Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cách cho bé bú không phải mẹ nào cũng biết

Nhiều mẹ không thực sự an tâm về cách cho bé bú của mình. Cho con bú thực sự đòi hỏi kiến thức và kĩ năng của mẹ để đảm bảo sức khỏe cả hai mẹ con. Cùng tìm hiểu cách cho con bú với Góc của mẹ qua bài viết dưới đây.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Cách cho bé bú đúng

1.1. Thao tác cho bé bú

Đảm bảo tư thế ngồi/nằn thoải mái và mẹ được hỗ trợ khi cho bé bú
Đảm bảo tư thế ngồi/nằn thoải mái và mẹ được hỗ trợ khi cho bé bú
  • Đảm bảo tư thế ngồi/nằn thoải mái và mẹ được hỗ trợ khi cho bé bú.
  • Bế con đối diện với bầu ngực mẹ, ôm con sát vào người mẹ
  • Đặt trẻ nằm nghiêng, mũi bé đối diện với núm vú của mẹ
  • Đưa các ngón tay của mẹ đỡ vào quầng vú sao cho miệng bé bắt được quầng vú rộng nhất có thể.
  • Đặt núm vú vào miệng để bé tự bắt vú
  • Đỡ vú cho đến khi thấy bé ngậm vú sâu, nuốt tốt.
  • Nếu thấy bé bú làm mẹ bị đau thì thao tác lại để bé ngậm bắt vú lại từ đầu

1.2. Cữ bú thế nào là đúng

Trung bình mỗi bé sơ sinh cần bú 8-12 lần trong 24 giờ. Nghĩa là khoảng 2-3h mẹ cần cho bé bú một lần. Mẹ có thể thấy hơi nhiều hoặc bé không bị đói nhưng cữ bú này là hợp lý. Cách cho bé bú đúng là không nên để bé quá đói mới cho ăn. Hoặc bé đòi bú thường xuyên hơn thì mẹ có thể rút ngắn cữ lại khoảng 1h. Trong trường hợp sau 2-3h trẻ chưa muốn bú tiếp mẹ vẫn nên ti gần miệng để bé bắt vú. Sữa mẹ ngoài vai trò dinh dưỡng còn là nguồn nước bổ sung cho bé. Không nên để cữ bú kéo dài hơn đặc biệt với trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ lớn hơn tùy theo tháng tuổi, có thể cho bé bú theo nhu cầu. Trước khi đến tuổi ăn dặm, nếu sữa mẹ dồi dào, bé hoàn toàn có thể chỉ bú mẹ. Nếu mẹ không đủ sữa thì có thể bổ sung sữa công thức với cữ bú như vậy cho con.

1.3. Thời lượng một lần bú

Mỗi lần bú mẹ có thể cho con bú kiệt một bên hoặc bú đều hai bên
Mỗi lần bú mẹ có thể cho con bú kiệt một bên hoặc bú đều hai bên

Mỗi lần bú mẹ có thể cho con bú kiệt một bên hoặc bú đều hai bên. Tuy nhiên các mẹ nên cho bé bú kiệt một bên vú. Thời gian để bú hết sữa một bên vũ thường là 20-30 phút. Sau mỗi cữ bú như vậy thì bé bú được khoảng 60-80ml sữa mẹ và đó là lượng thức ăn phù hợp với các bé. Sở dĩ bú hết sữa một bên vú tốt hơn là do dinh dưỡng ở sữa sau một bên vú có nhiều chất béo và cung cấp năng lượng tốt hơn cho bé.

Tuy nhiên có một số bé sẽ dừng bú sớm hơn hoặc muộn hơn. Không sao cả, điều quan trọng là mẹ nhận ra bé thoải mái và hài lòng sau khi bú. Mẹ có cách cho bé bú đúng là khi bé hoàn toàn thỏa mãn với bữa bú của mình.

2. Bế bé như thế nào khi bé bú

Có nhiều cách để mẹ bế bé bú. Các thao tác của mẹ có thể không đổi nhưng cách mẹ bế bé có thể thay đổi.

2.1. Tư thế giữ nôi

Ở tư thế này con dựa vào khuỷu tay bên vú bé ngậm của mẹ. Tay bên bú sẽ đỡ đầu bé và ôm bé vào lòng. Tay còn lại mẹ đỡ phần cơ thể bé hoặc hỗ trợ các động tác khác như nâng vú, điều chỉnh áo quần hoặc khăn sữa của bé.

2.2. Tư thế nằm nghiêng

Mẹ nằm nghiêng trên giường, gối đầu
Mẹ nằm nghiêng trên giường, gối đầu

Mẹ nằm nghiêng trên giường, gối đầu. Đặt bé song song với thân mình và mặt bé đối diện với bầu vú. Áp sát bé vào với cơ thể mẹ để truyền hơi ấm và khiến bé yên tâm. Tư thế này thuận lợi khi mẹ mệt không ngồi hoặc ban đêm dậy để cho bé bú đúng cữ. Chú ý bé nằm bú có thể dễ sặc.

2.3. Tư thế bế chéo

Tư thế này tay bế bé là tay khác bên với bên bé ngậm vú. Tay còn lại mẹ cũng dùng để nâng bầu vú hỗ trợ. Luôn có một tay trụ chắc để đỡ và áp bé vào lòng mẹ. Đây cũng là cách cho bé bú đúng nhưng ít được áp dụng hơn các tư thế khác.

2.4. Tư thế tự nhiên

Mẹ nằm ngửa trên giường hoặc ghế dài, thư giãn và thả lỏng
Mẹ nằm ngửa trên giường hoặc ghế dài, thư giãn và thả lỏng

Mẹ nằm ngửa trên giường hoặc ghế dài, thư giãn và thả lỏng. Đặt con lên trên thân mình mẹ ở tư thế nằm sấp. Má bé áp vào bầu vú mẹ để bé ngậm bắt vú. Tư thế này rất hợp lý khi bé mới sơ sinh hoặc bé dễ bị ợ sữa. Cho con bú ở tư thế này mẹ có thể để bé tự tìm vú để ngậm và nằm theo bất kì hướng nào phù hợp. Tuy nhiên vẫn cần chú ý giữ bé tránh lăn ra khỏi bụng mẹ.

Tìm hiểu thêm:

Mẹo cho con bú mẹ không thể bỏ qua

Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?

3. Dấu hiệu bé đòi bú

Không phải cữ bú nào bé cũng chịu bú hoặc không phải lúc nào bé cũng bú theo cữ
Không phải cữ bú nào bé cũng chịu bú hoặc không phải lúc nào bé cũng bú theo cữ

Không phải cữ bú nào bé cũng chịu bú hoặc không phải lúc nào bé cũng bú theo cữ. Lý do là vì tần suất hoạt động và tiêu hao năng lượng của bé khác nhau trong các thời điểm. Nếu bé không bú đúng cữ thì mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu sau để cho bé bú kịp thời.

  • Nuốt nhiều và liên tục vào tay, vào áo, bất kì thứ gì sát miệng bé
  • Phản xạ ghé đầu ra xung quanh để tìm vú mẹ sau khi được sờ môi sờ má
  • Hơi thè lưỡi hoặc chép môi
  • Khóc rên rỉ và trầm tiếng

Khi bé đã đòi bú nghĩa là bé bị đói. Mẹ không nên để bé đói phải đòi bú thường xuyên. Tình trạng này chỉ nên xảy ra một vài lần và mẹ cần chú ý đến con để phát hiện và cho bé bú kịp thời.

Có thể nói cách cho bé bú sữa mẹ là kiến thức cực kì quan trọng mà mỗi bà mẹ đều cần trang bị trước và trong khi chăm con. Mỗi điều mẹ làm đều muốn con được khỏe mạnhGóc của mẹ hi vọng với những kĩ năng được trình bày trong bài viết, mẹ có thể chăm bé thật tốt.

Nguồn tham khảo: Các tư thế cho con bú phù hợp

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cách cho bé bú không phải mẹ nào cũng biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0