Mẹ băn khoăn: Bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không? Câu trả lời là “có” đó ạ! Với bé phát triển tốt khỏe mạnh, có dấu hiệu ăn dặm sớm, 5 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn thô. Tham khảo bài viết dưới đây để biết các dấu hiệu và những lưu ý khi cho bé ăn dặm mẹ nhé!
1. Bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mẹ cho bé ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi, giúp cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và hỗ trợ phát triển cơ hàm và quá trình tập nhai của bé.
Tuy nhiên, cơ thể các bé sơ sinh phát triển rất khác nhau. Với bé phát triển tốt, sớm có dấu hiệu ăn dặm; mẹ cho bé ăn bánh ăn dặm 1 – 2 lần/ngày từ tháng thứ 5 để bé làm quen dần trước khi bước sang tháng tuổi thứ 6 – giai đoạn bé ăn dặm chính thức.
Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm:
Bé tự ngồi cân bằng được mà không cần tựa.
Bé giữ đầu cố định, kiểm soát cử động đầu tốt, tự nâng đầu lên được 90 độ khi nằm sấp.
Bé biết phối hợp động tác giữ tay, mắt, miệng, biết với đồ chơi khi nhìn thấy chúng.
Bé tò mò, thích thú và đòi ăn khi nhìn thấy mẹ ăn hay uống.
Mẹ lưu ý: Mẹ chỉ cho bé 5 tháng tuổi ăn bánh ăn dặm 1 – 2 lần/ngày để hệ tiêu hóa làm quen dần với thức ăn không phải sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ cần chọn loại bánh phù hợp với độ tuổi của con; tránh tình trạng tiêu chảy, đau bụng…
2. Nguyên tắc chọn bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
Bé 5 tháng tuổi ăn dặm là giai đoạn bé bắt đầu chuyển từ ăn sữa sang các thức ăn thô. Để hệ tiêu hóa của con được làm quen dần với thức ăn mới, mẹ nắm vững các nguyên tắc chọn bánh sau:
Bánh xốp, dễ tan trong miệng: Bé đang quen ăn sữa mẹ, chưa quen nhai và nuốt thức ăn nên mẹ chọn bánh xốp, dễ tan để bé không phải nhai quá nhiều, giảm tình trạng nghẹn, hóc khi ăn. Mẹ lưu ý: Nếu bánh xốp bị ỉu, mẹ không sử dụng nữa nhé vì độ ẩm bánh cao, dễ sinh sôi vi khuẩn gây hại mà mẹ không nhìn thấy được.
Thành phần bánh không chứa trứng: Trong lòng trắng trứng có chứa thành phần dễ gây dị ứng cho bé là: ovalbumin và ovomucoid. Hệ thống miễn dịch của bé còn yếu, bánh có thành phần trứng dễ làm bé phát ban, nổi mề đay, nôn mửa…
Không sử dụng bánh ăn dặm cấp quá nhiều chất dinh dưỡng:Giai đoạn này, bé chỉ đang làm quen với ăn dặm; thức ăn chính của con vẫn là sữa mẹ hay sữa công thức. Mẹ chọn bánh ăn dặm dành riêng cho bé 5 tháng tuổi, không chọn bánh cho bé có độ tuổi lớn hơn. Bánh ăn dặm ở giai đoạn sau thường giòn, cứng và có dinh dưỡng cao dễ làm bé khó tiêu, béo phì, thừa cân…
Bắt đầu với 3 – 6g (1 – 2 chiếc bánh): Mẹ bắt đầu với lượng nhỏ để hệ tiêu hóa của bé quen dần với thức ăn mới. Kể cả khi bé thích thú đòi ăn, mẹ duy trì cho bé uống sữa đều đặn và không cho bé ăn quá 2 chiếc bánh/ngày.
3. Hướng dẫn cách cho bé 5 tháng tuổi ăn bánh ăn dặm đúng cách
Bé 5 tháng tuổi mới tập ăn bánh ăn dặm. Vì thế, mẹ không nóng vội, chú ý cho bé ăn đúng cách để bé nhận được đầy đủ dinh dưỡng, mẹ có thể áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy để bé có thói quen ăn uống tốt và chủ động ăn hơn ngay từ đầu.
Mẹ bắt đầu cho bé ăn bánh 1 lần/ngày, xen kẽ giữa các cữ ăn sữa của con. Sau 1 – 2 tuần, mẹ tăng lên 2 lần/ngày. Lưu ý:
Không cho bé ăn ngay trước giờ ăn sữa của con vì sẽ làm bé no bụng, không ăn được đủ sữa mẹ.
Không cho bé ăn bánh ngay sau giờ ăn sữa vì bé bú sữa no sẽ không muốn ăn bánh, mẹ khó tập ăn dặm cho bé.
Không cho bé ăn bánh ăn dặm sau 7h tối vì lúc này hệ tiêu hóa của con làm việc chậm hơn, thức ăn mới dễ làm bé khó tiêu, đầy bụng, ngủ không ngon giấc.
Mẹ chọn tư thế ngồi thẳng cho bé ăn dặm: Không cho bé ăn bánh ăn dặm khi nằm, dễ làm bé bị mắc nghẹn, chướng bụng. Để an toàn hơn, mẹ cho bé ngồi ghế ăn dặm có tay vịn và tựa lưng, giúp bé cố định dáng ngồi, giữ con không bị ngã.
Mẹ cho bé ăn trực tiếp từng miếng bánh nhỏ: Ban đầu, mẹ bẻ bánh và đút cho bé từng chút một. Nếu thấy bé tự cầm nắm được, mẹ đưa bánh cho bé để bé tự ăn, tạo thói quen tốt cho con mẹ nhé!
Mẹo cho mẹ: Nếu bé khó nuốt, mẹ cho bé ăn bánh với sữa hoặc nước ấm bằng cách ngâm 1 – 2 chiếc bánh trong 5 – 10ml nước hay sữa ấm. Sau 1 – 2 phút, khuấy cho bánh tan đều thành hỗn hợp cháo lỏng, sệt và đút cho bé ăn từng thìa mẹ nhé!
4. Bánh ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi – Bánh ăn dặm Heinz Nga
Để bé ăn ngon miệng và bảo vệ hệ tiêu hóa của con, mẹ cần chọn bánh ăn dặm cho bé 5 tháng có dinh dưỡng, độ mềm, độ xốp… phù hợp với bé 5 tháng tuổi.
Bánh ăn dặm Heinz Nga là sản phẩm nội địa Nga có công thức ít đường, ít muối và không có trứng, phù hợp với bé ăn dặm từ 5 tháng tuổi, giúp bé ăn ngon miệng, bổ sung dinh dưỡng và nâng cao đề kháng.
Thành phần: Bột (lúa mì, yến mạch, lúa mạch, lúa, ngô), đường, dầu thực vật, mạch nha lúa mạch, bột nổi, chất khoáng (CA, Na, Fe), vitamin (B1, B2, B6, PP), hương vị tự nhiên, hương vani.
Giá thành: 115.000 VNĐ – 120.000 VNĐ/hộp
Bánh dạng thanh nhỏ dễ cầm, phù hợp với bé 5 tháng mới tập ăn dặm. Đặc biệt, bánh có thể sử dụng ở 2 dạng là dạng thanh hoặc dạng bột, bé sẽ dễ dàng thích nghi với ăn dặm hơn đó ạ!
Ngoài bánh ăn dặm, mẹ có thể kết hợp nấu thêm các loại bột ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé trong giai đoạn phát triển này.
Hy vọng bài viết đã giải đáp đầy đủ thắc mắc bé 5 tháng ăn bánh ăn dặm được không? Mẹ lưu ý tập cho bé ăn từ từ, từng chút một, ban đầu 1 lần/ngày, sau đó tăng lên 2 lần/ngày mẹ nhé! Nếu còn băn khoăn thêm vấn đề gì, mẹ để lại bình luận để được phản hồi sớm nhất.
Bánh gạo ăn dặm Nhật được nhiều mẹ tin chọn vì hương vị thơm ngon, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của các bé Việt Nam. Vậy loại bánh gạo Nhật nào tốt? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ nhé!
1. Bánh gạo Pigeon
Bánh gạo Pigeon là sản phẩm dinh dưỡng cho bé đến từ Nhật Bản. Kể từ năm 1957 đến nay, Pigeon đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại bánh với những hương vị khác nhau, cung cấp đa dạng các dinh dưỡng cần thiết cho bé như: vitamin A, C, D, acid folic, kẽm…
Đối tượng sử dụng: Bánh gạo Pigeon có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại được thiết kế dinh dưỡng phù hợp với bé ở từng độ tuổi:
Tháng tuổi
Loại bánh
6 tháng tuổi
Bánh Pigeon vị cá mòi
Bánh Pigeon vị cà rốt cải thảo
Bánh Pigeon vị rong biển
7 tháng tuổi
Bánh Pigeon vị cá cơm
Bánh Pigeon vị cá và rong biển
Bánh Pigeon vị bí đỏ và khoai lang
Bánh Pigeon vị cà rốt và cà chua
Bánh Pigeon vị bông cải và rau bina
9 tháng tuổi
Bánh Pigeon vị bí ngòi và khoai lang
Bánh Pigeon vị cải ngọt và bó xôi
Bánh Pigeon vị cà rốt và khoai lang
Thành phần dinh dưỡng: Bánh gạo Pigeon có thành phần dinh dưỡng từ thiên nhiên: Tinh bột gạo, tinh khoai, tinh bột ngô, tinh bột khoai lang, tinh bột cá, tinh bột thực vật: cải thảo, rong biển, cà chua, bí đỏ, bông cải, rau bina, bí ngòi, cải ngọt, cải bó xôi, cà rốt…
Ưu điểm
Nhược điểm
Bánh nhiều hương vị khác nhau để mẹ thay đổi cho bé
Cung cấp canxi, giúp bé khỏe xương, chắc xương
Cung cấp DHA, phát triển não bộ, giúp bé thông minh
Không chất bảo quản, không hương liệu, màu thực phẩm
Tan nhanh trong miệng, không gây nghẹn
Vị cá cơm tanh, không hợp với một số bé
Giá thành cao
Cách sử dụng: Mỗi lần mẹ cho bé ăn 1 gói nhỏ theo hai cách:
Cho bé ăn trực tiếp.
Ngâm bánh trong nước hoặc sữa. Khuấy đều thành cháo cho bé.
Giá thành: 55.000 – 65.000 VNĐ/gói 25g. Mẹ chọn mua tại bánh tại các địa chỉ uy tín như: Babymart, Bibimart, Kidsplaza…
Lưu ý: Bánh phù hợp với mẹ muốn tăng chiều cao và phát triển trí tuệ cho con. Ngoài ra, bánh có thể ăn trực tiếp hoặc ăn ở dạng bột (ngâm trong sữa/nước) nên rất phù hợp nếu bé nhà mình mới tập ăn dặm đó ạ!
2. Bánh gạo Kameda Ichi Kids
Bánh gạo Kameda Ichi Kids là sản phẩm thuộc thương hiệu Kameda – thương hiệu bánh gạo số 1 Nhật Bản. Bánh được làm từ nguyên liệu tự nhiên, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bé trong giai đoạn bé ăn dặm như: protein, lipid, canxi…
Đối tượng sử dụng: Bánh phù hợp cho bé trên 6 tháng tuổi.
Thành phần dinh dưỡng: Gạo Japonica cao cấp, đường, muối, canxi cacbonat.
Ưu điểm
Nhược điểm
Bánh dạng thanh, giúp bé dễ cầm nắm và tập nhai
Cung cấp canxi hỗ trợ quá trình mọc răng
Dễ tan trong miệng, không gây hóc
Không chất bảo quản, không phụ gia ảnh hưởng đến sức khỏe bé
Bánh chỉ có 1 vị duy nhất
Giá thành cao
Cách sử dụng: Mỗi lần cho bé ăn 1 gói nhỏ theo hai cách:
Cho bé ăn trực tiếp.
Ngâm bánh trong nước hoặc sữa. Khuấy đều thành cháo và đút cho bé.
Lưu ý: Bánh giữ được vị gạo nguyên bản, không thêm các hương vị khác, giúp bé không bị lạ mùi. Ngoài ra, bánh có thể ăn ở nhiều dạng khác nhau (dạng thanh/dạng bột), rất phù hợp với bé 6 tháng mới tập ăn dặm đó ạ!
3. Bánh gạo Haihai
Bánh gạo Haihai là thương hiệu uy tín lâu đời từ Nhật Bản. Bánh có nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng, không chứa các chất độc hại, an toàn với bé từ 7 tháng tuổi. Bánh bổ sung nhiều năng lượng, vitamin, canxi, chất xơ… giúp bé khỏe mạnh, tiêu hóa tốt.
Đối tượng sử dụng: Bánh phù hợp cho bé trên 7 tháng tuổi với 3 hương vị cho mẹ lựa chọn: Bánh Haihai vị rau củ, bánh Haihai vị cá và bánh Haihai vị sữa.
Thành phần dinh dưỡng: Gạo, tinh bột rau củ quả, đường, muối, vi khuẩn lactic axit rau (diệt khuẩn), canxi, một số loại đậu tương thô.
Ưu điểm
Nhược điểm
Bánh bổ sung chất xơ, vi khuẩn lactic rau hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, giảm táo bón
Bánh giòn, xốp, phù hợp với bé đang tập nhai
Bánh chia thành các gói nhỏ, chia thành các lần ăn, mẹ không lo bánh bị ỉu
Khó tìm mua sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị
Giá thành cao
Cách sử dụng: Mẹ cho bé ăn 2 – 3 lần/ngày, mỗi bữa 2 – 3 chiếc bánh theo hai cách:
Cho bé ăn trực tiếp.
Ngâm bánh trong nước hoặc sữa. Khuấy đều thành cháo và đút cho bé.
Lưu ý: Bánh gạo Haihai bổ sung chất xơ, vi khuẩn lactic, hỗ trợ bé tiêu hóa tốt. Đây là lựa chọn lý tưởng cho bé có hệ tiêu hoá kém, thường xuyên táo bón đấy ạ!
4. Bánh gạo Iwatsuka
Bánh gạo Iwatsuka là bánh gạo mang hương vị Nhật Bản truyền thống, cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng như: canxi, sắt, vitamin; phù hợp với bé tập ăn dặm trên 7 tháng tuổi.
Đối tượng sử dụng: Bánh gạo Iwatsuka dành cho cho bé trên 7 tháng tuổi với 2 hương vị cho mẹ lựa chọn: Bánh Iwatsuka vị rau củ và vị hải sản.
Thành phần dinh dưỡng: Gạo tẻ, tinh bột, dầu thực vật, đường, lactose fructose oligosaccharide, bột bí đỏ, cà chua xay nhuyễn, cà rốt , rau bina , muối, bột bắp, chiết xuất men bột, vi khuẩn axit lactic rau (tiệt trùng), canxi, lecithin thực vật (từ đậu nành), sắt.
Ưu điểm
Nhược điểm
Dạng thanh dễ cầm nắm
Thành phần nhiều chất xơ, và acid lactic, hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, tránh táo bón
Bánh chia thành từng túi riêng, dễ bảo quản
Khó tìm mua sản phẩm vì ít địa chỉ bán
Giá thành cao
Cách sử dụng: Mỗi lần cho bé ăn 1 gói nhỏ theo hai cách:
Cho bé ăn trực tiếp.
Ngâm bánh trong nước hoặc sữa. Khuấy đều thành cháo và đút cho bé.
Phù hợp với bé tiêu hóa kém, thường xuyên bị táo bón.
Giá thành: 40.000 – 50.000 VNĐ/gói 47g. Mẹ chọn mua tại bánh tại các địa chỉ uy tín như: CAN.D, OPEN7 store, Shopconyeugiasi…
Lưu ý: Bánh gạo Iwatsuka rất phù hợp với bé có hệ tiêu hoá kém, thường xuyên táo bón. Ngoài ra, bánh cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé trên 7 tháng tuổi, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
5. Bánh gạo Wakodo
Bánh gạo Wakoda là thương hiệu bánh uy tín từ Nhật Bản được các mẹ Việt tin dùng. Bánh có vị thơm ngon, hợp khẩu vị bé, cung cấp dinh dưỡng, sắt, canxi, DHA cho bé khỏe mạnh và thông minh.
Đối tượng sử dụng: Bánh gạo wakodo có hai dạng:
Bánh wakodo dạng thanh: phù hợp cho bé 7 tháng tuổi.
Bánh wakoda dạng gói: phù hợp cho bé 9 tháng tuổi.
Thành phần dinh dưỡng: Bột gạo, đậu Nhật (chuối/khoai lang), đường, muối, DHA tinh chất từ dầu cá, pyrophosphate sắt, canxi cacbonat.
Ưu điểm
Nhược điểm
Bánh nhỏ gọn, dễ cầm nắm
Cung cấp DHA giúp bé phát triển não bộ
Cung sắt, canxi, hỗ trợ bé phát triển thể chất khỏe mạnh
Dễ tan trong miệng, không gây hóc
Khó tìm mua sản phẩm vì ít địa chỉ bán
Giá thành cao
Cách sử dụng: Mỗi lần cho bé ăn 1 gói nhỏ theo hai cách:
Cho bé ăn trực tiếp.
Ngâm bánh trong nước hoặc sữa. Khuấy đều thành cháo và đút cho bé.
Lưu ý: Bánh phù hợp với mẹ bỉm muốn con tăng chiều cao, phát triển não bộ. Ngoài ra, dạng thanh nhỏ, phù hợp với bé 6 tháng tuổi vì giai đoạn này các ngón tay con chưa linh hoạt, chưa cầm được miếng bánh to.
Hy vọng bài viết đã gợi ý được cho mẹ bánh gạo ăn dặm Nhật phù hợp với bé nhà mình. Mẹ chú ý dùng khăn ướt chuyên dụng cho bé sơ sinh để lau miệng và tay cho bé trước và sau khi ăn, không để vụn bánh bám trên da bé vì dễ gây mẩn đỏ, ngứa da con mẹ nhé! Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.
Mẹ “tập 1” chưa có nhiều kinh nghiệm thường băn khoăn không biết bế bé thế nào để con dễ chịu, mẹ không mỏi tay. Bí quyết cho mẹ đây ạ! Chỉ cần áp dụng cách bế trẻ sơ sinh không khóc trong bài viết dưới đây, bé ngoan ngoãn trong vòng tay của mẹ thôi ạ!
1. “Giải mã” tiếng khóc của trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh chưa biết nói nên con thường dùng tiếng khóc để giao tiếp và gọi mẹ. Vậy con thường khóc khi nào? Góc của mẹ sẽ “phiên dịch ngôn ngữ của con” để mẹ hiểu hơn nhé!
1 – Bé đói bụng: Bé đói bụng sẽ khóc kèm với các biểu hiện mút tay, nhóp nhép miệng hay dụi đầu vào ngực mẹ. Dạ dày con còn nhỏ, các bữa ăn của bé được chia thành nhiều lần trong ngày, cứ 2 – 3 giờ/lần. Vì thế, trong một ngày, bé sẽ khóc đòi ăn nhiều lần lắm đấy ạ. Mẹ chỉ cần để ý rồi cho con bú thêm, con sẽ bình tĩnh ngay thôi mẹ nhé!
2 – Bé bị đầy hơi: Bé thường bị khó chịu ở bụng do nuốt phải nhiều không khí thừa, gây đầy chướng, khó tiêu, đau bụng và quấy khóc sau ăn. Lúc này, mẹ giúp bé đẩy không khí thừa ra ngoài bụng bằng cách vỗ ợ hơi cho con, đặt con nằm ngửa, nắm hai chân và đưa hai chân bé chuyển động như đang đạp xe.
3 – Bé buồn ngủ: Khi buồn ngủ nhưng không được ngủ bởi không gian ồn ào, ánh sáng chói mắt, bé sẽ khóc để nhờ mẹ giúp đỡ. Nếu thấy con buồn ngủ với biểu hiện: Dụi mắt, gãi đầu gãi tai, ngáp liên tục… mẹ chọn không gian ngủ yên tĩnh, không để ánh sáng mặt trời, đèn điện chiếu thẳng mắt bé rồi ôm ấp, vỗ về và hát ru để con được ngủ ngon hơn mẹ nhé!
4 – Bé làm nũng, muốn được ôm ấp: Khi làm nũng, bé khóc không ra nước mắt, lúc cao lúc thấp, chân tay quơ múa liên tục. Thực ra, lúc này bé chỉ muốn được bố mẹ ôm ấp nhiều hơn, để được ấm áp, và an toàn hơn như đang ở trong bụng mẹ thôi. Cách bế trẻ sơ sinh không khóc lúc này là mẹ bế con vào lòng, dỗ dành bằng lời nói yêu thương hoặc những cái vỗ nhẹ vào lưng là con sẽ ngưng khóc ngay đó ạ!
5 – Bé quá lạnh hoặc quá nóng:
Khi thấy nóng, bé khóc đổ mồ hôi nhiều, nhất là ở vùng đỉnh đầu, mặt đỏ ửng. Mẹ cởi bớt quần áo cho con, dùng điều hòa, quạt mát làm dịu không khí trong phòng để bé thấy dễ chịu hơn.
Khi thấy lạnh, bé khóc da tái, môi nhợt, chân tay lạnh. Mẹ quấn thêm chăn cho bé, ôm ấp con vào lòng để hơi ấm của mẹ làm ấm con nhanh hơn.
6 – Tã bỉm ướt: Tã bỉm ướt làm con thấy bí bách, khó chịu vùng kín. Bé sẽ khóc thét lên, dàn dụa nước mắt, mẹ ngửi thấy mùi hôi, chua khi bế bé. Lúc này, mẹ nhanh chóng thay tã và vệ sinh vùng kín cho con sạch sẽ. Tốt nhất, mẹ kiểm tra tã của con khoảng 2h/lần xem con có đi ị không, nếu có mẹ thay tã luôn để con dễ chịu nhất nhé! Nếu con không ị, mẹ cũng thay tã 3 – 4h/lần, tránh để con tiếp xúc lâu với nước tiểu vì vừa bí bách, vừa dễ gây hăm cho con.
7 – Bé hoảng sợ: Bé thường hoảng sợ, khóc lớn và dẫy dụa mạnh khi có tiếng động mạnh hoặc người lạ bế (tư thế bế và mùi hương khác biệt là bé nhận ra ngay đó ạ!). Lúc này, mẹ bế và dỗ dành và an ủi con nhiều hơn, đưa bé đến nơi yên tĩnh để con được an toàn.
8 – Bé mọc răng: Bé mới mọc răng có các biểu hiện: nước dãi bé chảy nhiều, bé thích cắn đồ chơi, núm ti… Giai đoạn này, răng mới nhú làm sưng đau nướu, khiến bé quấy khóc bất thường. Mẹ cần giảm đau cho bé bằng cách cho bé ăn thức ăn lạnh, hoặc dùng kem bôi nướu cho bé theo hướng dẫn của Dược sĩ mẹ nhé!
2. Cách bế trẻ sơ sinh không khóc
Khi bế bé lên hay đặt bé xuống, mẹ cần vững tay, thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát. Chú ý đầu, và cột sống bé, không để con bị vẹo, hay lệch cột sống.
2.1. Cách bế trẻ sơ sinh lên không khóc
Mẹ thường phải bế con lên khi con đang nằm trên nôi, nằm thay tã… Nhìn con nhỏ bé, yếu ớt vậy thôi nhưng con cứng cáp hơn mẹ nghĩ rất nhiều đấy ạ. Điều duy nhất mẹ cần cẩn trọng là cổ bé lúc này còn yếu, chưa tự đỡ được đầu nên mẹ chú ý nâng đỡ đầu khi bế con lên mẹ nhé.
2.1.1. Bế bé sơ sinh lên theo tư thế nằm ngửa
Bước 1: Mẹ cúi người về phía bé, một tay luồn dưới gáy, đỡ cổ và đầu bé, tay kia đỡ mông bé.
Bước 2: Mẹ đưa tay đang đỡ đầu bé vào sâu hơn để vừa đỡ được đầu, vừa đỡ được lưng bé (như hình vẽ trên), rồi từ từ nâng đều hai tay và đứng thẳng người lên. Chú ý giữ đầu, lưng và mông bé thẳng, đầu bé cao hơn mông bé.
Bước 3: Đưa bé lại ngang tầm ngực mẹ, sau đó luồn cánh tay đỡ mông lên đỡ cả đầu bé. Cánh tay còn lại mẹ gập ngang với thân người, đầu bé tựa trên chỗ gập khuỷu tay, cẳng tay và bàn tay ôm lấy bé.
Bước 4: Rút cánh tay đỡ mông về đỡ mông bé như ban đầu.
Mẹ chú ý: Thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận, nhất là khi bé đang ngủ, tránh làm con giật mình. Nếu thấy bé quấy khóc, mẹ trấn an, xoa dịu bé bằng cách gọi tên con hoặc dùng những lời nói thân mật dịu dàng như “mẹ đây” “không sao”…
2.1.2. Bế trẻ sơ sinh lên theo tư thế nằm sấp
Bé hay lăn mình khi ngủ, mẹ đặt bé nằm ngửa nhưng đôi khi bé xoay mình, nằm sấp là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, bế bé sơ sinh lên từ tư thế nằm sấp là kĩ năng mẹ cần nắm vững:
Bước 1: Mẹ cúi người về phía bé, dùng lòng bàn tay đặt dưới má để đỡ đầu bé; tay kia luồn giữa hai chân, lòng bàn tay đỡ ngực bé.
Bước 2: Từ từ nâng đều hai tay và đứng thẳng người lên. Chú ý giữ đầu, lưng và mông bé thẳng, đầu bé cao hơn mông bé.
Bước 3: Xoay bé về tư thế ngửa, đưa cánh tay giữa hai chân về phía mông đồng thời, xoay đầu bé trên cẳng tay còn lại để đầu bé tựa vào chỗ gập khuỷu tay. Để dễ dàng hơn, mẹ đưa bé vào sát người mẹ, lấy thân mẹ làm điểm tựa sau đó mới xoay người bé.
Bước 4: Gập cánh tay đỡ đầu bé lại ôm dọc thân người bé.
2.2. Cách đặt trẻ sơ sinh xuống không khóc
Khi đặt bé xuống, mẹ giữ vững đầu bé, không để đầu bé trượt ra khỏi tầm tay, dễ làm bé bị nghẹo cổ, giật mình và khóc toáng lên. Ngoài ra, mẹ chú ý đặt đầu bé xuống trước, sau đó mới đặt lưng và mông bé. Nếu làm ngược lại, bé rất dễ giật mình và tỉnh giấc. Cụ thể, mẹ thực hiện theo các bước sau nhé:
Bước 1: Mẹcúi người về phía trước, một tay đặt sau gáy giữ cổ và đầu bé, tay còn lại đỡ mông bé, nhẹ nhàng đưa người bé về phía nôi, giường của con.
Bước 2: Từ từ hạ phần đầu và cổ bé xuống nôi. Khi đầu con chạm mặt phẳng, mẹ từ từ rút tay ra.
Bước 3: Rút tay còn lại để lưng và mông bé nằm thoải mái trên nôi.
3. 3 Mẹo bế dỗ trẻ sơ sinh ngừng khóc
Khi bé khóc, trước hết, mẹ cần hiểu ý con. Con đang cần gì? Tã của con có ướt không? Bé có đói hay buồn ngủ không?… Nếu con chỉ đang bất an, quấy khóc đòi mẹ; mẹ xoa dịu bé bằng cách ôm bé và đi lại nhẹ nhàng; cho bé nghe âm thanh, bản nhạc êm dịu, hoặc để bé nằm sấp nếu con bị đầy bụng, khó tiêu. Con sẽ bình tĩnh và hết khóc ngay thôi mẹ ạ!
3.1. Mẹo 1: Ôm chặt bé vào lòng và đi lại nhẹ nhàng
Khi bé khóc, mẹ bế bé lên, ôm bé và đi lại nhẹ nhàng giúp bé được đong đưa như lúc mẹ đi lại khi còn trong bụng mẹ. Bé sẽ cảm thấy ấm áp, yêu thương, an toàn và nín khóc ngay thôi ạ.
Nếu mỏi chân, mẹ có thể ngồi trên võng, nhịp nhàng đu đưa qua lại. Con sẽ thiu thiu ngủ dần. Nếu bé vẫn quấy khóc, mẹ hát ru kết hợp xoa vỗ lưng bé. Tiếng hát ru và những cái vỗ lưng chậm và đều tạo cảm giác thân mật, quen thuộc. Bé sẽ được xoa dịu rất nhiều đấy ạ
Mẹ chú ý đổi tư thế bế để tìm được tư thế mà bé thấy dễ chịu nhất. Có bé thích nằm ngang, áp mặt vào ngực mẹ; nhưng có bé thích mẹ vác bé trên vai, cằm tựa vào vai mẹ. Tư thế thoải mái giúp bé bình tĩnh và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
3.2. Mẹo 2: Bế bé kết hợp với nghe nhạc hoặc tiếng ồn trắng
Tiếng ồn trắng là những âm thanh đều đều, nhẹ nhàng, giúp bé thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
Trước hết, mẹ ôm bé vào lòng để bé được ấm áp và an toàn hơn. Sau đó, mẹ bật những khúc nhạc nhẹ nhàng, có âm thanh êm dịu. Mẹ có thể lên youtube, tìm kiếm “tiếng ồn trắng cho bé”. Sẽ có rất nhiều lựa chọn cho mẹ như: tiếng mưa, tiếng nước chảy, tiếng sóng… Chú ý chỉ để âm lượng nhỏ, nhỏ hơn tiếng nói chuyện bình thường một chút, không quá to, dễ làm con ù tai, khó vào giấc.
3.3. Mẹo 3: Bế bé nằm sấp để tránh bị đầy hơi
Với những bé bị đầy hơi, khó tiêu; bế bé nằm sấp giúp đẩy không khí đầy trong bụng bé ra ngoài, bé sẽ thấy dễ chịu, thoải mái và không khóc nữa.
Mẹ đặt bé nằm sấp dọc trên một cánh tay, đầu bé ở phía khuỷu tay; tay còn lại mẹ đặt sau lưng để giữ người bé. Sau đó, mẹ đưa tay từ trái sang phải, đung đưa bé nhẹ nhàng trên tay mẹ. Lưu ý giữ vững tay, không để bé bị ngã mẹ nhé!
Nếu tay mẹ yếu, mẹ ngồi trên giường, giữ chân gập vuông góc, sau đó đặt bé nằm sấp trên đầu gối, một tay nâng đỡ đầu bé, tay còn lại mẹ massage hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé để đẩy không khí thừa ra ngoài giúp con.
3. Lưu ý khi bế dỗ trẻ sơ sinh khóc
Ngoài cách bế bé đúng, để chăm sóc con được tốt hơn, khi bế dỗ bé mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
Vuốt ve, bồng bế con nhiều hơn giúp bé cảm thấy được yêu thương; không bất an, lo lắng. Những tiếp xúc nhỏ của mẹ có sức mạnh trấn an và giảm bớt cơn khóc của bé đấy ạ!
Mẹ đặt bé ở trên giường, để bé khóc một chút, khoảng 3 – 5 phút, sau đó mới bế để dỗ dành bé. Nếu bé cứ khóc là được mẹ bồng bế ngay sẽ tạo thói quen xấu, làm bé nhõng nhẽo và đòi mẹ nhiều hơn.
Khi bế bé, mẹ không đeo trang sức, tránh trầy xước da con và chú ý rửa tay sạch, không để bé tiếp xúc với bụi bẩn vi khuẩn trên tay mẹ. Con có hệ miễn dịch non yếu; bụi bẩn, vi khuẩn dễ làm bé đổ bệnh và làm mẹ lo lắng.
Trong một số trường hợp, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ nhanh chóng khi thấy bé khóc kèm các biểu hiện:
Viêm đường hô hấp: Khóc khàn tiếng, liên tục, thở khò khè, khó thở, sốt.
Suy tim: Tiếng khóc yếu ớt, khóc xen lẫn tiếng rên ngắt quãng.
Não: Bé khóc liên tục, theo từng đợt kèm nôn mửa.
Viêm đường tiết niệu: Bé khóc khi đi tiểu, vùng kín bé tấy đỏ, sưng.
Cách bế trẻ sơ sinh không khóc không hề khó đâu ạ. Mẹ đừng quá lo lắng nếu con khóc mẹ nhé. Bình tĩnh, yêu thương và xoa dịu con bằng những cái ôm ẵm, xao lưng là bí quyết để con được chấn an nhanh chóng thôi. Nếu còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh nhất!
Khi cho con bú, mẹ thường gặp tình trạng con ọc sữa, nôn trớ, quấy khóc. Mẹ bế dỗ bé mãi chẳng được. Cách bế bé sau khi bú chuẩn khoa học dưới đây sẽ giúp bụng bé tiêu hóa hóa dễ hơn, giúp cả bé và mẹ đều được thoải mái. Mẹ theo dõi để hiểu rõ nhé!
1. Cách bế bé sau khi bú
Sau khi bú, tư thế bế bé tốt nhất là để bé nằm ngang, đầu bé cao hơn mông giúp sữa dễ dàng đi từ miệng và họng con xuống dạ dày. Nếu mẹ đặt đầu bé thấp, dạ dày cao hơn miệng, sữa sẽ dễ chảy ngược ra ngoài làm bé nôn trớ đó ạ!
Cụ thể, mẹ bế bé bằng hai tay, một tay giữ đầu và cổ bé, cẳng tay nằm dọc theo sống lưng đỡ thân trên của bé, đầu bé nằm trên khuỷu tay mẹ, tay còn lại mẹ ôm lấy mông và hông bé.
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Không đung đưa bé quá mạnh: Bụng bé sau khi bú đang đầy sữa, chuyển động qua lại tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của con. Dạ dày không chịu được sẽ đẩy sữa ra ngoài, làm con nôn trớ. Lúc này, mẹ chỉ cần ôm bé trên tay, vỗ nhẹ vào lưng, hay mông bé hoặc hát ru cho con để con được ngon giấc.
Giữ đầu, lưng và mông bé thẳng hàng: Đây là cách bảo vệ cột sống của con, giữ lưng con không vẹo lệch. Đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh, xương bé còn mềm và đang phát triển từng ngày, bế bé đúng tư thế để cột sống của con luôn thẳng mẹ nhé!
Vỗ ợ hơi cho bé: Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, con rất dễ đầy bụng, nôn trớ khi nuốt phải nhiều hơi không khí. Mẹ thực hiện vỗ ợ hơi cho bé khoảng 5 – 10 phút sẽ giúp đẩy khí thừa ra ngoài, giảm nôn trớ, đầy bụng cho con đó ạ!
2. Cách bế bé vỗ ợ hơi
Thời điểm vỗ ợ hơi cho bé không nhất thiết phải sau khi cho bé bú. Mẹ vỗ ợ hơi sau khi cho bú hoặc ngay trong cữ bú, khi con mới bú được nửa bình hoặc khi chuyển sang bú bên kia ngực. Ngoài ra, nếu bé đang bú nhưng lại quấy khóc, gồng mình hoặc quay mặt đi tỏ vẻ khó chịu, mẹ ngừng cho bé bú, vỗ ợ hơi sau đó mới cho bé bú tiếp vì đây là dấu hiệu cho thấy bé đang bị đầy hơi đó!
Các bước bế bé vỗ ợ hơi cụ thể như sau:
Bước 1: Lót một khăn bản to, phủ toàn bộ vai mẹ lên vai để tránh nước bọt, sữa trớ của bé bám vào quần áo mẹ. Mẹ lưu ý chọn khăn cotton mềm để không làm xước da bé khi con áp má, cằm vào khăn nhé!
Bước 2: Bế vác bé trên vai, đặt bé đối diện với ngực mẹ, lấy vai làm điểm tựa, cằm bé tựa vào mỏm vai. Người bé lúc này hơi ngả về phía trước, một tay mẹ đỡ mông, tay còn lại đặt lên lưng bé.
Bước 3: Dùng tay đặt trên lưng xoa lưng bé theo hình tròn hoặc chụm các ngón tay lại và vỗ nhẹ vào lưng bé theo chiều từ dưới lên trên. Xoa, vỗ lưng nhẹ nhàng, đều đặn khoảng 5 – 10 phút, đến khi bé phát ra tiếng ợ hoặc bé ngừng khóc, không còn khó chịu do đầy bụng nữa.
Lưu ý nhỏ cho mẹ:
Vỗ nhẹ nhàng (tạo âm thanh “bồm bộp”), không vỗ quá mạnh tay vì sẽ làm bé đau, sợ hãi.
Vỗ ợ hơi trong 6 tháng đầu đời. Sau 6 tháng, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, bé đã ngồi vững, cơ thể có thể tự đẩy khí ra ngoài nên mẹ không cần lo bé bị nôn trớ, đầy hơi nữa đâu ạ!
Vỗ ợ hơi kể cả ngày và đêm bởi dù là thời điểm nào, bé đều dễ bị đầy bụng, ọc sữa. Mỗi lần cho bé bú, mẹ dành thêm khoảng 5 -10 phút để đẩy khí thừa ra khỏi bụng bé, bé sẽ ngủ sâu và ngon hơn, không quấy khóc, thức giấc giữa chừng do bụng đầy chướng.
Cơ thể của con còn yếu, bé hay gặp các vấn đề về da, đầy chướng bụng. Để con luôn được khỏe mạnh, khi bế bé sau khi bú, mẹ chú ý thêm những điều sau:
Lau miệng cho bé khi bé bị trớ sữa: Sữa bám lâu trên miệng bé dễ làm sinh sôi vi khuẩn, gây chàm sữa, nổi mẩn, ửng đỏ da bé. Vì thế, mẹ dùng khăn ướt vệ sinh miệng cho bé ngay sau khi bú. Lưu ý chọn khăn ướt chuyên dụng cho bé sơ sinh có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm tự nhiên, cao cấp đảm bảo an toàn, lành tính nhất với da con. Tuyệt đối không chọn khăn có thành phần tẩy trắng vì có thể gây kích ứng, mẩn đỏ da bé đấy ạ!
Giữ đầu bé cao hơn thân và mông: Đầu cao hơn mông là tư thế thuận lợi để sữa đi dọc theo đường tiêu hóa, từ miệng đến dạ dày và xuống ruột, giúp bé hấp thu sữa dễ dàng hơn.
Hạn chế rung lắc, cười đùa: Bụng bé đang no đầy sữa, mẹ không rung lắc, trêu cười bé ngay sau khi bú. Nếu không, bé sẽ dễ bị ọc sữa, trào ngược dạ dày, nôn trớ.
Chú ý giữ đầu bé: Cổ bé sơ sinh còn yếu, đầu bé to, nặng nên bé chưa thể tự giữ đầu mình được. Vì thế, khi bế bé, mẹ chú ý nâng đỡ đầu bé, không để con bị mỏi cổ, vẹo cổ mẹ nhé!
Khi bế bé sơ sinh sau khi bú, mẹ bế bé nằm ngang, đầu cao hơn mông để hệ tiêu hóa của con hoạt động dễ dàng hơn. Với bé dưới 6 tháng tuổi, sau hoặc trong khi cho bé bú, mẹ cần vỗ ợ hơi cho con để tránh tình trạng đầy bụng, ọc sữa, nôn trớ. Nếu còn thắc mắc về cách bế bé sau khi bú, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng mẹ nhé!
Mẹ bỉm mới sinh con đầu lòng chắc hẳn còn bỡ ngỡ, thấy cổ và cơ xương của sinh linh bé bỏng mới ra đời chưa cứng cáp, không biết nên bế con như thế nào để không ảnh hưởng đến sự phát triển và sự thoải mái của con. Thấu hiểu được băn khoăn đó, Góc của mẹ chia sẻ cách bế em bé mới sinh theo kinh nghiệm và tham vấn từ chuyên gia trong bài viết dưới đây. Tham khảo ngay mẹ nhé!
1. Nguyên tắc khi bế em bé mới sinh
Bé mới sinh được 0 – 4 tháng tuổi, xương cổ yếu ớt chưa thể đỡ được sức nặng của đầu, chiều dài đầu lại chiếm đến ¼ chiều dài toàn thân. Khi mẹ bế con trong tư thế thẳng đứng, toàn bộ trọng lượng của đầu sẽ dồn xuống xương sống dẫn đến nhiều hệ lụy như: chùn xương sống, cong vẹo cột sống. Tốt nhất mẹ nên bế bé theo tư thế nằm nằm ngang, tay luôn đỡ đầu, đỡ cổ bé và thao tác thật nhẹ nhàng.
Nếu cần bế vác sau khi bé ti để vỗ ợ hơi, mẹ chú ý để cơ thể con áp sát ngực mẹ, hạn chế áp lực lên cột sống, tay đỡ gáy và đầu, để cổ bé ngả tự nhiên ra sau vai mẹ. Nếu sau khoảng 5 phút bé vẫn chưa ợ được, mẹ nên bế nằm để cơ thể con được nghỉ ngơi, sau đó mới tiếp tục thực hiện.
2. Cách bế em bé mới sinh đúng chuẩn
2.1. Cách bế em bé mới sinh lên
2.1.1. Bế em bé mới sinh lên từ tư thế nằm ngửa
Nằm ngửa là tư thế quen thuộc với bé sơ sinh, kể cả khi nằm ngủ, thay tã, hay mặc quần áo. Trước khi bế bé lên, mẹ nên cúi sát xuống, dịu dàng cười và nói cho con yêu rằng: “Mẹ thay tã cho con nhé!”, “Mẹ bế con lên nhé!”… hoặc những câu tương tự để thông báo cho các cô cậu nhóc rằng sắp được thay đổi tư thế, tránh tình trạng con bị giật mình. 4 bước thực hiện cho mẹ đây ạ!
Bước 1: Mẹ cúi sát người về phía con, một tay đỡ gáy và mông, một tay đỡ đầu và cổ bé. Mẹ cũng có thể luồn tay từ bên hông hay từ giữa hai chân bé.
Bước 2: Nhẹ nhàng dùng hai tay nâng bé lên, đỡ lấy toàn bộ trọng lượng của cơ thể bé vào hai bàn tay, bảo đảm đầu của bé được giữ vững. Mẹ nhớ tươi cười và nhìn vào mắt con để con không cảm thấy sợ hãi nhé.
Bước 3: Bế bé lên ngang tầm ngực, áp sát vào lòng mẹ và xoay cho bé nằm ngang. Lưu ý giữ đầu bé hơi cao so với thân mình, giúp con dễ dàng quan sát mẹ hơn và không bị dồn máu lên não.
Bước 4: Cuối cùng, chỉ cần ôm bé vào sát ngực bằng cách đặt đầu bé lên chỗ gấp của khuỷu tay, bàn tay ôm lấy phần hông ngoài của bé.
2.2.2. Bế em bé mới sinh lên từ tư thế nằm sấp
Ngoài nằm ngửa, nhiều mẹ bỉm đôi khi dạy bé nằm sấp để giúp xương khớp của con phát triển. Khi bế bé lên từ tư thế nằm sấp, mẹ thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Nhẹ nhàng trò chuyện để thông báo cho bé.
Bước 2: Mẹ luồn một tay từ giữa hai chân lên, bàn tay đỡ lấy ngực bé, cánh tay đặt lên chính giữa bụng bé. Tay còn lại mẹ luồn từ lưng lên, đặt bàn tay dưới má, giữ vững đầu và cổ bé.
Bước 3: Từ từ nâng con lên, xoay bé lại bằng cách đặt bàn tay giữa hai chân xuống dưới mông bé. Hạ thấp cánh tay còn lại để đầu bé tựa vào vị trí gập ở khuỷu tay và cẳng tay của mẹ.
Lưu ý cho mẹ: Mẹ không nên nâng đầu bé ngửa ra phía sau nhiều hơn so với cơ thể hay để tay đè mạnh vào cổ bé, tránh làm bé khó thở.
2.2. Cách đặt em bé mới sinh xuống
Tương tự như khi bế bé lên, khi đặt bé xuống mẹ cũng nên thực hiện nhẹ nhàng, kết hợp giữ đầu và cổ bé, tránh con bị nghẹo cổ, giật mình. Mẹ tham khảo 4 bước sau:
Bước 1: Đặt phần chân, rồi đến mông bé xuống trước.
Bước 2: Rút tay đỡ mông ra, đưa lên đỡ đầu và cổ bé. Sau đó rút dần cánh tay đỡ đầu cổ ban đầu ra.
Bước 3: Dùng hai bàn tay cùng đỡ đầu và cổ bé, nhẹ nhàng đặt đầu và cổ bé xuống.
Bước 4: Chỉnh tư thế cho bé nằm ngay ngắn, đầu cổ và thân mình thẳng hàng tránh gây vẹo cổ, cong cột sống.
3. Lưu ý khi bế em bé mới sinh
1 – Ngoài việc bế bé đúng cách, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ, tháo bỏ các trang sức trên tay, tránh làm trầy xước, hạn chế tổn thương da bé. Sau khi rửa tay, mẹ lau tay sạch sẽ bằng khăn vải khô đa năng để khử sạch vi khuẩn còn sót lại, nhanh chóng thấm hút hết nước thừa, cực tiện lợi và đảm bảo an toàn cho bé yêu.
2 – Trong giai đoạn 1 tháng đầu, phần cổ của bé rất yếu, chưa thể ngóc dậy, mẹ luôn đỡ cổ và đầu khi bế bé lên và đặt bé xuống mẹ nhé!
3 – Mẹ nên bế, đặt bé xuống nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh thực hiện quá vội vàng, hay siết chặt cơ thể khiến con sợ hãi, đau đớn.
4 – Khuyến khích mẹ tâm sự, trò chuyện, thông báo với con trước để trấn an tinh thần, giúp bé xao nhãng phần nào, mẹ bế bé cũng dễ dàng hơn. Trong trường hợp bé khóc, mẹ nên bình tĩnh, không bế con nhanh, vội, để sự dịu dàng, bình thản của mẹ khiến bé cảm thấy an toàn và nín khóc.
Mẹ bỉm lần đầu lên chức đã tự tin hơn và tự tin rằng mình biết cách bế em bé mới sinh chưa ạ? Sự yêu thương, vỗ về, bồng bế là hành động thể hiện tình yêu, gắn kết sợi dây tình cảm giữa bé và mẹ. Vì thế, mẹ đừng lo lắng và tích cực bế ẵm con yêu nhiều lần hơn nhé! Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất!
Thao tác pha sữa quyết định phần lớn chất lượng dinh dưỡng trong sữa cho con. Nhiệt độ nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh, tỉ lệ nước và sữa bột chênh lệch, khuấy trộn mạnh tay… đều là nguyên nhân làm giảm dinh dưỡng trong sữa, thậm chí, làm bé rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Tham khảo ngay bài viết sau để biết cách pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh mẹ nhé!
1. Tại sao phải pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách?
Mẹ cần pha sữa cho bé đúng cách bởi 2 lý do sau:
Pha sữa đúng cách giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng trong sữa. Nếu dùng nước quá lạnh hay quá nóng, các thành phần dinh dưỡng như chất béo, protein sẽ không được hòa tan hoàn toàn, bé khó hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, khi nước quá nóng, các chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt độ như: vitamin C, enzyme sẽ bị biến đổi, làm giảm dinh dưỡng trong sữa, thậm chí, sinh ra các chất có hại cho bé.
Pha sữa đúng cách giúp bé ăn và tiêu hóa sữa dễ dàng hơn. Sữa cần được hòa tan hoàn toàn, không vón cục lợn cợn, tránh làm bé bị sặc, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…
2. Cách pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh
Để bé được ăn sữa dinh dưỡng nhất, mẹ tham khảo cách pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh theo 5 bước đơn giản sau
2.1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi pha
Hệ tiêu hóa của con rất nhạy cảm, bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường xung quanh dễ làm bé tiêu chảy, đau bụng. Vì thế, trước khi pha sữa cho bé mẹ chú ý:
Rửa tay thật sạch bằng xà phòng, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn từ tay mẹ lây sang sữa của con.
Chuẩn bị nước ấm pha sữa, nhiệt độ khoảng 40 – 70 độ C tùy loại sữa. Mẹ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi pha để biết nhiệt độ thích hợp nhất nhé.
Tiệt trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng chuyên dụng hoặc đun tất cả các bộ phận của bình sữa trong nước sôi khoảng 3 – 5 phút.
Mẹ pha sữa đủ theo nhu cầu ăn của con, không để bé đói mẹ nhé! Nếu chẳng may pha quá nhiều, mẹ đổ sữa thừa đi và không dùng lại cho bé ở lần ăn sau. Sữa đã pha và bám nước bọt của bé rất dễ sinh sôi vi khuẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm con đau bụng, tiêu chảy…
Với bé sơ sinh đủ tháng: lượng sữa công thức mỗi ngày phù hợp với con như sau:
Bé từ 5 ngày – 3 tháng tuổi ăn 150ml/kg trọng lượng cơ thể, chia thành 5 – 8 cữ trong ngày. Ví dụ, nếu bé nặng 4kg, mỗi ngày bé cần ăn khoảng 450ml sữa.
Bé từ 3 – 6 tháng tuổi ăn 120ml sữa công thức/kg trọng lượng cơ thể, chia thành 5 – 6 cữ trong ngày. Ví dụ, nếu bé nặng 6kg, mỗi ngày bé cần ăn khoảng 720 ml sữa.
Bé từ 6 – 12 tháng tuổi ăn 90 – 120ml sữa công thức/kg trọng lượng cơ thể, chia thành 3 – 5 cữ trong ngày. Ví dụ, nếu bé nặng 7kg, mỗi ngày bé cần ăn khoảng 620 – 840ml sữa.
Với bé sơ sinh thiếu tháng: Mẹ chú ý cho con ăn nhiều sữa hơn bình thường một chút nhé. Tùy vào thể trạng, bé sẽ có nhu cầu ăn sữa khác nhau. Mẹ tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng sữa thích hợp với bé nhà mình.
Sau khi đã xác định được lượng sữa mỗi lần pha cho bé, mẹ đong đếm lượng nước và lượng bột sữa cần dùng theo tỉ lệ như hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Tuyệt đối không thay đổi tỉ lệ pha sữa mẹ nhé! Sữa pha quá loãng không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, dễ làm bé chậm tăng cân, thiếu chất. Ngược lại, sữa pha quá đặc làm hệ tiêu hóa của con bị quá tải, gây khó tiêu, đầy chướng bụng. Bé không hấp thu được thêm dinh dưỡng đâu mẹ ạ.
Mẹ tham khảo bảng tỷ lệ pha các loại sữa thông dụng như sau:
Loại sữa
Tỷ lệ pha (thìa/ml)
Nhiệt độ nước
Meiji số 0 Infant Formula Ezcube dạng thanh
1 viên – 40ml nước
70 độ C
Meji số 0 dạng bột
1 thìa – 20ml nước
70 độ C
Nan Nestle Optipro 1
1 thìa – 30ml nước
40 độ C
Frisolac Gold 1
1 thìa – 30ml nước
40 độ C
Similac Newborn HMO 1
1 thìa – 60ml nước
40 độ C
Dielac Alpha Gold IQ 1
1 thìa – 30ml nước
50 độ C
Enfamil A+ 1
1 thìa – 30ml nước
40 độ C
2.3. Bước 3: Cho nước vào bình lần 1 trước khi cho sữa
Mẹ chia tổng lượng nước cần dùng thành 2 phần: pha sữa với ⅔ lượng nước trước, sau đó mới thêm ⅓ lượng nước còn lại. Điều này giúp tạo khoảng trống trong bình sữa, chất lỏng và bột sữa sẽ có thêm không gian để di chuyển, giúp bột sữa được hòa tan nhanh hơn.
Với ⅔ lượng nước cần dùng ban đầu; mẹ thêm vào nước bình sữa trước, sau đó mới thêm lượng bột sữa tương ứng. Không làm ngược lại mẹ nhé! Nếu mẹ cho bột sữa vào bình trước khi cho nước, bột sữa sẽ dính chặt dưới đáy bình, vón cục và khó toàn tan hoàn toàn.
Sau khi thêm nước và bột sữa vào bình, mẹ đậy núm vú và nắp bình lại và lắc nhẹ nhàng trong khoảng 15 giây.
Cách pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh mẹ chú ý không lắc mạnh tay, chỉnh lực lắc nhẹ hơn nếu thấy sữa bé nổi bong bóng, tránh để không khí lẫn vào sữa của con. Bé ăn sữa lẫn nhiều không khí sẽ dễ bị đầy bụng, ợ hơi và nôn trớ, trào ngược dạ dày.
2.4. Bước 4: Cho nước vào bình lần 2
Mẹ thêm lượng nước còn lại vào bình, đậy nắp và lắc tới khi sữa tan hoàn toàn. Thông thường, bột sữa sẽ tan hết chỉ sau khoảng 10 – 20 giây. Nếu vẫn còn thấy các gợn trắng lơ lửng trong bình sữa, mẹ tiếp tục lắc thêm khoảng 1 – 3 phút nữa là được mẹ nhé!
2.5. Bước 5: Để sữa nguội ở nhiệt độ 37 độ C
Sau khi pha, mẹ không cho bé dùng ngay mà để sữa nguội còn khoảng 37 độ C mới cho bé bú sữa. Đây là nhiệt độ tương đương với sữa ở bầu ti mẹ, không làm bỏng miệng bé do sữa quá nóng, cũng không làm bé lạnh bụng, khó tiêu.
Mẹ kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ 1 – 2 giọt sữa vào cổ tay hoặc mu bàn tay. Sữa 37 độ C còn hơi ấm và không làm đỏ rát da mẹ. Nếu không quen, mẹ dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ sữa. Tuy nhiên, mẹ lưu ý rửa thật sạch đầu nhiệt kế trước khi sử dụng, không để sữa của con bị lây bẩn, vi khuẩn mẹ nhé!
Nếu sữa quá nóng, mẹ làm nguội nhanh sữa cho con bằng cách:
Bước 1: Đậy nắp bình thật chặt và ngâm bình sữa vào bát nước mát 25 độ C, chú ý không chạm tay hay để nước chưa được đun sôi bám vào núm ti của con.
Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ sữa mỗi 2 -3 phút, không để sữa quá nguội, mẹ lại mất công hâm nóng lại sữa cho con.
Bước 3: Thay nước lạnh mỗi 5 phút/lần để sữa nguội nhanh hơn.
3. Lưu ý khi pha và bảo quản sữa cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo chất lượng sữa sau khi pha tốt nhất cho trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý:
Không pha trộn thêm thức ăn khác: Sữa công thức đã được các chuyên gia tính toán dinh dưỡng cân bằng và phù hợp với bé nên mẹ không cần pha thêm thức ăn vào sữa cho con đâu ạ. Hệ tiêu hóa bé sơ sinh còn non yếu, pha trộn các thức ăn như: ngũ cốc, nước hoa quả, trái cây… vào sữa dễ làm bé khó tiêu, không hấp thu được dinh dưỡng đó mẹ ạ!
Dùng nước lọc pha sữa: Mẹ không dùng nước lã, nước khoáng, hay nước luộc rau để pha sữa cho con. Các loại nước này có chứa nhiều thành phần khác nhau, làm mất cân bằng dinh dưỡng trong sữa, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Không hâm sữa trong lò vi sóng: Bởi trong quá trình hâm sữa, lò vi sóng sẽ sinh ra bức xạ nhiệt ion hóa – nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Nếu sữa bị nguội, mẹ hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước ấm 40 – 50 độ C để an toàn nhất cho con mẹ nhé!
Vệ sinh bình sữa và dụng cụ pha sữa sạch sẽ: Sau khi cho bé ăn sữa, mẹ cần vệ sinh bình sữa và các dụng cụ ngay, tránh để lâu làm cặn sữa trở nên cứng đầu, khó làm sạch. Sữa của bé có thành phần chất béo, tương tự như dầu mỡ chiên rán, chỉ rửa bình bằng nước sẽ khó làm sạch hoàn toàn. Do vậy, mẹ cần rửa bình với nước rửa bình chuyên dụng, nếu không, bình sữa bám cặn chất béo rất dễ bị hôi và sinh sôi vi khuẩn, tấn công sức khỏe của con.
Lưu ý: Mẹ không dùng nước rửa chén thông thường để rửa bình. Nước rửa chén thường chứa chất tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng và rối loạn hệ tiêu hóa non yếu của con như Triclosan, Muối Silicat, Sulfuric acid, Ammonium sulfate… Thay vào đó, mẹ chọn nước rửa bình chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, giúp bình sữa được sạch tối đa và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con yêu.
Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã rõcáchpha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh. Mỗi loại sữa khác nhau yêu cầu nhiệt độ nước và tỉ lệ pha sữa khác nhau. Để bột sữa tan hoàn toàn, không vón cục, mẹ chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì và pha sữa theo đúng tỉ lệ mẹ nhé!
Nếu còn bước nào băn khoăn, mẹ để lại bình luận bên dưới để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất!
Nhiều chuyên gia nhi khoa đã chứng minh bé được luyện tập nằm sấp mỗi ngày sẽ hạn chế méo đầu, thúc đẩy các cơ cổ và vai phát triển toàn diện do hai cơ này cần vận động liên tục khi bé ngóc đầu quan sát xung quanh. Tuy nhiên, cách bế trẻ nằm sấp thế nào giúp bé yêuan toàn và đạt được hiệu quả như mong muốn của mẹ? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
1. Cách bế trẻ nằm sấp trên bụng
1 – Tác dụng: Bế bé nằm sấp trên bụng là tư thế được các nhóc tì yêu thích vì ngực bé gần với ngực mẹ, bé nghe được tiếng tim đập của mẹ nên thấy rất an tâm, thoải mái và gắn kết với mẹ hơn. Hơi ấm từ ngực mẹ truyền sang giúp điều chỉnh thân nhiệt, giữ ấm cơ thể bé, giúp con dễ dàng đi vào giấc ngủ.
2 – Các bước thực hiện:
Bước 1: Đặt bé lên bụng mẹ, áp sát vào người mẹ.
Bước 2: Từ từ ngả dần người ra sau và tựa vào thành giường, thành ghế sẽ giúp mẹ đỡ mỏi hơn đó ạ.
Bước 3: Điều chỉnh để đầu bé nghiêng sang một bên, má áp vào ngực mẹ hoặc đầu thẳng, cằm tựa ngực mẹ.
3 – Lưu ý cho mẹ: Dùng hai cánh tay đỡ, giữ bé khi cơ thể con bị lệch. Nếu con vẫn nằm đúng vị trí, mẹ nên để con thoải mái, tay chân vận động nhẹ nhàng trên ngực mẹ.
2. Cách bế trẻ nằm sấp trên đùi
1 – Tác dụng: Cách bế nằm sấp trên đùi giúp bé luyện tập cơ cổ, vai và giữ thăng bằng tốt hơn, tạo tiền đề cho hoạt động lẫy, bò sau này. Cách bế này cũng giúp con chủ động khám phá không gian, môi trường xung quanh dễ dàng.
2 – Các bước thực hiện:
Bước 1: Mẹ đặt bé nằm ngang trên đùi.
Bước 2: Một tay mẹ giữ phần mông, hông của bé. Tay còn lại luồn dưới ngực giữ cổ và ngực bé, để đầu bé ngóc lên tự nhiên.
3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ nâng bên đùi gần đầu bé cao hơn một chút để bé ngóc đầu lên dễ dàng hơn.
3. Cách bế trẻ nằm sấp trên tay
1 – Tác dụng: Với cách bế bé nằm sấp trên tay, con yêu sẽ được tập giữ thăng bằng và phản xạ não bộ cực hiệu quả. Trong quá trình mẹ bế, chân tay bé được hoạt động tự do, thoải mái sờ, cầm nắm đồ vật xung quanh. Còn gì thích hơn mẹ nhỉ!
2 – Các bước thực hiện:
Bước 1: Đặt bé nằm trên tay mẹ, má áp vào khuỷu tay.
Bước 2: Mẹ dùng 1 tay luồn vào giữa 2 chân bé, tay còn lại luồn từ cổ xuống, đỡ phần thân trên cho bé.
Bước 3: Nhẹ nhàng bế bé quanh phòng và giới thiệu với bé những đồ vật xung quanh để tăng sự kích thích.
3 – Lưu ý cho mẹ: Trong quá trình khám phá, con rất tò mò với mọi thứ xung quanh, thường xuyên nhoài người ra khỏi vòng tay mẹ. Mẹ nhớ bế bé thật chắc tay và điều chỉnh lại tư thế của con để đảm bảo con không bị ngã nhé.
4. Cách bế trẻ nằm sấp trên gối
1 – Tác dụng: Cách nằm sấp này giúp mẹ quan sát được mọi cử động của con, kịp thời khích lệ, động viên bé khi bé thực hiện được những động tác mới. Tay mẹ cũng không bị mỏi và không cần di chuyển, cực nhàn mẹ ạ!
2 – Các bước thực hiện:
Bước 1: Mẹ cuộn tròn một chiếc khăn tắm hoặc chăn mỏng để làm gối kê.
Bước 2: Đặt bé nằm sấp xuống, kê phía thân trên và tay bé lên chiếc gối hoặc chăn cuộn đã chuẩn bị.
3 – Lưu ý cho mẹ:
Mẹ cuộn tấm chăn/khăn mỏng để bé có tầm nhìn tốt, không dùng gối hoặc chăn kê quá cao khiến con khó vận động.
Mẹ treo đồ chơi phía trước, hoặc gọi bé để thu hút, gây sự chú ý và kích thích bé ngóc đầu lên, luyện cơ cổ, đầu tốt hơn.
5. Lưu ý khi thực hiện các cách bế trẻ nằm sấp
Nằm sấp đem lại nhiều hiệu quả tốt như phát triển toàn diện trí thông minh, thúc đẩy phát triển các kỹ năng vận động. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
1 – Mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô tay bằng khăn khô đa năng có tác dụng khử khuẩn để đảm bảo vệ sinh, tránh gây nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang bé.
2 – Tập cho bé nằm sấp sau khi ăn ít nhất 1 tiếng, tránh trường hợp con bị nôn, trớ do tức bụng.
3 – Khi bé khó chịu không hợp tác mẹ hãy bế bé lên, đưa cho con một vài món đồ chơi yêu thích hoặc nói chuyện đánh lạc hướng bé. Không nên lo lắng, vội vã, di chuyển nhanh hơn vì sẽ càng khiến con bất an và bất hợp tác hơn.
4 – Chỉ nên cho bé nằm sấp 1 đến 2 phút mỗi lần, lặp lại 1 – 2 lần một ngày. Sau khi bé đã biết lẫy, mẹ cân nhắc tăng dần thời gian lên 10 – 15 phút mỗi lần, 2 – 3 lần 1 ngày, tránh để con nằm sấp quá lâu gây chèn phổi, khó thở.
5 – Tháo hết vòng, trang sức đeo tay, tránh làm trầy xước, tổn thương làn da non nớt của bé.
6 – Luôn đỡ phần gáy, phần đầu của bé khi bế bé lên hoặc đặt bé xuống vì cổ con còn rất yếu.
Với 4 cách bế trẻ nằm sấp trên giúp con cứng cáp để luôn hứng thú khám phá thế giới xung quanh hơn đó. Nhớ thực hiện đúng cách và ghi nhớ những lưu ý trên giúp con yêu luôn khỏe mạnh, hoạt bát mẹ nhé! Nếu còn thắc mắc gì, mẹ hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất.
Mùa hè nắng nóng, con đổ mồ hôi nhiều làm mẹ không khỏi sốt ruột. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng. 15 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè sau đây sẽ giúp mẹ và bé có một mùa hè khỏe mạnh nhất. Tham khảo ngay mẹ nhé!
1. “Điểm mặt” những nguyên tắc chung chăm sóc bé vào mùa hè
Dù bé ở bất kỳ độ tuổi nào, mẹ cũng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
1.1. Cho bé ngủ đủ giấc
Theo National Sleep Foundation, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 12 – 17 tiếng mỗi ngày. Lúc bé ngủ là khi các cơ quan phát triển mạnh mẽ nhất nên mẹ cứ yên tâm nếu con ngủ nhiều mẹ nhé! Tuy nhiên, nếu bé ngủ liên tục 4 tiếng, mẹ chủ động đánh thức con dậy bú, tránh để con “ngủ quên ăn”, bị đói, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Ngoài ra, để con được ngủ ngon nhất, mẹ chú ý đặt bé ngủ nơi thoáng mát, không để bé nằm ngủ cạnh cửa sổ vì ánh nắng từ cửa sổ gây chói mắt và làm bé thấy oi bức. Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mẹ cũng lưu ý không để các đồ vật như gấu bông, chăn bông vào nôi, cũi của con vì có thể làm con bí bức, đổ mồ hôi nhiều và khó ngủ hơn đấy ạ.
1.2. Cho bé ăn đủ lượng sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong giai đoạn đầu đời, bổ sung dinh dưỡng giúp bé lớn nhanh, khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, đừng vì thế mà cho bé bú quá nhiều mẹ nhé. Dạ dày bé sơ sinh còn non yếu, bé ăn quá nhiều sẽ dễ bị nôn trớ, trào ngược dạ dày. Mẹ chỉ cho bé ăn vừa đủ lượng sữa theo nhu cầu của con, không ép bé ăn thêm sữa nếu bé thấy no, bé từ chối bú sữa, đẩy ngực mẹ ra hoặc không chịu ngậm ti mẹ.
Mẹ lưu ý: Mùa hè, thời tiết nóng bức làm da bé nhạy cảm hơn. Cặn sữa thừa hay nước bọt bám trên da dễ sinh sôi vi khuẩn, gây mẩn đỏ, chàm sữa. Vì thế, sau khi cho bé bú, mẹ nhớ dùng khăn mềm lau sạch cặn sữa thừa quanh miệng con để bảo vệ da con tốt nhất.
1.3. Mặc trang phục phù hợp cho bé
Chất liệu mềm mại, không cọ xát da: Đây là yếu tố quan trọng nhất trọng nhất khi chọn trang phục chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè. Mẹ không nên chọn vải jeans, polyester, nilon. Thay vào đó, chất liệu phù hợp với con phải thoáng mát, êm ái, không làm xước da bé, thấm hút mồ hôi như: vải cotton, vải lanh, đũi, lụa mát, than che.
Kích cỡ vừa vặn với bé: Bé sơ sinh lớn rất nhanh, kích thước bé thay đổi theo từng ngày. Khi quần áo bé đã chật, bó sát người, làm bé nóng bức, ra mồ hôi nhiều, khó cử động; mẹ thay quần áo mới rộng rãi hơn cho con mẹ nhé!
Mùa hè, mẹ chỉ cần mặc cho bé 1 lớp quần áo mỏng: Ở trẻ sơ sinh, đỉnh đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân là nơi tiết mồ mạnh mẽ nhất để điều hòa thân nhiệt. Nếu mẹ dùng bao tay, bao chân hoặc mũ che đầu, mồ hôi không thoát ra được, bé sẽ nóng bức hơn, dễ viêm da đầu, nấm tay, nấm chân… Do đó, mẹ không cần dùng bao tay, bao chân hay mũ che thóp nữa, chỉ cần mặc cho con một bộ quần áo cộc tay là được.
Riêng với bé dưới 1 tháng tuổi, cơ thể bé còn non yếu, bé đang quen với sự ấm áp trong bụng mẹ. Vì thế, trong tuần đầu sau sinh, mẹ dùng cả mũ và bao tay, bao chân cho bé. Sang những tuần tiếp theo, mẹ không cần đội mũ cho bé nữa đâu, còn bao tay, chân mẹ chỉ dùng khi đêm muộn, nhiệt độ xuống thấp dưới 25 độ C.
Mẹ không giặt chung quần áo của mẹ với bé: Quần áo của mẹ thường bám nhiều hóa mỹ phẩm, nước hoa, dễ gây kích ứng da bé. Hơn nữa, các sản phẩm giặt rửa thông thường thường có chất tẩy rửa mạnh, không an toàn với da con. Mẹ giặt riêng quần áo của con với những sản phẩm giặt xả chuyên dụng cho bé có nguồn gốc thực vật, không dùng chất lưu hương hóa học, không chất bảo quản paraben, an toàn với trẻ sơ sinh.
Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!
Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”.
Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và được giảm 200k đó ạ!Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!
1.4. Sử dụng tã dán cho bé
Mẹ thay tã cho bé sơ sinh thường xuyên, tránh để tã bé ướt trong thời gian dài, nhất là vào mùa hè nóng ẩm oi bức vì đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi phát triển gây hăm tã, mẩn đỏ trên da bé.
Thời gian thay tã cho bé tùy thuộc vào từng độ tuổi, mẹ theo dõi bảng dưới đây nhé!
Tháng tuổi
Số lần bé đi vệ sinh/ngày
Thời gian thay tã cho bé
Bé 1 tháng tuổi
8 – 10 lần/ngày
2 – 3 tiếng/lần
Bé 2 – 5 tháng tuổi
6 – 8 lần/ngày
3 – 4 tiếng/lần
Bé 6 -12 tháng tuổi
5 – 6 lần/ngày
4 – 5 tiếng/lần
Ngoài ra, chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mẹ cần chọn size tã phù hợp với con. Nếu tã quá chật chội, da bé phải cọ xát nhiều với một lớp tã dày, viền tã hằn lên da, da con sẽ dễ bị tổn thương và mẩn đỏ. Ngược lại, nếu tã quá rộng, con dễ tràn tã, rò rỉ nước tiểu, dây ra quần áo, chăn gối, mẹ lại phải mất thời gian vệ sinh, giặt giũ.
Mẹ tham khảo bảng kích thước sau để chọn size tã vừa vặn theo độ tuổi của con:
Size
Cân nặng phù hợp
Newborn
Trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi, 0 – 5 kg
S
Tùy hãng, có thể chia trong khoảng từ 4 – 8 kg, 3 – 7 kg, 3 – 8 kg
M
6 – 11 kg
L
9 – 14 kg
XL
12 – 24 kg
Mẹ ưu tiên các loại tã có chất liệu mặt bông không thô ráp, êm ái và nâng niu da bé. Đặc biệt, để da bé được khô thoáng nhất, mẹ chọn tã chứa thành phầnhạt SAP siêu thấm hút. Theo phó giáo sư Arn Mignon, chất liệu này có khả năng thấm nước gấp 30 lần trọng lượng của nó, giữ cho da bé được khô thoáng tối đa, chống tràn và ngăn ngừa hăm tã.
Cuối cùng chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè, đừng quên kiểm tra tã trước khi mua mẹ nhé! Quan sát trực tiếp bằng mắt và ưu tiên tã có mặt trong nhiều lỗ thoát khí. Bề mặt lỗ sẽ đưa chất lỏng ngay lập tức thấm hút vào trong tã, hạn chế da bé tiếp xúc với ẩm; bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn.
Thông thường, bé sơ sinh chỉ cần tắm 2 – 3 lần/tuần. Vào những ngày mùa hè nóng bức, bé ra nhiều mồ hôi, mẹ tắm cho bé 1 lần/ngày để da bé bớt nhớp dính khó chịu. Không tắm nhiều lần trong ngày mẹ nhé! Tắm nhiều lần sẽ rửa trôi độ ẩm tự nhiên trên da bé, làm da bé nhạy cảm hơn, dễ kích ứng và mẩn đỏ.
Thời điểm thích hợp để tắm cho bé trong ngày: Khoảng chiều tối, từ 16h – 20h. Lúc này, tiết trời dịu và đỡ nắng gắt hơn. Nếu mẹ tắm sớm cho bé lúc tiết trời còn oi bức, bé dễ bị sốc nhiệt khi tiếp xúc với nước đấy ạ!
Mẹ tắm cho bé với nước ấm 36 – 38 độ C: Đây là nhiệt độ ngang với thân nhiệt của bé. Mẹ không tắm cho bé với nước quá lạnh hay quá nóng. Nước lạnh, dưới 35 độ C làm bé dễ bị cảm, viêm phổi. Nước quá nóng lại khiến bé bỏng rát da, tổn thương da non yếu của bé.
Thời gian mỗi lần tắm cho bé là khoảng 5 – 10 phút, tắm cho bé quá lâu sẽ dễ làm bé bị lạnh đó ạ. Với bé trên 3 tháng tuổi, cơ thể bé đã cứng cáp hơn, mẹ bắt đầu tắm chậu cho bé được rồi. Mẹ đổ nước vào chậu cao khoảng 5cm, sau đó nhẹ nhàng đưa bé xuống nước, tắm cho bé với khăn mềm và dầu tắm gội. Mùa hè nóng nực, được tắm mình trong chậu nước sẽ làm bé thoải mái lắm đấy ạ!
Việt Nam có mùa hè nóng ẩm. Đây là thời tiết lý tưởng cho muỗi và côn trùng sinh sôi, tấn công da bé nhiều hơn. Vì thế chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè này mẹ chú ý giữ nhà cửa khô ráo, sạch sẽ, quét dọn nhà hàng ngày, bung màn cho bé khi ngủ, tránh để nước đọng để muỗi không có cơ hội phát triển.
Ngoài ra, thời tiết nóng ẩm, bé ra nhiều mồ hôi cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị viêm da, hăm rã, rôm sảy. Khi da bé bị mẩn đỏ, dù nguyên nhân là gì, mẹ cũng luôn phải giữ da bé sạch sẽ bằng cách tắm rửa nhẹ nhàng tránh làm xước da con; lau miệng cho bé sau ăn, không để nước dãi hay sữa sót lại trên da.
Bên cạnh đó, mẹ dùng thêm sản phẩm xịt chăm sóc da có thành phần 100% từ thiên nhiên, sử dụng tế bào gốc có tính kháng viêm, kháng khuẩn, để da bé nhanh hồi phục. Các sản phẩm dạng xịt phun sương tạo các tia nước có kích thước siêu nhỏ, giúp sản phẩm nhanh thẩm thấu vào da, làm dịu da, giảm đau rát ngay lập tức. Hơn thế, mẹ cũng không cần dùng tay lấy sản phẩm như dạng hũ, lọ thông thường, giảm tình trạng lây nhiễm vi khuẩn từ da vào sản phẩm và vào những vùng da khác.
1.7. Vệ sinh tai mũi cho bé
Mẹ vệ sinh tai và mũi cho bé 2 – 3 lần/tuần để tránh bụi bẩn, vi khuẩn lâu ngày đọng lại gây viêm nhiễm cho niêm mạc nhạy cảm non yếu của con. Lưu ý thao tác nhẹ nhàng, không chọc ngoáy sâu, khiến bé bị đau mẹ nhé!
Cách vệ sinh tai cho bé để mẹ tham khảo đây ạ!
Bước 1: Dùng khăn bông mỏng, mềm, ẩm lau nhẹ nhàng quanh vành tai của con.
Bước 2: Xoắn nhẹ một góc khăn thành hình kén và đưa vào bên trong tai của bé.
Bước 3: Xoay khăn qua lại trong tai để làm sạch ráy tai cho con.
Bước 4: Thực hiện tương tự với bên tai còn lại mẹ nhé.
Vệ sinh mũi cho bé:
Bước 1: Chuẩn bị nước muối sinh lý, khăn mềm.
Bước 2: Nhỏ vào một bên mũi 2 – 3 giọt nước muỗi sinh lý.
Bước 3: Dùng tay day nhẹ nhàng mũi bé từ trong ra ngoài để nước muối làm mềm gỉ mũi.
Bước 4: Dùng khăn mềm lau sạch nước mũi chảy ra.
Bước 5: Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.
1.8. Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên
Thông thường, ở người lớn, khi nóng quá mức, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn để làm mát cơ thể, duy trì thân nhiệt trong khoảng 36,5 – 37 độ C. Bé sơ sinh có ít tuyến mồ hôi hơn, các tuyến mồ hôi cũng chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy, thân nhiệt bé rất dễ tăng cao, gây sốt, mệt mỏi, mất nước. Nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mẹ chuẩn bị sẵn nhiệt kế đo thân nhiệt trong nhà để kiểm tra thân nhiệt cho bé thường xuyên, nhất là khi bé có các biểu hiện như:
Người bé nóng ran, đổ mồ hôi nhiều.
Nước tiểu vàng đậm.
Đi tiểu dưới 6 lần/ngày.
Khi đo nhiệt độ cho con, mẹ chú ý thân nhiệt 36,5 – 37,2 độ C là thân nhiệt bình thường của bé. 2 mức nhiệt mẹ cần quan tâm là:
Sốt nhẹ (37,5 – 38,5 độ C): Mẹ hạ sốt cho con bằng các phương pháp vật lý như chườm ấm, chườm mát để an toàn, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt vì có thể gây tác dụng phụ không tốt cho con. Ngoài ra, mẹ cho bé nằm ngủ nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo để con thoải mái nhất mẹ nhé!
Sốt cao (trên 38.5 độ C): Nhiệt độ sốt này dễ gây biến chứng nguy hiểm như co giật, truỵ tuần hoàn… mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc bé nhanh chóng.
1.9. Duy trì nhiệt độ phòng ở mức 26 – 28 độ C
Vào mùa hè, thời tiết oi bức, mẹ làm dịu phòng ngủ của bé bằng cách dùng điều hòa, quạt, kéo rèm che cửa sổ, lau dọn nhà sạch sẽ với nước mát…
Lưu ý nho nhỏ: Nếu dùng điều hòa, mẹ không hạ nhiệt độ đột ngột mà cần giảm dần nhiệt độ, đặt điều hòa ở mức 30 độ C trước để bé quen dần, sau đó mới hạ xuống nhiệt độ 26 – 28 độ C. Ngược lại, khi đưa bé ra ngoài hay đi tắm, mẹ cần nâng dần nhiệt độ điều hòa lên dần dần, tránh để bé bị sốc nhiệt mẹ nhé!
1.10. Chăm sóc bé qua thói quen sinh hoạt
Những thói quen nhỏ hàng ngày tác động lớn đến sức khỏe của con. Mẹ duy trì 3 thói quen sau để con luôn khỏe mạnh:
1 – Tắm nắng cho bé 10 – 15 phút mỗi ngày: Đây là cách giúp bổ sung vitamin D tự nhiên cho cơ thể, từ đó giúp xương khớp bé chắc khỏe hơn. Mùa hè nắng gắt, mẹ tắm nắng cho bé vào sáng sớm từ 7h30 – 8h hoặc lúc chiều tối, từ 17h – 17h30, tránh để bé tắm nắng lúc mặt trời trên cao, dễ gây bỏng rát, cháy da.
2 – Chú ý che chắn cho bé mỗi khi đưa bé ra ngoài. Với bé trên 2 tháng tuổi, cơ thể con đã cứng cáp hơn, mẹ có thể đưa bé ra ngoài nhưng chú ý không cho con tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp nhé. Mẹ để bé đi dưới bóng râm, đội mũ hoặc sử dụng xe đẩy có vành che. Ngoài ra, mẹ tránh để bé gần với người ốm, người ho, hắt hơi, dễ lây bệnh cho con.
3 – Vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn. Sữa thừa bám trên lưỡi bé rất dễ lên men, gây mùi hôi khó chịu, thậm chí, sinh sôi vi nấm gây tưa lưỡi cho con. Mẹ dùng một chiếc khăn sạch quấn quanh một đầu ngón tay và nhúng khăn vào nước ấm. Sau đó, đưa ngón tay vào miệng bé, nhẹ nhàng lau lưỡi và toàn bộ khoang miệng của con. Các thao tác chỉ mất khoảng 30 – 60 giây nhưng lại giúp khoang miệng bé luôn thơm và khỏe mạnh.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi vào mùa hè
Dưới 1 tháng tuổi là giai đoạn bé nhạy cảm nhất. Ngoài những nguyên tắc trên, mẹ cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh rốn và vùng kín cho bé.
2.1. Giữ vệ sinh rốn và vùng kín cho bé
Cuống rốn và vùng kín là vùng da dễ đọng nước,tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công bé yêu. Vì thế, mẹ chú ý chăm sóc bé cẩn thận hơn mẹ nhé!
2.1.1 Vệ sinh rốn cho bé
Khi bé mới sinh, cuống rốn là vết thương hở. Nếu mẹ không giữ rốn con khô ráo sạch sẽ, vi khuẩn sẽ phát triển, gây nhiễm trùng huyết, uốn ván… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con.
Mẹ vệ sinh cuống rốn bằng gạc tẩm nước muối sinh lý, sau đó sát khuẩn cuống rốn bằng gạc tẩm cồn 70 độ. Khi bé đã rụng rốn, vết thương hở đã lành, mẹ không cần sát khuẩn cuống rốn cho con nữa.
Mẹ lưu ý: Mùa hè nóng bức, mẹ đừng bịt kín cuống rốn của bé vì dễ khiến rốn đổ mồ hôi nhiều gây mưng mủ. Thay vào đó, mẹ để hở, hoặc dùng 1 miếng gạc mỏng vô trùng che cuống rốn giúp con nhanh lành hơn.
Mẹ vệ sinh vùng kín của bé sạch sẽ trước khi mặc tã mới, tránh để phân và nước tiểu bám trên da bé trong thời gian dài, dễ sinh sôi vi khuẩn gây mẩn đỏ, hăm da.
Với bé gái: Mẹ dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng từ ngoài vào trong, từ trước ra sau để tránh kéo vi khuẩn từ hậu môn lên bộ phận sinh dục của con. Mẹ chú ý lau kỹ các nếp gấp như: mép âm đạo, bẹn, vùng kín… mẹ nhé!
Với bé trai: Mẹ dùng khăn ướt nhẹ nhàng lau phần bao quy đầu và quanh dương vật của bé. Sau đó, mẹ thay khăn và lau quanh vùng kín, mông, bẹn. Lưu ý: Mẹ không kỳ cọ mạnh tay hay vén bao quy đầu vì sẽ làm đau con đấy ạ!
Bé mới chào đời chưa thể thích nghi ngay với môi trường sống mới, thường cảm thấy trống rỗng, dễ giật mình khi ngủ. Quấn tã vải tạo cho con cảm giác được ôm ấp , an toàn như đang ở trong bụng mẹ. Bé sẽ ngủ ngon hơn, đỡ quấy khóc hơn đó ạ!
Mẹ tham khảo hướng dẫn quấn tã vải chi tiết qua bài viết: Quấn tã con nhộng
Mẹ lưu ý: Mùa hè tiết trời nóng, khi quấn tã mẹ chỉ cần mặc cho bé một áo body cộc mỏng hoặc một bộ cộc mỏng. Nếu nhiệt độ phòng quá 26 độ C, mẹ chỉ mặc bỉm cho bé, sau đó cuốn bé lại với khăn là được.
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi vào mùa hè
Với bé từ 1 – 12 tháng tuổi, cơ thể bé đã có nhiều thay đổi. Mẹ chú ý thêm những điều sau để bé được phát triển tốt nhất.
3.1. Bổ sung lượng nước cần thiết cho con
Mùa hè, bổ sung đủ nước là cách để làm mát cơ thể bé từ bên trong, bù lại lượng nước đã mất qua mồ hôi.
Với bé dưới 6 tháng: Giai đoạn này, bé được bổ sung nước chủ yếu qua sữa mẹ. Mẹ cho con ti nhiều sữa hơn bình thường khoảng 200 – 300ml (1 – 2 cữ bú) để bù nước cho con.
Với bé trên 6 tháng: Tổng lượng nước cần thiết cho bé tùy thuộc vào cân nặng của con (100ml nước/kg/ngày). Ví dụ, nếu bé nặng 6kg, tổng lượng nước cần thiết là 600ml nước/ngày. Mẹ bổ sung nước cho bé thông qua sữa, nước hoa quả, nước canh… mẹ nhé!
3.2. Cho bé ăn dặm từ giai đoạn 6 tháng tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm lý tưởng để mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé có khả năng tiết ra các enzym tiêu hóa thức ăn như amylase, pepsin, lipase, protease, lactase…; sẵn sàng để tiêu hóa các thức ăn khác ngoài sữa mẹ rồi đấy ạ!
Mẹ lưu ý: Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá muộn (sau 8 tháng), sữa mẹ không cung cấp đa dạng các loại dinh dưỡng cho bé; bé sẽ đứng cân, chậm lớn, thậm chí suy dinh dưỡng.
Mẹ nắm vững 7 nguyên tắc cho bé ăn dặm như sau:
1 – Cho con ăn từ ít rồi tăng dần lên: Ban đầu, để bé quen dần với thức ăn mới, mẹ cho bé ăn ít, khoảng 5 – 10ml thức ăn/lần và cho bé ăn dặm 1 lần/ngày. Khi bé đã ăn ngoan, mẹ dần dần cho bé ăn thêm 2 lần, 3 lần, 4 lần/ngày mẹ nhé!
2 – Bắt đầu với lỏng rồi mới đến đặc: Răng của bé còn rất ít, bé cũng chưa quen với việc nhai thức ăn. Mẹ bắt đầu với các thức ăn lỏng như: bột loãng, cháo loãng… sau đó tăng dần lên cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát… để con làm quen tốt hơn.
3 – “Măm măm” cho con đủ chất: Cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm (đậu nành, đậu đỗ, thịt, cá, trứng, sữa…); chất béo (dầu, mỡ, bơ, các loại hạt…); chất bột đường (tinh bột, gạo, khoai, bắp…) và các vitamin khoáng chất (rau củ, trái cây các loại) sẽ giúp bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não, mẹ chú ý nhé!
4 – Mẹ đừng ép con ăn: Thay đổi món ăn lạ, không hợp khẩu vị, bé sẽ từ chối ăn, lắc đầu, hoặc phun nhè thức ăn. Mẹ không ép bé mà hãy thử cho bé ăn lại vào buổi hôm sau. Sau 3 – 5 ngày, nếu bé vẫn không đồng ý ăn, mẹ đổi món khác cho con mẹ nhé!
5 – Cho bé ăn từ ngọt đến mặn: Thức ăn cho bé cần ngọt một chút để có vị giống với sữa mẹ. Khi mới bắt đầu, mẹ chỉ cần chế biến chín, không cần nêm gia vị, giữ nguyên vị ngọt sẵn có của thức ăn là đã “vừa vặn” với con rồi.
6 – Thời điểm “bắt đầu” và thời điểm “kết thúc” phải chuẩn: Mẹ chọn cùng một thời điểm ăn trong cách ngày khác nhau để tạo cho bé nhịp ăn uống tốt. Mỗi lần ăn, mẹ không để bé ăn quá 30 phút, không để thức ăn của bé nguội lạnh vì bé sẽ khó ăn, chán ăn đấy ạ!
7 – Để bé làm quen với một loại thức ăn từ 3 – 5 ngày: Mẹ để bé làm quen dần dần với một loại thức ăn, sau 3 – 5 ngày mới cho bé ăn thêm thức ăn khác. Điều này giúp mẹ phát hiện những trường hợp bé không may dị ứng, đồng thời, cũng giúp bé không bị nhàm chán khi phải ăn đi ăn lại món ăn cũ.
Với bé 1 – 12 tháng tuổi, vùng kín của con còn rất nhạy cảm. Mẹ vệ sinh vùng kín cho bé cẩn thận khi thay tã hoặc khi tắm cho bé:
Với bé gái: Mẹ thực hiện vệ sinh vùng kín với khăn ướt theo chiều từ ngoài vào trong, từ trước ra sau như hướng dẫn chăm sóc bé dưới 1 tháng tuổi ở trên.
Với bé trai:
Với bé chưa lột bao quy đầu: Mẹ vệ sinh vùng kín cho bé mỗi lần tắm và thay bỉm như đối với bé dưới 1 tháng tuổi.
Với bé đã lột bao quy đầu: Mẹ cần vệ sinh vùng kín cho bé cẩn thận hơn, tránh để chất bẩn kẹt quanh dương vật của con dễ gây viêm nhiễm, mưng mủ. Mẹ dùng một tờ khăn ướt lau sạch bẹn, mông, tinh hoàn và phần ngoài bao quy đầu. Sau đó, mẹ lộn bao quy đầu cho con bằng cách nhẹ nhàng dùng tay vuốt ngược da quy đầu về phía bụng, dùng một tờ khăn ướt khác lau phần trong bao quy đầu. Mẹ lưu ý: Không tuột bao quy đầu quá mạnh, không kéo quá nhanh làm con bị đau, chảy máu.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được tất cả thắc mắc của mẹ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè. Mùa hè nóng bức, mẹ chú ý không đưa bé ra nắng vào giữa trưa và duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 26 – 28 độ C để bé thấy dễ chịu nhất nhé! Nếu vẫn còn băn khoăn, đừng ngại để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!
Mùa đông – mùa của những cơn gió mùa lạnh giá cộng thêm thời tiết khắc nghiệt khiến mẹ lo lắng liệu con có bị lạnh không, có bị giật mình khi ngủ hay không, đặc biệt với những bé mới sinh, sức đề kháng còn yếu. Mẹo nhỏ cho mẹ đây ạ. 2 kỹ thuật quấn tã mùa đông cho bé mới sinh dưới đây giúp cơ thể con luôn ấm áp, con yêu ngủ ngon lành y như đang nằm trong vòng tay mẹ. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!
1. Cách quấn tã mùa đông toàn thân cho bé
1.1. Chuẩn bị
Tã vải: Mẹ cân nhắc sử dụng một trong 3 loại tã: tã vải chéo (tã tam giác), tã xô, hoặc tã quấn nhộng có chất liệu cotton, mềm mại, thoáng khí.
Khăn ướt chuyên dùng cho trẻ sơ sinh: Mẹ bỉm hiện đại có xu hướng sử dụng khăn ướt có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, loại bỏ tối đa vi khuẩn gây bệnh. Con vừa được vệ sinh sạch sẽ, vừa được dưỡng ẩm suốt mùa đông. Vượt trội hơn hẳn khăn xô ngày xưa mẹ nhỉ!
Xịt chăm sóc da: Thời tiết hanh khô của mùa đông khiến da bé dễ bị khô, nổi sần nứt nẻ, lâu dần bị mẩn đỏ hoặc viêm da. Mẹ sử dụng sản phẩm xịt chăm sóc da với thành phần dưỡng ẩm cao cấp, công nghệ tiên tiến, hiện đại ngăn ngừa và làm dịu các vấn đề về da cho bé mẹ nhé.
1.2. Mẹ thực hiện theo 8 bước sau
Bước 1: Mẹ rửa tay sạch và lau khô. Nhẹ nhàng đặt bé nằm trên giường, nhấc chân bé lên và tháo miếng tã bẩn ra nếu bé đang đóng tã.
Bước 2: Dùng khăn ướt để vệ sinh vùng quấn tã, đặc biệt các vùng bẹn, vùng mông, bộ phận sinh dục. Đặc biệt lưu ý sử dụng các khăn riêng biệt để lau từng vùng da, tránh vi khuẩn truyền từ vị trí này sang vị trí khác, mất vệ sinh lắm mẹ ạ.
Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ làm ấm khăn ướt bằng cách nắm chặt tờ khăn ướt trong tay từ 3 – 5 giây. Nhiệt từ tay mẹ sẽ làm ấm tờ khăn ướt, không lo con giật mình hay bị lạnh. Nhiều mẹ bỉm còn đầu tư hẳn hộp làm ấm khăn ướt có khả năng điều chỉnh nhiệt độ từ 40 – 50 độ C và giữ ấm khăn trong hộp suốt cả ngày, cực “xịn xò” và tiện lợi.
Bước 3: Với tã tam giác và tã xô, mẹ gấp tã theo hình tam giác. Với tã quấn nhộng, mẹ gấp tã để tạo thành hình kim cương.
Bước 4: Mẹ nhẹ nhàng đặt bé nằm hoàn toàn trong tã, phần vai ngang bằng với mép trên của tã.
Bước 5: Sau khi vệ sinh vùng kín khoảng 5 phút, mẹ nhớ dùng một chiếc chăn mỏng, hoặc khăn tắm để quấn quanh người bé, tránh con bị cảm lạnh. Sau đó sử dụng xịt chăm sóc da để cấp ẩm và ngăn ngừa các vấn đề về da cho bé.
Bước 6: Đặt cánh tay bé song song với cơ thể, khuỷu tay hơi cong để bé cử động thoải mái. Mẹ gấp phần tã theo chiều dọc cánh tay và cố định đầu tã dưới mông bé.
Mẹo nhỏ cho mẹ: Mẹ kiểm tra độ chặt lỏng của tã bằng cách áp một bàn tay lên giữa cơ thể bé và tã, sau đó gấp tã vào. Nếu bàn tay mẹ cử động thoải mái, mẹ bỏ bàn tay ra khỏi tã và thực hiện quấn như hướng dẫn sẽ đảm bảo con yêu không bị gò bó, khó chịu.
Bước 7: Gập phần đuôi tã lên sát với thân người bé.
Bước 8: Mẹ làm tương tự bước 6 với cánh tay còn lại.
Nguồn: Kính Xám
1.3. Lưu ý nhỏ quấn tã mùa đông cho mẹ
Tùy vào thói quen quấn tã của mẹ và sở thích của bé, mẹ tìm hiểu thêm kỹ thuật quấn tã che thóp, quấn tã buộc nút ở đuôi, hoặc quấn tã thả rông chân trong bài viết Bật mí 4 cách quấn tã vuông dễ dàng mẹ nào cũng làm được!để con yêu luôn được bảo vệ an toàn và thoải mái.
2. Quấn tã vùng kín cho bé vào mùa đông
2.1. Chuẩn bị
Tã vải: Mẹ nên chọn tã tam giác hoặc tã xô sạch, được làm từ chất liệu cotton hoặc muslin.
Khăn ướt chuyên dụng cho bé.
Xịt chăm sóc da.
2.2. Mẹ thực hiện theo 7 bước sau
Với bước 1 và bước 2, mẹ rửa tay sạch, cởi bỏ tã và vệ sinh vùng quấn tã bằng khăn ướt tương tự như phương pháp quấn tã toàn thân.
Bước 3: Gấp tã theo hình tam giác sao cho phần viền tã khít vào nhau, sau đó nhẹ nhàng đặt mông bé vào giữa tã.
Bước 4: Sau khi vùng kín được vệ sinh 5 phút, mẹ ủ ấm con trong chăn mỏng, khăn tắm để da bé yêu khô thoáng hoàn toàn, tránh cảm lạnh. Sau đó mẹ sử dụng xịt chăm sóc da để chống hăm, dưỡng ẩm da, giúp da con luôn mềm mại mịn màng suốt cả ngày.
Bước 5: Mẹ cố định tã cho bé bằng một trong 3 cách sau:
Cách 1: Cố định bằng ghim:Mẹ xếp 3 đầu tã chồng lên nhau, 3 đầu tã giao nhau dưới rốn bé, sau đó ghim lại.
Cách 2: Cố định bằng nút buộc:Buộc đầu tã bên phải và bên trái lại với nhau, cố định nút buộc trước bụng bé. Kéo phần đuôi tã che vùng kín của bé và cột lại với phần vải dư của nút buộc ban đầu.
Cách 3: Cố định bằng nút bấm hoặc miếng dán: Tã vải chuyên dụng được thiết kế kèm nút bấm và miếng dán. Mẹ chỉ cần gài nút hoặc dán lại sao cho các nút bấm và miếng dán được cố định đúng vị trí.
Bước 7: Sau khi cố định tã cho bé xong, mẹ nhẹ nhàng nâng bé lên và xem lại độ chặt lỏng của tã bằng cách đặt bàn tay vào phần tiếp xúc giữa tã và cơ thể bé. Nếu tay mẹ cử động thoải mái, chứng tỏ tã đã vừa với cơ thể con rồi đó ạ.
2.3. Lưu ý nhỏ cho mẹ
Nhiều mẹ bỉm lo lắng rằng khi dùng tã vải, con đi vệ sinh mà mẹ chưa kịp thay ngay khiến con dễ bị ngấm nước và cảm lạnh. Để giải quyết vấn đề này, tã dán sơ sinh với các hạt SAP siêu thấm hút cao cấp đã được ra đời. Hạt SAP tuy nhỏ mà có võ, thấm hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng hạt, sau khi thấm hút sẽ chuyển sang dạng gel, ngăn chất lỏng thấm ngược hiệu quả. Da bé luôn thông thoáng, bé luôn ngủ ngon bất chấp thời tiết giá lạnh, mẹ cũng không còn vất vả “canh chừng” con đi tè để thay tã và giặt giũ nữa.
3. 3 Lưu ý khi quấn tã cho bé vào mùa đông
1 – Không để bé nằm sấp khi quấn tã: Nằm sấp khi quấn tã khiến bé tức bụng, khó thở, thậm chí ngạt thở, rất nguy hiểm mẹ ạ.
2 – Thường xuyên quan sát thân nhiệt của con:Khi nóng, bé có biểu hiện quấy khóc, da mặt hồng đỏ và đổ mồ hôi. Ngược lại, khi bị lạnh, da sẽ tái hơn, chân tay lạnh và trở mình liên tục. Mẹ thường xuyên kiểm tra cơ thể bé trước và sau khi quấn tã để điều chỉnh nhiệt độ phòng, cởi bớt một lớp quần áo hoặc đắp thêm chăn cho con mẹ nhé.
3 – Bỏ tã khi bé đúng thời điểm: Mẹ nên bỏ quấn tã vùng kín khi bé được 1 tháng tuổi và bỏ tã toàn thân với bé được hai tháng tuổi vì giai đoạn này con đã bắt đầu lật người, phản xạ Moro gây giật mình dần biến mất, con cũng thích được tự do vận động hơn. Để hiểu rõ hơn lý do và cách bỏ quấn tã cho bé 1 tháng và hai tháng tuổi, mẹ tham khảo bài viết gắn link bài viết quấn tã cho trẻ sơ sinh đến khi nào.
Quấn tã mùa đông cho bé cực dễ mẹ nhỉ! Chỉ cần mẹ thực hiện đúng hướng dẫn và ghi nhớ các lưu ý, bé yêu nhà mình sẽ luôn ấm áp, không bị giật mình và ngủ ngon giấc ngay cả trong thời tiết lạnh giá của mùa đông. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất mẹ nhé.
Quấn tã vải cho bé không khó nhưng lại là thử thách với hầu hết những mẹ lần đầu lên chức. Bé không chịu nằm yên một chỗ nên khiến mẹ càng khó khăn hơn khi quấn tã. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, Góc của mẹ sẽ chia sẻ cách quấn tã vải cho bé chuẩn nhất, để con được thoải mái, ngủ ngon. Cùng tìm hiểu mẹ nhé!
1. Mẹ cần chuẩn bị
1 – Tã vải sạch
Tã khô ráo: Mẹ nên phơi khô tã dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng máy sấy quần áo để loại bỏ vi khuẩn, hạn chế ẩm mốc.
Tã không có vết rách: Tránh tay hoặc chân của con bị kẹt vào giữa các khe rách, gây cản trở lưu thông máu, thậm chí làm con đau khi cọ vào.
Giặt sạch sẽ với nước giặt chuyên dụng dành cho bé: Tã nên được giặt sạch với sản phẩm giặt xả có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa hương liệu hóa học, chất tẩy rửa mạnh, hay chất bảo quản paraben, hạn chế việc da con bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
2 – Nước ấm khoảng 36 – 38 độ và khăn vải đa năng:Khăn vải đa năng có thành phần tự nhiên, không chứa chất tạo mùi hóa học, chất bảo quản paraben, được tiệt trùng từng tờ, cực đảm bảo vệ sinh. Con không bị dị ứng, ngứa ngáy, mẹ cũng không phải lụi hụi phơi, giặt như khi dùng khăn xô.
Mách mẹ: Khi mẹ và bé đang ở ngoài, ưu tiên sử dụng khăn ướt cho trẻ sơ sinh để thay thế hoàn toàn bước lau rửa bằng khăn vải và nước ấm, tiện lợi hơn rất nhiều. Các sản phẩm khăn ướt cao cấp không gây kích ứng, lại còn chứa thành phần dưỡng ẩm, kháng khuẩn, ngừa hăm và mẩn đỏ cho bé. Da con vừa sạch bẩn, sạch khuẩn, mềm mịn, mẹ đỡ vất vả hơn.
4 – Xịt chăm sóc da: Ngay cả khi bé không gặp các vấn đề về da, mẹ cũng nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có tác dụng dưỡng ẩm, diệt khuẩn, tạo lớp màng bảo vệ chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây mẩn ngứa, hăm đỏ bất cứ lúc nào.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trên, cùng thực hiện 2 cách quấn tã vải cho bé dưới đây mẹ nhé!
2. 2 cách quấn tã vải cho bé yêu
2.1. Cách quấn tã vải tam giác và tã xô
Kỹ thuật quấn tã vải tam giác và tã xô phần lớn được mẹ sử dụng với mục đích quấn vùng kín, tã sẽ được định hình theo hình tam giác. Cùng tìm hiểu các bước thực hiện cũng như ưu, nhược điểm của loại tã này mẹ nhé.
2.1.1. Hướng dẫn cách quấn tã vải tam giác và tã xô
1 – Bước 1: Mẹ rửa tay sạch trước khi quấn tã, tránh nhiễm khuẩn ngược từ tay mẹ sang bé.
2 – Bước 2: Cho bé nằm lên giường, nhẹ nhàng nhấc chân bé lên, tháo miếng tã bẩn ra. Với bé chưa đóng tã trước đó, mẹ bỏ qua bước này và thực hiện bước 3 luôn.
3 – Bước 3: Sử dụng khăn vải đa năng thấm nước ấm hoặc khăn ướt để vệ sinh vùng quấn tã, đặc biệt các vùng bẹn, đùi, mông và phần thắt lưng cho bé. Mẹ nhớ dùng hai khăn riêng biệt lau hai bên bẹn của bé bởi đây là vị trí rất nhạy cảm, dễ dính nước tiểu hoặc phân. Tránh sử dụng khăn bẩn để lau các bộ phận còn lại khiến vi khuẩn xâm nhập, làm viêm nhiễm và tổn thương vùng kín.
4 – Bước 4: Gấp tã.
Đối với tã chéo: tã đã được thiết kế sẵn hình tam giác rồi nên mẹ không cần gấp.
Đối với tã hình vuông, tã xô: Mẹ gấp đôi tã thành hình tam giác sao cho các cạnh của hai mặt tã khít vào nhau.
5 – Bước 5: Đặt mông bé vào giữa tã.
6 – Bước 6: Sau bước lau rửa (bước 3), mẹ để da con khô thoáng trong khoảng 5 phút và sử dụng xịt chăm sóc da để chống hăm, dưỡng ẩm cho bé.
7 – Bước 7: Mẹ chọn 1 trong 3 cách sau để cố định tã cho bé:
Cách 1: Cố định bằng nút buộc: Buộc hai đầu tã bên phải và bên trái lại và thắt nút trước bụng bé. Mẹ kéo đuôi tã lên, che vùng kín và cột lại chung với phần vải dư của nút thắt ở bụng.
Cách 2: Cố định bằng nút bấm hoặc miếng dán: Tã vải hiện đại được thiết kế với các nút bấm và miếng dán. Mẹ cố định tã bằng cách gài nút hoặc dán lại sao cho các nút bấm và miếng dán nằm đúng vị trí.
Cách 3: Cố định bằng ghim: Mẹ đặt 3 góc tã tại một vị trí ngay dưới rốn của bé và ghim lại thật nhẹ nhàng để không làm da con bị xước.
8 – Bước 8: Cuối cùng, mẹbế bé lên, kiểm tra độ chặt, lỏng của tã và điều chỉnh lại cho phù hợp. Mẹ cho 1 – 2 ngón tay vào giữa cạp tã và cơ thể bé, tay mẹ di chuyển thoải mái trong tã chứng tỏ tã đã vừa vặn với con rồi .
2.1.2. Ưu nhược điểm của cách quấn tã vải tam giác và tã xô
1 – Ưu điểm
Dễ thực hiện: Các bước quấn tã tam giác, tã xô cực đơn giản mẹ nhỉ. Mẹ chỉ cần đặt tã thẳng trên mặt giường, sau đó đặt mông bé lên, cột tã lại là được.
Chất liệu mềm mại: Tã được làm từ chất liệu vải cotton hoặc muslin mềm mại, an toàn với làn da nhạy cảm của bé yêu.
Chi phí phải chăng: Tã tam giác giá chỉ dao động từ 6000 – 10000 đồng/chiếc, có thể dùng lại nhiều lần, rất tiết kiệm.
2 – Nhược điểm
Khả năng thấm hút và giữ chất bẩn kém: Chất bẩn dễ bị tràn ra ngoài, mẹ phải thay tã liên tục, rất tốn thời gian, công sức. Đặc biệt bất tiện khi mẹ cho bé đi chơi .
Tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh: Chất vải làm tã rất bám bẩn, khó giặt sạch, khó loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn, rất mất vệ sinh. Chưa kể mùa nồm hay mùa đông tã vải giặt rất khó khô, có mùi hôi khó chịu, ẩm mốc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hại cho da con.
Nếu mẹ muốn nhanh gọn mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn, cân nhắc sử dụng tã dán sơ sinh có nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp vì càng nhiều hạt này, khả năng thấm hút càng cao, “khóa chặt chất lỏng” càng hiệu quả. Hạt SAP có khả năng thấm hút lượng chất lỏng gấp 30 lần trọng lượng hạt, sau khi thấm hút sẽ chuyển sang dạng gel, ngăn chất lỏng thấm ngược. Da bé luôn thông thoáng, hạn chế hăm tã và mẩn đỏ, mẹ không phải giặt giũ vất vả, cũng không sợ con yêu khó chịu.
2.2. Cách quấn tã nhộng cho bé
Khác với quấn tã tam giác, quấn nhộng là phương pháp quấn toàn thân, được dùng cho bé dưới 2 tháng và hay giật mình. Loại tã sử dụng cho phương pháp này có kích thước lớn hơn và dày hơn tã tam giác. Cách thực hiện cũng không quá khó đâu mẹ ạ.
2.2.1. Hướng dẫn cách quấn tã nhộng cho bé
1 – Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, trải tã lên mặt phẳng.
2 – Bước 2: Đặt bé nằm lên khăn quấn sao cho vai của bé ngang bằng phần mép trên của tã. Không để tã quá cao, khi bé cựa quậy tã bị kéo lên che mất miệng, mũi, mắt gây sợ hãi, khó thở.
3 – Bước 3: Đặt tay phải của bé song song và sát thân người. Sau đó quấn góc khăn bên phải qua ngực bé rồi luồn chặt vào bên dưới mạn người sườn trái.
4 – Bước 4: Gập đuôi tã lên, trùm lên chân bé.
5 – Bước 5: Ướm thử 1 bàn tay lên người bé và áp tã vào. Nếu tay của mẹ cử động thoải mái,con cũng sẽ thoải mái hoạt động. Mẹ bỏ tay ra và quấn góc trái của tã quanh người bé cho đến khi hết chiều dài tã, sau đó cố định đầu tã.
Tương tự như quấn tã tam giác, cách quấn tã nhộng cũng có những ưu điểm: dễ thực hiện, chất liệu vải mềm mại và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, quấn nhộng còn mang lại cho bé những trải nghiệm tuyệt vời sau:
Giúp bé ngủ ngon giấc: Theo các chuyên gia, bé quấn tã con nhộng sẽ ngủ ngon giấc hơn, ít khi bị giật mình bởi âm thanh và tiếng động bên ngoài. Quấn tã tái hiện môi trường tử cung, giúp cơ thể con được bao bọc, mang lại cảm giác yên tâm như trong bụng mẹ.
Đảm bảo an toàn cho bé trong lúc ngủ: Quấn tã con nhộng giúp làm giảm Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), bởi khi quấn tã, con ngủ ở tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng, hạn chế tình trạng bé bị lật gây chèn ép đường thở, đảm bảo an toàn tối đa.
Mẹ bế bé dễ hơn: Quấn tã con nhộng quanh cơ thể giống như một chiếc kén giúp hạn chế cử động chân tay, mẹ bế bé dễ dàng hơn, con ít cựa quậy và quấy khóc.
Tạo phản xạ có điều kiện cho con: Việc quấn tã thường xuyên trước khi đi ngủ sẽ hình thành thói quen được quấn tã là sẽ đi ngủ. Bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mà không cần mẹ dỗ dành, bế ẵm quá lâu.
2 – Nhược điểm: Tương tự như cách quấn tã tam giác, quấn tã nhộng cũng có một số nhược điểm sau: dễ khiến chất bẩn tràn ra ngoài, khiến mẹ tốn công giặt sau khi sử dụng và tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, gây hại cho da bé.
3. 5 điều mẹ cần nhớ khi quấn tã vải cho bé
Tã vải hạn chế tình trạng giật mình, cho con ngủ sâu giấc và ít quấy khóc hơn nhưng đôi khi cũng khiến bé không thoải mái. Khi đang chơi hoặc đang ngủ, thay tã cũng khiến bé bị “làm phiền”, không thích chút nào. Chính vì vậy, để con có trải nghiệm quấn tã an toàn, thoải mái nhất, mẹ lưu ý 5 điều sau:
1 – Tôn trọng cảm xúc của con: Quấn tã giúp bé ngủ ngon hơn nhưng không phải bé nào cũng thích được quấn tã mẹ nhé. Khi bé cáu gắt, quấy khóc, không chịu ngủ, mẹ cân nhắc bỏ quấn tã để bé được thoải mái hoạt động.
2 – Quấn tã vải cho bé đúng cách
Không quấn quá chặt: Quấn tã quá chặt sẽ khiến con khó chịu, nóng, mồ hôi đọng lại dễ dẫn tới viêm da và viêm phổi, cản trở hô hấp, khó lưu thông máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Vì vậy, sau khi quấn xong, mẹ kiểm tra độ chặt lỏng của tã để con yêu luôn thoải mái.
Không để mép tã cao quá cổ bé: khi ngủ bé hay cựa quậy, làm tã bị kéo lên, dễ khiến con bị trùm kín đầu, khó thở ngạt khí. Mẹ nên để mép tã ngang với vai bé thôi nhé.
3 – Bỏ tã cho bé đúng thời điểm
Bỏ quấn tã vùng kín khi bé được 1 tháng tuổi: Khi được 1 tháng tuổi, những chiếc tã vải vướng víu sẽ khiến bé khó vận động, thậm chí chống đối, quấy khóc. Mẹ nên thay thế bằng tã dán mỏng, nhẹ, giúp con thoải mái hơn, ngăn ngừa hăm tã, mẩn đỏ. Mẹ cũng đỡ vất vả giặt giũ, tiết kiệm thời gian chăm sóc con.
Bỏ tã toàn thân khi bé được 2 tháng tuổi: Giai đoạn này, bé nhà mình đã bắt đầu biết lật người, phản xạ Moro dần biến mất, con không còn giật mình khi ngủ nữa. Mẹ nên để cơ thể bé thoải mái, không bị gò bó giúp xương khớp được phát triển toàn diện.
4 – Quan sát cơ thể của con khi quấn tã:Bé quá nóng sẽ quấy khóc, vặn vẹo liên tục, da mặt bé hồng đỏ hơn và khô lại. Bé quá lạnh da sẽ tái hơn, chân và tay lạnh hơn bình thường. Mẹ để ý đến cử động của bé để cởi bớt quần áo hoặc đắp thêm chăn cho con mẹ nhé.
5 – Thay tã ngay cho bé sau khi đi vệ sinh: Bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi một ngày đi vệ sinh tới 8 – 10 lần. Bé từ 4 đến 5 tháng tuổi, tần suất đi vệ sinh ít hơn khoảng 4 – 7 lần mỗi ngày. Vì vậy, mẹ nên cách 2 tiếng thay tã 1 lần, tránh da con bị tiếp xúc với phân, nước tiểu trong thời gian dài, gây khó chịu, ẩm ướt, thậm chí mẩn đỏ, hăm tã.
Với 2 cách quấn tã vải trên, chắc hẳn mẹ sẽ không còn bối rối khi quấn tã cho con nữa rồi. Giai đoạn đầu bỡ ngỡ một chút thôi, bình tĩnh một chút, mẹ sẽ là mẹ bỉm chuyên nghiệp trong việc quấn tã cho bé yêu nhà mình thôi ạ!
Nếu mẹ còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận để được giải đáp nhé.