Vùng da ở bẹn, mông, eo của bé có dấu hiệu ửng đỏ; bé hay gãi và cảm thấy khó chịu khi mặc tã? Liệu các triệu chứng này có phải là do bé đang bị hăm? Mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
1. 5 biểu hiện khi bé bị hăm tã nhẹ
Hăm tã được chia thành 5 cấp độ. Trong đó, hăm tã nhẹ là hăm tã ở cấp độ 1, 2, 3. Giai đoạn này, da bé thường có các các dấu hiệu sau:
1.1. Vùng da bị ửng đỏ
Khi mới bị hăm, vùng da mặc tã như vùng kín, háng, mông, hậu môn,… dần bị ửng đỏ. Ban đầu da chỉ phớt hồng, sau 2 – 3 ngày, vùng da sẽ chuyển sang sẫm màu hơn.
Nguyên nhân là do mẹ vệ sinh vùng mặc tã chưa đúng cách (vệ sinh chưa sạch hoặc tã/bỉm của bé không được thay thường xuyên 3 – 4h/lần). Điều này làm vi khuẩn tích tụ gây viêm ngứa, kích ứng dẫn tới mẩn đỏ, hăm tã.
1.2. Vùng da hăm thường bị căng bóng và nóng hơn
Khi da bị tổn thương do hăm tã, cơ thể bé sẽ kích hoạt phản ứng viêm làm cho vùng mặc tã có dấu hiệu bị sưng, nóng đỏ. Bé sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu, thậm chí đau rát khi bị cọ xát lên vùng da này.
1.3. Vùng da nổi mẩn đỏ rải rác
Ngoài ửng đỏ, hăm tã còn khiến mông bé xuất hiện những vết mẩn đỏ nằm rải rác. Khi mới chớm bị, các vết hăm còn thưa và chưa rõ ràng. Sau 1 – 2 ngày, các vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện nhiều với diện tích lớn, đậm và rõ ràng hơn.
1.4. Vùng da quấn tã có nổi các nốt sần, sưng đỏ
Hăm tã cấp độ 1, 2 nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ khiến vùng da mặc tã nổi các nốt sần, sưng đỏ, mụn li ti,… Lúc này, bé cảm thấy ngứa ngáy âm ỉ, liên tục ngọ nguậy và gãi.
1.5. Bé khó chịu, quấy khóc khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh
Khi bị hăm cấp độ 2, 3, vùng da sưng đỏ và bị tổn thương khiến bé luôn cảm thấy khó chịu, đau rát, nhất là khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh cho bé. Mẹ để ý khi thay tã cho con, nếu thấy con hơi co người, quấy khóc khi mẹ chạm tay vào vùng da mặc tã thì có thể con đang bị hăm tã rồi đó ạ!
2. 4 triệu chứng khi bé bị hăm tã nặng
Hăm tã nhẹ (cấp độ 1, 2, 3) nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ chuyển thành hăm tã nặng (cấp độ 4, 5) với các biểu hiện:
2.1. Vùng da bị hăm có mụn mủ, mụn bóng nước
Ở giai đoạn này, vùng da bị hăm sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt mụn. Ban đầu là mụn nhỏ li ti. Sau 1 – 2 ngày, các mụn li ti này sẽ phát triển thành mụn nước, sưng rộp.
Các vết mụn nước này rất dễ vỡ, tạo thành vết thương hở khiến vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Nếu mẹ thấy mông con có những vết mụn mủ, bé hay khóc khi mẹ động tay vào,… thì vùng hăm của bé đã bị viêm rồi đó ạ!
2.2. Nhiễm trùng trên da bé
Đây là giai đoạn hăm tã đã bị biến chứng gây nguy hiểm cho bé. Vùng da bị hăm có dấu hiệu bị viêm loét, chảy nhiều nước, sưng tấy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bé dễ bị để lại sẹo, thâm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
2.3. Nhiễm nấm trên da bé
Khi hăm tã chuyển nặng, vùng hăm nổi nhiều mụn nước và ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Nếu nhiễm nấm, vùng hăm của bé xuất hiện những vệt trắng, đóng vảy, ngứa rát. Nấm không gây tác hại nguy hiểm, nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm, bé phải chịu đựng ngứa ngáy, khó chịu trong thời gian dài.
2.4. Bé bị sốt
Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể bé sẽ có phản ứng sốt để kháng lại. Bé thường sốt cao khoảng 38 – 39 độ C kèm theo các biểu hiện: Quấy khóc, bỏ ăn, giấc ngủ không sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
3. Các vị trí thường xuất hiện triệu chứng hăm tã
Hăm tã thường xuất hiện xung quanh vùng da mặc tã: Mông, bẹn, hậu môn, bộ phận sinh dục,…
3.1. Bộ phận sinh dục
Bộ phận sinh dục là vùng da bí bách nhất khi bé mặc tã, cũng là nơi tiếp xúc nhiều nhất với nước tiểu – ẩm ướt, nhiều vi khuẩn. Vì thế, bé rất dễ bị hăm ở vùng này, mẹ để ý kỹ là phát hiện ra ngay đó ạ!
3.2. Vùng hậu môn
Hậu môn là vị trí chứa rất nhiều vi khuẩn và khó vệ sinh nên rất dễ bị hăm. Đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với chất thải nên khi đóng tã/bỉm lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
3.3. Vùng háng
Nếp gấp vùng háng là vị trí thuận lợi để vi khuẩn phát triển do điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao hơn những vùng da khác.
3.4. Vùng mông
Mông là vùng tiếp xúc nhiều nhất với tã/bỉm. Đặc biệt, bé thường được đặt nằm ngửa, bế ngửa trên tay nên phân và nước tiểu thường tập trung ở vùng này, từ đó dễ dẫn đến tình trạng hăm.
4. Một số vấn đề về da dễ bị nhầm lẫn với hăm tã
Do có biểu hiện gần giống nhau, hăm tã thường bị nhầm lẫn với một số vấn đề về da khác như:
- Chàm sữa: Chàm sữa chủ yếu xuất ở hai bên má của bé, một số gặp ở khuỷu tay, khuỷu chân nhưng ít gặp ở nách hay vùng mặc tã. Vết chàm sữa thường sần sùi, nổi mụn nước li ti, có dịch vàng,…
- Viêm da có mủ: Đây là một bệnh ngoài da do tụ cầu và liên cầu xâm nhập và phát triển ở những vị trí nhiều mồ hôi bụi bẩn như nách, cổ, bẹn, mông… Biểu hiện của bệnh là vùng da bị viêm, tấy, chảy dịch mủ,…
- Rôm sảy: Đây là hiện tượng phổ biến ở bé do tuyến mồ hôi bị tắc khiến da bé nổi mẩn khắp cơ thể. Các nốt mẩn thường nhỏ, màu hồng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
Mẹ xác định rõ tình trạng da bé để có biện pháp xử lý phù hợp mẹ nhé!
5. Làm gì khi bé có dấu hiệu hăm tã?
Nhiều mẹ nghĩ hăm tã là bệnh và phải điều trị lâu dài. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề về da thường gặp và không nguy hiểm nếu mẹ xử lý đúng cách. 6 bí quyết cho mẹ đây ạ!
5.1. Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ
Sau mỗi lần thay tã, mẹ cần vệ sinh vùng da bị hăm của con sạch sẽ, khô ráo trước khi mặc tã/bỉm mới nhằm loại bỏ các tác nhân gây hăm tã như: phân, nước tiểu, mồ hôi, vi khuẩn,… Không để tình trạng tiến triển nặng và giúp bé phục hồi nhanh hơn.
Cách làm sạch vùng da bị hăm:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch và lau khô tay trước khi thực hiện
- Bước 2: Sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm cao cấp để vệ sinh vùng da mặc tã. Mẹ vệ sinh cẩn thận các vùng mông, bẹn, háng, đùi,… của bé bởi đây là những vị trí vi khuẩn tích tụ nhiều. Khi vệ sinh nên lau từ trước ra sau, nhất là với bé gái để không kéo theo vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín của bé.
- Bước 3: Đợi khoảng 5 – 10 phút để mông bé khô hẳn trước khi mặc tã mới.
5.2. Thay tã thường xuyên cho bé 3 – 4h/lần
Phân và nước tiểu để lâu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hăm. Mẹ thay tã/bỉm cho bé ít nhất 4 tiếng/lần và thay ngay sau khi bé đi ị để tránh vi khuẩn xâm nhập vào vùng hăm, khiến tình hình nặng hơn.
5.3. Giảm bớt thời gian mặc tã, bỉm cho bé
Mẹ giảm thời gian mặc bỉm để bé được thông thoáng, hạn chế đau, rát da do tã/bỉm cọ xát vào da bé. Tốt nhất, mẹ chỉ mặc bỉm vào buổi tối và khi cho bé ra ngoài chơi, thời gian còn lại mẹ không mặc bỉm cho bé.
Cùng với đó, mẹ chọn quần áo có chất liệu mềm, thoáng mát để mông bé được thông thoáng, không bí bách, không bị vải cứng cọ xát gây đau.
Mẹ xem thêm: 5 tiêu chí chọn bỉm cho bé
5.4. Sử dụng loại tã thông thoáng, siêu thấm hút để ngừa hăm tối đa
Tã/bỉm thấm hút tốt sẽ khiến vùng da mặc tã của con khô thoáng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn . Mẹ ưu tiên chọn tã chứa nhiều hạt SAP thấm hút cao cấp – loại hạt có khả năng hấp thụ chất lỏng gấp 30 lần khối lượng của nó, sau khi hút nước sẽ chuyển sang dạng gel chống thấm ngược, giúp mông bé khô thoáng tối đa.
Ngoài ra, thành phần trong tã cũng cần phù hợp, lành tính với da bé, không chứa các chất gây kích ứng như paraben, Clo, chất lưu hương hoá học,…
5.5. Chọn kích thước tã vừa hoặc nhỉnh hơn 1 chút với bé
Có mẹ sợ tã rộng quá sẽ khiến bé bị tràn tã nên chọn loại tã bó chặt với cơ thể con, nhưng điều này khiến bé hăm tã nặng hơn đó ạ! Mẹ ưu tiên sử dụng tã vừa hoặc rộng hơn 1 chút so với cân nặng của bé tránh cọ xát gây trầy xước, tổn thương da, làm vùng hăm của bé nặng hơn.
Mẹ chọn tã có size phù hợp với cân nặng của con theo phân loại của nhà sản xuất. Nếu gặp khó khăn, mẹ tham khảo: Hướng dẫn chọn size bỉm tã cho bé cưng, mẹ đã biết chưa?
5.6. Sử dụng xịt kháng khuẩn hoặc kem bôi hăm cho bé
Để vùng bị hăm của bé nhanh khỏi, mẹ kết hợp sử dụng các sản phẩm xử lý hăm cho bé. Các sản phẩm này đã được các chuyên gia nghiên cứu và chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên có hiệu quả tốt trong việc xử lý hăm tã.
Các sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm hiện nay thường có 2 dạng là dạng bôi và dạng xịt. Mẹ ưu tiên sử dụng dạng xịt hơn, bởi nó dễ thẩm thấu vào da, giúp làm dịu làn da bé nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng dạng xịt giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn chéo, tránh đau rát khi mẹ dùng tay bôi vào vùng da bị tổn thương của bé.
Một số sản phẩm hăm tã để mẹ tham khảo là: Xịt skin expert Mamamy, kem bôi hăm tã Sudocrem, Bepanthen, Ceradan Diaper, Chicco,… Đây là các sản phẩm được các chuyên gia nghiên cứu và kiểm định nên mẹ yên tâm về hiệu quả trị hăm cho bé.
Lưu ý: Mẹ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất với da bé mẹ nhé!
KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH
Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!
Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách. |
Các triệu chứng của hăm tã không khó nhận biết nếu mẹ quan sát kỹ. Nếu thấy bé có triệu chứng hăm tã, mẹ cũng đừng lo lắng. Hăm tã chỉ là vấn đề về da thường gặp và không nguy hiểm nếu mẹ chăm sóc bé đúng theo hướng dẫn ở trên. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!