Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trong năm đầu tiên sau khi ra đời, bỉm tã là một vật không thể thiếu của bé. Đây gần như là vật bất li thân vì thời gian đầu này trẻ chưa thể tự kiểm soát hệ bài tiết của mình. Điều này cũng khiến các bà mẹ bỉm sữa đau đầu không ít trong việc chọn đúng loại bỉm tã cho con. Góc của mẹ sẽ hướng dẫn các mẹ cách chọn size bỉm tã phù hợp cho bé nhé!

1. Chọn size bỉm tã theo độ tuổi

Ở những ngày đầu này, da của bé rất nhạy cảm và hệ tiêu hóa rất kém
Ở những ngày đầu này, da của bé rất nhạy cảm và hệ tiêu hóa rất kém

1.2.Trẻ 3 ngày đầu sau sinh

Ở những ngày đầu này, da của bé rất nhạy cảm và hệ tiêu hóa rất kém. Lúc này bé chỉ đi phân su và mỗi lần khá ít nên mẹ chỉ cần dùng tã giấy hoặc miếng lót sơ sinh chứ chưa cần tã quần hay bỉm. Việc này sẽ giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đáng kể. Nhưng tã lót có một nhược điểm là thấm hút khá kém nên mẹ phải chú ý để thay tã thường xuyên tránh gây khó chịu. Những ngày tiếp theo mẹ vẫn có thể tiếp tục dùng tã giấy cho bé.

1.3.Trẻ 1 – 2 tháng tuổi

Thời gian này bé đi vệ sinh rất nhiều, một ngày bé có thể có 8 – 10 lần đi vệ sinh. Phân của bé cũng lỏng hơn so với giai đoạn đầu. Đó là kết quả của việc trẻ bú nhiều hơn. Mẹ có thể dũng tã giấy vào ban ngày và thay bỉm cho bé vào ban đêm. Hoặc mẹ có thể sử dụng tã dán size NB cho trẻ có cân nặng dưới 5kg. Chú ý chọn loại bỉm có khả năng thấm hút tốt và khô thoáng.

1.4.Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Lúc này bé đã hiếu động hơn trước rất nhiều. Số lần đi vệ sinh của bé giảm đi hẳn, chỉ còn 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên lượng phân cũng tăng lên đòi hỏi mẹ phải chọn một loại bỉm tã khác. Nên tìm bỉm thấm hút tốt, khô thoáng và chống hăm cho bé. Vì bé vận động nhiều hơn nên cần chọn bỉm phù hợp để bé được thoải mái cả ngày lẫn đêm. Có thể hoàn toàn sử dụng bỉm quần để tránh xô lệch và đễ dàng trong việc thay bỉm.

2. Chọn size bỉm theo cân nặng

Tuy nhiên tùy vào từng hãng tã mà thông số này có thể chênh lệch nhau. Mẹ nên tham khảo kĩ lưỡng trước khi mua bỉm tã cho bé.
Tuy nhiên tùy vào từng hãng tã mà thông số này có thể chênh lệch nhau. Mẹ nên tham khảo kĩ lưỡng trước khi mua bỉm tã cho bé.

Size bỉm tã rất đa dạng nên mẹ có thể thoải mái lựa chọn loại phù hợp nhất với bé. Sau đây là hướng dẫn giúp mẹ dễ dàng chọn size bỉm tã hơn:

  • Tã Newborn: Có thể dùng cho trẻ từ 0,5kg, thường dành cho bé 0 – 1 tháng tuổi.
  • Size S: dành cho bé dưới 5kg.
  • Size M: bé nặng từ 3 – 10kg.
  • Size L: bé nặng từ 9 – 13kg.
  • Size XL: bé nặng từ 12 – 17kg.
  • Size XXL: bé nặng từ 15 – 19kg.
  • Size XXXL: bé nặng từ 18 – 35kg.

Tuy nhiên tùy vào từng hãng tã mà thông số này có thể chênh lệch nhau. Mẹ nên tham khảo kĩ lưỡng trước khi mua bỉm tã cho bé.

3. Khi nào mẹ cần đổi size bỉm tã cho bé?

Việc đổi size bỉm là cần thiết khi loại bỉm cũ không còn phù hợp với bé nữa.
Việc đổi size bỉm là cần thiết khi loại bỉm cũ không còn phù hợp với bé nữa.

Cân nặng của trẻ sơ sinh tăng rất nhanh trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy mà mẹ cũng cần đổi size bỉm tã cho bé liên tục. Việc đổi size bỉm là cần thiết khi loại bỉm cũ không còn phù hợp với bé nữa. Vậy khi nào mẹ cần đổi size bỉm tã cho bé? Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ những dấu hiệu nhận biết sau đây để chọn size bỉm tã cho bé:

  • Bị tràn khi bé tiểu tiện nhiều.

Khi chưa tới giờ thay bỉm như thông thường mà bỉm đã bị tràn thì đó là lúc mẹ cần đổi size bỉm cho con. Như vậy sẽ giữ vệ sinh và tạo sự thoải mái cho bé.

  • Bị chật.

Trong lúc thay tã, mẹ hãy để ý xem con có bị lằn đỏ không. Nếu vùng eo và hông bé bị hằn thì chứng tỏ chiếc bỉm đã quá nhỏ so với bé. Để con được thoái mái trong vận động thì nên tăng size bỉm cho bé mẹ nhé!

  • Bỉm không đàn hồi.

Để biết bỉm có còn đàn hồi hay không, mẹ phải thử một việc nhỏ sau: đặt ngón tay vào giữ bỉm và chân của bé. Nếu nhấc lên mà bỉm không đàn hồi lại thì đó chính là dấu hiệu của việc bé cần đổi size bỉm tã.

  • Bị ngắn.

Một chiếc bỉm vừa vặn là khi mẹ kéo được dây thun lên qua rốn của bé. Vậy khi mà dây thun cách rốn quá xa thì cũng là lúc mẹ cần tăng size cho bé rồi đấy!

  • Cân nặng của bé vượt quá số size của bỉm.

Mẹ cần phải theo dõi cân nặng của bé thường xuyên để biết khi nào bé cần đổi bỉm phù hợp. Thông thường trên các bao bì bỉm tã đều có thông số chi tiết. Mẹ cần xem xét kĩ lưỡng để chọn đúng size bỉm cho bé.

Giữa rất nhiều thương hiệu tã về tã dán trên thị trường, nhiều mẹ vẫn tin tưởng lựa chọn tã dán Mamamy Ultraflow cho bé yêu bởi khả năng ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho bé khi sử dụng. Hiện nay, Mamamy đang có chương trình Mua tã Tặng quà lên đến 850k, cứ mua là 100% có quà đó mẹ

Nhanh tay MUA NGAY TẠI ĐÂY kẻo hết mẹ nha!

Mua tã tặng bình nước giữ nhiệt Beddy Bear

4. Cách đóng bỉm đúng cho trẻ

Có thể mẹ chưa biết cách đóng bỉm với bé trai và bé gái là khác nhau. Do đặc điểm bộ phận sinh dục khác nhau hoàn toàn nên điều này cũng làm ảnh hưởng tới việc chọn bỉm
Có thể mẹ chưa biết cách đóng bỉm với bé trai và bé gái là khác nhau. Do đặc điểm bộ phận sinh dục khác nhau hoàn toàn nên điều này cũng làm ảnh hưởng tới việc chọn bỉm

Trước khi đóng bỉm cho bé, điều đầu tiên mẹ cần làm đó là rửa tay sạch. Vi khuẩn trên bàn tay có thể gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ. Việc giữ cho đôi tay sạch sẽ là cần thiết để tránh tình trạng này. Có như vậy bé mới không bị khó chịu khi đóng bỉm.

Mẹ tham khảo sản phẩm giấy ướt Mamamy 100 tờ để vệ sinh trước khi thay bỉm mới vừa tiện lợi vừa bảo đảm sức khoẻ cho bé tốt hơn.

Có thể mẹ chưa biết cách đóng bỉm với bé trai và bé gái là khác nhau. Do đặc điểm bộ phận sinh dục khác nhau hoàn toàn nên điều này cũng làm ảnh hưởng tới việc chọn bỉm. Sau đây Góc của mẹ sẽ mách mẹ một số mẹo nhỏ khi đóng bỉm cho bé:

  • Đối với bé trai:

Thông thường khi bé trai tiểu tiện sẽ bị ướt ở phần đầu của tã. Vì thế khi chọn bỉm mẹ nên ưu tiên loại bỉm có miếng lót phụ. Khi thay bỉm cho bé, mẹ phải để bộ phận sinh dục của bé hướng xuống. Việc này sẽ làm giảm bớt tình trạng nước tiểu bị tràn ra ngoài.

  • Đối với bé gái:

Ngược lại với bé trai, bé gái thường bị ướt ở phần giữ và sau của tã. Vậy nên mẹ cần chọn loại bỉm dày ở vị trí này để dễ dàng cho bé nhé!

Chọn bỉm tã phù hợp cho con có vẻ là một điều cần phải suy nghĩ nhiều với các bà mẹ. Mong rằng qua bài viết này mẹ có thể tìm được đúng loại bỉm tã cho bé được thoải mái nhất. Khi thay bỉm tã cho con, mẹ nên cố gắng đóng bỉm đúng cách để bé được thoải mái nhất. Và mẹ hãy luôn dịu dàng, kiên nhẫn với trẻ. Chúc mẹ và bé có đủ sức khỏe và niềm vui!

Tìm hiểu thêm:

Câu hỏi thường gặp về bỉm tã Mamamy UltraFlow

Hướng dẫn mẹ cách thay bỉm cho bé theo 5 bước đơn giản

Cho dù mẹ cho trẻ bú bình sữa công thức hằng ngày hay thỉnh thoảng cho trẻ bú bình, điều quan trọng là phải sử dụng núm ti sạch. Vệ sinh núm ti có thể khó khăn và phiền phức hơn mẹ nghĩ. Hãy tham khảo 5 lưu ý vệ sinh núm ti đúng cách dưới đây để biết cách cọ rửa núm ti sạch và an toàn nhất cho bé nhé.

1. Chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ

Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh núm ti cho bé ba mẹ cần nghiên cứu kỹ cách chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ
Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh núm ti cho bé ba mẹ cần nghiên cứu kỹ cách chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ

Trước khi tìm hiểu cách vệ sinh núm ti cho bé ba mẹ cần nghiên cứu kỹ cách chọn mua núm ti phù hợp cho trẻ . Tuỳ theo từng độ tuổi mà các nhà sản xuất sẽ có những thiết kế núm ti khác nhau. Đối với các bé sơ sinh chất liệu của núm ti sẽ thường mềm , lỗ ti nhỏ và thường kèm theo nút chống sặc. Đối với các bé lớn hơn từ 6 tháng tuổi trở đi , sức hút mạnh, lợi của bé đã cứng cáp hơn vì vậy ba mẹ nên chọn núm ti có chất liệu dày dặn và dai hơn, cũng như lỗ ti lớn hơn để trẻ dễ dàng mút sữa.

Để giúp bé luôn ngon miệng, tránh các trường hợp bé bị sặc sữa hay đầy hơi. Mẹ nên tìm hiểu kỹ về thiết kế và chất liệu của núm ti :

  • Núm ti nên được thiết kế ống chống sặc và đầy hơi. Giúp đẩy bọt khí thoát ngược về phía đáy chai để bé không bị hít lại khí.
  • Lỗ núm ti nên có thiết kế hình chữ thập . Sữa chỉ chảy khi có lực hút từ bé giúp bé không bị sặc.
  • Chất liệu silicone chuyên dùng cho thực phẩm – nguyên liệu an toàn cho bé.

Mẹ tham khảo thêm: Núm ti silicone chống sặc và đầy hơi cho trẻ.

2. Vệ sinh núm ti lần đầu sau khi mua về

Trước khi cho trẻ ti một bình sữa mới hoặc thay thế một núm ti mới hãy làm vệ sinh sạch sâu núm ti cho con mình
Trước khi cho trẻ ti một bình sữa mới hoặc thay thế một núm ti mới hãy làm vệ sinh sạch sâu núm ti cho con mình

Trước khi cho trẻ ti một bình sữa mới hoặc thay thế một núm ti mới hãy làm vệ sinh sạch sâu núm ti cho con mình để đảm bảo ba mẹ không đưa vi trùng hoặc hóa chất vào cơ thể của con.

  • Đặt nồi lên bếp trên lửa lớn để đun sôi nước. Hãy để núm ti bình sữa trẻ em trong nước sôi ít nhất năm phút, việc này giúp làm mềm núm sữa. Dùng kẹp gắp núm ti đã khử trùng ra khỏi nước nóng.
  • Để khô hoàn toàn núm ti trước khi sử dụng. Điều này cũng sẽ đảm bảo rằng núm ti đã rửa không còn nhiệt dư hoặc vẫn chứa những giọt nước nóng có thể làm bỏng bé.

3. Cọ rửa vệ sinh núm ti hằng ngày

Ngoài lần tiệt trùng đầu tiên, không cần phải tiệt trùng bình sữa, vệ sinh núm ti thường xuyên bằng nước xà phòng
Ngoài lần tiệt trùng đầu tiên, không cần phải tiệt trùng bình sữa, vệ sinh núm ti thường xuyên bằng nước xà phòng

Ngoài lần tiệt trùng đầu tiên, không cần phải tiệt trùng bình sữa, vệ sinh núm ti thường xuyên bằng nước xà phòng hoặc đun thời gian lâu trong nước sôi. Trên thực tế, việc tiệt trùng liên tục bằng cách đun sôi có thể khiến các hóa chất nhân tạo ngấm vào chất lỏng theo thời gian.

  • Hằng ngày sau khi sử dụng Ba mẹ nên tiến hành đổ bỏ sữa thừa ngay khi dùng xong.
  • Đổ đầy nước nóng vào chậu và thêm 1 đến 2 giọt xà phòng cọ rửa chuyên dụng . Xoay tay trong nước để hòa tan xà phòng.
  • Cho núm ti vào chậu nước và dùng bàn chải cọ rửa. Mẹ cũng có thể thêm các bộ phận khác của bình sữa trẻ em mà bạn muốn rửa. Sau đó, lấy bàn chải nhỏ có lông ở cuối và cọ rửa bên trong núm ti . Làm sạch xung quanh các lỗ để phá vỡ mọi tắc nghẽn.
  • Nếu sữa bị khô ở núm ti, mẹ có thể ngâm chúng vài phút. Chú ý đến sữa trong các lỗ của núm ti để không bỏ sót sữa khiến núm ti bị sữa khô đóng cặn hay nuôi dưỡng vi khuẩn .
  • Để biết mẹ đã rửa vệ sinh núm ti kỹ hay chưa, hãy vắt nước qua các lỗ của núm ti. Nếu nước không chảy qua, mẹ cần phải chà thêm sữa khô ra khỏi chúng.
  • Sau đó để bình sữa, núm ti đã rửa vào các khay úp bình sữa. Nên dùng loại khay có nắp đậy để khô ráo, sẵn sàng cho những lần sử dụng sau .

 4. Đầu tư vào nước rửa núm ti và dụng cụ rửa núm ti

Đầu tư vào nước rửa núm ti và dụng cụ rửa núm ti
Đầu tư vào nước rửa núm ti và dụng cụ rửa núm ti

Đó có thể là một thách thức thực sự để có được núm ti sạch nhất. Dụng cụ rửa núm ti và nước rửa núm ti sẽ là đồng minh tốt nhất của mẹ trong việc cọ rửa những điểm khó tiếp cận. Chỉ cần nhớ, dụng cụ này chỉ nên được sử dụng trên bình sữa của trẻ. Sử dụng chung với các vật dụng khác có thể gây ra nhiễm khuẩn chéo.

4.1. Dụng cụ rửa núm ti nên đáp ứng các yếu tố :

  • Thiết kế thông minh và tiện dụng : Tự động điều chỉnh phù hợp với đường kính từng vật dụng dù to hay nhỏ.
  • Đầu cọ làm từ màng xốp tươi siêu mềm mịn, giúp rửa sạch núm ti tối đa, cọ rửa dễ dàng, tiết kiệm công sức và thời gian cho mẹ.

Sản phẩm được các mẹ yêu thích : Bộ dụng cụ cọ rửa bình sữa quay 360 độ.

4.2. Nước rửa núm ti nên đáp ứng các yếu tố :

  • Ít bọt , không mùi, không hoá chất , không để lại tồn dư sau khi rửa
  • Thành phần an toàn, được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên.
  • Chỉ nên sử dụng các sản phẩm nước rửa núm ti , bình sữa chuyên dụng. Xà phòng hay các chất tẩy rửa khác có thể chứa những chất hoá học gây kích ứng cho trẻ. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản nước rửa cho trẻ sơ sinh đang được các mẹ hiện đại ưa chuộng.

Xem thêm: Nước rửa bình sữa và rau quả, đảm bảo sức khoẻ cho cả nhà.

 5. 4 Lưu ý khác khi vệ sinh núm ti

  • Vì bồn rửa thực sự có thể bị bẩn, không nên rửa núm ti trong bồn rửa. Thay vào đó, hãy sử dụng riêng một chậu sạch để đựng núm ti.
  • Nhớ rửa kỹ tay trong ít nhất 20 giây trước khi cầm nắm vào núm ti. Hãy chắc chắn rằng mẹ đã rửa kỹ và lau khô tay trước khi chuẩn bị bình sữa tiếp theo cho bé.
  • Cố gắng tháo rời và rửa sạch bình sữa ngay sau khi bé ăn xong. Tránh để sữa khô trong núm vú vì nó sẽ làm tắc các lỗ và khó làm sạch chúng hơn. Đôi khi sẽ để lại mùi hôi khó khiến bó khó chịu, thậm chí là bỏ bú.
  • Hãy để núm ti khô hoàn toàn trước khi lắp ráp lại để tránh nấm mốc phát triển. Giá phơi đồ là một giải pháp lý tưởng.
  • Thay thế núm ti ngậm khi hỏng hay xuất hiện các vết nứt để tránh núm vú bị nhiễm khuẩn.

Vừa rồi là những thông tin về cách vệ sinh núm ti có thể tránh bị mốc, an toàn cho bé, hy vọng những chia sẻ này hữu ích cho mẹ. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Có thể mẹ muốn biết :

Có nên cho trẻ ngậm núm giả không?

Nước rửa bình sữa và rau quả MAMAMY có thành phần như thế nào?

Nguồn tham khảo :

https://www.wikihow.com/Clean-Bottle-Nipples

https://www.verywellfamily.com/how-to-sterilize-baby-bottles-nipples-and-more-290136

Tuần đầu tiên trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ luôn là thời gian rất quan trọng. Đây là lúc bé bắt đầu tập làm quen với thế giới bên ngoài thay vì ở trong bụng mẹ. Và cơ thể bé buộc phải thích nghi với việc vận động một cách tự lập chứ không phải hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ nữa. Vì thế mà trong tuần đầu tiên này trẻ sơ sinh đã có những thay đổi nổi bật rồi. Thêm vào đó, cuộc sống của các bà mẹ thay đổi chóng mặt vì có thêm một đứa bé trong gia đình. Đây vừa là thời gian đầu của bé, vừa là thời gian đầu của mẹ. Nhiều mẹ còn bỡ ngỡ, băn khoăn trong việc phải chăm sóc bé 1 tuần tuổi như thế nào? Hãy cùng Góc của mẹ giải đáp thắc mắc nhé!

1. Sự thay đổi của bé 1 tuần tuổi

1.1. Cân nặng

Nhiều mẹ sẽ bối rối khi cân của bé bị sụt so với cân nặng lúc mới lọt lòng
Nhiều mẹ sẽ bối rối khi cân của bé bị sụt so với cân nặng lúc mới lọt lòng

Nhiều mẹ sẽ bối rối khi cân của bé bị sụt so với cân nặng lúc mới lọt lòng. Trên thực tế, hầu hết các trẻ sơ sinh đều bị sụt cân sinh lý trong nửa tuần đầu sau sinh. Trọng lượng của bé thường giảm khoảng 10% so với trọng lượng sơ sinh và sẽ tăng trở lại sau 7 ngày. Sau khoảng 2 tuần thì cân nặng của bé mới đạt được cân nặng sơ sinh ban đầu. Đây là hiện tượng bình thường nên mẹ không nên lo lắng.

Trẻ 1 tuần tuổi tăng cân khá nhanh, trung bình trong vài tháng đầu bé tăng khoảng 100 – 200g mỗi tuần.

1.2. Tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của bé 1 tuần tuổi khá kém
Hệ tiêu hóa của bé 1 tuần tuổi khá kém

Hệ tiêu hóa của bé 1 tuần tuổi khá kém. Trong vài ngày đầu, bé có thể đi vệ sinh nhiều lần và thải ra phân su. Phân su là 1 chất tích tụ trong ruột bé từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ có màu xanh đậm hoặc đen. Lượng phân đi mỗi lần cũng rất ít nên mẹ chỉ cần dùng tã giấy cho bé. Việc này sẽ dừng lại khi bé bắt đầu được bú nhiều hơn, phân sẽ chuyển sang màu vàng. Màu của phân cũng phụ thuộc vào cách mẹ cho bé ăn như thế nàn. Nếu bé bũ sữa mẹ thường xuyên, phân của bé sẽ mềm hơn. Mẹ lưu ý đây không phải tiêu chảy nên không cần hốt hoảng nhé. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đi “ị” khá nhiều, một ngày bé có thể đi từ 8 – 12 lần.

1.3. Vận động và giác quan

Vận động và giác quan của bé 1 tuần tuổi
Vận động và giác quan của bé 1 tuần tuổi

Thời gian tuần đầu tiên của cuộc đời, bé chủ yếu chỉ ăn, ngủ, khóc và đi vệ sinh. Hành động của bé chỉ đơn giản như cử động tay chân đồng thời, biết ngẩng đầu khi được đặt nằm sấp. Bé sơ sinh ngủ nhiều, một ngày bé có thể ngủ đến 16 tiếng. Giấc của của trẻ rất ngắn, và thường bé sẽ chìm vào giấc ngủ sau khi được ăn no.

Thị lực của bé 1 tuần tuổi rất kém, bé chỉ có thể nhìn rõ các vật thể trong khoảng 20 – 30cm, có thể theo dõi vật chuyển động. Thính giác của trẻ cũng chưa được hoàn thiện, nhưng bé có thể nhận ra giọng nói của bố mẹ vì đã được nghe từ trong bụng mẹ. Lúc này bé chỉ cảm nhận được vị ngọt bằng vị giác, và biết nhận biết mùi sữa mẹ bằng khứu giác. Trẻ rất thích được ôm ấp da kề da, vì vậy mẹ hãy gần gũi với bé thật nhiều nhé! Một lưu ý nhỏ nữa là cơ cổ và lưng của bé còn yếu, vì vậy khi bế bé mẹ phải đỡ sau đầu của bé.

2. Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé 1 tuần tuổi

2.1 Cho trẻ bú sữa

Cho trẻ 1 tuần tuổi bú sữa
Cho trẻ 1 tuần tuổi bú sữa

Không thể phủ nhận, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nếu mẹ đang cho con được bú sữa mẹ thường xuyên, không còn phải lo lắng nhiều. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé phát triển toàn diện. Mẹ cần duy trì chế độ ăn dinh dưỡng, uống nhiều nước và cho bé bú thường xuyên để kích thích tuyến sữa. Có như vậy mới đủ sữa cho con bú để bé được phát triển một cách tốt nhất. Một ngày bé có thể bú 8 lần, mỗi lần bú khoảng 90ml sữa. Tuy nhiên, cách dễ hơn để biết bé đã ăn đủ hay chưa là xem tã của bé. Nếu tã bé ướt từ 4 – 6 lần/ngày thì đó là một dấu hiệu tốt.

Nếu trong điều kiện bé không được uống sữa mẹ, người chăm sóc trẻ có thể cho bé uống sữa bột trẻ em. Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, cách pha sữa cho bé và chia nhỏ số lần uống.

2.2. Chăm sóc dây rốn cho bé       

Chăm sóc dây rốn của bé 1 tuần tuổi
Chăm sóc dây rốn của bé 1 tuần tuổi

Khoảng thời gian 1 tuần đầu này dây rốn của bé chưa rụng, vì vậy mẹ cần chăm sóc cuống rốn của bé cẩn thận để không bị nhiễm trùng rốn. Nên sát trùng rốn hàng ngày cho trẻ, tránh va chạm và theo dõi tình trạng dây rốn của bé. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, mẹ cần nhanh chóng liên lạc với bác sĩ.

2.3. Chọn bỉm tã cho bé 1 tuần tuổi

Chọn bỉm tã cho bé 1 tuần tuổi
Chọn bỉm tã cho bé 1 tuần tuổi

Thông thường với trẻ 1 tuần tuổi, các mẹ nên sử dụng tã giấy hoặc miếng lót sơ sinh. Mẹ nên chú ý thay tã thường xuyên cho bé để bé không bị khó chịu. Để ý thái độ của bé hơn để biết khi nào tã ướt. Một việc nữa là mẹ nên chọn loại tã có thương hiệu, thấm hút tốt, khô thoáng và không gây kích ứng da cho bé. Làn da của bé lúc này rất nhạy cảm nên mẹ cần chăm sóc thật kĩ nhé!

Một điều nữa là mẹ cũng nên theo dõi tình trạng chất thải của bé để biết bé có đang phát triển bình thường hay không. Cần cho trẻ tới bác sĩ nếu mẹ thấy gì khác để kịp thời giải quyết.

2.4. Chăm sóc bản thân mình

Chăm sóc bản thân mình
Chăm sóc bản thân mình

Dù có bận rộn đến đâu trong việc chăm sóc trẻ thì mẹ cũng cần quan tâm tới chính mình nữa. Sau sinh là một khoảng thời gian khá mệt mỏi và mẹ cần được nghỉ ngơi và bồi bổ. Lấy lại được sức khỏe thì mẹ mới có thể chăm sóc con thật tốt, đúng không nào? Đây là lúc vai trò của người cha trong gia đình được phát huy một cách triệt để đấy. Mẹ hãy nghỉ ngơi một chút và để ba lo phần còn lại cho con nhé!

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc vất vả và cần nhiều sự kiên nhẫn. Nhất là với bé mới sinh, bé đang rất cần sự yêu thương chăm sóc của người mẹ. Mẹ hãy luôn thật dịu dàng và dành nhiều thời gian cho con mẹ nhé! Góc của mẹ xin chúc mẹ và bé mạnh khỏe và hạnh phúc!

Tìm hiểu thêm:

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Nhiều phụ huynh thường nghĩ, chọn trò chơi cho bé chỉ cần con thích, con thấy vui là được. Mà không nghĩ đến các công dụng thiết yếu của các trò chơi mà con mình tiếp xúc thường ngày.

1. Tại sao phải lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ nhỏ?

Trẻ em luôn bị cuốn hút bởi những đồ chơi có hình khối và màu sắc. Tuy nhiên, đằng sau những vật dụng dễ thương đó còn như một cuốn cẩm nang giúp con nhỏ khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống.

Các hoạt động vui chơi không chỉ giúp con thích thú. Mà nó còn giúp thúc đẩy quá trình phát triển về mặt xã hội, tinh thần, thể chất và nhận thức của trẻ. Đây cũng là một trong những phương pháp gián tiếp giúp con học hỏi và khám phá thế giới xung quanh.

Không chỉ vậy, thông qua các trò chơi cho trẻ em. Con không chỉ học được tính sáng tạo, tư duy. Mà còn phát huy khả năng giao tiếp với mọi người. Đây cũng là cách giúp con nhỏ năng động, tự tin hơn mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ.

Trẻ em luôn bị cuốn hút bởi những đồ chơi có hình khối và màu sắc
Trẻ em luôn bị cuốn hút bởi những đồ chơi có hình khối và màu sắc

Vì vậy, lựa chọn trò chơi phù hợp cho trẻ nhỏ là một trong những lưu ý quan trọng mà mỗi bậc phụ huynh nên lưu ý. Đây không chỉ là điều giúp kết nối cha mẹ – con cái. Mà còn giúp con phát triển toàn diện dù ở bất cứ độ tuổi nào.

2. Cách lựa chọn trò chơi cho bé để con phát triển tư duy toàn diện

2.1. Với trẻ dưới 1 tuổi

Nhiều người thường lầm tưởng trẻ dưới 1 tuổi chưa biết nhiều. Nên việc lựa chọn trò chơi cho bé chỉ mang tính chất giải trí đơn thuần. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm.

Trẻ giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển nhận thức. Thời điểm này, trẻ rất thích khám phá thế giới xung quanh. Và luôn cần bố mẹ bên cạnh để dẫn dắt bé.

Ở giai đoạn này, bé đã có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. Đây cũng là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về trí lực. Khi được bế ra ngoài thì bé luôn thích nhìn ngắm khắp nơi. Và thích cầm, nắm bất cứ thứ gì mà trẻ cầm được.

Vì vậy trong độ tuổi này, trò chơi cho bé phù hợp nhất chính là cách giao tiếp của cha mẹ với thiên thần của mình. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được người lớn nói chuyện càng nhiều bao nhiêu thì có vốn từ vựng càng lớn bấy nhiêu.

Bên cạnh đó, một giá treo đồ chơi, một chiếc lục lạc sắc màu… Hay một em thú nhồi bông nhỏ nhắn sẽ là lựa chọn vô cùng phù hợp cho bé. Lưu ý cha mẹ nên chọn đồ chơi có chất liệu tốt, nhãn hiệu an toàn. Bởi bé có thể bỏ lên miệng bất cứ lúc nào.

Lưu ý cha mẹ nên chọn đồ chơi có chất liệu tốt, nhãn hiệu an toàn
Lưu ý cha mẹ nên chọn đồ chơi có chất liệu tốt, nhãn hiệu an toàn

2.2. Chọn trò chơi cho bé từ 1 – 3 tuổi

Trẻ lên 3 tuổi là cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự bùng nổ về kỹ năng, nhận thức. Do đó, trong giai đoạn phát triển của trẻ lên 3, việc lựa chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi sẽ hỗ trợ rất nhiều và giúp con trẻ phát triển toàn diện về tư duy, thể chất.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi khá hiếu động. Vì vậy, các bé thường thích những loại đồ chơi có thể di chuyển được. Thế nên, bố mẹ nên lựa chọn đồ chơi cho bé 3 tuổi kích thích sự năng động, hoạt bát. Để giúp trẻ sở hữu 1 cơ thể dẻo dai, vui chơi lành mạnh.

Trẻ lên 3 tuổi là cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự bùng nổ về kỹ năng, nhận thức
Trẻ lên 3 tuổi là cột mốc cực quan trọng đánh dấu sự bùng nổ về kỹ năng, nhận thức

Một số đồ chơi vận động mà bố mẹ nên lựa chọn cho con là:

  • Đồ chơi có bánh xe: xe đạp trẻ em, xe máy, ô tô điện, giày trượt patin, ván trượt, xe lắc…
  • Đồ chơi khích thích vận động: bóng đá, bóng rổ, chơi thả diều, cầu trượt, xích đu, nhà bóng, bập bênh, hay cho trẻ tập bơi…

Đây là những trò chơi cho bé vô cùng phù hợp, đặc biệt từ 1 – 3 tuổi. Để giúp các bé phát triển mối quan hệ tốt, thoải mái vận động, rèn luyện thể lực cũng như tư duy, sáng tạo.

2.3. Chọn trò chơi cho bé từ 3 – 5 tuổi

Đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi, thông thường các bé đã bắt đầu cải thiện rõ rệt về khả năng nói của mình. Bé cũng bắt đầu ham học hỏi. Từ đó dần hoàn thiện được khả năng trí não và kỹ năng vận động. Nên việc chơi các món đồ chơi xếp hình trở nên khá phù hợp.

Đồng thời đây cũng là thời gian lý tưởng để con làm quen với màu sắc, hình khối. Khi trẻ hơn 4 tuổi có thể dạy con nhận biết các con số và truyện tranh. Để con phát huy tối đa khả năng tư duy của mình.

Đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi, thông thường các bé đã bắt đầu cải thiện rõ rệt về khả năng nói của mình
Đối với trẻ từ 3 – 5 tuổi, thông thường các bé đã bắt đầu cải thiện rõ rệt về khả năng nói của mình

2.4. Với trẻ từ 5 – 7 tuổi

Đồ chơi cho trẻ từ 5 – 7 tuổi là 1 sự lựa chọn khó khăn của rất nhiều các bậc phụ huynh. Bởi lúc này bé đã lớn, có nhiều thay đổi về tính cách và suy nghĩ. Nên bố mẹ không biết con thích đồ chơi gì? Nên chọn đồ chơi cho trẻ em thiên về thông minh, phát triển tư duy hay đồ chơi giải trí?

Khi trẻ ở độ tuổi đến trường, trẻ sẽ bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc lên ý tưởng, trình tự làm việc hay chơi theo nhóm. Các trò chơi của trẻ phần lớn là trẻ tự chơi 1 mình. Hoặc có thể là rủ bạn bè cùng chơi. Chứ không phải là cùng hợp tác với bạn bè chúng để cùng hoàn thành 1 trò chơi nào đó.

Những trò chơi cho bé như cờ cá ngựa, giải câu đố, tìm hình giống nhau… Sẽ giúp trẻ thu hẹp khoảng cách giữa trẻ và bạn bè. Hơn nữa còn hình thành nên những kĩ năng sống cơ bản trong xã hội cho trẻ.

Đồ chơi cho trẻ từ 5 – 7 tuổi là 1 sự lựa chọn khó khăn của rất nhiều các bậc phụ huynh
Đồ chơi cho trẻ từ 5 – 7 tuổi là 1 sự lựa chọn khó khăn của rất nhiều các bậc phụ huynh

Việc chọn đồ chơi cho bé không chỉ đơn giản giúp các con thư giãn. Mà việc chọn đồ chơi phù hợp còn giúp con kích thích tư duy, phát triển toàn diện dù bé ở bất kỳ độ tuổi nào. Hy vọng những chia sẻ trên từ Mamamy sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn đúng đắn cho thiên thần nhỏ của mình.

Cách rặn khi chuyển dạ đúng phương pháp sẽ giúp mẹ vượt cạn nhẹ nhàng, an toàn và thành công hơn. Nhưng để thực hiện rặn đúng cách, mẹ cần phải tìm hiểu quá trình chuyển dạ, sinh nở tự nhiên cũng như những hướng dẫn và lưu ý cần thiết. 

1.Quá trình chuyển dạ và sinh nở tự nhiên

1.1. Giai đoạn xóa, mở

Giai đoạn xóa, mở
Giai đoạn xóa, mở

Đây chính là “thách thức” đau đớn và vất vả nhất mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải trải qua để chào đón bé tới thế giới này. Tại giai đoạn xóa,mở, tử cung sẽ hạ thấp xuống. Các cơn co thắt tử cung sẽ ngày một mạnh mẽ và dày đặc. Những cơn đau dữ dội sẽ tấn công chủ yếu vào vùng bụng, vùng lưng hay tầng sinh môn. Bên cạnh đó, mẹ còn cảm thấy chân tay mình run rẩy và nóng lạnh bất thường.

Dù là khởi đầu. Nhưng giai đoạn xóa, mở thường chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình chuyển dạ, sinh nở tự nhiên. Để kết thúc giai đoạn này, cổ tử cung phải đạt tới độ rộng khoảng 9-10 cm.

1.2.  Giai đoạn sổ thai nhi

Giai đoạn sổ thai nhi
Giai đoạn sổ thai nhi

Cổ tử cung sẽ đạt tới một mức độ giãn nở thích hợp khi giai đoạn xóa mở kết thúc. Bước sang giai đoạn sổ thai nhi, mẹ sẽ cảm thấy những cơn co thắt trở nên đau đớn hơn. Dưới tác động của sự co thắt tử cung, cách rặn khi chuyển dạ và lực đẩy bụng của bác sĩ đỡ đẻ. Thai nhi sẽ bắt đầu dịch chuyển và tiến dần xuống đường âm đạo. Cuối cùng trôi ra ngoài. Khi cổ tử cung mở hoàn toàn, thiên thần của mẹ sẽ chào đời.

1.3. Giai đoạn sổ nhau thai

Giai đoạn sổ nhau thai
Giai đoạn sổ nhau thai

Tại giai đoạn này, bụng mẹ sẽ đau mạnh mẽ và dồn dập hơn bất cứ khi nào. Qua đó, tiếp sức mạnh để em bé được đẩy hoàn toàn ra ngoài. Sau khi thiên thần đã rồi khỏi âm đạo của mẹ. Cổ tử cung vẫn tiếp tục co bóp để nhau thai bong, tróc khỏi thành tử cung và đẩy ra ngoài. Khi ấy, các cơn đau bụng sẽ giảm đi rất nhiều. Chúng chỉ đạt mức đau như những cơn đau thời kỳ đèn đỏ. Và điều mẹ cần làm là rặn thêm để đẩy hết nhau thai ra ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ hết sức, không thể rặn hết nhau thai ra ngoài. Bác sĩ sẽ đưa tay theo đường âm đạo vào tử cung của mẹ để giúp mẹ loại bỏ hết nhau thai đó. Và hiển nhiên, mức độ đau khi bác sĩ đưa tay vào sẽ cao hơn rất nhiều sao với việc mẹ tự dặn. Do đó, mẹ cần biết cách rặn khi chuyển dạ để giữ sức cho đến cuối quá trình vượt cạn.

2. Vì sao mẹ cần tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ?

Vì sao mẹ cần tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ?
Vì sao mẹ cần tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ?

Mang thai và sinh nở là thiên chức của người phụ nữ. Nhưng đâu phải tự dưng người phụ nữ biết cách rặn đẻ đúng chuẩn. Trong khi đó, cách rặn khi chuyển dạ chính là chìa khóa để mẹ vượt cạn nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Nếu mẹ biết phương pháp rặn đúng cách, mẹ sẽ có thể tự kiểm soát bản thân, bảo toàn năng lượng và giữ sức tới cuối buổi sinh. Qua đó, mẹ sẽ không phải đối mặt với tình trạng kiệt quệ, tổn thương đường âm đạo hoặc băng huyết sau khi sinh. Hơn hết, bé sẽ được giảm khả năng bị ngạt khi mắc kẹt trong bụng mẹ quá lâu.

Như vậy, việc tìm hiểu cách rặn khi chuyển dạ, sinh nở là điều cần thiết với tất cả các bà mẹ.

3. Cách rặn khi chuyển dạ

3.1. Tư thế chuẩn của thai phụ khi lên bài bàn đẻ

Tư thế chuẩn của thai phụ khi lên bài bàn đẻ
Tư thế chuẩn của thai phụ khi lên bài bàn đẻ
  • Nằm cao đầu, người và chân tạo một góc 45 độ.
  • Mông hơi nâng lên một chút.
  • Hai tay đặt hai bên, nắm chặt 2 càng bàn sinh.
  • Hai chân dẫm mạnh vào giá để chân.
  • Lưng áp chặt vào bàn sinh.

Bản chất của rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn là phối hợp động tác hít thở, rặn với nhịp của những cơn co thắt tử cung.

3.2. Hướng dẫn cách rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn

Hướng dẫn cách rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn
Hướng dẫn cách rặn khi chuyển dạ đúng chuẩn

Dấu hiệu khi cơn co thắt đến là khi mẹ cảm nhận bụng mình cứng lên và nỗi đau cũng dần dần xuất hiện. Lúc này mẹ hãy hít một hơi thật sâu. Rồi nín thở. Ngậm chặt miệng, không phát ra âm thanh để tránh hụt hơi. Hai tay nắm chặt càng hai bên bàn sinh. Hai chân đạp thật mạnh vào hai ống treo cổ chân. Sau đó, dồn toàn bộ hơi thở. Đẩy mạnh chúng xuống vùng bụng dưới.

Tác động của lực này đi kèm với sự co thắt của tử cung sẽ đẩy em bé ra ngoài theo đường âm đạo. Nếu mẹ cảm thấy hết hơi mà bụng vẫn còn đau thì có thể lấy thêm một hơi nữa là rặn đến khi cảm giác đau bụng biến mất.

Giữa hai cơn co thắt, mẹ thường có khoảng 50 đến 60 giây để nghỉ ngơi và dưỡng sức để chuẩn bị cho lần rặn kế tiếp. Khi ấy, mẹ hãy thực hành cách hít thở sâu. Qua đó, lấy lại sức nhanh nhất có thể. Mỗi một lần rặn khi chuyển dạ, mẹ hãy hít vào bằng mũi rồi dồn lực đẩy bé ra ngoài và thở ra bằng miệng.

Sau khi đầu em bé thò ra khỏi cơ thể mẹ, bác sĩ sẽ giúp bé xoay người và hỗ trợ kéo thân em ra ngoài. Nếu em bé quá to so với độ rộng cửa mình âm đạo. Bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để giúp mẹ vượt cạn thành công. Như vậy, những thiên thần được chào đời một cách hoàn toàn tự nhiên với sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 lựa. Lực rặn của mẹ, lực co thắt của tử cung và lực đẩy bụng của bác sĩ đỡ đẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về: 10 tư thế giảm đau hiệu quả nhất khi chuyển dạ.

4. Các lưu ý về cách rặn khi chuyển dạ

Các lưu ý về cách rặn khi chuyển dạ
Các lưu ý về cách rặn khi chuyển dạ

Với các bà mẹ sinh con đầu lòng (con so), quá trình rặn đẻ thường kéo dài khoảng 30 đến 40 phút. Còn quá trình sinh nở của những sản phụ sinh con rạ ngắn hơn, khoảng 20 đến 30 phút.

Đặc biệt, với những sản phụ sinh con so, tầng sinh môn sẽ khá chắc chắn. Nên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn trên cơ thể mẹ. Mở rộng đường ra cho bé. Điều này cũng giúp bé được sổ ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng tới phần đầu thai nhi. Cũng như phòng chống trường hợp tự rách tầng sinh môn. Bảo vệ vùng chậu của mẹ khỏi những tổn thương ngoài ý muốn.

Trong lúc rặn, sản phụ phải đảm bảo rằng lưng mình luôn thẳng, áp chặt vào bề mặt bàn sinh. Còn phần mông thì hướng ra phía trước. Đặc biệt, mẹ phải cắn miệng thật chặt, không để phát ra tiếng động. Âm thanh thoát ra ngoài sẽ khiến mẹ bị hụt hơi. Dẫn đến việc rặn không hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo:

5 điều hữu ích mẹ cần phải để chuyển dạ nhẹ nhàng.

Hơn hết, khi mới bắt đầu quá trình chuyển dạ, mẹ nên luyện tập hít thở theo hướng dẫn. Lắng nghe những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Và thực hiện cách rặn khi chuyển dạ đúng phương pháp. Nhờ đó, mẹ có thể chào đón em tới thế giới này với quá trình vượt cạn nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.

Một năm cũ lại qua đi, một năm mới lại đến. Tết đối với mỗi người đều là một sự kiện quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ vì đây là dịp các bé được vui chơi bên gia đình. Bên cạnh đó, những hoạt động ngày tết luôn giành được sự thích thú của trẻ. Bố mẹ có thể nhân sự kiện này để thân thiết hơn với con, dạy kĩ năng sống cho con và cùng con tìm hiểu về nét đẹp văn hóa dân tộc. Gia đình có thể tham khảo những hoạt động ngày tết cho trẻ sau đây để cùng bé đón một cái tết thật đầm ấm và vui vẻ nhé!

1. Cùng con dọn dẹp nhà cửa đón Tết

Dọn dẹp và trang trí nhà cửa trước thềm năm mới là một công việc mà mọi nhà đều làm
Dọn dẹp và trang trí nhà cửa trước thềm năm mới là một công việc mà mọi nhà đều làm

Dọn dẹp và trang trí nhà cửa trước thềm năm mới là một công việc mà mọi nhà đều làm. Đây là một thói quen tốt mà bố mẹ nên rèn cho con từ khi còn nhỏ. Việc tổng vệ sinh nhà cửa cùng con sẽ giúp bố mẹ nói chuyện với con nhiều hơn. Mặc dù đối với trẻ việc vệ sinh nhà cửa khá nhàm chán và mệt mỏi, nhưng bố mẹ có thể khích lệ và động viên trẻ cùng làm. Mẹ cũng có thể giúp bé hào hứng và vui vẻ hơn bằng các hoạt động như sơn tường, trang trí đồ vật… Cùng bé chuẩn bị đón tết là một việc mà bố mẹ không nên bỏ qua.

2. Mua sắm online cùng bé

Mua sắm online cùng bé
Mua sắm online cùng bé

Hầu như mọi người đều thích mua sắm, trẻ con cũng không ngoại lệ. Việc sắm sửa đồ dùng ngày tết dường như đã trở thành thông lệ hàng năm. Đối với trẻ đây là một việc rất thú vị vì được sắm sửa đồ mới. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh mà mua sắm online sẽ là phương án tối ưu. 

Mẹ và bé có thể cùng lên danh sách mua sắm. Lên mạng tìm kiếm sản phẩm cần mua, dạy cách bé so sánh giá và đọc các thông số của sản phẩm. Hơn nữa, mẹ nên khuyến khích bé đưa ra quan điểm của mình khi thấy một mặt hàng trên mạng nào đó. 

Điều này sẽ giúp bé tự tin, dạn dĩ hơn và biết chăm lo cho gia đình của mình hơn. Đây là một hoạt động ngày tết cực kì ý nghĩa cho trẻ.

Cùng lựa chọn đồ Tết cho bé nào mẹ ơi!

3. Gói bánh chưng

Bánh chưng là một loại bánh cổ truyền của dân tộc không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết. Khi gói bánh, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau, cùng trò chuyện vui vẻ. Gia đình có thể cho bé cùng tham gia chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh. Đối với mỗi trẻ em, khi được tự tay làm nên một chiếc bánh hoàn chỉnh đều rất thích thú và vui vẻ. Thông qua hoạt động này, bố mẹ có thể dạy cho con biết phong tục tập quán của dân tộc mình, kể cho con nghe câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” của Việt Nam ta. Hoạt động này sẽ là một kỉ niệm ngày tết khó quên trong lòng bé vì đây là lúc bé được tận hưởng những giây phút trọn vẹn bên gia đình.

4. Đón giao thừa

Năm nay vì có covid mà khả năng cao nhà mình không ra ngoài ngắm pháo hoa được
Năm nay vì có covid mà khả năng cao nhà mình không ra ngoài ngắm pháo hoa được

Bất kì đứa trẻ nào cũng háo hức khi được thức đến nửa đêm chờ thời khắc giao mùa. Vào buổi tối trước đó, bố mẹ có thể cùng con xem những chương trình chào năm mới trên TV. Gia đình có thể cho trẻ cùng chuẩn bị mâm cúng giao thừa, chuẩn bị khay bánh kẹo và mứt tết. Và khi tới thời điểm nửa đêm, hãy cùng con đếm ngược và cùng nói “Happy New Year!”

Năm nay vì có covid mà khả năng cao nhà mình không ra ngoài ngắm pháo hoa được. Tuy thế, bố mẹ cũng hãy cùng con trò chuyện về những gì con đã đạt được trong năm qua để giúp con vui vẻ hơn nhé! Hoạt động ngày tết này sẽ mang lại rất nhiều niềm vui cho trẻ và bố mẹ.

5. Chúc tết nhau online

Chúc tết nhau online
Chúc tết nhau online

Lại một lần nữa, do covid-19 mà chúng ta đã không thể đi chúc tết như mọi năm. Thế thì tại sao bố mẹ không cùng con gọi điện thoại video để chúc tết họ hàng của mình? Đây là một trong những giải pháp tốt nhất vừa phòng tránh dịch vừa kéo gần khoảng cách họ hàng lại với nhau. 

Nếu không thể gặp mặt trực tiếp thì lì xì nhau như thế nào? Chuyện này còn đơn giản hơn bố mẹ nhé! Bố mẹ hoàn toàn có thể lì xì cho họ hàng qua các nền tảng ví điện tử: Momo, Zalo Pay, VinID,…. Bố mẹ cũng “nháy” sẵn với họ hàng trước để mọi người dùng chung một loại ví điện tử nha. Tạo luôn cho bé một tài khoản riêng để bé tận hưởng nhận lì xì… online nhé! Đây hứa hẹn sẽ là hoạt động ngày tết thú vị nhất cho bé đấy ạ.

Tổng hợp các câu thơ chúc tết người thân, họ hàng cho bé 

6. Cùng con lập kế hoạch năm mới

Bố mẹ hãy cùng con nhìn lại một năm vừa qua xem mình đã làm được những gì
Bố mẹ hãy cùng con nhìn lại một năm vừa qua xem mình đã làm được những gì

Bố mẹ hãy cùng con nhìn lại một năm vừa qua xem mình đã làm được những gì. Bên cạnh những thành tựu, lỗi lầm và sai phạm cũng cần được nhắc tới để trẻ rút kinh nghiệm. Mẹ hãy giúp con lập ra một kế hoạch cho năm tiếp theo về những việc muốn làm. Từ đó dạy cho con có ý thức trách nhiệm với mục tiêu mà mình đã đề ra. Đây cũng là một hoạt động ngày tết rất sáng tạo và ý nghĩa cho trẻ.

7. Làm bài tập tết

Việc này sẽ giúp bé nâng cao tinh thần tự giác và giúp bé ôn lại bài cũ
Việc này sẽ giúp bé nâng cao tinh thần tự giác và giúp bé ôn lại bài cũ

Với trẻ đang là học sinh thì đương nhiên không thể thiếu bài tập tết rồi. Hãy yêu cầu con làm bài tập đầy đủ trước khi quay lại trường học sau kì nghỉ tết vui chơi thỏa thích. Việc này sẽ giúp bé nâng cao tinh thần tự giác và giúp bé ôn lại bài cũ. Như vậy trẻ sẽ có đủ tự tin khi bước vào một năm mới tiếp theo.

Tất cả những hoạt động ngày tết của trẻ đều nên có bố mẹ bên cạnh. Bé sẽ có một kì nghỉ tết đáng nhớ vì đã có thời gian vui vẻ và ấm áp bên cạnh gia đình. Hy vọng bố mẹ và các bé sẽ đón tết thật bình an và hạnh phúc!

Mẹ xem thêm:

Món ăn ngày Tết các bé đều thích mê

Những câu chuyện cổ tích mẹ kể bé nghe vào ngày Tết

Lại một mùa Giáng sinh nữa lại đến rồi. Không chỉ ba mẹ mà các bé cũng vô cùng háo hức chờ đợi. Đến mùa Giáng sinh bé được ba mẹ chở đi chơi và cùng đón lễ Giáng Sinh với ba mẹ. Ngoài những món quà từ ông già Noel vô cùng đáng yêu, có nhiều ý nghĩa cho bé. Thì không thể không thiếu được những bài nhạc sôi động và nhộn nhịp đầy sự vui tươi để cho bé có những kỉ niệm thật là đáng nhớ. Sau đây, nhà mình sẽ Bật mí top 5 nhạc Giáng sinh thiếu nhi tiếng Anh hay nhất – Mẹ cần biết cho các mẹ biết nhá!

Bật mí top 5 nhạc Giáng sinh thiếu nhi tiếng Anh hay nhất
Bật mí top 5 nhạc Giáng sinh thiếu nhi tiếng Anh hay nhất

1. Jingle bells

Mỗi dịp Giáng sinh về, khắp các nẻo đường, từng ngóc ngánh lại vang lên những giai điệu vui nhộn của Jingle Bells.Jingle bells, jingle bells, jingle on all the way…”, giai điệu này đã rất quen thuộc với các bé mỗi dịp Giáng sinh về. Jingle bells với lời ca đơn giản và giai điệu thú vị. Từ lâu đã là một bài nhạc tiếng Anh giáng sinh vui nhộn không thể bỏ qua cho bé.

Jingle bells
Nhạc Giáng sinh: Jingle bells

Những hình ảnh vui nhộn, hướng dẫn các điệu nhảy đơn giản rất độc đáo có thể cho bé nhảy theo để hòa chung không khí Noel. Điểm đặc biệt nhất của Jingle bells là nó khá đơn giản để bé có thể học từ vựng và ghi nhớ lời bài hát.

Chính vì thế, bài nhạc noel này là một cách khiến mẹ có thể giúp bé học tiếng Anh hiệu quả hơn thay vì ép buộc bé. Đây chính là ứng cử viên số một cho top list bài nhạc Giáng sinh thiếu nhi cho bé đấy.

2. We wish you a Merry Christmas

Thêm một bài hát Noel thiếu nhi vô cùng quen thuộc khác. Không cần giới thiệu quá nhiều về bài hát này, tên bài hát đã nói lên tất cả. Giai điệu bài hát tươi vui không chỉ để đón một mùa Giáng Sinh an lành mà còn đón một năm mới vui vẻ, hạnh phúc.

Bài hát này, có nguồn gốc từ thế kỉ 16 tính đến nay đã hơn 500 năm. Nhưng bài hát tiếng Anh Giáng Sinh này đã vượt qua rất nhiều khó khăn của thời gian để đến với mọi người, phổ biến rộng rãi hơn và cũng được nhiều các mẹ và các yêu thích như ngày nay.

We wish you a Merry Christmas
Nhạc Giáng sinh: We wish you a Merry Christmas

Cho trẻ nghe bài nhạc Giáng sinh We wish you a Merry Christmas là một trong những cách tốt nhất để giúp bé có tinh thần vui vẻ, thoải mái và hứng khởi chào đón ngày Giáng sinh. Không chỉ thế, bài hát này cũng chính là lời chúc “Chúng ta có một Giáng sinh vui vẻ”. Cùng với lời bài hát đơn giản và giai điệu vui nhộn. Nhạc Giáng sinh này là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ để giúp bé học tiếng Anh.

3. Santa Claus is Coming to Town

Một bài hát với giai điệu nhẹ nhàng. Mang đến thông điệp tuyệt vời vào mùa Noel là “Các bé ngoan sẽ được ông già Noel ưu tiên hơn”. Mẹ có thể sử dụng bài hát này để khuyến khích bé luôn ngoan ngoãn với người lớn thì mới được ông già Noel phát quà trong đêm Giáng sinh.

Santa Claus is Coming to Town
Nhạc Giáng sinh: Santa Claus is Coming to Town

Ca khúc Santa Claus is Coming to Town được lấy cảm hứng từ chính truyền thuyết đáng yêu và được hàng triệu các bé trên thế giới hát ca mỗi dịp Giáng sinh về. Mẹ có thể mở bài nhạc Giáng sinh này cho bé nghe trước khi ngủ. Với lời ca êm dịu và du dương sẽ đưa bé vào những giấc mơ đẹp.

4. O Christmas Tree

Là một bài hát Giáng Sinh được xuất phát từ một bài hát dân ca truyền thống của người Đức. Bài hát “O Christmas Tree” gắn liền với cây thông Noel của những năm đầu thế kỉ 20. Và dần trở thành một bài hát tiếng anh cho các bé.

Giọng hát nhẹ nhàng với giai điệu bắt tai ca khúc mang tới bầu không khí vui vẻ cho đêm Giáng sinh. Và sẽ khiến cho bé hòa cùng nhịp với bài hát.

O Christmas Tree
Nhạc Giáng sinh: O Christmas Tree

Bài này có những từ ngữ tiếng Anh vô cùng cơ bản, dễ nhớ. Sẽ giúp cho bé trong việc ghi nhớ hiệu quả từ vựng tiếng Anh nhanh hơn. Chính vì vậy, đây cũng là một bài hát mà các mẹ phải biến đến đấy.

5. Up on the housetop

Up on the housetop” là một bài nhạc Giáng Sinh tiếng Anh vô cùng dễ thương và siêu đáng yêu. Bé sẽ theo chân ông già Noel đi phát quà cho tất cả trẻ em trên thế giới. Các bé sẽ thấu hiểu được sự gian khổ của ông già Noel. Khi đến từng nhà và chui vào ống khói dù rất khó khăn nhưng ông luôn lạc quan mang niềm vui đến cho bé.

Các mẹ có thể truyền đạt một bài học ý nghĩa cho các bé là phải biết trân trọng những món quà của mình, cũng như sự vất vả của người khác. Giúp các bé có thể hiểu hơn về sự giao tiếp, ứng xử cuộc sống.

Up on the housetop
Nhạc Giáng sinh: Up on the housetop

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng bài hát này để khuyến khích các bé luôn biết ngoan ngoãn, vâng lời người lớn thì sẽ nhận được những món quà quý giá. Giai điệu bắt tai này không thể thiếu cho đêm Giáng sinh ấm áp và vui vẻ của bé.

Lời kết

Trên đây là những bài nhạc Giáng sinh mà nhà mình đã mách nhỏ cho các mẹ. Hy vọng các mẹ có thể tham khảo và mang bé yêu nhà mình đến các chỗ chơi tuyệt đẹp để cảm nhận được không khí Giáng sinh nhé. Chúc các mẹ và các thiên thần nhí có mùa Giáng sinh thật hạnh phúc và ấm áp nhá!

Nhiều bố mẹ lo lắng không biết trẻ 6 tháng uống bao nhiêu sữa là đủ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mọi thông tin chi tiết lượng sữa phù hợp với trẻ, mời bố mẹ cùng tham khảo nhé!

Mẹ nên xem kĩ hơn tại: Bảng chuẩn lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tuổi và cân nặng

1. Sự tăng trưởng của trẻ 6 tháng tuổi

Trọng lượng của bé tăng gấp đôi so với lúc sơ sinh trừ trường hợp bé có vấn đề cân nặng
Trọng lượng của bé tăng gấp đôi so với lúc sơ sinh trừ trường hợp bé có vấn đề cân nặng

Thời điểm này, cơ thể bé có sự thay đổi rõ rệt. Trọng lượng của bé tăng gấp đôi so với lúc sơ sinh trừ trường hợp bé có vấn đề cân nặng. Ngoài ra, đầu của bé vẫn to hơn so với trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể bé đã có sự cân xứng hơn rất nhiều. Bố mẹ cần chú ý tới tư thế nằm của bé và sự vận động của cơ thể. Đặc biệt, nên vui đùa cùng bé, thay đổi tư thế nằm của bé thường xuyên. Bố mẹ cũng có thể kích thích thị giác, thính giác của bé bằng đồ chơi màu sắc. Nhu cầu phát triển của bé càng tăng. Do vậy bố mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn dặm và bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ?

2. Có nên cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm không?

Trong giai đoạn 6 tháng đầu, trẻ gần như được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Do vậy, sau thời điểm này trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cần thiết của trẻ. Khi thấy bé còi, nhẹ cân mà lo lắng cho bé ăn dặm sớm dù chưa đến 6 tháng tuổi. Thực tế hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện do vậy có thế gây ra nhiều tác hại. Trái lại, đến tháng thứ 7 mà bé vẫn chưa được ăn dặm thì ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Do vậy, thời điểm ăn dặm phù hợp với các bé là 6 tháng tuổi. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần cân nhắc kết hợp lượng sữa lượng sữa cho bé 6 tháng tuổi.

3. Bé ăn dặm như thế nào mới là đúng cách?

Theo chuyên gia, khi bố mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm cần từ ít đến nhiều
Theo chuyên gia, khi bố mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm cần từ ít đến nhiều

Theo chuyên gia, khi bố mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm cần từ ít đến nhiều. Đặc biết phải tuân thủ nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô và từ một loại đến nhiều loại. Một loại thức ăn của trẻ nên cho ăn từ 2-3 ngày liên tiếp để trẻ quen dần. Chỉ cho trẻ ăn khi trẻ háo hức muốn ăn và dừng lại khi trẻ có thái độ từ chối. Đặc biệt, cho biết ăn từng loại thành phần thức ăn riêng. Chỉ cho trẻ ăn thức ăn hỗn hợp khi trẻ đã ăn quen thành phần. Bố mẹ không nên sử dụng đa dạng gia vị của trẻ, hạn chế sử dụng muối, mì….. Ngoài ra, bé 6 tháng bú bao nhiêu và có chế vận động của trẻ thì việc ăn dặm sẽ thay đổi:

  • Khi bé có thể tạm ngồi được: 1 lần/ngày sau đó tăng dần 2-3 lần/ngày
  • Khi bé biết bò: 3-4 lần/ngày
  • Khi bé biết đi: 3 bữa chính + 2 bữa phụ

4. Bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Thời điểm bé chưa ăn dặm lượng sữa bé có thể nạp vào lên đến 180ml sữa. Tuy nhiên, kết hợp với ăn dặm cơ thể bé đã tiếp nhận gần đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Do vậy, nhu cầu lượng sữa của bé cũng giảm đi đáng kể. Vậy bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ đang là câu hỏi đau đầu của rất nhiều bố mẹ. Bố mẹ cứ căn cứ vào mong muốn của trẻ rồi pha sữa theo đó. Đừng vì thấy con còi và nhẹ cân mà ép bé uống. Bé chỉ uống khi bé cảm thấy đói và cần thêm chất.

Ngoài ra, từ tháng thứ 7, tùy theo chế độ ăn dặm mà lượng sữa bé cần cũng thay đổi. Mẹ nên tham khảo thêm:

Bé 7 tháng bú bao nhiêu là đủ – Dinh dưỡng một ngày của bé

Sữa công thức – nguồn dinh dưỡng thứ hai sau sữa mẹ

5. Dấu hiệu lượng sữa bé 6 tháng bú bao nhiêu là phù hợp

Dựa vào một số cử chỉ và hành động của trẻ bố mẹ có thể dễ dàng đoán ra bé đã no chưa
Dựa vào một số cử chỉ và hành động của trẻ bố mẹ có thể dễ dàng đoán ra bé đã no chưa

Khi bé được ăn và uống sữa no, bố mẹ sẽ thấy một vài dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ ngậm miệng và quay mặt đi để từ chối ăn thêm: Nếu bố mẹ đang cho bé ăn mà thấy bé mím chặt môi và quay mặt đi.
  • Tốc độ ăn của bé giảm: Đầu bữa có thể bé đói mà há to miếng vui vẻ ăn. Nhưng gần cuối bữa ăn bé bắt đầu nhai chậm rãi hoặc ngậm thức ăn.
  • Đòi bò đi chơi: Bé thấy no và không muốn ăn do vậy bé sẽ tìm niềm vui mới ở xung quanh
  • Đẩy muỗng đi chỗ khác: Bởi khi bé đã no bé sẽ không cần thêm thức ăn. Ngay lúc đó, bé có thể vứt tung bát thức ăn để đùa nghịch…
  • Lắc đầu: Nhiều bé lớn hơn một chút sẽ bày tỏ được cảm xúc ra ngoài. Bé lắc đầu từ chối thức ăn hoặc đưa ra lời từ chối. Nhiều khi bố mẹ không hiểu những hành động của trẻ. Những cử chỉ nhỏ thôi bé có thể phát ra tín hiệu để biểu đạt mong muốn của mình.

Vậy nên, trẻ 6 tháng uống bao nhiêu sữa một ngày? ăn bao nhiêu là no? Dựa vào một số cử chỉ và hành động của trẻ bố mẹ có thể dễ dàng đoán ra.

6. Dấu hiệu lượng sữa của bé 6 tháng không đủ

Bố mẹ nên hiểu rằng có thể của trẻ có cơ chế hoạt động báo hiệu no và đói của trẻBố mẹ nên hiểu rằng có thể của trẻ có cơ chế hoạt động báo hiệu no và đói của trẻ
Bố mẹ nên hiểu rằng có thể của trẻ có cơ chế hoạt động báo hiệu no và đói của trẻ

Bố mẹ nên hiểu rằng có thể của trẻ có cơ chế hoạt động báo hiệu no và đói của trẻ. Do vậy nếu dựa vào những yếu tố đấy bố mẹ có thể dễ dàng giúp bé phát triển. Vậy dấu hiệu khi trẻ chưa no được báo hiệu như thế nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu dưới đây nhé:

  • Trẻ thường há miệng, mè nheo: Trẻ khi đói sẽ rất hay mè nheo, khóc và có khuynh hướng há miệng khi bạn đút cho trẻ. Tất nhiên ngay sau đó trẻ sẽ ăn rất nhiệt tình trong sự hào hứng và vui vẻ.
  • Trẻ chỉ tay về phía thức ăn: Ngon ngữ hình thể đầu tiên mà trẻ muốn biểu đạt mong muốn đó chính là chỉ tay. Trẻ có xu hướng chỉ tay về thứ mình muốn trước khi biết gọi tên chúng.
  • Trẻ phấn khích khi thấy thức ăn: Trẻ tự biết kết nối với thức ăn khi cảm giác đói ập đến. Chỉ vui vẻ nhún nhún hai chân và cười tít mắt. Do vậy, lượng sữa bé 6 tháng bú bao nhiêu là đủ và ăn dặm bao nhiêu phụ thuộc vào cơ thể trẻ.

Tóm lại, thời điểm ăn dặm phù hợp nhất với trẻ là 6 tháng tuổi. Bố mẹ nên kết hợp thực đơn ăn dặm BLW 6 tháng với lượng sữa cho trẻ uống bao nhiêu sữa dựa trên cơ chế vận động của trẻ.

Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi của bé chuẩn nhất
Bảng lượng sữa 12 tháng tuổi của bé chuẩn nhất

Vậy trên đây là tất tần tật giải đáp về trẻ 6 tháng uống bao nhiêu sữa. Mẹ hãy đọc ngay để có thể chuẩn bị kĩ càng nhất cho bé yêu nha

Đồng hành cùng con 5 tháng, mẹ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, mà hơn hết là hạnh phúc, vui sướng khi chứng kiến con lớn khôn từng ngày. Kéo theo đó là muôn vàn thắc mắc, trong số đó không thể thiếu vắng câu hỏi bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ?. Bởi 5 tháng là thời điểm nhạy cảm, chuyển giao giữa hai 2 giai đoạn ti hoàn toàn bằng sữa mẹ và ăn dặm. Thấu hiểu nỗi lòng lòng đó, Góc của mẹ sẽ “mách nước” ngay cho mẹ những điều vô cùng thú vị, cùng xem ngay mẹ nhé: 

Bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ? Tùy từng thời điểm nữa nhé mẹ ơi!
Trẻ 5 tháng bú bao nhiêu là đủ? Tùy từng thời điểm nữa nhé mẹ ơi!

1. Bé 5 tháng tuổi bú khoảng 90-120ml/cữ là đủ

Sữa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé yêu. Do đó, mẹ nên kiểm soát kỹ lượng sữa cần thiết trước khi cho con ti để tránh bé bị đói, thiếu sữa (làm con quấy khóc) hoặc nhồi nhét quá nhiều (dẫn đến tình trạng nôn trớ, ói mửa). 

Bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ khi chưa ăn dặm?
Bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ khi chưa ăn dặm?

Trong mỗi giai đoạn lớn khôn, lượng sữa sẽ có sự thay đổi đáng kể để đáp ứng đủ nhu cầu của bé yêu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung cho bé 5 tháng tuổi khoảng 90-120ml/ sữa cho mỗi cữ bú và thường có 5-6 cữ/ ngày, mỗi cữ cách nhau khoảng 4 giờ.

Đây là mức sữa dành cho những bé chưa ăn dặm, phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ/sữa công thức. Lúc này, bé chưa tiếp xúc với những thực phẩm mới nên nguồn cung về dinh dưỡng còn hạn chế, việc mẹ cắt giảm cữ bú sẽ khiến con bị đói, thiếu hụt dưỡng chất, dẫn đến thấp còi, gầy yếu.

Bé 5 tháng buổi ti bao nhiêu sữa 1 ngày?
Bé 5 tháng tuổi ti khoảng 90-120ml/ sữa cho mỗi cữ bú và thường có 5-6 cữ/ ngày

Bên cạnh đó, mẹ cũng tránh cho bé bú quá nhiều cữ hoặc tự ý gia giảm lượng sữa vì dễ dẫn đến tình trạng “bội thực”, con không thể hấp thụ hết dưỡng chất có trong sữa mà còn gây phản ứng ngược, gia tăng khả năng béo phì, dư thừa năng lượng.

Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!

Chương trình ưu đãi 10000 set dùng thử
Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical

2. Bé 5 tháng tuổi bú 180-220ml/cữ là đủ khi kết hợp ăn dặm

Nếu bé 5 tháng tuổi đã cứng cáp, dạ dày cũng có thể dung chứa lượng thức ăn mới ngoài sữa thì mẹ đừng ngần ngại kết hợp sữa với ăn dặm để bổ sung đa dạng các nhóm chất cho con yêu nhé. Theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ có thể bổ sung 180-220ml sữa/cữ, nhưng số cữ sẽ giảm xuống còn 3-4 cữ, xen kẽ vào đó là những bữa ăn dặm thơm ngon, bắt miệng. 

Bé 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ khi kết hợp ăn dặm? 
Bé 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ khi kết hợp ăn dặm?

Ví dụ bé yêu chào buổi sáng bằng 1 cữ sữa mẹ/sữa công thức thì sau đó 3-4 tiếng mẹ nên cho bé ăn dặm những thực phẩm dễ tiêu hóa như bơ, chuối,… Để đa dạng khẩu phần ăn cho con, mẹ cần chế biến thành nhiều món khác nhau như hoa quả nghiền, rau củ trộn sữa, sinh tố,… Vào bữa xế mẹ có thể cho con măm măm sữa và đánh một giấc thật sâu trước bắt đầu bữa ăn dặm tiếp theo.

Xem thêm:

Suốt quá trình đó, mẹ cần đồng hành và theo dõi con sát sao để tránh việc cho bé ăn quá nhiều hoặc bé không muốn ăn mà mẹ lại thúc ép. Lượng sữa cũng cần được căn chỉnh phù hợp, mẹ không nên dập khuôn theo đúng số cữ, số ml sữa đã khuyến cáo bên trên. Cụ thể, khi thích thú với việc ăn dặm và ăn nhiều hơn thì mẹ cần linh hoạt trong khâu gia giảm lượng sữa để tránh làm con trướng bụng, đầy hơi. 

Mẹ cần linh hoạt trong khâu gia giảm lượng sữa
Mẹ cần linh hoạt trong khâu gia giảm lượng sữa để tránh làm con trướng bụng, đầy hơi

Một mẹo nhỏ mà mẹ có thể áp dụng đó chính là kết hợp sữa với thức ăn dặm hằng ngày của con, thay vì chỉ chế biến những món ăn đơn thuần, mẹ nên kết hợp cùng sữa để con cảm nhận được hương vị vừa lạ vừa quen, quyến luyến vị giác không thôi! 

3. Lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi theo cân nặng

Ngoài cách tính toán trẻ 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ ở trên, mẹ cũng có thể dựa vào cân nặng của bé để điều chỉnh sao cho chuẩn xác nhất. Góc của mẹ sẽ gửi đến mẹ 2 công thức “vàng” ngay dưới đây, mẹ cùng tham khảo nhé: 

Bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ theo cân nặng? 
Bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ theo cân nặng?

1 – Công thức tính lượng sữa cho bé 5 tháng mỗi ngày

Lượng sữa (ml)/ ngày = Cân nặng bé x 150ml

Mẹ có thể hiểu nôm na con yêu nặng 5kg thì lượng sữa 1 ngày bé cần là: 5 x 150 = 750ml sữa. Mẹ lưu ý 750ml sữa đó mẹ cũng chia đều thành nhiều cữ trong ngày nhé. Cách tính toán trẻ 5 tháng uống bao nhiêu ml sữa vô cùng đơn giản đúng không mẹ ơi! Vậy là từ nay mẹ đã có thể áp dụng công thức này mỗi ngày rồi. 

2 – Công thức tính lượng sữa mỗi cữ ti của bé

Thể tích dạ dày của bé (ml) = cân nặng bé x 30

Lượng sữa mỗi cữ ăn của bé (ml) = Thể tích dạ dày bé (ml) x 2/3

Nhìn có vẻ nhiều số nọ số kia nhưng thực ra cách tính vô cùng đơn giản đó mẹ ơi, ví dụ bé yêu nặng 5kg thì thể tích dạ dày của bé là 5 x 30 = 150. Với thể tích dạ dày của bé nặng 5kg đã tính được ở trên là 150ml sữa thì mỗi cữ ăn bé bú = 150mlx2/3= 100ml/cữ. 

Bé bú 5 tháng bao nhiêu là đủ theo cân nặng
Bé bú 5 tháng bao nhiêu là đủ theo cân nặng

Những công thức tính lượng sữa này chỉ mang tính chất tương đối, mỗi bé sẽ có nhu cầu măm măm khác nhau. Mẹ cần thay đổi linh hoạt để tránh tình trạng bú thiếu, bú thừa nhé! 

Lưu ý: Mẹ có biết trẻ 5 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đủ cho con phát triển khỏe mạnh cả về trí tuệ và thể lực. Trong quá trình cho con ăn mẹ cũng cần hết sức lưu tâm đến cân nặng của bé để có thể điều chỉnh chế độ ăn và các bữa ăn hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì hay suy dinh dưỡng. 

BẢNG TỔNG HỢP LƯỢNG SỮA CHO TRẺ SƠ SINH TỪNG ĐỘ TUỔI (BÚ MẸ)

Độ tuổi Số lần bú mỗi ngày Tần suất cho bú Lượng sữa cho bé Số lần bú ban đêm
0-4 tuần Theo nhu cầu Theo nhu cầu 60 – 90 ml Theo nhu cầu
5-8 tuần Theo nhu cầu Mỗi 2 – 3 giờ 60 – 120 ml 3 – 4
9-12 tuần/ 3 tháng ~ 8 – 10 Mỗi 2 – 3 giờ 90 – 120 ml 2 – 3
13-16 tuần/ 4 tháng ~ 6 – 10 Mỗi 2 – 3 giờ 90 – 120 ml 2 – 3
5 tháng ~ 6 – 10 Mỗi 2 – 3 giờ 90 – 120 ml 2, có thể 3
6 tháng ~ 6 – 9 Mỗi 3 giờ 120 – 150 ml 1 – 2
7 tháng ~ 5 – 8 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 1 – 2
8 tháng ~ 5 – 8 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 1, có thể 2
9 tháng ~ 5 – 8 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 1
10 tháng ~ 4 – 6 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 0 – 1
11 tháng ~ 4 – 6 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 0
12 tháng ~ 4 – 6 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 0

BẢNG TỔNG HỢP LƯỢNG SỮA CHO TRẺ SƠ SINH TỪNG ĐỘ TUỔI (UỐNG SỮA CÔNG THỨC)

Độ tuổi Số lần bú mỗi ngày Tần suất cho bú Lượng sữa cho bé Số lần bú ban đêm
0 – 4 tuần Theo nhu cầu Theo nhu cầu* 60 – 120 ml Theo nhu cầu
5 – 8 tuần 6 – 7 Mỗi 3 giờ 120 ml 2 – 3
9 – 12 tuần/ 3 tháng 5 Mỗi 3 giờ 120 – 180 ml 2, có thể 3
13 – 16 tuần/ 4 tháng 5 Mỗi 3 – 4 giờ 120 – 180 ml 1 – 2
5 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 210 ml 1 – 2
6 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0 – 1
7 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0
8 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0
9 tháng 4 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0
10 tháng 3 – 5 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0
11 tháng 2 – 4 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0
12 tháng 2 – 3 Mỗi 3 – 4 giờ 180 – 240 ml 0

4. 6 Dấu hiệu nhận biết bé 5 tháng tuổi đã bú đủ hay chưa

Mỗi bé có nhu cầu cần lượng sữa khác nhau do vậy lượng sữa được tính chỉ mang tính tương đương. Tuy nhiên, bố mẹ có thể dựa vào một vài dấu hiệu dễ thấy có thể đoán được bé đang đói hay đã no rồi. Đây là bước quan trọng quyết định sự phát triển toàn diện của trẻ.

1- Nước tiểu của trẻ để nhận biết bé 5 tháng bao nhiêu là đủ

Nếu bé vẫn còn đang bú mẹ thì trong khoảng 24h bé sẽ tè 6 lần
Nếu bé vẫn còn đang bú mẹ thì trong khoảng 24h bé sẽ tè 6 lần

Nếu bé vẫn còn đang bú mẹ thì trong khoảng 24h bé sẽ tè 6 lần. Tuy nhiên, nếu số tiểu ít hơn 5 lần thì có thể thấy bé đang uống thiếu sữa mẹ. Đây chính là mẹo nhỏ có thể phân biệt được bao nhiêu là đủ.

2- Phân của trẻ để nhận biết bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ

Nếu bé được bú đủ thì phân của bé mềm như bột và có màu mù tạt vàng với tần suất 2-4 lần/ngày
Nếu bé được bú đủ thì phân của bé mềm như bột và có màu mù tạt vàng với tần suất 2-4 lần/ngày

Nếu bé được bú đủ thì phân của bé mềm như bột và có màu mù tạt vàng với tần suất 2-4 lần/ngày. Tuy nhiên nếu các dấu hiệu trên không đủ có thể dự đoán được tình trạng của trẻ. Mẹo nhỏ này có thể giúp phân biệt được bao nhiêu là đủ.

3- Tình trạng cân nặng để nhận biết trẻ 5 tháng bú bao nhiêu là đủ

 

Cân nặng là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bé đã bú sữa no hay chưa
Cân nặng là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ 5 tháng ăn bao nhiêu ml sữa là đủ no

Cân nặng là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bé đã bú sữa no hay chưa. Tuy nhiên dấu hiệu này ta thường nhận biết mất nhiều thời gian hơn theo tuần hoặc theo tháng. Trung bình 1 tháng trẻ tăng ít nhất 600 gram hay 1 tuần ít nhất 125 gram. Trường hợp này không áp dụng đối với trẻ có vẫn đề về sức khỏe và cân nặng. Bố mẹ cần chú ý thật kỹ để phát hiện kịp thời xem trẻ 5 tháng uống bao nhiêu ml sữa là đủ.

4- Phản ứng của trẻ sau khi bú

Phản ứng của bé sau khi bú có thể dự đoán được bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ
Phản ứng của bé sau khi bú có thể dự đoán được trẻ 5 tháng bú bao nhiêu là đủ

Đây là dấu hiệu nhận biết cuối cùng nhưng lại dễ thấy và ít mất thời gian quan sát nhất. Phản ứng của bé sau khi bú có thể dự đoán được bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ.

  • Dấu hiệu khi trẻ còn đói: Trẻ khóc khi mẹ rút sữa ra khỏi miệng, trẻ đòi vùi đầu vào bầu ngực mẹ, trẻ liếm môi, ….
  • Dấu hiệu đã quá no: Quấy khóc, nôn sữa, ọc sữa, phân quá lỏng, ợ hơi nhiều, khó ngủ …

5. 9 Lưu ý khi cho bé 5 tháng tuổi bú sữa

Cho bé bú theo nhu cầu trong 6 tháng đầu, không nên ép bé bú theo quy định của bố mẹ
Cho bé bú theo nhu cầu trong 6 tháng đầu, không nên ép bé bú theo quy định của bố mẹ
  • Thời gian cho bé bú mỗi cữ là 20-30 phút giúp cho tuyến vú của mẹ tiết ra nhiều hơn
  • Cho bé bú theo nhu cầu trong 6 tháng đầu, không nên ép bé bú theo quy định của bố mẹ
  • Nên đặt đầu ti của mẹ phía đầu miệng của trẻ và không cố nhấn ti vào đầu lưỡi trẻ
  • Bế bé bú sao cho phần đầu cao hơn phần thân còn lại
  • Chọn bình và núm bú an toàn cho trẻ
  • Nên lựa chọn núm vú vừa với độ tuổi và kích thước miệng của trẻ
  • Nên thường xuyên thay núm bú cho trẻ
  • Thực hiện đúng các bước vệ sinh bình bú cho bé
  • Không cho bé bú khi bé đang khóc…

Ưu đãi trong tháng:

Như vậy bố mẹ đã biết được chi tiết thông tin bé 5 tháng bú bao nhiêu là đủ đúng không nào? Ngoài ra mẹ cũng đã trang bị cho mình nhiều công thức tính lượng sữa “chuẩn không cần chỉnh” và những lưu ý bổ ích. Nếu còn bất kì thắc mắc nào về lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi mẹ đừng quên để lại bình luận để Góc của mẹ giải đáp tận tình nhé!

Xem thêm:

Sữa là nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng bé phát triển toàn nhất trong giai đoạn 4 tháng tuổi. Nhưng trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ, lại Là vấn đề đau đầu của rất nhiều bố mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết thông tin lượng sữa cho bé 4 tháng. Bố mẹ cùng đón xem nhé!

1. Trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ?
Trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ?

Khi bé ở tháng thứ 4 bố mẹ nên tăng lượng sữa của trẻ để đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ là 1000ml mỗi ngày. Tuy nhiên, khi cho bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ thì mẹ bé không rõ được. Do vậy thông thường sẽ cho bé bú 5 cữ một ngày. Mỗi lần bú kéo dài từ 20-30 phút để chắc chắn rằng bé đã no và giúp kích sữa mẹ. Khoảng cách thời gian tốt nhất giữa các cữ là 4h. Thời gian này có thể linh động để cho phù hợp với thời gian biểu của mẹ và bé. Bố mẹ cần cân nhắc kỹ về ăn dặm và hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, rất dễ nôn, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

Mẹ có thể xem thêm:

 Bé 5 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ – Lượng sữa cho bé 5 tháng tuổi chuẩn nhất

2. Thời gian biểu phù hợp cho trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ

Thời gian biểu phù hợp cho trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ
Thời gian biểu phù hợp cho trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ

Trong giai đoạn này, trẻ 4 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa và tần suất bú như thế nào? Là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh. Dưới đây là thời gian biều được các chuyên gia nghiên cứu cho bé 4 tháng tuổi. Do đó, ứng dụng thời gian biểu sau đây sẽ đảm bảo được trẻ phát triển toàn diện nhất.

  • Sáng: 5h: Cho bé bú 120-180ml. 8-9h: Cho bé bú 120-180ml khi bé thức dậy
  • Trưa: 12h30p Cho bé bú thêm 120-180ml sữa
  • Chiều: 16h Cho bé bú thêm 120-180ml sữa
  • Tối: 19-20h Cho bé bú thêm 120-180ml sữa và cho bé ngủ
  • Đêm: 00h Cho bé bú thêm 120-180ml sữa và ru bé ngủ
  • Sáng: 3h cho bé uống ít hơn 120ml

Ngoài ra trong thời điểm này, bé có xu hướng thích thú với các món ăn ngoài. Bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia để quyết định cho bé ăn không.

3. Cách nhận biết trẻ 4 tháng bú đủ

Cách nhận biết trẻ 4 tháng bú đủ
Cách nhận biết trẻ 4 tháng bú đủ
  • Dựa vào nước tiểu của bé: Trung bình bé sẽ bú 1000ml sữa một ngày do vậy số lần đi tiểu của trẻ khoảng 6 lần. Tuy nhiên nếu số lần đi tiểu của trẻ ít hơn 5 lần có thể khẳng định trẻ bú chưa đủ.
  • Dựa vào phân của bé: Trung bình một ngày bé sẽ đại tiện 2-3 lần, phân đặc như bơ và có màu mù tạt vàng dấu. Trái lại, bé đi đại tiện ít hơn 2 lần và phân lỏng thì bố mẹ cần cân nhắc lại lượng sữa cho bé.
  • Dựa vào cân nặng của bé: Thông thường bé ăn đủ no và đều đặn sẽ chắc chắn tăng cân. Bố mẹ nên theo dõi theo tuần hoặc theo tháng để thấy được sự thay đổi rõ rệt.
  • Số cân nặng mỗi tháng trẻ 4 tháng có thể tăng khoảng 600gram và mỗi tuần khoảng 125gram. Do vậy nếu thấy số cân nặng ít hơn 125gram mỗi tuần, bố mẹ cần tăng lượng sữa cho trẻ. Đây là cách nhận biết bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ tốn thời gian nhất.
  • Dựa vào biểu hiện của trẻ: Đây là cách nhận biết nhanh nhất và dễ dàng nhất. Khi bé còn đói mẹ rút sữa bé sẽ khóc, vùi đầu vào ngực mẹ, liếm mép… Tuy nhiên, nếu bé no bé sẽ từ chối bú hoặc bị nôn trớ, ợ sữa…

4. Khi nào nên cho bé 4 tháng bú

Thông thường bố mẹ có thể dựa vào thời gian biểu cho bé bú ở trên để cho bé bú. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vào được nếp ăn ngủ như thế cả. Do vậy, bố mẹ cần dựa vào biểu hiện và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để đáp ứng. Bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ? Phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên không định tính rõ ràng được. Một số trường hợp dưới đây bố mẹ có thể áp dụng cho bé bú:

  • Khi bé đang ngủ thì cựa mình tỉnh giấc, nhăn nhó và khóc
  • Bé đang nằm lắc đầu qua lại sau đó mặt hướng về một bên miệng há ra như đang tìm núm vú
  • Bé có hành động đưa ngón tay lên mút hoặc nút lưỡi
  • Mắt bé chuyển động nhanh và như đang muốn tìm gì đấy.

5. Lưu ý khi cho trẻ 4 tháng bú

Lưu ý khi cho trẻ 4 tháng bú
Lưu ý khi cho trẻ 4 tháng bú

Theo các chuyên gia, mỗi bé sẽ có thời gian bú và nhu cầu bú khác nhau. Có những bé bú hết một bầu của mẹ 20 phút nhưng lại có những bé chỉ hết 8 -10 phút. Ngoài ra, có những bé lại chỉ mất có 5 phút. Vậy nên lời khuyên cho các mẹ khi cho con bú là nên cho bé bú hết một bên sữa trước. Bởi vì phần cuối của bầu sữa là dinh dưỡng nhất giúp trẻ có no lâu và phát triển tốt hơn. Đây chính là cách giúp trẻ có thể phát triển toàn diện và giải đáp cho câu hỏi trẻ 4 tháng bú bao nhiêu là đủ.  Ngoài ra, còn giúp mẹ bé tránh được các vấn đề như tắc tia sữa, viên tuyến vú.

Nếu mỗi bầu sữa của mẹ ít thì vẫn có thể chuyển sang bên còn lại bú. Nhưng sau đó mẹ nên vắt cạn bầu đầu ra bình để 2 bên bầu được sản xuất sữa liên tục. Điều này giúp cho mẹ bé tránh được các bệnh liên quan đến vú và những khó khăn khi sữa tràn trong quá trình sinh hoạt.

Nếu mẹ đang gặp vấn đề khi con bú ít, có thể tham khảo:

Bé 4 tháng bú ít – giải pháp nào dành cho mẹ?

Cho con bú trực tiếp hay bú bình tốt hơn?

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi bé 4 tháng bú bao nhiêu là đủ để phát triển tốt nhất? Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bố mẹ có thêm kiến thức đồng hành trên con đường chăm sóc sức khỏe con trẻ!

Giỏ hàng 0