp sảy thai có thể một phần bắt nguồn từ người mẹ. Cơ thể người mẹ khỏe mạnh giúp bé phát triển tốt. Ngược lại, mẹ bầu mắc bệnh lý như huyết áp, thận, tiểu đường, các bệnh về tuyến giáp.. sẽ dễ sảy thai hơn người bình thường. Vì lúc này bệnh lý cản trở máu đưa đến tử cung và thai kém phát triển. Đặc biệt nếu mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang (sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen  trong cơ thể nữ) có nguy cơ cao khiến thai bị sảy.

  • Bệnh truyền nhiễm từ mẹ bầu

Nhiễm khuẩn như các bệnh Herpes sinh dục, HPV, Trichomonas, lậu, HIV, giang mai.… Các nguyên nhân khác bao gồm những bất thường về miễn dịch, chấn thương lớn, và các bất thường tại tử cung (u xơ, dính buồng) vi khuẩn sẽ có thể bám vào sâu bên trong túi ối gây viêm màng ối sẽ khiến túi ối vỡ sớm hay cổ tử cung mở nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng không những con mà còn cả người mẹ.

  • Ngộ độc thực phẩm

Khi mẹ bầu ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, quá nhiều thuốc bảo quản,… Cơ thể bị ngộ độc và không phản ứng hết với các chất hóa học và virus xâm nhập vào cơ thể. Điều này gây hại cho thai nhi và cả mẹ bầu nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng này thường thấy khi mẹ bầu mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn,…kèm với việc đi tiện nhiều lần và tiêu chảy.

3. Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm cho mẹ không?

Sảy thai tự nhiên được chia làm 2 trường hợp:

  • Sảy thai thông thường sẽ được đưa ra bên ngoài. Lúc này mẹ bầu có thể ra máu, băng huyết. Nhưng không gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
  • Trường hợp thứ 2 trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu mang thai ngoài tử cung do vỡ ối, máu tràn vào  khoang bụng. Nặng có thể khiến mẹ bầu choáng váng. Thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng. Nếu tình trạng này xảy ra 2 – 3 lần sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

4. Bao lâu mẹ bầu có thể mang thai lại sau sảy thai tự nhiên?

Việc mang thai lại quá sớm đồng nghĩa với nguy cơ tỷ lệ sảy thai tự nhiên cao. Vì vậy, nếu bố và mẹ không biết bao lâu mới có thể quan hệ thì nên tham vấn ý kiến bác sĩ. Nhưng ít nhất là qua 2 đến 3 kỳ kinh. Để đảm bảo cơ thể đã phục hồi tốt nhất cho quá trình thụ thai sau này cũng như sự phát triển của thai nhi.

5. Sảy thai tự nhiên nên chăm sóc sức khỏe như thế nào?

  • Kiêng quan hệ tình dục: vì cơ thể phụ nữ chưa thể hồi phục hoàn toàn, quan hệ tình dục quá sớm có thể gây ra viêm nhiễm ảnh hưởng lớn đến cơ thể.
  • Kiêng lạnh: không bật điều hòa quá lạnh, tắm lạnh, ăn thức ăn lạnh…vì lúc này cơ thể mẹ bầu còn yếu có thể dễ bị nhiễm lạnh.
  • Hoạt động mạnh: hạn chế tối đa hoạt động mạnh như khuân vác, chạy bộ,… vì tử cung chưa được hồi phục hoàn toàn có thể dẫn đến chảy máu tử cung.
  • Khám sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
  • Không tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu, bia,..
  • Bổ sung đầy đủ lượng sắt mất đi hậu sảy thai như: bò, gà, hải sản..; thực phẩm giàu canxi như: trái cây sấy khô, chuối, hạt dẻ, súp lơ xanh. Hạn chế ăn vặt, thực phẩm từ đậu hành, đồ ăn đóng hộp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài tập tăng cường sức khỏe và giúp thoải mái tinh thần.

Chỉ một vài sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai tự nhiên. Nếu mẹ bầu đang có ý định mang thai hãy thật chú ý đến sức khỏe. Còn không may mẹ bầu đã lỡ sẩy thai thì hãy lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất mẹ bầu nhé!

Bé cưng chỉ vừa mới chào đời nên rất mỏng manh và nhạy cảm. Mẹ cho bé ti sữa nhưng không biết trẻ 1 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa/ngày, sợ là con bú ít quá sẽ chậm lớn, kém phát triển. Nhưng đừng quá lo lắng, Góc của mẹ sẽ tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học mẹ cần ngay sau đây!

1. Lượng sữa chuẩn cho bé 1 tháng tuổi

Bé sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ uống khoảng 60 – 90ml sữa/cữ bú. Mỗi ngày, con cần được nạp ít nhất 8 – 12 cữ sữa để phát triển toàn diện.

Đặc biệt, ở giai đoạn 1 tháng tuổi, cân nặng và nhu cầu sữa của con tăng dần theo ngày. Do đó mẹ cần điều chỉnh cữ bú và lượng sữa mỗi lần thật phù hợp theo thể trạng của bé cưng.

Mẹ có thể cho bé bú theo nhu cầu, nghĩa là cho bé tự ti sữa đến khi con no, con sẽ tự nhả ti ra. Sau 2 – 3 lần, mẹ sẽ canh được lượng sữa con cần cho mỗi cữ và cứ theo đó mà pha sữa cho con.

Giai đoạn sơ sinh cho đến 1 tháng tuổi cần được bú 8-12 lần trong ngàyGiai đoạn sơ sinh cho đến 1 tháng tuổi cần được bú 8-12 lần trong ngày
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú bao nhiêu ml? Khoảng 60ml/cữ, ngày 8 – 12 cữ mẹ nhé!

Khoảng cách giữa hai cữ bú đối với bé 1 tháng tuổi là 2 – 3 giờ, con ti sữa cả ngày kể cả là ban ngày hay ban đêm. Mỗi lần, bé sẽ bú trong khoảng 15 – 20 phút và mẹ cần nhẹ nhàng đánh thức bé dậy vào buổi tối để nạp sữa nếu lỡ con ngủ quên mẹ nhé. 

Sang đến tháng thứ hai, lượng sữa bé bú cũng có thay đổi. Để biết bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ, mẹ tham khảo bài viết lượng sữa cần thiết mỗi ngày của bé 2 tháng tuổi

Bảng lượng sữa bé cần bú theo độ tuổi
Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi chuẩn nhất cho bé

Trẻ 1 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa/ngày sẽ dựa vào kích thước dạ dày của bé. Ở mỗi giai đoạn, kích thước dạ dày sẽ khác nhau nên lượng sữa bé bú cũng khá nhau. 

Kích thước dạ dày của bé
Kích thước dạ dày của bé sẽ cho biết bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ

2. 4 dấu hiệu bé đang đói, cần được bổ sung thêm sữa

Trong một số trường hợp, bé đòi bú sớm hơn cữ bú 2 – 3 tiếng của mẹ. Hoặc mẹ đã quên cữ bú của mình khiến bé đói. Dưới đây là một số dấu hiệu biểu hiện bé bị đói để mẹ biết trẻ 1 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa, từ đó nắm rõ để “nạp sữa” cho bé cưng kịp thời nhé.

  • Trẻ khóc nhiều và không giảm khóc khi được cha mẹ ôm ấp, vỗ về
  • Cữ bú gần nhất đã hơn 1 – 2 giờ
  • Miệng bé chóp chép, hơi thè lưỡi và có thể chảy dãi hoặc mút tay
  • Vẻ mặt trẻ hơi lo lắng và có biểu hiện tìm vú ở xung quanh
Dấu hiệu bé đang đói
Trong một số trường hợp bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ, bé đòi bú sớm hơn cữ bú 2 – 3 tiếng của mẹ

Thông thường, mẹ không nên để bé đòi mới cho bú. Vì khi bé đòi bú nghĩa là bé đã bị đói tương đối lâu. Điều này dễ khiến bé bị sụt cân nếu bị đói thêm 1 – 2 lần. Bú theo cữ cả ngày lẫn đêm là vô cùng cần thiết với trẻ. Kể cả khi trẻ ngủ mẹ cũng phải đánh thức bé dậy và cho bú. Tránh tình trạng bé bị đói lả rất nguy hiểm vì bé không thể nói với mẹ được.

3. 3 dấu hiệu thể hiện bé đã no căng

Sau khi nắm được lượng sữa cần thiết mỗi ngày, mẹ vẫn băn khoăn không biết bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ, mẹ đã cho con ti đúng lượng sữa con cần hay chưa. Mẹ muốn đảm bảo con no để yên tâm hơn. 3 dấu hiệu sau đây sẽ giúp mẹ nhận biết bé đã bú đủ hay chưa thật dễ dàng.

Dấu hiệu nhận biết bé đã no căng
Trẻ 1 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ no nhỉ? Dấu hiệu nhận biết đây mẹ ơi
  • Tiếng bú của bé đều, má phập phồng theo nhịp và ti liên tục, sau đó bé tự nhả núm ti ra.
  • Mặt bé thư giãn và thả lỏng, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Nước tiểu của con có màu hơi vàng và trong
Con rất nhanh buồn ngủ và ngủ trở lại sau khi bú no
Con rất nhanh buồn ngủ và ngủ trở lại sau khi bú no

4. 6 lưu ý quan trọng mẹ cần nắm khi bé bé 1 tháng tuổi bú sữa

Trong quá trình cho bé 1 tháng tuổi bú, mẹ thường gặp một số vấn đề như bé giảm cân, hoặc đi vệ sinh quá nhiều. Những biểu hiện này có đáng lo ngại không mẹ nhỉ? Sau đây là giải đáp chi tiết và 6 lưu ý quan trọng giúp mẹ cho bé 1 tháng tuổi bú sữa đúng chuẩn, con lớn khỏe và bụ bẫm.

  • Trong 1 tháng đầu, mặc dù bú đầy đủ nhưng bé vẫn có thể bị giảm cân. Lý do là vì bé còn lạ lẫm với môi trường. Mẹ không cần quá lo lắng.
  • Mỗi ngày bé sẽ cần thay khoảng 10 chiếc tã. Bởi vì thức ăn chủ yếu của bé là sữa nên việc hay đi vệ sinh cũng là điều dễ hiểu đó ạ.
  • Ở giữa và cuối cữ bú, nên nghỉ để bé ợ ra. Điều này giảm nguy cơ bị trớ và đầy hơi sau bú của bé.
  • Nếu cho bé ti sữa mẹ thì mẹ không nên ăn những thức ăn chiên rán, nặng mùi để đảm bảo hương vị sữa ngon lành và chủ động vắt sữa để cho bé uống bằng muỗng nếu đầu ti mẹ quá lớn, không vừa miệng bé.
  • Nếu bé cưng đang ti sữa công thức, mẹ không nên tái sử dụng sữa công thức đã pha từ cữ trước mà mỗi lần bé bú cần pha một lượt sữa mới để đảm bảo sữa “sạch”, an toàn cho hệ tiêu hóa của bé cưng.
  • Trong trường hợp sữa mẹ không sản xuất đủ cho bé bú, mẹ hãy kết hợp thêm sữa công thức để bù lại lượng sữa thiếu hụt. Hàm lượng ml sữa cho từng cữ sẽ tuân theo chỉ dẫn trên bao bì sữa mẹ nhé.
Vì nguyên nhân nào đó mẹ không đủ sữa hoặc không thể cho con bú, hãy dùng sữa công thức
Vì nguyên nhân nào đó mẹ không đủ sữa hoặc không thể cho con bú, hãy dùng sữa công thức

Để cho bé bú đúng chuẩn khoa học, mẹ tham khảo thêm:

Trên đây là giải đáp chi tiết cho thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa của mẹ. Với những thông tin trên đây, hi vọng mẹ có thể yên tâm cho bé bú đúng cách, con “mau ăn chóng lớn” và bụ bẫm. Góc của mẹ chúc mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất!

Rất nhiều mẹ hiện nay có kinh tế dư dả cũng như nhiều tình thương yêu dành cho con nhỏ. Mặc dù đã sở hữu cho mình hai bé yêu nhưng mẹ vẫn muốn có thêm một bé nữa. Vậy, sinh con thứ 3 có bị phạt không? Hãy cùng nhau tìm hiểu mẹ nhé!

1. Sinh con thứ 3 có bị phạt không?

Sức khỏe của mẹ bầu
Sức khỏe của mẹ bầu

Như các mẹ đã biết, trước đây, nếu gia đình nào có bé thứ 3 sẽ bị pháp luật Nhà nước xử phạt. Nhằm mục đích để đảm bảo dân số được ổn định, không bị bùng nổ dân số. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, luật lệ đã được nới lỏng dần. Cho phép những người có đủ điều kiện sinh con thứ 3.

1.1 Những quy định về vấn đề sinh con thứ 3 có bị phạt không?

Hạnh phúc gia đình khi sinh con thứ ba
Hạnh phúc gia đình khi sinh con thứ ba

Về vấn đề sinh con thứ 3 có bị phạt không? Sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không? Năm 2003, pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của pháp lệnh dân số đã quy định rõ:

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

  1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
  2. Sinh từ 1 đến 2 con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính Phủ quy định;
  3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.

1.2 Những trường hợp không vi phạm quy định khi sinh con thứ 3

ảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS. Và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Theo quy định tại Nghị định số 20/2010.NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số. Một số trường hợp không được coi là vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con:

Điều 2: Những trường hợp không vi phạm quy định sinh 1 hoặc 2 con:

  1. Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Hoặc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân ( tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết). Theo công bố chính thức của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
  2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất à sinh 3 con trở lên.
  3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh 2 con trở lên.
  4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có 1 con đẻ còn sống. Kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
  5. Cặp vợ chồng sinh lần thứ 3, nếu đã có 2 con đẻ nhưng 1 hoặc cả 2 con đều bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền. Đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung Ương xác nhận.
  6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh 1 con hoặc 2 con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang sinh sống.
  7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh 1 hoặc 2 con trở lên trong cùng một lần sinh.

1.3 Hiện nay có còn xử phạt khi sinh con thứ 3 không – giải đáp cho mẹ?

Đã không còn đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ 3”nữa.
Đã không còn đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ 3”nữa.

Tuy nhiên, theo Nghị định 176/2013 NĐ-CP có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời. Thay thế cho Nghị định 144/2006  NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt hành chính về dân số và trẻ em. Đã không còn đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ 3”nữa.

Đây là chính sách mở để đối phó dân số già của Việt Nam trong tương lai. Do đó, mẹ có thể yên tâm mà cân nhắc thời gian sinh thêm con thứ 3. Mẹ cũng không cần quan ngại vấn đề sinh con thứ 3 có bị phạt không? nữa nhé.

2 Đối với mẹ là công chức, sinh con thứ 3 có bị cách chức không?

Đối với những mẹ đang là công nhân viên chức Nhà nước. Mẹ sẽ e sợ rằng khi sinh con thứ 3 sẽ bị cách chức và bị phạt. Qua những điều dưới đây, giúp mẹ cân nhắc sinh con thứ 3 có bị cách chức không?

Mẹ đừng lo lắng quá về vấn đề này. Trước đây, theo quy định của Nghị định 144/2006/ NĐ-CP về xử phạt hành chính về dân số và trẻ em. Quy định tại Điều 2 là Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy định của Đảng. Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính Phủ.

Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên sẽ bị xử lý theo quy định của quy chế, của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ 3 trở lên sẽ bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm dân cư nơi cư trú.

Tuy nhiên, theo Nghị định số 176/2013/NĐ-CP như ở trên đã nhắc đến. Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định 144/2006/ NĐ-CP. Cũng không đề cập đến việc xử phạt sau khi sinh con thứ 3.

Do đó, trong thời điểm này, mẹ là công chức khi sinh con thứ 3 sẽ không bị xử phạt hành chính. Nhưng nếu mẹ là Đảng viên thì nên cân nhắc lại, vì có thể bị xử phạt theo quy định của Điều lệ Đảng.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể tham khảo thêm về quy định của pháp luật trong việc sinh con. Cũng như cân nhắc vấn đề sinh sinh con thứ 3 có bị phạt không? một cách đúng đắn nhé!.

Nguồn tham khảo:

https://luatminhkhue.vn/sinh-con-thu-ba-co-bi-xu-phat-khong-.aspx

https://luatvietnam.vn/can-bo-cong-chuc/dang-vien-sinh-con-thu-3-566-19673-article.html

Đọc thêm

Dấu hiệu thai lưu ở bà bầu và các nguyên nhân gây lưu thai

Sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu có nguy hiểm không?

Mang thai đau bụng báo hiệu điều gì ở mẹ bầu?

Giỏ hàng 0