Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cúng thôi nôi miền Nam: Mẹ cần chuẩn bị những gì?

Để có được lễ cúng thôi nôi miền Nam sao cho chuẩn phong tục miền Nam nhất có lẽ là câu hỏi khó đối với mẹ. Hãy để Góc của mẹ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi miền Nam cho bé

Cúng thôi nôi được xem là một nghi lễ quan trọng, được tổ chức khi bé tròn 1 tuổi. Lễ cúng thôi nôi miền Nam mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt:

  • Cúng thôi nôi được xem là lời cảm ơn 12 bà mụ và 3 Đức ông: tương truyền rằng đây là những vị thần chăm lo việc thải sản, mỗi vị sẽ đảm nhiệm một việc khác nhau trong sinh nở giáo dưỡng của mẹ và bé.
  • Lễ cúng thôi nôi đánh dấu thời kỳ mà bé đã bắt đầu lớn, bước sang một tuổi mới
  • Đây cũng là dịp ba mẹ và tất cả các thành viên trong gia đình cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bé
  • Ngoài ra, lễ cúng còn thể hiện được niềm mong ước của ba mẹ đối với bé qua nghi thức bốc thôi nôi.
Mong cho bé luôn khỏe manh
Mong cho bé luôn khỏe manh

Sau lễ thôi nôi, mẹ hãy chọn cho bé sản phẩm tã, bỉm phù hợp cho bé có một giấc ngủ thật ngon và thoải mái, mẹ nhé!  Tã dán cho bé 1 tuổi sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ với độ thấm hút cao gấp 1.5 lần làm tăng độ thông thoáng giúp bé luôn cảm thấy thoải mái đồng thời ngăn ngừa hăm, mẩn đỏ.

2. Cúng thôi nôi miền Nam cần chuẩn bị những gì? 

2.1. Chuẩn bị lễ cúng thôi nôi miền Nam

Để chuẩn bị lễ cúng thôi nôi miền Nam đầy đủ, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Mâm ngũ quả: là mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau với ý nghĩa tượng trưng cho những điều may mắn. Mâm ngũ quả thường có 5 loại màu ứng với 5 ý nghĩa phong thủy. Bên cạnh đó, người miền Nam quan niệm “cầu sung vừa đủ xài” nên trong mâm cúng thôi nôi miền Nam thường có đủ các loại quả như: mãng cầu, quả sung, quả dừa, quả xoài, quả đu đủ.

Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam

Danh sách lễ vật: Bên cạnh việc chuẩn bị mâm ngũ quả thì lễ vật là các món ăn mặn cũng không thể thiếu trong mâm cúng thôi nôi miền Nam. Đồ cúng thôi nôi miền Nam trong mâm cỗ mặn bao gồm:

  • Gà luộc nguyên con, bắt chéo cánh, ngẩng cao đầu
  • Trầu têm cánh phượng
  • Bánh hỏi đi kèm với heo quay
  • Một đĩa trái cây
  • Một bình hoa
  • 12 đĩa xôi nhỏ và một đĩa xôi lớn
  • 12 chén chè nhỏ và một chén chè lớn
  • 12 chén cháo kèm với một tô cháo lớn
  • 12 chung nước hoặc rượu trắng
  • 12 cây nến và nhang để thấp
  • Giấy tiền cúng thôi nôi
  • Chén, đũa, muỗng và có thể chuẩn bị thêm một đôi đũa hoa dành cho mụ bà.

2.2. Chọn ngày, giờ cúng thôi nôi cho bé miền nam

Ngày cúng thôi nôi miền Nam thường theo lịch âm, có thể đúng ngày hoặc lùi ngày. Nếu lựa chọn lùi này mẹ nên lựa chọn theo tiêu chí “Gái sụt hai, trai sụt một” nghĩa là cúng thôi nôi cho bé trai miền Nam sẽ được làm trước 1 ngày so với ngày sinh, ngược lại cúng thôi nôi bé gái miền Nam sẽ làm trước 2 ngày so với ngày sinh.

Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 15/05 âm lịch thì lễ thôi nôi sẽ tổ chức ngày 13/05 âm lịch năm sau. Bé trai sinh cùng ngày mẹ sẽ tổ chức cúng thôi nôi vào 14/05 âm lịch năm sau.

Giờ cúng thôi nôi miền Nam thường được dựa trên khung giờ hoàng đạo trong ngày hoặc giờ theo tuổi của bé theo quy tắc tam hợp. Quy tắc này nghĩa là  12 con giáp sẽ được chia ra làm 4 nhóm mỗi nhóm có 3 con, cụ thể:

  • Tam hợp mệnh Thủy: Thân – Tý – Thìn
  • Tam hợp mệnh Kim: Tỵ – Dậu – Sửu                                                          
  • Tam hợp mệnh Hỏa: Dần – Ngọ – Tuất                                                            
  • Tam hợp mệnh Mộc: Hợi – Mão – Mùi
Chọn giờ tốt cúng thôi nôi cho bé
Chọn giờ tốt cúng thôi nôi cho bé

Tuy nhiên, mẹ cũng nên chú ý đến những tuổi xung khắc để tránh những điềm xấu cho bé. 

2.3. Điềm khác biệt của cúng thôi nôi miền Nam so với các miền khác

Do phong tục tập quán mỗi vùng miền khác nhau nên không thể tránh khỏi nghi lễ cúng thôi nôi miền Nam sẽ có điểm khác so với miền Bắc hay miền Trung. Nổi bật nhất là trong mâm cúng thôi nôi:

  • Thông thường, xôi gấc đóng khuôn cùng với đậu xanh kẹp ở giữa là tập tục vào ngày cúng thôi nôi cho bé ở miền Nam
Xôi gấc kẹp đậu xanh
Xôi gấc kẹp đậu xanh
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung thêm thịt heo quay, bánh hỏi, bánh kẹo, nước ngọt….. để mâm cúng thôi nôi được đầy đủ và đẹp mắt hơn.

Mâm ngũ quả: Có lẽ mẹ cũng biết người miền Nam thường có phong cách  sống phóng khoáng, khảng khái, rất chân thật và đơn giản hơn người miền Bắc hay miền Trung khá nhiều. Từ xưa tới nay, cúng thôi nôi cho bé miền Nam thường theo tiêu chí “cầu sung vừa đủ xài” – đơn giản nhưng thấm đậm bản sắc văn hóa. Vì vậy, mâm ngũ quả chỉ cần các loại quả như  mãng cầu, quả sung, quả dừa, quả xoài, quả đu đủ thì hoàn toàn có thể thể hiện rõ tiêu chí này. Ngoài ra, mẹ có thể tùy ý sắp mâm ngũ quả với 5 loại quả bất kỳ sao cho đẹp mắt và phù hợp nhất.

3. Các bước cúng thôi nôi miền Nam cho bé trai, bé gái

Quy trình cúng thôi nôi miền Nam thường bao gồm 6 bước dưới đây:

  • Mẹ chuẩn bị đầy đủ tất cả các lễ vật cần thiết 
  • Chuẩn bị không gian cúng sao cho trang nghiêm nhất. Mẹ nên sử dụng bàn để cúng hoặc nếu phải cúng dưới sàn phải được trải thảm hoặc chiếu
  • Sắp xếp tất cả các lễ vật lên bàn lớn và bàn nhỏ. Lễ vật bàn lớn là dùng để tạ ơn cho 12 bà mụ. Còn lễ vật trên bàn nhỏ là dùng để tạ ơn 3 Đức Ông.
  • Mẹ tiến hành thắp đèn và thắp hương. Đứng trước bàn để để đọc lớn bài văn khấn lễ thôi nôi cho bé. Mặc dù không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn nên đảm bảo tính trang trọng.
  • Khi nhang đèn đã cháy hết, mẹ đem vàng mã đi đốt để tạ lễ với thần linh. 
  • Sau khi vàng mã đã cháy hết thì tưới rượu lên trên.
Quy trình cúng thôi nô miền Nam đầy đủ
Quy trình cúng thôi nô miền Nam đầy đủ

4. Bài cúng thôi nôi miền Nam cho bé

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong nghi lễ cúng thôi nôi miền Nam cho bé đó chính là bài cúng văn khấn. Mẹ hãy tham khảo bài cúng thôi nôi trang trọng dưới đây nhé:

“Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát !

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương.

Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.

Hôm nay ngày…. tháng …. năm ………

Vợ Chồng (ông bà) chúng con tên là: 

……………………………………………………………………..

Chúng con hiện đang ngụ tại địa chỉ: 

……………………………………………………………………..

Đã sinh hạ được con (trai, gái), cháu tên là: 

……………………………………………………………..

Nhân ngày…………………………………của Cháu, chúng con thành tâm chuẩn bị một số lễ vật trình lên các ngài, trước bàn toạ chư vị Tôn thần con xin trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………………………………..sinh ngày………………………..… được bình an, mẹ tròn con vuông.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý.

Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Chúng con thành tâm dâng lễ.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !”

Văn cúng thôi nôi miền Nam hay nhất
Văn cúng thôi nôi miền Nam hay nhất

5. Nghi thức khai hoa và dự đoán nghề nghiệp trong cúng thôi nôi ở miền Nam

5.1. Nghi thức khai hoa

Nghi thức khai hoa được tiến hành sau khi lễ cúng kết thúc. Bé sẽ được đặt trên bàn, thầy cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng. Tiếp theo, thầy cúng sẽ bồng bé trên tay và cầm một cành qua quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời chúc. Nghi thức này mang ý nghĩa cầu mong cho những điều tốt đẹp nhất đến với bé sau này. Đặc biệt hơn, bé gái sẽ được vẽ chân mày bằng cuống trầu với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như những đóa hoa đó mẹ.

5.2. Chọn nghề nghiệp cho bé

Trong lễ cúng thôi nôi cho bé miền Nam, nghi lễ bốc đồ là một phần đặc biệt không thể thiếu. Vậy mâm đồ bốc sẽ gồm những gì đây mẹ ?

Đối với bé trai:

  • Ngôi nhà
  • Micro
  •  Máy bay
  • Bút
  • Vàng
  • Súng
  • Máy ảnh
  • Con chuột máy tính
  • Hòm thuốc
  • Cái chùy quan tòa
  • Bộ đạo diễn
  • Tiền
  • Xe hơi

Đối với bé gái:

  • Máy bay
  • Bút
  • Hòm thuốc
  • Bộ họa sĩ
  • Bộ đạo diễn
  • Micro
  • Bộ nhà bếp
  • Dương cầm
  • Bàn tính
  • Bộ thiết kế thời trang
  • Tiền
  • Vàng
  •  Xe hơi
  • Thước dây may đồ
Bé bốc đồ đoán nghề nghiệp sau này
Bé bốc đồ đoán nghề nghiệp sau này

Mâm đồ bốc chuẩn thường phải đủ 12 món đồ, mẹ linh động lựa chọn những món đồ phù hợp và không nhất định phải đúng như các món đồ ở trên. Tuy nhiên, mỗi món đồ đều mang một giá trị ý nghĩa khác nhau thể hiện mong muốn tốt đẹp dành cho bé.

Ví dụ:

  • Cây viết: liên quan đến khá nhiều nghề nghiệp, có thể là nhà văn, nhà báo hay nhà thơ… những công việc gắn liền với viết lách
  • Bộ đồ chơi nhà bếp: có lẽ sau này bé sẽ rất thích nấu ăn, muốn trở thành một đầu bếp tài ba, hay kinh doanh nhà hàng, ăn uống…
  • Máy tính: Bé yêu của mẹ có thể làm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng… hoặc là những chuyên gia về máy tính…

Hy vọng qua bài viết cúng thôi nôi ở miền Nam trên đây sẽ giúp mẹ biết cách cúng thôi nôi cho bé sao cho chuẩn phong tục miền Nam nhất. Mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về cúng thôi nôi miền Nam, hãy để lại bình luận phía dưới để Góc của mẹ giải đáp nhé. Chúc bé của mẹ luôn phát triển khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn.

Có thể mẹ cũng quan tâm đến các bài viết sau:

Cúng đầy tháng bé gái miền Nam: Mẹ lưu ý chuẩn bị đầy đủ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cúng thôi nôi miền Nam: Mẹ cần chuẩn bị những gì?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương? Mẹ cùng bé trưởng thành!
Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương? Mẹ cùng bé trưởng thành!
Cúng thôi nôi ngày âm hay ngày dương sao cho đúng? Mẹ cũng biết việc cúng đầy tháng, thôi nôi là thời điểm quan trọng đối với sự xuất hiện của bé sau một tháng và một năm. Chính vì vậy, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị đầy đủ […]
Không cúng thôi nôi có sao không? Mẹ đừng bỏ qua lưu ý này!
Không cúng thôi nôi có sao không? Mẹ đừng bỏ qua lưu ý này!
Không cúng thôi nôi có sao không luôn là điều được nhiều cha mẹ muốn biết. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu các thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.  1. Lễ thôi nôi cho bé là gì? Cúng thôi nôi là một phong tục tập quán từ thời xa xưa […]
Giỏ hàng 0