Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh bú ít do đâu? – 8 nguyên nhân và cách xử lý

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú ít. Dù không phải lúc nào đây cũng là vấn đề nghiêm trọng nhưng vẫn khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Bố mẹ hãy đọc bài viết này để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết phù hợp khi bé đột nhiên ít bú nhé!

1. 8 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít

Trẻ sơ sinh bú ít lý do là gì?
Trẻ sơ sinh bú ít lý do là gì?

Tình trạng bú ít ở trẻ kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mẹ có quá nhiều sữa: Sữa nhiều cũng trở thành nguyên nhân để trẻ từ chối bú. Mẹ quá nhiều sữa sẽ khiến bé bị ngợp. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ sợ và không còn hứng thú bú nữa.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bệnh lý trở nên nghiêm trọng sẽ khiến việc bú khó khăn đối với trẻ.  
  • Trẻ mắc các bệnh lý khiến trẻ khó chịu, dẫn đến ngại bú thậm chí là bỏ bú như: bệnh tai-mũi họng, bệnh tay-chân-miệng, nhiễm trùng, tưa miệng, mọc răng, nhiễm trùng tai.
  • Bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi khiến trẻ khó thở khi bú.
  • Mẹ ít sữa sau sinh nên lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi lần bú không đủ. Việc đó sẽ dẫn tới bé cáu gắt, khó chịu. Không cho trẻ bú đúng lúc hay cho trẻ bú khi trẻ quá đói cũng là nguyên nhân khiến bé chán bú.
  • Tư thế bú khiến trẻ không thoải mái.
  • Sữa mẹ có vị lạ. Trẻ cũng có những mùi vị thích và không quá thích. Sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị do chế độ ăn uống hoặc do mẹ dùng các loại mỹ phẩm cho body.
  • Kích thước và hình dạng ti mẹ không thích hợp với bé. Có thể là do đầu ti quá lớn hoặc bị tụt sâu vào trong gây khó bú cho trẻ.

2. Trẻ sơ sinh bú ít có sao không?

Nếu trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít lại, đó rất có thể là do vấn đề về sức khỏe. Đây là một dấu hiệu giúp ba mẹ lưu ý để kịp thời can thiệp trước khi trở thành bệnh lý nghiêm trọng.

Nếu bé bú ít hơn với chế độ bú khuyến nghị trong thời gian dài thì có thể dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh bú ít chậm tăng cân và có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Cha mẹ có thể thấy bé bị sút cân, phát triển chững lại, trẻ ốm yếu, mệt mỏi.

Tuy nhiên, khả năng hấp thụ ở mỗi trẻ là khác nhau. Có thể lượng sữa bé uống mỗi ngày ít hơn lượng khuyến nghị theo độ tuổi nhưng trẻ không quấy khóc, ngủ ngon và lên cân đầy đủ, đi tiểu trên 6 lần mỗi ngày thì ba mẹ có thể yên tâm bé đã nhận đủ sữa.

3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bú ít?

Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?

Mẹ thường rất bối rối vì không biết bé bú ít phải làm sao? Thực ra, đây là vấn đề cần được xử lý từ cả phía mẹ và bé.

3.1. Từ phía mẹ

Từ phía mẹ hãy thật bình tĩnh, đừng ép trẻ bú nếu trẻ không muốn. Thay vào đó hãy tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết tốt nhất.

Với mẹ có bé bú sữa mẹ:

  • Nếu nguyên nhân do kích thước và hình dạng ti mẹ khiến bé bú ít thì phải làm sao? Trong trường hợp này, mẹ nên hút sữa và cho con bú bằng bình hoặc đút bằng thìa.
  • Mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Ăn đầy đủ chất, hạn chế các thức ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa như đồ cay nồng, chiên rán,..
  • Nếu sữa mẹ quá ít hãy bổ sung các thực phẩm kích thích ra sữa ở mẹ. Sử dụng bổ sung những loại sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Và hãy đảm bảo loại sữa đó có mùi vị trẻ thích.

Với mẹ có bé bú sữa công thức:

  • Đầu tiên mẹ cần theo dõi để tìm loại sữa phù hợp với bé để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị bé.
  • Mẹ cũng cần chọn bình sữa và đầu ti có kích cỡ cũng như chất liệu phù hợp với bé.
  • Ngoài ra, mẹ còn cần để ý thời gian các cữ bú để điều chỉnh cho hợp với con.

3.2. Từ phía bé

Ba mẹ hãy tạo môi trường thoải mái cho trẻ.

  • Nếu nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề bệnh lý của trẻ. Mẹ hãy nhanh chóng cho bé đi khám và chữa trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài.
  • Nếu trẻ sơ sinh tự nhiên bú ít, mẹ hãy thử cho trẻ bú khi mới thức dậy. Đây là khoảng thời gian trẻ có xu hướng bú nhiều nhất không ngày. Đừng để trẻ quá đói mới cho bú. Ngược lại, cùng đừng ép trẻ ăn khi đã quá no. Hãy xây dựng một lịch bú trong ngày cho trẻ theo từng độ tuổi nhất định. Như thế sẽ tạo cho trẻ phản xạ ăn khi đến giờ.
  • Với trẻ sơ sinh bú kém,  cần tạo môi trường thuận lợi để bé có thể bú trong sự thư giãn. Cho trẻ bú trong phòng riêng, ít tiếng ồn. Trong khi cho bú có thể hát ru cho trẻ nghe và đung đưa nhẹ nhàng.
  • Thay đổi tư thế bú thường xuyên cho đến khi tìm được tư thế trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất.

4. Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi

Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi
Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi

Vào những ngày đầu mới sinh, dạ dày của bé chỉ nhỏ bằng một viên bi. Nó chỉ chứa được hơn một muỗng cà phê sữa mỗi lần bú. Khi bé lớn hơn, kích thước của dạ dày bé cũng theo đó phát triển theo.

Xem thêm:

Cho bé bú mẹ sẽ khó đo lường lượng sữa bé cần cho mỗi lần. Nhưng sẽ dễ dàng hơn khi cho trẻ bú bằng bình sữa. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một chế độ bú sữa công thức điển hình sẽ như sau:

  • Trẻ mới sinh cho đến 2 tuần tuổi: 15ml sữa trong lần uống đầu tiên và từ 30ml đến 90ml cho các lần tiếp theo.
  • Trẻ từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi: 60ml đến 120ml cho mỗi lần bú sữa.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi: 120ml đến 180ml cho mỗi lần bú sữa.
  • Từ 4 đến 6 tháng tuổi: 120ml đến 240ml sữa cho mỗi lần bú. 
  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: 240ml sữa cho mỗi bữa ăn. Có thể cho trẻ bắt đầu ăn các thức ăn dạng đặc hoặc loãng.
bé bú ít
Quan trọng nhất là để bé có được một sự thoải mái nhất có thể!

Phần kết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú ít hơn bình thường hay thậm chí là bỏ bú ở trẻ. Bố mẹ đừng quá lo lắng và bối rối. Qua bài viết này, mong rằng bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh uống ít sữa có sao không. Từ đó bình tĩnh xử lý và tìm ra căn nguyên vấn đề. Chỉ khi đó bố mẹ mới có thể giúp đỡ được trẻ. Nếu sau khi thực hiện đủ các biện pháp mà tình hình bú kém ở trẻ vẫn không tiến triển, mẹ hãy liên lạc và đặt lịch hẹn sớm nhất với bác sĩ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Nguyễn Thị Ngọc Trầm

Bé nhà mình 2 tháng, bé bú sữa mẹ, bé ít bú, mình rất lo lắng 2 tháng mà bé có 4,6kg à

15-11-2021 16:54

Mamamy Admin

"Chào mẹ, Để bé bú mẹ thường xuyên hơn, mẹ có thể thử các cách sau: - ""Tiếp xúc da"" với bé nhiều hơn - Ép bầu vú khi cho bé bú - Cho bé bú mẹ khi bé đang buồn ngủ Chúc mẹ và bé luôn mạnh khoẻ nhé!"

31-12-2021 14:22


Bài viết cùng chủ đề

4 nguyên nhân bé bú bình hay nhai và cách khắc phục hiệu quả
4 nguyên nhân bé bú bình hay nhai và cách khắc phục hiệu quả
Bé bú bình hay nhai là vấn đề khiến các mẹ “vò đầu, bứt tai” không biết phải làm sao. “Bí kíp” cho mẹ đây ạ! Tất tần tật nguyên nhân và cách xử lý dứt điểm tình trạng này đã được Góc của mẹ bật mí trong bài viết sau! 1. Bé đang trong […]
Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không?
Bé bú bình phát ra tiếng kêu tặc tặc, khò khè có sao không?
Bé bú bình phát ra tiếng kêu “tặc tặc” giống tiếng tặc lưỡi thì không nguy hiểm. Nhưng nếu bé thường xuyên phát ra tiếng kêu “khò khè” thì mẹ cần chú ý vì có thể bé đang mắc các bệnh về đường hô hấp đó ạ! Tại sao lại thế? Mẹ cùng theo dõi […]
6 nguy hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!
6 nguy hiểm khi cho bé bú bình nằm. Đừng chủ quan mẹ ơi!
Mẹ không nên cho bé bú bình nằm vì tiềm ẩn nguy cơ không tốt như: Sặc sữa, trào ngược dạ dày, rối loạn giấc ngủ, sâu răng,… Tại sao lại thế? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu tường tận trong bài viết sau nhé! 1. Không nên cho bé bú bình nằm Chăm sóc […]
Tại sao trẻ bú bình hay bị sặc? Nguyên nhân & cách xử lý
Tại sao trẻ bú bình hay bị sặc? Nguyên nhân & cách xử lý
Sặc sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi bắt đầu học bú bình. Vậy trẻ bú bình hay bị sặc có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Cùng Góc của mẹ tìm câu trả lời qua bài viết này nhé! 1. Nguyên nhân khiến trẻ […]
Giỏ hàng 0