Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và phát triển khỏe mạnh nhất? Việc trẻ sơ sinh biếng ăn, lười biếng luôn là vấn đề khiến các cha mẹ đau đầu, lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp tối ưu nhất. Dưới đây, Mamamy sẽ hướng dẫn cha mẹ cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh an toàn và hiệu quả.

1. Trẻ sơ sinh chậm cân có nguy hiểm gì không? Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh? 

Theo bảng tiêu chuẩn cân nặng trẻ em WHO, trẻ sinh ra nhẹ hơn 2,5 kg sẽ bị xếp vào danh sách nhẹ cân, suy dinh dưỡng. So với những đứa trẻ đủ tháng, trẻ nhẹ cân sẽ chăm sóc khó khăn và cha mẹ phải lưu ý nhiều vấn đề hơn. Bởi đề kháng, hệ hô hấp, tiêu hóa của trẻ yếu hơn so với bình thường do đó cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bé phát triển toàn diện.

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị chậm cân? 

Trước khi giải đáp câu hỏi làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và phát triển khỏe mạnh? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm cân, suy dinh dưỡng nhé. 

2.1. Trẻ sinh non 

Sinh non là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chậm cân. Ngoài việc bị thiếu cân, trẻ sinh non sẽ có sức đề kháng yếu hơn so với đứa trẻ bình thường. 

2.2. Trẻ không có đủ dinh dưỡng từ khi còn ở trong bụng mẹ 

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì thai nhi cũng sẽ như vậy. Điều này gây ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ khi chào đời và sự phát triển sau này. 

Chưa kể, một số chị em mang thai vẫn sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hay con sinh ra chậm tăng trưởng về cả thể chất lẫn trí tuệ. 

2.3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh?

Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, biếng ăn, giun sán,… Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sơ sinh thường chậm lớn và kém phát triển trí tuệ. Do đó, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến hệ tiêu hóa của trẻ. Bởi hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì cơ thể trẻ mới nhanh hấp thu các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. 

2.4. Trẻ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh 

Những trẻ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch,… sẽ khó khăn hơn trong việc bú mẹ. Lượng sữa mà trẻ hấp thụ mỗi ngày ít hơn nhiều so với tiêu chuẩn của một đứa trẻ bình thường. Điều này khiến cân nặng của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị chậm cân
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị chậm cân

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm tăng cân?

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết một số dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân như trẻ bú ít, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài khó khăn,… Từ đó, đưa ra giải pháp làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và khỏe mạnh. 

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết một số dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết một số dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân

Xem thêm: 

Mẹ có biết 10 thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé?

4 loại vitamin và khoáng chất khắc phục chứng biến ăn ở trẻ 

Điểm mặt “thủ phạm” khiến trẻ bú ít và cách xử lý 

4. Một số cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và phát triển khỏe mạnh

Để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và phát triển khỏe mạnh, cha mẹ hãy lưu ý những điểm sau đây: 

4.1. Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh – Cho trẻ bú đủ cữ, đúng cách

Việc cho trẻ bú đủ cữ, bú đúng cách sữa mẹ sẽ giúp trẻ nạp đủ năng lượng, dưỡng chất. Đồng thời, kích thích tuyến sữa, sản sinh ra hormone sữa như mong muốn.  

4.2. Mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng

Nếu mẹ bị căng thẳng sẽ rất khó khăn trong việc tiết sữa. Thậm chí là còn mất dần sữa. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế tình trạng hút sữa ra bình mà hãy để cho con bú trực tiếp càng nhiều càng tốt. 

4.3. Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh – Chăm sóc giấc ngủ của bé 

Mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16 – 18 tiếng. Trẻ chỉ thức dậy khi ăn và đi vệ sinh. Chính giấc ngủ nhiều là yếu tố giúp trẻ tăng cân nhanh. Vì vậy, mẹ hãy chú ý hết sức đến giấc ngủ của trẻ. Hãy tạo không gian phòng thoáng mát, tránh tiếng ồn cho trẻ ngủ. Hoặc có thể bật những bản nhạc êm dịu cho trẻ dễ ngủ hơn. 

Vào ban đêm hãy cho trẻ ngủ sớm. Vì đây là thời điểm tuyến yên của trẻ sẽ tiết ra hormone giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao.

Mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16 – 18 tiếng
Mỗi ngày trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16 – 18 tiếng

4.4. Massage nhẹ nhàng cho trẻ

Massage đem lại rất nhiều tác dụng cho trẻ sơ sinh. Ngoài việc tạo cảm giác thoải mái, massage còn kích thích huyệt đạo giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. Từ đó, các dưỡng chất dễ dàng hấp thu đưa vào cơ thể nhanh hơn. Ngoài ra, việc massage còn giảm chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón ở trẻ. 

Massage đem lại rất nhiều tác dụng cho trẻ sơ sinh
Massage đem lại rất nhiều tác dụng cho trẻ sơ sinh

4.5. Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh – Cho trẻ vận động ngoài trời 

Cha mẹ hãy cho trẻ hoạt động nhiều hơn ở ngoài trời. Nên bế trẻ ra ngoài tắm nắng trong khoảng 8 – 9h sáng. Để tận dụng nguồn vitamin D của ánh nắng mặt trời, giúp trẻ hấp thụ canxi và cao lớn hơn. Đồng thời giúp trẻ tăng cân nhanh hơn. 

4.6. Chế độ dinh dưỡng 

Đây cũng là một vấn đề quan trọng mẹ cần chú ý. Bởi chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ tập trung hết để nuôi con. Nên ăn đa dạng tất cả các sản phẩm, đặc biệt là rau xanh, chất đạm, chất béo lành mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm giúp lưu thông dòng sữa như sung luộc, chân giò hầm đu đủ,…

ên ăn đa dạng tất cả các sản phẩm, đặc biệt là rau xanh, chất đạm, chất béo lành mạnh
Nên ăn đa dạng tất cả các sản phẩm, đặc biệt là rau xanh, chất đạm, chất béo lành mạnh

4.7. Bổ sung thêm sữa ngoài cho trẻ 

Nếu mẹ không có sữa cho trẻ bú đủ thì có thể bổ sung thêm sữa ngoài. Phương pháp này sẽ giúp trẻ đảm bảo dinh dưỡng, tăng cân nhanh. Tuy nhiên, việc bổ sung sữa ngoài cần tìm hiểu kỹ về thành phần. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt,  dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ.

Lời kết 

Chắc hẳn qua bài viết này, cha mẹ đã biết làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và phát triển toàn diện. Hãy luôn đồng hành và ủng hộ Mamamy.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhé!

NGUỒN THAM KHẢO BÀI VIẾT: 

https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/cach-giup-tre-so-sinh-tang-can

http://namyangi.com.vn/day-con/hoc-ngay-6-cach-giup-tre-so-sinh-tang-can-nhanh.html

https://pregmom.vn/cach-giup-tre-so-sinh-tang-can-deu-nhanh-chuan-khoa-hoc.html

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú ít. Dù không phải lúc nào đây cũng là vấn đề nghiêm trọng nhưng vẫn khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Bố mẹ hãy đọc bài viết này để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng giải quyết phù hợp khi bé đột nhiên ít bú nhé!

1. 8 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú ít

Trẻ sơ sinh bú ít lý do là gì?
Trẻ sơ sinh bú ít lý do là gì?

Tình trạng bú ít ở trẻ kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mẹ có quá nhiều sữa: Sữa nhiều cũng trở thành nguyên nhân để trẻ từ chối bú. Mẹ quá nhiều sữa sẽ khiến bé bị ngợp. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, trẻ sẽ sợ và không còn hứng thú bú nữa.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bệnh lý trở nên nghiêm trọng sẽ khiến việc bú khó khăn đối với trẻ.  
  • Trẻ mắc các bệnh lý khiến trẻ khó chịu, dẫn đến ngại bú thậm chí là bỏ bú như: bệnh tai-mũi họng, bệnh tay-chân-miệng, nhiễm trùng, tưa miệng, mọc răng, nhiễm trùng tai.
  • Bệnh cảm lạnh, nghẹt mũi khiến trẻ khó thở khi bú.
  • Mẹ ít sữa sau sinh nên lượng sữa cung cấp cho trẻ mỗi lần bú không đủ. Việc đó sẽ dẫn tới bé cáu gắt, khó chịu. Không cho trẻ bú đúng lúc hay cho trẻ bú khi trẻ quá đói cũng là nguyên nhân khiến bé chán bú.
  • Tư thế bú khiến trẻ không thoải mái.
  • Sữa mẹ có vị lạ. Trẻ cũng có những mùi vị thích và không quá thích. Sữa mẹ có thể thay đổi mùi vị do chế độ ăn uống hoặc do mẹ dùng các loại mỹ phẩm cho body.
  • Kích thước và hình dạng ti mẹ không thích hợp với bé. Có thể là do đầu ti quá lớn hoặc bị tụt sâu vào trong gây khó bú cho trẻ.

2. Trẻ sơ sinh bú ít có sao không?

Nếu trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít lại, đó rất có thể là do vấn đề về sức khỏe. Đây là một dấu hiệu giúp ba mẹ lưu ý để kịp thời can thiệp trước khi trở thành bệnh lý nghiêm trọng.

Nếu bé bú ít hơn với chế độ bú khuyến nghị trong thời gian dài thì có thể dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh bú ít chậm tăng cân và có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường. Cha mẹ có thể thấy bé bị sút cân, phát triển chững lại, trẻ ốm yếu, mệt mỏi.

Tuy nhiên, khả năng hấp thụ ở mỗi trẻ là khác nhau. Có thể lượng sữa bé uống mỗi ngày ít hơn lượng khuyến nghị theo độ tuổi nhưng trẻ không quấy khóc, ngủ ngon và lên cân đầy đủ, đi tiểu trên 6 lần mỗi ngày thì ba mẹ có thể yên tâm bé đã nhận đủ sữa.

3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bú ít?

Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao?

Mẹ thường rất bối rối vì không biết bé bú ít phải làm sao? Thực ra, đây là vấn đề cần được xử lý từ cả phía mẹ và bé.

3.1. Từ phía mẹ

Từ phía mẹ hãy thật bình tĩnh, đừng ép trẻ bú nếu trẻ không muốn. Thay vào đó hãy tìm ra nguyên nhân để có hướng giải quyết tốt nhất.

Với mẹ có bé bú sữa mẹ:

  • Nếu nguyên nhân do kích thước và hình dạng ti mẹ khiến bé bú ít thì phải làm sao? Trong trường hợp này, mẹ nên hút sữa và cho con bú bằng bình hoặc đút bằng thìa.
  • Mẹ cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng của mình. Ăn đầy đủ chất, hạn chế các thức ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa như đồ cay nồng, chiên rán,..
  • Nếu sữa mẹ quá ít hãy bổ sung các thực phẩm kích thích ra sữa ở mẹ. Sử dụng bổ sung những loại sữa công thức có đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Và hãy đảm bảo loại sữa đó có mùi vị trẻ thích.

Với mẹ có bé bú sữa công thức:

  • Đầu tiên mẹ cần theo dõi để tìm loại sữa phù hợp với bé để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị bé.
  • Mẹ cũng cần chọn bình sữa và đầu ti có kích cỡ cũng như chất liệu phù hợp với bé.
  • Ngoài ra, mẹ còn cần để ý thời gian các cữ bú để điều chỉnh cho hợp với con.

3.2. Từ phía bé

Ba mẹ hãy tạo môi trường thoải mái cho trẻ.

  • Nếu nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề bệnh lý của trẻ. Mẹ hãy nhanh chóng cho bé đi khám và chữa trị kịp thời. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài.
  • Nếu trẻ sơ sinh tự nhiên bú ít, mẹ hãy thử cho trẻ bú khi mới thức dậy. Đây là khoảng thời gian trẻ có xu hướng bú nhiều nhất không ngày. Đừng để trẻ quá đói mới cho bú. Ngược lại, cùng đừng ép trẻ ăn khi đã quá no. Hãy xây dựng một lịch bú trong ngày cho trẻ theo từng độ tuổi nhất định. Như thế sẽ tạo cho trẻ phản xạ ăn khi đến giờ.
  • Với trẻ sơ sinh bú kém,  cần tạo môi trường thuận lợi để bé có thể bú trong sự thư giãn. Cho trẻ bú trong phòng riêng, ít tiếng ồn. Trong khi cho bú có thể hát ru cho trẻ nghe và đung đưa nhẹ nhàng.
  • Thay đổi tư thế bú thường xuyên cho đến khi tìm được tư thế trẻ cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất.

4. Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi

Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi
Chế độ hợp lý để mẹ cho bé bú theo độ tuổi

Vào những ngày đầu mới sinh, dạ dày của bé chỉ nhỏ bằng một viên bi. Nó chỉ chứa được hơn một muỗng cà phê sữa mỗi lần bú. Khi bé lớn hơn, kích thước của dạ dày bé cũng theo đó phát triển theo.

Xem thêm:

Cho bé bú mẹ sẽ khó đo lường lượng sữa bé cần cho mỗi lần. Nhưng sẽ dễ dàng hơn khi cho trẻ bú bằng bình sữa. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một chế độ bú sữa công thức điển hình sẽ như sau:

  • Trẻ mới sinh cho đến 2 tuần tuổi: 15ml sữa trong lần uống đầu tiên và từ 30ml đến 90ml cho các lần tiếp theo.
  • Trẻ từ 2 tuần đến 2 tháng tuổi: 60ml đến 120ml cho mỗi lần bú sữa.
  • Trẻ từ 2 tháng đến 4 tháng tuổi: 120ml đến 180ml cho mỗi lần bú sữa.
  • Từ 4 đến 6 tháng tuổi: 120ml đến 240ml sữa cho mỗi lần bú. 
  • Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: 240ml sữa cho mỗi bữa ăn. Có thể cho trẻ bắt đầu ăn các thức ăn dạng đặc hoặc loãng.
bé bú ít
Quan trọng nhất là để bé có được một sự thoải mái nhất có thể!

Phần kết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bú ít hơn bình thường hay thậm chí là bỏ bú ở trẻ. Bố mẹ đừng quá lo lắng và bối rối. Qua bài viết này, mong rằng bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh uống ít sữa có sao không. Từ đó bình tĩnh xử lý và tìm ra căn nguyên vấn đề. Chỉ khi đó bố mẹ mới có thể giúp đỡ được trẻ. Nếu sau khi thực hiện đủ các biện pháp mà tình hình bú kém ở trẻ vẫn không tiến triển, mẹ hãy liên lạc và đặt lịch hẹn sớm nhất với bác sĩ nhé!

Trẻ sơ sinh luôn hấp thụ một lượng sữa theo từng giai đoạn nhất định, đặc biệt là bé khi được 6 tuần tuổi. Các mẹ hãy theo dõi bài viết này nếu muốn hiểu rõ thêm bé 6 tuần bú bao nhiêu nhé!

Mẹ nên xem kĩ hơn tại: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng

1. Bé 6 tuần tuổi có sự thay đổi gì so với lúc mới sinh

Bé khi được 6 tuần tuổi sẽ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Lúc này, bé đã hoàn toàn quen với việc tiêu hóa, hoạt động. Đây cũng chính là giai đoạn bé tập trung phát triển.

1.1. Chiều cao, cân nặng

Cân nặng của bé 6 tuần trung bình khoảng 5,1-5,6kg. Khác với trẻ lúc mới sinh, nặng khoảng từ 2,5-4kg, tức là trẻ sau khi sinh được 6 tuần sẽ tăng từ 1 đến 2kg. Về chiều cao thì bé 6 tuần cao hơn lúc mới sinh khoảng 1,9cm mỗi tháng, có nhiều bé phát triển nhanh hơn.

Cân nặng của bé 6 tuần trung bình khoảng 5,1-5,6kg
Cân nặng của bé 6 tuần trung bình khoảng 5,1-5,6kg

Do đó, mẹ có thể dựa vào quan sát trong cân nặng và chiều cao, xác định lượng sữa phù hợp để biết bé 6 tuần bú bao nhiêu là đủ.

1.2. Hoạt động

Bé 6 tuần nhạy cảm và phản xạ hơn so với lúc mới sinh. Bé lúc này đã có thể đã có những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, phản ứng với các âm thanh bên ngoài,… Các giác quan và não bộ của bé trong giai đoạn này sẽ không ngừng phát triển. Do đó, mẹ cần tiếp xúc và quan tâm bé nhiều hơn vì bé có thể cảm nhận được.

Ngoài ra, nhịp thở của bé 6 tuần tuổi không ổn định. Bé sẽ thường thở gấp và nông trong khoảng 20 giây, dừng lại thở đều đặn từ từ trong 10 giây sau đó lại trở gấp tiếp. Bởi lẽ, cơ thể bé vẫn chưa có sự hoàn thiện trong việc kiểm soát nhịp thở.

Bé 6 tuần nhạy cảm và phản xạ hơn so với lúc mới sinh
Bé 6 tuần nhạy cảm và phản xạ hơn so với lúc mới sinh

Bé cũng rất dễ bị kích thích và mẫn cảm với thế giới bên ngoài. Bé có thể tự quấy khóc chỉ vì không có ai chú ý đến mình hoặc không ngủ được,… 

Để đối phó với những điều này, các mẹ tập massage cho bé để bé cảm thấy dễ chịu, thư giãn hơn. Giao lưu với con để con không cảm thấy cô đơn, buồn chán.

2. Bé 6 tuần bú bao nhiêu là đủ?

Muốn biết được bé 6 tuần bú bao nhiêu sữa là đủ, các mẹ phải tập làm quen với lịch bú thay đổi thường xuyên trong giai đoạn này. Bé 6 tuần tuổi sẽ không đòi bú quá nhiều trong 1 ngày. Khoảng cách giữa các cữ bú cũng sẽ dài hơn lịch bú đã định sẵn.

2.1. Bé 6 tuần bú bao nhiêu sữa là đủ nếu bú sữa mẹ?

Trong những ngày chào đời đầu tiên, bé sơ sinh chỉ có thể bú một bên đầu vú. Còn đối với bé 6 tuần, đã có thể bú được cả hai bên. Lịch cho bú của mẹ sẽ bị kéo dãn ra cũng vì lý do này. Bé sẽ nạp năng lượng từ sữa mẹ nhiều hơn để phát triển.

Bé sẽ nạp năng lượng từ sữa mẹ nhiều hơn để phát triển
Bé sẽ nạp năng lượng từ sữa mẹ nhiều hơn để phát triển

2.2. Bé 6 tuần bú bao nhiêu sữa là đủ nếu bú sữa bình?

Đối với những bé 6 tuần bú sữa bình, các mẹ nên lưu ý, nên cho bú một lượng sữa khoảng 150ml mỗi ngày cho mỗi kg cân nặng. Thường xuyên theo dõi cân nặng của bé để duy trì lượng dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Bé 6 tuần bú sữa bình
Bé 6 tuần bú sữa bình

Việc tìm hiểu thêm bé 6 tuần bú bao nhiêu khá quan trọng và cần thiết với các mẹ. Cho dù trong độ tuổi này, sự sinh hoạt của bé không quá phức tạp như những ngày đầu tiên chào đời. Tuy nhiên các mẹ không nên quá lơ là để cho bé một sự phát triển hoàn thiện nhất.

Mẹ có thể xem thêm:

Bé 9 tuần tuổi bú bao nhiêu là đủ mẹ đã biết?

[Giải đáp] Bé lười bú phải làm sao? Và đâu là “thủ phạm”?

3. Cách chăm sóc bé 6 tuần tuổi

Những điều ở trên có lẽ đã giúp các mẹ hiểu rõ phần nào trong vấn đề lương sữa mà bé 6 tuần bú bao nhiêu. Tuy nhiên, còn một vấn đề khác mà các mẹ khá quan tâm. Đó chính là cách chăm sóc bé 6 tuần tuổi đúng đắn.

3.1. Chăm sóc trong giấc ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ giai đoạn nào của con người, trẻ 6 tuần cũng vậy. Giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp bé có tinh thần thoải mái, phát triển các giác quan và tăng cân tốt hơn. Đặc biệt nếu mẹ biết cách điều chỉnh cho trẻ 6 tuần bú bao nhiêu là đủ theo sự hướng dẫn.

Giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp bé có tinh thần thoải mái
Giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp bé có tinh thần thoải mái

Các mẹ nên để bé tự ngủ hoặc nằm nôi. Hạn chế bồng bế hoặc ru ngủ để bé tập làm quen với việc chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Nhiều bé 6 tuần tuổi trở lên dễ mất giấc vì bị kích thích hoặc phụ thuộc cảm xúc vào ba mẹ. Muốn biết bé có ngủ đủ giấc hay không thì nên quan sát số giờ bé ngủ. Bởi lẽ, một em bé tuần ngủ trung bình khoảng 16 tiếng/ngày.

3.2. Chăm sóc dinh dưỡng cho bé

Sữa vẫn là một nguồn thực phẩm chính trong quá trình phát triển của bé. Nên cho dù bất cứ sinh hoạt hay hoạt động nào, vấn đề bé 6 tuần bú bao nhiêu vẫn sẽ luôn cần thiết với mẹ.

Bé trong độ tuổi này cần được phát triển dần về trí tuệ và thể chất, làm nền tảng cho tương lai. Do đó các chất dinh dưỡng đóng góp không hề nhỏ trong quá trình này. Khuyến khích các mẹ vẫn nên cho bé bú sữa mẹ khi bé 6 tuần tuổi. Bởi lẽ các giá trị từ sữa mẹ không gì có thể thay thế. Hầu hết các chất có trong sữa mẹ sẽ giúp bé phát triển nhanh hơn.

Các chất dinh dưỡng đóng góp lớn trong quá trình phát triển của bé
Các chất dinh dưỡng đóng góp lớn trong quá trình phát triển của bé

Các chuyên gia cũng cho thấy bé bú sữa mẹ cũng phát triển hơn về mặt thể chất lẫn trí tuệ hơn những bé bú sữa bình. 

Lời kết

Hy vọng qua bài viết hướng dẫn cho bé 6 tuần bú bao nhiêu sữa này sẽ đồng hành cùng mẹ trong quá trình cho lớn khôn.

NGUỒN THAM KHẢO: Lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Trẻ vào giai đoạn 2 tháng tuổi bú ít khiến gia đình vô cùng lo lắng. Nhất là đối với những người lần đầu tiên làm bố mẹ. Bé bú ít là chuyện bình thường khi cân nặng và sự phát triển của trẻ là bình thường. Nhưng trẻ bú ít kèm những dấu hiệu lạ như trẻ chậm lớn, sút cân, hay khóc. Thì khi đó mẹ nên lo lắng về vấn đề của trẻ. Bé 2 tháng tuổi bú ít phải làm sao? Những thông tin dưới đây có thể giải đáp thắc mắc này cho mẹ đấy.

1. Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Việc bú của trẻ chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Dù mẹ đang cho trẻ bú bình hay bú sữa mẹ. Hãy thường xuyên theo dõi các tín hiệu của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ như trẻ đang đói sẽ có những biểu hiện (mím môi, mút, khóc), khi trẻ no (quay lưng với bình sữa, mất tập trung, buồn ngủ). Bố mẹ lo lắng trẻ sơ sinh bú ít phải làm sao? Những thông tin dưới đây về lượng sữa bé nên bú có lẽ giải quyết nỗi lo lắng của phụ huynh.

1.1. 2 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ bú như thế nào?

1.1.1. Cho trẻ bú bình

Trẻ 2 tháng tuổi bú bao nhiêu sữa công thức là đủ? Nếu mẹ đang cho trẻ nhà mình bú bình thì cứ mỗi 3 đến 4 giờ nên cho bú một lần. Mỗi lần bú từ 120- 150ml sữa là hợp lý. Cũng giống với người lớn, có thể trẻ bú ít hoặc bú quá ít trong một bữa, chuyện đó là bình thường. Mẹ biết được thông số trên sẽ không phải băn khoăn bé bú quá ít phải làm sao nữa rồi nhỉ.

1.1.2. Cho con bú mẹ

Trẻ 2 tháng tuổi nên bú bao nhiêu sữa một lần? Số lần bú sẽ tăng lên, khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần. Nếu bé ngủ nhiều hơn trước, không sao cả, cứ để trẻ ngủ. Bé sẽ cho mẹ biết khi nào bé đói.

1.2. 2 tháng tuổi cho bé ăn được chưa?

2 tháng tuổi cho bé ăn được chưa?
2 tháng tuổi cho bé ăn được chưa?

Vào tháng thứ 2 sau sinh, vẫn chỉ cho bé bú bình hoặc bú sữa mẹ. Trẻ chỉ nên ăn đặc hoặc ăn loãng vào tháng thứ 4 hay tháng thứ 6 trở đi. Và không nên cho trẻ uống nước. Trường hợp ngoại lệ chỉ xảy ra khi có bệnh lý và được bác sĩ khuyên uống nước. 

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Bé 2 tháng tuổi bú ít lý do là gì?

Vào độ tuổi 2 tháng mà bé bú ít quá sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Những bố mẹ nên biết, nếu trẻ sơ sinh bú ít nhưng cân nặng sự phát triển vẫn diễn ra bình thường. Thì không có gì đáng lo lắng cả. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ khác nhau. Chỉ khi có các triệu chứng đáng ngại đi kèm như bé 2 tháng bú ít ngủ ít hoặc bé bú ít chậm tăng cân. Khi đó, gia đình nên cần chú ý đến trẻ. 

Trẻ sơ sinh ít bú có thể là do một vài nguyên nhân sau đây:

2.1. Bé sơ sinh bú ít do những lý do chủ quan

Bé sơ sinh bú ít do những lý do chủ quan
Bé sơ sinh bú ít do những lý do chủ quan

2.1.1.Trẻ bú ít vì nguyên nhân sức khỏe

Cũng giống như với người lớn, khi cơ thể không được khỏe do các vấn đề bệnh lý. Bé sơ sinh bú ít hơn bình thường, thậm chí là bỏ bú. Cơ thể bị bệnh sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu trong người, dễ dẫn đến cáu gắt và quấy khóc. Khi phát hiện các dấu hiệu khác thường từ bé, mẹ nên kiểm tra xem bé có bị bệnh gì hay không. Các chứng bệnh thông thường khiến bé bú kém có thể do: cảm sốt, sốt mọc răng, các bệnh về tiêu hóa, các bệnh về hô hấp, các bệnh do thay đổi mùa (đầu mùa, sởi, rôm sảy, quai bị,…

2.1.2.Tư thế bú của trẻ

Nhiều bé sơ sinh bú yếu do tư thế của trẻ không được thoải mái. Nếu cảm giác thoải mái không thể thành lập sẽ khiến ảnh hưởng đến công suất bú ở trẻ. NGoài ra, bú không đúng tư thế còn còn khiến ti bị nứt cổ gà, gây sự khó chịu cho mẹ.

2.2. Trẻ sơ sinh bú ít do những nguyên nhân khách quan

Trẻ sơ sinh bú ít do những nguyên nhân khách quan
Trẻ sơ sinh bú ít do những nguyên nhân khách quan

2.2.1.Vấn đề về ti mẹ

Kích thước và hình dạng của ti cũng có ảnh hưởng đến việc trẻ bú. Trẻ có thể bú ít do đầu ti quá lớn, không vừa với miệng của bé. Nhiều mẹ có ti thụt vào trong cũng gây khó khăn cho trẻ. 

2.2.2.Trẻ sơ sinh bú ít vì mùi sữa mẹ thay đổi

Sữa của mỗi mẹ sẽ có mùi vị khác có thể là nguyên nhân bé bú ngày càng ít. Sữa cũng có thể thay đổi mùi vị theo chế độ ăn uống của mẹ. Chính vì thế mẹ thường phải chú ý đến chế độ ăn uống và hạn chế một số thực phẩm nạp vào cơ thể.

2.2.3.Bé bú ít do lượng sữa từ mẹ

Sữa mẹ nhiều hay ít đều có ảnh hưởng nhất định đến xu hướng bú của trẻ. Nếu sữa mẹ quá nhiều, sẽ khiến trẻ bị ngợp sữa và sợ bú. Ngược lại, sữa mẹ ra quá ít, không đủ lượng sữa cung cấp cho bé, dễ dẫn tới bé cáu gắt, khó chịu và bé bú ít dần đi.

3. Bé 2 tháng tuổi bú ít phải làm sao?

Bé bú ít phải làm sao? Để trả lời cho câu hỏi này, bố mẹ phải phát hiện được nguyên nhân có liên quan đến việc bé bú ít. Đối với từng nguyên nhân, ta sẽ có hướng giải quyết khác nhau.

3.1. Đối với trẻ bú mẹ – Bé bú ít phải làm sao?

Đối với trẻ bú mẹ - Bé bú ít phải làm sao?
Đối với trẻ bú mẹ – Bé bú ít phải làm sao?
  • Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể bao gồm đạm, vitamin, khoáng chất, đường, béo. Hạn chế một số thức ăn có mùi nồng, cay, chiên rán,…
  • Hình thành thói quen bú sữa của trẻ cũng góp phần trả lời cho câu hỏi bé bú ít phải làm sao. Với trẻ 2 tháng tuổi nên cho trẻ bú mẹ 3 đến 4 tiếng một lần. Không để bé quá đói hoặc quá no.
  • Vấn đề do hình dạng ti hay sữa của mẹ quá nhiều. Mẹ có thể vắt sữa rồi cho bé bú bằng bình hoặc đút bằng thìa. Với trường hợp sữa ít, mẹ có thể tăng cường các thực phẩm kích thích nhiều sữa. Sử dụng các biện pháp massage thư giãn ngực cũng là cách tốt. Nếu không thể cải thiện, mẹ có thể tìm thêm nguồn sữa khác cho trẻ.
  • Trẻ ít bú phải làm sao trong trường hợp trẻ bị bệnh? Mẹ cần tìm ra bệnh lý của trẻ, kịp thời chữa trị để tránh tình trạng bú kém kéo dài.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế bú cho trẻ để tìm ra các tư thế trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Để kích thích bé tự nguyện bú, mẹ hãy hát ru cho trẻ kết hợp với động tác đung đưa.

Xem thêm:

Cho con bú trực tiếp hau bú bình tốt hơn

3 mẹo cho con bú và những lưu ý đặc biệt mẹ cần lưu ý

Hiểu rõ về việc cho bé bú bình đúng cách

3.2. Đối với trẻ bú sữa công thức- Bé bú ít phải làm sao?

  • Với những trẻ bú sữa ngoài, mẹ nên cẩn thận chọn loại sữa chất lượng. Có thể thay đổi vài loại sữa để tìm ra vị mà trẻ thích. 
  • Mẹ hãy chọn kích cỡ và chất liệu đầu ti phù hợp với trẻ.
Lượng sữa cho bé sơ sinh theo 12 tháng tuổi
Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi chuẩn nhất cho bé

Phần kết

Với những thông tin trên mẹ đã biết bé 2 tháng tuổi bú ít phải làm sao rồi nhỉ. Khi mẹ đã thử hết các cách được gợi ý mà tình trạng bú ít của bé không được cải thiện. Mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. Trẻ bú ít có thể do các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng khác mà chỉ có thể nhờ sự can thiệp của y tế. 

Nguồn tham khảo:

Làm mẹ là thiên chức cao cả và quý giá nhất của một đời người phụ nữ, do đó mẹ sẽ luôn dành hết tình yêu thương cho con. Tuy nhiên điều mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải trằn trọc đó chính là cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa 1 ngày? Những chia sẻ sau đây sẽ giải đáp cho mẹ nhé!

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Lượng sữa theo từng giai đoạn dành cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là trẻ mới sinh trong giai đoạn từ dưới 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Khoảng thời gian này sẽ là lúc bé tập tành với sự tiêu hóa. Vì vậy các mẹ cần phải chú trọng trong vấn đề trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần 1 ngày là đủ.

Trẻ sơ sinh là trẻ mới sinh từ dưới 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh là trẻ mới sinh từ dưới 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

Nhu cầu hấp thụ sữa của em bé sơ sinh thông thường được chia làm 4 giai đoạn:

1.1. Giai đoạn từ lúc mới sinh đến 1 tháng đầu tiên. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần 1 ngày?

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cần ngủ hơn là bú sữa nên lượng sữa hấp thụ rất ít. Đặc biệt trong những ngày đầu tiên chào đời. Theo phân tích chung của chuyên gia, bé từ 3 ngày sau khi sinh, sẽ có nhu cầu bú khoảng 8 – 12 lần/ngày, mỗi lần từ 30 – 35ml.

1.2. Giai đoạn từ 1 đến 3 tháng tuổi

Trẻ trong độ tuổi khoảng 2 tháng đã bắt đầu cứng cáp. Dạ dày của bé cũng đã làm quen với việc tiêu hóa và hấp thụ sữa nhiều hơn. Trung bình 1 ngày bé bú khoảng  5 – 6 lần/ngày, mỗi lần 60 – 120ml.

Trẻ trong độ tuổi 2 tháng đã làm quen với việc hấp thụ sữa
Trẻ trong độ tuổi 2 tháng đã làm quen với việc hấp thụ sữa

1.3. Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi

Lúc này các mẹ đã có thể quen với lịch ăn của bé, lượng sữa mà bé bú cũng sẽ không thay đổi quá nhiều. Bé bú khoảng 5 – 6 lần, mỗi lần 90 – 120ml sữa, bé cũng đã có thể bắt đầu tập ăn dặm.

1.4. Giai đoạn từ 7 đến 12 tháng tuổi

Trẻ lúc này đã kết hợp vừa ăn dặm các loại thực phẩm xay nhuyễn vừa bú sữa để bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển. Lượng sữa được khuyến cáo trong giai đoạn này khoảng từ 200 – 240ml với số lần là từ 3 đến 4 trong 1 ngày.

Qua các giai đoạn trên có thể hướng dẫn cho mẹ theo dõi và quan sát để biết được 1 ngày bé bú bao nhiêu là đủ. Các mẹ nhớ canh khoảng cách giữa mỗi lần bú để bé không bị quá no cũng không bị quá đói.

2. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa 1 ngày?

2.1. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa 1 ngày nếu bú sữa theo công thức

Đối với trẻ bú sữa theo công thức, các mẹ luôn muốn biết được trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa 1 ngày.  Các ước tính sơ bộ đã chỉ ra một em bé sơ sinh nên bú khoảng 163ml sữa cho mỗi kg cân nặng. Do đó nếu trẻ nặng khoảng 4kg thì nên hấp thụ một lượng sữa là 652ml mỗi ngày.

Trẻ bú sữa theo công thức
Trẻ bú sữa theo công thức

Bé sơ sinh nếu bú sữa theo công thức trong những năm tháng đầu đời, dĩ nhiên sẽ không thể hấp thụ một lượng dinh dưỡng quý giá và nguyên chất như sữa của mẹ. Vì vậy các mẹ nên cân nhắc lựa chọn loại sữa có các thành phần phù hợp với thể trạng của con mình. Kèm theo đó là sự hướng dẫn của nhà sản xuất đã in trên hộp sữa, để có thể hiểu rõ thêm 1 ngày bé bú bao nhiêu là đủ.

2.2. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, các mẹ chỉ cần cho bú theo cữ trong mỗi giai đoạn nhất định. Bất cứ khi nào bé có nhu cầu muốn bú. Thời gian bú trung bình là 20 phút cho mỗi bên đầu vú. Sữa mẹ trong khoảng thời gian này sẽ có đầy đủ các chất thiết yếu cho bé. Giúp mẹ an tâm hơn trong quá trình phát triển của con.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

3. Bí kíp cho con bú đúng cách

Nỗi lo lắng về việctrẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa 1 ngày của các mẹ xem như đã được giải đáp. Tuy nhiên, các mẹ cũng gặp nhiều vấn đề khác trong việc bú sữa của trẻ. Điển hình trong việc bé bú rất nhiều nhưng vẫn có những dấu hiệu không no.

Bé bú rất nhiều nhưng vẫn có những dấu hiệu không no
Bé bú rất nhiều nhưng vẫn có những dấu hiệu không no

Chưa cho bé bú đúng cách là một trong những nguyên nhân khiến mẹ khó có thể tìm ra được. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách:

  • Đỡ đầu trẻ vừa phải, hướng về bầu ngực của mẹ. Nâng theo góc bú phù hợp với bé để bé không bị ọc sữa ra ngoài
  • Kiểm tra cách ngậm núm: Cách ngậm núm của bé có thể dẫn đến việc sữa không ra đủ cho bé bú. Đảm bảo để bé mút hết phần núm đủ sâu. Điều này có thể giúp mẹ đỡ đau nhức núm vú sau mỗi lần cho bé bú.
  • Tư thế cho bé bú phải đúng cách, mẹ có thể cho bé bú kiểu nằm ngang. Đây là kiểu bú phổ biến nhất, phù hợp cho bé bú sữa trong những ngày đầu. Giúp mẹ thoải mái hơn rất nhiều khi bế nơi có chỗ để tay.
Các mẹ còn có thể cho bé bú theo kiểu nằm
Các mẹ còn có thể cho bé bú theo kiểu nằm

Ngoài ra các mẹ còn có thể cho bé bú theo kiểu nằm, cách này vừa thoải mái cho cả mẹ lẫn cho bé. Các mẹ có thể vừa nằm kê gối hơi cao chút, vừa cho bé bú một cách dễ dàng

Lời kết

Những điều trên mong muốn giúp mẹ phần nào hiểu thêm về các bé yêu của mình. Luôn đồng hành theo những kinh nghiệm chăm sóc của mẹ trong quá trình bé lớn khôn.

Nguồn tham khảo: Lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Đọc thêm:

Bí quyết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi ba mẹ nên biết

Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi mà mẹ cần lưu ý

Bé 4 tháng tuổi biết làm gì – Chăm sóc bé như nào là hợp lý?

Tổ chức giáng sinh cho bé tại nhà đang là xu hướng của nhiều gia đình trong dịp noel. Nếu bố mẹ có ý định tổ chức giáng sinh tại nhà thì đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Cách tổ chức giáng sinh tại nhà cho bé

Giáng sinh là dịp để gia đình bên nhau tạo cho bé sân chơi và hạnh phúc bên gia đình
Giáng sinh là dịp để gia đình bên nhau tạo cho bé sân chơi và hạnh phúc bên gia đình

Giáng sinh là dịp để gia đình bên nhau tạo cho bé sân chơi và hạnh phúc bên gia đình. Đây là thời điểm bố mẹ lưu giữ lại kỷ niệm tuổi thơ cho bé. Trong thực tế, tổ chức giáng sinh tại nhà cực kỳ đơn giản và không tốn quá nhiều tiền bạc. Phụ kiện trang trí giáng sinh có thể được tái sử dụng giúp bố mẹ tiết kiệm chi phí. Dưới đây sẽ bật mí 6 bước tổ chức giáng sinh cho bé tại nhà cực kỳ đơn giản.

1.1. Dự trù ngân sách tổ chức giáng sinh cho bé

Vậy là một mùa lễ giáng sinh an lành, yên vui đang đến. Trong không khí se lạnh của mùa đông, gia đình nhỏ quây quần bên nhau, hạnh phúc yên vui. Để tổ chức lễ giáng sinh bố mẹ cần phải lựa chọn concept phù hợp. Có rất phong cách giáng sinh tại nhà như hiện đại, truyền thống, cổ điển,…Dựa phong cách và mong muốn của bé để lựa chọn concept phù hợp nhất.

1.2. Tổ chức lễ giáng sinh tại nhà với quy mô nhỏ

Lựa chọn cây thông noel trang trí nhỏ với bóng đèn lấp lánh và món quà tặng bé
Lựa chọn cây thông noel trang trí nhỏ với bóng đèn lấp lánh và món quà tặng bé

Nếu bố mẹ muốn tổ chức giáng sinh cho bé tại nhà đơn giản thì ngân sách sẽ được tối ưu nhất. Ngoài ra, bố mẹ có thể lựa chọn các shop bán phụ kiện giáng sinh có khuyễn mại, giảm giá. Lựa chọn cây thông noel trang trí nhỏ với bóng đèn lấp lánh và món quà tặng bé. Chỉ cần một góc nhỏ như thế thôi đã đủ biến căn nhà trở lên sinh động và ấm áp. Chủ yếu là gia đình bên nhau cùng ăn cơm, cùng chào đón giáng sinh và trao nhau món quà ý nghĩa.

1.3. Tổ chức giáng sinh tại nhà với quy mô lớn

Bố mẹ có thể sắm một cây thông noel lớn để có thể trang trí nhiều phụ kiện hơn
Bố mẹ có thể sắm một cây thông noel lớn để có thể trang trí nhiều phụ kiện hơn

Lựa chọn ngân sách lớn tổ chức giáng sinh cho bé tại nhà thì lễ giáng sinh sẽ hoành tráng hơn. Điều này chắc chắn sẽ tạo bất ngờ cho bé và sự hào hứng không hề nhỏ. Bố mẹ có thể sắm một cây thông noel lớn để có thể trang trí nhiều phụ kiện hơn, treo nhiều món quà. Ngoài ra, bố mẹ có thể mở rộng quy mô mời bạn bè của bé, gia đình và người thân.

2. Chuẩn bị phụ kiện trang trí và bữa tiệc giáng sinh

2.1. Danh sách phụ kiện trang trí để tổ chức giáng sinh tại nhà

Cây thông noel: Không thể thiếu trong dịp giáng
Cây thông noel không thể thiếu trong dịp giáng

Những phụ kiện trang trí giáng sinh không chỉ khiến gia đình đầm ấm hơn mà còn đem lại niềm hạnh phúc cho bé. Tổ chức lễ giáng sinh cho bé không thể thiếu các phụ kiện trang trí dưới đây:

  • Cây thông noel: Không thể thiếu trong dịp giáng sinh gồm có ba loại cây thông noel 3D, cây thông noel nhựa, cậy thông noel mini.
  • Vòng nguyệt quế giáng sinh: tượng trưng cho sức mạnh và niềm tin chiến thắng. Vòng nguyệt quế thường được treo ở lối ra vào để thể hiện mến khách. Vòng nguyệt quế có nhiều màu sắc được làm từ nhựa hoặc có thể bằng lá tươi.
  • Trái châu noel: Có rất nhiều màu sắc vàng, trắng, bạc, xanh…. được làm từ nhựa cứng rất bền. Đây là phụ kiện rất quan trọng giúp cây thông nổi bật và đặc sắc hơn.
  • Sticker giáng sinh: hình ảnh giáng sinh được truyền tải đặc biệt qua sticker vừa tiện lợi và gọn gàng giúp căn nhà trở lên sinh động và lung linh hơn.
  • Các phụ kiện khác: Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng các phụ kiện như đèn led, giải kim tuyến, hộp quà, tất giáng sinh, quả thông… để tăng thêm không khí ấm áp cho ngôi nhà.

2.2. Thực đơn cho bữa tiệc tổ chức giáng sinh cho bé

Thực đơn là yếu tố quan trọng trong bữa tiệc giúp cho gia đình gần gũi và gắn bó nhau hơn. Có rất nhiều phong cách cho thực đơn để tổ chức giáng sinh cho bé như:

  • Theo truyền thông Châu Âu: Theo đạo thiên chúa giáo thực đơn bao gồm: gà tây nướng, bánh gừng,…
  • Theo bữa cơm Việt Nam: Bữa cơm truyền thống Việt Nam đem lại sự gần gũi bao gồm: nem rán, giò lụa, thịt gà luộc…
  • Theo Teabreak: Đây là bữa tiệc trà nhẹ giúp mọi người có thể vừa vui chơi vừa ăn nhẹ bao gồm: trà, bánh, hoa quả…
  • Theo thực đơn bánh ngọt: Những chiếc bánh mang hình dáng đáng yêu như cây thông, ông già noel..

3. Cùng bé thiết kế thiệp mời giáng sinh

Tổ chức giáng sinh cho bé hoặc dịp lễ quốc tế thiếu nhi là cơ hội để gia đình ngồi lại bên nhau chia sẻ niềm vui và hạnh phúc. Đây cũng là dịp bố mẹ gắn kết với bé nhiều hơn chỉ cần bằng hành động nhỏ cùng bé tự tay làm tấm thiệp giáng sinh. Mỗi tấm thiệp có hình dạng khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau gửi thông điệp đến người thân. Những tấm thiệp xinh xắn chính tay bé làm chắc chắn sẽ đem lại kỷ niệm khó phai đối với bé. Chúc bé và mẹ thành công và có giây phút hạnh phúc bên nhau.

4. Bố mẹ hướng dẫn bé trang trí giáng sinh

Mỗi góc trang trí đều có bàn tay bé trang trí sẽ là niềm háo hức không ngừng khi được trải nghiệm
Mỗi góc trang trí đều có bàn tay bé trang trí sẽ là niềm háo hức không ngừng khi được trải nghiệm

Cùng bé trang trí giáng sinh giúp bé vừa vui chơi vừa gắn kết với bố mẹ. Đây sẽ là thước phim tuổi thơ đẹp nhất của bé và gia đình tổ chức giáng cho bé. Mỗi góc trang trí đều có bàn tay bé trang trí sẽ là niềm háo hức không ngừng khi được trải nghiệm. Sự đồng hành của bố mẹ không chỉ giúp vui vẻ mà còn giúp thông minh và sáng tạo hơn.

5. Mở bài hát giáng sinh bé yêu thích

Không khí giáng sinh ngập tràn trong căn nhà với các bài hát giáng sinh nổi tiếng
Không khí giáng sinh ngập tràn trong căn nhà với các bài hát giáng sinh nổi tiếng

Sẽ thật thiếu sót khi thiếu bài hát giáng sinh trong buổi tiệc tổ chức giáng sinh cho bé. Không khí giáng sinh ngập tràn trong căn nhà với các bài hát giáng sinh nổi tiếng. Bố mẹ có thể lựa chọn các ca khúc giáng sinh cực kỳ ấm áp như: Jingle Bells, Last Christmas, All I want for Christmas is you, We wish you a Merry Christmas…Nếu nhà bạn đủ rộng có thể mở một sân nhảy để mọi người gắn kết hơn nhé. Chắc chắn rằng âm nhạc sẽ giúp gia đình có bữa tiệc giáng sinh thật vui vẻ!

6. Đón giáng sinh cùng bé và người thân

Mặc cho bé bộ quần áo giáng sinh thật đẹp quây quần bên cây thông noel
Mặc cho bé bộ quần áo giáng sinh thật đẹp quây quần bên cây thông noel

Không khí giáng sinh đã tràn ngập trong ngôi nhà của bé, đây là thời khắc cả nhà đoàn tụ, tặng quà cho nhau và nghe bài hát giáng sinh ấm áp. Mặc cho bé bộ quần áo giáng sinh thật đẹp quây quần bên cây thông noel. Đây sẽ năm giáng sinh đầy sáng tạo và đáng nhớ nhất đối với bé và gia đình. Mong rằng với mọi bữa tiệc tốt đẹp sẽ đến với bé và gia đình. Chúc bố mẹ tổ chức giáng sinh cho bé thành công và hạnh phúc.

Kết luận

Trên đây là 6 bước tổ chức giáng sinh cho bé cực kỳ đơn giản tại nhà giúp bố mẹ có lựa chọn phù hợp để có bữa tiệc giáng sinh đầm ấm, an lành bên bé. Bố mẹ còn chần chừ gì mà không bắt tay vào kế hoạch tổ chức giáng cho bé nhỉ?

Mẹ không biết bé 5 tháng bú ít phải làm sao? Liệu có vấn đề gì bất thường gây hại đến sức khỏe bé hay không? Chăm con là hành trình rất dài và nhiều lo lắng. Cùng Góc của mẹ điểm qua một số nguyên nhân thường gặp ở bé 5 tháng bú ít.

1. Nguyên nhân bé 5 tháng bú ít

1.1. Cữ bú không hợp lý

Cữ bú thông thường khoảng 2-3 giờ mỗi lần. Mỗi lần mẹ cho bé bú 80-90ml sữa là hợp lý. Mỗi cữ bú như vậy kéo dài khoảng 10-15 phút. Nếu cữ bú rộng ra hoặc hẹp lại, có thể bé chưa kịp tiêu hóa hoặc bị đói nên giảm sức bú. Dưới 6 tháng tuổi mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú theo nhu cầu nhưng vẫn tránh để bé bị đói lả hoặc tránh bắt bé bú liên tục. Bé không nói được nhưng sau mỗi cữ bú bé biểu hiện dễ chịu và thoải mái là tốt nhất.

Cữ bú không hợp lý
Cữ bú không hợp lý

1.2. Mẹ cho bé bú không đúng cách

Tư thế bú và cách cho bé bú ảnh hưởng đến chất lượng bữa bú của bé. Mẹ nên chú ý miệng ngậm bầu vú của bé nên bao trọn quầng vú mẹ. Đầu của bé không quá ngửa hoặc quá gập. Trong một số trường hợp đầu ti của mẹ bị tụt hoặc quá to có thể gây khó khăn cho bé. Tia sữa cũng có thể bị ảnh hưởng bởi ti mẹ và ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác bú của bé. Nếu tia sữa quá mạnh khiến bé sặc, bé có thể rất sợ bú dẫn đến bỏ bú. Nếu tia sữa yếu, bé bú không tới cữ, bé có thể không thỏa mãn sau bữa bú. Mẹ cần quan sát bé thật kĩ để phát hiện ra vấn đề.

1.3. Sữa mẹ có mùi vị bất thường

Mùi vị bất thường của sữa mẹ có thể do thực phẩm hoặc thuốc mẹ sử dụng. Mẹ nên tham khảo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình dùng trong lúc cho con bú. Ngoài ra có thể do đầu ti mẹ vệ sinh không tốt gây ra mùi khó chịu. Mẹ cần chú ý những điều nhỏ nhất như vậy để đảm bảo bé bú được dễ chịu nhất. Vệ sinh sạch cũng là chìa khóa đảm bảo cho sức khỏe mẹ. Tình trạng nhiễm khuẩn và viêm ở vú cực kì đau đớn mà mẹ không hề muốn mắc phải đâu!

Mùi vị bất thường của sữa mẹ có thể do thực phẩm hoặc thuốc mẹ sử dụng
Mùi vị bất thường của sữa mẹ có thể do thực phẩm hoặc thuốc mẹ sử dụng

1.4. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bé

Rối loạn tiêu hóa có thể vô tình xuất hiện không rõ nguyên nhân ở bé trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có thể do ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường hoặc thay đổi chỗ ở. Tình trạng này có thể đi kèm thay đổi tính chất và số lượng phân bé. Bé cũng có thể biểu hiện bằng việc quấy khóc nhiều hơn hoặc ngủ không ngon. Nếu bé đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, mẹ nên cho bé đi khám để đảm bảo bé không bị mất nước do đi ngoài nhiều và bú ít đi. Nếu bé 5 tháng bú ít ngủ ít, hoặc bé ngủ nhiều li bì, mẹ không thể chậm trễ việc đưa bé đi khám.

Rối loạn tiêu hóa có thể vô tình xuất hiện không rõ nguyên nhân ở bé trong giai đoạn bú mẹ
Rối loạn tiêu hóa có thể vô tình xuất hiện không rõ nguyên nhân ở bé trong giai đoạn bú mẹ

1.5. Bé 5 tháng bú ít do tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng tùy mỗi bé thường có một số phản ứng phụ. Có những bé bị sốt, một số khác mệt mỏi có thể do đau, do sợ. Đây chính là những “stress” của bé khiến con bỏ bú hoặc bú ít đi. Nếu bé vừa mới đi tiêm về, mẹ có thể theo sát sức khỏe của bé. Thậm chí khi mẹ chưa biết bé 5 tháng bú ít phải làm sao, rất có thể tình trạng bú ít của bé sẽ biến mất sau 1-2 tuần khi bé đã ổn định về tâm lý.

1.6. Trẻ ăn dặm sớm

Tầm 5-6 tháng tuổi, sữa mẹ giảm dần. Nhiều mẹ có xu hướng cho trẻ ăn dặm sớm ở tháng thứ 5. Việc thay đổi chế độ ăn khiến bé chưa kịp thích nghi dẫn đến bỏ bú, thậm chí rối loạn tiêu hóa. Do tính chất thức ăn thay đổi, hệ tiêu hóa cần có thời gian thích nghi. Nếu sữa mẹ lỏng, sánh, đầy đủ dinh dưỡng thì thực phẩm ăn dặm có những kết cấu khác nhau với mức độ dinh dưỡng khác nhau và khác sữa mẹ. Cơ thể bé phải thay đổi để tiêu hóa được loại thức ăn mới. Nếu mẹ cho bé ăn dặm ở tháng thứ 5 thì đừng quên chú ý những thay đổi này của bé nhé.

Tìm hiều thêm:

Cho con bú thế nào để đảm bảo sức khỏe bé?

Bú bình hay bú mẹ tốt hơn cho bé?

2. Bé 5 tháng bú ít phải làm sao?

Bé 5 tháng bú ít phải làm sao?
Bé 5 tháng bú ít phải làm sao?

2.1. Cho bé bú đúng và đủ

Có thể nói cho bé bú đúng cách là vấn đề cực kì cần thiết của mỗi bà mẹ. Chỉ khi bé bú đúng thì chất lượng cuộc bú mới được đảm bảo. Mẹ tham khảo thêm một số tư thế bú đúng của bé. Đồng thời mỗi cữ bú nên cách nhau khoảng 2-3h và kéo dài khoảng 10-15 phút. Khi bé thấy đủ thì sẽ tự dừng bú và tập trung vào những thứ khác ở xung quanh hoặc ngủ.

2.2. Ăn dặm sau tháng thứ 6

Ăn dặm ở tháng thứ 6 là mốc khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe. Thời điểm này phù hợp cho bé hơn cả về thể chất và tinh thần. Mẹ không nhất thiết cho bé ăn dặm sớm hơn. Nếu cảm thấy lượng sữa không đủ mẹ có thể thay thế bằng sữa công thức. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm rất có thể tình trạng tiêu hóa của con sẽ gặp nhiều vấn đề hơn.

Ăn dặm ở tháng thứ 6 là mốc khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe
Ăn dặm ở tháng thứ 6 là mốc khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe

2.3. Đến khám bác sĩ nhi khoa

Để đảm bảo không bỏ qua những dấu hiệu bệnh lý ở trẻ, mẹ có thể cho bé đi khám. Có thể tình trạng của con chỉ là một rối loạn tạm thời và không cần dùng thuốc, nhưng bác sĩ chuyên khoa nhi có thể tư vấn sâu thêm về chế độ dinh dưỡng cho bé. Song song với việc quan sát con, mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con bú ít. Việc cần làm là theo dõi cân nặng và tình trạng sức khỏe chung của bé.

Trên đây là một số giải pháp cho câu hỏi bé 5 tháng bú ít phải làm sao. Góc của mẹ hi vọng với bài viết này, me tự tin chăm bé hơn và có thêm kiến thức để quan sát, theo dõi em bé của mình. Góc của mẹ chúc mẹ và con luôn khỏe và vui tươi!

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/

Có nên cho trẻ ngậm núm giả không là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ có lựa chọn tốt nhất cho trẻ.

1. Núm ti giả là gì?

Núm vú giả hay núm ty giả được làm từ silicone, chất dẻo, cao su
Núm vú giả hay núm ty giả được làm từ silicone, chất dẻo, cao su

Núm vú giả hay núm ty giả được làm từ silicone, chất dẻo, cao su… rất an toàn cho trẻ. Núm vú giả được thiết kế giống như núm vú của mẹ tạo cảm giác chân thực giúp ngủ ngoan. Dưới đây sẽ thông tin giúp bố mẹ bé có nên cho trẻ ngậm núm giả?

2. Có nên cho trẻ ngậm núm giả không?

Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh đến giai đoạn phát triển có nhu cầu mút ngón tay
Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh đến giai đoạn phát triển có nhu cầu mút ngón tay

Một số nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh đến giai đoạn phát triển có nhu cầu mút ngón tay. Đây là thói quen rất khó thay đổi được cho đến khi bé trưởng thành. Do vậy có nên cho trẻ ngậm núm giả phụ thuộc vào tính cách của trẻ. Có trẻ nhỏ chỉ cần ru ngủ hoặc nằm trong vòng tay của bố mẹ có thể ngủ ngay. Tuy nhiên có bé phải ngậm nhũ hoa mẹ mới ngủ thì bố mẹ có thể cho bé ngậm núm giả.

2.1. Ưu điểm khi quyết định có nên cho trẻ ngậm núm giả

Xét về khía cạnh sức khỏe và an toàn cho bé có nên cho trẻ ngậm ti giả hay không? Trong giai đoạn đầu núm giả giúp trẻ hạn chế nguy cơ đột tử và bị ngạt thở khi ngủ. Nhiều trẻ rất hay quấy khóc và mẹ bé không thể nào cũng 24/7 cho bé bú được. Vậy nên ngậm núm giả giúp bé có thể tranh thủ nghỉ ngơi hoặc làm việc khác. Đến giai đoạn trưởng trẻ sử dụng núm giả sẽ dễ dàng cai hơn mút tay.

2.2. Nhược điểm khi cho trẻ ngậm ti giả

Nhiều bố mẹ thắc mắc rằng có nên cho trẻ ngậm núm giả lâu dài không? Theo nghiên cứu của chuyên gia, ngậm núm giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của răng.  Thậm chí có thể gây ra vẩu hoặc làm trệch khớp răng. Ngoài việc ngậm ty giả quá lâu sẽ làm cho hàm răng không được khít. Việc bé bị đầy hơi cũng một phần do núm giả khi bé ngậm mút kéo theo không khí vào. Có rất nhiều trẻ nhỏ có nhiều cao răng. Bởi vì hành động nún, mút tiết ra rất nhiều nước bọt lâu dài hình thành cao răng.

3. Khi nào nên cho trẻ ngậm núm giả?

Đối với trẻ sinh thường, bố mẹ muốn cho bé sử dụng sớm thì cần phải hỏi bác sĩ
Đối với trẻ sinh thường, bố mẹ muốn cho bé sử dụng sớm thì cần phải hỏi bác sĩ

Nhiều bố mẹ rất băn khoăn có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không? Và nếu sử dụng thì thời điểm nào cho trẻ ngậm ty giả là phù hợp nhất? Theo khuyến cáo, sẽ tốt hơn nếu cho trẻ ngậm núm giả ở thời điểm 6-8 tuần tuổi. Đặc biệt, trong giai đoạn 3-4 tuần đầu bố mẹ không nên cho bé.

Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ sinh non nằm viện có thể tạm thời sử dụng núm giả. Bởi vì để kích thích sự phát triển của động miệng hầu giúp bé có phản xạ bú tốt. Đối với trẻ sinh thường, bố mẹ muốn cho bé sử dụng sớm thì cần phải hỏi bác sĩ. Ngoài ra, chú ý cho bé ngậm, chỉ cho bé ngậm khi chắc chắn rằng bé đã uống đủ sữa.

4. Cách lựa chọn núm giả tốt nhất

Theo chuyên gia, núm vú được làm từ silicon là chất liệu phù hợp và an toàn đối với trẻ
Theo chuyên gia, núm vú được làm từ silicon là chất liệu phù hợp và an toàn đối với trẻ

Có nên cho trẻ ngậm ti giả và lựa chọn chất liệu như thế nào là vấn đề quan trọng. Trên thị trường có rất nhiều loại núm giả được làm từ nhiều chất liệu nhưng đâu mới an toàn.

Theo chuyên gia, núm vú được làm từ silicon là chất liệu phù hợp và an toàn đối với trẻ. Bởi vì núm không có mùi, rất mềm chân thực nhất như ty của mẹ. Đối với các bé trong giai đoạn mọc răng thì bé có xu hướng nhai, cắn, mút mạnh núm. Do vậy bố mẹ cần lựa chọn núm silicone cứng, bền và đặc biệt là không có mùi.

4.1. Tiêu chí chất liệu khi quyết định có nên cho trẻ ngậm núm giả

Theo chuyên gia, núm vú được làm từ silicon là chất liệu phù hợp và an toàn đối với trẻ
Theo chuyên gia, núm vú được làm từ silicon là chất liệu phù hợp và an toàn đối với trẻ

Việc có nên cho trẻ ngậm ti giả và lựa chọn chất liệu như thế nào? Đây là vấn đền cực kỳ quan trọng trong giai đoạn nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Hiện nay, có rất nhiều loại núm giả được làm từ các chất liệu khác nhau như nhựa, silicone… Tuy nhiên đâu mới chất liệu an toàn nhất với trẻ?

Theo chuyên gia, núm vú được làm từ silicon là chất liệu phù hợp và an toàn đối với trẻ. Bởi vì núm không có mùi, rất mềm chân thực nhất như ty của mẹ. Đối với các bé trong giai đoạn mọc răng thì bé có xu hướng nhai, cắn, mút mạnh núm. Do vậy, bố mẹ cần lựa chọn núm silicone cứng, bền và đặc biệt là không có mùi.

4.2. Tiêu chí hình dáng thiết kế khi cho trẻ ngậm núm giả

Mỗi núm vú giả đều có kích thước cho từng size riêng
Mỗi núm vú giả đều có kích thước cho từng size riêng

Trên thị trường có đa dạng các loại núm ti, nhiều bố mẹ phân vân không biết có nên sử dụng núm giả có đáy rộng hoặc núm ti bình sữa? Thật ra núm giả có đáy rộng sẽ giúp trẻ có cảm giác chân thực hơn như ngậm vú mẹ. Ngoài ra sử dụng núm vú giả có đáy rộng sẽ dễ dàng vệ sinh hơn. Mỗi núm vú giả đều có kích thước cho từng size riêng.  Ví dụ như quần áo kí hiệu S, M, L hoặc 1,2,3… được in trên vành của núm vú giả. Phụ thuộc độ tuổi và kích thước khuân miệng của trẻ, bố mẹ lựa chọn size núm giả phù hợp. Do vậy sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát của răng.

Đặc biệt, nhiều bố mẹ băn khoăn có nên cho trẻ ngậm núm giả trong thời gian bao lâu. Nhiều nghiên cứu cho rằng, trung bình cứ khoảng 3-4 tháng bố mẹ nên thay núm vú cho trẻ. Bởi vì sau thời gian dài sử dụng núm bị bào mòn hoặc thời gian sử dụng đã hết hạn.

5. Cần lưu ý những gì khi quyết định có nên cho trẻ ngậm núm giả

Sau khi cho trẻ sử dụng núm giả bố mẹ nhớ làm sạch núm bằng nước rửa chuyên dụng
Sau khi cho trẻ sử dụng núm giả bố mẹ nhớ làm sạch núm bằng nước rửa chuyên dụng

5.1. Vệ sinh núm giả đúng cách

Sau quá trình tìm hiểu có nên cho trẻ ngậm núm giả hay không? Thời điểm thích hợp cho trẻ ngậm núm giả? Chọn núm giả như thế nào? Vấn đề cuối cùng và rất quan trọng là vệ sinh núm giả như thế nào mới là đúng cách. Sau khi cho trẻ sử dụng núm giả bố mẹ nhớ làm sạch núm bằng nước rửa chuyên dụng. Sau đó kết hợp với nước sạch và khâu cuối cùng là đun sôi để tuyệt trùng.

5.2. Những điều không nên khi cho trẻ ngậm núm giả

Khi bố cho trẻ ngậm núm giả cần lưu ý vài điều dưới đây đảm bảo an toàn cho trẻ:

  • Không cho bé ngậm núm ti giả khi bé bị các bệnh liên quan tới tai hoặc cân nặng.
  • Để đảm an toàn vệ sinh và sức khỏe không nên cho bé dùng chung núm
  • Không cho nước ngọt, kẹo ngọt hoặc trái cây vào núm vú giả để dỗ dành bé
  • Khi bé đang ăn thì không nên sử dụng đan xen núm giả để muốn gây chú ý với bé
  • Khi bé không muốn ngậm núm vú giả thì bố mẹ không đẹp ép bé.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bố mẹ quyết định có nên cho trẻ ngậm núm giả không. Hi vọng giúp bố mẹ có một cái nhìn đúng hơn về ti giả và có lựa chọn phù hợp.

Mẹ lo lắng bé 7 tháng bú ít phải làm sao? Tại sao bé lại bú ít? Liệu bé có bị ốm ở đâu không? Khi mà bé chưa nói được thì mọi bất thường của bé đều trở nên nhạy cảm với mẹ. Cùng điểm qua một số nguyên nhân  và giải pháp cho mẹ khi thấy bé bú ít.

1. Nguyên nhân nào khiến bé bú ít đi?

1.1. Bé bước vào tuổi ăn dặm

Có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé 7 tháng bú ít. Sau sinh 7 tháng sữa mẹ đã giảm nhiều so với lúc mới sinh, nên khuyến cáo ăn dặm từ 6-7 tháng trở đi là nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên nếu mẹ không cho bé ăn dặm mà thay thế bằng sữa công thức thì cũng không sao. Rõ ràng sự thay đổi về tính chất thức ăn khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm quen. Chính  vì vậy bé dễ dàng bị chán ăn, bỏ bú do chưa quen được với thức ăn mới.

Tình trạng trẻ bú ít này thường không kéo dài lâu. Tuy nhiên mẹ cũng nên chú ý sử dụng thực phẩm ăn dặm phù hợp. Nếu thực phẩm ăn dặm thiếu dầu ăn hay khó tiêu cũng làm bé khó chịu và thiếu dinh dưỡng.

Bé bước vào tuổi ăn dặm
Bé bước vào tuổi ăn dặm

1.2. Bé bú ít do bị ốm

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bú ít đi nhưng nguyên nhân khiến mẹ lo lắng nhất luôn là nguyên nhân bệnh lý. Độ tuổi này bé có thể mắc rất nhiều bệnh trong đó rất thường gặp bệnh về tiêu hóa. Tuổi này bé thường gặp các rối loạn tiêu hóa nhất định như đi ngoài phân lỏng, tăng tiết đờm dãi khi mọc răng. Bé đang phải thích nghi với cùng lúc nhiều vấn đề khác nhau. Mẹ nên cẩn thận quan sát tình trạng răng miệng, tính chất phân của trẻ để phát hiện sớm bất thường về hệ tiêu hóa.

Một số bất thường ở trẻ giai đoạn này là bệnh giun sán, sưng, viêm lợi do mọc răng hoặc rối loạn tiêu hóa do mới ăn dặm. Nếu mẹ chưa biết bé 7 tháng bú ít phải làm sao thì cho bé đi khám chuyên khoa nhi là lựa chọn phù hợp.

1.3. Trẻ thiếu dinh dưỡng

Trẻ ở lừa tuổi này phát triển không ngừng cả về thể chất, vận động, tinh thần. Mẹ có thể thấy bé hiếu động hơn rất nhiều, thích chơi và thích bắt chước giọng nói hay động tác. Chính sự phát triển nhanh của bé mà có thể lượng dinh dưỡng cung cấp vào chưa đủ. Bé thường gặp tình trạng thiếu vi chất như vitamin D, A, thiếu sắt, thiếu kẽm,…

Để bổ sung hợp lý cho bé những loại vi chất này cần có sự hướng dẫn của chuyên gia về nhi khoa hoặc chuyên gia về dinh dưỡng
Để bổ sung hợp lý cho bé những loại vi chất này cần có sự hướng dẫn của chuyên gia về nhi khoa hoặc chuyên gia về dinh dưỡng

Để bổ sung hợp lý cho bé những loại vi chất này cần có sự hướng dẫn của chuyên gia về nhi khoa hoặc chuyên gia về dinh dưỡng. Mẹ không nên tự ý bổ sung cho bé bằng các loại dược phẩm hay thực phẩm chức năng. Lí do là vì cơ thể bé có thể ngộ độc do thừa chất bổ sung không đúng cách. Mặt khác nếu khám chuyên khoa, các bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường khác khiến bé bú kém.

Tìm hiểu thêm:

Cho bé bú bình hay ti mẹ thì tốt hơn?

Mẹo cho bé bú hiệu quả mẹ nên biết

2. Bé 7 tháng bú ít phải làm sao?

Đối mặt với tình trạng bé bú kém của bé, mẹ có thể làm gì? Mẹ chắc chắn có thể làm được nhiều hơn những gì mình nghĩ. Cùng điểm qua một số giải pháp dành cho mẹ dưới đây.

2.1. Điều chỉnh chế độ ăn cho bé

Nhiều mẹ khi bắt đầu cho bé ăn dặm thì quên mất bé vẫn cần bú và cho bé bú giãn cữ ra. Mẹ không nên cai sữa ngay cho bé. Sữa mẹ vào thời điểm 7 tháng vẫn nên là một nguồn dinh dưỡng chính để bé thích nghi. Rất nhiều bé có thể bú mẹ đến tận 18 tháng và điều đó không hề gây hại cho bé.

Chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng mẹ có thể tham khảo một số thực đơn và hướng dẫn ăn dặm. Nếu có thể mẹ nên nắm bắt cả lượng thức ăn và năng lượng nên cung cấp cho bé. Có nhiều cách ăn dặm mà mẹ có thể thử cho bé.

Điều chỉnh chế độ ăn cho bé
Điều chỉnh chế độ ăn cho bé

2.2. Đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi

Do có nhiều thay đổi về cơ thể, thể chất vào giai đoạn này, bé nên được đi khám. Các chuyên gia có thể tư vấn cho mẹ về những vấn đề bé sẽ gặp phải và những vấn đề đó có thể cải thiện trong khoảng thời gian như thế nào. Mặt khác thì bác sĩ cũng có thể chỉ ra một số sai lầm trong chăm sóc trẻ mà mẹ thường mặc phải. Ngoài những lời khuyên của chuyên gia thì mẹ cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của thế hệ trước. Tuy kinh nghiệm có thể không chính xác nhưng mẹ có thể chọn lọc để áp dụng cho con. Nuôi dạy trẻ là một hành trình khó khăn và cần sự kiên nhẫn cũng như nhiều kiến thức. Việc tham khảo thông tin từ chuyên gia và các bà, các mẹ là điều cần thiết.

2.3. Cải thiện môi trường sống

Môi trường sống có thể không phải là lý do khiến bé giảm bú. Tuy nhiên việc giữ cho nhà ở luôn thoáng khí và nhiệt độ ổn định là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Sở dĩ Góc của mẹ đưa vào đây như một giải pháp cải thiện tiêu hóa ở trẻ là vì bé 7 tháng tuổi đang tập bò, tập ngồi, chuẩn bị tập đứng. Nếu môi trường sống vệ sinh kém thì không chỉ bú ít mà bé còn dễ nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa phải nhập viện.

Cải thiện môi trường sống
Cải thiện môi trường sống

Trên đây là một số những nguyên nhân hàng đầu cũng như giải pháp khi bé 7 tháng tuổi bú ít. Có thể nói chăm sóc bé luôn là hành trình dài và vất vả nhất của mẹ và gia đình. Đổi lại những lo lắng đó là sự lớn lên của trẻ và chúng ta luôn sẵn sàng hi sinh tất cả để các con có được sức khỏe tốt nhất. Góc của mẹ hi vọng mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi “bé 7 tháng tuổi bú ít phải làm sao?” và chúc mẹ luôn vui và nhiều sức khỏe.

Nguồn tham khảo: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/babys-growth-and-development-7-months-old

Nhắc đến trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời, chúng ta nghĩ ngay đến các từ khóa: ăn, ngủ, vệ sinh. Ngủ là một trong 3 điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ. Trong khi ngủ, các cơ quan vẫn hoạt động giúp con phát triển toàn diện cả về ngoại hình và tư duy. Thế nhưng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không thì lại là điều mà các mẹ cần phải xem xét.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

1. Nhu cầu về việc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ đủ là tốt. Nhưng trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều thì chắc chắn không phải là hay. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu xem nhu cầu về việc ngủ của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời là như thế nào?

Tổng thời gian ngủ trẻ cần trong giai đoạn đầu đời là khoảng từ 16 cho đến 20 tiếng/ngày. Khoảng thời gian này sẽ rút ngắn dần khi con phát triển để cuối cùng con có được nếp sinh hoạt như người lớn.

Giấc ngủ của con sẽ có 2 loại là:

Giấc ngủ nhanh hay còn gọi là ngủ nông. Con sẽ dành khoảng nửa thời gian cho việc ngủ nông. Tức là lúc này mắt trẻ sẽ cử động theo chiều trước và sau nhưng không nhắm hẳn.

Giấc ngủ chậm hay còn gọi là ngủ sâu. Mắt trẻ sẽ giữ yên và không cử động. Thời gian ngủ sâu của trẻ là 8 tiếng/ngày chia làm 4 giai đoạn đó là:

  • Giai đoạn 1: Trẻ có cảm giác buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật. Mí mắt trẻ dần sụp xuống hoặc chớp liên tục.
  • Giai đoạn 2: Con ngủ lơ mơ. Chúng vẫn có thể cử động, vặn mình và giật mình.
  • Giai đoạn 3: Trẻ bắt đầu ngủ sâu, im lặng và không cử động.
  • Giai đoạn 4: Trẻ ngủ rất sâu.
Thời gian ngủ sâu của trẻ là 8 tiếng/ngày
Thời gian ngủ sâu của trẻ là 8 tiếng/ngày

2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không? Nếu trẻ nhà bạn ngủ nhiều thì cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi khi con bước vào giai đoạn ngủ sâu sẽ cực kỳ tốt cho sự phát triển. Cụ thể là:

  • Giấc ngủ giúp tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ của con. Trong khi trẻ ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng để giúp cho con phát triển toàn diện.
  • Ngủ giúp con thư giãn và thoải mái hơn đồng thời không quấy khóc như khi tỉnh giấc.
  • Tăng cường sức đề kháng giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

3. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không có cần đánh thức?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không tùy thuộc vào từng bạn nhỏ khác nhau. Ngủ nhiều là nhu cầu của trẻ. Nhưng khi trẻ sơ sinh ngủ li bì, ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức đêm thì không phải là điều tốt.

Trong trường hợp trẻ có giấc ngủ dài nhưng không ảnh hưởng đến việc ăn uống hay sức khỏe của trẻ thì không sao. Tuy nhiên, nếu trẻ đẻ non tháng, sức khỏe yếu và ngủ hơn 4 tiếng thì nên đánh thức để cho con bú.

Mẹ cần phải nhớ dạ dày của con rất nhỏ và mỗi lần chỉ bú được khoảng 90ml sữa mà thôi. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày phải là 600ml. Vậy thì để đảm bảo cho việc sinh hoạt, duy trì năng lượng cho con, mẹ cần phải đánh thức để cho con bú theo đúng thời gian.

Rõ ràng khi con ngủ mẹ sẽ rảnh rang hơn, làm được nhiều công việc hơn. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nữa để tránh con bị đói và phát triển không tốt.

Ngủ nhiều là nhu cầu của trẻ
Ngủ nhiều là nhu cầu của trẻ

3. Cách đánh thức trẻ dậy và cho bú

Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều không dậy bú mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức con bằng các cách sau đây:

  • Chạm vào cơ thể con một cách nhẹ nhàng là cách đơn giản nhất. Các vị trí mà mẹ có thể tác động như: má, cánh tay. Bên cạnh đó cũng có thể lấy khăn ướt và lau mặt cho con.
  • Bỏ khăn quấn hoặc bỉm trên cơ thể cũng là cách giúp con tỉnh giấc.
  • Bật đèn hoặc nhạc để mang đến không gian khác lạ so với lúc con bắt đầu ngủ. Như vậy bạn nhỏ sẽ dậy nhanh hơn. Nhưng lưu ý chỉ nên mở vừa phải. Không bật đèn quá sáng và nhạc quá to sẽ phản tác dụng.
  • Cho con bú mẹ, trẻ sẽ ngậm ti theo bản năng ngay cả khi chúng không mở mắt.

4. Cách giúp con có được giấc ngủ tốt

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không đã có câu trả lời. Để con có giấc ngủ ngon, ngủ sâu, mẹ hãy áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Tập cho con cách để trẻ tự phân biệt được giữa ngày và đêm. Cách đơn giản nhất là ban ngày nếu con thức, mẹ hãy trò chuyện và chơi cùng con. Nhưng đêm thì tuyệt đối không.
  • Hãy tạo thói quen cho con đi ngủ từ khoảng 7 đến 8 giờ tối. Việc này ban đầu sẽ khó khăn nhưng sẽ tốt cho cả mẹ và con.
  • Khi trẻ giật mình tỉnh giấc, mẹ không cần phải dỗ bé ngay mà hãy để con tự mình tìm cách ngủ tiếp.
  • Không đặt con khi con đã ngủ sâu mà hãy để trẻ xuống khi được 2/3 thời gian trong giai đoạn này.
  • Không nên ngủ khi bú bởi trẻ sẽ tạo dựng cho mình thói quen này ngay cả khi con không đói.
  • Tạo thói quen trước khi ngủ cho con. Ví dụ như: mở nhạc cho con dễ ngủ hơn hoặc đọc truyện cho bé.
  • Khi ru trẻ ngủ tuyệt đối không giao tiếp bằng mắt vì trẻ nghĩ rằng bạn đang trò chuyện với chúng.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không mẹ nên nắm được và có sự điều chỉnh phù hợp với bé nhà mình. Từ đó giúp con phát triển một cách toàn diện nhất.

Giỏ hàng 0