Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Cho dù mẹ đang mong đợi đứa con đầu lòng hay thứ 2, thứ 3 , sinh con vẫn là một chuyến đi đầy cảm xúc. Việc chuẩn bị một danh sách đồ dùng cần thiết khi đi sinh sẽ giúp mẹ tránh được những mệt mỏi , choáng ngợp để tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn nhất.

1. Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ

Danh sách đầy đủ quần áo cho mẹ đi sinh

Lập một danh sách đồ để chuẩn bị đi sinh là việc rất cần thiết
Lập một danh sách đồ để chuẩn bị đi sinh là việc rất cần thiết

Lập một danh sách đồ để chuẩn bị đi sinh là việc rất cần thiết. Nó giúp mẹ dễ dàng kiểm tra và tránh được việc nhầm lẫn hay thiếu sót khi sắp xếp giỏ đồ cho mình .

1.1. Những giấy tờ cần thiết mẹ cần chuẩn bị khi đi sinh:

  • Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước của mẹ không thể thiếu khi làm thủ tục
  • Sổ hộ khẩu là cần thiết để hoàn thành giấy chứng sinh cho bé.
  • Bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh ( nếu có ) ,mẹ hãy chắc chắn rằng chúng còn hiệu lực.
  • Sổ khám, phiếu siêu âm, kết quả xét nghiệm ( máu, tiểu đường, Double test , Triple test ..) trước đó . Giúp các bác sĩ nắm được tình hình sức khoẻ của mẹ và bé.
  • 2 bản sao giấy tờ tuỳ thân, thẻ y tế , giấy tờ bảo hiểm ở trên.
Sổ khám, phiếu siêu âm, kết quả xét nghiệm ( máu, tiểu đường, Double test , Triple test ..) trước đó
Sổ khám, phiếu siêu âm, kết quả xét nghiệm ( máu, tiểu đường, Double test , Triple test ..) trước đó

1.2. Những đồ dùng cần thiết mẹ cần chuẩn bị khi đi sinh

  • Quần áo: 1 -2 bộ thoải mái (mặc trước khi đi sinh và khi xuất viện)
  • Áo ngực: 2 cái loại cho con bú (nên mua rộng hơn 1 size áo khi mẹ mang bầu)
  • Quần lót: 5 cái (loại dùng 1 lần)
  •  Bỉm người lớn: 5 cái (dùng khi mới sinh xong sản dịch nhiều và chưa kiểm soát được việc đi vệ sinh)
  •  Băng vệ sinh: 5-10 cái (Loại to chuyên dùng sau sinh)
  •  Tất chân: 3 đôi (cơ thể sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh nên cần được giữ ấm)
  •  Mũ trùm đầu: 1 cái
  •  Bông nhét lỗ tai
  •  Miếng lót thấm sữa: 1 bịch
  •  Dép đi trong nhà: 1 đôi
  •  Các vật dụng cá nhân như: Bàn chải, khăn mặt , kém đánh răng, dây buộc tóc….
  • Ngoài ra quá trình chuyển dạ đôi khi có thể rất lâu, vì vậy mẹ nên chuẩn bị cho mình một vài món đồ ăn nhẹ hay đồ uống dinh dưỡng.

Có thể mẹ muốn biết : Dấu hiệu chuyển dạ giả và cách giảm bớt cơn đau cho mẹ

2. Chuẩn bị đồ cho bé khi đi sinh

Ngoài việc chuẩn bị đồ cho mẹ , lên danh sách đồ chuẩn bị khi đi sinh cho bé cũng rất quan trọng
Ngoài việc chuẩn bị đồ cho mẹ , lên danh sách đồ chuẩn bị khi đi sinh cho bé cũng rất quan trọng

Ngoài việc chuẩn bị đồ cho mẹ , lên danh sách đồ chuẩn bị khi đi sinh cho bé cũng rất quan trọng. Mẹ có thể mua quá nhiều thứ này hoặc quá ít thứ kia. Mẹ đi sinh lần đầu cũng khó biết được đồ gì thực sự cần thiết để mang theo cho bé. Hãy cũng kiểm tra theo danh sách dưới đây nhé.

2.1.Trang phục :

  • Quần áo: 3 -5  bộ chất mềm mại , co dãn (loại newborn hay 0-3 tháng tuổi)
  •  Bao tay, bao chân, mũ đội đầu: 3 bộ (nên mua loại có chun để tránh tuột). Trong bệnh viện, trời có thể lạnh, trẻ sẽ cần được giữ ấm và bảo vệ.
  •  Chăn đắp 1 cái: Bệnh viện có thể sẽ có sẵn chăn, nhưng rất có thể chúng sẽ bị bẩn và không mềm lắm. Tự mang theo 1 cái  để giữ cho trẻ được quấn và bảo vệ khỏi cái lạnh.
  •  Khăn quấn bé: 2 cái (loại to cả người bé)

2.2. Đồ cần thiết khác :

  •  Khăn xô sữa 10 cái: Em bé của mẹ có thể sẽ thường xuyên nhè nước bọt hoặc chớ sữa.  Khăn vải có thể giúp giữ cho quần áo và chăn của bé luôn đẹp và sạch sẽ.
  •  Khăn ướt: 1 túi (nên dùng loại dành cho em bé không mùi, không cồn)
  •  Miếng lót dùng 1 lần: 1 bịch (dùng khi thay bỉm)
  •  Khăn tắm: 1 cái
  • Bình sữa, sữa công thức: (loại dành cho trẻ dưới 6 tháng hoặc có nút chống sặc).Có thể sữa sẽ mẹ sẽ không có sữa ngay. Con sẽ cần bú bình và bệnh viện không cung cấp chính xác những gì mẹ muốn .
  •  Thảm chống thấm: 1 cái để trải cho bé nằm
  • Tã bỉm sơ sinh 10 cái: Nhân viên bệnh viện có thể sẽ đóng bỉm cho con mẹ lần đầu tiên, nhưng mẹ có thể cần phải tự đóng bỉm cho những lần sau đó.

Mẹ xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách thay bỉm cho trẻ.

3. Bố cần chuẩn bị những đồ gì khi đưa mẹ đi sinh?

Khi cơn chuyển dạ đến mẹ sẽ khó có thể làm được việc gì
Khi cơn chuyển dạ đến mẹ sẽ khó có thể làm được việc gì

Khi cơn chuyển dạ đến mẹ sẽ khó có thể làm được việc gì . Vì vậy bố cũng cần phải lên cho mình một danh sách đồ chuẩn bị khi đưa mẹ đi sinh để luôn sẵn sàng cho mọi tình huống nhé .

  •  Trang phục: 3 bộ đồ thoải mái, tiện dụng cho việc đi lại nhiều. Chất liệu cotton dễ chịu vì bố có thể phải ngủ cả đêm ở bệnh viện.
  •  Đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, kem đánh răng…
  • Gối ngủ, chăn mỏng
  • Sạc pin dự phòng, điện thoại, máy ảnh… Để giữ lại những khoảnh khắc của mẹ và bé.
  • Giày dép đi trong nhà
  • Tài chính: Đi sinh sẽ có rất nhiều khoản chi phí bố cần cân đối và chuẩn bị sớm . Nên có một ít tiền lẻ để tiện gửi xe, mua đồ lặt vặt…

4. Những lưu ý khác khi chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé

  • Bé của mẹ có thể đến sớm hơn dự kiến, vì vậy mẹ nên bắt đầu mua sắm những đồ dùng trên vào giỏ đồ chuẩn bị đi sinh vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ.
  • Sắp xếp người chăm sóc mẹ và bé. Sau sinh, cơ thể rất yếu ớt và mẹ có thể sẽ không thể làm được việc gì. Vì vậy hãy chuẩn bị người có thể thay mẹ dọn dẹp, nấu nướng hay đưa đón trẻ lớn trong nhà.
  • Quần áo, đồ dùng sau khi mua về cần được giặt giũ sạch sẽ. Mẹ nên cắt tất cả tem mác , nhãn sản phẩm để tránh làm tổn thương da em bé mới sinh.
  • Không nên mua quá nhiều quần áo. Có thể bé sẽ lớn rất nhanh và mẹ sẽ phải thay đổi đồ thường xuyên.
  • Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ và đóng gói gọn gàng hãy để chúng ở nơi thuận tiện dễ nhìn thấy hoặc gần cửa để sẵn sàng di chuyển khi có cơn chuyển dạ.
  • Lập danh sách những món đồ mẹ không thể chuẩn bị  sớm và bỏ vào túi đi sinh ngay trước khi ra khỏi nhà.
  • Sắp xếp người sẽ luôn sẵn sàng đưa mẹ đi sinh bất cứ lúc nào.
  • Kiểm tra đường sá và chuẩn bị phương tiện . Hãy chắc chắn rằng mẹ không phải chờ đợi quá lâu khi bắt đầu chuyển dạ.

Sinh con lần đầu là niềm hạnh phúc nhưng cũng có thể mệt mỏi và choáng ngợp không kém. Đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh, mẹ có thể thấy một khi các công việc thường ngày trở nên khó khăn do thiếu thời gian, thiếu năng lượng hoặc cả hai. Vì vậy hãy tận dụng thời gian chờ đợi để lên danh sách chuẩn bị đồ đi sinh để sẵn sàng cho đoạn đường phía trước nhé.

Đọc thêm:

Kinh nghiệm vượt cạn cho mẹ

Kinh nghiệm đi sinh mùa dịch cho mẹ.

Nếu mẹ có ý định cho bé bú bình hãy giới thiệu đến bé càng sớm càng tốt. Thông thường, các bé không gặp nhiều vấn đề khi làm quen với việc bú bình. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Nếu mẹ đang vật lộn với em bé của mình và không biết cách cho bé bú bình khoa học, thì những tip dưới đây có thể hữu ích cho mẹ yêu đấy.

1. Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình

Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình
Hướng dẫn mẹ cách cho bé bú bình

Một trong những lợi ích của việc cho bé bú bình là mẹ, bố, ông bà hay bất cứ người lớn nào cũng có thể thực hiện. Vì vậy, cách luyện cho trẻ bú bình sao cho đúng rất quan trọng. Mẹ phải đảm bảo làm theo những hướng dẫn sau để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ.

Khi mẹ bắt đầu dạy cách cho trẻ bú bình, một vài bé khá thích thú và nhanh chóng thích nghi với việc này. Trong khi đó, những bé khác phải mất một khoảng thời gian để thực hành. Một số phương pháp đúng đắn bao gồm cả việc dỗ dành sẽ hướng dẫn cách cho bé tập bú bình khoa học nhất. Hãy bắt đầu với những bước sau đây nào.

2. Cách cho bé bú bình – Mẹ nên làm gì

2.1. Cách cho bé bú bình: Giờ ăn đã đến

Hãy cho bé biết đã đến giờ ăn bằng cách cho con bú bình như sau. Dùng các đầu ngón tay hay núm ti giả vuốt ve má bé nhẹ nhàng. Điều đó sẽ đánh động và hướng sự chú ý của bé về phía được âu yếm. Nếu bé yêu vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, một giọt sữa trên môi sẽ khiến bé chú ý. 

2.2. Cách cho trẻ bú bình bằng việc lấp đầy ti giả 

Mẹ nên nghiêng bình để sữa có thể lấp đầy phần ti giả
Mẹ nên nghiêng bình để sữa có thể lấp đầy phần ti giả

Mẹ nên nghiêng bình để sữa có thể lấp đầy phần ti giả. Giảm thiểu bọt khí tại phần đầu ti. Nếu không bé chỉ có thể cố gắng bú không khí trong vô vọng. Chuyện này nếu tiếp diễn, bé sẽ chán nản và từ chối bú bình. Điều ấy sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Giữ bé dựa vào tay mẹ trong khi cho bú, không nên cho con nằm ngang trong khi cho bú. Với cách cho em bé bú bình này, sữa sẽ không bị chảy vào tai giữa.

2.3. Cách cho bé bú bình: Những dấu hiệu bé đã no

Nên chú ý những dấu hiệu bé đã no để ngừng đúng lúc. Trẻ sơ sinh đặc biệt trong giai đoạn mới sinh rất khó có cách giúp bé chịu bú bình. Nếu bé chìm vào giấc ngủ ngay khi uống vài chục ml sữa, có thể bé đã đủ no. Trong trường hợp, bé quay lưng với bình sữa sau vài phút bú, có lẽ bé đang bị đầy hơi. Mẹ hãy khuyến khích bé ợ hơi và cho trẻ bú thêm lần nữa. Nếu bé từ chối, hãy coi như đó là dấu hiệu bé đã no.

2.4. Cách cho trẻ bú bình bằng việc chọn ti giả phù hợp

Cách để bé chịu bú bình là phải có một chiếc núm ti phù hợp. Nếu em bé phát ra âm thanh ọc ọc trong khi bú, và xuất hiện dòng sữa chảy ra từ khóe miệng. Có lẽ tia sữa ra quá nhanh. Nếu bé đang nỗ lực để bú và tỏ ra bực bội, thì có thể dòng sữa ra quá chậm. Mẹ có thể nới lỏng nắp một chút để sữa ra dễ dàng hơn hoặc sử dụng một núm ti khác.

Mẹ có thể xem thêm: Ti giả có lợi ích và tác hại gì? Lời khuyên tốt nhất cho mẹ yêu

2.5. Cách cho bé bú bình: Dành tình yêu cho bé

Những cách cho trẻ tập bú bình mang đến cơ hội liên kết và gần gũi với bé
Những cách cho trẻ tập bú bình mang đến cơ hội liên kết và gần gũi với bé

Những cách cho trẻ tập bú bình mang đến cơ hội liên kết và gần gũi với bé. Mẹ hãy dành thời gian này để âu yếm, nhìn vào mắt và nói chuyện cùng bé, hát cho bé một cách nhẹ nhàng. Tiếp xúc gần, da kề da với bé để tăng sự gần gũi và yêu thương cũng là cách giúp bé bú bình hiệu quả.

3. Cách cho bé bú bình – Mẹ không nên làm gì

3.1. Không hâm sữa trong lò vi sóng

Sử dụng lò vi sóng có vẻ rất tiện lợi. Nhưng cách này làm nóng sữa không đồng đều, tạo ra các điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé. Cách giúp trẻ bú bình không bị bỏng là mẹ có thể đặt bình sữa dưới vòi nước ấm trong vài phút. Hoặc ngâm bình sữa trong một tô nước ấm hay sử dụng máy hâm sữa. Nếu bé không thích uống sữa nóng, mẹ có thể hoàn toàn bỏ qua công đoạn này. 

Trước khi cho bé bú nên lắc kỹ, sau đó kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt vào phía trong cổ tay. Nếu sữa hơi ấm, mẹ có thể tiến hành cho bé bú.

3.2. Không cho bé bú bình trước giờ ngủ

Bú trước giờ ngủ có thể gây nguy cơ nghẹt thở, nhiễm trùng tai và sâu răng. Xây dựng một giờ ăn hợp lý, và tránh cho bú vào khoảng thời gian bé thường đi ngủ, là cách cho trẻ sơ sinh bú bình khoa học nhất.

Xem thêm:

Cách tập cho bé bú bình, kinh nghiệm bỏ túi cho mẹ yêu

Mẹ nên cbo bé 7 tuần tuổi bú bao nhiêu sữa?

Chia sẻ dành cho mẹ: Trẻ sơ sinh bú bao nhiêu sữa 1 ngày?

Bú trước giờ ngủ có thể gây nguy cơ nghẹt thở, nhiễm trùng tai và sâu răng
Bú trước giờ ngủ có thể gây nguy cơ nghẹt thở, nhiễm trùng tai và sâu răng

3.3. Cách cho bé bú bình bằng việc không thêm ngũ cốc

Thêm ngũ cốc vào sữa là cách cho bé sơ sinh bú bình ngủ ngon suốt đêm. Đó chỉ là những lời được quảng cáo, và mẹ không nên nghe theo nếu không có lời khuyên từ bác sĩ. Làm thế nào bé có thể bú được khi ngũ cốc thêm vào sữa sẽ khiến bé khó nuốt. Thêm vào đó, bé có nguy cơ quá cân khi ăn nhiều hơn mức cần thiết.

3.4. Không đọc kỹ hướng dẫn

Đừng nhầm lẫn trong việc pha sữa. Có một chế độ dinh dưỡng khoa học đằng sau công thức pha. Vì vậy, cách giúp bé bú bình an toàn là mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn và tuân theo. Việc bổ sung quá nhiều nước có thể khiến thận của bé bài tiết nhiều muối hơn và có khả năng dẫn đến nồng độ muối trong máu thấp. Quá ít nước khi pha sữa khiến bé có nguy cơ mất nước và làm thận quá tải.

4. Cách nhận biết bé đã đủ dinh dưỡng

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình
Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình

Nếu trẻ không bú bình bố mẹ sẽ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ nhu cầu mỗi ngày không, để nhận biết việc trẻ có được cung cấp đủ dinh dưỡng hay không thì cần theo dõi sự phát triển của bé và các dấu hiệu khác:

  • Bé chậm tăng cân hoặc tăng cân không đạt tiêu chuẩn theo tháng tuổi, nếu nhận thấy sau khoảng 2 tuần trẻ học bú bình nhưng không tăng đạt tiêu chuẩn tức là việc cung cấp dinh dưỡng chưa đủ.
  • Bé tiểu ít trong ngày, lượng nước đưa vào cơ thể trẻ lúc này chủ yếu dựa vào việc sử dụng sữa. Nhưng nếu trẻ bú không đủ thì lượng nước tiểu cũng giảm, nước tiểu không trong, mà có màu vàng.

Mẹ có thể xem thêm: BẢNG TIÊU CHUẨN CÂN NẶNG CỦA TRẺ SƠ SINH MỚI NHẤT CHUẨN WHO

Khi làm quen với một việc mới như bú bình, trẻ cần có thời gian để tiếp nhận và học cách bú bình. Hãy cho trẻ thời gian để tập bú bình, tuy nhiên không nên cho bé tập sớm trước 2 tháng tuổi vì sẽ làm bé nhầm lẫn giữa ti mẹ và ti bình, một số bé có thể bỏ bú mẹ. Dù cảm nhận trẻ bú ít nhưng nếu vẫn lên cân đều đặn thì chứng tỏ trẻ bú đủ không cần lo lắng.

Nếu bé không lên cân hoặc chậm lên cân dù làm mọi cách nên cho bé đi khám dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể. Bạn nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám cho bé.

Mẹ có thể xem thêm:

5. Phần kết

Không thể phủ nhận những lợi ích của việc bú bình mang lại. Nếu mẹ có ý định cho bé bú bằng bình hãy thực hiện việc đó càng sớm càng tốt. Với một số trẻ, có thể mẹ sẽ phải mất một chút thời gian cùng sự kiên nhẫn. Thay vì cảm thấy mệt mỏi và bực dọc, mẹ hãy tận hưởng thời gian ấy. Đây có thể là lúc mẹ và bé cải thiện tình cảm, tăng sự kết nối yêu thương. Không chỉ trẻ sơ sinh, mẹ yêu cũng hãy học cách cho bé bú bình thông minh nhé!

Nguồn tham khảo: Bé không chịu bú bình, phải làm sao?

Lần đầu sinh nở, ba mẹ cần phải chuẩn bị những gì khi đi sinh ? Kinh nghiệm lần đầu đi sinh ?… là những băn khoăn không của riêng mẹ bầu nào. Để giúp mẹ khỏi bỡ ngỡ và vượt cạn an toàn. Hãy tham khảo những lưu ý trước khi đi sinh sau đây nhé.

1. Những hồ sơ, giấy tờ gì cần có khi chuẩn bị đi sinh?

Để trả lời cho câu hỏi những gì cần thiết nhất khi chuẩn bị đi sinh thì đó chính là giấy tờ để làm thủ tục nhập viện. Bố mẹ sẽ gặp nhiều rắc rối nếu không mang theo những giấy tờ sau :

  • Chứng minh nhân dân/căn cước.
  • Sổ hộ khẩu để làm giấy chứng sinh cho con.
  • Bảo hiểm y tế, giấy chuyển tuyến ( đối với sản phụ chuyển tuyến ). Mẹ nhớ kiểm tra thời gian xem bảo hiểm còn hiệu lực hay không nhé.

Đây là những giấy tờ quan trọng không thể thiếu trong khi làm thủ tục nhập viện . Để giúp quá trình làm hồ sơ được thuận tiện, nhanh gọn Ba Mẹ nên photo sẵn mỗi loại 2 bản.

Ngoài ra Ba mẹ cũng nên mang theo những giấy tờ sau :

  • Kết quả siêu âm, xét nghiệm : Các tuần quan trọng 6 tuần, 12 tuần, 22 tuần, và các lần từ tuần 36 trở đi.
  • Hồ sơ bệnh án đối với các mẹ mắc bệnh mãn tính hay có những vấn đề về sức khoẻ.
  • Bảo hiểm bảo lãnh ( dành cho mẹ nào mua các gói bảo hiểm nhân thọ )

2. Cần chuẩn bị những gì khi đi sinh cho mẹ?

Mẹ nên chuẩn bị đồ trước khi sinh khoảng 1 tháng để phòng khi con ra đời sớm hơn dự tính sẽ không bị rơi vào tình huống bị động. Hơn nữa việc chuẩn bị đồ sớm sẽ giúp mẹ có thời gian vệ sinh, giặt giũ đồ đạc và cân nhắc những đồ quan trọng khi mang theo.Vậy mẹ cần chuẩn bị những gì khi đi sinh?

Trước tiên mẹ cần chuẩn bị cho mình 1 giỏ đựng đồ đi sinh đủ lớn để đựng những vật dụng cần thiết như :

  • 2-3 bộ quần áo cho mẹ ( loại rộng rãi hoặc quần áo chuyên dùng cho mẹ sau sinh ) để thuận tiện khi cho bé bú.
  • Áo ngực ( loại thiết kế cho bé bú) . Mẹ nên nhớ mua tăng size vì ngực sẽ lớn hơn lúc bạn mang bầu.
  • 10 Bỉm người lớn ,băng vệ sinh . Mẹ nên chuẩn bị khoảng 6 cái bỉm quần người lớn để dùng cho 2 ngày đầu sản dịch ra nhiều . Những ngày sau mẹ có thể đổi sang dùng băng vệ sinh loại dành cho mẹ sau sinh .
  • Quần lót 1 bịch : Mẹ nên mua loại dùng 1 lần sẽ tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn.
  • Tất chân, mũ chùm đầu : Mẹ sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh vì vậy hãy chuẩn bị 2-3 đôi để giúp giữa ấm cơ thể.
  • đều là những vật dụng cần thiết vì sau khi sinh sản dịch sẽ ra nhiều và mẹ cần được vệ sinh , thay dọn thường xuyên.
  • Khăn ướt ,khăn khô dùng 1 lần cũng rất cần thiết cho mẹ .

Các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải , kem đánh răng…vì mẹ sẽ không biết trước được quá trình chuyển dạ của mình sẽ diễn ra trong bao lâu vậy nên hãy mang theo 1 bộ để phòng khi cần dùng. Ngoài ra mẹ có thể mang theo sách báo hay máy nghe nhạc…cũng giúp mẹ thư giãn hơn.

3. Cần chuẩn đồ cho bé khi mẹ đi sinh

Có một niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ chính là đi mua sắm đồ cho thiên thần bé nhỏ sắp chào đời của mình . Mỗi khi nhìn vào những chiếc áo, chiếc giầy xinh xinh hay những món đồ chơi dễ thương chắc hẳn Ba Mẹ đều không cầm lòng được mà muốn mua hết về cho em bé của mình.

Thế nhưng Ba Mẹ hãy cố gắng kiềm chế nhé vì em bé sẽ lớn rất nhanh và cần thay đổi đồ thường xuyên. Vậy mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé khi đi sinh ?

  • 3-5 bộ đồ sơ sinh dài tay cho bé ( size newborn hoặc 0-3 tháng tuổi). Cắt các tem mác cũng như giặt giũ sạch sẽ trước đó để không làm tổn thương làn da mỏng manh của em bé mới sinh.
  • Vài bộ mũ, bao tay, bao chân sơ sinh. Bé mới sinh còn chưa quen với môi trường bên ngoài , mẹ hãy chú ý giữ ấm cho bé nhé.
  • Khăn xô sữa, ủ choàng , tã chéo và khăn lớn dùng cho bé khi tắm xong . Mẹ nên chọn những loại vải mềm mịn, co dãn tốt .
  • 10-15 cái bỉm, tã dán sơ sinh .

Ngoài ra ba mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sữa công thức cho trẻ 0 tháng tuổi.  Bình pha sữa để đề phòng khi mới sinh sữa mẹ chưa về kịp nhé.

Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!

Bộ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh Destiny Box
Destiny Box gồm 14 + 3 sản phẩm chuẩn mềm mại chuẩn yêu thương từ Mamamy x Chaang.

Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”. 

Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical voucher mua hàng trị giá 200k cho mẹ thỏa sức mua sắm đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!

4. Cần chuẩn bị tâm lý và những kiến thức sinh nở trước khi đi sinh

Hãy chuẩn bị cho mình một cơ thể khoẻ mạnh và một tâm lý thật tốt. Dù là lần đầu làm cha mẹ hay là lần 2 , lần 3 . Hành trình vượt cạn vẫn là một chuyến đi đầy cảm xúc. Công nghệ phát triển, khả năng chuẩn đoán ngày sinh cũng chính xác hơn rất nhiều. Tuy nhiên em bé có thể sẽ ra đời sớm hơn dự kiến. Vì vậy các mẹ nên tìm hiểu kiến thức sinh nở . Lên kế hoạch dự phòng cho mình ngay từ khi bước vào tuần 32 của thai kỳ .

4.1.Mẹ cần lưu ý những điều gì về chăm sóc sức khoẻ trước khi chuẩn bị đi sinh ?

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi của mẹ bầu trước sinh rất quan trọng. Đó là những yếu tố quyết định trực tiếp đến sức khoẻ, thể trạng của em bé trong bụng .

Thông thường tuần 32 sẽ là lần kiểm tra, siêu âm định kỳ lần cuối của các mẹ. Đây là mốc khám quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ nhất định phải thực hiện. Đây là thời điểm mẹ bầu biết được các chỉ số sức khoẻ của con.

Đặc biệt chỉ số cân nặng của trẻ là một trong những yếu tố quyết định đến việc chọn phương thức sinh của mẹ. Thai nhi có cân nặng trung bình từ 3kg-3,5kg là chỉ số phù hợp để các mẹ có thể sinh thường an toàn. Đồng thời nếu thai nhi có cân nặng dưới 3kg hoặc trên 3,5kg các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể chọn được phương thức sinh phù hợp và an toàn cho mình.

Vì vậy Mẹ bầu cần chú ý cân đối dinh dưỡng cho bản thân. Ăn các thực phẩm giàu protein hoặc uống thêm sữa bầu nếu như thai nhi được chuẩn đoán nhẹ cân. Đôi khi  thai nhi có thể đã quá lớn. Ba mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng vừa đủ để tránh khó sinh.

4.2.Mẹ cần sắp xếp những công việc gì khi chuẩn bị đi sinh?

Sau khi sinh dù là sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể người mẹ đều rất yếu ớt. Cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục . Em bé mới sinh sẽ gần như chiếm chọn thời gian cả một ngày của Ba Mẹ . Vì vậy trước khi em bé chào đời bạn nên sắp xếp bàn giao công việc của bản thân. Thu xếp các công việc trong gia đình. Lên kế hoạch chăm sóc cho mẹ và em bé mới sinh. Sắp xếp người thay bạn nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa hay đưa đón, chăm sóc trẻ lớn trong nhà…

   Ngoài ra thời kỳ này các mẹ nên chú ý nghỉ ngơi. Có thể tập luyện các động tác yoga nhẹ nhàng. Đi bộ ngắn để giúp tăng cường sức khoẻ trước khi sinh.

Giai đoạn chuyển dạ và sinh em bé rất quan trọng. Ba mẹ đã biết cần chuẩn bị những gì khi đi sinh,mọi thứ đã sẵn sàng. Hãy nghỉ ngơi thật thoải mái cho lần vượt cạn sắp tới nhé.

Mẹ có thể quan tâm đến bài viết này:

Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé – danh sách đầy đủ nhất

Kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai khi lần đầu làm mẹ

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái và kinh nghiệm mẹ cần biết?

[Bật mí] Kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái mùa hè

Chào đón đứa con đầu đời là một điều vô cùng quan trọng của bất kì bậc cha mẹ nào. Chính vì thế, bố mẹ nào cũng lo lắng và tất bật trong việc chuẩn bị mọi thứ. Vậy chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái cần chuẩn bị những gì? Cần lưu ý những gì khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái?  Hãy tìm hiểu kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái dưới đây nhé!

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái
Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái

1. Quần áo sơ sinh

Quần áo sơ sinh
Quần áo sơ sinh
  • Áo sơ sinh: Nên mua ít nhất là 5 chiếc áo sơ sinh khi mua đồ sơ sinh cho bé gái. Không cần mua quá nhiều vì bé sẽ lớn nhanh thôi. 
  • Quần sơ sinh: ưu tiên quần dài để bé không bị lạnh. Các mẹ nên mua nhiều quần sơ sinh hơn vì các bé sẽ rất hay cần thay quần. Đặc biệt nếu mẹ sinh em bé vào thời tiết mưa, quần áo khó khô hơn.  
  • Quần đóng bỉm: 5 chiếc cho bé sơ sinh. Có thể mua thêm 10 cái nữa cho bé lúc bé 3 tháng tuổi.  
  • Mũ che thóp: cần mua 4 cái. Vì phần thóp của trẻ sơ sinh còn rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh. Các mẹ cần phải đội mũ và che lại để bảo vệ sức khỏe cho bé tốt hơn. 
  • Bao tay, tất: trẻ sơ sinh cần giữ ấm một cách tuyệt đối. Hãy chuẩn bị mỗi loại 5 đôi màu sắc khác nhau cho bé gái sơ sinh nhà mình nhé. Nên sử dụng loại dây buộc sẽ phù hợp để dễ dàng mang cho bé. Đồng thời cũng chắc chắn rằng bao tay không bị tuột ra khi các bé ngọ nguậy. 
  • Khăn xô, khăn sữa: 20- 30 chiếc chọn khăn loại mềm mại 3 hoặc 4 lớp.
Nếu thấy cần thiết, hãy mua cho bé vài cái áo gile, áo len giữ ấm. 
Nếu thấy cần thiết, hãy mua cho bé vài cái áo gile, áo len giữ ấm. 

Kinh nghiệm:

Đối với trẻ sơ sinh, bé có làn da mỏng và đặc biệt nhạy cảm. Việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái nên được khuyến khích mua tại các thương hiệu uy tín. Điều này để bảo vệ làn da con một cách tốt nhất, tránh bé bị khó chịu, ngứa ngáy. 

Đối với việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái, các bố mẹ có thể ưu tiên chọn đồ có màu sắc tươi sáng, dịu dàng, nữ tính để bé nhà mình trông đáng yêu hơn. 

Góc của mẹ xin gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!

Bộ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh Destiny Box
Mẹ bầu có cơ hội nhận nhiều phần quà hấp dẫn khi mua DESTINY BOX đó!

Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”.

Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và được giảm 200k đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!

2. Tã, bỉm

Tã, bỉm
Tã, bỉm
  • Tã chéo: cần chuẩn bị 10 chiếc loại vải cotton mềm mại để dùng trong tháng đầu tiên. 
  • Miếng lót sơ sinh: 1 bịch lúc mới sinh sẽ dùng cái này dán vào quần đóng bỉm nói trên các mẹ ạ.
  • Bỉm: 1 bịch, sau khoảng nửa tháng -1 tháng mẹ có thể dùng cho bé sẽ tiện lợi hơn dùng miếng lót.
  • Miếng lót phân xu: cần chuẩn bị 5 túi. Trẻ sơ sinh sẽ đi phân xu liên tục, nếu đóng bỉm cho con nhiều sẽ bị hăm vì vậy nên dùng giấy lót loại này để thay thế cho bỉm. 

Kinh nghiệm:

Đối với bỉm của trẻ sơ sinh, các mẹ cần chuẩn bị kỹ càng trước khi mua. Nên chọn bỉm có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt và an toàn với da của em bé. 

Nên chọn bỉm có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt và an toàn với da của em bé. 
Nên chọn bỉm có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt và an toàn với da của em bé. 

Việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái cần lưu ý: bị gái khi đi vệ sinh thường sẽ bị ướt ở vị trí giữa hoặc sau của tã khi nằm. Vì vậy các mẹ nên chọn loại tã giấy có thiết kế tập trung nhiều vào phần trẻ có thể đi tiểu nhiều. Đặc biệt là lúc này da em bé còn rất nhạy cảm nên các mẹ cần chọn loại tã có chất liệu chuyên sử dụng cho trẻ em.

3. Sữa, bình sữa và phụ kiện

Sữa, bình sữa và phụ kiện
Sữa, bình sữa và phụ kiện
  • Bình sữa: số lượng mua từ 1-2 cái thôi và nên chọn loại 150ml cho bé gái sơ sinh để tránh bé uống quá nhiều sữa gây tình trạng đầy hơi. Bình sữa phải chọn mua ở nơi uy tín, làm bằng nhựa dẻo silicon y tế. Điều này là cực kỳ quan trọng. Ngày nay còn có loại bình tích hợp van chống sặc, các bà mẹ nên chọn mua loại này.
  • Nước rửa bình sữa: Nên sử dụng để tránh các mảng bám, vi khuẩn có hại còn sót lại trên bình sữa gây nguy hiểm đến dạ dày non nớt của bé nhà mình nhé. Cách vệ sinh bình sữa đảm bảo an toàn cho bé yêu tại đây.
  • Túi trữ sữa: sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ em và để đảm bảo bé gái nhà mình luôn có sẵn sữa mẹ mọi lúc mọi nơi thì túi trữ sữa là thứ trong top ưu tiên khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái. Sữa mẹ có thể được dự trữ tốt bằng túi dự trữ chất lượng cao trong ngăn đông tủ lạnh trong vòng 6 tháng. 
  • Máy hút sữa: sử dụng trong trường hợp bé không chịu bú mẹ hoặc mẹ bị dư sữa. Sau khi hút sữa xong, lưu trữ trong túi trữ sữa và bảo quản. 

Kinh nghiệm:

Ngày nay có nhiều loại bình sữa mới ra tích hợp nhiều tính năng hữu ích như van chống sặc, tay cầm hai bên bình sữa, … Điểm cần tuân thủ tuyệt đối khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái là lựa chọn những sản phẩm bình đựng, núm an toàn tuyệt đối.  

Tiến hành kiểm tra núm ti khoảng 2 tháng 1 lần, nếu thấy có dấu hiệu đổi màu, dãn nở,… thì nên thay mới ngay lập tức. 

Tìm hiểu những vấn đề cần quan tâm cho núm ti của trẻ tại đây.

4. Đồ dùng tắm rửa

Đồ dùng tắm rửa
Đồ dùng tắm rửa
  • Khăn tắm: trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh sau khi tắm. Cần chuẩn bị khăn có khả năng thấm nước tốt và có mũ để quấn hết người bé. Loại khăn này cũng thuận tiện khi bố mẹ cần dẫn bé ra ngoài. 
  • Chậu tắm: chọn loại chậu dài và rộng rãi để bé thoải mái khi tắm. 
  • Nhiệt kế: không phải nhiệt kế đo sức khỏe đâu nhé. Giữ ấm cho bé là một việc rất quan trọng. Vì vậy các ông bố bà mẹ cũng cần quan tâm đến độ ấm của nước tắm cho bé.
  • Dầu tắm cho bé: Một em bé sạch sẽ thơm tho sẽ đáng yêu hơn rất nhiều lần phải không nào. Các mẹ nên mua loại sữa tắm dịu nhẹ, thành phần tự nhiên và dung tích vừa phải. Vì sữa tắm để lâu có thể bị ảnh hưởng chất lượng và không còn an toàn cho trẻ nhà mình nữa. 

Kinh nghiệm:

Các mẹ có thể tham khảo các loại nhiệt kế hồng ngoại vừa có thể đo được nhiệt độ nước, nhiệt độ phòng và nhiệt độ của bình sữa rất tiện lợi. Bố mẹ cũng có thể kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay. 

5. Đồ dùng đi ngủ

Đồ dùng đi ngủ
Đồ dùng đi ngủ
  • Cũi, nôi: chuẩn bị 1 chiếc nôi che bé bên cạnh giường bố mẹ. Cho bé nằm nôi giúp bé tập tính tự lập từ nhỏ nên ngày càng được các bậc phụ huynh chọn mua. 
  • Gối nằm: việc chọn gối nằm rất quan trọng vì bé sơ sinh cấu tạo của hộp sọ chưa liền. Khi đồ sơ sinh cho bé gái các mẹ cần cho con nằm gối có lỗ để cần bằng và không làm đầu bị méo. 
  • Tấm lót sơ sinh: Các mẹ mua từ 2 đến 5 tấm lót sơ sinh cho bé. Để khi bé ngủ có tè dầm thì không bị thấm xuống đệm hay chăn chiếu.
  • Màn chụp cũi: đây là giải pháp giúp bé không bị muỗi đốt khi ngủ. 
  • Gối chặn chống giật mình cho trẻ khi ngủ: nên mua các loại gối được làm từ vỏ đỗ. Sẽ chắc chắn hơn và giúp bé không bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Đọc thêm về những lưu ý khi bé ngủ tại đây
  • Chăn đắp: Khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái cần chú ý đến lựa chọn chăn đắp. Nên sử dụng loại chăn mềm mịn, không quá dày. 

6. Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái còn bao gồm

  • Băng rốn: Trẻ sơ sinh thường sẽ rụng rốn sau 10 ngày và mất thêm vài ngày rỉ máu. Khi đó, mẹ sẽ cần sử dụng tới băng rốn.
  • Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: sử dụng để đánh rơ lưỡi, để nhỏ mũi cho bé…
  • Yếm: Sử dụng yếm cho bé đảm bảo khi cho bé ăn không bị rây bẩn ra quần áo.
  • Tưa lưỡi: Tưa lưỡi được sử dụng để vệ sinh lưỡi cho bé.

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái sẽ dễ dàng, thú vị và còn tiết kiệm hơn nhiều nếu cả 2 vợ chồng cùng lên kế hoạch. Những vật dụng cần khi chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái này hy vọng có thể giúp các bà mẹ yên tâm hơn. Xin chân thành cảm ơn. 

Đọc thêm về kinh nghiệm đi sinh tại đây nha:

Mẹ cần lưu ý những gì khi chọn tã quẫn cho trẻ em

Chọn núm ti bình sữa phù hợp nhất cho trẻ 

Nguồn tham khảo:

Tổ chức pregnancybirthbaby-Úc: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/dressing-a-newborn 

Babycenter: baby clothes for first 6 weeks

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời cho những hoạt động ngoài trời, đi chơi hay du lịch. Tuy nhiên nó không hề dễ chịu để  chuẩn bị cho một cuộc vượt cạn. Nói về việc đi sinh vào mùa hè, hầu hết mọi người đều không cảm thấy quá dễ chịu. Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh vào mùa hè và những lưu ý dưới đây có thể sẽ rất hữu ích cho mẹ.

Tổng hợp đầy đủ danh sách đồ mang đi sinh

Giấy tờ không thể thiếu khi đi sinh

1. Chuẩn bị đồ cho mẹ đi sinh vào mùa hè

Vậy mẹ đi sinh vào mùa hè cần chuẩn bị những gì?
Vậy mẹ đi sinh vào mùa hè cần chuẩn bị những gì?

Mùa hè thường rất nóng bức và dễ ra mồ hôi. Mẹ đi sinh vào thời điểm này nên lưu ý chọn cho mình những bộ đồ thoáng mát, hút ẩm tốt. Vậy mẹ đi sinh vào mùa hè cần chuẩn bị những gì?

  • Quần áo: 3-5 bộ dài tay (nên mua loại chuyên dùng sau sinh). Mẹ mới sinh xong còn rất yếu , dễ bị nhiễm lạnh không nên mặc đồ quá mỏng hoặc ngắn tay.
  • Áo ngực, quần lót: 2-3 áo ngực loại co dãn hoặc loại dùng cho con bú.  Quần lót nên mua 5-10 cái loại dùng 1 lần đã được khử trùng sẵn.
  • Bỉm người lớn: 5 cái dành cho những ngày đầu sau sinh sản dịch ra nhiều .
  • Băng vệ sinh sau sinh: 10 cái , sau vài ngày đầu sản dịch sẽ giảm đi lúc này bạn có thể sử dụng băng vệ sinh để thay thế cho bỉm. Hãy mua nhiều một chút vì có thể bạn sẽ cần phải thay thường xuyên.
  • Tất chân, mũ chùm đầu, bông nhét lỗ tai. Mẹ đi sinh vào mùa hè cũng cần chú ý giữ ấm vì sau sinh cơ thể yếu ớt rất dễ bị nhiễm lạnh .
  • Đồ dùng cá nhân: Mẹ nên chuẩn bị một bộ bàn chải, khăn mặt, kem đánh răng, khăn tắm, dép đi trong nhà. Thời gian chuyển dạ có thể kéo dài hoặc bạn có thể phải ở lại viện vài ngày sau khi sinh.
  • Đồ ăn, đồ uống: Chuẩn bị một chút đồ ăn nhẹ sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng trước và sau khi sinh vào mùa hè.

Có thể mẹ muốn biết: Đi sinh ở viện cần chuẩn bị những gì?

2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho bé vào mùa hè

Vậy mẹ cần chuẩn bị những đồ gì cho bé khi đi sinh vào mùa hè?
Vậy mẹ cần chuẩn bị những đồ gì cho bé khi đi sinh vào mùa hè?

Khác với các thời điểm khác, mùa hè bé sẽ ra nhiều mồ hôi hơn. Ngoài việc chọn lựa cho bé những bộ đồ chất liệu mềm mỏng, thấm hút tốt, bạn cần phải chuẩn bị quần áo với số lượng nhiều hơn vì bé sẽ cần thay đổi thường xuyên. Vậy mẹ cần chuẩn bị những đồ gì cho bé khi đi sinh vào mùa hè?

  • Quần áo sơ sinh: 5-7 bộ cộc và dài tay (nên chọn chất liệu thun hay cotton co dãn tốt)
  • Bao tay, bao chân, mũ đội đầu để giữ ấm cho trẻ khi vừa chào đời.
  • Khăn choàng loại to dùng quấn quanh bé, 1 tấm thảm chống thấm cho bé nằm và khoảng 10 cái khăn xô dùng lau sữa và vệ sinh cho bé.
  • Sữa, bình sữa sơ sinh: Có rất nhiều mẹ không về sữa ngay sau khi sinh. Mẹ nên mang theo một bình sữa, sữa công thức để pha cho trẻ uống khi đói. Chú ý lựa chọn loại bình sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, có nút chống sặc.
  • Các vật dụng khác như khăn ướt, tinh dầu tràm, kem dưỡng da cho bé….
  • Tã bỉm cho bé: Mua sẵn 1 bịch tã dán sơ sinh và cầm theo khoảng 5-10 cái dùng cho bé sau sinh. Một tấm thảm lót và 1 bịch miếng lót thay bỉm cũng cần thiết cho bé.

Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!

Bộ sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh Destiny Box
Destiny Box gồm 14 + 3 sản phẩm chuẩn mềm mại chuẩn yêu thương từ Mamamy x Chaang.

Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”. 

Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical voucher mua hàng trị giá 200k cho mẹ thỏa sức mua sắm đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm: Tã dán ngừa hăm, mẩn đỏ tối đa.

3. Những giấy tờ cần thiết khi chuẩn bị đồ đi sinh vào mùa hè

Mẹ xem ảnh siêu âm
Cân đối tài chính, chuẩn bị sẵn tiền cho các chi phí phát sinh

Có rất nhiều điều mẹ cần chú ý khi chuẩn bị đồ đi sinh vào mùa hè. Những giấy tờ sau là không thể thiếu khi mẹ làm thủ tục sinh nhập viện.

  • Giấy tờ tuỳ thân, CMND của mẹ nhất định cần có khi làm thủ tục
  • Hộ khẩu thường trú để làm giấy chứng sinh cho bé
  • Thẻ bảo hiểm y tế (hãy chú ý thời hạn hiệu lực).
  • Thẻ bảo hiểm bảo lãnh (nếu như bạn mua các gói bảo hiểm nhân thọ khác)
  • Phiếu khám thai các mốc quan trọng trước đó.
  • Sổ khám bệnh, phiếu kết quả các xét nghiệm trước đó. Giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ nắm được tình hình sức khoẻ của mẹ và bé.
  • Cân đối tài chính, chuẩn bị sẵn tiền cho các chi phí phát sinh.

4. Các lưu ý khác khi sinh chuẩn bị đồ sinh con vào mùa hè

Các lưu ý khác khi sinh chuẩn bị đồ sinh con vào mùa hè
Các lưu ý khác khi sinh chuẩn bị đồ sinh con vào mùa hè

4.1.Mẹ không nên kiêng tắm gội.

Thời tiết nóng, ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy mẹ hãy tắm gội và vệ sinh cơ thể thường xuyên. Mẹ hãy vệ sinh nhanh bằng nước ấm và tránh ra gió sau khi tắm gội.

Không nên sử dụng các loại xà phòng tắm có chất tẩy rửa mạnh. Lau người nhẹ nhàng, tránh kỳ cọ mạnh hay quá lâu. Vệ sinh dùng kín ít nhất 3 lần/ngày bằng nước sát trùng sẽ giúp vết khâu nhanh lành hơn.

4.2.Giữ đủ nước

Điều quan trọng hơn mà mẹ cần đảm bảo ngoài việc chuẩn bị đồ đi sinh vào mùa hè là cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn cần đảm bảo rằng bạn đang uống đủ nước cho cả bạn và thai nhi để đủ sức vượt qua quá trình này. Nếu bạn bắt đầu bị mất nước thì bạn có thể đặt cả bạn và con của bạn vào một tình huống đáng sợ.

4.3.Luôn giữ cho căn phòng sạch sẽ, thoáng khí.

Môi trường xung quanh ảnh hưởng nhiều đến trẻ mới sinh. Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé vào mùa hè khoảng 26-28 độ. Bạn có thể sử dụng điều hoà nếu muốn, chỉ cần tránh để quạt gió quá mạnh trực tiếp vào bé.

4.4. Mẹ và bé không nên mặc quá nhiều quần áo hay nằm than sau sinh vào mùa hè

Thời tiết nóng bức, những bộ đồ mỏng nhẹ , thấm hút tốt nên được ưu tiên lựa chọn. Đổ nhiều mồ hôi khiến mẹ và bé dễ bị nhiễm lạnh, viêm phế quản hay nhiễm khuẩn. Nằm than sau khi sinh không phải biện pháp an toàn . Mẹ và bé rất dễ bị nhiễm độc khi đốt than trong phòng kín.

Đi sinh vào mùa hè bố mẹ phải chuẩn bị rất nhiều đồ. Mong rằng danh sách trên giúp bố mẹ bớt lo lắng và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Trên hết , khi mọi thứ đã sẵn sàng mẹ hãy nghỉ ngơi thật nhiều để có tinh thần tốt nhất cho cuộc vượt cạn sắp tới nhé.

Mẹ có thể biết thêm nhiều thông tin ở đây :

Kinh nghiệm vượt cạn dễ dàng, an toàn cho mẹ bầu.

Vậy là tết nguyên đán 2022 đã rất gần kề chúng ta. Mẹ đã chuẩn bị cho dịp quan trọng này đến đâu rồi. Bên cạnh những bánh mứt, hoa đào, cây quất, thì mẹ cũng đừng quên quần áo mới cho bé nhé. Đồ tết cho bé năm sẽ rất nhiều lựa chọn đấy. Mẹ đã biết những kiểu dáng mới nhất dành cho các bé trong năm mới này chưa? Những gợi ý sau có lẽ sẽ giúp được mẹ!

1. Đồ tết cho bé có ý nghĩa như thế nào trong dịp năm mới 2022?

Trẻ em được ăn ngon và mặc đẹp quanh năm
Trẻ em được ăn ngon và mặc đẹp quanh năm

Mỗi dịp tết đến xuân về đều mang một ý nghĩa sâu sắc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em. Ngày xưa, tết trở thành ngày mà các em bé háo hức và mong chờ nhất trong một năm. Khi mà các em có thể nhận được lì xì, ăn ngon, và diện những bộ quần áo mới du xuân cùng gia đình. Vào thời kỳ kinh tế còn đói kém, trẻ nhỏ chỉ có quần áo mới vào ngày tết. Chính vì thế, những bộ đồ Tết cho bé là niềm hạnh phúc, là một món quà quý giá mà các em mong chờ trong cả một năm. 

Vào thời hiện tại, xã hội đã vượt qua những năm tháng khó khăn ấy. Điều kiện kinh tế gia đình cũng đầy đủ hơn rất nhiều. Trẻ em được ăn ngon và mặc đẹp quanh năm. Cảm nhận của các bé về ngày tết truyền thống cũng dần phai nhạt. Nhưng không bởi thế mà người lớn đánh mất đi những giá trị văn hóa truyền thống cần lưu giữ ấy. Truyền thống sắm đồ tết cho bé vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cùng với đó là nhiều hoạt động vui chơi ngày tết khác như du xuân, đi chùa, hái lộc, chúc tết,… Qua đó, chúng ta có thể lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Xây dựng ở bé những tình cảm tươi sáng, vun bồi một tâm hồn sống động, lung linh sắc màu. 

2. Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé năm 2022

2.1. Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé trai

2.1.1. Về kiểu dáng

Khi chọn đồ Tết cho bé trai, kiểu dáng luôn là điều mẹ quan tâm. Đảm bảo sự thoải mái và thời trang trong năm nay luôn được các bậc phụ huynh ưu tiên hàng đầu khi mua sắm quần áo cho con em mình. Khi chọn quần áo Tết cho bé, mẹ chú trọng kiểu dáng đơn giản, sành điệu với gam màu tối như xanh da trời, đỏ đô, xanh nước biển kết hợp với họa tiết trang trí thú vị, nhân vật hoạt hình, siêu nhân, động vật… mà mẹ cần đoán. Phù hợp với trẻ em, nhưng chúng cũng rất thích thú.
Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé trai là sự thoải mái về kiểu dáng
Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé trai là sự thoải mái về kiểu dáng
Ngoài ra, khi đón Tết, các mẹ có thể chọn những bộ vest, áo dài vừa giúp giữ ấm cho con vừa thanh lịch hơn. Không cần lo lắng về việc mẹ và con già hơn tuổi. Những bộ đồ bộ trẻ em ngày nay được thiết kế hiện đại đẹp mắt, với những thiết kế cách tân về họa tiết và màu sắc phù hợp với lứa tuổi.

2.1.2. Về chất liệu

Ngoài mẫu mã, kiểu dáng thì chất liệu là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi mua quần áo Tết cho bé. Các mẹ nên chọn trang phục có chất liệu chủ yếu là mềm mại, thoáng mát và đặc biệt là thấm mồ hôi để bé luôn thoải mái. Bé trai đặc biệt hiếu động, chạy nhảy. Các mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chủ đề này.

2.2. Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé gái

2.2.1. Về kiểu dáng
Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé gái
Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé gái

Hiện nay các đồ cho bé càng ngày càng được đổi mới, trào lưu cách tân đổi mới đang là xu hướng tiên phong hiện nay. Quần áo của các bé càng ngày càng được tối giản, nhưng cũng không kém phần tinh tế.

2.2.2. Về chất liệu

Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé gái
Tiêu chí chọn đồ Tết cho bé gái

Chất liệu càng ngày càng được ba mẹ để ý hơn. Ba mẹ hãy lựa chọn các thiết kế từ vải cotton 100%, tơ tằm hay vải mềm thoáng mát, có độ thấm mồ hôi cao để bé vận động nhiều mà không bị khó chịu.

3. Gợi ý đồ tết cho bé gái 2021

Những năm gần đây, thời trang cho bé đã tách ra thành một nhánh thời trang riêng biệt. Mang tính chuyên nghiệp và tinh tế hơn rất nhiều. Thời trang của bé là hình mẫu thu nhỏ của người lớn. Khi các thiết kế dành cho người lớn đều có thể biến thành của các bé với màu sắc tươi sáng, xinh xắn hơn. Các thiết kế mang hơi hướng truyền thống cũng được đưa vào trang phục ngày tết. Biến lựa chọn của mẹ trở nên phong phú hơn rất nhiều. Những gợi ý đồ tết cho bé gái 2021 dưới đây có thể khiến bé yêu nhà mình thích mê đấy:

3.1. Áo dài cách tân – Đồ tết cho bé gái

Áo dài cách tân cho bé là món đồ không thể bỏ qua trong những năm gần đây
Áo dài cách tân cho bé là món đồ không thể bỏ qua trong những năm gần đây

Áo dài cách tân cho bé là món đồ Tết cho bé không thể bỏ qua trong những năm gần đây. Qua mỗi năm, chiếc áo dài lại trở nên mới lạ với một chút biến tấu khác biệt. Mang đến nét riêng nhưng cũng không mất đi hơi thở dân tộc. Kiểu dáng có chút thay đổi với phần nhấn nhá tay bồng, áo ba tà hay bo phần tay. Màu sắc và họa tiết vẫn là những sắc thái tươi sáng vừa phù hợp với lứa tuổi của bé, vừa gắn liền với ngày xuân. Ví dụ như màu đỏ, màu vàng, xanh lá, hồng phấn, trang trí hoa đào, họa tiết thổ cẩm, hoa lá. Nhung chính là chất liệu lên ngôi trong năm nay. KHông những xuất hiện trong những trang phục thường ngày. Nhung cũng được sử dụng để may áo dài. Cùng với đó là các chất liệu khác như gấm, vải tơ, ren.

3.2. Đầm – Đồ Tết cho bé gái 

Đầm tiểu thư bằng vải nhung hay những mẫu đầm suông đơn giản
Đầm tiểu thư bằng vải nhung hay những mẫu đầm suông đơn giản

Những chiếc đầm nữ tính vẫn là lựa chọn hàng đầu cho bé gái vào dịp tết. Tết năm nay, mẹ không thể bỏ qua những mẫu đầm công chúa bằng vải tơ hay vải ren nhiều lớp. Đầm tiểu thư bằng vải nhung hay những mẫu đầm suông đơn giản. Bên cạnh chất liệu theo xu hướng, mẹ cũng cần lưu tâm đến các loại vải tự nhiên, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt cho bé. 

3.3. Trang phục rộng rãi – Đồ Tết cho bé gái

Những trang phục trở thành xu hướng của 2021 lại vô tình trở thành những trang phục lý tưởng của bé
Những trang phục trở thành xu hướng của 2021 lại vô tình trở thành những trang phục lý tưởng của bé

Áo thun rộng, áo hoodie, quần cullotes là tất cả những gì bé cần cho sự thoải mái và năng động của mình. Những trang phục trở thành xu hướng của 2021 lại vô tình trở thành những trang phục lý tưởng của bé. Mẹ có thể dễ dàng mix chúng với bất cứ món đồ nào khác trong tủ đồ của bé, từ chân váy, quần shorts, áo croptop cho đến quần ôm.

4. Gợi ý đồ tết cho bé trai 2021

Khác với bé gái, trang phục của bé trai có vẻ như khá dễ chọn lựa. Không mấy thay đổi trong thiết kế và kiểu dáng, mẹ có thể chọn bất cứ thứ gì như áo thun, áo sơ mi, quần jeans, quần shorts cũng có thể cho bé diện mạo đáng yêu và lịch sự. Để xem mẹ sẽ tìm được gì trong những gợi ý đồ tết cho bé trai 2021 dưới đây nhé!

4.1. Áo dài cách tân bé trai – Đồ Tết cho bé trai

Áo dài cách tân - đồ Tết cho bé trai có vẻ như không thay đổi nhiều về kiểu dáng
Áo dài cách tân – đồ Tết cho bé trai có vẻ như không thay đổi nhiều về kiểu dáng

Đồ tết không thể thiếu những chiếc áo dài và điều đó cũng đúng với ngay cả những bé trai. Áo dài cách tân cho bé trai có vẻ như không thay đổi nhiều về kiểu dáng. Vẫn là những chiếc áo dài hai hoặc ba tà kết hợp cùng chiếc quần suông. Tuy nhiên, năm nay sẽ chứng kiến những chất liệu cùng với họa tiết trang trí tinh tế, mang đậm tính dân tộc hơn. Cho bé diện mạo mới đầy lịch lãm và đáng yêu.

4.2. Áo sơ mi – Đồ Tết cho bé trai

Một chiếc áo sơ mi không thể thiếu trong tủ đồ tết của bé trai. Bé có thể mặc bất cứ phong cách nào bé thích. Sơ mi với một chiếc cà vạt, một chiếc nơ, thêm áo ghi lê hay vest khoác ngoài. Như thế là bé đã có một trang phục cổ điển cần thiết. Với những bé năng động, có thể khoác hờ một chiếc sơ mi bên ngoài áo thun, hay đơn giản chỉ là diện một chiếc sơ mi thôi cũng khiến bé thoải mái và thời trang rồi. 

Xem thêm:

Tất tần tật những đồ mang đi sinh mẹ cần chuẩn bị

6 điều bất ngờ thú vị về trung thu cho bé mà mẹ chưa biết

4.3. Áo thun họa tiết – Đồ Tết cho bé trai

Áo thun họa tiết - Đồ Tết cho bé trai
Áo thun họa tiết – Đồ Tết cho bé trai

Những chiếc áo thun in họa tiết trên áo mang lại phong cách đặc biệt, là đồ Tết cho bé được rất nhiều mẹ lựa chọn. Họa tiết 2021 chủ yếu là hình ảnh động vật, hình học, các dòng chữ. Không chỉ được in trên áo thun, hoạ tiết này còn được ứng dụng ở rất nhiều trang phục khác nhau. Ví dụ như áo sơ mi, tất, mũ, áo khoác, áo len. Với sự thoải mái và ngộ nghĩnh mà một chiếc áo thun mang lại. Đây là món quà không thể hấp dẫn hơn mà mẹ dành cho các bé.

5. Những lưu ý khi sắm đồ Tết cho bé

Ngoài một số tiêu chí trên, mẹ cần lưu ý những điều sau khi mua sắm quần áo Tết cho bé:

Những lưu ý khi sắm đồ Tết cho bé
Những lưu ý khi sắm đồ Tết cho bé
  • Các bé từ 3 tuổi nên mang theo những thứ này để có thể tự chọn cho mình những bộ quần áo phù hợp với sở thích của mình. Sau đó bố mẹ có thể góp ý hoặc phân tích để bé hiểu được lựa chọn của trẻ có thực sự phù hợp hay không.
  • Các bậc cha mẹ hãy cũng tìm hiểu những màu sắc phù hợp với mệnh của con khi chọn quần áo Tết cho con để mang lại may mắn và hạnh phúc cho con trong năm mới nhé. Ví dụ, người mệnh thổ nên mặc màu gì và người mệnh hỏa nên tránh màu nào?
  • Ngoài việc chọn quần áo, bạn cũng có thể mua các phụ kiện quần áo cho bé như kính, vòng tay, vòng cổ, giày, mũ, đồng hồ, khăn và thắt lưng.
  • Các mẹ cần mua quần áo ở những địa chỉ uy tín và mặc quần áo an toàn cho làn da mỏng manh của bé. Tránh mua sản phẩm trực tuyến mà không thực sự biết chúng. Rất khó để biết loại vải của bé và độ vừa vặn khi mặc.
  • Nhiều phụ huynh rục rịch mua sắm vì bận công việc hoặc cho rằng mua sắm gần Tết vào ngày 27, 28 là rẻ. Nhưng đó là một sai lầm! Do gần Tết nên có ít mẫu mã hơn và các cửa hàng đã ngừng nhập thêm hàng. Vì vậy, thời điểm mẹ sắm quần áo Tết cho bé trai nên là 20 – 25 Tết. Đây là thời điểm lý tưởng để đi mua sắm cho bé yêu của bạn.

Phần kết

Xem thêm: Tổng hợp các câu thơ chúc Tết cho bé cực hay, cực ý nghĩa

Năm cũ sắp đi qua và năm mới đang tới gần. Đồ tết cho bé là những món quà yêu thương không thể thiếu mà bố mẹ dành cho bé vào dịp này. Chúc các bé và bố mẹ thân yêu có những phút giây đầm ấm, hạnh phúc bên mâm cỗ gia đình. Có những ngày du xuân lành mạnh và vui tươi. Nơi bé có thể cho đi và nhận lại những giá trị đích thực của cuộc sống.

Giai đoạn phát triển của trẻ 2 tuổi cực kì nhanh chóng. Do đó, mẹ phải đưa ra những thực phẩm dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về những món ăn cho trẻ 2 tuổi mẹ nhé!

1. Tư vấn cho mẹ về dinh dưỡng trong món ăn cho trẻ 2 tuổi

Tư vấn cho mẹ về dinh dưỡng trong món ăn cho trẻ 2 tuổi
Tư vấn cho mẹ về dinh dưỡng trong món ăn cho trẻ 2 tuổi

Bé trong giai đoạn 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Nguyên nhân do bé lúc này đã bắt đầu cai sữa. Mẹ cần phải cân nhắc rất nhiều trong việc lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp cho bé. Tuy nhiên, món ăn cho trẻ 2 tuổi chỉ cần đáp ứng 4 nhóm thực phẩm sau:

  • Thịt, cá, tôm, và các loại thịt gia cầm khác
  • Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, sữa,..
  • Hoa quả, rau xanh.
  • Tinh bột như gạo, ngũ cốc, khoai tây.

Những món ăn dành cho bé 2 tuổi nên có đầy đủ các loại thực phẩm có trong 4 nhóm trên. Ngoài ra mẹ còn bổ sung cho bé ăn thêm các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh,… Các loại trái cây rau củ quả có màu cam hoặc xanh để tăng cường vitamin A, C, D. Kèm theo đó là các chất xơ và các khoáng chất thiết yếu.

Mẹ cũng không cần phải lo lắng quá nhiều nếu bé không thể hấp thụ các loại thực phẩm có trong 4 nhóm trên. Chẳng hạn như bé không ăn được trái cây hay rau xanh, các loại hạt,… Bé có thể yêu thích các nhóm khác nên mẹ không cần ép bé mà hãy để bé tập làm quen từ từ.

Hãy để bé lựa chọn món ăn mình thích bằng cách thay đổi các loại thực phẩm mỗi ngày. Cơ thể cũng như khẩu vị của bé sẽ thích nghi dần với từng món hoặc không thích nghi. Từ đó bé sẽ tự ăn theo một chế độ ăn uống cân bằng. Ban đầu mẹ cũng nên để bé bốc ăn bằng tay thay vì ăn bằng nĩa hoặc muỗng. Điều này giúp bé tiêu thụ thức ăn nhanh hơn.

2. Chế độ dinh dưỡng trong món ăn dành cho bé 2 tuổi hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng trong món ăn dành cho bé 2 tuổi hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng trong món ăn dành cho bé 2 tuổi hiệu quả

Các chỉ tiêu dinh dưỡng trong món ăn dành cho bé 2 tuổi nên đạt được trong 1 ngày là:

  • Gạo: 120g – 150g
  • Thịt, cá, tôm: 150g đến 200g 
  • Rau xanh: 120g – 150g
  • Dầu ăn hoặc mỡ: 30g đến 40g
  • Trứng: Từ 3 đến 4 quả/ 1 tuần

2.1. Thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi:

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Sau đây là những món ăn cho trẻ 2 tuổi mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày:

  • Bé cần ăn 2 bữa cơm nát hoặc cháo đặc nhừ nhuyễn.
  • Kèm theo mỗi bữa là các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, rau xanh và các loại củ,…
  • 2 bữa súp hoặc phở, bún,.. ( bữa phụ)
  • Sau bữa ăn chính, cho bé tráng miệng với các loại trái cây hoa quả, sữa chua.
  • Bé nên uống mỗi ngày 500 – 600ml sữa, bao gồm tất cả các sản phẩm liên quan đến sữa. Chẳng hạn như sữa chua, sữa tươi, sữa công thức,…

2.2. Ăn bữa chính với những món dễ tiêu hóa

Ăn bữa chính với những món dễ tiêu hóa
Ăn bữa chính với những món dễ tiêu hóa

Bé 2 tuổi có dạ dày vẫn còn khá nhỏ. Mẹ vẫn nên cho bé ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa những vẫn đủ no. Mẹ nên chia 3 bữa 1 ngày như: 2 bữa cơm nát và 1 bữa cháo, còn lại là 2 hoặc 3 bữa phụ tùy theo thể trạng của trẻ.

Mẹ nên tránh cho bé ăn vặt trước mỗi bữa ăn đối với những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng… Không nên ép bé ăn quá nhiều thức ăn trong một ngày. Bữa phụ gồm sữa chua, chè, trái cây, sinh tố và tránh cho bé ăn những món khó tiêu.

Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý kết hợp những loại thực phẩm phù hợp với nhau trong mọi bữa ăn. Nếu kết hợp không đúng sẽ dễ gây cho bé nôn mửa, đau bụng, khó chịu hoặc dị ứng. Các loại thực phẩm không nên kết hợp với nhau như sữa với chuối, sữa với cam, thịt bò với hải sản, cà rốt với củ cải, đậu đen, hẹ,…

3. Một số món ăn cho trẻ 2 tuổi giàu dinh dưỡng

Sau đây là một số món ăn giàu dinh dưỡng cho bé mà mẹ nên biết:

3.1. Thịt viên sốt cà chua

Thịt viên sốt cà chua
Thịt viên sốt cà chua

Nguyên liệu: Thịt vai, nấm mộc nhĩ, cà chua.

Cách làm: Đem thịt vai băm nhỏ, nấm mộc nhĩ ngâm nở rồi rửa sạch, sau đó băm vụn. Trộn thịt với nấm lại với nhau, thêm dầu hòa và chút gia vị vừa ăn rồi viên thành những vòng tròn nhỏ.

Cà chua rửa sạch lột vỏ rồi thái nhỏ đem xào nhừ. Đổ 1 bát nước vào cà chua đã xào, cho 1 thìa nước mắm, dầu hào và đường để cà chua sệt lại. Sau đó bỏ thịt viên vào xào chung đến chín mềm. Múc ra dĩa và cho bé ăn kèm với cơm.

3.2. Canh rau ngót với thịt

Canh rau ngót với thịt
Canh rau ngót với thịt

Nguyên liệu: 1 bó rau ngót, thịt nạc và các loại gia vị khác.

Cách chế biến: Đem thịt nạc rửa sạch rồi băm nhỏ. Rau ngót ngâm một ít muối rồi rửa sạch sẽ. Bắt nồi lên và cho dầu vào, sau đó cho thịt nạc vào xào đến khi săn lại. Tiếp theo bỏ rau ngót vào rồi thêm gia vị để ngấm. Đổ nước vào chờ sôi lên để rau chín. Múc ra bát và cho bé ăn kèm với cơm.

4. Lời kết:

Hy vọng qua những lời tư vấn trên, mẹ có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong món ăn cho bé 2 tuổi nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tu-van-che-do-dinh-duong-cho-be-2-tuoi/?link_type=related_posts

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/nutrition/Pages/Feeding-and-Nutrition-Your-Two-Year-Old.aspx

Đọc thêm: 

6 món cháo cá lóc bổ dưỡng cho bé mẹ không thể “làm ngơ”

Bé dường như ngủ cả ngày trong thời gian đầu sau khi sinh. Một phần vì lúc này bé chưa có khái niệm về thời gian ngày và đêm. Mặt khác, giấc ngủ là chìa khóa quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên nhiều mẹ sẽ gặp tình trạng ngược lại khi trẻ sơ sinh hay vặn mình, mè nheo và có những biểu hiện ngủ không sâu giấc. Mẹ sẽ phải làm gì khi con rơi vào trường hợp này?

1. Trẻ sơ sinh hay vặn mình và càu nhàu trong khi ngủ

Trong khi những bé lớn tuổi hơn có thể ngủ một cách say sưa thì những em bé sơ sinh ngủ khá trằn trọc và thực sự thức giấc rất nhiều lần
Trong khi những bé lớn tuổi hơn có thể ngủ một cách say sưa thì những em bé sơ sinh ngủ khá trằn trọc và thực sự thức giấc rất nhiều lần

Ai nghĩ ra cụm từ “ngủ như một đứa trẻ” rõ ràng là chưa từng có em bé. Nhiều bố mẹ khẳng định rằng giấc ngủ của bé có thể ồn ào, không thoải mái và trái ngược hoàn toàn với sự yên bình. Trong khi những bé lớn tuổi hơn có thể ngủ một cách say sưa thì những em bé sơ sinh ngủ khá trằn trọc và thực sự thức giấc rất nhiều lần. 

Trẻ sơ sinh có một cái dạ dày rất nhỏ. Vì thế, bé chỉ có thể ăn rất ít và ăn làm nhiều lần. Bên cạnh đó, những tác động từ bên ngoài có thể là nguyên nhân gây ra những phản xạ giật mình thức giấc ở trẻ. Do đó, không khó hiểu khi bé có những giấc ngủ ngắn và thường xuyên tỉnh dậy. Bé không thể kiểm soát nhiệt độ, cơn đói hay những tác động từ môi trường. Vì vậy, bé yêu cầu người lớn đáp ứng các nhu cầu bằng cách: khóc, càu nhàu, khịt mũi, rên rỉ, thút thí, vặn vẹo.

Làm bố mẹ, chúng ta hãy chuẩn bị cho việc trẻ cằn nhằn hay vặn mình. Mẹ quan tâm đến sức khỏe của trẻ và tìm đến sự chăm sóc y tế là có thể hiểu được. Nhưng bình thường trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình là chuyện hoàn toàn bình thường, và không phải là điều đáng lo ngại.

2. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình
Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

2.1. Giấc ngủ REM khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sẽ vặn mình và phát ra tiếng động vào khoảng tuần thứ 2 của cuộc đời sau khi sinh và sẽ kéo dài đến 6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ dành nhiều thời gian cho giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). REM là một giấc ngủ nông, trong đó trẻ sơ sinh cử động, mơ và tạo ra tiếng ồn. Khi trẻ mơ, sẽ tạo ra rất nhiều tiếng động khác nhau như: khóc, tiếng cười, rên rỉ, và các âm thanh khác. Trẻ cũng thức giấc khi trải qua các giấc ngủ REM, sau đó có thể tạo ra tiếng ồn rồi mới tiếp tục ngủ lại. 

Trẻ có khả năng ngủ nhanh và sâu giấc hơn khi trẻ đang trong trạng thái lơ mơ. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để mẹ đưa bé vào giấc ngủ. Mẹ nên dạy cho trẻ cách tự nhận biết ngày và đêm bằng cách giảm mức độ hoạt động, ánh sáng và tiếng ồn khi gần đến thời điểm đi ngủ.

Các bước sau có thể giúp bé đi vào giấc ngủ tốt hơn:

  • Quan sát dấu hiệu buồn ngủ của bé
  • Đặt bé vào cũi khi bé đã buồn ngủ.
  • Đặt bé nằm ngửa trong chiếc khăn cuốn hoặc túi ngủ yêu thích của bé.
  • Để đảm bảo môi trường an toàn cho bé, mẹ nên loại bỏ các vật mềm xung quang bé.
  • Tạo ra tiếng ồn trắng bằng cách hát ru, thêm tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót hay tiếng mưa.

2.2. Phản xạ giật mình khiến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc

Mẹ có bao giờ thấy bé giật mình trong khi đang ngủ? Khi bị giật mình trẻ có những phản ứng một cách cụ thể. Trẻ có thể đột ngột mở rộng tay và chân, cong lưng, sau đó thu mình lại. Đây cũng là lý do khiến trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, khóc và khó ngủ lại sau khi giật mình tỉnh dậy. Hiện tượng này được gọi là phản xạ Mono hay phản xạ không tự chủ của bé khi giật mình tỉnh dậy. Nó thường xuất hiện khi bé ở trong độ tuổi sơ sinh và giảm dần khi bé lớn lên. 

Quấn khăn thực sự có ích cho những phản xạ này. Khăn quấn có thể hạn chế cử động của bé. Tạo ra môi trường ấm áp và an toàn như khi còn trong bụng mẹ, điều đó khiến bé được an ủi và xoa dịu khi trẻ trải qua cơn giật mình. Mẹ nhớ đặt bé nằm ngửa trong khi quấn khăn. Kiểm tra bé thường xuyên để chắc rằng bé không bị quá nóng.

2.3. Hệ hô hấp của bé

Hệ hô hấp của bé
Hệ hô hấp của bé

Bé không chỉ cựa quậy mà còn phát ra nhiều tiếng ồn khác. Mẹ có thể nghe thấy tất cả những tiếng rít, lạch cạch hay ục ục phát ra từ mũi của bé. Mũi của bé vốn nhỏ lại có rất ít đường dẫn khí bên trong. Các hạt chất nhầy khô hoặc sữa đọng lại khiến đường dẫn ấy còn nhỏ hơn nữa. Điều đó dẫn đến những tiếng huýt sáo hoặc tiếng ồn trong khi bé ngủ. Chất nhầy cũng có thể mắc vào cổ và gây ra những tiếng ọc ọc hay tiếng hắng giọng.

Nếu bé bị làm phiền bởi những khó khăn này. Mẹ có thể sử dụng máy hút mũi một vài lần để cải thiện tình hình.

2.4. Trẻ ngủ mớ

Ngủ mớ cũng khiến bé hay vặn mình cựa quậy. Điều đó có thể đi kèm với tiếng cười, la hét, thút thít và thậm chí là khóc trong giấc ngủ.

Ngủ mơ là chuyện rất bình thường trong mọi độ tuổi. Mẹ đừng vội vỗ về trẻ. Đây có thể chỉ là là một cuộc nói chuyện trong mơ và bé không yêu cầu phản hồi từ mẹ. Bé có thể tự ngủ lại ngay sau đó.

2.5. Trẻ bị đầy hơi

Trẻ bị đầy hơi
Trẻ bị đầy hơi

Đầy hơi có thể khiến bé xì hơi. Đôi khi tiếng ồn có thể lớn quá mức đối với một đứa bé. Nhiều trường hợp đầy hơi có thể khiến bé khó chịu, vặn vẹo, càu nhàu.

Vì vậy, nếu con rơi vào trường hợp này, mẹ có thể bế trẻ và khuyến khích bé ợ hơi.

Xem thêm:

Top 5 cách dỗ trẻ sớ sinh ngủ ngon hiệu quả mà ba mẹ không thể bỏ qua

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và 3 mẹo mới nhất giúp mẹ dỗ dành bé ngủ ngon

Trẻ sơ sinh khó ngủ và những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của bé

2.6. Trào ngược dạ dày

Trào ngược nhẹ ở trẻ có thể gây ra tình trạng “khạc nhổ” không gây đau đớn. Nếu nặng, có thể dẫn đến đau đớn, vặn mình và thức dậy vào ban đêm. Tình trạng trào ngược có thể khiến bé rên rỉ, thở khò khè giống như bệnh suyễn. 

Để ngăn ngừa, mẹ có thể cho bé bú nhiều gấp đôi và giữ bé nằm thẳng trong khi bú. Các cữ bú ít hơn, thường xuyên hơn sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp sữa tống ra khỏi dạ dày nhanh hơn. 

Phần kết

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh hay vặn mình trong khi ngủ. Điều đó không có nghĩa là bé mắc chứng mất ngủ mãn tính nào đó. Đây có vẻ là tin vui đối với bố mẹ. Nếu bé mất ngủ kéo dài kèm theo những dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Mẹ nên đặc biệt chú ý, đưa bé đi khám sớm nhất, không để tình trạng đó kéo dài vì có thể nó liên quan đến một bệnh lý khác nghiêm trọng ở trẻ.

Rõ ràng trẻ sơ sinh có thể gây mất ngủ cho những người lớn. Nhưng trẻ sơ sinh có mắc phải chứng khó ngủ hay không thì hầu như không có bằng chứng nào cho thấy điều đó. Đây có lẽ là một thông tin tốt. Bé sơ sinh có thể điều chỉnh nhu cầu ngủ của mình rất tốt, ngay cả khi không có người lớn ở bên. Dù vậy, mẹ vẫn có rất nhiều câu hỏi xung quanh giấc ngủ của bé. Bé ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh khó ngủ có những biểu hiện như thế nào?

1. Trẻ sơ sinh khó ngủ có bình thường không?

Trẻ khó ngủ mãn tính
Trẻ khó ngủ mãn tính

Trẻ thay đổi một cách liên tục thời lượng ngủ của mình trong năm đầu tiên sau sinh. Một nửa số trẻ 6 tháng tuổi ngủ ít hơn 12 giờ một ngày. Tuy nhiên, phần lớn những trẻ này có vẻ khỏe mạnh dù ngủ rất ít. Vì vậy, ngủ ít hơn bình thường, không có nghĩa là trẻ khó ngủ mãn tính.

Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn. Và mọi chuyện đều có thể xảy ra dù bé có nằm trong phạm vi biến động giờ ngủ cho phép. Ví dụ, trẻ sơ ngủ hay giật mình, bé mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy nhiều hơn những trẻ khác. Đây có phải là dấu hiệu của một vấn đề? Đó có phải là điều mẹ lo lắng và muốn cải thiện?

Có nhiều yếu tố môi trường chống lại giấc ngủ của bé và khiến bé thức đêm nhiều lần. Một số bé có tổng thời gian ngủ ít nhất trong ngày là 9 đến 10 giờ. Và dường như không mắc bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng chúng ta không nên cho rằng tất cả trẻ sơ sinh ngủ ít đều đang trong tình bình thường.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh khó ngủ

Trẻ khóc khi ra khỏi phòng ngủ
Trẻ khóc khi ra khỏi phòng ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ suốt đêm trong thời gian dài bỗng thức giấc trong đêm trở lại, sẽ khiến cha mẹ mất tinh thần. Chuyện này thường xảy ra vào khoảng tháng thứ 6. Khi mẹ bắt đầu cho bé ngủ riêng. Đây là điều bình thường của quá trình phát triển được gọi là “tình trạng lo lắng chia ly”. Trẻ sơ sinh có thể bắt đầu khó đi vào giấc ngủ vì lo lắng khi bị tách rời, bị kích thích quá mức hoặc quá mệt mỏi.

Những phản ứng phổ biến của trẻ sơ sinh ngủ không ngon giấc, hoặc khó ngủ có thể bao gồm những điều sau:

  • Không chịu ngủ khi không có cha mẹ ở bên.
  • Bám sát mẹ khi bị chia li.
  • Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn vẹo, càu nhàu trong khi ngủ.
  • Trẻ khóc khi ra khỏi phòng ngủ.
  • Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét nhiều lần trong đêm.

Vì các vấn đề về giấc ngủ có thể liên quan đến bệnh tật. Nên mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi con bắt đầu khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tránh để tình trạng mất ngủ kéo dài ở tuổi sơ sinh.

Những dấu hiệu bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ

Những dấu hiệu bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ
Những dấu hiệu bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ

Mẹ có thể giúp bé ngủ bằng cách nhận biết các dấu hiệu bé đã bắt đầu sẵn sàng đi vào giấc ngủ, dạy cho bé tự ngủ và vỗ về bé khi thức giấc. Bé có thể sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Dụi mắt
  • Ngáp thường xuyên
  • Nhìn vô định và không tập trung.
  • Quấy khóc.

Làm sao để giúp trẻ sơ sinh khó ngủ có thể ngủ ngon

Ở tuổi sơ sinh, bé chưa thể thiết lập được thời gian ngủ và thức của chính mình. Không phải tất cả các bé đều biết tự đưa mình vào giấc ngủ. Hay tự mình ngủ lại khi thức giấc vào ban đêm. Khi đến giờ đi ngủ, nhiều cha mẹ thường dùng cách bế bé trên tay và đung đưa để bé dễ ngủ. Đây là một ý kiến hay, tuy nhiên đừng để bé ngủ trên tay mẹ. Điều này sẽ dễ hình thành thói quen không tốt. Bé chỉ có thể ngủ khi được mẹ bồng. Và khó tự ngủ lại khi thức giấc giữa đêm.

Nhiều bé có thể chấp nhận sự chia ly nếu có cảm giác an toàn. Hãy vỗ về và ôm ấp bé trong ngày để bé yên tâm.

Xem thêm:

Mách mẹ cách chăm sóc giấc ngủ của bé để phát triển toàn diện

6 cách giỗ trẻ sơ sinh ngủ cực đơn giản và hiệu quả cho mẹ

TOP 5 cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon hiệu quả mà ba mẹ không thể bỏ qua

Cách giúp bé ngủ ngon khác

Tránh bật nhạc nhẹ khi bé bắt đầu đi ngủ
Tránh bật nhạc nhẹ khi bé bắt đầu đi ngủ

Những cách giúp bé ngủ khác mẹ có thể áp dụng bao gồm:

  • Tránh các kích thích và hoạt động mạnh khi gần tới giờ đi ngủ của trẻ.
  • Dành thời gian cho những giấc ngủ ngắn cần thiết trong thời gian này của bé.
  • Mẹ có thể thiết lập một thói quen trước khi đi ngủ. Ví dụ, đọc sách cho bé nghe, hát ru, bế bé trên tay và đung đưa nhẹ nhàng.
  • Bật nhạc nhẹ khi bé bắt đầu đi ngủ. 
  • Khi bé có thể lăn hoặc ngồi, mẹ có thể giới thiệu cho bé những đồ vật như chiếc chăn nhỏ hoặc đồ chơi mềm. Nó giống như một người bạn, giúp bé an tâm đi vào giấc ngủ.
  • Cho bé đi và giấc ngủ trong một không gian yên tĩnh.
  • Hãy trấn tĩnh và an ủi bé khi bé khóc thét, sợ hãi.
  • Đối với những cơn thức đêm, hãy an ủi bằng cách vỗ về và xoa dịu, nhưng tránh đưa bé ra khỏi giường.
  • Nếu trẻ khóc, hãy đợi một vài phút, sau đó đến bên trẻ vỗ về và xoa dịu. Cuối cùng chúc bé ngủ ngon và rời đi (có thể lập lại việc này nếu cần)
  • Hãy thực hiện một cách nhất quán cho đến khi chúng biến thành thói quen đối với bé.

Phần kết

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với tất cả các bé sơ sinh. Nhiều bé có thói quen ngủ rất ít so với những bé còn lại. Điều đó có vẻ là bình thường nếu bé không có các vấn đề về sức khỏe. Nhưng nếu con rơi vào những trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ hiếm gặp, và xuất hiện bất cứ dấu hiệu xấu nào về sức khỏe kèm theo. Gia đình hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể.

Nhiều mẹ thắc mắc có nên ăn trước khi lên bàn đẻ không? Nếu có thì ăn gì để giảm đau khi chuyển dạ vừa an toàn, vừa giúp vượt cạn nhẹ nhàng, nhanh chóng. Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm nên ăn để cung cấp năng lượng, duy trì lượng nước cơ thể. Nhưng cũng có nhiều lại thuộc danh sách đen cho mẹ bầu trước giờ sinh. Đọc ngay bài viết dưới đây mẹ nhé!

1.Tại sao nên ăn gì để giảm đau khi chuyển dạ?

1.1. Giảm đau khi chuyển dạ

Vì sao khi chuyển dạ nên ăn gì đó
Khi sản phụ bước vào giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, hãy để cơ thể hấp thụ một chút thực phẩm để giảm đau khi chuyển dạ

Khi giai đoạn chuyển dạ bắt đầu, các mẹ có thể không “thiết tha” ăn uống gì cả. Có thể là do những cơn đau hành hạ. Nhưng cũng có thể là do mẹ tập trung mọi suy nghĩ về sự kiện quan trọng sắp tới – khi thiên thần chào đời. Trên thực tế, khi chuyển dạ nên ăn gì đó giúp mẹ bầu thu được rất nhiều lợi ích

Hiệp hội sản phụ Canada (SOGC) đã từng phát biểu: Khi sản phụ bước vào giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, hãy để cơ thể hấp thụ một chút thực phẩm để tránh việc mất nước cũng như duy trì sức mạnh cho mình.

Sinh nở và rặn đẻ là những việc vô cùng đau đớn và tốn sức. Ăn trước khi sinh sẽ giúp mẹ đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình này. Nếu cơ thể mẹ không nhận được đủ năng lượng từ những loại thức ăn, đồ uống bên ngoài, mẹ sẽ tự bước vào cơ chế Ketosis. Đây là hiện tượng cơ thể sẽ tự phá hủy các mô mỡ và hấp thụ năng lượng tự việc đốt cháy mỡ. Cơ chế này có thể khiến mẹ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi vô cùng. Đồng thời, nếu thiếu nước nghiêm trọng, mẹ còn dễ bị ngất, tạo sự nguy hiểm rất lớn khi vượt cạn.

Bên cạnh đó, có khá nhiều loại thực phẩm chứa các chất có lợi cho sự chuyển dạ. Chúng có thể giúp mẹ kích thích, đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Hoặc khiến việc mở cổ tử cung nhẹ nhàng hơn…

Đồng thời, cũng có nhiều loại thực phẩm được liệt vào danh sách đen, không được phép ăn khi chuyển dạ. Như vậy, mẹ cần tìm hiểu thông tin kỹ càng và chính xác để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.

1.2. Khi chuyển dạ ăn gì để giảm đau cho đúng quy tắc?

Quy tắc ăn uống khi chuyển dạ
Mẹ chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn cách nhau khoảng 1 đến 2 giờ

Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản khuyên mẹ tuân thủ một số quy tắc ăn khi chuyển dạ như sau:

  • Việc ăn có thể được sắp xếp dọc theo quá trình mang thai và chuyển dạ.
  • Mẹ chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ăn cách nhau khoảng 1 đến 2 giờ.
  • Mẹ ưu tiên các loại thực phẩm giàu cacbonhydrate hoặc protein để đảm bảo duy trì lượng nước, bảo toàn năng lượng cho cơ thể.
  • Mẹ không nên bắt ép cơ thể phải ăn khi thực sự cảm thấy không thể ăn tiếp.
  • Nếu mẹ đã chán các món ăn hàng ngày. Mẹ có thể thử uống các loại sinh tố…
  • Đừng bao giờ lên bàn đẻ với một chiếc bụng rỗng mẹ nha.

2. Ăn gì để giảm đau khi chuyển dạ?

2.1. Trước khi sinh nên ăn gì: Từ tuần thai thứ 20 đến trước khi chuyển dạ

Trước khi sinh nên ăn gì: Từ tuần thai thứ 20 đến trước khi chuyển dạ
Trước khi sinh nên ăn gì: Từ tuần thai thứ 20 đến trước khi chuyển dạ

Trước khi đẻ nên ăn gì? Từ tháng thứ 5, mẹ đã nên ăn uống một số loại thực phẩm dưới đây để quá trình chuyển dạ, sinh nở dễ dàng hơn:

  • Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ nên ăn cơm men rượu, uống nước dừa, nước mía thường xuyên để quá trình sinh nở sau này dễ dàng hơn. Đồng thời để em bé được sinh ra một cách sạch sẽ, khỏe mạnh.
  • Bắt đầu từ tuần thai 34 hoặc 35, mẹ chuẩn bị món chè mè đen nấu cùng bột sắn dây để làm bữa sáng. Lưu ý, mỗi lần ăn, không nên ăn quá một chén nhé.
  • Từ tuần thai 39, mẹ nhớ chăm chỉ uống nước ép hoặc các loại thức ăn chế biến từ lá tía tô hoặc lá dứa. Các món ăn, thức uống này chính là trợ thủ đắc lực giúp mẹ mở rộng cổ tử cung, đường âm đạo. Qua đó khiến việc rặn đẻ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

2.2. Trước khi sinh nên ăn gì: Khi bước vào quá trình chuyển dạ

Mẹ ưu tiên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrate vào danh sách trước khi sinh ăn gì
Mẹ ưu tiên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrate vào danh sách trước khi sinh ăn gì

Trước khi đẻ nên ăn gì? Từ khi bước vào quá trình chuyển dạ, mẹ ưu tiên ăn những loại thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrate. Qua đó, cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất như sắt, kali, magie và bổ sung năng lượng cần thiết:

  • Bánh quy nguyên chất
  • Bánh quy giòn
  • Bánh mì nướng
  • Bánh mì kẹp
  • Ngũ cốc
  • Mỳ ống
  • Súp

Bên cạnh đó, các thức ăn, đồ uống giàu protein cũng là những lựa chọn không thể bỏ qua:

  • Đậu phộng
  • Sữa chua
  • Phomai

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể ăn một số hoa quả dễ tiêu hóa hoặc uống sinh tố từ chúng:

  • Nho
  • Dâu
  • Chuối

Mẹ cũng có thể thưởng thức một chút chocolate hoặc mật ong để duy trì sự tỉnh táo và giảm bớt sự đau đớn của những cơn co thắt

3. Gần ngày sinh không nên ăn gì?

Đồ uống có ga, các loại thực phẩm chứa chất kích thích cần có trong danh sách gần ngày sinh không nên ăn gì
Đồ uống có ga, các loại thực phẩm chứa chất kích thích cần có trong danh sách gần ngày sinh không nên ăn gì

Khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, gần ngày sinh không nên ăn gì là điều mà mẹ bầu cũng vô cùng cần lưu tâm đó

  • Đồ đóng hộp, đồ chiên rán, các loại thịt: Đây là những loại thực phẩn chứa quá nhiều chất béo, gây ra tình trạng khó tiêu hóa.
  • Bánh kẹo ngọt: Những loại thực phẩm quá giàu đường có thể khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi.
  • Đồ uống có ga, các loại thực phẩm chứa chất kích thích, chất bảo quản hoặc hương liệu có hại: Những món ăn, thức uống này không chỉ gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Mà cón có thể tác động tiêu cực tới thai nhi. Do đó, mẹ nên kiêng các loại thực phẩm này ngay từ những tuần đầu của thai kỳ.
  • Các loại đồ uống chứa cồn, caffein: Chúng có thể khiến mẹ bị tăng nhịp tim. Qua đó làm huyết áp và lượng nước tiểu mất cân bằng, ổn định. Chúng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi đó.
  • Đồ cay, nóng: Những thức ăn cay, nóng có thể khiến mẹ bị ợ nóng. Gây gián đoạn các cơn co thắt tử cung và nhịp thở. Khiến mẹ không thể rặn đẻ hiệu quả, đúng phương pháp.
  • Đừng sử dụng thuốc bổ trợ: Nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.

Mẹ nên lựa chọn ăn các loại thực phẩm vừa có ích khi chuyển dạ, vừa hợp khẩu vị bản thân. Để không chỉ bổ sung năng lượng, tránh mất nước. Mà còn tạo tâm lý thỏa mãi, giảm stress trước khi lên bàn sinh. Trên là tất cả thông tin về việc ăn gì để giảm đau khi chuyển dạ. Hy vọng mẹ sẽ có quá trình vượt cạn an toàn, nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Nguồn tham khảo: What should I eat in labor?

Mẹ có thể xem thêm: 

Nguồn: Pregnancy and Postpartum TV (Youtube)
Mẹ có thể tham khảo các bài viết sau:
Mẹ ăn gì để kích thích chuyển dạ tại nhà an toàn và hiệu quả?
Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm không?
Đau bụng chuyển dạ: Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?
Bị tiêu chảy bao lâu thì chuyển dạ: Tiêu chảy có phải dấu hiệu sắp sinh?
Giỏ hàng 0