Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Đã bao giờ mẹ nghĩ đến việc làm đồ chơi tại nhà cho bé yêu của mình chưa? Tham khảo ngay 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi mà Góc của mẹ đề xuất để làm được những món đồ chơi thú vị cho bé yêu mẹ nhé.

1. Quái vật bảng chữ cái từ hộp đựng khăn lau

Đồ chơi quái thú ăn chữ 
Đồ chơi quái thú ăn chữ

Món đồ chơi đầu tiên trong 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi mà Góc của mẹ giới thiệu là Quái vật bảng chữ cái. Quái vật bảng chữ cái là một món đồ chơi cho bé vừa vui chơi vừa học tập. Để làm được quái vật bảng chữ cái mẹ cần chuẩn bị 2 nguyên liệu chính là những chiếc nắp chai và hộp đựng giấy ăn.

Để làm món đồ chơi quái vật bảng chữ cái, mẹ cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Viết các chữ cái lên nắp chai (ở bước này mẹ có thể dùng bút lông viết trực tiếp lên nắp chai hoặc dán giấy trắng lên rồi viết)
  • Bước 2: Trang trí cho hộp giấy ăn bằng những hình trang trí đáng yêu. Mẹ nhớ điểm thêm hai đôi mắt cho quái vật để trông sinh động hơn nhé.
  • Bước 3: Và bây giờ mẹ và bé đã có thể bắt đầu trò chơi rồi. Mẹ hãy nói một chữ cái bất kỳ và yêu cầu bé chọn đúng chiếc nắp cho có chữ cái đó cho quái vật ăn.

Đây là một món đồ chơi giúp bé nhận biết mặt chữ cái vừa dễ dàng vừa vui vẻ. Con vừa chơi lại vừa học được kiến thức bổ ích nên mẹ còn chần chừ gì mà không làm ngay món đồ chơi này cho bé yêu.

Nguồn: Plano Public Library – Youtube

2. Bộ đồ chơi bowling bằng chai nhựa

Từ những chiếc chai nhựa trở thành trò chơi bowling thú vị cho bé 2 tuổi
Từ những chiếc chai nhựa trở thành trò chơi bowling thú vị cho bé 2 tuổi

Ngày nay chai nhựa đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong thói quen sinh hoạt của nhiều gia đình. Thế nhưng sau khi sử dụng chai nhựa các mẹ lại thường đem vỏ chai đi vứt bỏ vừa gây lãng phí vừa gây ảnh hưởng đến môi trường. Góc của mẹ gợi ý cho mẹ một cách xử lý chai nhựa trở thành bộ đồ chơi bowling vô cùng hấp dẫn cho con. 

Để làm được bộ đồ chơi bowling bằng chai nhựa mẹ cần có: Chai nhựa, các màu sơn và 1 quả bóng.

  • Bước 1: Cho màu sơn vào bên trong chai, nếu sơn quá đặc mẹ có thể cho thêm một chút nước
  • Bước 2: Đóng chặt nắp chai và lắc đều để sơn đều màu bên trong chai ( mẹ có thể cho bé tự làm bước này)
  • Bước 3: Đổ sạch nước và để khô màu sơn trong chai (thời gian khoảng 1 đêm)
  • Bước 4: Mẹ có thể dán sticker đáng yêu lên chai cho bé cảm thấy thích thú hơn
  • Bước 5: Chọn 1 góc thoáng đãng xếp các chai và cho bé 1 quả bóng để bé bắt đầu trò chơi của mình.

Trò chơi bowling bằng chai nhựa giúp bé rèn luyện tính kiên nhẫn, khả năng quan sát và sự kiên trì trong quá trình chơi. Với trò chơi này bé có thể tự chơi một mình mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ, tạo cho bố mẹ nhiều cơ hội để con tự lập hơn.

Nguồn: Today’s Parent – Youtube

3. Khối vải và xốp cho bé

Khối đồ chơi màu sắc từ vải và xốp cho bé 2 tuổi
Khối đồ chơi màu sắc từ vải và xốp cho bé 2 tuổi

Cách làm đồ chơi thứ 3 trong 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi là làm khối vải và xốp. Khối vải đồ chơi là một món đồ chơi vừa mềm mại vừa an toàn cho các bé nhỏ. Để thực hiện món đồ chơi này mẹ cần chuẩn bị xốp hoặc bông, vải, kim chỉ may. 

  • Bước 1: Cắt 6 tấm vải thành hình vuông theo kích thước 5×5 cm
  • Bước 2: May các miếng vải hình vuông này thành 1 hình lập phương và nhớ để lại 1 đường cuối cùng để bồi bông hoặc xốp
  • Bước 3: Mẹ dùng xốp cắt thành khối lập phương 5×5 sau đó lộn mặt vải lại nhồi khối xốp vào rồi may kín. Nếu không có xốp mẹ có thể dùng bông nhồi căng khối vải để có khối hình lập phương. 

Chỉ với 3 bước đơn giản như vậy mẹ đã hoàn thành món đồ chơi đầy màu sắc cho bé 2 tuổi. Với món đồ chơi này mẹ có thể may thành các hình dạng khác như tròn, tam giác, chữ nhật để dạy bé cách nhận biết các hình cơ bản nhé.

Nguồn: Today we Craft – Youtube

4. Quái vật găng tay mềm mại và đáng yêu

Những chiếc găng tay đơn điệu trở thành món đồ chơi thú vị
Những chiếc găng tay đơn điệu trở thành món đồ chơi thú vị

Một đôi găng tay cũ lại trở thành chú quái vật đáng yêu làm bạn cùng bé 2 tuổi. Một cách làm đồ chơi thú vị trong danh sách 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi mà mẹ không nên bỏ qua.

Để làm quái vật găng tay mẹ cần một chiếc găng tay bằng len hoặc vải, bông, chỉ, vải và cúc áo.

  • Bước 1: Tạo hình quái vật cho găng tay bằng cách thêm mắt, mũi. Mẹ có thể đính cúc áo lên găng tay để tạo thành mắt mũi cho quái vật hoặc sử dụng vải cắt tạo hình. 
  • Bước 2: Nhồi bông hoặc vải vụn vào bên trong chiếc găng tay và may kín.

Chỉ qua 2 bước đơn giản mẹ đã có thể hô biến chiếc găng tay đơn điệu thành món đồ chơi đáng yêu cho bé. Món đồ chơi này vừa mềm mại vừa dễ thương để bé tương tác cùng. Đôi khi mẹ cũng có thể dùng găng tay quái vật như 1 nhân vật để kể chuyện cho bé nghe.

Nguồn: Make•Film•Play – Youtube

 

5. Hộp kéo phát triển vận động 

Hộp kéo cho bé 2 tuổi phát triển vận động
Hộp kéo cho bé 2 tuổi phát triển vận động

Mẹ đã bao giờ chứng kiến tình trạng bé tinh nghịch rút hết cả hộp khăn giấy rồi ném loạn trên sàn nhà chưa? Thực chất hành động đó không phải do bé nghịch ngợm mà chỉ đơn giản là sự tò mò trong tâm trí bé. Bé luôn muốn biết xem khi rút thứ trong hộp kia ra làm gì. Vậy tại sao mẹ không thử làm một món đồ chơi cho bé thoải mái thực khám phá mà không lo bày bừa ra nhà. Hãy cùng tham khảo món đồ chơi thứ 5 trong danh sách 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi để làm món đồ chơi thú vị cho bé thỏa thích rút kéo nhé. 

Để làm hộp kéo mẹ cần: Hộp giấy, dây vải/ ruy băng, băng dính, sơn hoặc màu tô.

  • Bước 1: Cắt các lỗ đối xứng ở 2 bên của hộp
  • Bước 2: Luồn từng sợi dây qua 2 lỗ đối xứng nhau
  • Bước 3: Thắt nút ở mỗi đầu của sợi dây
  • Bước 4: Đóng nắp hộp và dán chặt bằng băng dính. 
  • Bước 5: Sơn hoặc tô màu cho chiếc hộp trở nên màu sắc hơn.

Với hộp kéo này, bé được thỏa thích khám phá, kéo qua kéo lại mà không biết chán. Không chỉ giúp thỏa mãn trí tò mò của bé, hộp kéo còn giúp kích thích khả năng vận động, khả năng tự tìm hiểu ở bé 2 tuổi.

Nguồn: KidsMakerspace – Youtube

 

6. Quả bóng đi biển bằng vải may dễ dàng

Quả bóng đi biển làm từ vải cho bé 2 tuổi
Quả bóng đi biển làm từ vải cho bé 2 tuổi

Món đồ chơi tiếp theo mà Góc của mẹ đề cập đến trong danh sách 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi là quả bóng đi biển. Quả bóng đi biển là món đồ chơi giúp kích thích bé phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng tương tác khi chơi cùng bố mẹ. Để làm quả bóng đi biển bằng vải mẹ cần vải, bông, kim chỉ.

  • Bước 1: Cắt 8 mảnh vải bằng nhau hình elip
  • Bước 2: May 8 mảnh vải này lại với nhau tạo thành một khối cầu
  • Bước 3: Nhồi bông vào bên trong khối cầu vải vừa tạo thành
  • Bước 4: Cắt 2 mảnh vải tròn đường kính khoảng 3-4 cmt để may kín 2 đỉnh của quả bóng

Quả bóng làm bằng vải không chỉ dành cho dịp bé đi biển mà mẹ có thể cho bé chơi mỗi ngày vì món đồ chơi này an toàn, phù hợp với các bé hiếu động. Mẹ cũng không sợ khi bé chơi trong nhà sẽ gây va đập ảnh hưởng đến đồ vật xung quanh cũng như ảnh hưởng đến bé.

Nguồn: BONNY Handmade – Yotube

7. Máy bay đồ chơi từ bìa cát tông

Máy bay giấy làm từ thùng cát tông cho bé 
vvvvvvvv

Máy bay đồ chơi từ bìa cát tông cho bé tưởng như là một món đồ chơi phức tạp nhưng lại vô cùng dễ làm chỉ với 1 chiếc thùng cát tông.

  • Bước 1: Cắt bỏ 4 mảnh bìa cát tông ở nắp hộp
  • Bước 2: Đánh dấu và cắt các mảnh bìa thành các mảnh hình vòng cung làm cánh, đuôi máy bay. Phần còn lại cắt thành 2 hình tròn nhỏ đường kính 2-3cm
  • Bước 3: Cắt 2 đường đối xứng ở 2 bên hông của chiếc hộp và dán 2 mảnh cánh máy bay vào.
  • Bước 4: Xếp chồng 2 mảnh bìa cắt sẵn lên nhau làm thành hình quạt ở đầu và đuôi máy bay. Dán quạt vào đầu, đuôi máy bay để có được thành phẩm như ý.

Với chiếc máy bay làm từ bìa cát tông bố mẹ đã giúp con thỏa mãn ước mơ trở thành phi công ngay từ khi còn nhỏ. Con được thỏa trí tưởng tượng các trò chơi với chiếc phi cơ riêng của mình.

Nguồn: CIPTA – Youtube

8. Những điều ý nghĩa mẹ có được khi tự làm đồ chơi cho bé

Ngày nay có nhiều loại đồ chơi trên thị trường với đa dạng mẫu mã, màu sắc phù hợp cho từng lứa tuổi. Thế nhưng việc mẹ tự tay làm món đồ chơi cho bé giúp mẹ và bé gắn kết hơn. Với 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi, mẹ không mất nhiều thời gian để tạo nên những món đồ chơi tuyệt vời cho con.

Quá trình mẹ làm đồ chơi có những hoạt động bé có thể làm được, mẹ nên cho bé cùng làm để tương tác cùng bé nhiều hơn. Những món đồ chơi thủ công trong danh sách 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi cũng giúp bé cẩn thận, trân trọng hơn khi biết đó là do mẹ làm. Mẹ cũng đảm bảo được chất lượng của món đồ chơi mà con yêu đang sử dụng. 

Với 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi, mẹ không mất nhiều thời gian để tạo nên những món đồ chơi tuyệt vời cho con
Với 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi, mẹ không mất nhiều thời gian để tạo nên những món đồ chơi tuyệt vời cho con

Những món đồ chơi tràn lan trên thị trường có thể làm từ vật liệu kém chất lượng, mang tính bạo lực hoặc không được gia công cẩn thận có thể gây nguy hiểm cho bé. Với 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi mẹ đã có thể đảm bảo an toàn cho bé yêu ngay từ những khoảnh khắc vui chơi mỗi ngày.

Xem thêm: 

Tự làm đồ chơi tại nhà không còn khó với 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi mà Góc của mẹ đã gợi ý. Những món đồ chơi vừa bổ ích, an toàn lại vô cùng dễ làm. Mẹ cũng có thể tự tạo ra những món đồ chơi độc đáo theo sở thích của bé, để giúp bé có hứng thú hơn trong việc học và chơi.

Ngoài 7 cách làm đồ chơi cho bé 2 tuổi tại nhà mà Góc của mẹ gợi ý, các mẹ còn có thể tìm kiếm thêm nhiều cách làm đồ chơi khác để làm cho con yêu.

Trẻ bị mẩn đỏ ngứa khiến mẹ loay hoay không biết nguyên nhân do đâu, xử lý thế nào để bé nhanh khỏi. Mẹ đừng lo! Chỉ với 5 phút đọc bài viết dưới đây, mẹ sẽ tìm ra “thủ phạm” gây mẩn đỏ cho con và biết cách giúp bé bị mẩn đỏ ngứa thoái khỏi nhanh đó ạ!

Mẩn đỏ ngứa không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Mẩn đỏ ngứa không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

1. Trẻ bị mẩn đổ ngứa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tăng lên nhanh, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa, khó chịu cho bé.

Cụ thể các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra được tổng hợp ở phía dưới, mẹ theo dõi nhé!

1.1. Bệnh ban đào

Bé bị ban đào trên da do virus HHV – 6 từ ngoài môi trường xâm nhập và tấn công da bé, khiến bé bị phát ban, nổi mụn. Vi khuẩn này phát triển mạnh trong thời tiết se lạnh như mùa thu và mùa đông.

1.1.1. Biểu hiện

  • Bé sốt cao 39,5 – 40,5 độ C, kéo dài 3 – 5 ngày.
  • Phát ban, nổi mụn dạng chấm nhỏ trên da sau khi sốt giảm.
  • Các vết mụn rát, ngứa, sần
  • Mẩn ngứa tập trung ở ngực, bụng và lưng ít xuất hiện ở tay, chân, mặt.
  • Bé mệt mỏi, cáu gắt, biếng ăn, tiêu chảy nhẹ.
Bé ban đào có biểu hiện mẩn đỏ ngứa kèm sốt cao 39,5 đến 40 độ C
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa do bệnh ban đào có biểu hiện mẩn đỏ ngứa kèm sốt cao 39,5 đến 40 độ C

1.1.2. Cách chăm sóc

Bé bị mẩn đỏ ngứa ban đào sẽ tự khỏi trong vòng một tuần mà không để lại sẹo thâm trên da. Trong thời gian này, mẹ giúp bé thoải mái hơn bằng những biện pháp sau:

  • Cho bé uống đủ 1.5 lít nước/ngày: Bé mất nước do sốt cao, ra mồ hôi nhiều, dẫn tới khô họng, khát nước, mệt mỏi. Mẹ cho bé uống nước đầy đủ để bù nước cho bé. Trong trường hợp bé đang bú mẹ, mẹ cho bé bú nhiều hơn bình thường 2 – 3 cữ mẹ nhé!
  • Chọn quần áo, chăn gối chất liệu mềm mại: Các vết mẩn đỏ trên da bé càng rát và ngứa hơn nếu quần áo, chăn gối của bé có chất liệu cứng, thô ráp, cọ xát nhiều với da như: vải nylon, vải dạ, vải bò, polyester. Mẹ chọn cho bé vải có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như: cotton, vải lanh, vải đũi,… Da bé ít bị cọ xát sẽ thoải mái, dễ chịu hơn
  • Dùng thuốc hạ sốt cho bé: Mẹ dùng thuốc hạ sốt cho bé khi bé sốt cao trên 38.5 độ C. Mẹ liên hệ bác sĩ để hỏi ý kiến và tuân thủ đúng hướng dẫn để bé được dùng thuốc hiệu quả và an toàn. Trong trường hợp bé ngủ li bì, khó đánh thức kèm sốt cao trên 39 độ C kéo dài trên 3 ngày, mẹ đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời mẹ nhé!
Bé ban đào dễ mất nước do sốt cao, ra mồ hôi nhiều.
Bé bị mẩn đỏ ngứa ban đào dễ mất nước do sốt cao, ra mồ hôi nhiều.

1.2. Bệnh tinh hồng nhiệt

Có khoảng 15 – 20% trẻ em mang virus tinh hồng nhiệt trên người. Bình thường, nhờ có hệ miễn dịch bảo vệ tốt, bé không bị virus tấn công gây bệnh. Khi hệ miễn dịch bé yếu đi do cảm cúm, suy dinh dưỡng,…; virus sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và làm da bé mẩn ngứa.

1.2.1. Biểu hiện

  • Sốt trên 38,5 độ C
  • Đau họng, đau đầu.
  • Buồn nôn, nôn, kém ăn.
  • Sau sốt 12 – 48 giờ, bé bắt đầu nổi ban đỏ, mẩn ngứa ở cổ, tai, háng, ngực, nách; sau 24 giờ, mẩn đỏ lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Các vết mẩn ngứa li ti, đồng đều, tập trung thành mảng.
  • Vùng da ban đỏ sần như giấy nhám.
Bé nổi mẩn đỏ tinh hồng nhiệt sau sốt 12 -  48 giờ
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa tinh hồng nhiệt sau sốt 12 –  48 giờ

1.2.2. Cách chăm sóc

Vết mẩn trên da tự biến mất sau khoảng 1 tuần nhưng sẽ để lại lớp da bong tróc, tạo mảng trắng trên da như bỏng nắng. Các mảng trắng này cần tới 6 tuần để hồi phục hoàn toàn. Do đó, mẹ cần chú ý chăm sóc bé thật tốt để da bé được mịn màng nhanh chóng hơn:

  • Cắt móng tay cho bé: Bé bị mẩn đỏ ngứa tinh hồng nhiệt ngứa nhiều nên có xu hướng đưa tay gãi da. Móng tay sắc nhọn gây tổn thương, xước, để lại thâm sẹo và mở cửa cho vi khuẩn tấn công da bé nhiều hơn. Mẹ cắt móng tay cho bé 1 – 2 tuần/ lần hoặc dùng bao tay trẻ em để móng tay không chạm và gây xước da bé nữa.
  • Sử dụng thuốc: Các biểu hiện tinh hồng nhiệt diễn ra rất ồ ạt, mẩn đỏ nhanh chóng lan rộng ra khắp cơ thể. Mẹ cần dùng các loại kháng sinh hay thuốc hạ sốt ngay từ khi bé có những biểu hiện đầu tiên để tránh bệnh trở nặng hơn. Mẹ nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nhé!
  • Hạn chế bé tiếp xúc với mọi người: Mẩn đỏ tinh hồng nhiệt có khả năng lây lan cao khi giao tiếp hoặc khi tiếp xúc với quần áo, đồ vật của bé. Để đảm bảo an toàn, mẹ tránh đưa bé ra ngoài đến khi bé hết sốt và các vết mẩn đỏ biến mất hoàn toàn.
Tinh hồng nhiệt làm bé sốt và nổi mẩn đỏ khắp cơ thể.
Tinh hồng nhiệt làm bé sốt và nổi mẩn đỏ khắp người. 

1.3. Bệnh tay chân miệng

Bé bị tay chân miệng do nhiễm virus từ nước bọt, dịch tiết mũi họng khi tiếp xúc với các bé khác. Virus này lây lan nhanh hơn dễ gây bệnh cho bé hơn vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12.

1.3.1. Biểu hiện

  • Sốt cao, liên tục trên 38,5 độ C, đau họng, mệt mỏi, kém ăn.
  • Ban đầu xuất hiện các vết mẩn đỏ nhỏ, nổi trên bề mặt da, sau đó chuyển thành mụn nước.
  • Mụn xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
  • Loét da và niêm mạc chủ yếu ở vòm miệng, đầu lưỡi, lợi, ít xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, bộ phận sinh dục.
  • Đau họng mỗi khi nuốt nước bọt.
Mẩn đỏ tay chân miệng xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và các bộ phận khác.
Bé bị nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là dấu hiệu quả bệnh chân tay miệng 

1.3.2. Cách chăm sóc

Mẹ không chủ quan khi thấy con có các dấu hiệu chân tay miệng. Mẹ cần đưa bé đi khám để được hướng dẫn chăm sóc bé tốt nhất. Ngoài ra, khi bé bị tay chân miệng, mẹ lưu ý một số điều sau:

  • Cho bé uống đủ 1,5 lít nước/ ngày: Bé sốt cao, liên tục nên dễ bị mất nước. Mẹ cho bé uống đủ nước,  bù nước cho bé để bé đỡ thấy khát, khô miệng và mệt mỏi.
  • Tránh các thức ăn chua, cay nóng: Bé bị tay chân miệng có biểu hiện bị viêm loét vòm miệng. Vì thế, mẹ tránh dùng các thức ăn chua, cay nóng gây đau rát, kích ứng niêm mạc như: ớt, snack vị cay, chanh, xoài,…
  • Lựa chọn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa: Bé bị tay chân miệng biếng ăn do niêm mạc miệng bị loét, đau miệng và không muốn nhai. Để bé ăn ngon miệng hơn và được đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cho bé ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt như: Cháo loãng, chè đỗ xanh, sữa chua, nước ép trái cây….
Bệnh tay chân miệng có thể khiến bé bị mẩn đỏ ngứa khó chịu
Bệnh tay chân miệng có thể khiến bé bị mẩn đỏ ngứa khó chịu

1.4. Ban đỏ nhiễm khuẩn

Bệnh ban đỏ là bệnh tự miễn (hệ miễn dịch của cơ thể tự chống lại cơ thể). Hiện tại, người ta chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra ban đỏ. Tuy nhiên, có 1 số giả thiết cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do di truyền. Nếu người trong gia đình như bố mẹ, anh chị em ruột bị bệnh thì bé sẽ có khả năng bị ban đỏ nhiều hơn 20 lần so với người bình thường.

1.4.1. Biểu hiện

  • Biểu hiện ban đầu ban đỏ nhiễm khuẩn giống cảm cúm: sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi.
  • Sau 2 – 3 ngày sốt, xuất hiện các mảng da mẩn đỏ đối xứng hai bên má; cánh tay, chân, ít xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Các vết mẩn đỏ sần, tập trung thành từng mảng.
  • Ngứa tại vùng da nổi mẩn.
Bé ban đỏ nhiễm độc có biểu hiện điển hình là các vết mẩn đỏ đối diện hai bên má
Bệnh ban đỏ có dấu hiệu điển hình của trẻ bị mẩn đỏ ngứa ở mặt đặc biệt là hai bên má

1.4.2. Cách chăm sóc

Các biểu hiện ban đỏ nhiễm khuẩn thường tự biến mất sau 5 – 10 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này dễ tái phát lại sau 2 -3 tuần. Khi phát hiện các dấu hiệu ban đỏ nhiễm khuẩn, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Bé sẽ khỏi bệnh mà không bị tái phát nữa.

Cùng với đó, mẹ cần tránh nóng cho bé bởi nhiệt độ nóng là nguyên nhân gây tái phát ban đỏ nhiễm khuẩn. Mẹ giữ da bé luôn mát mẻ bằng cách giữ nhiệt độ phòng trong khoảng 28 độ C; không tắm cho bé với nước nóng trên 45 độ C và tránh đưa bé ra ngoài khi trời nóng bức, đặc biệt là buổi trưa.

1.5. Bệnh thủy đậu

Bé bị thủy đậu do nhiễm virus Varicella Zoster. Virus này dễ lây nhiễm thông qua không khí và các giọt nước bọt từ người mang bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với các vết bọng nước bị vỡ hoặc vùng da có vết thương hở của người mang bệnh. Thủy đậu thường gặp nhất ở bé dưới 10 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém.

1.5.1. Biểu hiện

  • Sốt trên 38 độ C, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Xuất hiện các vết mụn nước nhỏ màu đỏ, tròn, đường kính 1 – 3 mm ở toàn thân, trong cả niêm mạc miệng.
  • Sau 7 – 10 ngày, mụn nước vỡ, khô, bong vảy

1.5.2. Cách chăm sóc

Thủy đậu không nguy hiểm nhưng có nguy cơ cao để lại sẹo, mất thẩm mỹ cho bé. Mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và dùng thuốc bôi các vết mụn cho bé để da bé được hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, mẹ lưu ý:

  • Hạn chế làm vỡ các vết mụn: Các vết mụn vỡ sẽ để lại sẹo thâm. Vì thế, mẹ nhớ nhẹ nhàng khi tắm cho bé, lựa chọn quần áo có chất liệu cotton mềm mại và dùng bao tay trẻ em để bé không vô ý dùng tay làm xước vết mụn mẹ nhé!
  • Tránh gió lạnh cho bé: Gió trời làm bé nhiễm lạnh và suy yếu hệ miễn dịch. Bé dễ bị virus tấn công nhiều hơn, tình trạng bệnh cũng trở nặng hơn. Để bé nhanh chóng hồi phục, mẹ không đưa bé ra ngoài gió lạnh, không để bé ở gần cửa sổ, mặc ấm cho bé và giữ nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C.
Các vết mụn thủy đậu nếu vỡ sẽ để lại sẹo trên da bé.
Các vết mụn thủy đậu nếu vỡ sẽ để lại sẹo trên da bé.

2. Trẻ bị dị ứng mẩn đỏ ngứa

Bé nổi mẩn đỏ ngứa do dị ứng thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Nếu bố mẹ, ông bà hoặc người thân khác trong gia đình dị ứng với thức ăn, thuốc hay  tác nhân nào đó, thì khả năng cao, các nốt mẩn ngứa trên người bé là do dị ứng đấy mẹ ạ.

2.1. Dị ứng thực phẩm

Bé dị ứng thức ăn khi ăn phải các thực phẩm “lạ”. Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa phát triển toàn diện nên khi phải tiêu hóa những thực phẩm lạ này, cơ thể bé phản ứng lại bằng các biểu hiện dị ứng thấy rõ trên da, mặt, mắt mũi.

2.1.1. Tác nhân dị ứng

Mẹ cần hiểu rõ bé dị ứng với thực phẩm nào và không cho bé ăn lại các thực phẩm ấy nữa. Các thức ăn dễ gây dị ứng cho bé:

  • Một số loại hạt: đậu phộng, hạnh nhân, óc chó,…
  • Hải sản, cá.
  • Trứng, trứng lộn.
  • Một số loại trái cây: việt quất, cà chua, khoai tây, bí đỏ,…
  • Thành phần trong bánh kẹo, thức ăn: bột ngọt, salicylate, benzoat…
  • Sữa, sữa bột công thức.
Khoảng 10 - 30% bé sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức.
Khoảng 10 – 30% bé sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức nổi mẩn đỏ khắp người

2.1.2. Biểu hiện

Bé dị ứng thức ăn nổi mẩn đỏ ngứa quanh miệng hoặc toàn thân và có hoặc không kèm một trong những biểu hiện sau:

  • Sưng môi, mắt, mặt.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.

2.1.3. Cách chăm sóc

Khi bé bị mẩn đỏ ngứa do dị ứng thức ăn, mẹ không cho bé ăn lại thức ăn gây dị ứng. Các biểu hiện dị ứng sẽ tự hết trong vòng 24 giờ.

Nếu bé khó chịu nhiều, có các biểu hiện nặng như sưng phù nhiều, ngứa mắt mũi làm bé khó nhìn, khó nói;….; mẹ hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc chống dị ứng để bé thấy thoải mái hơn.

Mẹ không cho bé ăn lại những thức ăn gây dị ứng, nổi mẩn ngứa da bé.
Mẹ không cho bé ăn lại những thức ăn gây dị ứng, nổi mẩn ngứa da bé.

2.2. Dị ứng tác nhân bên ngoài

Bé còn nhỏ, có hệ miễn dịch non yếu; cơ thể chưa phát triển toàn diện nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài, gây mẩn ngứa trên da.

2.2.1. Tác nhân dị ứng

Bé nổi mẩn dị ứng khi tiếp xúc da trực tiếp hoặc hít phải các tác nhân dị ứng:

  • Thời tiết thất thường; không khí nóng bức.
  • Khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá.
  • Lông chó mèo hay các động vật khác.
  • Côn trùng cắn.
  • Phấn hoa.

2.2.2. Biểu hiện

Bé nổi mẩn ngứa khắp người, có hoặc không kèm theo một trong các biểu hiện sau:

  • Hắt hơi, sổ mũi.
  • Chảy nước mắt, ngứa mắt.
  • Ho, thở khò khè.

2.2.3. Cách chăm sóc

Trước hết, mẹ để bé tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Các biểu hiện dị ứng sẽ biến mất ngay trong ngày mà không cần sử dụng thuốc hay kem bôi da nào. Để làm được điều này, mẹ chú ý:

  • Mẹ dọn nhà cửa, thay chăn màn cho bé hàng ngày.
  • Dùng điều hòa, quạt giữ nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ C, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Hạn chế đưa bé ra ngoài những nơi khói bụi nhiều như: đường xá, nơi nhiều xe cộ, các công trình xây dựng,…
  • Không hút thuốc lá cạnh bé.
  • Tránh để bé chơi với chó mèo và các động vật khác.
Mẹ giữ nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi bẩn gây mẩn ngứa da bé
Mẹ giữ nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi bẩn gây mẩn ngứa da bé

2.3. Dị ứng thuốc

Bất kỳ thuốc nào cũng có khả năng gây mẩn đỏ ngứa trên da bé. Các vết mẩn ngứa thường xuất hiện sau vài tiếng hoặc 1 – 2 ngày sau khi bé dùng thuốc.

2.3.1. Tác nhân dị ứng

Hầu hết tất cả các thuốc đều có nguy cơ làm bé nổi mẩn đỏ, trong số đó, các loại thuốc gây mẩn đỏ chủ yếu là:

  • Kháng sinh: streptomycin, ampicillin, penicillin, tetracycline, sulfamid, chloramphenicol,….
  • Các loại vacxin.
  • Thuốc hạ sốt: paracetamol, panadol, diclofenac…

2.3.2. Biểu hiện

Bé mẩn đỏ ngứa tại bất kỳ vị trí nào kèm theo một trong số các biểu hiện:

  • Sốt trên 38.5 độ C
  • Khó thở.
  • Ngứa mũi, chảy nước mũi.
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

2.3.3. Cách chăm sóc

Mẩn đỏ ngứa trên da là tác dụng phụ thường gặp của thuốc. Nếu bé chỉ nổi mẩn đỏ rải rác và không kèm theo triệu chứng gì khác; mẹ không cần thiết phải dừng sử dụng thuốc cho bé. Tốt nhất, mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ để được thay đổi thuốc cho phù hợp với bé mẹ nhé!

Bé nổi mẩn đỏ là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc.
Bé nổi mẩn đỏ là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc.

3. Trẻ bị viêm da mẩn đỏ

Bé viêm da không sốt, không mệt mỏi. Nhưng mẹ không thể chủ quan vì các tổn thương da nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ để lại sẹo thâm, da bé không được mịn màng.

3.1. Viêm da tiết bã

Hiện nay, các nghiên cứu chưa xác định được nguyên nhân viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ. Các tổn thương da tập trung chủ yếu ở vùng da nhiều tuyến bã nhờn như: đỉnh đầu, chân mày, cổ, nách, bẹn…

3.1.1. Biểu hiện

  • Da bé mẩn đỏ, bong vảy nhờn dính.
  • Nhiều mảng da dày vàng nâu như “cứt trâu” trên đỉnh đầu.
  • Bé không sốt, không khó chịu.

3.1.2. Cách chăm sóc

Bé viêm da tiết bã sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần. Mẹ chỉ cần tắm gội cho bé sạch sẽ, sử dụng các sản phẩm tắm gội thiên nhiên, an toàn, lành tính không chứa paraben, hương liệu tổng hợp,…để tránh kích ứng da, làm bé mẩn đỏ nhiều hơn.

Trong trường hợp các mảng vảy da dày trên 1mm, chuyển màu nâu đậm; mẹ đưa bé tới cơ sở ý tế để được cho thuốc và hướng dẫn chăm sóc bé tốt nhất.

Bé viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện ở cổ, trán, nách, bẹn.
Bé viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện ở cổ, trán, nách, bẹn rất dễ bị mẩn đỏ ngứa

3.2. Viêm da tiếp xúc

Trường hợp viêm da tiếp xúc phổ biến ở trẻ 5 tháng bị mẫn đỏ khắp người, vì da bé chạm vào những chất gây kích ứng như: nước hoa, mỹ phẩm trên da mẹ, hóa chất giặt xả đọng lại trên quần áo bé, nước tiểu, nước bọt,…

3.2.1. Biểu hiện

  • Trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa rát tại vùng da tiếp xúc với chất gây kích ứng.
  • Có hoặc không các vết loét, mụn nước, mụn mủ trên da.
  • Bé không sốt, không mệt mỏi.

3.2.2. Cách chăm sóc

Viêm da tiếp xúc thường tự khỏi sau 2 – 4 tuần. Mẹ cần phát hiện sớm và tránh bé tiếp xúc với nguyên nhân gây viêm như: hóa chất kích ứng, nước bọt, nước tiểu tiếp xúc với da bé.

  • Sử dụng các sản phẩm giặt rửa quần áo thiên nhiên có thành phần an toàn, không chứa paraben, không SLS, không hương liệu tổng hợp,…
  • Thay tã cho bé ngay khi phát hiện tã ướt, tránh nước tiểu bám trên da gây nổi mẩn.
  • Dùng khăn mềm, khăn ướt lau miệng cho bé sau khi ăn hoặc mỗi khi bé chảy nước dãi.

Nếu bé bị mẩn đỏ ngứa viêm da nặng, da xuất hiện loét, mủ; mẹ liên hệ bác sĩ để được tư vấn thuốc bôi da hay thuốc uống phù hợp cho bé.

Bé viêm da tiếp xúc không sốt, không mệt mỏi.
Trẻ bị mẩn đỏ ngứa do viêm da tiếp xúc thường không sốt, không mệt mỏi.

4. Sử dụng loại kem bôi không phù hợp

Các loại kem bôi da kém chất lượng thường chứa các thành phần gây kích ứng, mẩn ngứa da bé như: propylene glycol, PEG, cồn, các loại tinh dầu, fragrance, hương liệu tổng hợp,… Kể cả các thành phần an toàn với da của mẹ cũng có nguy cơ cao làm da bé kích ứng và mẩn ngứa vì da bé mỏng manh và nhạy cảm hơn da mẹ rất nhiều đó ạ!

Da bé mỏng manh, rất dễ bị kích ứng bởi các thành phần trong mỹ phẩm.
Da bé mỏng manh, rất dễ bị kích ứng mẩn đỏ ngứa bởi các thành phần trong mỹ phẩm. 

Do đó, nếu mẹ đang dùng các loại kem dưỡng da cho bé mà thấy bé xuất hiện các vết mẩn đỏ, mẹ cần ngừng sử dụng các loại kem dưỡng này ngay. Sau khi ngừng sử dụng kem bôi da, các vết mẩn đỏ sẽ dần biết mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày. Ngoài ra, mẹ cần chú ý sử dụng những loại sữa tắm dành riêng cho bé để làm sạch da cho con.

Trong trường hợp bé có các vấn đề trên da như: khô da, da bong tróc, da mẩn đỏ,…; mẹ hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được các loại kem bôi da an toàn, không gây kích ứng và mẩn đỏ da con mẹ nhé!

5. Sử dụng khăn giấy ướt chứa hóa chất gây kích ứng

Tương tự như kem dưỡng ẩm, khăn giấy ướt cũng chứa nhiều thành phần gây kích ứng da, gây phát ban, nổi mề đay như: Dipropylene glycol, propylene glycol, parabens; bronopol; phenoxyethanol,…

Mẹ ngừng sử dụng các loại khăn ướt này cho bé nếu thấy bé xuất hiện các vết mẩn ngứa, đỏ da, bong tróc. Da bé sẽ tự hồi phục và mịn màng trở lại chỉ sau 1 -2 ngày mà không cần mẹ phải dùng thuốc hay các sản phẩm bôi da cho bé.

Để da bé được an toàn, mẹ lựa chọn các loại khăn ướt được các chuyên gia khuyên dùng, có thành phần kháng khuẩn, an toàn, lành tính, dịu nhẹ với làn da như: chất đường nho, laurylglucosides chloride, stearyldimoniumhydroxypropyl, chlorhexidine gluconate solution,…

Khăn ướt cho bé có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính.
Khăn ướt cho bé có thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính.

6. 5 lưu ý khi trẻ bị mẩn đỏ ngứa

Bé bị mẩn đỏ ngứa khắp người nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến tình trạng mẩn đỏ nặng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Khi thấy bé bị mẩn đỏ ngứa, dù là bất kỳ nguyên nhân gì, mẹ lưu ý những điều sau:

6.1. Tìm hiểu và phòng tránh nguyên nhân gây mẩn ngứa

Nếu mẹ có thể chủ động phòng tránh mẩn đỏ cho bé, ví dụ như trường hợp bé mẩn ngứa do dị ứng với các tác nhân bên ngoài như: lông chó mèo, thuốc, hải sản, sản phẩm bôi da, khăn ướt,… mẹ không cho bé tiếp xúc với các tác nhân này để da bé hồi phục tốt hơn mẹ nhé!

6.2. Lựa chọn quần áo mềm mại, thấm hút mồ hôi

Khi trẻ bị mẩn đỏ ngứa, da con rất nhạy cảm. Quần áo có chất liệu cứng, thô ráp sẽ cọ xát vào da con gây tổn thương, đau rát. Quần áo thấm hút kém sẽ khiến mồ hôi không thoát ra ngoài, tích tụ trên da, tạo ổ cho vi khuẩn phát triển làm tình trạng mẩn đỏ nặng hơn.

Do đó, mẹ chọn các loại vải mềm mại, thoáng mát như vải cotton, vải lanh,… sẽ giúp bé thoải mái và bớt ngứa ngáy hơn đấy ạ!

Quần áo mềm mại giúp bé cảm thấy thoải mái và bớt ngứa ngáy hơn.
Nên cho bé bị mẩn đỏ ngứa mặc quần áo mềm mại để giúp bé thoải mái hơn, giảm ngứa

6.3. Lựa chọn sữa tắm dành riêng cho bé

Trong sản phẩm tắm gội người lớn thường chứa hương liệu tổng hợp, chất tạo bọt, chất tẩy rửa mạnh,… gây kích ứng, mẩn đỏ da con. Vì thế, khi chọn sữa tắm cho bé, mẹ cần chọn các sản phẩm tắm gội chuyên dụng, không chứa hóa chất: phthalates, paraben, natri lauryl sulfat, hương liệu tổng hợp… Trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa nên ưu tiên sử dụng sản phẩm có thành phần thiên nhiên như tinh dầu tía tô, tinh dầu bưởi,… để an toàn nhất với con.

Bên cạnh đó, khi tắm cho bé, mẹ sử dụng nước ấm 38 – 40 độ C trong vòng 5 – 10 phút là phù hợp nhất. Nước quá lạnh hay quá nóng sẽ làm da bị sốc nhiệt, gây kích ứng và mẩn đỏ nhiều hơn.

6.4. Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Đa số các trường hợp trẻ bị mẩn đỏ ngứa đều do vi khuẩn, virus gây ra. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng cho bé, giúp cơ thể bé chống lại vi khuẩn là điều rất quan trọng đó ạ!

Mẹ bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho bé như: sữa chua, trái cây: cam, táo, chuối, nho,…; tránh các loại thực phẩm có hại như nước uống có ga, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… Trong trường hợp bé còn bú mẹ, mẹ ăn các món được gợi ý ở trên nhé, vì mẹ ăn gì là bé ăn ấy đó! Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa mà nhiều mẹ không để ý tới.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Bé bị mẩn đỏ ngứa cần cung cấp thực phẩn nhiều dinh dưỡng hơn bình thường để tăng miễn dịch

6.5. Kiểm soát chất lượng các sản phẩm sử dụng cho bé

Với những trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng hơn bình thường rất nhiều vì thế mẹ cần đặc biệt chú ý đến các sản phẩm dùng trên da cho bé như: kem bôi da, khăn ướt, tã bỉm, sữa tắm,…

Để an toàn nhất cho con, mẹ ưu tiên chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, thành phần thiên nhiên, an toàn, lành tính. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chọn sản phẩm cho bé, mẹ tham khảo nhé!

Cách chọn khăn ướt tốt nhất cho bé

Cách chọn tã bỉm cho bé: Siêu chất lượng – siêu thấm hút

Cách chọn sữa tắm cho bé sơ sinh

Chú ý chọn sản phẩm lành tính với bé mẹ nhé!
Chú ý chọn sản phẩm lành tính với bé bị mẩn đỏ ngứa

Như vậy, khi trẻ bị mẩn đỏ ngứa, mẹ cần quan sát thật kỹ biểu hiện trên da bé để phát hiện nguyên nhân, từ đó có cách xử trí phù hợp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình chăm bé bị mẩn đỏ ngứa, hoặc còn băn khoăn nào khác, mẹ để lại bình luận ở dưới bài viết để được hỗ trợ mẹ nhé!

Mẹ tham khảo thêm: 

6 Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ không sốt và cách xử lý

Bé bị mẩn đỏ như muỗi đốt: Nguyên nhân và Cách xử lý

Lý do bé nổi mẩn đỏ sau khi sốt và cách chăm sóc tại nhà

Đa số các bé 2 tuổi thường ưa thích các món bánh ngọt. Mẹ thắc mắc có nên cho bé ăn bánh ăn dặm không, cho bé ăn bánh ăn dặm có tốt không, bánh ăn dặm nào tốt cho bé? Thay vì cấm đoán, ba mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại bánh vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Góc của mẹ xin được giới thiệu 23 loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi chuyên gia khuyên dùng. Dưới đây là các loại bánh cho bé ăn dặm cho bé 2 tuổi mẹ không thể bỏ qua.

1. Bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi – Tự làm tại nhà

1.1. Pancake – Bánh dinh dưỡng cho bé

Pancake là một loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi phổ biến, với cách chế biến hết sức đơn giản! Những chiếc bánh pancake nhỏ xinh, mềm, mịn, thoang thoảng mùi thơm từ bơ và sữa sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng của bé. 

Pancake được làm từ bột mì, trứng và sữa sẽ mang lại cho bé yêu lượng tinh bột, protein và năng lượng dồi dào để bắt đầu một ngày mới. Mẹ có thể dễ dàng kết hợp bánh với nhiều loại mứt khác nhau như: mật ong ngọt ngào, mứt cam chua chua ngọt ngọt hay bí đỏ bùi bùi… để tạo nên các mùi vị khác biệt. Qua đó kích thích sự thèm ăn của bé.

Pancake có màu sắc tươi sáng, đậm vị ngọt cùng độ mềm mịn vô cùng thích hợp với các bé 2 tuổi
Pancake có màu sắc tươi sáng, đậm vị ngọt cùng độ mềm mịn vô cùng thích hợp với các bé 2 tuổi

1.2. Muffin táo/ muffin dâu

Muffin là món bánh yêu thích của nhiều người, đặc biệt là với các bạn nhỏ, là một trong các loại bánh cho bé ăn dặm lý tưởng. Bánh khi nướng chín hoàn toàn không bị khô cứng mà vẫn giữ được độ mềm, xốp vừa phải nên chắc chắn sẽ “đốn tim” các bạn nhỏ. 

Loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi này với thành phần chính là bột, dầu ăn, trứng, đường và một ít táo/dâu cắt nhỏ. Muffin hứa hẹn là một món ăn dặm tuyệt vời cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của bé.

Muffin mạch táo/ muffin mạch dâu là một món ăn dặm lạ miệng, thơm ngon
Muffin mạch táo/ muffin mạch dâu là một món ăn dặm lạ miệng, thơm ngon

1.3. Bánh pizza trái cây

Pizza trái cây là một trong các loại bánh ngon cho bé ăn dặm, với sự kết hợp hoàn hảo của phần đế bánh giòn ngon, hương vị béo ngậy đặc trưng của phô mai và sự hấp dẫn của các đủ loại hương vị trái cây yêu thích như: táo, chuối, cà chua… 

Đặc biệt, món bánh pizza hoa quả vô cùng “giàu” vitamin tốt cho sức khỏe. Đồng thời giúp cơ thể bé thanh mát giải nhiệt trong mùa hè nóng bức. Chính vì vậy, đây là một loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi mà mẹ không thể bỏ qua.

Chiếc bánh pizza trái cây với màu sắc bắt mắt của hoa quả, cùng với hương thơm nức mũi chắc chắn sẽ nhanh chóng khiến bé yêu “say đắm”
Chiếc bánh pizza trái cây với màu sắc bắt mắt của hoa quả, cùng với hương thơm nức mũi chắc chắn sẽ nhanh chóng khiến bé yêu “say đắm”

1.4. Sushi chuối làm từ sandwich, bánh kếp

Sushi cuối là một món bánh dinh dưỡng cho bé trên 1 tuổi xuất xứ từ Nhật Bản. Hẳn các mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật chắc chắn sẽ biết đến món ăn vặt này.

Sushi chuối dành cho bé có thể được biến tấu theo nhiều cách sáng tạo. Mẹ có thể làm sushi chuối từ sandwich hay từ bánh kếp để tạo ra các vị sushi khác nhau, phù hợp với khẩu vị cho bé.

1.5. Bánh bao kim sa

Bánh bao kim sa là một trong các loại bánh hấp cho bé, có nhân bùi bùi của trứng muối, ngậy ngậy của bơ sữa, bao bọc bên ngoài là lớp vỏ bánh mềm xốp thơm thơm. Đây là một loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi mà bé nào cũng “mê tít”. Mẹ có thể làm loại bánh bao kim sa nhân chảy càng thêm thơm ngon, hấp dẫn bé yêu nhé!

Bánh bao kim sa bùi bùi, ngậy ngậy bé nào cũng mê
Bánh bao kim sa bùi bùi, ngậy ngậy bé nào cũng mê

1.6. Bánh flan

Đây là một món bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cung cấp rất nhiều protein từ trứng và sữa. Bánh mềm, mịn, có vị ngọt vừa phải, kết hợp với vị béo của trứng và mùi thơm của caramen nên rất hấp dẫn đối với các bé. Hầu hết bé nào cũng thích ăn loại bánh này. Ngoài ra, bánh flan cũng vô cùng dễ làm, dễ thực hiện nên làm bữa phụ là rất thích hợp đó! Mẹ hãy tìm hiểu ngay cách làm bánh flan cho bé 2 tuổi ăn dặm để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho bé nhé!

Bánh flan thơm ngon, mềm mịn để làm bữa phụ cho bé
Bánh flan thơm ngon, mềm mịn để làm bữa phụ cho bé

Mẹ tham khảo: Cách làm flan cho bé ăn dặm với công thức đơn giản

1.7. Bánh bông lan

Bánh bông lan là loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi dễ làm tại nhà. Bánh có nguyên liệu chính là trứng, sữa tươi, đường và bột mì. Đây đều là những nguyên liệu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho bé. 

Ngoài các chất như canxi, kali, natri… thì bánh còn có các loại vitamin A, D, B12. Không chỉ vậy, bánh bông lan còn có cả chất béo, protein và một số dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển của bé.

Bánh bông lan mềm, xốp, béo, ngọt và rất thơm nên hầu hết các bé đều vô cùng ưa thích
Bánh bông lan mềm, xốp, béo, ngọt và rất thơm nên hầu hết các bé đều vô cùng ưa thích

1.8. Bánh quy nướng

Bánh quy nướng là một loại bánh dinh dưỡng cho bé được làm từ các nguyên liệu chính là bơ, trứng, sữa, bột mì có thể cung cấp nhiều năng lượng, khoáng chất, các vitamin, canxi và chất sắt giúp bé phát triển cả thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, bánh cũng có nhiều chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của các bé mầm non. Bánh quy cho bé là món ăn rất thích hợp để bổ sung vào bữa phụ trong thực đơn ăn dặm đấy mẹ!

Bánh quy nướng thơm ngon, giòn xốp luôn có sức hấp dẫn đối với bé
Bánh quy nướng thơm ngon, giòn xốp luôn có sức hấp dẫn đối với bé

Mẹ xem thêm:

1.9. Bánh trứng nướng

Bánh trứng nướng là một trong các loại bánh dễ làm cho bé, với nguồn nguyên liệu gồm bột yến mạch, lòng trắng trứng, bột mì và sữa, bánh trứng nướng là bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi có hương vị cực kỳ hấp dẫn. Từng miếng bánh giòn tan, béo bùi, luôn hấp dẫn các bé mọi lứa tuổi. 

Bánh trứng nướng không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao
Bánh trứng nướng không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao

1.10. Bánh su kem

Bánh su kem có thành phần chính gồm: trứng, sữa tươi, bột ngô và bơ thực vật. Với lớp vỏ ngoài mỏng, mềm, thơm phức, bên trong là phần nhân mịn, béo ngậy và ngọt mát nên đây là một món ăn hấp dẫn lạ thường. Bánh su kem có nhiều loại nhân: kem bơ sữa, kem sầu riêng, kem chocolate…

Khi chọn bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi, bánh su kem luôn là lựa hàng đầu của các bà mẹ. Tuy nhiên, vì bánh có nhân là kem sữa, nên khi cho bé ăn, mẹ chú ý dạy cho bé cách ăn, để không làm chảy nhân ra ngoài. Việc này cũng là cách mẹ dạy bé có thêm kỹ năng khéo léo khi ăn uống.

Bánh su kem béo ngậy, ngọt mát là loại bánh hấp dẫn lạ thường
Bánh su kem béo ngậy, ngọt mát là loại bánh hấp dẫn lạ thường

1.11. Bánh sữa chua

Bánh sữa chua là một món bánh dành cho bé 2 tuổi đang “hot” dạo gần đây. Bánh được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như sốt mayonnaise, sữa đặc, sữa chua có đường, bột bắp và bánh sandwich. Do đó, mẹ có thể cho bé ăn bánh sữa chua như loại bánh ăn dặm hằng ngày.

Bánh sữa chua có hương vị thơm ngon, lạ miệng, vỏ bánh mỏng, mềm. Đặc biệt là phần nhân béo béo, ngọt ngọt, chua chua rất cuốn hút. Bánh sữa chua có thể coi là món bánh thần thánh, hấp dẫn được cả những cô cậu bé kén ăn nhất. Ngoài ra bánh bông lan sữa chua cho bé cũng là một sự lựa chọn không tồi đấy mẹ!

Bánh sữa chua - món bánh thần thánh hấp dẫn được cả những cô cậu bé kén ăn nhất
Bánh sữa chua – món bánh thần thánh hấp dẫn được cả những cô cậu bé kén ăn nhất

1.12. Bánh pía

Đây là một loại bánh ăn vặt cho bé 2 tuổi có xuất xứ từ Sóc Trăng. Bánh pía được làm bằng bột mì, sầu riêng, đậu xanh, lòng đỏ trứng. Hiện nay bánh pía đã có nhiều loại nhân khác nhau: nhân đậu xanh, sầu riêng, nhân khoai môn, nhân khóm, đậu xanh trứng muối…

Bánh pía có lớp vỏ ngoài dày, mềm, bên trong là lớp nhân béo ngọt mịn màng với các hương vị riêng của từng loại nhân. Bánh pía không chỉ  thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, thích hợp cho những bữa ăn dặm của bé.

Bánh pía thơm ngon 
Bánh pía thơm ngon

1.13. Bánh bao

Bánh bao là một loại bánh cho trẻ 2 tuổi vô cùng tiện lợi. Mẹ có thể mua bánh bao ở nhiều nơi như quán dọc đường, cửa hàng đồ ăn sáng, phố chợ… Thành phần chủ yếu được sử dụng để làm bánh bao là thịt heo, nấm mèo, miến và trứng cút.

Bánh ăn nóng rất ngon và có thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi mua bánh cho bé ăn, mẹ nên mua ở những quán quen, nhằm đảm bảo chất lượng của bánh.

Bánh bao thơm ngon, giàu dinh dưỡng
Bánh bao thơm ngon, giàu dinh dưỡng

2. Bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi – Có sẵn 

2.1. Bánh gạo Organic các vị

Nếu không biết cách làm bánh gạo cho bé 2 tuổi, mẹ hãy lựa chọn bánh gạo Organic các vị bổ sung Omega 3 & DHA giúp bé thông minh hơn. Ngoài ra, đây còn là loại bánh ăn dặm giúp bé tập nhai, nuốt và phát triển răng. Bánh không chứa chất bảo quản, không sữa, gluten free, không đậu phộng, không trứng, không MSG (bột ngọt).

Với giá bán khoảng 79,000 vnđ, mẹ dễ dàng mua được loại bánh cho trẻ 2 tuổi này tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và các cửa hàng đồ mẹ & bé.

Địa chỉ tham khảo sản phẩm uy tín: Bánh gạo Organic bổ sung Omega3 và DHA

Bánh gạo Organic các vị bổ sung Omega 3 & DHA giúp bé thông minh hơn
Bánh gạo Organic các vị bổ sung Omega 3 & DHA giúp bé thông minh hơn

2.2. Bánh gạo Miznco các vị

Bánh gạo Miznco các vị được làm từ các nguyên liệu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên: gạo và đậu ngọt trồng tại Hàn Quốc. Đây vừa là món bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi, vừa là món ăn nhẹ không chứa dầu, tránh dị ứng và an toàn cho sức khỏe của bé.

Bánh không chiên, không dầu và 0% chất béo chuyển hóa. Đặc điểm của bánh là bánh mềm mại, dễ sử dụng giúp cho bữa ăn nhẹ đầu tiên của con diễn ra suôn sẻ và thoải mái. Đặc biệt, với kết cấu tan chảy trong miệng như bông tuyết, đây là món ăn đầu tiên hoàn hảo cho bé chưa mọc răng.

Với giá bán khoảng 72,000 vnđ, mẹ dễ dàng mua được bánh gạo Miznco tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và các cửa hàng đồ mẹ & bé.

Mẹ có thể mua bánh tại: Ưu đãi tại Tiki

Bánh gạo Miznco mềm mại, dễ ăn giúp cho bữa ăn nhẹ đầu tiên của con diễn ra suôn sẻ và thoải mái
Bánh gạo Miznco mềm mại, dễ ăn giúp cho bữa ăn nhẹ đầu tiên của con diễn ra suôn sẻ và thoải mái

2.3. Bánh mầm gạo lứt Organic

Bánh mầm gạo lứt Organic được làm từ hạt gạo lứt Organic giúp cung cấp GABA để bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra, bánh cũng cung cấp các Amino Acid tốt cho sự phát triển của trí não và giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của bé. 

Đặc biệt, vị chuối và socola thơm ngon sẽ kích thích vị giác giúp bé hứng thú hơn với việc ăn dặm.

Với giá bán khoảng 79,000 vnđ, mẹ dễ dàng mua được bánh gạo Organic tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng đồ mẹ & bé và cả các sàn thương mại điện tử.

Địa chỉ tham khảo sản phẩm uy tín cho mẹ: Bánh mầm gạo Organic 

Bánh mầm gạo lứt Organic các vị được làm từ hạt gạo lứt Organic giúp cung cấp GABA để bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
Bánh mầm gạo lứt Organic các vị được làm từ hạt gạo lứt Organic giúp cung cấp GABA để bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

2.4. Bánh ngón tay Gluten free các vị

Bánh ngón tay gluten free các vị thích hợp cho bé ăn dặm từ 12 tháng tuổi. Bánh có chứa gluten, ít đường, không sữa, không đậu phộng, không đậu nành nên vô cùng lành tính, an toàn với những bé bị dị ứng sữa bò, sữa công thức và đậu phộng.

Với giá bán khoảng 89,000 vnđ, mẹ dễ dàng mua được bánh gạo Organic tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng đồ mẹ & bé và cả các sàn thương mại điện tử.

Địa chỉ tham khảo sản phẩm uy tín cho mẹ: Bánh ngón tay Gluten free

Bánh ngón tay Gluten free các vị thích hợp cho bé ăn dặm từ 12 tháng tuổi
Bánh ngón tay Gluten free các vị thích hợp cho bé ăn dặm từ 12 tháng tuổi

2.5. Thanh bánh trái cây Rafferty’s Garden

Đây là một loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi được làm từ các loại nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, mùi, không muối, rất tốt cho các bé trong giai đoạn tập ăn dặm. 

Với giá bán khoảng 120,000 vnđ, mẹ dễ dàng mua được bánh gạo Organic tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng đồ mẹ & bé và cả các sàn thương mại điện tử.

Địa chỉ tham khảo sản phẩm uy tín cho mẹ: Thanh bánh trái cây Rafferty’s Garden

Thanh bánh trái cây Rafferty’s Garden là một loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi được làm từ các loại nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên
Thanh bánh trái cây Rafferty’s Garden là một loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi được làm từ các loại nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên

2.6. Bánh Quy Sữa Moomin 10+

Bánh quy sữa Moomin 10+ có lượng bơ vừa phải. bánh có hương vị cân bằng giữa mặn và ngọt nên vô cùng thơm ngon, là một món ăn được yêu thích của cả người lớn và bé. Bánh ăn dặm cho bé này có xuất xứ từ Nhật nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và an toàn khi sử dụng. 

Giá tham khảo của loại bánh này là 84,000 vnđ. Mẹ có thể tìm mua tại các siêu thị, cửa hàng mẹ & bé và các sàn thương mại điện tử.

Địa chỉ tham khảo sản phẩm uy tín cho mẹ: Bánh Quy Sữa Moomin 10+

Bánh quy sữa Moomin 10+ là một món ăn được yêu thích của cả người lớn và các bé
Bánh quy sữa Moomin 10+ là một món ăn được yêu thích của cả người lớn và các bé

2.7. Bánh ăn dặm Gerber Lil Crunchies các vị

Bánh ăn dặm Gerber Lil Crunchies là loại đồ ăn nhanh siêu bổ dưỡng dành cho các bé. Đặc biệt, sản phẩm được làm từ nguồn nguyên liệu không có nguồn gốc biến đổi gen (Non GMO) nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé sử dụng. 

Bánh ăn dặm Gerber Lil Crunchies không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, chất xơ, vitamin, canxi… rất tốt cho hệ tiêu hóa. Hương vị cũng rất dễ ăn nên rất phù hợp với các bé 2 tuổi.

Với giá bán khoảng 79,000 vnđ, mẹ dễ dàng mua được loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi này tại các siêu thị, các cửa hàng đồ mẹ & bé và cả các sàn thương mại điện tử.

Địa chỉ tham khảo sản phẩm uy tín cho mẹ: Bánh Ăn Dặm Gerber Vị Chuối 42g

Bánh ăn dặm Gerber Lil Crunchies là loại đồ ăn nhanh siêu bổ dưỡng dành cho bé
Bánh ăn dặm Gerber Lil Crunchies là loại đồ ăn nhanh siêu bổ dưỡng dành cho bé

2.8. Bánh xốp Ivenet vị dâu

Bánh xốp Ivenet vị dâu được làm từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như 8 ngũ cốc hỗn hợp, dầu cọ Olein, dâu đông khô… vừa an toàn với sức khỏe, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, đây là một loại bánh có chứa trứng, sữa, đậu nành. Do đó, mẹ nên thận trọng trước khi cho bé ăn để hạn chế các tình trạng dị ứng có thể xảy ra.

Giá bán của loại bánh này là khoảng 65,000 vnđ. Mẹ có thể tìm mua tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng đồ mẹ & bé và cả các sàn thương mại điện tử.

Mẹ có thể mua bánh tại địa chỉ sau: Bánh xốp Ivenet vị dâu

Bánh xốp Ivenet vị dâu vừa an toàn với sức khỏe bé, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé
Bánh xốp Ivenet vị dâu vừa an toàn với sức khỏe bé, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé

2.9. Bánh snack Ponsen vị rong biển

Bánh snack Ponsen vị rong biển là một loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi. Bánh không chiên dầu, có vị thơm ngon hấp dẫn của rong biển và khoai tây, mang đến nguồn năng lượng dồi dào phục vụ hoạt động vui chơi hàng ngày của bé.

Bánh hiện có giá 45,000 vnđ. Mẹ có thể tìm mua tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng đồ mẹ & bé và cả các sàn thương mại điện tử.

Mẹ có thể mua bánh tại địa chỉ sau: Bánh snack Ponsen vị rong biển

Bánh snack Ponsen vị rong biển vô cùng phù hợp cho các bé 2 tuổi
Bánh snack Ponsen vị rong biển vô cùng phù hợp cho các bé 2 tuổi

2.10. Bánh que cuộn kem vị dâu Bourbon

Bánh que cuộn kem vị dâu Bourbon có lớp vỏ mỏng, giòn, thơm nồng hương vị vani hấp dẫn mang đến sự thích thú cho bé khi ăn. Đặc biệt, lớp nhân kem dâu ngọt ngào bên trong càng tăng hương vị đặc sắc cho chiếc bánh.

Đây là loại bánh giàu năng lượng, Protein, Lipid, Carbohydrate vô cùng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé.

Với giá bán khoảng 128,000 vnđ, mẹ dễ dàng mua được bánh Bourbon tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng đồ mẹ & bé và cả các sàn thương mại điện tử.

Mẹ có thể mua bánh tại địa chỉ sau: Bánh que cuộn kem vị dâu Bourbon 169g

Bánh que cuộn kem vị dâu Bourbon có lớp vỏ mỏng, giòn, thơm nồng hương vị vani hấp dẫn mang đến sự thích thú cho bé khi ăn
Bánh que cuộn kem vị dâu Bourbon có lớp vỏ mỏng, giòn, thơm nồng hương vị vani hấp dẫn mang đến sự thích thú cho bé khi ăn

3. Lưu ý cho bé 2 tuổi ăn bánh dinh dưỡng

Vì sự tiện lợi, dễ hợp khẩu vị và giá cả phải chăng nên các loại bánh dinh dưỡng này được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của bé, mẹ nên cho bé ăn bánh dinh dưỡng một cách có kế hoạch. Vì nếu để bé ăn theo sở thích và ăn bánh dinh dưỡng hằng ngày thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như răng miệng, tiêu hóa.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng không nên cho bé ăn bánh dinh dưỡng trước khi đi ngủ. Vì các loại bánh này có một lượng đường nhất định, có thể gây tổn thương cho răng. Ngoài ra còn có thể làm giảm tải khả năng hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu khác, gây ảnh hưởng xấu đến khả năng miễn dịch của bé. Mẹ hãy phân chia thời gian cho bé ăn bánh dinh dưỡng vào các bữa ăn dặm cho phù hợp nhé!

Để đảm bảo sức khỏe của bé, mẹ nên cho bé ăn bánh dinh dưỡng một cách có kế hoạch
Để đảm bảo sức khỏe của bé, mẹ nên cho bé ăn bánh dinh dưỡng một cách có kế hoạch

Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn về dinh dưỡng và chế độ ăn của bé 2 tuổi tại:

Chế độ ăn cho bé 2 tuổi chuẩn khoa học cập nhật mới nhất

Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi? 3 lời khuyên hữu ích mẹ cần biết

Tùy theo sở thích của bé, và điều kiện cụ thể, mà các mẹ có thể tự làm bánh ngọt cho bé tại nhà hoặc mua các loại bánh dinh dưỡng cho bé 2 tuổi có sẵn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của bé, mẹ chỉ nên cho bé ăn bánh cho bé ăn dặm từ 3-4 lần/ tuần và không nên cho bé ăn trước giờ đi ngủ.

Tắc tia sữa làm ngực mẹ căng đau khó chịu, chỉ cần chạm nhẹ vào ngực thôi cũng khiến mẹ đau điếng người. Vậy cách chữa tắc tia sữa không đau như thế nào? Góc của mẹ sẽ hướng dẫn 5 cách an toàn, hiệu quả, mẹ tham khảo nhé! 

Mẹ tắc tia sữa do chất béo trong sữa đông đặc và “kẹt” trong hệ thống tuyến sữa.
Mẹ tắc tia sữa do chất béo trong sữa đông đặc và “kẹt” trong hệ thống tuyến sữa.

1. 5 cách chữa tắc tia sữa không đau

Nguyên nhân chính gây tắc tia sữa là các cặn sữa đông đặc và ứ đọng trong hệ thống tuyến sữa. Sữa không chảy được, tạo áp lực lên ngực mẹ, gây căng tức, khó chịu và ít ra sữa.

5 cách làm sau đây sẽ không làm mẹ đau mà vẫn hiệu quả giúp mẹ loại bỏ các cục sữa đông và cải thiện tình trạng tắc tia sữa.

1.1. Vắt/hút sữa giảm tắc tia sữa

Vắt/hút sữa là cách dùng tác động lực để đẩy cặn sữa và sữa thừa ra khỏi vị trí tắc sữa. Các ống dẫn không bị cặn sữa bít kín. Sữa mẹ được di chuyển dễ dàng. Mẹ không còn cảm giác căng tức ngực nữa.

Hút sữa giúp mẹ giảm tắc sữa hiệu quả
Hút sữa giúp mẹ giảm tắc sữa hiệu quả

1.1.1. Cách thực hiện:

Mẹ rửa tay sạch sẽ, ngồi thẳng lưng thoải mái và thực hiện vắt sữa bằng tay theo các bước:

  • Một tay mẹ đỡ và ôm lấy bầu ngực, ngón tay cái ở phía trên đầu ti, các ngón khác nằm đối diện với ngón tay cái.Tay còn lại cầm bình sữa để đựng sữa vắt được.
  • Ấn nhẹ các đầu ngón tay và vuốt xuôi xuống để đẩy sữa từ ngực mẹ vào bình sữa.

Chỉnh lực ấn các ngón tay để ngực mẹ không cảm thấy đau.

  • Nới lỏng tay và lặp lại các thao tác trên. Di chuyển bàn tay xung quanh bầu ngực để tiếp cận được hết các nang sữa.
  • Khi sữa chảy chậm lại, sau khoảng 3 – 5 phút, mẹ đổi bên ngực và thực hiện tương tự như các bước trên.
  • Vắt sữa luân phiên hai bên ngực trong khoảng 20 -30 phút.

Ban đầu, mẹ chưa quen, vắt sữa sẽ hơi khó khăn một chút. Nhưng chắc chắn, sau 2 – 3 lần thực hiện, mẹ sẽ thành thạo ngay thôi.

Mẹo nhỏ cho mẹ: Máy hút sữa là “trợ lý” tuyệt vời trong việc vắt sữa giảm tắc tia sữa. Mẹ tham khảo bài viết: Hút sữa đúng cách để hiểu thêm về cách sử dụng máy hút sữa mẹ nhé!

1.1.2. Một số lưu ý cho mẹ khi vắt sữa và bảo quản sữa sau khi vắt:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi vắt sữa.
  • Vệ sinh ti mẹ bằng khăn khô đa năng ẩm để tránh lây nhiễm mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn vào sữa
  • Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng sữa vắt trong vòng không quá 3 ngày.
  • Làm ấm sữa trước khi sử dụng cho bé bằng các nhúng bình sữa vào nước ấm 40 độ C.
Bảo quản sữa trong tủ lạnh để giữ chất dinh dưỡng trong sữa cho bé.
Bảo quản sữa trong tủ lạnh để giữ chất dinh dưỡng trong sữa cho bé.

1.2. Chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp tác động nhiệt độ ấm khoảng 40 độ C lên bầu ngực mẹ. Tương tự như việc đun chảy dầu ăn hay mỡ động vật; các cục sữa đông sẽ tan thành dạng lỏng, không còn chặn đường di chuyển của sữa mẹ nữa.

1.2.1. Cách thực hiện:

Chườm nóng sử dụng nước ấm 40 độ C. Ở nhiệt độ này, mẹ sẽ không sợ bị đau rát, kích ứng hay bỏng da. Mẹ thực hiện chườm ấm theo các bước:

  • Pha nước ấm 40 độ C: Mẹ sử dụng nhiệt kế hoặc pha nước ấm theo tỉ lệ 1 nước sôi: 3 nước thường.
  • Dùng khăn nhúng và nước ấm đã chuẩn bị sau đó vắt bớt nước. Hoặc đổ nước ấm vào chai nước/ túi chườm. Cách này sạch sẽ hơn, không làm mẹ bị ướt quần áo.
  • Đặt khăn hoặc túi chườm lên mặt trên của ngực.
  • Chườm nóng trong khoảng 20 phút.

1.2.2. Một số lưu ý khi chườm nóng chữa tắc tia sữa:

  • Đảm bảo nhiệt độ nước 40 độ C. Trong quá trình chườm, nếu mẹ thấy nóng rát thì cần pha lại nước chườm với nhiệt độ thấp hơn, sử dụng ít nước sôi hơn.
  • Chườm nóng trong khoảng 20 phút, chườm lâu hơn làm da tấy đỏ, tăng khả năng kích ứng.
Chườm nóng sử dụng nước ấm 40 độ C.
Chườm nóng sử dụng nước ấm 40 độ C.

1.3. Massage ngực chữa tắc tia sữa

Massage làm mềm, thư giãn cơ ngực và đẩy các các sữa vón ra khỏi vị trí tắc tia sữa. Từ đó, mẹ không còn cảm thấy căng tức bầu ngực; dòng sữa được lưu thông và di chuyển dễ dàng ra ngoài khi bé bú mẹ.

1.3.1. Cách thực hiện

Massage bầu ngực bất kỳ lúc nào theo chiều sữa chảy, hướng về phía đầu ti. Có nhiều cách massage chữa tắc tia sữa khác nhau. Trong đó, mẹ thực hiện massage mỗi bên ngực theo cách đơn giản như như sau.

  • Dùng bàn tay xoa bóp cả bầu ngực hoặc xoay bầu ngực theo hình tròn.
  • Dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa kéo đầu núm ti ra ngoài. Việc này tạo cảm giác tương tự bé đang bú mẹ, kích thích phản xạ tăng tiết sữa.
  • Mỗi thao tác thực hiện trong vòng 30 giây, luân phiên 2 thao tác trong vòng 5 phút.

1.3.2. Một số lưu ý khi mẹ massage ngực chữa tắc tia sữa:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi massage ngực
  • Dùng lực vừa phải, không làm đau ngực mẹ.
  • Massage ngực trong khoảng 10 phút. Nếu massage quá lâu, ngực liên tục bị tác động dẫn tới nhão, chảy xệ.
Massage ngực làm cơ ngực được thư giãn, thúc đẩy lưu thông dòng chảy sữa.
Massage ngực làm cơ ngực được thư giãn, thúc đẩy lưu thông dòng chảy sữa.

1.4. Sử dụng viên uống lợi sữa

Viên uống lợi sữa giúp sữa mẹ về đều hơn và làm tăng chất lượng nguồn sữa: Sữa dinh dưỡng hơn, thơm ngon hơn, giảm khả năng kết dính, giảm đông vón sữa thành cục gây tắc tia sữa.

Mẹ yên tâm vì đây là sản phẩm có thành phần lành tính, thiên nhiên, hoàn toàn an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ cho con bú.

1.4.1. Cách thực hiện

Mẹ sử dụng viên uống lợi sữa theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì của từng loại mẹ nhé! Các sản phẩm lợi sữa giảm thông tắc tia sữa để mẹ tham khảo như:

  • Viên uống lợi sữa Motherlove More milk special blend
  • Viên uống lợi sữa Mabio.
  • Viên uống Ích mẫu lợi nhi.
  • Viên uống lợi sữa Pigeon.
  • Viên uống lợi sữa New ForMilk LH.

1.4.2. Một số lưu ý khi mẹ sử dụng viên uống lợi sữa chữa tắc tia sữa:

  • Chỉ sử dụng viên uống lợi sữa trong trường hợp  tắc tia sữa nhẹ, không sốt, sờ nắn bầu ngực không thấy cục sữa đông cứng. Trong trường hợp tắc tia sữa nặng, thuốc lợi sữa làm sữa về nhiều hơn, tạo nhiều áp lực lên tuyến dẫn sữa, làm nặng hơn tình trạng tắc tia sữa.
  • Sử dụng viên uống đúng liều, đúng thời điểm theo hướng dẫn sử dụng.
  • Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ, mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Viên uống lợi sữa chữa tắc tia sữa trong trường hợp tắc tia sữa nhẹ
Viên uống lợi sữa chữa tắc tia sữa trong trường hợp tắc tia sữa nhẹ

1.5. Sử dụng cao dán

Cao dán là cách thông tắc tia sữa; đánh tan, làm mềm các cục sữa đông trong thời gian ngắn. Miếng cao dán thường có thành phần thảo dược thiên nhiên, êm ái trên da, không mùi, không gây ảnh hưởng sức khỏe của bé.

1.5.1. Cách thực hiện:

Trước khi sử dụng cao dán, mẹ làm sạch bề mặt da ngực; sau đó sử dụng miếng cao dán theo các bước:

  • Bóc miếng cao dán và dán trực tiếp lên phần có cục cứng, chỗ sưng đau nhất trên bầu ngực.
  • Giữ miếng dán trên ngực đến khi ngực mẹ hết sưng đau, tối đa trong vòng 1 tiếng.
  • Sử dụng miếng dán khác vào ngày hôm sau nếu mẹ vẫn còn cảm thấy căng tức ngực.

1.5.2. Một số lưu ý khi mẹ sử dụng cao dán chữa tắc tia sữa:

  • Lựa chọn sản phẩm có uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
  • Không dùng chung cao dán với các loại thuốc khác trừ khi được sự cho phép của bác sĩ.
  • Không sử dụng quá 3 ngày khi thấy ngực vẫn căng tức, nóng rát. Lúc này, mẹ nên đi khám để được hướng dẫn chăm sóc tốt nhất!
Cao dán ngực chữa tắc tia sữa
Cao dán ngực chữa tắc tia sữa

2. Thời điểm thích hợp để chữa tắc tia sữa không đau.

5 cách chữa tia sữa không đau kể trên chỉ phù hợp với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ chưa quá 3 ngày. Trong các trường hợp tắc tia sữa nặng, mẹ cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tốt nhất:

  • Tắc tia sữa quá 3 ngày. Ngực mẹ vẫn căng tức, đau nhức, sữa ra ít dù đã áp dụng các biện pháp kể trên.
  • Sốt trên 38.5 độ C
  • Mất sữa hoàn toàn.
  • Sờ nắn bầu ngực thấy rõ cục sữa đông cứng.

Mẹ tắc tia sữa thường hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên chủ động phòng tránh để quá trình chăm con bằng sữa mẹ không bị ngắt quãng mẹ nhé!

Mẹ chỉ áp dụng các biện pháp tại nhà trong 3 ngày đầu tắc tia sữa. 
Mẹ chỉ áp dụng các biện pháp tại nhà trong 3 ngày đầu tắc tia sữa. 

3. Biện pháp phòng tránh tắc tia sữa

Tắc tia sữa tái phát nhiều lần cản trở mẹ trong việc cho con bú. Bé không được bú sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé. Để hạn chế điều này, mẹ làm theo những gợi ý sau đây:

  • Cho bé bú sữa mẹ hoặc vắt sữa mẹ hàng ngày: Khi bé bú sữa hay khi mẹ vắt sữa; sữa trong ngực mẹ được chuyển động và thay mới liên tục. Chúng không kịp đông vón, ứ đọng trong tia sữa, gây tắc tia sữa và gây đau cho mẹ.
  • Không để bầu ngực dư thừa sữa: Dư thừa sữa làm các ống dẫn sữa phải chịu nhiều áp lực, căng phồng, chèn ép lên nhau dễ dẫn tới tắc tia sữa.

Nếu thấy sữa mẹ dư thừa với những biểu hiện như: ngực căng, nặng, sữa tự chảy ra ngoài làm ướt áo mẹ; mẹ sử dụng máy hút sữa để đẩy sữa thừa ra khỏi bầu ngực. Phần sữa thừa này mẹ bỏ đi hoặc đem bảo quản tủ lạnh và sử dụng cho bé vào những lần ăn tiếp theo.

  • Giữ núm ti và bầu ngực khô ráo sạch sẽ: Những vùng da này thường ẩm ướt do chảy sữa, do mồ hôi, nước bọt của bé hay cặn sữa đọng sau mỗi lần cho bé bú. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, tấn công và làm tắc tia sữa. Vì thế, sau mỗi lần cho con bú, mẹ lưu ý dùng khăn khô đa năng ẩm lau sạch bầu ngực, đặc biệt là đầu núm ti  mẹ nhé!
  • Sử dụng áo ngực rộng rãi, thoải mái: Trang phục thoải mái không tạo áp lực lên ngực và các ống dẫn sữa. Dòng chảy sữa được lưu thông mượt mà hơn.

Chữa tắc tia sữa không đau là biện pháp làm tan các cục sữa đông vón cục, “thủ phạm” chính cản trở sữa di chuyển trong bầu ngực mẹ. Các biện pháp này chỉ hiệu quả đối với các trường hợp tắc tia sữa mới chớm từ 1 – 3 ngày. Nếu quá 3 ngày, mẹ cần đi khám bác sĩ nhanh chóng mẹ nhé!

Mẹ muốn tìm địa chỉ chữa tắc tia sữa tại nhà Hà Nội nhưng không biết đơn vị nào uy tín, được nhiều mẹ tin tưởng? Bài viết này sẽ gợi ý 5 địa chỉ tốt nhất để mẹ tham khảo, mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé! 

1. Dịch vụ chữa tắc sữa tại Home Care, Hà Nội

Home Care là trung tâm chăm sóc mẹ và bé sau sinh, bao gồm nhiều dịch vụ như: Chữa tắc sữa tại nhà, tắm bé, massage giảm eo sau sinh cho mẹ, massage cân bằng khí huyết,… Hơn 13 năm thành lập và phát triển, tới nay, Home Care trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu, được các mẹ bỉm đánh giá cao.

Trung tâm chăm sóc mẹ và bé sau sinh Home Care là địa chỉ chữa tắc sữa uy tín cho mẹ và bé
Trung tâm chăm sóc mẹ và bé sau sinh Home Care là địa chỉ chữa tắc sữa uy tín cho mẹ và bé

Thông tin về Home Care:

Với dịch vụ chữa tắc sữa tại nhà, Home Care sử dụng phương pháp chiếu tia hồng ngoại với liệu trình từ 2 – 3 buổi tùy vào tình trạng của mẹ.

Giá dịch vụ:

  • Từ 8 – 18h: 337.000 đồng/buổi.
  • Sau 18h: 500.000/buổi
Chi tiết về bảng giá dịch vụ chữa tắc sữa tại nhà của Home Care
Chi tiết về bảng giá dịch vụ chữa tắc sữa tại nhà của Home Care

Với mỗi buổi chữa tắc sữa, Home Care đều thực hiện quy trình 3 bước như sau:

  • Bước 1: Chiếu đèn hồng ngoại làm mềm các nang sữa.
  • Bước 2: Dùng tinh dầu dừa để massage bầu ngực nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Xoa nhẹ đầu ti để đẩy sữa ra ngoài.

Chi tiết về dịch vụ chữa tắc sữa của Home Care để mẹ hiểu hơn đây ạ!

Nguồn: Home Care

Theo đánh giá từ các mẹ, Home Care có điểm cộng là chữa tắc sữa hiệu quả, dịch vụ chu đáo. Nhiều mẹ vừa sử dụng dịch vụ chữa tắc sữa, vừa thuê Home Care massage để thư giãn, giảm áp lực sau sinh luôn. Tuy nhiên, chất lượng đi cùng với giá tiền. Giá ở đây khá cao, so với một số bệnh viện công còn cao gần gấp đôi, với địa chỉ chữa tắc sữa tại nhà khác cũng nhỉnh hơn. Mẹ cân nhắc xem có phù hợp với mình không mẹ nhé!

2. Dịch vụ chữa tắc sữa tại nhà của Evacare, Hà Nội

Tương tự Home Care, Evacare cũng là trung tâm chuyên chăm sóc cho mẹ bà bé sau sinh tại Hà Nội. Ngoài dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, Evacare còn có nhiều dịch vụ khác như: Tắm bé, massage giảm mỡ bụng, massage thư giãn cho mẹ,… Đơn vị này cũng có hơn 11 phát triển, rất uy tín nên mẹ hoàn toàn yên tâm nhé!

Dịch vụ thông tắc sữa tại nhà của Evacare uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều mẹ tin dùng
Dịch vụ thông tắc sữa tại nhà của Evacare uy tín, chuyên nghiệp, được nhiều mẹ tin dùng

Thông tin liên hệ:

Với dịch vụ chữa tắc sữa tại nhà, Evacare sử dụng phương pháp chiếu tia hồng ngoại kết hợp thông tia sữa bằng máy hút. Liệu trình với liệu trình từ 1 – 3 buổi tùy vào tình trạng của mẹ.

Giá dịch vụ: 400.000 đ/buổi đối với khu vực nội thành Hà Nội. Nếu mẹ ở ngoại thành Hà Nội sẽ phát sinh phí đi lại tùy từng địa chỉ.

Dưới đây là quy trình thông tắc tia sữa tại nhà của Evacare:

  • Bước 1: Kiểm tra vùng ngực, thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa và tư vấn giải pháp xử lý.
  • Bước 2: Vệ sinh ngực, làm sạch đầu ti
  • Bước 3: Chiếu tia hồng ngoại làm tan cục cương.
  • Bước 4: Dùng máy massage cầm tay massage thông tắc sữa tại nhà
  • Bước 5: Dùng máy hút sữa, đưa sữa ứ đọng ra ngoài.
  • Bước 6: Dùng dụng cụ kích sữa, tạo nhiều tia sữa, kích thích tuyến sữa phát triển

Chi tiết mẹ tham khảo video dưới đây!

Theo đánh giá từ các mẹ, giá dịch vụ ở đây có cao hơn so với một số đơn vị khác, nhưng hiệu quả tốt hơn, thời gian khỏi nhanh hơn. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng ở đây có nhiều năm kinh nghiệm, đã từng công tác ở những đơn vị uy tín như Bệnh viện PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG, SẢN HÀ NỘI, SẢN BẠCH MAI, VINMEC, VIỆT PHÁP… nên mẹ yên tâm sử dụng.

Một ưu điểm nữa của Evacare, đó là, nếu mẹ sử dụng dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà kết hợp massage thư giãn hoặc dịch vụ tắm bé, Evacare sẽ giảm giá 50% cho dịch vụ chữa tắc tia sữa của mẹ. Đây cũng là một điểm cộng, mẹ cân nhắc lựa chọn mẹ nhé!

3. Tắm bé Hà Nội

Tắm bé Hà Nội được thành lập từ năm 2010, là trung tâm chuyên các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé với các dịch vụ đa dạng như: Chữa tắc sữa tại nhà, tắm bé sơ sinh, massage cho mẹ và bé,  cắt chỉ y tế, thay băng, gạc và tiêm thuốc…

Dịch vụ thông tắc sữa tại nhà của Tắm bé Hà Nội được đánh giá là uy tín, giá phải chăng
Dịch vụ thông tắc sữa tại nhà của Tắm bé Hà Nội được đánh giá là uy tín, giá phải chăng

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Cơ sở 1:43 văn quán – Hà Đông – Hà Nội
    • Cơ sở 2: P3407 – D Vinaconex 2 – Kim văn Kim Lũ – Hoàng Mai – Hà Nội
    • Cơ sở 3: 40 – 42 Nghĩa Dũng-Ba Đình – Hà Nội

Với dịch vụ chữa tắc sữa tại nhà, Tắm bé Hà Nội sử dụng phương pháp vật lý trị liệu bằng máy siêu tần, chiếu tia hồng ngoại bước sóng ngắn. Giá 1 buổi điều trị 250.000đ – 300.000 – 350.000 đ/buổi tùy theo mức độ của mẹ.

Các bác sĩ của Tắm bé Hà Nội sẽ làm các bước thông tắc tia sữa cho mẹ như sau:

  • Bước 1: Kích thích bằng máy, chiếu tia tan những phần sữa tắc sau đó hút bằng máy tránh gây đau đớn.
  • Bước 2: Sử dụng kem chuyên dụng hỗ trợ giảm đau rát đầu ti, nứt cổ gà giúp bé có thể bú được luôn mà không làm mẹ đau đớn.
  • Bước 3: Máy hút giúp đưa sữa ứ đọng ra ngoài, giúp vùng bị tắc giảm đau và giảm sưng. Sau đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn để mẹ không còn bị tắc tia trở lại.

Với quy trình này, mẹ sẽ ổn định sau 1 – 2 buổi điều trị.

Giá 1 buổi chữa tắc sữa tại Tắm bé Hà Nội có giá từ 249.000đ/buổi.
Giá 1 buổi chữa tắc sữa tại Tắm bé Hà Nội có giá từ 249.000đ/buổi.

Theo đánh giá từ các mẹ, ưu điểm của Tắm bé Hà Nội so với 2 trung tâm ở trên là giá phải chăng hơn, còn xét về độ uy tín và chất lượng dịch vụ thì không có nhiều khác biệt.

4. Dịch vụ chữa tắc sữa tại nhà của Bluecare, Hà Nội

Bluecare là nền tảng di động thông minh, chăm sóc y tế và sức khỏe toàn diện TẠI NHÀ cho mọi đối tượng, bao gồm cả mẹ và bé. Các dịch vụ cho mẹ và bé ở Bluecare bao gồm: Chữa tắc sữa tại nhà, chăm sóc, massage mẹ bầu tại nhà, tiêm chủng, chiếu đèn vàng da cho bé tại nhà,… Dù chỉ mới thành lập được hơn 3 năm nhưng dịch vụ ở đây rất chuyên nghiệp, được đánh giá cao.

Bluecare được đánh giá cao bởi sự chuyên nghiệp trong chữa tắc tia sữa tại nhà
Bluecare được đánh giá cao bởi sự chuyên nghiệp trong chữa tắc tia sữa tại nhà

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Lotus Building, Số 2 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 098 576 8181
  • Fanpage: BLUE CARE
  • Website: https://bluecare.vn/

Mẹ có thể gọi điện trực tiếp hoặc đăng ký nhận tư vấn trên kênh website hoặc Fanpage của BlueCare. Sau khi đăng ký lịch khám và điều trị, mẹ sẽ nhận được liệu trình chữa tắc tia sữa bằng phương pháp vật lý trị liệu tại nhà với quy trình sau:

  • Bước 1: Kiểm tra vùng ngực, thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa và tư vấn giải pháp xử lý
  • Bước 2: Vệ sinh ngực, làm sạch đầu ti. Mát xa nhẹ xung quanh ngực với khăn ấm.
  • Bước 3: Chiếu tia hồng ngoại làm tan cục cương.
  • Bước 4: Dùng máy massage cầm tay massage thông tắc.
  • Bước 5: Dùng máy hút sữa, đưa sữa ứ đọng ra ngoài.
  • Bước 6: Dùng dụng cụ kích sữa, tạo nhiều tia sữa, kích thích tuyến sữa phát triển. Dặn dò bệnh nhân cách cho con bú, hướng dẫn bệnh nhân phòng tránh tắc tia sữa.

Với quy trình này, mẹ sẽ khỏi sau 1 – 2 buổi điều trị. Bluecare không công khai giá khám trên website, nhưng theo review từ các mẹ thì giá giao động từ 300.000đ – 500.000đ/buổi tùy vào bác sĩ khám và tình trạng của mẹ.

Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà của Bluecare.
Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà của Bluecare.

Ưu điểm của Bluecare là có hệ thống đặt lịch nhanh chóng, dễ dàng. Mẹ có thể đặt lịch qua hotline, website, Fanpage và thậm chí có thể tải app trên di động để thuận tiện lựa chọn dịch vụ chăm sóc bản thân, bé và cả gia đình đó ạ!

5. Mother’s Milk chữa tắc sữa tại nhà ở Hà Nội

Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý trị liệu tuyến sữa, Mother’s milk là một trong những cái nôi đầu tiên đưa công nghệ thông tắc sữa hiện đại vào Việt Nam, thay cho việc nắn bóp truyền thống gây đau đớn. Ngoài dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, Mother’s Milk còn có nhiều dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh như: Massage ngực, kích sữa,…

Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại Hà Nội của Mother’ Milk được đánh giá cao
Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại Hà Nội của Mother’ Milk được đánh giá cao

Thông tin liên hệ:

Với dịch vụ chữa tắc sữa, Mother’s Milk sử dụng cộng nghệ hút sữa hiện đại để đẩy toàn bộ sữa ứ đọng trong bầu ngực mẹ ra ngoài. Giá là 250.000đ/buổi với dịch vụ thông tắc sữa cơ bản và 400.000đ/buổi trị liệu khẩn cấp với bác sĩ tay nghề cao.

Quy trình thông tắc tia sữa tại Mother’s Milk như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn liệu trình phù hợp
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng bầu ngực để thực hiện thông tắc ở các bước sau
  • Bước 3: Hút sữa nhẹ nhàng bằng máy (đảm bảo không đau, không sưng, không chảy máu)
  • Bước 4: Sử dụng kem chuyên dụng chống đau rát đầu ti, bé có thể bú ngay sau liệu trình.
  • Bước 5: Vệ sinh lại bầu ngực sạch sẽ. Hướng dẫn mẹ cách ăn uống, tự hút sữa và massage để tránh tình trạng tắc tia sữa tái phát.

Với liệu trình này, sau 1 – 3 buổi mẹ sẽ hết tắc sữa.

Mother’s Milk được các mẹ đánh giá cao nhất ở việc hỗ trợ nhanh chóng, 24/24. Dù mẹ gọi điện lúc nửa đêm hay sáng sớm, trung tâm cũng sắp xếp đến thăm khám sau khoảng 1 – 2 tiếng, mẹ không cần chờ đợi lâu. Mẹ cân nhắc xem có phù hợp với nhu cầu của mình không mẹ nhé!

Lưu ý quan trọng cho mẹ: 5 địa chỉ ở trên phải là bệnh viện, phòng khám mà chỉ là Spa, trung tâm. Nếu mẹ bị tắc sữa nặng như áp xe vú, viêm vú (với dấu hiệu sốt trên 38.5 độ, sưng nóng đỏ bầu ngực, đau buốt), mẹ nên đến bệnh viện, đảm bảo cơ sở vật chất và Bác sĩ tay nghề cao thăm khám mẹ nhé.

Trên đây là 5 trung tâm chữa tắc tia sữa tại nhà Hà Nội chuyên nghiệp, uy tín cho mẹ. Hi vọng mẹ có thể chọn được địa chỉ phù hợp với mong muốn của mình. Mẹ tham khảo thêm phương pháp chữa tắc sữa không đau tại nhà để giảm triệu chứng khó chịu do tắc sữa mẹ nhé!

Gần đây một số mẹ bỉm sửa tung hô sử dụng đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa đơn giản mà rất hiệu quả. Tuy nhiên, để có được hiệu quả tuyệt đối và đảm bảo an toàn, mẹ cần tới cơ sở y tế và thực hiện theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ nhé! Mẹ tham khảo thêm bài viết cách chiếu đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa để nắm rõ hơn về cơ chế hoạt động của đèn hồng ngoại trong điều trị tắc tia sữa nhé!

1. Tác dụng đèn hồng ngoại trong chữa tắc tia sữa

Một trong những phương pháp điều trị tắc sữa được mẹ bỉm tin dùng hiện nay là phương pháp sử dụng đèn hồng ngoại. Đặc biệt, phương pháp chiếu đèn hồng ngoại sau sinh này thường được nhiều bệnh viện, trung tâm cung cấp dịch vụ thông tắc tia sữa áp dụng.

Phương pháp đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa được các bệnh viện, cơ sở y tế cung cấp
Phương pháp dùng đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa sau sinh được các bệnh viện, cơ sở y tế cung cấp

Cơ chế hoạt động của đèn hồng ngoại là làm giãn nở các đường ống sữa khi chiếu vào bầu ngực. Từ đó sữa trong nang sữa dễ dàng được lưu thông hơn. Bên cạnh chiếu đèn, một số bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ kết hợp dùng tay massage bầu ngực với mục đích để sữa chảy ra hết và không bị tắc.

2. Các bước thực hiện chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại

Phương pháp chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại chỉ được thực hiện ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín như phòng khám chuyên khoa. Mẹ không được tự ý áp dụng tại nhà vì tia hồng ngoại có khả năng gây nguy hiểm nếu mẹ sử dụng sai cách (bỏng vùng da mắt, thậm chí dẫn đến hoại tử, hoặc đục thuỷ tinh thể,…)

Sử dụng đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa mẹ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa mẹ cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

Đặc điểm của phương pháp chữa chiếu đèn hồng ngoại tắc tia sữa là sử dụng loại đèn lưu động. Đây là loại đèn có 3 bóng với công tắc bật tắt riêng rẽ, công suất sử dụng lên tới 250w/bóng và có thể xoay được mọi hướng. Đèn hồng ngoại có tính năng cài đặt giờ và tự tắt khi hết thời gian.

Tùy theo tình trạng, mức độ tắc tia sữa của từng mẹ mà mỗi lần điều trị với đèn hồng ngoại sẽ mất khoảng 10 – 45 phút.

3. Chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại bao lâu có hiệu quả?

Thông thường, một lộ trình tiêu chuẩn khi áp dụng phương pháp chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại là 5 lần. Tuy nhiên, sau 3 – 4 buổi, nếu tình trạng mẹ đã đỡ hơn, mẹ có thể được dừng quá trình điều trị theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Sau 5 lần trị liệu mà mẹ chưa khỏi hoặc thậm chí tình trạng trở nặng hơn thành áp xe vú kèm theo các triệu chứng như sốt kéo dài, bầu ngực nóng, bỏng rát,… bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định khác phù hợp với tình trạng của từng mẹ ví dụ như: chích áp xe vú, dùng kháng sinh,…

Mẹ nên tới viện để thực hiện trị liệu bằng đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa để đảm bảo an toàn
Mẹ nên tới viện để thực hiện trị liệu bằng đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa để đảm bảo an toàn

Mẹ tham khảo thêm những bệnh viện uy tín cung cấp dịch vụ chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại trong bài viết sau để lựa chọn bệnh viện phù hợp nhé ạ!

Lưu ý cho mẹ: Đây là phương pháp chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế, mẹ tuyệt đối không tự sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà, tránh gây nguy hiểm cho da, đặc biệt là các vùng nhạy cảm như mắt, cổ,…

4. Ưu/nhược điểm của cách chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại

Với bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có ưu/nhược điểm và cách thông tin tia sữa bằng đèn hồng ngoại này này cũng vậy, mẹ hãy cùng tìm hiểu chúng là gì ngay dưới đây.

4.1. Ưu điểm

Điểm qua những lý do mà phương pháp chiếu đèn hồng ngoại sau sinh này rất hot trong cộng đồng mẹ bỉm sữa những ngày nay:

  • Được chính những chuyên gia, bác sĩ điều trị: Khi sử dụng phương pháp này, mẹ cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Tại đây mẹ được khám và tư vấn về tình trạng tắc sữa của mình để có lộ trình chữa tắc tia sữa an toàn và phù hợp. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về tính khoa học của phương pháp này nhé.
Mẹ được các bác sĩ trực tiếp khám và tư vấn trước khi điều trị
Mẹ được các bác sĩ trực tiếp khám và tư vấn trước khi điều trị tắc tia sữa
  • Tính hiệu quả tương đối cao: Sử dụng tia hồng ngoại trong việc chữa tắc tia sữa là một bước đột phá mới trong công nghệ y học hiện đại. Không chỉ áp dụng trong việc chữa khỏi hoàn toàn tắc tia sữa mà còn được ứng dụng trong chương trình trị liệu của nhiều những bệnh lý khác. Vì vậy, nếu mẹ có tình trạng tắc sữa nhẹ, phương pháp chiếu đèn hồng ngoại chữa dứt điểm được tắc sữa cho mẹ đó ạ.
  • Không cần kết hợp nhiều phương pháp khác: Khi điều trị bằng đèn hồng ngoại, hiệu quả sẽ được thể hiện rõ rệt. Mẹ không cần phải tìm đến những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng về hiệu quả và mức độ an toàn nữa mẹ nhé!
  • Tuần hoàn máu tốt hơn: Tia hồng ngoại có đặc tính làm nóng da tại chỗ, giúp mạch máu giãn ra, làm tăng lượng máu cục bộ. Từ đó quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi, tốt cho sức khỏe.

4.2. Nhược điểm

Bên cạnh đó, cũng phải kể để những rủi ro và bất cập khi sử dụng máy hồng ngoại thông tắc tia sữa như:

  • Nguy cơ từ những cơ sở không uy tín: Do chỉ có bệnh viện và cơ sở y tế mới cung cấp dịch vụ này. Nếu như mẹ không chọn lựa cơ sở thăm khám uy tín rất dễ gặp rủi ro khi thực hiện chiếu đèn hồng ngoại. Vùng da bị chiếu đèn có thể bị ảnh hưởng nếu chiếu đèn sai cách. Hiện tượng thường gặp nhất là mẹ bị bỏng da do cường độ tia chiếu quá cao, hoặc đèn chiếu quá gần. Những bộ phận dễ bị tổn thương như mắt cũng sẽ bị đau, ảnh hưởng tới thị lực nếu như tiếp xúc trực tiếp với ánh đèn này.
  • Chi phí thực hiện khoảng 200.000 VNĐ cho 1 lần điều trị: Đây mặc dù không phải là con số quá lớn nhưng mỗi đợt điều trị sẽ kéo dài tới 5 lần, so với các phương pháp khác thì cách chữa trị này sẽ tốn của mẹ một khoản chi nhất định đó.
Phương pháp này cũng có những nhược điểm khiến mẹ cân nhắc
Phương pháp này cũng có những nhược điểm khiến mẹ cân nhắc

5. Lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng đèn hồng ngoại

Khi đã quyết định sử dụng cách điều trị chữa tắc sữa này, mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Trong quá trình chiếu đèn hồng ngoại, mẹ đảm bảo mắt được che bằng bông gòn nhúng nước hoặc giấy trắng để bảo vệ nhãn quan. Tia hồng ngoại chiếu trực tiếp vào mắt sẽ gây tổn thương nặng nề, thị lực của mẹ sẽ giảm đáng kể.
  • Mẹ cần cân nhắc và lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo dịch vụ mình được nhận an toàn và hiệu quả nhất nhé!
  • Nếu mẹ bị tắc sữa đã lâu hoặc đi kèm với những biểu hiện nặng như sốt cao, mưng mủ hoặc căng cứng, sưng nhức, mẹ cần đến các bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám chuyên sâu. Nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn tới hoại tử, viêm vú, áp xe vú rất nguy hiểm đó mẹ.
Mẹ nên đến bệnh viện để được khám chuyên sâu nếu như tình trạng trở nặng
Mẹ nên đến bệnh viện để được khám chuyên sâu nếu như tình trạng trở nặng

Như vậy, bên cạnh những ưu điểm về tiến bộ khoa học hay tính hiệu quả của phương pháp đèn hồng ngoại chữa tắc tia sữa, vẫn đi kèm với những rủi ro nhất định nếu mẹ tự ý chiếu đèn mà không theo chỉ định của bác sĩ. Vì thế mẹ cần thăm khám và sử dụng phương pháp tại bệnh viện, phòng khám và theo hướng dẫn của bác sĩ mẹ nhé!

Mẹ tham khảo: 

Chữa tắc tia sữa bằng đu đủ xanh có thực sự hiệu quả không?

Gợi ý 5 đơn vị chữa tắc tia sữa tại Hà Nội uy tín nhất cho mẹ

Chữa tắc tia sữa không đau đơn giản và an toàn

Cháo dinh dưỡng là lựa chọn tốt cho bé 2 tuổi. Với đặc tính mềm, dễ ăn, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé. Góc của mẹ sẽ bật mí 7 cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi dưới đây, mẹ có thể đổi món thường xuyên để bé không nhanh ngán nhé!

1. Cách chọn nguyên liệu nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Trước khi tìm cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi, mẹ cần chú ý bước chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Nguyên liệu tươi ngon không chỉ quyết định hương vị món cháo mà còn đảm bảo dinh dưỡng cung cấp cho bé. 

Nguyên liệu nấu cháo cho bé 2 tuổi cũng cần chứa nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn nên mẹ chú ý bổ sung đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Nguyên liệu nấu cháo cho bé 2 tuổi
Nguyên liệu nấu cháo cho bé 2 tuổi
  • Thịt: Mẹ có thể nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ các loại thịt động vật như thịt lợn, thịt bò, thịt gà… mỗi bữa bé có thể ăn 15g thịt các loại. 
  • Hải sản:  Bé 2 tuổi cũng ăn được hải sản như tôm, cua, cá… mẹ nên để ý xem bé có bị dị ứng không nhé! Một số hải sản vỏ cứng như sò, ốc, hàu, trai… có thể gây dị ứng cho bé.
  • Rau củ và trái cây: Mẹ nên chọn lá những loại rau lá màu xanh thẫm như rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải, xà lách… để nấu cháo cho bé. Một số loại rau và trái cây khác như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…cũng có thể chế biến cháo rất bổ dưỡng. 

Lưu ý: Khi nấu cháo bằng một số loại rau củ có thể gây dị ứng như lạc (đậu phộng), lúa mì, lúa mạch, đậu nành, bắp… mẹ nên cho bé ăn lượng nhỏ và chú ý xem bé có nổi mẩn đỏ không nhé!

Tham khảo thêm:

Thực phẩm ăn dặm cho bé: Bảng thực phẩm chuẩn nhất

5 quy tắc ăn dặm – Bí kíp vàng trong làng chăm con

2. 7 Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi 

Nấu cháo dinh dưỡng không hề khó chút nào, mẹ chỉ cần làm theo 7 cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi dưới đây là có ngay bữa ăn ngon chuẩn đầu bếp cho bé. 

2.1. Cách nấu cháo gạo

Nấu cháo gạo cho bé 2 tuổi
Nấu cháo gạo cho bé 2 tuổi

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo tẻ + gạo nếp: Nửa bát ăn cơm
  • Cá lóc: 1 khúc
  • Hành tím, hành lá
  • Gừng: 1 miếng nhỏ
  • Bí đỏ (cắt hạt lựu nhỏ): Khoảng 2 thìa cơm 
  • Dầu ăn cho bé
  • Nước mắm ngon.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cá lóc rửa sạch, cho vào xửng hấp hoặc hấp cách thủy cùng với một lát gừng nhỏ. Gừng có công dụng làm giảm độ tanh của cá để bé dễ ăn hơn. 
  • Bước 2: Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, để ráo nước và băm nhỏ. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ. 
  • Bước 3: Vo sạch 2 loại gạo (có thể ngâm 30 phút), cho vào nồi cùng lượng nước gấp 3 lượng gạo và nấu nhừ. Nếu không sử dụng nồi điện, mẹ nên để ý đảo đều cháo trong nồi tránh bị cháy nhé!
  • Bước 4: Cá hấp xong, để nguội rồi tách bỏ xương và da, xé nhỏ thịt cá. Phi thơm hành tím rồi đổ cá và xào đến khi cá săn lại thì tắt bếp. 
  • Bước 5: Khi cháo gần chín nhừ, cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi bí đỏ chín mềm và cháo sánh lại. Tiếp tục cho cá đã xào vào nồi cháo nấu thêm 5 phút thì tắt bếp. Nêm thêm gia vị, nước mắm vừa ăn cùng hành lá là xong. 

2.2. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi với Cua + Bí đỏ

Cách nấu cháo cua cho bé 2 tuổi
Cách nấu cháo cua cho bé 2 tuổi

Nguyên liệu cần có:

  • Gạo: Nửa bát ăn cơm
  • Thịt cua đã hấp chín: 1 thìa ăn cơm đầy vun
  • Bí đỏ cắt hạt lựu thật nhỏ: Khoảng 2 thìa ăn cơm
  • Dầu ăn: 2 thìa cà phê
  • Đầu hành lá đập dập băm nhuyễn: Tùy thích
  • Gia vị: Nước mắm hoặc hạt nêm

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vo sạch gạo (có thể ngâm 30 phút), cho vào nồi cùng lượng nước gấp 3 lượng gạo và nấu nhừ. Nếu không sử dụng nồi điện, mẹ nên để ý đảo đều cháo trong nồi tránh bị cháy.
  • Bước 2: Phi thơm lá rồi cho cua vào đảo nhanh tay trong 2 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Khi cháo gần chín nhừ, cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi bí đỏ chín mềm và cháo sánh lại. Tiếp tục cho cua đã xào vào cháo và đun sôi, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

2.3. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ Sườn + Đậu Hà Lan

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ sườn
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi từ sườn

Nguyên liệu cần có:

  • Cháo: 2/3 bát tô nhỏ (Sử dụng cháo có sẵn hoặc nấu mới)
  • Sườn nạc: 100g (chừng 3-4 miếng)
  • Đậu Hà lan tươi: 10g (1 thìa canh đầy)
  • Dầu ăn: 10g (2 thìa cà phê)
  • Gia vị: Nước mắm, hành lá xắt nhuyễn…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Đậu Hà lan lột bỏ sơ, rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, cắt mỏng, cho lên chảo phi vàng với 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Bước 3: Sườn rửa sạch, cho vào nồi nhỏ, đổ nước qua mặt miếng sườn, hầm mềm trong vòng 30 phút. Sau đó, vớt sườn ra, để nguội rồi gỡ lấy thịt nạc, xé nhỏ.
  • Bước 4: Cho cháo vào nồi, bắc lên bếp, đun cùng với đậu Hà Lan đến khi chín nhừ. Mẹ tiếp tục cho thịt sườn vào đun thêm 5 – 10 phút, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Khi cho bé ăn, mẹ trộn vào cháo thêm 1 muốn cà phê dầu ăn.

2.4. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi với Yến mạch và Táo

Cách nấu cháo cho bé 2 tuổi: Cháo lúa mạch thơm ngon
Cách nấu cháo cho bé 2 tuổi: Cháo lúa mạch thơm ngon

Nguyên liệu cần có:

  • Táo: 1/6 quả
  • Yến mạch: 1 thìa canh
  • Nước lọc: 1 ly (khoảng 200ml)

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Yến mạch rửa sơ rồi ngâm khoảng 10 – 15 phút. Táo rửa sạch, gọt vỏ, cắt hạt lựu.
  • Bước 2: Cho yến mạch và nước vào nồi nấu đến khi yến mạch nở ra. Tiếp tục cho táo vào nồi yến mạch đun đến khi táo mềm là được.
  • Bước 3: Nếu bé chưa sử dụng được thức ăn thô, mẹ có thể cho hỗn hợp yến mạch và táo vào máy xay nhuyễn, mịn là được. Đây là cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi đơn giản nhất, ai cũng có thể làm được.

2.5. Cách nấu cháo thịt gà + nấm rơm

Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi: Cháo thịt gà
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi: Cháo thịt gà

Nguyên liệu cần có:

  • Cháo: ½ – 2/3 bát (tùy theo lượng con ăn)
  • Thịt gà: 30g (2 thìa canh)
  • Nấm rơm: 30g (4-5 tai nấm)
  • Dầu ăn: 10g (2 thìa cà phê)
  • Hành khô và hành lá: Tùy thích
  • Nước: 300ml (gần 1 lon sữa bò)
  • Gia vị: Nước mắm, muối…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Thịt gà rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm rửa sạch, xắt mỏng.
  • Bước 2: Phi thơm hành khô rồi đổ thịt và và nấm vào xào cùng, thêm mắm hoặc muối vừa ăn. Xào đến khi thịt chín mềm thì tắt bếp.
  • Bước 3: Đun sôi cháo, sau đó cho thịt gà và nấm rơm đã xào chín vào cháo, nêm lại gia vị, đun tiếp khoảng 5 phút thì tắt bếp. Khi cho bé ăn, mẹ có thể cho thêm hành lá và 1 thìa dầu ăn để tăng hương vị cho bát cháo.

2.6. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi với Cá & Cà rốt

Cách nấu cháo cá cho bé 2 tuổi
Cách nấu cháo cá cho bé 2 tuổi

Nguyên liệu cần có:

  • Cháo: ½ – 2/3 bát (tùy theo lượng con ăn)
  • Cá chép nạc: 2 thìa ăn cơm
  • Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ: Khoảng 2 thìa ăn cơm
  • Dầu ăn 2 thìa cà phê
  • Hành khô: Tùy thích
  • Gia vị: Nước mắm, muối…

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cá rửa sạch, lọc lấy thịt. Phi thơm hành khô rồi cho cá vào xào chín, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
  • Bước 2: Đun cháo cùng cà rốt cho đến khi cà rốt chín nhừ. Sau đó cho cá đã xào chín và đun sôi thì tắt bếp. Trước khi cho bé ăn, mẹ hãy trộn thêm 1 thìa cà phê dầu ăn vào cháo để bổ sung chất béo cho bé.

2.7. Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi với Lươn + Cà rốt

Cách nấu cháo lươn cho bé 2 tuổi
Cách nấu cháo lươn cho bé 2 tuổi

Nguyên liệu cần có:

  • Cháo: 1/2  – 2/3 bát (tùy theo lượng con ăn)
  • Thịt lươn:  2 thìa ăn cơm
  • Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ: Khoảng 2 thìa ăn cơm
  • Dầu ăn: 2 thìa cà phê
  • Gia vị: Nước mắm hoặc hạt nêm

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Lươn rửa sạch, hấp chín rồi gỡ lấy thịt, xé nhỏ.
  • Bước 2: Đun cháo cùng cà rốt đến khi chín nhừ, cho thêm lươn và đun 1 – 2 phút, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Mẹ tham khảo thêm một số cách nấu cháo cho bé 2 tuổi dưới đây: 

Top các món cháo cho bé ăn dặm giúp bé còi mấy cũng phải tăng cân

Dạy mẹ cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm, giúp bé ăn ngon mỗi ngày

Cháo cá thu cho bé ăn dặm, món ăn bổ dưỡng giúp bé ăn ngon

Cháo cá hồi cho bé ăn dặm – Vừa ngon lại vừa bổ dưỡng

3. Vệ sinh an toàn trước khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Để đảm bảo vệ sinh và phòng tránh ngộ độc, bên cạnh cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Rửa tay trước khi nấu: Trước và sau khi sơ chế thực phẩm, sau khi chạm vào thực phẩm sống, thùng rác, vật nuôi… mẹ cần rửa sạch tay với xà phòng rồi mới bắt đầu nấu cháo nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi. Điều này nhằm ngăn chặn vi khuẩn lây truyền từ tay mẹ vào trong cháo.
  • Rửa sạch dụng cụ nhà bếp trước khi nấu: Tất cả dụng cụ gồm dao, thớt, nồi, chảo, thìa, đũa… trước khi nấu mẹ nên rửa sạch lại với nước ấm để loại bỏ ẩm mốc, vi khuẩn, ngăn không cho chúng xâm nhập vào cháo.
  • Giữ bếp luôn sạch sẽ: Vệ sinh khu vực bếp sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, tránh bụi bẩn từ môi trường rơi vào trong cháo. Nếu sử dụng khăn lau bát đĩa, mẹ nên thay khăn thường xuyên, không nên sử dụng lại nhiều lần.
  • Để riêng thực phẩm sống và chín: Để thực phẩm sống và chín lẫn lộn dễ bị lây nhiễm chéo vi khuẩn cho nhau nên mẹ hãy để riêng 2 loại này nhé. Mẹ nên sử dụng đũa, thìa, dao, thớt… cho đồ chín và đồ sống riêng. 
  • Bảo quản và chuẩn bị thịt sống: Nếu không sử dụng hết nguyên liệu thịt sống để nấu cháo, mẹ hãy bọc kín hoặc cho vào trong hộp bảo quản thực phẩm và lưu trữ trong ngăn đá tủ lạnh. Lưu ý, không để chung các loại thịt với nhau vì dễ nhiễm khuẩn chéo.
Bảo quản các loại thịt riêng biệt, không để lẫn vào nhau khi nấu cháo cho bé 2 tuổi
Bảo quản các loại thịt riêng biệt, không để lẫn vào nhau khi nấu cháo cho bé 2 tuổi

4. Những điểm cần lưu ý khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Với những cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi trên, mẹ cần chú ý một số điều sau đây khi nấu:

  • Ăn cháo ngay trong khoảng 2 giờ sau khi nấu, tránh để lâu hơn.
  • Nếu cháo quá đặc sau khi nấu mẹ có thể chế thêm nước ấm vào đun thêm.
  • Cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổi phải được nêm gia vị nhạt hơn khẩu vị của người lớn, nêm quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận của bé.
  • Nếu mẹ nấu cháo bằng những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, sò, hến, lạc, đậu nành. Mẹ hãy quan sát phản ứng của bé sau khi ăn vài thìa cháo, nếu thấy bé nổi mẩn đỏ dị ứng ngay lập tức ngừng cho bé ăn.

Trên đây là những điều cần biết về cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 2 tuổiGóc của mẹ muốn chia sẻ. Mẹ hãy chú ý thay đổi món mỗi ngày để bé ăn ngon miệng hơn nhé!

Nguồn tham khảo:

Cách chuẩn bị và nấu thức ăn

https://www.takingcharge.csh.umn.edu/prepare-food-health-and-safety 

https://www.nidirect.gov.uk/articles/preparing-food-safely 

https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/how-to-prepare-and-cook-food-safely/ 

Sau sinh, mẹ lo lắng khi thấy sữa về ít mà không biết nguyên nhân tại sao, có những lúc còn không đủ cho con bú. Có những bé mới sinh, chỉ ti mẹ thôi chứ không chịu bú bình, cho con ti mãi mà ngực mẹ mềm miết không có sữa khiến mẹ xót xa vô cùng. Mẹ loay hoay không biết làm cách nào khiến sữa về nhiều hơn. Bài viết dưới đây sẽ lý giải cho mẹ những lý do gây ít sữa ở mẹ và cách gọi sữa về nhanh chóng. Lưu lại ngay mẹ nhé!

1. Nguyên nhân gây ít sữa ở mẹ sau sinh

Sau khi sinh, mẹ sẽ gặp phải nhiều vấn đề đau đầu không biết phải giải quyết thế nào, nhất là đối với những mẹ sinh con lần đầu. Một trong những vấn đề thường gặp là sữa mẹ mãi không về hoặc có về thì cũng rất ít, không đủ cữ cho bé bú. Nguyên nhân của hiện tượng này khá đa dạng, có thể đến từ mẹ hoặc từ bé.

1.1. Nguyên nhân ít sữa do mẹ

Một vài nguyên nhân lý giải cho việc cơ thể mẹ ít sữa cho con bú như sau:

1.1.1. Mẹ không cho bé bú đủ cữ

Cơ chế của việc tiết sữa ở mẹ là bé bú càng nhiều, oxytocin trong não bộ của mẹ cùng lúc được tiết ra nhiều hơn. Loại hormone này kích thích các nang sữa co bóp, sản sinh sữa cho bé. Vì thế khi bé bú mẹ ít hoặc không đủ cữ thì lượng oxytocin tiết ra chưa đủ để sữa mẹ tiết ra nhiều.

Bên cạnh đó, việc mẹ cho bé bú sai tư thế hoặc bé ngậm bắt núm vú không đúng cách cũng có thể trở thành lý do khiến việc kích thích tiết sữa không hiệu quả. Nếu chưa nắm được cữ bú thế nào là tiêu chuẩn với bé sơ sinh, mẹ tham khảo thêm ở bài viết sau để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của bé mẹ nhé!

Mẹ ít sữa làm thế nào?
Không cho bé bú đủ cữ khiến ngực mẹ tiết ít sữa hơn

1.1.2. Không đủ mô tạo sữa trong ngực mẹ

Mô tuyến vú vô cùng quan trọng trong cơ chế tiết sữa vì chúng mang những cấu tạo đặc biệt để dẫn truyền sữa và tiết sữa đến đầu ti cho bé bú. Do vậy, nếu cơ địa của mẹ có ít mô tạo sữa, chúng sẽ không đủ để tham gia vào quá trình tiết sữa. Đây cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ ít.

Để kiểm tra xem mình có ít mô tạo sữa hay không, mẹ cần đến bệnh viện thăm khám để có kết quả chính xác nhé!

1.1.3. Mẹ từng thực hiện phẫu thuật ở ngực

Việc can thiệp phẫu thuật (như nâng ngực, thu nhỏ ngực, xạ trị…) ít nhiều đã tác động vào những mô sữa, nang sữa ở ngực mẹ khiến chúng ít đi hoặc mất đi khả năng sản sinh sữa, ảnh hưởng đến cơ chế tiết sữa, khiến cho mẹ ít sữa hơn.

1.1.4. Tâm trạng bất ổn (căng thẳng, lo âu)

Khi tinh thần của mẹ không tốt, Adrenaline sẽ được tiết ra ức chế Oxytocin –  hormone kích thích tuyến sữa của mẹ. Đó là lý do vì sao một tinh thần thoải mái là bước đầu tiên để gọi sữa về hiệu quả đó mẹ ạ!

Tâm trạng căng thẳng, lo âu khiến lượng sữa giảm
Tâm trạng căng thẳng, lo âu khiến lượng sữa giảm

1.1.5. Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có sự liên hệ giữa 2 loại hormone là Dopamine (hormone tiết ra sau khi mẹ ăn món ăn ngon) và Prolactin (hormone tạo sữa). Khi mẹ thưởng thức một món ăn ngon, hợp khẩu vị, Dopamine trong cơ thể được tiết ra mạnh mẽ. Khi đó, ngay lập tức cơ thể tiết ra một lượng lớn Prolactin – hormone giúp mẹ có bầu sữa căng tràn.

Do vậy, nếu như mẹ kiêng khem quá mức hoặc muốn giảm cân sau sinh nhanh chóng mà cắt bỏ nhiều chất dinh dưỡng trong thực đơn của mình, hai loại hormone này sẽ không được tiết ra đủ để cơ thể mẹ sản sinh ra nguồn sữa dồi dào cho bé đó ạ!

1.1.6. Dùng thuốc kháng sinh

Mẹ sinh mổ thường phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên thuốc kháng sinh chứa những thành phần gây ức chế tiết sữa cho mẹ như Tetracycline, Doxycycline, Nitrofurantoin.. Chính vì thế, sữa mẹ sẽ tiết ít hơn và về chậm hơn nếu mẹ phải dùng kháng sinh sau khi sinh mổ đó ạ!

Thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây ức chế tiết sữa mẹ
Thuốc kháng sinh có chứa thành phần gây ức chế tiết sữa mẹ

1.1.7. Mẹ mắc các bệnh về tuyến vú hoặc các bệnh lý khác

Trong trường hợp mẹ mắc bệnh về tuyến vú như viêm vú, áp xe vú, buồng trứng đa nang, tiểu đường…các bệnh lý này gây ra rối loạn bài tiết hormone, ức chế phát triển các tế bào tiết sữa, từ đó làm giảm khả năng tiết sữa của mẹ trong thời gian cho con bú.

Lúc này, ngoài hiện tượng ít sữa, mẹ có thể có những triệu chứng của bệnh và cần đi khám chữa kịp thời để có biện pháp làm tăng tiết sữa ở mẹ.

1.2. Nguyên nhân ít sữa do bé

Bầu sữa mẹ tiết sữa theo cơ chế “cung cầu”, bé bú càng nhiều, mẹ tiết sữa càng nhiều. Do vậy, nếu như bé bú ít hoặc không đủ cữ bú mỗi ngày, cơ thể không nhận được tín hiệu sản xuất thêm sữa, khiến cho hoạt động “cung” sữa ít đi. Những nguyên nhân khiến bé bú ít có thể kể tới như:

  • Bé bú kém hoặc bú không đủ cữ mỗi ngày: Bé có sức bú yếu hoặc có thói quen ngủ khi bú khiến cho lượng sữa bé bú cứ ít đi sau mỗi cữ bú. Cơ chế tiết sữa của mẹ cũng sẽ tự động điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu bú ít đó của bé, từ đó sữa mẹ sẽ tiết ít hơn.
  • Bé phụ thuộc vào sữa công thức và không còn mặn mà với sữa mẹ: Sữa non của mẹ dù nhiều chất dinh dưỡng nhưng về cơ bản nhạt hơn sữa công thức rất nhiều. Khi cho bé bú sữa công thức hoặc kết hợp bú mẹ và sữa công thức, chắc chắn bé sẽ thích thú với hương vị của sữa công thức hơn do nó có vị ngọt hơn hẳn, từ đó lượng sữa bé bú mẹ sẽ giảm đi đáng kể. Lúc này, hoạt động tiết sữa mẹ giảm dần vì lượng sữa trong bầu ngực mẹ không được giải phóng thường xuyên.
  • Bé ngậm bắt núm vú không đúng cách: Điều này ảnh hưởng đến lượng sữa mỗi cữ bú của bé. Ngậm bắt núm vú sai khiến bé bú không được nhiều, lượng sữa mẹ giải phóng ít đi và cơ thể mẹ từ đó cũng tiết ít sữa hơn.
Bé phụ thuộc vào sữa công thức và không còn mặn mà với sữa mẹ
Bé phụ thuộc vào sữa công thức và không còn mặn mà với sữa mẹ

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hiện tượng mẹ ít sữa cho con bú. Tuy nhiên đây là một vấn đề hoàn toàn khắc phục được. Dưới đây là 6 cách làm đơn giản mà hiệu quả giúp mẹ “gọi sữa về” nhanh chóng. Mẹ tham khảo nhé!

2. 6 cách gọi sữa về cho mẹ được khuyến khích hiện nay

2.1. Cho con bú đúng cách

Bú đúng cách ở đây là cho bé bú đúng khớp ngậm, từ đó bé sẽ bú được lượng sữa nhiều hơn và không khó chịu, quấy khóc trong lúc bú mẹ.

Khi bé ngậm núm vú của mẹ và mút với một lực đủ mạnh, hormone oxytocin được tiết ra nhiều hơn (đây là hormone kích thích tăng tiết sữa ở mẹ, cùng với prolactin). Ngậm núm vú đúng cách đem lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé và kích thích phản xạ xuống sữa.

Cách thực hiện:

  • Mẹ bế bé sao cho cả thân người bé áp vào người mẹ
  • Đặt miệng và cằm bé tiếp xúc trực tiếp với bầu sữa mẹ
  • Để miệng bé mở to, ngậm gần hết quầng vú (nếu bé chỉ ngậm đầu ti là sai cách đó mẹ nha)
  • Môi dưới của bé cong ra ngoài đỡ lấy đầu ti
  • Mẹ cảm thấy bé bú từng nhịp chậm và mạnh, nghe rõ tiếng nuốt tức bé đã bú đúng khớp ngậm rồi đó mẹ
Mẹ cho bé bú đúng khớp ngậm để mỗi cữ bé bú được nhiều sữa 
Mẹ cho bé bú đúng khớp ngậm để mỗi cữ bé bú được nhiều sữa 

Lưu ý: Ngay cả khi sữa ít, mẹ vẫn cần cho bé bú đều đặn. Tác động của bé khi bú sẽ kích thích tuyến sữa tiết sữa mẹ nhé.

2.2. Cho con bú mẹ hoàn toàn

Mẹ biết không, khi cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, con vừa dung nạp được những dưỡng chất tuyệt vời từ sữa lại giúp cho tuyến sữa mẹ hoạt động trơn tru. Mẹ không cần lo lắng về vấn đề như đau tức, căng cứng do tắc sữa hay ít sữa.

Bởi như đã giải thích ở trên, sữa mẹ hoạt động theo cơ chế “cung cầu”. Khi bé bú càng nhiều và đều đặn, cơ thể sẽ đọc được “tín hiệu” sản xuất sữa đáp ứng đủ theo nhu cầu của bé. Từ đó sữa mẹ sẽ về dồi dào hơn hẳn đó mẹ ạ!

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Thời lượng trung bình mỗi cữ bú nên kéo dài khoảng 20-30 phút, khi nào bé bú no sẽ tự ngưng. Nhưng mẹ nên đảm bảo mỗi cữ tối thiểu là 20 phút
  • Cho bé ti sữa ở nơi yên tĩnh, thanh vắng để bé không bị phân tâm và ngừng lại khi bú sữa, khi đó cữ bú sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng tới thời lượng tối thiểu mỗi cữ bú của con.
  • Cho bé bú hết đến nguồn sữa béo cuối bầu rồi mới đổi bên ngực. Thông thường, sữa đầu hay còn gọi là sữa ở giai đoạn 2 phút đầu bé bú khá loãng nên lượng chất dinh dưỡng không được nhiều, nếu bé chưa bú đến đủ cữ thì rất có thể lượng sữa béo cuối cữ bú sẽ chưa được giải phóng từ đó rất dễ dẫn tới hiện tượng dồn tắc sữa cho mẹ. Mẹ cố gắng cho bé bú đủ cữ và đều đặn cả 2 bên bầu ngực mẹ nhé!
  • Mẹ và bé dành thời gian thư giãn một chút sau mỗi cữ bú. Thời gian nghỉ này giúp bé vừa dễ tiêu hoá lượng sữa vừa bú và vừa giúp mẹ thư giãn, bớt cảm giác đau ngực
Cho bé bú sữa đến hết nguồn sữa béo cuối bầu rồi mới đổi bên mẹ nhé
Cho bé bú sữa đến hết nguồn sữa béo cuối bầu rồi mới đổi bên mẹ nhé

Lưu ý khi cho con bú mẹ:

  • Mẹ đảm bảo thời gian cho bé bú đều đặn: Theo như lời khuyên của các bác sĩ, mẹ nên cho bé bú 2h/lần với bé sơ sinh, 3h/lần với bé 1 tháng tuổi, 4h/lần khi bé khoảng 2-6 tháng tuổi, nếu bé 6-24 tháng tuổi cho bé uống hoặc ti sữa ngày 3-4 lần tuỳ theo nhu cầu của bé.
  • Mẹ đừng vội bỏ ti ra khi thấy bé thiu thiu ngủ: Có thể bé buồn ngủ khi ti sữa, tuy nhiên chỉ khi bé đã no bé sẽ tự động nhả ti mẹ nhé. Những lúc như vậy, mẹ đánh thức để bé bú sữa cho đủ cữ rồi mới để con ngủ mẹ nhé! Như vậy sẽ tạo cho bé thói quen giờ nào việc đó, bé sẽ phải bú đủ cữ rồi mới được ngủ mẹ ạ!
  • Không nên để sữa tồn đọng trong ngực mà không vắt sữa hoặc cho bé bú hết: Điều này sẽ ức chế cơ thể sản sinh sữa mới đó mẹ. Lâu dần, mẹ sẽ xuất hiện tình trạng tắc tia sữa
  • Mẹ luyện cho bé thói quen bú đúng cữ: Nếu bé khóc đòi bú, không theo giờ giấc, mẹ tuyệt đối để bé đợi đến cữ mới được bú. Việc luyện bé bú theo giờ giấc vừa chủ động cho mẹ, vừa tạo cho cơ thể phản xạ tiết sữa đều đặn, thường xuyên.

2.3. Chú ý chế độ ăn hợp lý, đủ chất, đa dạng thực phẩm

Sữa mẹ là một dạng chuyển hóa dinh dưỡng từ những loại thực phẩm mẹ ăn hàng ngày cho bé. Vì thế, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng sữa mẹ cũng như sức khoẻ của em bé.

Về bản chất, chế độ ăn lợi sữa là chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng và khiến mẹ ngon miệng. Do đó nếu như trong các bữa ăn hàng ngày mẹ đang thấy quá đạm bạc, hoặc nhàm chán do lặp đi lặp lại và không cảm thấy muốn ăn, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống đa dạng và nhiều chất dinh dưỡng hơn dựa trên nhu cầu ăn uống của bản thân.

Cơ thể mẹ rất thông minh, nó sẽ tự biết đòi những thực phẩm nó đang thiếu. Vì thế mẹ cứ thoải mái với bản thân, ăn những thực phẩm mẹ thèm nhé!

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc tiết sữa mẹ 
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc tiết sữa mẹ 

Chế độ ăn uống thế nào là hợp lý? Đó là thực đơn đảm bảo những yếu tố sau:

  • Khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất: chất đạm (đến từ thịt, cá, trứng…), tinh bột (từ gạo, mì, khoai), chất béo (chất béo tốt có trong dầu thực vật, bơ, phô mai, sữa), vitamin và khoáng chất cần thiết (có trong rau, củ, quả tươi…)
  • Chú ý bổ sung những món ăn lợi sữa cho mẹ như: cháo cá chép, chân giò hầm đu đủ, món ăn từ rau má, sữa nóng, ngũ cốc, các loại đậu…
  • Bổ sung các bữa ăn phụ: Các bữa ăn nhẹ vào buổi xế hoặc giữa 2 bữa chính sẽ giúp mẹ hạn chế cơn đói và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể sẵn sàng tiết sữa cho con.
Mẹ đảm bảo thực đơn của mình có đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết mẹ nhé
Mẹ đảm bảo thực đơn của mình có đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết mẹ nhé

Mẹ chú ý những điều nhắc tới dưới đây để có một chế độ ăn lành mạnh:

  • Nói không với thực phẩm chế biến sẵn. Đây là những loại thực phẩm chứa calorie quá cao nhưng lại không chứa nhiều chất dinh dưỡng vì thành phần không được giữ tươi nguyên nữa. Chưa kể chúng còn chứa chất bảo quản thực phẩm.
  • Những đồ ăn cay nóng, mùi vị nồng, mạnh cũng nên được loại bỏ ra khỏi thực đơn mỗi bữa ăn của mẹ. Ngoài gây ra khó tiêu, những loại đồ ăn này còn khiến bé và mẹ bị nóng trong người, gây ra rôm sảy, mụn nhọt.
  • Một bữa ăn lành mạnh tất nhiên sẽ không có sự xuất hiện của các chất kích thích như rượu bia hay chứa nhiều cafein như cafe, trà đặc. Mẹ chắc chắn sẽ không muốn các loại thực phẩm này khiến con mình khó ngủ, hay giật mình và khóc quấy đúng không ạ!

2.4. Uống nhiều nước

Sự tăng lên của hormone oxytocin mỗi khi mẹ cho bé bú sẽ kích thích cơ thể sản sinh sữa mẹ. Khi ấy mẹ sẽ thường có cảm giác khát (vì sữa mẹ chứa thành phần chủ yếu là nước). Vì vậy bổ sung nước là điều cần thiết giúp cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh, không bị thiếu nước sau khi tiết sữa.

Mẹ nhớ bổ sung nước giúp cơ thể mẹ luôn có đủ nước để tiết sữa
Mẹ nhớ bổ sung nước giúp cơ thể mẹ luôn có đủ nước để tiết sữa

Mẹ cần uống bao nhiêu nước một ngày?

Nếu trung bình một người trưởng thành cần uống 2 lít nước/ngày thì mẹ cần tiêu thụ ít nhất 2-3 lít nước (bao gồm cả nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả…). Bởi lượng sữa bé bú trung bình một ngày đã chiếm khoảng 750-850ml sữa mẹ rồi đó ạ.

Lưu ý cho mẹ:

  • Mẹ uống nước bất kể khi nào thấy khát để giải tỏa cơn khát mẹ nhé! Khi ấy có thể là tín hiệu của cơ thể nhắc nhở mẹ bổ sung nước để sản sinh sữa cho con yêu đó ạ!
  • Đối với mẹ nào ít sữa, hãy rèn luyện thói quen uống nước ngay cả khi không khát để cơ thể được cung cấp đủ nước. Khi đủ nước, cơ thể mới sản sinh sữa được mẹ nhé!
  • Trước khi đi ngủ, mẹ có thể uống một ly sữa ấm. Việc này cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nước cần thiết để “làm nhiệm vụ tiết sữa” ngay cả khi mẹ ngủ.

2.5. Giữ tinh thần thoải mái

Khi mẹ vui vẻ, thoải mái, sữa mẹ sẽ xuống rất nhiều do cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc oxytocin – hormone này cũng có vai trò quan trọng trong việc sản sinh sữa. Vì thế tâm trạng mẹ càng tốt bao nhiêu, lượng sữa càng nhiều bấy nhiêu.

Mẹ duy trì tinh thần thoải mái bằng những cách như:

  • Thực sự thư giãn khi chơi đùa với con: Giữa mẹ và con luôn có một sự gắn kết đặc biệt mà không mối quan hệ nào có được. Và mỗi khi ở bên con, mẹ dành hết thời gian và tâm trí quanh bé. Điều này như một liều thuốc bổ tinh thần vừa giúp mẹ vui vẻ hơn, vừa tăng tương tác, tình cảm giữa hai mẹ con đó ạ.
  • Vận động nhẹ nhàng: Những bài thể dục như yoga, đi bộ…giúp máu huyết trong cơ thể và máu luân chuyển đến đầu vú được lưu thông, hạn chế tình trạng tắc sữa. Quá trình cơ thể vận động tiết ra hormone Endorphin – một loại hormone hạnh phúc làm  tinh thần thoải mái và có nhiều năng lượng hơn.
  • Nghe nhạc: Nghe nhạc là cách thư giãn tinh thần rất hiệu quả và dễ dàng. Chọn lựa những bài nhạc mẹ yêu thích, mẹ có thể nghe bằng tai nghe hoặc mở loa ngoài vừa nghe vừa làm việc khác.
Tâm trạng mẹ càng tốt bao nhiêu, lượng sữa càng nhiều bấy nhiêu. 
Tâm trạng mẹ càng tốt bao nhiêu, lượng sữa càng nhiều bấy nhiêu. 

Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu mẹ mang tinh thần không tốt kéo dài, não bộ tăng tiết Adrenalin – một chất ức chế hormone hạnh phúc Oxytocin, sữa mẹ cũng từ đó mà giảm đi. Điều đó lý giải tại sao tinh thần của mẹ rất quan trọng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

2.6. Ngủ ít nhất 8 tiếng 1 ngày

Thiếu ngủ gây ra uể oải, tâm trạng thất thường, hay cáu gắt. Tất cả những biểu hiện đó đều khiến lượng hormone prolactin giảm xuống, dẫn đến việc mẹ bị giảm sữa đáng kể.

Ngược lại, một giấc ngủ đủ 8 tiếng sẽ giúp mẹ tràn trề năng lượng hơn, tâm trạng vui vẻ hơn và có nhiều hormone hạnh phúc hơn đó ạ. Từ đó, sữa mẹ cũng về dồi dào hơn.

Một giấc ngủ của mẹ nên kéo dài bao lâu?

Trung bình mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Nếu như mẹ thấy thiếu ngủ có thể ngủ đến 10 tiếng/ngày (tính cả thời gian ngủ ban ngày và ban đêm).

Mẹ nên ngủ đủ 8-10h/ngày 
Mẹ nên ngủ đủ 8-10h/ngày

Lưu ý để có giấc ngủ ngon:

  • Để đảm bảo giấc ngủ ngon, mẹ đừng uống những chất gây mất ngủ như trà, cafe… mẹ nhé!
  • Vận động một chút vào ban ngày với những bài tập giãn cơ hay yoga cũng sẽ khiến mẹ thấy thoải mái và ngủ ngon hơn vào ban đêm đó ạ!
  • Một cách để lưu thông khí huyết, giúp ngủ ngon đó là ngâm chân vào nước muối ấm khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ.

Những cách trên nghe thì đơn giản nhưng rất hiệu quả đó mẹ. Mẹ thử áp dụng hàng ngày để thấy được tác dụng rõ rệt nha mẹ!

Nếu sau một thời gian vẫn không thấy có sự thay đổi nào về lượng sữa, nguyên nhân có thể do:

  • Ngực mẹ không đủ mô tạo sữa (việc này không thể cải thiện được vì đó là vấn đề về cơ địa). Trong trường hợp này, mẹ cố gắng hết mức để tiết sữa cho bé và đồng thời cho bé kết hợp dùng sữa công thức mẹ nhé!
  • Mẹ bị rối loạn nội tiết gây ra bởi các bệnh về tuyến giáp
  • Mẹ có thể bị thiếu máu sau sinh hoặc các bệnh về vú như viêm vú, tắc tia sữa, áp xe vú…

Trong trường hợp đó, mẹ nên đi thăm khám, gặp bác sĩ để được chăm sóc kịp thời và đúng cách mẹ nhé!

Khi áp dụng những cách “gọi sữa về” kể trên, tình trạng ít sữa, thiếu sữa không còn là nỗi lo quá lớn với mẹ nữa! Có mẹ bỉm nào đã áp dụng và thấy hiệu quả đáng kể chưa ạ? Đừng ngại để lại bình luận dưới bài viết này để chia sẻ câu chuyện của mình với hội bà mẹ bỉm sữa mẹ nhé!

Yến là món ăn có cực kỳ giàu dinh dưỡng. Cũng chính vì thế mà nhiều mẹ không biết cho trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào? Hay có nên cho trẻ 2 tuổi ăn yến không? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu thông tin trong bài viết sau nhé!

1. Bé 2 tuổi ăn yến được không?

Xem thêm: Mách mẹ 3 cách làm các món ăn vặt đơn giản dễ làm

Bài nghiên cứu đăng trên Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, yến là loại thực phẩm giàu protein cũng như các loại axit amin cùng các nguyên tố vi lượng quý khác để kích thích tiêu hóa cho bé. Ngoài ra yến cũng rất tốt cho sự phát triển của bé, đặc biệt đối với các bé biếng ăn, chậm tăng cân. 

Vì vậy mẹ nên cho trẻ 2 tuổi ăn yến thường xuyên nhé. Trong phần tiếp theo hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu xem trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào và ăn với liều lượng bao nhiêu mẹ nhé!

Yến là loại thực phẩm giàu protein
Yến là loại thực phẩm giàu protein

2. Liều lượng yến hàng ngày cho bé 2 tuổi

Xem thêm: Gợi ý 10 thực đơn cho bé 2 tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Chắc hẳn nhiều mẹ vẫn chưa biết trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào và liều lượng yến hàng ngày ra sao phải không? Tổ yến cho bé 2 tuổi cần ăn đúng liều lượng quy định. Các chuyên gia khuyến cáo, nên cho trẻ 2 tuổi ăn yến 1 lần/ngày (khoảng 1-2 gram).

3. Món bổ dưỡng từ yến cho bé 2 tuổi

3.1. Yến chưng đường phèn

Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi nấu cùng đường phèn? Với 2 nguyên liệu chính: yến sào nguyên chất và đường phèn, mẹ hãy thử ngay món yến chưng đường phèn thơm ngon và dễ làm dưới đây nhé.

Tổ yến nấu với đường phèn được sử dụng để kích thích sự thèm ăn, cải thiện tiêu hóa và kích thích nhu động ruột. 

Cách nấu yến chưng đường phèn:

  • Bước 1: Ngâm tổ yến vào nước, vo sạch rồi tách thành từng sợi nhỏ cho bé dễ ăn. 
  • Bước 2: Mẹ đem yến đi chưng cách thủy. Sau khi chưng xong, cho đường phèn vào nấu thêm 30 giây – 1 phút.
Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi nấu cùng đường phèn
Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi nấu cùng đường phèn

Mẹ có thể cho thêm vài lát gừng nhỏ để yến sào thơm hơn, bé dễ ăn hơn. Thời gian nấu yến sào cho bé ăn dặm cần thời gian lâu hơn để yến chín mềm giúp bé dễ tiêu hóa.

3.2. Cháo yến thịt gà

Mẹ có thể nấu kết hợp gà và yến cho bé 2 tuổi trong giai đoạn ăn dặm. Vì yến sào và thịt gà đều là 2 nguồn thực phẩm cung cấp protein, axit amin tuyệt vời, giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt hơn. 

Dưới đây là cách nấu cháo yến thịt gà chuẩn đầu bếp mẹ nhé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10g yến sào đã sơ chế sạch.
  • Gạo nếp và gạo tẻ mỗi thứ 1 nhúm nhỏ.
  • Ức gà 30g.
  • Gừng 1 nhánh.
  • Cà rốt ½ củ.
  • Gia vị.
Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi kết hợp cùng thịt gà
Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi kết hợp cùng thịt gà

Các bước nấu cháo yến thịt gà:

  • Bước 1: Làm sạch tổ yến. Cho tổ yến vào ngâm nước sạch 30 phút để tổ yến nở đều (đối với tổ yến tươi bố mẹ không cần ngâm nước). Sau đó vớt tổ yến ra, để ráo nước rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút. Khi tổ yến chín, mẹ hãy băm nhỏ hoặc tán nhỏ.
  • Bước 2: Sơ chế thịt gà. Làm sạch gà rồi luộc chín tới khi gà mềm thì vớt gà ra (nhớ để lại nước luộc gà để nấu cháo). Thịt gà xé nhỏ, thái nhỏ hoặc xay (tùy theo khẩu vị và độ tuổi của từng bé).
  • Bước 3: Nấu cháo. Gạo nếp, gạo tẻ đem vo sạch rồi cho vào nồi ninh nhừ (nhớ cho nước luộc gà vào trước khi nấu). Cà rốt mẹ phải rửa thật sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn. Rửa sạch và cắt gừng thành từng lát mỏng cho vào cháo cho thơm (sau khi cháo chín vớt ra bát, mẹ vớt gừng ra để món ăn không bị cay). 
  • Bước 4: Sau khi cháo chín, cho tổ yến và gà vào đun khoảng 10 phút thì có thể tắt bếp, nêm gia vị vừa đủ.
  • Bước 5: Hoàn thành. Mẹ nên cho trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào để hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ yến? Với món cháo yến thịt gà mẹ nên để cho trẻ ăn khi cháo có độ ấm, tránh để trẻ ăn khi cháo đã bị nguội vì bị mất hết chất dinh dưỡng.

3.3. Tổ yến hầm sữa tươi

Với món yến sào và sữa tươi thì trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào? Câu hỏi sẽ có trong cách nấu món tổ yến hầm sữa tươi. Đây là một món tráng miệng hơn là một món súp. Món ăn dinh dưỡng này chứa phần lớn protein, có tác dụng giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Yến sào
  • Sữa tươi
  • Trứng
  • Các loại gia vị (muối, đường)
Yến hầm sữa tươi
Yến hầm sữa tươi

Cách nấu yến hầm sữa tươi:

  • Bước 1: Mẹ ngâm tổ yến rồi cắt tổ yến thành thừng sợi mỏng.
  • Bước 2: Trộn tổ yến với trứng và sữa, thêm một chút gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 3: Hấp cách thủy trong khoảng 10 phút.
  • Bước 4: Hoàn thành, có thể cho trẻ dùng ngay.

3.4. Cháo tổ yến bí đỏ

Món cháo có màu sắc bắt mắt này rất phù hợp cho bé mới biết đi, bé đang lớn hay thậm chí là người cao tuổi. Sự kết hợp của 2 thực phẩm cốt lõi: bí đỏ và yến sào đã làm cho món cháo này trở thành một món ăn tuyệt vời cho bé. 

Bí ngô là một trong những nguồn cung cấp carotenoid phong phú nhất. Carotenoid là những hợp chất tan trong chất béo có màu cam đậm, vàng hoặc đỏ. Bí ngô giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ thị lực cho đôi mắt. 

Yến sào hầu như hoàn toàn là protein và axit amin. Axit amin là thành phần lớn thứ hai trong cơ thể, chúng chịu trách nhiệm chính cho 3 việc: duy trì các chức năng cơ thể, sửa chữa cơ và mô, trao đổi chất. 

Cùng Góc của mẹ trả lời câu hỏi: Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi nấu với bí đỏ mẹ nhé!

Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:

  • Yến sào tinh chế sạch 10g.
  • Bí đỏ 100g.
  • Gạo nếp, gạo tẻ mỗi thứ 100g.
  • Gia vị.
Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi nấu cùng bí đỏ
Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi nấu cùng bí đỏ

Cách nấu cháo yến sào bí đỏ:

  • Bước 1: Tổ yến cho vào nước sạch ngâm cho mềm rồi vớt ra để ráo, cho vào nồi hấp cách thủy trong 30 phút.
  • Bước 2: Vo sạch gạo nếp và gạo tẻ rồi cho vào nồi ninh nhừ (có thể cho vào nồi áp suất ninh cho cháo nhanh mềm). Bí đỏ rửa sạch, cắt khúc, hấp chín. Sau đó dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Bước 3: Yến sào thái nhỏ hoặc xay nhỏ cho vào nồi cháo đã đun cùng với bí đỏ xay nhuyễn. 

Mẹ có thắc mắc trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào khi kết hợp với bí đỏ để cho ra hương vị ngon nhất không? Bật mí nho nhỏ đó là mẹ nên cho gia vị vừa ăn rồi mới múc ra bát nhé! Và nên cho bé ăn cháo yến sào bí đỏ khi còn ấm là ngon nhất.

3.5. Chè tổ yến

Cách làm món chè tổ yến này không quá cầu kỳ, mẹ có thể làm cho bé ăn bữa tráng miệng hoặc bữa tối.

Mẹ cần chuẩn bị yến sào, hạt sen, táo đỏ, long nhãn, đường phèn. Hãy chuẩn bị nhiều nguyên liệu cho món ngon này để cả nhà cùng thưởng thức nhé.

Món chè tổ yến thơm mát 
Món chè tổ yến thơm mát

Riêng với hạt sen, mẹ hãy luộc cho đến khi hạt mềm. Táo đỏ, long nhãn luộc qua lấy nước ngọt. 

Sau khi luộc chín táo đỏ, long nhãn, cho tổ yến, hạt sen vào nồi chưng cách thủy khoảng 50 phút. Sau khi chưng xong, mẹ cho đường phèn vào và tiếp tục chưng trong vòng 30 giây – 1 phút cho đường tan hết. 

Chè tổ yến mẹ có thể dùng nóng hoặc nguội cho bé ăn đều được.

4. Lưu ý khi cho bé 2 tuổi ăn yến

  • Bé nên ăn yến vào giờ nào: Tổ yến chỉ phát huy giá trị dinh dưỡng tốt nhất khi dùng lúc bụng đói, đối với trẻ em tốt nhất nên ăn tổ yến vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bé được vận động mạnh sau khi ăn yến không: Không cho bé vận động mạnh sau khi ăn yến. Điều này khiến cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi. Khi bài tiết như vậy sẽ vô tình khiến các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ từ yến bị đào thải ra ngoài.
  • Trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào? Có nên có bé ăn yến hàng ngày không: 2 tuổi là giai đoạn bé tập làm quen với những món ăn mới. Để tránh bé bị ngán món ăn thì mẹ chỉ nên cho bé ăn cách ngày. Lưu ý: sử dụng đúng liều lượng mà chuyên gia khuyến cáo là từ 1 – 2 gram.
  • Trẻ bị ho có nên dùng yến không: Tổ yến được coi là vị thuốc chữa ho rất hiệu quả cho trẻ em. Đặc biệt bài thuốc tổ yến chưng với lê và đường phèn được đánh giá là có tác dụng trị ho tốt nhất hiện nay.
  • Trẻ 2 tuổi bị sốt có dùng được yến không: Khi bị sốt cơ thể trẻ rất mệt mỏi, biếng ăn, kém hấp thu, cơ thể đang tăng cường đào thải chất độc. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn yến sào khi trẻ bị sốt.
Lưu ý khi cho bé 2 tuổi ăn yến
Lưu ý khi cho bé 2 tuổi ăn yến

Xem thêm:

5 Món nhất định phải đó trong thực đơn cho bé 16 tháng 

Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi? 3 Lời khuyên hữu ích mẹ cần biết

Cho trẻ 2 tuổi ăn yến sẽ rất tốt cho sự phát triển toàn diện. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được câu hỏi trẻ 2 tuổi ăn yến như thế nào cho an toàn và đúng cách? Nếu có bất cứ thắc mắc nào, mẹ hãy để lại dưới phần bình luận để được những chuyên gia tại Góc của mẹ giải đáp nhé!

Dùng mì làm thức ăn dặm cho bé được không? Loại mì cho bé 2 tuổi nào an toàn? Bé 2 tuổi ăn mì cho trẻ em cần phải lưu ý điều gì? Bé 2 tuổi ăn mì tôm được không? Đây có phải là những thắc của mẹ khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. 7 lý do khiến mì cho bé 2 tuổi không an toàn

Ban đầu mì cho trẻ em 2 tuổi được hấp, luộc sau đó chiên qua dầu nóng
Ban đầu mì cho trẻ 2 tuổi được hấp, luộc sau đó chiên qua dầu nóng

1.1. Mì chứa nhiều chất béo chuyển hóa

Ban đầu mì cho trẻ em 2 tuổi được hấp, luộc sau đó chiên qua dầu nóng. Việc làm này giúp cho mì có thể bảo quản được lâu hơn. Nhưng chất béo tồn dư trong mì tôm cho bé 2 tuổi khi chiên sẽ dẫn tới nguy cơ bé tăng cân.

1.2. Sơn phủ sáp

Để tạo cho mì sự hấp dẫn, một số nhà sản xuất đã sơn phủ sáp cho nó. Đây là chất có thể gây hại cho gan của con người. 

1.3. Mì có chứa Propylene Glycol

Để giúp cho sợi mì tôm cho bé 2 tuổi giữ được độ ẩm và dai ngon, người ta tầm thêm chất Propylene Glycol. Chất này tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, thận và gan. 

1.4. Chất Monosodium Glutamate

Đây là chất góp phần gia tăng vị thơm ngon của mì. Những chất này có thể dẫn đến các tổn thương lên não bộ. Không chỉ người lớn mà cả bé yêu cũng có thể bị ảnh hưởng. 

Mì tôm cho bé 2 tuổi không tốt với sức khỏe và hệ tiêu hóa
Mì tôm cho bé 2 tuổi không tốt với sức khỏe và hệ tiêu hóa

1.5. Mì có chứa Natri 

Natri là thành phần chính của muối, được tẩm vào mì để tăng thời gian bảo quản. Ăn nhiều chất này có thể dẫn đến tổn thương tim mạch, tăng huyết áp và tăng cân.

1.6. Các hóa chất có hại

Chất dioxin và hóa dẻo được dùng để đóng gói bao bì mì. Trong lúc nấu ăn mẹ có thể vô ý để rơi một chút vỏ túi vào. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng các chất nói trên có thể gây ra bệnh ung thư nếu như ăn phải. 

1.7. Giá trị dinh dưỡng thấp

Mì tôm cho bé 2 tuổi là thực phẩm tiêu hao calo rỗng. Lý do là vì nó được sản xuất từ maida (bột mì tinh chế)nên không có giá trị dinh dưỡng hoặc có thì rất thấp.

Nói chung, mì tôm cho bé 2 tuổi không phải là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Do đó mẹ không nên cho con ăn quá nhiều. Hãy thay thế bằng các thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng hơn.

2. Gợi ý 11 loại mì cho bé – an toàn, tiện dụng

2.1. Mì cho bé 2 tuổi Hakubaku

Mì cho bé 2 tuổi Hakubaku
Mì cho bé 2 tuổi Hakubaku

Giá bán: 68.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mì cho trẻ em 2 tuổi ăn dặm Hakubaku được làm từ bột rau củ và bột lúa mì Durum nên rất an toàn cho sức khỏe bé yêu. Thành phần dinh dưỡng có trong mì cung cấp khoáng chất, tinh bột, vitamin và chất xơ bổ sung dưỡng chất và tốt cho hệ tiêu hóa.

Sản phẩm này có nguồn gốc từ Nhật Bản, xuất hiện trên thị trường Mỹ và EU, hiện tại đã có mặt tại Việt Nam. 

Mì Hakubaku có ưu điểm là không sử dụng muối trong quá trình sản xuất nên rất thích hợp cho hệ tiêu hóa non yếu của bé 2 tuổi. Sợi mì được cắt ngắn vì vậy không lo bị nghẹn, hóc khi cho bé ăn.

2.2. Mì Somen cắt nhỏ không muối Wakodo

Mì Somen cắt nhỏ không muối Wakodo
Mì Somen cắt nhỏ không muối Wakodo

Giá bán: 100.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mì tôm cho bé 2 tuổi Somen cắt nhỏ không muối Wakodo có nguồn gốc từ Nhật Bản dành cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Sản phẩm có khối lượng 100 gam vừa đủ cho một bữa ăn của bé. 

Sợi mì được cắt ngắn giúp bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Đặc biệt sản phẩm không chứa hương liệu hay chất bảo quản nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe của bé yêu.

2.3. Mì cho trẻ 2 tuổi Mug Nissin

Mì cho bé 2 tuổi Mug Nissin
Mì cho bé 2 tuổi Mug Nissin

Giá bán: 60.000 – 90.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mì tôm dành cho trẻ em Mug Nissin có nguồn gốc từ Nhật Bản dành cho các bé trên 1 tuổi. Sản phẩm được chế biến từ thịt heo, thịt gà, tôm biển, dầu thực vật, trứng, bột mì và tinh bột, ngoài ra còn có vitamin B1 và B2. Mì Nissin cung cấp tinh bột, vitamin, canxi và các khoáng chất khác cho sự phát triển của bé yêu. 

Sản phẩm có hai loại chính là vị hải sản – gói màu trắng và vị cà ri – gói màu vàng. Sợi mì dai nhưng mềm giúp bé 2 tuổi luyện tập cơ hàm tăng khả năng ngôn từ và phát triển trí não. 

2.4. Mì ăn dặm cho bé Menno Sato

Mì ăn dặm Menno Sato
Mì ăn dặm Menno Sato

Giá bán: 70.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mẹ đang tìm mì cho bé ăn dặm? Menno là một sản phẩm ăn dặm được làm từ bột mì, đến từ thị trường Nhật Bản, là một trong những loại mì tôm cho bé ăn dặm tốt nhất hiện nay. Mì ăn dặm Menno Sato có đến 10 vị rau củ khác nhau giúp bé có được cuộc phiêu lưu thú vị khi ăn uống. 

Với sản phẩm này mẹ hoàn toàn có thể để bé tự ăn để rèn tính tự lập và khả năng cầm nắm cho con. Ưu điểm của sản phẩm là không chứa muối, màu thực phẩm, đường hay chất bảo quản. 

2.5. Mì cho trẻ 2 tuổi Itsuki

Mì cho trẻ 2 tuổi Itsuki
Mì cho trẻ 2 tuổi Itsuki

Giá bán: 59.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mì ăn dặm cho bé Itsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sản phẩm được chiết xuất từ rau củ như bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi…chứa chất chống oxy hóa. 

Sợi mì Itsuki dai ngon bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sản phẩm hoàn toàn không chứa chất tạo màu an toàn cho sức khỏe. 

2.6. Mì Ý Baby Pasta HiPP

Mì Ý Baby Pasta HiPP cho bé 2 tuổi
Mì Ý Baby Pasta HiPP cho bé 2 tuổi

Giá bán: 95.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mẹ đau đầu tìm hiểu cách làm mì ý cho bé 2 tuổi bởi không yên tâm các sản phẩm trên mì ý cho trẻ em trên thị trường? Mẹ đừng lo nhé, vì mì ý cho bé 2 tuổi Baby Pasta được làm từ bột lúa mì semolina thô có nguồn gốc từ Ý. Sản phẩm này phù hợp cho các bé từ 6 tháng trở lên. Với thành phần 100% từ chất hữu cơ nên an toàn tuyệt đối cho sức khỏe bé yêu. 

Sản phẩm không sử dụng hương liệu, chất tạo màu hay chất bảo quản. Ngoài ra còn có thành phần omega 3 bổ sung cho sự phát triển của trí não.

2.7. Mì cho trẻ 2 tuổi Ramen Anpanman

Mì cho trẻ 2 tuổi Ramen Anpanman
Mì cho trẻ 2 tuổi Ramen Anpanman

Giá bán: 90.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mì Ramen Anpanman là loại mì trẻ em được sản xuất từ Nhật Bản. Sản phẩm chứa đầy đủ dưỡng chất protein, canxi, vitamin cung cấp năng lượng cho bé yêu. Đặc biệt sợi mì không chiên qua dầu mỡ, không cay nóng phù hợp với các bé từ 1 tuổi trở lên. 

Sản phẩm được tạo hình ngộ nghĩnh đáng yêu thành mặt gấu, mặt cún kích thích bé ăn nhiều hơn.

2.8. Mì Udon Beanstalk

Mì Udon Beanstalk- Mì cho bé 2 tuổi ăn dặm
Mì Udon Beanstalk- Mì cho bé 2 tuổi ăn dặm

Giá bán: 53.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Mì cho bé 2 tuổi Udon Beanstalk gồm tinh bột, thịt gà, rau củ và nấm dành cho bé từ 9 tháng trở lên. Sản phẩm ăn dặm mì trẻ em này cung cấp protein, chất béo, carbohydrate và các vitamin khoáng chất giúp bé yêu phát triển toàn diện. 

Hàm lượng dinh dưỡng trong một gói  mì Udon Beanstalk cung cấp 50Kcal, 0.7 gam Lipid, 1.8 gam Protein, 90 gram Carbohydrate.

2.9. Mì bí đỏ Nguyên Minh

Mì bí đỏ Nguyên Minh- Mì trẻ em đến từ Việt Nam
Mì bí đỏ Nguyên Minh- Mì trẻ em đến từ Việt Nam

Giá bán: 42.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Sản phẩm mì cho bé 2 tuổi đến từ Việt Nam, được làm từ bột gạo tẻ và bí đỏ. Trong đó bí đỏ được trồng theo tiêu chuẩn FDA của Hoa Kỳ. 

Mì bí đỏ Nguyên Minh không chứa chất bảo quản, chất tẩy màu, chất chống mốc nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe bé yêu. Sản phẩm chứa nhiều chất xơ làm chậm quá trình hấp thu đường và giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru. 

2.10. Mì ăn dặm MARKAL

Mì ăn dặm MARKAL
Mì ăn dặm MARKAL

Giá bán: 62.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Sản phẩm có nguồn gốc từ Pháp, được sản xuất từ bột mì hữu cơ và không có chất hóa học. Mì cho trẻ em 2 tuổi Markal chứa nhiều tinh bột và khoáng chất phù hợp với cơ địa của trẻ nhỏ, dễ dàng hấp thu và tiêu hóa. 

2.11. Mì cho trẻ 2 tuổi ăn dặm Naturata

Mì cho trẻ 2 tuổi ăn dặm Naturata
Mì cho trẻ 2 tuổi ăn dặm Naturata

Giá bán: 47.000 VND – Ưu đãi tại Shopee

Một thực phẩm ăn dặm cho bé có nguồn gốc từ Ý. Mì tôm cho bé 2 tuổi ăn dặm Naturata được làm từ lúa mì và các chất hữu cơ. 

Sản phẩm không chứa muối hay chất bảo quản vì vậy an toàn cho sức khỏe. Sợi mì tôm cho bé 2 tuổi được chế biến thành những hình thù ngộ nghĩnh góp phần kích thích sự thèm ăn cho bé yêu. 

3. Những lưu ý khi cho bé 2 tuổi ăn mì

Mặc dù việc sử dụng mì tôm cho bé 2 tuổi rất nhanh và tiện nhưng mì thật sự không tốt cho sự phát triển của bé. Nếu như bắt buộc phải cho bé ăn, mẹ hãy lưu ý những điều sau: 

  • Trước khi chế biến mẹ nên rửa mì bằng nước sạch và để mì ráo nước khi nấu để loại bỏ dầu mỡ và muối. 
  • Hãy sử dụng các phụ gia tự làm không chứa muối hay hóa chất thay vì dùng các gia vị có sẵn trong gói mì tôm cho bé 2 tuổi.
  • Khi nấu mì mẹ hãy nêm vào bằng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu óc chó, dầu đậu nành hay dầu cọ. 
  • Nấu mì cho trẻ em hai tuổi cùng với rau củ và thịt để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé. Vì bản thân mì không có quá nhiều chất dinh dưỡng. 
  • Khi mua mì nên tránh mì có nhiều natri, chất béo, hãy chọn mì làm từ chất hữu cơ, ít muối và không chiên qua dầu mỡ.

Mẹ tham khảo: Mách mẹ cách nấu mì ngon cho bé ăn dặm

4. Thực phẩm tốt thay thế mì cho bé 2 tuổi

Món ăn thay thế mì tôm cho bé 2 tuổi 
Món ăn thay thế mì tôm cho bé 2 tuổi

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé có thể thay thế mì cho bé 2 tuổi:

  • Trái cây khô nướng: hạnh nhân, hạt điều, óc chó và nho khô. Trong các thực phẩm kể trên có chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. 
  • Sữa chua: trong sữa chua có chứa đầy đủ các chất mà cơ thể cần gồm protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu kết hợp thêm với một ít trái cây tươi có thể trở thành bữa ăn nhanh gọn mà vẫn đủ chất. 
  • Bột yến mạch: trong 100 gam bột yến mạch có chứa 389 kcal, 66.3 gam carbs, 10.6 gam chất xơ, 6.9 gam chất béo. Do đó thực phẩm này kết hợp với một chút sữa tươi hoặc mật ong là có thể thay thế bữa ăn cho bé. 
  • Bún, phở: hai món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Thực phẩm này cũng tương tự như cơm hay mì cho trẻ em 2 tuổi đều có chứa tinh bột, năng lượng , chất đạm, chất béo và khoáng chất. Đặc biệt là bún phở không chứa hoặc chứa ít phụ gia và chất bảo quản so với mì nên có thể trở thành bữa ăn cho bé yêu.

Mẹ nên thay đổi các món ăn để tránh việc bé chán ăn, biếng ăn nhá mẹ!

Xem thêm:

24 Ý tưởng bữa phụ cho bé 2 tuổi – Người lớn cũng muốn ăn 

Bé 2 tuổi ăn bao nhiêu thịt một ngày: Lời khuyên chuyên gia

Trẻ 2 tuổi ăn gì để tăng cân – 10 món cho bé ăn “Vù vù”

Trên đây là 11 loại mì cho bé 2 tuổiGóc của mẹ muốn chia sẻ. Các mẹ đã kịp lưu lại và ghi nhớ để trổ tài cho bé yêu thưởng thức chưa? Mặc dù sử dụng mì cho trẻ em 2 tuổi tiện lợi và chế biến được đa dạng món nhưng mẹ không nên lạm dụng mà phải cho bé ăn uống đa dạng và ưu tiên các món ăn được chế biến tại nhà nhé. 

Nguồn tham khảo: https://parenting.firstcry.com/articles/vomiting-in-toddlers-causes-remedies-and-prevention/ 

Giỏ hàng 0