Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Con lớn khôn và khỏe mạnh từng ngày là điều mà những người làm mẹ hằng mong mỏi. Những làm thế nào để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc nhé!

1. Sự phát triển của trẻ được biểu hiện như thế nào?

Sự phát triển của trẻ có thể được quan sát bằng mắt và cảm nhận của mẹ. Thông qua những sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần.

1.1. Cân nặng

Đây có lẽ là biểu hiện rõ nhất mà các mẹ có thể thấy ở trẻ. Sự phát triển của trẻ thông qua cân nặng sẽ giúp mẹ hiểu rõ bé đã hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng hay chưa. Liệu bé có mắc các loại bệnh tiêu hóa hay không cũng sẽ dễ dàng nhận biết qua từng giai đoạn cân nặng của bé.

Mỗi giai đoạn của trẻ sẽ có một cân nặng nhất định
Mỗi giai đoạn của trẻ sẽ có một cân nặng nhất định

Trẻ bình thường sẽ có cân nặng tăng liên tục và thường xuyên trong từng giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn sẽ có một cân nặng nhất định. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có những thể trạng khác nhau, không thể ép bé theo một khuôn mẫu nhất định như bạn cùng trang lứa.

Bé chỉ cần có cơ thể khỏe mạnh, không bị còi xương hoặc thiếu chất dinh dưỡng thì mẹ có thể yên tâm.

1.2. Chiều cao

Sự phát triển thông qua chiều cao cũng sẽ giúp mẹ cảm nhận rõ sự lớn khôn từng ngày của con mình. Trẻ cũng sẽ cao lớn thêm từng ngày theo giai đoạn nhất định.

Trẻ cũng sẽ cao lớn  theo giai đoạn nhất định
Trẻ cũng sẽ cao lớn  theo giai đoạn nhất định

Không có người mẹ nào muốn con mình thấp bé hơn bạn cùng trang lứa. Nhưng, mỗi bé sẽ có sự tăng chiều cao nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng hoặc chất dinh dưỡng được hấp thụ. 

1.3. Cảm xúc

Sự thay đổi trong cảm xúc của trẻ nhỏ cũng sẽ rõ ràng hơn trong quá trình phát triển. Trẻ thể hiện cảm xúc của mình nhiều hơn, như khóc khi buồn bực, cười khi vui vẻ hoặc giận dỗi bất cứ thứ gì không vừa ý. 

Sự thay đổi trong cảm xúc của trẻ nhỏ trong quá trình phát triển
Sự thay đổi trong cảm xúc của trẻ nhỏ trong quá trình phát triển

Các mẹ cũng cần nên hỗ trợ bé thể hiện cảm xúc của mình, vì điều này sẽ rất tốt trong sự phát triển về mặt tinh thần trong tương lai.

1.4. Tâm lý

Dù là trẻ ở bất cứ giai đoạn nào cũng muốn được ba mẹ quan tâm và chú ý đến mình. Đây chính là tâm lý ở mỗi trẻ, tâm lý này sẽ phát triển kèm với sự phát triển về mặt thể chất của bé. 

Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi liên tục tùy 
Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi liên tục tùy 

Tâm lý của trẻ sẽ thay đổi liên tục tùy theo môi trường mà bé phát triển. Ba mẹ cần quan tâm và chia sẻ với bé nhiều hơn để bé không cảm thấy cô đơn, buồn chán.

2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Trẻ sơ sinh cũng có những giai đoạn phát triển khác nhau theo từng tháng sau khi sinh. Sau đây là một số điều mà mẹ cần biết trong quá trình phát triển của bé yêu theo từng tháng:

2.1. Trẻ sơ sinh từ lúc mới sinh đến 1 tháng

Lúc này trẻ vẫn chưa tự ý thức được xung quanh của bản thân. Các giác quan vẫn chưa hoàn thiện nên tầm nhìn của bé còn hạn chế. Bé cũng chưa thể có cảm xúc trong giai đoạn này. 

Các hoạt động của bé chỉ bao gồm ngủ và bú sữa. Bé ngủ mỗi ngày khoảng 14-16 tiếng/ngày, tăng khoảng 1-1,2kg một tháng sau khi sinh.

Các hoạt động của bé chỉ bao gồm ngủ và bú sữa
Các hoạt động của bé chỉ bao gồm ngủ và bú sữa

2.2. Trẻ sơ sinh từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi

Bé lúc này đã cứng cáp hơn rất nhiều, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn với thế giới bên ngoài. Bởi lẽ, đây là thời gian trí não của bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Nên cho bé chơi những đồ chơi có nhiều màu sắc để phát triển thị lực. Mẹ nên cho bé làm quen với các đồ vật bên ngoài và thường xuyên kể chuyện cho bé nghe.

Mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho bé nghe
Mẹ nên thường xuyên kể chuyện cho bé nghe

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cũng có thể đã bắt đầu biết lật. Bé cũng sẽ có thêm những triệu chứng biếng ăn sinh lý nên mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Giấc ngủ của bé cũng sẽ dài hơn, cân nặng tăng khoảng 2-3kg sau khi sinh và lượng sữa hấp thụ cũng sẽ nhiều hơn. 

2.3. Trẻ sơ sinh từ 4 tháng tuổi trở về sau

Bé trong giai đoạn sau đã có thể bập bẹ nói ê a. Thị giác dần hoàn thiện và bắt đầu nhận diện được màu sắc. Thính giác cũng bắt đầu phát triển khi cảm nhận được những tiếng ồn xung quanh. Các mẹ cũng nên chơi đùa, quan tâm bé nhiều để bé có thể luyện tập với cảm xúc của mình.

Đây cũng có lẽ là giai đoạn quan trọng của phát triển, bé đã tò mò về thế giới xung quanh, kèm theo đó là tập ăn dặm. Trẻ cũng sẽ ngủ sâu hơn vì đã dùng hết năng lượng của mình trong ngày khi ở giai đoạn này. Các mẹ nên tập trung phát triển dinh dưỡng cũng như tương tác với bé nhiều hơn

3. Làm thế nào để hỗ trợ sự phát triển của trẻ?

Biết cách kích thích cho sự phát triển của trẻ là điều cần thiết mà mẹ nên biết, đặc biệt là về thể chất và tinh thần: 

3.1. Về thể chất

Các mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin, dinh dưỡng khi bé đã bắt đầu biết ăn dặm. Cho bé hấp thụ lượng sữa phù hợp mỗi ngày để bé có thể phát triển toàn diện về mặt thể chất.

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin cho bé
Mẹ nên bổ sung những thực phẩm nhiều vitamin cho bé

3.2. Về tinh thần

Trong giai đoạn đang hoàn thiện về các giác quan và trí tuệ. Mẹ nên cho bé tiếp xúc với nhiều màu sắc, cho bé nghe nhạc, ru ngủ để bé có thể phát triển các giác quan. Kể chuyện cho bé nghe và tập nói cho bé để bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Mẹ nên cho bé nghe nhạc
Mẹ nên cho bé nghe nhạc

Lời kết

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ hiểu rõ thêm về sự phát triển của trẻ. Lựa chọn ra những phương pháp đúng đắn đồng hành trong quá trình khôn lớn của trẻ.

Nguồn tham khảo:

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-development

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-moc-phat-trien-ma-tre-nho-nen-dat-duoc/

Đọc thêm:

Sự phát triển của bé 7 tháng tuổi, những điều mẹ yêu cần biết

Quan sát quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Mấy tháng bé biết ngồi? Giải đáp tất tần tật cho mẹ

Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh rất cần được quan tâm. Bởi trẻ ngủ sai tư thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bài viết sau sẽ giúp ba mẹ lý giải 3 tư thế ngủ phổ biến nhất của trẻ sơ sinh.

1. Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng?

Nằm nghiêng là tư thế ngủ cho bé sơ sinh mà các chuyên gia cho rằng mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Đặc biệt khi nhận thấy bé ngủ ngáy, ba mẹ có thể đổi sang tư thể này. Tuy nhiên, tư thế này không nên diễn ra quá liên tục hoặc chỉ nghiêng đúng một bên. Bởi một tư thế ngủ nghiêng cho trẻ sơ sinh kéo dài quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

Đây là tư thế ngủ của trẻ sơ sinh được nhiều phụ huynh áp dụng bởi các ưu điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Hạn chế tình trạng nôn trớ, sặc sữa.
  • Giảm tình trạng ngáy ngủ.
  • Tránh ngạt thở.
  • Giảm áp lực lên tim và hệ tiêu hóa.

Hạn chế:

  • Hội chứng đầu bẹt và hình dạng tai bị thay đổi khi trẻ nằm nghiêng để ngủ trong thời gian dài.
  • Tật vẹo cổ.
  • Có nguy cơ mắc mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Lưu ý:

  • Thay đổi tư thế 3 – 4 tiếng một lần. Cho bé nằm xen kẽ với tư thế nghiêng trái, nghiêng phải và nằm ngửa.
  • Đặt cánh tay trước mặt để tránh tình trạng bé trở mình và nằm sấp.
Tư thế ngủ cho bé sơ sinh nằm nghiêng nên được đổi bên liên tục, tránh chỉ nằm một bên
Tư thế ngủ cho bé sơ sinh nằm nghiêng nên được đổi bên liên tục, tránh chỉ nằm một bên

2. Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không?

Nằm sấp chính là tư thế ngủ yêu thích của trẻ sơ sinh. Vì khi còn ở trong bụng mẹ, bé có tư thế nằm tương tự như vậy. Nên khi sinh ra, bé rất thích nằm sấp và cuộn tròn lại để cảm thấy an toàn. Tuy nhiên, đây là tư thế ngủ của trẻ sơ sinh mà các chuyên gia không khuyến khích. Vì khi nằm sấp sẽ khiến bé dễ bị ngạt thở và tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS .

Trước khi đi ngủ, ba mẹ hãy luôn đặt bé nằm ngửa để bé quen dần với tư thế này. Đến khi bé biết lật, bé sẽ tự lật từ tư thế ngửa sang nằm sấp. Lúc này ba mẹ không cần quá lo lắng, ba mẹ có thể giúp bé lật ngửa lại. Khi bé vẫn còn thức, ba mẹ có thể cho bé ít thời gian để để nằm sấp để kích thích bé phát triển. Nhưng cần đảm bảo là ba mẹ luôn bên cạnh quan sát bé.

Tuy đây là tư thế không được khuyến khích nhưng vẫn có một số ưu điểm như sau: 

Ưu điểm:

  • Tạo cảm giác an toàn cho bé.
  • Hạn chế sự nôn trớ.
  • Giúp bé phát triển nhanh do các động tác lật, xoay người, ngẩng đầu.

Hạn chế:

  • Ảnh hưởng đến đường hô hấp.
  • Dễ nghẹt thở và hít phải các vi sinh vật trong chăn, gối.
  • Khó tản nhiệt và gây tích tụ mồ hôi dễ dẫn đến chàm ở bé.
  • Ba mẹ khó quan sát và chăm sóc bé.

Lưu ý:

  • Không để bé nằm sấp khi quá mệt.
Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không
Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không?

3. Nằm ngửa là tư thế ngủ lý tưởng cho bé?

Tư thế ngủ nằm ngửa với tay chân dang rộng được xem là tư thể phổ biến và tự nhiên nhất của trẻ sơ sinh. Đây là tư thế ngủ của trẻ sơ sinh được CNN cho là tư thế an toàn nhất. Nằm ngửa cũng là tư thế giúp bé hạn chế nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng khuyên nên cho bé nằm ngửa khi ngủ trong 12 tháng đầu tiên. Đặc biệt là 6 tháng đầu khi tỷ lệ mắc SIDS cao nhất. Bên cạnh đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) chia sẻ tư thế ngủ nằm ngửa còn giúp bé ngăn ngừa các nguy cơ tử vong khi ngủ như nghẹt thở. Nên đặt bé nằm ngửa khi bé ngủ trưa và cả trong các giấc ngủ dài ban đêm. Sau đây là một số đánh giá ưu, khuyết điểm về tư thế ngủ này:

Ưu điểm:

  • Giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn.
  • Hỗ trợ hô hấp, hạn chế ngạt thở.
  • Không gây chèn ép cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, đường ruột…
  • Thuận tiện cho ba mẹ quan sát và chăm sóc.

Hạn chế:

  • Nằm trong thời gian quá dài sẽ ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Nhưng đây là tình trạng tạm thời, hình dạng đầu bé sẽ trở lại bình thường khi bé được 2 tuổi. 
  • Không có vật chặn khiến bé bị thiếu cảm giác an toàn.

Lưu ý:

  • Không cho bé vừa ăn no đã nằm ngửa.
  • Tránh tình trạng vừa nằm ngửa vừa ăn.
  • Khi bé bị nghẹt mũi, không nên cho trẻ nằm ngửa.
Bé nằm ngửa nhưng đầu nghiêng
Nằm ngửa nhưng đầu nghiêng là tư thế ngủ yêu thích của bé

4. Lời khuyên cho ba mẹ khi chăm sóc giấc ngủ của bé.

Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh là tiêu chí rất quan trọng cho một giấc ngủ ngon và sự phát triển của bé. Bên cạnh đó để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc giấc ngủ sau đây:

  •  Sử dụng nệm cứng cho trẻ. Không để quá nhiều chăn, gối, vật dụng xung quanh nơi trẻ ngủ.
  • Không để chăn che đầu của bé.
  • Môi trường ngủ thoáng mát, không quá nóng hoặc quá lạnh.
Đến đây chắc mẹ cũng biết trẻ sơ sinh nằm tư thế nào tốt nhất
Đến đây chắc mẹ cũng biết trẻ sơ sinh nằm tư thế nào tốt nhất

Đối với tư thế ngủ của trẻ sơ sinh rất khó để cố định bé ở một tư thế nhất định. Đặc biệt là giai đoạn bé biết lẫy, biết lật, bé sẽ tự thay đổi tư thế của mình. Ba mẹ cũng không nên cố duy trì một tư thế ngủ cho bé. Có thể cho bé tự thay đổi tư thế ngủ, trước khi ngủ vẫn nên để bé nằm ngửa. Đặc biệt trong 6 tháng đầu tiên, ba mẹ vẫn nên cho bé ngủ ở tư thể nằm ngửa để ngăn ngừa hội chứng SIDS. 

Bình sữa là nơi tiếp xúc trực tiếp vào miệng bé. Bé sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu không vệ sinh bình sữa đúng cách. Nhưng không phải ai cũng biết cách vệ sinh bình sữa sạch. Vì vậy, bài viết sau đây, Góc Của Mẹ sẽ hướng dẫn bạn 5 bước vệ bình sữa cho bé an toàn và sạch sẽ.

1. Cần làm gì trước khi vệ sinh bình sữa

Cần đảm bảo các dụng cụ này đều đã được vệ sinh cẩn thận trước khi dùng
Cần đảm bảo các dụng cụ này đều đã được vệ sinh cẩn thận trước khi dùng

Trước khi bắt đầu làm sạch bình sữa, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để vệ sinh. Cần đảm bảo các dụng cụ này đều đã được vệ sinh cẩn thận trước khi dùng. Bộ dụng cụ mà mẹ cần chuẩn bị gồm:

  • Chổi rửa bình sữa.
  • Chổi rửa núm ty.
  • Dung dịch chuyên dụng để rửa bình sữa.
  • Nơi sạch sẽ để úp bình sau khi được làm sạch.

Ngoài ra, mẹ cũng cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng để hạn chế tối đa vi khuẩn bám vào bình sữa. 

2. Cách vệ sinh bình sữa sạch theo 5 bước

2.1. Bước 1: Làm sạch phần sữa còn thừa

Mẹ nên thực hiện bước này ngay khi bé vừa dùng xong bình sữa
Mẹ nên thực hiện bước này ngay khi bé vừa dùng xong bình sữa

Bước đầu tiên, mẹ cần tháo rời các bộ phận của bình sữa như nấp bình, núm ty, thân bình. Sau đó, đổ hết phần sữa còn dư trong bình và rửa bình bằng nước sạch. Mẹ nên rửa thật kỹ các phần sữa còn bám lại trên bình với chổi dùng để rửa bình. Lúc này mẹ cũng nên tráng sơ núm ty qua với nước sạch.

Mẹ nên thực hiện bước này ngay khi bé vừa dùng xong bình sữa. Bởi nếu để càng lâu thì phần sữa thừa sẽ bám chặt hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Điều này sẽ khiến mẹ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn trong việc làm sạch ở bước 1 này. 

2.2. Bước 2: Làm sạch từng bộ phần bình sữa bằng nước rửa chuyên dụng

Mẹ dùng nước rửa chuyên dụng cùng chổi rửa núm ty cọ sạch kỹ lưỡng
Mẹ dùng nước rửa chuyên dụng cùng chổi rửa núm ty cọ sạch kỹ lưỡng

Bước tiếp theo trong cách vệ sinh bình sữa sạch là sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Dùng chổi rửa bình để cọ sạch các vi khuẩn bên trong. Xoay chổi ít nhất từ 10 – 20 ở mọi góc của bình sữa để làm sạch bình một cách tốt nhất. 

Sau khi làm sạch thân bình tiếp tục đến các bộ phận còn lại như vòng cổ, núm ty, nắp bình với dung dịch nước rửa. Đặc biệt là núm ty. Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với miệng bé nên cần được làm sạch cẩn thận. Mẹ dùng nước rửa chuyên dụng cùng chổi rửa núm ty cọ sạch kỹ lưỡng. Sau đó gắn núm ty vào bình có chứa nước và cho nước phun qua núm nhiều lần để làm sạch lần nữa. 

Xem thêm:

https://mamamy.vn/goc-cua-me/nuoc-rua-binh-sua/

https://mamamy.vn/goc-cua-me/nuoc-rua-binh-sua-loai-nao-tot/

Ba mẹ nên sử dụng nước rửa bình sữa chuyên dụng để bảo vệ sức khỏe của bé. Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, không chứa hóa chất bảo quản, chất tạo màu hay các hóa chất tạo bọt. Vì các hóa chất này nếu sử dụng lâu dài sẽ gây hại cho sức của bé. Ngoài ra mẹ nên ưu tiên các loại nước rửa không mùi để an toàn nhất cho bé. 

2.3. Bước 3: Rửa sạch lại bằng nước

Rửa nước lại nhiều lần cho đến khi bình sữa đã sạch hết các dung dịch nước rửa
Rửa nước lại nhiều lần cho đến khi bình sữa đã sạch hết các dung dịch nước rửa

Sau bước làm sạch bằng nước rửa chuyên dụng, mẹ tiếp tục rửa lại tất cả bộ phận bình sữa bằng nước sạch. Rửa nước lại nhiều lần cho đến khi bình sữa đã sạch hết các dung dịch nước rửa. 

2.4. Bước 4: Để cho ráo nước

ụng cụ phơi bình như giá úp hoặc nơi phơi bình cần phải khô ráo, sạch sẽ và vệ sinh
Dụng cụ phơi bình như giá úp hoặc nơi phơi bình cần phải khô ráo, sạch sẽ và vệ sinh

Bình sữa sau khi được làm sạch ở bước 3, mẹ nên úp ngược các bộ phận bình ở nơi đã chuẩn bị để chờ bình ráo. Dụng cụ phơi bình như giá úp hoặc nơi phơi bình cần phải khô ráo, sạch sẽ và vệ sinh. 

2.5. Bước 5: Tiệt trùng bình sữa

Tiệt trùng bằng máy khử trùng chuyên dụng
Tiệt trùng bằng máy khử trùng chuyên dụng

Bước cuối cùng cho cách vệ sinh bình sữa sạch và loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại là tiệt trùng bình sau khi đã để ráo. Có 3 cách tiệt trùng phổ biến mà mẹ có thể dùng:

  • Tiệt trùng bằng nước sôi.
  • Tiệt trùng bằng lò vi sóng.
  • Tiệt trùng bằng máy khử trùng chuyên dụng.

Mẹ có thể tham khảo chi tiết cách tiệt trùng bình sữa tại đây.

3. Có nên tiệt trùng bình sữa thường xuyên?

Ở giai đoạn mới sinh, mẹ nên tiệt trùng cho bé mỗi lần trước và sau khi sử dụng
Ở giai đoạn mới sinh, mẹ nên tiệt trùng cho bé mỗi lần trước và sau khi sử dụng

Theo các chuyên gia nhi khoa, việc vệ sinh và tiệt trùng bình sữa là rất cần thiết. Vì trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn rất yếu, bé sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, mẹ nên vệ sinh và tiệt trùng bình sữa trước khi cho bé dùng.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) cũng khuyến cáo việc làm sạch và khử trùng bình sữa là rất quan trọng đối với các bé dưới 3 tháng, sinh non và có hệ miễn dịch yếu. 

Ở giai đoạn mới sinh, mẹ nên tiệt trùng cho bé mỗi lần trước và sau khi sử dụng. Nhưng mẹ cũng không cần quá khắt khe. Vì việc tiệt trùng liên tục sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện. Đặc biệt, khi bé được 5 – 6 tháng, bé bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh đồng nghĩa sẽ tiếp xúc với nhiều vi khuẩn. Do đó, bé cần một hệ miễn dịch khỏe mạnh. 

Không vì vậy mà mẹ không khử trùng bình sữa. Mẹ nên đảm bảo tiệt trùng bình sữa của bé ít nhất 1 lần mỗi ngày. Sau đó, mỗi lần cho bé bú xong, mẹ làm vệ sinh bình sữa sạch với nước rửa chuyên dụng. Sau đó, rửa sạch lại bằng nước nóng, để khô ráo và bảo quản kín, sạch sẽ. Cách vệ sinh bình sữa sạch và khử trùng bình sữa vẫn nên được mẹ áp dụng cho đến khi bé đã cai được bình sữa. 

Kết bài

Bình sữa là vật dụng rất quan trọng đối với trẻ em. Ba mẹ nên lựa chọn các loại bình sữa có chất lượng tốt để chăm sóc sức khỏe và sự phát triển của bé được tốt nhất. Bên cạnh đó, cần nắm rõ các cách vệ sinh bình sữa sạch để đảm bảo an toàn cho con. Vì bình sữa là nơi rất dễ bám vi khuẩn nếu không làm sạch và tiệt trùng. Hy vọng bài viết này đã giúp ba mẹ biết được cách vệ sinh bình sữa đúng cách và sự quan trọng của việc khử trùng bình sữa.

Mẹ có thể đọc thêm:

https://mamamy.vn/goc-cua-me/nen-mua-nuoc-rua-binh-sua-loai-nao/

https://mamamy.vn/goc-cua-me/nuoc-rua-binh/

Không mấy dễ dàng cho ba mẹ mỗi khi dỗ bé ngủ. Không ít phụ huynh đã mệt mỏi và rất căng thẳng mỗi khi về đêm để lo cho giấc ngủ của con. Vì vậy, Góc Của Mẹ xin chia sẻ với ba mẹ TOP 5 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon siêu đơn giản và đặc biệt hiệu quả sau đây. 

1. Về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trước khi tìm hiểu cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon, ba mẹ cùng cần tìm hiểu bao quát về giấc ngủ của trẻ để có thể dễ dàng theo dõi bé. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không ổn định. Phần lớn thời gian bé 1 tháng tuổi dành cho việc ngủ từ 14 – 17 tiếng mỗi ngày. Nhưng các giấc ngủ của bé chỉ kéo dài khoảng 2 – 4 tiếng. Vì dạ dày của trẻ sơ sinh còn nhỏ rất mau đói, nên mẹ thường phải cho bé bú mỗi đêm khi tỉnh giấc.  

Giai đoạn bé từ 0 – 6 tuần tuổi sẽ khá vất vả cho ba mẹ vì giấc ngủ của bé rất ngắn và bé thường ngủ ngày thức đêm. Do bé chưa phân biệt được ngày và đêm. Nhưng khi bé từ 6 – 8 tuần tuổi, bé bắt đầu ngủ ngày ít và ngủ đêm dài. Một số bé có thể ngủ liền 6 tiếng mỗi đêm. Đến khi bé được 6 tháng tuổi, giấc ngủ đêm của bé đã có thể kéo dài được 10 tiếng. Khi được 1 tuổi, bé có thể ngủ liền 12 tiếng mỗi đêm.

Các giấc ngủ của trẻ sơ sinh hơn phân nửa là giấc ngủ REM (giấc ngủ nhanh). Khi bé được 6 tháng tuổi thì bé bắt đầu ngủ sâu và ngoan hơn với các giấc ngủ Non-Rem (giấc ngủ chậm).

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết giấc ngủ của bé tại đây.

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon
Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon

2. Top 5 các dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon

Có thể thấy việc dỗ bé đi ngủ chưa bao giờ là dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Theo khuyến cáo của các chuyên gia để bé có ngủ ngoan ba mẹ phải tạo cho bé một môi trường ngủ an toàn. Có thể thấy điều kiện môi trường cần cho một giấc ngủ ngon là:

  • Một môi trường yên tĩnh.
  • Nhiệt độ phòng thoáng mát.
  • Kiểm soát được nguồn ánh sáng.
  • Đệm giường thoải mái.

Bên cạnh một không gian ngủ phù hợp, ba mẹ có thể áp dụng 5 cách sau để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn:

2.1. Thay tã trước khi đi ngủ

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon đầu tiên chính là thay tã cho bé. Bé sẽ dễ ngủ hơn khi được thay tã khô ráo. Như vậy sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Đồng thời khi quấn tã, ba mẹ nên quấn chặt để bé cảm thấy an toàn như khi còn ở trong bụng mẹ. 

Trẻ sơ sinh thường đi vệ sinh rất nhiều lần trong mỗi đêm. Do đó, mẹ hãy luôn kiểm tra tã và thay tã cho bé mỗi khi bé thức giấc. Ba mẹ nên thay tã cho bé trước khi cho bé bú. Vì bé có thể chưa được thay tã đã ngủ say trong khi đang bú mẹ. Bé tiếp tục ngủ với tình trạng tã bị ướt như vậy sẽ rất khó chịu và ngủ không sâu. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo tã của bé luôn khô thoáng trước khi bé đi ngủ. 

Thay tã trước khi đi ngủ
Thay tã trước khi đi ngủ

2.2. Điều chỉnh tiếng ồn 

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tiếng ồn. Bé sẽ rất dễ tỉnh giấc khi xuất hiện các tiếng ồn lớn. Vì thế, trong lúc bé đang ngủ, không gian xung quanh bé cần phải yên tĩnh. Nhưng trước khi bé ngủ, ba mẹ có thể dùng tiếng ồn trắng để ru ngủ bé. Các nghiên cứu đã chứng minh tiếng ồn trắng có thể giúp 80% trẻ em chìm vào giấc ngủ trong vòng 5 phút. Một số tiếng ồn trắng mẹ có thể tìm từ âm thanh của quạt máy hoặc thu âm từ trên Youtube. Đây được xem là cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon rất hiệu quả.

Khi sử dụng tiếng ồn trắng, ba mẹ chỉ nên dùng để ru bé ngủ, khi bé đã ngủ thì nên tắt các tiếng ồn đó đi. Đồng thời, giảm tần suất sử dụng khi bé đã quen với thời gian đi ngủ. Nhằm tránh trường hợp bé bị lệ thuộc vào tiếng ồn trắng quá nhiều và gây ra bất tiện khi bé lớn. 

Sử dụng tiếng ồn trắng để ru bé ngủ
Sử dụng tiếng ồn trắng để ru bé ngủ

2.3. Massage cho bé

Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon tiếp theo chính là massage cho bé. Theo các chuyên gia điều dưỡng các động tác massage sẽ giúp bé thả lỏng, thoải mái và ngủ sâu hơn. Ba mẹ nên thử massage nhẹ nhàng cho bé vào 15 phút trước khi đi ngủ. Đồng thời vừa trò chuyện, hát ru hoặc bật nhạc cho bé nghe. Như vậy sẽ giúp bé thư giãn và tự chìm vào giấc ngủ.

2.4. Tắm mát cho bé

Khi cơ thể bé được sạch sẽ và mát mẻ sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn. Ba mẹ có thể cho bé tắm mỗi ngày hoặc cách ngày tùy theo thời tiết. Nên sử dụng nước ấm và các sản phẩm tắm gội chuyên dụng cho da em bé. Không tắm khi bé đang quá no vì bé có thể nôn mửa. Vào các ngày nóng bức, có thể cho bé tắm trước khi ngủ để giúp cơ thể bé thoải mái và dễ chịu. Sau khi tắm xong, thay tã mới và kết hợp với các động tác massage sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn. Ba mẹ nên thử áp dụng cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon này sẽ nhận thấy ngay được hiệu quả.

Tắm trước khi ngủ để giúp cơ thể bé thoải mái và dễ chịu
Tắm trước khi ngủ để giúp cơ thể bé thoải mái và dễ chịu

2.5. Ngậm ti giả

Ngậm ti giả được xem là một trong các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon rất hiệu quả. Các nghiên cứu đã chứng mình ngậm ti giả sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Ngoài ra, việc dùng ti giả còn giúp bé tránh tình trạng giật mình và hội chứng đột tử khi ngủ. Trong quá trình đang ngủ nếu ti giả bị rớt ra không nên cố để ti giả lại vào miệng bé, cứ để bé tiếp tục giấc ngủ. Tuy nhiên, khi bé được 5 – 6 tháng tuổi, ba mẹ nên bắt đầu ccai ti giả cho bé. Để tránh bé không bị quá phụ thuộc vào ti giả khi ngủ.

3. Những điều ba mẹ không nên làm trước khi cho bé ngủ

Bên cạnh các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon trên, ba mẹ nên tránh những điều sau:

  • Không ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến bé khó tiêu và khó ngủ sâu.
  • Hạn chế dỗ bé khóc đêm khi không cần thiết nhằm rèn cho bé tính tự ngủ.
  • Không cười đùa quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ làm bé hưng phấn không muốn đi ngủ.
Những điều ba mẹ không nên làm trước khi cho bé ngủ
Những điều ba mẹ không nên làm trước khi cho bé ngủ

Chăm sóc giấc ngủ của bé luôn là vấn đề quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Hy vọng với 5 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon trên đã giúp ích được cho ba mẹ. 

Ai cũng biết giấc ngủ là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Một trong những tiêu chí giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé chính là giường ngủ. Nhưng thị trường hiện nay có khá nhiều các loại giường ngủ khiến ba mẹ băn khoăn. Bài viết này, Góc Của Mẹ sẽ mách mẹ 5 Tips để chọn giường ngủ cho bé phù hợp nhất. 

1. Phù hợp với đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng là phần quan trọng tất yếu mà ba mẹ cần lưu ý đầu tiên. Đặc biệt là các bé nhỏ từ 0 – 6 tháng tuổi luôn xem giường ngủ là thế giới riêng của mình. Sau đây là 3 tiêu chí chính mà ba mẹ cần quan tâm khi chọn giường ngủ cho bé: Giới tính, độ tuổi và sở thích.

  • Đối với các bé trai: Có thể ưu tiên chọn các màu tông lạnh như xanh dương, xanh lá, tím… Các kiểu dáng như xe ô tô, siêu nhân, các nhân vật hoạt hình.
  • Đối với các bé gái: Các kiểu dáng đáng yêu như Hello Kitty, lâu đài hay phong cách công chúa. Các gam màu ấm như hồng, kem…

Tuy vậy, để phù hợp với sở thích của bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến và sở thích của bé. Bên cạnh đó, khi lựa chọn giường ngủ cho bé ba mẹ cũng cần quan tâm đến độ tuổi của con. Ba mẹ có thể tham khảo một số loại giường sau đây:

  • Bé 0 – 2 tuổi: Vì bé còn khá nhỏ, ba mẹ nên chọn giường có chất liệu an toàn, các góc cạnh không quá nhọn và có thanh chắn xung quanh.
  • Bé 2 – 6 tuổi: Độ tuổi này bé đã bắt đầu thể hiện rõ sở thích của bản thân. Ba mẹ có thể chọn theo sở thích của bé. Nếu muốn ba mẹ vẫn có thể gắn thêm thanh chắn xung quanh để bé không bị té khi ngủ.
  • Bé 6 – 12 tuổi: Nếu mua giường cho bé ở giai đoạn này, ba mẹ có thể mua giường với kích cỡ người lớn cho bé. Vì bé đang tuổi phát triển sẽ cao lên rất nhanh. 
phù hợp với đối tượng sử dụng
Chọn giường ngủ phù hợp với đối tượng sử dụng

2. Phù hợp với không gian nội thất

Giường ngủ là nơi thân thiết, gắn liền với sự phát triển của bé. Do đó, để tăng tính thẩm mỹ và độ yêu thích của bé đối với căn phòng ngủ thì ba mẹ cũng nên chú ý để không gia nội thất. Dựa vào nội thất và phong cách thiết kế của phòng, ba mẹ đã có thể định hình được kiểu dáng và phong cách của chiếc giường dành cho bé. Điều này sẽ giúp ba mẹ thu hẹp phạm vi khi lựa chọn giường ngủ cho bé.

Đồng thời, giường ngủ của bé cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Các góc, cạnh giường được bo tròn, không sắt nhọn.
  • Chiều cao giường phù hợp với chiều cao của bé.
  • Chân giường vững chắc, không trơn trượt. 
phù hợp với không gian nội thất
Chọn giường ngủ phù hợp với không gian nội thất

3. Kích thước giường

Kích thước giường là điều tiếp theo cần quan tâm khi chọn mua giường ngủ cho bé. Ba mẹ có thể lựa chọn kích thước dựa trên 3 tiêu chí sau:

  • Số lượng người dùng.
  • Diện tích căn phòng.
  • Dáng người của bé. 

Nếu diện tích phòng rộng, ba mẹ có thể dễ dàng lựa chọn các loại giường kích thước lớn. Như giường đôi sẽ giúp bé thoải mái và tiết kiệm chi phí có thể dùng đến lớn. Đối với phòng diện tích hẹp, ba mẹ có thể cân nhắc các loại giường nhỏ gọn như giường đơn, giường tầng, giường gấp thông minh. Như thế có thể tiết kiệm diện tích cho căn phòng và giúp căn phòng hài hòa hơn. Hiện nay, thị trường có rất nhiều các loại giường tầng, giường gấp với đa dạng kiểu dáng và màu sắc để bé lựa chọn.

Kích thước giường
Kích thước giường

4. Chất liệu giường

Chất liệu sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng khi quyết định có nên mua hay không. Dù có lựa chọn được kiểu dáng yêu thích, màu sắc phù hợp nhưng chất liệu không được đảm bảo thì người mua đã bắt đầu cân nhắc có nên chọn hay không. Đôi với giường ngủ cho bé hay cho người lớn thì chất liệu vẫn nên được đảm bảo an toàn và độ chắc chắn cao. 

Đồng thời, giường bằng gỗ thiên nhiên luôn là lựa chọn tối ưu cho mọi nhà. Bởi đây là chất liệu thân thiện với môi trường, không chứa chất độc hại, bền bỉ và vững chắc phù hợp với mọi đối tượng. 

Ngoài ra, giường còn được làm từ các chất liệu khác như gỗ công nghiệp, nhựa, thép, kim loại… Nhưng các chất liệu này thường không có khả năng chịu nhiệt không tốt, độ bền và tuổi thọ không cao như gỗ tự nhiên. 

Chất liệu giường
Chất liệu giường

5. Địa chỉ mua uy tín

Ba mẹ nên chọn mua giường ngủ cho bé tại các điểm bán uy tín hoặc các xưởng nội thất có thương hiệu. Như thế vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa giúp tiết kiệm chi phí. Nếu mua hàng không rõ nguồn gốc, bạn sẽ dễ bị mất tiền cho những sản phẩm kém chất lượng. Thậm chí sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Do đó, phụ huynh nên cẩn thận lựa chọn địa điểm trước khi mua. 

Nên chọn mua giường ngủ cho bé tại các điểm bán uy tín
Nên chọn mua giường ngủ cho bé tại các điểm bán uy tín

Giường ngủ là nơi gắn liền với mọi giấc ngủ và sự phát triển của con. Do đó, việc lựa chọn giường cho bé rất quan trọng. Ba mẹ cần xem xét và lựa chọn phù hợp nhất. Với thông tin trên, Góc Của Mẹ hy vọng đã giúp mẹ bỏ túi được 5 tips hay khi lựa chọn giường ngủ cho con. Ba mẹ có thể sử dụng thêm các phụ kiện nội thất để trang trí thêm cho phòng của con. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú ít. Dù không phải lúc nào đây cũng là vấn đề nghiêm trọng nhưng vẫn khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Bố mẹ hãy đọc bài viết này để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết phù hợp khi bé đột nhiên ít bú nhé!

1. 8 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít

Trẻ sơ sinh bú ít lý do là gì?
Trẻ sơ sinh bú ít lý do là gì?

Tình trạng bú ít ở trẻ kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mẹ có quá nhiều sữa: Sữa nhiều cũng trở thành nguyên nhân để trẻ từ chối bú. Mẹ quá nhiều sữa sẽ khiến bé bị ngợp. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ sợ và không còn hứng thú bú nữa.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bệnh lý trở nên nghiêm trọng sẽ khiến việc bú khó khăn đối với trẻ.  
  • Trẻ mắc các bệnh lý khiến trẻ khó chịu, dẫn đến ngại bú thậm chí là bỏ bú như: bệnh tai-mũi họng, bệnh tay-chân-miệng, nhiễm trùng, tưa miệng, mọc răng, nhiễm trùng tai.
  • Bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi khiến trẻ khó thở khi bú.
  • Mẹ ít sữa sau sinh nên lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi lần bú không đủ. Việc đó sẽ dẫn tới bé cáu gắt, khó chịu. Không cho trẻ bú đúng lúc hay cho trẻ bú khi trẻ quá đói cũng là nguyên nhân khiến bé chán bú.
  • Tư thế bú khiến trẻ không thoải mái.
  • Sữa mẹ có vị lạ. Trẻ cũng có những mùi vị thích và không quá thích. Sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị do chế độ ăn uống hoặc do mẹ dùng các loại mỹ phẩm cho body.
  • Kích thước và hình dạng ti mẹ không thích hợp với bé. Có thể là do đầu ti quá lớn hoặc bị tụt sâu vào trong gây khó bú cho trẻ.

2. Trẻ sơ sinh bú ít có sao không?

Nếu trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít lại, đó rất có thể là do vấn đề về sức khỏe. Đây là một dấu hiệu giúp ba mẹ lưu ý để kịp thời can thiệp trước khi trở thành bệnh lý nghiêm trọng.

Nếu bé bú ít hơn với chế độ bú khuyến nghị trong thời gian dài thì có thể dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh bú ít chậm tăng cân và có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Cha mẹ có thể thấy bé bị sút cân, phát triển chững lại, trẻ ốm yếu, mệt mỏi.

Tuy nhiên, khả năng hấp thụ ở mỗi trẻ là khác nhau. Có thể lượng sữa bé uống mỗi ngày ít hơn lượng khuyến nghị theo độ tuổi nhưng trẻ không quấy khóc, ngủ ngon và lên cân đầy đủ, đi tiểu trên 6 lần mỗi ngày thì ba mẹ có thể yên tâm bé đã nhận đủ sữa.

3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bú ít?

Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?

Mẹ thường rất bối rối vì không biết bé bú ít phải làm sao? Thực ra, đây là vấn đề cần được xử lý từ cả phía mẹ và bé.

3.1. Từ phía mẹ

Từ phía mẹ hãy thật bình tĩnh, đừng ép trẻ bú nếu trẻ không muốn. Thay vào đó hãy tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết tốt nhất.

Với mẹ có bé bú sữa mẹ:

  • Nếu nguyên nhân do kích thước và hình dạng ti mẹ khiến bé bú ít thì phải làm sao? Trong trường hợp này, mẹ nên hút sữa và cho con bú bằng bình hoặc đút bằng thìa.
  • Mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Ăn đầy đủ chất, hạn chế các thức ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa như đồ cay nồng, chiên rán,..
  • Nếu sữa mẹ quá ít hãy bổ sung các thực phẩm kích thích ra sữa ở mẹ. Sử dụng bổ sung những loại sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Và hãy đảm bảo loại sữa đó có mùi vị trẻ thích.

Với mẹ có bé bú sữa công thức:

  • Đầu tiên mẹ cần theo dõi để tìm loại sữa phù hợp với bé để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị bé.
  • Mẹ cũng cần chọn bình sữa và đầu ti có kích cỡ cũng như chất liệu phù hợp với bé.
  • Ngoài ra, mẹ còn cần để ý thời gian các cữ bú để điều chỉnh cho hợp với con.

3.2. Từ phía bé

Ba mẹ hãy tạo môi trường thoải mái cho trẻ.

  • Nếu nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề bệnh lý của trẻ. Mẹ hãy nhanh chóng cho bé đi khám và chữa trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài.
  • Nếu trẻ sơ sinh tự nhiên bú ít, mẹ hãy thử cho trẻ bú khi mới thức dậy. Đây là khoảng thời gian trẻ có xu hướng bú nhiều nhất không ngày. Đừng để trẻ quá đói mới cho bú. Ngược lại, cùng đừng ép trẻ ăn khi đã quá no. Hãy xây dựng một lịch bú trong ngày cho trẻ theo từng độ tuổi nhất định. Như thế sẽ tạo cho trẻ phản xạ ăn khi đến giờ.
  • Với trẻ sơ sinh bú kém,  cần tạo môi trường thuận lợi để bé có thể bú trong sự thư giãn. Cho trẻ bú trong phòng riêng, ít tiếng ồn. Trong khi cho bú có thể hát ru cho trẻ nghe và đung đưa nhẹ nhàng.
  • Thay đổi tư thế bú thường xuyên cho đến khi tìm được tư thế trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất.

4. Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi

Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi
Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi

Vào những ngày đầu mới sinh, dạ dày của bé chỉ nhỏ bằng một viên bi. Nó chỉ chứa được hơn một muỗng cà phê sữa mỗi lần bú. Khi bé lớn hơn, kích thước của dạ dày bé cũng theo đó phát triển theo.

Xem thêm:

Cho bé bú mẹ sẽ khó đo lường lượng sữa bé cần cho mỗi lần. Nhưng sẽ dễ dàng hơn khi cho trẻ bú bằng bình sữa. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một chế độ bú sữa công thức điển hình sẽ như sau:

  • Trẻ mới sinh cho đến 2 tuần tuổi: 15ml sữa trong lần uống đầu tiên và từ 30ml đến 90ml cho các lần tiếp theo.
  • Trẻ từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi: 60ml đến 120ml cho mỗi lần bú sữa.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi: 120ml đến 180ml cho mỗi lần bú sữa.
  • Từ 4 đến 6 tháng tuổi: 120ml đến 240ml sữa cho mỗi lần bú. 
  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: 240ml sữa cho mỗi bữa ăn. Có thể cho trẻ bắt đầu ăn các thức ăn dạng đặc hoặc loãng.
bé bú ít
Quan trọng nhất là để bé có được một sự thoải mái nhất có thể!

Phần kết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú ít hơn bình thường hay thậm chí là bỏ bú ở trẻ. Bố mẹ đừng quá lo lắng và bối rối. Qua bài viết này, mong rằng bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh uống ít sữa có sao không. Từ đó bình tĩnh xử lý và tìm ra căn nguyên vấn đề. Chỉ khi đó bố mẹ mới có thể giúp đỡ được trẻ. Nếu sau khi thực hiện đủ các biện pháp mà tình hình bú kém ở trẻ vẫn không tiến triển, mẹ hãy liên lạc và đặt lịch hẹn sớm nhất với bác sĩ nhé!

Trẻ vào giai đoạn 2 tháng tuổi bú ít khiến gia đình vô cùng lo lắng. Nhất là đối với những người lần đầu tiên làm bố mẹ. Bé bú ít là chuyện bình thường khi cân nặng và sự phát triển của trẻ là bình thường. Nhưng trẻ bú ít kèm những dấu hiệu lạ như trẻ chậm lớn, sút cân, hay khóc. Thì khi đó mẹ nên lo lắng về vấn đề của trẻ. Bé 2 tháng tuổi bú ít phải làm sao? Những thông tin dưới đây có thể giải đáp thắc mắc này cho mẹ đấy.

1. Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Việc bú của trẻ chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Dù mẹ đang cho trẻ bú bình hay bú sữa mẹ. Hãy thường xuyên theo dõi các tín hiệu của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ như trẻ đang đói sẽ có những biểu hiện (mím môi, mút, khóc), khi trẻ no (quay lưng với bình sữa, mất tập trung, buồn ngủ). Bố mẹ lo lắng trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao? Những thông tin dưới đây về lượng sữa bé nên bú có lẽ giải quyết nỗi lo lắng của phụ huynh.

1.1. 2 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ bú như thế nào?

1.1.1. Cho trẻ bú bình

Trẻ 2 tháng tuổi bú bao nhiêu sữa công thức là đủ? Nếu mẹ đang cho trẻ nhà mình bú bình thì cứ mỗi 3 đến 4 giờ nên cho bú một lần. Mỗi lần bú từ 120- 150ml sữa là hợp lý. Cũng giống với người lớn, có thể trẻ bú ít hoặc bú quá ít trong một bữa, chuyện đó là bình thường. Mẹ biết được thông số trên sẽ không phải băn khoăn bé bú quá ít phải làm sao nữa rồi nhỉ.

1.1.2. Cho con bú mẹ

Trẻ 2 tháng tuổi nên bú bao nhiêu sữa một lần? Số lần bú sẽ tăng lên, khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần. Nếu bé ngủ nhiều hơn trước, không sao cả, cứ để trẻ ngủ. Bé sẽ cho mẹ biết khi nào bé đói.

1.2. 2 tháng tuổi cho bé ăn được chưa?

2 tháng tuổi cho bé ăn được chưa?
2 tháng tuổi cho bé ăn được chưa?

Vào tháng thứ 2 sau sinh, vẫn chỉ cho bé bú bình hoặc bú sữa mẹ. Trẻ chỉ nên ăn đặc hoặc ăn loãng vào tháng thứ 4 hay tháng thứ 6 trở đi. Và không nên cho trẻ uống nước. Trường hợp ngoại lệ chỉ xảy ra khi có bệnh lý và được bác sĩ khuyên uống nước. 

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Bé 2 tháng tuổi bú ít lý do là gì?

Vào độ tuổi 2 tháng mà bé bú ít quá sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Những bố mẹ nên biết, nếu trẻ sơ sinh bú ít nhưng cân nặng sự phát triển vẫn diễn ra bình thường. Thì không có gì đáng lo lắng cả. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ khác nhau. Chỉ khi có các triệu chứng đáng ngại đi kèm như bé 2 tháng bú ít ngủ ít hoặc bé bú ít chậm tăng cân. Khi đó, gia đình nên cần chú ý đến trẻ. 

Trẻ sơ sinh ít bú có thể là do một vài nguyên nhân sau đây:

2.1. Bé sơ sinh bú ít do những lý do chủ quan

Bé sơ sinh bú ít do những lý do chủ quan
Bé sơ sinh bú ít do những lý do chủ quan

2.1.1.Trẻ bú ít vì nguyên nhân sức khỏe

Cũng giống như với người lớn, khi cơ thể không được khỏe do các vấn đề bệnh lý. Bé sơ sinh bú ít hơn bình thường, thậm chí là bỏ bú. Cơ thể bị bệnh sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu trong người, dễ dẫn đến cáu gắt và quấy khóc. Khi phát hiện các dấu hiệu khác thường từ bé, mẹ nên kiểm tra xem bé có bị bệnh gì hay không. Các chứng bệnh thông thường khiến bé bú kém có thể do: cảm sốt, sốt mọc răng, các bệnh về tiêu hóa, các bệnh về hô hấp, các bệnh do thay đổi mùa (đầu mùa, sởi, rôm sảy, quai bị,…

2.1.2.Tư thế bú của trẻ

Nhiều bé sơ sinh bú yếu do tư thế của trẻ không được thoải mái. Nếu cảm giác thoải mái không thể thành lập sẽ khiến ảnh hưởng đến công suất bú ở trẻ. NGoài ra, bú không đúng tư thế còn còn khiến ti bị nứt cổ gà, gây sự khó chịu cho mẹ.

2.2. Trẻ sơ sinh bú ít do những nguyên nhân khách quan

Trẻ sơ sinh bú ít do những nguyên nhân khách quan
Trẻ sơ sinh bú ít do những nguyên nhân khách quan

2.2.1.Vấn đề về ti mẹ

Kích thước và hình dạng của ti cũng có ảnh hưởng đến việc trẻ bú. Trẻ có thể bú ít do đầu ti quá lớn, không vừa với miệng của bé. Nhiều mẹ có ti thụt vào trong cũng gây khó khăn cho trẻ. 

2.2.2.Trẻ sơ sinh bú ít vì mùi sữa mẹ thay đổi

Sữa của mỗi mẹ sẽ có mùi vị khác có thể là nguyên nhân bé bú ngày càng ít. Sữa cũng có thể thay đổi mùi vị theo chế độ ăn uống của mẹ. Chính vì thế mẹ thường phải chú ý đến chế độ ăn uống và hạn chế một số thực phẩm nạp vào cơ thể.

2.2.3.Bé bú ít do lượng sữa từ mẹ

Sữa mẹ nhiều hay ít đều có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng bú của trẻ. Nếu sữa mẹ quá nhiều, sẽ khiến trẻ bị ngợp sữa và sợ bú. Ngược lại, sữa mẹ ra quá ít, không đủ lượng sữa cung cấp cho bé, dễ dẫn tới bé cáu gắt, khó chịu và bé bú ít dần đi.

3. Bé 2 tháng tuổi bú ít phải làm sao?

Bé bú ít phải làm sao? Để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ phải phát hiện được nguyên nhân có liên quan đến việc bé bú ít. Đối với từng nguyên nhân, ta sẽ có hướng giải quyết khác nhau.

3.1. Đối với trẻ bú mẹ – Bé bú ít phải làm sao?

Đối với trẻ bú mẹ - Bé bú ít phải làm sao?
Đối với trẻ bú mẹ – Bé bú ít phải làm sao?
  • Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể bao gồm đạm, vitamin, khoáng chất, đường, béo. Hạn chế một số thức ăn có mùi nồng, cay, chiên rán,…
  • Hình thành thói quen bú sữa của trẻ cũng góp phần trả lời cho câu hỏi bé bú ít phải làm sao. Với trẻ 2 tháng tuổi nên cho trẻ bú mẹ 3 đến 4 tiếng một lần. Không để bé quá đói hoặc quá no.
  • Vấn đề do hình dạng ti hay sữa của mẹ quá nhiều. Mẹ có thể vắt sữa rồi cho bé bú bằng bình hoặc đút bằng thìa. Với trường hợp sữa ít, mẹ có thể tăng cường các thực phẩm kích thích nhiều sữa. Sử dụng các biện pháp massage thư giãn ngực cũng là cách tốt. Nếu không thể cải thiện, mẹ có thể tìm thêm nguồn sữa khác cho trẻ.
  • Trẻ ít bú phải làm sao trong trường hợp trẻ bị bệnh? Mẹ cần tìm ra bệnh lý của trẻ, kịp thời chữa trị để tránh tình trạng bú kém kéo dài.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế bú cho trẻ để tìm ra các tư thế trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Để kích thích bé tự nguyện bú, mẹ hãy hát ru cho trẻ kết hợp với động tác đung đưa.

Xem thêm:

Cho con bú trực tiếp hau bú bình tốt hơn

3 mẹo cho con bú và những lưu ý đặc biệt mẹ cần lưu ý

Hiểu rõ về việc cho bé bú bình đúng cách

3.2. Đối với trẻ bú sữa công thức- Bé bú ít phải làm sao?

  • Với những trẻ bú sữa ngoài, mẹ nên cẩn thận chọn loại sữa chất lượng. Có thể thay đổi vài loại sữa để tìm ra vị mà trẻ thích. 
  • Mẹ hãy chọn kích cỡ và chất liệu đầu ti phù hợp với trẻ.
Lượng sữa cho bé sơ sinh theo 12 tháng tuổi
Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi chuẩn nhất cho bé

Phần kết

Với những thông tin trên mẹ đã biết bé 2 tháng tuổi bú ít phải làm sao rồi nhỉ. Khi mẹ đã thử hết các cách được gợi ý mà tình trạng bú ít của bé không được cải thiện. Mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. Trẻ bú ít có thể do các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng khác mà chỉ có thể nhờ sự can thiệp của y tế. 

Nguồn tham khảo:

Cơ thể của trẻ sơ sinh cực kỳ non nớt. Chính vì thế mà mẹ luôn phải chú ý trong việc chăm sóc con. Đặc biệt là vấn đề ăn uống. Bình sữa là vật dụng không thể thiếu được trong quá trình phát triển của con. Đây cũng là thứ con tiếp xúc hằng ngày để bú khi không có mẹ ở bên. Để đảm bảo an toàn thì việc vệ sinh bình sữa là điều vô cùng quan trọng. Với dụng cụ rửa bình sữa mẹ không cần quá lo lắng về điều này.

1. Các dụng cụ rửa bình sữa cho con

Các dụng cụ rửa bình sữa cho con
Các dụng cụ rửa bình sữa cho con

Khác với việc vệ sinh vật dụng ăn uống của người lớn, để vệ sinh bình sữa cho con, mẹ cần sắm đầy đủ bộ dụng cụ rửa bình sữa bao gồm các vật dụng sau:

1.1. Dụng cụ cọ rửa bình sữa

Đây là vật dụng thiết yếu đầu tiên trong bộ dụng cụ vệ sinh bình sữa mà mẹ cần sắm. Cho dù mẹ sử dụng phương pháp nào để tiệt trùng bình sữa đi chăng nữa thì cũng phải có sự hỗ trợ của cọ.

Dụng cụ cọ rửa bình sữa
Dụng cụ cọ rửa bình sữa

Vai trò của cọ chính là giúp mẹ cọ rửa toàn bộ những cặn sữa còn bám lại trên bình. Ngay cả với những vị trí ngóc ngách, khó chạm tay vào nhất cọ cũng có thể chạm tới. Mẹ nên sử dụng bộ cọ riêng để đảm bảo vệ sinh.

Một bộ cọ sẽ bao gồm cọ bình và cọ núm. Về nguồn gốc thì khá đa dạng như của Nhật, Thái hay Việt Nam… Mỗi một loại sẽ có đặc điểm cũng như giá cả riêng. Mẹ nên tham khảo và cân nhắc kỹ trước khi chọn.

1.2. Nước rửa bình sữa chuyên dụng

Tuyệt đối không được sử dụng nước rửa bát hoặc các chất tẩy rửa có tính chất hóa học mạnh để vệ sinh bình sữa cho con. Bởi hàm lượng hóa chất cao còn bám lại trên bình sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như không an toàn với con.

Ưu tiên hàng đầu khi chọn nước rửa đó là an toàn và thân thiện. Một lựa chọn mẹ không nên bỏ qua đó chính là nước rửa bình của Nhật với thành phần Alkyldiaminoethuylglycine Hydrochloride Solution. Đây là 1 trong 4 chất giúp tiêu diệt 238 chủng vi khuẩn nhưng lại cực kỳ an toàn cho trẻ.

Mẹ có thể đọc thêm tại đây:

https://mamamy.vn/goc-cua-me/nuoc-rua-binh-sua/

https://mamamy.vn/goc-cua-me/nen-mua-nuoc-rua-binh-sua-loai-nao/

Nước rửa bình sữa chuyên dụng
Nước rửa bình sữa chuyên dụng

1.3. Dụng cụ vệ sinh bình sữa: Máy tiệt trùng

Một trong số các thiết bị trong bộ dụng cụ rửa bình sữa cũng vô cùng quan trọng đó là máy tiệt trùng. Khi lựa chọn sản phẩm này, mẹ hãy lưu ý đến những điểm sau đây:

  • Máy tiệt trùng được dùng trong thời gian dài, liên tục vì thế nên chọn các thương hiệu nổi tiếng. Điều này mang đến sự an toàn cho người dùng đồng thời đảm bảo tuổi thọ cao.
  • Các sản phẩm có giá rẻ giúp mẹ tiết kiệm tiền đầu tư nhưng dễ hỏng, phải sử chữa nhiều.

Mẹ nên đọc hướng dẫn của nhà sản xuất để biết cách sử dụng chính xác nhất.

1.4. Nồi luộc hoặc hấp bình sữa

Để luộc và hấp bình sữa thì nên sử dụng các loại nồi riêng biệt. Đây là phương pháp cực kỳ phổ biến được nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên không phải chất liệu bình sữa nào cũng có thể sử dụng phương pháp này. Bởi nhiệt độ cao có thể làm hư hại bình sữa cũng như sinh ra độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

2. Vệ sinh bình sữa đúng cách

Nước rửa bình sữa chuyên dụng
Nước rửa bình sữa chuyên dụng

Sau khi đã mua đầy đủ bộ dụng cụ rửa bình sữa, việc tiếp theo của mẹ là tìm hiểu cách vệ sinh bình sữa cho bé. Bởi dù cho dụng cụ có tốt đến đâu mà mẹ làm không đúng, làm qua loa thì cũng hoàn toàn không có tác dụng.

2.1. Cọ rửa bình sữa và núm ti

Rửa bình sữa và núm ti là điều đầu tiên bạn cần làm khi vệ sinh bình cho các bạn nhỏ. Dụng cụ rửa bình sữa được sử dụng lúc này chính là cọ và nước rửa chuyên dụng. Các bước thực hiện như sau:

  • Dùng cọ rửa và một vài giọt nước rửa chuyên dụng để cọ sạch cả bên trong lẫn bên ngoài bình sữa. Lưu ý là lúc này chỉ nên rửa bằng nước lạnh. Việc này giúp bạn loại bỏ đi các cặn bã sót lại trong bình.
  • Đối với các loại bao núm vú thì nên chà và sử dụng sức thật mạnh. Đây là bộ phận con ngậm trực tiếp nên cần phải được vệ sinh kỹ càng, hạn chế khả năng nhiễm bệnh. Mẹ hãy lộn trái núm ti và lắp vào bình. Sau đó sử dụng bàn chải nhỏ cán dài để cọ. Đồng thời phun qua nước nhiều lần để rửa trôi vi khuẩn.
  • Cuối cùng, sau khi vệ sinh bằng nước lạnh, mẹ hãy tráng bằng nước ấm để chúng khô nhanh hơn.

Lưu ý là sau khi con ti hãy làm vệ sinh ngay cho bình sữa. Điều này giúp tăng hiệu quả làm sạch, hạn chế hiện tượng sữa bám chặt khó rửa. Nếu chưa thể tửa nay thì hãy ngâm trong nước để sữa không bị khô lại.

2.2. Khử trùng bình sữa cho con

Khử trùng bình sữa cho con
Khử trùng bình sữa cho con

Sau khi rửa bình sữa, mẹ hãy thực hiện khử trùng các vật dụng để tránh bụi bặm, vi khuẩn xâm nhập. Các cách phổ biến được dùng để khử trùng là:

  • Khử trùng bằng đun sôi.
  • Dùng máy hấp.
  • Dùng lò vi sóng

Tốt nhất mẹ nên mua đủ bộ dụng cụ vệ sinh bình sữa bao gồm cả máy tiệt trùng và nồi hấp để việc khử trùng đảm bảo hơn.

Mẹ hãy tham khảo bộ dụng cụ rửa bình sữa của Mamamy để có được sự lựa chọn thực sự an toàn, chất lượng. Từ đó đảm bảo cho con tránh được những vấn để nguy hiểm liên quan đến sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tã dán khác nhau. Chính điều này khiến các mẹ băn khoăn không biết loại tã dán nào tốt nhất cho trẻ? Để giải quyết vấn đề này, mời mẹ tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Tã dán là gì? Trẻ mấy tháng dùng tã dán?

Tã dán là loại tã được thiết kế như một chiếc quần con, sản phẩm này có 2 miếng dán ở 2 bên hông có tác dụng định hình tã tốt cho bé. So với các loại bỉm khác thì tã dán có khả năng chống tràn, chống thấm toàn diện hơn. Có đa dạng sản phẩm cho bé từ 2 tháng tuổi cho tới khi bé 2 – 3 tuổi. Với thiết kế chắc chắn, linh hoạt cho bé thoải mái hoạt động. 

2. Trẻ sơ sinh dùng miếng lót hay tã dán tốt hơn? Loại tã dán nào tốt? 

Miếng lót sơ sinh được thiết kế rất đơn giản, được dùng để đóng kèm với tã, bỉm quần nên khả năng bám sát cơ thể không tốt được như tã dán. Vách ngăn chống tràn của sản phẩm cũng thấp hơn nhiều. Nếu trẻ cử động mạnh hoặc tiểu nhiều thì sẽ rất dễ gây tràn bỉm, khiến bé khó chịu. 

Trong khi đó tã dán lại có chất lượng tốt hơn hẳn. Với thiết kế linh hoạt bám sát cơ thể, vách chống tràn vượt trội đảm bảo tã sẽ không bị xô lệch hay tràn ngay cả khi bé cử động mạnh.Bên cạnh đó nhiều sản phẩm tã dán có khả năng thấm hút, chống thấm ngược lên đến 12h. Miếng dán lại thường chỉ sử dụng được 2h và dễ bị thấm ngược trở lại. 

Không những vậy, thành phần của tã dán trẻ sơ sinh thường là những thành phần hữu cơ đảm bảo an toàn cho da bé, không gây viêm nhiễm kích ứng.

Các loại tã dán trẻ sơ sinh trên thị tường phổ biến được nhiều mẹ tin dùng hiện nay có thể kể đến như Mamamy, Huggies, Bobby,… Có đa dạng kích cỡ phù hợp với mọi cân nặng, mẹ có thể lựa chọn size bỉm phù hợp nhất cho bé. Với nhiều ưu điểm nổi bật kể trên, tã dán là sản phẩm tốt hơn nhiều so với miếng lót. 

Trẻ sơ sinh dùng miếng lót hay tã dán tốt hơn? Loại tã dán nào tốt? 
Trẻ sơ sinh dùng miếng lót hay tã dán tốt hơn? Loại tã dán nào tốt? 

Xem thêm: 

3. 5 tiêu chí lựa chọn tã dán tốt nhất cho bé yêu

Trước khi đi khám phá xem loại tã dán nào tốt nhất trên thị trường hiện nay. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những tiêu chí lựa chọn tã dán tốt nhất cho bé nhé!

3.1. Chất liệu tã dán mềm mịn

Vì làn da bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm, dễ kích ứng. Do đó mẹ nên chọn chất liệu tã dán mềm mịn, thoáng mát, không gây kích ứng, khó chịu cho bé. Hãy chú ý đến những dòng sản phẩm có bề mặt tã được làm bằng chất liệu cao cấp hoặc cotton để đảm bảo phù hợp nhất cho làn da bé. 

3.2. Khả năng thấm hút vượt trội – Tiêu chí để đánh giá tã dán nào tốt

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng giúp mẹ đánh giá loại tã dán nào tốt cho bé. Đến giai đoạn 3 tháng tuổi, bé đi vệ sinh rất nhiều trong ngày. Do đó, tã dán nhất định phải có khả năng thấm hút vượt trội để giữ làn da của bé luôn khô ráo, thoáng mát cho bé thoải mái vận động. 

Nên chọn tã dán chống hăm, tã dán ngừa mẩn đỏ có những công nghệ thấm hút vượt trội tiên tiến như hạt thấm hút siêu nhanh, công 3D dạng sóng hay phễu siêu thấm,… 

Bên cạnh đó, khả năng giữ chất lỏng của tã cùng là điều mẹ cần quan tâm. Tã dán phải đảm bảo thấm hút nhanh và ngăn chất thải không bị tình trạng tràn ngược.

3.3. Co giãn thoải mái, tiện lợi

Các loại tã dán thông thường có đai lưng cứng và dày khiến bé cảm thấy khó chịu. Do đó, mẹ cần lựa chọn sản phẩm có đai lưng co giãn linh hoạt, chất liệu mềm mại, không gây sần sùi, mẩn đỏ cho da bé. Đảm bảo luôn ôm sát toàn bộ phần như vùng kín, vùng mông cho bé. 

Ngoài ra, nên chọn tã dán siêu mỏng nhẹ. Bởi vì, khi bé tiểu tiện, tã phải trữ thêm một lượng nước tiểu lớn mà không gây nặng mông, khó chịu cho bé. Ngoài ra, một số sản phẩm hiện nay có thiết kế vạch báo chống tràn thông minh giúp mẹ biết đâu là thời điểm cần thay tã. 

Co giãn thoải mái, tiện lợi 
Co giãn thoải mái, tiện lợi 

3.4. Đo lường cân nặng của bé, chọn kích thước tã phù hợp

Dù tã có tốt thế nào nhưng quá chật hoặc quá rộng cũng sẽ không thể thấm hút và phát huy hết khả năng vượt trội. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra cân nặng của bé, chọn kích thước phù hợp nhất. 

3.5. Để biết loại tã dán nào tốt nhất hãy tham khảo ý kiến người dùng

Để biết tã dán nào tốt nhất, mẹ có thể tham khảo những đánh giá từ người dùng sản phẩm. Họ là những người biết chính xác ưu, nhược điểm của tã dán mà mẹ dự định mua. 

Thông thường, những thông tin đánh giá có rất nhiều trên các website, trang bán hàng TMĐT, diễn đàn cho mẹ dễ dàng tham khảo!

4. Tã dán nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? Tã dán giá bao nhiêu?

Tã dán nào tốt nhất mà lại có chi phí tiết kiệm là điều mà nhiều mẹ băn khoăn, tìm kiếm. Trong số các sản phẩm tã dán trên thị trường hiện nay, tã dán cao cấp Mamamy Ultraflow là cái tên nổi bật, được nhiều mẹ tin tưởng, đánh giá cao và lựa chọn.

Tã dán Hàn Quốc Mamamy Ultraflow được làm từ chất liệu bông nhập khẩu từ Canada vô cùng mềm mại, dịu nhẹ cho làn da bé. Với thiết kế độc đáo với lưng thun co giãn linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh vừa vặn cho bé. Màng vải thoáng khí cùng hàng ngàn hạt SAP siêu thấm hút, tã dán Mamamy có khả năng thấm hút vượt trội gấp 1,5 lần, đảm bảo cho làn da bé yêu luôn khô thoáng suốt cả ngày dài. 

Tã dán Mamamy có đa dạng size đảm bảo phù hợp mọi cân nặng của bé:  

  • Size S (Dành cho bé dưới 5kg): 54 miếng.
  • Size M (Dành cho bé 6 – 11kg): 46 miếng.
  • Size L (Dành cho bé 9 – 14kg): 42 miếng.
  • Size XL (Dành cho bé 12 – 17kg): 36 miếng.
Tã dán nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? Tã dán giá bao nhiêu? 
Tã dán nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? Tã dán giá bao nhiêu? 

Sản phẩm có mức giá bán là 454.000đ và hiện Mamamy đang áp dụng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, mẹ hãy nhanh tay mua để có sản phẩm tốt cho bé lại vừa giúp tiết kiệm tiền nhé!

Tã dán nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? Tã dán giá bao nhiêu? 
Tã dán nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? Tã dán giá bao nhiêu? 

5. Hướng dẫn sử dụng tã dán đúng cách cho bé yêu 

Bước 1: Mẹ hãy tháo hai đường dán ở hai bên hông, nhấc nhẹ hai chân bé để lấy tã bẩn ra. 

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm. 

Bước 3: Đặt tã mới dưới mông của bé, kéo hai vách bên trong lên để chống tràn. Đảm bảo phần vạt dưới của tã kéo cao gần bằng rốn. Sau đó, dán nốt phần keo ở hông lại và điều chỉnh cho chắc chắn là xong. 

Lưu ý: 

  • Khi thay tã cho bé trai nên chừa lại một khoảng trống dưới phần hạ bộ của bé nhiều một chút để bé không bị khó chịu. 
  • Đảm bảo bé mặc tã thoải mái, vừa vặn. Không quá chật hoặc quá rộng. 
  • Hãy kiểm tra kỹ phần mép chống tràn đã bám vào xung quanh đùi bé chưa. Phần tã sau đã che kín mông chưa và nếu chưa thì hãy điều chỉnh lại cho hợp lý. 
  • Phần tã bẩn nên quấn chặt lại và cố định bằng hai miếng dán, bỏ vào trong thùng rác. 

Hướng dẫn sử dụng tã dán đúng cách cho bé yêu 

Hướng dẫn sử dụng tã dán đúng cách cho bé yêu 

Lời kết 

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có được thông tin loại tã dán nào tốt cũng như kinh nghiệm chọn lựa sản phẩm tốt nhất cho bé. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé! Mamamy.vn luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ tốt nhất cho mẹ! 

Bé trong những năm tháng đầu đời có làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Việc lựa chọn tã quần nào tốt cho con cũng khiến các bậc làm mẹ phải đau đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ thêm về các loại tã quần cho bé nhé!

1. Loại tã quần nào tốt? Nên ưu tiên chọn loại tã nào?

Loại tã quần nào tốt? Nên ưu tiên chọn loại tã nào?
Loại tã quần nào tốt? Nên ưu tiên chọn loại tã nào?

Những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong đầu của mẹ mỗi khi mua tã cho bé đó là loại tã quần nào tốt? Tã quần nào thấm hút tốt nhất? Các thắc mắc của mẹ sẽ được giải đáp ngay bây giờ.

Khi mẹ lựa chọn tã quần em bé, mẹ nên ưu tiên chọn những tã quần cao cấp. Bởi lẽ, chúng sẽ mang lại những hiệu quả tối đa hơn những loại tã thông thường, bao gồm:

1.1. Thành phần an toàn

Đa số các loại tã quần cao cấp thường có những thành phần an toàn cho làn da mẫn cảm của bé. Chẳng hạn như sử dụng các loại bông tự nhiên không bị vón cục, hạt siêu thấm hiệu quả, siêu mỏng, có hàng nghìn rãnh thoát khí,…

Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt mùa hè rất khắc nghiệt. Dễ gây cho bé bị hăm hoặc mẫn đỏ, các thành phần có trong tã cao cấp sẽ giúp bé phòng tránh những điều này

1.2. Thấm hút mạnh

Tã quần cao cấp có chức năng thấm hút rất mạnh, đặc biệt trong các loại tã này có nhiều hạt SAP siêu thấm hút. Hạt này được sản xuất bởi những nơi rất uy tín, rất được ưa chuộng làm thành phần cho tã quần trong những năm gần đây

Thấm hút mạnh giúp tã chống tràn, tránh cho da bé tiếp xúc với những chất lỏng bẩn, chứa nhiều vi khuẩn. Làm cho da bé luôn được khô thoáng dễ chịu, ngừa hăm, mẩn đỏ.

Thấm hút mạnh
Thấm hút mạnh

1.3. Dễ dàng cho bé hoạt động

Những thành phần an toàn kèm theo sự thấm hút mạnh khiến tã quần mỏng hơn và mềm mại hơn. Giúp cho những hoạt động của bé trở nên dễ dàng mà không hề có sự cản trở nào.

Đặc biệt dây chun của những tã quần này thường mềm và dẻo dai, co giãn tốt không gây vết hằn trên da, bé có thể bò, đi một cách thoải mái mà không hề có cảm giác bị bí bách

Tã quần Mamamy Ultraflow – tã quần Hàn Quốc cao cấp có thể đáp ứng được tất các điều kiện trên, là loại sản phẩm mà các mẹ nên tin tưởng và thử dùng qua một lần. Với các nhiên liệu tương tự như hạt SAP siêu thấm hút, bông nhập khẩu từ Canada, rãnh thoáng khí 3D,… Tã quần Mamamy Ultraflow tự hào đem lại những điều tuyệt vời nhất dành cho mẹ và bé.

2. Size tã dành cho bé liên quan gì đến lựa chọn tã quần nào tốt?

Size tã dành cho bé liên quan gì đến lựa chọn tã quần nào tốt?
Size tã dành cho bé liên quan gì đến lựa chọn tã quần nào tốt?

Việc lựa chọn size tã cũng rất liên quan đến liên quan đến vấn đề chọn tã quần nào tốt. Bởi lẽ, nếu mẹ lựa chọn size tã không phù hợp có thể gây nên nhiều tác hại cho bé, chẳng hạn như:

  • Khiến các hoạt động như tập đi đứng ngồi của bé trở nên khó khăn hơn. Có thể dẫn đến việc làm bé đi hai hàng, ảnh hưởng đến sự phát triển.
  • Để lại nhiều vết hằn đỏ trên da nếu size tã quá chật, làm đau bé
  • Việc tiểu tiện, đi ngoài sẽ dễ bị tràn ra tã hơn những loại tã phù hợp với bé

Lựa chọn size tã theo cân nặng

Để tránh những trường hợp như trên xảy ra, tã quần Mamamy Ultraflow có các size tã theo từng giai đoạn cân nặng sau đây cho các mẹ tham khảo:

  • Size S: Dành cho bé có số cân nặng dưới 5kg
  • Size M: Các bé có số cân nặng từ 5-10kg có thể sử dụng size tã này
  • Size L: Dành cho các bé có số cân nặng từ 10 -14kg.
  • Size XL: Dành cho các bé có cân nặng từ 13kg trở lên.

Ngoài ra còn có size XXL cho những bé có cân nặng ngoại cỡ, phát triển nhanh hơn những em bé cùng trang lứa. Các mẹ hãy đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong size tã bé theo tuổi, hỗ trợ con trẻ trong quá trình khôn lớn.

3. Hướng dẫn mang tã hiệu quả cho bé

Hướng dẫn mang tã hiệu quả cho bé
Hướng dẫn mang tã hiệu quả cho bé

Ngoài việc quan tâm loại tã quần nào tốt, mẹ cũng nên quan tâm đến cách mang tã cho bé hiệu quả. Những gì các mẹ cần chính là một cái tã sạch sẽ, một khăn ướt ấm và một khăn khô

Các bước thay tã:

  • Trước khi thay tã cho bé, mẹ nên đặt bé lên giường. Dùng một tay giữ chân bé và một tay kia từ từ gỡ tã bẩn ra khỏi người bé. Tránh để chân bé tiếp xúc với tã bẩn.
  • Dùng khăn ướt lau vùng bé đã mặc tã, từ trước ra sau. Sau đó dùng khăn khô lau lại cho sạch
  • Tiếp theo là thay tã mới cho bé, đặt tã sạch dưới người bé rồi kéo phần trước của tã lên 2 chân bé. Sau khi thay xong, mẹ có thể dùng hai ngón tay vào giữa tã của bé để kiểm tra độ khít.

Lưu ý nho nhỏ cho mẹ:

  • Mẹ lưu ý nên chọn size tã phù hợp để bé mang không bị quá rộng hoặc quá hẹp, không tốt cho việc tiểu tiện của bé.
  • Không nên dùng lại bỉm cũ, có thể khiến bé ngứa ngáy
  • Không để bé mang bỉm quá 8 tiếng, đặc biệt với những loại tã kém chất lượng có thể gây bí bách. Gây ra sự xâm nhập của các vi khuẩn không tốt cho bé

4. Lời kết

Qua trên, hy vọng các mẹ đã tìm được lời giải đáp trong việc lựa chọn tã quần nào tốt. Hãy để Tã quần Mamamy Ultraflow – tã quần mẹ chọn là loại tã tốt nhất đồng hành trong quá trình khôn lớn của con.

Nguồn tham khảo:

https://mamamy.vn/san-pham/ta-dan-mamamy-ultraflow/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cach-thay-ta-vai-cho-tre-so-sinh/

Đọc thêm:

Cách lựa chọn tã dán phù hợp nhất cho bé

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất mẹ nên biết

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh – Tất tần tật các bước cho mẹ bỉm

Giỏ hàng 0