Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong vài trường hợp không thể cho con bú bằng sữa mẹ đều đặn. Khi đó, sữa công thức chính là một lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho sữa mẹ. Chắc hẳn nhiều mẹ còn bỡ ngỡ trong lần đầu nuôi con, băn khoăn không biết sữa công thức có thực sự an toàn? Pha chế như nào sẽ là chuẩn khoa học, đem lại đầy đủ dinh dưỡng cho bé? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết mẹ nhé!
Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh ngày bú bao nhiêu lần – Kiến thức mẹ cần biết
Mục lục
1. Sữa công thức là gì?
Sữa công thức là gì? Sữa công thức là sản phẩm sữa từ động vật được xử lí thông qua dây chuyền sản xuất chứa các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và có thể bảo quản được lâu dài và tiện trong việc vận chuyển.
Sữa công thức phù hợp với những lứa tuổi khác nhau như người già, phụ nữ mang thai và trẻ em,…
Tùy vào từng đối tượng của sản phẩm, sữa sẽ có những công thức phù hợp riêng. Tuy nhiên, thành phần chính của sữa vẫn là protein, carbohydrate, chất béo, canxi, chất khoáng,… Hôm nay Góc của mẹ sẽ đi sâu phải sữa công thức cho trẻ sơ sinh.
2. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là gì?
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh (còn có tên gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần giống công thức hóa học của sữa mẹ nên có thể dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.
Sữa thay thế sữa mẹ là sữa bột công thức 1 (là loại dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi) gần giống với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh – Sữa bột công thức 1 hiện nay được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như:
- Sữa bột: Thường được pha với nước trước khi cho trẻ uống;
- Sữa dạng lỏng: Thường được pha với một lượng nước tương đương;
- Sữa công thức pha sẵn: Thường đắt hơn so với các loại sữa nói trên, có thể cho trẻ dùng ngay mà không cần phải qua các bước chế biến.
3. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh bao gồm những chất dinh dưỡng nào?
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chứa những thành phần dinh dưỡng giàu chất đạm, béo, vitamin, protein, axit amin, sắt,… có mùi vị cũng tương tự như sữa mẹ.
Ở Mỹ, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) có yêu cầu thành phần của sữa công thức cho trẻ nhỏ phải bao gồm 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong công thức sản xuất.
3.1. Protein
Protein là nền tảng cho sự phát triển của tế bào, từ đó hình thành lên các bộ phận trên cơ thể.
3.2. Chất béo
Chất béo giúp phát triển chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Đồng thời là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động thể chất của trẻ.
3.3. Vitamin
Vitamin hỗ trợ phát triển xương và chiều cao, bao gồm nhóm tan trong nước (Vitamin B phức hợp, Vitamin C) và tan trong chất béo (Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K). Vitamin là yếu tố bổ sung để bé hấp thu các khoáng chất trong sữa.
3.4. Khoáng chất
Khoáng chất bao gồm Iot, Kali, Kẽm, Magie, Natri, Canxi, Phốt pho…Canxi có vai trò quan trọng có vai trò quan trong trong việc hình thành và bảo vệ xương, răng. Sắt hỗ trợ tuần hoàn oxi trong máu, tham gia vào phát triển nhận thức của trẻ nhỏ. Kẽm hỗ trợ sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh, sự phân chia và tăng trưởng của tế bào…
3.5. Các chất dinh dưỡng khác
Điểm làm nên sự khác biệt của các loại sữa công thức là ở tỷ lệ, hàm lượng các thành phần và một số chất bổ sung được thêm vào khác nhau. Ví dụ, các chất có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng chiều cao, phát triển trí thông minh: chất xơ, lợi khuẩn, AHA, ARA…
Hầu hết các thương hiệu sữa công thức đều bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm phát triển trí thông minh cho bé: Omega3-chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực trẻ. DHA quan trọng cho sự phát triển của não bộ và võng mạc…
4. Sữa công thức có tốt hay không?
Sữa công thức có tốt hay không là thắc mắc của nhiều mẹ đã và đang có ý định cho bé bú bằng loại sữa này. Sữa ngoài chắc chắn không có hại cho bé. Nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ vì bất cứ lý do nào, thì sữa ngoài là lựa chọn thay thế tốt hơn cả để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
So với sữa mẹ, sữa công thức đương nhiên sẽ còn hạn chế. Nó không được khuyến khích vì những lý do sau:
- Là loại thực phẩm nhân tạo và mẹ sẽ không bao giờ có thể chắc chắn được các thành phần có trong đó.
- Nếu mẹ không bảo quản cẩn thận, sữa sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm bẩn.
- Không có chứa tất cả các vi chất dinh dưỡng mà trẻ bú mẹ có thể được cung cấp.
- Trẻ bú sữa ngoài trong sáu tháng đầu có hệ miễn dịch kém và dễ bị ốm hơn các bé bú sữa mẹ.
Lời khuyên của chuyên gia là mẹ chỉ nên sử dụng sữa ngoài như một giải pháp thay thế khi trẻ không thể bú mẹ. Chỉ cần thêm một hoặc hai bữa sữa công thức có thể là việc có lợi cho bé. Vì lúc này trẻ nhận được lợi ích từ cả sữa mẹ và sữa công thức. Tập cho bé làm quen với sữa ngoài cũng mang lại sự thoải mái cho mẹ. Người chăm sóc có thể thay thế cho bé bú bình để mẹ có thời gian ra ngoài hay ngủ trưa, nghỉ ngơi.
5. Cách chọn sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh
5.1. Tiêu chí chọn sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể xem kĩ hơn tại đây: TOP 3 tiêu chí vàng khi chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ nên lựa chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh theo những tiêu chí cụ thể sau:
- Phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé (sinh thiếu tháng, đủ tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, béo phì..);
- Không có tình trạng dị ứng của bé (theo dõi sau khi uống xem bé bị có bị nổi mụn, tiêu chảy, táo bón không?),
- Giá sữa phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình…
- Kiểm tra nhãn hiệu bao bì. Sản phẩm sữa công thức cho bé được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là một sản phẩm có độ tin cậy cao.
5.2. Tỉ lệ một số chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa công thức như nào thì phù hợp?
1 – Đạm
Tỷ lệ đạm có trong thành phần sữa có phù hợp với độ tuổi của trẻ hay không? Để biết rõ điều này, mẹ có thể căn cứ theo chuẩn sau:
- Trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi, tỉ lệ đạm tiêu chuẩn khoảng 11-18%;
- Trẻ từ 12-36 tháng tuổi, tỉ lệ đạm là 18-34%.
Nếu tỉ lệ đạm có trong sữa ít quá sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ nhiễm trùng cao, hệ miễn dịch kém. Ngược lại, nếu thừa đạm sẽ dẫn tới rối loạn hormone, hệ thần kinh phát triển kém, béo phì và bị bệnh lý tim mạch.
2 – Các chất dinh dưỡng khác
Ngoài tiêu chí về tỷ lệ đạm, các mẹ cũng cần phải lưu ý các chất dinh dưỡng khác có trong sữa như DHA, ARA, Beta-Glucan… hỗ trợ cho hệ miễn dịch và phát triển não bộ ở trẻ.
5.3. Cách chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Quyết định sử dụng loại sữa công thức nào phù hợp mẹ cần dựa trên những tiêu chí sau: Sức khỏe của trẻ, tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, giá cả.
1 – Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi
Sữa dành cho trẻ sinh non nhẹ cân
- Sữa chứa protein, vitamine và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sinh non.
- Sữa có tỷ lệ năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml).
Ngoài ra, ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất ví dụ như Enfamil Human Milk Fortifier, Similac Natural Care Human Milk Fortifier, Similac Human Milk Fortifier…
Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sinh trên 2500gr) tới 6 tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/ phospho =2:1, tỷ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.Sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.
Sữa dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi
Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn dặm bổ sung đa dạng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500 – 800ml sữa/ ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.
2 – Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi
Ví dụ như Cô gái Hà lan 123, Enfagrow, Dielac3, Dugro, Nestlé 1+…Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tuỳ theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm đa dạng khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa mỗi ngày.
3 – Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt
Nhóm không có đường lactose
Nhóm sữa này thường dùng cho những trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân chia làm 2 loại:
- Loại gốc động vật: ví dụ như Dumex lacto-free, Similac Lactose Free, Enfalac Lactose Free …
- Loại gốc thực vật: ví dụ như Prosobee, Nursoy, Isomil….
Sữa thủy phân
Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho những trẻ bị dị ứng sữa bò như: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì cũng tiêu chảy, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.Do vậy nếu trong gia đình có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, mẹ nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ bị dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.
Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn trớ và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).
Nhóm sữa không chất béo
Sữa không chất béo sẽ chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa
6. Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể xem thêm: Cữ bú cho trẻ sơ sinh: Liệu sao cho chuẩn khoa học?
Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Những điều mẹ cần biết: Trẻ sơ sinh mấy tiếng cho bú 1 lần?
- Từ khi sinh đến 1 tháng:
Bé 1 tháng tuổi bú bao nhiêu ml? 60 ml/lần, 8 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 480 ml/ngày;
- Từ 1 tháng đến 2 tháng:
Bé 2 tháng bú bao nhiêu là đủ? 90 ml/lần, 7 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 630 ml/ngày;
- Từ 2 tháng đến 4 tháng:
Bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ? 120 ml/lần, 6 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 720 ml/ngày;
- Từ 4 tháng đến 6 tháng:
Trẻ 6 tháng uống bao nhiêu sữa? 150ml/lần, 6 – 8 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 900 ml/ngày.
Mẹ có thể xem kĩ hơn tại: Mẹ không thể bỏ qua: 1 ngày bé bú bao nhiêu là đủ?
7. Sữa công thức để được bao lâu?
Sữa công thức pha xong để được bao lâu? Thời gian sử dụng sữa công thức cho bé pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi, do trong đó có nước bọt của trẻ, sữa có thể bị nhiễm khuẩn và không thuận tiện cho việc bảo quản.
Cha mẹ cũng không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono có thể gây ra bệnh rất nguy hiểm như viêm màng não hay nhiễm trùng máu….
8. Mẹ yêu nên pha sữa công thức thế nào cho đúng cách
Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ: Liệu mẹ đã nắm rõ?
Để một em bé nhận được dinh dưỡng phù hợp, việc làm sao pha sữa công thức đúng cách là rất quan trọng. Sữa công thức pha loãng không được khuyến khích cho sức khỏe của bé. Thêm quá nhiều nước làm loãng các chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến dinh dưỡng của trẻ.
Các bước pha sữa sau sẽ giúp đem lại hiệu quả thành phẩm tốt nhất.
8.1. B1: Kiểm tra ngày hết hạn
Trước khi mua sữa hay bất cứ sản phẩm nào, mẹ cần xem hạn sử dụng. Tuyệt đối không mua sữa đã hết hạn sử dụng. Sau khi mua cũng cần một khoảng thời gian để tiêu thụ hết. Do đó, mẹ cũng cần phải dự trù thời gian sao cho hạn sử dụng vẫn còn cho đến khi sữa hết. Như thế, tốt nhất mẹ nên mua khi sản phẩm còn 3 tháng HSD trở lên.
8.2. B2: Rửa tay
Trước khi pha sữa, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước để khử trùng. Sau đó lau khô tay bằng khăn sạch.
8.3. B3: Chuẩn bị dụng cụ
Khử trùng bình sữa, ti giả, nắp trong lần sử dụng đầu tiên. Mẹ có thể nấu bình sữa và các phụ kiện trong 5 phút. Hoặc sử dụng các loại máy tiệt trùng khác. Sau lần đầu tiên, mẹ chỉ cần vệ sinh bình sữa bằng dung dịch làm sạch, nước và để khô trong không khí.
Mẹ có thể xem thêm: Cách cho bé bú không phải mẹ nào cũng biết
8.4. B4: Chuẩn bị nước pha sữa công thức
Nếu mẹ đang sử dụng sữa đặc hoặc sữa dạng bột, mẹ sẽ cần phải dùng thêm nước. Thêm lượng nước theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể sử dụng bất cứ loại nước sạch nào để pha: nước đóng chai, nước giếng, nước máy. Nấu nước sôi trong một phút và để nguội đến nhiệt độ cơ thể mới bắt đầu pha sữa.
8.5. B5: Đo lường sữa công thức
1 – Đối với sữa công thức pha sẵn
Lắc đều sữa trước khi sử dụng. Đổ đủ lượng sữa cho một lần bú vào bình sạch. Không thêm nước hay bất kỳ chất lỏng nào khác. Gắn núm ti và nắp rồi cho bé sử dụng.
2 – Đối với sữa công thức cô đặc dạng lỏng
Lắc chất lỏng đậm đặc trước khi trộn với nước. Thêm lượng sữa cho một lần ăn của trẻ vào lượng nước thích hợp. Gắn núm ti và nắp, sau đó lắc đều.
3 – Đối với sữa dạng bột
Xác định lượng sữa công thức mẹ cần pha, theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Dùng cốc đong để đo lượng nước cần thiết và cho nước vào bình. Sử dụng muỗng đi kèm với hộp sữa công thức. Đổ đầy muỗng và cho sữa vào bình. Số muỗng sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Gắn núm ti và nắp, sau đó lắc đều.
8.6. B6: Làm ấm sữa (nếu cần)
Mẹ có thể làm ấm sữa bảo quản trong tủ lạnh để bé uống. Đặt bình sữa vào một tô nước nóng và để yên trong vài phút. Hoặc cũng có thể làm ấm bình sữa dưới vòi nước nóng. Mẹ chú ý là sữa ngoài chỉ nên để ở nhiệt độ ấm, không được nóng.
Không hâm nóng sữa trong lò vi sóng. Sữa sẽ không được làm nóng đều và có thể gây bỏng cho trẻ.
Bỏ sữa còn dư sau mỗi cữ bú của trẻ. Không nên cất lại vào tủ lạnh, vì vi khuẩn từ miệng bé vẫn có thể sinh sôi trong nhiệt độ thấp.
8.7. B7: Bảo quản sữa công thức
Sữa công thức pha sẵn: Đậy nắp và cho vào tủ lạnh đối với hộp sữa mới mở. Bảo quản và cho bé sử dụng trong 48 tiếng. Nếu quá thời hạn đó, mẹ nên bỏ hết đi.
Sữa công thức tự pha: Sữa sau khi pha nếu không dùng hết mẹ có thể đổ đầy bình sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Nhớ ghi rõ ngày pha và đánh dấu trên mỗi bình sữa. Đổ bỏ sữa còn dư sau 24 giờ pha. Không làm đông lạnh sữa công thức vì có thể khiến các thành phần của sản phẩm bị hỏng.
9. Lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho bé
Mẹ có thể xem thêm: Cách bế trẻ sơ sinh cho bú chuẩn nhất theo bác sĩ
Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho trẻ:
- Cách pha: Sữa nên được pha với nước nóng, không nên dùng lò vi sóng hâm nóng. Cha mẹ cũng cần chú ý sữa quá nóng có thể gây bỏng cho em bé;
- Hạn sử dụng: Chỉ dùng sữa công thức còn hạn, nếu quá hạn nên bỏ ngay, bởi sữa quá hạn thì hàm lượng dinh dưỡng bị suy giảm, thậm chí có thể gây bệnh cho trẻ;
- Bảo quản: Cha mẹ cần đọc kỹ thông tin về cách thức bảo quản sữa công thức cho bé được ghi trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là trước khi mở sản phẩm. Bảo quản tốt sản phẩm sau khi mở sẽ giúp duy trì chất lượng sữa lâu dài cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lưu ý rằng bảo quản đông lạnh sữa công thức là không cần thiết vì sẽ làm giảm chất lượng của sữa;
- Vệ sinh dụng cụ pha sữa: bình sữa, núm vú giả cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau những lần bú của trẻ.
- Sữa công thức cho bé tự chế: Cơ quan Quản lý Thực phẩm – Dược phẩm Mỹ (FDA) không quy định hay khuyến cáo mọi người tự chế sữa công thức vì sẽ không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng lẫn an toàn cho trẻ sơ sinh;
- Sữa công thức giả: hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm sữa công thức cho bé giả, vì vậy cha mẹ nên thận trọng khi mua và nên hỏi ý kiến các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có những kiến thức và sự lựa chọn đúng đắn. Một trong những điều cần làm để tránh mua sữa giả là đọc kỹ nhãn mác. Tránh mua nhầm sữa hết hạn, dán nhãn mác giả mạo các hãng danh tiếng, cần quan tâm đến hạn sử dụng và các thông tin về dưỡng chất;
- Màu sắc sữa: luôn luôn kiểm tra chất lượng của sữa, nếu thấy tình trạng đổi màu hoặc có mùi vị lạ thì nên bỏ.
Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy
Phần kết
Mẹ có thể xem thêm: Top 4 tư thế cho bé bú khoa học nhất dành cho mẹ
Sữa công thức là giải pháp dinh dưỡng thứ hai cho bé sau sữa mẹ. Có thể cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Để đạt chất lượng tốt nhất, mẹ nên nắm được làm sao để pha sữa đúng cách. Bên cạnh đó, chọn sữa cũng đóng một vai trò quan trọng. Mẹ hãy chọn những loại sữa nhập khẩu từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và mua tại các cơ sở phân phối đảm bảo.