Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Trẻ sinh non cần có sự chăm sóc đặc biệt để bé có thể phát triển một cách tốt nhất. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng đúng chưa?

1. Đặc điểm sinh lý của trẻ sơ sinh non tháng

Trẻ sơ sinh chưa đủ tháng sẽ có những chức năng chưa hoàn thiện so với những trẻ sinh đủ tháng. Mẹ cần lưu ý những điểm này khi chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng.

1.1 Chức năng điều hòa thân nhiệt kém

Chức năng điều hòa thân nhiệt kém

Những em bé sinh non rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi trời nóng bức. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da bé quá mỏng, sinh nhiệt kém, dễ mất nhiệt, trung tâm điều hòa thân nhiệt hoạt động yếu. Do vậy, khi bị nhiệt độ môi trường bên ngoài tác động, trẻ rất dễ bị lạnh và phù cứng. Lâu dần có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, tổn thương thần kinh và thậm chí là xuất huyết não.

1.2. Chức năng hô hấp yếu

Do sinh non nên lồng ngực bé dễ biến dạng, cơ hoành còn yếu, phổi kém giãn nở, đồng thời các phế nang cũng chưa trưởng thành. Điều này khiến bé dễ bị suy hô hấp. Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sinh thiếu tháng.

Trong phổi trẻ non tháng không có chất tráng bề mặt (surfacetant) do phổi tiết ra nên không thể ngăn phổi xẹp và ngừa chứng rối loạn về hô hấp. Hơn nữa, cấu tạo trung tâm hô hấp của bé chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho việc trao đổi khí.

1.3. Chức năng hệ thần kinh

Việc sinh thiếu tháng dẫn đến não bé chưa được phát triển toàn diện nhất. Do vậy, hệ thần kinh của bé rất dễ bị tổn thương bởi tác động tiêu cực của các hệ khác, cũng như trong điều kiện thiếu dưỡng khí. Đây là điểm mẹ cần cực kỳ lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng.

1.4. Chức năng tuần hoàn

Chức năng tuần hoàn

Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ. Cùng với đó, các yếu tố làm đông máu bị thiếu hụt, lượng vitamin K và prothrombin thấp dễ khiến trẻ bị xuất huyết.

1.5. Chức năng tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và có thể kéo dài. Thể tích dạ dày của bé còn nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu dẫn tới hấp thu kém. Đó là lý do vì sao trẻ dễ nôn trớ và rối loạn tiêu hóa, cũng như dễ bị hạ đường huyết.

2. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Sau khi nắm được những đặc điểm sinh lý của trẻ sinh non tháng, Mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng để bé có thể trạng tốt nhất.

2.1. Cho trẻ thiếu tháng ăn sữa thường xuyên hơn

Cho trẻ thiếu tháng ăn sữa thường xuyên hơn

Trong những tháng đầu, trẻ thường ngủ nhiều hơn (có thể lên đến 18 – 20 tiếng một ngày). Mẹ cần đánh thức bé để cho bé bú sữa. Bởi khả năng biết đói của trẻ sinh non sẽ khác với những trẻ sinh đủ tháng.

Khi cho bé bú, Mẹ cần lưu ý mỗi bữa để bé uống một lượng nhỏ để bé không bị nôn trớ do dạ dày không hấp thụ được hết.

Một mẹo nhỏ cho các mẹ áp dụng: Mẹ hãy bế bé ngồi dựng ở tư thế thích hợp, sau đó vuốt dọc sống lưng hoặc vỗ nhẹ nhàng cho đến khi nghe tiếng ợ của con. Điều này nhằm đảm bảo cho dạ dày của con được thoái mái và tránh bị nôn trớ sau khi ăn.

2.2. Tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt

Để chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tốt hơn, Mẹ nên tập cho con bú sữa Mẹ càng sớm càng tốt. Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu ( có thể cho bé bú đêm để có nhiều sữa mẹ).

Để mẹ có nhiều sữa có chất lượng tốt, Mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời, Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, ngủ, nghỉ tốt để sữa đạt chất lượng tốt nhất.

Mẹ có thể tham khảo thêm:

Mẹ bầu đẻ mổ nên ăn gì để có nhiều sữa?

Sau khi sinh mổ mẹ nên bổ sung 06 loại thực phẩm này

2.3. Đảm bảo thân nhiệt của bé luôn ấm áp và ổn định

Đảm bảo thân nhiệt của bé luôn ấm áp và ổn định

Như đã đề cập ở trên, trẻ sinh non rất dễ bị hạ nhiệt cơ thể. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại nhà, các mẹ cần đảm bảo thân nhiệt của bé luôn ấm áp, ở mức ổn định. Mẹ cần lưu ý:

  • Mặc thêm một lớp quần áo nhiều hơn hàng ngày 1 lớp cho bé.
  • Cho bé đi tất mỏng hoặc giày vải, nhằm đảm bảo chân bé luôn được giữ ấm.
  • Sau khi tắm cho bé, Mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng quần áo, khăn tắm đã được sấy ấm để bé mặc ngay, đề phòng việc cơ thể bé bị hạ nhiệt đột ngột sau khi tắm xong.

2.4. Thực hiện phương pháp Kangaroo khi chăm sóc trẻ

“Da tiếp da” hay còn gọi là phương pháp Kangaroo  là phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả. Với phương pháp này, Mẹ sẽ ôm ấp, bồng bế con sao cho làn da của bé và Mẹ được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Mẹ chỉ cần phủ nhẹ một tấm chăn mỏng trên lưng của bé là được.

Việc tương tác trực tiếp này sẽ làm bé ổn định thân nhiệt, khỏe mạnh hơn.

2.5. Tắm nắng

Tắm nắng

Khoảng 1 tuần sau sinh, cả Mẹ và bé cần ra tắm nắng vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D cầho cơ thể. Nhưng Mẹ cần chú ý: không phơi nắng qua cửa kính và chỉ tắm nắng khoảng 15-20 phút trước 9 giờ sáng hoặc 4 -5 giờ chiều. Việc tắm nắng sẽ giúp bé tránh tình trạng thiếu canxi hoặc vitamin D, tạo điều kiện phát triển toàn diện nhất cho bé.

Trẻ sinh non rất cần sự chăm sóc cẩn thận, đặc biệt của Mẹ. Hy vọng, qua bài viết này Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng để bé có thể phát triển tốt nhất.

Mẹ có thể xem thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Chăm sóc bé 1 tuần tuổi – những điều mẹ cần lưu ý

Nguồn tham khảo:

https://www.womenshealth.gov/pregnancy/childbirth-and-beyond

https://midwifeandlife.com/

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Điều mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0