Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Vấn đề giấc ngủ luôn phải được mẹ ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc trẻ sơ sinh. Thông thường, trẻ sẽ dành chủ yếu thời gian cho việc ngủ với các giấc ngủ ngắn kéo dài vài tiếng. Nhưng ở một số trẻ thì thời gian thức lại nhiều hơn. Đó chính là hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ ít. Vậy mẹ nên làm gì trong tình huống này?

Trẻ sơ sinh ngủ ít
Trẻ sơ sinh ngủ ít

1. Trẻ sơ sinh ngủ ít là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục và xử lý, mẹ cần phải biết như thế nào được coi là trẻ ngủ ít. Thông thường, thời gian ngủ mỗi ngày của con sẽ khoảng 16 tiếng và chia đều cho cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngày bé sẽ ngủ từ 8 đến 9 tiếng và ban đêm là 8 tiếng. Mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tiếng.

Việc thức giấc hoàn toàn chỉ dành để bú mẹ, vệ sinh. Sau khi đã bú no, trẻ sẽ lại tiếp tục ngủ. Hầu hết các bé đều sẽ có thời gian ngủ là giống nhau. Nhưng cũng sẽ có một vài bạn khác biệt. Và những trường hợp này sẽ được xếp vào dạng trẻ sơ sinh ít ngủ.

2. Nguyên nhân trẻ ngủ ít

Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh ngủ ít sẽ bao gồm các trường hợp sau đây:

2.1. Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh

Trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm với tiếng ồn xung quanh cho dù là vô cùng nhỏ. Chính vì thế mà nếu không gian xung quanh xuất hiện những tiếng động hoặc tiếng ồn sẽ khiến cho con bị giật mình và tỉnh giấc đột ngột.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như: Ánh sáng quá mạnh. Mẹ đặt bé nằm gần thiết bị điện tử như tivi, điện thoại khiến con bị ảnh hưởng bởi sóng từ. Không gian phòng ngủ quá nóng bức, bí bách, không có sự thông thoáng…

2.2. Trẻ sơ sinh ngủ ít do bị đói

Công việc chính của trẻ sơ sinh chỉ là ăn, ngủ và đi vệ sinh. Con sẽ ngủ khi no và thức dậy khi đói. Chính vì thế, nếu mẹ để cho bé bị đói thì chắc chắn là con sẽ không ngủ được. Đây là một nguyên nhân khiến xuất hiện hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ ít.

Dạ dày của trẻ rất nhỏ, cần phải được bú nhiều lần. Mẹ hãy bên cạnh con để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể một cách kịp thời. Như vậy con sẽ ngủ ngon hơn.

Đối với những trẻ bị thiếu kẽm, canxi… cũng sẽ ít ngủ, khó ngủ và khi ngủ hay giật mình hơn các bạn khác.

Trẻ sơ sinh ngủ ít do bị đói
Trẻ sơ sinh ngủ ít do bị đói

2.3. Bé không thoải mái với phần tã lót

Hiện nay, các mẹ chủ yếu sử dụng bỉm để đóng cho con bởi sự tiện lợi và vệ sinh. Tuy nhiên, chúng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của con.

Nếu mẹ không thay tã thường xuyên sẽ khiến tã của con bị ẩm ướt và bẩn. Điều này khiến con khó chịu và dễ tỉnh giấc. Như vậy thì chắc chắn trẻ sẽ khó ngủ, cáu gắt nhiều hơn.

2.4. Con đang bị mắc một loại bệnh nào đó

Ngoài những nguyên nhân khách quan trên, trẻ sơ sinh ngủ ngủ ít cũng có thể xuất hiện khi cơ thể con đang mắc phải một hiện tượng bệnh lý nào đó. Ví dụ như: ốm, sốt… Đây là điều hết sức bình thường do cơ thể con lúc này còn non nớt. Việc của cha mẹ là theo dõi và chăm sóc chúng một cách kỹ lưỡng hơn.

3. Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

Vậy trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không? Trẻ ngủ ngày thức đêm có ảnh hưởng không? Đây chắc chắn là điều mà bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm. Câu trả lời chắc chắn là có. Bởi khi trẻ ngủ ít hơn so với các bạn khác thì khả năng phát triển về ngoại hình và cả nhận thức sẽ bị ảnh hưởng.

Có thể bạn không biết nhưng những tháng đầu đời của con, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi con ngủ, các tế bào trong cơ thể vẫn hoạt động. Chúng giúp con con phát triển toàn diện hơn. Khi con ngủ dâu, ngủ ngon và ngủ đủ giấc thì sức khỏe, chiều cao, trí nào sẽ phát triển tốt hơn và ngược lại.

Việc trẻ ít ngủ cũng khiến ảnh hưởng đến những người xung quanh. Con sẽ thức đòi chơi hoặc quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ vì vậy mà cũng vất vả hơn. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của chúng ta.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?
Trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không?

4. Mẹ cần làm gì khi con ngủ ít?

Khi trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc thì cha mẹ cần phải làm gì? Từ những nguyên nhân về việc trẻ sơ sinh ngủ ít ở trên, cha mẹ hoàn toàn đã có thể tự lựa chọn được cho mình những giải pháp phù hợp đó là:

  • Giúp con phân biệt rõ ràng giữa ngày và đêm để không có sự lộn xộn trong giấc ngủ.
  • Cho con ti đầy đủ trước khi ngủ.
  • Khi trẻ vừa mới thiu thiu ngủ hãy đặt con xuống giường tránh thói quen ngủ trên tay mẹ.
  • Chú ý tới không gian khi ngủ của con.
  • Kiểm tra và thay tã thường xuyên để con thoải mái.
  • Sử dụng âm nhạc như một sự kích thích tư duy cũng như giúp con ngủ dễ dàng hơn.
  • Chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng hằng ngày cho con.
Mẹ cần làm gì khi con ngủ ít?
Mẹ cần làm gì khi con ngủ ít?

Đó là những thông tin vần thiết mà mẹ cần phải biết về vấn đề trẻ sơ sinh ngủ ít. Hãy giúp con có được môi trường phát triển toàn diện trong những tháng đầu đời.

Nhắc đến trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời, chúng ta nghĩ ngay đến các từ khóa: ăn, ngủ, vệ sinh. Ngủ là một trong 3 điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển của trẻ. Trong khi ngủ, các cơ quan vẫn hoạt động giúp con phát triển toàn diện cả về ngoại hình và tư duy. Thế nhưng trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không thì lại là điều mà các mẹ cần phải xem xét.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

1. Nhu cầu về việc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ đủ là tốt. Nhưng trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều thì chắc chắn không phải là hay. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu xem nhu cầu về việc ngủ của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời là như thế nào?

Tổng thời gian ngủ trẻ cần trong giai đoạn đầu đời là khoảng từ 16 cho đến 20 tiếng/ngày. Khoảng thời gian này sẽ rút ngắn dần khi con phát triển để cuối cùng con có được nếp sinh hoạt như người lớn.

Giấc ngủ của con sẽ có 2 loại là:

Giấc ngủ nhanh hay còn gọi là ngủ nông. Con sẽ dành khoảng nửa thời gian cho việc ngủ nông. Tức là lúc này mắt trẻ sẽ cử động theo chiều trước và sau nhưng không nhắm hẳn.

Giấc ngủ chậm hay còn gọi là ngủ sâu. Mắt trẻ sẽ giữ yên và không cử động. Thời gian ngủ sâu của trẻ là 8 tiếng/ngày chia làm 4 giai đoạn đó là:

  • Giai đoạn 1: Trẻ có cảm giác buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật. Mí mắt trẻ dần sụp xuống hoặc chớp liên tục.
  • Giai đoạn 2: Con ngủ lơ mơ. Chúng vẫn có thể cử động, vặn mình và giật mình.
  • Giai đoạn 3: Trẻ bắt đầu ngủ sâu, im lặng và không cử động.
  • Giai đoạn 4: Trẻ ngủ rất sâu.
Thời gian ngủ sâu của trẻ là 8 tiếng/ngày
Thời gian ngủ sâu của trẻ là 8 tiếng/ngày

2. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không? Nếu trẻ nhà bạn ngủ nhiều thì cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi khi con bước vào giai đoạn ngủ sâu sẽ cực kỳ tốt cho sự phát triển. Cụ thể là:

  • Giấc ngủ giúp tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ của con. Trong khi trẻ ngủ, não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng để giúp cho con phát triển toàn diện.
  • Ngủ giúp con thư giãn và thoải mái hơn đồng thời không quấy khóc như khi tỉnh giấc.
  • Tăng cường sức đề kháng giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

3. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không có cần đánh thức?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không tùy thuộc vào từng bạn nhỏ khác nhau. Ngủ nhiều là nhu cầu của trẻ. Nhưng khi trẻ sơ sinh ngủ li bì, ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức đêm thì không phải là điều tốt.

Trong trường hợp trẻ có giấc ngủ dài nhưng không ảnh hưởng đến việc ăn uống hay sức khỏe của trẻ thì không sao. Tuy nhiên, nếu trẻ đẻ non tháng, sức khỏe yếu và ngủ hơn 4 tiếng thì nên đánh thức để cho con bú.

Mẹ cần phải nhớ dạ dày của con rất nhỏ và mỗi lần chỉ bú được khoảng 90ml sữa mà thôi. Trong khi nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày phải là 600ml. Vậy thì để đảm bảo cho việc sinh hoạt, duy trì năng lượng cho con, mẹ cần phải đánh thức để cho con bú theo đúng thời gian.

Rõ ràng khi con ngủ mẹ sẽ rảnh rang hơn, làm được nhiều công việc hơn. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nữa để tránh con bị đói và phát triển không tốt.

Ngủ nhiều là nhu cầu của trẻ
Ngủ nhiều là nhu cầu của trẻ

3. Cách đánh thức trẻ dậy và cho bú

Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều không dậy bú mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức con bằng các cách sau đây:

  • Chạm vào cơ thể con một cách nhẹ nhàng là cách đơn giản nhất. Các vị trí mà mẹ có thể tác động như: má, cánh tay. Bên cạnh đó cũng có thể lấy khăn ướt và lau mặt cho con.
  • Bỏ khăn quấn hoặc bỉm trên cơ thể cũng là cách giúp con tỉnh giấc.
  • Bật đèn hoặc nhạc để mang đến không gian khác lạ so với lúc con bắt đầu ngủ. Như vậy bạn nhỏ sẽ dậy nhanh hơn. Nhưng lưu ý chỉ nên mở vừa phải. Không bật đèn quá sáng và nhạc quá to sẽ phản tác dụng.
  • Cho con bú mẹ, trẻ sẽ ngậm ti theo bản năng ngay cả khi chúng không mở mắt.

4. Cách giúp con có được giấc ngủ tốt

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không đã có câu trả lời. Để con có giấc ngủ ngon, ngủ sâu, mẹ hãy áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Tập cho con cách để trẻ tự phân biệt được giữa ngày và đêm. Cách đơn giản nhất là ban ngày nếu con thức, mẹ hãy trò chuyện và chơi cùng con. Nhưng đêm thì tuyệt đối không.
  • Hãy tạo thói quen cho con đi ngủ từ khoảng 7 đến 8 giờ tối. Việc này ban đầu sẽ khó khăn nhưng sẽ tốt cho cả mẹ và con.
  • Khi trẻ giật mình tỉnh giấc, mẹ không cần phải dỗ bé ngay mà hãy để con tự mình tìm cách ngủ tiếp.
  • Không đặt con khi con đã ngủ sâu mà hãy để trẻ xuống khi được 2/3 thời gian trong giai đoạn này.
  • Không nên ngủ khi bú bởi trẻ sẽ tạo dựng cho mình thói quen này ngay cả khi con không đói.
  • Tạo thói quen trước khi ngủ cho con. Ví dụ như: mở nhạc cho con dễ ngủ hơn hoặc đọc truyện cho bé.
  • Khi ru trẻ ngủ tuyệt đối không giao tiếp bằng mắt vì trẻ nghĩ rằng bạn đang trò chuyện với chúng.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không mẹ nên nắm được và có sự điều chỉnh phù hợp với bé nhà mình. Từ đó giúp con phát triển một cách toàn diện nhất.

Năm này có vẻ mùa đông đến sớm hơn mọi năm. Nếu để ý, thì năm ngoái giữa tháng 12 mới bắt đầu có những cơn gió lạnh giõ cửa. Cái lạnh đến sớm, khiến không khí lễ hội mùa cũng đã phảng phất đâu đó. Vào dịp cuối năm này, có một ngày lễ lớn không thể không nhắc tới. Đó chính là ngày lễ Giáng Sinh, được tổ chức hằng năm vào ngày 25 tháng 12. Gia đình mình đã biết Giáng Sinh chơi ở đâu chưa? Nếu bé đã nhàm chán với việc dạo chơi đến những nhà thờ địa phương. Thì sao bố mẹ không thử cho bé đến với những địa điểm du lịch mùa Noel tuyệt vời này nhỉ?

1. Năm nay mẹ sẽ cho bé yêu giáng sinh chơi ở đâu trong nước?

Giáng Sinh là thời điểm gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình. Thời gian mà mọi người được chia sẻ, yêu thương và cảm thông lẫn nhau. Hãy để những tình cảm ấy được thăng hoa với những địa điểm tuyệt vời trong nước này nhé:

1.1. Thủ đô Hà Nội

Trung tâm văn hóa và chính trị của cả nước hẳn là nơi bố mẹ không thể bỏ qua trong mùa Noel
Trung tâm văn hóa và chính trị của cả nước hẳn là nơi bố mẹ không thể bỏ qua trong mùa Noel

Trung tâm văn hóa và chính trị của cả nước hẳn là nơi bố mẹ không thể bỏ qua trong mùa Noel này. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng dạo bước trên những con đường được trang hoàng với ánh điện lung linh, những cây thông Noel xinh đẹp, cùng phong cách trang trí đặc trưng của mùa lễ hội này. Giáng sinh chơi ở đâu tại Hà Nội? Nếu nhà thờ là nơi gia đình muốn đến, thì nhà thờ Lớn chính là một trong những địa điểm nên có trong lịch hành trình. Tọa lạc ngay trên khu phố cổ, nhà thờ Lớn thu hút sự chú ý bởi vẻ đẹp cổ kính và uy nghi hiếm có. Trong thời gian lễ Giáng Sinh diễn ra, chắc chắn nơi đây sẽ càng trở nên lộng lẫy, huy hoàng hơn nữa. 

Cách không xa đó là phố Hàng Mã. Nơi xảy ra các sự kiện trao đổi buôn bán hàng hóa Giáng Sinh. Đây là một trong những địa điểm gia đình có thể đến thăm vào ban ngày. Ngoài ra, những nơi chốn khác bố mẹ có thể đến cùng bé như: nhà thờ Hàm Long, Hồ Gươm, hồ Tây, Royal City, Time City, khách sạn Metropole,…

1.2. Giáng sinh chơi ở đâu tại SaPa

Những con phố, ngôi nhà, thân cây đều được giăng đèn rực rỡ
Những con phố, ngôi nhà, thân cây đều được giăng đèn rực rỡ

Một địa điểm khác mà mỗi khi đông sang mọi người đều muốn có cơ hội được đặt chân đến, đó chính là Sapa. Vào những ngày lễ Giáng Sinh, nơi đây tràn ngập không khí lễ hội. Những con phố, ngôi nhà, thân cây đều được giăng đèn rực rỡ. Cây thông Noel trang trí, cỗ xe tuyết và những hình ảnh đặc trưng mùa Giáng Sinh được thấy ở khắp nơi. Nếu may mắn đi vào những ngày tuyết rơi. Gia đình sẽ trải nghiệm một mùa Noel đúng nghĩa nhất tại nơi này.

1.3. Giáng sinh ở Đà Nẵng

Một mùa đông ở Đà Nẵng sẽ không quá lạnh như Sapa hay Hà Nội
Một mùa đông ở Đà Nẵng sẽ không quá lạnh như Sapa hay Hà Nội

Nếu đến đây vào dịp Giáng sinh, bạn sẽ thấy một Đà Nẵng rất khác. Khoác lên mình tấm áo của mùa lễ hội cuối năm. Nơi đây tràn ngập vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Khác hẳn với một Đà Nẵng yên bình và êm ả thường ngày. Mọi người sẽ cảm nhận được không khí Giáng Sinh trên khắp các con phố. Một mùa đông ở Đà Nẵng sẽ không quá lạnh như Sapa hay Hà Nội. Trải qua cái khí trời se se lạnh nơi đây chính là món quà giáng sinh cho bé thú vị nhất.

1.4. Giáng sinh chơi ở đâu tại TPHCM

Giáng Sinh nơi đây có vẻ như đến sớm nhất và rõ nét nhất
Giáng Sinh nơi đây có vẻ như đến sớm nhất và rõ nét nhất

Không có cái lạnh đúng nghĩa mùa đông, nhưng bù lại bé sẽ được tận hưởng không khí Giáng Sinh sớm nhất ở TPHCM. Có lẽ bởi Sài Gòn có số lượng tín đồ Cơ Đốc rất lớn. Cùng với nhiều năm được du nhập văn hóa Phương Tây. Nên Giáng Sinh nơi đây có vẻ như đến sớm nhất và rõ nét nhất. 

2. Những địa điểm Giáng Sinh nước ngoài cho bé yêu

Giáng sinh nên đi chơi đâu ở những địa điểm nước ngoài? Bố mẹ muốn tạo cho bé một sự mới lạ, trải nghiệm những giáng sinh truyền thống theo đúng nghĩa thì những địa điểm ngoài nước sau sẽ là gợi ý tuyệt vời. 

2.1. Bruges, thành phố cổ tích của Bỉ

Là thành phố có kiến trúc từ thời Trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở Châu Âu
Là thành phố có kiến trúc từ thời Trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở Châu Âu

Là thành phố có kiến trúc từ thời Trung cổ được bảo tồn tốt nhất ở Châu Âu. Bruges tỏa ra vẻ đẹp quyến rũ quanh năm, đặc biệt là trong các dịp lễ Giáng Sinh. Dạo bước trên những con đường đá cuội, chiêm ngưỡng ánh đèn lung linh từ hai bên đường hay nhâm nhi một cốc sôcôla nóng. Đều là những trải nghiệm kỳ diệu cho bé yêu nhà mình.

Xem thêm:

Lưu lại 16 địa điểm vui chơi mùa hè tại Hà Nội cho con

Tổng hợp những địa điểm vui chơi cho bé yêu tại Đàn Nẵng mẹ không thể bỏ lỡ

Sinh nhật 1 tuổi tặng gì cho bé yêu thì phù hợp

2.2. Thành phố Quebec, Canada

Mang kiến trúc thời thuộc địa Pháp cổ kính và đậm chất châu Âu
Mang kiến trúc thời thuộc địa Pháp cổ kính và đậm chất châu Âu

Giáng sinh đi chơi ở đâu tại vùng Bắc Mỹ. Thành phố Quebec chính là nơi không thể bỏ qua. Mang kiến trúc thời thuộc địa Pháp cổ kính và đậm chất châu Âu. Quebec huyền bí với những con đường rải sỏi quanh khu phố cổ, nhiều cửa hàng cổ kính và quán ăn truyền thống. Tất cả đều được trang trí một cách vui mắt trong mùa Giáng Sinh. 

2.3. Thành phố cổ Vienna, Italia

Nơi đây  thực sự lấp lánh khi ngày lễ hội về
Nơi đây  thực sự lấp lánh khi ngày lễ hội về

Không còn điều gì tuyệt vời hơn là hòa mình vào không khí một kỳ nghỉ Giáng SInh tại Vienna. Nơi đây  thực sự lấp lánh khi ngày lễ hội về. Ánh sáng dường như được bao phủ khắp các tòa nhà. Những địa điểm đáng lui tới cho gia đình là chợ Giáng Sinh Viennese tại CIty Hall và cây Giáng Sinh tại Rathausplatz. 

Phần kết

Với những địa điểm hấp dẫn trong và ngoài nước được chia sẻ bên trên. Bố mẹ đã không cần phải lo lắng cho bé Giáng Sinh chơi ở đâu nữa nhỉ? Nhắm mắt chọn một địa điểm thôi, gia đình nhỏ của mình cũng có một kỳ nghỉ lễ tuyệt vời rồi đó!

Chăm con và cho con bú là hành trình không hề đơn giản. Bé 4 tháng tuổi bú ít là vấn đề mà nhiều mẹ không rõ phải giải quyết như thế nào. Liệu con có bị ốm không? Hay sữa có vấn đề gì không mà bé lại bú ít? Cùng Góc của mẹ điểm qua một số nguyên nhân và giải pháp dành cho mẹ.

1. 10 Đặc điểm bé 4 tuổi phát triển bình thường

Vào khoảng 4 tháng tuổi, bé đạt thêm những mốc vận động của mình. Bé có thể nâng giữ đầu tốt, ngẩng đầu lâu hơn. Con cũng cầm nắm đồ chơi được lâu hơn và bắt chước học hỏi nhanh hơn. Bé thích tập ngồi, tập bò, tập đứng. Giai đoạn này trẻ hiếu động rõ rệt.

Trong 3 tháng từ khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, bé thích tiếp cận và học tập từ thế giới xung quanh. Bé thích dùng tay để cầm nắm, thích lẫy, thích cười. Vì vậy rất có thể mẹ hay bà bị bé giật tóc, giật áo. Bé cũng bắt đầu tập ngồi và dần dần ngồi vững. Trong giai đoạn này bé cũng bập bẹ ít nhiều và có thể phát ra âm thanh.

Giai đoạn 4 tháng tuổi bé có đặc điểm gì
Giai đoạn 4 tháng tuổi bé có đặc điểm gì

2. 3 Nguyên nhân bé 4 tháng bú ít sinh lý không quá lo ngại

Trên thực tế trong 6 tháng đầu, mỗi khi bé ăn kém đi đều có thể do nguyên nhân sức khỏe hoặc là hiện tượng sinh lý. Điều này liên quan nhiều đến chế độ ăn, thay đổi về môi trường, thay đổi về thói quen nào đó. Góc của mẹ liệt kê một số vấn đề sinh lý liên quan đến tình trạng bé 4 tháng bú ít đi.

2.1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Thông thường sau 6 tháng khi sữa mẹ giảm nhiều, bé bắt đầu ăn dặm. Nhiều bà mẹ cho bé ăn dặm sớm hơn do sữa mẹ ít và bé có nhu cầu ăn tăng lên. Việc thay đổi chế độ ăn dễ dàng khiến bé bỏ bú và ăn ít. Bé cần có thời gian làm quen với chế độ ăn uống mới. Đồ ăn dặm đặc hơn hẳn sữa mẹ và có những hương vị khác so với sữa mẹ mà bé chưa thể làm quen ngay. Nhiều trẻ rối loạn tiêu hóa khi bước vào giai đoạn ăn dặm do thay đổi về kết cấu của thức ăn, hệ tiêu hóa chưa đáp ứng kịp. Đây cũng là lí do bé bú ít và ăn ít.

Việc thay đổi chế độ ăn dễ dàng khiến bé bỏ bú và ăn ít.
Việc thay đổi chế độ ăn dễ dàng khiến bé bỏ bú và ăn ít

2.2. Giai đoạn tăng vận động

Như đã nói trên, từ 4 tháng, bé rất ưa thích vận động. Vì vậy việc bé mải chơi quên đói là khá phổ biến. Bé không chủ động bú ít đi mà thực chất là do bé quên. Mẹ chỉ cần chủ động cho bé bú theo cữ và theo giờ. Nếu mẹ chủ động  cho bé bú theo cữ thì bé vẫn sẽ bú đủ. Việc mẹ thấy bé bú ít đi chủ yếu do mải chơi hoặc chơi mệt nên bé hay ngủ hơn.

2.3. Mọc răng sớm

Thường trẻ mọc răng vào tháng thứ 6, tuy nhiên nếu răng trẻ mọc sớm thì sẽ gây hiện tượng giảm bú. Do lúc mọc răng bé tăng tiết đờm dãi, lợi phải tách dần cho răng nhô lên. Nhiều trẻ mọc răng còn sốt, quấy khóc nhiều, khó ngủ. Tuy đó là hiện tượng bình thường của trẻ mọc răng nhưng nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc ăn uống của em bé.

Thường trẻ mọc răng vào tháng thứ 6, tuy nhiên nếu răng trẻ mọc sớm thì sẽ gây hiện tượng giảm bú
Thường trẻ mọc răng vào tháng thứ 6, tuy nhiên nếu răng trẻ mọc sớm thì sẽ gây hiện tượng giảm bú

Tìm hiểu thêm:

3. 3 Nguyên nhân trẻ 4 tháng bú ít do bệnh lý nguy hiểm

Bên cạnh những nguyên do mà mẹ không cần quá lo lắng, vẫn có những nguyên nhân tiêu cực. Mẹ cần phát hiện sớm những vấn đề này để xử trí sớm cho bé.

Những bất thường nào khiến bé 4 tháng bú ít
Những bất thường nào khiến bé 4 tháng bú ít

3.1. Trẻ bị ốm

Ở bất kì giai đoạn phát triển nào của bé, biếng ăn đều có thể do tình trạng sức khỏe bất thường. Điều này chính là lí do mẹ luôn lo lắng về việc ăn uống của con. Ngoài biểu hiện bú ít mẹ nên chú ý cả tình trạng giấc ngủ cũng như những biểu hiện cơ thể của bé.

Khi bé bị ốm, thường bé giảm chơi, giảm vận động rất rõ. Hoặc bé 4 tháng bú ít ngủ nhiều hơn, khó đánh thức hơn. Với một số trường hợp bệnh khó phát hiện hơn, mẹ có thể thấy trẻ 4 tháng bú ít không tăng cân. Phát hiện tình trạng bất thường của bé cần có sự gắn bó giữa mẹ con và cần sự tinh tế nhất định. Mẹ có thể đưa con đi khám ở cơ sở uy tín nếu tình trạng ít bú của bé kéo dài quá lâu.

3.2. Mùi vị bất thường trong sữa mẹ

Trẻ 4 tháng bú ít có thể do chất lượng sữa mẹ có thể thay đổi khi mẹ có vấn đề sức khỏe hoặc dùng các loại thuốc. Mẹ cần chú ý các loại thục phẩm và thuốc mình sử dụng khi đang cho con bú. Cần có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ trong giai đoạn này. Và mẹ cũng nên vệ sinh bầu vú thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn cho cả mẹ và con. Sữa mẹ có nhiều loại protein và dinh dưỡng khiến cho việc nhiễm khuẩn dễ dàng xảy ra hơn.

Mùi vị bất thường trong sữa mẹ
Mùi vị bất thường trong sữa mẹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ 4 tháng bú ít hơn bình thường

3.3. Tia sữa quá nhanh hoặc quá chậm

Đây là vấn đề khá khó phát hiện nhưng có liên quan trực tiếp đến việc bé bú. Nếu sữa chảy quá chậm bé bú không đã và có thể bị chán, bị mệt. Sữa chảy quá nhanh có thể khiến bé sặc. Mẹ có thể quan sát miệng ngậm ti của bé có thoải mái không, cảm giác sau bữa bú của bé có dễ chịu và dễ ngủ không,…

4. Bé 4 tháng bú ít phải làm sao? 

Dù nguyên nhân trẻ 4 tháng tuổi bú ít là do sinh lý hay bệnh lý nó cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển cả cân nặng và trí não của bé. Vì thế mẹ nên tìm hiểu bé 4 tháng bú ít phải làm sao để có cách xử lý phù hợp.

4.1. Bé 4 tháng bú sữa mẹ

  • Mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm với lượng nhiều hơn bình thường, tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng, nặng mùi và các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Tập cho con thói quen bú đúng cữ 3h/lần
  • Đặt tư thế bé bú thoải mái nhất và đảm bảo sữa mẹ ra đều
  • Trường hợp trẻ 4 tháng bú ít do bệnh lý cần đến bác sĩ điều trị kịp thời, mẹ không nên tự điều trị tại nhà.

4.2. Bé 4 tháng bú sữa công thức

  • Sử dụng các sữa công thức phù hợp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Sử dụng bình sữa có kích cỡ núm ti phù hợp với bé. Điều chỉnh khoảng cách giữa các cữ bú, lượng sữa bú mỗi lần theo nhu cầu ăn của con

Việc chăm sóc em bé luôn không dễ dàng với bất kì ai. Để bé có được sức khỏe tốt, mẹ cũng cần phải chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình. Mọi thay đổi của bé 4 tháng bú ít đều có những lí do nhất định, mẹ hãy chú ý và hiểu con để không bỏ lỡ những tín hiệu quan trọng từ phía bé. Góc của mẹ chúc bé và mẹ luôn khỏe và nhiều niềm vui!

Nước rửa bình sữa nhiều bọt có tốt không? Câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc nhưng chưa chắc có được câu trả lời thỏa đáng. Liệu nước rửa bình sữa như thế nào mới phù hợp cho bé? Bài viết sau đây sẽ cùng mẹ khám phá về các đặc tính của nước rửa bình sữa.

1. Nước rửa bình tạo nhiều bọt tốt hơn hay ít bọt tốt hơn

Tác dụng của bọt có thể không liên quan đến tác dụng làm sạch
Tác dụng của bọt có thể không liên quan đến tác dụng làm sạch

Trong các loại chất tẩy rửa, cảm giác thông thường đều thấy nhiều bọt có vẻ sạch hơn. Tuy nhiên trên thực tế có những loại bọt không liên quan đến tác dụng tẩy rửa. Chúng được tạo ra bởi các hóa chất tạo bọt mà không do hóa chất có tác dụng tẩy rửa tạo ra. Chính vì vậy có nhiều sản phẩm tẩy rửa tạo nhiều bọt nhưng hiệu quả làm sạch không khác biệt. Mặt khác nhiều loại hóa chất tạo bọt có hại cho sức khỏe, vậy nước rửa bình sữa nhiều bọt có tốt không?

Loại hóa chất tạo bọt thường dùng nhất là Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate (SLS và SLES). Hai chất này đã bị cấm sử dụng ở Canada và châu Âu. Hóa chất rửa bình liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con, mẹ nên thực sự cân nhắc hai chất tạo bọt này. Tác dụng của bọt có thể không liên quan đến tác dụng làm sạch.

2. Nước rửa bình sữa không để lại hóa chất tồn dư

Việc sử dụng nước chuyên dụng giúp mẹ vệ sinh bình dễ dàng hơn
Việc sử dụng nước chuyên dụng giúp mẹ vệ sinh bình dễ dàng hơn

Đối với việc làm sạch bình sữa, hóa chất làm sạch phải thật lành tính. Bất kì một dư lượng hóa chất nào cũng có thể gây hại với cơ thể bé. Tác hại đó có thể là gây độc, gây kích thích đường tiêu hóa hoặc tích tụ trong cơ thể con. Hóa chất tồn dư này có thể mẹ không nhìn thấy được nhưng vẫn âm thầm gây hại. Vì vậy việc nghiên cứu kĩ thành phần và công năng của sản phẩm là vô cùng cần thiết.

Với một số loại nước rửa bình sữa, mẹ còn có thể dùng để rửa hoa quả. Những loại sản phẩm tẩy rửa đó phải thật sự an toàn với cơ thể người nói chung để rửa thực phẩm. Mẹ có thể tìm hiểu sâu hơn các sản phẩm tẩy rửa có công năng và thành phần an toàn.

3. Nước rửa bình sữa không hóa chất tạo mùi

Hóa chất tạo mùi trong mỹ phẩm trẻ em thường là thành phần không cần thiết
Hóa chất tạo mùi trong mỹ phẩm trẻ em thường là thành phần không cần thiết

Rất nhiều loại chất tẩy rửa có mùi thơm, mùi hương. Nhưng với nước rửa bình sữa, đây là loại chất tẩy rửa không nên có chất tạo mùi nhất. Lí do là vì sau khi lau rửa bình, mùi hương lưu lại trên bình sẽ kích thích khứu giác của trẻ nhỏ. Những mùi hương này thường không giống mùi thức ăn, khiến bé cảm thấy khó chịu nhiều hơn là dễ chịu. Mặt khác, rất nhiều hóa chất tạo mùi có hại có sức khỏe. Có thể kể đến aceton, dẫn xuất benzen,… là chất tạo mùi có hại về lâu dài cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Dựa vào bảng thành phần, mẹ có thể chọn được loại nước rửa bình không có các chất này.

Hóa chất tạo mùi trong mỹ phẩm trẻ em thường là thành phần không cần thiết. Mẹ có thể yêu thích các mùi hương nhưng bé thường nhạy cảm với mùi hóa chất. Những loại hóa chất lưu giữ hương lâu cũng có thể gây hại sức khỏe cho cả mẹ và bé.

4. Nước rửa bình sữa không có hóa chất bảo quản

Paraben và MIT có thể hạn chế sự hình thành nấm mốc và vi khuẩn trong các loại mỹ phẩm
Paraben và MIT có thể hạn chế sự hình thành nấm mốc và vi khuẩn trong các loại mỹ phẩm

Hầu hết các mẹ đều biết đến một số hóa chất bảo quản mỹ phẩm như paraben, methylisothiazoline (MIT). Trong các sản phẩm tẩy rửa cũng thường có những hóa chất này. Những chất này đã bị Bộ Y tế cấm từ năm 2015 do có nguy cơ gây kích ứng da. Những chất này chắc chắn không nên có trong nước rửa bình và hoa quả. Paraben và MIT có thể hạn chế sự hình thành nấm mốc và vi khuẩn trong các loại mỹ phẩm. Nhưng dường như chúng không thực sự phù hợp để cho vào mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa với các đặc tính tác dụng như trên.

Tìm hiểu thêm:

Chọn mua nước rửa bình sữa cho bé như thế nào?

Giải pháp văn minh cho việc làm sạch bình sữa của bé

5. Nước rửa bình chiết xuất từ thiên nhiên

Mức độ lành tính với trẻ sơ sinh là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn hóa mỹ phẩm cho bé
Mức độ lành tính với trẻ sơ sinh là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn hóa mỹ phẩm cho bé

Các loại hóa mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên luôn được mẹ ưu tiên chọn lựa. Đó là do tác dụng lành tính mà vẫn thực tế của các loại sản phẩm organic hoặc hữu cơ. Chọn nước rửa bình cho bé cũng không ngoại lệ. Có thể nói một loại nước rửa bình sữa nguồn gốc thiên nhiên và còn có thể rửa cả hoa quả thì còn gì phù hợp hơn với em bé. Đặc biệt có những loại nước rửa bình được khuyến cáo sử dụng cả trên trẻ sơ sinh. Mức độ lành tính với trẻ sơ sinh là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn hóa mỹ phẩm cho bé.

6. Những lưu ý khi dùng nước rửa bình sữa cho bé

Các loại hóa mỹ phẩm trên thị trường hiện nay bị đạo nhái tương đối tinh vi
Các loại hóa mỹ phẩm trên thị trường hiện nay bị đạo nhái tương đối tinh vi

Với một số tiêu chí đã liệt kê ở trên, mẹ đã có thể chọn được loại nước rửa bình an toàn cho bé. Tuy nhiên trong khi mua và sử dụng sản phẩm, mẹ vẫn cần lưu ý một số điều sau.

6.1. Mua nước rửa bình ở nơi uy tín

Các loại hóa mỹ phẩm trên thị trường hiện nay bị đạo nhái tương đối tinh vi. Nếu không thận trọng có thể mẹ sẽ mua phải hàng giả, hàng nhái. Hóa chất trong hàng giả tiềm ẩn nguy cơ gây độc, gây hại với cơ thể cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ nên đầu tư cả công sức và thời gian để chọn được thương hiệu, địa chỉ mua hàng uy tín.

6.2. Chú ý tác dụng trên da và cơ thể bé

Các loại hóa chất luôn tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng với bé dù chúng có lành tính đến đâu. Mỗi bé có một cơ địa khác nhau. Đôi khi cơ thể bé nhạy cảm với một loại hóa chất nhất định. Vì vậy khi sử dụng nước rửa bình sữa cho bé, mẹ nên theo sát tác dụng phụ nếu có. Khi có bất kì bất thường nào trên cơ thể bé đều cần dừng sử dụng ngay.

Với những đặc tính cần thiết trên, mẹ hoàn toàn có thể tự chọn nước rửa bình cho bé. Trên thực tế “nước rửa bình sữa nhiều bọt có tốt không” chỉ là một trong rất nhiều những câu hỏi mà mẹ băn khoăn khi chọn mua nước rửa bình. Hi vọng với những chia sẻ và kiến thức trong bài, mẹ sẽ chọn được loại nước rửa bình ưng ý.

Nguồn tham khảo: http://www.health-report.co.uk/sodium_lauryl_sulphate.html

Giấc ngủ trong khoảng thời gian đầu đời của bé sơ sinh rất quan trọng. Mẹ có thể thấy bé ngủ rất nhiều trong thời gian này. Theo nghiên cứu cho thấy, bé sơ sinh dành đến 75% thời gian mỗi ngày cho việc ngủ. Trong thời gian ấy, cơ thể sẽ tiết ra hormon tăng trưởng và thúc đẩy khả năng miễn dịch của bé. Đồng thời, củng cố năng lượng cho trí não và các bộ phận khác trong cơ thể phát triển. Vì vậy, tạo cho bé một giấc ngủ sâu và thoải mái là điều rất cần thiết. Một chiếc gối ôm cho trẻ sơ sinh sẽ khiến bé có cảm giác an toàn, đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên nhất. 

1. Gối ôm cho trẻ sơ sinh có tác dụng thế nào với giấc ngủ của bé?

Mẹ biết không, chỉ với một chiếc gối ôm cho trẻ sơ sinh có thể đưa bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng và dễ dàng như thế nào. Đó có phải là tất cả lợi ích mà gối ôm có thể mang lại cho bé. Chúng có rất nhiều điểm cộng khác nữa đấy. 

  • Có một chiếc gối ôm bên cạnh, sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn, được yêu thương và che chở. Như thế, bé sẽ đi vào giấc ngủ một cách thoải mái và tự nhiên nhất có thể. Tạo điều kiện cho một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Với một chiếc gối ôm, bé sẽ không còn cảm giác một mình. Tránh trạng thái sợ hãy và cô đơn. Điều này rất tốt cho những bé được nuôi theo kiểu phương tây. Khi bé nằm ở nôi hay cũi riêng, mà không nằm ngủ cùng với bố mẹ.
  • Yếu tố tinh thần là vô cùng quan trọng. Gối ôm sẽ tránh cho bé tâm lý sợ hãi, ngủ chập chờn, giật mình thức giấc.
  • Một giấc ngủ sâu sẽ hỗ trợ lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển các tế bào thần kinh của trẻ.
Gối ôm cho trẻ sơ sinh có tác dụng thế nào với giấc ngủ của bé?
Gối ôm cho trẻ sơ sinh có tác dụng thế nào với giấc ngủ của bé?

2. Làm sao để chọn gối ôm cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho giấc ngủ của bé yêu

Có nhiều yếu tố quyết định một chiếc gối ôm dành cho trẻ sơ sinh hoàn hảo nhất. Mẹ có thể dựa vào một số tiêu chí dưới đây để có lựa chọn tốt nhất cho bé yêu của mình.

2.1.Chất liệu làm ruột gối

Không nên chọn gối có ruột từ các vật liệu dạng hạt. VÍ dụ như: hạt thảo dược, vỏ đậu xanh, thuốc bắc,… Những vật liệu này nếu lọt ra ngoài có thể rơi vào mũi hay họng trẻ, dẫn đến trẻ bị ngạt. Ngoài ra, những chất liệu này thường làm gối trở nên cứng và thiếu đi sự nâng đỡ. Chúng có tác dụng trị liệu và phù hợp với người lớn hơn là trẻ em.

Ruột gối với chất liệu cao su đang được nhiều bố mẹ tham khảo để dùng cho bé. Các chất liệu khác như bông gòn cũng khá được nhiều người lựa chọn.

2.2.Ruột gối được làm từ các phần ít gây dị ứng

Ruột gối được làm từ các phần ít gây dị ứng
Ruột gối được làm từ các phần ít gây dị ứng

Da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy mẹ nên đảm bảo gối sẽ không làm trẻ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ. Nên chọn một chiếc gối ôm cho trẻ sơ sinh được làm từ thành phần ít gây dị ứng. Để giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng cho bé nhà mình. 

Nếu bé có tiền sử dị ứng với chất liệu nào đó. Mẹ tuyệt đối không dùng gối ôm có chất liệu ấy cho trẻ.

2.3.Chất liệu vỏ gối ôm cho trẻ em

Không chỉ ruột gối, chất liệu cho vỏ gối cũng cần phải quan tâm. Vì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với làn da của bé. Mẹ nên chọn những chất liệu được làm từ sợi bông hữu cơ. Tránh những chiếc gối có lông, vì có thể trở thành nơi tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra, cũng nên tránh những chiếc vỏ gối được làm từ polyester, chất liệu này có khả năng cao gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của bé.

2.4.Kích thước gối ôm cho trẻ sơ sinh

Mẹ hãy chọn gối có kích thước phù hợp với cơ thể bé
Mẹ hãy chọn gối có kích thước phù hợp với cơ thể bé

Mẹ hãy chọn gối có kích thước phù hợp với cơ thể bé. Không chọn gối quá lớn hay quá nhỏ. Chiều rộng gối ôm vừa hoặc rộng hơn vai trẻ một chút. Chiều dài của gối nên dài hơn chiều dài của bé một chút, ví dụ gối ôm cho bé 6 tháng có thể dài hơn cơ thể bé khoảng 3-4cm.

2.5.Không dễ biến dạng

Những chiếc gối với chất liệu tốt và đúng tiêu chí cho bé sẽ không dễ bị xẹp và biến dạng. mẹ không nên chọn những chiếc gối quá mềm. Nhưng ngay cả một chiếc gối quá cứng cũng không tốt cho bé. 

Xem thêm:

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và 3 mẹo mới nhất giúp mẹ giỗ bé ngủ ngon

Bình sữa thủy tinh cho bé và 3 lợi ích mẹ yêu nên biết

Những lợi ích của việc sử dụng gối nằm cho bé

2.6.Dễ dàng để vệ sinh

Ruột gối và vỏ gối nên có thể tách rời để dễ dàng vệ sinh, tránh cho bụi bẩn và vi khuẩn làm tổ. Mẹ cũng nên chắc chắn rằng gối sẽ không bị giảm sự đàn hồi sau khi giặt. Trong khi mua gối, có thể mua thêm vài chiếc vỏ gối để có thể thay đổi thường xuyên.

Ruột gối và vỏ gối nên có thể tách rời để dễ dàng vệ sinh, tránh cho bụi bẩn và vi khuẩn làm tổ
Ruột gối và vỏ gối nên có thể tách rời để dễ dàng vệ sinh, tránh cho bụi bẩn và vi khuẩn làm tổ

2.7.Một chiếc gối ôm đơn giản

Tránh chọn những chiếc gối có thêm phần trang trí như tua rua, hạt cườm, hay thậm chí là những đường thêu nổi. Trông có vẻ đáng yêu hơn nhưng chúng không mang lại sự thoải mái cần thiết cho trẻ. Hơn nữa, khi những thành phần này rụng ra, sẽ tạo thành những nguy hiểm tiềm tàng cho bé.

Phần kết

Bé có giấc ngủ sâu và ngon, sẽ thức dậy với tinh thần sảng khoái và vui tươi. Mẹ yêu cũng bớt căng thẳng và có những giây phút nghỉ ngơi cho riêng mình. Với những gợi ý bên trên, tin rằng mẹ yêu sẽ chọn được những chiếc gối ôm cho bé sơ sinh tốt nhất. Giúp bé có những giấc ngủ an lành, tạo điều kiện để bé phát triển và khỏe mạnh.

Ngày nay dường như hát ru đã không còn phổ biến. Nhiều bà mẹ không thuộc dù chỉ một vài bài hát ru. Những đứa trẻ cũng không còn được lớn lên với những câu ca êm dịu đầy tình người nữa. Hát ru không chỉ là cách dễ dàng đưa trẻ vào giấc ngủ. Trên thực tế, với các chứng minh khoa học, hát ru có thể phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Kích thích các tế bào thần kinh và các tế bào khác phát triển. Nếu biết được những lợi ích này, chắc chắn mẹ sẽ nhanh chóng trang bị cho mình một vài bài hát ru, để có thể hát cho bé yêu sau này. Những bài hát ru con ngủ hay nhất dưới bài có thể là gợi ý tốt cho mẹ đấy!

1. Hát những bài hát ru con ngủ hay nhất như thế nào?

Mẹ nên hát bằng sự dịu dàng, dễ lay động lòng người. Ngay cả khi mẹ lạc nhịp, hãy vẫn cứ hát bằng cảm xúc chân thật nhất. Để hát những bài hát ru con ngủ hay nhất, mẹ không cần là một ca sĩ chuyên nghiệp. Dù khi mẹ quên lời, hát với một chút ngẫu hứng cũng có thể xoa dịu bé.

Chọn một bài hát không phức tạp mà mẹ cho là dễ hát nhất với mình. Giữ giọng ca với âm lượng nhỏ khi hát. Có thể làm tăng cơn buồn ngủ của trẻ bằng cách đung đưa hoặc vuốt ve nhẹ nhàng. Về cơ bản, có thể hiểu đây là một cách đánh thuốc mê trẻ bằng cách lập đi lập lại những giai điệu du dương. 

Hát những bài hát ru con ngủ hay nhất như thế nào?
Hát những bài hát ru con ngủ hay nhất như thế nào?

2. Tác dụng của những bài hát ru con ngủ hay nhất

2.1. Tác dụng tuyệt vời cho bé

Mẹ hãy học làm lòng ít nhất một trong những bài hát ru con hay nhất. Đây là những ca khúc có tác dụng an thần đã được kiểm nghiệm theo năm tháng. Lời hát ru thường được lấy từ những bài đồng dao hay ca dao truyền thống. Mang nhiều chủ đề và tâm tư khác nhau như chiến tranh, nghèo đói, tình cảm mẹ con, hình ảnh quê hương. 

Để không bỡ ngỡ trong lần đầu hát ru con ngủ. Mẹ hãy tập làm quen với giọng hát của mình trước. Hát đi hát lại những giai điệu quen thuộc, có thể biến tấu, luyến láy theo cách của riêng mình. Hát ru không chỉ bó hẹp trong giờ ngủ của trẻ. Mẹ có thể hát cho trẻ nghe bất cứ lúc nào dù là ngày hay đêm. Các nghiên cứu cho thấy ngoài việc giúp trẻ ngủ ngon, hát ru còn có thể là chậm nhịp tim, giảm căng thẳng, kích thích trẻ bú một cách hiệu quả và giảm hiện tượng đau bụng, quấy khóc ở trẻ.

Tác dụng tuyệt vời cho bé
Tác dụng tuyệt vời cho bé

2.2. Có tác động tích cực đến mọi lứa tuổi

Hát ru không chỉ dành cho trẻ em. Chúng ta cũng có thể dùng để hát ru cho thú cưng, thiếu niên, người già hay ngay cho chính mình. Một nghiên cứu trên gần 400 bà mẹ mới sinh ở Anh cho thấy rằng, hát cho trẻ nghe hàng ngày cũng là cách giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Đồng thời tăng mức độ hạnh phúc và lòng tự trọng ở người mẹ. Cải thiện tình cảm gắn bó và yêu thương giữa mẹ với con cái. 

3. Những bài hát ru con ngủ hay nhất cho bé yêu

Mẹ yêu có biết trong 1 năm đầu đời, giấc ngủ của trẻ rất quan trọng trong việc phát triển thể chất và tinh thần. Hát ru là một trong những cách đưa con vào giấc ngủ tự nhiên nhất. Nếu mẹ đang muốn tìm một giai điệu đơn giản có thể học thuộc. Những bài hát ru con ngủ hay nhất sau có lẽ sẽ là gợi ý tuyệt vời cho mẹ đấy!

3.1. Những bài hát ru con ngủ hay nhất miền Bắc

Những bài hát ru con ngủ hay nhất miền Bắc
Những bài hát ru con ngủ hay nhất miền Bắc

3.1.1. Cò lả

Lời bài hát cò lả xuất phát từ ca dao Việt Nam. Bài hát vẽ lên bức tranh thôn quê quen thuộc, vừa thanh bình vừa êm dịu. Cánh cò trắng nhàn nhã bay từng đàn trên những cách đồng lúa bao la. Cảnh sinh hoạt vui tươi, yêu đời và đầy sức sống của hình ảnh làng quê quen thuộc Việt Nam.

Bài hát ru: Cò lả

3.1.2. Chú cuội ngồi gốc cây đa

Bài đồng dao đã có từ rất lâu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bài ru có ca từ chân chất, gần gũi mà giản dị. Với hình ảnh đầy sức sáng tạo và màu sắc diệu kỳ, đây là bài hát dành cho trẻ em mỗi khi trung thu đến.

Bài hát: Chú cuội ngồi gốc cây đa

3.1.3. Con mèo mà trèo cây cau

Mèo và chuột là những con vật gần gũi với cuộc sống con người. Thông qua bài đồng dao hình ảnh hai nhân vật được xây dựng một cách sinh động và nghộ nghĩnh, mà ở đó đôi bạn mèo và chuột trở nên thân thiết, hòa thuận, biết chung sống hòa hợp, quan tâm lẫn nhau.

Bài hát: Con mèo mà trèo cây cau

3.2. Những bài hát ru con hay nhất miền Trung

Những bài hát ru con hay nhất miền Trung
Những bài hát ru con hay nhất miền Trung

3.2.1. Ru em em ngủ cho ngoan

Bài hát ru là những hình giản dị, chân thật về đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi.

Bài hát ru: Ru em em ngủ cho ngoan

3.3. Những bài hát ru con hay nhất (Nam Bộ)

3.3.1. Con kiến mà leo cành đa

Thông qua hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của chú kiến, loay hoay tìm đường ra mà không thể được. Nội dung muốn truyền tải sự bế tắc trong cuộc sống hay tâm lý con người bằng hình ảnh nhẹ nhàng, gần gũi và mang màu sắc tươi sáng hơn.

Bài hát ru: Con kiến mà leo cành đa

3.3.2. Gió mùa thu, mẹ ru mà con ngủ

Bài hát ru có phần mang màu sắc u ám. Hình ảnh người mẹ ru con trong đêm mùa thu heo hắt. Vừa thương on vừa nhớ chồng đang ở phương xa.

Bài hát ru: Gió mùa thu mẹ ru mà con ngủ

Xem thêm:

7 bài hát về cha đầy cảm xúc nên nghe qua một lần trong đời

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và 3 mẹo mới nhất giúp mẹ giỗ bé ngủ ngon

6 cách giỗ trẻ sơ sinh ngủ thật đơn giản và hiệu quả cho mẹ

Phần kết

Cuộc sống hiện đại khiến người ta quên đi những giá trị văn hóa đích thực. Những câu hát ru đã trở nên vắng bóng trong nhiều năm tháng. Hát ru nên là một phần trong tuổi thơ của mỗi đứa trẻ, không chỉ bởi những giá trị nhân văn mà nó mang lại. Qua bài viết, hẳn mẹ đã nhận ra tại sao nên hát ru cho con. Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Mẹ chắc chắn sẽ tìm được những bài hát ru con ngủ hay nhất của riêng mình. Học thuộc lòng và hát cho bé nghe bất cứ khi nào có thể. Mẹ có thể tự trải nghiệm những giá trị tuyệt vời mà hát ru mang lại theo cách này.

Ắt hẳn nhiều người trong số chúng ta đã được lớn lên cùng những tiếng ru hời của mẹ, của bà. Những lời ru sâu lắng, chan chứa tình yêu thương đã đi cùng ta trong suốt những năm tháng của cuộc đời. In dấu vào tâm trí này bóng dáng quê hương yêu dấu, nơi có hình bóng của mẹ hiền, của những cánh cò bay lả, bước chân lững thững của những chú trâu trên đồng. Ru con ngủ không chỉ là cách xoa dịu, dỗ dành những lúc bé quấy khóc. Những tiếng ru êm dịu xây dựng và phát triển tình cảm một cách tự nhiên cho mỗi tâm hồn trẻ thơ.

1. Ru con ngủ giúp trẻ thư giãn

Âm nhạc, những giai điệu cùng với giọng hát là cách tự nhiên mà bố mẹ dùng để ru con ngủ. Mặc dù trong giai đoạn đầu đời, trẻ sẽ không thể hiểu được lời nói và ngôn ngữ. Trên thực tế, trẻ có phản ứng với nhịp điệu ngay từ giai đoạn còn trong bụng mẹ. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Họ tin rằng trẻ nghe thấy âm thanh từ bên ngoài từ khi còn trong bụng mẹ và đã có những dấu hiệu phản ứng với chúng. Cụ thể, trẻ bắt đầu nghe thấy môi trường bên ngoài từ tuần thứ 18 và phản ứng với những gì trẻ nghe được từ từ tuần thứ 32 trở đi.

Âm nhạc, những giai điệu cùng với giọng hát là cách tự nhiên mà bố mẹ dùng để ru con ngủ
Âm nhạc, những giai điệu cùng với giọng hát là cách tự nhiên mà bố mẹ dùng để ru con ngủ

2. Lợi ích của những giai điệu ru con ngủ

Âm nhạc khắc sâu trong tâm trí của bé từ khi còn rất nhỏ. Khả năng xử lý âm thanh xuất  hiện trong các vùng chuyên biệt của não bộ trong vài tháng đầu sau khi sinh. Ru con ngủ giúp hình thành ở trẻ khả năng kết nối xã hội, phát triển giao tiếp, phối hợp và kích thích vận động thần kinh, thể chất. Đồng thời kích thích các giác quan và hormone cảm nhận. 

2.1 Lợi ích đối với bé yêu

Trẻ dùng cách thao tác với đồ vật để phản ứng lại khi nghe một số bài hát ru con ngủ. Bé cũng có thể phân biệt các âm thanh cũng như nhận ra các giai điệu khác nhau. Đó là vì sao, hát ru con ngủ có một sức mạnh to lớn.

Hát ru là cách tuyệt vời để xoa dịu tinh thần của bé
Hát ru là cách tuyệt vời để xoa dịu tinh thần của bé

Ba lợi ích của việc hát ru cho bé nghe:

  • Hát ru là cách tuyệt vời để xoa dịu tinh thần của bé. Khiến bé đang quấy khóc trở nên bình tĩnh lại. Giúp đưa bé đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.
  • Những bài hát ru kích thích, hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của bé. Làm ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú hơn. 
  • Các bài hát ru con ngủ có thể nuôi dưỡng tình cảm tích cực trong bé. Bắt đầu từ tình cảm giữa trẻ với bố mẹ. Làm tiền đề phát triển các loại tình cảm khác như tình yêu quê hương đất nước, tình cảm giữa con người với con người, tình yêu với động vật, thiên nhiên. Từ đó hình thành nên những nhân cách tốt đẹp trong bé.

Một số chuyên gia khuyên rằng, nên lập đi lập lại một vài bài hát ru ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Điều đó sẽ giúp trẻ làm quen với các giai điệu trước khi sinh. Khiến trẻ thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Xem thêm:

6 cách giỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ

Cách chọn gối ôm cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho giấc ngủ của bé

Trẻ sơ sinh không chịu ngủ: 9 mẹo giúp bé có giấc ngủ ngon

2.2 Lợi ích đối với người lớn

Nghe những giai điệu nhẹ nhàng như nhạc ru con có thể giúp họ dễ ngủ hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn
Nghe những giai điệu nhẹ nhàng như nhạc ru con có thể giúp họ dễ ngủ hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn

Nghe đến khái niệm hát ru chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng nó chỉ dành cho các bé. Tuy nhiên, hát ru cũng có lợi cho cả người lớn. Những bận rộn và áp lực trong cuộc sống khiến tỷ lệ mất ngủ ở người lớn tăng lên rất nhiều. Nghe những giai điệu nhẹ nhàng như nhạc ru con có thể giúp họ dễ ngủ hơn, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

3. Hát ru đưa trẻ vào giấc ngủ như thế nào

Những bài hát ru con ngủ có từ và vần điệu hài hòa, giai điệu du dương và lập đi lập lại mang đến cảm giác thư giãn cho trẻ. Trong khi ru con ngủ, người mẹ sử dụng giọng hát nhẹ nhàng cùng với với động tác đung đưa.

Mẹ yêu làm gì để đưa trẻ vào giấc ngủ:

  • Trong khi ru bé ngủ. Người mẹ có một khả năng bẩm sinh trong việc điều chỉnh âm sắc, cao độ và cường độ giọng hát theo nhịp điệu của bài hát ru.
  • Mẹ hướng dẫn bé bằng giọng hát. Tạo điều kiện thoải mái và cùng với thái độ ân cần, yêu thương. Mẹ nhẹ nhàng đưa trẻ vào giấc ngủ
  • Hát ru còn được biết có tác dụng xoa dịu tâm trạng của trẻ. Bằng cách thiết lập mối tương quan êm dịu giữa não bộ của trẻ với thế giới bên ngoài. Trong quá trình hát ru kết hợp với đung đưa, bé sẽ cảm giác được an ủi.

4. Những bài hát ru con ngủ 3 miền hay nhất cho bé

Những bài hát ru con ngủ 3 miền hay nhất cho bé
Những bài hát ru con ngủ 3 miền hay nhất cho bé

Mẹ đã thuộc lòng bài nhạc ru con ngủ nào để hát cho bé nghe chưa? Nếu chưa, những gợi ý sau đây có thể sẽ hữu ích cho mẹ đấy.

  • Những bài hát ru con ngủ ngon Bắc Bộ hay và ý nghĩa như: Công cha như núi Thái Sơn, Cò lả, Con cò mà đi ăn đêm, Thằng bờm có cái quạt mo, Chú cuội ngồi gốc cây đa, Lời quê, Tát nước đầu đình, Cái cò là cái cò kỳ,…
  • Những bài hát ru Trung bộ thấm đượm tình yêu thương như: Hò ru con, Công cha đức mẹ cao dày, Con ơi con ngủ cho ngoan, Cây khô chưa dễ mọc chồi, Mang nặng đẻ đau cưu mang 9 tháng,…
  • Bài nhạc ru con ngủ Nam Bộ chan chứa tình yêu thương như: mùa thu mẹ ru mà con ngủ, Gió đưa bụi chuối sau hè, Ví dầu cầu ván đóng đinh, Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ, Còn cha còn mẹ thì thơm, Con kiến mà leo cành đa, Cái bống là cái bống bang, Đố ai ngồi võng không đưa,…

Phần kết

Ru con ngủ đã đi theo nhiều thế hệ con người Việt Nam. Những giai điệu xinh đẹp, nhẹ nhàng và chan chứa tình yêu thương ấy. Chính là kho tàng vô giá để mẹ nâng đỡ tâm hồn trẻ. Mẹ hãy chọn một bài hát ru mà mình yêu thích. Học thuộc lòng và hát cho bé nghe khi bé khóc nhè hay không chịu ngủ. Rồi Mẹ sẽ thất điều kỳ diệu xảy ra.

Không ít các bậc phụ huynh phân vân có nên tổ chức tiệc sinh nhật 1 tuổi cho bé không? Nhưng có thể nói tiệc thôi nôi đã trở thành một trong những bữa tiệc truyền thống của người Việt Nam. Vì vậy, Góc Của Mẹ xin chia sẻ cho gia đinh 7 mẹo sau để giúp chuẩn bị một buổi sinh nhật thật ý nghĩa. 

1. Xác định chi phí cho bữa tiệc

ĐIều quan trọng đầu tiên để tổ chức một bữa tiệc chính là xác định nguồn ngân sách. Bữa tiệc có quy mô lớn nhỏ, khách mời đông hay ít, món ăn thế nào, thiệp mời ra sao đều phải dựa vào kinh phí của chủ tiệc. Do đó, khi ba mẹ đã quyết định sẽ tổ chức tiệc sinh nhật 1 tuổi cho bé thì hãy xác định chi phí dành cho bữa tiệc là bao nhiêu. Sau đó, lên kế hoạch chi tiết cho bữa tiệc vừa vặn với số tiền nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý nghĩa.

ĐIều quan trọng đầu tiên để tổ chức một bữa tiệc chính là xác định nguồn ngân sách
ĐIều quan trọng đầu tiên để tổ chức một bữa tiệc chính là xác định nguồn ngân sách

2. Chọn không gian tổ chức

Tiêu chí tiếp theo cho một bữa tiệc là chọn được địa điểm tổ chức. Tùy vào sở thích và nguồn tài chính mà gia đình có thể chọn làm ở nhà hoặc nhà hàng. Xác định không gian tổ chức bữa tiệc rất quan trọng gia đình nên xem xét các tiêu chí sau:

  • Sự thuận tiện: Địa điểm phải dễ dàng di chuyển cho tất cả khách mời.
  • Sự thoải mái: Không gian bữa tiệc cần sự rộng rãi nhưng vẫn ấm cúng. Vì đây là tiệc sinh nhật 1 tuổi của bé nên khách mời chủ yếu là người thân trong gia đình. Do đó, một địa điểm thoải mái với không khí thân mật sẽ tạo được nhiều kỷ niệm hơn.
  • Tính cách của bé: Vì bé là nhân vật chính của buổi tiệc, nên cảm nhận của bé rất quan trọng. Nếu bé nhà bạn là người rụt rè không thích đám đông thì nhà sẽ là địa điểm phù hợp. Nếu bé hoạt bát, thích náo nhiệt thì bạn có thể tổ chức bên ngoài. 
Tiêu chí tiếp theo cho một bữa tiệc là chọn được địa điểm tổ chức
Tiêu chí tiếp theo cho một bữa tiệc là chọn được địa điểm tổ chức

3. Cách bày trí bữa tiệc

Để một bữa tiệc trở nên ấn tượng và ý nghĩa thì việc trang trí cho không gian bữa tiệc cần được quan tâm. Việc trang trí và chọn chủ đề cần làm nổi bật được nhân vật chính trong tiệc sinh nhật 1 tuổi của mình. Dựa vào giới tính và tính cách của bé mà ba mẹ có thể lựa chọn được chủ đề cho bữa tiệc. Các phong cách tiệc mà ba mẹ có thể tham khảo như vũ trụ, cổ tích, đại dương… Gia đình có thể cùng nhau trang trí bằng các phụ kiện như ruy bằng, bong bóng, hình ảnh, lọ hoa… Hoặc có thể thuê một dịch vụ trang trí bên ngoài theo ý tưởng mà ba mẹ mong muốn.

Để một bữa tiệc trở nên ấn tượng và ý nghĩa thì việc trang trí cho không gian bữa tiệc cần được quan tâm
Để một bữa tiệc trở nên ấn tượng và ý nghĩa thì việc trang trí cho không gian bữa tiệc cần được quan tâm

4. Xác định số lượng khách mời

Quy mô bữa tiệc lớn nhỏ được xác định dựa trên nguồn kinh phí và số lượng khách tham dự. Khi đã biết được khoản chi phí cho bữa tiệc thì ba mẹ nên xác định danh sách khách mời sao cho hợp lý. Bé khi này còn khá nhỏ, nên khách tham dự chủ yếu là người thân, hàng xóm và bạn bè của ba mẹ. Gia đình cần phải xác định số lượng khách đến tham dự để tránh lãng phí số lượng bàn tiệc.

Ngoài ra, khi có danh sách khách mời, ba mẹ cũng có thể xác định thời gian tổ chức tiệc. Vì thời gian của bữa tiệc phải thuận tiện và phù hợp với lượng khách tham gia. Ví dụ: các ngày cuối tuần hoặc các buổi chiều tối, khi mọi người đều có thời gian để thoải mái tham gia. 

Quy mô bữa tiệc lớn nhỏ được xác định dựa trên nguồn kinh phí và số lượng khách tham dự
Quy mô bữa tiệc lớn nhỏ được xác định dựa trên nguồn kinh phí và số lượng khách tham dự

5. Lên thực đơn cho bữa tiệc

Đây là bữa tiệc sinh nhật 1 tuổi của con nên ba mẹ sẽ rất bận rộn để tiếp khách và giữ bé. Vì vậy, sẽ không có đủ thời gian để chuẩn bị các món ăn cho bàn tiệc. Để thuận tiện cho gia đình ba mẹ nên đặt dịch vụ nấu nướng nếu là bữa tiệc mặn. Đối với bữa tiệc ngọt, ba mẹ có thể chuẩn bị một số bánh trái, nước ngọt và một vài món ăn vật để mọi người cùng quay quần bên nhau. 

Bé còn nhỏ sẽ rất thích những gì màu sắc và có hình dạng đáng yêu. Do đó, ba mẹ nên chọn một chiếc bánh thật đáng yêu với các hình như ô tô, siêu nhân, búp bê… 

Đây là bữa tiệc sinh nhật 1 tuổi của con nên ba mẹ sẽ rất bận rộn để tiếp khách và giữ bé
Đây là bữa tiệc sinh nhật 1 tuổi của con nên ba mẹ sẽ rất bận rộn để tiếp khách và giữ bé

6. Các hoạt động trong bữa tiệc

Tiệc sinh nhật 1 tuổi của bé thì bé cần được vui chơi và cảm thấy hạnh phúc. Trong bữa tiệc không thể chỉ có bàn tiệc cho người lớn, các bé cũng cần có không gian để bé nô đùa. Ba me nên tạo cho các bé các hoạt động giải trí trong bữa tiệc. Một số hoạt động mà gia đình có thể tham khảo như:

  • Tiết mục chú hề, ảo thuật…
  • Nhảy múa tự do.
  • Hát và vỗ tay theo nhạc.
  • Tạo cho các bé một không gian riêng để chơi xếp hình, bong bóng, cầu trượt…
  • Tổ chức các cuộc thi như trang trí bánh, hát, nhảy…
Tiệc sinh nhật 1 tuổi của bé thì bé cần được vui chơi và cảm thấy hạnh phúc
Tiệc sinh nhật 1 tuổi của bé thì bé cần được vui chơi và cảm thấy hạnh phúc

7. Một vài lưu ý quan trọng trong bữa tiệc

Ngoài các tiêu chí trên, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để bữa tiệc diễn ra suôn sẻ nhất:

  • Chuẩn bị sẵn tã, khăn, quần áo cho bé trong suốt bữa tiệc. 
  • Không gian vui chơi riêng của bé luôn có người giám sát.
  • Đảm bảo hông có bất cứ vật nhọn hay góc cạnh nguy hiểm nào.
  • Quan sát các bé khi ăn.
  • Cất giữ cẩn thận các món quà thôi nôi của bé.
Một vài lưu ý quan trọng trong bữa tiệc
Một vài lưu ý quan trọng trong bữa tiệc

Tiệc sinh nhật 1 tuổi là một bữa tiệc truyền thống của người Việt. Đây là ngày đánh dấu cột mốc quan trọng của bé. Dù quy mô nhỏ hay lớn ba mẹ cũng nên tổ chức cho bé một buổi ăn cùng những người thân yêu. Với các TOP 7 mẹo trên, hy vọng đã giúp ích được cho ba mẹ. Chúc gia đinh có bữa tiệc thôi nôi thât ý nghĩa nhé!

Con đến tuổi tập ngồi và mẹ băn khoăn có nên dùng ghế tập ngồi cho bé hay không? Nếu có thì phải chọn ghế tập ngồi như thế nào? Bài viết sau đây sẽ đồng hành cùng mẹ và câu chuyện tập ngồi của bé.

1. Bé tập ngồi khi nào?

Khoảng 4 tháng tuổi, bé bắt đầu cứng cáp hơn. Khi đó bé tập nâng cao đầu và thân so với mặt giường. Đây cũng có thể coi là thời điểm bé tập ngồi. Tuy nhiên hành trình này không hề ngắn, phải đến tầm tháng thứ 7-9 bé mới có thể ngồi thật sự. Việc tập ngồi và tập bò của bé gần như song hành. Khi đó bé tập nâng và giữ đầu rất tốt.

Ở thời điểm tập ngồi, các mẹ rất băn khoăn không biết nên cho bé tập như thế nào? Mẹ có nên dùng ghế tập ngồi hay không? Thực tế, việc tập ngồi của bé là bản năng. Tuy nhiên, nếu có sự hỗ trợ của mẹ cũng như ghế tập ngồi, bé có thể thích thú hơn với việc tập ngồi. Ghế tập ngồi cho bé không phải dụng cụ bắt buộc, nhưng có thể hỗ trợ và tiết kiệm thời gian bồng bế em bé cho mẹ. Việc tập ngồi rất có lợi cho sự phát triển hệ cơ xương khớp của bé.

Mẹ có thể bắt đầu sử dụng ghế tập ngồi cho bé vào khoảng tháng thứ 6. Khi đó bé có thể tự tập ngồi. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý rằng việc tập ngồi của bé không chỉ phụ thuộc vào ghế. Bé không nên lúc nào cũng ngồi trên ghế tập ngồi. Mẹ cân bằng giữa thời gian vui chơi  với con, bé tự tập ngồi trên sàn và bé tự tập ngồi trên ghế.

Bé tập ngồi khi nào?

Tìm hiểu về thời điểm bé biết ngồi tại đây.

2. Ghế tập ngồi cho bé có những loại nào?

2.1. Ghế tập ngồi cho bé bằng nhựa

Đây là loại ghế tập ngồi không thực sự phổ biến để bé tập ngồi. Loại ghế này thường được sử dụng nhiều hơn khi bé đã ngồi tương đối vững. Khi đó mẹ có thể đặt bé ngồi tự ăn, tự chơi hoặc ngồi xem tivi, xem múa hát. Ưu điểm của ghế tập ngồi nhựa là trọng lượng nhẹ, chất liệu chắc chắn. Sau khi bé đã tập ngồi được thì mẹ vẫn có thể sử dụng như một chiếc ghế ăn cho bé. Nhược điểm của ghế nhựa là hơi cứng nhắc so với các loại ghế khác. Loại ghế này có thiết kế rất phong phú, màu sắc phong phú tuy nhiên giá cả thường cao.

Ghế tập ngồi cho bé bằng nhựa

2.1. Ghế tập ngồi cho bé bằng bông

Loại ghế tập ngồi này có lợi thế về màu sắc và chất liệu êm ái. Nhà sản xuất thường tạo hình gần gũi, dễ thương giống hình con vật để bé thấy thích thú hơn. Ghế tập ngồi bằng bông cũng rất êm ái. Vào mùa đông, ghế bằng bông cũng làm cho bé cảm thấy ấm áp và dễ chịu hơn khi được ngồi trong ghế. Vì vậy nhược điểm của loại ghế này cũng là vào mùa hè dễ làm cho bé bị nóng, vã mồ hôi. Giặt ghế bằng bông cũng hơi bất tiện và khó khăn cho mẹ một chút. Mẹ nhớ đóng bỉm cho bé khi ngồi ghế và thường chỉ nên dùng vào mùa mát tránh làm bé bị ra mồ hôi dễ ốm.

Ghế tập ngồi cho bé bằng bông

2.3. Ghế tập ngồi cho bé loại bơm hơi

Ghế tập ngồi loại bơm hơi có ưu điểm cả về màu sắc, chất liệu và diện tích sử dụng. Do ghế có thể bơm hơi nên khi rút hơi mẹ có thể cất gọn để tiết kiệm diện tích. Ghế bơm hơi cũng có nhiều màu sắc, tạo hình bắt mắt thu hút em bé. Do được bơm đầy hơi nên ghế cũng tương đối mềm mại và êm ái. Loại ghế này giá cả cũng khá phải chăng. Một nhược điểm nho nhỏ của loại ghế này là chất liệu nhựa ít nhiều sẽ gây bí khi bé ngồi lâu.

Ghế tập ngồi cho bé loại bơm hơi

3. Một số tiêu chí nào lựa chọn ghế tập ngồi cho bé

3.1. Bé tập ngồi vào mùa nào?

Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên nếu chọn ghế tập ngồi theo mùa. Là do thời gian tập ngồi của bé thường chỉ trong vòng 4-5 tháng và bé không chỉ tập ngồi bằng ghế mà còn tự tập ngồi và tập ngồi dưới sự trợ giúp của ba mẹ. Nếu bé bắt đầu tập ngồi vào mùa đông – xuân thì rất có thể mẹ nên chọn ghế bông. Mùa lạnh khi được ngồi trong ghế bông bé sẽ thích thú hơn là phải ngồi trên sàn hay ngồi ghế nhựa. Hoặc nếu mẹ chọn ghế nhựa hay ghế bơm hơi, hãy mặc ấm vừa phải cho bé. Luôn chú ý để bé tự tập ngồi trên ghế ở nơi kín gió, ấm áp. Còn nếu bé bắt đầu tập ngồi vào cuối xuân đầu hè thì mẹ nên ưu tiên ghế nhựa và ghế bơm hơi hơn.

3.2. Chi phí của các loại ghế tập ngồi

Bé luôn phát triển rất nhanh, rất có thể ghế tập ngồi sẽ phải thanh lý hoặc bỏ đi sau khi bé ngồi được. Vì vậy mẹ nên cân nhắc cả chi phí của nó. Ghế tập ngồi bơm hơi loại tốt hoặc ghế tập ngồi bằng nhựa thường khá đắt đỏ, có thể lên tới gần 1 triệu đồng. Đầu tư cho con luôn là đầu tư xứng đáng, nhưng nếu điều kiện chưa cho phép bố mẹ nên tham khảo nhiều loại, nhiều hãng để chọn cho con. Bé cũng không nhất thiết luôn phải ngồi trên ghế tập ngồi. Bé còn tập ngồi cùng mẹ và còn tự ngồi tự chơi trên giường, trên sàn.

Chi phí của các loại ghế tập ngồi

Như vậy Góc của mẹ đã trình bày góc nhìn tương đối tổng quát về các loại ghế tập ngồi. Tùy theo điều kiện, sở thích của mẹ và bé, Góc của mẹ hi vọng mẹ sẽ chọn được loại ghế tập ngồi cho bé phù hợp. Chúc bé sớm ngồi vững và luôn khỏe mạnh, vui vẻ!

Nguồn tham khảo: https://www.whattoexpect.com/first-year/sit-up/

Giỏ hàng 0