Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mẹ mong muốn thụ thai mà chưa biết chuẩn bị cơ thể cho thai kỳ như thế nào? Bất kì ai cũng đều muốn mình khỏe mạnh và sẵn sàng nhất cho thai kỳ. Bài viết sau đây sẽ cùng mẹ tìm hiểu những vấn đề trong việc chuẩn bị mang thai.

1.Khám và tư vấn trước sinh

1.1.Khám, điều trị bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa là vấn đề đau đầu của nhiều chị em. Nhưng cũng có rất nhiều mẹ e ngại khi đi khám và điều trị bệnh phụ khoa. Tuy nhiên bệnh phụ khoa cần được điều trị triệt để trước khi mang thai. Đó là một trong những yếu tố giúp mẹ dễ thụ thai và có thai kì an toàn. Một số tác nhân gây bệnh phụ khoa thậm chí có thể gây vô sinh. Vì vậy chị em không nên chủ quan và ngại vấn đề này.

1.2.Nhổ răng khôn

Nhiều mẹ mang thai đột nhiên đau răng khôn thì rất phiền toái. Răng khôn rất khó vệ sinh nên dễ bị sâu gây đau. Nhổ răng khôn trong thai kỳ thường chỉ định trong những trường hợp bất khả kháng và gây nguy hiểm với thai nhi. Vì vậy tốt nhất mẹ nên giải quyết hết răng khôn để chuẩn bị sức khỏe cho mang bầu.

1.3.Kiểm tra sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản

Khám sức khỏe tổng quát tầm soát cho mẹ về một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai. Một số bệnh truyền nhiễm, bệnh chuyển hóa có thể gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kì. Thăm khám đánh giá được thể lực, thể chất, dinh dưỡng của mẹ cần cải thiện, thay đổi như thế nào để mang thai. Hoặc thăm khám giúp mẹ phát hiện ra những vấn đề có thể gây khó khăn trong thụ thai để giải quyết sớm. Một mặt khác, cả hai vợ chồng đều nên đi khám sức khỏe sinh sản để sớm phát hiện bất thường. Đồng thời các chuyên gia sẽ có lời khuyên để mẹ được tiêm chủng những loại vaccine cần thiết.

Khám sức khỏe tổng quát tầm soát cho mẹ về một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai
Khám sức khỏe tổng quát tầm soát cho mẹ về một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai

2.Chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng

2.1.Chế độ ăn

Một chế độ ăn hợp lý không chỉ tốt để chuẩn bị cơ thể cho thai kỳ mà còn luôn tốt với sức khỏe phụ nữ nói chung. Ăn uống hợp lý bao gồm một số điểm sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein
  • Luôn ăn đủ rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa
  • Hạn chế chất tạo ngọt, đồ ngọt, hạn chế thực phẩm quá nhiều calo.

Một khẩu phần dinh dưỡng hợp lý mẹ có thể tham khảo ở các tháp dinh dưỡng khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia. Xây dựng thực đơn chủ động cho mỗi tuần là cách làm khoa học và hiệu quả để duy trì một chế độ ăn tốt.

Ngoài ra, nếu cân nặng của chị em đang thấp hoặc cao, hãy chú ý ăn uống để đạt cân nặng lý tưởng trước khi chuẩn bị mang thai.

Một khẩu phần dinh dưỡng hợp lý mẹ có thể tham khảo ở các tháp dinh dưỡng khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia
Một khẩu phần dinh dưỡng hợp lý mẹ có thể tham khảo ở các tháp dinh dưỡng khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia

2.2.Tránh xa rượu, thuốc lá, hạn chế caffein

Mỗi người có lí do riêng của mình khi sử dụng những sản phẩm trên. Tuy nhiên nếu mẹ chuẩn bị mang thai thì tuyệt đối nên tránh xa chúng. Đây là những chất có thể gây độc hoặc gây hại về lâu dài cho cơ thể. Các tác nhân này cũng dễ gây sảy thai hoặc khó có thai.

Những chị em nghiện cà phê cũng nên chú ý không sử dụng quá nhiều khi đang mong con. Mẹ uống nhiều hơn 500ml cà phê mỗi ngày làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc làm giảm khả năng có thai. Bạn nên hạn chế chất caffein trong đồ uống. Nghĩa là không chỉ cà phê mà còn cả các loại nước tăng lực, soda có chứa nhiều caffein.

2.3.Bổ sung acid folic

Acid folic hay vitamin B9 là hoạt chất kích thích sản xuất tế bào mới trong cơ thể. Việc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai giúp giảm tỉ lệ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Acid folic thường được bổ sung cùng một số loại vitamin B để kích thích tạo hồng cầu, cải thiện thiếu máu. Trước khi mang thai khoảng 3 tháng, mẹ nên tham khảo liều bổ sung acid folic để uống. Không tùy ý sử dụng acid folic với liều tùy ý mà phải có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ.

Acid folic hay vitamin B9 là hoạt chất kích thích sản xuất tế bào mới trong cơ thể.
Acid folic hay vitamin B9 là hoạt chất kích thích sản xuất tế bào mới trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm:

Tiêm phòng trước khi mang thai mẹ cần biết

3.Tập luyện và thư giãn để chuẩn bị mang thai

3.1.Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục trước khi mang thai có thể giúp cơ thể đáp ứng với tất cả những thay đổi mà người mẹ sẽ trải qua trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Hầu hết những mẹ đã tập thể dục có thể duy trì tập trong suốt thời gian mang thai.

Chuẩn bị cơ thể cho mang bầu rất cần 30 phút tập thể dục mỗi 5 ngày trong tuần. Khi chị em chưa tập thì nên bắt đầu cả trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ.

Để đảm bảo việc tập thể dục không bị quá sức thì chị em cần tham khảo huấn luyện viên, chuyên gia hoặc tập thử xem có bị quá mệt hay không. Với thời lượng phù hợp, thể lực và sự dẻo dai của mẹ sẽ cải thiện rất đáng kể.

3.2.Giải tỏa tâm lý, thư giãn

Trước, trong và sau thai kỳ, nhà mình cần có sự cân bằng trong tâm lý. Rất nhiều áp lực và âu lo trong giai đoạn này. Mẹ cần cố gắng giải tỏa, thư giãn hợp lý để xua tan stress, căng thẳng. Sự chuẩn bị một sức khỏe tinh thần tốt giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi.

Nguồn tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000513.htm

Khi bắt đầu bước sang tuần thứ 9, con sẽ trở nên hiếu động và thích đùa nghịch hơn. Lúc này, con trở thành trung tâm niềm vui dành cho cả nhà. Nhưng để con luôn duy trì được thể trạng khỏe mạnh thì mẹ cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho con. Hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của con trong giai đoạn này và bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu.

Mẹ nên xem kĩ hơn tại: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng

Trẻ 9 tuần tuổi sẽ có chiều dài tăng khoảng 5cm so với khi sinh ra
Trẻ 9 tuần tuổi sẽ có chiều dài tăng khoảng 5cm so với khi sinh ra

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 9 tuần tuổi

Trước khi tìm hiểu về việc bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu mẹ cần phải biết được con mình trong giai đoạn này sẽ có sự phát triển về thể chất ra sao. Trẻ 9 tuần tuổi sẽ có chiều dài tăng khoảng 5cm so với khi sinh ra. Cân nặng sẽ tăng từ 0.9 đến 1.3kg. Như vậy có nghĩa là trẻ đang phát triển một cách không ngừng và đón nhận những sự thay đổi trong tương lai.

Cơ thể của trẻ trở nên mũm mĩm và đáng yêu. Cổ, chân, tay đã cứng cáp. Khi bạn chuyển tư thế cho con từ nằm sang ngồi chúng sẽ có thể giữ được cho đầu thẳng so với cơ thể của mình.

2. Sự phát triển nhận thức của trẻ 9 tuần tuổi

Song song với sự phát triển về thể chất của con đó chính là sự phát triển về nhận thức. Lúc này, con sẽ cho bạn thấy được nụ cười đầu tiên của chúng. Hãy cho con nghe những bản nhạc mà chúng thích để con thực sự thư giãn và tìm kiếm những nụ cười dễ thương.

Chúng cũng chưa cảm nhận được như thế nào là đói và mệt mỏi. Vì thế, mẹ hãy nắm bắt việc bé 9 tuần bú bao nhiêu là đủ để bổ dung cho con.

Thính giác của con đã hoàn thiện hơn mỗi ngày và bắt đầu quan tâm đến âm thanh mà chúng nghe được. Vì vậy mà phản ứng của con cũng khác đi rất nhiều.

Đối với thị giác, chúng cũng sẽ chú ý đến khuôn mặt của những người xung quanh. Bạn sẽ thấy em bé nhà mình nhìn chăm chú vào 1 ai đó để tìm kiếm sự khác biệt.

Song song với sự phát triển về thể chất của con đó chính là sự phát triển về nhận thức
Song song với sự phát triển về thể chất của con đó chính là sự phát triển về nhận thức

3. Bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Cả thể chất và nhận thức của con đang có sự thay đổi và hình thành một cách toàn diện hơn. Chính vì thế việc nắm được bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu là vô cùng quan trọng.

Số cân nặng của con đã tăng lên thì chắc chắn là nhu cầu bú mẹ cũng sẽ nhiều hơn so với khi còn nhỏ. Cụ thể là, con cần được ăn khoảng từ 5 đến 6 bữa trong ngày. Hàm lượng sữa sẽ từ 150-200ml tùy theo cân nặng.

Chúng ta sẽ không thể biết chắc chắn trong một lần con ăn được bao nhiêu. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cảm nhận mỗi lần cho cục cưng bú. Nếu trẻ bú ít thì cần phải theo dõi để có cách giải quyết.

Chúng ta sẽ không thể biết chắc chắn trong một lần con ăn được bao nhiêu
Chúng ta sẽ không thể biết chắc chắn trong một lần con ăn được bao nhiêu

4. Những vấn đề khác mẹ cần lưu ý

Khi trẻ bước vào giai đoạn này, mẹ không chỉ cần chú ý đến việc bé 9 tuần bú bao nhiêu sữa mà còn có một vài vấn đề khác nữa. Ví dụ như: lịch tiêm phòng, giấc ngủ, các cột mốc quan trọng đầu đời. Hãy ghi nhớ để giúp con có được sự phát triển toàn diện nhất.

4.1. Lịch tiêm phòng của trẻ 9 tuần tuổi

Thường thì con sẽ đi tiêm vào tuần thứ 8 nhưng nếu bạn lùi lịch sang tuần 9 cũng không sao. Chỉ cần lưu ý một vài vấn đề sau đây.

  • Mũi tiêm mà con cần thực hiện vào lúc này là 5 trong 1 để chống bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib.
  • Giai đoạn này trẻ đã có thể được tiêm PCV là vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn giúp chống lại sự nhiễm trùng của phế cầu khuẩn.
  • Vắc-xin Rotavirus giúp hạn chế tiêu chảy cũng như bệnh tật.
  • Meningococcal Group B giúp con bảo vệ và chống lại các bệnh như nhiễm trùng huyết hay viêm màng não.

Trong trường hợp con đang bị sốt hoặc tiêu chảy, sức khỏe không được tốt thì không nên cho con đi tiêm. Nếu chỉ là cảm lạnh thông thường thì vẫn có thể tiêm nhưng cần được theo dõi sức khỏe.

Sau khi tiêm viêm màng não B cũng cần theo dõi cơn sốt của con. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp con hạ sốt nhanh chóng, hiệu quả.

Sau khi tiêm viêm màng não B cũng cần theo dõi cơn sốt của con
Sau khi tiêm viêm màng não B cũng cần theo dõi cơn sốt của con

4.2. Bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu và ngủ như thế nào là đủ?

Như chúng ta đã biết thì trẻ sơ sinh giai đoạn đầu giấc ngủ và việc ăn uống sẽ có sự gắn kết với nhau. Khi thường sẽ thức để ăn sau đó lại tiếp tục ngủ. Khi trẻ ăn nhiều hơn thì có ngủ nhiều hơn không?

Trước hết, hãy hình thành cho con việc ngủ nhiều vào ban đêm. Thời gian ngủ sẽ khoảng 5 đến 6 giờ/giấc. Mỗi bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Trung bình 1 ngày con sẽ ngủ khoảng từ 11 đến 15 tiếng/ngày.

Khi con ngủ ban đêm dài hơn thì chắc chắn là giấc ban ngày sẽ ngắn hơn. Và để giúp con ngủ sâu hơn, mẹ hãy thử bằng cách cho con ăn vào lúc 10 giờ tối. Hoặc chỉ cho ăn trước khi con ngủ. Tác dụng chính là giúp con cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn. Và trong suốt thời gian ngủ con sẽ không cảm thấy bị đói.

4.3. Những cột mốc quan trọng cần biết ngoài việc bé 9 tuần bú bao nhiêu sữa

Bên cạnh những điều cần lưu ý phía trên, mẹ cũng cần chú ý:

  • Con sẽ phát triển khả năng xác định âm thanh cũng như phối hợp nhịp nhàng với cơ bắp.
  • Con sẽ nắm bắt và cảm nhận được nhiều thứ hơn. Nhạy cảm với âm thanh xung quanh và dễ bị phấn khích.
  • Hãy chơi cùng con nhiều hơn vào ban ngày. Đưa con ra bên ngoài để chơi với mọi người.
Con sẽ phát triển khả năng xác định âm thanh cũng như phối hợp nhịp nhàng với cơ bắp
Con sẽ phát triển khả năng xác định âm thanh cũng như phối hợp nhịp nhàng với cơ bắp

Không chỉ quan tâm đến việc bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu mà hãy quan tâm đến sự phát triển chung cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó khám phá dần khả năng bên trong con người bé.

NGUỒN THAM KHẢO: Lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Có rất nhiều dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Ra máu báo là một trong những dấu hiệu đó. Tuy nhiên, ở mỗi mẹ bầu, các dấu hiệu chuyển dạ diễn ra khác nhau. Và đôi khi có những mẹ bầu không xuất hiện dấu hiệu máu báo. Có thể điều này sẽ khiến nhiều mẹ bầu rơi vào lo lắng, bất an. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ yêu giải tỏa nỗi phiền muộn đó. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có sao không? Hãy cùng đọc bài biết dưới đây nhé!

1. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu vẫn thường xảy ra

Chuyển dạ không ra máu báo vẫn thường xảy ra
Chuyển dạ không ra máu báo vẫn thường xảy ra

Vậy đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có là một vấn đề thường gặp không? Mẹ có phát hiện ra điểm thú vị khi mọi giai đoạn mang thai đều gắn liền với những hiện tượng của chất lỏng cơ thể. Khi cố gắng thụ thai, bạn sẽ theo dõi kỳ kinh nguyệt của mình. Sau đó dùng nước tiểu để phát hiện đã đậu thai hay chưa. Tiếp đó là dịch tiết ra khi mẹ bầu mang thai trong 9 tháng. Cuối cùng là hai chất lỏng báo hiệu thời kỳ lâm bồn.

Mẹ yêu có thể đã nghe đến thuật ngữ “máu báo” nhưng có lẽ chưa biết nghĩa của nó là gì. Đó là thuật ngữ dùng để chỉ sự ra máu vào cuối thời gian thai kỳ. Chắc bạn cũng đã nghe đến thuật ngữ “bong nút hồng” và có thể nghĩ rằng, hai hiện tượng đó là một. Tuy nhiên, đây lại là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau.

Bong nút hồng có thể xảy ra theo mọi lúc. Nút nhầy cũng có khả năng tái tạo. Nếu mẹ yêu ra một chút chất nhầy, không nhất thiết đó là dấu hiệu sắp sinh. Nút nhầy có thể mất do cổ tử cung đang mềm và mỏng đi. Đôi khi một chút máu có thể dính trong chất nhầy làm cho chúng có màu hồng.

Hiện tượng máu báo xảy ra do cổ tử cung đang giãn ra. Điều này thường diễn ra sau khi mất nút hồng âm đạo. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu là hoàn toàn bình thường mẹ nhé!

Đọc thêm: 

Đau bụng chuyển dạ: Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

Dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện: Mẹ bắt buộc phải chú ý

2. Vì sao đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu?

Vì sao đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu?
Vì sao đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu?

2.1. Mẹ có biết thế nào là ra máu báo?

Ra máu báo là hiện tượng ra dịch nhầy có màu hồng hoặc nâu kèm theo máu. Điều đó có nghĩa là các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ ra trong quá trình cổ tử cung giãn. Đây là một dấu hiệu tốt và bình thường khi mẹ chuyển bị đến ngày sinh.

Các mẹ kinh nghiệm chuyển dạ mà không ra máu báo và vô cùng lo lắng vì điều đó. Máu báo có thể ra với một lượng lớn. Tuy nhiên nó cũng có thể ra với lượng rất nhỏ, đến mức mẹ không thể nhận ra. Điều đó có nghĩa là có mẹ có ra máu báo nhưng không phát hiện ra. 

2.2. Bong nút nhầy và ra máu báo có phải cùng một hiện tượng?

Bong nút nhầy và ra máu báo đều có điểm chung là chất nhầy. Tuy nhiên, máu báo là dịch tiết ra có màu như máu. Nó chỉ xảy ra khi sắp đến giờ lâm bồn. Nút hồng ra nhiều hơn một giọt và ra thành nhiều lần. Chúng giống như thạch và lẫn một chút máu. Khi ra nút hồng, mẹ sẽ thấy cơn co thắt sớm đầu tiên xuất hiện. Nhưng điều đó không có nghĩa là chuyển dạ đang đến gần.

3. Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là dấu hiệu xấu?

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu báo hoàn toàn là hiện tượng bình thường
Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu báo hoàn toàn là hiện tượng bình thường

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu báo hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Như các mẹ đã đọc ở trên, nếu mẹ ra máu báo theo từng vệt với một lượng nhỏ. Thì mẹ có thể sẽ không phát hiện đang có hiện tượng ra máu báo. Như vậy, vẫn có hiện tượng ra máu báo mà mẹ yêu không nhận ra chứ không phải mẹ yêu hòa toàn không trải nghiệm điều đó.

Nhiều mẹ không thấy hiện tượng máu báo cho đến khi quá trình lâm bồn chính thức bắt đầu. Nên nếu mẹ mong chờ hiện tượng máu báo xảy ra trước vài ngày thì có thể mẹ sẽ thất vọng đấy.

4. Có phải ra máu báo là dấu hiệu chuyển dạ?

Có phải ra máu báo là dấu hiệu chuyển dạ? Vì ra máu báo xảy ra khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Điều đó có nghĩa là cơ thể mẹ đang trong quá trình chuyển dạ. Mặc dù ra máu báo là dấu hiệu thường xuyên cho thấy sự chuyển dạ sắp xảy ra. Nhưng nó có thể xảy ra trong những trường hợp khác. 

  • Nếu mẹ đi kiểm tra cổ tử cung vào cuối thai kỳ, các kích ứng do quá trình kiểm tra có thể là nguyên nhân ra máu báo.
  • Mẹ cũng có khả năng ra máu báo khi bác sĩ thực hiện các kiểm tra như kéo căng cổ tử cung và quét màng ối.

Mẹ có thể gặp một số rủi ro khi thực hiện các kiểm tra thăm khám này. Thường thì bác sĩ sẽ hỏi thăm ý kiến của mẹ trước khi thực hiện.

4.1. Bao lâu sau khi ra máu báo quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu?

Nếu mẹ sắp đến ngày dự sinh và thấy hiện tượng ra máu báo thì đó là dấu hiệu tích cực
Nếu mẹ sắp đến ngày dự sinh và thấy hiện tượng ra máu báo thì đó là dấu hiệu tích cực

Nếu mẹ sắp đến ngày dự sinh và thấy hiện tượng ra máu báo thì đó là dấu hiệu tích cực. Còn nếu đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu thì vẫn hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Thời gian chuyển dạ ở mỗi bà mẹ sẽ khác nhau. Nên không có gì đảm bảo quá trình chuyển dạ sẽ xảy ra sau đó 24 giờ. Nó vẫn có thể xảy ra ngay sau đó vài giờ hoặc vài ngày trong tương lai. 

Những người lần đầu làm mẹ có nhiều khả năng thấy ra máu báo trước trước khi bắt đầu chuyển dạ vài ngày. Những phụ nữ đã từng một lần sinh con, thường không thấy máu báo cho đến khi cổ tử cung giãn ra. Thường thì mẹ sinh con rạ sẽ có thể mong đợi rằng sẽ sinh con sau khi ra máu báo 24 tiếng.

Thường mẹ có thể thực hiện các dịch vụ kiểm tra cổ tử cung mở vào cuối thai kỳ của mình. Tuy nhiên, nếu không có những lý do y tế đáng lo ngại, mẹ có thể chọn không kiểm tra cổ tử cung khi chuyển dạ.

Phần kết

Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ thường nhận thấy dấu hiệu ra máu nhẹ hoặc thậm chí đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu. Đừng lo ngại về điều đó, máu báo có thể ra trước đó với lượng vô cùng nhỏ đến mức mẹ không phát hiện ra. Đây không phải là nguyên nhân đáng ngại. Nhưng mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể không khỏe hoặc bị mất máu quá nhiều.

Mẹ có thể quan tâm đến các bài viết dưới đây:

Mẹ bị tiêu chảy trong bao lâu thì chuyển dạ

12 cách kích thích chuyển dạ khi quá ngày dự sinh an toàn

Đợi chờ bé yêu ra đời trong những ngày cuối thai kỳ thật là một chuyện đầy khó khăn. Nhưng nó càng đặc biệt trở nên khó khăn hơn với mẹ khi 40 tuần trở thành 41 hoặc 42 tuần. Sẽ có những việc cần phải làm khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Quan trọng là mẹ yêu đừng quá lo lắng!

1. Ngày dự sinh là gì?

Trước hết mẹ cần nắm rõ ngày dự sinh là gì? Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày (tức 40 tuần), thời gian này được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của thai phụ. Ngày dự sinh là ngày bác sĩ ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi kể từ khi bắt đầu kỳ kinh cuối trước khi có bầu của thai phụ. Tuy nhiên ngày dự sinh chỉ mang tính tương đối chứ không nhất định là ngày em bé sẽ chào đời, vì thai kỳ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Theo thống kê, có khoảng 80% em bé không chào đời đúng ngày dự sinh mà thường là sớm hơn hoặc lâu hơn. Do vậy, khi em bé ra đời chậm hơn một tuần so với ngày dự sinh, tức từ 41 tuần đến 41 tuần 6 ngày, bác sĩ gọi là thai quá ngày dự sinh. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai già tháng.

Có một điều mẹ yêu nên biết, ngày dự sinh chỉ là ngày ước tính
Có một điều mẹ yêu nên biết, ngày dự sinh chỉ là ngày ước tính

Có một điều mẹ yêu nên biết, ngày dự sinh chỉ là ngày ước tính. Trên thực tế chỉ có 5% em bé được sinh vào đúng ngày dự sinh. ALex C.Vida Eff, một nhà nghiên cứu y học bà mẹ và thai nhi tại Đại học Y khoa Texas ở Houston. Ông cho biết, không phụ nữ nào nên lo lắng khi đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạRất khó để xác định tuổi chính xác của thai nhi. Các lý do cho điều này bao gồm kinh nguyệt không đều (vì ngày dự sinh được tính dựa theo chu kỳ 28 ngày hoàn hảo). Lịch sử sơ sài hoặc không chính xác được thông báo cho bác sĩ sản khoa, dẫn đến việc xác định không chính xác độ tuổi của bé. Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ ở cuối kỳ mang thai. Và là nguyên nhân nhầm lẫn trong việc phát hiện thời gian mang thai.

2. Các phương pháp tính ngày dự sinh hiện đại nhất cho mẹ yêu

Các bác sĩ thường kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để ước tính tốt nhất ngày dự sinh. Các phương pháp đó bao gồm:

Bác sĩ dùng phương pháp như thế nào ước tính ngày dự sinh?
Bác sĩ dùng phương pháp như thế nào ước tính ngày dự sinh?

3. Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần biết

Để rõ hơn, mẹ cũng cần nắm chắc các dấu hiệu chuyển dạ để mẹ có thể biết rằng đã đến ngày dự sinh và có dấu hiệu chuyển dạ hay chưa.

Các dấu hiệu chuyển dạ thực sự mẹ cần biết
Các dấu hiệu chuyển dạ thực sự mẹ cần biết

3.1. Ra nhầy hồng âm đạo

Đây là sự thoát ra của nút nhầy cổ tử cung. Điều này chứng tỏ cổ tử cung đã bắt đầu biến đổi để chuẩn bị cho chuyển dạ. Cổ tử cung chuẩn bị ngắn lại, mềm ra và mở rộng để đầu em bé lọt dần xuống.

3.2. Đau bụng cơn tăng dần

Nếu những cơn gò báo hiệu dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thì cơn đau bụng tăng dần liên tục từng cơn là biểu hiện cho thấy mẹ sắp chuyển dạ. Mẹ thấy đau nhiều hơn, đau liên tiếp mà không có tư thế nào đỡ đau được. Các cơn đau kéo dài lên tới 2 phút và trong 10 phút có nhiều cơn như vậy. Cơn đau này là do cơ tử cung co bóp thúc đẩy em bé ra khỏi tử cung mẹ.

3.3. Rỉ ối, vỡ ối

Nếu mẹ bỗng nhiên thấy có nước ra âm đạo, rất có thể đó là nước ối. Thông thường mẹ thấy nước ối hơi vàng, dạng lỏng, trong hoặc có ít vẩn trắng. Biểu hiện này cho thấy ối bị rỉ hoặc ối đã vỡ. Mẹ nên đeo băng vệ sinh cỡ lớn và nhanh chóng nhập viện khi có biểu hiện này.

4. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm không?

Việc đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là hoàn toàn bình thường. Việc đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ gì có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhưng vấn đề chính thường là phương pháp tính ngày dự sinh hiện nay. Phương pháp hiện nay dù hiện đại tới đâu thì vẫn luôn có khả năng xảy ra khác với dự đoán. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần phải hết sức cẩn thận mẹ nhé! Nếu như quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì sẽ là một vấn đề lớn đó mẹ nhé.

5. Những việc cần làm khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Những việc cần làm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Những việc cần làm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Sau 39 hoặc 40 tuần, sinh sớm sẽ tốt hơn cho trẻ so với việc sinh muộn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ nhập viện để chăm sóc sức khỏe tăng nhẹ khi thai kỳ kéo dài từ 40 đến 42 tuần. Việc chết lưu, tuy hiếm gặp nhưng cũng đáng lo ngại. Ở tuần thứ 40 nguy cơ bé chết lưu là 2-3 trên 1000 trẻ, và sẽ là 4-7 trên 1000 trẻ ở tuần thứ 42. Nếu đến ngày sinh mà chưa chuyển dạ, mẹ có thể chuyển dạ trong tuần từ 41 và muộn nhất là tuần thứ 42. 

Mẹ có được kích thích chuyển dạ hay không phụ thuộc vào sức khỏe của chính sản phụ, tình trạng cổ tử cung và sức khỏe của em bé. Nó được xác định bằng thủ thuật xâm lấn, gọi là xét nghiệm không căng thẳng cho thai nhi. Tình trạng bên trong tử cung của mẹ khi quá ngày dự sinh cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh thường. Kết quả là ngay cả khi cổ tử cung mở ở mức 8 cm và quá trình chuyển dạ đang phát triển. Bác sĩ vẫn có thể tiến hành sinh mổ nếu thai nhi quá ngày và không an toàn cho việc sinh thường.

5.1. Kích thích chuyển dạ tự nhiên

Những phương pháp kích thích chuyển dạ khác được áp dụng cho mẹ bầu, có xu hướng lâu hơn. Đợi đến tuần thứ 42 để mẹ chuyển dạ tự nhiên. Lên lịch khám tại bệnh viện. Thử các phương pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, reiki. 

Ở tuần thứ 40 hoặc 41, nếu cổ tử cung giãn ra ít nhất 2cm. Các nữ hộ sinh sẽ thực hiện cái gọi là “quét cổ tử cung”. Đó là cách sử dụng ngón tay để tách cổ tử cung khỏi túi ối. Điều này đôi khi có thể khởi động quá trình chuyển dạ. Nếu mẹ bầu thực sự chuyển dạ, thì họ có thể sinh sau đó 24 giờ đến 36 giờ tới.

Tới ngày sinh mà chưa sinh phải làm sao?
Tới ngày sinh mà chưa sinh phải làm sao?

Đau lưng, ợ chua, trĩ và hàng loạt những triệu chứng khác đi kèm khi đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi. Hãy xem mẹ có thể làm gì để kích thích quá trình chuyển dạ tự nhiên nhé

5.1.1. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Massage mẹ bầu

Massage mẹ bầu là cách thư giãn cơ thể và có thể kích thích quá trình chuyển dạ. Sau một buổi massage, mẹ sẽ cảm nhận được sự thoải mái, giảm các cơn đau và khó chịu. 

5.1.2. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Ăn cay

Không có bữa ăn kỳ diệu nào có thể đảm bảo để mẹ bầu chuyển dạ. Tuy nhiên, thực phẩm cay được xếp vào danh mục gia vị không gây hại và có thể giúp ích. Nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Thì trong nhiều trường hợp, một bữa ăn cay có thể khởi động quá trình ấy.

5.1.3. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Di chuyển thường xuyên

Việc vận động trong thời gian quá ngày dự sinh thật là khó khăn. Tuy nhiên, mẹ hãy luôn duy trì vận động. Thiền, đi bộ ngắn, yoga có thể không khởi phát quá trình chuyển dạ. Nhưng nó luôn có lợi cho mẹ và thai nhi.

5.1.4. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Tránh xa mạng xã hội

Tại thời điểm này, các mẹ bầu được khuyên hãy tránh xa mạng xã hội và những cuộc gặp gỡ xã giao không cần thiết. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho riêng mình hoặc chia sẻ cùng người thân. Đọc sách tích cực, ngồi thiền, ghi chép nhật ký mang thai, cũng là những gợi ý khá hay cho mẹ yêu.

Đọc thêm: Cách chuyển dạ nhanh: 9 Cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất mẹ cần biết

6. Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?

Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ
Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ

Khi bước sang tuần thứ 41, thai nhi vẫn chưa chịu ra đời sẽ kèm theo những hậu quá nặng nề. Bởi vì thai nhi sẽ bắt đầu già đi kéo theo bộ máy hoạt động bắt đầu suy yếu dần. Chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho trẻ giảm đi đáng kể. Vì vậy, quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ.

  • Nguy cơ đối với thai nhi: ảnh hưởng đến tim, hô hấp, trí não của thai nhi; trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, có sức đề kháng kém, sốt, da nhăn nheo,…thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Nguy cơ đối với mẹ bầu: vượt quá ngày dự sinh, nước ối của mẹ bầu cũng cạn dần dẫn đến các cơn gò tử cung chèn ép dây rốn. Ngoài ra, quá ngày dự sinh thai nhi quá cỡ, mẹ bầu bắt buộc phải mổ. Vì vậy, mẹ phải nằm viện để theo dõi và dễ để lại nhiều biến chứng.

Vậy khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì mẹ cần làm gì? Vì vậy, khi thấy vượt quá ngày dự sinh mà bầu không nên lựa chọn cách thuận theo tự nhiên. Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra, sau đây là những điều mẹ nên làm khi quá ngày dự sinh mà chưa sinh:

  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
  • Biện pháp giục sinh hợp lý
Nguồn: Doctors’ Circle – World’s Largest Health Platform (Youtube)

Phần kết

Mọi việc sẽ diễn tiến theo quá trình riêng của nó. Vì thế, đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ cũng là một điều rất bình thường. Mẹ hãy dừng việc lo lắng và cảm nhận từng phút giây trôi qua. Thư giãn và dành thời gian cho những điều tích cực. Đó có thể là những trải nghiệm mà sau này khi nghĩ về, mẹ sẽ tràn ngập trong sự ấm áp và lòng biết ơn.

Nguồn tham khảo: https://kidshealth.org/en/parents/due-date.html

Mẹ có thể tham khảo các bài viết sau:

10 Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả nhất

Mẹ bị tiêu chả bao lâu thì chuyển dạ?

Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?

Sinh đôi hai trai là niềm mong ước của nhiều cặp vợ chồng. Bài chia sẻ dưới đây sẽ bật mí bí quyết sinh đôi con trai cực dễ dàng, bố mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Những điều cần biết về sinh đôi hai trai

Sinh đôi hai trai là hiện tượng mang thai một lần hai bé, phát triển trong tử cung của mẹ
Sinh đôi hai trai là hiện tượng mang thai một lần hai bé, phát triển trong tử cung của mẹ

Sinh đôi hai trai là hiện tượng mang thai một lần hai bé, phát triển trong tử cung của mẹ. Có hai loại sinh đôi là cùng trứng và khác trứng:

  • Sinh đôi con trai cùng trứng là hiện tượng trứng một quả trứng được thụ tinh với tinh trùng. Sau đó nó sẽ tách thành hai hợp tử phát triển độc lập. Chúng sẽ tạo thành hai phôi và hai tế bào khác nhau. Hai bé trai sẽ có ngoại hình và đặc điểm giống nhau.
  • Ngược lại, sinh đôi con trai khác trứng được tạo bởi hai trứng và hai tinh trùng khác nhau. Hai bé trai có vóc dáng và đặc điểm khác nhau.

2. Bí quyết sinh đôi hai trên dựa trên tiêu chí độ tuổi và di truyền

Bí quyết sinh đôi hai trên dựa trên tiêu chí độ tuổi và di truyền
Bí quyết sinh đôi hai trên dựa trên tiêu chí độ tuổi và di truyền

Phụ nữ trên 30 tuổi có khả năng sinh đôi hai trai cao hơn những phụ nữ trẻ. Bởi vì, tuổi càng cao quá trình rụng trứng nhiều hơn ở mỗi kỳ giúp tăng khả năng thụ tinh thai đôi. Ngoài ra, nếu mẹ bé đã từng sinh con trước đó thì tỉ lệ có thai đôi sẽ tốt hơn.

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng mang thai đôi của mẹ.  Tuy nhiên, việc mang thai đôi phụ thuộc vào di truyền của người mẹ nhiều hơn. Nếu trong gia đình của mẹ bé có chị gái, mẹ hoặc tiền căn gia đình có người mang thai đôi thì khả năng thụ tinh cao hơn.

3. Bí quyết sinh đôi hai trên dựa vào chế độ ăn uống

Bí quyết sinh đôi hai trên dựa vào chế độ ăn uống
Bí quyết sinh đôi hai trên dựa vào chế độ ăn uống

Trước khi có ý định có con bằng phương pháp tự nhiên, mẹ bé cần phải bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là nên ăn những thực phẩm được làm từ sữa, khoai lang… Bổ sung chất axit floic có trong bông cải xanh, lòng đỏ trứng… để tăng khả năng sinh đôi con trai. Trung bình mỗi ngày, mẹ bé cần nạp 500ml/ sữa ngày để tăng khả năng song sinh. Đối với trường hợp, bố mẹ quá thèm cafe thì lượng cafe cho phép tối đa một ngày 300mg. Bố bé cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống bởi vì thành quả dựa vào 50% công sức của người cha.  Các thực phẩm tốt cho sinh lực của người chồng như hàu, tôm, cua, rau xanh…

4. Bí quyết sinh đôi con trai dựa vào y học hiện đại

Lựa chọn phương pháp can thiệp của y học sẽ giúp cho quá trình sinh đôi hai trai nhanh hơn. Bố mẹ bé có thể sử dụng hai phương pháp dưới đây để thúc đẩy quá trình mang thai:

  • Phương pháp kích trứng có tác dụng làm nang noãn trứng sau đó vỡ ra và phóng trứng ra ngoài. Đây là cách kích thích quá trình sản xuất trứng giúp trứng rụng nhiều và dễ dàng đậu song thai.
  • Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là có tỷ lệ đậu song thai con trai lên đến 85%. Hormone điều khiển quá trình rụng trứng khi đã được thụ tinh sẽ được đưa vào tử cung. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ cấy từ 2 – 3 phôi thai vào tử cung của mẹ bé. Các cặp vợ chồng trẻ có khả năng sinh sản gặp khó khăn trong quá trình sinh con sẽ sử dụng cách này. Đặc biết, bố mẹ bé cần phải kiên nhẫn và thực hiện nghiêm khắc các yêu cầu bác sĩ đưa ra để đạt kết quả tốt nhất.

5. Bí quyết sinh đôi con trai bằng thảo dược

Bí quyết sinh đôi con trai bằng thảo dược
Bí quyết sinh đôi con trai bằng thảo dược

Thảo dược là phương pháp hy hữu phụ thuộc vào cơ địa của bố mẹ. Tuy nhiên, với sự cố gắng và kiên trì có rất nhiều bố mẹ đã thành công sinh đôi con trai bằng phương pháp này. Danh sách thảo mộc dưới đây, bố mẹ có thể tham khảo để có lựa chọn phù hợp nhất:

  • Cây trinh nữ: có tác dụng giúp điều hòa nội tiết tố, thúc đẩy quá trình rụng trứng tăng khả năng sinh đôi con trai.
  • Cam thảo: Cam thảo là loại thảo dược rất thanh và dễ dàng sử dụng giúp kiểm soát nồng độ testosterone và estrogen cho mẹ bé.
  • Bột mì: giúp điều hoà hormone nữ  tăng khả năng mang thai và tỷ lệ sinh đôi cao
  • Dầu hạt lanh: không chỉ chăm sóc làn da khỏe khoắn còn giúp cân bằng hormone progesterone và estrogen.

Để tăng khả năng mang thai con trai, mẹ bé cần tính toán kỹ ngày rụng trứng. Thời điểm rụng trứng thích hợp nhất là trước ngày rụng trứng từ 1-2 ngày. Hai vợ chồng cần ngồi lại chia sẻ với nhau để lựa chọn ngày và thời điểm giao hợp.

6. Mẹ bé cần chuẩn bị gì trước khi mang thai hai trai

Để chuẩn bị quá trình sinh đôi hai trai, mẹ bé cần chuẩn bị tâm lý vì quá trình mang thai không hề đơn giản
Để chuẩn bị quá trình sinh đôi hai trai, mẹ bé cần chuẩn bị tâm lý vì quá trình mang thai không hề đơn giản

Để chuẩn bị quá trình sinh đôi hai trai, mẹ bé cần chuẩn bị tâm lý vì quá trình mang thai không hề đơn giản. Thường xuyên khám định kỳ để chắc chắn sức khỏe ổn định. Ngoài ra, bố mẹ cần trang bị kiến thức thông qua sách và internet để giúp quá trình thụ thai. Nếu bố mẹ lựa chọn sự can thiệp của y học, cần chuẩn bị tài chính. Bởi vì đây là cách tốn khá nhiều chi phí nên cần được tính toán kỹ lưỡng. Đồng thời, bố mẹ nên tạo không gian riêng, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ.

Mang thai và sinh đôi sẽ đặt lên vai bố mẹ gánh nặng gấp đôi bình thường, ngay từ việc đặt tên cho bé. Mời bố mẹ tham khảo gợi ý đặt tên bé trai họ Phạm hay tên bé họ Từ để chọn được những cái tên hay và ý nghĩa cho cặp sinh đôi nhà mình nhé.

Trên đây là những bí quyết giúp bố mẹ sinh đôi hai trai cực dễ dàng. Nội dung bài viết trên mang tính chất tham khảo mong rằng bố mẹ sẽ có lựa chọn phù hợp.  Chúc bố mẹ thành công và sớm có được quý tử!

Bé 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Bước vào tháng thứ 9, trẻ đã có sự thay đổi rõ nét trong cách ăn uống của mình. Chúng không chỉ bú sữa mẹ mà còn ăn cả sữa ngoài và bắt đầu ăn dặm. Điều mẹ cần quan tâm đó chính là trẻ 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày và nhu cầu dinh dưỡng mà con cần là như thế nào để có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

Mẹ nên xem kĩ hơn tại: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng

Bé 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày
Bé 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

1. Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày

Giai đoạn 9 tháng tuổi, phụ huynh nên cho con bú cả sữa mẹ và sữa công thức. Vậy bé 9 tháng bú bao nhiêu là đủ? Theo như lời khuyên của các chuyên gia thì vào thời kỳ này, mẹ nên cho con bú từ 3 đến 4 lần/ngày. Số lượng sữa từ 710ml cho đến 950ml.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ 9 tháng không còn muốn bú hoặc uống nhiều sữa nữa. Thay vào đó, con thích ăn dặm hơn. Và ngược lại, cũng có một vài trẻ trở nên chán ăn lại quay về thích uống sữa. Chính vì thế mà bé 9 tháng bú bao nhiêu sữa còn phụ thuộc vào nhu cầu tối ưu của con.

Mẹ cũng có thể xem thêm:

Em bé 1 tuổi bú bao nhiêu là đủ – lưu ý dành cho mẹ

Tại sao bé 9 tháng lười bú? Và đâu là cách giúp mẹ giải quyết hiệu quả?

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi
Mua 1 tặng 1 khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Sữa không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng tối ưu, cực kỳ tốt cho sự phát triển của con trong những năm đầu đời. Vì thế mẹ hãy tìm nguồn sữa thích hợp để giúp con lớn khôn và thông minh mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ có sữa thì không đủ. Mẹ cần phải tìm hiểu về các phương pháp ăn dặm và lựa chọn cho con. Điều này sẽ giúp con tập làm quen với việc ăn uống. Không chỉ đúng theo như quy luật phát triển mà cũng tốt cho cơ thể của con khi hệ tiêu hóa đã có sự thay đổi.

Sữa không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Sữa không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ

3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

Sau khi đã biết trẻ 9 tháng bú bao nhiêu sữa mỗi ngày, mẹ cũng cần tìm hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng của con lúc này cần những gì để bổ sung.

Có thể khẳng định rằng nhu cầu dinh dưỡng thực tế của con là rất lớn. Và trẻ càng nhỏ thì nhu cầu lại càng cao. Sau 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn dặm thêm một số loại thức ăn khác ngoài sữa. Và nhu cầu dinh dưỡng của con cụ thể như sau:

3.1. Nhu cầu protein

Đầu tiên là nhu cầu protein đối với cơ thể của trẻ 9 tháng là khoảng 1,4g/kg. Chúng chính là điều kiện cực kỳ thiết yếu để con phát triển cơ, xương và các mô. Mẹ nên cho con sử dụng các loại protein có giá trị sinh học cao chứa trong sữa, thịt và trứng. Tỉ lệ phù hợp khoảng 70-85%.

3.2. Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày đảm bảo nhu cầu Lipid

Để giúp con duy trì năng lượng cũng như các loại axit béo thiết yếu trong quá trình hấp thu các loại vitamin thì Lipid là thành phần không thể thiếu. Nhu cầu này sẽ phụ thuộc vào lượng chất béo có trong sữa mẹ cũng như lượng sữa trung bình mà con bú hằng ngày là bao nhiêu. Vì thế bé 9 tháng bú bao nhiêu sữa mỗi ngày thì mẹ cần phải theo dõi để tránh thừa chất.

Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày đảm bảo nhu cầu Lipid
Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu sữa mỗi ngày đảm bảo nhu cầu Lipid

3.3. Trẻ 9 tháng uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu Glucid

8% glucid có trong sữa mẹ chính là lactose và rơi vào khoảng 7g/100ml sữa. Và lượng glucid sẽ thay đổi tùy vào lượng thức ăn cũng như nhu cầu năng lượng mà con tiêu thụ mỗi ngày là bao nhiêu.

3.4. Các loại vitamin cần thiết

Nhu cầu vitamin khi con 9 tháng như sau:

  • Vitamin A: Khi mới sinh ra vitamin A trong cơ thể trẻ sẽ được dự trữ ở gan. Chúng phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mẹ ra sao. Trẻ dưới 1 tuổi thì nhu cầu vitamin A sẽ là 375 g/ngày
  • Vitamin B1: 0,5 mg
  • Vitamin B2: 0,4 mg
  • Vitamin B3: 4,0 mg
  • Vitamin C: 30,0 mg
  • Vitamin D: Cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của răng và xương. Vì thế, lượng vitamin D cần thiết cho con trong ngày là vào khoảng 100 IU.

3.5. Nhu cầu về khoáng chất

Các khoáng chất thiết yếu giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Cụ thể:

  • Canxi: Góp mặt cực kỳ lớn trong quá trình hình thành các mô xương cũng như rang khi trẻ dưới 1 tuổi. Và lượng canxi trong ngày con phải được cung cấp là khoảng 400 đến 600mg.
  • Sắt: Trẻ 9 tháng tuổi cần được bổ sung đầy đủ khoáng chất này. Mẹ nên cho con ăn các loại thức ăn giàu chất sắt để con phát triển toàn diện hơn.
  • Kẽm: Có vai trò trong quá trình tăng trưởng cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho con.

4. Trẻ 9 tháng tuổi nên ăn dặm mấy bữa?

Ngoài việc quan tâm đến bé 9 tháng bú bao nhiêu sữa mỗi ngày thì mẹ cũng cần biết và đảm bảo cho con đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ/ngày. Mỗi bữa ăn của con thì không nên kéo dài quá 30 phút. Việc xây dựng thực đơn như sau:

  • 3 bữa chính mẹ hãy cho con ăn các loại thức ăn bao gồm: cơm nhão, cháo hoặc bột với khoảng 60-90g. Thịt, tôm, cá khoảng 60-90g. Dầu mỡ khoảng 15g. Ngoài ra là rau xanh và hoa quả.
  • 3 bữa phụ gồm: trái cây, các loại thức ăn chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa, phô mai…
Trẻ 9 tháng tuổi nên ăn dặm mấy bữa?
Trẻ 9 tháng tuổi nên ăn dặm mấy bữa?

Hy vọng rằng với nhưng thông tin về việc bé 9 tháng bú bao nhiêu sữa mỗi ngày và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho con đã phần nào giúp mẹ có được những sự lựa chọn tối ưu trong việc ăn uống.

Nguồn tham khảo: Dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Dù trẻ ở bất cứ độ tuổi nào, mẹ cũng luôn quan tâm đến sự phát triển về chiều cao lẫn cân nặng. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, giai đoạn rất quan trọng đối với bé yêu. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bảng chiều cao cân nặng của trẻ.

1. Những điều mẹ cần biết về bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Khi trẻ trong giai đoạn sơ sinh, mẹ cố gắng cho bé bổ sung hết các chất dinh dưỡng có thể.  Mong muốn bé có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều đó liệu có tốt cho sự phát triển về thể chất của bé hay không? Cân nặng và chiều cao của bé có phù hợp với độ tuổi hay không? Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới đây sẽ làm sáng tỏ cho mẹ nhé!

1.1 Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trong giai đoạn sơ sinh được chia theo giới tính và được chia từ 0 đến 12 tháng tuổi.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Dựa vào bảng trên, mẹ có thể nhận biết thấy bé trai sẽ có cân nặng và chiều cao nhỉnh hơn bé gái. Từ 7 tháng tuổi trở lên, cân nặng và chiều cao của bé cũng sẽ chậm và đều dần. Bé sẽ không phát triển nhanh như những tháng đầu tiên chào đời.

Qua bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh như trên, các mẹ có thể biết được sự phát triển chuẩn của bé. Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo đúng với giai đoạn của bé.

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên chú ý một điều rằng, nhiều bé có thể trạng khác với bạn bè cùng trang lứa. Bé sẽ có thể phát triển nhanh hơn, vượt trội hơn cả về chiều cao lẫn cân nặng hoặc ngược lại, phát triển chậm hơn. Do đó, mẹ cũng không nên ép bé theo một khuôn mẫu nhất định. Hỗ trợ bé tối đa trong dinh dưỡng để bé có sự phát triển hoàn thiện nhất.

1.2 Lưu ý nho nhỏ dành cho mẹ trong việc áp dụng bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Ngoài ra còn có một số lưu ý dành cho mẹ trước khi đo chiều cao và cân nặng dựa vào bảng:

  • Mẹ nên cho bé đi đại tiện hoặc tiểu tiện trước khi cân để có được kết quả chuẩn xác nhất.
  • Khi cân xong nên trừ đi trọng lượng trên áo quần của bé. Việc cho bé mang quần dày khi cân có thể dẫn đến số liệu sai lệch.
  • Nên cân trước khi ăn, bởi lẽ điều này sẽ phản ánh chính xác số cân của bé.
  • Trong giai đoạn sơ sinh, mẹ nên cho bé cân mỗi tháng một lần. Mục đích để biết được số lượng dinh dưỡng mà bé hấp thụ. Từ đó biết được thể trạng của bé cũng như cách điều chỉnh thức ăn phù hợp.
  • Thông thường bé trai sẽ có cân nặng hơn bé gái, nên mẹ không cần so sánh và suy nghĩ quá nhiều.
  • Đối với đo chiều cao, mẹ nên đo vào lúc sáng sớm, dễ đưa ra số liệu đúng đắn.
  • Mẹ có thể cho bé nằm để đo nếu bé chưa biết đứng.
  • Tương tự như cân nặng, chiều cao của bé trai có thể nhỉnh hơn bé gái một chút.

Mẹ có thể cho bé nằm để đo nếu bé chưa biết đứng

2. Làm thế nào để cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh?

Việc mẹ áp dụng bảng chiều cao cân nặng của trẻ để hỗ trợ cho bé phát triển đúng cách rất cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cũng nên quan tâm đến các phương pháp cải thiện chiều cao cân nặng. Đặc biệt trong trường hợp bé yêu của mình chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Sau đây sẽ là một số cách giúp trẻ sơ sinh cải thiện chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh:

2.1. Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng dù bé ở trong giai đoạn nào. Giấc ngủ sâu và dài có thể giúp cơ thể bé phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất. Bé có thể cao lớn hơn và tiêu hóa thức ăn tốt hơn khi ngủ. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 14-16 tiếng/ ngày hoặc có thể ít hơn một chút nếu trẻ lớn dần. Nhằm mục đích đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng.

Giấc ngủ rất quan trọng dù bé ở trong giai đoạn nào

2.2. Cho bú nhiều sữa 

Sữa luôn là nguồn dinh dưỡng quý giá và quan trọng nhất trong giai đoạn sơ sinh. Mỗi giai đoạn sẽ có một lượng sữa thích hợp để mẹ có thể cho bé bú. Bên trong sữa có nhiều chất vitamin và protein hỗ trợ tăng trưởng tối đa cho bé.

Mẹ nên cho bé bú nhiều sữa

Ngoài sữa ra, các mẹ cũng có thể cho bé hấp thụ thêm các thực phẩm trái cây, rau xanh xay nhuyễn khi bé bắt đầu ăn dặm. Các thực phẩm này có nhiều chất xơ và các chất giúp phát triển xương của trẻ, giúp trẻ cao lớn nhanh hơn.

2.3. Cho bé vận động 

Trẻ sơ sinh vẫn còn chưa thể đứng vững nhưng mẹ có thể cho bé tập bò cũng như chơi đùa thoải mái. Để bé tiếp xúc với bên ngoài. Kèm vào đó là chơi đùa cùng bé để bé tiêu thụ hết năng lượng của mình, thay vì để bé nằm một chỗ. Điều này có thể hỗ trợ tối đa trong quá trình phát triển của bé.

Mẹ nên chơi đùa cùng bé

2.4. Khám sức khỏe thường xuyên

Thường xuyên dẫn bé đến khám sức khỏe, lắng nghe sự tư vấn của bác sĩ. Tìm ra được nguyên nhân và cho bé hấp thụ dinh dưỡng thích hợp mà bác sĩ đã hướng dẫn. Kèm thêm đó có thể phát hiện ra các loại bệnh không tốt cho bé là điều cần thiết để cải thiện thể trạng cho bé.

Thường xuyên dẫn bé đến khám sức khỏe

3. Lời kết

Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ, hy vọng các mẹ có thể tìm ra cách điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp trong quá trình khôn lớn của bé.

Nguồn tham khảo:

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/helping-your-baby-grow-from-0-to-5-years

https://medlatec.vn/tin-tuc/bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cua-be-trai-be-gai-theo-who-s195-n19869

Đọc thêm:

Quan sát quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, những điều bố mẹ nên biết

Kinh nghiệm vượt cạn luôn là điều mà các mẹ bầu quan tâm nhất trước khi sinh con. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách vượt cạn cực dễ dàng các mẹ bầu cùng đón xem nhé!

1. Không để bụng đói khi đi sinh

Không để bụng đói khi đi sinh
Không để bụng đói khi đi sinh

Nhiều mẹ bầu lo lắng và để bụng đói khi lên bàn đẻ thì đây là quyết định sai lầm. Bạn không đủ năng lượng để vượt qua quá trình sinh nở một cách thuận lợi. Vậy nên kinh nghiệm vượt cạn đầu tiên là ăn một bữa đủ no để đồng hành cùng bé.

2. Luôn tin vào chính mình

Luôn tin vào chính mình
Luôn tin vào chính mình

Tâm trạng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh nở của mẹ bầu. Luôn giữ vững tinh thần, thả lỏng bản thân và thoải mái hết sức có thể. Dù đau đớn nhưng nghĩ đến bé thì mẹ bầu có sức mạnh để tin tưởng bản thân hơn. Kinh nghiệm vượt cạn tiếp theo là điều khiển hơi thở giúp tâm trạng bình tĩnh và thoải mái hơn.

3. Sử dụng cơ bụng khi sinh

Sử dụng cơ bụng khi sinh
Sử dụng cơ bụng khi sinh

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên tập gập bụng để khi vào phòng sinh nở dễ dàng hơn. Chỉ cần mẹ bầu tập thường xuyên thì sẽ biết cách dồn lực thay vì chỉ rặn không thôi. Cơ bụng mẹ bầu siết lại tạo lực đẩy giúp bé sinh nhanh hơn mà không tốn  nhiều thời gian.

4. Đừng ngại khi đưa ra yêu cầu

Đừng ngại khi đưa ra yêu cầu
Đừng ngại khi đưa ra yêu cầu

Đừng cố tỏ ra là chịu đựng giỏi, nếu mẹ bầu cảm thấy không thể hãy đưa ra yêu cầu? Các bác sĩ sẽ có biện pháp tốt nhất để mẹ và bé an toàn. Với mẹ bầu đã có kinh nghiệm vượt cạn, họ yêu cầu gây tê màn cứng. Bởi vì sẽ giúp mẹ bầu cho mẹ bầu giảm đau đớn trong quá trình sinh.  Mẹ bầu đừng có ngại khi bày tỏ cảm xúc, cứ la hét để giải tỏa áp lực bản thân!

5. Chuẩn bị đồ đi sinh sớm

Chuẩn bị đồ đi sinh sớm
Chuẩn bị đồ đi sinh sớm

Có những trường hợp bất ngờ không thể nào tính trước được, chuẩn bị đồ sinh sớm rất cần thiết. Mẹ bầu cần lên danh sách mua những gì để sẽ không phải căng thẳng, lo lắng khi chưa sẵn sàng đi sinh. Kinh nghiệm vượt cạn dễ dàng hay không còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị để tránh rủi ro.

6. Khám sức khỏe trước khi sinh

Khám sức khỏe trước khi sinh
Khám sức khỏe trước khi sinh

Sức khỏe của mẹ bầu cực kỳ quan trọng do vậy cần khám định kỳ thường xuyên. Mẹ bầu cần phải hỏi kĩ bác sĩ về các dấu hiệu trước khi sinh và những điều nên làm. Chuẩn bị kiến thức trước không hề thừa có thêm kinh nghiệm vượt cạn bầu mẹ dễ dàng sinh hơn.

7. Đừng nghe quá nhiều kinh nghiệm vượt cạn của các mẹ bầu khác

Mỗi mẹ bầu có kinh nghiệm vượt cạn khác nhau, đôi khi gây ra ý kiến trái chiều. Nếu mẹ bầu quan tâm quá nhiều sẽ gây ra áp lực và lo nghĩ. Điều này ảnh hưởng không tốt đến bé và quá trình sinh nở.  Tốt nhất mẹ bầu là nên hỏi ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn để đảm bảo.

8. Đừng gây tê ngoài màng cứng quá sớm

Nhiều mẹ bầu quá lo lắng nên lựa chọn gây tê ngoài màng cứng từ khi chuẩn bị sinh. Thế nhưng điều này thực sự là không an toàn cho mẹ và bé. Nên chọn gây tê ngoài màng cứng khi cổ tự mở được 5-6 cm, quá trình chuyển dạ diễn ra. Đây là yếu tố quan trọng trong bí quyết kinh nghiệm vượt cạn mà mẹ bầu cần lưu ý để đảm bảo quá trình sinh ít rủi ro nhất.

9. Tham gia lớp học tiền sản để có thêm kinh nghiệm vượt cạn

Tham gia lớp học tiền sản để có thêm kinh nghiệm vượt cạn
Tham gia lớp học tiền sản để có thêm kinh nghiệm vượt cạn

Đây thực sự là điều cần thiết giúp mẹ bầu tự tin hơn khi bước lên bàn đẻ. Tại lớp học tiền sản mẹ bầu sẽ được bổ trợ kiến thức để dễ dàng sinh bé. Chỉ cần thực hiện những bài học tiền sản vài lần, mẹ bầu có thể rút ngắn thời gian sinh.

10. Kinh nghiệm vượt cạn về an toàn là đăng ký cho bố bé vào phòng sinh

Nhiều mẹ bầu rất băn khoăn khi quyết đinh có nên cho chồng vào phòng sinh cùng hay không? Một trong lý do đó là sợ xấu… Nhưng các mẹ à, có chồng bên cạnh sẽ vững tin hơn rất nhiều. Chứng kiến khoảnh khắc bé chào đời, giây phút thiêng liêng có gia đình đoàn tụ. Điều này sẽ xóa nhòa mọi đau đớn của mẹ bầu trước đó. Đặc biệt, các anh chồng sẽ yêu thương vợ nhiều hơn khi chứng kiến sự hy sinh của các chị.

11. Kinh nghiệm vượt cạn dễ dàng là thân thiện với hộ sinh

Kinh nghiệm vượt cạn dễ dàng là thân thiện với hộ sinh
Kinh nghiệm vượt cạn dễ dàng là thân thiện với hộ sinh

Hộ sinh là người đồng hành bên mẹ bầu trong quá trình chuẩn bị sinh nở. Họ là người trực tiếp hỏi thăm, chăm sóc và hướng dẫn mẹ bầu để chuẩn bị sinh nở. Bác sĩ đỡ đẻ mẹ bầu có thể lựa chọn. Nhưng hộ sinh thì được sắp ngẫu nhiên. Vậy nên để tốt cho bé và sức khỏe của mình, mẹ bầu nên thân thiên với hộ sinh. Kinh nghiệm vượt cạn luôn là yếu tố quan trong nhất để mẹ và bé an toàn.

12. Chuẩn bị băng vệ sinh

Sau khi sinh, mẹ bầu sẽ mất rất nhiều máu. Do vậy nên chuẩn bị băng vệ sinh lớn có thấm hút tốt giúp mẹ bầu thoải mái hơn. Giai đoạn này, mẹ bầu có chút mệt mỏi do đó mẹ bầu không nên di chuyển nhiều. Chỉ cần ăn uống và nghỉ ngơi đủ thì vết thương sẽ lành nhanh hơn. Học hỏi kinh nghiệm vượt cạn trước sẽ rất hữu ích cho bạn khi lần đầu làm mẹ.

Kết luận

Mọi chuyện sẽ tốt thôi, mẹ và bé chắc chắn sẽ an toàn. Với kinh nghiệm vượt cạn trên là hành trang giúp mẹ bé vượt qua giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời. Còn bây giờ các mẹ hãy ghi lại và thực hiện nhé!

Con lớn khôn và khỏe mạnh từng ngày là điều mà những người làm mẹ hằng mong mỏi. Những làm thế nào để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc nhé!

1. Sự phát triển của trẻ được biểu hiện như thế nào?

Sự phát triển của trẻ có thể được quan sát bằng mắt và cảm nhận của mẹ. Thông qua những sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần.

1.1. Cân nặng

Đây có lẽ là biểu hiện rõ nhất mà các mẹ có thể thấy ở trẻ. Sự phát triển của trẻ thông qua cân nặng sẽ giúp mẹ hiểu rõ bé đã hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng hay chưa. Liệu bé có mắc các loại bệnh tiêu hóa hay không cũng sẽ dễ dàng nhận biết qua từng giai đoạn cân nặng của bé.

Mỗi giai đoạn của trẻ sẽ có một cân nặng nhất định
Mỗi giai đoạn của trẻ sẽ có một cân nặng nhất định

Trẻ bình thường sẽ có cân nặng tăng liên tục và thường xuyên trong từng giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn sẽ có một cân nặng nhất định. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có những thể trạng khác nhau, không thể ép bé theo một khuôn mẫu nhất định như bạn cùng trang lứa.

Bé chỉ cần có cơ thể khỏe mạnh, không bị còi xương hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì mẹ có thể yên tâm.

1.2. Chiều cao

Sự phát triển thông qua chiều cao cũng sẽ giúp mẹ cảm nhận rõ sự lớn khôn từng ngày của con mình. Trẻ cũng sẽ cao lớn thêm từng ngày theo giai đoạn nhất định.

Trẻ cũng sẽ cao lớn  theo giai đoạn nhất định
Trẻ cũng sẽ cao lớn  theo giai đoạn nhất định

Không có người mẹ nào muốn con mình thấp bé hơn bạn cùng trang lứa. Nhưng, mỗi bé sẽ có sự tăng chiều cao nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng hoặc chất dinh dưỡng được hấp thụ. 

1.3. Cảm xúc

Sự thay đổi trong cảm xúc của trẻ nhỏ cũng sẽ rõ ràng hơn trong quá trình phát triển. Trẻ thể hiện cảm xúc của mình nhiều hơn, như khóc khi buồn bực, cười khi vui vẻ hoặc giận dỗi bất cứ thứ gì không vừa ý. 

Sự thay đổi trong cảm xúc của trẻ nhỏ trong quá trình phát triển
Sự thay đổi trong cảm xúc của trẻ nhỏ trong quá trình phát triển

Các mẹ cũng cần nên hỗ trợ bé thể hiện cảm xúc của mình, vì điều này sẽ rất tốt trong sự phát triển về mặt tinh thần trong tương lai.

1.4. Tâm lý

Dù là trẻ ở bất cứ giai đoạn nào cũng muốn được ba mẹ quan tâm và chú ý đến mình. Đây chính là tâm lý ở mỗi trẻ, tâm lý này sẽ phát triển kèm với sự phát triển về mặt thể chất của bé. 

Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi liên tục tùy 
Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi liên tục tùy 

Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi liên tục tùy theo môi trường mà bé phát triển. Ba mẹ cần quan tâm và chia sẻ với bé nhiều hơn để bé không cảm thấy cô đơn, buồn chán.

2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Trẻ sơ sinh cũng có những giai đoạn phát triển khác nhau theo từng tháng sau khi sinh. Sau đây là một số điều mà mẹ cần biết trong quá trình phát triển của bé yêu theo từng tháng:

2.1. Trẻ sơ sinh từ lúc mới sinh đến 1 tháng

Lúc này trẻ vẫn chưa tự ý thức được xung quanh của bản thân. Các giác quan vẫn chưa hoàn thiện nên tầm nhìn của bé còn hạn chế. Bé cũng chưa thể có cảm xúc trong giai đoạn này. 

Các hoạt động của bé chỉ bao gồm ngủ và bú sữa. Bé ngủ mỗi ngày khoảng 14-16 tiếng/ngày, tăng khoảng 1-1,2kg một tháng sau khi sinh.

Các hoạt động của bé chỉ bao gồm ngủ và bú sữa
Các hoạt động của bé chỉ bao gồm ngủ và bú sữa

2.2. Trẻ sơ sinh từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi

Bé lúc này đã cứng cáp hơn rất nhiều, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn với thế giới bên ngoài. Bởi lẽ, đây là thời gian trí não của bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nên cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc để phát triển thị lực. Mẹ nên cho bé làm quen với các đồ vật bên ngoài và thường xuyên kể chuyện cho bé nghe.

Mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho bé nghe
Mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho bé nghe

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cũng có thể đã bắt đầu biết lật. Bé cũng sẽ có thêm những triệu chứng biếng ăn sinh lý nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Giấc ngủ của bé cũng sẽ dài hơn, cân nặng tăng khoảng 2-3kg sau khi sinh và lượng sữa hấp thụ cũng sẽ nhiều hơn. 

2.3. Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở về sau

Bé trong giai đoạn sau đã có thể bập bẹ nói ê a. Thị giác dần hoàn thiện và bắt đầu nhận diện được màu sắc. Thính giác cũng bắt đầu phát triển khi cảm nhận được những tiếng ồn xung quanh. Các mẹ cũng nên chơi đùa, quan tâm bé nhiều để bé có thể luyện tập với cảm xúc của mình.

Đây cũng có lẽ là giai đoạn quan trọng của phát triển, bé đã tò mò về thế giới xung quanh, kèm theo đó là tập ăn dặm. Trẻ cũng sẽ ngủ sâu hơn vì đã dùng hết năng lượng của mình trong ngày khi ở giai đoạn này. Các mẹ nên tập trung phát triển dinh dưỡng cũng như tương tác với bé nhiều hơn

3. Làm thế nào để hỗ trợ sự phát triển của trẻ?

Biết cách kích thích cho sự phát triển của trẻ là điều cần thiết mà mẹ nên biết, đặc biệt là về thể chất và tinh thần: 

3.1. Về thể chất

Các mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin, dinh dưỡng khi bé đã bắt đầu biết ăn dặm. Cho bé hấp thụ lượng sữa phù hợp mỗi ngày để bé có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất.

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin cho bé
Mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin cho bé

3.2. Về tinh thần

Trong giai đoạn đang hoàn thiện về các giác quan và trí tuệ. Mẹ nên cho bé tiếp xúc với nhiều màu sắc, cho bé nghe nhạc, ru ngủ để bé có thể phát triển các giác quan. Kể chuyện cho bé nghe và tập nói cho bé để bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Mẹ nên cho bé nghe nhạc
Mẹ nên cho bé nghe nhạc

Lời kết

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ thêm về sự phát triển của trẻ. Lựa chọn ra những phương pháp đúng đắn đồng hành trong quá trình khôn lớn của trẻ.

Nguồn tham khảo:

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-development

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-moc-phat-trien-ma-tre-nho-nen-dat-duoc/

Đọc thêm:

Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi, những điều mẹ yêu cần biết

Quan sát quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Mấy tháng bé biết ngồi? Giải đáp tất tần tật cho mẹ

Phụ nữ mang thai sau tuổi 30 chắc chắn có nhiều băn khoăn và lo lắng. Có nhiều vấn đề thể chất, tâm lý cần được cân bằng sau tuổi 30. Sau 30 mang thai có muộn không? Cùng tìm hiểu với Góc của mẹ qua bài viết dưới đây.

1. Lợi ích khi mang thai sau 3 0 tuổi

Trước hết, để nói về mang thai sau tuổi 30, mỗi người phụ nữ đều có lí do của riêng mình. Lứa tuổi này cũng có những lợi thế rất riêng để mang bầu và sinh con như sau:

1.1. Ổn định về kinh tế

Hầu hết phụ nữ tuổi 30 đều đã có công việc tương đối ổn định với mức lương chấp nhận được. Vì vậy mang thai ở lứa tuổi này có thể đảm bảo cho chăm sóc bầu đầy đủ chu đáo hơn. Sinh con với kinh tế ổn định cũng giúp em bé đỡ thiệt thòi về kinh tế. Con có thể có được điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc tốt hơn. Sở dĩ kinh tế là một lợi thế của mang thai sau tuổi 30 vì kinh tế ổn định giúp mẹ có được tâm lý tự tin, bớt lo lắng về cơm áo gạo tiền.

1.2. Ổn định về tâm lý, tính cách

30 tuổi là độ tuổi khá chín trong lối sống, hành vi của mỗi người. Việc chịu trách nhiệm với con mình và gia đình cũng nghiêm túc và chỉn chu hơn. Mẹ 30 tuổi can đảm và bền bỉ hơn với các tác động tâm lý, nhờ đó sức khỏe chung của cả mẹ và thai nhi đảm bảo hơn. Việc ý thức được trách nhiệm của mình giúp mẹ duy trì khám thai sản đều đặn.

Ở tuổi 30, nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm bầu bí nhưng nhờ có tâm lý vững vàng, nhiều trải nghiệm nên có thể vượt qua thời kì mang thai thuận lợi. Đây cũng là chìa khóa để em bé chào đời khỏe mạnh.

Không chỉ mẹ mà bố ở tuổi 30 cũng đã chín trong công việc và tài chính. Đây là chỗ dựa rất vững chắc cho mẹ và em bé. Chính vì vậy, so với lứa tuổi trẻ hơn, làm mẹ tuổi 30 là một lợi thế không nhỏ.

Lợi ích khi mang thai sau 30 tuổi
Lợi ích khi mang thai sau 30 tuổi

2. Mang thai con so sau tuổi 30 có đặc điểm gì?

2.1. Chưa có kinh nghiệm thai sản

Mọi bà mẹ mang thai bé đầu đều hoang mang vì mình chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên việc tham khảo các chuyên gia sản khoa và các bà, các mẹ có kinh nghiệm rất hữu ích. Mẹ không cần quá lo lắng. Dù mang thai ở lứa tuổi nào đi chăng nữa mẹ vẫn cần lắng nghe kĩ hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa. Nắm được những chỉ dẫn này, cho dù có kinh nghiệm hay chưa mẹ vẫn có thể yên tâm về sức khỏe của mình.

2.2. Tầng sinh môn rắn chắc có thể ảnh hưởng đến chuyển dạ

Tuổi sau 30 mà chưa từng sinh em bé thường có tầng sinh môn kém đàn hồi. Đó là do tầng sinh môn mẹ trước đó chưa được thử thách bằng sự lọt qua của em bé. Sự rắn chắc của tầng sinh môn có thể khiến chuyển dạ diễn ra khó khăn hơn, mẹ khó sinh bằng đường dưới hơn. Việc đánh giá chuyển dạ là của các bác sĩ, mẹ có thể yên tâm nếu chuyển dạ tiến triển không thuận lợi thì mẹ có thể được chỉ định mổ lấy thai. Không phải bà mẹ nào chuyển dạ sinh con so sau tuổi 30 đều cần sinh mổ. Mặt khác, bằng việc luyện tập sức khỏe dẻo dai, mẹ có thể trải qua chuyển dạ dễ dàng hơn.

Tuổi sau 30 mà chưa từng sinh em bé thường có tầng sinh môn kém đàn hồi
Tuổi sau 30 mà chưa từng sinh em bé thường có tầng sinh môn kém đàn hồi

2.3. Những nguy cơ tăng lên ở lứa tuổi từ 35

Mẹ càng lớn tuổi, nguy cơ sảy thai hay em bé mắc rối loạn di truyền sẽ tăng lên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến 2 tình trạng trên nhưng mẹ lớn tuổi là một yếu tố nguy cơ. Do đó mẹ cần theo dõi và xét nghiệm sớm các vấn đề của thai. Độ tuổi mẹ tăng lên nhưng hormone lại giảm đi do yếu tố tuổi tác, vì vậy sảy thai hay lưu thai cũng có tỉ lệ cao hơn. Những điều này là hạn chế lớn nhất với mẹ bầu lớn tuổi. Tuy nhiên, mẹ vẫn luôn nên duy trì tinh thần lạc quan, sức khỏe dẻo dai để chăm sóc chính mình và thai nhi.

3. Mang thai con thứ 2 trở lên sau tuổi 30

Có thể nói phần lớn phụ nữ đều mang thai con thứ 2 sau tuổi 30. Khi đó mẹ đảm  bảo được rất nhiều lợi thế về tuổi, tâm lý, kinh nghiệm, sức khỏe. Nhờ có lần sinh con thứ nhất và những trải nghiệm riêng có trong đời sống, việc mang thai và sinh bé từ lần 2 trở đi thuận lợi và dễ dàng hơn. Việc chuyển dạ sinh thường lần 2 cũng tiến triển nhanh hơn về thời gian sinh lý. Nhờ có những lợi thế này, mẹ có thể tự tin và yên tâm chăm sóc bản thân và em bé. Tuy nhiên, cho dù bất kì thai kì nào, khám sức khỏe định kì vẫn phải đảm bảo. Mẹ đừng chủ quan với sức khỏe của mình và em bé nhé!

Việc chuyển dạ sinh thường lần 2 cũng tiến triển nhanh hơn về thời gian sinh lý
Việc chuyển dạ sinh thường lần 2 cũng tiến triển nhanh hơn về thời gian sinh lý

4. Chuẩn bị gì để mang thai sau tuổi 30?

Thụ thai sau tuổi 30 tùy từng người sẽ có tỉ lệ khác nhau. Tuy nhiên sau tuổi 30, hormone nữ giới cũng đã giảm dần, cần chú ý đến sức khỏe sinh sản hơn để sớm có bầu. Cặp đôi nên quan hệ đều đặn ít nhất 2-3 lần một tuần. Trong 6 tháng – 1 năm không sử dụng biện pháp tránh thai mà vẫn chưa thụ thai, cả hai vợ chồng đều nên đi khám sớm.

Mong mỏi có con là mong mỏi chung của tất cả phụ nữ. Mang thai sau tuổi 30 có thể là thách thức và khó khăn nếu bạn có vấn đề về sản phụ khoa. Cần thăm khám toàn diện để phát hiện các bất thường sản phụ khoa để điều trị sớm. Chính sự chuẩn bị về sức khỏe, tâm lý, tinh thần sẽ giúp người phụ nữ dễ có thai hơn. Với nhiều tiến bộ y học hiện nay, mang thai là cơ hội chung cho tất cả mọi người.

Thụ thai sau tuổi 30 tùy từng người sẽ có tỉ lệ khác nhau
Thụ thai sau tuổi 30 tùy từng người sẽ có tỉ lệ khác nhau

Mang thai sau tuổi 30 mang đến nhiều băn khoăn và lo lắng cho phụ nữ. Hi vọng với những thông tin trên đây Góc của mẹ đã phần nào giải tỏa được những lo lắng và thắc mắc đó. Chúc các bạn sớm có bầu và luôn khỏe!

Xem thêm:

Chuẩn bị mang thai cần những kế hoạch gì?

Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/pregnancy-in-your-thirties-4147320

Giỏ hàng 0