Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng ọc sữa, nôn trớ sau khi bú. Đồng thời, mẹ cũng đỡ mỏi mệt hơn khi ôm trẻ trong khoảng thời gian dài. Nhưng liệu các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng tư thế chưa? 

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú chuẩn nhất mẹ nên áp dụng 

Theo các bác sĩ, có rất nhiều cách bế trẻ sơ sinh cho bú nhưng phổ biến nhất vẫn là tư thế bế trẻ ru thuận tay, ngược tay, tư thế ôm trái bóng và tư thế nằm nghiêng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho trẻ một tư thế phù hợp nhất. 

1.1. Tư thế bế ru thuận tay 

Ở tư thế này, mẹ hãy để trẻ nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru trẻ ngủ. Để cho trẻ bú thuận tiện nhất, hãy để mặt trẻ đối diện với núm vú, bụng áp vào bụng mẹ. Phần tay mẹ bế đảm bảo toàn bộ thân và đầu của trẻ đều nằm trên đường thẳng. 

Ở tư thế này, mẹ hãy để trẻ nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru trẻ ngủ
Ở tư thế này, mẹ hãy để trẻ nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru trẻ ngủ

1.2. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú – Tư thế bế ngược tay 

Đây là tư thế rất thích hợp với những trẻ sinh non, sức đề kháng yếu. Ở tư thế bế ngược tay này, trẻ sẽ dễ dàng bú mẹ, ngậm bắt núm vú được lâu hơn. 

Nếu mẹ cho trẻ bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế trẻ và ngược lại, tay giữ đầu và toàn thân trẻ. Để mặt bé đối diện với núm vú, bụng áp vào bụng mẹ. 

Nếu mẹ cho trẻ bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế trẻ và ngược lại, tay giữ đầu và toàn thân trẻ
Nếu mẹ cho trẻ bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế trẻ và ngược lại, tay giữ đầu và toàn thân trẻ

Xem thêm: 

Chữa rôm sảy cho bé tận gốc để con không khó chịu

Cách chọn gối ôm cho trẻ sơ sinh tốt nhất cho giấc ngủ của bé 

1.3. Tư thế cho trẻ bú ôm trái bóng

Tư thế ôm trái bóng rất thích hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt đầu vú. Hoặc bầu vú lớn, chảy xệ hoặc phản xạ xuống sữa quá mạnh. Ngoài ra, đây là tư thế cho trẻ bú tốt dành cho những mẹ sinh mổ. 

Đặt trẻ nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải, đầu trẻ ngang tầm với núm vú. Nếu trẻ bú bên trái thì mẹ dùng tay phải đỡ đầu, gáy của trẻ. Và ngược lại nếu mẹ cho bé bú tay kia. 

Tư thế ôm trái bóng rất thích hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt đầu vú
Tư thế ôm trái bóng rất thích hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt đầu vú

1.4. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú – Tư thế nằm nghiêng 

Nếu không đủ sức khỏe để ngồi hoặc mẹ cảm thấy mệt mỏi cho bé bú vào buổi đêm thì hãy chọn cách bú nằm nghiêng. 

Hãy đặt trẻ nằm nghiêng, quay mặt vào bầu vú mẹ. Sau đó, kéo trẻ lại gần để trẻ dễ dàng ngậm núm vú hơn, lấy tay đỡ đầu và phần hông của trẻ. 

Nếu không đủ sức khỏe để ngồi hoặc mẹ cảm thấy mệt mỏi cho bé bú vào buổi đêm thì hãy chọn cách bú nằm nghiêng
Nếu không đủ sức khỏe để ngồi hoặc mẹ cảm thấy mệt mỏi cho bé bú vào buổi đêm thì hãy chọn cách bú nằm nghiêng

1.5. Tư thế bú cho trẻ song sinh 

Ngoài các cách bế trẻ cho bú ở trên, Mamamy sẽ chia sẻ thêm tư thế bú cho các mẹ có cặp song sinh. 

Đặt 2 đứa trẻ song song bên hông của mẹ, hai chân để sau lưng mẹ. Đầu trẻ hướng về trước và mặt áp vào đầu vú. Để tránh mỏi người trong quá trình bú, mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U lót ở dưới. Lưu ý không đặt trẻ tựa hoàn toàn xuống vì trẻ sẽ khó khăn trong việc ngậm núm vú. Mẹ có thể thay đổi vị trí để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch. 

2. Làm sao để biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đã đúng tư thế? 

  • Cả mẹ và trẻ đều thoải mái, thư giãn trong quá trình bú. 
  • Trẻ bú ngoan, không cựa quậy. Mẹ có thể cảm nhận được tiếng nuốt sữa của trẻ. 
  • Hai má của trẻ phồng, trẻ ngậm núm vú chắc chắn. 
  • Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài, cằm chạm vào ngực mẹ.
Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài, cằm chạm vào ngực mẹ
Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài, cằm chạm vào ngực mẹ

3. Mách mẹ một số mẹo khi cho con bú đạt hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh việc tìm hiểu cách bế trẻ sơ sinh cho bú, mẹ cần biết một số mẹo để việc nuôi con bằng sữa mẹ đạt hiệu quả tốt nhất. 

3.1. Nên cho trẻ bú trong bao nhiêu lâu là đủ?

Mẹ nên để trẻ bú hết một bên ngực để đảm bảo rằng trẻ có thể bú được trọn vẹn cả phần sữa béo tiết ra vào lúc cuối. Mỗi bên mẹ cho trẻ bú trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút. Mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của trẻ khi đói sữa như quấy khóc, trẻ mút tay, cựa quậy khó chịu,… 

3.2. Khi nào nên đánh thức cho trẻ bú? 

Thông thường trẻ sơ sinh sẽ tỉnh dậy mỗi khi trẻ cảm thấy đói hoặc tã bị ẩm ướt làm trẻ khó chịu. Nếu mẹ thấy trẻ đã ngủ hơn 4 tiếng từ cữ bú trước, mẹ nên đánh thức trẻ bằng cách thay tã, massage nhẹ nhàng. Sau đó, mẹ ôm trẻ và đưa lại gần vú, cho trẻ bú để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ lượng sữa và không bị lỡ cữ. 

3.3. Một số lưu ý khi bế trẻ sơ sinh cho bú 

  • Trước khi bế trẻ, mẹ nên rửa tay sạch sẽ để hạn chế các vi khuẩn, virus lây nhiễm. Sau đó, mẹ lau khô tay và xoa hai tay với nhau để tạo nhiệt độ ấm rồi mới ôm trẻ. 
  • Khi bế trẻ, động tác của mẹ nên nhẹ nhàng, dịu dàng. Nên nhìn vào mắt trẻ và mỉm cười. Ngay cả khi trẻ khóc, mẹ đừng mất bình tĩnh mà làm động tác trở nên gấp gáp, quá mạnh. 
  • Trẻ sơ sinh còn rất non nớt, phần cổ yếu, không có sức nâng đầu. Vì vậy, mẹ cần chú ý hỗ trợ phần đầu của trẻ khi bế trẻ hoặc đặt xuống. 
  • Sau khi cho trẻ ăn no, mẹ hạn chế rung lắc mạnh hay cười đùa. Vì trẻ có thể bị ọc sữa, ợ hơi, nôn trớ sau khi ăn. 

4. Lời kết 

Chắc hẳn sau khi đọc bài viết này, các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng cách rồi phải không nào. Chúc mẹ sẽ tìm được tư thế phù hợp để cả mẹ và con đều cảm thấy thoải mái, thư giãn trong quá trình bú! 

NGUỒN THAM KHẢO: 

https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/cach-cho-con-bu-chuan-khong-can-chinh

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-tu-cho-con-bu-phu-hop/

Nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi sẽ khác nhau. Chính vì vậy, mẹ cần nắm rõ thông tin để đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tốt, để bé phát triển toàn diện nhất. 

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh thế nào là chuẩn? 

Mặc dù nhu cầu sữa của mỗi trẻ sơ sinh sẽ khác nhau nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, mổi trẻ cần bú khoảng 8 – 12 lần/ ngày. 

Một số mẹ thường hay lo sợ bé sẽ không bú đủ và cứ cách 1 tiếng lại cho bé bú 1 lần. Nhưng điều này thực sự không cần thiết, chưa kể có thể gây ra tình trạng ợ hơi, ọc sữa ở trẻ. 

1.1. Trẻ sơ sinh bú trong bao lâu là no?

Trung bình mỗi cữ bú của trẻ sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 15 phút cho mỗi bên ngực mẹ. Như vậy, đối với một cữ bú tiêu chuẩn thì trẻ bú khoảng 20 – 30 phút/ lần. Khi trẻ lớn dần lên thì thời gian bú của trẻ sẽ rút ngắn lại xuống khoảng 5 – 10 phút cho mỗi bú cữ. 

Trung bình mỗi cữ bú của trẻ sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 15 phút cho mỗi bên ngực mẹ
Trung bình mỗi cữ bú của trẻ sẽ kéo dài trong khoảng 10 – 15 phút cho mỗi bên ngực mẹ

1.2. Nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh, mỗi cữ uống bao nhiêu ml sữa?

Vì dạ dày của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, do vậy mỗi lần bú nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh chỉ cần khoảng 10ml là có thể lấp đầy dạ dày. Kích thước dạ dày của trẻ sẽ tăng cùng theo với chiều cao, cân nặng. 

Sau sinh được 3 – 5 ngày, dạ dày của trẻ đã có thể được khoảng 25 – 27ml/ lần. Khoảng 1 tuần sau dạ dày của trẻ đã có thể chứa được khoảng 60ml sữa. Từ 1 – 6 tháng tuổi, dạ dày của trẻ dần hoàn thiện. Mỗi cữ bú trẻ có thể uống từ 90 – 150ml, tương đương 600 – 900ml/ ngày. 

2. Bảng tính ml sữa chuẩn cho trẻ sơ sinh theo từng tháng 

Nếu mẹ còn thắc mắc chưa biết nhu cầu sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn theo tháng tuổi là bao nhiều thì có thể tham khảo bảng dưới đây, để ước lượng sữa cho trẻ. 

3. Trẻ sơ sinh bú ít có vấn đề gì không? 

Như đã nói ở trên, mẹ có thể dựa vào bảng lượng sữa chuẩn để chuẩn bị đủ lượng sữa cho trẻ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là số liệu mang tính tham khảo. Bởi thực tế nhu cầu sữa của mỗi trẻ sẽ là khác nhau. 

Nếu trẻ bú ít hơn tiêu chuẩn nhưng vẫn lên cân đều, phát triển bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng. Ngược lại, trẻ bú ít hoặc chậm tăng cân, có dấu hiệu suy dinh dưỡng,… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nếu trẻ bú ít hơn tiêu chuẩn nhưng vẫn lên cân đều, phát triển bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng
Nếu trẻ bú ít hơn tiêu chuẩn nhưng vẫn lên cân đều, phát triển bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng

3.1. Dựa vào nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh để xác định thời gian cho trẻ bú

Việc xác định thời gian cho trẻ bú đúng cữ vẫn là vấn đề được nhiều mẹ thảo luận, đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có quy định cụ thể về thời gian cho trẻ bú. Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu là đủ, có nghĩa là khi nào trẻ đói, có nhu cầu thì cho trẻ ăn. Không nhất thiết phải cứ đến giờ là phải ép trẻ ăn. Tránh trường hợp trẻ đang no cũng cho trẻ bú hoặc đang ngủ cũng gọi dậy. 

Việc cho trẻ bú theo nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh không những giúp trẻ thoải mái, dễ chịu mà còn giúp me tránh được các căn bệnh như viêm tắc sữa. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có quy định cụ thể về thời gian cho trẻ bú
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có quy định cụ thể về thời gian cho trẻ bú

3.2. Các dấu hiệu nhận biết khi nào thì nên cho trẻ bú

Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của trẻ mà có thể đoán được trẻ đang đói. Từ đó, cho trẻ bú giúp đáp ứng nhu cầu kịp thời của trẻ. 

  • Dấu hiệu trẻ đói sớm: Trẻ liếm môi, mút ngón tay hoặc bất cứ thứ gì cầm được, há miệng, thè lưỡi. Trẻ quay đầu từ bên này sang bên khác hoặc úp mặt vào ngực mẹ. 
  • Trẻ quấy khóc, nằm lăn lộn cưa quậy, khó chịu. Trẻ cử động tay chân nhiều. 
  • Dấu hiệu cảnh báo trẻ rất đói: Trẻ lăn lội từ bên này sang bên kia. Trẻ khóc, tiếng khóc ngắn và hay ré lên. 
Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của trẻ mà có thể đoán được trẻ đang đói
Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của trẻ mà có thể đoán được trẻ đang đói

Xem thêm: 

Trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh với 8 cách thời “ông bà anh”

Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

4. Mẹ nên lưu ý một vài điều khi cho trẻ bú 

  • Vài giờ đầu sau sinh, lượng sữa non của mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất quý và các kháng thể tốt cho bé. Vì vậy, mẹ nên tận dụng nguồn sữa này cho trẻ bú. 
  • Không nên ép trẻ bú một cách cứng nhắc. Nên dựa vào nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh để tránh trường hợp bé sợ hãi dẫn đến bỏ bú. 
  • Sau sinh khoảng 1 tuần, trẻ sẽ có hiện tượng sụt cân sinh lý. Tuy nhiên, khoảng thời gian sau bé sẽ tăng cân trở lại nên mẹ không cần quá lo lắng. 
  • Một cữ bú của trẻ sẽ kéo dài khoảng 20 – 30 phút. Nếu trẻ đã bú quá thời gian đó mà vẫn ngậm ti mẹ đến đau và đỏ lên thì có thể lượng sữa của mẹ cung cấp chưa đủ. Mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn thực phẩm kích sữa để đáp ứng đủ sưa cho trẻ.
  • Mẹ có thể đánh giá việc trẻ bú đủ hay chưa bằng việc trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon, thoải mái hoặc tăng cân đều. 

5. Lời kết 

Bài viết trên đây đã giúp các mẹ có thêm thông tin hữu ích cho chủ đề nhu cầu sữa của trẻ sơ sinh. Từ đó, giúp các chị em biết cách chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, đảm dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. 

NGUỒN THAM KHẢO: Lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Vào tháng tuổi thứ bảy, bé nhà mình đã có thể ăn thêm những thức ăn dạng loãng và những thức ăn dạng đặc. Tuy nhiên, bữa ăn chính của bé vẫn là nguồn sữa. Mẹ có biết bé 7 tháng uống bao nhiêu sữa là đủ không? Nguồn sữa cần cung cấp cho bé có thể đến từ mẹ hoặc sữa công thức. Cùng tìm hiểu về bữa ăn của bé trong trong tháng thứ 7 để có thể chăm sóc bé nhà mình tốt nhất nhé!

Mẹ nên xem kĩ hơn tại: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng

1. Cơ thể bé chuẩn bị như thế nào cho việc ăn uống trong tháng thứ 7?

Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các thức ăn xay nhuyễn mềm dạng loãng hay đặc
Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các thức ăn xay nhuyễn mềm dạng loãng hay đặc

1.1. Hệ tiêu hóa của bé

Mẹ có thể sẽ muốn thử cho bé ăn thức ăn dạng đặc. Và đó là quyết định đúng đắn trong tháng 7 này. Bên cạnh sữa là nguồn thức ăn chính. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn các thức ăn xay nhuyễn mềm dạng loãng hay đặc. Và chắc chắn, bé sẽ thích thú trong việc khám phá những mùi vị mới đấy. 

Trong giai đoạn 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã có thể sản xuất ra lượng enzyme thích hợp để tiêu hóa các thức ăn tinh bột. NGoài ra, muối mật và lipase đã đạt đến giai đoạn trưởng thành để có thể giúp bé tiêu hóa chất béo. Ruột non cũng phát triển hơn, khiến việc hấp thụ các phân tử thức ăn dạng lớn an toàn và dễ dàng hơn trước đó.

1.2. Khả năng cầm nắm

Ở 7 tháng tuổi, bé nhà mình đã có thể tự cầm bình sữa bằng cả hai bàn tay và một bàn tay để tu ti. Mẹ nên khuyến khích tính tự lập của bé bằng cách đưa bình cho bé tự cầm và bú. Nên bắt đầu với lượng sữa vừa phải để bình sữa không quá nặng đối với bé. Chất liệu bình sữa cũng là vấn đề mẹ nên quan tâm, tránh làm trẻ bị thương khi hoạt động. Nếu mẹ sử dụng bình sữa thủy tinh cho bé, hãy đảm bảo bình được trang bị vỏ bao để tránh rơi vỡ.

Bé cũng đang bắt đầu tinh chỉnh để phát triển khả năng nắm bắt của mình. Lúc này, bé đã có thể nhặt mọi thứ bằng cả bàn tay. Nhưng bé sẽ sớm học được cách nhặt mọi thứ bằng ngón trỏ và ngón cái.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10.000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Mẹ có biết bé 7 tháng uống bao nhiêu sữa là đủ?

7 tháng tuổi, bé đã có hệ tiêu hóa phát triển hơn để có thể hấp thụ những thức ăn dạng đặc nhuyễn
7 tháng tuổi, bé đã có hệ tiêu hóa phát triển hơn để có thể hấp thụ những thức ăn dạng đặc nhuyễn

7 tháng tuổi, bé đã có hệ tiêu hóa phát triển hơn để có thể hấp thụ những thức ăn dạng đặc nhuyễn. Những thức ăn mới mẻ với nhiều hương vị lạ sẽ làm trẻ hứng thú tìm hiểu. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ rằng nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Trẻ 7 tháng bú bao nhiêu là đủ? Trẻ vào tháng thứ 7 nên ăn dặm như thế nào?

2.1. Bú mẹ – bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Trung bình, bé ở 7 tháng tuổi cứ sau 3 đến 4 giờ sẽ bú một lần. Như thế, một ngày bé có thể bú từ 6 đến 8 lần. Ở mỗi lần, mẹ hãy để trẻ bú theo nhu cầu của mình. Không nên ép trẻ bú khi bé có những dấu hiệu no bụng. Ngược lại mẹ cũng đừng để trẻ bị đói.

2.2. Bú bình – Bé 7 tháng uống bao nhiêu sữa bao nhiêu là đủ?

Bé 7 tháng bú bao nhiêu sữa công thức? Với sữa công thức, mẹ có thể cho bé 7 tháng tuổi bú khoảng 180ml đến 240ml sữa cho mỗi lần bú. Số lần bú phù hợp cho trẻ là từ 4 đến 6 lần mỗi ngày. 

Ưu đãi trong tháng:

2.3. Hút sữa – Trẻ 7 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Nếu hút sữa mẹ ra ngoài và cho bé bú bằng bình thay vì cho bú trực tiếp, thì bé sẽ cần khoảng 750ml sữa mỗi ngày
Nếu hút sữa mẹ ra ngoài và cho bé bú bằng bình thì bé sẽ cần khoảng 750ml sữa mỗi ngày

Nếu hút sữa mẹ ra ngoài và cho bé bú bằng bình thay vì cho bú trực tiếp, thì bé sẽ cần khoảng 750ml sữa mỗi ngày. Vì thế, mẹ phải chia đều lượng sữa đó cho số lần trẻ ăn. Ví dụ, mẹ cho bé bú 6 lần mỗi này, thì trẻ sẽ nhận được khoảng 125ml sữa mẹ trong mỗi lần bú.

2.4. Ăn dặm – Bé ăn bao nhiêu là đủ?

Mẹ nên cho bé 7 tháng nhà mình ăn dặm bao nhiêu cho một ngày? Bé nên bắt đầu từ 2 đến 3 bữa thức ăn đặc mỗi ngày. Mỗi trẻ sẽ ăn với lượng khác nhau. Mỗi bữa có thể ăn ít nhất một đến hai muỗng canh hoặc nhiều hơn. Nhưng nhiều nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn 120ml đến 180ml ( tương đương với 8 đến 12 muỗng canh) thức ăn thôi nhé!

Xem thêm:

Bé 7 tháng bú ít phải làm sao để mẹ hết lo lắng?

Liệu mẹ đã biết chính xác lượng sữa cho bé 8 tháng?

3. Bé có thể ăn bằng tay ở tháng thứ 7?

Tuy nhiên, vào tuần thứ 3 trong tháng thứ 7, trẻ có thể đã sẵn sàng cho việc ấy
Tuy nhiên, vào tuần thứ 3 trong tháng thứ 7, trẻ có thể đã sẵn sàng cho việc ấy

Câu trả lời có lẽ là không. Bởi trẻ chưa phát triển khả năng cầm nắm cần thiết bằng ngón tay. Tuy nhiên, vào tuần thứ 3 trong tháng thứ 7, trẻ có thể đã sẵn sàng cho việc ấy. Mẹ hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây để cho trẻ an toàn và lành mạnh:

  • Bắt đầu bằng những thức ăn mềm và thái nhỏ như chuối, bơ, đu đủ chín, hồng xiêm chín, sợi mì cắt nhỏ, rau mềm. Những thực phẩm này trẻ có thể dễ dàng gặm bằng nướu. Không cho trẻ ăn xúc xích, rau sống, các loại hạt, thịt, kẹo cứng. Thức ăn có kết cấu dính như phomai cũng có thể tăng nguy cơ gây nghẹt thở cho trẻ trong giai đoạn này.
  • Chú ý các vấn đề về dị ứng thức ăn trong khi giới thiệu các thực phẩm mới cho trẻ.
  • Cắt tất cả thức ăn thành các miếng nhỏ, mềm vừa ăn. Không cho trẻ ăn các thực phẩm cứng và có dạng tròn như: cà rốt, nho, đậu  phộng,.. để tránh nguy cơ trẻ bị nghẹt thở.
  • Mẹ tiếp tục duy trì lịch bú sữa mẹ hay sữa công thức như nguồn dinh dưỡng chính. Nhưng khi ăn được nhiều hơn, bé sẽ bú ít đi một cách tự nhiên. 

Phần kết

Tuy bé 7 tháng tuổi đã có thể ăn thức ăn đặc. Nhưng sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là bữa ăn chính của bé trong giai đoạn này. Vì thế , mẹ nên nắm rõ bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ để có thể xây dựng lịch bú hợp lý cho trẻ. Dinh dưỡng hợp lý qua từng giai đoạn phát triển chính là chìa khóa để bé yêu nhà mình phát triển và khỏe mạnh đấy!

NGUỒN THAM KHẢO: Lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ? Các mẹ nên biết rằng nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ sẽ có sự khác biệt theo từng tháng tuổi. Chính vì thế mẹ cần dựa vào tháng tuổi của bé để có cữ bú phù hợp để bé phát triển toàn diện. Tránh trường hợp bé bú quá nhiều hoặc quá ít, thậm chí còn dễ gây nôn trớ, khiến bé quấy khóc, khó chịu.

Mẹ nên xem kĩ hơn tại: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng

Bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ?
Bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ?

1. Bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ, mẹ đã biết chưa? 

Để giải đáp câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi ăn bao nhiêu ml sữa mẹ cần theo dõi lượng sữa theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế dưới đây. Tuy nhiên, còn tùy vào thể trạng của bé mà mẹ có những thay đổi cữ bú phù hợp hơn. Theo nghiên cứu của WHO, để xác định lượng sữa cần cho bé 3 tháng tuổi, các chuyên gia dinh dưỡng đã phân loại như sau: 

1.1. Bé 3 tháng bú sữa mẹ từ 60 – 120ml là đủ

Dựa theo nghiên cứu và các khảo sát ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia dinh dưỡng đã kết luận rằng: Bé 3 tháng đầu tăng trưởng nhanh về cả cân nặng và chiều cao, bé cần nhiều năng lượng để phát triển. 

Mỗi ngày mẹ nên cho bé bú ít nhất 5 – 6 cữ, mỗi cữ lượng sữa khoảng 60 – 120ml. Bởi bé bú sữa mẹ nên mẹ hãy chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, đảm bảo lượng sữa cho bé phát triển toàn diện.  

Đến đây có lẽ nhiều mẹ sẽ thắc mắc vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần mà không phải nhỏ hơn. Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, kích thước dạ dày của bé khoảng bằng quả trứng gà chứa được 60 – 120ml mỗi lần bú. Theo các chuyên gia, khi mẹ cho bé bú đủ theo lượng sữa này sẽ đảm bảo bé đủ no, không gây tức bụng khi ăn quá nhiều sữa một lúc, bé dễ chịu hơn. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn dặm
Bên cạnh tìm hiểu trẻ 3 tháng uống bao nhiêu nhiêu ml sữa, mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn dặm

1.2. Trẻ 3 tháng uống sữa công thức khoảng 150ml là đủ

So với nguồn sữa mẹ thì nguồn sữa ngoài không bằng về chất lượng và dinh dưỡng. Tuy nhiên, với các trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc không có sữa thì sữa công thức là giải pháp tốt nhất cho bé. Khi sử dụng sữa ngoài, mẹ nên cho bé uống đủ liều lượng theo gợi ý của hãng sữa ghi trên vỏ hộp. Lưu ý là trẻ 3 tháng uống sữa công thức không quá 150ml sữa/lần. 

Theo chuyên gia, lượng sữa bé sơ sinh bú sẽ thay đổi theo từng độ tuổi từng giai đoạn khác nhau, mẹ có thể tham khảo thêm dưới đây.

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180ml. Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn 4 – 5 cữ/ngày, mỗi lần cách nhau 3 – 4 tiếng.
  • Đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Ngoài việc cho bé bú sữa mẹ, mẹ có thể cho bé uống sữa công thức với lượng sữa nhỏ hơn 240ml, tùy theo mức độ của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua các bữa ăn dặm. 

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

Xem thêm:

2. Trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ theo cân nặng

Trẻ 3 tháng uống bao nhiêu nhiêu ml sữa là chuẩn nhất luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ lo lắng về vấn đề này thì Mamamy sẽ mách mẹ cách ước lượng sữa đủ cho bé sơ sinh dựa vào cân nặng. 

Mẹ có thể ước tính lượng sữa đủ cho bé dựa vào công thức tính lượng sữa trẻ 3 tháng tuổi uống đủ theo cân nặng dưới đây: 

  • Tổng số ml sữa bé cần bú trong 1 ngày = Cân nặng x 150ml 
  • Thể tích dạ dày của bé = Cân nặng x 30ml 
  • Số ml sữa bé cần bú trong một cữ = Thể tích dạ dày x 2/ 3. 

Ví dụ, để biết bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ nếu bé nặng 6 kg?

  • Tổng lượng sữa bé cần bú trong một ngày là 6 x 150 = 900ml. 
  • Thể tích dạ dày của bé là 6 x 30 = 180ml 
  • Số ml sữa bé cần bú trong một cữ là 180 x ⅔= 120ml

3. Nhu cầu trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào sự phát triển của con

Bước sang tháng thứ 3, bé đã có sự thay đổi nhiều so với thời điểm mới sinh. Không chỉ bụ bẫm hơn, cao hơn, các giác quan của bé cũng nhanh nhạy hơn. Ở tháng này bé có thể quay đầu, lật người và hóng chuyện bằng cách “ê a” hoặc nhoẻn cười khi cha mẹ cười đùa, trò chuyện. Để giúp bé rèn luyện trí nào, mẹ nên chơi cùng bé một số trò chơi giúp phát triển khả năng vận động, trí tuệ và cảm xúc như “ù òa”, đọc truyện hay cùng bé nghe nhạc,… 

Ngoài việc quan tâm lượng sữa bé 3 tháng, cha mẹ cũng cần cho bé ngủ đủ giấc. Thông thường, giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi là khoảng 15 tiếng/ ngày. Trong đó 10 tiếng ban đêm và ban ngày 5 tiếng. Để bé ngủ ngon, nên chú ý giữ phòng ngủ của bé thông thoáng, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn,… 

Ngoài việc quan tâm lượng sữa bé 3 tháng, cha mẹ cũng cần cho bé ngủ đủ giấc
Ngoài việc quan tâm trẻ 3 tháng bú bao nhiêu là đủ, cha mẹ cũng cần cho bé ngủ đủ giấc

4. 7 Dấu hiệu bé 3 tháng tuổi bú vẫn đói, thèm bú thêm

Các chuyên gia y tế khuyên rằng cha mẹ nên để ý đến các dấu hiệu để nhận biết khi nào nên cho bé bú. Nhiều cha mẹ thường hay có thói quen cho bé uống sữa khi bé quấy khóc. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng dấu hiệu quấy khóc cảnh báo cha mẹ đã cho bé ăn bữa muộn. Hoặc đây cũng chỉ là dấu hiệu báo trẻ cần thay tã hoặc quá nóng, lạnh do thời tiết. 

Để nhận biết bé bú đủ hay chưa, mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu dưới đây: 

  • Bé giãy giụa, không chịu nằm yên, miệng há hoặc vùi đầu vào ngực mẹ muốn bé. Đầu liên tục quay trái rồi quay phải. 
  • Bé mút tay hoặc mút bất kỳ vật gì đang cần nắm. 
  • Bé khó chịu quấy khóc, chân tay ngọ nguậy. 
  • Khóc to, cáu giận, cha mẹ dỗ mãi không nín. 

Ngoài ra, khi cho bé bú sữa mà bé vẫn còn đói và có những biểu hiện như liếm mối. Hoặc bé mút chụt chụt, khó chịu khi mẹ rút bình sữa khỏi miệng, mút tay, bé đưa cả bàn tay vào miệng,… Lúc này, mẹ cần cho bé “ti” thêm hoặc pha thêm sữa nhưng không nên pha quá nhiều. Nhờ những dấu hiệu này mẹ sẽ không phải lo lắng hay thắc mắc bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ

Trên đây là các thông tin giải đáp bé 3 tháng bú bao nhiêu là đủ. Hy vọng với những thông tin mà Mamamy.vn cung cấp ở trên, cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong hành trình chăm sóc bé phát triển và khỏe mạnh toàn diện.

Trẻ sơ sinh ngày bú bao nhiêu lần và bú bao nhiêu sữa là điều trăn trở của nhiều mẹ bầu. Việc con bú bao nhiêu các mẹ hoàn toàn có thể tính được dựa trên cân nặng cũng như từng giai đoạn phát triển của con. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có thể cung cấp đầy đủ lượng sữa cần thiết cho con mỗi ngày.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ sẽ khác nhau và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển
Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ sẽ khác nhau và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển

1. Trẻ sơ sinh ngày bú bao nhiêu lần?

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi trẻ sẽ khác nhau và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Việc con ngày bú bao nhiêu lần cũng như vậy mà không giống nhau. Tuy nhiên, trung bình mỗi trẻ sẽ bú từ 8 đến 12 lần/ngày. Trung bình mỗi cữ ăn của con sẽ kéo dài khoảng 20 phút. Khi con lớn hơn thì thời gian bú sẽ ngày càng rút ngắn lại chỉ còn khoảng từ 5 đến 10 phút.

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về việc trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần một ngày và trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa một ngày theo từng giai đoạn khác nhau ngay sau đây.

1.1. Cách tính lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần trong ngày

Chúng ta hoàn toàn có thể tính được lượng sữa mà con cần cho một ngày tràn đầy năng lượng. Công thức này được các bác sĩ của bệnh viện Từ Dũ đưa ra nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Cụ thể:

  • Tổng số ml sữa trẻ cần bú trong 1 ngày = cân nặng x 150ml
  • Thể tích dạ dày của con = cân nặng x 30ml
  • Số ml sữa con cần trong 1 cữ = Thể tích dạ dày x 2/3 (Công thức của Bệnh viện Từ Dũ)

Tuy nhiên, không cần phải tuân thủ quá nghiêm ngặt theo công thức mà mẹ nên cho con bú theo nhu cầu. Và đặc biệt chú ý cho con bú khi đói.

Chúng ta hoàn toàn có thể tính được lượng sữa mà con cần cho một ngày tràn đầy năng lượng
Chúng ta hoàn toàn có thể tính được lượng sữa mà con cần cho một ngày tràn đầy năng lượng

1.2. Trẻ sơ sinh ngày bú bao nhiêu lần trong từng giai đoạn?

Cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần trong ngày là hợp lý? Mẹ có thể tham khảo những thông tin sau đây:

Trẻ từ 0 đến 3 tuần tuổi:

  • Mỗi cữ cần khoảng từ 30 – 90ml/lần
  • Mỗi ngày từ 8 đến 9 lần bú
  • Tổng là 240 – 700ml/ngày

Trẻ từ 3 tuần tuổi đến 3 tháng tuổi

  • Mỗi cữ cần khoảng từ 90 – 120ml/lần
  • Mỗi ngày từ 6 đến 8 lần bú
  • Tổng là 700 – 950ml/ngày

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

  • Mỗi cữ cần khoảng từ 120 – 230ml/lần
  • Mỗi ngày từ 4 đến 4 lần bú
  • Tổng là 700 – 950ml/ngày
  • Lưu ý là tăng lượng sữa cữ tối để con ngủ ngon hơn và không bị tỉnh giấc.
Cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần trong ngày là hợp lý?
Cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần trong ngày là hợp lý?

Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi

  • Mỗi cữ cần khoảng từ 170 – 240ml/lần
  • Mỗi ngày 6 lần bú
  • Tổng là 950ml/ngày
  • Ăn dặm chỉ là việc cho trẻ làm quen mà thôi

Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

  • Mỗi cữ cần khoảng từ 200 – 250ml/lần
  • Mỗi ngày từ 3 đến 5 lần bú
  • Tổng là 700ml/ngày
  • Con đã có thể ăn và uống nhiều loại thức ăn khác

Trẻ 12 tháng trở lên

  • Mỗi cữ cần khoảng 120ml/lần
  • Mỗi ngày 4 lần bú
  • Tổng là 120ml/ngày bao gồm các loại sữa tươi, thức ăn chế biến từ sữa.

2. Trẻ sơ sinh bú mấy tiếng một lần

Để xác định xem trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần mỗi ngày và cách mấy tiếng 1 lần không phải là đơn giản. Thực tế thì nhu cầu của mỗi bé khác nhau, hoàn toàn không có tiêu chuẩn. Việc cho con bú theo giờ tưởng như là khoa học nhưng thực tế chỉ là máy móc mà thôi.

Đối với những trẻ bình thường, chúng ta có thể áp dụng nhưng nếu trẻ còi cọc, bú ít hay ăn tốt thì lại có những sự điều chỉnh khác nhau. Mẹ chỉ cần nắm được con bú từ 6 đến 11 lần/ngày và mỗi cữ cách nhau khoảng từ 3 đến 4 tiếng là được. Quan trọng nhất là nhận biết khi nào con đói, cần bú để cho con ăn. Tránh tình trạng để con phải chờ đợi khiến con bị đói.

Tránh tình trạng để con phải chờ đợi khiến con bị đói
Tránh tình trạng để con phải chờ đợi khiến con bị đói

3. Trẻ sơ sinh ngày bú bao nhiêu lần? Dấu hiệu nhận biết con cần bú

Để có thể nhận biết việc bé đã đói và cần bú hay chưa, mẹ cần chú ý đến những cử chỉ, hành động của con. Khi trẻ đói sớm, chúng sẽ có các biểu hiện là: Con liếm môi liên tục. Bé bắt đầu mút tay, môi cũng như quần áo và cả đồ chơi. Con há miệng và lè lưỡi đòi ăn. Nằm quay bên nọ bên kia để tìm kiếm điều gì đó.

Hành động thể hiện rằng bé đang đói và muốn ăn ngay gồm: Kéo áo mẹ để tìm ngực. Rúc đầu vào trong ngực mẹ đòi bú. Con quấy khóc và thở nhanh hơn. Con vừa tỉnh giấc ngủ nhưng ngay sau đó lại buồn ngủ. Nằm không yên một chỗ mà khó chịu, rên rỉ. Con nhấn vào ngực hoặc tay mẹ.

Nếu để kéo dài thời gian khiến cho con quá đói chúng sẽ có những dấu hiệu sau đây: Con nằm lăn lộn từ bên này sang bên kia. Tiếng khóc thấp, ngắn và thỉnh thoảng khóc ré lên. Nếu gặp phải tình trạng này mẹ hãy giúp con bình tĩnh lại trước khi ăn bằng cách vuốt ve hoặc cho con ngậm đầu ti. Hạn chế việc để con khóc mới cho bú. Như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của con.

Để có thể nhận biết việc bé đã đói và cần bú hay chưa, mẹ cần chú ý đến những cử chỉ, hành động của con
Để có thể nhận biết việc bé đã đói và cần bú hay chưa, mẹ cần chú ý đến những cử chỉ, hành động của con

Trẻ sơ sinh ngày bú bao nhiêu lần và mỗi lần bao nhiêu phụ thuộc vào từng bạn nhỏ. Mẹ hãy chú ý theo sát con mình để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như năng lượng cho con một cách hợp lý.

Nguồn tham khảo: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu lần 1 ngày?

Với mẹ bỉm lần đầu lên chức thì sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ trong quá trình cho bé ti, mẹ luôn băn khoăn không biết bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ, sợ con đói bụng, phát triển chậm hơn tuổi. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất với trẻ vừa mới sinh. Vì thế, việc đảm bảo có đủ lượng sữa cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến nền tảng phát triển khỏe mạnh sau này của bé cưng. Theo chuyên gia khuyến cáo, bé 2 tháng tuổi ti 90 – 120ml nếu bé ti mẹ và không quá 150ml nếu bé ti bình mẹ nhé. Tại sao lại thế nhỉ, hãy để Góc của mẹ giải đáp thắc mắc qua bài viết này mẹ nhé!

1. Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Để giúp có thể ước tính hay xác định được chính xác lượng sữa cho trẻ sơ sinh, trước tiên, mẹ cần phải biết được kích thước dạ dày của trẻ. Thể tích dạ dày của trẻ sơ sinh được chia thành 4 giai đoạn, thời kỳ như sau:

  • Ngày đầu mới sinh: Dạ dày bé rất nhỏ, có kích thước chỉ gần bằng hạt đậu hoặc viên bi, chỉ chứa được khoảng một muỗng canh sữa (5 – 7ml). Thể tích này cũng tương đương với lượng sữa non quý giá mà mẹ tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên vội vàng cho bé ăn sữa công thức ngay trong giai đoạn này.
  • Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau sinh: Kích thước dạ dày đã to hơn một chút, gần bằng một quả quýt nhỏ, có thể chứa khoảng 15 – 30ml sữa.
  • Ngày thứ 10 sau sinh: Dạ dày của bé có kích thước được bằng một quả chanh to, có thể chứa khoảng 45 – 60ml sữa.
  • Từ 1 tháng tuổi: Dạ dày của bé nở rộng hơn ra, có thể chứa từ 80 – 150ml mỗi lần ăn sữa.
  • Từ 6 tháng đến 1 tuổi: Dạ dày của bé lúc này đang trong quá trình hoàn thiện và kích thước cũng to lên đáng kể nhiều hơn so với trước đây, có thể chứa khoảng 200 – 250ml sữa.
bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ?
Xác định được chính xác lượng sữa cho trẻ sơ sinh

2. Cách xác định trẻ 2 tháng uống bao nhiêu ml sữa theo cách ti

2.1. Đối với bé bú sữa mẹ

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, bé đã có thể nhận biết giọng nói cũng như bắt đầu biết “hóng chuyện”. Bé cũng thường có những hoạt động như cho tay vào miệng, túm nắm đồ vật. Vậy việc ăn uống của bé như thế nào? Bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ? 

Từng trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, cũng như là mức độ “háu ăn”, vì vậy mà hãy chăm sóc thật tốt theo nhu cầu của bé, đừng quá áp đặt cho bé nhà mình mẹ nhé. Các bà mẹ cần phải nhận biết được những dấu hiệu khi các bé đói để cho uống sữa. Những dấu hiệu đó có thể là mút tay, liếm môi, bú miệng hoặc khóc, cáu gắt, đưa miệng, há miệng khi chúng ta đưa tay lên mặt bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với bé 2 tháng tuổi mẹ nên đảm bảo:

  • Số ml mỗi lần ti (cữ): Cho bé bú từ 90 – 120 ml sữa/lần, không cho bé bú quá 150ml sữa/lần
  • Thời gian giữa các cữ ti: Cách nhau khoảng 2 – 3 giờ
  • Số cữ sữa 1 ngày: 4 – 5 cữ/ ngày
  • Thời gian ti mỗi cữ: Không quá 20 – 30 phút.
Các tính lượng sữa chuẩn cho bé
Các tính lượng sữa chuẩn cho bé bú sữa mẹ

2.2. Bé 2 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa một lần? Đối với bé bú sữa công thức

Với trường hợp bé bú sữa công thức thì khả năng hấp thụ và dinh dưỡng chắc chắn không bằng sữa mẹ. Vì vậy, Tổ chức Y tế WHO khuyến cáo mẹ nên cho bé uống theo liều lượng đã được đề ra của từng hãng sữa. Tuy nhiên, dù uống nhiều hay ít, mẹ cũng nên nhớ:

  • Số ml mỗi cữ: Không cho bé uống quá 150ml/ lần. 
  • Thời gian giữa các cữ ti: Cách nhau khoảng 3 – 4 giờ
  • Số cữ sữa 1 ngày: 5 – 7 cữ
  • Thời gian ti mỗi cữ: Không quá 20 – 30 phút
  • Loại sữa: Mẹ nên chọn cho bé 2 tháng tuổi uống các loại sữa công thức có vị nhạt giống sữa mẹ.
Các tính lượng sữa chuẩn cho bé
Các tính lượng sữa chuẩn cho bé bú sữa công thức

Khi bước vào giai đoạn 2 tháng tuổi, bé cưng vẫn còn rất nhỏ, vậy nên việc cho bé uống sữa rất cần được lưu ý thêm về các vấn đề về cách cho bú. Tuyệt đối không để bé bú khi nằm, việc này sẽ khiến bé dễ bị sặc, trào ngược rất nguy hiểm. Cũng như không nên cho bé bú quá no sẽ khiến bé khó chịu, có thể sẽ dễ làm bé mệt mỏi. Ngoài ra thì cách cầm bình bú cũng rất quan trọng, cần nghiêng bình sữa để bé bú sao cho không bị lọt không khí vào, dễ bị đầy bụng khiến bé sẽ quấy khóc.

Xem thêm: 

3. Cách xác định trẻ 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ theo cân nặng

Ngoài việc ước chừng lượng sữa của bé cưng thích hợp theo từng tháng tuổi, có những bé tuy 2 tháng nhưng lớn nhanh hơn các bạn đồng trang lứa, cân nặng và sự phát triển liên tục của bé đòi hỏi mẹ phải biết điều chỉnh lượng sữa để đáp ứng nhu cầu “măm măm” của con. Áp dụng công thức tính lượng sữa theo cân nặng và thể tích dạ dày của bé ngay sau đây mẹ nhé!

Thể tích dạ dày của bé (ml) = cân nặng bé x 30

Lượng sữa mỗi cữ ăn của bé (ml) = Thể tích dạ dày bé (ml) x 2/3

Ví dụ: Nếu bé cưng nặng 6,5 kg, theo công thức trên, mẹ tính được

  • Thể tích dạ dày của bé = 6,5 x 30 = 195ml
  • Lượng sữa mỗi cữ ăn của bé 2 tháng với cân nặng 6,5kg = 195 x ⅔ = 130ml  Bé nặng 4,5kg thì thể tích dạ dày của bé là: 4,5×30=135ml. 

Cực đơn giản và dễ dàng thực hiện đúng không mẹ, hãy tham khảo và áp dụng tính toán xem bé nhà mình ti bao nhiêu ml sữa ngay từ bây giờ thôi nào mẹ ơi! 

Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Bình sữa chống sặc và đầy hơi của Mamamy giúp con ti giỏi, khỏi lo bị sặc sữa

Tóm lại, bé 2 tháng tuổi trung bình thường sẽ ti khoảng 60 – 90ml sữa, chia ra 5 – 6 cữ bú mẹ nhé. Nhưng mỗi trẻ cũng sẽ có những nhu cầu bú khác nhau dù có cùng một độ tuổi, do đó các mẹ không nên quá cứng nhắc trong quá trình cho con bú, nếu nhận thấy bé đã bú đủ nhưng lượng sữa chưa bằng lượng khuyến cáo thì vẫn nên dừng cho con bú để bé không bị nôn trớ, đầy bụng. Ngoài ra, mẹ nên lưu lại thông tin về Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng để sau này dễ dàng tham khảo, theo dõi, đỡ mất công tìm kiếm mẹ nhé.

Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi chuẩn nhất cho bé
Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi chuẩn nhất cho bé

4. 7 dấu hiệu nhận biết bé 2 tháng còn đói hay đã bú no

Công thức hay cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh chỉ mang tính chất tương đối, tham khảo, mỗi bé sẽ có nhu cầu sữa khác nhau. Mẹ nên đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu khi bé đói ăn, hay khi bé bú thiếu, bú thừa sau mỗi cữ để tăng hoặc giảm lượng sữa cho phù hợp với nhu cầu của bé.

4.1. Cách đọc dấu hiệu bé đói để biết bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ

Dưới đây chính là 8 dấu hiệu cơ bản mách cho mẹ biết bé 2 tháng tuổi ti chưa đủ, để mẹ cần bổ sung thêm sữa để con no bụng.

4.1.1. Nhìn biểu hiện miệng của con

Miệng là nơi con tiếp xúc và cảm nhận trực tiếp được dòng sữa ngọt lành. Nếu con ti chưa đủ, cơ thể sẽ tự sản sinh ra những phản xạ như: 

  • Chép miệng
  • Liếm môi
  • Mút lưỡi, mút tay chân
  • Miệng con mở ra và đóng vào liên tục 

Những phản xạ này mô phỏng đúng như các động tác con thực hiện khi ti sữa, từ đó ngầm báo hiệu cho mẹ rằng con vẫn đang thèm ti thêm đó mẹ ơi. Mẹ nhớ để ý tới các phản ứng của bé yêu để đáp ứng nhu cầu của con kịp thời, tránh để con ra tín hiệu liên tục mà mẹ không hay biết.

Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Theo dõi dấu hiệu con đói để cho con ti sữa mẹ nhé

4.1.2. Bé không chịu nằm yên

Khi đã ra dấu hiệu để nhận sự “cầu cứu” mà mẹ không kịp hiểu để đáp lời, cơ thể con sẽ trở nên nhạy cảm hơn, có phần cáu gắt hơn, cụ thể bé sẽ có những hành động phản đối lại việc mẹ ngừng cho con “măm măm” như:

  • Quấy khóc 
  • Xoay vặn người, cựa quậy liên tục
  • Nhìn ngó xung quanh xem mẹ đâu
  • Dụi đầu vào ngực mẹ
Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Bé nằm ngoan khi được bú đủ

Lúc này, mẹ hãy thật bình tĩnh, kiểm tra xem con có bị đầy hơi, chướng bụng không (vỗ nhẹ lên bụng thấy bộp bộp chứng tỏ con đầy bụng), con có đi tè, đi ị ra tã không, con có bị ngứa ngáy ở đâu không. Nếu không, đích thị bé vẫn đang đói đó mẹ, hãy nạp ngay năng lượng cho quả bom nổ chậm này thôi nào mẹ ơi!

4.2. Cách đọc dấu hiệu bé no

Một số mẹ chọn cách hút sữa ra bình để xác định chính xác hơn và cố định lượng sữa bé cần ăn. Nhưng nếu mẹ cho bé bú bằng sữa mẹ hoàn toàn thì làm sao để xác định bé đã bú đủ? Thấu hiểu vấn đề này, mách mẹ một số mẹo để xác định bé đã bú đủ qua những biểu hiện dưới đây.

Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Mẹo để mẹ dễ dàng xác định khi bé đã bú đủ

4.2.1. Tính chất của phân, nước tiểu

Ở trong giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, bé yêu thường sẽ đi ngoài đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày mới đi 1 lần. Nếu mẹ thay bỉm của bé mà thấy phần chất thải của bé có màu vàng nhạt thì đó là chính là dấu hiệu đáng mừng vì bé bú đủ rồi đó mẹ ạ.  Còn đối với nước tiểu thì sẽ có màu vàng nhạt hoặc không có màu. Lưu ý mỗi ngày mẹ sẽ phải thay bỉm cho bé từ 8 – 10 lần/ ngày. 

4.2.2. Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ? Nhận biết qua dấu hiệu bé tăng cân tốt.

Bé tăng cân đều là dấu hiệu bé bú đủ nên mẹ không có gì phải quá lo lắng. Hãy theo dõi cân nặng của bé thường xuyên để kiểm soát lượng sữa đủ cho bé.

Nhận biết qua dấu hiệu bé tăng cân tốt
Nhận biết qua dấu hiệu bé tăng cân tốt cũng là một cách hay

4.2.3. Bàn tay bé thả lỏng thoải mái

Khi bé được ăn no, bàn tay nhỏ xinh của bé sẽ dần dần buông lỏng và xòe cả bàn tay ra. Cơ thể bé sẽ có xu hướng thả lỏng thoải mái hơn và duỗi ra một cách tự nhiên, dễ chịu nhất.

Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Bàn tay bé cưng thả lỏng thoải mái

4.2.4. Bé ăn trong thời gian ngắn

Bé chỉ nên bú sữa trong một khoảng thời gian nhất định, không nên kéo dài, chậm trễ quá lâu. Thông thường bữa ăn của bé không kéo dài quá 20 – 30 phút. Bé bú càng lâu, duy trì trong thời gian dài sẽ dễ trở thành thói quen xấu vì đây rất có thể là dấu hiệu bé ăn vặt, thích ngậm ti hơn là đói.

4.2.5. Bé ngủ ngon giấc

Khi bé ăn no cũng là lúc bé sẽ có một giấc ngủ sâu và ngon. Nếu bé ngủ được giấc trên 45 phút thì đó là dấu hiệu vô cùng đáng mừng vì lượng sữa bé ăn đã đủ.

Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Bé ngủ ngon giấc là mẹo tuyệt vời để mẹ nắm được bé đã bú đủ chưa

5.3 lưu ý mẹ cần nhớ khi cho bé 2 tháng tuổi bú

Ngoài việc tìm hiểu việc bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ thì mẹ cũng nên chú ý đến một số vấn đề cụ thể sau đây:

  • Thời điểm cho bé bú: Mẹ nên cho bé bú ngay khi có dấu hiệu đói, đòi ăn, như vậy bé sẽ không bị đói lâu, phải ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng ợ hơi, ọc sữa. 
  • Tư thế cho bé bú: Khi cho bé bú nên để trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, duy trì tư thế trong khoảng 30 – 45 phút. Việc này sẽ hạn chế tình trạng con sặc sữa, nôn trớ trong quá tình ti. 
  • Sau khi cho bé bú: Mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn, tránh đùa nghịch với bé khi con đang no, rất dễ khiến bé nôn trớ, mất công mẹ cho ăn. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh sạch sẽ tay và miệng cho bé sau khi ăn cũng đặc biệt cần mẹ lưu tâm tới.
Bé 2 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?
Một vài lưu ý cho bé 2 tháng tuổi khi bú

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ và giải đáp thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa là đủ. Đồng thời, cung cấp thêm kiến thức hữu ích cho mẹ chăm bé trong giai đoạn này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, mẹ đừng ngại mà hãy để lại bình luận để Góc của mẹ cùng đồng hành và giải đáp ngay các vướng mắc trong hành trình nuôi con của mẹ nhé!

Những năm gần đây, bình sữa thủy tinh đang trở thành xu hướng mới của các mẹ. Bình sữa thủy tinh nhà Mamamy đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh. Vậy tại sao bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy lại được yêu thích đến như vậy. Hãy cùng tìm hiểu 4 lý do sau đây đã giúp bình sữa Mamamy trở thành sự lựa chọn tối ưu của các mẹ dành cho con. 

1. Tại sao mẹ nên cho bé dùng bình sữa thủy tinh

Bình sữa với chất liệu thủy tinh đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ trên khắp thế giới. Đây là chất liệu hoàn toàn an toàn cho tất cả trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Không giống như chất liệu nhựa mẹ cần phải rất cẩn thận lựa chọn. Vì sẽ mua nhầm các sản phẩm chứa chất độc hại như BPA… Đối với chất liệu thủy tinh thì mẹ có thể yên tâm sử dụng. Chất liệu này luốn không chứa các hóa chất gây hại, an toàn cho bé yêu của mọi nhà. 

Bên cạnh đó, bình sữa thủy tinh có độ bền rất cao và khả năng chịu nhiệt rất tốt. Mẹ có thể dễ dàng tiệt trùng và làm sạch bình sữa mà không lo bình cũ hay bị biến dạng. Đồng thời, thủy tinh sẽ giúp mẹ cầm chắc tay và tạo độ bám nhất định hỗ trợ mẹ mỗi lần cho bé bú bình. 

Do đó, các loại bình thủy tinh đang trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho mẹ. Bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy là một trong các loại bình sữa thủy tinh chinh phục được sự công nhận của nhiều mẹ, kể cả những mẹ khó tính nhất. 

Bên cạnh đó, bình sữa thủy tinh có độ bền rất cao và khả năng chịu nhiệt rất tốt. Mẹ có thể dễ dàng tiệt trùng và làm sạch bình sữa mà không lo bình cũ hay bị biến dạng
Bên cạnh đó, bình sữa thủy tinh có độ bền rất cao và khả năng chịu nhiệt rất tốt. Mẹ có thể dễ dàng tiệt trùng và làm sạch bình sữa mà không lo bình cũ hay bị biến dạng

2. TOP 4 đặc điểm nổi bật của bình sữa thủy tinh MAMAMY 

2.1 Bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy an toàn cho cả trẻ sơ sinh

Bình sữa Mamamy được sản xuất từ chất liệu thủy tinh cao cấp, siêu cứng. Theo review bình sữa Mamamy thì thủy tinh nhà Mamamy vẫn không vỡ khi rơi từ độ cao 60 cm. Vì vậy, Mẹ có thể hoàn toàn tinh tưởng về độ bền của bình sữa Mamamy.

Thủy tinh từ bình sữa Mamamy có nguồn gốc từ cát tự nhiên. Đây là nguồn nguyên liệu hoàn toàn không chứa hóa chất và cực kỳ sạch sẽ. Mamamy đã quyết định chọn nguyên liệu cát tự nhiên. Nhằm đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. 

Bình sữa Mamamy được sản xuất từ chất liệu thủy tinh cao cấp, siêu cứng.
Bình sữa Mamamy được sản xuất từ chất liệu thủy tinh cao cấp, siêu cứng.

 2.2 Thiết kế tối ưu an toàn và tiện lợi cho mỗi lần sử dụng

Thủy tinh từ bình sữa Mamamy là chất liệu được nhập khẩu từ Taiwan Glass Corp. Taiwan Glass Corp là một trong ba công ty có dây chuyền hiện đại nhất thế giới đến từ Đức. Do đó, bình sữa nhà Mamamy được thiết kế với khả năng chịu nhiệt và chống sock lên đến 600 độ C. Đảm bảo an toàn mỗi khi tiệt trùng, mà không lo bị biến dạng hay méo mó. 

Đồng thời, với chất liệu thủy tinh sẽ giúp mẹ dễ dàng trong việc vệ sinh. Đối với thủy tinh chất cao cấp nhà Mamamy mẹ không lo bị trầy xước khi cọ rửa. Hơn thế nữa bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy còn có khả năng chống bám cặn giúp dễ dàng trong việc loại bỏ các vết bám cứng đầu. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ các ổ vi khuẩn sẽ tích tụ và phát triển.

Mamamy muốn mang đến sự tiện lợi tối đa cho mẹ mỗi khi sử dụng. Vì vậy, hãng đã thiết kế bình cổ rộng có chu vi lên đến 6cm. Mẹ dễ dàng thao tác khi pha sữa, không lo bị rơi rớt bột sữa ra ngoài. 

Thủy tinh từ bình sữa Mamamy là chất liệu được nhập khẩu từ Taiwan Glass Corp
Thủy tinh từ bình sữa Mamamy là chất liệu được nhập khẩu từ Taiwan Glass Corp

2.3 Cấu tạo vượt trội có van chống sặc bình sữa Mamamy

Bình sữa nhà Mamamy có nguyên lý chống sặc đầy hơi đảm bảo an toàn cho bé mỗi khi dùng. Với cấu tạo núm ty có ống chống sặc, đầy hơi siêu dài giúp đẩy bọt khí được đẩy ngược về phía đáy bình. Từ đó, hạn chế tối đa các trường hợp bé bị sặc hoặc đầy hơi do hít phải quá nhiều bọt khí. 

Không chỉ vậy, núm ti còn được thiết kế với các đường gân ma sát. Điều này giúp bé dễ ngậm chặt được núm mỗi khi bú.
Không chỉ vậy, núm ti còn được thiết kế với các đường gân ma sát. Điều này giúp bé dễ ngậm chặt được núm mỗi khi bú.

Bên cạnh đó, núm ti của bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy được làm từ chất liệu silicone siêu mềm. Đây là nguyên liệu từ Nhật Bản chuyên được dùng cho thực phẩm. Với chất liệu này tạo cho bé cảm giác giống với ti mẹ dễ dàng thích nghi hơn. Núm ti silicone Mamamy cũng không mùi, không gây dị ứng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

Không chỉ vậy, núm ti còn được thiết kế với các đường gân ma sát. Điều này giúp bé dễ ngậm chặt được núm mỗi khi bú. Đồng thời với các đường gân này còn hỗ trợ tưa luỗi chống bám cặn cho bé. 

2.4 Chất lượng chuẩn quốc tế

Bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy là bình sữa không giải phóng BPA, không chì, không chất độc hại. Mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn cho sức khỏe. Chất lượng của bình sữa Mamamy đã được bảo chứng chất lượng bới các tổ chức uy tín trên thế giới. Sản phẩm được công nhận hợp chuẩn FDA (Bộ y tế Hoa Kỳ) và hợp chuẩn Châu Âu (EN 14350). Đây là hai bộ tiêu chuẩn khắt khe nhất đã công nhận bình sữa Mamamy đạt chất lượng chuẩn quốc tế. 

Bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy là bình sữa không giải phóng BPA, không chì, không chất độc hại.
Bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy là bình sữa không giải phóng BPA, không chì, không chất độc hại.

Bình sữa chống sặc và đầy hơi Mamamy hiện tại có 2 dung tích cho mẹ lựa chọn là 120ml240ml với các size núm ti phù hợp cho từng lứa tuổi. Do đó, mẹ có thể dùng bình sữa cho trẻ sơ sinh, bình sữa cho bé 3 – 4 tháng tuổi hoặc bình sữa cho 12 tháng tuổi đều phù hợp. Với các đặc điểm nổi bật trên Mamamy hy vọng có thể mang đến chất lượng tốt nhất cho bé. Hãy để Mamamy cùng mẹ trở thành người bạn đồng hành trong quá trình của bé. 

Xem thêm: 

 

Mong muốn có con là nguyện vọng của bất kì cặp vợ chồng nào. Có những cách tăng khả năng thụ thai nào dành cho các cặp đôi? Cùng tìm hiểu một số biện pháp dưới đây để tăng khả năng mang bầu.

1. Quan hệ vợ chồng đều đặn

Quan hệ vợ chồng cũng có lợi cho sức khỏe và tinh thần của cả hai người
Quan hệ vợ chồng cũng có lợi cho sức khỏe và tinh thần của cả hai người

Điều kiện cần của việc mang thai tự nhiên là quan hệ vợ chồng. Mang thai tự nhiên cũng là mong muốn của mọi cặp đôi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra quan hệ 1-2 lần mỗi ngày là cách tăng khả năng thụ thai. Quan hệ vợ chồng cũng có lợi cho sức khỏe và tinh thần của cả hai người. Tuy nhiên các cặp đôi không nhất thiết bắt buộc mình phải quan hệ mỗi ngày. Việc bị thúc ép hoặc bị “lên lịch” gần gũi nhau sẽ khiến cả hai áp lực và chất lượng cuộc yêu giảm xuống và thậm chí giảm khả năng thụ thai.

Để việc quan hệ đều đặn thì các cặp đôi nên thư giãn cùng nhau trước. Nếu công việc quá căng thẳng và bận rộn thì rất có thể cảm hứng sẽ gián đoạn nhiều lần. Cần sắp xếp thời gian và thời lượng công việc ổn thỏa tránh mệt mỏi và kiệt sức khi trở về nhà. Sự gần gũi nhau cũng nên xuất phát từ cảm xúc thật, tránh suy nghĩ “làm nhiệm vụ” để tận hưởng tốt nhất. Có thể tăng khả năng mang bầu nếu các cặp đôi quan hệ đều đặn.

2. Khám và điều trị bệnh về sức khỏe sinh sản

Người chồng nên chủ động đi khám nam khoa để phát hiện vấn đề cần cải thiện của bản thân
Người chồng nên chủ động đi khám nam khoa để phát hiện vấn đề cần cải thiện của bản thân

Sức khỏe là tiêu chí hàng đầu của việc sinh sản. Với đàn ông, để chất lượng tinh trùng tốt, cần có chế độ sinh hoạt và tập luyện vừa phải, khoa học. Người chồng nên chủ động đi khám nam khoa để phát hiện vấn đề cần cải thiện của bản thân. Hoặc khám giúp phát hiện sớm những bất thường cản trở việc sinh con. Việc sinh con không phải việc riêng của người vợ, vì vậy các anh không nên ngại ngùng và lười đi khám. Khám nam khoa trước khi mang bầu là khoa học và có trách nhiệm.

Tương tự, để tăng khả năng mang bầu thì chị em cũng phải có sức khỏe tốt. Khi đi khám sức khỏe sinh sản, phụ nữ có thể được phát hiện và điều trị bệnh sản phụ khoa. Một cách tăng khả năng thụ thai là điều trị khỏi các bệnh phụ khoa. Việc này còn giúp đảm bảo sức khỏe cho thai nhi trong thai kì. Ngoài ra việc đi khám cũng giúp chị em có được tư vấn dinh dưỡng phù hợp.

3. Nắm rõ chu kì kinh

Quan hệ quanh thời điểm rụng trứng giúp tăng khả năng mang bầu
Quan hệ quanh thời điểm rụng trứng giúp tăng khả năng mang bầu

Việc nắm rõ chu kì kinh để tránh thai là phương pháp không lạ với các cặp đôi. Việc mang thai cũng vậy. Quan hệ quanh thời điểm rụng trứng giúp tăng khả năng mang bầu. Lí do là vì vào thời kì rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung tăng lên, thuận lợi cho sự di chuyển của tinh trùng. Nếu tinh trùng vào đường sinh dục nữ lúc này, khả năng gặp được trứng chín và thụ thai cũng cao hơn.

Nắm bắt lý thuyết này, phụ nữ có thể đi thăm khám sản khoa, theo dõi hình ảnh trứng trên siêu âm để chọn thời điểm quan hệ. Hoặc đơn giản hơn, chị em tự tính toán ngày rụng trứng của mình để quan hệ. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo cuộc yêu diễn ra tự nguyện, thoải mái. Mọi bất ổn tâm lý xảy ra do quan hệ vợ chồng không vừa ý đều ảnh hưởng đến việc mang thai.

4. Chọn chế độ ăn khỏe mạnh

Cặp đôi cần có chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh tươi
Cặp đôi cần có chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh tươi

Chế độ ăn tốt không chỉ tăng khả năng sinh sản mà còn tốt cho sức khỏe nói chung. Một chế độ ăn khỏe mạnh nên cung cấp đủ năng lượng cần thiết và được phân bố tỉ lệ đường – đạm – mỡ cân bằng. Cặp đôi có thể tham khảo các tháp dinh dưỡng và cách xây dựng thực đơn.

Cặp đôi cần có chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh tươi. Đây là những thực phẩm bổ sung đáng kể các vitamin cần thiết. Các loại vitamin giúp tăng đề kháng, tăng thể lực, cải thiện sức khỏe nói chung và sức khỏe tình dục nói riêng. Dinh dưỡng là một chìa khóa quan trọng cho việc thụ thai mà đôi khi các cặp đôi bỏ qua.

Ngoài ra, dưới tư vấn của bác sĩ, phụ nữ nên bổ sung một số chất cần thiết trước, trong mang bầu như acid folic. Bản chất của acid folic là vitamin B9. Chất này giúp kích thích thay cũ đổi mới các tế nào và giảm tỉ lệ khuyết tật ống thần kinh cho em bé.

Tìm hiểu thêm

Ăn gì để tăng khả năng thụ thai?

5 yếu tố quan trọng liên quan đến khả năng sinh sản

5. Tập luyện thể dục thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao cũng có thể là cách tăng khả năng thụ thai
Việc tập luyện thể dục thể thao cũng có thể là cách tăng khả năng thụ thai

Để đảm bảo sức khỏe, thể dục thể thao là không thể thiếu. Việc luyện tập 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sự bền bỉ của mỗi người. Sự luyện tập giúp cho khí huyết lưu thông tốt và dễ đậu thai. Việc tập luyện thể dục thể thao cũng có thể là cách tăng khả năng thụ thai. Khi thể lực dẻo dai hơn, cuộc yêu của các cặp đôi cũng có thể đạt được cảm giác trọn vẹn hơn.

Không nhất thiết phải tập riêng môn thể thao nào. Bản thân mỗi người có một sở thích riêng. Tuy nhiên về thời lượng tập không nên quá lâu tránh mệt mỏi, mất cảm hứng yêu với vợ/chồng mình. Thời gian tập 30 phút mỗi ngày là con số được khuyến cáo và vừa đủ để duy trì sức khỏe tốt.

6. Thư giãn, giải trí triệt để

Sự cân bằng trong tâm lý của chồng/vợ là chìa khóa để tăng khả năng mang thai
Sự cân bằng trong tâm lý của chồng/vợ là chìa khóa để tăng khả năng mang thai

Việc mong có con thực sự gây ra áp lực lớn với các đôi vợ chồng đặc biệt khi đã có tuổi. Nhưng càng lo âu càng suy nghĩ thì càng ảnh hưởng đến việc thụ thai. Sự cân bằng trong tâm lý của chồng/vợ là chìa khóa để tăng khả năng mang thai. Vì vậy mỗi người đều nên lạc quan, giải tỏa tất cả những căng thẳng không đáng có. Sức khỏe tinh thần sẽ giúp cuộc yêu được cảm xúc hơn va đạt hiệu quả cao hơn.

Trên đây là một số cách tăng khả năng thụ thai có thể áp dụng cho các cặp đôi mong con. Hi vọng những chỉ dẫn gợi ý trên đây giúp cặp đôi nhanh chóng có con. Góc của mẹ chúc các cặp đôi luôn khỏe mạnh và sớm có bầu!

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/sex-for-pregnancy

Thấy con khôn lớn từng ngày là niềm vui không gì có thể thay thế đối với mẹ. Nhưng làm thế nào để biết con đã phát triển đúng cách? Bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh sẽ giúp cho mẹ giải đáp những thắc mắc đó nhé!

1. Mẹ cần biết gì về bảng theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh?

Mỗi trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển nhất định sẽ có sự tăng cân kèm theo đó
Mỗi trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển nhất định sẽ có sự tăng cân kèm theo đó

Mỗi trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển nhất định sẽ có sự tăng cân kèm theo đó. Do đó, bằng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh về cân nặng trẻ sơ sinh mẹ có thể biết được khoảng thời gian phát triển của bé.

1.1. Bảng cân nặng dành cho bé gái sơ sinh

Bảng cân nặng dành cho bé gái sơ sinh:
Bảng cân nặng dành cho bé gái sơ sinh

Bảng cân nặng phát triển của trẻ sơ sinh dưới đây sẽ cho mẹ biết số cân nặng của các bé gái sơ sinh. Cân nặng sẽ tăng nhanh vào những tháng đầu tiên và chậm dần vào những tháng sau đó.

1.2. Bảng cân nặng dành cho bé trai sơ sinh

Bảng cân nặng dành cho bé trai sơ sinh
Bảng cân nặng dành cho bé trai sơ sinh

Bảng cân nặng phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng dưới đây sẽ cho mẹ thấy số cân nặng của các bé trai sơ sinh. Tương tự như bé gái, các bé trai sẽ có số cân nặng tăng mạnh vào thời kỳ đầu tiên của cuộc đời. Tăng chậm dần trở về những tháng sau.

2. Bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh

Mỗi trẻ sẽ có những sự phát triển khác nhau, tùy theo thể trạng
Mỗi trẻ sẽ có những sự phát triển khác nhau, tùy theo thể trạng

Mỗi trẻ sẽ có những sự phát triển khác nhau, tùy theo thể trạng. Nhưng nhìn chung, các bé sẽ có các mốc để phát triển nhất định. Qua đó, mẹ cũng có thể biết bé lớn nhanh hay chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. 

Bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp mẹ theo dõi bé theo từng khoảng tháng tuổi nhất định:

Bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh
Bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh

Mỗi giai đoạn, bé sẽ có những sự phát triển về hoạt động, phản xạ nhất định. Chẳng hạn như giật mình, quấy khóc, bập bẹ nói, bắt chước các hành động,… Mẹ cần quan sát bảng trên để bổ sung những điều cần thiết cho bé. Nhằm giúp bé hoàn thiện giác quan, phát triển tối đa và toàn diện như bạn bè cùng trang lứa

Qua bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh trên, các mẹ có thể biết được con mình đang ở trong giai đoạn nào. Biết được các kỹ năng nên có trong mỗi thời kỳ để giúp đỡ cho sự phát triển của bé tốt hơn.

3. Dựa vào bảng theo dõi cân nặng trẻ sơ sinh. Mẹ nên làm gì để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ?

Mẹ nên làm gì để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ?
Mẹ nên làm gì để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ?

Ngoài việc tìm hiểu bảng theo dõi cân nặng trẻ sơ sinh, mẹ còn nên tìm cách để hỗ trợ cho bé phát triển. Sau đây sẽ là một số cách giúp mẹ kích thích cho sự phát triển của bé:

3.1. Bổ sung các loại thực phầm dinh dưỡng

Việc bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, sữa dường như là một nguồn dinh dưỡng chính và đóng vai trò cực kì quan trọng. Mẹ nên cho bé bú lượng sữa phù hợp để cải thiện cho sự phát triển của bé, khuyến khích cho bú sữa mẹ nếu trẻ trong giai đoạn sơ sinh.

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh có thể bắt đầu ăn dặm, mẹ nên kết hợp xen kẽ sữa với các loại thức ăn xay nhuyễn. Chẳng hạn như mẹ nên cho bé ăn cháo, nột ăn dặm hoặc các loại trái cây xay nhuyễn. Điều này sẽ rất tốt cho sự phát triển của em bé, iúp bé hấp thụ những nguồn dinh dưỡng như vitamin, protein. Hỗ trợ cho sức khỏe bé trong những năm đầu đời.

3.2. Giao tiếp với bé thường xuyên

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh rất cần sự yêu thương và chăm sóc của mẹ. Mặc dù bé vẫn chưa nhận thức được nhiều, nhưng mẹ vẫn nên trò chuyện với bé, kể chuyện cho bé nghe. Điều này giúp phát triển khả năng ngôn ngữ và sự nhận diện của bé đối với người thân thông qua giọng nói. Giúp mẹ gần gũi với bé và tập luyện cho các phản ứng của bé sau này.

Giao tiếp với bé thường xuyên còn giúp cho bộ não của bé có thể phát triển vượt trội hơn. Hỗ trợ cho sự tiếp thu, học hỏi trong tương lai của bé. Trẻ con rất nhanh nhạy và nhớ lâu, nên mẹ hãy tận dụng những năm tháng đầu tiên của trẻ để truyền tải những câu chuyện tốt đẹp cũng như tương tác với bé thật nhiều.

Giao tiếp với bé thường xuyên còn giúp cho bộ não của bé có thể phát triển vượt trội hơn
Giao tiếp với bé thường xuyên còn giúp cho bộ não của bé có thể phát triển vượt trội hơn

3.3. Chơi đùa với bé 

Mẹ nên chơi với bé thường xuyên, cho bé chơi với đồ chơi có nhiều màu sắc. Điều này nhằm tăng khả năng phân biệt các màu, phát triển thị giác và trí tuệ. Cho bé ra ngoài chơi đùa sẽ giúp kích thích cho chân tay của bé hoạt động tốt hơn., giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất.

3.4. Giúp bé trải nghiệm các vật xung quanh

Mẹ nên cho bé tiếp xúc với các đồ vật có hình dạng khác nhau, cho bé ngắm cảnh vật xung quanh. Ngoài ra có thể mớm cho bé nói theo những gì mình đã nói trước đó. Giúp bé tăng khả năng nhận diện và tập nói tốt hơn. Những trải nghiệm đầu đời sẽ giúp cho trí nhớ của bé và sẽ để lại dấu ấn cũng như kỷ niệm khó quên.

Lời kết

Hy vọng mẹ có thể áp dụng bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh đúng đắn để theo dõi quá trình lớn khôn của bé một cách chính xác hơn.

Đọc thêm:

Bố mẹ mong chờ bé 9 tháng biết làm gì?

Bé 12 tháng biết làm gì và cách chăm con trong giai đoạn này

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ sẽ tùy thuộc vào từng mốc thời gian cũng như nhu cầu ăn của con. Có thể mẹ cho con ăn đúng theo hướng dẫn nhưng chưa chắc con đã đủ no. Chính vì thế, việc trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa là đủ chỉ là thông tin mẹ tham khảo. Còn lại vẫn phải theo nhu cầu của bé. Cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Mẹ có thể xem thêm: Sữa công thức: Sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho sữa mẹ

1. Đặc điểm sinh hoạt của trẻ sơ sinh

Vào những tuần đầu, con có thể ngủ từ 16 đến 20 tiếng/ngày
Vào những tuần đầu, con có thể ngủ từ 16 đến 20 tiếng/ngày

Trước khi xác định được trẻ bú bao nhiêu là đủ, mẹ cần nắm bắt được đặc điểm sinh hoạt của trẻ ra sao từ đó giúp cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Trẻ sơ sinh sẽ không bú nhiều như chúng ta nghĩ mà thay vào đó chúng dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Vào những tuần đầu, con có thể ngủ từ 16 đến 20 tiếng/ngày.

Nhiều phụ huynh sẽ lo lắng sợ con bị đói. Nhưng thực tế thì ngủ cực ký cần thiết đối với trẻ trong giai đoạn này. Việc ăn và ngủ xen kẽ giúp bé nhà bạn phát triển với tốc độ nhanh nhất.

Ngày đầu tiên sau khi sinh, con cần phải được nghỉ ngơi. Bởi sau cuộc vượt cạn thì con cũng mệt như mẹ vậy. Chính vì thế, con cần phải có thời gian để giữ sự tỉnh táo cũng như làm quen dần với việc bú mẹ. Đừng quá lo lắng khi con không đú sớm theo lời khuyên của bác sĩ.

Ngày đầu tiên sau khi sinh, con cần phải được nghỉ ngơi
Ngày đầu tiên sau khi sinh, con cần phải được nghỉ ngơi

2. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ?

Ngay bây giờ sẽ là lời giải đáp cho câu hỏi: “Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bao nhiêu là đủ?” Đối với từng mốc thời gian khác nhau thì lựa sữa cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

2.1. Sau sinh 24 giờ đầu

Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, con sẽ cần bú mẹ khoảng 8 lần và đi vệ sinh khoảng 3 lần. Trong ngày đầu tiên này, con bí khá ít. Lượng sữa chỉ khoảng 15ml và hầu như bú hoàn toàn sữa non.

Đây là hiện tượng hết sức bình thường vì sữa mẹ phải sau 3 ngày mới về nhiều. Và sữa non cũng chính là “siêu thực phẩm” cực kỳ tốt. Chung cung cấp đầy đủ calo, dưỡng chất thiết yếu cho con.

Chính vì thế mà con chỉ bú một lượng rất nhỏ sau khi sinh mà thôi. Nhưng chất lượng sữa thì không phải bàn nên mẹ đừng quá lo lắng về việc trẻ sơ sinh bú như thế nào là đủ vào lúc này.

Khoảng 1 đến 2 giờ sau sinh thì cục cưng của bạn sẽ tỉnh táo lại. Vậy nên, hãy chọn thời gian này để cho bé bú. Nếu bỏ qua, con sẽ tiếp tục ngủ. Và việc làm quen với đầu vú sẽ khó khăn hơn.

Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, con sẽ cần bú mẹ khoảng 8 lần và đi vệ sinh khoảng 3 lần
Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, con sẽ cần bú mẹ khoảng 8 lần và đi vệ sinh khoảng 3 lần

2.2. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ trong 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ trong khoảng 2 tháng đầu đời? Câu trả lời dành cho mẹ là khoảng từ 8 đến 12 lần mỗi ngày. Mỗi lần bú của con cách nhau từ 2 đến 3 tiếng.

Tuy nhiên, đó chỉ là công thức chung. Còn trẻ bú sữa mẹ bao nhiêu là đủ thì lại tùy vào nhu cầu của từng bạn. Có bạn nhỏ bú tối đa lên tời 15 lần/ngày và cách nhau mỗi lần khoảng 1,5 giờ. Nếu như con không tự thức dậy để bú thì mẹ nên đánh thức bé. Sau đó cho bé bú rồi mới ngủ tiếp.

Đừng thấy con bú lâu mà nghĩ rằng đã đủ. Bởi trẻ mới sinh bú bao nhiêu là đủ không phụ thuộc vào thời gian. Trong khoảng 10 đến 20 phút đầu tiên con dành để mút sữa. Một số bạn lại thích mân mê đầu ngực của mẹ khi bú lâu hơn.

Như vậy thì việc cho trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ sẽ phụ thuộc vào thời gian con nuốt sữa tối thiểu. Lượng sữa dành cho trẻ phù hợp nhất vào lúc này là từ 45 đến 88ml trong mỗi lần. Sau 1 tháng thì lên mức 118ml một cữ.

Sau khi đã làm quen với vú mẹ thì thời gian trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu sữa là đủ sẽ càng ngày càng giảm xuống. Do vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi thấy thời gian con bú ngày càng nhanh.

Mỗi lần bú của con cách nhau từ 2 đến 3 tiếng
Mỗi lần bú của con cách nhau từ 2 đến 3 tiếng

2.3. Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu từ 2 tháng tuổi trở lên

Vậy từ 2 tháng trở đi thì trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa là đủ? Vào mỗi một thời điểm sẽ có sự khác nhau. Cụ thể là:

  • Trẻ 2 đến 4 tháng tuổi: Lượng sữa con cần tiêu thụ là 118 đến 148ml/cữ. Thời gian bú cách nhau từ 3 đến 4 tiếng.
  • Từ 4 đến 6 tháng: Lúc này cho trẻ bú bao nhiêu là đủ? Câu trả lời là 177ml/cữ.
  • Tháng thứ 6 trở đi: Lượng sữa con cần tiêu thụ là khoảng 236ml sữa mẹ và cả sữa công thức mỗi lần uống. Thời gian uống cũng rút ngắn dần.

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu thì đủ sẽ thay đổi theo từng ngày. Chính vì thế mẹ cần lưu ý để cung cấp lượng sữa phù hợp cho con.

2.4. Trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu là đủ khi dùng sữa công thức

Trẻ sơ sinh nên bú bao nhiêu nếu dùng sữa công thức cũng là điều mẹ cần quan tâm. Bởi không phải mẹ nào cũng đủ sữa cho con bú. Theo như nghiên cứu thì trẻ cần khoảng 163ml sữa cho mỗi một cân nặng. Như vậy, nếu bé nhà bạn nặng khoảng 4.5kg thì lượng sữa cần bổ sung mỗi ngày là 739ml. Hãy chia đều để cho con bú đủ, tránh tạo thói quen bú ít ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào từng bạn nhỏ
Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào từng bạn nhỏ

Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào từng bạn nhỏ. Vì thế, mẹ hãy theo dõi quá trình ăn của con để có được công thức phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo: Lượng ăn của trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Giỏ hàng 0