Sữa là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng bé phát triển toàn nhất trong giai đoạn 4 tháng tuổi. Nhưng trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ, lại Là vấn đề đau đầu của rất nhiều bố mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết thông tin lượng sữa cho bé 4 tháng. Bố mẹ cùng đón xem nhé!
1. Trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ?
Khi bé ở tháng thứ 4 bố mẹ nên tăng lượng sữa của trẻ để đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ là 1000ml mỗi ngày. Tuy nhiên, khi cho bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ thì mẹ bé không rõ được. Do vậy thông thường sẽ cho bé bú 5 cữ một ngày. Mỗi lần bú kéo dài từ 20-30 phút để chắc chắn rằng bé đã no và giúp kích sữa mẹ. Khoảng cách thời gian tốt nhất giữa các cữ là 4h. Thời gian này có thể linh động để cho phù hợp với thời gian biểu của mẹ và bé. Bố mẹ cần cân nhắc kỹ về ăn dặm và hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, rất dễ nôn, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
2. Thời gian biểu phù hợp cho trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ
Trong giai đoạn này, trẻ 4 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa và tần suất bú như thế nào? Là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh. Dưới đây là thời gian biều được các chuyên gia nghiên cứu cho bé 4 tháng tuổi. Do đó, ứng dụng thời gian biểu sau đây sẽ đảm bảo được trẻ phát triển toàn diện nhất.
Sáng: 5h: Cho bé bú 120-180ml. 8-9h: Cho bé bú 120-180ml khi bé thức dậy
Trưa: 12h30p Cho bé bú thêm 120-180ml sữa
Chiều: 16h Cho bé bú thêm 120-180ml sữa
Tối: 19-20h Cho bé bú thêm 120-180ml sữa và cho bé ngủ
Đêm: 00h Cho bé bú thêm 120-180ml sữa và ru bé ngủ
Sáng: 3h cho bé uống ít hơn 120ml
Ngoài ra trong thời điểm này, bé có xu hướng thích thú với các món ăn ngoài. Bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia để quyết định cho bé ăn không.
3. Cách nhận biết trẻ 4 tháng bú đủ
Dựa vào nước tiểu của bé: Trung bình bé sẽ bú 1000ml sữa một ngày do vậy số lần đi tiểu của trẻ khoảng 6 lần. Tuy nhiên nếu số lần đi tiểu của trẻ ít hơn 5 lần có thể khẳng định trẻ bú chưa đủ.
Dựa vào phân của bé: Trung bình một ngày bé sẽ đại tiện 2-3 lần, phân đặc như bơ và có màu mù tạt vàng dấu. Trái lại, bé đi đại tiện ít hơn 2 lần và phân lỏng thì bố mẹ cần cân nhắc lại lượng sữa cho bé.
Dựa vào cân nặng của bé: Thông thường bé ăn đủ no và đều đặn sẽ chắc chắn tăng cân. Bố mẹ nên theo dõi theo tuần hoặc theo tháng để thấy được sự thay đổi rõ rệt.
Số cân nặng mỗi tháng trẻ 4 tháng có thể tăng khoảng 600gram và mỗi tuần khoảng 125gram. Do vậy nếu thấy số cân nặng ít hơn 125gram mỗi tuần, bố mẹ cần tăng lượng sữa cho trẻ. Đây là cách nhận biết bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ tốn thời gian nhất.
Dựa vào biểu hiện của trẻ: Đây là cách nhận biết nhanh nhất và dễ dàng nhất. Khi bé còn đói mẹ rút sữa bé sẽ khóc, vùi đầu vào ngực mẹ, liếm mép… Tuy nhiên, nếu bé no bé sẽ từ chối bú hoặc bị nôn trớ, ợ sữa…
4. Khi nào nên cho bé 4 tháng bú
Thông thường bố mẹ có thể dựa vào thời gian biểu cho bé bú ở trên để cho bé bú. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vào được nếp ăn ngủ như thế cả. Do vậy, bố mẹ cần dựa vào biểu hiện và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để đáp ứng. Bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ? Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên không định tính rõ ràng được. Một số trường hợp dưới đây bố mẹ có thể áp dụng cho bé bú:
Khi bé đang ngủ thì cựa mình tỉnh giấc, nhăn nhó và khóc
Bé đang nằm lắc đầu qua lại sau đó mặt hướng về một bên miệng há ra như đang tìm núm vú
Bé có hành động đưa ngón tay lên mút hoặc nút lưỡi
Mắt bé chuyển động nhanh và như đang muốn tìm gì đấy.
5. Lưu ý khi cho trẻ 4 tháng bú
Theo các chuyên gia, mỗi bé sẽ có thời gian bú và nhu cầu bú khác nhau. Có những bé bú hết một bầu của mẹ 20 phút nhưng lại có những bé chỉ hết 8 -10 phút. Ngoài ra, có những bé lại chỉ mất có 5 phút. Vậy nên lời khuyên cho các mẹ khi cho con bú là nên cho bé bú hết một bên sữa trước. Bởi vì phần cuối của bầu sữa là dinh dưỡng nhất giúp trẻ có no lâu và phát triển tốt hơn. Đây chính là cách giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và giải đáp cho câu hỏi trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ. Ngoài ra, còn giúp mẹ bé tránh được các vấn đề như tắc tia sữa, viên tuyến vú.
Nếu mỗi bầu sữa của mẹ ít thì vẫn có thể chuyển sang bên còn lại bú. Nhưng sau đó mẹ nên vắt cạn bầu đầu ra bình để 2 bên bầu được sản xuất sữa liên tục. Điều này giúp cho mẹ bé tránh được các bệnh liên quan đến vú và những khó khăn khi sữa tràn trong quá trình sinh hoạt.
Nếu mẹ đang gặp vấn đề khi con bú ít, có thể tham khảo:
Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ để phát triển tốt nhất? Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bố mẹ có thêm kiến thức đồng hành trên con đường chăm sóc sức khỏe con trẻ!
Làm gì khi chuyển dạ là điều mà rất nhiều bà mẹ thắc mắc. Đặc biệt là với những thai phụ lần đầu có con. Nhưng trước hết, mẹ phải hiểu chuyển dạ là gì? Các dấu hiệu khi chuyển dạ? Và cuối cùng, bài viết sẽ hướng dẫn khi chuyển dạ cần làm gì.
1. Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là một quá trình sinh lý bình thường trong thời gian mẹ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi và giãn nở của cổ tử cung trước khi mẹ vào giờ sinh. Mẹ cũng có thể hiểu nó chính là những cơn gò tử cung xuất hiện đều đặn và ngày càng thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, chuyển dạ cũng có những dấu hiệu đặc trưng khác như đau bụng, đau lưng, tiêu chảy,…
Các dấu hiệu đó diễn ra như thế nào? Và khi có dấu hiệu chuyển dạ nên làm gì? Cùng tìm hiểu tiếp, mẹ nhé!
2. Chuyển dạ có những dấu hiệu gì?
2.1. Chuyển dạ khiến bụng bầu tụt, thường xuyên buồn tiểu
Dấu hiệu đầu tiên cho việc chuyển dạ là vào khoảng 1 hay 2 tuần trước khi bé chào đời. Khi ấy, mẹ có thể cảm nhận được bụng bầu của mình tụt thấp hơn bình thường. Đồng thời, mẹ cũng sẽ cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn. Điều này là do sự dịch chuyển của bé. Lúc đó, đầu bé sẽ áp sát vào bàng quang, gây kích thích tiểu cho mẹ. Do vậy, mẹ không được nhịn tiểu để tránh gây ảnh hưởng xấu cho mình cũng như cho thai nhi.
2.2. Chuyển dạ khi mẹ bị tiêu chảy
Bên cạnh đó, mẹ có thể sẽ bị tiêu chảy. Nguyên nhân gây ra điều này là sự kích thích tố của việc sinh nở tự nhiên. Nó tác động lên ruột khiến mẹ bị đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Vì vậy, mẹ cũng không nên nhịn việc đi cầu. Đây là cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể để giúp bé ở trong bụng mẹ được thoải mái hơn đó.
2.3. Mẹ chuyển dạ khi các khớp dãn nhưng lại thường xuyên bị chuột rút
Trong quá trình chuyển dạ, hormone relaxin làm mềm và dãn dây chằng. Do đó, các khớp xương của mẹ sẽ được nới lỏng. Tuy nhiên, mẹ cũng sẽ bị chuột rút thường xuyên hơn do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng. Chúng giúp khung xương chậu của mẹ có thể mở rộng hơn, sẵn sàng cho thời khắc thiêng liêng nhất – thời khắc bé chào đời.
2.4. Chuyển dạ khi mẹ bị đau lưng, đau bụng
Một dấu hiệu rõ ràng hơn chính là những cơn đau lưng và cơn đau bụng do co thắt tử cung xảy ra ngày một thường xuyên.
Sờ lên bụng, mẹ có thể cảm nhận được bụng bầu căng cứng cùng những cơn đau xuất hiện từng cơn. Ban đầu những cơn đau bụng này sẽ kéo dài trong khoảng 20 đến 30 giây. Rồi ngừng khoảng 3 đến 4 phút rồi lại tiếp tục xuất hiện. Nếu theo dõi trong 10 phút, những cơn đau bụng này có thể xuất hiện 2 đến 3 lần. Sau đó, mức đau cũng như tần xuất sẽ ngày một tăng dần, đều đặn hơn cho đến khi mẹ chuyển dạ sinh thực sự.
2.5. Dịch nhầy âm đạo là một dấu hiệu của chuyển dạ
Bên cạnh việc đau lưng, đau bụng, mẹ sẽ thấy mình bị ra dịch nhầy âm đạo. Chúng có thể có mùi nồng, độ kết dính hơn và màu sắc thay. Nút nhầy này thoát ra để giúp mẹ bịt cổ tử cung. Qua đó ngăn ngừa viêm nhiễm. Đồng thời, dưới tác động của những cơn co, một số mao mạch máu trên cổ trử cung bị vỡ ra, thoát ra ngoài làm khiến dịch nhầy có màu hồng.
2.6. Vỡ ối
Với một số trường hợp riêng biệt, mẹ có thể bị chảy nước ối đột ngột và tự nhiên vào các khoảng thời gian ban đêm. Tuy nhiên, việc vỡ nước ối chỉ thực sự xảy ra vài tiếng trước giờ mẹ vào sinh. Mẹ nên lắng nghe dự đoán ngày sinh từ các bác sĩ và nhập viện trước khi vỡ nước ối để chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh linh mới chào đời nhé!
2.7. Xóa, mở cổ tử cung
Sau khi nhập viện, các bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, cổ tử cung của mẹ để xem xét diễn biến của hiện tượng xóa mở. Đây là hiện tượng cổ tử cung trong và ngoài nhập vào với nhau thành một phên mỏng (hay còn được gọi là xóa) và từ tử mở cổ tử cung ra. Khi xóa được khoảng 60 – 70% và cổ tử cung mở được khoảng 2 – 3cm, bác sĩ sẽ xác định trạng thái túi ối (túi ối dẹt – phần đầu thai nhi dính sát vào màng ối hay túi ối phồng – đầu thai nhi cách màng ối do có nước ối ở giữa) và quyết định giờ sinh chính xác.
3. Mẹ nên làm gì khi chuyển dạ?
Quá trình chuyển dạ diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài. Với những mẹ chuẩn bị sinh con đầu lòng, thời gian chuyển dạ thường kéo dài khoảng 16 tiếng. Còn với những mẹ chuẩn bị chào đón các thiên thiền thứ hai, thứ ba… Thời gian sẽ vào khoảng 8 tiếng. Chính vì chuyển dạ kéo dài, cơn đau quá mức, nhiều mẹ bầu thường bị kiệt sức. Khiến cho quá trình sinh nở tự nhiên diễn ra không tốt đẹp. Thậm chí, nhiều em bé đã bị ngạt do mẹ không đủ sức rặn. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu kỹ làm gì khi chuyển dạ để vượt quá giai đoạn vất vả này.
3.1. Khám thai và nhập viện nếu cần
Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi đi khám thai, mẹ sẽ biết rõ được tình trạng sức khỏe của mình và bé, quá trình chuyển dạ,… Lập kế hoạch nhập viện trước khi lâm bồn. Từ đó, giúp mẹ nhận được sự theo dõi, chuẩn bị kỹ càng nhất. Điều này cũng giúp giảm đáng kể các rủi ro khi sinh nở.
3.2. Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể
Việc kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể không chỉ giúp mẹ bớt lo lắng mà còn giúp giảm đau hiệu quả. Điều mẹ cần làm là thở chậm rãi và nhẹ nhàng. Khi thực hành kiểm soát hơi thở, mẹ chỉ nên dùng phần trên cơ thể, tránh tác động đến phần bụng dưới và gia tăng sức nặng cho các cơn đau.
Để việc vượt cạn trở nên nhẹ nhàng, bớt nguy hiểm hơn. Ngay từ khi bước vào quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nên đi lại hay dựa vào tường và lắc lư cùng chậu. Điều này giúp mẹ chuyển sức nặng của bé về phía trước, giảm thiểu gánh nặng cho xương sống đồng thời tăng hiệu quả của các cơn cơ thắt tự nhiên.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể ngồi trên ghế, ngả người về phí sau và dạng hai chân sang hai bên. Hay thậm chí, nằm nghiên hoặc bò để giảm đau lưng.
Mẹ nên đăng ký một khóa học yoga cho bà bầu. Điều này không chỉ giúp mẹ tăng cường sức khỏe mà còn tạo sự thích ứng tốt nhất cho cơ thể trước khi lên bàn sinh.
3.4. Vận dụng trí tưởng tượng
Việc mường tượng các hình ảnh tươi đẹp là điều mẹ nên làm khi có các dấu hiệu chuyển dạ mạnh mẽ. Nó sẽ giúp mẹ đánh lừa trí óc, giác quan, hướng sự chú ý ra ngoài việc sợ hãi hay đớn đau. Khi những cơn co thắt kéo đến, mẹ hãy tự khắc họa những điều yêu thích trong đầu. Mẹ có thể suy nghĩ về biển cả bao la với những con sóng rì rào, những bông hoa đang hé nở để chào đón thế giới…
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nghe nhạc để có thêm thật nhiều sức mạnh, động lực. Từ đó chiến thằng những cơn co chuyển dạ nhọc nhằn.
3.5. Can thiệp y khoa khi thực sự cần thiết
Có thể mẹ cho rằng sử dụng thuốc khi chuyển dạ có thể gây tác dụng phụ cho cả mẹ và bé. Điều này không sai. Nhưng nếu cơn đau vượt quá khả năng chịu đựng. Việc cân nhắc các phương pháp can thiệp y khoa là điều nên làm khi chuyển dạ. Một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như thuốc gây tê, giảm đau hay an thần. Hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro khi vượt cạn cũng như bảo đảm sức khỏe cho mẹ, bé.
Chuyển dạ dẫu khó khăn, nhọc nhằn. Nhưng đây chính là sự đánh dấu cho quá trình chào đón các thiên thần đến với thế giới này. Hy vọng qua bài viết, mẹ có thể hiểu hơn về việc chuyển dạ. Đồng thời trang bị cho mình kiến thức về việc làm gì khi chuyển dạ. Qua đó giúp quá trình sinh nở diễn ra an toàn, thoải mái hơn.
Nhiều mẹ không thực sự an tâm về cách cho bé bú của mình. Cho con bú thực sự đòi hỏi kiến thức và kĩ năng của mẹ để đảm bảo sức khỏe cả hai mẹ con. Cùng tìm hiểu cách cho con bú với Góc của mẹ qua bài viết dưới đây.
Đảm bảo tư thế ngồi/nằn thoải mái và mẹ được hỗ trợ khi cho bé bú.
Bế con đối diện với bầu ngực mẹ, ôm con sát vào người mẹ
Đặt trẻ nằm nghiêng, mũi bé đối diện với núm vú của mẹ
Đưa các ngón tay của mẹ đỡ vào quầng vú sao cho miệng bé bắt được quầng vú rộng nhất có thể.
Đặt núm vú vào miệng để bé tự bắt vú
Đỡ vú cho đến khi thấy bé ngậm vú sâu, nuốt tốt.
Nếu thấy bé bú làm mẹ bị đau thì thao tác lại để bé ngậm bắt vú lại từ đầu
1.2. Cữ bú thế nào là đúng
Trung bình mỗi bé sơ sinh cần bú 8-12 lần trong 24 giờ. Nghĩa là khoảng 2-3h mẹ cần cho bé bú một lần. Mẹ có thể thấy hơi nhiều hoặc bé không bị đói nhưng cữ bú này là hợp lý. Cách cho bé bú đúng là không nên để bé quá đói mới cho ăn. Hoặc bé đòi bú thường xuyên hơn thì mẹ có thể rút ngắn cữ lại khoảng 1h. Trong trường hợp sau 2-3h trẻ chưa muốn bú tiếp mẹ vẫn nên ti gần miệng để bé bắt vú. Sữa mẹ ngoài vai trò dinh dưỡng còn là nguồn nước bổ sung cho bé. Không nên để cữ bú kéo dài hơn đặc biệt với trẻ sơ sinh.
Đối với trẻ lớn hơn tùy theo tháng tuổi, có thể cho bé bú theo nhu cầu. Trước khi đến tuổi ăn dặm, nếu sữa mẹ dồi dào, bé hoàn toàn có thể chỉ bú mẹ. Nếu mẹ không đủ sữa thì có thể bổ sung sữa công thức với cữ bú như vậy cho con.
1.3. Thời lượng một lần bú
Mỗi lần bú mẹ có thể cho con bú kiệt một bên hoặc bú đều hai bên. Tuy nhiên các mẹ nên cho bé bú kiệt một bên vú. Thời gian để bú hết sữa một bên vũ thường là 20-30 phút. Sau mỗi cữ bú như vậy thì bé bú được khoảng 60-80ml sữa mẹ và đó là lượng thức ăn phù hợp với các bé. Sở dĩ bú hết sữa một bên vú tốt hơn là do dinh dưỡng ở sữa sau một bên vú có nhiều chất béo và cung cấp năng lượng tốt hơn cho bé.
Tuy nhiên có một số bé sẽ dừng bú sớm hơn hoặc muộn hơn. Không sao cả, điều quan trọng là mẹ nhận ra bé thoải mái và hài lòng sau khi bú. Mẹ có cách cho bé bú đúng là khi bé hoàn toàn thỏa mãn với bữa bú của mình.
2. Bế bé như thế nào khi bé bú
Có nhiều cách để mẹ bế bé bú. Các thao tác của mẹ có thể không đổi nhưng cách mẹ bế bé có thể thay đổi.
2.1. Tư thế giữ nôi
Ở tư thế này con dựa vào khuỷu tay bên vú bé ngậm của mẹ. Tay bên bú sẽ đỡ đầu bé và ôm bé vào lòng. Tay còn lại mẹ đỡ phần cơ thể bé hoặc hỗ trợ các động tác khác như nâng vú, điều chỉnh áo quần hoặc khăn sữa của bé.
2.2. Tư thế nằm nghiêng
Mẹ nằm nghiêng trên giường, gối đầu. Đặt bé song song với thân mình và mặt bé đối diện với bầu vú. Áp sát bé vào với cơ thể mẹ để truyền hơi ấm và khiến bé yên tâm. Tư thế này thuận lợi khi mẹ mệt không ngồi hoặc ban đêm dậy để cho bé bú đúng cữ. Chú ý bé nằm bú có thể dễ sặc.
2.3. Tư thế bế chéo
Tư thế này tay bế bé là tay khác bên với bên bé ngậm vú. Tay còn lại mẹ cũng dùng để nâng bầu vú hỗ trợ. Luôn có một tay trụ chắc để đỡ và áp bé vào lòng mẹ. Đây cũng là cách cho bé bú đúng nhưng ít được áp dụng hơn các tư thế khác.
2.4. Tư thế tự nhiên
Mẹ nằm ngửa trên giường hoặc ghế dài, thư giãn và thả lỏng. Đặt con lên trên thân mình mẹ ở tư thế nằm sấp. Má bé áp vào bầu vú mẹ để bé ngậm bắt vú. Tư thế này rất hợp lý khi bé mới sơ sinh hoặc bé dễ bị ợ sữa. Cho con bú ở tư thế này mẹ có thể để bé tự tìm vú để ngậm và nằm theo bất kì hướng nào phù hợp. Tuy nhiên vẫn cần chú ý giữ bé tránh lăn ra khỏi bụng mẹ.
Không phải cữ bú nào bé cũng chịu bú hoặc không phải lúc nào bé cũng bú theo cữ. Lý do là vì tần suất hoạt động và tiêu hao năng lượng của bé khác nhau trong các thời điểm. Nếu bé không bú đúng cữ thì mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu sau để cho bé bú kịp thời.
Nuốt nhiều và liên tục vào tay, vào áo, bất kì thứ gì sát miệng bé
Phản xạ ghé đầu ra xung quanh để tìm vú mẹ sau khi được sờ môi sờ má
Hơi thè lưỡi hoặc chép môi
Khóc rên rỉ và trầm tiếng
Khi bé đã đòi bú nghĩa là bé bị đói. Mẹ không nên để bé đói phải đòi bú thường xuyên. Tình trạng này chỉ nên xảy ra một vài lần và mẹ cần chú ý đến con để phát hiện và cho bé bú kịp thời.
Có thể nói cách cho bé bú sữa mẹ là kiến thức cực kì quan trọng mà mỗi bà mẹ đều cần trang bị trước và trong khi chăm con. Mỗi điều mẹ làm đều muốn con được khỏe mạnhGóc của mẹ hi vọng với những kĩ năng được trình bày trong bài viết, mẹ có thể chăm bé thật tốt.
Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, rốn chính là một loại “dây thần kinh” quan trọng. Đây là đường truyền để mẹ có thể truyền oxy và các chất dinh dưỡng cho bé. Dây rốn kết nối bánh nhau của mẹ và bụng của thai nhi, từ đó mẹ có thể nuôi dưỡng đứa bé. Thế nhưng khi em bé chào đời, dây rốn lại là một bộ phận dư thừa không còn cần thiết, vì khi đó trẻ sơ sinh đã có thể tự thở, tự nạp chất dinh dưỡng và tự bài tiết được. Mẹ có cần chăm sóc dây rốn cho bé không? Vậy sau khi sinh thì bao lâu trẻ sẽ rụng rốn? Và cần chăm sóc dây rốn như thế nào là đúng nhất? Bài viết sau đây sẽ giải đáp bao lâu trẻ rụng rốn và cách chăm sóc rốn hiệu quả.
1. Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn?
Sau khi bé chào đời, y tá sẽ kẹp dây rốn lại và cắt dây rốn cho bé. Vì dây rốn không có dây thần kinh nên bé và mẹ đều không có cảm giác đau nào. Dây rốn sau khi cắt sẽ còn lại một gốc rốn dài khoảng 2 – 3cm trên bụng trẻ sơ sinh. Ban đầu dây rốn có màu vàng sáng bóng, nhưng sau khi khô thì nó có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám. Sau vài ngày có thể biến thành màu đen.
Thông thường, sau khoảng 8 – 10 ngày, rốn của trẻ khô đi và tự rụng và sau 15 ngày sẽ lành hẳn. Tuy nhiên thời gian rụng rốn có thể ngắn hoặc dài hơn, tùy thuộc vào cơ thể bé và cách chăm sóc của mẹ. Nếu sau 2 tuần mà chưa rụng nhưng tình trạng rốn vẫn bình thường thì mẹ chưa cần lo lắng vội. Nhưng nếu 4 tuần mà rốn chưa rụng thì mẹ phải liên lạc với bác sĩ.
2. Chăm sóc dây rốn cho bé đúng cách tại nhà
Trong vòng 1 giờ sau khi ra đời, gốc rốn của trẻ sẽ được làm sạch bằng chất sát khuẩn để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng rốn. Khi gia đình đưa em bé về nhà, bác sĩ sẽ bỏ kẹp rốn để không gây khó khăn trong việc chăm sóc cho bé ở nhà. Mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi dây rốn bé hàng ngày vì đây là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập nhất. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng rốn và mắc các bệnh lý khác là rất cao.
2.1. Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Vùng đáy rốn cần được vệ sinh 1 – 2 lần/ngày để đảm bảo sự sạch sẽ cho bé.
Cần quan sát kĩ xem rốn bé có sưng đỏ, tiết dịch, chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi hay không. Nếu phát hiện rốn có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất cho bé.
Lau rốn sạch sẽ bằng bông gòn thấm nước muối sinh lí hoặc cồn 70 độ rồi thấm khô cuống rốn và chân rốn. Sau đó cần sát trùng khu vực da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
Có thể quấn băng rốn hoặc che rốn bằng một lớp gạc mỏng đã được vô trùng. Mẹ có thể để hở rốn đều được.
Duy trì việc vệ sinh rốn hàng ngày cho đến khi rốn rụng và lành hẳn.
2.2. Những dấu hiệu bất thường khi chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Mẹ cần để ý những dấu hiệu sau khi chăm sóc rốn cho bé:
Trẻ bị sốt
Mọi trường hợp trẻ bị sốt với nhiệt độ trên 38oC đều là trường hợp khẩn cấp. Cần ngay lập tức đưa bé đi bệnh viện để tìm sự giúp đỡ y tế.
Rốn rỉ máu kéo dài
Sẽ là bình thường nếu rốn bé chảy một chút máu khi rụng rốn. Nhưng nếu tình trạng chảy máu kéo dài, và khó cầm máu thì lại là một vấn đề đáng lo. Mẹ cần tìm tới bác sĩ để có hướng giải quyết.
Chân rốn sưng đỏ, tiết có mủ vàng và có mùi hôi
Đây có thể là biểu hiện của viêm rốn do không được chăm sóc cẩn thận. Bé có thể sốt, quấy khóc, bỏ bú nếu gặp phải trường hợp này. Lúc này mẹ cần tới lời khuyên của bác sĩ để biết cách điều trị tình trạng này. Nếu viêm nhẹ, mẹ có thể chăm sóc cho bé tại nhà bằng băng gạc, oxy già. Nếu rốn viêm nặng, bé cần được nhập viện để bác sĩ điều trị và chăm sóc.
Rốn chậm rụng
Sau 3 – 4 tuần mà rốn bé vẫn chưa rụng cũng là một vấn đề đáng lo. Cần liên hệ với bác sĩ để biết cách xử lí.
3. Một số lưu ý cho mẹ khi chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh
3.1. Nguyên tắc khi chăm sóc dây rốn cho bé tại nhà
Điều tiên quyết khi chăm sóc dây rốn cho bé là luôn giữ cho rốn được khô ráo và sạch sẽ. Mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên trong việc vệ sinh rốn cho con hàng ngày sau:
Khi tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ có thể cho bé ngâm mình. Sau khi tắm xong phải thấm khô nước ở vùng rốn của bé và sát khuẩn bằng cồn 70 độ.
Không nên quấn băng rốn quá dày. Việc này có thể tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào rốn bé. Nên quấn vừa phải hoặc có thể không cần quấn gạc để rốn bé được khô thoáng.
Gấp mép tã dưới rốn để tránh việc rốn bé bị cọ xát và bị dính chất thải trong tã.
Để rốn tự rụng. Không nên cắt hoặc kéo cuống rốn của bé.
Không tự ý bôi bất cứ thứ gì lên rốn của bé.
3.2. Rốn trẻ sau khi rụng
Sau rụng rốn, bé vẫn cần được chăm sóc khu vực này cho tới khi lành liền sẹo hẳn. Mẹ vẫn nên duy trì việc sát khuẩn hàng ngày cho bé và giữ cho rốn được khô thoáng.
Cuống rốn sau khi rụng ra mẹ có thể vứt đi hoặc giữ lại tùy theo ý thích. Nhiều mẹ đã giữ lại cuống rốn của con mình làm vật may mắn cũng như để lưu lại một kỉ niệm thiêng liêng trong đời của mình.
Trẻ sơ sinh luôn cần sự chăm sóc cẩn thận, kể cả những bộ phận nhỏ bé như rốn. Các mẹ nên tìm hiểu kĩ để chăm sóc bé cưng thật khỏe mạnh nhé! Mong rằng những thông tin trên Góc của mẹ sẽ hữu ích!
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong vài trường hợp không thể cho con bú bằng sữa mẹ đều đặn. Khi đó, sữa công thức chính là một lựa chọn thay thế đáng tin cậy cho sữa mẹ. Chắc hẳn nhiều mẹ còn bỡ ngỡ trong lần đầu nuôi con, băn khoăn không biết sữa công thức có thực sự an toàn? Pha chế như nào sẽ là chuẩn khoa học, đem lại đầy đủ dinh dưỡng cho bé? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết mẹ nhé!
Sữa công thức là gì? Sữa công thức là sản phẩm sữa từ động vật được xử lí thông qua dây chuyền sản xuất chứa các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và có thể bảo quản được lâu dài và tiện trong việc vận chuyển.
Sữa công thức phù hợp với những lứa tuổi khác nhau như người già, phụ nữ mang thai và trẻ em,…
Tùy vào từng đối tượng của sản phẩm, sữa sẽ có những công thức phù hợp riêng. Tuy nhiên, thành phần chính của sữa vẫn là protein, carbohydrate, chất béo, canxi, chất khoáng,… Hôm nay Góc của mẹ sẽ đi sâu phải sữa công thức cho trẻ sơ sinh.
2. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh là gì?
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh (còn có tên gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em được sản xuất để làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần giống công thức hóa học của sữa mẹ nên có thể dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.
Sữa thay thế sữa mẹ là sữa bột công thức 1 (là loại dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi) gần giống với thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh – Sữa bột công thức 1 hiện nay được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Sữa bột: Thường được pha với nước trước khi cho trẻ uống;
Sữa dạng lỏng: Thường được pha với một lượng nước tương đương;
Sữa công thức pha sẵn: Thường đắt hơn so với các loại sữa nói trên, có thể cho trẻ dùng ngay mà không cần phải qua các bước chế biến.
3. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh bao gồm những chất dinh dưỡng nào?
Sữa công thức cho trẻ sơ sinh chứa những thành phần dinh dưỡng giàu chất đạm, béo, vitamin, protein, axit amin, sắt,… có mùi vị cũng tương tự như sữa mẹ.
Ở Mỹ, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) có yêu cầu thành phần của sữa công thức cho trẻ nhỏ phải bao gồm 29 chất dinh dưỡng cụ thể trong công thức sản xuất.
3.1. Protein
Protein là nền tảng cho sự phát triển của tế bào, từ đó hình thành lên các bộ phận trên cơ thể.
3.2. Chất béo
Chất béo giúp phát triển chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Đồng thời là nguồn năng lượng quan trọng cho các hoạt động thể chất của trẻ.
3.3. Vitamin
Vitamin hỗ trợ phát triển xương và chiều cao, bao gồm nhóm tan trong nước (Vitamin B phức hợp, Vitamin C) và tan trong chất béo (Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K). Vitamin là yếu tố bổ sung để bé hấp thu các khoáng chất trong sữa.
3.4. Khoáng chất
Khoáng chất bao gồm Iot, Kali, Kẽm, Magie, Natri, Canxi, Phốt pho…Canxi có vai trò quan trọng có vai trò quan trong trong việc hình thành và bảo vệ xương, răng. Sắt hỗ trợ tuần hoàn oxi trong máu, tham gia vào phát triển nhận thức của trẻ nhỏ. Kẽm hỗ trợ sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh, sự phân chia và tăng trưởng của tế bào…
3.5. Các chất dinh dưỡng khác
Điểm làm nên sự khác biệt của các loại sữa công thức là ở tỷ lệ, hàm lượng các thành phần và một số chất bổ sung được thêm vào khác nhau. Ví dụ, các chất có lợi cho hệ tiêu hóa, tăng chiều cao, phát triển trí thông minh: chất xơ, lợi khuẩn, AHA, ARA…
Hầu hết các thương hiệu sữa công thức đều bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm phát triển trí thông minh cho bé: Omega3-chất béo cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực trẻ. DHA quan trọng cho sự phát triển của não bộ và võng mạc…
4. Sữa công thức có tốt hay không?
Sữa công thức có tốt hay không là thắc mắc của nhiều mẹ đã và đang có ý định cho bé bú bằng loại sữa này. Sữa ngoài chắc chắn không có hại cho bé. Nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ vì bất cứ lý do nào, thì sữa ngoài là lựa chọn thay thế tốt hơn cả để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
So với sữa mẹ, sữa công thức đương nhiên sẽ còn hạn chế. Nó không được khuyến khích vì những lý do sau:
Là loại thực phẩm nhân tạo và mẹ sẽ không bao giờ có thể chắc chắn được các thành phần có trong đó.
Nếu mẹ không bảo quản cẩn thận, sữa sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm bẩn.
Không có chứa tất cả các vi chất dinh dưỡng mà trẻ bú mẹ có thể được cung cấp.
Trẻ bú sữa ngoài trong sáu tháng đầu có hệ miễn dịch kém và dễ bị ốm hơn các bé bú sữa mẹ.
Lời khuyên của chuyên gia là mẹ chỉ nên sử dụng sữa ngoài như một giải pháp thay thế khi trẻ không thể bú mẹ. Chỉ cần thêm một hoặc hai bữa sữa công thức có thể là việc có lợi cho bé. Vì lúc này trẻ nhận được lợi ích từ cả sữa mẹ và sữa công thức. Tập cho bé làm quen với sữa ngoài cũng mang lại sự thoải mái cho mẹ. Người chăm sóc có thể thay thế cho bé bú bình để mẹ có thời gian ra ngoài hay ngủ trưa, nghỉ ngơi.
5. Cách chọn sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh
5.1. Tiêu chí chọn sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé (sinh thiếu tháng, đủ tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, béo phì..);
Không có tình trạng dị ứng của bé (theo dõi sau khi uống xem bé bị có bị nổi mụn, tiêu chảy, táo bón không?),
Giá sữa phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình…
Kiểm tra nhãn hiệu bao bì. Sản phẩm sữa công thức cho bé được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế sẽ là một sản phẩm có độ tin cậy cao.
5.2. Tỉ lệ một số chất dinh dưỡng quan trọng trong sữa công thức như nào thì phù hợp?
1 – Đạm
Tỷ lệ đạm có trong thành phần sữa có phù hợp với độ tuổi của trẻ hay không? Để biết rõ điều này, mẹ có thể căn cứ theo chuẩn sau:
Trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi, tỉ lệ đạm tiêu chuẩn khoảng 11-18%;
Trẻ từ 12-36 tháng tuổi, tỉ lệ đạm là 18-34%.
Nếu tỉ lệ đạm có trong sữa ít quá sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ nhiễm trùng cao, hệ miễn dịch kém. Ngược lại, nếu thừa đạm sẽ dẫn tới rối loạn hormone, hệ thần kinh phát triển kém, béo phì và bị bệnh lý tim mạch.
2 – Các chất dinh dưỡng khác
Ngoài tiêu chí về tỷ lệ đạm, các mẹ cũng cần phải lưu ý các chất dinh dưỡng khác có trong sữa như DHA, ARA, Beta-Glucan… hỗ trợ cho hệ miễn dịch và phát triển não bộ ở trẻ.
5.3. Cách chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh
Quyết định sử dụng loại sữa công thức nào phù hợp mẹ cần dựa trên những tiêu chí sau: Sức khỏe của trẻ, tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, giá cả.
1 – Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi
Sữa dành cho trẻ sinh non nhẹ cân
Sữa chứa protein, vitamine và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sinh non.
Sữa có tỷ lệ năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml).
Ngoài ra, ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất ví dụ như Enfamil Human Milk Fortifier, Similac Natural Care Human Milk Fortifier, Similac Human Milk Fortifier…
Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sinh trên 2500gr) tới 6 tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/ phospho =2:1, tỷ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.Sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.
Sữa dành cho trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi
Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn dặm bổ sung đa dạng với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ sẽ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500 – 800ml sữa/ ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.
2 – Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi
Ví dụ như Cô gái Hà lan 123, Enfagrow, Dielac3, Dugro, Nestlé 1+…Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tuỳ theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm đa dạng khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa mỗi ngày.
3 – Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt
Nhóm không có đường lactose
Nhóm sữa này thường dùng cho những trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân chia làm 2 loại:
Loại gốc động vật: ví dụ như Dumex lacto-free, Similac Lactose Free, Enfalac Lactose Free …
Loại gốc thực vật: ví dụ như Prosobee, Nursoy, Isomil….
Sữa thủy phân
Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho những trẻ bị dị ứng sữa bò như: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì cũng tiêu chảy, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.Do vậy nếu trong gia đình có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, mẹ nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ bị dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.
Sữa dành cho trẻ bịtrào ngược dạ dày thực quản
Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn trớ và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).
Nhóm sữa không chất béo
Sữa không chất béo sẽ chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa
Sữa công thức pha xong để được bao lâu? Thời gian sử dụng sữa công thức cho bé pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi, do trong đó có nước bọt của trẻ, sữa có thể bị nhiễm khuẩn và không thuận tiện cho việc bảo quản.
Cha mẹ cũng không cho trẻ sử dụng lại sữa thừa của cữ trước quá 2 giờ để tránh việc bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn Crono có thể gây ra bệnh rất nguy hiểm như viêm màng não hay nhiễm trùng máu….
8. Mẹ yêu nên pha sữa công thức thế nào cho đúng cách
Để một em bé nhận được dinh dưỡng phù hợp, việc làm sao pha sữa công thức đúng cách là rất quan trọng. Sữa công thức pha loãng không được khuyến khích cho sức khỏe của bé. Thêm quá nhiều nước làm loãng các chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến dinh dưỡng của trẻ.
Các bước pha sữa sau sẽ giúp đem lại hiệu quả thành phẩm tốt nhất.
8.1. B1: Kiểm tra ngày hết hạn
Trước khi mua sữa hay bất cứ sản phẩm nào, mẹ cần xem hạn sử dụng. Tuyệt đối không mua sữa đã hết hạn sử dụng. Sau khi mua cũng cần một khoảng thời gian để tiêu thụ hết. Do đó, mẹ cũng cần phải dự trù thời gian sao cho hạn sử dụng vẫn còn cho đến khi sữa hết. Như thế, tốt nhất mẹ nên mua khi sản phẩm còn 3 tháng HSD trở lên.
8.2. B2: Rửa tay
Trước khi pha sữa, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước để khử trùng. Sau đó lau khô tay bằng khăn sạch.
8.3. B3: Chuẩn bị dụng cụ
Khử trùng bình sữa, ti giả, nắp trong lần sử dụng đầu tiên. Mẹ có thể nấu bình sữa và các phụ kiện trong 5 phút. Hoặc sử dụng các loại máy tiệt trùng khác. Sau lần đầu tiên, mẹ chỉ cần vệ sinh bình sữa bằng dung dịch làm sạch, nước và để khô trong không khí.
Nếu mẹ đang sử dụng sữa đặc hoặc sữa dạng bột, mẹ sẽ cần phải dùng thêm nước. Thêm lượng nước theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể sử dụng bất cứ loại nước sạch nào để pha: nước đóng chai, nước giếng, nước máy. Nấu nước sôi trong một phút và để nguội đến nhiệt độ cơ thể mới bắt đầu pha sữa.
8.5. B5: Đo lường sữa công thức
1 – Đối với sữa công thức pha sẵn
Lắc đều sữa trước khi sử dụng. Đổ đủ lượng sữa cho một lần bú vào bình sạch. Không thêm nước hay bất kỳ chất lỏng nào khác. Gắn núm ti và nắp rồi cho bé sử dụng.
2 – Đối với sữa công thức cô đặc dạng lỏng
Lắc chất lỏng đậm đặc trước khi trộn với nước. Thêm lượng sữa cho một lần ăn của trẻ vào lượng nước thích hợp. Gắn núm ti và nắp, sau đó lắc đều.
3 – Đối với sữa dạng bột
Xác định lượng sữa công thức mẹ cần pha, theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Dùng cốc đong để đo lượng nước cần thiết và cho nước vào bình. Sử dụng muỗng đi kèm với hộp sữa công thức. Đổ đầy muỗng và cho sữa vào bình. Số muỗng sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Gắn núm ti và nắp, sau đó lắc đều.
8.6. B6: Làm ấm sữa (nếu cần)
Mẹ có thể làm ấm sữa bảo quản trong tủ lạnh để bé uống. Đặt bình sữa vào một tô nước nóng và để yên trong vài phút. Hoặc cũng có thể làm ấm bình sữa dưới vòi nước nóng. Mẹ chú ý là sữa ngoài chỉ nên để ở nhiệt độ ấm, không được nóng.
Không hâm nóng sữa trong lò vi sóng. Sữa sẽ không được làm nóng đều và có thể gây bỏng cho trẻ.
Bỏ sữa còn dư sau mỗi cữ bú của trẻ. Không nên cất lại vào tủ lạnh, vì vi khuẩn từ miệng bé vẫn có thể sinh sôi trong nhiệt độ thấp.
8.7. B7: Bảo quản sữa công thức
Sữa công thức pha sẵn: Đậy nắp và cho vào tủ lạnh đối với hộp sữa mới mở. Bảo quản và cho bé sử dụng trong 48 tiếng. Nếu quá thời hạn đó, mẹ nên bỏ hết đi.
Sữa công thức tự pha: Sữa sau khi pha nếu không dùng hết mẹ có thể đổ đầy bình sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Nhớ ghi rõ ngày pha và đánh dấu trên mỗi bình sữa. Đổ bỏ sữa còn dư sau 24 giờ pha. Không làm đông lạnh sữa công thức vì có thể khiến các thành phần của sản phẩm bị hỏng.
Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho trẻ:
Cách pha: Sữa nên được pha với nước nóng, không nên dùng lò vi sóng hâm nóng. Cha mẹ cũng cần chú ý sữa quá nóng có thể gây bỏng cho em bé;
Hạn sử dụng: Chỉ dùng sữa công thức còn hạn, nếu quá hạn nên bỏ ngay, bởi sữa quá hạn thì hàm lượng dinh dưỡng bị suy giảm, thậm chí có thể gây bệnh cho trẻ;
Bảo quản: Cha mẹ cần đọc kỹ thông tin về cách thức bảo quản sữa công thức cho bé được ghi trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là trước khi mở sản phẩm. Bảo quản tốt sản phẩm sau khi mở sẽ giúp duy trì chất lượng sữa lâu dài cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lưu ý rằng bảo quản đông lạnh sữa công thức là không cần thiết vì sẽ làm giảm chất lượng của sữa;
Vệ sinh dụng cụ pha sữa: bình sữa, núm vú giả cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau những lần bú của trẻ.
Sữa công thức cho bé tự chế: Cơ quan Quản lý Thực phẩm – Dược phẩm Mỹ (FDA) không quy định hay khuyến cáo mọi người tự chế sữa công thức vì sẽ không đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng lẫn an toàn cho trẻ sơ sinh;
Sữa công thức giả: hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm sữa công thức cho bé giả, vì vậy cha mẹ nên thận trọng khi mua và nên hỏi ý kiến các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có những kiến thức và sự lựa chọn đúng đắn. Một trong những điều cần làm để tránh mua sữa giả là đọc kỹ nhãn mác. Tránh mua nhầm sữa hết hạn, dán nhãn mác giả mạo các hãng danh tiếng, cần quan tâm đến hạn sử dụng và các thông tin về dưỡng chất;
Màu sắc sữa: luôn luôn kiểm tra chất lượng của sữa, nếu thấy tình trạng đổi màu hoặc có mùi vị lạ thì nên bỏ.
Sữa công thức là giải pháp dinh dưỡng thứ hai cho bé sau sữa mẹ. Có thể cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Để đạt chất lượng tốt nhất, mẹ nên nắm được làm sao để pha sữa đúng cách. Bên cạnh đó, chọn sữa cũng đóng một vai trò quan trọng. Mẹ hãy chọn những loại sữa nhập khẩu từ thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và mua tại các cơ sở phân phối đảm bảo.
Cai sữa cho bé đối với mẹ chưa bao giờ là dễ. Nhưng không thể để bé bú ti mẹ mãi được. Vậy em bé bú sữa bao lâu thì nên cai sữa. Có cách nào giúp quá trình cai sữa diễn ra dễ dàng hơn không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ gỡ rối các thắc mắc trên.
1. Những nguyên nhân khiến mẹ phải cho bé cai sữa
Mẹ không thể cho em bé bú sữa mãi được. Đến một lúc nào đó mẹ buộc phải cai sữa cho bé. Nhưng sẽ rất khó nếu mẹ ép bé cai sữa đột ngột. Do đó, mẹ có thể bắt đầu tập cai bú cho bé bởi các nguyên nhân cần thiết sau đây:
Mẹ không còn đủ sữa cho con bú.
Mẹ căng thẳng và áp lực mỗi khi cho con bú.
Mẹ gặp vấn đề về ngực như đầu ti bị nứt, đau rát kéo dài.
Mẹ phải quay lại làm việc không thể ở cạnh bé suốt ngày.
Mẹ bắt đầu sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
Trong quá trình phát triển sẽ có một số bé tự động muốn bỏ ti mẹ và không còn muốn bú mẹ nữa.
2. Bé mấy tháng thì nên cai bú?
Cai sữa mẹ là quá trình được diễn ra tự nhiên. Không có thời điểm cụ thể cho tất cả các bé. Tùy vào nhu cầu và sự phát triển của từng bé mà quyết định. Tuy nhiên, em bé bú sữa đến khi được 18 đến 24 tháng tuổi là có thể cai bú cho bé. Một số bé có thể cai sớm hơn từ 9 đến 10 tháng hoặc muộn hơn 2 tuổi. Nhưng khi bé có các biểu hiện sau đây, mẹ có thể bắt đầu xem xét việc cai bú cho bé:
Bé có thể tự ngồi thẳng và lăn bóng.
Bé đã nói được câu ngắn từ 2 – 3 từ.
Bé có khả năng nhai nuốt, ăn được cháo và cơm nhão.
Bé biết leo lên và xuống cầu thang.
3. TOP 5 cách giúp bé cai sữa hiệu quả
Quá trình cai sữa cho bé đòi hỏi mẹ phải thật kiên nhẫn. Không cần quá căng thẳng hay tạo áp lực buộc bé phải cai sữa ngay. Mẹ có thể tập cai bú cho bé bằng 5 cách hiệu quả sau đây:
3.1 Giảm các cữ bú của bé
Cai sữa là một quá trình cần thời gian để bé thích nghi. Vì vậy, mẹ cần chủ động cắt giảm các cữ bú của bé. Khi mới bắt đầu sẽ rất khó nếu mẹ bỏ hẳn một cữ bú của bé. Thay vào đó mẹ có thể giảm thời gian bú của bé ở các cữ.
Ví dụ: Lúc trước mẹ cho bé bú 7 – 8 lần / ngày. Mỗi lần kéo dài 5 phút. Vào lần đầu tập cai sữa cho con mẹ có thể rút ngắn thời gian em bé bú sữa lại còn 3 phút cho một lần. Dần sau đó, mẹ tiếp tục giảm số cữ bú trong ngày của bé cho bé cai được hoàn toàn.
3.2 Tích cực bé bằng các món ăn thơm ngon hấp dẫn
Khi bắt đầu tập cai sữa là bé đã biết ăn dặm. Mẹ có thể chuẩn bị cho bé một thực đơn ăn dặm đa dạng để thu hút sự thèm ăn của bé. Các món ăn dặm càng thơm ngon, càng hợp khẩu vị bé sẽ giúp bé hứng thú hơn khi ăn dặm. Khi đã được ăn no thì việc em bé bú sữa sẽ được giảm đáng kể. Chế biến các món ăn dặm thật mềm, nhuyễn và độ đặc hợp lý để cho bé dễ tiêu hóa.
Khi bước vào quá trình cai sữa, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất chất dinh dưỡng để bù lại lượng sữa bị cắt giảm trên. Đối với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp dùng các loại sữa ngoài để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
3.3 Chia nhỏ các bữa ăn của bé
Việc chia nhỏ các bữa ăn để giúp bé không cảm thấy đói bụng. Khi bé không cảm thấy đói, bé sẽ hạn chế và giảm số lần đòi bú mẹ. Mẹ nên chọn các món ăn thanh đạm, dễ tiêu để tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Em bé bú sữa mẹ sẽ dễ cai bú hơn khi mẹ cho bé một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
3.4 Nhờ sự trợ giúp từ bố hoặc người thân
Em bé bú sữa mẹ sẽ rất khó để cai bú khi mẹ luôn bên cạnh vỗ về bé. Sự trợ giúp từ người thân, từ bố sẽ hỗ trợ quá trình cai sữa trở nên dễ dàng hơn. Bố hoặc người thân có thể chơi với bé nhiều hơn để thu hút sự chú của bé. Hoặc bố sẽ trở thành người chăm bé ngủ vào ban đêm như vậy bé sẽ ít đòi ti mẹ hơn. Khi bé khóc cần vỗ về, an ủi thì bố hoặc người thân nên làm điều đó thay mẹ trong quá trình cai sữa. Như vậy sẽ giúp bé giảm phụ thuộc vào mẹ nhưng vẫn cảm thấy an toàn bởi mọi người xung quanh. Đây là cách cai em bé bú ti mẹ hiệu quả và ít áp lực nhất.
Trong ngày mẹ có thể tạo nhiều hoạt động để quên đi việc em bé bú sữa mẹ. Vì khi cai sữa bé đang ở giai đoạn rất thích khám phá thế giới xung quanh. Mẹ nên nắm lấy ưu thế này để giúp quá trình cai sữa diễn ra suôn sẻ hơn.
Mẹ có thể cùng bé chơi các trò chơi sáng tạo, vận động. Cùng bé chơi các trò như gọi tên và lấy đồ vật, đọc sách, hát múa cùng bé. Tạo điều kiện cho bé gặp gỡ, giao lưu với các bạn cùng lứa để vui chơi. Giữ cho bé một tâm trạng vui vẻ, hào hứng và cảm giác bận rộn để đánh lạc hướng việc cần phải bú mẹ.
4. Một số lưu ý cho em bé bú sữa khi cai
Không cai sữa vào giai đoạn chuyển mùa vì bé sẽ rất dễ ốm.
Không cai sữa khi bé đang bệnh.
Không dùng bạo lực để buộc con cai sữa.
Không để bé xa mẹ quá lâu. Bởi bé phải chịu 2 áp lực lớn vừa không được bú ti mẹ vừa phải xa mẹ.
Cẩn thận khi áp dụng các mẹo dân gian như bôi dầu, thuốc đắng…
Chuẩn bị cẩn thận các món ăn dặm phù hợp để tránh bé bị dị ứng đồ ăn
Theo dõi chiều cao, cân nặng và sức khỏe của bé trong quá trình cai bú.
Cai em bé bú sữa là một quá trình dài. Ba mẹ cần kiên nhẫn ở bên con, không tạo áp lực cho bé. Cai sữa thành công cũng được xem một cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Ba mẹ có thể chọn giữ một đồ vật để làm kỷ niệm cho cột mốt này. Sau này chia sẽ lại cùng con sẽ là một ký ức rất quý giá. Chúc quá trình cai sữa của bé được diễn ra suôn sẻ và dễ dàng nhất nhé!
Những tuần đầu trẻ mới sinh, bé nhà mình chỉ mới biết ăn, ngủ và đi vệ sinh trong suốt thời gian đó. Khi lớn hơn một chút ở tuần thứ 7, mẹ sẽ thắc mắc bé 7 tuần tuổi bú bao nhiêu sữa, số lần ăn trong một ngày và lượng sữa khác nhau như thế nào với từng loại sữa? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trong những tuần đầu sau sinh, mẹ yêu hãy nhớ, sữa luôn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Bé sẽ có xu hướng bú tăng dần trong những tháng đầu đời, cho đến khi bé bắt đầu tập ăn. Ngoài ra bé sẽ biết tự điều độ, vì thế mẹ không cần phải hạn chế bé vì sợ bé thừa cân. Vì sự phát triển của bé liên quan nhiều đến khả năng hấp thụ chất béo và calo hơn là năng suất bú.
1.1. Bé 7 tuần tuổi bú sữa mẹ như thế nào?
Tất cả trẻ sơ sinh cần trung bình từ 600 đến 700ml sữa mẹ mỗi ngày. Ở những trẻ nhỏ hơn, mẹ nên cho bú theo nhu cầu, mỗi ngày cứ cách 2 đến 3 giờ một lần bú.
Nếu mẹ hút sữa ra thay vì cho bé bú trực tiếp thì có thể chọn bình sữa từ 90 đến 180ml. Một số bé có xu hướng bú nhiều hơn những bé khác cùng tuổi. Quan trọng là bé vẫn tăng cân theo đường cong tăng trưởng. Đừng giữ lại sữa vì lo ngại bé tăng cân. Trẻ 7 tuần tuổi có khả năng điều tiết lượng sữa mình cần.
Số lần bú mẹ trong 24 giờ của bé có thể phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố:
Bé có khả năng chứa được bao nhiêu sữa trong dạ dày.
Mẹ có nhiều hay ít sữa.
Tính cách bú của trẻ hay những vấn đề về tiêu hóa của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị các bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày có xu hướng ăn nhiều bữa hơn và lượng sữa ít hơn ở mỗi lần ăn. Hai nguồn sữa chính trong thời gian này là sữa mẹ và sữa công thức. Mẹ nên cho trẻ 7 tuần bú bao nhiêu là đủ? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc ấy.
1.2. Bé 7 tuần bú bao nhiêu sữa mẹ?
Vào tuần tuổi thứ 7, mẹ hãy để bé bú theo nhu cầu. Thường thì cứ sau 2 đến 3 giờ sẽ cho bú một lần. Mỗi lần từ 2 đến 4 ounce, tương đương với 60 đến 120ml sữa mẹ. Theo đó, ban đêm mẹ sẽ cần cho bé bú khoảng 3 đến 4 lần. Bé sẽ cho mẹ thấy khi nào bé đói thông qua một số dấu hiệu. Nhưng mẹ hãy nhớ đừng để bé đói quá lâu. Khi bé quấy khóc do quá đói, sẽ rất khó làm trẻ dịu lại.
Nếu quá 4 giờ mà trẻ không đòi ăn, mẹ nên đánh thức bé dậy để cho bú. Nhiều bé có xu hướng tập trung bú vào buổi tối. Bé có thể bú vài giờ mỗi lần bú, hay đơn giản chỉ là ngậm ti mẹ trong miệng.
1.3. Bú bình – Bé 7 tuần bú bao nhiêu sữa
Bé 7 tuần bú bao nhiêu sữa công thức là hợp lý? Trẻ sơ sinh bú thường cần trung bình 160ml sữa cho mỗi kg cân nặng. Tuy nhiên, một số bé có cảm giác thèm ăn nhiều hơn những trẻ khác. Một số em bé bú bình kích thước nhỏ, có thể tiêu thụ khoảng 720ml sữa công thức mỗi ngày. Trong khi một số trẻ khác tiêu thụ trên 900ml sữa công thức cho một ngày. Không quan trọng bé ăn bao nhiêu. Điều quan trọng là em bé của chúng ta đang phát triển bình thường.
Khi bé được 7 tuần, mẹ vẫn nên cho bé ăn theo nhu cầu bất cứ khi nào bé có biểu hiện đói. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cân nhắc việc ăn theo lịch trình vẫn chưa muộn. Một số bố mẹ xây dựng cho trẻ khả năng ăn theo lịch cụ thể. Những bố mẹ khác để thói quen ăn hằng ngày của bé được linh hoạt.
1.4. Bé 7 tuần bú bao nhiêu sữa công thức?
Với sữa công thức bé 7 tuần bú bao nhiêu là đủ? Mẹ nên cho bé 7 tuần tuổi của mình bú từ 6 đến 7 lần một ngày. Cách nhau ba tiếng mẹ cho bé bú một lần. Mỗi lần như thế, trẻ cần khoảng 4 ounce (tương đương với 120ml) sữa công thức. Theo đó, mẹ có thể cần cho bé bú 2 đến 3 lần vào ban đêm. Không phải trẻ nào cũng có thể đợi đến 4 tiếng đồng hồ để được bú. Vì thế, khi bé ngủ 4 tiếng mà không bú, hãy đánh thức bé dậy.
Lịch ăn của bé cho mẹ biết tần suất và lượng sữa trung bình mẹ cần cho bé bú vào tuần tuổi thứ 7. Nhưng hãy luôn nhớ rằng mỗi trẻ có xu hướng bú sữa riêng. Lượng sữa bé nạp cho cơ thể cũng thay đổi theo thời điểm khác nhau trong ngày. Vì vậy mẹ nên sử dụng lịch ăn này như một phương tiện để tham khảo. Có thể điều chỉnh một chút để phù hợp với tính cách của con mình.
2. Làm sao để biết bé 7 tuần bú bao nhiêu sữa là quá no?
Không khó để tránh cho bé bú quá nhiều miễn là mẹ nhận biết một vài dấu hiệu của bé. Thay vì dựa vào các mục tiêu dinh dưỡng được khuyến nghị. Hãy chú ý vào các phản ứng trước, trong và sau bữa ăn mà bé muốn cho mẹ thấy. Để mẹ biết trẻ 7 tuần bú bao nhiêu là đủ.
Đẩy bình sữa hoặc núm ti ra xa
Quay đầu khỏi bình sữa hoặc ti khi đưa chúng lại gần trẻ.
Nôn trớ ra sữa hoặc sữa công thức.
Không chú ý khi được cho bú.
Bé ngúng nguẩy và vặn vẹo khi được cho bú.
Bắt đầu giảm hoặc ngừng bú.
Vươn người, thư giãn các ngón tay, cánh tay và chân.
Lịch cho bé bú được xây dựng bên trên chỉ mang tính chất tương đối. Mẹ không nên dựa vào đó để ép bé ăn theo chế độ. Nên nhớ rằng mỗi bé có tính cách bú không giống nhau. Mẹ chỉ nên dựa vào số liệu đó để biết bé 7 tuần tuổi bú bao nhiêu là đủ sữa. Và điều chỉnh lịch ăn đó cho phù hợp hơn với bé yêu nhà mình. Nếu mẹ có bất cứ lo lắng nào về con mình và thói quen bú hàng ngày. Hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Mẹ đang cố gắng chọn cho con bình sữa phù hợp và an toàn nhất? Trong bài viết dưới đây, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ tìm hiểu về từng chất liệu cũng như những điều mẹ cần cân nhắc khi lựa chọn hình dạng, kích thước bình sữa và núm vú cho bé. Cụ thể như thế nào? Mẹ kéo xuống để đọc tiếp nhé!
1. Chọn bình sữa theo chất liệu
Nhắc đến chuyện chọn bình sữa cho con, nhiều bố mẹ thường tự hỏi. Nên chọn bình sữa bằng nhựa, thủy tinh hay silicone? Núm vú thì chọn chất liệu gì? Hay bao nhiêu là đủ cho con? Thực ra không có một “tiêu chuẩn vàng” nào được phê duyệt để lựa chọn bình sữa cả. Điều quan trọng nhất là cái nào phù hợp với bé (và cả mẹ nữa). Cùng bắt đầu với yếu tố chất liệu bình sữa nhé.
Bình sữa cho bé thường có 3 chất liệu chính: nhựa, thủy tinh, silicone. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.
1.1. Chọn bình sữa bằng nhựa
Đây chắc chắn là sản phẩm quen thuộc nhất đối với tất cả các bà mẹ đang chăm con. Bởi chấy liệu nhựa được ra đời từ rất lâu và cho đến ngày hôm nay vẫn là sự lựa chọn của các mẹ.
Tất cả là nhờ vào những ưu điểm mà sản phẩm này sở hữu đó là:
Khối lượng bình nhẹ, không vỡ, con có thể tự cầm để tu ti một cách thoải mái.
Giá thành khá hợp lý và phải chăng.
Tuy nhiên, chất liệu này chưa phải là lựa chọn an toàn nhất cho bé nhà mình. Bisphenol A – BPA trong nhựa khi bị đun nóng có thể làm ô nhiễm thực phẩm và gây hại cho sức khỏe. Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm sử dụng BPA trong bình sữa trẻ em vào năm 2012, nhưng các hóa chất gây hại không kém như phthalates và bisphenol S (BPS) vẫn có thể có trong chúng. Những chất này tồn tại nguy cơ gây nên các vấn đề sức khỏe như dị tật bẩm sinh, vô sinh, tiểu đường, ung thư.
Nhất là đối với bình sữa cho bé, mẹ thường xuyên phải đun nóng sữa để pha sữa cho bé uống. Bình nhựa khi đun nóng nhiều khả năng giải phóng vi nhựa – là những hạt nhựa nhỏ bong ra khi nhựa bị phân hủy và các hóa chất độc hại kể trên vào sữa bé uống. Là bố mẹ luôn cẩn trọng với mọi thứ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, chúng ta cố gắng hạn chế dùng đồ nhựa, đặc biệt là những đồ dùng để chế biến thức ăn.
Để chọn được bình sữa bằng nhựa an toàn dành cho con, mẹ hãy chọn các sản phẩm có ký hiệu là BPA Free. Đồng thời không chọn các loại bình có chứa BPA, BPS
Phthalates, PVC. Bởi đây là chất độc hại sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
1.2. Chọn bình sữa bằng thủy tinh
Bình sữa với bằng thủy tinh sẽ không làm rò rỉ các hóa chất độc hại khi pha sữa cho con, lại khó trầy xước. Hạn chế khả năng vi khuẩn làm ổ trong các vết nứt. Cho nên về độ an toàn, mẹ an tâm sử dụng. Thêm vào đó, chất liệu thủy tinh cũng giữ nhiệt lâu hơn. Giữ độ nóng và đảm bảo chất lượng cho sữa. Có chăng mẹ băn khoăn vì bình thủy tinh nặng hơn mà lại dễ vỡ nên bé sẽ gặp khó khăn khi tự cầm để ti bình.
Tin vui cho mẹ đây. Hiện nhiều thương hiệu đã đưa chất liệu thủy tinh cao cấp có nguồn gốc từ cát tự nhiên vào sản phẩm của mình. Cùng với dây chuyền và công nghệ hiện đại, tinh xảo, bình thủy tinh ngày nay mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho bé và mẹ. Ngoài những ưu điểm của chất liệu thủy tinh kể trên, bình sữa cũng dày dặn, khó vỡ và nhẹ hơn hẳn các bình thủy tinh thông thường khác. Bé hoàn toàn có thể tự cầm bình ti sữa, mẹ an tâm chăm con hơn.
Việc tạo ra bình thủy tinh không đơn giản. Giá bình thủy tinh có thể mắc hơn một chút so với các bình sữa cùng loại. Nhưng con an toàn, khỏe mạnh mới là ưu tiên hàng đầu của mẹ đúng không ạ?
1.3. Chọn bình sữa chất liệu silicone
Bình silicon mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng cũng đã “được lòng” khá nhiều mẹ bỉm. Bởi chúng có thể khắc phục được những khuyết điểm của các loại bình kể trên. SIlicone mềm, dẻo, chịu được nhiệt. Bình sữa silicone cũng không chứa BPA và không dễ vỡ như bình thủy tinh thông thường
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tối đa cho bé, mẹ nên chọn bình làm từ silicone cấp thực phẩm và cấp y tế nhé.
Sau khi chọn được chất liệu bình sữa ưng ý rồi, tiếp đến mẹ cần quan tâm đến hình dạng và kích cỡ bình sữa dễ dàng sử dụng và vệ sinh
2.1. Hình dạng bình sữa
1 – Bình sữa cổ rộng
Với mẹ đang chăm sóc bé nhỏ chắc hẳn sẽ rất bận rộn với quỹ thời gian eo hẹp. Bình sữa cổ rộng ra đời để giúp việc pha sữa, vệ sinh bình sữa được dễ dàng, nhanh chóng. Bởi phần chu vi miệng bình rộng. Mẹ tốn ít thời gian hơn khi cho bột sữa vào bình Bột sữa cũng tiết kiệm hơn khi không bị rơi vãi ra ngoài.
Khi muốn vệ sinh bình sữa, mẹ đưa cọ hoặc các dụng cụ rửa bình vào dẽ dàng, chạm được vào mọi ngõ ngách của bình. Ngay cả ở phần viền cổ bình vốn hay bị bỏ quên cũng có thể vệ sinh bằng tay một cách nhanh chóng. Các mẹ bỉm sữa chỉ mất vài phút là có thể rửa sạch mọi cặn bám cứng đầu nhất. Từ đó giúp các mẹ để dành được thời gian cho việc khác như chăm sóc bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, bé sẽ khó khăn hơn với kiểu bình này khi tu ti.
2 – Bình sữa cổ hẹp
So vơi bình cổ rộng, loại bình này được thiết kế với kiểu dáng thon gọn, vừa tay bé cầm hơn. Cũng chính vì phần cổ hẹp nên khi lấy sữa cho vào bình rất dễ làm rơi sữa ra ngoài. Hơn nữa việc vệ sinh cọ rửa cũng trở lên khó khăn vì mẹ không thể cho tay vào trong để rửa được.
Để có thể quyết định chọn bình cổ rộng hay cổ hẹp. Nó còn tùy vào vào nhu cầu sử dụng của mẹ và nhu cầu tu ti của con.
Đối với bé sơ sinh mẹ có thể lựa chọn cả bình sữa cổ hẹp lẫn cổ rộng mà không sợ ảnh hưởng gì. Lúc này bé chưa biết cầm nắm. Việc ăn sữa là do mẹ chủ đạo nên mẹ không cần quá băn khoăn mẹ nhé!
Đối với bé trên 6 tháng tuổi, lúc này bé đã ý thức được việc cầm nắm mẹ có thể lựa chọn bình cổ hẹp để con dễ cầm và không làm rơi bình sữa khi đang uống.
2.2. Kích thước bình sữa
Hiện nay có 2 loại kích thước (dung tích) bình sữa: 100ml – 150ml và loại 225ml – 250ml. Bắt đầu với bình sữa nhỏ và chuyển sang bình sữa lớn hơn vào khoảng lúc bé 4 tháng tuổi hoặc bất cứ khi nào bé thèm ăn nhiều hơn.
3. Chọn loại núm ty bình sữa
Cũng giống như khi tập bú mẹ, tập cho bé bú bình cho bé cũng cần rất nhiều thời gian luyện tập, sự kiên nhẫn của mẹ. Thật dễ dàng hơn nếu như có một tiêu chuẩn nhất định về độ tuổi và tốc độ chảy của núm ti bình sữa. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Có rất nhiều sự lựa chọn, cộng thêm sự thay đổi nhu cầu ti bình nhanh chóng của bé đôi khi khiến mẹ “đau đầu”. Để giảm bớt sự băn khoăn đó, mẹ đọc tiếp các mẹo dưới đây nhé.
Đầu tiên chính là cấu tạo của núm ti vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn của con. Tốt nhất là nên chọn núm có hình dáng cũng như kích thước giống như ti của mẹ. Như vậy con sẽ có cảm giác quen thuộc và ăn ngoan hơn.
Lời khuyên cho mẹ là nếu bé chưa mọc răng thì núm cao su là phù hợp nhất. Còn đối với các bé bắt đầu mọc răng hay chọn bình sữa cho bé trên 12 tháng thì mẹ nên chọn loại núm bằng chất liệu silicon. Như vậy độ bền cũng như độ cứng của sản phẩm sẽ cao hơn. Trên các núm ti này đều có kí hiệu về tốc độ và size phù hợp với từng lứa tuổi. Mẹ hãy lưu ý để lựa chọn thực phù hợp.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn dòng sản phẩm bình sữa có núm ti được thiết kế với các đường gân trên thân. Điều này sẽ giúp bé ngậm chặn núm. Hơn hết là hạn chế việc bám cặn ở tưa lưỡi trẻ. Qua đó, giúp bé bú thoải mái, an toàn nhất có thể.
4. Bình sữa giúp chống sặc và đầy hơi
Nhằm hạn chế các tình trạng bé bị sặc sữa hoặc nuốt phải bọt khí, mẹ nên chọn các dạng bình sữa có khả năng chống sặc. Mẹ để ý cấu tạo núm ty của những loại bình này sẽ có ống chống sặc, đầy hơi để giúp đẩy bọt khí được đẩy ngược về phía đáy bình. Bé sẽ không cần dùng quá nhiều sức để ti sữa vào miệng.
Từ đó, tránh tình trạng bé bị hít quá nhiều bọt khí dễ gây sặc và đầy hơi. Đây là một cải tiến khá mới mẻ đối với các loại bình sữa. Như vậy thì khi con tu ti sẽ dễ dàng hơn. Tránh hiện tượng bị sặc sữa khiến con sợ hãi và bỏ ti bình. Đồng thời con sẽ không bị đầy hơi, khó chịu sau khi ăn sữa.
Trên đây là những điều cần lưu ý dành cho mẹ khi lựa chọn bình sữa cho con. Hãy ghi nhớ để có những sự lựa chọn thông thái, hợp lý nhất mẹ nhé. Nếu mẹ cần giải đáp thắc mắc hãy liên hệ ngay với các tư vấn viên tại website mamamy.vn.
Cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng ọc sữa, nôn trớ sau khi bú. Đồng thời, mẹ cũng đỡ mỏi mệt hơn khi ôm trẻ trong khoảng thời gian dài. Nhưng liệu các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng tư thế chưa?
1. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú chuẩn nhất mẹ nên áp dụng
Theo các bác sĩ, có rất nhiều cách bế trẻ sơ sinh cho bú nhưng phổ biến nhất vẫn là tư thế bế trẻ ru thuận tay, ngược tay, tư thế ôm trái bóng và tư thế nằm nghiêng. Tùy thuộc vào hoàn cảnh mà mẹ có thể chọn cho trẻ một tư thế phù hợp nhất.
1.1. Tư thế bế ru thuận tay
Ở tư thế này, mẹ hãy để trẻ nằm trên cánh tay tự nhiên như khi ru trẻ ngủ. Để cho trẻ bú thuận tiện nhất, hãy để mặt trẻ đối diện với núm vú, bụng áp vào bụng mẹ. Phần tay mẹ bế đảm bảo toàn bộ thân và đầu của trẻ đều nằm trên đường thẳng.
1.2. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú – Tư thế bế ngược tay
Đây là tư thế rất thích hợp với những trẻ sinh non, sức đề kháng yếu. Ở tư thế bế ngược tay này, trẻ sẽ dễ dàng bú mẹ, ngậm bắt núm vú được lâu hơn.
Nếu mẹ cho trẻ bú vú bên trái thì dùng tay phải để bế trẻ và ngược lại, tay giữ đầu và toàn thân trẻ. Để mặt bé đối diện với núm vú, bụng áp vào bụng mẹ.
Tư thế ôm trái bóng rất thích hợp với những mẹ có núm vú dẹt hoặc bị tụt đầu vú. Hoặc bầu vú lớn, chảy xệ hoặc phản xạ xuống sữa quá mạnh. Ngoài ra, đây là tư thế cho trẻ bú tốt dành cho những mẹ sinh mổ.
Đặt trẻ nằm ngửa ở bên trái hoặc bên phải, đầu trẻ ngang tầm với núm vú. Nếu trẻ bú bên trái thì mẹ dùng tay phải đỡ đầu, gáy của trẻ. Và ngược lại nếu mẹ cho bé bú tay kia.
1.4. Cách bế trẻ sơ sinh cho bú – Tư thế nằm nghiêng
Nếu không đủ sức khỏe để ngồi hoặc mẹ cảm thấy mệt mỏi cho bé bú vào buổi đêm thì hãy chọn cách bú nằm nghiêng.
Hãy đặt trẻ nằm nghiêng, quay mặt vào bầu vú mẹ. Sau đó, kéo trẻ lại gần để trẻ dễ dàng ngậm núm vú hơn, lấy tay đỡ đầu và phần hông của trẻ.
1.5. Tư thế bú cho trẻ song sinh
Ngoài các cách bế trẻ cho búở trên, Mamamy sẽ chia sẻ thêm tư thế bú cho các mẹ có cặp song sinh.
Đặt 2 đứa trẻ song song bên hông của mẹ, hai chân để sau lưng mẹ. Đầu trẻ hướng về trước và mặt áp vào đầu vú. Để tránh mỏi người trong quá trình bú, mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U lót ở dưới. Lưu ý không đặt trẻ tựa hoàn toàn xuống vì trẻ sẽ khó khăn trong việc ngậm núm vú. Mẹ có thể thay đổi vị trí để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch.
2. Làm sao để biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đã đúng tư thế?
Cả mẹ và trẻ đều thoải mái, thư giãn trong quá trình bú.
Trẻ bú ngoan, không cựa quậy. Mẹ có thể cảm nhận được tiếng nuốt sữa của trẻ.
Hai má của trẻ phồng, trẻ ngậm núm vú chắc chắn.
Môi dưới của trẻ đưa ra ngoài, cằm chạm vào ngực mẹ.
3. Mách mẹ một số mẹo khi cho con bú đạt hiệu quả tốt nhất
Bên cạnh việc tìm hiểu cách bế trẻ sơ sinh cho bú, mẹ cần biết một số mẹo để việc nuôi con bằng sữa mẹ đạt hiệu quả tốt nhất.
3.1. Nên cho trẻ bú trong bao nhiêu lâu là đủ?
Mẹ nên để trẻ bú hết một bên ngực để đảm bảo rằng trẻ có thể bú được trọn vẹn cả phần sữa béo tiết ra vào lúc cuối. Mỗi bên mẹ cho trẻ bú trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút. Mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của trẻ khi đói sữa như quấy khóc, trẻ mút tay, cựa quậy khó chịu,…
3.2. Khi nào nên đánh thức cho trẻ bú?
Thông thường trẻ sơ sinh sẽ tỉnh dậy mỗi khi trẻ cảm thấy đói hoặc tã bị ẩm ướt làm trẻ khó chịu. Nếu mẹ thấy trẻ đã ngủ hơn 4 tiếng từ cữ bú trước, mẹ nên đánh thức trẻ bằng cách thay tã, massage nhẹ nhàng. Sau đó, mẹ ôm trẻ và đưa lại gần vú, cho trẻ bú để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ lượng sữa và không bị lỡ cữ.
3.3. Một số lưu ý khi bế trẻ sơ sinh cho bú
Trước khi bế trẻ, mẹ nên rửa tay sạch sẽ để hạn chế các vi khuẩn, virus lây nhiễm. Sau đó, mẹ lau khô tay và xoa hai tay với nhau để tạo nhiệt độ ấm rồi mới ôm trẻ.
Khi bế trẻ, động tác của mẹ nên nhẹ nhàng, dịu dàng. Nên nhìn vào mắt trẻ và mỉm cười. Ngay cả khi trẻ khóc, mẹ đừng mất bình tĩnh mà làm động tác trở nên gấp gáp, quá mạnh.
Trẻ sơ sinh còn rất non nớt, phần cổ yếu, không có sức nâng đầu. Vì vậy, mẹ cần chú ý hỗ trợ phần đầu của trẻ khi bế trẻ hoặc đặt xuống.
Sau khi cho trẻ ăn no, mẹ hạn chế rung lắc mạnh hay cười đùa. Vì trẻ có thể bị ọc sữa, ợ hơi, nôn trớ sau khi ăn.
4. Lời kết
Chắc hẳn sau khi đọc bài viết này, các mẹ đã biết cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng cách rồi phải không nào. Chúc mẹ sẽ tìm được tư thế phù hợp để cả mẹ và con đều cảm thấy thoải mái, thư giãn trong quá trình bú!
Lựa chọn nước rửa cho bình sữa vừa tốt vừa an toàn là điều mà mẹ luôn trăn trở. Vậy làm thế nào để biết cách chọn ra nước rửa bình sữa tốt dành cho bé. Mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Cách nhận biết nước rửa bình sữa an toàn
Việc vệ sinh bình sữa ngay sau khi cho bé bú là điều vô cùng cần thiết đối với các bà mẹ. Nước rửa bình sữa là sản phẩm chuyên biệt có thể đẩy lùi vi khuẩn thay vì nước thường. Do đó, mẹ nên cân nhắc chọn sản phẩm an toàn và phù hợp. Sau đây là một số cách giúp mẹ nhận biết được dung dịch rửa bình sữa an toàn :
1.1. Thành phần tự nhiên :
Nước rửa dành cho bình sữa phải có các thành phần vượt trội đến từ tự nhiên. Chẳng hạn như hỗn hợp chiết xuất từ ngô và rượu dừa đảm bảo tẩy sạch khuẩn, khử mùi hôi,… Ngoài ra còn có nước tinh khiết và các chất an toàn như alkyldiaminoethylglycine hydrochloride. Giúp loại trừ các tồn dư sau khi rửa bình.
Thêm vào đó, dung dịch phải an toàn cho bé tuyệt đối không được có các chất như chất tạo bọt SLS – SLES, chất tạo màu và bảo quản Paraben. Những chất này cực kỳ có hại với em bé, vì vậy, mẹ nên đọc kỹ thông tin sản phẩm cho bé trước khi mua.
1.2. Kháng khuẩn cao, làm sạch hiệu quả:
Mẹ nên tìm những sản phẩm nước rửa bình sữa có tính kháng khuẩn cao. Bởi lẽ, nhiều bình sữa sau khi rửa sạch vẫn còn tồn đọng vi khuẩn. Do đó, chọn những sản phẩm có sức kháng khuẩn 100% để tiệt trùng bình sữa là điều cần thiết.
1.3. Nước rửa bình sữa có hương hiệu nổi tiếng và uy tín trên thị trường
Các mẹ nên tin dùng những sản phẩm có uy tín trên thị trường. Được phản hồi tích cực và mang lại niềm tin cho nhiều người. Những thương hiệu uy tín sẽ tạo ra những sản phẩm tốt cho mẹ và bé để đảm bảo giữ vững thương hiệu.
Để đưa ra việc chọn sản phẩm một cách dễ dàng, các mẹ có thể tham khảo qua nước rửa bình và rau quả Mamamy. Vừa đáp ứng tất cả các điều kiện trên, vừa có thể rửa các thực phẩm an toàn như rau quả,…
Nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy đảm bảo là sản phẩm có thương hiệu uy tín. Được sự chứng nhận đạt chuẩn Nhật Bản – Bộ tiêu chuẩn được công nhận khắt khe nhất trên thế giới. Kèm theo đó là sự tin tưởng và phản hồi tích cực của rất nhiều bà mẹ ở khắp nơi. Các mẹ nên kết hợp dung dịch để rửa bình này với cọ rửa bình sữa quay 360 độ của Mamamy, trợ thủ đắc lực của mẹ trong việc vệ sinh bình sữa.
2. Có nên dùng nước rửa bình sữa hay không?
Nhiều mẹ vẫn còn lo sợ các chất tẩy rửa có trong dung dịch dùng để rửa bình sữa có hại cho bé nên vẫn tiếp tục sử dụng nước thường. Nhưng các mẹ đừng lo lắng, dùng nước thường sẽ không thể nào đẩy lùi các chất vi khuẩn có trong bình. Thay vào đó, sử dụng sản phẩm chuyên dụng sẽ tốt hơn gấp nhiều lần, không có chất hóa học gây kích ứng cho em bé.
Rửa bình sữa bằng nước thường không chỉ để lại mùi hôi mà còn tồn đọng các chất bẩn kết dính. Dễ tạo nên sự sinh sôi của vi khuẩn, gây hại về đường tiêu hóa cho bé. Dung dịch dùng để rửa bình sữa thì chỉ cần vài giọt nhỏ là có thể đánh bay tất cả những thứ độc hại ấy mà mẹ không hề phải tốn sức quá nhiều.
Ngoài ra, thiết kế của nước rửa dành cho bình sữa khá nhỏ gọn và tiện dụng. Mẹ có thể mang theo dễ dàng bất cứ khi nào ra ngoài. Hiện nay, nước rửa có rất nhiều loại nên giá cũng rất đa dạng, mẹ nên cân nhắc đề chọn loại phù hợp. Tuy nhiên mẹ cũng không được ham giá rẻ, tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng
3. Cách rửa bình sữa hiệu quả
Biết cách rửa bình sữa cũng rất quan trọng, sau đây là các bước rửa bình sữa:
Bước 1: Tháo rời các bộ phận có trong bình sữa. Tháo nắp, núm ti, thân bình để có thể làm sạch từng chi tiết.
Bước 2: Dùng dung dịch rửa bình để rửa sạch các bộ phận của bình sữa. Sau đó dùng cọ rửa bình sữa để làm sạch sâu từng dụng cụ của bình. Chẳng hạn ở những nơi như đáy bình, mép bình. Sau đó rửa bình sữa lại bằng nước sạch rồi đem đi ngâm nước nóng khoảng 10 phút. Mẹ nên luộc bình sữa mỗi tuần một lần để tránh bị hôi tanh và giữ bình cho sạch sẽ.
Bước 3: Sau khi hoàn thành 2 bước trên, mẹ lau các bộ phận của bình sữa sạch sẽ và phơi chúng ở nơi khô ráo, trong lành. Hạn chế chạm tay vào núm ti vì vi khuẩn rất dễ bám vào đó.
Lưu ý:
Mẹ nên bảo quản bình ở nơi khô ráo thoáng mát, không cần thiết phải phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Các dụng cụ làm sạch bình, đồ nấu nước để luộc các bộ phận trong bình phải dùng riêng cho em bé. Không dùng để rửa chung với các vật dụng khác trong gia đình.
Tuyệt đối phải lau sạch các bộ phận của bình sữa trước khi đem phơi. Tránh để lại hơi nước dễ phát sinh vi khuẩn cho bé.
Lời kết:
Nước rửa bình sữavà trái cây Mamamy hy vọng sẽ là người bạn đồng hành đắc lực trợ giúp mẹ trong quá trình bé khôn lớn